Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm chuẩn chính thức Học viện Quân Y

Posted: 11 Aug 2013 08:08 AM PDT

Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự (KV Phía Bắc) (DYH) đã có điểm chuẩn chính thức 2013, điểm chuẩn các nghành cao nhất là 27 điểm

 

Điểm chuẩn Học viện Quân Y – Hệ Dân Sự (KV Phía Bắc) (DYH) 2013 cụ thể như sau:

 

Xem điểm các trường đại học 2013:

TIN LIÊN QUAN

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/thethaovietnam.vn/Diem-chuan-chinh-thuc-Hoc-vien-Quan-Y--He-Dan-Su-KV-Phia-Bac/11682939.epi

Những ngày cuối của Thiếu tướng

Posted: 11 Aug 2013 07:08 AM PDT

(GDTĐ) – Nhân đọc bài "Chính uỷ Lê Chưởng" của Trần Tiêu (đăng trong tập Sự kiện và nhân chứng số 209 tháng 5/2011) và cũng sắp đến ngày giỗ thứ 40 và kỷ niệm 100 năm ngày sinh của đồng chí (đ/c) Lê Chưởng, tôi viết bài này xin được coi như một nén hương lòng của tôi và hàng vạn giáo viên (GV), học sinh (HS) Hà Tĩnh tưởng nhớ đến người Bí thư Đảng đoàn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục, đã trực tiếp chỉ đạo phong trào GD Hà Tĩnh, nhất là lá cờ đầu Cẩm Bình.

Tôi có vinh dự được trực tiếp làm việc với đồng chí Chưởng từ năm 1971 đến ngày đồng chí ra đi. Sau đại hội tổng kết phong trào GD toàn diện xã Cẩm Bình, lá cờ đầu toàn quốc, tỉnh Hà Tĩnh và Bộ GD đã thành lập một tổ nghiên cứu chỉ đạo điển hình, phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước: Tôi được cử làm tổ trưởng và đặc phái viên của Ty GD tại Cẩm Bình.

Trước khi Thiếu tướng Lê Chưởng chưa sang GD tôi thường xuyên ra văn phòng Bộ xin ý kiến các Thứ trưởng Lê Liêm, Hồ Trúc. Khi đồng chí Chưởng về Bộ và nhận nhiệm vụ chỉ đạo phong trào GD địa phương thì tôi được đồng chí chỉ giáo rất nhiều điều thú vị không chỉ là trong chỉ đạo GD mà cả trong cách xử trí cuộc sống. Những năm tháng đánh Mỹ nhất là năm 1972, khi Mỹ ném bom ra Hà Nội, các đồng chí T.Ư ủy viên đều được thông báo tin mật hằng ngày bằng các văn bản đánh máy.

Có lần đồng chí Chưởng nói với đ/c Liêm: "Tư nó sáng mắt, cho nó đọc ta nghe được không anh?". Đ/c Liêm cười và nói: "Được". Trong trang tin có đoạn nói "Bom cháy cả rừng cây dương xỉ", đ/c Chưởng hỏi tôi "Cây dương xỉ là cây gì?". Tôi bất ngờ nên lúng túng trả lời liều "là cây đuôi chồn". Đ/c cười và chỉ vào mặt tôi "Biết thì nói. Không biết thì thôi, đừng nói liều"…

Một hôm đ/c Chưởng cùng đoàn cán bộ Bộ GD về dự lễ đại hội Hai tốt của Hà Tĩnh tại Thạch Linh sau đó về thăm Cẩm Bình. Để phục vụ đoàn chu đáo, đ/c Lê Sĩ Nghĩa (Trưởng Ty GD) cho tôi đi trước đốc thúc cơ sở đón đoàn. Khi đoàn về đến trường cùng anh em ra đón, đ/c Chưởng nói ngay: "Tớ thấy Tư ở Thạch Linh mà về bao giờ thế? Mình biết mà, đón đoàn theo yêu cầu của các cậu chứ gì! Thôi được, cậu cho chúng tớ xem cái gì còn, cái gì đáng giấu thì giấu.

Sân sau một gia đình và xã hội đều có cái buồng, vấn đề là phải phản ánh báo cáo cho trung thực để nếu có khó khăn thì cùng nhau mà tháo gỡ. Tôi đồng ý nhân tố mới có trên 50% thì các anh có quyền phất. Câu khẩu hiệu "Sản xuất là khóa văn hoá là chìa" là một phương hướng tốt nhưng nên nhớ khóa mà rỉ thì chìa tốt mấy cũng không mở nổi đâu. Nếu sản xuất cứ yếu kém như thế này thì dân đói và phong trào bổ túc văn hóa cũng tan biến mất. Tôi hoan nghênh các anh trong bảng chỉ tiêu cho ngành bổ túc văn hoá có cột "vợ bộ đội", giá mà có thêm cột "đội trưởng sản xuất thì quý biết bao".


 

Đồng chí phát biểu rất cụ thể: "Lúc đó, Cẩm Bình chỉ có 2.800 khẩu, nhưng có đúng 7 khẩu ăn phiếu gạo thời bao cấp. Có nghĩa là dân thuần nông, thuần nghề nghiệp nên thuần tư tưởng. Rồi đây thống nhất đất nước, sản xuất đi lên đa ngành nghề xuất hiện thì lối sống và tư tưởng sẽ phức tạp". Năm 1971, Hà Tĩnh cho Cẩm Bình mở thêm một hệ cấp III, bước đầu là hai lớp 8 và sang năm 1972  thì thành lập trường ba cấp Cẩm Bình bào gồm cả ba ngành học: Phổ thông, bổ túc, mẫu giáo gồm có 62 lớp chung một ban giám hiệu, một hiệu trưởng, ba hiệu phó phụ trách ba ngành và một hiệu phó trực". Các đ/c Lê Đại Lý (Vụ trưởng Phổ thông), Nguyễn Danh Hoàn (Vụ Chính trị), và nhất là đ/c Chưởng không tán thành, ông nói: "Các cậu chưa đúc kết bài học cũ thì lại bày ra một hình thức tổ chức mới không khoa học, làm phá chất lượng của nhau, không hợp với tâm, sinh lý của các lớp trẻ". Quả thật đến năm 1975  thì trường ba cấp Cẩm Bình phải giải tán để cho từng cấp tự lập theo sự lãnh đạo của Sở và Phòng GD. Chỉ chưa đầy ba năm đ/c làm Thứ trưởng Bộ GD mà riêng phong trào GD Hà Tĩnh nói chung và Cẩm Bình nói riêng, đ/c đã về tận nơi trực tiếp chỉ đạo đến ba lần và thường xuyên đối thoại trực tiếp với ngành GD nơi đây.

Có được một Thứ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Bộ trực tiếp chỉ đạo chu đáo cụ thể, phong trào GD Hà Tĩnh và Cẩm Bình đi lên như "diều gặp gió". Thế nhưng mừng chưa kịp no thì một tin sét đánh ngang tai: Đ/c Chưởng đã bị tai nạn giao thông mất ngày 25/10/1973. Tôi lại là người được chứng kiến những ngày cuối đời này. Hôm 18/10/1973, đ/c đi công tác ở Bình Trị Thiên, xe chỉ có hai thầy trò là đ/c Chưởng và đ/c Tuấn (người lái xe kiêm bảo vệ). Xe rộng nên tôi cùng lên xe về theo. Đến thị trấn Cẩm Xuyên đ/c bảo: "Tuấn à, chở Tư về tận nhà, để ta biết nhà, rồi mai mốt ta ra bắt nó khao một chầu trước khi về Hà Nội". Tôi cảm ơn Thứ trưởng và nói: "Xin Thứ trưởng cứ đi công tác thượng lộ bình an và sẽ đón Thứ trưởng tại nơi này vào ngày 25/10". Thế rồi cái ngày định mệnh ấy đã đến làm cho tôi phải đón thủ trưởng tại bệnh viện Cẩm Xuyên (sơ tán ở xã Cẩm Huy), cách nhà tôi 2km.

Tai nạn thương tâm đã xảy ra vào sáng sớm ngày 25/10/973 tại đoạn đường quốc lộ số 1 ở cồn Rành Rành, tức chợ Cầu hiện nay (cách Thị trấn Cẩm Xuyên 10km về phía Nam) và đã cướp đi mạng sống của ông. Xe ông Chưởng ở trong đi ra, sáng sớm trời mưa dầm tầm nhìn kém. Phát hiện ra phía trước cách 100m bên phải có một chiếc xe tải đang đậu, người lái xe đã đánh lái sang phía bên, nhưng (oái ăm thay chiếc xe đó là của bộ đội thông tin vốn quân của Chính uỷ Lê Chưởng trước đây) ghé qua nhà dân duy nhất ở đấy để xin nấu cơm nhưng không nghỉ được nên tiếp tục cho xe lên đường.

Thế là cả hai xe ngược chiều nhau bỏ cả con đường rộng lớn đâm nhau cùng lao xuống ruộng. Đ/c Chưởng ngồi trước xe bị kính vỡ đâm vào cùng với chấn động mạnh nên gục xuống và khi đưa đến bệnh viện huyện Cẩm Xuyên thì đã tắt thở. Bộ GD, Quân khu IV và Ủy ban Tỉnh Hà Tĩnh đều đã có mặt kịp thời, hàng chục chiếc xe của các đoàn đã tập kết tại địa bàn nhà tôi để giải quyết sự việc. Anh Tuấn (người lái xe) bị tạm giam còn tôi thì chạy như con thoi hết từ bệnh viện lại vào hiện trường rồi ra Ủy ban tỉnh. Vì thời tiết xấu máy bay trực thăng không xuống được, Quân khu IV cho xe Quân y vào chở đ/c về Hà Nội.

Để đáp ứng yêu cầu tang lễ cho đ/c sau mấy ngày nên ban pháp y đã mổ lấy phủ tạng của đ/c bỏ vào một cái tiểu giao cho chúng tôi chôn tại cồn Su (gần bệnh viện Cẩm Xuyên) đặt thêm vào là 5kg đường và trà. Điều mà tôi rất đau lòng là chỉ sau hai năm thì tôi đã để lạc mất một phần thi thể của Thủ trưởng. Toàn bộ tài sản của đ/c như ca táp, ba lô, đài bán dẫn, nhẫn vàng thì tôi đã cất giữ và bàn giao lại cho văn phòng Bộ. Riêng cuốn sổ tay thì Quân khu 4 giữ vì trong đó có những bí mật quân sự.

Đưa đ/c Chưởng về Hà Nội tôi cùng đi theo. Chỉ vì làm thất lạc mất bộ phận phủ tạng trên mà sau ngày hết khó (tang) tôi không thể và không dám gặp bà Trịnh Thị Muội (vợ của đ/c Chưởng) cùng con cháu ông, vì tôi không thể đáp ứng được yêu cầu của gia đình. Mặt khác ngày hết khó của đ/c Chưởng cũng là ngày trường ba cấp Cẩm Bình giải thể và Hà Tĩnh nhập với Nghệ An. Ban lãnh đạo Ngành GD Cẩm Xuyên và trường ba cấp Cẩm Bình đi mỗi người mỗi ngả. Tôi đi trường khác nên không có điều kiện để ra Hà Nội và công tác với Bộ như trước nữa.

Từ đó đến nay đã gần 40 năm rồi, nhân đọc bài báo của Trần Tiêu, trong ký ức tôi những kỷ niệm xưa lại dồn về. Tôi nhớ đ/c Chưởng, nhớ câu thơ Tố Hữu "những thân hình Lê Chưởng…" trong lao tù, nhớ hình hài Lê Chưởng khi kết thúc cuộc đời tại bệnh viện Cẩm Xuyên cũng như những lời chỉ giáo ân cần sâu sắc đối với tôi trong những lần gặp gỡ đ/c. Tôi nghĩ không ngờ đ/c lại kết thúc cuộc đời một cách vô lý và oan uổng không đáng có như thế.

Rời quân ngũ, trở thành một người lãnh đạo GD, hẳn đồng chí còn đang nuôi bao dự định, kế hoạch. Qua bài báo của đ/c Trần Tiêu thì ngày 25/10 hàng năm là ngày truyền thống của Học viện Chính trị, tôi sực nhớ hôm đ/c hẹn tôi tại Thị trấn Cẩm Xuyên cũng là sáng 25/10. Chưa biết chừng đ/c có ý định về Hà Nội kịp để dự ngày truyền thống đó cũng nên? Vậy thông qua Báo Giáo dục và Thời đại cho phép tôi được nối tiếp câu chuyện nhân chứng và sự kiện về Chính uỷ Lê Chưởng – nhà cách mạng kiên cường, văn võ song toàn. Thật đáng tiếc, sinh thời ông được Đảng và đồng đội đặt cho bí danh Trường Sinh nhưng ông lại ra đi quá sớm. Tiếc thương thay!

Đặng ĐÌnh Tư

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4341/201308/nhung-ngay-cuoi-cua-thieu-tuong-thu-truong-bo-gd-le-chuong-1971718/

Nữ sinh mồ côi đành từ bỏ giấc mơ đại học

Posted: 11 Aug 2013 07:08 AM PDT

Về thôn 2, xã Quảng Đức (Quảng Xương, Thanh Hóa) hỏi em Thương, người dân ở đây đều biết. Họ khâm phục cô bé mồ côi cha, nhưng vẫn học tốt.

Nước da ngăm đen, đôi mắt đượm buồn, mỗi lần ai đó hỏi chuyện tuổi thơ, Thương lại không cầm được nước mắt. Chưa cất tiếng khóc chào đời, Thương đã mất cha sau một tai nạn giao thông. Khi em được 6 tháng tuổi thì mẹ lại bỏ đi. Thương cháu côi cút, ông bà nội đưa Thương về nuôi. Vào cấp 1, thấy bạn bè được bố mẹ đưa đón, cô bé chỉ biết khóc tủi thân.

Lớn lên trong sự đùm bọc của ông bà nội, thấu hiểu được cảnh ngộ của mình nên Thương rất chăm ngoan. Ở quê vốn có nghề đan lát nên từ nhỏ em đã sớm thành thạo nghề. Năm Thương chuẩn bị thi vào lớp 10, ông nội đổ bệnh rồi qua đời. 2 tháng sau, bà nội cũng ra đi. Mất đi chỗ dựa tinh thần, Thương suy sụp.

"Ông bà đi rồi em không biết dựa vào ai. Tuy có các bác, các cô bên cạnh, nhưng hoàn cảnh của họ cũng rất khó khăn. Ban đầu em định nghỉ học đi làm thuê kiếm sống, nhưng em chợt nghĩ, giờ với mình chỉ có con đường học mới có thể đổi đời nên dù khó khăn đến mấy em vẫn phải đến trường", Thương tâm sự.

thuong-1376198172_500x0.jpg

Công việc hằng ngày của Thương. Ảnh: Duy Ngợi

Hàng ngày sau giờ học trên lớp, ai trong làng thuê đi cấy, làm cỏ ruộng Thương đều làm. Em còn làm 2 sào ruộng của ông bà để lại và tranh thủ đan lát để có tiền sinh hoạt hàng ngày. Mỗi buổi chiều, em đan được 5-6 chiếc thúng, mỗi chiếc tiền công 1.000- 2.000 đồng. Có những lúc bàn tay tứa máu vì đan, nhưng em vẫn không nghỉ việc.

Lên lớp 11, thấy cháu ở nhà một mình côi cút nên người bác ruột của Thương đón cháu về ở cùng. Gia đình bác cũng rất khó khăn, đang nuôi 4 người con ăn học. Để có tiền nuôi 7 miệng ăn và cho con cháu ăn học, vợ chồng bác ngoài làm cả mẫu ruộng còn làm thêm đủ nghề. "Thương rất ngoan, có nghị lực và chăm học lắm. Ở với gia đình bác thì có rau ăn rau, cháo ăn cháo vậy thôi", bà Trần Thị Mão, bác dâu của Thương cho hay.

Dù vậy suốt 12 năm liền, Thương luôn là học sinh giỏi, học sinh tiên tiến. Thầy Đỗ Thế Minh, giáo viên chủ nhiệm cho biết, Thương là học sinh ngoan, học khá và có tinh thần cầu tiến. Tuy sớm chịu cảnh mồ côi nhưng em luôn biết vươn lên để chiến thắng bản thân. Bên cạnh đó, Thương còn là cán bộ lớp năng nổ, có trách nhiệm cao và nhiều sáng kiến để đưa phong trào chung của lớp đi lên.

Khi làm hồ sơ tuyển sinh, Thương đã chọn ngành Giáo dục mầm non của ĐH Sài Gòn với mong muốn trở thành giáo viên mầm non để chắp cánh ước mơ cho những em nhỏ vào đời. Ngày Thương lên đường vào Nam thi, bác ruột của em phải bán 4 tạ thóc cho cháu làm lộ phí.

Cuối cùng, nỗ lực của em đã được đền đáp, Thương được 17,5 (cộng 1 điểm vùng), vừa đủ điểm trúng tuyển. Cô gái vỡ òa sung sướng, nhưng lại chợt buồn. "Nhà tôi giờ con gái đầu ra trường chưa xin được việc, một đứa đang học cao đẳng y, mấy năm qua toàn vay vốn sinh viên thôi. Giờ nếu cháu Thương học đại học thì đúng là gia đình tôi không thể lo nổi", bác dâu của Thương cho biết.

Nghe bác nói, vừa đan rổ, Thương vừa buồn rầu: "Em chắc phải nghỉ học rồi đi làm thuê để tự lo cho cuộc sống".

Duy Ngợi

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/cau-chuyen-cuoc-song/nu-sinh-mo-coi-danh-tu-bo-giac-mo-dai-hoc-2863356.html

133 trường công bố điểm chuẩn

Posted: 11 Aug 2013 06:08 AM PDT

- Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn – các trường ĐH, CĐ đồng loạt công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các trường công bố dành cho học sinh phổ thông – khu vực 3. Bạn đọc bấm vào các đường link dưới đây để nắm thông tin chi tiết.

Trên 600.000 thí sinh trượt đại học

im thi, im chun, i hc

Ảnh Văn Chung

1.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

2.

Trường ĐH Y Thái Bình

3.

Trường ĐH Xây dựng

4.

Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

5.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

6.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

7.

Học viện Chính sách và Phát triển

8.

Trường ĐH Nội vụ Hà Nội

9.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

10.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

11.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

12.

Trường ĐH Nguyễn Trãi

13.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

14.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

15.

Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

16.

Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

17. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

18. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

19. Trường ĐH Luật TP.HCM

20. Trường ĐH Mỏ địa chất

21. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

22. Trường ĐH Y dược (ĐH Huế)

23. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

24. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

25. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

26. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

27. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

28. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

29. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

30. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

31. Khoa Luật – ĐH Huế

32.Trường ĐH Sài Gòn

33. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

34. ĐH Văn Hiến

35. ĐH Hàng hải

36. ĐH Xây dựng miền Tây

37.ĐH Ngoại ngữ, thuộc ĐHQG Hà Nội

38 ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG TP.HCM

39. Trường ĐH Tài chính Marketing

40. Học viện Y học cổ truyền Việt Nam

41. Trường ĐH Điện lực

42. Trường ĐH Hải Phòng

43. Trường ĐH Y Hải Phòng

44. Trường ĐH Thành Đô

45. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

46. Trường CĐ Công thương TP.HCM

47. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương

48. Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)

49. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)

50. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)

51. Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

52. Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)

53. Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội)

54. Khoa Y dược (ĐHQG Hà Nội)

55.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

56. Trường ĐH Quảng Nam

57. Học viện Thanh thiếu niên

58. Trường ĐH Y tế công cộng

59. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở chính)

60. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở HCM)

61. Trường ĐH Phan Thiết

62.Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)

63. Trường ĐH Y dược TP.HCM

64. Trường ĐH Dược Hà Nội

65. Học viện Tài chính

66. Trường ĐH Nha Trang

67. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

68. Trường ĐH Thăng Long

69. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)

70. Trường ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp

71. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

72. Trường ĐH Đà Lạt

73.Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

74. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

75. Trường ĐH Y Hà Nội

76. Trường ĐH Hồng Đức

77. Trường ĐH Thủy lợi

78. Học viện Báo chí – Tuyên truyền

79. Trường ĐH Quy Nhơn

80. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG Hà Nội)

81. Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM)

82. Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng)

83. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)

84. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)

85. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)

86. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ ĐH)

87. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ CĐ)

88. Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

89. Trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng)

90. Trường ĐH Vinh

91. Trường ĐH Thương mại

92. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

93. Trường ĐH An Giang

94. Trường ĐH Bình Dương

95. Trường ĐH Đồng Tháp

96. Học viện Hàng không Việt Nam

97. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

98. Học viện Kỹ thuật Mật mã

99. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

100. Học viện Ngân hàng

101. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

102. Trường ĐH Tôn Đức Thắng

103. Trường ĐH mở TP.HCM

104. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

105. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM

106.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

107. Trường ĐH Dầu khí

108. Trường ĐH Thể dục TT Đà Nẵng

109. Trường ĐH Thể dục TT Bắc Ninh

110. Trường ĐH Võ Trường Toản

111. Trường ĐH Tài nguyênMôi trường TP.HCM

112. Trường ĐH Tiền Giang


113. Trường CĐ Bách Việt


114. Trường ĐH Phú Yên


115. Trường ĐH Tài chính – Kế toán TP.HCM

116 – 133: Điểm chuẩn các trường quân đội

Tiếp tục cập nhật…

  • Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134839/133-truong-cong-bo-diem-chuan.html

Posted: 11 Aug 2013 06:08 AM PDT

(GDTĐ) – Tôi sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng nhỏ vùng quê heo hút khô cằn không có nước. Vì thế những kí ức về tuổi thơ của tôi đa phần đều liên quan đến nước. Thời đó, dân trong làng tôi và cả những làng khác xung quanh thường phải đi bộ rất xa để gánh nước về dùng trong sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nhớ những lần lũ nhỏ chúng tôi được má cho theo tắm khi má đi gánh nước thật là một ngày hội đối với chúng tôi. Chúng tôi được tắm thoả thích dưới làn nước mát rượi trong xanh thật hạnh phúc không gì bằng. Nhưng đường về thì mệt ơi là mệt, bởi vì chúng tôi phải đi bộ băng qua những khu rẫy và rừng trên những con đường toàn cát là cát…

Ảnh minh họa/intnernet
Ảnh minh họa/intnernet

Mùa hè năm 1984, cả làng tôi có hai niềm vui lớn đó là được đào một cái giếng và được xây một ngôi trường. Giếng xây xong nhưng rất ít nước, mùa mưa thì đủ dùng cho dân trong làng nhưng mùa khô thì cạn trơ tới đáy. Vì vậy mà dân trong làng vẫn phải đi gánh nước xa. Còn ngôi trường, nói là trường cho oai chứ thực ra cũng chỉ có hai phòng học bằng vách trát đất, phòng trơ trọi không có cửa, không có rào. Nhưng đó lại là niềm vui lớn cho lũ nhỏ chúng tôi và cả dân trong làng của tôi, bởi vì từ nay chúng tôi không phải đi học xa như các anh chị trước đây nữa. Thế hệ học trò trước tôi đã bỏ học rất nhiều vì quá xa trường, quá khó khăn. 

Làng có trường nhưng không có giáo viên, các giáo viên không muốn về đây dạy vì quá khổ, khổ nhất là thiếu nước. Trường làm xong nhưng chúng tôi vẫn chưa được đi học, không có giáo viên nên trường đành để không.

Đầu tháng 12 năm ấy, trưởng thôn sau khi đi họp ở ngoài xã về đã rất vui thông báo với mọi người rằng đầu tuần sau lớp 1 sẽ được khai giảng. 

Cô! Một cô giáo ở tận Hà Tây, chỉ mới ngoài 20 tuổi, rất đẹp (theo suy nghĩ của tôi lúc bấy giờ) đã tình nguyện về trường làng tôi dạy học. Cô là vị cứu tinh cho tụi con nít chúng tôi. Cô rất hiền và vô cùng yêu thương học trò. Cô đã nắm tay từng đứa trẻ trong lớp tôi, rèn cho chúng tôi những nét chữ đầu tiên. Cô dạy chúng tôi những chữ cái, những con số đầu tiên. Cô đã dạy chúng tôi bằng tất cả sự yêu thương dành cho những đứa học trò bé nhỏ còn nhiều bỡ ngỡ. 

Cô đã cùng lũ học trò chúng tôi vượt qua những ngày tháng khó khăn, vất vả ấy. Dân làng tôi lúc đó cũng còn nghèo lắm, thậm chí có nhiều bạn lớp tôi nhà không có gạo ăn, vẫn phải đi mượn từng lon gạo, chạy ăn từng bữa. Cô cũng khó khăn lắm. Sau thời gian lên lớp dạy chúng tôi, cô lại cùng dân trong làng tham gia lao động, cuốc đất, trồng dưa, trồng bắp. Cô cũng đi gánh nước như những người phụ nữ khác trong làng. Nhưng mọi người trong làng đều quý cô không cho cô đi gánh nước xa mà nhường phần nước ở cái giếng mới đào để cô đỡ cực. Giếng mới đào nhưng vào mùa khô rất ít nước, một ngày chỉ rỉ ra khoảng 10 đôi nước (cho cả làng 200 nhân khẩu). Nhà nào muốn có nước đều phải cử người túc trực chờ múc nước, thời ấy gọi là “ngâm gàu” (người ta thả cái gàu có nối một sợi dây dài xuống giếng chỗ sẽ rỉ ra nhiều nước và ngồi chờ đến phiên múc nước). Nhưng khi họ thấy cô gánh đôi thùng rỗng đến giếng thì ai cũng nhường cho cô múc trước hết cả. Thậm chí có người sợ cô chờ lâu ảnh hưởng đến việc soạn bài, chấm bài cho học sinh nên đã nhường phần nước của mình vừa múc xong cho cô. Riêng tôi, hình ảnh của cô đã đọng lại trong tôi rất nhiều kỉ niệm, cả sự biết ơn và kính trọng nữa. 

Đến bây giờ em vẫn nhớ đến cô. Xin gửi đến cô lời tri ân sâu sắc nhất. Cô ơi! Em nhớ cô nhiều…

Mã số: 2010

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201308/co-gieng-nguon-trong-doi-em-1971719/

Sớm bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học?

Posted: 11 Aug 2013 06:08 AM PDT

(VTC News) – Sớm bỏ kỳ thi tuyển sinh đại học để làm tốt công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT sẽ vẫn tuyển được thí sinh giỏi.

Xung quanh những ý kiến tranh luận về việc nên bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT hay kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, tòa soạn xin nêu một ý kiến đóng góp của một nhà nghiên cứu xung quanh vấn đề này.

Nên bỏ kỳ thi đại học

Từ xa xưa, cha ông chúng ta đã biết phát hiện, nhìn nhận, phê phán sâu sắc cám cảnh "lôi thôi sỹ tử vai đeo lọ" và "lều chõng" đi thi thời phong kiến.

Ấy vậy mà cho đến tận bây giờ (đã sang thế kỷ 21), ngành Giáo dục vẫn tiếp tục phục hồi, duy trì, quy định các thí sinh "hành quân" lên đường đi thi vào đại học chính quy, tái diễn cám cảnh nêu trên.

Chỉ có điều trên vai các thí sinh ngày nay không đeo lọ mà đeo ba-lô đi thành phố ở trọ suốt mấy ngày liền.

Sĩ tử khăn gói lên thủ đô thi đại họcSĩ tử khăn gói lên thủ đô thi đại học 
Thật quá phiền toái, vất vả, lãng phí, tốn kém biết bao nhiêu, từ chỗ ăn, chỗ ở (chỗ ngủ, chỗ tắm)… cho hàng vạn thí sinh người tỉnh xa và kể cả một số bậc phụ huynh cùng đi đưa con em đi thi vào đại học.

Trong khi đó, điều quan trọng nhất đối với việc đào tạo đại học là lúc tốt nghiệp ra trường, chứ không phải đầu vào trường. Chính vì vậy mà đầu vào đại học ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới hiện nay được rộng mở.

Nhưng đầu ra trường (lúc làm thiết kế đồ án, luận văn, hoặc khoá luận tốt nghiệp đại học) thì hết sức chặt chẽ, chất lượng.

Sinh viên học hành hời hợt, lười biếng, lơ mơ thì đừng hòng đỗ tốt nghiệp đại học. Có thể nói, mô hình đào tạo đại học của những nước tiên tiến đều theo hình nón cụt, mà đáy hình nón cụt tượng trưng cho đầu vào trường đại học (đỉnh hình nón cụt tượng trưng cho đầu ra trường).

Tuyển sinh đại học thế nào?

Liên hệ ở nước ta, thực ra cũng đã có thời kỳ cố Bộ trưởng Bộ Đại học Tạ Quang Bửu (những năm 60, thế kỷ 20) rất tiến bộ và triệt để cách mạng: Học sinh sau khi thi đỗ tốt nghiệp trường trung học phổ thông (THPT) là được gọi thẳng vào trường đại học chính quy (không phải đi thi vào đại học như hiện nay).

Tuy nhiên nhằm bảo đảm chất lượng đào tạo, những ngày đầu vào trường đại học thời kỳ ấy, học sinh được lên lớp nghe giảng tóm lược lại kiến thức những môn cơ bản đã học hồi phổ thông.

Rồi phải làm bài kiểm tra, đạt yêu cầu mới chính thức trở thành sinh viên đại học. Nếu không đạt chẳng có chuyện được làm lại bài kiểm tra, mà sẽ phải ba lô khăn gói về quê.  
 

Thi đại họcChỉ nên duy trì một kỳ thi

Tôi cho rằng học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT được gọi thẳng vào các trường đại học chính quy (thời cố Bộ trưởng Tạ Quang Bửu) là cách làm rất hay.

Thế nên, để góp phần cấp bách chấn hưng nền giáo dục hiện nay, kiến nghị cơ quan thẩm quyền chức năng, cần sớm ra quyết định bãi bỏ kỳ thi vào đại học chính quy (nên bắt đầu thực hiện từ năm 2014).

Điều này nhằm chấm dứt cám cảnh "lôi thôi sỹ tử vai đeo lọ" và "lều chõng" Phong kiến lạc hậu.

Dĩ nhiên, do chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy có giới hạn (không như những năm 60, thế kỷ 20), cho nên không phải học sinh cứ thi đỗ tốt nghiệp THPT là được gọi thẳng vào đại học.

Chúng ta sẽ chọn những học sinh có điểm thi đỗ tốt nghiệp từ cao xuống thấp (cho đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh thì thôi).

Còn kỳ thi tốt nghiệp THPT (12/12) hiện tại mặc dù khá nhiều người, trong đó có quan chức, có giáo sư toán học, giáo sư chuyên môn sinh học… đề nghị huỷ bỏ.

Ví dụ cựu giáo viên trường phổ thông cho rằng: đã là kiến thức học sinh phổ thông thì phải phổ cập, phổ biến, xã hội hoá, nên việc tổ chức thi cử chẳng giải quyết vấn đề gì!

Hoặc tỷ lệ học sinh thi đỗ THPT rất cao (có những trường học sinh đỗ 100%) thì thi làm gì? Hoặc sáu môn thi THPT không thể đánh giá được kết quả, chất lượng 12 năm học…

Nhưng họ có biết đâu rằng kiến thức phổ thông vô cùng phong phú, toàn diện, bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Do đó sự tiếp thu của học sinh khó có thể đồng đều.

Nhất định có các học sinh giỏi, khá, trung bình và kém khác nhau. Nếu bỏ thi tốt nghiệp trường THPT thì học sinh "dùi mài kinh sử" để làm gì?

Và như thế thì làm sao phân loại được học sinh giỏi, khá, trung bình, kém?

Tôi đồng tình với Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Nguyễn Vinh Hiển, nhận định chất lượng giáo dục sẽ đi xuống nếu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Về khía cạnh thực tại, đã nhiều trường THPT có 100% học sinh thi đỗ tốt nghiệp. Song phân tích chi tiết điểm đỗ tốt nghiệp, làm gì có trường nào 100% học sinh đều đạt điểm tối đa 10/10 đối với tất cả sáu môn thi. Như vậy việc chọn những học sinh có điểm thi tốt nghiệp từ cao xuống thấp để gọi vào đại học chính quy là hoàn toàn khả thi.

Đồng thời, nếu lấy điểm thi tốt nghiệp trường THPT để gọi vào đại học chính quy, nhất định hạn chế tiêu cực trong các phòng thi vì tự các thí sinh sẽ chẳng dễ gì mà cho các thí sinh khác quay cóp bài thi của mình.

Ngoài ra nếu bỏ kỳ thi vào đại học chính quy, thì đề thi tốt nghiệp THPT cũng phải đổi mới, không hề dễ đối với học sinh học lực trung bình.

Hay nói cách khác, học sinh trung bình chỉ có thể làm được 5/ 10 câu hỏi trong bộ đề thi, để đủ điểm đỗ tốt nghiệp (THPT).

Đặc biệt, bãi bỏ kỳ thi vào đại học chính quy, sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục kể cả phổ thông và đại học. Bởi vì, mặc nhiên cơ hội cho học sinh thi đỗ tốt nghiệp THPT, được chọn vào học đại học chính quy chỉ có một lần duy nhất.

Không có chuyện năm nay học sinh đã có bằng tốt nghiệp THPT rồi, sang năm lại được dự thi (lấy bằng tốt nghiệp THPT) một lần nữa, hy vọng đỗ điểm cao để được gọi vào đại học chính quy.

Không còn chuyện năm nay thi vào đại học chính quy trượt (kể cả đại học công lập và đại học tư thục), sang năm thi lại.

Đồng thời, hết luôn cả chuyện năm nay đã thi đỗ vào 1 trường (đại học chính quy), nhưng vẫn "kén cá chọn canh", chẳng thích học trường đấy, thế là "dẹp", để sang năm lại xin dự thi vào 1 trường (đại học chính quy) khác thích hơn.  

Và tất nhiên khi bãi bỏ kỳ thi vào đại học chính quy, thì vẫn còn hình thức học đại học tại chức, dành cho những người đã trải qua quá trình lao động chân chính (đã có bằng tốt nghiệp THPT), có tâm huyết phải học lên đại học, để mong muốn giúp ích được nhiều hơn nữa cho bản thân, gia đình và xã  hội.           

    

Nguồn: http://vtc.vn/538-398284/giao-duc/som-bo-ky-thi-tuyen-sinh-dai-hoc.htm

Điểm chuẩn các trường quân đội đều tăng

Posted: 11 Aug 2013 05:08 AM PDT

1024×768

Đa số các trường
thuộc khối Quân đội đã công bố điểm chuẩn. Năm nay, hầu hết các trường này đều
tăng từ 1 đến 4 điểm.

Mức điểm chuẩn công bố tính cho thí sinh ở KV3. Mỗi đối tượng ưu tiên kế
tiếp giảm 1 điểm, khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm.

im chun, qun i

Điểm chuẩn hệ quân sự:

- Học viện Kỹ thuật quân sự: Khối A: Thí sinh nam
miền Bắc: 25,0 điểm; nam miền Nam:
22,0 điểm; thí sinh nữ miền Bắc: 27,0 điểm; nữ miền Nam: 25,0 điểm.

-Học viện Hải quân: Khối A: Nam miền Bắc: 20,5 điểm; nam miền Nam: 18,0 điểm.

-Học viện Biên phòng: Khối C: Nam miền Bắc: 21,0 điểm; nam miền Nam: 19,0 điểm.

-Học viện Hậu cần: Khối A: Nam
miền Bắc: 23,5 điểm; nam miền Nam:
19,5 điểm.

-Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục
quân 1): Khối A: Nam
miền Bắc: 21,5 điểm.

-Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan lục quân
2): Khối A: Quân khu 5: 19,0 điểm; Quân khu 7: 18,5 điểm; Quân khu 9: 18,5
điểm; các đơn vị còn lại: 19,5 điểm.

-Trường Sĩ quan Công binh: Khối A: Nam miền Bắc: 19,5 điểm; nam miền Nam 19,0 điểm.

-Trường Sĩ quan Thông tin: Khối A: Nam miền Bắc: 21,0 điểm; nam miền Nam: 19,0 điểm.

-Trường Sĩ quan Không quân: Khối A: Nam miền Bắc: 14,0 điểm; nam miền Nam: 13,0 điểm.

-Trường Sĩ quan Pháo binh: Khối A: Nam miền Bắc 20,5 ; nam miền Nam: 15,5 điểm.

-Trường Sĩ quan Đặc Công: Khối A: Nam miền Bắc: 21,0 điểm; nam miền Nam: 17,0 điểm.

-Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp: Khối A: Nam miền Bắc: 19,5 điểm; Nam miền Nam: 14,5 điểm.

-Trường Sĩ quan Phòng hóa: Khối A: Nam miền Bắc: 20,0 điểm; nam miền Nam: 16,0 điểm.

-Trường Đại học Trần Đại Nghĩa(Sĩ quan Kỹ thuật quân
sự Vin-hem-pic): Khối A: Nam
miền Bắc: 20,5 điểm; nam miền Nam:
20,0 điểm.

-Trường Đại học Chính trị: Khối A: Nam miền Bắc: 21,0 điểm; nam miền Nam: 15,5 điểm; Khối C: Nam miền Bắc: 21,5 điểm; nam miền Nam: 18,5 điểm.

-Học viện Phòng không – Không quân: Khối A: Đào tạo
Kỹ sư Hàng không: Nam miền
Bắc: 23,0 điểm; nam miền Nam:
17,5 điểm. Đào tạo chỉ huy tham mưu: Nam
miền Bắc: 21,0 điểm; nam miền Nam:
16,5 điểm.

-Học viện Quân y (Đào tạo bác sĩ quân y): Khối A: Nam miền Bắc: 27,0 điểm; nam miền Nam: 26,0 điểm; nữ miền Bắc: 28,0 điểm; nữ miền Nam: 27,5 điểm.
Khối B: Nam miền Bắc: 27,0
điểm; nam miền Nam: 26,0
điểm; nữ miền Bắc: 28,0 điểm; nữ miền Nam: 27,5 điểm.

-Học viện Khoa học quân sự:

+ Đào tạo ngành Trinh sát kỹ thuật Khối A: Nam miền Bắc: 19,0 điểm; nam miền Nam: 18,0 điểm.

+ Đào tạo ngành Tiếng Anh: Thi Tiếng Anh, nam miền Bắc: 23,0
điểm; nam miền Nam: 21,0
điểm; nữ miền Bắc: 32,0 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm.

+ Đào tạo ngành tiếng Nga: Thi Tiếng Anh, nam miền Bắc: 26,0
điểm; nam miền Nam: 24,0
điểm; nữ miền Bắc: 32,0 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm. Thi Tiếng Nga, nam
miền Bắc: 26,0 điểm; nam miền Nam:
24,0 điểm; nữ miền Bắc: 31,0 điểm, nữ miền Nam 29,0: điểm.

+ Đào tạo ngành Tiếng Trung: Thi Tiếng Anh, nam miền Bắc:
26,0 điểm; nam miền Nam:
24,0 điểm; nữ miền Bắc: 32,0 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm. Thi Tiếng Pháp, nam
miền Bắc: 26,0 điểm; nam miền Nam:
24,0 điểm; nữ miền Bắc: 32,5 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm. Thi Tiếng Trung,
nam miền Bắc: 26,0 điểm; nam miền Nam
24,0; nữ miền Bắc: 32,0 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm.

+ Đào tạo ngành Quan hệ quốc tế về quốc phòng: Thi Tiếng
Anh, nam miền Bắc: 27,5 điểm; nam miền Nam:
25,5 điểm; nữ miền Bắc: 32,0 điểm; nữ miền Nam: 30,0 điểm.

** Tuyển sinh đào tạo đại học ngành
quân sự cơ sở

-Trường Đại học Trần Quốc Tuấn (Trường Sĩ quan Lục
quân 1) Khối C của các Quân khu 1, Quân khu 2, Quân khu 3, Quân khu 4 và Bộ tư
lệnh Thủ đô Hà Nội là 14,0 điểm.

-Trường Đại học Nguyễn Huệ (Trường Sĩ quan Lục quân
2): Khối C, các Quân khu 5, Quân khu 7 và Quân khu 9 là 14,0 điểm.

Hệ Dân sự

Học viện Kỹ thuật
Quân sự:

im chun, qun i

im chun, qun i

im chun, qun i

(Theo Dân Việt)

Normal
0

false
false
false

st1:*{behavior:url(#ieooui) }

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135284/diem-chuan-cac-truong-quan-doi-deu-tang.html

Đánh giá kỹ năng nghề theo chuẩn Nhật Bản

Posted: 11 Aug 2013 05:08 AM PDT

(GDTĐ) – Mới đây, trong chương trình hợp tác thúc đẩy phát triển hệ thống đánh giá kỹ năng năm 2013, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TBXH) đã phối hợp với Hiệp hội phát triển năng lực nghề Nhật Bản (JAVADA) và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), tổ chức đánh giá kỹ năng nghề quốc gia lần thứ 2 dành cho nghề Tiện bậc 3 theo tiêu chuẩn của Nhật Bản.

Đánh giá kỹ năng nghề

Tham dự kỳ thi đánh giá kỹ năng nghề Tiện bậc 3 vừa qua, có 12 giáo viên của các trường đại học và cao đẳng nghề, cùng 6 lao động đến từ các doanh nghiệp sản xuất Nhật Bản tại Việt Nam. Phía JAVADA đã cử ông Ueda, chuyên gia huấn luyện của Công ty DENSO Nhật Bản – người đã từng đạt huy chương Vàng tại hội thi tay nghề thế giới, phối hợp cùng với các đánh giá viên Việt Nam thực hiện nhiệm vụ đánh giá, chấm điểm và tập huấn phương pháp đánh giá kỹ năng.

Với tiêu chí "Chính xác – công bằng – khách quan và bảo mật", sau những ngày làm việc nhiệt tình và trách nhiệm, 13/18 thí sinh đã được công nhận đạt yêu cầu về kỹ năng nghề. Cùng với hoạt động này, Tổng cục Dạy nghề và JAVADA đã tiến hành ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai bên về thi kỹ năng nghề tại Việt Nam. Đây là lần đầu tiên và Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên mà JAVADA ký kết thỏa thuận công nhận các kỳ đánh giá kỹ năng nghề ở Việt Nam theo tiêu chuẩn Nhật Bản.

Trong những năm qua, JAVADA đã liên tục hợp tác và hỗ trợ đánh giá về kỹ năng nghề, tổ chức tập huấn cho các chuyên gia và giáo viên về phương pháp đánh giá kỹ năng nghề Điện tử công nghiệp…Việc đánh giá kỹ năng nghề theo tiêu chuẩn của Nhật Bản được cho là một trong những hoạt động quan trọng nhằm giúp Việt Nam phát triển đội ngũ đánh giá viên kỹ năng nghề quốc gia, góp phần làm tăng độ tin cậy của hệ thống đánh giá kỹ năng nghề đối với các doanh nghiệp. Thời gian tới hai bên cũng xem xét đến việc sẽ triển khai mở rộng phạm vi sang những nghề như nghề Phay, Nguội…

x
Đánh giá kỹ năng nghề giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ năng lực người lao động và có chế độ đãi ngộ thích hợp

Lợi ích cho doanh nghiệp

Các doanh nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam đã nhanh chóng nhận ra được lợi ích của các kì thi đánh giá kỹ năng nghề. Giám đốc của một doanh nghiệp Nhật sản xuất máy ảnh tại Việt Nam, ông Kobayashi nói: "Ở Việt Nam hầu như không tổ chức dạy nghề chuyên sâu trong các trường cấp 3, cho nên nếu như hệ thống đánh giá kỹ năng nghề được phổ cập rộng rãi thì doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng trong việc đánh giá kỹ năng nghề của người lao động cũng như chế độ đãi ngộ với người lao động của họ". 

Hoạt động thí điểm đánh giá kỹ năng nghề trong ngành Cơ khí chế tạo của Nhật Bản đã tỏ ra khá thành công tại Việt Nam, khi tổ chức các kì thi đánh giá kĩ năng nghề trong lĩnh vực điện tử và gia công kim loại. Cùng với hoạt động này, một số công ty Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt Nam đã mở học viện đào tạo chuyên ngành, học viên sẽ được dạy từ những kiến thức cơ bản cho đến các vấn đề liên quan đến chuyên môn kĩ thuật, ngoại ngữ… nhằm chủ động tự đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung ứng mạng lưới, linh kiện cơ khí, điện tử…của Nhật Bản đang ngày càng mở rộng.

Có thể nhận ra sự nhạy bén của người Nhật trong việc hình thành, phát triển có chiều sâu cho đội ngũ lao động kỹ thuật cao trong doanh nghiệp, thông qua việc đánh giá và đào tạo kỹ năng nghề. Điều này có vẻ như còn ít thấy trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, trong khi hệ thống đánh giá kỹ năng nghề quốc gia còn đang trong quá trình hình thành, thì các doanh nghiệp Việt Nam cần có những hoạch định cụ thể, học hỏi kinh nghiệm để tự hình thành chuẩn kỹ năng nghề, tự chủ trong đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.

Anh Quang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/danh-gia-ky-nang-nghe-theo-chuan-nhat-ban-1971720/

Đỗ điểm cao vào đại học mà không dám nhập học ngay

Posted: 11 Aug 2013 05:08 AM PDT

Đi làm công nhân kiếm tiền giúp đỡ gia đình

Chúng tôi gặp em Phan Thị Thu Thảo khi em đang cùng mẹ chăm sóc cha nằm viện tại bệnh viện đa khoa Đà Nẵng). Từ hơn 7 năm nay, cha em – bệnh nhân Phan Văn Anh (SN 1971, trú tại tổ 2, thôn Điện An, xã Bình Định Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam) gần như ở hẳn trong bệnh viện Đà Nẵng để chạy thận mỗi tuần 3 lần.

Cha Thảo ngã bệnh từ 7 năm nay và gần như ở hẳn trong bệnh viện để chạy thận định kỳ 3 lần/tuần.

Thảo kể: "Năm ngoái em thi đậu Cao đẳng, nhưng em không đi học mà xin một chân đi làm công nhân ở khu công nghiệp Hòa Khánh, để vừa kiếm thêm tiền phụ ba má, vừa ôn thi đại học. Em đi làm công nhân được hơn 3 tháng, bữa nào tăng ca kiếm thêm tiền được thì em đều ráng tăng ca. Một tháng em làm tăng ca hết 15 ngày. Nếu không tăng ca thì lương thấp lắm.

Cha Thảo ngã bệnh từ 7 năm nay và gần như ở hẳn trong bệnh viện để chạy thận định kỳ 3 lần/tuần.

Chị Trần Thị Tuấn – mẹ Thảo, nghe con mình trò chuyện với chúng tôi mà nước mắt vắn dài, kể: "Từ khi chị gái Thảo đi lấy chồng, mọi việc trong ngoài ở nhà, những hôm hai vợ chồng ở viện, là bé Thảo vừa ôn thi vừa lo hết từ nấu nướng tới làm ruộng. Hôm nó biết tin thi được 24 điểm, nó ôm tôi nói Má ơi, con đậu đại học là má rớt rồi. Nghe con nói mà tôi đau lòng. Nhà người có con người ta thi đậu đại học, vinh dự như rứa, vui mừng biết bao nhiêu. Mà nhà tôi thì…".

"Phải học đại học, có chữ mới có tương lai"

Cha Thảo phát bệnh từ năm 2006, mẹ em cũng bắt đầu những chuỗi ngày nuôi chồng nằm viện. Chị gái của Thảo năm đó đang học lớp 12 phải bỏ học giữa chừng để ở nhà thay cha mẹ lo cho các em.

Mẹ Thảo nói: "Hồi đó nghèo nhưng ráng làm lụng, xoay sở cũng đủ ăn. Nhưng từ ngày cha Thảo nằm viện, 7 năm nay cứ chạy ra chạy vô bệnh viện Đà Nẵng lo chạy thận. Nhà có chi đem bán được cũng bán hết trơn rồi. Có mấy con bò nuôi cũng phải bán cho người ta, rồi mượn bà con chòm xóm nợ cùng để lo toan. Người nghèo đâu có được đau cái bệnh ni răng trời lại bắt chồng tôi đau…".

Cô học trò đầy nghị lực quay đi cố giấu nước mắt khi nghe mẹ kế lchuyện nhà em với chúng tôi.

Trong nhà hiện giờ, ngoài chị gái Thảo đã đi lấy chồng, còn bố mẹ Thảo với 4 con đều đang tuổi ăn học, lại thêm ông nội già yếu. Cuộc sống của cả nhà 7 người chỉ trông vào mấy sào ruộng ở quê, mà như mẹ Thảo tính: "Một năm làm ruộng giỏi hung kiếm được mười mấy triệu đồng. Còn thì tranh thủ được khi mô là tôi xin đi làm thuê kiếm thêm. Mà cứ thiếu trước hụt sau".

Nhà khó như vậy, chúng tôi hỏi Thảo: "Được biết là em đi làm một tháng thu nhập dành dụm gửi ba má lo thêm cho gia đình cũng đỡ được phần nào. Sao em lại bỏ làm để ôn thi đại học?" Cô học trò đầy nghị lực chia sẻ suy nghĩ: "Trước mắt đi làm có thể đỡ đần cho ba má được phần mô. Nhưng chỉ học chừng đó rồi đi bán sức lao động là chính thì em thấy bấp bênh, không có tương lai. Em nghĩ là phải học đại học, có chữ mới có tương lai. Học xong ra trường kiếm được côn việc ổn định hơn, vững vàng hơn để tự lo cho mình và lo cho gia đình. Nghĩ vậy mà em quyết tâm thi đậu đại học, bây giờ đậu rồi, em có thể bảo lưu kết quả, chừng nào dành dụm được em sẽ đi học. Em mong được đi học sớm chừng nào hay chừng đó để học xong ra trường sớm hơn, phụ lo cho gia đình với ba má được sớm hơn".

Khánh Hiền

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/do-diem-cao-vao-dai-hoc-ma-khong-dam-nhap-hoc-ngay-765544.htm

Trường ĐH KHTN – Xét tuyển chương trình cử nhân Quốc tế.

Posted: 11 Aug 2013 05:08 AM PDT

Chương trình Quốc tế tại Việt Nam

Hai ngành học này đã được ĐH Quốc Gia TP.HCM cấp phép đào tạo, đến nay là khóa tuyển sinh thứ 3 của ngành Khoa học Quản lý, chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế hợp tác với ĐH Keuka (Hoa Kỳ) và khoá 7 ngành Công Nghệ Thông Tin, chuyên ngành Khoa học Dịch vụ, hợp tác với ĐH Công Nghệ Auckland (New Zealand).

Sinh viên được học hoàn toàn tại trường ĐH KHTN nằm ngay trung tâm TP.HCM trong thời gian 4 năm và nhận bằng Cử Nhân Quốc Tế có giá trị toàn cầu do Đại học đối tác cấp. Điều này giúp tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc du học nước ngoài.

Với mô hình học đề cao khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn, sinh viên sẽ tham gia làm các đồ án thực tế theo nhóm như thành lập công ty, lên kế hoạch phát triển, xây dựng website hoặc hệ thống CNTT và những lợi nhuận thu được sẽ hỗ trợ các cá nhân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn thông qua hoạt động từ thiện.

Vì là chương trình đào tạo quốc tế, nên hầu hết các môn học đều được giảng dạy bằng tiếng Anh. Ngoài chương trình chính khoá, trường còn tổ chức các lớp học tiếng Anh dự bị và tăng cường với 100% giảng viên bản ngữ dày dặn kinh nghiệm nhằm giúp các em nhanh chóng đạt được trình độ IELTS 6.0 (điểm thành phần trên 5.5) – đây cũng là một trong những điều kiện tiên quyết để theo học chương trình và nhận được bằng Cử nhân Quốc tế. 

Năm học mới này, sau khi nộp hồ sơ dự tuyển, sinh viên sẽ được đăng kí thi Anh văn đầu vào trong tháng 7. Những sinh viên chưa đủ điều kiện Anh văn có thể tham dự khóa học Anh văn dự bị khai giảng vào ngày 1.8.2013. Sinh viên vượt qua cấp độ dự bị kéo dài 180 giờ trong vòng hai tháng sẽ được theo học chương trình chính khóa của ITEC khai giảng vào đầu tháng 10.

Trường ĐH KHTN – Xét tuyển chương trình cử nhân Quốc tế, Giáo dục - du học,

Môi trường Quốc tế thân thiện

Bên cạnh việc cung cấp nền tảng kiến thức chuyên ngành, nhà trường rất chú trọng việc trang bị các kỹ năng mềm thông qua một số hoạt động ngoại khoá đa dạng như ITEC Coffee, ITEC Voice, ITEC Web cùng các câu lạc bộ như ITEC Music Club và ITEC English Club.

Bạn Trương Huệ Nhi – Sinh viên chương trình Kinh Doanh Quốc Tế chia sẻ:"Các hoạt động như tham quan thực tế công ty, du lịch dã ngoại, từ thiện và các cuộc thi học thuật cũng như giải trí do Trường tổ chức giúp chúng mình củng cố kiến thức, nâng cao kỹ năng sống và có cơ hội giao lưu, kết bạn nhiều hơn".

Trường ĐH KHTN – Xét tuyển chương trình cử nhân Quốc tế, Giáo dục - du học,

Cuộc thi ITEC's Got Talent 2012 tạo nên sân chơi thu hút nhiều sinh viên thể hiện đam mê, sự tự tin và năng động của tuổi trẻ

Tốt nghiệp ngành Kinh Doanh Quốc Tế, sinh viên sẽ đảm nhận được các vị trí như: chuyên viên xuất – nhập khẩu, cố vấn các giải pháp kinh doanh, quản lý và đại diện cho các doanh nghiệp trong nước và công ty nước ngoài…

Bên cạnh đó, hầu hết các cử nhân quốc tế ngành Công Nghệ Thông Tin đã tốt nghiệp đều có công việc ổn định, đúng chuyên ngành, có khả năng thăng tiến trong sự nghiệp với mức thu nhập cao tại những công ty hàng đầu về CNTT.

Đánh giá về sinh viên ITEC sau khi tốt nghiệp và làm việc tại đơn vị, ông Scott Sugar – Giám đốc công ty Prism IT Services Ltd cho biết: "Các bạn được đào tạo về cả kiến thức cũng như các kỹ năng chuyên môn nên có thể giải quyết các vấn đề kỹ thuật một cách độc lập. Khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và tác phong làm việc nhóm cũng rất linh hoạt, được đồng nghiệp quý mến và tôn trọng. Nếu được, công ty chúng tôi mong muốn sẽ có thêm nhiều bạn sinh viên như vậy".

Trường ĐH KHTN – Xét tuyển chương trình cử nhân Quốc tế, Giáo dục - du học,

Lễ tốt nghiệp Chương trình CNQT Công Nghệ Thông Tin theo nghi thức truyền thống của ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand) – năm 2011

THÔNG TIN TUYỂN SINH 2013

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc Gia TPHCM xét tuyển 200 chỉ tiêu cho 2 chương trình Cử nhân Quốc tế: Công Nghệ Thông Tin và Kinh Doanh Quốc Tế.

1. Đối tượng xét tuyển:

- Tất cả thí sinh đã tốt nghiệp THPT

- Vượt qua kỳ thi tiếng Anh đầu vào do Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC tổ chức

Đặc biệt từ năm học này, chương trình tuyển thẳng với các đối tượng tốt nghiệp THPT ở nước ngoài (sử dụng tiếng Anh) hoặc các trường quốc tế dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh tại Việt Nam.

2. Chuyên ngành đào tạo

- Chương trình Cử nhân Công Nghệ Thông Tin – chuyên ngành Khoa học Dịch vụ: hợp tác với ĐH Công Nghệ Auckland – Auckland University of Technology (NewZealand)

- Chương trình Cử nhân Khoa học Quản lý – chuyên ngành Quản lý Kinh doanh Quốc tế: hợp tác với ĐH Keuka (Hoa Kỳ)

3. Hồ sơ dự tuyển:

- Đơn dự tuyển: tải về tại đây

- Bản sao có công chứng HỌC BẠ, BẰNG hoặc GIẤY CHỨNG NHẬN TỐT NGHIỆP THPT

- Bản sao ĐIỂM THI ĐẠI HỌC và các CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ (nếu có)

4. Hạn nộp hồ sơ:

- Hạn chót nộp hồ sơ đến hết ngày 31/08/2013

- Có thể nộp trực tiếp hoặc gửi hồ sơ về địa chỉ:

Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC

Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên, ĐH Quốc Gia TPHCM

227 Nguyễn Văn Cừ, Phường 4, Quận 5, TP,HCM

Để biết thêm thông tin xét tuyển và nội dung chương trình học chi tiết, truy cập website: www.itec.hcmus.edu.vn, hoặc liên hệ trực tiếp: Trung tâm Đào tạo Quốc tế ITEC – Trường ĐH Khoa học Tự Nhiên TPHCM– 227 Nguyễn Văn Cừ, Quận 5, TP.HCM – ĐT: 08.3830 3625 – Hotline: 090.71.71.140/ 0903.74.88.74; email: itec@hcmus.edu.vn

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/www21.24h.com.vn/Truong-DH-KHTN--Xet-tuyen-chuong-trinh-cu-nhan-Quoc-te/11683032.epi

Comments