Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


"Bàn ăn tự kỷ" dành cho sinh viên F.A tại căng-tin trường

Posted: 01 Aug 2013 07:23 AM PDT


Mê mẩn trước vẻ đẹp của "nữ hoàng" nhảy cầu Paola Espinosa

Không chỉ được mệnh danh là "nữ hoàng" nhảy cầu của Mexico, Paola Espinosa còn khiến cho đấng mày râu phải điên đảo vì vẻ đẹp cuốn hút của mình.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/kenh14.vn/Ban-an-tu-ky-danh-cho-sinh-vien-FA-tai-cangtin-truong/11608762.epi

Language Link ưu đãi cho học sinh, sinh viên và người đi làm

Posted: 01 Aug 2013 07:23 AM PDT


Từ ngày 1/8 đến ngày 30/9, các đăng ký chương trình tiếng Anh người lớn (bao gồm tiếng Anh học thuật và tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp) tại Language Link sẽ được ưu đãi học phí lên tới 850.000 đồng và nhiều quà tặng hấp dẫn.

Các đăng ký theo nhóm cho khóa học tiếng Anh học thuật hoặc tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp sẽ được tặng ngay 550.000 đồng mỗi thành viên cho nhóm 2 người và tặng ngay 850.000 đồng mỗi thành viên cho nhóm 4 người. Các thành viên trong nhóm đóng học phí cùng nhau và trong một nhóm phải có ít nhất một học viên mới.

Language Link sẽ tặng thêm balô cho mỗi học viên đã và đang học tại Language Link trong thời gian một năm tại thời điểm đăng ký cùng nhóm bạn.

Rèn luyện 5 kỹ năng tiếng Anh cùng chương trình tiếng Anh học thuật

Tại Language Link, khóa học tiếng Anh học thuật được thiết kế đặc biệt cho học sinh THPT, sinh viên đại học và những học viên muốn sử dụng tiếng Anh phục vụ mục đích học tập ở bậc cao hơn, tham dự các kỳ thi TOEFL/IELTS hoặc du học. Học viên được phát triển 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết từ cơ bản đến nâng cao thông qua các bài tập thực hành gần gũi với cách dạng bài thi IELTS, TOEFL, như thuyết trình theo chủ đề, viết luận, viết báo cáo, mô tả biểu đồ…

Các kỹ thuật xử lý bài đọc, bài nghe hiệu quả để có thể tự tin làm các bài thi IELTS, TOEFL sau này cũng như thích nghi với mô hình đào tạo quốc tế cũng được các giảng viên hướng dẫn nhiệt tình.

Bên cạnh đó, học viên còn được rèn luyện các kỹ năng học tập cần thiết trong môi trường giáo dục tiên tiến như nghe giảng, nghiên cứu, viết luận, thuyết trình theo tư duy phản biện, khoa học, cùng với thái độ chủ động trong học tập.

Thời lượng mỗi tiết học tiếng Anh học thuật kéo dài 3 tiếng mỗi buối, tức từ 9-15 tiếng một tuần. Với thời gian này, học viên có thể tối đa hóa thời gian thực hành 4 kỹ năng trên lớp, giáo viên có đủ thời lượng giám sát được quá trình từ bước chuẩn bị cho đến khi thực hành bài nói, viết, cũng như dễ dàng phát hiện điểm yếu, điểm mạnh của từng học viên trong lớp. Từ đó, giáo viên có thể giúp học viên đề ra một chiến lược học tập để khắc phục điểm yếu của mình.

Ở trình độ thích hợp, học viên có thể chuyển qua lớp luyện thi TOEFL, IELTS để thi lấy chứng chỉ quốc tế tại Language Link – trung tâm khảo thí chính thức TOEFL/TOEIC – ủy quyền bởi Viện Khảo thí và Giáo dục Hoa Kỳ (ETS).

Học viên Language Link trong chương trình tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp.

Tiếng Anh giao tiếp chuyên nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh

Khóa học Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp tại Language Link được thiết kế đặc biệt dành cho đối tượng người đi làm và sinh viên năm cuối có nhu cầu học tiếng Anh để thi TOEIC và ứng dụng ngay trong công việc thực tế và thúc đẩy cơ hội thăng tiến…  Khóa học tập trung phát triển các kỹ năng tiếng Anh với các chủ để liên quan đến đời sống xã hội, cuộc sống hiện đại và môi trường công việc như (viết CV, kỹ năng trả lời phỏng vấn, đàm phán…).

Hơn thế, khóa học còn tích hợp nhiều nội dung luyện thi TOEIC nền tảng, giúp học viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi TOEIC. Nếu bạn tham gia trực tiếp khóa luyện thi TOEIC tại Language Link, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng, nắm rõ chiến lược làm bài cho từng phần trong bài thi và được làm 3 bài thi thử TOEIC tại chính trung tâm khảo thí chính thức Language Link. Như vậy, bạn vừa có thể học Tiếng Anh Giao tiếp Chuyên nghiệp, luyện thi TOEIC và đăng ký thi TOEIC tại cùng một địa điểm.

Tư liệu: Language Link

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/giao-duc/language-link-uu-dai-cho-hoc-sinh-sinh-vien-va-nguoi-di-lam/a339732.html

Hiền mới chiêu, sĩ mới đãi

Posted: 01 Aug 2013 06:23 AM PDT

Một số kênh truyền thông đưa tin "Đà Nẵng dọa kiện nhân tài", nói về vụ hai học viên tham gia đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, được cử đi du học nước ngoài, nhưng bỏ việc làm vi phạm cam kết theo hợp đồng.

Trước hết, phải nói lại cho rõ, chẳng có nhân tài nào ở đây cả. Những người được cử đi học theo các đề án đào tạo nguồn nhân lực ở các địa phương không phải là những cá nhân xuất sắc như học sinh đoạt huy chương vàng, bạc trong các giải Olympic quốc tế, mà là những người có điều kiện, tiêu chuẩn tiếp cận đề án. Nhiều địa phương bỏ kinh phí cho hàng chục, hàng trăm người đi học nước ngoài. Nhân tài không dễ có nhiều như vậy.

Thứ nữa, tiền chi cho quý vị du học chẳng phải tiền trên trời rơi xuống, mà đó là tiền thuế của dân.

Nhiều người làm lụng vất vả để nuôi con ăn học trong nước, nhưng phải đóng thuế mồ hôi nước mắt, trong đó có phần chi cho quý vị du học. Nếu học không tử tế, học xong về làm việc không tốt, thậm chí bỏ việc đi ra làm ngoài để kiếm tiền nhiều hơn; vậy thì hỏi, công bằng ở đâu?

Cho nên, cũng công bằng mà nói, quý vị có quyền lựa chọn tương lai của mình, không ai được can thiệp. Nhưng xin quý vị làm đúng cam kết được quy định tại hợp đồng, trả lại tiền cho dân, trả luôn cả thiệt hại do quý vị gây ra, bởi vì chính quý vị làm hỏng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực. Xin ủng hộ UBND TP.Đà Nẵng kiện những học viên này ra tòa. Làm ngay, không dọa dẫm gì sất, không xử lý vụ này là không công bằng với người nộp thuế, là tạo tiền lệ xấu cho những trường hợp khác.

Cũng từ vụ việc của Đà Nẵng, cũng nên xem lại các đề án đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao khắp cả nước. Cần phải có tổng kết, đánh giá hiệu quả của đề án bằng những con số cụ thể và các giá trị định lượng được. Đề án nguồn nhân lực tốn nhiều tiền thì phải tạo ra nhân lực có nhiều chất xám, tiền thuế của dân không thể làm quà biếu cho gia đình quan chức hay trả tiền cho những chuyến du lịch dài hạn của con cha cháu ông. Nói như vậy vì có không ít người học không nổi phải về nước, hoặc có cái bằng nhưng chẳng ra trò trống gì, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Cũng cần nhìn nhận khách quan, có những người xứng đáng với sự đầu tư của địa phương, nhưng khi trở về không có môi trường để khai thác năng lực và chuyên môn. Ở một số cơ quan nhà nước, tư duy đột phá và đầu óc mạnh dạn thử nghiệm cái mới không phải luôn được đón nhận, có khi còn bị đánh giá là đi chệch hướng. Tình trạng này có thể nói là chiêu hiền, nhưng không đãi sĩ.

Muốn có nhân lực chất lượng cao, ngoài chính sách phù hợp, phải tuyển chọn người thực sự giỏi, xuất sắc, có những thành tích cụ thể đi kèm với ràng buộc chặt chẽ. Người hiền thì mới chiêu, kẻ sĩ mới khoản đãi.

Theo Lê Thanh Phong(Lao Động)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133770/hien-moi-chieu--si-moi-dai.html

Chính sách mới về GD

Posted: 01 Aug 2013 06:23 AM PDT

(GDTĐ) – Từ tháng 8/2013, một số chính sách mới liên quan đến GD – ĐT có hiệu lực thi hành: Tăng mức cho vay HSSV lên 1,1 triệu đồng/tháng; Quy định mới về công nhận bằng cấp nước ngoài; Dùng sáng kiến của người khác để dự thi, phạt đến 40 triệu đồng.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Tăng mức cho vay HSSV lên 1,1 triệu đồng/tháng

Theo Quyết định 1196/QĐ-TTg điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1, Điều 5, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV, mức cho vay tối đa là 1,1 triệu đồng/tháng/HSSV.

So với quy định cũ, mức cho vay tối đa đối với HSSV tăng thêm 100.000 đồng/tháng/HSSV.

Quyết định 1196/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/8/2013, áp dụng đối với các khoản vay mới kể từ khi Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Dùng sáng kiến của người khác để dự thi, phạt đến 40 triệu đồng

Theo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học và công nghệ, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với cá nhân; phạt tiền từ 20-40 triệu đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi: Sử dụng, công bố số liệu, quy trình công nghệ, thông tin liên quan đến kết quả hoạt động khoa học và công nghệ thuộc quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức khác mà không được cá nhân, tổ chức đó cho phép; đăng ký, công bố công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân, tổ chức khác mà không được phép của cá nhân, tổ chức đó;

Sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học, số liệu, thông tin của cá nhân, tổ chức khác trong báo cáo khoa học, tài liệu khoa học mà không chỉ rõ nguồn gốc, xuất xứ của kết quả nghiên cứu đó; sử dụng sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình công nghệ của cá nhân, tổ chức khác để đăng ký tham dự triển lãm, cuộc thi, giải thưởng về khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ buộc phải cải chính thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng đối với hành vi vi phạm.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15/8/2013.

Quy định mới về công nhận bằng cấp nước ngoài

Người đề nghị công nhận văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp phí theo quy định của Bộ Tài chính.

Đây là điểm mới được bổ sung trong Thông tư 26/2013/TT-BGDĐT quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp.

Về thủ tục công nhận bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp đại học, bằng thạc sĩ và bằng tiến sĩ, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo), cấp giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ, nếu hồ sơ được gửi qua đường bưu điện thì căn cứ vào dấu bưu điện để xác định ngày nhận hồ sơ.

Trong thời gian không quá 30 ngày làm việc, trên cơ sở quy định về tuyển sinh, chương trình đào tạo, hệ thống văn bằng của nước cấp văn bằng, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục phối hợp với các đơn vị có liên quan xem xét xử lý hồ sơ để công nhận văn bằng phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam.

Trường hợp văn bằng đề nghị công nhận không phù hợp với một trong các loại văn bằng của Việt Nam, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng, cung cấp thêm thông tin và công nhận giá trị thực tế của văn bằng trong hệ thống giáo dục của nước cấp bằng.

Trường hợp văn bằng không đủ điều kiện để được công nhận, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục trả lời bằng văn bản cho người đề nghị công nhận văn bằng nêu rõ lý do không công nhận.

Lộc Hà Theo Chinhphu.vn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201308/chinh-sach-moi-ve-gd-dt-co-hieu-luc-tu-thang-8-1971422/

Tôi trượt đại học – Kỳ 3: Những người không học đại học

Posted: 01 Aug 2013 06:23 AM PDT

(TNO) Cùng là những người trẻ và thích sáng tạo, họ đã chủ động phiêu lưu trên con đường đam mê không đại học (ĐH) của mình. Người thì đang học dở năm 2 ĐH rồi nghỉ, người thì theo nghiệp kinh doanh sau khi tốt nghiệp THPT. Giờ đây, họ cũng là những ‘ông chủ, bà chủ’ thành công trong cuộc sống.

Tôi trượt đại học – Kỳ 1: Rớt đại học? Đó chỉ là một con đường
Tôi trượt đại học – Kỳ 2: Cứ đi sẽ tìm thấy đường
Thủ khoa 30 điểm: Tự tin với quyết định bỏ học đại học để thi lại
Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu: Người thầy – Bạn đồng hành của giới trẻ
Cô bé tí hon trốn bố mẹ đi thi đại học
Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc – Kỳ 2
Bốn lần thi đại học của chàng trai rượu chè, cờ bạc

Cậu ấm bỏ học và cô chủ shop ngán làm nhà nước

Đang là sinh viên năm 2 ĐH Luật Hà Nội, lại là "cậu ấm" được gia đình lo cho từ miếng ăn giấc ngủ thì bất ngờ Đỗ Viết Tuấn (22 tuổi, quê Thanh Hóa) quyết định bỏ ngang việc học vào TP.HCM khởi nghiệp.

"Nhận thấy ngành nghề hiện tại đang học không hề hợp với mình, muốn tìm kiếm một điều gì đó mới hơn và lạ lẫm hơn cho cuộc sống nên tớ quyết định tìm lối thoát bằng việc đi con đường khác" – Tuấn chia sẻ.

Năm triệu đồng là số tiền gia đình cấp cho Tuấn mỗi tháng. Tháng 7.2010, Tuấn cầm "tiền tháng" và chút ít tiền dành dụm vào Sài Gòn. Đến nơi, Tuấn mới gọi điện thông báo gia đình quyết định bỏ học. Cú sốc đó khiến gia đình và chàng trai mới lớn cứ cãi vã nhau qua điện thoại.

Một mình lang thang Sài Gòn, quen thói tiêu xài thoải mái như trước nên số tiền mang theo hết ngay. Xin vào làm một cửa hàng pizza ở Q.1, nhiều hôm về trễ, hết xe buýt lại không có tiền, bạn bè lại không có để nhờ vả Tuấn phải đi bộ tới gần 1 giờ sáng mới về tới phòng trọ ở Q.7.

Lãnh tháng lương đầu tiên được 1,8 triệu đồng, Tuấn nhận ra: "Trước giờ mình quá ngu, xài tiền một cách phung phí, giờ mới thấy tiếc và biết quý đồng tiền hơn".

Chân dung chàng trai bỏ đại học làm đồ handmade 2
 Chân dung chàng trai bỏ đại học làm đồ handmade Đỗ Viết Tuấn – Ảnh nhân vật cung cấp

Trong khi đó, với Xuân Đào (26 tuổi, quê Long An), mọi thứ bắt đầu từ khi chứng kiến nhiều anh chị xung quanh học ĐH nhưng vẫn không tìm được việc làm. Nhiều người học 4-5 năm, ra trường làm trái nghề. Đăng ký học ĐH tại chức một thời gian, Đào cũng "nản" luôn vì chợt nhận ra mình không phù hợp với việc làm một cán bộ, công nhân viên.

Khi ấy, Đào cực kì hoang mang, bởi bạn thân đứa nào cũng đi học ĐH trong khi mình lại không học hành tới nơi tới chốn. Trong lúc buồn chán, Đào lên mạng tìm hiểu về các ngành học thì chợt thấy hình thức bán hàng qua mạng. "Lúc đó, shop online còn là một cái gì đó quá mới và xa lạ đối với một đứa ở quê như mình" - Đào nhớ lại.

Tự khám phá bản thân

Tìm hiểu shop online một thời gian, Đào quyết định lập nghiệp với số vốn 10 triệu đồng sau khi thuyết phục ba mẹ. Lên thành phố một mình tìm đầu mối lấy hàng, học hỏi họ kinh doanh, đi giao hàng tận nơi là những thứ mà Đào chập chững vào nghề.

"Đã có lúc mình muốn bỏ cuộc và trở về quê mua bán để cuộc sống dễ thở hơn. Nhưng cứ bán được hàng cầm tiền lời trên tay là mình lại có động lực tiếp tục" - Đào kể.

Đúng ngay mùa lạnh, nên Đào tập trung bán áo khoác, vừa đi giao hàng, vừa gửi bưu điện. Từ tiền vốn sinh lời, Đào mua nhiều mặt hàng hơn cho đa dạng, tạo uy tín bằng lời hứa và giá cả, chất lượng hàng. Công việc của Đào bắt đầu đi vào quỹ đạo, thu nhập trung bình từ 7 – 8 triệu/tháng.

Sản phẩm của shop được bày bán tại phiên chợ giảm giá ( 2 day sale)
Sản phẩm của shop online Yumi được bày bán tại phiên chợ giảm giá - Ảnh nhân vật cung cấp

Đào cho biết: "Hiện nay shop online mang tên Yumishop của mình đã có thêm nhiều mặt hàng hơn. Ngoài quần áo, mình đã mua thêm giày dép để tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các bạn trẻ".

Càng bước đi càng bỡ ngỡ đầy khám phá nên hiện Đào đang bắt đầu tính chuyện học thêm về quản trị kinh doanh hoặc marketing để phục vụ cho công việc và mở rộng shop hơn nữa.

Trong khi đó, Tuấn vừa đi làm vừa tham gia CLB Xì gòn handmade. Từ tình yêu và sự khéo tay của mình, Tuấn được bạn bè biết đến. Rồi Tuấn lập nhóm riêng với tên gọi D.I.Y Lets go chuyên về thế giới handmade.

 

Mỗi người đều có một khả năng riêng, chắc chắn mình sẽ tìm được nghể nghiệp phù hợp với bản thân mình. Mình nghĩ rớt ĐH hay không học ĐH cũng không có gì xấu hổ. Chính bản thân phải là người hiểu được năng lực và sở thích của mình. Chọn học ĐH chỉ vì sự kì vọng của gia đình và vì không phải chịu đựng sự dèm pha của hàng xóm thì nên xem lại

Xuân Đào

Từ đó, Tuấn và nhóm sản xuất ra "kênh truyền hình handmade" với tên gọi TV Show D.I.Y phát 1 số/tháng hướng dẫn cách làm đồ handmade, giới thiệu bộ sưu tập, giao lưu nhân vật…

Đỗ Viết Tuấn nhanh chóng nổi danh trong giới handmade để rồi chàng trai này bắt đầu mở lớp dạy làm đồ handmade, tổ chức hội chợ đồ handmade.

Ngoài ra, Tuấn có hẳn ê kíp nhận quay MV, viết kịch bản, chụp ảnh… và tự mình viết sách. Không muốn dịch sách nước ngoài, Tuấn cùng nhóm chấp bút và 2 tuần là hoàn chỉnh bản thảo để rồi ngày 13.7.2013 vừa qua cuốn sách Sắc màu hoa handmade – đứa con tinh thần thứ hai – của Tuấn được xuất bản.

Tuấn đang ấp ủ sẽ xuất bản thêm nhiều cuốn sách nữa và sẽ tiếp tục phát triển TV show thành một chương trình phát sóng trên truyền hình. Tuấn bật mí thu nhập bây giờ gần 10 triệu đồng/tháng.

Càng phải phấn đấu

Thành công bước đầu nhưng Tuấn khẳng định sẽ còn phải nỗ lực hơn nữa bởi: "Cha mẹ ở quê vẫn không hiểu lắm công việc của mình. Họ không hiểu về handmade, TV show mà còn buồn vì hụt mất một luật sư tương lai. Điều đó càng khiến mình phải phấn đấu hơn nữa để khẳng định cho cha mẹ thấy con đường mình chọn".

Tuấn cho biết, dù không có bằng ĐH, nhưng vẫn có nhiều công ty mời bạn về làm. Ngoài ra, "Mình thích báo chí nhưng không thi, bây giờ vẫn có thể cộng tác, viết sách, quay phim kiếm ra tiền" – Tuấn tâm sự.


Đỗ Viết Tuấn và các thành viên của D.I.Y – Ảnh nhân vật cung cấp

Còn với Xuân Đào, quan trọng nhất với thành công hiện tại của bạn chính là: gia đình. "Ba mẹ mình là người cực kì tâm lý, hiểu được sở thích kinh doanh trong mình nên luôn tạo điều kiện để mình tìm ra con đường riêng để lập nghiệp. Không bao giờ ép buộc mình phải học gì, làm gì" – Đào tự hào kể.

Trong khi đó, Tuấn cũng nói ngắn: "Nếu không may trượt ĐH, các bạn đừng buồn và bĩnh tĩnh tìm kiếm cho mình một hướng đi mới. Hãy tự hỏi mình thích làm gì? Có thể làm được gì và làm được nó như thế nào, rồi từ đó đi theo con đường riêng của chính mình. Hãy làm theo đam mê và khả năng của bản thân, kinh nghiệm và tiền bạc sẽ chảy vào túi các bạn".

10 nhân vật thành công trên thế giới không có bằng đại học

1. Sean Connery (83 tuổi), nhà sản xuất phim, nam diễn viên nổi tiếng người Scotland với vai James Bond.  Ông chỉ học hết trung học phổ thông, chưa từng học đại học.

2. John D. Rockefeller (1839-1937), chủ tịch công ty dầu mỏ Standard Oil, người giàu nhất trong lịch sử nước Mỹ, bỏ học trung học phổ thông chỉ hai tháng trước khi tốt nghiệp.

3. Richard Branson (63 tuổi), tỉ phú Anh, nhà sáng lập kiêm chủ tịch Virgin Group. Mới 16 tuổi, ông đã thành lập tập chí The Student. Ông tốt nghiệp trung học nhưng quyết định không học đại học.

4. Amadeo Peter Giannini (1870-1949), nhà sáng lập tập đoàn tài chính và ngân hàng đa quốc gia Bank of America người Mỹ, bỏ học trung học.

5. Henry Ford (1863-1947), tỉ phú, nhà sáng lập hãng xe Ford người Mỹ, chưa từng học đại học.

6. Mark Zuckerberg (29 tuổi), nhà sáng lập Facebook người Mỹ, bỏ học tại đại học danh tiếng Havard khi thực hiện dự án thành lập Facebook.

7. Bill Gates (57 tuổi), tỉ phú Mỹ, nhà sáng lập Microsoft, bỏ học tại đại học danh tiếng Havard, tạo ra hệ điều Windows được sử dụng trên toàn thế giới ngày nay.

8. Will Smith (44 tuổi), nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ, vào học Học viện Công nghệ Massachusetts không lâu thì bỏ học theo đuổi sự nghiệp diễn xuất.

9. Micheal Dell (48 tuổi), tỉ phú Mỹ, nhà sáng lập hãng máy tin Dell, bỏ học đại học ở tuổi 19, với 1.000 USD trong túi và giấc mơ thành lập công ty máy tính.

10. Steve Jobs (1955-2011), nhà đồng sáng lập, CEO Apple người Mỹ, chỉ học đúng một học kỳ ở đại học rồi bỏ đi làm việc.

Phúc Duy
(theo Business Insider, BuzzFeed, AFP)

Ngọc Bảo - Hữu Thành

Giới trẻ Trung Quốc làm gì khi trượt đại học?
Tạo điểm tựa khi con trượt đại học

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130730/toi-truot-dai-hoc-ky-3-nhung-nguoi-khong-hoc-dai-hoc.aspx

Nữ sinh xinh đẹp có điểm khối C cao nhất

Posted: 01 Aug 2013 05:23 AM PDT

Nữ sinh xinh đẹp Đinh Thị Lệ Thu (THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) đã trở thành thủ khoa khối C cao nhất cả nước với 27,5 điểm.

th khoa, im thi, im chun, i hc

Cô gái thủ khoa xinh đẹp Đinh Thị Lệ Thu trở thành thủ khoa khối C cao nhất nước với 27,5 điểm

Là chị cả trong gia đình có 2 chị em, Lệ Thu luôn có ý thức phấn đấu để làm gương cho em trai học tập. Trong gia đình, Thu cũng là gia sư cho cậu em học lớp 5. Cũng như bao bạn trẻ khác, những lúc rảnh rỗi cô gái thủ khoa này thường nghe nhạc trẻ, đọc các cuốn sách "Hạt giống tâm hồn" và đi chơi cùng bạn bè. Đặc biệt, cô gái xinh đẹp này tâm sự rằng hiện tại vẫn "độc thân".

Cùng lắng nghe những chia sẻ thú vị của cô gái thủ khoa khối C cao nhất nước.

Khi được biết mình là thủ khoa của ĐH Sư phạm Hà Nội với tổng điểm cao nhất cả nước 27,5, cảm xúc của em thế nào?

Cảm xúc của em hiện giờ là bất ngờ, kèm theo đó là niềm vui mừng và hạnh phúc. Cảm xúc đó theo em từ sáng đến giờ. Khi biết tin em đã thông báo ngay cho bố mẹ, thầy cô và bạn bè. Mọi người đều rất vui mừng khi biết kết quả này.

th khoa, im thi, im chun, i hc

Được biết em từng thi học sinh giỏi quốc gia môn địa lý nhưng không đạt giải. Cảm xúc của một người ‘thất bại’ có khiến em lo lắng?

Khi biết kết quả chỉ được giải khuyến khích, em đã rất buồn và hầu như suy sụp hoàn toàn. Em cảm thấy rất tự ti và thất vọng về chính bản thân mình.

Thực sự lúc đó em đã rất hoảng hốt và suy sụp. Em phải nghỉ ở nhà 1 ngày để trấn tĩnh tinh thần.

Đã có lúc em nghĩ mình sẽ khó đứng dậy được. Em đã phụ lòng tin của gia đình, thầy cô và bạn bè. Lúc đó em chỉ nghĩ mình khó có thể thi đỗ đại học vì thời gian không còn nhiều mà khối lượng kiến thức lại quá lớn.

Chắc hẳn lúc đó em đã khóc rất nhiều?

Em đã khóc rất nhiều. Đó cũng là cách để em giải tỏa cảm xúc.

Khi biết tin ở trường em đã khóc và các bạn cũng khóc cùng em. Về nhà, em lại chui vào phòng và khóc một mình. Em đã cố gắng không để cho bố mẹ nhìn thấy nhưng em nghĩ rằng bố mẹ cũng đã biết.

Bố mẹ rất yêu thương, quan tâm và hiểu em nên chắc mọi người cũng đoán ra khi thấy hai mắt sưng vì khóc.

th khoa, im thi, im chun, i hc

Khi đó, bố mẹ của Thu đã động viên tinh thần em như thế nào?

Em nhớ rằng lúc đó mẹ em đã đến bên em và nói: “Không sao đâu con ạ. Đường còn dài mà”.

Bố em còn nói rằng: “Đây mới chỉ là thử thách đầu đời. Cuộc đời của con còn nhiều thử thách khác nữa nên lần sau con phải bình tĩnh hơn để xử lý mọi chuyện”.

Được sự động viên của mọi người, em đã có thêm nghị lực để vượt qua mọi khó khăn. Em chỉ muốn nói lời cảm ơn đến bố mẹ, thầy cô và bạn bè đã luôn tin tưởng và đứng bên em trong lúc khó khăn nhất.

Có ý kiến cho rằng, các môn khối C chỉ cần chăm chỉ học thuộc là được kết quả cao. Em suy nghĩ gì về ý kiến này?

Em không đồng tính với nhận xét đó của một số người và cũng chưa bao giờ có ý nghĩ như vậy.

Theo suy nghĩ của em, mỗi môn học đều có những cái khó riêng. Các môn học khối C ngoài việc học thuộc cũng cần tư duy. Nếu không có tư duy thì không thể tiếp nhận được khối lượng kiến thức lớn như vậy.

Rất nhiều câu hỏi ở cả 3 môn Văn, Sử, Địa dù thí sinh có học thuộc làu nhưng nếu không có tư duy làm bài thì cũng không thể giành được điểm.

th khoa, im thi, im chun, i hc

Lệ Thu chụp ảnh cùng các bạn trong lớp

Tại sao em lại lựa chọn sư phạm địa lý trong khi rất nhiều bạn trẻ khác lại thích các ngành kinh tế để có thể kiếm được những công việc có thu nhập cao?

Em đã hoc chuyên Địa từ lớp 10 vì vậy đã có một chút nền tảng kiến thức về ngành học này. Ba năm học tại trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi (Hải Dương), em đã được các thầy cô truyền đạt rất nhiều kiến thức và quan trọng hơn đó là nhiệt huyết và tình yêu đối với môn Địa lý.

Bản thân em cũng rất yêu thích và khám phá về địa lý đất nước mình nên mong muốn sẽ được theo học ngành này.

Cho dù ngành này không đem lại một công việc có thu nhập cao em vẫn theo đuổi chứ?

Đối với em, vấn đề kinh tế chỉ quan trọng thứ 2 bởi vì em rất yêu thích ngành Sư phạm nên em nghĩ quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn.

(Theo VTC)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133748/nu-sinh-xinh-dep-co-diem-khoi-c-cao-nhat.html

Con thợ may đỗ thủ khoa Đại học Huế

Posted: 01 Aug 2013 05:23 AM PDT

(GDTĐ) – Con đường cát nhỏ nằm sâu trong thôn 2 xã Vinh Thanh huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên – Huế, ngày 30/7, đông vui hơn thường ngày. Bà con lối xóm người ở gần nhà ghé sang chúc mừng anh Trần Thanh Cường – chị Phan Thị Diễm, còn tân thủ khoa Trần Đức Thịnh thì ôm chặt chiếc máy điện thoại để trả lời tin nhắn chúc mừng của bạn bè. Bà nội của Thịnh sung sướng thốt lên "có cho cả đống vàng cũng không  bằng thằng cháu nội đích tôn của tui đỗ thủ khoa trường Y".

Sinh ra trong một gia đình có 5 anh em, không thừa của ăn của để, anh Trần Thanh Cường, bố Thịnh, làm thợ sửa điện trong xã hễ ai kêu đâu làm đó. Còn chị Phan Thị Diễm thì nhận gia công may vá tại nhà. Là con trai đầu nên từ nhỏ Thịnh đã ý thức việc tự học.

Vốn là người say mê môn Toán nên từ lúc học ở trường  THCS Vinh Thanh, Thịnh đã nổi tiếng là con ngoan trò giỏi với nhiều giải thưởng cấp huyện và cấp tỉnh. Là người mang trong mình ước mơ trở thành bác sĩ để chữa bệnh cứu người và bản tính tự lập vốn có, sau khi tốt nghiệp THCS em đã quyết tâm lên thành phố thi vào trường chuyên Quốc học Huế.

Thịnh kể lại: "Lúc đầu thi vào chuyên Toán thấy em rất buồn nhưng cũng may mắn là đủ điểm vào học ở khối phổ thông trường THPT Quốc học. Vì một chút lơ là trong lúc thi tuyển nên không đủ điểm vào lớp chuyên Toán yêu thích".

Mặc dù phải ở cách xa nhà hơn 45 km, lại phải ở trọ một mình trên thành phố, tự lo cơm nước hàng ngày, không có ai bên cạnh quan tâm chăm sóc nhưng kết quả học tập trong những năm THPT của Đức Thịnh thật đáng nể. Thịnh luôn là một trong những học sinh giỏi nổi bật của lớp 12/2. Đặc biệt là môn Toán kết thúc lớp 12 em đạt kết quả 9,9 và cũng trong năm đó Thịnh đã đem về giải nhì môn Toán tại kỳ thi học sinh giỏi Toán lớp 12 năm học  2012-2013.


Đức Thịnh bên góc học tập của mình tại nhà
 

Riêng việc đạt thủ khoa trường ĐH Y Dược Huế đồng thời là tân thủ khoa của ĐH Huế đối với em quả là điều bất ngờ thú vị. Thịnh tâm sự: "Mấy tháng nay bận học thi không về nhà, chừ tranh thủ mấy ngày hè về hát ru đứa em út giúp  mẹ, không thôi lạ mặt anh, em bé không cho bồng. Khoảng hơn 5 chiều ngày 29/7 bất ngờ nghe cô  giáo Thuyên – chuyên viên môn Sinh của Sở GDĐT tỉnh điện thoại về em vừa run, vừa mừng  bởi sau khi kết thúc kỳ thi vào khối B ngành Bác sĩ đa khoa trường ĐH Y Dược Huế em đoán điểm của mình tối đa chỉ đạt từ 27,5 điểm đến 28 điểm.

Ai ngờ bây chừ đạt 29,5 điểm, trong đó môn Toán 10 điểm và môn Sinh 9,75. Đây cũng là phần thưởng mà em mong muốn đem lại cho ba mẹ và bà nội trong ba năm qua đã lo lắng dành dụm tiền chi tiêu để lo lắng cho em ăn học. Bây giờ 3 đứa em nhỏ còn  đi học, đứa út mới 8 tháng tuổi. Mừng vì chọn được vào ngành Y yêu thích nhưng lo quá! Chắc ít bữa vào học, em kiếm việc làm thêm hoặc đi gia sư để phụ giúp bố me.

Đánh giá về cậu "học trò cưng" của mình, cô  Lê Thị Kim Chi, giáo viên chủ nhiệm lớp 12/2 nhận xét: Là một học sinh nông thôn lên Huế ở trọ đi học, nhưng suốt 3 năm học THPT, Thịnh là một người luôn biết tìm tòi học hỏi thầy cô, bạn bè. Ngay cả trên lớp cũng như ở nhà trọ, em thường chọn những bài tập hay đề thi tuyển sinh khó trên mạng để làm. Cũng nhờ thành tích học tập tốt mà trong năm  học qua Thịnh đã được lớp chọn nhận học bổng  Vincom do các cựu học sinh trường Quốc học Huế trao tặng với số tiền 6 triệu đồng/năm.

Khi được hỏi bí quyết nào để trở thành thủ khoa, " Thịnh ròm" trả lời rất hóm hỉnh: "Mỗi ngày em chỉ dành thời gian học bốn đến 4 đến 5 tiếng thôi, còn lại cứ hai ngày giải trí một tiếng chơi game online cho bớt căng thẳng đầu óc. Ngày mai mấy đứa bạn rủ con lên Huế để "khao" cho con một chầu game đó chú à".

Minh Ngọc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2778/201308/con-tho-may-do-thu-khoa-dai-hoc-hue-1971423/

Tư vấn về cơ hội học Đại học Anh Quốc VN ngay năm 2013

Posted: 01 Aug 2013 05:23 AM PDT

1.

2.

3.

4.
Em Đỗ Duy Dương, sinh viên Đại học British University Vietnam.

* * *

Lựa chọn Đại học Quốc tế của Anh ngay tại Việt Nam

Xu hướng thay đổi từ cho con du học sang lựa chọn đại học quốc tế trong nước ngày càng tăng đặc biệt từkhi nền kinh tế biến động và có biểu hiện suy thoái. Nhiều gia đình có kế hoạch cho con du học nước ngoài đã phải thay đổi chiến thuật, thắt chặt hầu bao do việc kinh doanh của gia đình bị biến động theo sự suy thoáichung. Bên cạnh đó, đối với các gia đình có mức thu nhập trung bình khá trước đây mong muốn cho con có được nên giáo dục quốc tế nhưng chưa đủ điều kiện cho con đi du học nước ngoài, du học tại chỗ giờ đây là lựa chọn đầu kiện thông minh cho con cái.

Phỏng vấn nhóm phụ huynh có con trong độ tuổi THPT tại Hà Nội đã có 20% học sinh và phụ huynh lựa chọn mô hình du học tại chỗ đểtiết kiệm ngân sách. Con số này tăng nhanh so với cách đây 3-5 năm khi mô hình các trường ĐH quốc tế còn ít sự lựa chọn. Theo họ lý do quan trọng nhất để con du học tại chỗ vì con được tiếp thu nền giáo dục từ các quốc gia phát triển trên thế giới với chất lượng giáo dục uy tín, trong đó nền giáo dục Anh Quốc là một trong những lựa chọn ở tốp dẫn đầu ngay tại Việt Nam với một chi phí đầu tư hợp lý.

Phù hợp với nhu cầu xã hội

Sinh viên Đại học Anh Quốc VN - British University Vietnam (BUV).

Phát triển toàn diện để chuẩn bị cho một tương lai bền vững

Bên cạnh việc đào tạo bằng Tiếng Anh và trang bị những kiến thức chuyên ngành sâu rộng, các chương trình đại học quốc tế còn chú trọng đào tạo kỹ năng mềm, tiếp cận và trải nghiệm môi trường làm việc thực tế để giúp sinh viên chuẩn bị một cách đầy đủ nhất cho một tương lai thành công. Nền giáo dục Anh Quốc đã bứt phá và trở thành dẫn đầu trong việc phát triển nguồn nhân lực mới tốt nghiệp, có đủ kỹ năng toàn diện và đáp ứng được các yêu cầu của các nhà tuyển dụng. Các trường đại học Anh Quốc có được uy tín nhờ việc họ đã phát triển được cả tư duy, cách nghĩ và hoàn thiện cả kỹ năng làm việc của con người. British University Vietnam cũng tự hào là người phát huy và nâng tầm những giá trị này để giúp các bạn trẻ Việt Nam thành công. Tại BUV, sinh viên được giảng dạy bởi 100% giảng viên nước ngoài. Các giảng viên còn là những người từng có kinh nghiệm làm việc thực tế trong môi trường kinh doanh chuyên nghiệp. Điều này giúp bài giảng của họ giảng viên tại BUV trở nên sinh động và gắn liền với thực tiễn.

Bà Hoàng Thị Vượng, phụ huynh em Ninh Quang Khôi, sinh viên Quản trị kinh doanh Quốc tế tại British University Vietnam cho biết: "Trước đây, con tôi đã đỗ một trường đại học có tên tuổi trong nước và từng theo học 1 năm nhưng với quyết tâm của cháu chúng tôi đã đồng tình để cháu theo học tại BUV ngành QTKD. Tôi có cảm nhận rõ rệt về sự thay đổi của con sau thời gian học tại trường quốc tế BUV. Tôi đồng tình với cách trường dạy và định hướng để sinh viên phát triển tư duy độc lập, học tập trung thực, sống có trách nhiệm với chính bản thân mình và gia đình, ngay từ năm thứ nhất cháu đã đi thực tập và đi sâu vào hoạt động thực tế của doanh nghiệp do trường giới thiệu."

Bạn Bùi Thu Trang, sinh viên năm cuối của BUV cũng chia sẻ: "Ưu thế của sinh viên BUV sau khi ra trường chính là sự tự tin có được từ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực đang theo học, những kỹ năng mềm và kinh nghiệm làm việc thực tế tại các tổ chức lớn như: Hilton, ANZ, Standard Chartered Bank, Movenpick Hotel, British Council…".

Sự kiểm duyệt chất lượng khắt khe của những đại học hàng đầu nước Anh

Ngành học phù hợp nhu cầu thị trường

Một trong những lý do khiến các bậc phụ huynh và học sinh lựa chọn mô hình du học tại chỗ như British University Vietnam là trường tập trung đào tạo nhóm ngành kinh tế được cấp bằng của Anh Quốc và phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước:

- Chương trình Tài chínhvà Ngân hàng cấp bằng trực tiếp bởi trường Đại học London, Anh quốc

- Chương trình cấp bằng trực tiếp của trường Đại học Staffordshire, Anh quốc:

o Quản trị Kinh doanh Quốc tế

o Quản trị Marketing

o Kế toán và Kinh doanh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tu-van-ve-co-hoi-hoc-dai-hoc-anh-quoc-vn-ngay-nam-2013-761860.htm

‘Bắt bệnh’ kìm hãm giáo dục đại học

Posted: 01 Aug 2013 04:23 AM PDT

– Một lần nữa, các nhà giáo, nhà khoa học đã và đang sống trong “lòng” giáo dục đại học đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề kìm hãm sự phát triển chất lượng ở bậc đào tạo quan trọng này, tại hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7.

Trả lại công bằng cho ĐH công – tư

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long dẫn giải, lâu
nay có nhiều ý kiến về giáo dục nói chung không mấy ai hài lòng. Một điều ít ai nói
đến, nhưng nó lại là điều căn bản khiến giáo dục có nhiều điều như vậy – đó là ngân
sách hạn hẹp.

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp
GS Hoàng Xuân Sính

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh công nghệ – GS Trần Phương nêu thực tế, hiện nay
từ mầm non đến ĐH được nhận đầu tư 20% ngân sách nhà nước. Con số này là nhiều và
không thể đòi hơn được nữa. Nhưng để phát triển thêm nhiều trường ĐH nên đi theo con
đường của Nhật Bản với 80% là trường dân lập, nhà nước chỉ lo một phần nhỏ.

Theo ông Phương, đi theo con đường như vậy cần thực hiện xã hội hóa:

“Chúng ta
không nên lo là nhân dân không có tiền cho con ăn học, mà thực tế chứng minh họ luôn
sẵn sàng. Thực tế chính sách nhà nước đối với các trường ĐH ngoài công lập (NCL) rất
kém và rất bất cập”.

GS Sính dẫn dụ, khi nói về một trường ĐH nào trên thế giới, người ta thường nói
đến chi ngân sách cho sinh viên hàng năm, được tính như sau: Học phí sinh viên đóng
(ở nhiều nước của châu Âu khoản này không có vì sinh viên không phải đóng học phí) +
hỗ trợ nhà nước cho mỗi sinh viên + hỗ trợ doanh nghiệp (nếu có).

“Con số thay đổi tùy theo từng nước – nước càng giàu thì con số càng lớn. Ngân
sách dành cho sinh viên trên thế giới có thể từ 50.000 USD hoặc cao hơn cho đến mức
thấp nhất là 5.000 USD. Nhưng mức ngân sách dành cho sinh viên ở các trường ĐH Việt
Nam chỉ dừng lại 500 USD” – bà Sính nêu bất cập. Chính con số này là nguyên nhân gây
nên mọi khó khăn, yếu kém cho nền giáo dục ĐH của Việt Nam.  

GS Phương tiếp lời, thực hiện xã hội hóa GD – nhà nước sớm cân bằng học phí trường
ĐH công và tư bằng nhau, xóa bỏ bất bình đẳng hiện nay. Sinh viên công lập thì được
nhà nước bao cấp đến 70% tổng học phí/ năm (dao động trong khoảng 10-12 triệu đồng/
sinh viên/ năm). Còn sinh viên trường tư không được bao cấp nhưng vẫn phải đóng thuế.

Do đó, ông Phương kiến nghị “Nhà nước không đánh thuế trường NCL. Bởi nếu đánh
thuế là gián tiếp đổ gánh nặng lên đầu sinh viên vì nguồn thu của trường NCL là học
phí. Nếu đánh thuế, các trường sẽ phải nâng mức học phí lên…”

“Đồng thời, nhà nước phải cấp đất xây trường – dù là trường lợi nhuận hay phi lợi
nhuận” – ông Phương quả quyết. Còn để các trường tự lo thì phải 15 năm sau khi thành
lập mới có tiền xây trường. Như vậy sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không thể hai, ba
năm là nâng lên được…

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp
GS Trần Phương

Về vấn đề thuế đối với các trường NCL, GS Sính cho biết, năm 2008 có một văn bản
của Bộ Tài chính quy định trường ĐH NCL phải đóng 25% thuế trên trừ đi chi nếu không
có 55m2/mỗi sinh viên- có nghĩa không có 55 ha đất cho 10.000 sinh viên.
Văn bản này dựa trên văn bản của Bộ Xây dựng đã hủy từ năm 1998. Các ĐH NCL nào đã
đóng thuế 10% trước năm 2013 thì bị truy thu thuế. Điều này đang xảy ra, rõ ràng có
sự chồng chéo về những văn bản pháp luật. Và buồn hơn là các trường đã làm đơn đi
khắp nơi nhưng không nhận được hồi âm…

“Việc đưa ra những chính sách cản trở sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH NCL
dẫn đến hệ thống này có nhiều nguy cơ sụp đổ. Nguy hại hơn là hệ thống các trường
công không có tiền để phát triển sẽ lôi kéo toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH không bao
giờ khởi động được” – GS Sính cảnh báo.

Nhiều tiến sĩ dởm

Đại diện cho khối ĐH công lập – phó GS Dương Văn Sao (Trường ĐH Công đoàn) nêu bất
cập cần sớm giải quyết. Cụ thể, công tác đào tạo – đặc biệt là đào tạo ĐH, sau ĐH
những năm qua phát triển quá nóng, trong khi những điều kiện cơ bản như: Đội ngũ
giảng viên, nội dung chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
đào tạo còn hạn chế.

Cùng với đó, cơ chế chính sách quản lý đào tạo ĐH, sau ĐH trong và ngoài nước chưa
hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và không ổn định. Cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại dẫn đến
tình trạng lộn xộn, thiếu công bằng đối với người học và các cơ sở đào tạo. Do đó,
nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ – nhưng học giả, trình
độ giả.

Bất cập khác theo ông Sao, công tác quy hoạch đào tạo ĐH, sau ĐH của nước ta chưa
gắn với chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực. Tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng trong cơ cấu lao động đang diễn ra phổ biến gây lãng phí lớn….

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, những hiện tượng tiêu cực trong đào tạo sau ĐH như
học hành qua loa, sao chép luận văn, luận án, chạy điểm, chạy hội đồng khá phổ biến
khiến chất lượng đào tạo ngày càng yếu. Hầu hết các cơ sở đào tạo đề học viên và
nghiên cứu sinh (NCS) trực tiếp chuyển luận văn, luận án đến nhà thành viên hội đồng
chấm kèm theo phong bì tiền.

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ – nhưng học giả, trình
độ giả”.

Vẫn theo GS Thuyết, không ít trường hợp cán bộ quản lý tiết lộ cho NCS tên và ý
kiến của người phản biện độc lập để NCS tìm cách tác động. Những hiện tượng trên
không chỉ vi phạm quy chế đào tạo mà còn vi phạm pháp luật nhưng phổ biến kéo dài,
chưa được chấn chỉnh…

Bên cạnh những hạn chế về điều kiện tài lực, vật lực – GS Thuyết cũng cảnh báo:
Rất hiếm các NCS tham gia các hoạt động chuyên môn, trợ giảng, nghiên cứu, hướng dẫn
NCS thực tập hoặc nghiên cứu khoa học tại cơ sở đào tạo theo sự phân công của đơn vị
chuyên môn. Chưa hết, một số thầy tham gia quá nhiều hội đồng đến mức không kịp đọc
hoặc không cần đọc luận văn, luận án, chỉ copy từ bản lưu trong máy tính ra những
nhận xét chung chung có thể áp dụng vào bất kỳ luận văn, luận án nào.

Thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số 8.300 tiến sĩ “ra lò” từ năm 1977 đến năm 2006, chỉ có 11% thuộc khối Khoa học kỹ thuật, 18% thuộc khối
Khoa học tự nhiên. Khối Khoa học xã hội chiếm 43%. Theo GS Thuyết, con số này chứng
minh cho quy mô đào tạo phát triển nhanh nhưng chưa cân đối giữa các ngành.

GS
Thuyết đề xuất giải pháp trước mắt là sớm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo gồm 3 bộ phận: chính
sách về chất lượng, tổ chức kiểm định chất lượng và xếp hạng cơ sở đào tạo theo chất
lượng. Song song với đó, cần hoàn thiện cơ chế quản lí, tăng cường thanh kiểm tra, đổi
mới phương thức đào tạo và dạy học…

  • Kiều OanhẢnh: Minh Thăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133713/-bat-benh--kim-ham-giao-duc-dai-hoc.html

‘Bắt bệnh’ kìm hãm giáo dục đại học

Posted: 01 Aug 2013 04:23 AM PDT

– Một lần nữa, các nhà giáo, nhà khoa học đã và đang sống trong “lòng” giáo dục đại học đã có cơ hội thảo luận về những vấn đề kìm hãm sự phát triển chất lượng ở bậc đào tạo quan trọng này, tại hội nghị do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7.

Trả lại công bằng cho ĐH công – tư

GS Hoàng Xuân Sính, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Thăng Long dẫn giải, lâu
nay có nhiều ý kiến về giáo dục nói chung không mấy ai hài lòng. Một điều ít ai nói
đến, nhưng nó lại là điều căn bản khiến giáo dục có nhiều điều như vậy – đó là ngân
sách hạn hẹp.

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp
GS Hoàng Xuân Sính

Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh công nghệ – GS Trần Phương nêu thực tế, hiện nay
từ mầm non đến ĐH được nhận đầu tư 20% ngân sách nhà nước. Con số này là nhiều và
không thể đòi hơn được nữa. Nhưng để phát triển thêm nhiều trường ĐH nên đi theo con
đường của Nhật Bản với 80% là trường dân lập, nhà nước chỉ lo một phần nhỏ.

Theo ông Phương, đi theo con đường như vậy cần thực hiện xã hội hóa:

“Chúng ta
không nên lo là nhân dân không có tiền cho con ăn học, mà thực tế chứng minh họ luôn
sẵn sàng. Thực tế chính sách nhà nước đối với các trường ĐH ngoài công lập (NCL) rất
kém và rất bất cập”.

GS Sính dẫn dụ, khi nói về một trường ĐH nào trên thế giới, người ta thường nói
đến chi ngân sách cho sinh viên hàng năm, được tính như sau: Học phí sinh viên đóng
(ở nhiều nước của châu Âu khoản này không có vì sinh viên không phải đóng học phí) +
hỗ trợ nhà nước cho mỗi sinh viên + hỗ trợ doanh nghiệp (nếu có).

“Con số thay đổi tùy theo từng nước – nước càng giàu thì con số càng lớn. Ngân
sách dành cho sinh viên trên thế giới có thể từ 50.000 USD hoặc cao hơn cho đến mức
thấp nhất là 5.000 USD. Nhưng mức ngân sách dành cho sinh viên ở các trường ĐH Việt
Nam chỉ dừng lại 500 USD” – bà Sính nêu bất cập. Chính con số này là nguyên nhân gây
nên mọi khó khăn, yếu kém cho nền giáo dục ĐH của Việt Nam.  

GS Phương tiếp lời, thực hiện xã hội hóa GD – nhà nước sớm cân bằng học phí trường
ĐH công và tư bằng nhau, xóa bỏ bất bình đẳng hiện nay. Sinh viên công lập thì được
nhà nước bao cấp đến 70% tổng học phí/ năm (dao động trong khoảng 10-12 triệu đồng/
sinh viên/ năm). Còn sinh viên trường tư không được bao cấp nhưng vẫn phải đóng thuế.

Do đó, ông Phương kiến nghị “Nhà nước không đánh thuế trường NCL. Bởi nếu đánh
thuế là gián tiếp đổ gánh nặng lên đầu sinh viên vì nguồn thu của trường NCL là học
phí. Nếu đánh thuế, các trường sẽ phải nâng mức học phí lên…”

“Đồng thời, nhà nước phải cấp đất xây trường – dù là trường lợi nhuận hay phi lợi
nhuận” – ông Phương quả quyết. Còn để các trường tự lo thì phải 15 năm sau khi thành
lập mới có tiền xây trường. Như vậy sẽ kéo theo chất lượng đào tạo không thể hai, ba
năm là nâng lên được…

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp
GS Trần Phương

Về vấn đề thuế đối với các trường NCL, GS Sính cho biết, năm 2008 có một văn bản
của Bộ Tài chính quy định trường ĐH NCL phải đóng 25% thuế trên trừ đi chi nếu không
có 55m2/mỗi sinh viên- có nghĩa không có 55 ha đất cho 10.000 sinh viên.
Văn bản này dựa trên văn bản của Bộ Xây dựng đã hủy từ năm 1998. Các ĐH NCL nào đã
đóng thuế 10% trước năm 2013 thì bị truy thu thuế. Điều này đang xảy ra, rõ ràng có
sự chồng chéo về những văn bản pháp luật. Và buồn hơn là các trường đã làm đơn đi
khắp nơi nhưng không nhận được hồi âm…

“Việc đưa ra những chính sách cản trở sự phát triển của hệ thống giáo dục ĐH NCL
dẫn đến hệ thống này có nhiều nguy cơ sụp đổ. Nguy hại hơn là hệ thống các trường
công không có tiền để phát triển sẽ lôi kéo toàn bộ hệ thống giáo dục ĐH không bao
giờ khởi động được” – GS Sính cảnh báo.

Nhiều tiến sĩ dởm

Đại diện cho khối ĐH công lập – phó GS Dương Văn Sao (Trường ĐH Công đoàn) nêu bất
cập cần sớm giải quyết. Cụ thể, công tác đào tạo – đặc biệt là đào tạo ĐH, sau ĐH
những năm qua phát triển quá nóng, trong khi những điều kiện cơ bản như: Đội ngũ
giảng viên, nội dung chương trình, giáo trình, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác
đào tạo còn hạn chế.

Cùng với đó, cơ chế chính sách quản lý đào tạo ĐH, sau ĐH trong và ngoài nước chưa
hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và không ổn định. Cơ chế xin – cho vẫn còn tồn tại dẫn đến
tình trạng lộn xộn, thiếu công bằng đối với người học và các cơ sở đào tạo. Do đó,
nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ – nhưng học giả, trình
độ giả.

Bất cập khác theo ông Sao, công tác quy hoạch đào tạo ĐH, sau ĐH của nước ta chưa
gắn với chiến lược phát triển kinh tế, nhu cầu nguồn nhân lực. Tình trạng mất cân đối
nghiêm trọng trong cơ cấu lao động đang diễn ra phổ biến gây lãng phí lớn….

GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, những hiện tượng tiêu cực trong đào tạo sau ĐH như
học hành qua loa, sao chép luận văn, luận án, chạy điểm, chạy hội đồng khá phổ biến
khiến chất lượng đào tạo ngày càng yếu. Hầu hết các cơ sở đào tạo đề học viên và
nghiên cứu sinh (NCS) trực tiếp chuyển luận văn, luận án đến nhà thành viên hội đồng
chấm kèm theo phong bì tiền.

gio dc, gp , ci cch, chuyn gia gio dc, ngn sch, cht lng o to, bt cp

GS Nguyễn Minh Thuyết: “Nhiều người tìm mọi cách để có được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ – nhưng học giả, trình
độ giả”.

Vẫn theo GS Thuyết, không ít trường hợp cán bộ quản lý tiết lộ cho NCS tên và ý
kiến của người phản biện độc lập để NCS tìm cách tác động. Những hiện tượng trên
không chỉ vi phạm quy chế đào tạo mà còn vi phạm pháp luật nhưng phổ biến kéo dài,
chưa được chấn chỉnh…

Bên cạnh những hạn chế về điều kiện tài lực, vật lực – GS Thuyết cũng cảnh báo:
Rất hiếm các NCS tham gia các hoạt động chuyên môn, trợ giảng, nghiên cứu, hướng dẫn
NCS thực tập hoặc nghiên cứu khoa học tại cơ sở đào tạo theo sự phân công của đơn vị
chuyên môn. Chưa hết, một số thầy tham gia quá nhiều hội đồng đến mức không kịp đọc
hoặc không cần đọc luận văn, luận án, chỉ copy từ bản lưu trong máy tính ra những
nhận xét chung chung có thể áp dụng vào bất kỳ luận văn, luận án nào.

Thống kê của Bộ GD-ĐT, trong số 8.300 tiến sĩ “ra lò” từ năm 1977 đến năm 2006, chỉ có 11% thuộc khối Khoa học kỹ thuật, 18% thuộc khối
Khoa học tự nhiên. Khối Khoa học xã hội chiếm 43%. Theo GS Thuyết, con số này chứng
minh cho quy mô đào tạo phát triển nhanh nhưng chưa cân đối giữa các ngành.

GS
Thuyết đề xuất giải pháp trước mắt là sớm xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo gồm 3 bộ phận: chính
sách về chất lượng, tổ chức kiểm định chất lượng và xếp hạng cơ sở đào tạo theo chất
lượng. Song song với đó, cần hoàn thiện cơ chế quản lí, tăng cường thanh kiểm tra, đổi
mới phương thức đào tạo và dạy học…

  • Kiều OanhẢnh: Minh Thăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133713/-bat-benh--kim-ham-giao-duc-dai-hoc.html

Comments