Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm sàn đại học 2013 sẽ cao?

Posted: 05 Jul 2013 08:28 AM PDT

- Sáng 5/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga có buổi trả lời báo chí về những vấn đề xung quanh công tác thi tuyển sinh ĐH đợt 1, chuẩn bị cho đợt 2.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Về cơ bản, kỳ thi đã diễn ra an toàn nghiêm túc.

Bộ Giáo dục, đáp án, thi đại học, 2013, điểm sàn, tiếp sức

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga động viên thí sinh trước giờ thi đại học. (Ảnh: Văn Chung)

Tuy nhiên, trong 2 môn thi Toán, Vật Lí khá nhiều em vi phạm quy chế khi mang điện thoại di động và tài liệu vào phòng thi.

Hi vọng những đợt thi tiếp theo các TS sẽ ý thức hơn về quy chế phòng thi.

- Thứ trưởng đánh giá như thế nào về công tác thanh tra trong kỳ thi này?

Khác với mọi năm, năm nay Bộ tổ chức 11 đoàn thanh tra lưu động đến các hội đồng thi không báo trước.

Cho tới giờ phút này công tác Thanh tra đã phát huy tác dụng tốt, kịp thời xử lí những hiện tượng không đúng quy chế.

Hi vọng sau đợt thi này các đoàn thanh tra sẽ rút kinh nghiệm thêm để tổ chức cho hiệu quả nhất, tức số lượng người ít nhưng hiệu quả cao.

- Theo phản ánh, tình trạng thí sinh ảo khiến các trường than lỗ. Bộ có quan tâm giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Cần thấy rằng thi ba chung có nhiều thuận lợi. Công luận và các nhà trường đa phần ủng hộ bởi nó nhẹ nhàng và xử lí được các vấn đề của một kỳ thi riêng như các trường tự tổ chức trước đây, đặc biệt là nạn dạy thêm học thêm,…Khi tổ chức 3 chung những tình trạng đó không còn tồn tại nhiều nữa.

Nhưng một trong những khó khăn là thí sinh ảo nhiều. Song phải tôn trọng quyền, nguyện vọng học sinh, không thể ngăn mỗi em chỉ nộp 1-2 hồ sơ. Các trường cũng phải chấp nhận điều này.

Chuyện bù lỗ là bình thường. Nhiều trường trên thế giới khi tuyển sinh cũng vậy thôi. Ví dụ các trường lớn trên thế giới họ cử người đi khắp nơi để tuyển người, mỗi nước một vài học sinh.

Bộ cũng đã nhắc các trường không cô lập chi phí tuyển sinh với các phần còn lại trong quá trình đào tạo.

- Đây là năm thứ 2 liên tiếp Bộ cho phép các thí sinh được mang thiết bị ghi âm ghi hình với quy định cụ thể các danh mục. Thứ trưởng cho biết kết quả, tác dụng trên thực tế của quy định này?

Bộ Giáo dục, đáp án, thi đại học, 2013, điểm sàn, tiếp sức

Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Dù vô hình nhưng quy định rất hiệu quả, hơn cả công tác thanh tra. Bởi nó tác động một cách tự động. TS dù mang hay không mang vào các thiết bị này nhưng buộc các bộ phận chức năng phải nghiêm túc, chú ý hơn.

Mùa thi ĐH,CĐ 2012 không có TS nào mang các thiết bị vào. Tới thời điểm này cũng không có em nào mang vào nhưng rõ ràng các giám thị càng thêm nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc của mình.

Chủ trương này đã đi vào cuộc sống tốt nên không lí do gì không triển khai vào năm sau.

- Đề thi ĐH năm nay nhận được nhiều ý kiến tích cực khi gắn lý thuyết với thực tế. Đây có phải hướng ra đề thi tuyển sinh những năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những năm gần đây, đề thi của Bộ hướng theo hướng mở, ứng dụng thực tiễn để tránh học vẹt học tủ, học thuộc lòng gây nặng nề cho học sinh và cả nhà trường và hướng học sinh tư duy, sáng tạo.

Bộ Giáo dục, đáp án, thi đại học, 2013, điểm sàn, tiếp sứcThí sinh trong kỳ thi đại học 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Đề Vật lí vừa rồi được các chuyên gia đánh giá có nhiều điểm mới, có những phần thực nghiệm được đưa vào. Cải tiến như vậy thúc đẩy các học và dạy ở bậc phổ thông. Làm sao dạy không chỉ dạy trò cơ bản kiến thức mà còn dạy các em biết ứng dụng chúng trong thực tiễn. Có như vậy kiến thức mới là của chính người học. Học thuộc lòng thi xong quên mất. Hướng dạy học là giúp trò nhớ, sau đó dùng kiến thức xử lí được những tình huống trong cuộc sống.

- Qua theo dõi ý kiến học sinh, các chuyên gia,  Thứ trưởng có nhận định gì về mức điểm sàn đại học năm nay?

Điểm sàn như thế nào, cách xác định ra sao do Hội đồng xét điểm sàn của Bộ sẽ họp quyết định rồi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.

Dự định thời gian họp và quyết định mức điểm sàn sẽ từ ngày 8-10/8 sau khi tất cả các trường chấm xong.

Để đưa ra nhận định cụ thể lúc này là rất khó, phải chờ kết quả chấm thi và thống kê. Nhưng qua phương tiện thông tin đại chúng phản ánh ý kiến chuyên gia và các học sinh, hi vọng là các em đã làm tốt hơn.

Nguyên nhân không phải do đề dễ mà có tính phân loại cao. Phân tầng được từng lớp thí sinh từ trung bình, khá, giỏi tới xuất sắc mới đúng là mục tiêu của đề thi tuyển sinh kỳ thi ĐH,CĐ.

Đại học chỉ dành cho học sinh có chí

- Năm nay lượng thí sinh thi liên thông lên đại học
giảm. Liệu đây có phải dấu hiệu tích cực trong việc Bộ muốn nâng chất
lượng hệ đào tạo này?

Thông tư 55, em nào tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải
thi 3 chung sau các em bình thường. Chấn chỉnh lại liên thông, không
phải hệ đào tạo riêng là phương thức đào tạo nối tiếp kiến thức các em
đã học ở bậc thấp hơn. Các em vẫn thi tuyển như bình thường. Sau đó học
tập được rút gọn chứ không phải ưu tiên đầu vào như chúng ta và trường
nghĩ.

Đào tạo theo chính quy tập trung hoặc thường xuyên
tại chức. Nếu chính quy phải thực hiện đầy đủ như bình thường, cũng được
kiểm tra, đánh giá như bình thường không phân biệt liên thông, chính
quy nữa.

Đây là năm đầu tiên có thể nhiều em chưa chuẩn bị kịp
nên còn ít. Những năm sau em nào có quyết tâm học cao hơn sẽ nộp đơn
thi vào liên thông ở 3 chung.

Cần nhấn mạnh liên thông không phải bước đệm để các
em học cấp tốc lên ĐH. Cấp dưới có sứ mệnh riêng như CĐ, TCCN hay nghề
đều đào tạo ra người sau ra phục vụ trực tiếp cho các cộng đồng sản xuất
khác nhau. Không phải chỉ nằng nặc các em muốn học cấp dưới rồi liên
thông lên đại học.

Đại học chỉ dành cho em nào có đủ năng lực thực sự, có chí.

  • Văn Chung(thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/130058/diem-san-dai-hoc-2013-se-cao-.html

Theo chân sĩ tử đi thi

Posted: 05 Jul 2013 08:28 AM PDT

(GDTĐ) – Báo Giáo dục và Thời đại theo chân các sĩ tử, ghi lại khoảnh khắc từ lúc vào trường thi đến khi kết thúc môn thi với đa chiều cảm xúc.

Được dặn dò kỹ lưỡng trước khi vào trong trường thi
Được dặn dò kỹ lưỡng trước khi vào trong trường thi
gvhbjkh
Phải xuất trình giấy tờ mới được bước vào trường thi (chụp tại điểm thi trường ĐH Thủy lợi)
Thí sinh này đến muộn nên vội vã chạy vào phòng thi cho kịp giờ
Thí sinh đến muộn nên vội vã chạy vào phòng thi cho kịp giờ
Chờ đến lượt được gọi vào phòng thi
Chờ đến lượt được gọi vào phòng thi
Lắng nghe phổ biến quy chế trước khi phát đề
Lắng nghe phổ biến quy chế trước khi phát đề
vcvcc
Cẩn thận viết tên vào giấy nháp
Rạng rõ ra khỏi phòng thi
Rạng rỡ ra khỏi phòng thi
Hoặc mệt mỏi vì nắng nóng
Hoặc mệt mỏi vì nắng nóng
Nhận lại tư trang trước khi ra về
Nhận lại tư trang trước khi ra về

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/theo-chan-si-tu-di-thi-1970647/

Hà Nội quyết lấy đất nhà máy rượu, dệt kim xây trường học

Posted: 05 Jul 2013 08:28 AM PDT

Là người cuối cùng trả lời chất vấn chiều 5/7, Phó chủ tịch UBND Nguyễn Thị Bích Ngọc nhận câu hỏi của tổ đại biểu Hai Bà Trưng về việc di chuyển các nhà máy ra khỏi nội đô để dành đất xây dựng hạ tầng xã hội. Cụ thể là chuyển Nhà máy Rượu Hà Nội, Nhà máy dệt kim Đông Xuân.

"UBND thành phố đã trả lời bố trí một phần diện tích đất và phê duyệt đầu tư để xây dựng trường học, nhưng đến nay chưa được giải quyết, trong khi đó Trường tiểu học – THCS Lê Ngọc Hân học sinh vẫn phải học chung ở một địa điểm trên diện tích chật chội. Đề nghị UBND thành phố cho biết nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp và tiến độ thực hiện?", các đại biểu tổ Hai Bà Trưng chuyển câu hỏi.

Theo Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc, cả hai khu đất đã được Sở Quy hoạch và Kiến trúc nghiên cứu bố trí để xây dựng trường học. Tại Nhà máy Rượu Hà Nội tại số 94 phố Lò Đúc, diện tích dành để xây dựng trường là hơn 3.500 m2 và để phục vụ tách cấp cho Trường tiểu học Lê Ngọc Hân. Hiện, học sinh cấp 1, 2 Lê Ngọc Hân vẫn phải học chung ở một địa điểm tại số 41 phố Lò Đúc.

Còn khu đất Nhà máy Dệt kim Đông Xuân tại số 67 phố Ngô Thì Nhậm cũng được Sở Quy hoạch và Kiến trúc chấp thuận bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng với một ô đất 4.000 m2 để đầu tư xây dựng trường tiểu học Ngô Thì Nhậm. Bà Ngọc cho biết, chủ đầu tư đã báo cáo, ô đất tại nhà máy rượu Hà Nội hiện đã giải phóng mặt bằng, chưa cắm mốc giới và xây dựng hạ tầng kỹ thuật xung quanh ô đất.

"UBND thành phố giao UBND quận Hai Bà Trưng đôn đốc, phối hợp nhà đầu tư và các Sở, ngành sớm hoàn thành bàn giao mặt bằng các ô đất trường học nêu trên để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường tiểu học phục vụ dân cư khu vực trong quý 3, quý 4 năm 2013", bà Ngọc cho hay.

Tuy nhiên, phần trả lời của vị Phó chủ tịch không làm Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam hài lòng. Theo ông, vấn đề này vẫn "nói lại đúng như trước đây", chưa có mới so với câu trả lời của một Phó chủ tịch UBND khác là ông Nguyễn Văn Sửu từng trả lời ban Pháp chế. Và thực tế là từ 2009 tới nay nhà máy rượu và dệt kim chưa giao đất để xây trường học. Ông Nam cho rằng việc để quận Hai Bà Trưng lấy được một phần đất của doanh nghiệp để xây trường là việc không bao giờ có và đề nghị thành phố đưa giải pháp cụ thể.

Phó chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc trả lời, thời gian vừa qua, việc giải quyết nhu cầu xây trường học công lập ở các quận nội thành đã được thực hiện rất quyết liệt. "Lâu lắm rồi quận Hai Bà Trưng và Đống Đa mới thu hồi được nhiều đất của doanh nghiệp đang sử dụng để giao cho các trường học, phục vụ thế hệ trẻ. Tôi sẽ cho kiểm tra, đôn đốc và quyết tâm trong quý 3, 4, sẽ tìm giải pháp cụ thể và báo cáo HĐND vào cuối năm", bà Ngọc nói.

Vừa rời bục trả lời chất vấn, Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh đã chất vấn bà Ngọc: "Tóm lại là khi nào có thể thu hồi". "Chúng tôi quyết tâm trong quý 3, đầu quý 4", bà Ngọc trở lại bục, khẳng định.

Ghi nhận câu trả lời, Chủ tịch HĐND "chốt" thời hạn cho việc thu hồi 2 diện tích đất này vào tháng 12/2013.

Chủ tịch HĐND Ngô Thị Doãn Thanh cảm ơn Phó chủ tịch UBND đã khẳng định rõ thời điểm thu hồi đất của doanh nghiệp để mở rộng trường Lê Ngọc Hân. Theo bà Thanh, vấn đề trường công lập, đặc biệt là trường mầm non liên tục được các đại biểu HĐND chất vấn nhiều năm nay.

"Theo trả lời của Phó chủ tịch UBND, từ nay tới cuối năm các khu đất còn lại sẽ làm xong thủ tục xây dựng. Hy vọng, các địa điểm này sẽ có trường học vào 12/2013", bà Thanh nói.

Theo quy hoạch mạng lưới trường học Hà Nội đến 2020, tầm nhìn 2030, nhu cầu quỹ đất là hơn 1.900 ha. Trong đó, tổng quỹ đất trường học đến tháng 6/2013 đã đạt là 1.643 ha. Dự kiến đến 2014, thành phố sẽ quy hoạch và bố trí đủ quỹ đất cho nhu cầu trường học. Riêng với 10 quận nội thành, nhu cầu quỹ đất trường học là 447 ha. Hiện trạng quỹ đất trường học theo thống kê năm 2011 là 260 ha. Quỹ đất trường học đã bổ sung theo quy hoạch tại các khu đô thị mới là 130 ha, trong đó đã xây dựng và đưa vào hoạt động là 43 ha.

Tại khu vực 4 quận trung tâm Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng không có các khu đô thị mới, nhu cầu mở rộng và xây mới trường học chủ yếu do địa phương đề xuất vào ô đất do di dời cơ sở công nghiệp, dự án chậm triển khai, chuyển đổi các chức năng sử dụng không hiệu quả. Theo chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố về địa điểm xây dựng 8 trường mầm non công lập tại các phường chưa có trường mầm non công lập, quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, các Sở ngành của thành phố đã hoàn thiện thủ tục đầu tư thực hiện xây dựng trường học.

Đến nay, có 6/8 dự án đã được UBND thành phố quyết định thu hồi đất, giao đất và UBND quận Đống Đa, Hai Bà Trưng phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện dự án. Trong đó đã có 4/6 dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, gồm các trường mầm non Láng Thượng, Trung Liệt, Thanh Nhàn, Lê Đại Hành. Hai điểm trường tại quận Hai Bà Trưng sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong quý gồm trường mầm non Thanh Nhàn (cơ sở 1) tại số 63 Ngõ Quỳnh và mầm non Lê Đại Hành tại số 66 ngõ Vân Hồ 3.

Còn lại 2 trường mầm non trên địa bàn quận Đống Đa, UBND quận đang lập hồ sơ dự án xây dựng Trường mầm non phường Ngã Tư Sở khu đất thể thao tại dự án công trình hỗn hợp và nhà ở Mipec Tower tại 229 Tây Sơn và khu đất cây xanh tại khu nhà ở 102 Trường Chinh.

Nguyễn Hưng

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/ha-noi-quyet-lay-dat-nha-may-ruou-det-kim-xay-truong-hoc-2844081.html

Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013: Trật tự, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế

Posted: 05 Jul 2013 04:25 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay 5/7, thí sinh trên cả nước sẽ bước vào môn thi cuối cùng là môn Hóa cho khối A, tiếng Anh cho khối A1, và Vẽ cho khối V. Kết thúc ngày thi đầu tiên của đợt I, với 2 môn thi Toán – Vật lý cho các khối thi A, A1, V. Số thí sinh đến dự thi trên cả nước là 650.420, đạt tỷ lệ 77,09 % so với số thí sinh đăng kí dự thi (cao hơn so với năm 2012 xấp xỉ 1%).


 

Cùng với thí sinh trên cả nước bước vào môn thi đầu tiên với môn Toán (sáng 4/7), đồng loạt 11 đoàn Thanh tra của Ban chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 cũng đến thanh tra trực tiếp các Hội đồng thi. Tại Hà Nội, Thứ trưởng Bùi Văn Ga – Trưởng Ban chỉ đạo Tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 đã đến thanh tra tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Đi thị sát các phòng thi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga yêu cầu các trưởng điểm thi cần thường xuyên nhắc nhở giám thị phòng thi, giám sát các thiết bị ghi âm, ghi hình. Thứ trưởng cũng đặc biệt lưu ý việc các phòng thi gần với khu vực dân cư. Nếu sơ xuất, đây sẽ là những kẽ hở để phát sinh ra các tiêu cực như ném bài, truyền đề thi ra ngoài… Tuy nhiên, việc này đã được các trường chủ động ngăn chặn, như đối với phòng thi gần khu dân cư, đều được đóng kín cửa sổ và bật quạt hoặc điều hòa phía trong không ảnh hưởng đến việc làm bài của thí sinh.

Đánh giá ngày thi thứ nhất, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho rằng các Hội đồng thi đã  nghiêm túc thực hiện đúng quy chế, hướng dẫn của Ban chỉ đạo tuyển sinh, không khí trường thi trật tự, an toàn. Các vi phạm Quy chế  tuyển sinh được phát hiện, xử lý nghiêm túc, kịp thời. Công tác chuẩn bị của các hội đồng thi là hết sức chu đáo, tạo nhiều thuận lợi cho thí sinh làm bài.

Trong ngày thi đầu tiên, trên cả nước có 89 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật (khiển trách: 12; cảnh cáo: 4; đình chỉ: 73); có 5 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh vi phạm bị khiển trách. Ghi nhận chung tại các hội đồng thi là tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ coi thi.

DH

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/ky-thi-tuyen-sinh-dh-cd-2013-trat-tu-an-toan-nghiem-tuc-dung-quy-che-1970639/

Bài giải đề thi vào Đại học môn tiếng Anh khối A1

Posted: 05 Jul 2013 04:25 AM PDT


Gợi ý giải Đề thi môn Ngoại ngữ


Gợi ý giải Đề thi môn Ngoại ngữ

(GDVN) – Chiều nay kết thúc môn thi Ngoại ngữ, nhiều thí sinh vui mừng vì đề thi khá dễ so với dự tính ban đầu. Sau đây là gợi…

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bai-giai-de-thi-vao-Dai-hoc-mon-tieng-Anh-khoi-A1/305816.gd

Gợi ý đáp án môn Hóa học (mã đề 463)

Posted: 05 Jul 2013 03:25 AM PDT

(GDTĐ) – Báo gdtd.vn giới thiệu gợi ý đáp án môn Hóa học mã đề 463:


 

 


 

 


 

 


 

 


 

 


 

 - Gợi ý đáp án môn Toán
- Gợi ý đáp án môn Vật lý
- Gợi ý đáp án môn tiếng Anh

Nguồn: Hocmai.vn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/goi-y-dap-an-mon-hoa-hoc-ma-de-463-1970638/

TQ: Hơn 60% thủ khoa đại học tìm đường ra nước ngoài

Posted: 05 Jul 2013 03:25 AM PDT

Tổng biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 - Hotline: 0926.45.6886
– Fax: (84-4) 39430693 – Email:
online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://hssv.tienphong.vn/hoc-sinh-sinh-vien/635241/TQ-Hon-60-thu-khoa-dai-hoc-tim-duong-ra-nuoc-ngoai-tpol.html

Giọt nước mắt rơi muộn

Posted: 05 Jul 2013 02:25 AM PDT

(GDTĐ) – Đó là một ngày đầy nắng, em bước vào lớp, mồ hôi ướt đầy áo do trước đó mải nô đùa ngoài cổng trường. Cô ngắm em từ đầu đến chân rồi nói một câu không chút tình cảm:

Ảnh: internet
Ảnh: internet

- Sao bây giờ mới đến lớp?

Em gãi đầu, gãi tai cố tìm một lý do nhưng tất cả đều vô nghĩa. Đứng trước mặt cô, em trở nên nhút nhát khác với tính cách hàng ngày hay nghịch phá. Có lẽ cô đọc được suy nghĩ của em nên nhẹ nhàng nói:

- Em vào lớp đi, lần sau không được tái phạm.

Như trút được gánh nặng ngàn cân, em vội vã cất cặp vào hộc bàn và mỉm cười với cô như thầm cảm ơn. Nhưng "tai họa" lại tiếp tục giáng xuống đầu khi cô gọi em lên trả bài. Một lần nữa em đối diện với cô. Con tim em tự nhiên đập thình thịch. Em hồi hộp khủng khiếp. Cô hỏi em một câu trong sách giáo khoa. Câu hỏi cũng không phải khó lắm nhưng hỡi ôi em không trả lời được. Kiến thức trong đầu em lúc này không cánh mà bay. Em ấp úng mãi mà không rặn được chữ nào. Cô tức giận cho em một con zê rô to tướng và đương nhiên bố, mẹ em "vinh dự" được cô thông báo ngay trưa hôm đó. Thế là em ăn một "trận lươn" nhớ đời. Em giận cô kinh khủng, quyết tâm trả thù bằng được món nợ này.

Sau trường, cây mắt mèo mọc rất nhiều, trái chi chít màu vàng ươm trông đẹp mắt. Em hái một quả, lén lút bôi vào ghế của cô. Xong xuôi, em thản nhiên ra sân chơi với lũ bạn. Trống đánh vào lớp, năm phút sau cô xuất hiện giản dị với chiếc áo dài màu thiên thanh. Cô từ từ đi về phía bàn giáo viên, kéo ghế ra ngồi. An tọa chưa được bao lâu, cô cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Mới đầu cảm giác như có con gì đó cựa quậy ngoài da nhột nhột. Cô lấy tay gãi một lúc thì ôi thôi ngứa, ngứa khắp toàn thân. Hai tay cô hoạt động liên tục. Tiếng sột, sột vang lên làm cho cả lớp lo lắng. Khôi – lớp trưởng đứng lên hỏi:

- Cô làm sao thế ạ!

Cô không trả lời, hai tay tiếp tục cào cấu. Thấy lạ, Khôi đánh liều bước lên đứng cạnh cô. Nó sững sốt khi phát hiện tay, chân cô sưng lên. Nó la lớn:

- Các bạn ơi! Coi tay cô kìa.

Hơn ba mươi học sinh bu xung quanh cô. Thằng Lâm còi tinh mắt  nhìn thấy trái mắt mèo nằm bơ vơ dưới bàn. Nó nói:

- Các bạn nhìn kìa.

Ba mươi hai cái mồm không hẹn mà thốt lên cùng một lúc:

- Trái mắt mèo, mắt mèo kìa… ai mà chơi ác thế.

- Các bạn trật tự, mình sẽ tìm ra hung thủ.

Khôi lên tiếng làm em lo lắng vô cùng. Bỗng nhiên cô nói:

- Khôi, em đưa cô lên phòng y tế.

- Còn trái mắt mèo? – Khôi nhắc.

- Không cần thiết đâu, em hãy đưa cô lên phòng y tế.

Khôi ngoan ngoãn làm theo.

Em ngồi yên, mặt mày tái mét, ý niệm trả thù tan biến đâu mất. Lúc đó em thật sự lo cho cô, nhưng em không đủ can đảm thú nhận tội lỗi. Nhiều lần em muốn nói ra tất cả nhưng lại ngại, cảm giác sợ sệt không cho phép em hành động đúng với lương tâm. Và "vụ án mắt mèo", em chôn trong sâu thẳm trái tim với nỗi day dứt không bao giờ nguôi.

Khi em đặt chân vào đại học, hành trang em mang theo có những lời chúc của bố mẹ cộng với những lời động viên của cô. Rồi hằng năm cô viết thư hỏi thăm tình hình học tập của em nhưng em không quan tâm. Em vo tròn bức thư và ném vào sọt rác một cách không thương tiếc.

Rồi em đi làm, đặt chân vào cuộc sống bon chen của xã hội. Lúc đó em mới nhận ra những lời của cô là khuôn vàng thước ngọc, là tài sản quý giá nhất mà em có. Vậy mà trước đây em không coi trọng. Em tự trách bản thân mình sao quá ngốc nghếch. Mùa thu năm nay, em quyết tâm về quê. Em sẽ đứng trước mặt cô nhận lỗi cho dù cô có đánh, mắng em cũng vui vẻ mà chấp nhận.

Chiếc xe đò dừng lại trước một ngôi nhà tranh đơn sơ có giàn hoa giấy. Em bước vào cất tiếng gọi:

- Cô, cô ơi!

Một người con gái chạy ra hỏi:

- Anh tìm ai?

- Đây có phải là…

Em nói chưa hết câu thì ánh mắt chợt dừng lại trên bàn thờ đặt chân dung của cô. Em lắp bắp nói:

- Cô… cô… sao cô lại…

Câu nói không đầu không đuôi của em làm cho con bé sững sờ. Nó nhìn theo tay em mới hiểu mọi chuyện. Nó nói:

- Má em qua đời cách đây hai năm rồi, anh là ai?

- Anh là học trò cũ của cô. Vì sao cô mất?

- Dạ, bị bệnh tim.

Em năn nỉ con bé dắt ra mộ cô.

Em cắm ba cây nhang nói trong nước mắt:

- Cô ơi! Em không kịp nói lời xin lỗi, em chậm chân mất rồi…

Mã số: 1083

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201307/giot-nuoc-mat-roi-muon-1970630/

Công bố đáp án chính thức các môn thi ĐH đợt 1

Posted: 05 Jul 2013 02:25 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa chính thức công bố đáp ánh các môn thi ĐH đợt 1 kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013.

Thí sinh thi ĐH đợt 1 năm 2013
Thí sinh thi ĐH đợt 1 năm 2013. Ảnh: gdtd.vn

(nguồn: Bộ GDĐT)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201307/cong-bo-dap-an-chinh-thuc-cac-mon-thi-dh-dot-1-1970642/

Thí sinh kết thúc kỳ thi đại học đợt 1

Posted: 05 Jul 2013 02:25 AM PDT

Ngày cuối cùng của kỳ thi đại học đợt 1, thời tiết Hà Nội khá nắng. Gương mặt phụ huynh chờ con ở cổng trường thi cũng mệt mỏi hơn. Những ánh mắt ngóng trông luôn hướng vào phòng thi, nơi được canh phòng cẩn mật. Sau môn thi này, thí sinh có thể tính toán được mình có khả năng đỗ hay không.

Rời trường thi Học viện Kỹ thuật Mật mã, Nguyễn Đức Chí (Nam Định) nở nụ cười trấn an người thân. Em cho biết đề Hóa không khó nên làm khá tốt. Kiến thức rơi vào nội dung cơ bản, không đánh đố nên em có thể được 7 điểm trở lên. “Đây là môn gỡ điểm cho Toán và Lý. Em nghĩ cổng trường đại học có thể mở ra với em”, Chí tâm sự.

Tại Đà Nẵng, thí sinh các khối A, A1 kết thúc ngày thi đầu tiên trong tâm trạng mệt mỏi giữa tiết trời nắng gắt. Đứng chờ người thân đến đón tại Hội đồng thi trường CĐ Công nghệ, thí sinh Võ Thị Thu Hường (dự thi vào ĐH Bách khoa Đà Nẵng) cho rằng đề không quá khó, kiến thức tập trung ở năm lớp 12, trong đó chủ yếu là phần hóa hữu cơ.

"Đề cũng có nhiều câu bài tập mang tính phân loại, bạn nào thường xuyên ôn luyện ở phần bài tập chắc chắn sẽ làm tốt. Còn phần lý thuyết thì vẫn là cơ hội cho những ai có trí nhớ tốt, chịu khó đọc", Hường nói thêm và cho biết dù đề khá vừa sức với mình nhưng cũng chỉ cầm chắc trên 6 điểm.

Tại TP HCM, thí sinh cũng đánh giá đề Hóa “dễ thở” hơn hẳn hai môn thi trước. Học khá môn Hóa, thí sinh Tiêu Trí Trung tại hội đồng thi trường Tiểu học Trần Quốc Thảo (quận 1) cho rằng đề chỉ có 4 -5 câu nâng cao mang tính chất phân loại còn phần lớn là kiến thức cơ bản, chỉ cần nắm chắc kiến thức là có thể kiếm được điểm khá. “Em nghĩ mình được 7-8 điểm”, nam sinh này tự tin.

Thí sinh Trần Thị Hồng Thuấn thì cho rằng đề thi Hóa năm nay dễ hơn năm trước, tập trung chủ yếu ở chương trình lớp 12 với 70% là bài tập. Thuấn tự tính sẽ được điểm khá. 

KOR-5479-1372993135_500x0.jpg

Thí sinh trao đổi bài sau buổi thi sáng 5/7. Ảnh: Hoàng Hà.

Các thí sinh dự thi khối A1 cũng vui vẻ hơn sau khi hoàn thành bài thi môn tiếng Anh. Tại điểm ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), nét mặt hớn hở, Nguyễn Xuân Trường (THPT Thăng Long, Hà Nội) khẳng định sẽ được 8 điểm trở lên. “Đề tiếng Anh năm nay khó hơn năm ngoái nhưng em vẫn làm khá tốt. Em có thể đỗ nếu điểm chuẩn lấy tương đương năm ngoái”, Trường nói.

Ngô Thị Tuyết Trinh (THPT Phủ Lý B, Hà Nam) lại cho rằng đề khá dễ. Thi vào khoa Môi trường của ĐH Khoa học Tự nhiên, sau 3 môn thi Chinh nghĩ khả năng sẽ đỗ vì năm ngoái khoa này lấy 17 điểm, tương đương điểm số mà Trinh tự tính đạt được.

Môn thi cuối cũng là môn gỡ điểm cho thí sinh ở TP HCM. Các sĩ tử cho rằng học lực khá tiếng Anh thì có thể dễ dàng kiếm điểm 6-7 điểm. Tại điểm thi THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3), nữ sinh Ngọc Tâm khoe với mẹ là làm bài tốt, sẽ được trên điểm trên trung bình. Theo Tâm, trong phần đề thi 80 câu thì phần điền từ vào đoạn hội thoại là khó và mất nhiều thời gian nhất. Với câu này cô phải hiểu hết cả đoạn hội thoại và phải nắm chắc ngữ pháp mới làm được.

Trái với hai thành phố lớn, thí sinh dự thi tại Đà Nẵng tỏ ra kém vui với đề tiếng Anh. "Đề tập trung vào kiến thức lớp 12, ngữ pháp khá đơn giản, nhưng có nhiều câu phân loại học sinh, như phần bài đọc, từ đồng nghĩa…", Nguyễn Duy Nam, dự thi ngành Công nghệ thông tin (ĐH Sư phạm Đà Nẵng), nói.

Làm được khoảng 50% bài thi, Phan Thúy Vi (Hội đồng thi THPT Trần Phú), cho biết những câu về từ đồng nghĩa, dù không giỏi về Anh thí sinh có thể suy đoán và chọn đúng đáp án. "Phần bài đọc khó nên hầu hết bạn cùng phòng đều tận dụng tối đa thời gian hoàn thành bài, không có thí sinh ra sớm", Vi nói.

VnExpress sẽ giới thiệu gợi ý đáp án sớm nhất. Trưa nay, Bộ GDĐT sẽ công bố đáp án các môn thi khối A, A1.

Nhóm phóng viên

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/giao-duc/thi-sinh-ket-thuc-ky-thi-dai-hoc-dot-1-2843607.html

Comments