Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bị nước cuốn xuống suối, một nữ sinh viên tử vong

Posted: 09 Jul 2013 08:57 AM PDT

Tai nạn bất ngờ

Tối 8/7, nữ sinh Đinh Thị Phương Thảo (22 tuổi, quê tỉnh Bình Định) cùng bạn là Trần Thị Hoài Thu (23 tuổi), cả hai đều là sinh viên khoa Quản trị kinh doanh của Trường Đại học Kinh tế Luật thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM. Đi chung xe từ trường về ký túc xá, dù trời đang đổ mưa rất to, nhưng do đã tối nên cả hai vẫn vượt mưa để về.

Đoạn hộp cống, nơi hai nữ sinh viên gặp nạn.

Đến khu vực cống nước của một con suối, nước chảy ngập đường, nhưng do trời đã tối và đây là lối tắt để về nhanh nhất, nên cả hai vẫn băng qua mà không hề biết đến nguy hiểm đang rình rập. Khi bánh trước xe máy vừa ngập nước thì cả hai nữ sinh cùng chiếc xe đều bị dòng nước xiết cuốn trôi. Thu may mắn bám được vào một cành cây, nên đã được những người dân sống gần đó đưa lên. Còn Thảo bị dòng nước xiết cuốn đi.

Khoảng 2 giờ sau, Thảo được tìm thấy, được mọi người nhanh chóng chuyển đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức để cấp cứu. Tuy nhiên, do bị ngộp nước quá lâu, Thảo đã tử vong sau đó.

Ông Đinh Văn Đang, cha của nạn nhân Thảo từ Bình Định vào nhận xác con.

Nhận được hung tin con gái gặp nạn, ông Đinh Văn Đang, cha của nạn nhân Thảo đã bắt xe ngay trong đêm để vào TP.HCM. Vừa xuống chuyến xe khách từ Quy Nhơn (Bình Định) vào TP.HCM, ông không ngừng lau nước mắt và chưa dám tin con gái mình đã tử vong cho đến khi tận mắt nhìn thấy thi thể của con.

Được biết, Thảo là một sinh viên xuất sắc của khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Kinh tế Luật thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM, vừa được xét tốt nghiệp vào hôm thứ bảy vừa qua, chỉ cách 3 hôm trước khi Thảo gặp tai nạn. Thảo xếp loại giỏi với điểm trung bình là 8,1 và là một trong số ít sinh viên được đặc cách để tiếp tục học lên cao học của trường.

Ở nhà, Thảo rất ngoan và chăm chỉ. Mới đây, sau khi tốt nghiệp xong, Thảo xin gia đình được ở lại để đi làm thêm, kiếm tiền phụ gia đình trang trải việc học hành.

Lối tắt đầy nguy hiểm

Theo quan sát của chúng tôi, đoạn đường đi ngang qua cống thoát nước dài khoảng 10 mét, rộng hơn 3 mét, bị sạt lở một góc khá lớn. Hai bên đường được gắn cọc tiêu bảo vệ, bên dưới là vực sâu. Con đường này thường được nhiều người lựa chon, đặc biệt là các sinh viên mỗi lần ra vào khu vực ký túc xá Làng đại học Thủ Đức.

Đoạn đường đi qua cống nước lở lói, tạo thành cái bẫy đối với người đi đường.

Được biết, chỉ 10 phút trước khi hai nữ sinh trên gặp nạn, cũng đã có một bà cụ bán vé số đi ngang qua đây bị trượt ngã xuống dòng nước xiết nhưng may mắn được cứu sống.

Anh Nguyễn Văn Hoàng và anh Lê Văn Ngọt (người dân sống ở gần đây) cho biết: " Ở khu vực cống nước này, nước chảy rất xiết, đã có nhiều trường hợp không may bị trượt chân té ngã xuống suối, nhưng may mắn được cứu sống. Cứ mỗi khi trời mưa lớn, anh em tôi lại ra đứng hai bên đầu đường để hỗ trợ những người đi qua đây".

Thấy nguy hiểm, nhiều người đã kiến nghị lên cơ quan chức năng. Tuy nhiên, đoạn đường cùng cống nước trên chưa được khắc phục thì xảy ra sự việc đau lòng trên. Mong chính quyền địa phương sớm có biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân.

Về phía người dân, trước mắt, nên hạn chế đi lại tại khu vực trên, đặc biệt là vào buổi tối, hay khi trời đang mưa to.

Trung Hưng – Ngọc Thúy

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/phunuonline.com.vn/Bi-nuoc-cuon-xuong-suoi-mot-nu-sinh-vien-tu-vong/11430331.epi

Phát triển nhân lực thành khâu đột phá

Posted: 09 Jul 2013 08:55 AM PDT

(GDTĐ)-Tại thông báo số 09/TB-VPCP, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu các bộ, ngành tập trung thực hiện nhiều công việc nhằm đẩy mạnh triển khai có hiệu quả hơn  nữa về công tác phát triển nhân lực, đào tạo gắn với nhu cầu xã hội, đưa công tác phát triển nhân lực trở thành một trong những khâu đột phá trong giai đoạn tới.

Theo đó, Phó Thủ tướng, Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét, đề xuất việc kiện toàn Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2008-2015 theo hướng: thành lập Ban Chỉ đạo triển khai quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia và đào tạo theo nhu cầu xã hội giai đoạn 2011-2020, trong đó lưu ý lựa chọn được các thành phần hợp lý, có đại diện của 1 đến 2 tập đoàn, doanh nghiệp lớn đang tham gia tích cực vào công tác đào tạo nhân lực theo nhu cầu xã hội.

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT chủ trì hướng dẫn và lập kế hoạch xây dựng khung trình độ đào tạo quốc gia đối với công tác đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối quý II/2012 để triển khai thực hiện và hoàn thành việc này trong năm 2013.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GDĐT chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng dự thảo Nghị định quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học, lưu ý làm rõ về các nội dung tự chủ, gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm của các trường; có cơ chế giám sát hiệu quả, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước đối với các trường, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý III/2012 sau khi Luật Giáo dục đại học được thông qua.

Với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Phó Thủ tướng giao chủ trì việc hướng dẫn và lập kế hoạch xây dựng khung trình độ đào tạo quốc gia đối với công tác đào tạo trình độ cao đẳng nghề, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối quý II/2012 để triển khai thực hiện và hoàn thành việc này trong năm 2013.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ GDĐT xây dựng và ban hành Thông tư liên Bộ hướng dẫn cơ chế tài chính trong việc triển khai quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ, ngành, địa phương, hoàn thành trong tháng 1/2012; hoàn thiện hệ thống đánh giá trình độ phát triển nhân lực để hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương thực hiện trong tháng 2/2012.

Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và hướng dẫn việc khai thác, sử dụng trang thông tin điện tử về phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020, hoàn thành trong quý I/2012.

Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GDĐT xây dựng đề án phát triển đội ngũ trí thức và nhân lực trình độ cao, trình Thủ tướng Chính phủ trong quý II/2012.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201201/Phat-trien-nhan-luc-thanh-khau-dot-pha-1957706/

Lời cô dạy theo em đến suốt cuộc đời

Posted: 09 Jul 2013 08:55 AM PDT

(GDTĐ) – Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng, cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phòng học dột nát không thể theo học. Nhưng khi mưa gió như vậy, cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục (Hà Nam), nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm nhưng có nghị lực phi thường.

Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc… Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên. Cô thường bảo, lịch sử là gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy ấy, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.

Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt. Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài Lịch sử”.

Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên Văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở THCS tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Vì vậy, tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo của cô.

Trong những giờ giảng, cô nhấn mạnh đến những sự kiện then chốt nhất, có tính quyết định đến giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu. Cô thường dặn chúng tôi: “Muốn học được Lịch sử thì cần phải biết hệ thống kiến thức, tóm gọn vấn đề lại rồi triển khai thật nhỏ ra. Như vậy vừa nhớ lâu lại không bị mất ý”. Theo lời khuyên của cô, chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.

Không chỉ cho chúng tôi những bài học Lịch sử mà cô còn dạy cách đối nhân xử thế ở đời. Cô cho chúng tôi biết thế nào là cuộc sống thực tại, nó không màu hồng cũng không trải thảm đỏ mà mỗi trái tim non nớt chúng tôi vẫn hoài tưởng. Cô vẫn ví, cuộc đời như một cuộc chiến đấu với chính bản thân mình vậy. Nếu kiên cường thì họ sẽ không bao giờ gục ngã, nhưng chỉ cần sơ sảy họ có thể đánh đổi cả cuộc đời. Tôi mơ hồ hiểu những gì cô nói, nhưng đến giờ thì đó lại là bài học đáng giá theo mãi cuộc đời tôi.

Mỗi một năm trôi qua, cô đón một thế hệ học trò tìm đến những điều mới mẻ trong trang sách lịch sử. Nhưng cũng là lúc cô tiễn thế hệ học trò của mình đi. 40 năm như vậy, sau 27 năm mà “tay lái” của cô vẫn vững mái chèo. Cô không còn đạp xe đến lớp như ngày xưa nữa, cô không còn giảng bài khi lớp ngập mưa, nhưng những tiếng giảng của cô vẫn trong trẻo và dịu hiền. Nó vẫn hàng ngày dẫn dắt những thế hệ học trò như chúng tôi tìm đến được những chân trời mới.

Cô trang bị cho mỗi chúng tôi đầy đủ hành trang tri thức và vốn sống để chúng tôi không còn lạ lẫm và bỡ ngỡ khi bước chân vào đời. Những đồng nghiệp của cô vẫn nghĩ sao cô tận tâm với học trò đến vậy. Cô cười nhẹ và nói: “Nó đã theo cái nghiệp mất rồi, thiếu học sinh như thiếu chân tay vậy. Không sao chịu được”.

Có lẽ nhờ cô mà những bài giảng Lịch sử vẫn thấm nhuần trong tôi. Mỗi khi tiếp cận một sự kiện, tôi không quên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân của nó. Hiểu nghề để làm nghề như cô vẫn dặn. Sẽ mãi nhớ những kỷ niệm về cô, kỷ niệm về thời học trò và những bài giảng quý báu mà cô đã trao tặng cho mỗi chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn trân trọng nó như món quà quý giá nhất của cuộc đời.

Mã số: 1062

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/loi-co-day-theo-em-den-suot-cuoc-doi-1970002/

Gợi ý đáp án môn Lịch sử

Posted: 09 Jul 2013 08:55 AM PDT

(GDTĐ) – Báo gdtd.vn hướng dẫn gợi ý đáp án môn lịch Sử – Khối C, kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013

Thí sinh làm bài thi
Thí sinh làm bài thi

Câu 1. (2,0 điểm):

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, cơ cấu giai cấp trong xã hội VN hình thành đầy đủ với 5 giai cấp cơ bản:

Giai cấp địa chủ phong kiến: Là chỗ dựa vững chắc của Pháp, được Pháp dung dưỡng. Sau chiến tranh, giai cấp này được tăng lên về số lượng và thế lực; có sự phân hóa, xuất hiện một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước và tham gia cách mạng khi có điều kiện.

Giai cấp nông dân: Là nạn nhân chủ yếu của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương; chiếm số đông chiếm hơn 90% dân số cả nước, bị áp bức, bóc lột nặng nề nên họ rât yêu nước và là bạn đồng minh tin cậy của giai cấp công nhân.

Giai cấp công nhân: Sau chiến tranh, giai cấp công nhân đã trưởng thành về số lượng và chất lượng; có đầy đủ những phẩm chất của công nhân quốc tế và cũng có đặc điểm riêng và có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Giai cấp tư sản: Giai cấp tư sản Việt Nam nhỏ yếu, bị nhiều tầng chèn ép của đế quốc, phong kiến và tư sản mại bản, có mâu thuẫn với đế quốc phong kiến song vì thế lực nhỏ yếu nên tinh thần đấu tranh không triệt để, dễ thỏa hiệp. Giai cấp tư sản có sự phân hóa: một bộ phận tư sản mại bản và tư sản dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản: bao gồm nhiều tầng lớp : học sinh, sinh viên, công chức , trí thức…có  cuộc sống bấp bênh, khinh rẻ; sớm tiếp thu những luồng tư tưởng mới, nhạy cảm về chính trị, yêu nước và hăng hái cách mạng, nhưng lại bấp bênh, dễ dao động, bồng bột.

Câu 2.

1.    Âm mưu và kế hoạch của Pháp – Mĩ khi bước vào Đông Xuân 10953 – 1954 là:

- Cử tướng Na-va sang làm Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương. Na-va đã phác thảo ra một kế hoạch chiến lược mang tên mình với hi vọng trong vòng 18 tháng có thể giành lấy thắng lợi quyết định, và "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

- Kế hoạch Na-va gồm 2 bước như sau:

+ Bước 1: Từ thu đông năm 1953 đến xuân 1954: Giữ thế phòng ngự chiến lược ở chiến trường miền Bắc, tấn công chiến lược để bình định Trung Bộ và Nam Đông Dương, giành lấy nguồn nhân lực, vật lực; xóa bỏ vùng tự do Liên khu V, đồng thời ra sức mở rộng ngụy quân tập trung, binh lực xây dựng đội quân cơ động chiến lược mạnh.

+ Bước 2: Từ thu đông năm 1954, chuyển lực lượng ra chiến trường miền Bắc, thực hiện tiến công chiến lược, cố giành thắng lợi quân sự quyết định buộc ta phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho chúng nhằm kết thúc chiến tranh.

- Biện pháp:

+Tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh được rút từ Pháp, Bắc Phi và Triều Tiên để tăng cường lực lượng cơ động chiến lược ở chiến trường Đông Dương lên tới 84 tiểu đoàn.

+ Chuyển quân từ các chiến trường khác về Đồng bằng Bắc bộ lên tới 44 tiểu đoàn cơ động.

+ Càn quét, bình định bắt lính rồi thả thổ phỉ vào vùng tự do của ta.

2.    Chủ trương của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng

Trước tình hình trên cũng như căn cứ vào việc đánh giá đúng đắn so sánh lực lượng của ta qua các chiến dịch từ năm 1950 – 1953, tháng 9 năm 1953: Hội nghị Bộ chính trị Trung ương Đảng đã họp và đề ra chủ trương kế hoạch tác chiến của ta trong Đông Xuân 1953 – 1954 là: "Tập trung lực lượng mở những cuộc tấn công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, giải phóng đất đai  đồng thời buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những vị trí xung yếu mà chúng không thể bỏ. Do phân tán binh lực mà tạo ra cho ta những điều kiện thuận lợi mới để tiêu diệt thêm những bộ phận sinh lực của chúng".

Bộ chính trị cũng lựa chọn phương hướng chiến lược là: quyết tâm giữ vững quyền chủ động đánh địch đồng thời phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước và Đông Dương. Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu nhằm điều khiển địch buộc địch phải bị động phân tán lực lượng và đánh theo cách đánh của ta. Đường lối này thể hiện tính chủ động sáng tạo của ta trong chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.

Câu 3 (3,0 điểm)

1.    Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong thực hiện chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam Việt Nam là:

a.    Âm mưu

-    Để cứu vãn thất bại của chiến lược "Chiến tranh một phía", năm 1951, Mĩ để ra chiến lược Chiến tranh đặc biệt với âm mưu "Dùng người Việt đánh người Việt" nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân.

-    Nhanh chóng biến  miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ.

b.    Thủ đoạn

-    Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm, tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn. Viện trợ quân sự của Mĩ tăng gấp đôi.

-    Dồn dân, lập "ấp chiến lược"; sử dụng phổ biến các chiến thuật "trực thăng vận", "thiết xa vận".

-    Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ỏ Sài Gòn thay cho Đoàn cố vấn viện trợ quân sự Mĩ (MAAG) để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

-    Liên tiếp mở các cuộc hành quân, càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng

-    Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn chi viện từ miền bắc cho miền Nam.

2.    Những thắng lợi trên mặt trận quân sự của quân và dân miền Nam

-    Năm 1962, quân giải phóng cùng với nhân dân đã đánh bại nhiều cuộc càn quét lớn của địch vào chiến khu D – U Minh – Tây Ninh.

-    Tháng 1 – 1963, quân dân miền Nam đã giành chiến thắng vang dội ở Ấp Bắc – Mĩ Tho. Chiến thắng này đã mở đầu cho cuộc khủng hoảng về chiến thuật và thế đi xuống của chúng và đã chứng minh quân và dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mĩ – Ngụy, và dấy lên phong trào thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công trên toàn miền Nam.

-    Cuối năm 1964, ta đã giành chiến thắng lớn ở Bình Giã (Bà Rịa), loại khỏi vòng chiến đấu 1700  tên địch, bắt gần 300 tên và thu nhiều phương tiện chiến tranh. Tiếp theo Bình Giã là chiến thắng An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). Chiến tranh đặc biệt đứng trước nguy cơ tan rã.

II. PHẦN RIÊNG

Câu 4a.

1.    Bản chất của toàn cầu hóa: Toàn cầu hóa là xu thế  diễn ra trên toàn thế giới sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh, với bản chất là "sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới".

2.    Biểu hiện

-    Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế: nền kinh tế của các nước có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc nhau, tính quốc tế của nền kinh tế thế giới tăng.

-    Sự phát triển và tác động to lớn của các công ti xuyên quốc gia.

-    Sự sáp nhập và hợp nhất của  các công ti thành những tập đoàn lớn nhất là các công ti khoa học – kĩ thuật, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

-    Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vự. Các tổ chức này ngày càng có vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.

3.    Vì sao…

-    Với những nước đang phát triển thì có vừa tạo thời cơ: thúc đẩy rất mạnh, nhanh của việc phát triển và xá hội hóa lực lượng sản xuất, đưa lại tăng trưởng cao, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế, đòi hỏi tiến hành cải cách để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả nền kinh tế.

-    Thách thức: trầm trọng thêm những bất công trong xã hội; phân hóa giàu nghèo giữa từng nước và giữa các nước; làm cho mọi hoạt động và đời sống của con người kém an toàn hơn; tạo nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa, xâm phạm độc lập tự chủ.

Câu 4b.

1.    Những sự kiện chính trong 10 năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong quá trình xác lập cục diện hai cực, hai phe

-    12/3/1947: Sự ra đời học thuyết Truman. Đây được xem là sự kiện khởi đầu cho việc xác lập cục diện hai cực.

-    6/1947: Mĩ để ra kế hoạch Mác-san của Mĩ nhằm tập hợp các nước phương Tây vào liển minh quân sự chống Liên Xô thông qua chính sách viện trợ.

-    4/4/1949: Thành lập khối quan sự Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đây là liên minh quân sự lớn nhất của các nước tư bản phương Tay nhằmc chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

-    1/1949: Liên Xô và các nước Đông Âu cũng thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế nhằm thực hiện sự hợp tác lẫn nhau giữa các nước XHCN.

-    5/1955: Liên Xô và các nước Đông Âu  thành lập tổ chức Hiệp ước Vacsava – 1 liên minh chính trị – quân sự mang tính phòng thủ của ácc nước XHCN châu Âu.

2. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cục diện hai cực:  Sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai cường quốc: Liên Xô và Mĩ.

Liên Xô: chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của CNXH, đẩy mạnh PTCMTG.
Mĩ: Muốn vươn lên bá chủ thế giới, đẩy lùi PTCMTG, lo ngại sức lan tỏa của CNXH trên toàn thế giới.

- Xem gợi ý tại đây

Nguồn: Hocmai.vn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/goi-y-dap-an-mon-lich-su-1970754/

Sĩ tử cao 90cm giấu bố mẹ đi thi đại học

Posted: 09 Jul 2013 08:55 AM PDT

Trong ngày làm thủ tục dự thi đại học đợt 2 tại trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, quận Thanh Xuân, Hà Nội, nhiều phụ huynh và thí sinh không khỏi tò mò về cô bé tí hon, cao chưa đầy một mét tham dự kỳ thi đại học.

Giấu gia đình tự một mình bắt xe đi thi

Chúng tôi gặp Nguyễn Thị Hải Yến, SN 1995, quê ở huyện Tứ Kỳ, Hải Dương tại ký túc xá trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chiều 8/7, đúng lúc em đang say sưa học bài môn Văn.

Em kể, thời trung học phổ thông em luôn có mơ ước mình được bước chân vào giảng đường đại học. Do vậy, khoảng tháng 3/2013 trước ngày nộp hồ sơ dự thi đại học, em đã giấu bố mẹ, tự mình đi làm hồ sơ dự thi đại học.

Để tránh bị bố mẹ phát hiện,Yến không đi học thêm mà tự ôn tập bài ở nhà. Trong thời gian ôn, em mượn sách của bạn bè và mua thêm một số sách về nhà tham khảo.

Sau hơn 1 tháng ôn tập miệt mài, sáng 8/7, Yến giấu cả nhà, âm thầm tự một mình bắt xe thi đại học. "Em dậy từ 5h sáng, tự mình bắt xe khách từ huyện Tứ Kỳ lên Hà Nội. Khi đi thi, em mượn bạn thân gần nhà 1 triệu đồng dùng làm chi phí trong 3 ngày thi", Yến nói.

Sĩ tử cao 90cm giấu bố mẹ đi thi đại học, Giáo dục - du học, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuy?n sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc

Yến được sinh viên tình nguyện đưa về kí túc trường Nhân văn ở miễn phí

Yến cho biết, bố mẹ em không cấm em đi dự thi đại học, tuy nhiên em sợ rằng khi nói chuyện mình đăng kí dự đại học cho gia đình biết, bố mẹ sẽ đặt quá nhiều hy vọng vào em. Mặt khác, bản thân em cũng bị áp lực khi đi thi.

"Em chỉ nghĩ mình đi thi một lần cho biết, sau kỳ thi, dù đỗ hay không đỗ lúc ấy em sẽ báo kết quả thi cho bố mẹ. Như vậy em sẽ không cảm thấy áy náy hay có lỗi với cha mẹ", Yến giải thích.

Trong 3 năm theo học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ, hằng ngày em được bạn bè giúp đỡ chở xe đạp đến trường học. Kết quả học tập 3 sau năm, dù đạt học lực trung bình nhưng cô bé tí hon luôn nuôi khát khao được bước vào giảng đường đại học. Vì vậy trong đợt nộp hồ sơ đăng kí dự thi đại học, em đã âm thầm mua hồ sơ, đăng kí thi khối C, chuyên ngành Báo chí Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Sau kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2013, Yến được gia đình đưa lên Trung tâm dạy nghề ở huyện Tứ Kỳ học thêm cách đánh văn bản. Em được nhà trường sắp xếp cho ở trọ tại kí túc của trung tâm. Mỗi tuần Yến được bố mẹ cho 300.000 đồng.

"Sở dĩ em đi thi bố mẹ không biết cũng vì thời gian nay em đang học nghề Trung tâm dạy nghệ của huyện cách nhà gần 30km. Đầu tuần em đi học, cuối tuần em lại bắt xe về quê. Kỳ thi đại học đợt 2 diễn ra lại rơi vào giữa tuần nên em ầm thầm đi thi mà bố mẹ không hề hoài nghi", Yến tiết lộ.

Sĩ tử cao 90cm giấu bố mẹ đi thi đại học, Giáo dục - du học, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuy?n sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc

Yến tranh thủ ôn bài trước ngày thi đại học

Sinh ra bị dị tật từ nhỏ nên bản thân Yến chỉ cao khoảng 90 cm, nặng 35 kg. Dù vậy, nhưng em khá nhanh nhẹn khi làm công việc sinh hoạt hàng ngày.

7h sáng ngày 8/7, Yến có mặt làm thủ tục dự thi tại trường Khoa học Xã hội và Nhân văn. Nhờ sự giúp đỡ của đội sinh viên tình nguyện của trường, em được ban quản lý kí túc xá cho ở miễn phí tại kí túc của trường.

Ước mơ trở thành nhà báo

Đầu năm lớp 12, trong một lần ngồi xem vô tuyến ở nhà em thấy nhiều phóng viên được đi nhiều nơi. Cũng từ đó em thích nghề báo.

"Em ao ước sau này được trở thành nhà báo. Nếu ước mơ thành hiện thực, đề tài đầu tiên em quân tâm, hướng tới chính là những người nghèo. Những số phận khó khăn đang cần được giúp đỡ, thông cảm, sẻ chia", Yến tâm tình.

Sĩ tử cao 90cm giấu bố mẹ đi thi đại học, Giáo dục - du học, diem thi dai hoc 2013, diem chuan dai hoc 2013, Tuyen sinh, tuyen sinh 2013, tuy?n sinh, tin tuyen sinh, thong tin tuyen sinh, tuyen sinh dai hoc 2013, tuyen sinh dai hoc, giao duc, du hoc, vn, bao, tin tuc

Cô bé tí hon Nguyễn Thị Hải Yến

Yến cho biết, trong quá trình tự học ở nhà, em hay bị lẫn giữa kiến thức môn Sử và Địa lý, nhiều lúc em đã có ý nghĩ bỏ quyết tâm đi thi đại học. Nhưng rồi được sự động viên của cô bạn thân gần nhà, em đã tự tin hơn và tiếp tục đi thi.

Đến với nghề báo, Yến sẽ phải đi lại nhiều, hỏi nhiều, gặp gỡ nhiều, thậm chí là cạnh tranh thông tin nhanh nhất trong khi ngoại hình của em hạn chế. Nhưng dường như khi nói đến điều này, khuôn mặt của cô bé tí lại tỏ ra hào hứng. Yến cười tươi nói: "Dù em thấp bé, nhưng em vẫn có đôi chân, đôi tay như bao bạn cùng trang lứa khác. Do vậy, gian khổ, khó khăn em không sợ. Ao ước của em là được mang đến niềm vui cho người nghèo, được như vậy, dù gian khổ hơn em cũng thấy vui".

Yến là con cả trong gia đình, sau Yến còn em gái đang theo học lớp 7. Gia đình em làm nông nghiệp. Bố em trước đây cũng từng là bồ đội ở chiến trường Tây Nguyên.

Chia sẻ về kỳ thi đại học, Yến lạc quan cho biết, em không bị áp lực về chuyện thi cử nên khi đi thi em khá thoải mái. "Em tự tin về môn Văn và Địa lý, còn môn Sử dù kiến thức hơi đuối nhưng em sẽ cố gắng làm bài thật tốt để tiến gần hơn với ước mơ trở thành nhà báo và giúp đỡ người nghèo".Yến lạc quan cho biết.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/si-tu-cao-90cm-giau-bo-me-di-thi-dai-hoc-c216a556017.html

Xe chết máy, nữ sinh được CSGT chở đi thi

Posted: 09 Jul 2013 08:55 AM PDT


Trong buổi sáng nay (9/7), nhiều thí sinh đã suýt phải bỏ thi nếu như không có sự giúp đỡ của các chiến sĩ cảnh sát giao thông Hà Nội.

Cơn mưa buổi sáng khiến thí sinh tại Hà Nội gặp khó khăn khi đến trường thi.  Tuy nhiên với sự nhiệt tình giúp đỡ của nhiều chiến sĩ CSGT nên nhiều em đã đến trường kịp giờ.

Cũng sáng nay, tại chốt giao thông ngã năm Ô Chợ Dừa tổ công tác gồm thiếu uý Nguyễn Anh Tuấn và thượng sĩ Bùi Xuân Điệp đang làm nhiệm vụ phân luồng giao thông tại khu vực này thì thấy một cô gái loay hoay với chiếc xe chết máy giữa ngã năm.

Lại gần hỏi thăm thì các anh được biết, nữ sinh đang trên đường đi thi ĐH tại trường ĐH Đại Nam nhưng khi đến ngã năm Ô Chợ Dừa thì xe tự nhiên chết máy. Ngay lập tức Thiếu uý Nguyễn Anh Tuấn đã liên hệ về chỉ huy đội xin tăng cường thêm người đồng thời chở nữ sinh này đến địa điểm thi. Chiếc xe máy của nữ sinh được thượng sĩ Bùi Xuân Diệp đưa về bốt và sau đó mang đi sửa chữa. 

 
Thí sinh Lê Thanh Lê cùng  thiếu uý Nguyễn Anh Tuấn và thượng sĩ Bùi Xuân Điệp.

11h trưa sau khi thi xong, nữ sinh này quay lại chốt CSGT để cảm ơn và nhận lại xe. Em là Lê Thanh Lê (SN 1988, nhà ở Khâm Thiên – Đống Đa). Lê chia sẻ: “Lần đầu tiên lâm vào hoàn cảnh khó khăn khi mà lúc xe em bị chết máy thì cũng chỉ còn 10 phút nữa là phải vào phòng thi, đang loay hoay và lo lắng chưa biết phải làm thế nào thì nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của các anh CSGT. Nhưng qua lần này, em thực sự không biết nói gì hơn ngoài câu cảm ơn các anh rất nhiều. Bởi đây là kỳ thi hết sức quan trọng với em”.

Cũng trong sáng nay, vào khoảng 6h45 tại ngã tư Núi Trúc – Kim Mã, tổ công tác của thượng sĩ Phùng Đức Hiếu – Đội CSGT số 2 (công an TP. Hà Nội) đang làm nhiệm vụ phân luồng giao thông thì thấy một người phụ nữ chở thí sinh đang hoảng hốt hỏi đường về trường tiểu học Kim Đồng. Đó là em Nguyễn Thuỳ Linh (SN 1995, quê ở Thạch Định – Thạch Thành – Thanh Hoá), người chở là cô của Linh.

Thấy đã sát giờ thi, thượng sĩ Phùng Đức Hiếu đã gọi về đơn vị xin ý kiến chỉ thị. Sau đó, anh đã chở Linh đến trường thi.

Trước đó, lúc 6h15, tại ngã tư La Thành – Hoàng Cầu, thiếu uý Lê Xuân Linh – Đội CSGT số 3 (công an TP. Hà Nội) đang làm nhiệm vụ tại địa điểm trên thì có một nam sinh đi bộ đến hỏi đường ra trường tiểu học Thịnh Hào. Sau khi trò chuyện, anh Linh biết được chàng trai này là Phạm Văn Duy (SN 1995, quê ở Vĩnh Lộc – Thanh Hoá) dự thi tại trường ĐH Y Hà Nội tại hội đồng thi trường tiểu học Thịnh Hào. Duy đi một mình, không nhớ đường nên đến ngã tư này thì mất phương hướng.

 
Thiếu uý Lê Xuân Linh – Đội CSGT số 3 cùng em Phạm Văn Duy.

Sau tìm hiểu xong, thiếu uý Lê Xuân Linh đã gọi điện về ban chỉ huy đội CSGT số 3 xin người đến trực thay sau đó dùng xe đưa thí sinh này đến địa điểm thi cho kịp giờ. 

Không chỉ đưa Duy đi thi, đến trưa nay, thiếu úy Linh còn đến trường đón nam sinh này về nhà trọ của em ở khu vực Nguyễn Chí Thanh.

Chia sẻ về những việc làm trên, thượng sĩ Phùng Đức Hiếu – đội CSGT số 2 cho biết: “Được sự chỉ đạo của ban giám đốc công an TP. Hà Nội và quán triệt của đồng chí Đại tá Đào Vịnh Thắng – trưởng phòng CSGT công an Hà Nội cũng như ban chỉ huy đội đến từng cán bộ chiến sĩ, chúng tôi luôn cố gắng thực hiện theo phương châm: Mỗi ngày ra đường cố gắng làm một việc tốt để phục vụ nhân dân”.

Linh San

Theo Infonet


Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/xe-chet-may-nu-sinh-duoc-csgt-cho-di-thi/a333803.html

Hà Nội: Nhiều chùa giúp sĩ tử ăn ở miễn phí

Posted: 09 Jul 2013 08:54 AM PDT

Ấm lòng sĩ tử

Trong những ngày kỳ thi đại học đang diễn ra, phóng viên tìm đến những ngôi chùa Hà Nội như: Chùa Đình Quán, chùa Trung Kính Hạ, Chùa Bộc, Phổ Linh… Tại các ngôi chùa này, người nhà và sĩ tử đã được nhà chùa tạo điều kiện  về chỗ ăn ở.

Ông Nguyễn Văn Long, quê Bắc Giang, đưa con xuống Hà Nội thi trường tại Đại học Y Hà Nội cho biết: “Khi xuống Hà Nội thi tôi rất lo lắng về tìm phòng trọ, nhưng may quá, vừa mới xuống bến xe đã đựơc mấy bạn sinh viên tình nguyện giới thiệu tới Chùa Bộc. Tại đây, bố con tôi được nhà chùa và các bạn sinh viên giúp đỡ nhiệt tình nên không phải lo lắng gì về chỗ ăn, chỗ ở”.

Không gian chùa yên tĩnh nên tạo được tâm lý vững vàng cho nhiều thí sinh trước khi bước vào phòng thi. Bạn Nguyễn Thu Hương, Yên Dũng- Bắc Giang là một sĩ tử đang ở nhờ trong chùa Trung Kính Hạ chia sẻ: “Đây là lần đầu tiên em xuống Hà Nội nên cũng có chút bỡ ngỡ. Nhưng khi vào chùa, có nhiều bạn, mọi người cũng hoà đồng, hơn nữa, không gian trong chùa yên tĩnh nên em có thể thoải mái ôn bài”.

Đã có 4 năm đi làm sinh viên tình nguyện tiếp sức mùa thi, bạn Lê Khắc Tùng, một thành viên Hội sinh viên tình nguyện Bắc Giang tại Hà Nội cho biết: “Cứ đến mùa thi là một số chùa ở Hà Nội lại giúp đỡ cho thí sinh và người nhà được ăn ở miễn phí tại chùa. Các bạn đến chùa ở đều là những bạn thí sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc ở xa không tìm được nhà trọ. Khi đến chùa ở người nhà và thí sinh cũng bớt đi được một phần gánh nặng kinh tế”.

Chùa Phổ Linh: Điểm dừng chân cho hàng trăm sĩ tử và người nhà


Sĩ tử và người nhà đang nghỉ trưa tại chùa Phổ Linh- Quảng An- Tây Hồ.

5 năm nay, cứ mỗi đợt thi ĐH, CĐ thì chùa Phổ Linh (Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội) lại là điểm dừng chân lý tưởng cho hàng trăm sĩ tử và người thân.

Trong đợt 1 của kỳ thi ĐH, CĐ năm nay, chùa Phổ Linh đã tiếp nhận hơn 160 thí sinh và người thân vào ăn ở miễn phí trong mấy ngày thi. Trong đợt 2 này cũng đã có hơn 100 sĩ tử từ khắp nơi về đây ở trọ.

Sư thầy Thích Đàm Trung trụ trì chùa Phổ Linh chia sẻ: "Quanh khu vực 2 điểm thi là trường trung học và trung học cơ sở Quảng An không có nhiều nhà trọ, quán cơm bình dân nên các học sinh, phụ huynh đưa con đi thi rất vất vả. Tôi được biết các em phải ghép bàn lại để ngủ qua đêm ở trong phòng học với giá 70.000 đồng/đêm. Ăn uống thì đắt đỏ, lại không đảm bảo vệ sinh, đủ chất dinh dưỡng thì các em lấy sức đâu mà thi. Tính sơ sơ mỗi đợt thi như thế này, ai chi tiêu tiết kiệm cũng phải hết hơn 1 triệu mà nhà nông thì từng ấy tiền là cả vấn đề".

Đây cũng là lý do mà chùa Phổ Linh đã tham gia tiếp sức mùa thi từ nhiều năm nay. Một phòng ở với sức chứa 200 người, hàng chục phòng trống, ngoài ra, nhà sàn phía sau chùa được quét dọn, thay chăn chiếu sạch sẽ để đón các sĩ tử vào ở miễn phí. Hơn nữa, nhà chùa còn có cơm chay miến phí cho sĩ tử và nguời nhà trong những ngày thi.

Thí sinh Hoàng Văn Nam quê ở Lào Cai dự thi vào trường Đại học Công đoàn cho biết: "Lần đầu xuống Hà Nội dự thi em rất lo lắng về chỗ ăn ở trong mấy ngày thi. Em đọc báo thấy bảo giá nhà trọ tăng cao nên em sợ tiền mang theo không đủ cho cả 3 đợt thi. Vào chùa, em được ăn ở miễn phí lại yên tĩnh, an toàn nên em cảm thấy rất may mắn và tự tin hơn khi đi thi".

Nhiều phụ huynh đưa con đi thi biết đến ngôi chùa này đã nhờ các sinh viên tình nguyện giới thiệu vào chùa ở trọ. Văn Thị Trang, Đội trưởng đội sinh viên tình nguyện trường ĐH Công đoàn tại điểm thi Tiểu học Quảng An tâm sự: "Khi tiếp nhận điểm thi này, đội sinh viên tình nguyện nhận thấy có một khó khăn đó là chỗ trọ giá rẻ, quán ăn uống rất hiếm nên thí sinh sẽ phải đi xa, rất bất tiện. Nhóm em đã vào chùa liên hệ chỗ ăn ở cho các thí sinh và được Sư thầy Đàm Trung đồng ý giúp đỡ”.

Trong khi nhà trọ, quán ăn đua nhau "hét" giá vào mùa thi thì những việc làm đầy ý nghĩa như chùa Phổ Linh cũng như nhiều địa chỉ "vàng" trên cả nước đã giúp thí sinh vượt qua những gian khó đầu tiên khi bước vào kỳ thi đầy vất vả.

Đỗ Hoà

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/www.baohaiquan.vn/Ha-Noi-Nhieu-chua-giup-si-tu-an-o-mien-phi/11432380.epi

Vụ nhà vệ sinh bạc tỷ: Phó Giám đốc Sở GD

Posted: 09 Jul 2013 08:54 AM PDT


Gần 2000 suất cơm chay miễn phí được trao tận tay sĩ tử và phụ huynh


Gần 2000 suất cơm chay miễn phí được trao tận tay sĩ tử và phụ huynh

(GDVN) – Sáng nay (9/7), kết thúc môn thi đầu tiên của đợt tuyển sinh đại học lần 2 nhiều sĩ tử và người thân đã nhận được những suất…


Nước mưa cuốn trôi 2 sinh viên ở TP Hồ Chí Minh, một người chết

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/

3 thí sinh bị đình chỉ vì mang tài liệu ở ĐH Cảnh sát

Posted: 09 Jul 2013 08:54 AM PDT


Kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt thi đại học thứ hai, trong báo cáo cuối ngày của Cơ quan đại diện Bộ Giáo dục – Đào tạo tại TP.HCM, chỉ có 17 thí sinh khu vực phía nam bị đình chỉ. Trong đó có 3 thí sinh ở ĐH Cảnh sát.

Hầu hết các thí sinh bị đình chỉ vẫn mắc lỗi mang điện thoại di động vào phòng thi. ĐH Nông lâm TP.HCM, ĐH Cảnh sát  có 2 thí sinh mang điện thoại, các trường ĐH Công nghệ thực phẩm, ĐH Phú Yên, ĐH Hồng Bàng, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Y Dược TP.HCM, ĐH Tây Nguyên mỗi nơi thí sinh bị đình chỉ vì điện thoại đi động.  Hai thí sinh ở ĐH Sư phạm TP.HCM không được thi do đi trễ.


Thí sinh dự thi vào ĐH KHXH NV TP.HCM.

ĐH Cảnh sát có 3 thí sinh bị đình chỉ vì mang tài liệu. ĐH Y Dược TP.HCM có thí sinh mệt quá nên phải đi cấp cứu, ở ĐH Quy Nhơn một thí sinh ngất xíu phải cấp cứu. Ở hội đồng thi thi tiểu học Phú Thọ, THCS Lạc Long Quân xảy ra sự cố mất điện do nổ bình điện ở Q.11. Sự việc được xử lý kịp thời do có nhân viên điện lực túc trực sẵn ở hai hội đồng thi.

Đặc biệt, tại hội đồng thi trường Colette (ĐH Mở TP.HCM) có một phòng thi đặc biệt chỉ có 4 thí sinh khiếm thị và 2 giám thị coi thi. Quy chế giám sát phòng đặc biệt cũng như các phòng khác.

Trong số 829.941 có 648.102 thí sinh dự thi đợt hai, đạt tỷ lệ 78.09%.  Những trường có tỷ lệ thí sinh dự thi cao ở phía nam là ĐH Cảnh sát (95,68%), ĐH An Ninh (94,97%), ĐH Sư phạm TDTT (87,82%). Trường có tỷ lệ thí sinh dự thi thấp là ĐH Hoa Sen (75,45%), ĐH Ngân hàng TP.HCM (71,87%).

NHƯ QUỲNH

Theo Infonet


Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/3-thi-sinh-bi-dinh-chi-vi-mang-tai-lieu-o-dh-canh-sat/a333864.html

Nhẹ nhàng ngày thi đầu đợt 2

Posted: 09 Jul 2013 08:54 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày thi đầu tiên đợt 2 đã kết thúc. Kết quả làm bài thi buổi chiều đã khiến các thí sinh rời trường thi với đa chiều cảm xúc: vui mừng, lo lắng, phấn khởi, thất vọng… Ngày mai (10/7), các thí sinh thi môn cuối, kết thúc 2 đợt thi tuyển sinh ĐH năm nay.

Thầy Trần Viết Long, giảng viên khoa Luật căn dặn thí sinh không mang điện thoại vào phòng thi tại trường THPT Đặng Trần Côn
Thầy Trần Viết Long, giảng viên khoa Luật căn dặn thí sinh không mang điện thoại vào phòng thi tại trường THPT Đặng Trần Côn

HUẾ: 1 THÍ SINH CẤP CỨU VÌ ĐAU TIM

Tính đến chiều nay, ĐH Huế có thêm 5 thí sinh bị đình chỉ, tổng số thí sinh bị đình chỉ trong ngày đầu tiên đợt 2  là 10 thí sinh (8/10 trường hợp thí sinh vi phạm do sử dụng điện thoại trong phòng thi).

Tại điểm thi Trường CĐ Công nghiệp Huế, dù thời gian làm bài tự luận môn Địa khối C khá dài (180 phút) nhưng nhiều phụ huynh vẫn kiên nhẫn đứng chờ con từ lúc chở đi đến khi hết giờ làm.

Đứng giữa nắng với vẻ mặt lo lắng, chị Hoàng Thị Thu – mẹ của thí sinh Đặng Thị Trà My (Quảng Bình) – cho biết: "Cả hai mẹ con lo lắm, vào đây không có xe, sợ trễ giờ nên buổi sáng hai mẹ con dậy thật sớm để đi bộ, vất vả quá! Cầu trời cho con tui thi đậu!".

Khoảng 2/3 thời gian quy định, nhiều thí sinh đã bước rời trường thi với vẻ mặt vui vẻ.

Em Nguyễn Thành Cảnh (Quảng Nam) – thi vào khoa Luật (ĐH Huế) – cho biết: "Em thấy đề khá dễ, chỉ mất khoảng 120 phút là có thể hoàn thành”.

Tại Hội đồng thi ĐH Khoa học Huế, ở buổi thi Sinh chiều nay, một thí sinh bị đau tim trong lúc làm bài thi đã phải đi cấp cứu. Đó là em Ngô Đình Hậu (Triệu Phong, Quảng Trị). Em Hậu thi vào ngành Bác sĩ đa khoa, ĐH Y – Dược Huế. Làm bài còn khoảng hơn 15 phút nữa là hết giờ thì bỗng nhiên em ngộp thở, đau ở tim, không làm bài được. Các giám thị đã đưa em xuống phòng y tế, đồng thời gọi xe cấp cứu.

Sau khoảng 10 phút thở oxy trong xe cấp cứu, Hậu đã thở được và lên lại phòng thi để gắng làm bài tiếp. Cố làm một vài câu nữa cho xong, nhưng khi còn 5 phút cuối thì em lại lên cơn khó thở. Nên buộc phải vào khoa Cấp cứu, bệnh viện ĐH Y – Dược Huế.

Bài làm của em đã được thu sớm và không vi phạm quy chế vì đã đủ giờ nộp bài. Theo bác Ngô Minh Thiên (54 tuổi, cha em Hậu), đến cuối giờ chiều nay, em Hậu đã khỏe lại và không thở oxy nữa. Hiện Hậu đang truyền dịch tại bệnh viện.

Được biết, gia đình bác Thiên thuộc hộ cận nghèo, trên Hậu có 3 người chị, em là út. Cha đi làm thuê ở biển với chủ, mẹ ở nhà nội trợ. (Minh Ngọc)

Thí sinh hoàn thành ngày thi đầu tiên của kỳ thi đại học, cao đẳng đợt 2 năm 2013
Thí sinh hoàn thành ngày thi đầu tiên của kỳ thi đại học, cao đẳng đợt 2 năm 2013

CỤM THI VINH: 48 THÍ SINH BỎ THI

Trong buổi thi thứ 2 (khối B thi Sinh học; khối C thi Lịch sử; khối D thi Ngoại ngữ), tất cả 40 điểm thi của Cụm thi Vinh và 17 điểm thi của Trường Đại học Y khoa Vinh đều diễn ra an toàn, nghiêm túc,đúng quy chế. Riêng Cụm thi Vinh có 1 thí sinh đến muộn 30 phút nên không được dự thi và 1 thí sinh bị đình chỉ thi do đưa tài liệu vào phòng thi.

Theo thống kê của các Hội đồng thi, chiều nay ở Cụm thi Vinh có 48 thí sinhh bỏ thi so với buổi sáng, 16.377/23.727 (69,02%) thí sinh đã đến dự thi (không tính số thí sinh thi khối M và khối T); ở Trường ĐH Y khoa Vinh có 11 thí sinh bỏ thi; như vậy, tỷ lệ dự thi ở trường này đạt 78,1%.

Theo em Nguyễn Thành Nam, thi ở điểm thi Trường THCS Hưng Bình (thi vào Trường ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh), đề thi môn Sinh học có 50 câu hỏi, sát với chương trình đã học, có cả câu dễ lẫn câu khó, có câu rất khó, tuy nhiên, đề hơi dài. Em cũng cố gắng nhưng chỉ chắc chắn đúng khoảng một nửa.

Một nhóm thí sinh thi ở điểm thi Trường Đại học Vinh (thi khối C vào Trường Đại học Vinh) nhận xét: Đề thi môn Lịch sử không khó, chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản đã học là làm được.

Em Trần Hải Yến, thi ở điểm thi Trường THCS Đặng Thai Mai (thi khối D1 vào Học viện Ngân Hàng) nhận định đề thi môn Ngoại ngữ khó và dài hơn năm ngoái. Đề thi có khả năng phân loại trình độ của thí sinh, em hy vọng mình được 8 điểm. (Minh Đức)

Thí sinh dự thi ĐH Nội vụ vui vẻ kết thúc môn Ngoại ngữ. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh dự thi ĐH Nội vụ vui vẻ kết thúc môn Ngoại ngữ. Ảnh: gdtd.vn

HÀ NỘI: CÓ NGÀNH CHỈ 25% THÍ SINH ĐẾN THI

Tại Học viện Ngoại giao, bà Đoàn Thị Phương Dung – Ủy viên Hội đồng tuyển sinh – cho biết: Tỷ lệ thí sinh đến dự thi tại trường đạt xấp xỉ 50%, tuy nhiên, ngành tiếng Pháp (khối D3) chỉ có 28 em trên tổng số 111 hồ sơ đăng ký đến thi, tỷ lệ 25%.

Theo bà Dung, khối D3 thường tỷ lệ thí sinh đến thi vẫn rất thấp, như năm 2012, chỉ có 30% đến dự thi. Hết ngày thi thứ nhất, trường không phát hiện trường hợp nào vi phạm.

Tại Trường ĐH Ngoại thương, chiều nay có 64,3% thí sinh đến dự thi. Trong buổi thi chiều có một thí sinh khiến giám thị chú ý bởi khuôn mặt thật hơi khác so với ảnh. Ngay lập tức, lãnh đạo nhà trường đã yêu cầu công an A83 xác minh. Kết quả, thí sinh này không vi phạm mà bị nghi ngờ do đã dùng công nghệ photoshop để xử lý ảnh.

ĐH Nội vụ Hà Nội, thông tin từ Trưởng Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh Bành Thị Ngọc Liên, buổi sáng có một thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại di động. Thi Ngoại ngữ buổi chiều có 3 thí sinh mang tài liệu vào phòng thi. Do phát hiện trong thời gian đầu làm bài nên những thí sinh này được giữ trong hội đồng, chờ đến hết 2/3 thời gian làm bài mới được cho ra.

Kết thúc ngày thi đầu, ĐH Nội vụ Hà Nội có 6146 thí sinh đến dự thi, đạt tỷ lệ 71,47%. Trường này cũng cho biết, một trong những điểm nổi bật trong công tác tổ chức thi năm nay là nhà trường đã bố trí 115 chỗ ở miễn phí cho thí sinh và người nhà, đồng thời, tự bỏ kinh phí phát cơm miễn phí. Riêng buổi trưa này, toàn trường đã phát được khoảng gần 400 suất cơm.

Học viện Báo chí tuyên truyền chiều nay đình chỉ 2 thí sinh do mang tài liệu vào phòng thi. Đợt 2 kỳ tuyển sinh này, Học viện có tổng số 9247 hồ sơ đăng ký, tỷ lệ đến dự thi đạt khoảng 59%. So với buổi thi sáng, chiều nay đã có khoảng 60 em bỏ thi. (Hiếu Nguyễn)

Thí sinh làm bài gặp khó vì đề thi không dễ
Thí sinh chăm chú làm bài

TP HCM: XẢY RA SỰ CỐ NỔ ĐIỆN

Kết thúc giờ thi môn tiếng Anh(khối D), môn Sử (khối C) và môn Sinh (khối B) nhận định chung của các bạn thí sinh là đề tiếng Anh và Sinh tương đối khó và dài. Với hình thức trắc nghiệm, đề thi môn Sinh với 50 câu đòi hỏi thí sinh không chỉ có nền kiến thức chắc chắn của 3 cấp học bậc phổ thông, mà còn phải biết phân bổ thời gian thì mới mong làm hết bài vì có nhiều câu bài tập.

Em Nguyễn Thị Phương, thi vào ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch tại Hội đồng thi Nguyễn Thị Minh Khai lắc đầu cho biết: Đề Sinh dài và có nhiều câu khó. Dù cố gắng tận dụng hết thời gian làm bài nhưng em vẫn chỉ làm được khoảng 75%. Với kết quả bài làm như vậy, em không tự tin lắm với kết quả chung của mình.

Với đề thi tiếng Anh (80 câu), em Lê Quốc Thái – Thí sinh thi vào ngành Ngữ văn Anh của ĐHSP TPHCM cho rằng: Đề thi không chỉ dài mà còn có độ khó rất cao. Nội dung kiến thức trải đều nên nếu không ôn tập kỹ sẽ khó đạt điểm tối đa.

Đề Sử (4 câu) được nhiều thí sinh đánh giá là vừa sức, dễ lấy điểm dù đề thi ra theo hướng dàn trải. Thí sinh Nguyễn Văn Chung – thi vào Khoa báo chí trường ĐH KHXHNV – chia sẻ: Với 4 câu trong đó có một câu liên quan đến lịch sử nước ngoài nhưng độ khó không nhiều. Học sinh học lực khá có thể dễ dàng lấy điểm 6. Dù đề ra theo hướng bao quát, đòi hỏi vốn kiến thức rộng nhưng đều nằm trong chương trình phổ thông và ôn tập nên em có thể tự tin mình sẽ đạt điểm 7,5.

Thời tiết cụm thi TP.HCM chiều nay tuy đã có mưa lớn đầu giờ chiều tại một số quận, huyện (Tân Phú, Q.3, Q.6) Nhưng do các lực lượng phối kết hợp đã có sự chủ động nên đã không xảy ra tình trạng kẹt xe, những sự cố đáng tiếc gây ảnh hưởng đến việc di chuyển đến điểm thi và làm bài của thí sinh.

Lực lượng SV tình nguyện không chỉ tận tình hướng dẫn, phân luồng giao thông, dùng dù che mưa cho thí sinh vào phòng thi mà còn cung cấp cả áo mưa cho các phụ huynh. Hành động đẹp của đội ngũ SV tình nguyện tại Hội đồng thi THCS Trương Công Định (quậnTân Phú) đã khiến nhiều phụ huynh thật sự vui và cảm động.

Tổng kết ngày thi đầu tiên, cụm thi TP HCM đã ghi nhận khá nhiều trường hợp thí sinh vị phạm quy chế thi vì mang điện thoại vào phòng thi, và một số thí sinh phải bỏ thi vì đến muộn. Buổi sáng, tại các Hội đồng thi của các trường ĐH Cảnh sát Nhân dân, ĐH Nông lâm, ĐH Công nghiệp Thực phẩm, ĐH quốc tế Hồng Bàng, ĐH Luật TP.HCM…đình chỉ 5 thí sinh vì mang điện thoại và 4 thí sinh vì mang tài liệu (3 của trường ĐH Cảnh sát Nhân dân).

Buổi thi sáng nay cũng ghi nhận 3 trường hợp thí sinh đi muộn không được phép dự thi (2 thí sinh dự thi ĐH Sài Gòn), 4 thí sinh bị đình chỉ vì mang điện thoại.

Ngày thi đầu tiên của đợt 2, cụm thi TP.HCM cũng đã có sự cố về điện (nổ bình điện khu vực Q.11 lúc sáng) làm hai Hội đồng thi tại Trường TH Phú Thọ và THCS Lạc Long Quân mất điện. Do ngành điện lực có nhân viên túc trực và xử lý kịp thời, sự cố trên không ảnh hưởng đến thời gian làm bài thi của thí sinh.

Số trường có tỉ lệ thí sinh dự thi cao nhất đợt 2 vẫn là những cái tên quen thuộc như: ĐH Cảnh sát Nhân dân: 95,68%, ĐH An ninh: 94,67%, ĐH Sài Gòn: 87,02%, ĐH Nông lâm 84,25%, ĐH Tài nguyên Môi trường 80,26%…(Anh Tú)

b
Thí sinh tại Đà Lạt đội mưa đi về trên phố.

ĐÀ LẠT: HỌC TỦ KHÔNG LÀM ĐƯỢC ĐỀ SỬ

Chiều nay, tại Đà Lạt (Lâm Đồng) hàng nghìn thí sinh và phụ huynh phải đội mưa về phòng trọ.

Trong sự thay đổi thời tiến thất thường như hiện nay, thí sinh bị ướt mưa đã khiến các bậc phụ huynh hết sức lo lắng cho sức khỏe con em mình vì hiện vẫn còn môn thi cuối cùng vào ngày mai.

Anh Đinh Công Đức – phụ huynh em Đinh Thị Liễu – lo lắng cho biết: "Đang lúc ra về thì trời bất ngờ đổ mưa lớn, hai cha con ướt sũng. Tôi thì không sao nhưng sợ ướt mưa sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cháu cho môn thi ngày mai".

Theo các thi sinh dự thi khối D1, đề thi môn Ngoại ngữ chiều nay khá dài, hầu hết đều cho biết không thể làm kịp, không ít thí sinh đành phải dùng biện pháp "đánh lụi".  Phan Thị Lành, quê Bình Định cho biết: "Em làm được 70 câu, khi sắp hết giờ, 10 câu còn đành phải làm theo quán tính".

Trong khi đó, các thí sinh dự thi khối C, với môn Lịch sử, bước ra khỏi phòng thi lại khá tự tin. Nhiều em cho biết, đề thi không quá khó, nội dung bám sát chương trình sách giao khoa. Tuy nhiên, đề lại bao quát nên đòi hỏi thí sinh phải học bài theo toàn bộ chương trình. Trường hợp "học tủ" sẽ không thể  hoàn thành được tất cả các câu. Thí sinh Trần Thái Thanh, cho hay: "Em làm bài khá tốt, với đề thi này bài làm của em sẽ không dưới 6 điểm".

Theo báo cáo nhanh từ Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Đà Lạt, kết thúc các môn thi chiều nay không có trường hợp vi phạm quy chế thi. (Quang Ngọc)

c
Khác buổi sáng, chiều nay nhiều thí sinh Cần Thơ bước ra khỏi phòng thi với nụ cười tươi

CẦN THƠ: REO MỪNG VÌ LÀM ĐƯỢC BÀI

Bước vào thi môn Sinh học khối B, môn Lịch sử khối C và môn Ngoại ngữ khối D, các thí sinh đã đến các hội đồng thi từ rất sớm, có nhiều thí sinh không về nhà trọ mà ở xung quanh khu vực thi để vào thi buổi chiều.

Khác với môn thi buổi sáng, chiều nay nhiều thí sinh ở cụm thi Cần Thơ bước ra khỏi phòng thi với nụ cười tươi. Nhiều em reo mừng vì làm được bài môn Lịch sử và môn Tiếng Anh, môn Sinh học độ khó vừa phải.

Em Nguyễn Thị Phương Chi – HS trường THPT Chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang), thi tại Hội đồng thi Trường TH Lê Quý Đôn – cho biết: "Em thi khối D1, đề thi Anh văn em làm khá tốt, đạt khoảng 90%. Theo em đánh giá đề thi không dễ hơn năm trước, đặc biệt là có nhiều từ vựng mới, nếu không học kỹ sẽ khó đạt điểm cao. Trong đó khó ăn điểm nhất là phần tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa và điền từ vào chỗ trống. Em thấy đề Anh văn tính phân loại cao, các bạn trung bình, trung bình khá nếu cố gắng sẽ đạt điểm 5 – 6…".

Còn thí sinh Trần Thị Mỹ Tiên với sức học trung bình đã hoàn thành khoảng 50% đề thi Anh văn. "Em thấy đề Anh văn năm nay khó hơn năm trước, nhất là phần đọc hiểu có nhiều từ mới và phức tạp. Em cố gắng hết sức và vận dụng hết thời gian để làm bài thi, hy vọng em sẽ đạt điểm trung bình…".

Ở môn Lịch sử khối C, sau khi thi xong nhiều thí sinh phấn khởi rời khỏi trường thi. Các  em cho biết: Đề Sử chủ yếu nằm trong chương trình và học thuộc bài là có thể kiếm điểm trung bình. Tuy nhiên muốn lấy điểm môn Sử phải nắm vững kiến thức vì đề thi trải rộng, nếu học tủ sẽ không làm được.

Em Phạm Hồng Yến – Thi tại Hội đồng thi khu II Trường ĐH Cần Thơ – cho biết: "Đề Sử có 4 câu, cho trải dài trong chương trình học nên phải vận dụng tốt mới đạt điểm. Nội dung học thuộc một phần, còn lại phải hiểu và vận dụng, khó nhất là phần riêng ở câu 4A và 4B. So với năm trước độ khó của đề Sử tương đương, đặc biệt là thí sinh không thể học tủ…".

Bên cạnh đó nhiều thí sinh thi xong môn Sinh học cho biết phần khó nhất ở đề môn Sinh là phần tính toán bài tập về phép lai. Nội dung này có tính phân loại cao nên những thí sinh có mức học lực trung bình khó lấy được điểm cao. (Quốc Ngữ)

Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi
Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG: ĐỀ THI SINH RẤT KHÓ!

Kết thúc buổi thi chiều nay, nhiều thí sinh có tâm trạng khá buồn vì kết quả bài làm không được như mong muốn. Không ít em cho rằng đề thi môn Sinh học quá khó so với sức học của mình, cố gắng hết sức và dồn hết tâm lực làm bài những chỉ làm được khoảng 1/3 khối lượng bài thi.

Thí sinh Lê Thu Thủy (huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) thi tại hội đồng thi Trường THCS Trần Hưng Đạo cho biết: "Dù cố gắng hết sức nhưng em chỉ làm được khoảng 25 câu trong tổng số 60 câu hỏi của môn Sinh học. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 câu là em tự tin với kết quả của mình. Em thấy đề thi năm nay khó và dài".

Cùng tâm trạng, thí sinh Vũ Đặng Trung Thành (học sinh Trường THPT Hoàng Hoa Thám, Đà Nẵng) than thở: "Với đề thi Sinh chiều nay, em chỉ làm được những câu mang nội dung lý thuyết, còn phần tính toán thì em không làm được. Dù làm bài không được nhưng em vẫn cố gắng đợi hết thời gian thi mới nộp bài ra về".

Buổi thi chiều nay, 42 thí sinh vắng tại 24 điểm thi; có thêm 1 thí sinh là Nguyễn Thị Thương (Hội đồng thi Trường THCS Cao Thắng) bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi. Nâng tổng số thí sinh bị đình chỈ thi trong ngày thi thứ nhất là 2 trường hợp.

Hôm nay, Đoàn thanh tra số 5 (Bộ GDĐT) đã tiến hành Thanh tra đột xuất tại 5 Hội đồng thi (2 Hội đồng thi tại Trường ĐH Kinh tế, 1 hội đồng thi tại Trường CĐ Công nghệ Thông tin, 2 hội đồng thi tại Trường ĐH Bách khoa).

Ông Tống Duy Hiển – Trưởng đoàn Thanh tra số 5 – cho biết: "Qua triển khai thanh tra đột xuất tại 5 Hội đồng thi (Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng), tình hình tổ chức thi diễn ra nghiêm túc, an toàn và đúng quy chế. Các hội đồng thi không để xảy ra bất cứ sai sót nào. Công tác bảo vệ an ninh, trật tự trong ngoài trường thi được thực hiện tốt. Chúng tôi đánh giá rất cao công tác tổ chức tuyển sinh tại các hội đồng thi của Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng".

ĐẠI HỌC HUẾ: 64 THÍ SINH VẮNG THI BUỔI THỨ HAI

Tổng cộng tại 62 điểm thi chiều nay có 64 thí sinh vắng thi. Kết thúc ngày thi thứ nhất, toàn Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế có 11 thí sinh bị khiển trách do có hành vi nhìn bài của bạn và 4 trường hợp thí sinh bị đình chỉ thi, trong đó có 3 trường hợp do mang điện thoại vào phòng thi và 1 trường hợp do mang tài liệu vào phòng thi.

Theo Hội đồng tuyển sinh ĐH Huế, tình hình thi trong ngày đầu tiên diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Công tác phối hợp đảm bảo mọi điều kiện phục vụ kỳ thi diễn ra tốt đẹp. An ninh, trật tự trong và ngoài trường thi được đảm bảo. Tinh thần và thái độ coi thi của cán bộ luôn ở mức cao nhất. Việc phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm của thí sinh được cán bộ coi thi thực hiện kịp thời và nghiêm khắc, đảm bảo công bằng cho thí sinh tham dự kỳ thi. (Đại Thắng)

Một số thí sinh mang theo ô vì cơn mưa nhẹ sau buổi thi chiều. Ảnh: gdtd.vn
Một số thí sinh mang theo ô vì cơn mưa nhẹ sau buổi thi chiều tại Hà Nội. 

HỘI ĐỒNG THI CẢ NƯỚC XỬ LÝ NGHIÊM VI PHẠM QUY CHẾ

Kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt 2, đợt thi có nhiều môn thi tự luận, theo báo cáo nhanh từ Bộ GDĐT, các Hội đồng tuyển sinh đã thực hiện nghiêm túc quy định của Quy chế thi tuyển sinh; không khí trường thi trật tự, an toàn; các vi phạm Quy chế  tuyển sinh được phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời.

Trên phạm vi cả nước, có 125 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật, trong đó 34 bị khiển trách, 10 cảnh cáo và 81 thí sinh bị đình chỉ thi. Số bị đình chỉ thi chủ yếu mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi; có 2 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật khiển trách.

Đến hết ngày hôm nay, tỷ lệ thí sinh dự thi trên số đăng kí dự thi đạt 78,09%, khá cao. Đề thi được bảo mật tuyệt đối trong tất cả các khâu; không có sai sót.

Theo đánh giá ban đầu, nội dung đề thi môn Toán khối B và D; môn Sinh học khối B,… nằm trong chương trình THPT, có tính phân loại cao; nội dung đề thi môn Địa lí gắn với thực tiễn và tình hình kinh tế – xã hội của đất nước, đề cập đến vấn đề biển đảo, khái quát về biển Đông, vấn đề an ninh và tài nguyên biển của Việt Nam,…

Thời tiết trong ngày thi đầu tiên mát mẻ, thuận lợi cho việc dự thi, đi lại của thí sinh. Không xảy ra hiện tượng ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn, thí sinh đến dự thi đúng giờ. Điện nước được cung cấp ổn định ở tất cả các Hội đồng thi, không có sự cố mất điện, mất nước; thông tin liên lạc thông suốt.

Các bộ, ngành, địa phương, đoàn thể, tổ chức xã hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, lực lượng thanh niên, sinh viên tình nguyện,… triển khai hoạt động tích cực, có hiệu quả, tham gia phân luồng giao thông; giúp đỡ, hướng dẫn và đưa thí sinh, phụ huynh thí sinh đến các điểm thi; phối hợp giữ gìn an ninh, trật tự bên ngoài các khu vực thi; hỗ trợ hàng ngàn chỗ trọ giá rẻ, suất ăn miễn phí; …

Bộ GDĐT đánh giá, ngày thi đại học đầu tiên, đợt II, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013 đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế. (Lập Phương)

Thí sinh rời phòng thi môn thứ 2 trong tâm trạng kha phấn khởi vì làm được bài 2 môn thi ngày thi đầu tiên
Thí sinh rời phòng thi môn thứ 2 trong tâm trạng phấn khởi vì làm được bài ngày thi đầu tiên

QUY NHƠN: THÍ SINH LÀM ĐƯỢC BÀI

Chiều 9/7, tại 41 điểm thi của toàn Cụm thi liên trường TP Quy Nhơn đã có 26.843 thí sinh có mặt dự thi môn thứ 2, đạt tỷ lệ hơn gần 83% so với số đăng ký, giảm 1.668 thí sinh so với buổi thi môn đầu tiên.

Theo Tiến sĩ Lê Xuân Vinh, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Quy Nhơn, Ủy viên thường trực Hội đồng coi thi cụm thi liên trường TP Quy Nhơn, sở dĩ số thí sinh giảm là do khối M (khối năng khiếu thi Toán, Ngữ văn, Năng khiếu vào Trường ĐH Quy Nhơn) chiều nay nghỉ thi. Vì vậy, số thí sinh dự thi vào ĐH Quy Nhơn chiều nay cũng đã giảm xuống còn 8.919 thí sinh.

So với buổi thi đầu tiên, số thí sinh bỏ thi môn thứ 2 của cụm thi liên trường TP. Quy Nhơn là 43 thí sinh so với buổi thi sáng nay.

Về đề thi môn Sinh học khối B, thí sinh Trần Đại Văn cùng nhiều thí sinh khác đều có chung nhận xét: Đề bám sát chương trình sách giáo khoa phổ thông, vừa sức. Học sinh học lực trung bình khá có thể làm được bài ở mức 5 – 6 điểm. 

Còn thí sinh Nguyễn Thanh Duy (Bình Định) cho biết: Đề thi Ngoại ngữ khối D1 vừa sức, không quá khó nhưng có tính phân loại thí sinh cao. Thí sinh có học lực trung bình khá có thể làm bài được 5 – 6 điểm.

Kết thúc buổi thi thứ 2, nhiều thí sinh các khối B, D đã rời phòng thi trong tâm trạng khá phấn khởi vì làm được bài cả 2 môn.

Chiều nay, thêm 1 thí sinh (dự thi vào ĐH Quy Nhơn) bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi.

Như vậy, ngày thi đầu tiên, tại  cụm thi liên trường TP Quy Nhơn có 2 thí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi; 1 thí sinh bị ngất xỉu trong giờ thi môn Toán buổi sáng phải đưa đưa đi cấp cứu, không thể tiếp tục dự thi. (Xuân Nguyên)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/nhe-nhang-ngay-thi-dau-dot-2-1970756/

Comments