Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc.

Posted: 10 Aug 2013 08:05 AM PDT

Trường Đại học Chosun

Các chương trình học ở Chosun

- Chương trinh đào tạo tiếng Hàn (cho những SV chưa có đủ năng lực đầu vào)

- Trường đào tạo các hệ: cử nhân, thạc sĩ

- Các ngành đào tạo: Nhân văn và khoa học xã hội, Khoa học tự nhiên, Luật, Khoa học xã hội, Ngoại ngữ, Kĩ thuật, Điện tử và IT, Nghệ thuật và thiết kế, Tâm lý học, Dược sĩ,  Giáo dục thể chất,

Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc, Giáo dục - du học,

Điều kiện nhập học

- Học sinh đã tốt nghiệp (hoặc chuẩn bị tốt nghiệp) trung học phổ thông

- Chuyển tiếp: sinh viên đang theo học các trường cao đẳng hay đại học ở Việt Nam có thể chuyển tiếp vào trường như sau.

• Từ năm2: dành cho những sinh viên đã hoàn thành (chuẩn bị hoàn thành) 1 năm học trở lên ở trường đại học chính quy ở trong hoặc ngoài nước hoặc đã tốt nghiệp(chuẩn bị tốt nghiệp) trường cao đẳng( với 35 học phần đại cương)

• Từ năm 3: dành cho sinh viên đã hoàn thành /chuẩn bị hoàn thành 2 năm học trở lên ở trường đại học chính quy ở trong hoặc ngoài nước hoặc đã tốt nghiệp  trường cao đẳng(với 35 học phần đại cương).

Trường Đại học TONGWON

- Trường Đại học Tongwon nằm tại thành phố Gwangju-si, tỉnh Gyeonggi-do, cách thủ đô Seoul 30 phút đi xe. có hơn 3600 sinh viên Hàn Quốc và quốc tế. Cơ sở vật chất hiện đại, trường tổ chức hoạt động ngoại khóa và công tác hướng nghiệp giúp định hướng việc làm cho sinh viên ngay sau khi ra trường

-  Chuyên ngành đào tạo: trường đào tạo từ chứng chỉ đến bậc đại học

Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc, Giáo dục - du học,

Điện tử và thông tin số, Công nghệ thông tin và máy tính, Công nghệ thông tin và truyền thông, Kiến trúc, Quản lí an ninh phòng cháy chữa cháy, Thiết kế nội thất, Thương mại điện tử, Hoạt họa, Di động và Internet, Truyền thông và xuất bản, Thiết kế công nghiệp, Du lịch,  Quản lý nhà hàng khách sạn, Bất động sản, Quản lý, Phúc lợi nhi đồng,

- Điều kiện nhập học:

o Tốt nghiệp THPT

o Chương trinh chuyển tiếp: TN cao đẳng trở lên và học năm 2 hoặc năm 3 cùng chuyên ngành (nếu được chấp nhận giảm trừ toàn bộ các môn học).

THÔNG BÁO TUYỂN SINH DU HOC HÀN QUỐC KỲ THÁNG 10/2013

Hiện nay AHEDULINKS đang tuyển sinh cho một số trường đại học tại Hàn quốc như: Đại học Chosun (Gwangju- Seoul) Đại học Tongwon ( Gyeonggi-do), Đại học Kyung Hee (Seoul), đại học Hanshin (Gyeonggi- do), ĐH quốc gia Gyeongsang (Gyeongnam) và một số đại học khác.

Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc, Giáo dục - du học,

Du học sinh Hàn Quốc cho kì nhập học tháng 10/2013

- Thời gian nhận hồ sơ từ nay đến hết 15/8/2013

- Hỗ trợ về cho vay tài chính và chứng minh du học.

- Học bổng dạy tiếng Hàn từ tháng 6 tới tháng 8 trị giá 300USD

- Được tư vấn chọn trường học phù hợp với khả năng tài chính và học lực.

- Tỷ lệ Visa du học Hàn Quốc cao

- Trường hỗ trợ việc làm thêm cho du học sinh trong quá trình học tập tại Hàn Quốc

Bên cạnh đó, AHEDULINKS đang tuyển

Du học Nhật Bản cho kỳ nhập học tháng 4/2014

- Thời gian nhận hồ sơ: từ nay đến hết 15/10/2013

- Hỗ trợ về cho vay tài chính và chứng minh du học.

- Được tư vấn chọn trường học phù hợp với khả năng tài chính và học lực.

- Tỷ lệ Visa du học Nhật Bản đạt 100%.

- Trường hỗ trợ việc làm thêm cho du học sinh trong quá trình học tập tại Nhật Bản.

- Có rất nhiều trường cho sinh viên lựa chọn.

Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc, Giáo dục - du học,

Tuyển lao động có kỹ năng làm việc tại Nhật

AHEDULINKS đang tuyển lao động có kỹ năng làm việc tại Nhật như sau:

-20 thiết kế đồ họa: kinh nghiệm 1 năm trở lên

-15 bạn lắp ráp ôtô

Liên hệ Mr Vũ 08.22475693 để biết thêm chi tiết.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình vui lòng liên hệ đại diện tuyển sinh tại VN:

Cao đẳng chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc, Giáo dục - du học,

AH EDU LINKS – TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC

ASIAN HUB – TRUNG TÂM TƯ VẤN THỰC TẬP/ VIỆC LÀM:

VP tại TPHCM: 161 Đào Duy Anh, P9, Phú Nhuận, TP HCM

ĐT: 08.2247 5694/ 0908 08 44 80 (Du học) 08.2247 5693/0976058598 ( Việc làm/Thực tập)

Website: www.ahedulinks.com.vn

Yahoo: ahedulinks2/ ahedulinks3/thuctapsinh_ah1

Email: contact@ahedulinks.com.vn

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/www21.24h.com.vn/Cao-dang-chuyen-tiep-lay-bang-cu-nhan-tai-Han-Quoc/11677945.epi

Tiến sĩ trẻ say mê chữa bệnh cho tôm

Posted: 10 Aug 2013 07:05 AM PDT

Sinh ra và lớn lên ở TP.HCM nhưng từ nhỏ Trần Hữu Lộc (29 tuổi) đã thích tìm hiểu về thế giới thủy sản. Lộc được học bổng toàn phần nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Arizona (Mỹ) và tìm ra nguyên nhân vì sao tôm chết hàng loạt.

Nghiên cứu của anh được đánh giá là một trong 20 sự kiện nổi bật của Trường Đại học Arizona năm 2013.

Tìm câu trả lời trong ba năm

- Khi biết anh nghiên cứu về bệnh tôm chết hàng loạt, tôi cứ nghĩ chắc bạn sinh ra ở nông thôn, tuổi thơ gắn với những đầm tôm, cá?

tin s tr, say m, cha bnh, tm

Tìm hiểu về tôm, cá là đam mê của Trần Hữu Lộc.

Ảnh: Thanh Tâm.


Cũng nhiều người suy nghĩ như bạn, nhưng thực tế tôi là dân Sài Gòn chính gốc, sinh ra và lớn lên ở Thủ Đức (TPHCM). Tôi tốt nghiệp Đại học Nông lâm TPHCM chuyên ngành thủy sản và được nhận sang Mỹ học thẳng lên Tiến sỹ tại Đại học Arizona chuyên ngành vi sinh và bệnh học trên tôm từ năm 2010. Tôi thích tìm hiểu về thế giới thủy sinh, vương quốc của tôm, cá.

Khi 10 tuổi, tôi đã đọc ngấu nghiến quyển sách "Biển-Cái nôi của sự sống", từ đó, tôi có đam mê với ngành thủy sản. Tôi thích đi câu cá, không phải để kiếm thực phẩm mà để nghiền ngẫm, hiểu loài cá và thế giới của chúng.

Bệnh tôm chết sớm xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2010 đã làm nhiều người nông dân điêu đứng, thất thoát hàng ngàn tỷ đồng. Anh đã biết đến căn bệnh này và nghiên cứu nó như thế nào?

Năm 2010, khi tôi sang Mỹ cũng là lúc ở Việt Nam xuất hiện một bệnh trên tôm gọi là "Hội chứng tôm chết sớm-hay còn gọi là Hội chứng hoại tử gan tủy cấp trên tôm nuôi EMS/AHPNS". Bệnh này chưa được ghi nhận trong lịch sử khoa học bệnh tôm của thế giới, gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi tôm ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.

Đề tài này được đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử khoa học bệnh tôm. Sau 3 năm nghiên cứu, tôi đã xác định được nguyên nhân của bệnh EMS/AHPNS là những dòng đặc biệt của một loài vi khuẩn rất phổ biến trong môi trường nước lợ/mặn có tên Vibrio parahaemolyticus.

Tôi đã đăng các nghiên cứu này trên các tạp chí khoa học hàng đầu thế giới về bệnh thủy sản và được cộng đồng khoa học thế giới công nhận. Nghiên cứu của tôi được Trường Đại học Arizona chọn là 1 trong 20 sự kiện của trường năm 2013. Việc hoàn thành nghiên cứu này giúp tôi hoàn thành chương trình Tiến Sỹ sau 3 năm học.

- Trong khi khoa học thế giới gần như bó tay với dịch bệnh lạ này anh lại lao vào nghiên cứu, chắc hẳn có rất nhiều khó khăn, rủi ro?

Đúng là thế giới gần như bất lực sau vài năm nghiên cứu nguyên nhân của dịch bệnh lạ này. Một nỗ lực mang tính quốc tế rất lớn với sự tham gia của nhiều tổ chức nhưng vẫn chưa có câu trả lời cho nguyên nhân dịch bệnh.

Tôi đã phải trải qua nhiều khó khăn. Có khi 5 giờ sáng tôi đã phải đi làm, đến các trại thực nghiệm hoàn thành công việc nghiên cứu một cách chuẩn xác rồi lại về trường học khi quần áo vẫn còn ướt. Học xong, tôi lại vào phòng thí nghiệm nghiên cứu tiếp, chiều đến hai trại thực nghiệm rồi lại quay lại trường làm việc tới khuya. Có ngày tôi làm việc đến 18 tiếng hoặc hơn là bình thường. Dù bận rộn, tôi vẫn sắp xếp thời gian để về Việt Nam lấy mẫu nghiên cứu.

Gặp khó khăn, phải đánh đổi nhiều thứ, nhưng tôi có được nhiều bài học xương máu, có kinh nghiệm và sự tự tin. Nếu trong tương lai ngành tôm của ta đối mặt với một vấn đề tương tự, tôi có thể biết mình nên làm gì.

Cùng với nghiên cứu, tôi viết đề cương xin tài trợ. May mắn là nhiều đối tác đã đồng ý tài trợ cho nghiên cứu như World Bank, Global Aquaculture Alliance, FAO, các tập đoàn thủy sản trong và ngoài nước. Bà con nông dân đã hết sức hỗ trợ tôi.

Bỏ tiền túi mời Giáo sư Mỹ về Việt Nam

- Làm việc nhiều với người nông dân, anh học hỏi được gì từ họ?

tin s tr, say m, cha bnh, tm

Trần Hữu Lộc (bên trái) trao đổi với các chuyên gia bệnh học của trường Đại học Cornell (Mỹ). Ảnh: Tâm Trần.

Một đức tính rất quý của người nông dân Việt Nam là tinh thần luôn học hỏi và tìm kiếm giải pháp để tiến lên phía trước, có chí cầu tiến cao. Tôi có đi các nước Đông Nam Á để hỗ trợ kỹ thuật và dạy nông dân họ các vấn đề về thủy sản và nhận thấy nông dân của các nước lân cận Việt Nam có suy nghĩ không quyết liệt như nông dân của ta. Điều này dạy cho tôi một bài học rằng phải luôn luôn nỗ lực làm việc tốt, tiến về phía trước và làm được những việc có ích cho bà con.

- Được biết anh thường xuyên về Việt Nam để tổ chức các hội thảo khoa học về thủy sản, bỏ tiền túi mời các Giáo sư đầu ngành ở Mỹ tham gia hội thảo tại Việt Nam?

Tôi đã tổ chức hàng chục lượt hội thảo khoa học trong đó tôi và các giáo sư hàng đầu thủy sản ở nước ngoài là diễn giả. Các hội thảo thu hút đông đảo sinh viên, nhà khoa học, các đơn vị kinh doanh, nuôi trồng thủy sản tham gia. Tôi rất vui khi các chủ đề thông tin về dịch bệnh, biện pháp giảm rủi ro, tăng tính bền vững trong sản xuất thủy sản được bà con quan tâm và áp dụng. Tôi cũng sẵn sàng cung cấp email, số điện thoại để bà con gọi khi cần tư vấn.

Còn chuyện bỏ tiền túi mời giáo sư thì cũng không hẳn, có nhiều khi tôi bỏ tiền mua vé máy bay, thuê khách sạn cho các giáo sư, nhưng phần lớn tôi mời các giáo sư sang Việt Nam khi biết họ có lịch làm việc ở các nước Đông Nam Á. Họ cũng rất vui vẻ nhận lời vì muốn làm việc tốt cho cộng đồng. Thù lao cho họ thường chỉ là một buổi nói chuyện vui vẻ với vài cốc bia lạnh và các món ăn dân dã của Việt Nam.

Tôi cũng sẵn sàng nhận lời sang các nước bạn để hỗ trợ kỹ thuật như ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, các nước Ả Rập, Nam Á và sắp tới là các nước Mỹ Latinh theo yêu cầu của FAO.

Mong nông dân không phải cầm sổ đỏ vì tôm

– Mục tiêu lớn của anh là giúp người nông dân đứng vững được với việc nuôi trồng thủy sản, làm lợi kinh tế, và mục tiêu xa hơn nữa là gì?

tin s tr, say m, cha bnh, tm

Trần Hữu Lộc.

Tôi mong bà con nông dân nuôi thủy sản sẽ giữ được cái sổ đất và nhà của mình. Ước mơ nghe có vẻ buồn cười, nhưng thực tế nghề này nhiều rủi ro, có khi nông dân trắng tay vì dịch bệnh hoặc biến động giá cả khiến họ thua lỗ phải cầm cố tài sản nhà cửa, đất đai. Tôi mong một ngày không xa, Việt Nam sẽ là nước xuất khẩu tôm số một thế giới, người dân nuôi tôm sẽ có cuộc sống sung túc với nghề nuôi tôm.

Tôi nghĩ việc làm chủ khoa học về bệnh tôm là một trong các chìa khoá quan trọng. Tôi và nhiều người có tâm huyết với nghề tôm đang xúc tiến xây dựng một cơ sở nghiên cứu chuyên sâu về bệnh tôm. Tôi muốn sẽ tiếp tục có kết nối với các chuyên gia về bệnh tôm để dần dần Việt Nam sẽ tự làm chủ được ngành khoa học này và khoa học sẽ đến được với bà con nông dân một cách hiệu quả nhất.

- Chuyện anh được bạn bè gọi là giáo sư bệnh tôm thẻ, đại sứ thương hiệu dép tổ ong tại Arizona tại Mỹ là thế nào?

Tôi hay đi phượt cùng bạn bè mỗi khi về Việt Nam và thấy bạn bè hay đi dép tổ ong. Tôi thấy hay và được bạn bè tặng mấy đôi mang sang Mỹ. Chất liệu dép tổ ong rất bền, lại nhẹ và đi êm chân. Khi đi máy bay, lái xe đường dài ở Mỹ, đi dép tổ ong, tôi cảm thấy thoải mái và cũng đỡ nhớ nhà. Bạn bè ở Mỹ thấy hay có nhờ tôi mua cho vài đôi nên bạn bè phong cho tôi danh hiệu "đại sứ dép tổ ong".

- Cảm ơn bạn.

(TheoHải Yến/Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135163/tien-si-tre-say-me-chua-benh-cho-tom.html

Dành điều kiện tốt nhất cho năm học mới

Posted: 10 Aug 2013 07:05 AM PDT

(GDTĐ) – Chưa đầy 1 tháng nữa hàng triệu học sinh trên khắp mọi miền đất nước sẽ bước vào năm học mới 2013 – 2014. Ở khắp mọi nơi, từ miền xuôi đến miền ngược, từ thành phố đến nông thôn, các trường học đang ráo riết chuẩn bị cơ sở vật chất để phục vụ tốt nhất cho hoạt động dạy và học.

Tu sửa, xây mới trường lớp….


Những phòng học khang trang đã sẵn sàng đón học sinh vào năm học mới Ảnh: Văn Lê
 

Đối với Trường Tiểu học Trung Phụng (Quận Đống Đa, Hà Nội), việc tu sửa trường lớp đã được bắt đầu ngay khi học sinh nghỉ hè cuối tháng 6 đầu tháng 7. Cô hiệu trưởng Đặng Thanh Mai cho biết, năm nay, được quận Đống Đa quan tâm, hỗ trợ đầu tư kinh phí nên ban giám hiệu nhà trường quyết tâm tạo ra bộ mặt mới cho trường lớp. Thông qua việc sơn sửa, nâng cấp phòng ốc, lắp đặt thêm nhiều đồ dùng giảng dạy hiện đại… nhà trường hy vọng sẽ mang đến sinh khí mới và phục vụ tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Mặt khác, cô Mai cũng chia sẻ: Vấn đề tuyển sinh của trường nhiều năm qua luôn gặp khó khăn. Trường có địa thế bất lợi nằm sâu trong khu dân cư nên nhiều phụ huynh quan niệm đây thuộc diện trường làng… Thế nên để khẳng định tên tuổi, dỡ bỏ những quan ngại thì trường chỉ có cách duy nhất là không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy đi liền với đầu tư cơ sở vật chất. Từ đó, công tác tuyển sinh đầu cấp có tiền đề vững vàng để thu hút nhiều hơn nữa học sinh đúng tuyến đăng ký học tại trường.

Từ Trường vùng biên giới THPT Trần Phú (Móng Cái, Quảng Ninh), thầy Hoàng Minh Thanh – Phó hiệu trưởng – cho biết: Đến thời điểm trước khi bước vào năm học mới một tháng thì nhà trường đã cơ bản hoàn thiện xong mọi điều kiện cơ sở vật chất để đón học sinh trở lại trường. Với thuận lợi là trường chuẩn quốc gia và là một trong những trường đứng đầu về cơ sở vật chất của tỉnh Quảng Ninh nên từ nhiều năm nay, việc tu sửa, nâng cấp cơ sở vật chất của trường diễn ra khá thuận tiện. Để chuẩn bị cho năm học mới 2013 – 2014, nhà trường chỉ tiến hành một số hoạt động nâng cấp nhỏ ở khu phòng học, ốp lát lại nền hệ thống cầu thang, trang bị thêm một số bàn ghế mới cho học sinh, nâng cấp nhà thi đấu thể thao…

Tuy nhiên, để đáp ứng tốt hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập của học sinh, khi có nguồn kinh phí nhà trường sẽ tiến hành xây dựng mới khu nhà truyền thống, nhà để xe cho giáo viên, học sinh…

Tại Trường Tiểu học Cẩm Bình (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), thầy Nguyễn Viết Sơn – Hiệu trưởng – cũng hồ hởi chia sẻ: Năm học mới này trường đã hoàn thành xong việc xây dựng trường hai tầng theo hệ thống trường chuẩn quốc gia mức độ hai sau 5 năm. Đặc biệt, để triển khai mô hình bán trú, nhà trường cũng chuẩn bị kĩ càng các điều kiện về cơ sở vật chất, hệ thống giường tủ bản ghế (đủ về số lượng chuẩn về chất lượng), bảng, phòng thư viện… đáp ứng tốt nhất cho việc bán trú của học sinh. Khu nhà công vụ dành cho giáo viên vừa xây mới xong nhà trường cũng tiếp tục sửa chữa khang trang với hệ thống phòng khách, phòng ăn… đầy đủ.

Có thể thấy, vấn đề đầu tư cơ sở vật chất cho trường học hàng năm đặc biệt dịp đầu năm học mới ở đâu cũng được quan tâm và coi như yếu tố quan trọng hàng đầu để khẳng định thương hiệu, nâng cao chất lượng giáo dục.

Quan tâm hơn đến đời sống giáo viên


Năm học mới đang đến gần     Ảnh: Văn Lê
 

Song song với công tác đầu tư cơ sở vật chất cho trường lớp  thì nhà công vụ cho giáo viên cũng đang được các trường vùng núi cao, vùng khó vô cùng quan tâm. Bởi có an cư thì người giáo viên mới chuyên tâm tối đa cho công tác giảng dạy.

Trường THPT Hướng Hóa (A Túc, Quảng Trị) là một trong những trường thuộc diện vùng khó khăn nhất của Quảng Trị. Giáo viên phần lớn đều ở dưới xuôi lên dạy học, nhà cách trường cả vài chục cây số. Mỗi năm có từ 20 – 30 giáo viên thường xuyên phải ở lại trong 12 phòng nhà công vụ của trường. Về cơ sở vật chất trường lớp, những năm qua trường đã được đầu tư xây mới khá khang trang.

Tuy nhiên, thầy Phạm Xuân Thảo – Hiệu trưởng – cho biết, đến nay, khó khăn nhất đối với đời sống giáo viên ở đây là vấn đề nước sạch sinh hoạt hàng ngày. Trường vùng núi, mùa khô thường kéo dài từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau nên để có đủ nước dùng cho ăn uống…, giáo viên thường phải mua nước bình với giá khá cao. Với nước để tắm giặt, sinh hoạt hàng ngày thì dùng một phần từ nguồn nước mưa tích trong bể, còn phần lớn dùng nước ở khe núi đá vôi chảy xuống nên không chỉ không đảm bảo về vệ sinh mà chất vôi trong nước còn làm hỏng các thiết bị sử dụng, quần áo nhanh bị chuyển màu… Điều đáng nói, năm nào mùa khô kéo dài bất thường thì ngay cả nước từ núi đá vôi cũng không có để dùng…

Chính vì vậy, để giáo viên ổn định đời sống, yên tâm công tác, Ban giám hiệu Trường THPT Hướng Hóa năm nay đã quyết định đầu tư xây mới thêm bể nước 10 khối. Có thêm bể nước 10 khối đi vào sử dụng, lượng nước mưa được tích trữ nhiều hơn sẽ giúp cho việc sinh hoạt của giáo viên trong những mùa khô kéo dài từ năm học này trở đi bớt khó khăn, cực nhọc.

Từ huyện đảo Cồn Cỏ xa xôi, cô giáo Hoàng Thị Thắm cho biết, huyện đang đầu tư lợp lại mái tôn, quét vôi mới cho lớp mầm non Hoa Phong Ba. Còn vấn đề nan giải là nước sinh hoạt sắp tới sẽ được giải quyết bởi huyện đảo Cồn Cỏ đang đầu tư xây dựng bể nước tập trung và sắp đi vào hoạt động. Hiện tại mọi điều kiện cơ sở vật chất của lớp học đã được quan tâm tối đa dù huyện Cồn Cỏ còn khó khăn. 20/8 này các cô sẽ chính thức đón các cháu trở lại học tập sau 3 tháng nghỉ hè.

Các trường miền núi cao, có đặc thù riêng thì việc đầu tư nhà công vụ cho giáo viên, nâng cao hơn nữa điều kiện sinh hoạt của các thầy cô là việc làm cần thiết và phù hợp. Còn với những trường thành phố, vùng thuận lợi thì vấn đề phòng chuyên môn cho giáo viên lại rất được quan tâm.

Những năm qua, BGH Trường THPT Cầu Giấy Hà Nội đầu tư chú trọng cho trường lớp cơ sở khang trang. Chuẩn bị cho năm học mới này, với sự quan tâm của UBND quận Cầu Giấy, tháng 7 vừa qua trường đã khởi công xây dựng khu phòng làm việc 4 tầng cho các tổ chuyên môn. Khi công trình hoàn thành (dự kiến vào tháng 12/2013), mỗi tổ chuyên môn của trường sẽ có không gian riêng, thuận tiện cho công tác tự nghiên cứu, trao đổi, hội thảo chuyên môn hàng ngày, hàng tuần… Từ đó góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục chung của toàn trường…

Sông La

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201308/danh-dieu-kien-tot-nhat-cho-nam-hoc-moi-1971699/

‘Nga đồng ý đào tạo cán bộ quân sự cho Việt Nam’

Posted: 10 Aug 2013 07:05 AM PDT

'Nga đồng ý đào tạo cán bộ quân sự cho Việt Nam'

Việt Nam-Nga tăng cường hợp tác hải quân, kỹ thuật quân sự
Đại tướng Phùng Quang Thanh thăm 4 nước châu Âu

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã trả lời phỏng vấn đánh giá kết quả chuyến thăm và quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Việt-Nga. 

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn báo chí. (Nguồn: phân xã Mátxcơva)
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh trả lời phỏng vấn báo chí. (Nguồn: phân xã Mátxcơva).

Nhân chuyến thăm làm việc tại Liên bang Nga, ngày 9/8/2013, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã dành cho phóng viên thường trú TTXVN và các cơ quan thông tấn, báo đài Việt Nam tại Nga cuộc trả lời phỏng vấn đánh giá kết quả chuyến thăm và quan hệ hợp tác kỹ thuật-quân sự Việt-Nga. Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn: 

Trước hết xin cảm ơn Bộ trưởng đã trả lời phỏng vấn. Xin Bộ trưởng cho biết đồng chí đánh giá đánh giá thế nào về kết quả chuyến thăm?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga có truyền thống hữu nghị lâu đời, và trong tất cả các thời kỳ bạn luôn luôn có sự hợp tác và giúp đỡ Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có quốc phòng. Và trong tất cả các thời kỳ, quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ bị gián đoạn.

Hiện nay hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, trong đó hợp tác kỹ thuật-quân sự và quốc phòng có bước phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.

Chuyến thăm Nga lần này của chúng tôi trước hết nhằm thực hiện các thỏa thuận cấp cao đã đạt được giữa lãnh đạo hai nhà nước về hợp tác song phương, trong đó có hợp tác quốc phòng và kỹ thuật-quân sự.

Thứ hai là thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trong chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng quốc phòng Nga, đại tướng Sergey Shoigu hồi tháng 3 đầu năm nay.

Thứ ba là triển khai tiếp các bước hợp tác sâu hơn về đào tạo và kỹ thuật quân sự. Qua chuyến thăm của đoàn quân sự cấp cao Việt Nam, bạn trao đổi nhiều tình hình, hai bên thống nhất quan điểm đánh giá, tầm quan trọng và sự cần thiết phải hợp tác ngày càng sâu rộng hơn, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước, góp phần vào giữ gìn hòa bình khu vực và không nhằm vào nước thứ ba. Đây là quan hệ song phương.

Chuyến thăm đã đạt được sự hiểu biết, tin cậy chính trị và đáp ứng được các yêu cầu hiện nay. Trong đó, bạn đồng ý đào tạo cho Việt Nam cán bộ quân sự ở các cấp và các lĩnh vực khác không thuộc về an ninh. Học viện quân sự của Bộ tổng tham mưu quân đội Liên bang Nga và các trường quân sự đồng ý đào tạo cho Việt nam cán bộ biên phòng, bảo vệ an ninh quân đội và các lĩnh vực khác.

Về hợp tác kỹ thuật quân sự, hai bên đã bàn các biện pháp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã đạt được trước đây. Hai bên thống nhất đối với các hợp đồng mua sắm vũ khí đã ký kết, Liên bang Nga đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý và có ưu đãi với Việt Nam; đảm bảo hậu mãi, sửa chữa bảo dưỡng, cung cấp vật tư phụ tùng. Hai bên cũng thống nhất bàn phương hướng thành lập liên doanh sửa chữa bảo dưỡng đối với các khí tài trước đây Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam và cả vũ khí hiện nay. Trong đó có nhiều vũ khí công nghệ cao cần đào tạo con người và chuyên môn kỹ thuật để khai thác có hiệu quả, thông qua sửa chữa bảo dưỡng để bạn giúp Việt Nam làm chủ hoàn toàn.

Trong khuôn khổ chuyến thăm chúng tôi còn đi thăm một số đơn vị quân đội của bạn như Bộ tổng tham mưu, sư đoàn bộ binh cơ giới số 2 và một số đơn vị khác, qua đó chúng tôi tìm hiểu và học hỏi được những điều cần thiết để xây dựng quân đội Việt Nam.

Thưa Bộ trưởng, ngài có thể cho biết, ngoài đào tạo, phía Nga còn quan tâm đến những lĩnh vực nào trong hợp tác kỹ thuật-quân sự với Việt Nam?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: Bạn có đề nghị ta đơn giản hóa các thủ tục hành chính để khi bạn có nhu cầu vào cảng Cam Ranh của Việt nam để sửa chữa, bảo dưỡng tàu thuyền và cho quân nhân nghỉ ngơi trong quá trình hành quân. Về vấn đề này, quan điểm nhất quán của Việt Nam là không liên minh quân sự với nước ngoài, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam, chúng ta cũng không có chủ trương hợp tác với nước lớn này làm phương hại đến quan hệ với nước lớn khác.

Chủ trương nhất quán của chúng ta là độc lập, tự chủ trong các hoạt động đối ngoại, đa phương, đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế.

Lợi thế của chúng ta là có cảng Cam Ranh, là cảng nước sâu, kín gió lại nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương. Đây là tuyến đường biển hết sức nhộn nhịp, chiếm đến trên 45% tổng lượng hàng hóa thương mại quốc tế đi qua khu vực này.

Các nước lớn cũng có lợi ích ở đây, vì vậy họ có nhu cầu tuần tra, bảo vệ các đường vận tải quốc tế nhằm chống cướp biển và giao lưu quốc tế. Họ có nhu cầu vào cảng của chúng ta để bảo dưỡng tàu thuyền, làm các dịch vụ kỹ thuật và cho thủy thủ nghỉ ngơi sau hành trình dài ngày trên biển. Đó là nhu cầu không chỉ của Nga mà rất nhiều nước cũng có nhu cầu đó.

Chủ trương của chúng ta là quy hoạch cảng Cam Ranh thành nhiều phần, trong đó phần thứ nhất là khai thác kinh tế, thu hút đầu tư làm du lịch. Nếu Nga cũng có nhu cầu đầu tư vào lĩnh vực nghỉ dưỡng thì chúng ta cũng hoan nghênh, trên tinh thần theo luật đầu tư của Việt Nam.

Khu vực thứ hai là làm các cảng biển thương mại quốc tế, sửa chữa tàu thuyền. Theo tôi nắm được thì hiện nay đã có 7 tàu thuyền của Mỹ vào sửa chữa ở Việt Nam, trong đó có cảng Hồ Chí Minh và Cam Ranh.

Khu vực thứ ba được quy hoạch dành riêng cho Hải quân, ở đây sẽ làm các cảng chuyên dụng phục vụ cho các tàu của hải quân.

Khu vực thứ tư chúng ta sẽ làm các dịch vụ hậu cần kỹ thuật, do Tổng công ty Tân Cảng của hải quân Việt Nam làm chủ đầu tư, quản lý điều hành và khai thác sử dụng, chủ quyền hoàn toàn thuộc Việt Nam. Chúng ta cũng đang dự định liên doanh với công ty Vietsopetro xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật với chức năng đóng mới, sửa chữa các loại tầu biển, giàn khoan, sửa chữa tàu vận tải, quân sự và dân sự, không chỉ của Nga mà tất cả các nước có nhu cầu. Tất nhiên, khi vào đây họ phải chịu sự quản lý, điều hành của Việt Nam và theo các thủ tục của Việt Nam và các hợp đồng kinh tế.

Nga là cường quốc có nền quốc phòng và kỹ thuật quân sự rất hùng mạnh. Vậy theo Bộ trưởng, hợp tác quân sự với Nga có ảnh hưởng tích cực thế nào đối với Việt Nam?

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh: như tôi nói lúc đầu, quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga có truyền thống hữu nghị lâu đời, và bạn giúp ta là chính, chúng ta chỉ giúp lại được phần nào. Liên xô trước đây và Nga ngày nay là cường quốc quân sự, có bề dày về lịch sử, kiến thức quân sự, tiềm năng nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện rất lớn.

Trong thực tiễn rất nhiều thế hệ cán bộ của chúng ta do Liên Xô và Nga đào tạo đã chứng minh được thành công trong công cuộc bảo vệ tổ quốc Việt Nam. Về mặt kỹ thuật quân sự, Nga có trình độ công nghệ cao và cách sử dụng đã khá quen thuộc với chúng ta. Khối lượng vũ khí Liên Xô trước đây viện trợ cho Việt nam thì quân đội chúng ta do công tác bảo quản, sử dụng bảo dưỡng và kéo dài tuổi thọ rất tốt nên mặc dù một số nước đã thanh loại song đối với chúng ta vẫn còn rất quý. Chúng ta cần nâng cấp, số hóa, kéo dài tuổi thọ, tăng tầm bắn và độ chính xác.

Vì vậy hợp tác kỹ thuật quân sự, đào tạo cán bộ, chuyển giao công nghệ và lập liên doanh để bảo dưỡng sửa chữa kỹ thuật là hết sức cần thiết. Điều đó còn góp phần vào nâng cao năng lực và sẵn sàng chiến đấu của quân đội nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Tôi nghĩ rằng điều đó cũng là đóng góp chung vào hòa bình khu vực và thế giới.

Khi trả lời các phương tiện thông tin đại chúng của Nga, chúng tôi cũng nói rằng đây là hợp tác song phương, phục vụ lợi ích của hai bên và không nhằm vào nước thứ ba, không có liên minh quân sự và cũng không có căn cứ quân sự của Nga ở Việt Nam.

Theo Cao Cường
Vietnam+

Nguồn: http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/640824/%E2%80%98Nga-dong-y-dao-tao-can-bo-quan-su-cho-Viet-Nam-tpol.html

115 trường công bố điểm chuẩn

Posted: 10 Aug 2013 06:05 AM PDT

- Ngay sau khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn – các trường ĐH, CĐ đồng loạt công bố điểm chuẩn. Điểm chuẩn các trường công bố dành cho học sinh phổ thông – khu vực 3. Bạn đọc bấm vào các đường link dưới đây để nắm thông tin chi tiết.

Trên 600.000 thí sinh trượt đại học

im thi, im chun, i hc

Ảnh Văn Chung

1.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

2.

Trường ĐH Y Thái Bình

3.

Trường ĐH Xây dựng

4.

Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

5.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

6.

Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội

7.

Học viện Chính sách và Phát triển

8.

Trường ĐH Nội vụ Hà Nội

9.

Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM

10.

Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

11.

Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

12.

Trường ĐH Nguyễn Trãi

13.

Trường ĐH Nông lâm TP.HCM

14.

Trường ĐH Bách khoa TP.HCM

15.

Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM

16.

Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

17. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

18. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

19. Trường ĐH Luật TP.HCM

20. Trường ĐH Mỏ địa chất

21. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

22. Trường ĐH Y dược (ĐH Huế)

23. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

24. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Huế)

25. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

26. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

27. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

28. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Huế)

29. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

30. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

31. Khoa Luật – ĐH Huế

32.Trường ĐH Sài Gòn

33. ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

34. ĐH Văn Hiến

35. ĐH Hàng hải

36. ĐH Xây dựng miền Tây

37.ĐH Ngoại ngữ, thuộc ĐHQG Hà Nội

38 ĐH Khoa học Tự nhiên, thuộc ĐHQG TP.HCM

39. Trường ĐH Tài chính Marketing

40. Học viện Y học cổ truyền Việt Nam

41. Trường ĐH Điện lực

42. Trường ĐH Hải Phòng

43. Trường ĐH Y Hải Phòng

44. Trường ĐH Thành Đô

45. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

46. Trường CĐ Công thương TP.HCM

47. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật Trung ương

48. Trường ĐH Công nghệ (ĐHQG Hà Nội)

49. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG Hà Nội)

50. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội)

51. Trường ĐH Kinh tế (ĐHQG Hà Nội)

52. Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội)

53. Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội)

54. Khoa Y dược (ĐHQG Hà Nội)

55.

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

56. Trường ĐH Quảng Nam

57. Học viện Thanh thiếu niên

58. Trường ĐH Y tế công cộng

59. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở chính)

60. Trường ĐH Lâm nghiệp (cơ sở HCM)

61. Trường ĐH Phan Thiết

62.Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)

63. Trường ĐH Y dược TP.HCM

64. Trường ĐH Dược Hà Nội

65. Học viện Tài chính

66. Trường ĐH Nha Trang

67. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

68. Trường ĐH Thăng Long

69. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)

70. Trường ĐH Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp

71. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

72. Trường ĐH Đà Lạt

73.Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

74. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

75. Trường ĐH Y Hà Nội

76. Trường ĐH Hồng Đức

77. Trường ĐH Thủy lợi

78. Học viện Báo chí – Tuyên truyền

79. Trường ĐH Quy Nhơn

80. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG Hà Nội)

81. Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐHQG TP.HCM)

82. Trường ĐH Bách Khoa (ĐH Đà Nẵng)

83. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)

84. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng)

85. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng)

86. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ ĐH)

87. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum (hệ CĐ)

88. Trường CĐ Công nghệ (ĐH Đà Nẵng)

89. Trường CĐ Công nghệ thông tin (ĐH Đà Nẵng)

90. Trường ĐH Vinh

91. Trường ĐH Thương mại

92. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM

93. Trường ĐH An Giang

94. Trường ĐH Bình Dương

95. Trường ĐH Đồng Tháp

96. Học viện Hàng không Việt Nam

97. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

98. Học viện Kỹ thuật Mật mã

99. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

100. Học viện Ngân hàng

101. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

102. Trường ĐH Tôn Đức Thắng

103. Trường ĐH mở TP.HCM

104. Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức

105. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM

106.
Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn

107. Trường ĐH Dầu khí

108. Trường ĐH Thể dục TT Đà Nẵng

109. Trường ĐH Thể dục TT Bắc Ninh

110. Trường ĐH Võ Trường Toản

111. Trường ĐH Tài nguyênMôi trường TP.HCM

112. Trường ĐH Tiền Giang


113. Trường CĐ Bách Việt


114. Trường ĐH Phú Yên


115. Trường ĐH Tài chính – Kế toán TP.HCM

Tiếp tục cập nhật…

  • Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/134839/115-truong-cong-bo-diem-chuan.html

Năm học mới ở ĐBSCL: Quyết liệt đầu tư cơ sở vật chất

Posted: 10 Aug 2013 06:05 AM PDT

(GDTĐ) – Thời gian qua, vấn đề thiếu trường lớp, thiếu cơ sở vật chất là chủ đề "nóng" của ngành giáo dục ĐBSCL. Để giải quyết vấn đề này, năm nay các địa phương đã "mạnh tay" đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu dạy học và nỗ lực xóa bỏ các phòng học tạm, phòng học nhờ, phòng tre lá…

Ưu tiên cho xây dựng trường lớp


Thiếu phòng học MN và TH là vấn đề "nóng" đặt ra cho vùng ĐBSCL. Nhiều tỉnh đã nỗ lực xóa trắng trường MN nên thầy trò không còn lo cảnh học nhờ, học tạm trong những ngôi trường tre lá
 

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Hùng Nhiên, Phó GĐ Sở GDĐT Hậu Giang vui mừng cho biết: "Việc đầu tư cho GDMN trong thời gian qua, đặc biệt chỉ trong thời gian ngắn mà tỉnh đã xóa phòng học tre lá, xóa các điểm trắng trường MN, MG ở các xã, phường được xem như bước tiến đáng kể. Năm 2013, tỉnh đặt quyết tâm hoàn thành 12 trường MN, MG trọng điểm với tổng kinh phí khoảng 72 tỉ đồng. Có trường lớp khang trang ngành GD sẽ rất thuận lợi trong huy động trẻ ra lớp và tuyển dụng đủ GV để hướng tới hoàn thành PC GDMN cho trẻ 5 tuổi theo kế hoạch…".

Bước vào năm học 2013 -2014 thầy trò ở tỉnh Hậu Giang rất vui vì có thêm nhiều trường mới được xây dựng khang trang. Đặc biệt là trường lớp cho bậc học MN năm nay được tỉnh tăng cường đầu tư xây mới để đáp ứng nhu cầu học tập của HS vùng sâu, vùng xa, vùng còn trắng trường MN. Như Trường MN Lương Nghĩa, Thuận Hòa (huyện Long Mỹ), Hiệp Hưng, Tân Phước Hưng (huyện Phụng Hiệp), Trường MN Phường 4 (TP Vị Thanh)… Các trường đưa vào sử dụng đã góp phần giải tỏa áp lực trường lớp cho bậc học MN bấy lâu nay đang là vấn đề bức xúc ở địa phương.

Theo ông Phan Văn Hải, Trưởng Phòng Kế hoạch Tài chính, Sở GDĐT tỉnh Hậu Giang cho biết: Tính đến năm 2012, địa phương vẫn còn 7 đơn vị xã, phường chưa có trường MN, MG. Đầu năm 2012, được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên tỉnh tập trung nguồn lực để xây dựng trường MN, MG, giải quyết bức xúc về phòng học cho bậc học MN trên địa bàn. Sau nhiều nỗ lực, đến nay tỉnh đã xóa trắng trường MN và tất cả các xã, phường đều có trường MN, MG. Đặc biệt đã giải quyết mục tiêu xóa phòng học tạm, phòng tre lá, phòng xuống cấp nặng…

Theo thống kê của tỉnh Hậu Giang, năm 2013 Chương trình mục tiêu quốc gia đã triển khai hoàn chỉnh 16 công trình trường học. Trong đó xây dựng mới 31 phòng học, nâng cấp, sửa chữa 83 phòng, xây dựng mới 9 hạng mục phụ trợ: Hàng rào, nhà vệ sinh, sân trường, nhà giữ xe… với kinh phí trên 27,3 tỉ đồng.

Ngoài ra, 13 công trình trường mẫu giáo trọng điểm của tỉnh trong năm nay cũng đã sắp hoàn thành. Chương trình Kiên cố hóa trường lớp giai đoạn 2008 – 2012 đã xây dựng hoàn thành 12 phòng học tại Trường THCS Tân Long, huyện Phụng Hiệp với tổng kinh phí khoảng 5 tỉ đồng. Ngoài ra tỉnh cũng đã đầu tư trang thiết bị PC GDMN cho trẻ 5 tuổi và thiết bị cho phòng dạy ngoại ngữ, tin học với tổng kinh phí khoảng 8,3 tỉ đồng…

Bước vào năm học mới tỉnh Vĩnh Long cũng có thêm nhiều trường mới, đặc biệt là các trường mới xây dựng theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Theo thống kê, năm 2013 nguồn vốn xây dựng cơ bản là gần 157 tỉ đồng, tỉnh đã đầu tư xây dựng trường lớp hơn 94 tỉ đồng. Từ năm học 2012 -2013 tỉnh đã lập dự án đầu tư xây dựng trường MN, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đầu tư xây dựng trường THPT chuyên… tính đến nay các công trình thuộc đề án trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia với số vốn triển khai là 12 tỉ đồng.

Hiện nay các công trình này đã được nghiệm thu và sẵn sàng đưa vào sử dụng trong năm học mới… Ngoài ra để đáp ứng yêu cầu cho đề án nâng cao năng lực dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống GD, bước vào năm học mới tỉnh đầu tư 3 gói thầu mua sắm thiết bị dạy học trị giá khoảng 3 tỉ đồng. Đây được xem như nỗ lực để nâng cao chất lượng dạy, học môn ngoại ngữ của tỉnh trong thời gian tới

Không khí đầu năm học mới khắp nơi hết sức phấn khởi vì bộ mặt trường lớp được quan tâm đầu tư
Không khí đầu năm học mới khắp nơi hết sức phấn khởi vì bộ mặt trường lớp được quan tâm đầu tư

.TP Cần Thơ cũng đang nỗ lực hoàn thành các công trình trường học để kịp thời đưa vào sử dụng khi năm học mới bắt đầu. Chuẩn bị năm học mới, quận Thốt Nốt đã đầu tư hàng tỉ đồng để xây dựng mới và sửa chữa trường lớp như Trường MG Tân Hưng (đầu tư 10 tỉ đồng), THCS Tân Hưng (10 tỉ đồng), THCS Thới Thuận 1 (5 tỉ đồng)… Huyện Cờ Đỏ đã đầu tư hàng tỉ đồng xây dựng cơ sở vật chất, trường lớp theo hướng đạt chuẩn quốc gia. Đến nay huyện Cờ Đỏ có 9/46 trường đạt chuẩn quốc gia. Quận Bình Thủy đầu tư xây mới Trường THCS Long Hòa với kinh phí khoảng 15 tỉ đồng; xây dựng Trường TH Long Tuyền 2 khoảng 38,8 tỉ đồng…

Theo ngành GD Đồng Tháp thì năm học này tỉnh đã giải quyết được tình trạng thiếu phòng học. Để chuẩn bị cho năm học mới 2013 – 2014, tỉnh đã đầu tư kinh phí hơn 143 tỉ đồng để xây mới, sửa chữa trường lớp và các công trình phụ trợ. Trong đó tỉnh đã xây mới 405 phòng học, 310 phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ như sân trường, hàng rào, nhà vệ sinh, nhà giữ xe… cho 60 điểm trường. Tiến hành sửa chữa 409 phòng học, phòng chức năng và các hạng mục phụ trợ ở 175 trường. Thay mới và bổ sung 4.706 bộ bàn ghế HS với tổng kinh phí trên 143 tỷ đồng…

Trọn vẹn niềm vui ngày tựu trường

Tính đến thời điểm này HS ở ĐBSCL đã tựu trường và bước vào những ngày đầu học tập. Không khí đầu năm học mới khắp nơi hết sức phấn khởi vì bộ mặt trường lớp được quan tâm đầu tư xây dựng khang trang. Đây được xem như động lực lớn để thầy trò toàn vùng hướng đến nâng cao chất lượng GD, tiếp tục tạo những bước tiến quan trọng góp phần đưa ĐBSCL thoát khỏi vùng trũng GD…                 

Với sự nỗ lực của các cấp cùng ngành GD mỗi địa phương nên vấn đề "nóng" về thiếu trường lớp được quan tâm đặc biệt. Chỉ tính trong năm 2013 nhiều tỉnh, thành đã nỗ lực xóa trắng trường MN (Hậu Giang); một số địa phương đã đảm bảo đủ phòng học cho HS các cấp (Đồng Tháp). Nhiều địa phương tuy còn nhiều khó khăn nhưng vẫn dành nguồn kinh phí đáng kể đầu tư xây dựng trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân… Từ những nỗ lực đó nên bước vào năm học 2013 – 2014 thầy trò nhiều địa phương ở ĐBSCL rất phấn khởi vì có thêm trường mới, không còn lo cảnh phải học nhờ, học tạm trong những ngôi trường tre lá tạm bợ.

Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201308/nam-hoc-moi-o-dbscl-quyet-liet-dau-tu-co-so-vat-chat-1971698/

Tìm hướng đi sau khi trượt đại học

Posted: 10 Aug 2013 06:05 AM PDT

Mặc dù vẫn chưa có điểm chuẩn chính thức nhưng dự báo được kết quả khi lệch với "ngưỡng cửa" đại học còn khá xa, nhiều bạn trẻ đã tìm những hướng đi riêng cho mình.

Kiên trì con đường học hành

Dù kết quả thi đại học không đủ điều kiện để đỗ vào trường đại học như mơ ước, nhiều bạn trẻ vẫn kiên quyết đến cùng ôn và thi lại vào năm sau.

Không đỗ vào trường ĐH Hải Phòng, Thu Hiền (trường THPT Ngô Quyền, Hải Phòng) đã xin phép với bố mẹ cho phép mình ôn thi lại vào năm sau. Hiền chia sẻ: "Thi trượt, mình buồn lắm. May mà bố mẹ luôn an ủi, động viên nên mình cũng nhanh chóng lấy lại tinh thần để đưa ra quyết định trước nhiều ngã rẽ”.

Tuy điểm thi có thể xét nguyện vọng 2 nhưng Hiền không muốn học cao đẳng. Hiền sẽ theo đuổi đến cùng mục tiêu đã đặt ra ban đầu nên ôn tập kiến thức để thi lại trong kỳ tuyển sinh tiếp theo.

Tìm hướng đi sau khi trượt đại học, Bạn trẻ - Cuộc sống, truot dai hoc, si tu, thi sinh, diem thi 2013, diem thi dai hoc, ban tre, gioi tre, bao, bao phu nu, bao gia dinh

Hiền quyết định ôn thi lại, chứ không nộp nguyện vọng học cao đẳng

Còn Lê Văn (trường THPT Sơn Tịnh 1, Quảng Ngãi) cho biết đã có ý định xét vào một trường cao đẳng cho đỡ xấu hổ với bạn bè.

Văn bày tỏ: "Lúc biết kết quả, cảm giác của mình rất chán nản bởi vì mục tiêu cố gắng bao lâu nay đã không đạt được, đồng thời hổ thẹn với chính mình, bạn bè và mọi người xung quanh. Nhiều lúc mình muốn chạy trốn khỏi thực tại".

Cũng chính cảm giác thất vọng, buồn chán này khiến bản thân Văn cảm thấy túng quẫn và dao động bởi những lời mời mọc từ một số trường không tổ chức thi tuyển gửi giấy báo về. Cậu chia sẻ: "Anh họ mình năm ngoái thi trượt đại học, cũng nhận đến chục giấy báo như thế, đến từ các trường liên kết, tư thục, … chưa bao giờ nghe đến tên tuổi. Mình nghĩ học những trường này ít ra cũng được cái danh "sinh viên".

Nhưng khi được mọi người phân tích nhược điểm của các trường này, Văn đã bình tĩnh hơn và quyết định sẽ thi lại. Năm sau, Văn sẽ chọn trường, chọn ngành phù hợp với khả năng của mình hơn. “Bây giờ, mình cũng đã tự vạch ra kế hoạch trong đầu sẽ thực hiện nó như thế nào và tự nhủ nếu không muốn thua thiệt và xấu hổ với bạn bè thì phải đỗ được đại học. Bên cạnh đó, Văn cũng muốn sau này không phải hối tiếc vì bản thân đã không cố gắng hết mình".

Tìm hướng đi khác cho bản thân

Nhận thức rõ được năng lực bản thân, nhiều bạn đã không nhất quyết thi cho bằng được vào đại học hay cao đẳng mà lựa chọn những con đường phù hợp với đam mê và khả năng của mình.

Khi biết điểm thi đại học thấp, không đủ để vào trường đã đăng ký dự thi, Nguyễn Nam (trường THPT Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) đã không quá bất ngờ.

Nam cho biết: "Hơn ai hết, mình là người biết rõ năng lực của bản thân vì thế không hề muốn thi đại học. Nam đi thi vì nghĩa vụ, muốn cho bố mẹ vui lòng, thỏa nguyện hơn là mục tiêu của bản thân. Thực sự, mình đã cố gắng hết nên giờ cũng không có chút xấu hổ nào với gia đình”.

Ngay khi biết điểm, Nam đã nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ và bày tỏ quan điểm của bản thân: Sẽ quyết định đi học nghề. Hiện tại, mình đang làm hồ sơ để đăng ký vào một trường trung cấp dạy nghề trong tỉnh về kỹ thuật hàn xì. Sau khi kết thúc chương trình học hai năm, Nam dự định sẽ xin vào một công ty và theo đuổi công việc này. Sau khi đã cứng tay nghề, nếu có điều kiện, Nam muốn mở một xưởng riêng.

Còn với Hoàng Văn Đức (cựu học sinh trường THPT Tống Duy Tân, Thanh Hóa) lại quyết định lập nghiệp ở quê hương, nơi bạn sinh sống rất phát triển nghề đá. Đức cũng muốn mở một xưởng sản xuất đá mỹ nghệ.

Đức cho biết: “Là con út, anh chị đều có gia đình riêng ở xa nên mình quyết định lập nghiệp ở quê để tiện chăm sóc bố mẹ”. Huyện Đức ở vốn sẵn tài nguyên đá, có thể tận dụng được mà không mất quá nhiều tiền vào chi phí, vận chuyển. Bên cạnh đó, kinh doanh đá mỹ nghệ vốn ít, chi phí thấp nên lúc bắt đầu, Đức sẽ dễ dàng vận động được nguồn vốn từ người thân.

“Mình biết là không thể gây dựng một xưởng đá nếu không hiểu về nó nên sẽ xin làm ở một xưởng khác ở quê để học việc. Qua thời gian ấy, mình sẽ biết cách để làm ra một sản phẩm thế nào, điều hành ra sao" – Đức vui vẻ tâm sự.

Đức cũng chia sẻ rằng, dù bản thân không được đào tạo bài bản, chính quy từ các trường đại học, cao đẳng nhưng tiếp xúc thực tế với công việc, Đức cũng hiểu hơn về nó. Bên cạnh đó, Đức cũng có cơ hội học hỏi  thêm kinh nghiệm từ những người đi trước và sẽ đọc sách dạy khởi nghiệp và kinh doanh, quản lý.

Đức chia sẻ: "Khi nào trang bị đủ, mình sẽ bắt tay vào làm. Mình hiểu lựa chọn con đường này sẽ đối mặt với nhiều khó khăn nhưng không chán nản vì mình biết rõ mong muốn của bản thân".

Nguồn: http://www.24h.com.vn/ban-tre-cuoc-song/tim-huong-di-sau-khi-truot-dai-hoc-c64a563689.html

Sau lưng cô nàng thu nhập 200 triệu là đại gia?

Posted: 10 Aug 2013 05:05 AM PDT

- Một ngày sau khi đăng tải bài báo

“Cô nàng bỏ ĐH, thu nhập 200 triệu đồng mỗi tháng”
đã nhận được hàng trăm ý kiến
khen ngợi về ý tưởng táo bạo, nhưng cũng nhiều tranh cãi…

Dám nghĩ, dám làm – nhưng…

Xung quanh hàng trăm comment khen ngợi

Bùi Thị Phương
dám nghĩ, dám làm cũng có nhiều ý kiến ngược.

Ngoi thng, b hc, 200 triu, i hc, i gia

Bạn đọc Huy Vu 70 (huyvu70@…) cho rằng, em đang
chém gió. Em này không hiểu gì về kinh doanh. Em đang làm công việc kinh doanh nhưng
em lại không có tiền. Vậy tiền đâu để mở các cơ sở kinh doanh?

Trong khi đó bạn đọc Longtime (acndnpc@…)
khen ngợi, bạn Phương quá giỏi và táo bạo. Vì không phải ai
cũng dám bỏ học để theo đuổi đam mê cá nhân.

Độc giả Phạm Huy (ng4ym4icm3n@…)
tiếp lời: “Chị hơn người khác ở chỗ chị khác người. Chị dám làm, không phủ nhận
việc làm của chị là sai nhưng mà không phải ai cũng thành công chị ạ…”

Bạn đọc DiemMy (mypld@…)
nhìn nhận: “Bạn giỏi, thông minh, chăm chỉ, năng động là điều không bàn cãi. Dám nghĩ
dám làm, gặt hái được một số thành công bước đầu là sự thật. Có điều đọc thông tin về
bạn ấy tôi thấy số phần trăm “nổ” ở đây là tương đối lớn, chắc khoảng 40-50%.”

“Tôi từng làm trung tâm tiếng Anh, nay đã sang nhượng
lại. Thu nhập 1 tháng của 1 trung tâm quy mô như trung tâm của bạn không thể quá 200
triệu trong tháng cao điểm. Bạn trẻ và tài năng – tôi không phủ nhận, nhưng có lẽ bạn
chưa học hành đến nơi đến chốn nên chưa kiểm soát được phát ngôn. Muốn thành công,
phải học hỏi”
– lời độc giả DiemMy.

Độc giả Tuấn Anh (tuananh@…)
cho rằng, bạn là một người năng động trong làm ăn. Thật khó tìm được người trẻ nào
năng động, dám nghĩ dám làm như bạn. Tôi thật khâm phục bạn. Tuy nhiên, việc học hành
đến nơi đến chốn nhiều khi còn hỗ trợ cho việc làm giàu chứ có gây trở ngại gì đâu.

Từ email Nguyenluan4@…gửi đến bạn Phương
lời chúc thành công. Tuy nhiên, độc giả này tỏ ra không ủng hộ
việc dừng học hành và đánh giá chủ quan về học tập như vậy. Việt Nam cũng có những
người phát tiết tinh hoa sớm tự tin sớm quá sau đó cũng không đến đâu cả. Bạn nên
tiếp tục học lên…

Có học vẫn hơn

Độc giả Minh Hằng (minhhangnhim@…) cho rằng: “Không tốt
nghiệp ĐH cũng không sao, nếu bạn chọn một định hướng kinh doanh khác. Nhưng tham gia
vào đào tạo (đào tạo ngoại ngữ ) mà người đứng đầu không tốt nghiệp ĐH thì e là không
ổn.

“Bạn muốn thành công lớn và bền vững hơn nữa phải luôn
không ngừng học trong trường lớp và thực tế. Tôi tin bạn sẽ thành công nhiều hơn nữa”
- độc giả
Lê Nam (Namlv.nita@…) đưa lời khuyên.

Độc giả Nguyễn Trọng Khánh Toàn (khanhtoanarch@…) nhìn nhận:
Em có thể bỏ học nhưng vẫn thành công, tôi đánh giá cao khả
năng của em! Nhưng em đừng lấy việc bỏ học giữa chừng để tự hào làm nền cho thành
công hiện tại. Nếu như lớp trẻ lấy “tấm gương” của em ra để đi theo thì xã
hội sau này sẽ ra sao?”

Độc giả Minh Song (dosong95@…)
cho hay, trên thế giới, ở các nước tiên tiến chất lượng ĐH rất tốt, nhưng lại có
những người không cần bằng ĐH mà vẫn trở thành tỉ phú như người sáng lập FaceBook ,
Steve Job … Tất cả đều là do ý trí, nghị lực dám nghĩ dám làm của con người.

“Cách bạn ấy học là học mà làm, làm mà học – chứ không phải
sống theo kiểu phi thực tế” – lời độc giả Song. Dù cho có tấm bằng ĐH của một trường
danh giá mà năng lực không có thì sớm muộn gì cũng bị out ra ngoài và loay hoay về kế
sinh nhai….

Trường học chỉ dạy lý thuyết suông

Lý do nhiều độc giả đứng về phía

“nhân vật chính”
và ủng hộ suy nghĩ dám làm của Phương là vì quan niệm: Học ra
không áp dụng được gì trong thực tế.

Ngoi thng, b hc, 200 triu, i hc, i gia

Độc giả Trần Mạnh Tùng (Tungtrandspl@…) nhìn nhận, bạn đã thực
sự trở thành người chủ doanh nghiệp nhỏ. Đúng như nhiều sách
dạy về kinh doanh nói: Trường học chỉ dạy chúng ta trở thành người làm công ăn
lương… chứ không dạy chúng ta cách làm chủ.

“Thực tế như Bill Gates là một minh chứng. Bạn phải làm
được như vậy để chứng minh cho nền giáo dục toàn lý thuyết suông này”
– bạn đọc
nguyễn minh đức (mlvanduc@…) kỳ vọng.

Rồi độc giả Trân Thuc (dapdass@…) dẫn minh chứng từ bản thân: “Tôi
đã từng gồng mình để lấy bằng ĐH, sau đó không dùng đến nó và cảm thấy tiếc quãng
thời gian đi học vô ích đó. Đi làm hai năm nhưng không khá được, tôi bỏ việc và vay
vốn từ gia đình để khởi bắt đầu kinh doanh lĩnh vực không liên quan đến chuyên môn
được đào tạo. Thật lạ, trong khi mọi người nghĩ rằng tôi quá mạo hiểm thì tôi lại
không chút lo lắng. Kết quả tôi thành công ngay sau khi bắt đầu 6 tháng, hiện thu
nhập ở mức cao.

“Phương là người thành công. Qua cách trả lời phỏng vấn
tôi thấy bạn đúng là người có tố chất kinh doanh, tôi tin bạn sẽ đạt mục tiêu của
mình”
- độc giả Trần Thuc chia sẻ.

Độc giả Nga Vu (Ngavuhang@…)
nên quan điểm, theo mình thì có nhiều con đường để học, đâu nhất thiết là phải ngồi
trên ghế nhà trường. Mọi sự tìm tòi đều có giá trị riêng.

“Những người giỏi thật sự thì không cần bằng cấp. Tôi đã tốt nghiệp ĐH nhưng vẫn loay hoay tìm một công việc có thể nuôi sống được bản thân
bởi vì tôi không giỏi và có bản lĩnh như bạn” – độc giả Mai Hoa (
thuphuongvt@…)
nhìn nhận.

Đằng sau em là đại gia?

Bạn đọc Thùy Dương (thuyduongpt.nv@…) đặt vấn đề,
bạn kinh doanh lớn như vậy thì lấy tiền đâu đầu tư. Chắc phải có đại gia hậu thuẫn?.
Mình không tin bạn: tay trắng + trí tuệ = thành công.

Đồng quan điểm – độc giả Phú (alala123456@…)
cho rằng, chắc bạn được gia đình hay ai đó giúp đỡ chứ không thể tay không bắt
giặc. Nhưng bạn nên học tính cách của người Nhật. Ở trong Sài Gòn có nhiều bạn không
học ĐH nhưng kiếm tháng 300-400 triệu mà chưa nổ như thế.

Độc giả Nguyễn Phát Tài (phattainguyen_72@….)
nhìn nhận, mỗi người có một quan điểm, điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Hãy linh
hoạt hơn với cuộc sống, nhưng không phải tất cả ai cũng làm theo bạn Phương đâu nhé
nếu không Việt Nam sẽ không còn Trường ĐH nào tồn tại và cũng toàn “Bill Gates” không
bằng cấp làm việc theo kiểu ăn may.

Độc giả Bùi Trần Linh (buitranlinh@…) thắc mắc: “Bạn có
cho rằng việc BỎ HỌC GIỮA CHỪNG mâu thuẫn với việc BẠN đã rất cố gắng trong những năm
học ở phổ thông để đến với TRƯỜNG ĐH BẠN ĐÃ HỌC, ngay từ buổi nhập học đâu tiên: Tâm
trạng của Bạn thế nào? Lúc đó bạn có ý tưởng này không?

“Là một người kinh doanh, lớn tuổi hơn bạn và cùng họ
BÙI…tôi khuyên bạn dù thế nào đi chăng nữa hãy chứng tỏ mình là MỘT NGƯỜI ĐÃ TỪNG
ĐI HỌC. Cái gì cũng phải CÓ TRƯỚC mới CÓ SAU bạn ạ!” -
độc giả Linh nói. 

Ở góc nhìn khác, độc giả Tuấn (minhtuan2904@…)
cho rằng, thông tin thì không rõ ràng, mở trung tâm dạy tiếng Anh là trung tâm nào? Bạn ấy đã có những bằng cấp gì về tiếng Anh để phục vụ cho trung tâm?

“Báo chí chỉ nhìn một phía, chỉ đưa những bề nổi huy
hoàng. Cái chúng tôi muốn thấy là những thất bại, những bài học kinh nghiệm từ việc
làm giàu, chứ không phải là những câu nói suông không số liệu….”
– độc giả Tuấn
khái quát.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/135223/sau-lung-co-nang-thu-nhap-200-trieu-la-dai-gia-.html

Đổi mới cách dạy

Posted: 10 Aug 2013 05:05 AM PDT

 Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo

Tham dự Hội thảo có: Bà Lâm Phương Thanh – Phó Trưởng ban Tuyên giáo TW; Ông Phạm Tất Thắng – Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội; đại diện lãnh đạo các vụ của Ban Tuyên giáo TW; Văn phòng Chủ tịch nước; Văn phòng Chính phủ; Bộ GDĐT; Bộ VHTTDL; TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; các nhà khoa học; các trường đại học, Sở GDĐT…

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/doi-moi-cach-day-hoc-mon-giao-duc-cong-dan-1971702/

Điểm chuẩn, xét tuyển nguyện vọng của Học viện Ngân hàng

Posted: 10 Aug 2013 05:05 AM PDT

Mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm, đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm. Điểm trúng tuyển vào từng ngành đào tạo như sau:

*Xét tuyển NV2 hệ ĐH:

Học viện Ngân hàng Hà Nội xét tuyển bổ sung 30 chỉ tiêu vào ngành: Ngôn ngữ Anh. Thí sinh dự thi khối D1 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT năm 2013 đạt từ 23,0 điểm trở lên, nếu có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển về phòng Đào tạo – HV Ngân hàng – 12 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội. Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Từ 15/8/2013 đến 17h00 ngày 03/9/2013. Trừ ngày thứ 7 và Chủ nhật.(Lệ phí xét tuyển: 30.000đ). Hồ sơ xét tuyển bao gồm Giấy chứng nhận kết quả thi năm 2013 bản gốc và phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận.

Học viện Ngân hàng Phân viện Phú Yên xét tuyển bổ sung 139 chỉ tiêu: 89 chỉ tiêu vào ngành Tài chính Ngân hàng, 50 chỉ tiêu vào ngành Kế toán. Thí sinh dự thi khối A, A1 theo đề chung của Bộ GD-ĐT năm 2013 đạt từ 17,0 điểm trở lên nếu có nguyện vọng nộp hồ sơ về phòng Đào tạo-HVNH-12 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội, hoặc Phòng Đào tạo – Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hoà, Phú Yên (Ưu tiên đối tượng vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên)

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Từ 15/8/2013 đến 17h00 ngày 03/9/2013. Trừ ngày thứ 7 và Chủ nhật.(Lệ phí xét tuyển: 30.000đ). Hồ sơ xét tuyển bao gồm Giấy chứng nhận kết quả thi năm 2013 bản gốc và phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận.

Điểm trúng tuyển bậc liên thông lên đại học: Điểm trúng tuyển là 13.0 điểm đối với cả khối A và A1.

Điểm trúng tuyển bậc cao đẳng: Điểm chuẩn Nguyện vọng 1 học tại Cơ sở đào tạo Sơn Tây là 12.0 điểm. Điểm chuẩn Nguyện vọng 1 học tại Phân viện Phú Yên là 10.0 điểm

*Xét tuyển NV2 hệ CĐ: Thí sinh dự thi khối A, A1 và khối D1 năm 2013 theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT nếu đạt từ 12,0 điểm trở lên, có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển về phòng Đào tạo – Học viện Ngân hàng 12 Chùa Bộc – Quang Trung – Đống Đa – HN, nếu đạt từ 10,0 điểm khối A, A1, D1 trở lên có nguyện vọng học tại Phân viện Phú Yên, nộp hồ sơ xét tuyển về Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hoà, Phú Yên.

Thí sinh gửi bản gốc giấy chứng nhận kết quả thi ĐH-CĐ 2013 về các địa chỉ sau: Nếu học tại Cơ sở đào tạo Sơn Tây: Phòng đào tạo – Học viện Ngân hàng 12 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội; (ĐT: 04-38521851 hoặc 04 – 38526417). Nếu học tại Phú Yên: Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hoà, Phú Yên. (ĐT : 057- 38247444)

Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Từ 20/8/2013 đến 17h00 ngày 20/9/2013. (Lệ phí xét tuyển: 30.000đ). Hồ sơ xét tuyển bao gồm Giấy chứng nhận kết quả thi và phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận.

Nguyễn Hùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/diem-chuan-xet-tuyen-nguyen-vong-cua-hoc-vien-ngan-hang-765484.htm

Comments