Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Giáo giới trần tình vấn nạn ‘nặng dạy chữ’

Posted: 06 Jul 2013 04:35 PM PDT

– Sáng 5/7, cùng lúc với kỳ thi tuyển sinh đại học căng thẳng đang diễn ra, tại TP.HCM, giới giáo dục phổ thông lại cùng ngồi với nhau lý giải tại sao nhà trường lại nặng về dạy chữ.

 

giáo dục, học, thi cử, bằng cấp

Hội nghị lấy ý kiến dự thảo báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đảm báo chất lượng và chất lượng SGK giáo dục phổ thông ngày 5/7 tại TP.HCM.

Kết quả không cao, mất tín nhiệm hiệu trưởng?

NGƯT Nguyễn Văn Khánh – PGĐ Sở GD- ĐT Tiền Giang đặt vấn đề, trong tình hình "học
để thi, thi để có bằng cấp, bằng cấp cần phải danh giá" thì thầy cô cũng bị cuốn vào
vòng "dạy để thi" . Vấn đề này dẫn đến tình trạng các hiệu trưởng, hiệu phó
cũng tổ chức trong trường theo hướng "Dạy và học để thi"- cho nên các cơ sở giáo dục
đều rơi vào quỹ đạo "chú trọng dạy chữ hơn dạy người và dạy nghề…"

Ông nêu thực tế: "Khi hỏi một số hiệu trưởng THPT, THCS thì được trả lời rằng: Thi
như thế nào thì phải học như thế đó. Nếu tôi không làm vậy, tỷ lệ tốt nghiệp của
trường tôi kém hơn trường bạn thì khó lắm. Và khi tỷ lệ tốt nghiệp của trường tôi 70%
thì huyện ủy, sở đánh giá như thế nào, tôi có được làm hiệu trưởng nữa không?"

Giám đốc Sở GD- ĐT Cà Mau Thái Văn Long nêu quan điểm, không phải nước ta chưa chú
trọng giáo dục, rèn luyện tư suy sáng tạo, tự học, tự nghiên cứu mà đã quan tâm và
rất quan tâm. Nhưng do dạy chữ, dạy người, dạy nghề chưa có giải pháp đồng bộ. Hơn nữa,
thi và kiểm tra cái gì thì người dạy, người học cũng đều theo đó mà thực hiện.

TS Nguyễn Kim Dung, Viện Nghiên cứu Giáo dục tiếp lời, GD mới chỉ tập trung vào
kết quả, giúp cho học sinh học lên, nhưng chưa giúp học sinh tham gia vào thị trường
lao động. Chúng ta chỉ mới tập trung vào cái chung như gia đình, đất nước, xã hội,
trong khi đó phát triển cá nhân đang bị thả nổi. Qua những kì thi quan trọng, thành
tích cho thấy học sinh được đánh giá cao nhưng lại thiếu tính say mê học tập.

“Và thực tế, chúng ta đòi hỏi tính tuân thủ của học sinh quá nhiều làm cho các
em thui chột đi tính tự chủ”
- TS Dung đưa ra mâu thuẫn.

giáo dục, học, thi cử, bằng cấp

TS Nguyễn Kim Dung

Nên có luật giáo dục phổ thông

Trước bất cập đặt ra, ông Thái Văn Long đề xuất: Cần làm rõ và bổ sung những bất
hợp lý của hai khái niệm nhà giáo và quản lý giáo dục. Đồng thời, cần có Luật dạy học
phổ thông để điều chỉnh việc dạy học phổ thông.

"Về đề án đổi mới SGK, cần xác định mốc thời gian sử dụng cho năm học 2015-
2016 hay 2016- 2017. Từ nay đến 2015 không còn bao lâu nữa, muốn triển khai đại trà
ít nhất cũng phải có thời gian triển khai thử nghiệm hoặc thí điểm”
– ông Long
nói.

Nhận định về chương trình SGK THPT, TS Nguyễn Kim Dung thẳng thắn: Chương trình
chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển tài năng cho học sinh, SGK mới chỉ là sách cơ
bản, sách nâng cao cũng chỉ hơn 20% sách cơ bản, nên các trường chuyên thường phải
tìm tòi để tự dạy, tự học. Giáo viên cũng chỉ tập trung dạy cho học sinh thi cử,
thiếu những giáo viên có tính sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo, rồi lại đi đổ cho chương
trình..thế này, thế khác…

"Cần có chương trình khác nhau cho đối tượng học sinh khác nhau, chúng ta có
phân ban nhưng phân ban chưa triệt để, năng lực hướng nghiệp chưa được chú trọng, môn
học rời rạc, học chưa liên kết được với nhau. 

Do đó, việc viết SGK nên theo hướng xã hội hóa và chuyên nghiệp hóa để các địa
phương, sở, các trường lựa chọn tài liệu giảng dạy…Đồng thời những nhà quản lý phải
là những nhà quản lý giáo dục chuyên nghiệp tránh tình trạng quản lý bận rất nhiều
thứ, kiêm rất nhiều việc…như hiện nay”
– TS Dung góp ý.

Các ‘máy cái’ cũng phải thay đổi

Đại diện cho giáo viên phổ thông, cô Nguyễn Thị Thu Cúc – Hiệu trưởng Trường THPT
Gia Định (TP.HCM) cho rằng đã có rất nhiều ý kiến bảo là nội dung SGK gần đây chắp
vá, trong khi chúng tôi thấy phù hợp.

"Đúng là tâm lý học để thi nên chú trọng dạy chữ là có, nhưng không phải trường
nào cũng đi theo hướng học để thi. Chúng ta đòi hỏi một học sinh phải đậu đại học,
phải đậu tốt nghiệp thì bắt buộc các giáo viên như chúng tôi cũng phải gò các em. Đơn
cử dự thi môn Hóa đại học chỉ có 90 phút để làm 50 câu trắc nghiệm thì bắt buộc học
sinh cũng phải lăn ra mà học" – cô Cúc nêu bất cập.

Theo cô Cúc, các trường sư phạm hiện nay chưa quan tâm đến nghiệp vụ sư phạm. Cho
nên giáo viên mới ra trường yếu về nghiệp vụ sư phạm, thậm chí rất yếu kém về kĩ năng
và xử lý tình huống đặc biệt là giáo dục đạo đức cho học sinh. Bắt buộc khi chúng tôi
mời các em về dạy thì vừa, dạy cho học trò và dạy cho cả những giáo viên mới ra
trường.

PGS.TS Ngô Minh Oanh – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục cũng đề xuất, để biên
soạn SGK phổ thông cần có đội ngũ tác giả giỏi về chuyên môn, kiến thức sâu rộng về
các môn học giao thoa, khả năng viết, đặc biệt là am hiểu giáo dục phổ thông, có thể
chọn những giáo viên dạy giỏi ở trường phổ thông để biên soạn.

“Ngoài ra, SGK nên trang bị cho trường phổ thông, các trường cho các em mượn để sử
dụng, khi học xong trả lại cho nhà trường. Như vậy vừa tránh lãng phí xã hội, tiết
kiệm kinh tế.” – ông Oanh đề xuất.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/130069/giao-gioi-tran-tinh-van-nan--nang-day-chu-.html

Thành lập BCĐ, BTC hội thảo góp ý đề án Đổi mới căn bản, toàn diện GD-amp;ĐT

Posted: 06 Jul 2013 04:35 PM PDT

(GDTĐ) – Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận vừa ký Quyết định về việc thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ), Ban tổ chức (BTC) hội thảo góp ý Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

123
Em vui tới trường

BCĐ, BTC có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương trong việc tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Đề án nói trên và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thành phần BCĐ gồm: Ông Vũ Ngọc Hoàng, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương – Trưởng BCĐ; ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GDĐT – Phó Trưởng BCĐ; ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GDĐT – Ủy viên; ông Nguyễn Ngọc Phi, Thứ trưởng Bộ LĐ-TBXH – Ủy viên và bà Lâm Phương Thanh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – Ủy viên.

Về BTC hội thảo, Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển. Bộ phận giúp việc cho BTC hội nghị – ông Hoàng Nam Nhất, Phó Vụ trưởng Vụ GDĐT, Dạy nghề Ban Tuyên giáo Trung ương làm tổ trưởng.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201307/thanh-lap-bcd-btc-hoi-thao-gop-y-de-an-doi-moi-can-ban-toan-dien-gdampdt-1970670/

Điểm thi tuyển sinh đại học năm nay sẽ cao hơn

Posted: 06 Jul 2013 04:35 PM PDT

Điểm thi tuyển sinh đại học năm nay sẽ cao hơn

TT – Đề thi các môn khối A và A1 kỳ thi ĐH năm nay được đánh giá dễ thở hơn với thí sinh trung bình, khá. Theo nhận định nhiều giáo viên, đề vẫn có những câu rất khó phân loại thí sinh nhưng cũng có nhiều câu rất dễ nên thí sinh đạt điểm 4-5 ở mỗi môn sẽ nhiều hơn năm trước. 

Thí sinh trao đổi bài thi môn hóa sáng 5-7 – Ảnh: Như Hùng

Cơ hội vào những trường tốp trên

Thầy Bùi Công Sơn, GV toán Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, TP.HCM, cho rằng đề thi môn toán khối A năm nay nhìn chung nhẹ hơn năm trước. Chỉ có câu 3 (câu hệ phương trình) khó hơn, những câu khác dễ hơn hẳn so với đề năm trước.

Một số học sinh có thể mất điểm vì những dạng toán này vì gần 10 năm nay không có trong đề thi nên thầy cô và học sinh có thể không ôn. Tuy vậy, nhìn chung đây là một đề dễ thở hơn cho thí sinh trung bình, khá. Với đề này, kiếm điểm 9 khó hơn so với năm trước nhưng số bài làm điểm 7-8 sẽ nhiều hơn.

Với đề môn vật lý, những câu khó thì rất khó nhưng câu dễ lại quá dễ. Có khoảng năm câu quá khó nhưng số điểm các câu này chỉ khoảng một điểm. Thầy Đồng Văn Ninh, tổ trưởng tổ vật lý Trường THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM), nhận định: với đề này học sinh trung bình có thể được 3-4 điểm, học sinh khá 5-6 điểm, giỏi 7-8 điểm. Nhiều GV dạy vật lý cho rằng khó có điểm tối đa, điểm 9 cũng không dễ đạt.

Tuy nhiên, chỉ cần 7-8 điểm mỗi môn, thí sinh đã có cơ hội vào những trường tốp trên (có mức điểm khoảng 20). Theo nhận định của GV vật lý, những học sinh học lực khá không có điều kiện học ôn luyện kỹ, không giỏi ứng dụng, chỉ cần cố gắng học lý thuyết kỹ một chút cũng có thể được điểm 5.

Đánh giá về đề thi môn vật lý, ông Mỵ Giang Sơn – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Sài Gòn – cho biết đề thi năm nay có tính phân loại khá cao từ trung bình đến giỏi. Trong đề thi có nhiều câu mức độ chỉ tương đương đề thi tốt nghiệp THPT, có những câu ở mức độ khó hơn một chút và chỉ có một vài câu khó đến rất khó để phân loại thí sinh. Đề thi những năm trước không có những câu dễ như vậy.

Đối với môn hóa, thầy Biện Văn Cư – nguyên GV môn hóa Trường THPT Võ Thị Sáu (TP.HCM) – cho rằng điểm thi môn hóa khối A năm nay sẽ tập trung nhiều ở mức 5-6 điểm trong khi các năm trước phổ điểm chủ yếu tập trung ở mức 3-4 điểm. Theo ông Cư, năm nay điểm thi môn hóa của thí sinh sẽ cao hơn do phần lý thuyết nhiều hơn các năm trước nhưng lại đơn giản hơn, dễ lấy điểm.

Trong khi đó phần toán cũng chủ yếu nằm trong chương trình và tương đối vừa phải, chỉ một vài câu khó. Đề thi năm nay tiếp cận với đại đa số học sinh có học lực trung bình, khá, việc làm bài của thí sinh sẽ tốt hơn và kết quả cũng sẽ cao hơn.

Tương tự với môn tiếng Anh, thầy Đoàn Thế Oai – GV Trường THPT Trưng Vương (TP.HCM) – chia sẻ: đề thi có nhiều câu có mức độ như trong kỳ thi tốt nghiệp THPT nên thí sinh dễ dàng có điểm. Mức độ yêu cầu ở một số nội dung có phần khó nhưng đa số câu đều có nội dung ở mức vừa phải, không quá khó.

Điểm chuẩn trường tốp giữa sẽ tăng

Ông Phan Thiện Danh, giảng viên toán Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết đa số các câu trong đề thi năm nay có mức độ nhẹ nhàng hơn so với năm trước. Với đề thi này, số lượng thí sinh đạt điểm 5-6 sẽ nhiều hơn năm 2012. Điểm 8 cũng sẽ nhiều hơn bởi có nhiều câu dễ hơn năm trước.

Với phổ điểm như vậy, điểm thi môn toán vào các trường tốp giữa sẽ cao hơn năm trước và có thể điểm chuẩn của các trường tốp dưới, tốp giữa sẽ tăng trong khi điểm chuẩn các trường tốp trên sẽ ít biến động.

Nhận định chung, ThS Phạm Hồng Danh – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM – cho rằng vì đề thi các môn hầu hết đều có nhiều câu dễ hơn năm trước nên điểm thi của thí sinh năm nay cũng sẽ cao hơn. Đặc biệt số học sinh có học lực trung bình, khá năm nay sẽ có điểm số cao hơn nên nguồn tuyển của các trường sẽ nhiều hơn.

Điểm chuẩn sẽ không có biến động

"Qua khảo sát nhanh một số thí sinh thi vào trường, tôi thấy nhiều em đánh giá môn toán vừa sức. Ở môn lý, hiếm có thí sinh nào tự tin trả lời làm được hết, nhiều thầy cô cũng đánh giá học sinh khá giỏi có thể chỉ đạt 8-9 điểm. Môn hóa và ngoại ngữ thi vào sáng 5-7 được đánh giá dễ thở hơn.

Như vậy, tổng kết những thông số đánh giá bước đầu có thể thấy điểm chuẩn Trường ĐH Ngoại thương sẽ không có biến động, rất khó có thể vượt ngưỡng của năm 2012" – PGS.TS Bùi Ngọc Sơn, phó hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương, phân tích.

Trong khi đó ông Bùi Đức Hiền – trưởng phòng đào tạo Trường ĐH Điện lực – cho hay dự kiến điểm chuẩn khối A vào trường không thay đổi so với năm trước, với mức điểm chuẩn từng chuyên ngành dao động từ 16-18 điểm. "Riêng khối A1, năm nay là năm đầu tiên trường tổ chức thi, không có cơ sở để so sánh với năm trước.

Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh dự thi khối A1 cao hơn nhiều so với khối A, cộng với đặc điểm hồ sơ cho thấy phần đông thí sinh thi khối A1 ở các thành phố lớn có điều kiện học tập tốt, nên dự báo mức điểm chuẩn các ngành dự thi khối A1 sẽ cao hơn khối A với cùng ngành/chuyên ngành tuyển sinh tương ứng" – ông Hiền nhận định.

Tại Học viện Tài chính, tỉ lệ thí sinh dự thi vào trường năm nay chỉ đạt 50% so với hồ sơ đăng ký dự thi. Về số lượng cụ thể, số thí sinh đến dự thi cho đến môn cuối cùng chỉ đạt 3.953 em (năm 2012 khoảng 6.000 thí sinh dự thi). So với chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo ĐH khối A, A1 của trường năm nay ở mức 3.200, có thể thấy mức cạnh tranh giành một suất vào trường giữa các thí sinh không quá lớn (tỉ lệ chọi thực tế chỉ ở mức xấp xỉ 1/1,24).

M.GIẢNG – P.ĐIỀN – N.HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyen-sinh/557651/diem-thi-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-nay-se-cao-hon.html

Chứng cuồng con đầu lòng

Posted: 06 Jul 2013 03:35 PM PDT

Lần đầu tiên trong gia đình có tiếng khóc trẻ thơ. Đứa trẻ là món quà chung của dòng họ, thế nhưng, người lớn trong nhà muốn chiếm hữu đứa bé cho riêng họ với lý do đó là "cháu duy nhất của bà", "con duy nhất của mẹ". Liệu đấy có phải là suy nghĩ ích kỷ?

con một, cuồng con, tình thương, chiều chuộng

"Tôi như người đẻ thuê"

Tại trung tâm Tư vấn hôn nhân gia đình, đường Pasteur, quận 3, TP.HCM, một phụ nữ tên Hương, 32 tuổi, bức xúc nói với chuyên viên tâm lý:

"Một tuần sau khi sinh trở về nhà, tôi đã bị cô lập với con mình. Mẹ chồng tôi ôm cháu về phòng bà, ăn, ngủ, vệ sinh, tất tật mọi thứ bà đều giành làm, nói là để thời gian cho tôi nghỉ ngơi. Nhưng mỗi lần tôi bước sang ôm con, bà cứ ngó nghiêng, trách bóng trách gió rằng tôi mới sinh con đầu lòng, chăm thằng bé không khéo.

Tôi chẳng khác gì một người đẻ thuê, mà người thuê tôi chính là mẹ chồng! Chẳng phải mẹ ghét bỏ gì tôi, chẳng qua bà quá yêu cuồng đứa cháu đầu tiên của dòng họ nên đâm ra độc quyền mà bà không hề nhận thấy.

Mẹ ruột tôi vào thăm cháu ngoại, rồi bà con hai bên đến thăm, ôm thằng bé chưa được dăm phút thì mẹ chồng tôi đã vội vã "giựt" cháu lại, mang ra chỗ khác. Cháu mới bảy tháng tuổi mà được bà nội nhiều lần to nhỏ vào tai: "Cháu bà là số một, sau này có một tá cháu bà cũng chỉ yêu mỗi cháu thôi. Cái nhà này, cơ ngơi này bà dành cho cháu hết".

Tôi nhiều lần toan phân tích cho mẹ hiểu những hành vi không đúng đó, nhưng liền sau đó mẹ chiến tranh lạnh với tôi có khi cả tháng. Chồng tôi vào cuộc thì mẹ lại khóc than "anh hùa theo vợ". Tôi bị stress vì những cảnh đó, con mình mà mình không được quyền chăm sóc. Nhưng chẳng lẽ vì vậy mà tôi đòi ly hôn để được bên con nhiều hơn…"

Vậy nên chị Hương đã tìm đến chuyên gia tâm lý, nhờ giúp chị tìm hướng ra cho gia đình. Chuyên gia tâm lý Hồ Thị Tuyết Mai, trung tâm Tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình TP.HCM (thuộc hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam) đã khuyên chị:

"Thường đó là tâm lý chung của những người bà khi có đứa cháu đầu tiên trong gia đình. Yêu thương cuồng nhiệt, không thể cất đâu cho hết tình cảm đó đã làm cho con người ta trở nên ích kỷ. Để giữ hoà khí, trước tiên người con dâu phải thông cảm với mẹ chồng, rồi dần dà sẽ tìm cách lý giải, khuyên can cho bà hiểu. Có thể cần sự đóng góp từ những thành viên khác như chồng, bố chồng và các anh chị bên nhà chồng. Sau một giai đoạn, bà nội sẽ tự nhận ra tình cảm thái quá này và sẽ thay đổi. Đôi khi, người mẹ cũng phải quyết liệt với việc chăm sóc, yêu thương một đứa trẻ như thế nào cho đúng cách. Bởi, chỉ có người mẹ mới biết được đứa con cần những gì, và làm những gì tốt nhất cho con. Bà nội, bà ngoại chỉ nên đứng bên cạnh hỗ trợ khi cần thiết".

Không sinh con thứ, ngại chia tình cảm

Nhiều người mẹ trẻ sau khi sinh con đầu lòng, không muốn nghĩ đến chuyện sinh đứa nữa. Họ không muốn san sẻ tình yêu mà họ trót dành cho đứa đầu tiên.

Suy nghĩ này gặp không ít trở ngại, nhất là trong những đại gia đình hiếm con. Lê Hằng, chuyên viên truyền thông, cho biết: "Con gái tôi được bốn tuổi. Thời điểm này tôi có thể sinh đứa tiếp theo, nhưng tôi không muốn. Con gái tôi như thiên thần từ lúc mới chào đời. Tôi sinh thường rất dễ dàng, đau bụng chỉ hai tiếng đồng hồ là gặp em bé ngay. Mọi sự nuôi dưỡng, chăm sóc con với tôi đều rất nhẹ nhàng, chẳng một ngày căng thẳng. Nhưng quan trọng, cứ nhìn con là tôi mê đắm mê cuồng. Xa con dăm mười phút tôi chịu không nổi. Ông xã bảo chúng tôi nên sinh đứa nữa để tôi bớt chứng cuồng con. Tôi sợ lắm, sợ trong nhà xuất hiện thêm em bé thì tình cảm của tôi dành cho con sẽ giảm đi".

Không ít bà mẹ trẻ cùng suy nghĩ như chị Lê Hằng, không muốn sinh đứa thứ hai không phải vì kinh tế, sức khoẻ không cho phép, mà vì sợ làm tổn thương tình yêu dành cho con đầu lòng.

Hiện tượng này được chuyên viên tâm lý Trần Văn Dương, giám đốc trung tâm Tư vấn giáo dục và trị liệu trẻ em TP.HCM, lý giải:

"Đứa con đầu lòng lúc nào cũng đem lại những ấn tượng quá đặc biệt đối với cha mẹ, ông bà. Chính vì sự đặc biệt này, nhiều cha mẹ, ông bà mới nghĩ rằng đây là đứa trẻ của họ, và chỉ duy nhất đứa trẻ này mà thôi.

Tuy nhiên, sau một thời gian khi trẻ lớn lên, thì người mẹ sẽ nhận ra họ nên hay không nên sinh thêm đứa nữa. Đừng sợ tình cảm giữa những đứa con không được như nhau, vì bản năng làm cha mẹ sẽ giúp bạn cân bằng tình cảm dành cho các con.

Nên nhớ rằng, có thêm đứa con nữa, tình cảm của bạn sẽ được bồi đắp gấp đôi. Đừng vì những suy nghĩ nhất thời rồi yêu thương con trẻ một cách mù quáng, có khi tác động không tốt đến tâm lý trẻ thơ".

Kim Ngân, 30 tuổi, Bình Tân, TP.HCM:

Coi chừng trẻ bội thực tình thương

Quá
nhiều tình cảm dồn cho một đứa trẻ sẽ có nguy cơ khiến bé bị bội thực.
Hệ luỵ này thể hiện ở chỗ: trẻ luôn nghĩ nó là người quan trọng nhất, từ
đó đưa cái tôi lên đầu, muốn gì là phải có bằng được. Nhiều trường hợp
nhà có ba, bốn đứa con, nhưng vẫn dành nhiều tình cảm nhất cho đứa đầu
tiên, vì đó là đứa trẻ gây nhiều ấn tượng nhất. Không nên như vậy, kẻo
một đứa bị bội thực, những trẻ còn lại thì bị tổn thương.

Mạnh Đạt, 32 tuổi, quận 1, TP.HCM:

Nhà hai trẻ vui hơn

Đúng
là có một vài bà mẹ trẻ nhất quyết không sinh thêm con vì quá yêu đứa
con đầu lòng của họ. Chúng ta cũng không thể chê trách hay xét nét loại
tình cảm này. Tuy nhiên, mẹ và những người thân khác cần nhận thức đúng:
đứa trẻ nào cũng cần được yêu thương như nhau, sự thiên vị sẽ là nỗi
tổn thương vô cùng nặng trong tâm lý trẻ khi chúng nhận ra sự không công
bằng. Theo tôi, dù sao trong gia đình có hai đứa trẻ thì sẽ vui hơn, ấm
áp hơn những gia đình chỉ độc một con.

(TheoNguyên Cao/ Sài Gòn Tiếp Thị)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/129949/chung-cuong-con-dau-long.html

Xem điểm chuẩn lớp 10 trường chuyên Hà Nội

Posted: 06 Jul 2013 03:35 PM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố đi điểm chuẩn vào lớp 10 trường THPT chuyên năm học 2013 – 2014.


 

Theo đó, sẽ tuyển bổ sung vào lớp chuyên Sử đối với những học sinh dự thi vào lớp chuyên Văn của trường không trúng tuyển, có điểm xét tuyển từ 28,50 trở lên, nếu có nguyện vọng vào học lớp chuyên Sử, nộp đơn dự tuyển (theo mẫu) tại trường từ 8.00 ngày 6/7 – 17.00 ngày 7/7, nhà trường sẽ xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Tuyển bổ sung vào lớp chuyên Tin đối với những học sinh dự thi vào lớp chuyên Toán của trường không trúng tuyển, có điểm xét tuyển từ 22 trở lên, nếu có nguyện vọng vào học lớp chuyên Tin, nộp đơn dự tuyển (theo mẫu) tại trường từ 8.00 ngày 6/7 – 17.00 ngày 7/7, nhà trường sẽ xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu

Tuyển bổ sung vào lớp chuyên Sinh đối với những học sinh dự thi vào lớp chuyên Hóa của trường không trúng tuyển, có điểm xét tuyển từ 22,25 trở lên, nếu có nguyện vọng vào học lớp chuyên Sinh, nộp đơn dự tuyển (theo mẫu) tại trường từ 8.00 ngày 6/7 – 17.00 ngày 7/7, nhà trường sẽ xét theo điểm xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.

Điểm chuẩn cụ thể như sau:

1. Trường THPT chuyên Hà Nội -Amsterdam

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201307/xem-diem-chuan-lop-10-truong-chuyen-ha-noi-1970671/

Tuyển sinh đại học, cần một sự tự chủ

Posted: 06 Jul 2013 03:35 PM PDT

 

Học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông tại Việt Nam lại đang bước vào một kỳ thi đại học, được cho là quan trọng ở Việt Nam. Kính Hòa tìm hiểu vấn đề tuyển sinh qua ý kiến các thầy cô đã và đang làm việc tuyển sinh đại học.

Coi trọng trường công lập hơn

Mùa tuyển sinh đại học lại đến, các thành phố lớn, nơi có nhiều trường đại học lại ngập tràn màu áo trắng tinh khôi của tuổi trẻ, cùng màu áo bạc màu mồ hôi của phụ huynh.

Theo báo Tuổi Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt một của mùa tuyển sinh năm nay, tổ chức trong hai ngày 4 và 5 tháng bảy, có 800.000 thí sinh dự thi vào 132 trường đại học. Theo dư luận và các phòng tuyển sinh của các trường thì năm nay quy chế tuyển sinh, mặc dù vẫn như mọi năm nhưng đã được thí sinh và phụ huynh học sinh hiểu rõ hơn, cho nên có rất ít người thắc mắc tại các trung tâm dự thi trước giờ phòng thi mở cửa.

Thầy Hoàng Đức Bình, Giám đốc Phòng tuyển sinh và Truyền thông đại học tư thục Hoa Sen cho chúng tôi biết:

"Các năm vừa rồi những qui định tuyển sinh được Bộ thông báo trong thời gian quá ngắn nên rất là cập rập. Năm nay việc truyền thông đến thí sinh tốt hơn, nên các em cũng an tâm đi thi hơn và các trường cũng ít gặp khó khăn hơn."

Nhận định về việc này, Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, cựu giám đốc Trung tâm khảo thí Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh nói:

Cái nhìn của xã hội đã công bằng hơn, nhưng hằn sâu trong tâm thức người Việt mình, người ta vẫn coi trọng trường công hơn.
-Thầy Hoàng Đức Bình

"Việc này cũng không phải là một đột phá gì quan trọng, mà chẳng qua là đã qua một thời gian lâu nên người ta hiểu hơn."

Việc chọn lựa trường để thi vào cũng được nhận định là có một tiến bộ khi thí sinh và phụ huynh không chỉ chọn danh tiếng của trường đại học, mà chọn ngành nghề mà sau này sinh viên tốt nghiệp có cơ may tìm được việc làm nhiều hơn. Thầy Hoàng Đức Bình và Tiến sĩ Vũ thị Phương Anh đều đồng ý rằng đó là khuynh hướng của mùa tuyển sinh năm nay. Tiến sĩ Phương Anh nói thêm:

"Từ năm 2007 đến nay Việt Nam mình bị lạm phát Đại học, có những trường vẫn duy trì được uy tín nhưng cũng rất nhiều đại học chỉ thuộc lọai xoàng, nên thay vì ghi tên thi vô các đại học ấy thì thí sinh thi vô một trường Cao đẳng đàng hoàng vẫn tốt hơn, đó là một khuynh hướng mà năm nay rõ hơn."

Việc mở ra nhiều trường Đại học, trong đó có nhiều trường tư thục đã đặt ra vấn đề là xã hội vẫn coi trọng các trường công lập hơn, trong một xã hội vốn chưa quen với một xã hội dân sự lành mạnh, Thầy Hoàng Đức Bình, thuộc trường đại học Hoa Sen, một trường tư thục có uy tín trong những năm gần đây nói:

"Cái nhìn của xã hội đã công bằng hơn, nhưng hằn sâu trong tâm thức người Việt mình, người ta vẫn coi trọng trường công hơn. Hơn nữa cũng có những trường tư không làm tốt được hết những gì mà qui chế tư thục cho phép. Chúng tôi hy vọng là sự phân biệt đó sẽ mất đi trong tương lai."

Nên bỏ kỳ thi đại học?

Trở lại câu chuyện thi Đại học, đã có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi đại học vì nó quá tốn kém, tạo áp lực quá cao trên thí sinh và gia đình, nhất là họ lại vừa trải qua kỳ thi phổ thông trước đó. Những ngày tập trung thí sinh cũng gây áp lực lên sinh họat bình thường của xã hội, khi có cả trăm ngàn người kéo vào các thành phố lớn. Báo chí hiện nay đang cảnh báo về những ngày kẹt xe sẽ xảy ra trong mùa thi đại học, bên cạnh đó còn có những vấn đề khác như phòng trọ cho thí sinh và gia đình. Nhưng điều mà các người đã và đang làm việc như thầy Bình và Tiến sĩ Phương Anh suy nghĩ là một vấn đề lớn hơn, đó là sự tự chủ của các trường đại học trong việc tuyển sinh cho chính mình.

Mỹ là một xã hội dân sự rất mạnh lâu rồi, ở Việt Nam thì mọi nguồn lực vẫn trong tay nhà nước, nay nếu lập một trung tâm độc lập thì chắc có lẽ cũng phải do nhà nước nắm.
-TS Vũ Thị Phương Anh

Khi trả lời về mô hình một trung tâm độc lập cung cấp cơ sở dữ liệu thí sinh như kiểu College Board ở Mỹ cho các trường Đại học tự tuyển sinh cho mình, từ đó có thể bỏ kỳ thi đại học tập trung tốn kém như hiện nay, thầy Bình cho biết:

"Sự tự chủ trong tuyển sinh là niềm mơ ước của chúng tôi, vì các trường mới biết sản phẩm mà mình muốn tạo ra rồi từ đó có cách tuyển sinh thích hợp."

Tiến sĩ Phương Anh thì thận trọng hơn trong vấn đề này, bà phân tích như sau:

"Mỹ là một xã hội dân sự rất mạnh lâu rồi, ở Việt Nam thì mọi nguồn lực vẫn trong tay nhà nước, nay nếu lập một trung tâm độc lập thì chắc có lẽ cũng phải do nhà nước nắm. Kỳ thi phổ thông phải được củng cố để trở thành tử tế hơn, dĩ nhiên là với những yêu cầu trung bình thôi, từ đó mới có cơ sỏ dữ liệu đáng tin cho các trường đại học chọn sinh viên."

Như vậy vấn đề các kỳ thi vẫn có những ý kiến khác nhau, nhưng những người như thầy Bình và tiến sĩ Phương Anh đều có quan điểm là cần một sự tự chủ đại học, Tiến sĩ Phương Anh cho biết:

"Đo ni một người để may áo cho mọi người thì cái áo đó sẽ xấu."

Sự đa dạng của xã hội mà trong đó các trường đại học là những thành viên quan trọng, được tự chủ trong việc tạo ra nguồn nhân lực mới và đa dạng cho xã hội vẫn là điều mơ ước, theo tiến sĩ Phương Anh, quan điểm như của chị chưa chắc là quan điểm thắng thế.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/college-s-selection-need-an-autonomy-kh-07062013113124.html

Cử nhân muốn làm công nhân may để trả nợ

Posted: 06 Jul 2013 02:35 PM PDT

-Một độc giả đã tốt nghiệp trường ĐH Văn hóa đã nêu nguyện vọng tìm công việc ổn định và có thời gian làm thêm với ông Lê Tiến Trường, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

doanh nghiệp, nhân lực, thị trường lao động, cạnh tranh, tại chức, chính quy, cử nhân, thất nghiệp
Toàn cảnh buổi giao lưu trực tuyến

Trong buổi bàn tròn trực tuyến về chủ đề “kỹ năng cho phát triển, góc nhìn doanh nghiệp”, nhiều bạn đọc đã đặt những câu hỏi đáng lưu tâm liên quan tới kỳ thi đại học. Trả lời của các khách mời cũng là đáp trả từ thực tế của thị trường lao động, giúp ích cho nhiều phụ huynh và học sinh khi chọn lựa con đường đại học.

Nguyễn Thị Quỳnh(nữ, 22 tuổi):

Tôi vừa tốt nghiệp ĐH Văn hóa, chuyên ngành Văn hóa các dân tộc thiểu số. Tôi đi học theo chỉ tiêu đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp của tỉnh Lạng Sơn. Sau khi tốt nghiệp loại Khá, tôi đi khắp tỉnh nhưng không có cơ quan nào có nhu cầu hết. Thế thì tôi hiểu cái đào tạo theo nhu cầu xã hội và doanh nghiệp kia chỉ là lợi ích nhóm. Cụ thể là một số người có trách nhiệm lấy cớ để thu tiền những người đi học thôi chứ cái ngành tôi học thì xã hội không có nhu cầu. Gia đình tôi vay ngân hàng chính sách 30 triệu cho tôi ăn học. Bây giờ tôi muốn xin anh vào một công ty may nào đó lương ổn định và có thời gian làm thêm.

Ông Lê Tiến Trường: Tôi nghĩ làm công nhân may thì không khó. Chỉ có điều, bạn nên cân nhắc giữa việc đã bỏ ra rất nhiều thời gian để học một ngành.

Bây giờ, từ bỏ hết quá trình đào tạo đó thì bạn phải tính toán cái gọi là chi phí cơ hội của bạn như thế nào thôi.

Còn đối với chúng tôi, tiếp nhận một người lao động có thu nhập ổn định ở mức độ là công nhân trực tiếp của ngành may thì chẳng có gì là khó cả.

Tuy nhiên, chắc chắn khi bạn đi làm công nhân may thì không ai trả lương cử nhân cho vị trí đó cả. Người ta sẽ trả đúng lao động mà bạn đóng góp.

Trần Văn Thanh (30 tuổi): Thưa bà Hồng Ánh, bà là người có kinh nghiệm lâu năm trong công tác tuyển dụng. Bà nghĩ sao về yêu cầu đầu tiên của đa số các doanh nghiệp hiện nay là bằng đại học hệ chính quy chứ không phải là tại chức hay từ xa mà không phải là vấn đề kinh nghiệm làm việc?"

doanh nghiệp, nhân lực, thị trường lao động, cạnh tranh, tại chức, chính quy, cử nhân, thất nghiệp
Bà Phạm Thị Hồng Ánh

Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Vâng, tôi có thể trao đổi thực tế về việc tuyển dụng tại công ty chúng tôi.

Tôi nghĩ rằng quan trọng là chuyên ngành bạn học có đáp ứng được nhu cầu mà chúng tôi tuyển dụng hay không. Chuyện từ xa hay tại chức tôi nghĩ không phải là quá quan trọng. Vấn đề là bạn có qua được vòng tuyển dụng mà chúng tôi yêu cầu hay không. Đó là điều rất quan trọng.

Ngô Thị Phương (42 tuổi): Tôi có con năm nay lên lớp 12, cũng sắp chọn trường để thi nhưng rất phân vân không biết chọn trường nào để khi học xong có việc làm ở đúng ngành đã học?

Ông Lê Tiến Trường: Trước hết, tôi nghĩ rằng chọn trường nào để thi thì phụ thuộc vào năng lực cá nhân, cả về sở thích phát triển nghề nghiệp sau này.

Khi cháu đã 18 tuổi thì hoàn toàn đã có những ý tưởng để phát triển nghề nghiệp, phát triển tương lai của mình.Cần phải tôn trọng sở thích đó.

Điểm thứ 2 là cũng phải xuất phát từ sự đánh giá về trình độ, khả năng có thể đạt được ở mức độ như thế nào để lựa chọn trường thi cho vừa sức.

Còn lại, nếu đã có sự hứng thú và đảm bảo quá trình học có hiệu quả tôi nghĩ một người tốt nghiệp ở loai khá, loại tốt dù bất cứ ngành nghề nào thì cơ hội cũng lớn hơn ở những ngành nóng nhất nhưng lại ở mức trung bình và kém.

Bà Phạm Thị Hồng Ánh: Đồng ý là phụ huynh có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cho con em mình.

Nhưng như anh Trường đã nói, các bạn đã 17, 18 tuổi rồi. Đặc biệt là với tình hình hiện nay việc tiếp cận thông tin rất dễ và các bạn ấy luôn luôn có thể biết được năng lực, điểm mạnh của các bạn ấy ở môn học nào để có thể đảm bảo sự thành công khi vào trường đại học.

Ngoài ra, tôi cũng muốn các bạn ấy nên có một sự chủ động hơn trong việc quyết định công việc của mình.

Bởi vì với công việc của mình, tôi làm việc và phỏng vấn rất nhiều sinh viên Việt Nam, đặc biệt là các bạn học ở trường của Việt Nam ra.

Trong đó, nhiều bạn khi hỏi tại sao lại chọn ngành học này, công việc này thì bạn ấy bảo là tại gia đình muốn thế.

Tôi nghĩ rằng điều này không đảm bảo được tính lâu dài, ổn định của công việc cũng như niềm đam mê của các bạn.

Tại vì chúng ta nên định hướng cho con em như anh Trường đã nói là từ những bậc học thấp nhất, phải định hướng được chuyên ngành mình đã học rồi.

Hoặc khi các bạn lên đến tầm trung học thì cũng phải định hướng được công việc trong tương lai mà các bạn muốn làm.

Từ những môn học mà các bạn có thế mạnh, các bạn sẽ luôn luôn chủ động trong việc tìm trường đại học để thi.

Và có thể có những lựa chọn khác trong trường hợp họ không thành công ở lựa chọn kia.

Chúng ta phải luôn linh hoạt và tôn trọng con em trong việc quyết định nghề nghiệp. Nhưng ngoài ra sự định hướng, hướng dẫn của bố mẹ tôi nghĩ rằng cũng rất quan trọng.

Ông Luis Benveniste: Tôi cũng xin bổ sung một ý như thế này. Các bạn cần phải nhìn chương trình học của họ, rồi các giảng viên, giáo viên hay khoá học ấy như thế nào. Và trường đó có mối quan hệ đối tác với những cơ sở như thế nào. Nếu tất cả đều theo những sở thích, thiên hướng của bạn sinh viên ấy thì nó đúng là chương trình mà bạn ấy nên lựa chọn.

Ông Christian Bodewig: Tôi cũng xin bổ sung là các sinh viên khi lựa chọn các trường đại học để thi vào thì cũng nên xem thông tin rằng sinh viên từ trường ấy sau khi tốt nghiệp ra trường tìm việc làm được đến mức độ nào, công việc tốt đến đâu.

Nếu các trường đều đưa ra các thông tin như vậy thì chúng ta sử dụng đúng thông tin ấy để lựa chọn giữa các trường với nhau xem như thế nào.

Thực hiện: Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/129830/cu-nhan-muon-lam-cong-nhan-may-de-tra-no.html

Thời hạn nộp đơn phúc khảo thi lớp 10 Hà Nội

Posted: 06 Jul 2013 02:35 PM PDT

(GDTĐ) – Theo hướng dẫn phúc khảo bài thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013 – 2014, từ ngày 5/7 – 10/7, thí sinh nộp đơn xin phúc khảo bài thi tại cơ sở giáo dục, thí sinh tự do nộp tại phòng GDĐT.


 

Thí sinh phải có đơn xin phúc bài thi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả của kỳ thi.

Kết quả phúc khảo được công nhận khi điểm chấm lại lệch so với điểm chấm lần truớc từ 1,0 điểm trở lên đối với môn Ngữ văn và từ 0,5 điểm trở lên đối với các môn khác, thì điểm chấm phúc khảo là điểm mới của bài thi;

Khi điểm chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 2,0 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại giữa cặp chấm của Hội đồng chấm thi và cặp chấm của Hội đồng phúc khảo. Điểm mới của bài thi là điểm thống nhất giữa cặp chấm của Hội đồng chấm thi và cặp chấm của Hội đồng phúc khảo.

Những trường hợp không thống nhất về điểm bài thi và không kết luận được khuyết điểm thuộc về cặp chấm của Hội đồng chấm thi thì giữ nguyên điểm của Hội đồng chấm thi.

Kết quả phúc khảo được các cơ sở giáo dục thông báo vào ngày 20/7. Những thí sinh có thay đổi điểm sau phúc khảo sẽ được phòng GDĐT cấp Giấy chứng nhận điểm sau phúc khảo.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201307/thoi-han-nop-don-phuc-khao-thi-lop-10-ha-noi-1970672/

Phiến quân tấn công trường học, thảm sát 42 học sinh, giáo viên

Posted: 06 Jul 2013 02:35 PM PDT

Nigeria: tấn công đồn cảnh sát, nhà tù, 55 người chết
Bạo lực ở Nigeria: ít nhất 185 người chết
Nigeria: tấn công nhà tù, 127 tù nhân vượt ngục

"Chúng tôi nhận được 42 thi thể học sinh và giáo viên Trường cấp II Mamudo. Ngoài những vết thương do bị bắn, có em còn bị phỏng" - AFP dẫn thông báo của người phát ngôn Bệnh viện đa khoa Potiskum.

Theo Reuters, những tay súng đã đốt cháy trường học này và bắn vào những học sinh tìm cách chạy trốn.

Thủ phạm được cho là nhóm Boko Haram – nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan chuyên thực hiện những vụ tấn công đẫm máu ở Nigeria.

Bang Yobe là một trong ba bang đang áp dụng tình trạng khẩn cấp theo sắc lệnh của Tổng thống Goodluck Jonathan.

Đây là cuộc tấn công gây thương vong lớn nhất kể từ khi Chính phủ Nigeria tuyên chiến với nhóm Boko Haram và phát động tăng cường binh sĩ ở vùng đông bắc nước này hồi tháng 5-2013.

Trước đó vào tháng 6, phiến quân Hồi giáo cũng tấn công hai trường học tại thành phố Maiduguri và Damaturu làm tổng cộng 16 người thiệt mạng.

ĐỨC TOÀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/557786/phien-quan-tan-cong-truong-hoc-tham-sat-42-hoc-sinh-giao-vien.html

Comments