Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Quảng Bình khó thu hút nhân tài

Posted: 31 Jul 2013 07:18 AM PDT

 

Tại kỳ họp của HĐND tỉnh Quảng Bình mới đây, Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Văn Sơn cho biết, năm 2012 cả tỉnh chỉ tuyển dụng được 12/84 người cần thu hút theo kế hoạch, chiếm 14,2%, bao gồm tám thạc sỹ, hai đại học xuất sắc, một thủ khoa và một đại học loại giỏi học ở nước ngoài.

Tuy nhiên, trong số 12 người tuyển dụng được thì có hai người từ chối nhận công tác.

Theo ông Sơn, sở dĩ kết quả thu hút nhân tài đạt kết quả thấp là do nền kinh tế – xã hội của tỉnh còn nhiều hạn chế, thiếu môi trường thuận lợi cho nhân tài phát huy khả năng, kiến thức của mình, nên con em Quảng Bình có xu hướng vào các trung tâm kinh tế lớn trong nước hoặc sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kinh tế tư nhân.

Mặt khác, một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa xây dựng hoặc lập kế hoạch thu hút nhân tài không sát với thực tế nên không có tính khả thi.

Trong khi đó, Hiệu trưởng Trường ĐH Quảng Bình Hoàng Dương Hùng cho rằng, nghị quyết thu hút nhân tài ban hành cho cả tỉnh mà chưa có hướng dẫn cụ thể để từng đơn vị thực hiện.

"Bây giờ Trường ĐH Quảng Bình chỉ tuyển thạc sĩ trở lên, có một số khoa chỉ cần tuyển tiến sĩ vậy thì sao lại phải bắt nhận đại học"- ông nêu thí dụ.

Trước những vướng mắc trên, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài chỉ đạo Sở Nội vụ phối hợp với các ngành để sửa đổi, bổ sung các quy định, dành nguồn kinh phí thích đáng để hỗ trợ khi thu hút và sử dụng nhân tài hợp lý.

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www.nhandan.org.vn/Quang-Binh-kho-thu-hut-nhan-tai/11600459.epi

Phó Chủ tịch nước đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 31 Jul 2013 07:18 AM PDT


Ngày 31/7, bà Nguyễn Thị Doan đã đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT do tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 – 96%.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH, CĐ tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng, tốn kém.


Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tại hội nghị ngày 31/7.

Đề nghị này được Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nêu lên tại hội nghị nêu ý kiến và kiến nghị của nhân dân với Đảng, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam hiện nay được Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 31/7 tại Hà Nội.

Lý do của đề nghị này, theo Phó Chủ tịch nước, là tỷ lệ đỗ tốt nghiệp trên toàn quốc năm nào cũng 95 – 96%. "Chỉ duy nhất 1 năm khi thực hiện cuộc vận động "2 không" là thắt chặt, có trường đỗ tốt nghiệp 10 – 20%, thậm chí có lớp không có học sinh nào đỗ. Liệu có thắt chặt mãi được không? Nếu "thắt" thì phải thắt khâu quản lý, "thắt" quá trình dạy và học để bỏ kỳ thi này" - Phó Chủ tịch nước.

Một lý do nữa cũng được nêu ra, đó là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ được tổ chức quá gần nhau gây căng thẳng cho thí sinh cũng như tốn kém tiền của xã hội. "Hai kỳ thi quá gần nhau vừa khổ cho gia đình vừa khổ cho nhà trường" – Phó Chủ tịch nước nhìn nhận.


PGS Văn Như Cương: Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay.

Quan điểm của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cũng là ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục. PGS Văn Như Cương – Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội – cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về cho các sở. "Không cần phải tổ chức một cuộc thi quốc gia rất nặng nề và căng thẳng như hiện nay: thi cùng ngày, cùng đề, cùng biểu điểm" – PGS Văn Như Cương đặt vấn đề.

Theo PGS Văn Như Cương, thi cử lạc hậu là điều khiến học sinh, phụ huynh khổ sở vì không đánh giá được thực chất. Chính điều này đã dẫn đến tình trạng học lệch học tủ, học thêm. "Không thể chấp nhận học ròng rã 12 năm trời lại chỉ được đánh giá bằng bài thi 3 tiếng, nên giảm tải kỳ thi" – PGS Văn Như Cương nhấn mạnh.

Theo Người Lao Động

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/pho-chu-tich-nuoc-de-nghi-bo-ky-thi-tot-nghiep-thpt/a339546.html

Những chàng trai toán học lãng mạn, đa tài

Posted: 31 Jul 2013 06:18 AM PDT

- Không chỉ có quyết tâm và học giỏi, 3 HC Vàng Olympic Toán học quốc tế 2013 còn là những chàng trai đa tài, giỏi Văn, Sử, đàn ca, yêu thích sự lãng mạn và tích cực làm tình nguyện.


Tích cực làm từ thiện

Cô Trần Thị Hồng Hà, mẹ Cấn Trần Thành Trung, HS lớp 12 Trường Phổ thông Năng khiếu, ĐHQG TP.HCM tâm sự: "Từ nhỏ Trung đã có năng khiếu. Khi đang học mẫu giáo, các cô đố cháu phép tính nhẩm Trung đã làm được.

VN, Olympic Ton hc, quc t, bi thu, HC Vng

Từ trái qua phải: Phạm Tuấn Huy, Võ Anh Đức, Cấn Trần Thành Trung. (Ảnh: Văn Chung)

Mấy người cùng cơ quan cô còn gọi Trung là "thần đồng" (cười). Tuy nhiên, sau đó gia đình vẫn để cháu phát triển tự nhiên". Học giỏi Toán nhưng đôi khi chàng trai này cũng bị nhắc nhở vì ham chơi game.

Không chỉ biết đến sách vở, Trung còn hay tham gia các hoạt động phong trào nhiều, đặc biệt là làm từ thiện ở các trung tâm chăm sóc các em mồ côi. Thường thì nhóm tình nguyện của Trung sau 2-3 tuần sẽ đi về các trung tâm giúp dạy học và chăm sóc các bé mồ côi ở các trại xung quanh thành phố.

Cô Hà cho biết: nhiều khi đi đường thấy người có hoàn cảnh khó khăn, Trung rút vài đồng tiền nhà cho ăn sáng giúp họ. Chàng trai hiền lành và có phần nhút nhát thường tranh phần rửa bát đũa cho mẹ, xuống nhà ngoại chơi thường đi xách nước đổ đầy xô cho ngoại.

Chàng trai Toán 6 năm ở Nhạc viện TP.HCM

Không chỉ giỏi Toán, Phạm Tuấn Huy, HS lớp 11 cùng trường với Thành Trung còn giỏi tiếng Anh với điểm phẩy thường trên 9,0. Bạn cũng hay lên mạng tìm kiếm các loại học bổng khác nhau.

Ngoài niềm đam mê sách khi "từ dưới đất lên lâu, chỗ nào cũng sách" thì điều thú vị như gia đình Huy bật mí là: "Hồi tiểu học, em thi đậu vào Nhạc viện TP.HCM khoa piano chính quy (hệ trung cấp 9 năm). Học được 6 năm, khi lên lớp 10 nhà trường yêu cầu phải học văn hóa tại trường nên em phải xin nghỉ”.

Đối với Huy: "Âm nhạc và một số bộ môn nghệ thuật khác là một phần quan trọng của cuộc sống, giúp mình giải trí và giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống. Mình thích đọc sách và cũng đam mê những điều lãng mạn. Mình thường dành tiền ăn sáng để mua sách".

Nhiệt tình trong các hoạt động văn nghệ ở trường lớp,  Huy còn tích cực hoạt động tình nguyện.

Bố bạn, chú Phạm Châu Tuấn tâm sự: "Em cùng nhóm cũng bạn đi tìm mua những hoặc làm thiệp nhỏ mang ra chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà bán lấy lời. Tiền này, nhóm mua sữa và đồ chơi đến tặng cho những nhà tình thương có các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ bên cạnh việc dạy kiến thức và kể chuyện đạo đức cho các em".

Khóc, thề trước cờ Tổ quốc

Ở 3 chàng trai đoạt HC Vàng Olympic Toán học quốc tế năm nay đều là có những câu chuyện đầy thú vị.

Võ Anh Đức, HS Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh sinh ra tại Đắk Lắk. Từ lớp 1 đến lớp 3, Đức học tại Trường TH Võ Thị Sáu, TP Buôn Mê Thuột.

Một thời gian sau, gia đình Anh Đức chuyển về quê nội ở Hà Tĩnh. Theo lời mẹ bạn, cô Nguyễn Thị Hay: "Ban đầu, cháu gặp khó khăn khi cô giáo dạy văn nói gì Đức không hiểu được. Sau quen với môi trường, Anh Đức bật lên và học rất tốt. Lớp 5, cháu đại diện cho tỉnh Hà Tĩnh đi thi toán tuổi thơ toàn quốc và đoạt Huy chương Bạc".

Gia đình có điều kiện nhưng Anh Đức như lời bố bạn,chú Võ Trọng Sơn cho biết: "Cháu chưa bao giờ đòi hỏi hoặc xin bố mẹ tiền bạc. Còn nhớ lần cháu đoạt giải hồi lớp 5, tôi và bác ruột cháu đưa Anh Đức ra Hà Nội chơi và mua tặng cho Đức chiếc xe đạp hơn 2 triệu đồng. Tuy nhiên, cháu một mực từ chối và chỉ mua chiếc xe 500.000 đồng".

Không chỉ giỏi tự nhiên, cậu bạn cũng giỏi các môn xã hội, đặc biệt là Lịch sử. Cô Hay cho biết mỗi lần hai mẹ con vào hiệu sách Đức lại mua toàn sách lịch sử. Các triều đại, sự kiện lịch sử Đức nhớ như in. Tìm hiểu lịch sử khiến Anh Đức thêm yêu quê hương, tự hào với truyền thống dân tộc và quyết tâm học giỏi để khẳng định trí tuệ của người Việt Nam với thế giới.

Trước khi lên đường sang Colombia dự thi, mỗi phụ huynh sắm cho các em một lá cờ Tổ quốc. Nếu đoạt huy chương, sẽ được khoác lá cờ lên người. Cô Hay nhớ lại: "Khoảng 2h sáng trước khi đi thi, thấy con cứ ngồi trong phòng cầm lá cờ lên hôn. Tôi vào phòng thì cháu bật khóc tâm sự với mẹ "con vừa thề trước cờ Tổ quốc sẽ giành huy chương".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133596/nhung-chang-trai-toan-hoc-lang-man--da-tai.html

Rà soát, đánh giá toàn diện công tác liên kết đào tạo

Posted: 31 Jul 2013 06:18 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa yêu cầu giám đốc các ĐH, học viện, hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ rà soát đánh giá toàn diện công tác liên kết đào tạo, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng liên kết đào tạo.

Học viên tìm hiểu các chương trình liên kết đào tạo
Học viên tìm hiểu các chương trình liên kết đào tạo

Cùng đó, chấm dứt việc tổ chức liên kết đào tạo để cấp bằng chính quy trái với quy định hiện hành.

Việc này nhằm thực hiện Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT về việc ban hành Quy định liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ, ĐH; để chấn chỉnh hoạt động liên kết đào tạo theo đúng quy định hiện hành.

Bộ GDĐT đề nghị các trường tổ chức thực hiện yêu cầu nói trên và báo cáo về Bộ trước ngày 1/10/2013.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201307/ra-soat-danh-gia-toan-dien-cong-tac-lien-ket-dao-tao-1971398/

Một học sinh bị bỏng nặng khi đốt rẫy

Posted: 31 Jul 2013 06:18 AM PDT

Sáng 31/7, trao đổi với PV Dân trí, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Phú Ninh (tỉnh Quảng Nam) – bác sĩ Phan Đình Mỹ – cho biết hiện tại sức khỏe của em học sinh này đã qua cơn nguy kịch nhưng vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt.


Em Luân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Phú Ninh. Ảnh: H.P.
Em Luân đang điều trị tại Trung tâm y tế huyện Phú Ninh. Ảnh: H.P.

Đó là em Nguyễn Công Luân (học sinh lớp 9 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, trú thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam). Thông tin từ gia đình cho biết, sáng 29/7, Luân cùng mẹ lên rẫy keo đốt dọn thực bì để chuẩn bị trồng mới, trong khi tiến hành đốt lá khô thì ngọn lửa gặp gió bùng cháy mạnh.

Thấy vậy, Luân dùng lá cây xanh dập lửa thì bị ngọn lửa táp vào người gây bỏng nặng. Sau đó mọi người đưa đến Trung tâm y tế huyện Phú Ninh cấp cứu.

Bác sĩ Phan Đình Mỹ cho biết, em Luận nhập viện khoảng hơn 10 giờ sáng ngày 29/7 trong tình trạng bị cháy sém từ mặt xuống chân. Các bác sĩ tiến hành cắt bỏ da bị cháy và xử lý vết bỏng.

Công Bính

Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-khoe/mot-hoc-sinh-bi-bong-nang-khi-dot-ray-761429.htm

Nam sinh giỏi toán quốc tế và 6 năm theo trường nhạc

Posted: 31 Jul 2013 05:18 AM PDT

Trong đội tuyển Olympic Toán quốc tế năm nay, Phạm Tuấn Huy có nhiều cái đặc biệt: nhỏ tuổi nhất, và ít ai biết đã từng có 6 năm theo học ở trường nhạc.

Việt Nam bội thu HC Vàng Toán quốc tế 

Huy chng, quc t, Olympic, Vit Nam, Ton
Phạm Tuấn Huy (bên trái)

Mấy hôm nay, căn nhà của Phạm Tuấn Huy
(ngõ 33, đường Nguyễn Đình Chiểu, Q. 3 TP.HCM) ngập tràn niềm vui dùnhà neo người –
chỉ có bà nội và bố.

Bà Nguyễn Thị Tám, bà nội Huy cho biết: "Bố mẹ Huy ly hôn rồi! Bố suốt ngày đi dạy ở trường rồi trung
tâm để lo cho con trai và đứa con gái lớn đang học bên Mỹ."

Nói về Huy, bà Tám nhớ lại, khi cậu đang học lớp 9 thì bố
mẹ chia tay. Tý (tên thân mật của Huy ở nhà) chọn ở với bố và bà nội, nhưng chưa bao giờ bà thấy nó oán trách
gì bố mẹ.

"Nó chỉ biết học thôi! Có lần tôi hỏi – bà Tám kể: "Ba má không sống cùng nhau con
có buồn không?" Huy lặng đi một chút rồi nói: "Con buồn chứ, nhưng không can dự vào
chuyện người lớn đâu". Có lẽ từ đó, thằng Tý lại luôn cố gắng học tập để bố mẹ dù ở
xa nhau vẫn cảm thấy tự hào về cậu con trai của mình.

“Thằng Tý đam mê môn Toán lắm. Ba không có thời gian kèm cặp nhưng mỗi tháng cũng mua một cuốn sách Toán nâng cao để con trai mày mò, tự học ở nhà. Tý ngoan, hiền
lắm, suốt ngày thấy ngồi trên bàn học. Khi nào thấy nó xuống dưới này là biết đói,
muốn ăn cơm."

Huy chng, quc t, Olympic, Vit Nam, Ton
Góc học tập của Huy

Theo lời bà nội, Huy học giỏi nên được nhiều người thương và thỉnh thoảng
cho ít tiền mua sách nhưng cậu không biết xài tiền.

Bà nội chẳng bao giờ cho tiền cháu, trừ những lúc đi học qua trưa thì giúi cho 20 ngàn đồng. Cứ một, hai tháng, bà lại a lô một lần, tiền 5 ngàn, 10 ngàn, Huy đều vo tròn
bỏ vào trong ba lô.

“Tiền ai cho cũng mang về, có lẽ hiểu được sự vất vả của bố nên
cho cái gì dùng không hết đều mang về cho bà đi chợ”.

Đam mê sưu tầm sách toán

Quá bất ngờ về thành tích của con, anh Phạm Châu Tuấn – bố Huy bộc bạch: "Cháu đi thi quốc tế, ban đầu tôi nghĩ cháu đoạt Huy chương Đồng cũng là hay lắm rồi. Không ngờ,
cháu lại "vượt chỉ tiêu" và đoạt Huy chương Vàng. Tôi và mẹ cháu rất tự hào về con…"

Huy chng, quc t, Olympic, Vit Nam, Ton

Giấy nháp đều được Phạm Tuấn Huy cấy giữ cẩn thận

Rồi anh Tuấn chia sẻ: Ngay từ lúc học lớp 4, lớp 5 Huy đã đam mê môn Toán nên gia
đình đã hướng em học chuyên sâu về bộ môn này.

Từ nhỏ tới lớn, Huy không mê và cũng không chơi đồ chơi. Tháng nào cháu cũng xin
tiền mua sách toán và báo để học. Hai quyển báo Toán tuổi thơ Toán tuổi trẻ được
Huy mua và đọc từ cấp 1 đến nay. Mỗi năm,khi đạt danh hiệu học sinh giỏi, nếu có yêu cầu thưởng gì
thì Huy chỉ yêu cầu được đi nhà sách.

"Lúc đi du lịch, mọi người đi chơi nhưng Huy luôn mang
theo một ba lô sách vở và suốt ngày cắm cúi vào môn Toán" – anh Tuấn nhớ lại.

Theo anh Tuấn, Huy học toán tốt là do cháu có lợi thế là ngay từ nhỏ đã được thầy
giáo dạy giỏi toán có tâm huyết kèm cặp. Thầy Hậu (Trường THCS Phạm Hồng Thái) là
người đã kèm cặp Huy từ năm lớp 5, sau khi nhận ra khả năng của trò, thầy đã cho em
giải những bài toán nâng cao. Từ lớp 6 đến lớp 9, thầy giáo chủ nhiệm Trường THCS
Trần Đại Nghĩa là thầy dạy toán nên có thời gian đầu tư cho cậu học trò "đặc biệt"
nhiều hơn.

Anh Tuấn cho biết thêm, Huy học đều tất cả các môn với điểm tổng
kết đều trên 9,0 ( trừ môn Thể dục).

Huy chng, quc t, Olympic, Vit Nam, Ton
Thành tích Huy đạt trong quá trình học

Thầy Nguyễn Trọng Tuấn giáo viên chủ nhiệm lớp 11 Toán – Trường THPT Năng Khiếu
(ĐHQG TP.HCM) tiếp lời, Huy là học sinh giỏi toàn diện và có một tư duy rất tốt.
Riêng môn Toán em là học sinh xuất sắc, đã đạt giải nhất trong kì thi học sinh
giỏi Quốc gia năm 2013. Không những vậy, ở trường Huy là một học sinh rất ngoan và
thân thiện….

6 năm ở nhạc viện

Tự nhận "mình thích đọc sách văn, đam mê những điều lãng mạn", Huy còn có năng khiếu piano rất tốt.

Chú Tuấn cho biết: "Hồi học tiểu học Huy thi đậu vào Nhạc viện TP.HCM (hệ trung cấp 9 năm). Học được 6 năm, lên lớp 10 thì phải xin nghỉ vì trường yêu cầu phải học văn hóa tại đây".

Cậu bạn khá tích cực trong các hoạt động ở trường lớp. Hồi THCS, Huy từng đạt giải nhất văn nghệ ở trường.

"Mình thấy âm nhạc và một só bộ môn nghệ thuật khác là một phần quan trọng của cuộc sống và dùng nó như là công cụ để giải trí, giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống" – Huy chia sẻ.

Nhiệt tình trong các hoạt động văn nghệ ở trường lớp, Huy còn tích cực hoạt động tình nguyện.

Không chỉ vậy, Huy còn say mê làm tình nguyện, từ thiện. Bố bạn, chú Phạm Châu Tuấn tâm sự: "Em cùng nhóm cũng bạn đi tìm mua những hoặc làm thiệp nhỏ mang ra chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà bán lấy lời. Tiền này, nhóm mua sữa và đồ chơi đến tặng cho những nhà tình thương có các em nhỏ mồ côi, cơ nhỡ bên cạnh việc dạy kiến thức và kể chuyện đạo đức cho các em".

"Lên lớp 10, Huy được nghe nhiều và có thần tượng GS Ngô Bảo Châu. Từ đây, em càng quyết tâm, học dữ lắm hơn để sau này có thể phát triển như GS" – chú Tuấn cho biết. Thành công ban đầu từ cuộc thi Olympic Toán học quốc tế sẽ tạo tiền đề để chàng trai này có thể tiến xa hơn trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

Vẫn còn 1 năm học THPT phía trước nên Huy cười tươi cho biết: "Mình cũng chưa có dự tính xa xôi, bước đầu cứ cố gắng học tốt đã".

  •  Lê Huyền – Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133464/nam-sinh-gioi-toan-quoc-te-va-6-nam-theo-truong-nhac.html

4 hoạt động Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học

Posted: 31 Jul 2013 05:18 AM PDT

(GDTĐ) – Để chuẩn bị bước vào năm học mới 2013 – 2014, Bộ GDĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn các Sở GDĐT, các trường phổ thông tổ chức "Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm học".

Trang nghiêm trong Lễ chào cờ đầu tuần
Trang nghiêm Lễ chào cờ đầu tuần

Tuần đầu năm học là thời gian quan trọng để học sinh làm quen với thầy cô, bạn bè, môi trường học tập, xây dựng niềm tin, tình cảm và động lực học tập đối với mỗi học sinh.

Do vây, thông qua các hoạt động tập thể để nâng cao nhận thức của học sinh về các mặt nội quy, quy chế, giúp các em hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm cũng như rèn luyện thêm kỹ năng cần thiết để bước vào năm học mới, môi trường học tập mới.

Bộ GD-ĐT yêu cầu các nhà trường tùy vào tình hình thực tế để tạo niềm tin, sự phấn khởi cho học sinh, đặc biệt là học sinh đầu cấp.

Các hoạt động trong "Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm" cần phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự quản của học sinh, gắn với các hoạt động chung đầu năm học của nhà trường, đặc biệt là các hoạt động xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Tuần sinh hoạt tập thể đầu năm sẽ tập trung vào 4 nội dung chính: Đón học sinh đầu cấp; Tổ chức các hoạt động tìm hiểu về nhà trường; Giới thiệu để giúp học sinh làm quen với chương trình học; Tổ chức cho học sinh tìm hiểu về xây dựng cảnh quan sư phạm và môi trường học tập thân thiện trong nhà trường.

Dưới sự chỉ đạo của Sở GDĐT, hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch tổ chức phù hợp với điều kiện riêng, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho hoạt động.

Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT khẩn trương triển khai thực hiện. Kết quả hoạt động gửi văn bản về Vụ GD Trung học, số 49 Đại cồ Việt, Hà Nội, theo báo cáo định kỳ đầu năm; hoặc Email: vugdtrh@moet.edu.vn.

Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/4-hoat-dong-tuan-sinh-hoat-tap-the-dau-nam-hoc-1971399/

Cậu ấm nhà Bạc Hy Lai bị rút tên khỏi đại học Mỹ

Posted: 31 Jul 2013 05:18 AM PDT

Bạc Qua Qua và bố mẹ trong một bức ảnh cũ.
Bạc Qua Qua và bố mẹ trong một bức ảnh cũ.

Báo chí Mỹ hôm qua đưa tin cậu ấm nhà Bạc Hy Lai đã có tên trong danh sách các tân sinh viên của Trường Luật Columbia, được đăng tải trên trang web của trường. Trường Luật Columbia là một trong những trường luật danh tiếng nhất của Mỹ và nơi các cựu Tổng thống Mỹ Theodore và Franklin Roosevelt và hàng loạt thẩm phán tòa án tối cao Mỹ từng theo học.

Người dùng internet khi tìm kiếm tên Bạc Qua Qua hôm 29/7 trong danh sách đã nhận được kết quả là một sinh viên có tên Bạc Qua Qua cùng địa chỉ email của người này. Tuy nhiên, danh sách này đến ngày 30/7 đã không còn trên trang web của trường.

Theo danh sách của Columbia, Bạc Qua Qua đã đăng ký học luật và sẽ tốt nghiệp vào năm 2016. Sinh viên này được ghi tên là Bo Kuangyi, một tên khác của Bạc Qua Qua.

Trong một bài viết hồi năm 2009, tờ Southern Weekend đã gọi Bạc Qua Qua với cái tên Bo Kuangyi, tên được ông nội đặt cho.

Thư gửi tới địa chỉ email của Bạc Qua Qua không được hồi đáp. Còn Đại học Luật Columbia cho biết trong một email rằng theo luật ghi danh và do chính sách của trường, trường không bình luận về các sinh viên và những người nộp đơn.

Trước đó, tờ New York Times đưa tin, con trai ông Bạc Hy Lai đã ghi danh nhập học tại Trường Luật Columbia và dự kiến sẽ bắt đầu học từ mùa thu, dẫn lời một người thân thiết với gia đình ông bạc và một nhân vật giấu tên ở Bắc Kinh.

Trước đó, Bạc Qua Qua đã hoàn thành bằng thạc sĩ tại Trường quản lý nhà nước Kennedy thuộc Đại học Harvard hồi năm ngoái sau khi tốt nghiệp Trường Balliol thuộc Đại học Oxford.

Mẹ Bạc Qua Qua, bà Cốc Khai Lai, người bị kết án tử hình treo về tội sát hại một doanh nhân Anh vào năm 2011, cũng từng học luật. Bà này đã tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và từng là một luật sư danh tiếng.

An Bình
Theo SCMP

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/cau-am-nha-bac-hy-lai-bi-rut-ten-khoi-dai-hoc-my-761399.htm

Học trung học phổ thông chỉ cần 2 năm?

Posted: 31 Jul 2013 04:18 AM PDT

– Sáng 31/7, những
người có tên tuổi trong giới giáo dục lại có dịp ngồi cùng nhau tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong hội nghị do Mặt trận Tổ quốc tổ chức.

Hiếm có hội nghị nào mà các đại biểu được xưng là “các cụ” lại cần mẫn lắng nghe,
góp kiến với những tâm huyết chắt lọc cả đời,  mong cho giáo dục Việt Nam (GDVN) thời kỳ mới theo kịp các nước phát triển. Đã có 30 tham luận được gửi trước. Ai cũng muốn được thể
hiện tại buổi đối thoại nhưng mỗi đại biểu chỉ có 10 phút để trình bày.

Hội nghị không đề cập đến thực trạng mà đi thẳng vào những giải pháp nâng chất
lượng GDVN đã thu hút các ghế ngồi kín đến phút trót – vì ai cũng muốn ý kiến mình
được đăng tải nguyên vẹn trong kỷ yếu và đến được những địa chỉ cần đến….

GS Hồ Ngọc Đại: “THPT chỉ cần học 2 năm…”

Sự biến đối căn bản và toàn diện trên thực tiễn toàn cầu đã tạo ra một cuộc sống
bình thường chưa hề có. Do đó, cần một nền giáo dục chưa hề có cho cuộc sống mới ấy.

Ph Ch tch nc, Nguyn Th Doan, chng trnh, sch gio khoa, THPT, GS H Ngc i
GS Hồ Ngọc Đại

Nền giáo dục cho 100% dân cư hiện đại phải cấp cho từng cá nhân hiện đại sức lao
động – từ nấc thang thấp nhất cho đến nấc thang cao nhất – để mỗi cá nhân có thể sống
bình thường.

Đặc trưng cơ bản của giáo dục nhà trường hiện đại là tạo ra sự phát triển tinh
thần cho từng cá nhân. Bậc học, cấp học là một đoạn cắt ra tư dòng phát triển tự
nhiên của trẻ em hiện đại, theo nhu cầu sức lao động mà cá nhân cần có – để sống bình
thường.

Việc học hiện đại đối với 100% dân cư là việc sống còn – đừng phủ lên nó những ảo
tưởng mơ hồ, những thua cuộc được mất trong phòng thi.

Nhân tài là đặc sản cá nhân. Giáo dục đại trà chỉ cấp cho cá nhân những tri thức
và kĩ năng cơ bản bắt buộc, tối thiểu, không thể không có. Do đó cần phân chia bậc
học theo 2 tiêu chí: Sự phát triển tự nhiên của trẻ em hiện đại qua các lứa tuổi. Nhu
cần sức lao động của các cá nhân trong nền sản xuất hiện đại.

Khi đó, hệ thống giáo dục phổ thông cần 11 năm (6 năm tiểu học, 3 năm THCS và 2
năm THPT). 17 tuổi ra khỏi trường phổ thông ở nền văn minh hiện đại là vừa. Nán lại
thêm 1 năm nữa là thừa, tốn kém và có thể hại về tâm lý đối với thanh niên hiện đại.

Phó GS Văn Như Cương:“Cấu trúc lại chương trình THPT”

Cần xác định lại mục tiêu của giáo dục phổ thông. Nếu học xong THPT đi làm ngay
thì học chương trình hiện hành là không cần thiết, rất lãng phí. Thực tế chương trình
chỉ có 1 và mục đích duy nhất là vào ĐH. Việc phân ban đã thất bại nên giáo dục chỉ
phân loại theo khối A,B,C,D nên có sự lệch lạc vì không phải ai cũng có nhu cầu học
lên ĐH.

Ph Ch tch nc, Nguyn Th Doan, chng trnh, sch gio khoa, THPT, GS H Ngc i
PGS Văn Như Cương

Cho nên cần phải cấu trúc lại chương trình THPT. Cụ thể, bậc tiểu học và THCS một
chương trình. Bậc THPT phân ra hai nhánh: một nhánh trường THPT và nhánh kia gọi là
TH có dạy nghề.

Các trường THPT chiếm khoảng 40% só học sinh – nhằm đào tạo những học sinh sau khi
tốt nghiệp có thể tiếp tục học ở những trường ĐH. Chương trình gồm 5 môn học bắt buộc
Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ, GD kĩ năng sống, GD thể chất. Ngoài ra còn có các môn tự
chọn…

Các trường TH có dạy nghề chiếm 60% số học sinh đào tạo sau khi tốt nghiệp có một
nghề. Học sinh có thể ra làm nghề hoặc học lên CĐ nghề hoặc trung cấp nghề. Cần
nghiên cứu và xây dựng một chương trình phù hợp với loại hình trường này trên tinh
thần 50% thời lượng học tập dành cho phần dạy nghề và 50% còn lại dành cho kiến thức
văn hóa phổ thông đơn giải nhất.

Mặt khác, cách thi cử, đánh giá, kiểm định chất lượng cũng cần phải thay đổi. Kì
thi tốt nghiệp THPT nên tổ chức nhẹ nhàng và giao về các sở. Không cần tổ chức một
cuộc thi căng thẳng, nặng nề như hiện nay. Kì thi tuyển sinh nên giao cho các trường
ĐH, CĐ.

Nên có một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Không nên bắt học sinh ở Điện
Biên học chung sách giáo khoa với học sinh ở Hà Nội và TP.HCM. Mỗi bộ sách cần có một
Hội đồng thẩm định đủ năng lực.

Để có một đề án đổi mới giáo dục mang tính khả thi tránh được những sai lầm, chúng
ta cần tổ chức lấy ý kiến rộng rãi hơn của các nhà sư phạm, các nhà khoa học, các nhà
quản lí, phụ huynh và học sinh…

GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu, phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học – Giáo dục
Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
“Thiếu giải pháp làm cho tâm người
thầy sáng hơn”

Đổi mới căn bản toàn diện giáo dục cần tập trung 4 giải pháp: Quan niệm về chất
lượng và mục tiêu giáo dục; Cần có môi trường xã hội lành mạnh mới nâng cao được chất
lượng giáo dục, đào tạo được những người có đức có tài. Đồng thời, cần chú trọng
nhiều hơn đến giải pháp tổng thể nhằm đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên có tâm có
tầm, người học có động cơ đúng đắn không phải học chỉ để có “tấm bằng thật, chất
lượng giả”.

Ph Ch tch nc, Nguyn Th Doan, chng trnh, sch gio khoa, THPT, GS H Ngc i
GS.TSKH Phạm Thị Trân Châu

Song song với việc cần có chính sách, giải pháp hợp lý về học bổng, học phí là cần
thay đổi mới cách quản lý giáo dục.

Hiện tượng trong nhà trường nào đó tồn tại thầy “bán bằng”, một bộ phận học trò
học chỉ để có “bằng” – có phần là do lõi của hệ thống quản lí giáo dục. Chúng ta cần
có đội ngũ giáo viên có tâm và có tầm. Các giải pháp nêu trong chiến lược phát triển
giáo dục là khá đầy đủ nhưng còn thiếu những giải pháp làm cho tâm người thầy sáng
hơn thì chưa được đề cập một cách cụ thể, trực diện. Đây là vấn đề mấu chốt không thể
xem nhẹ.

Thực tế, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào một bộ phận không
ít giáo viên – những nười mà học trò noi gương theo.

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan: “Đề nghị bỏ thi tốt nghiệp THPT”

Cá nhân tôi rất sốt ruột với các vấn đề của giáo dục. Từ kinh nghiệm thực tế và
lắng nghe các góp kiến, rất đồng tình với cách đặt vấn đề của số đông đại biểu “Tại
sao đất nước chậm đổi mới và nguy cơ tụt hậu trong khi lại mẫu thuẫn với số học sinh
ra trường ngày một đông, lượng tiến sĩ ngày một tăng? Phải chăng chúng ta đang lãng
phí một nguồn lực về giáo dục đào tạo? dù đã có đủ chủ trương, Nghị quyết…”

Ph Ch tch nc, Nguyn Th Doan, chng trnh, sch gio khoa, THPT, GS H Ngc i
Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan

Cách các nước xung quanh ta tạo ra giá trị gia tăng nhanh nhất là tập trung vào
giáo dục đào tạo như Malaysia, Singapore…Phải xuất phát từ tư duy về giáo dục đào
tạo như vậy mới tạo ra một nguồn lực xã hội hiệu quả.

Nhưng đổi mới tư duy như thế nào thì phải thông qua mục tiêu các cấp học, bậc học
để xem khiếm khuyết ở đâu để sửa- không thể đưa ra những giải pháp chung chung. Nếu
xác định sản phẩm đào tạo của các cấp cần nhiều số lượng, bằng cấp, nặng về lý thuyết
hơn chất lượng thì không cần phải đổi mới gì.

Tuy nhiên, thông qua khảo sát thực tế Đảng và nhà nước đã nhìn nhận được những bất
cập, yếu kém trong chương trình, sách giáo khoa….và có đề án đổi mới căn bản toàn
diện giáo dục đào tạo. Đổi mới phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo của mỗi cấp học để
có phương pháp đào tạo đúng. Từ đó sản phẩm đào tạo ra phải cần có đức và phải có tư
duy và làm việc được….

Đã đến lúc chúng ta phải rà soát lại từng lĩnh vực để có giải pháp cụ thể, phù hợp
với lứa tuổi, ngành nghề. Cần đưa ra cốt lõi là gì để đưa ra đề xuất CP, QH để đổi
mới giáo dục.

Cách đánh giá kết quả giáo dục đào tạo cũng phải xem lại. Không thể lấy kết quả 6
môn thi tốt nghiệp để đánh giá quá trình 12 năm học.

Đề nghị Bộ GD-ĐT nghiên cứu có thể bỏ ki thi tốt nghiệp THPT vì thực tế kết quả
tốt nghiệp rất cao. Trong khi đã có năm làm mạnh tay thì có trường tốt nghiệp chỉ
14%, thậm chí có trường tốt nghiệp 0%…Cần xem lại khâu quản lý thi nếu quy trì thì
phái thắt chặt quản lí. Nhưng để 2 kì thi quốc gia diễn ra gần nhau quá gây khổ cho
nhà trường, học sinh.

Đồng thời, Bộ GD-ĐT cần có tổng kết kỹ về hiệu quả các trường ngoài công lập (NCL)
để có đầu tư phù hợp. Hệ thống học phí cũng cần cân đối để không có sự bất hợp lí
giữa giáo dục công – tư. Trong đề án về chính sách đối với nhà giáo, bộ cũng đề xuất
tăng lương – đây là một giải pháp nhưng cần nghiên cứu thêm các chính sách khác đối
với nhà giáo ngoài tăng lương.

  • Kiều Oanh – Ảnh Minh Thăng 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133631/hoc-trung-hoc-pho-thong-chi-can-2-nam-.html

Doanh nghiệp được tham gia hội đồng xây dựng chương trình đào tạo

Posted: 31 Jul 2013 04:18 AM PDT

(GDTĐ) – Cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp có chuyên môn phù hợp có thể tham gia hội đồng xây dựng chương trình đào tạo. Đó là một nội dung đáng chú ý tại hướng dẫn thực hiện quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp (Bộ GDĐT).


 

Bộ GDĐT yêu cầu, căn cứ các quy định về chương trình khung TCCN và các chương trình khung ngành đào tạo (đối với các ngành đào tạo đã được Bộ GDĐT ban hành chương trình khung), các cơ sở đào tạo TCCN xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể cho từng ngành của cơ sở đào tạo đảm bảo phù hợp với các quy định hiện hành, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của ngành, của địa phương và điều kiện cụ thể của cơ sở đào tạo.

Với học sinh  tốt nghiệp THCS, Bộ GDĐT sẽ không ban hành chương trình khung ngành. Khi xây dựng chương trình đào tạo cụ thể cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS, thủ trưởng các cơ sở đào tạo TCCN căn cứ quy định về chương trình khung TCCN để xây dựng, đồng thời có thể tham chiếu về tên học phần, mục tiêu, thời lượng và số lượng học phần vụ thể tại chương trình khung ngành tương ứng do Bộ GDĐT ban hành đối với các học phần cơ sở; các học phần chuyên môn, thực tập nghề nghiệp và thực tập tốt nghiệp (với các ngành đào tạo đã được Bộ GDĐT ban hành chương trình khung cho đối tượng học sinh tốt nghiệp THPT).

Chương trình đào tạo cụ thể tại cơ sở đào tạo TCCN do thủ trưởng các cơ sở đào tạo TCCN chịu trách nhiệm ban hành trên cơ sở ý kiến của Hội đồng thẩm định và Hội đồng xây dựng, các hội đồng này do thủ trưởng các cơ sở đào tạo TCCN ký quyết định thành lập.

Thành phần tham gia hội đồng xây dựng chương trình đào tạo cụ thể tại cơ sở đào tạo TCCN là những cán bộ quản lý, giáo viên giảng dạy, cán bộ khoa học kỹ thuật thuộc các doanh nghiệp có chuyên môn phù hợp, có trình độ từ ĐH trở lên, có kinh nghiệm thực tế, có uy tín và hiểu biết về chương trình đào tạo.

Chương trình đào tạo cụ thể phải được tổ chức thẩm định theo quy định về thẩm định chương trình giáo dục và giáo trình trường TCCN do Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành.

Bộ GDĐT đề nghị các cơ sở đào tạo TCCN nghiêm túc thực hiện việc rà soát, điều chỉnh, xây dựng và ban hành chương trình đào tạo cụ thể đối với tất cả các ngành cho từng đối tượng tuyển sinh mà cơ sở đang đào tạo theo các nội dung hướng dẫn trên.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201307/doanh-nghiep-duoc-tham-gia-hoi-dong-xay-dung-chuong-trinh-dao-tao-1971400/

Comments