Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


CĐ giáo dục Ninh Kiều tổ chức hội trại 8.3

Posted: 09 Mar 2013 12:28 PM PST

Hội trại năm có sự tham gia của 16 đội gồm 156 nhà giáo, cán bộ quản lý, BCH CĐCS, CĐ viên tiêu biểu của CĐ ngành giáo dục quận. Hội trại đã diễn ra vô cùng sôi nổi với các trò chơi dân gian, các cuộc thi cắm hoa, nấu ăn… Đây là sự kiện nhằm thiết thực chào mừng kỷ niệm 103 năm ngày quốc tế phụ nữ và 1.973 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng…

Một số hình ảnh tại hội trại:





Nguồn: http://laodong.com.vn/Cong-doan/CD-giao-duc-Ninh-Kieu-to-chuc-hoi-trai-83/105251.bld

Tặng nhà mới cho 5 giáo viên nghèo

Posted: 09 Mar 2013 11:28 AM PST

Trước đó, Báo Người Lao Động và Quỹ Thiện Tâm của Tập đoàn Vingroup cũng trao 2 căn nhà "Vì mai sau" cho giáo viên Mang Phước (Trường Tiểu học Xóm Bằng, huyện Thuận Bắc) và giáo viên Nguyễn Thị Thu Vâng (Trường Mầm non Phước Hà, huyện Ninh Phước) tỉnh Ninh Thuận. Tổng giá trị 5 căn nhà đã trao là 350 triệu đồng.

Nguồn: http://nld.com.vn/20130309110953372p0c1002/tang-nha-moi-cho-5-giao-vien-ngheo.htm

Sinh viên tìm hiểu về bảo vật quốc gia

Posted: 09 Mar 2013 10:28 AM PST

(GDTĐ)-Hôm nay (9/1), hàng trăm sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội đã cùng tham gia tìm hiểu về các bảo vật quốc gia được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam.

Sinh viên lắng nghe thuyết trình về các bảo vật. Ảnh: gdtd.vn
Sinh viên lắng nghe thuyết trình về các bảo vật. Ảnh: gdtd.vn

Tại đây, các sinh viên đã được tận mắt thăm quan, được nghe nguồn gốc xuất xứ của từng bảo vật, từ đó hiểu tại sao chúng được lựa chọn thành những bảo vật quý giá của quốc gia.

Hầu hết các sinh viên được tham gia đều tỏ ra rất hào hứng. Các bạn chia sẻ, nếu những buổi ngoại khóa tương tự được tổ chức thường xuyên hơn, chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ khơi dậy tình yêu đối với môn học Lịch sử nói riêng, đối với lịch sử, văn hóa của dân tộc nói chung.

Sinh viên Nguyễn Thị Quỳnh Nga –Khoa Quốc tế học Trường ĐHKHXHNV (ĐHQGHN) chia sẻ: Em là người rất yêu Lịch sử. Tham gia buổi tọa đàm về các bảo vật quốc gia ngày hôm nay, em không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp, sự quý giá của từng bảo vật mà còn rất bất ngờ, vui mừng bởi có nhiều bạn trẻ cùng tham gia như vậy. Điều này chứng tỏ, còn không ít các bạn trẻ hào hứng với lịch sử nước nhà. Nếu có nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn để kéo giới trẻ đến với lịch sử hơn, em nghĩ sẽ còn nhiều bạn trẻ yêu thích lịch sử hơn nữa.

Được biết, hiện Bảo tàng lịch sử quốc gia đang trưng bày 11 trong tổng số 30 bảo vật quốc gia được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận.

Các bảo vật gồm: Trống đồng Ngọc Lũ (Văn hóa Đông Sơn), trống đồng Hoàng Hạ (Văn hóa Đông Sơn), thạp đồng Đào Thịnh (Văn hóa Đông Sơn), tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn (Văn hóa Đông Sơn), cây đèn đồng hình người quỳ (Văn hóa Đông Sơn), trống đồng Cảnh Thịnh (thời Tây Sơn), ấn đồng “Môn Hạ Sảnh ấn” (thời Trần), bình gốm hoa lam vẽ Thiên Nga (thời Lê Sơ); Cuốn “Đường Kách Mệnh”, “Nhật ký trong tù”, bản thảo “Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến” (của Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201303/Sinh-vien-tim-hieu-ve-bao-vat-quoc-gia-1967502/

Một du học sinh được chọn thi Olympic hóa học

Posted: 09 Mar 2013 10:28 AM PST

Huỳnh Ngọc Phương Thảo – gương mặt du học sinh thành công

Thảo hiện đang học năm thứ hai chương trình tú tài quốc tế tại Trường Trung học Quốc tế Auckland International College (AIC) – New Zealand. Khi còn là học sinh của Trường Phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TPHCM), Thảo đã tham gia thi tuyển học bổng tú tài quốc tế của AIC do Văn phòng Tư vấn giáo dục New Zealand ENC tổ chức. Lúc đó, Thảo đang học học kỳ 1 của lớp 10. Với điểm toán và tiếng Anh trong nhóm dẫn đầu, Thảo đạt học bổng 80% cho 3 năm học liên tục tại AIC.

Ba của Phương Thảo cho biết: "Từ nhỏ, Thảo đã có tính tự lập trong việc học tập, rất chịu khó tìm tòi. Cô giáo cho 10 bài tập về nhà thì Thảo không chỉ làm hết mà còn tìm làm thêm khoảng 20 bài khác". Thảo chia sẻ: "Bí quyết học tập của em là tự học và học thêm ngoài nội dung học trên lớp để mở rộng và đào sâu kiến thức. Điều quan trọng là phải tự tin vào bản thân. Nếu người ta thành công thì sao mình không thể thành công?". Sau khi hoàn thành bậc phổ thông, Thảo dự định sẽ vào ĐH Melbourne, Úc ngành y sinh học để thực hiện ước mơ trở thành nhà nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này.        

Nguồn: http://nld.com.vn/20130309091218737p0c1017/mot-du-hoc-sinh-duoc-chon-thi-olympic-hoa-hoc.htm

Để thư viện trường cuốn hút học sinh

Posted: 09 Mar 2013 06:17 AM PST

(GDTĐ) – Sự nghèo nàn về sách báo cũng như sách truyện, khó khăn về bài toán kinh phí đầu tư đã khiến cho hệ thống thư viện trường học ở nước ta hiện nay chưa phát huy hết vai trò và chức năng của mình. Làm thế nào để thư viện cuốn hút được học sinh là bài toán đặt ra của ngành GDĐT hiện nay.

Học sinh ít có thói quen đến thư viện

Có con đang học tại Trường THCS Lê Quý Đôn (Hà Nội), anh Trung cho biết: "Con trai tôi năm nay học lớp 7 nhưng khi hỏi con có hay xuống thư viện đọc sách không, cháu trả lời rất thật: Từ khi vào trường học lớp 6 đến nay con mới đến thư viện một lần. Cháu tâm sự: Thư viện ở trường mới chán lắm, không có nhiều sách, truyện hấp dẫn như của Trường Đoàn Thị Điểm con học trước đây. Thì ra, 5 năm con học ở trường cũ, anh Trung ngày nào cũng đến chiều muộn mới đón con về nhà bởi anh phải chiều theo sở thích vào thư viện đọc sách của con. Thậm chí, mặc dù nhà trường phân lịch đọc theo từng khối lớp nhưng bé Bin ngày nào cũng tìm cách xin cô thư viện để vào đọc sách truyện. 

Một tình trạng chung hiện nay đó là học sinh các lớp lớn hơn, thói quen đến thư viện của các em gần như không còn. Đặc biệt, với các em cuối cấp, lịch học dày đặc đã khiến cho con trẻ không còn thời gian đọc và càng không còn thói quen đến thư viện trường. Đây là chia sẻ của nhiều thầy cô cũng như các bậc phụ huynh. Còn với Thùy Linh, đang học lớp 12 Trường THPT Lê Quý Đôn- (Hà Nội) thì: Ngoài buổi học chính, em tham gia các lớp luyện thi đại học, có hôm gần 10 giờ đêm mới tan học. Lịch học kín cả ngày nghỉ thứ 7 và chủ nhật. Dù có muốn đến thư viện tìm sách cùng không còn thời gian.  

Coi trọng công tác thư viện

Cả nước hiện có gần 3 vạn trường học. Nếu tính mỗi trường có một thư viện thì số thư viện trường học cũng xấp xỉ 3 vạn. Việc phát triển, đầu tư thư viện trường học các cấp đã được ngành GDĐT cũng như các địa phương quan tâm trong những năm trở lại đây song thực tế, hệ thống thư viện trường học vẫn chưa có đủ về số lượng và chất lượng. 


Góc thư viện Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội)  Ảnh: K.K

Thống kê của Bộ GD ĐT năm học 2009 – 2010: Trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 – 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân một trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.. Với số tiền này, chắc chắn, dù có mua bổ sung tài liệu cho thư viện thì cũng chỉ là muối bỏ bể bởi giá cả sách, truyện in ấn tăng giá  đến chóng mặt.

Đấy là chưa kể, đến thời điểm này, cả nước vẫn còn tới 3.859 trường học chưa có thư viện trường học. Hệ thống thư viện trường học chậm phát triển cả số lượng và chất lượng. Nhiều trường nếu có thư viện chỉ là hình thức, không phát huy được hiệu quả. Trong tổng số 23.344 trường có thư viện, số thư viện đạt chuẩn mới chỉ có 10.595 (tỷ lệ hơn 45%). Số cán bộ thư viện chuyên trách mới có 9.171 người (tỷ lệ 35,7%). Đáng chú ý, con số bình quân cán bộ thư viện mỗi năm một giảm sút. 

Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện vẫn chưa đồng bộ, còn kiêm nhiệm, một số chưa đạt yêu cầu chuyên môn đề ra. Theo con số thống kê của NXB Giáo dục, cách đây 3 năm, cả nước có 27.280 trường học nhưng mới chỉ có 23.251 trường có thư viện, chỉ đạt mức 85,2%. Hiện nay, đội ngũ cán bộ thư viện các trường học phổ thông là gần 27.000 người, trong đó cán bộ chuyên trách chiếm 41,7%, cán bộ thư viện kiêm nhiệm là 58,3%. 

Nhìn vào đội ngũ cán bộ quản lý thư viện trường học hiện nay cho thấy còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Đây là một thực tế, bởi đa số cán bộ trông coi thư viện được ban giám hiệu nhà trường thuyên chuyển từ đội ngũ giáo viên yếu kém năng lực sư phạm, hoặc tình trạng sức khỏe yếu, thậm chí bị kỉ luật. Bên cạnh đó còn có cả lực lượng giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện. Vì vậy, đa số cán bộ thư viên trường học chưa qua trường lớp nghiệp vụ đào tạo chuyên môn. Mặc dù, một số ít đã được Công ty sách- thiết bị trường học tổ chức tập huấn nhưng cũng chỉ dừng ở phần việc quản lý, bảo quản, cho mượn sách báo, ít quan tâm tới nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt hơn nhu cầu của giáo viên và học sinh tại thư viện trường.

Trường học không thể không có thư viện, đó là tất yếu. Tuy nhiên, để thư viện thật sự thu hút được học sinh thì hệ thống thư viện trường học cần được đầu tư thỏa đáng.

Vũ Kiệt

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201303/De-thu-vien-truong-cuon-hut-hoc-sinh-1967493/

Đi chơi 8-3, 3 học sinh bị sóng cuốn

Posted: 09 Mar 2013 06:17 AM PST

Nguồn: http://nld.com.vn/20130309102825751p0c1002/di-choi-83-3-hoc-sinh-bi-ha-ba-nuot-chung.htm

ĐH Bách khoa Hà Nội tư vấn trực tuyến cho thí sinh

Posted: 09 Mar 2013 05:17 AM PST

(GDTĐ) – Sáng nay (9/3), Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK) đã chính thức khai mạc Chương trình “Tư vấn trực tuyến tuyển sinh năm 2013″ trên Hệ thống thông tin của Trường, tại địa chỉ: hust.edu.vn/web/vi/209

PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương - Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh
PGS. TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo và PGS.TS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng trả lời các câu hỏi của thí sinh

Buổi khai mạc có sự tham gia của PGS.TS Phạm Hoàng Lương – Phó Hiệu trưởng; lãnh đạo một số phòng ban chuyên môn cùng đại diện một số ngành học có tính chất đặc thù.

Chương trình nhằm cung cấp đầy đủ các thông tin tuyển sinh đại học cao đẳng cho các em học sinh trong toàn quốc chuẩn bị thi tuyển vào Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2013.

PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Trưởng phòng đào tạo Đại học trường ĐHBK Hà Nội cho biết, nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu thông tin của thí sinh, từ vài mùa tuyển sinh gần đây, trường ĐHBK Hà Nội đã tổ chức tư vấn trực tuyến cho các em mọi vấn đề liên quan mà các em quan tâm như: Phương thức tuyển sinh; các ngành đào tạo; hệ đào tạo; các cơ hội và điều kiện học tập, … giúp các em hiểu rõ ngành học ngay từ khâu lựa chọn và sau khi trúng tuyển các em biết được mình sẽ học gì và sau khi ra trường sẽ làm những công việc như thế nào; 

PGS.TS Hoàng Minh Sơn cho biết thêm, sau buổi khai mạc, hàng ngày luôn có tổ tư vấn sẵn sàng trả lời mọi thắc mắc của các em, đảm bảo để các em nhận được câu trả lời trong vòng 1 ngày sau khi gửi câu hỏi về Chương trình.


Ban tư vấn trả lời trực tuyến các câu hỏi thí sinh quan tâm

Ghi nhận tại buổi tư vấn sáng 9/3, lĩnh vực quan tâm của thí sinh rất rộng, bao gồm nhiều câu hỏi quan tâm đến phương thức tuyển sinh của trường, chỉ tiêu các ngành học, hệ kỹ sư tài năng/kỹ sư chất lượng cao, đặc thù các ngành đào tạo,…

Được biết, Chương trình tư vấn sẽ kéo dài đến khi các em nộp hồ sơ xong (19/4), sau đó nhà trường sẽ duy trì bằng các chuyên đề tư vấn khác như: Tư vấn ngành nghề, các thủ tục dự thi,…nhằm hỗ trợ tối đa về mặt thông tin cho các thí sinh khi lựa chọn dự thi vào ĐHBK Hà Nội.

 Tinảnh: Kim Thoa

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201303/DH-Bach-khoa-Ha-Noi-tu-van-truc-tuyen-cho-thi-sinh-1967494/

Cần thanh tra việc đào tạo cấp phép lái xe

Posted: 09 Mar 2013 05:16 AM PST

Cần thanh tra việc đào tạo cấp phép lái xe

Thời khắc thảm khốc cướp đi 11 sinh mạng
Xe tải húc ‘xế hộp’ bay lên dải phân cách

TP – Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần thanh tra việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe và kinh doanh vận tải. Trong đó, chú trọng nâng cao đạo đức người lái xe.

Liên quan tới vụ TNGT thảm khốc tại Khánh Hoà, sáng 8-3, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, trực tiếp có mặt tại hiện trường cho biết: "Hạ tầng tại khu vực xảy ra tai nạn tốt, đoạn cua không lớn, hành lang giao thông thoáng rộng. Một trong 2 xe khách đã nép hẳn vào bên lề đường để tránh, nhưng chiếc xe khách Chín Nghĩa (Quảng Ngãi) lấn toàn bộ làn đường, đâm chính diện gây thương vong cho nhiều người và hỏng xe hoàn toàn".

Nhắc tới vụ TNGT này trong hội nghị của thanh tra ngành diễn ra sáng cùng ngày, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho rằng, cần thanh tra việc đào tạo sát hạch cấp giấy phép lái xe và kinh doanh vận tải. Trong đó, chú trọng nâng cao đạo đức người lái xe.

"Cần khai thác hiệu quả thiết bị giám sát hành trình để có cơ sở phạt chủ phương tiện. Những người này khoán hoàn toàn xe khách cho tài xế. Lâu nay, cơ quan chức năng chỉ xử phạt tài xế. Tổng Cục Đường bộ VN phải làm sao để cầu đường êm thuận, biển báo rõ ràng, chứ đừng bẫy người dân", ông Thăng nói.

Chiều cùng ngày, Phó tổng Cục Đường bộ Nguyễn Văn Quyền nói: "Hiện chưa có đánh giá cụ thể để biết nguyên nhân vụ TNGT thảm khốc ở Khánh Hoà liên quan hay không tới việc đào tạo sát hạch cấp phép lái xe. Bởi vì có nhiều nguyên nhân dẫn tới TNGT chứ không riêng gì tay nghề lái xe. Tuy nhiên, thực trạng vận tải khách đã được Tổng cục Đường bộ nêu rõ".

Cụ thể: Công tác quản lý nhà nước về vận tải chậm đổi mới, mang nặng tính mệnh lệnh hành chính, chưa theo kịp thực tiễn, khuyến khích được những đơn vị làm tốt, đào thải những đơn vị yếu kém.

Phần lớn, các đơn vị vận tải nhỏ lẻ không thực hiện quản lý mà chỉ núp bóng doanh nghiệp, hợp tác xã dưới dạng đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý thu phí dịch vụ như thuê xe, mua thương hiệu rồi giao cho chủ hoặc lái xe đảm nhận.

Gần đây, Tổng cục Đường bộ còn tiết lộ: Cả nước còn 16 sở GTVT không có cán bộ chuyên môn được đào tạo bài bản trong lĩnh vực quản lý vận tải, phải làm trái nghề. Chưa kể, có một lỗ hổng được ông Quyền chỉ ra: Hiện nay, theo quy định của phía CSGT, khi tước giấy phép lái xe (GPLX) của người vi phạm phải thông báo cho các Sở GTVT và Tổng Cục Đường bộ.

Tuy nhiên, việc này làm chưa đầy đủ nên dẫn tới tình trạng: Người bị tước GPLX đã lợi dụng làm mất giấy tờ (trên thực tế bị tước do vi phạm) và xin cấp lại. Do không có thông tin nên các đơn vị chức năng vô tư cấp lại cho người vi phạm bị thu GPLX.

 

Đình Thắng

Cháu Đức con của tài xế Võ Ngọc Phương mất cha khi vừa tròn 1 tuổi.                        Ảnh: Thảo Hân
Cháu Đức con của tài xế Võ Ngọc Phương mất cha khi vừa tròn 1 tuổi.
Ảnh: Thảo Hân.

 

Trưa ngày 8-3, chúng tôi tìm đến thôn Hiển Văn, xã Phổ Hòa (Đức Phổ, Quảng Ngãi) gặp gia đình tài xế Võ Ngọc Phương, người điều khiển xe khách 76M – 1154, đã tử vong sau vụ tai nạn. Gia đình đang đợi người thân đưa xác nạn nhân về nhà.

Bà con chòm xóm đã có mặt đông đủ để lo hậu sự. Ông Võ Ngọc Nam, 69 tuổi, cha ruột của Phương cho biết, Phương là con trai thứ 3 trong gia đình. Vợ chồng ông Nam đều là cán bộ nay đã nghỉ hưu.

Tài xế Phương sinh năm 1982, đã có vợ là Trần Thị Vi Na (1986) và hai con nhỏ là Võ Thị Ngọc Ngân (2008), Võ Trần Đức (sinh tháng 3-2012). Cháu Đức bị bệnh tim bẩm sinh.

"Nhà nghèo, gia đình lại phải chạy vạy mổ tim cho cháu Đức nên càng khó khăn hơn. Đã gần tới ngày sinh nhật 1 tuổi của cháu Đức, nhưng nhà không có tiền, anh Phương phải chạy thêm một chuyến nữa để có tiền về tổ chức thôi nôi cho cháu", chị Vi Na kể trong nước mắt.

Phương lái xe cho nhà xe Chín Nghĩa (Quảng Ngãi) từ tháng 6-2010 đến ngày xảy ra tai nạn.

Thảo Hân

Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/616872/Can-thanh-tra-viec-dao-tao-cap-phep-lai-xe-tpp.html

Học bổng Chính phủ Môn-đô-va

Posted: 09 Mar 2013 04:17 AM PST

(GDTĐ)-Bộ GDĐT thông báo tuyển sinh đi học tại Môn-đô-va năm 2013.

Theo đó, tổng số có 15 học bổng, bao gồm 5 học bổng đại học, 5 học bổng tiến sĩ và 5 học bổng thực tập sinh nghiên cứu khoa học.

Ứng viên trúng tuyển sẽ được Chính phủ Môn-đô-va cấp học bổng bao gồm học phí, bảo hiểm y tế, chi phí đi lại nội địa liên quan đến việc thực hiện chương trình học tập và bố trí chỗ ở trong ký túc xá phù hợp với quy định hiện hành của Môn-đô-va đối với lưu học sinh học bổng Hiệp định; Chính phủ Việt Nam cấp vé máy bay một lượt đi và về, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng theo chế độ hiện hành.

Ứng viên không được tự ý thay đổi ngành học, cơ sở đào tạo đã đăng ký dự tuyển trong bất kỳ trường hợp nào trừ trường hợp Bộ Giáo dục và Thanh niên Môn-đô-va, cơ sở đào tạo Môn-đô-va và Đại sứ quán Việt Nam tại U-crai-na kiêm nhiệm Môn-đô-va có thông báo bằng văn bản do điều kiện khách quan cơ sở đào tạo không đáp ứng được về Giáo sư hướng dẫn hoặc không có chuyên ngành đào tạo phù hợp với nguyện vọng mà ứng viên đã đăng ký.

Hạn nộp hồ sơ trước ngày 1/4/2013 tại Văn phòng Cục đào với nước ngoài – 21 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Xem chi tiết tại đây.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201303/Hoc-bong-Chinh-phu-Mondova-1967499/

Dạo biển, 3 học sinh lớp 12 bị sóng cuốn trôi

Posted: 09 Mar 2013 04:16 AM PST

Sáng 9/3, tin từ UBND huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết, đến gần 10 giờ sáng cùng ngày, người thân và ngành chức năng vẫn chưa tìm thấy 3 em học sinh lớp 12 bị sóng biển cuốn mất tích vào chiều 8/3.

Nạn nhân xấu số ban đầu được xác định là em Lê Anh Kiệt, ở xã Ân Hữu, đang là học sinh lớp 12A3 Trường THPT Trần Quang Diệu và em Nguyễn Phú Cường, ở xã Ân Tường Đông, là học sinh lớp 12A4 Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nạn nhân còn lại vẫn chưa xác định được danh tính.

Sau khi vụ tai nạn thương tâm xảy ra trên địa bàn, bà con ở vùng bãi biển Thiện Chánh đã quyên góp được 11 triệu đồng giúp đỡ gia đình các nạn nhân.

Doãn Công

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/dao-bien-3-hoc-sinh-lop-12-bi-song-cuon-troi-705049.htm

Comments