Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Nội ban hành giá trần dạy thêm

Posted: 30 Jul 2013 07:15 AM PDT

(ĐVO) – Hà Nội mới ban hành Quyết định 22 về các quy định dạy thêm, học thêm. Mức thu cao nhất không quá 32.000 đồng/tiết/học sinh.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodatviet.vn/Ha-Noi-ban-hanh-gia-tran-day-them/11592132.epi

Một vòng khám phá Hà Nội cùng sinh viên quốc tế

Posted: 30 Jul 2013 07:15 AM PDT


Cuối tuần trước, nhóm sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia Nigeria, Ghana… đã có mặt tại Việt Nam chuẩn bị cho kỳ học sắp tới tại chương trình cử nhân Top-up, ĐH FPT.

Sau các buổi học định hướng tại ĐH FPT, những tân sinh viên quốc tế này đã được các đồng môn tình nguyện làm hướng dẫn viên đưa đi tham quan, khám phá Hà Nội.

Ngay đầu giờ chiều, các sinh viên đã tập trung đầy đủ tại cổng trường ĐH FPT, số 8 Tôn Thất Thuyết, Mỹ Đình. Mỗi sinh viên Việt Nam được phân công đi kèm một sinh viên nước ngoài để dễ dàng cho các bạn trao đổi, trò chuyện với nhau hơn.

Lịch trình dự kiến của buổi tham quan là bảo tàng Dân tộc học, Hồ Gươm, chùa Một Cột, Quốc Tử Giám…

Đoàn tham quan chụp ảnh tại bảo tàng Dân tộc học.

Nguyễn Thảo Nguyên, nữ sinh duy nhất trong đoàn hướng dẫn, kể: "Mình đi với bạn nữ duy nhất trong đoàn sinh viên quốc tế. Tranh thủ vừa đi vừa trò chuyện, mình giới thiệu cho cô bạn đi cùng những địa danh nổi tiếng ở Hà Nội".

Tại điểm tham quan Bảo tàng Dân tộc học, các sinh viên Việt Nam đã giới thiệu những phong tục, tập quán… của 54 dân tộc Việt Nam cho các sinh viên quốc tế. Những thắc mắc, tò mò của các sinh viên quốc tế đều được giải thích tận tình, không chỉ bằng tiếng Anh mà bằng cả ngôn ngữ cơ thể, điệu bộ khuôn mặt. Những khác biệt văn hóa cũng được các bạn chia sẻ và cùng thảo luận. Không khí ngày càng cởi mở và gần gũi. Thậm chí, các sinh viên quốc tế còn háo hức tham gia các trò chơi dân gian của Việt Nam như kéo co, đi cầu khỉ,…


Nhiệt tình tham gia các trò chơi dân gian cùng các sinh viên Việt Nam.

Fatima Abdulfatah, nữ sinh đến từ Nigeria, rất ngạc nhiên trước đất nước và con người Việt Nam. Cô liên tục hỏi Thảo Nguyên: "Tại sao ở đất nước của bạn, con trai và con gái có thể đi cùng một chiếc xe? Tại đất nước tôi, đặc biệt là những người theo đạo thì chỉ được đi cùng người cùng giới". Các sinh viên của chương trình Cử nhân Top-up đã chia sẻ với Fatima rằng "tại Việt Nam, chuyện con trai đi cùng con gái là điều hết sức bình thường".

Sau khi tham quan Bảo tàng Dân tộc, "đoàn du lịch" di chuyển lên Hồ Gươm, ăn kem Tràng Tiền, thăm đền Ngọc Sơn và đi dạo một vòng hồ. Tại mỗi điểm dừng chân, các sinh viên Việt Nam đều nhiệt tình trò chuyện và chia sẻ những kiến thức về lịch sử, văn hóa Hà Nội cho các bạn.

Cùng trò chuyện và chia sẻ về văn hóa của quốc gia mình.

Các sinh viên Việt Nam rất ngạc nhiên khi biết thêm những kiến thức văn hóa của nước bạn. "Hôm nay mình mới biết giờ ăn sáng của các bạn là từ 5h sáng và giờ ăn tối là 19h. Thời gian còn lại hầu như không dùng thức ăn", Hà Công Thọ kể.

Theo kế hoạch đoàn sẽ đi tham quan thêm Quốc Tử Giám và chùa Một Cột nhưng thời gian không đủ nên lịch trình phải hoãn lại. Các hướng dẫn viên quyết định đưa các sinh viên quốc tế về khu Cầu Giấy thưởng thức món bún chả – một trong những món ăn đặc trưng của Hà Nội.

Các sinh viên quốc tế được đưa đi tham quan một vòng Hồ Gươm.

Nguyễn Hồng Quý kể: "Ai cũng bỡ ngỡ với món bún chả ở Việt Nam và đặc biệt là không bạn nào biết dùng đũa, chúng mình phải  hướng dẫn tỉ mỉ. Khi đã quen tay rồi, các bạn còn đòi học tiếng Việt và chào hỏi những người trong quán làm bầu không khí thêm thân thiện và ấm áp hơn rất nhiều".

Kết thúc buổi tham quan, những sinh viên quốc tế này chia sẻ, trước khi sang Việt Nam, các bạn khá lo lắng. Tuy nhiên, sau khi được tham gia buổi học định hướng, giao lưu và tham quan Hà Nội, các bạn cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái. Nhiều bạn cho biết, thời tiết Hà Nội hiện tại còn dễ chịu hơn nhiều so với thời tiết nắng nóng và khắc nghiệt tại các nước bạn.

"Mình tìm hiểu khá kỹ các thông tin về Việt Nam và chương trình cử nhân Top-up, ĐH FPT rồi mới đăng ký theo học. Mình rất thích CNTT và muốn khám phá những miền đất mới nên đã quyết định chọn lựa chương trình này. Hy vọng trong thời gian tới, mình sẽ thích nghi với cuộc sống mới nơi đây", Adetola Oluwafemi Ademola chia sẻ.

Các sinh viên quốc tế này đã được sắp xếp chỗ ở tại làng sinh viên Hacinco và chuẩn bị bước vào những ngày học tập đầu tiên cùng sinh viên chương trình Cử nhân Top-up. Ngoài việc học tập chính khóa, các sinh viên sẽ được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa khác: các buổi học kỹ năng mềm, chương trình tình nguyện, gặp gỡ người nổi tiếng…

Chương trình cử nhân Top-up.

Chương trình tình nguyện.

Gặp gỡ người nổi tiếng.

Tư liệu: FPT

Theo Infonet

Xem thêm: FPT

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/mot-vong-kham-pha-ha-noi-cung-sinh-vien-quoc-te/a339214.html

241 trường công bố điểm thi

Posted: 30 Jul 2013 06:15 AM PDT

Hiện tại đã 241 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi. Nhiều trường đã có

dự kiến điểm chuẩn
. Nhìn chung mặt bằng điểm thi năm nay cao hơn năm trước nên hầu hết các trường dự kiến điểm chuẩn tăng.

Xem điểm chuẩn dự kiến các trường TẠI ĐÂY

Một số trường thuộc tốp trên đưa mức

điểm chuẩn dự kiến tăng vọt
- từ 2 tới 5 điểm như: Học viện Công nghệ Bưu
chính Viễn thông, Học viện Y dược học cổ truyền, ĐH Luật TP.HCM, ĐH Bách khoa (ĐHQG
TP.HCM), Học viện Tài chính, Học viện Kỹ thuật quân sự…

Các trường tốp dưới và trường ngoài công lập sẽ dành nhiều chỉ tiêu cho

nguyện vọng bổ sung
như ĐH Tiền Giang, ĐH Dân lập Hải Phòng, ĐH Tân Tạo…

Trường ĐH Lâm nghiệp dự kiến sẽ tuyển 1.000 NV bổ sung
năm nay.

Năm nay tuy mặt bằng điểm thi cao hơn, song số lượng thủ khoa đạt điểm tuyệt
đối lại rất hiếm hoi – cho thấy tính phân loại cao của đề thi.

Hiện mới chỉ có một thủ khoa đạt 29,75 điểm (làm tròn thành 30 điểm, chưa
tính điểm ưu tiên). Thí sinh này thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Em là

Nguyễn Thành Trung
– cựu học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ
An).

i hc, cng b, th khoa, im chun, d kin
Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013 (Ảnh: Văn Chung)

Danh sách cách trường ĐH đã công bố điểm thi ĐH: 

1. Trường ĐH Thủy lợi Hà Nội

2. Trường ĐH Thủy lợi cơ sở 2

3. Trường ĐH Xây dựng miền Tây

4. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM

5. Trường ĐH Dân lập Hải Phòng

6. Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải

7. Trường ĐH Thăng Long

8. Trường ĐH Tài chính Marketing

9. Trường ĐH Quảng Nam

10. Trường ĐH Tài chính Kế toán Quảng Ngãi

11. Trường ĐH Dược Hà Nội

12. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội)

13. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) khối A, B

14. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) khối A, A1

15. Khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội) khối A, A1

16. Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội)

17. Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) khối A, A1, B

18. Khoa Y dược (ĐH Quốc gia Hà Nội)

19. Trường ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội

20. Trường ĐH Giao thông Vận tải cơ sở phía Nam

21. CĐ Viễn Đông

22. Học viện Âm nhạc Huế

23. ĐH Tiền Giang

24. ĐH Thủ Dầu Một

25. Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam

26. Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

27. Trường ĐH Hồng Đức

28. Trường ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

29. Học viện Chính sách phát triển

30. Trường ĐH Công nghiệp Việt – Hung

31. Trường ĐH Xây dựng miền Trung

32. Trường ĐH Hàng Hải

33. Trường ĐH An Giang

34. Trường ĐH Công nghiệp Việt Trì

35. Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh

36. Trường CĐ Y tế Thái Nguyên

37. Trường ĐH Tân Tạo

38. Trường ĐH Y tế Kỹ thuật Hải Dương

39. Trường ĐH Kinh Bắc

40. Học viện Kỹ thuật mật mã

41. Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (cơ sở 1)

42. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 1)

43. Trường ĐH Đà Lạt

44. Trường ĐH Phạm Văn Đồng

45. Trường ĐH Luật TP.HCM

46. Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM

47. Trường ĐH Tài chính Quản trị kinh doanh

48. Trường CĐ Hàng Hải

49. Trường ĐH Hùng Vương

50. Trường ĐH Quốc tế (ĐHQG TP.HCM)

51. Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng

52. Trường ĐH Tây Nguyên

53. Trường ĐH Đồng Tháp

54. Trường CĐ Công nghiệp và Xây dựng

55. Trường ĐH Tân Tạo

56. Trường ĐH Cần Thơ

57. Trường ĐH Xây dựng

58. Trường ĐH Y dược Cần Thơ

59. Trường CĐ Nông nghiệp Nam bộ

60. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Phú Thọ

61. Trường ĐH Ngoại thương (cơ sở 2)

62. Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai

63. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành

64. Trường ĐH Tây Bắc

65. Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông (cơ sở 2)

66. Học viện Tài chính

67. Trường ĐH Hải Phòng

68. Trường ĐH Y tế công cộng

69. Trường CĐ Xây dựng Công trình đô thị (cơ sở 1)

70. Trường CĐ Xây dựng Công trình đô thị (cơ sở 2)

71. Trường ĐH Điện lực

72. Trường ĐH Sài Gòn

73. Trường ĐH Quy Nhơn

74. Trường ĐH Lạc Hồng

75. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kon Tum

76. Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự (cơ sở phía Bắc)

77. Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy hệ dân sự (cơ sở phía Nam)

78. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐHQG TP.HCM)

79. Trường ĐH Nha Trang (đăng ký thi tại Cần Thơ)

80. Trường ĐH Nha Trang (đăng ký thi tại TP Nha Trang)

81. Trường ĐH Nha Trang (đăng ký thi tại Bắc Ninh)

82. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Đà Nẵng)

83. Trường CĐ Công nghiệp Phúc Yên

84. Trường ĐH Tây Đô

85. Trường ĐH Sư phạm Thể dục thể thao TP.HCM

86. Trường ĐH Bách khoa – ĐH Đà Nẵng

87. Trường ĐH Y dược (ĐH Thái Nguyên)

88. Trường ĐH Bách khoa Hà Nội

89. Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy hệ Công an (cơ sở phía Bắc)

90. Trường ĐH Phòng cháy chữa cháy hệ Công an (cơ sở phía Nam)

91. Trường ĐH Lâm nghiệp Hà Nội

92. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật miền Nam

93. Trường ĐH Trà Vinh

94. Trường ĐH Sao Đỏ

95. Trường CĐ Thống kê

96. Trường CĐ VHNT và Du lịch Hạ Long

97. Trường CĐ Giao thông vận tải miền Trung

98. Trường ĐH Lâm nghiệp cơ sở 2 – Đồng Nai

99. Trường CĐ Sư phạm Cà Mau

100. Trường ĐH Điều dưỡng Nam Định

101. Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh (ĐH Thái Nguyên)

102. Trường ĐH Kỹ thuật công nghiệp (ĐH Thái Nguyên)

103. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Thái Nguyên)

104. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên)

105. Trường ĐH Khoa học (ĐH Thái Nguyên)

106. Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông (ĐH Thái Nguyên)

107. Khoa Ngoại ngữ (ĐH Thái Nguyên)

108. Khoa Quốc tế (ĐH Thái Nguyên)

109. Trường CĐ Kinh tế – Kỹ thuật (ĐH Thái Nguyên)

110. Trường ĐH Quảng Bình

111. Trường ĐH Văn hóa Hà Nội

112. Trường CĐ Y tế Thái Nguyên

113. Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội

114. Trường CĐ Cộng đồng Đồng Tháp

115. Trường CĐ Công nghệ Thông tin TP.HCM

116. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Trung ương

117. Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng

118. Trường CĐ Xây dựng Nam Định

119. Trường ĐH Đồng Nai

120. Học viện Hải Quân (hệ Quân sự thi phía Bắc)

121. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định

122. Trường CĐ Sư phạm Kon Tum

123. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An

124. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Kiên Giang

125. Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng khối A, A1, C)

126. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM)

127. Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐHQG Hà Nội)

128. Trường ĐH Sư phạm TP.HCM

129. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

130. Khoa Luật (ĐHQG Hà Nội khối C,D)

131. Trường ĐH Giáo dục (ĐHQG Hà Nội khối C,D)

132. Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội khối C,D)

133. Trường ĐH Thương mại

134. Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM)

135. Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An

136. Trường ĐH Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội (thi phía Bắc)

137. Trường ĐH Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội (thi phía Nam)

138. Trường ĐH Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội hệ CĐ dân sự

139. Trường ĐH Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội hệ CĐ quân sự

140. Trường ĐH Kinh tế Quốc dân

141. Học viện Ngân hàng

142. Trường ĐH Mỏ địa chất

143. Trường ĐH Thể dục Thể thao TP.HCM

144. Trường ĐH Thái Bình

145. Trường ĐH Hà Hoa Tiên

146. Trường ĐH Công nghệ Đông Á

147. Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (hệ ĐH)

148. Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM (hệ CĐ)

149. ĐH Phú Yên

150. ĐH Trần Đại Nghĩa hệ quân sự

151. ĐH Trần Đại Nghĩa hệ dân sự

152. Học viện Quân y hệ quân sự phía Bắc

153. Học viện Quân y hệ quân sự phía Nam

154. Học viện Quân y hệ dân sự phía Bắc

155. Học viện Quân y hệ dân sự phía Nam

156. ĐH Y Hà Nội

157. ĐH Tôn Đức Thắng

158. CĐ Công nghệ – Kinh tế và Thủy lợi miền Trung

159. CĐ Y tế Phú Thọ

160. CĐ Giao thông vận tải 3

161. Học viện Hàng không Việt Nam

162. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

163. ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM

164. ĐH Nông lâm Bắc Giang

165. CĐ Sư phạm Hà Tây

166. ĐH Y Thái Bình

167. ĐH Nông lâm TP.HCM

168. CĐ Y tế Thái Bình

169. ĐH Nông nghiệp Hà Nội

170. Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum

171. ĐH Ngoại ngữ – ĐH Đà Nẵng

172. Học viện Ngân hàng – Phân viện Phú Yên

173. Trường ĐH Đồng Nai

174. Trường CĐ Kinh tế Tài chính Vĩnh Long

175. TRường ĐH Bình Dương

176. Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

177. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật Vĩnh Phúc

178. Trường CĐ Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng

179. Trường CĐ Công nghệ Hà Nội

180. Trường ĐH Vinh

181. Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Quảng Nam

182. Trường CĐ Nông lâm Đông Bắc

183. Trường CĐ Công nghiệp Thái Nguyên

184. Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật Đăk Lăk

185. Trường CĐ Công nghiệp Cẩm Phả

186. Trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp

187. Trường ĐH Văn hóa TPHCM

188. Trường ĐH Mở TPHCM

189. Trường ĐH Y Hải Phòng

190. Trường CĐ Điện lực miền Trung

191. Trường CĐ Xây dựng số 1

192. Trường ĐH Tài nguyên Môi trường Hà Nội

193: CĐ Công nghệ thông tin – ĐH Đà Nẵng

194. Phân hiệu ĐH Huế tại Quảng Trị

195. Trường ĐH Y dược (ĐH Huế)

196. Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế)

197. Trường ĐH Sư phạm  (ĐH Huế)

198. Trường ĐH Nghệ thuật (ĐH Huế)

199. Trường ĐH Nông lâm (ĐH Huế)

200. Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế)

201. Trường ĐH Ngoại ngữ  (ĐH Huế)

202. Khoa Du lịch (ĐH Huế)

203. Khoa Giáo dục thể chất (ĐH Huế)

204. Khoa Luật – ĐH Huế

205. Trường ĐH Thành Tây

206. Học viện Ngoại giao Việt Nam

207. Trường CĐ Sư phạm Yên Bái

208. Trường CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

209. Trường CĐ Thủy sản

210. Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM

211. Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội

212. Trường ĐH Công nghệ Vạn Xuân

213. Trường CĐ Công nghiệp Nam Định

214. Trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

215. Trường CĐ Công nghệ Viettronics

216. Trường CĐ Y tế Quảng Nam

217. Trường CĐ Sư phạm Hà Giang

218. Trường CĐ Công nghiệp In

219. Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vinh

220. Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TP.HCM

221. Trường CĐ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Bộ

222. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

223. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch

224. Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng

225. Trường ĐH Thể dục thể thao Hà Nội

226. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2

227. Trường CĐ Bách khoa Hưng Yên

228. Trường CĐ Công nghiệp Dệt may Thời trang Hà Nội

229. Trường CĐ Sư phạm Trung ương Nhà Trang

230. Trường CĐ Kinh tế Tài chính Thái Nguyên

231. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

232. Trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An

233. Trường ĐH Kinh tế Luật – ĐH Quốc gia TPHCM

234. Trường CĐ Điện tử Điện lạnh

235. Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam

236. Trường CĐ Cộng đồng Hải Phòng

237. Trường CĐ Y tế Lạng Sơn

238. Trường CĐ Cộng đồng Hà Tây

239. Trường CĐ Công nghiệp Huế

240. ĐH Mỹ thuật Việt Nam

241. ĐH Sư phạm 2

Tiếp tục cập nhật…

  • Ban Giáo dục

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/132044/241-truong-cong-bo-diem-thi.html

Trường học cạnh tranh thu hút chất xám

Posted: 30 Jul 2013 06:15 AM PDT

(GDTĐ) – Sở hữu một đội ngũ cán bộ viên chức, đặc biệt là giảng viên (GV) – mà phần lớn là TS, GS, PGS… luôn là mục tiêu hướng đến của các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH). Tuy nhiên, thu hút nhân lực chất lượng cao là vấn đề không dễ dàng, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay. Vì vậy, nhiều cơ sở GDĐH đã có những chính sách "trải thảm" và từ đó, việc chảy máu chất xám giữa các nơi là điều không tránh khỏi…

Sướng như… tiến sĩ !


NGND-GS.TS Nguyễn Quang Thạch (bìa trái) được mời về làm trưởng khoa CN Sinh học Nông nghiệp, ĐH Nguyễn Tất Thành từ một trường khác
 

Đứng trước đòi hỏi ngày càng bức thiết về chất lượng nguồn nhân lực, hầu hết các cơ sở GDĐH đều đưa ra nhiều giải pháp để xây dựng, thu hút, phát triển đội ngũ GV. Bên cạnh việc phát triển nguồn lực bên trong bằng cách hỗ trợ khuyến khích GV học tập nâng cao trình độ thì một số trường đẩy mạnh việc chiêu mộ nguồn lực bên ngoài bằng chính sách "trải thảm".

Điều này dễ nhận thấy ở các trường Đại học ngoài công lập (NCL), nhất là những trường đang muốn khẳng định thương hiệu của mình. ThS. Nguyễn Trọng Tuấn – trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, ĐH Nguyễn Tất Thành, cho biết: Đối với CBVC có trình độ TS ở nơi khác về, nếu cam kết công tác tại trường 8 năm trở lên thì hỗ trợ 100 triệu và đối với CBVC của trường đi học lấy bằng TS cũng được hỗ trợ như vậy. Tương tự, các trường như ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM, ĐH Văn Lang, ĐH Hoa Sen… cũng đề ra những chính sách thu hút hậu hỷ.

Một số trường đại học công lập cũng đang tập trung đầu tư thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao này. Mấy năm gần đây, trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM áp dụng chính sách tuyển CBVC có trình độ TS riêng, không qua quy trình thi tuyển bình thường – chỉ cần phỏng vấn trực tiếp với hiệu trưởng – và tạo điều kiện việc làm tại trường cho vợ hoặc chồng của CBVC đó (có trình độ TS) nếu có nguyện vọng cùng về trường.

Ở trường ĐH Tôn Đức Thắng, ông Nguyễn Minh Quang – Quản lý phòng Tổ chức Hành chính, thư ký Ban Giám hiệu, cho biết: Trường có nhiều chính sách hỗ trợ CBVC, đặc biệt là khối giảng dạy. GV được cử đi học thì nhà trường hỗ trợ học bổng, nếu GV tự tìm được học bổng thì nhà trường cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho đi, nếu là học bổng bán phần thì nhà trường hỗ trợ phân nửa. Hiện ở trường có hơn 100 trường hợp đi học nâng cao trình độ như vậy.

Ở ĐH Công nghiệp TP.HCM thì có chính sách mạnh hơn, đưa hẳn vào quy chế chi tiêu nội bộ của trường – mà mọi người nói vui là "tiền trải thảm": CBVC ở nơi khác về trường được hỗ trợ 50 triệu đối trình độ TS, 70 triệu đối với PGS, 100 triệu đối với GS. Bên cạnh đó chế độ lương cũng ưu đãi. TS, ngoài tiền lương bình thường, mỗi tháng được cộng thêm 2 triệu. Đối với CBVC của trường lấy được bằng TS về thì được thanh toán toàn bộ học phí và thưởng thêm 50 triệu. Một CBVC của trường ĐH Công nghiệp TP.HCM thốt lên rằng: Chưa bao giờ làm TS… sướng như thế!

Khoảng 10 năm về trước, đến mùa tuyển sinh, các trường đại học công lập chỉ việc ngồi "rung đùi" đón nhận thí sinh đăng kí thi tuyển vào trường. Việc đi tiếp thị, phát tờ rơi giới thiệu trường là chuyện của các trường NCL. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, chính các trường công lập cũng phải đẩy mạnh việc PR, giới thiệu trường với nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Trong mùa tuyển sinh 2013, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM thực hiện việc cấp học bổng khuyến tài cho SV khóa 2013 có kết quả thi tuyển đầu vào đạt điểm cao với 7 mức. Cụ thể, thí sinh thi vào trường đạt 30 điểm được cấp học bổng 30 triệu/SV và tuần tự, giảm dần đến mức 24 điểm thì thưởng 24 triệu. Ông Nguyễn Anh Đức – Trưởng phòng CTHSSV của trường cho biết, nhờ đó, những năm qua, số lượng đăng ký tuyển sinh vào trường tăng (năm 2012 có trên 22.000 hồ sơ, năm 2013 có trên 28.000 hồ sơ).

Khi chất xám là thương hiệu


Một buổi hội thảo của các GVĐH
 

Trong những năm gần đây, với chính sách "chiêu hiền đãi sĩ", nhiều trường ĐH thu nhận về nhiều CBVC có học hàm hoc vị cao. ThS. Trương Hoàng Tuấn – Phó phòng Tổ chức Hành chính trường ĐH Công nghiệp TPHCM, cho biết: Trong vòng hơn 1 năm qua, trường đã tuyển được 2 PGS, hơn 10 TS. Một trong những chính sách "trải thảm" khá thành công của ĐH Nguyễn Tất Thành là "chiêu mộ ong chúa".

Theo lý giải của lãnh đạo trường, khi "ong chúa" về thì các "ong thợ" sẽ tự khắc tìm theo. Ý nói có TS, GS giỏi, uy tín về trường thì sẽ có thêm nhiều GV có trình độ tương tự, nghe tiếng về theo. Tính từ khi lên ĐH (năm 2008) đến nay đội ngũ CBVC của trường Nguyễn Tất Thành đã có một sự thay đổi và phát triển khá lớn về lượng lẫn về chất với 5 GS, 2 PGS, 4 TSKH, trên 100 TS…

Có thể khẳng định, một trong những yếu tố làm nên thương hiệu một trường ĐH là đội ngũ CBVC, GV có trình độ cao. Tuy nhiên, việc các trường đua nhau đẩy mạnh chính sách chiêu mộ nhân tài trong khi để "kiếm ra" một "ông" TS trong một thời gian ngắn thì không dễ dàng gì nên chuyện chảy máu chất xám là điều không tránh khỏi giữa các cơ sở GDĐH. Ông Nguyễn Minh Quang nhìn nhận: Chảy máu chất xám thì trường nào cũng có và nó vẫn đang chảy.

Trong bối cảnh những trường NCL đưa ra những điều kiện hấp dẫn về kinh tế để thu hút đối tượng có trình độ cao, đồng thời việc chạy theo tiếng gọi của thu nhập là không thể phủ nhận, nên không thể ngăn được tình trạng ấy. Trong 2 năm trở lại đây, trường ĐH Tôn Đức Thắng thu hút được 16 TS ở bên ngoài về, nhưng số TS ở trường ra đi cũng chiếm 5% số đó. Cũng có trường hợp TS do trường cử đi học nước ngoài về bị quyến rũ bởi trường khác không phục vụ đúng theo cam kết. Trường phải buộc họ bồi hoàn số tiền đã hỗ trợ trong suốt thời gian đi học, nhưng có người thì trả, có người lờ đi.

Có một vấn đề đặt ra: Khái niệm về cái gọi là "chảy máu chất xám trong giáo dục" vẫn có nhiều quan điểm nhìn nhận khác nhau. GS. Đào Văn Lượng – hiệu trưởng trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, một trường ĐH NCL, nói: Ở trường NCL, lơ ngơ thì cán bộ, GV bỏ anh đi ngay. Và đấy là nguồn lực của xã hội chứ không của một trường nào hết.

Thấy như vậy thì không có chuyện chảy máu chất xám. Vấn đề là ta phải sử dụng sao cho tối ưu nhất chất xám, không nên bó buộc chất xám. Chuyện GV trường này đi dạy trường khác là bình thường, vì chất xám có đổ đi đâu, cũng là phục vụ cho giáo dục, cho xã hội… Gần với quan điểm này, ThS. Nguyễn Trọng Tuấn – ĐH Nguyễn Tất Thành cũng cho rằng: Đây là sự sẻ chia nguồn lực chất xám để dần xóa bớt khoảng cách chất lượng đào tạo giữa các trường ĐH công lập và NCL.

ThS. Trương Hoàng Tuấn thì cho rằng, có nhiều dạng chảy máu chất xám: chảy máu hữu hình và vô hình. Làm việc không đúng chuyên môn cũng là một dạng chảy máu chất xám. Hoặc có trường hợp GV được quy định dạy 5 tiết/ tuần nhưng lại dạy đến 20 tiết/tuần nên không có thời gian để đầu tư, nghiên cứu bài giảng, chất lượng giảng dạy không đảm bảo, đó cũng là một dạng chảy máu chất xám. Như vậy chính nhà trường phải biết ngăn chặn tình trạng chảy máu chất xám ngay trong phạm vi trường mình trước khi mời mọc chất xám bên ngoài vào. Cạnh tranh là phải cạnh tranh ngay với chính mình trước.

"Môi trường làm việc là yếu tố chính để giữ chân chất xám. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế đôi khi cũng làm cho người ta có những chao đảo. Nếu vì tài chính mà chất xám ra đi thì chúng ta đành phải chấp nhận. Tuy nhiên, "lạm dụng" thu hút như vậy thì cũng bất cập, sẽ có chỗ khác trả cao hơn và người đó cũng lại tiếp tục đi theo tiếng gọi khác", ông Nguyễn Minh Quang, chia sẻ.

BOX: Theo thống kê của Bộ GDĐT, năm học 2011-2012, đội ngũ GV cơ hữu của tất cả các cơ sở GDĐH trong cả nước là 84.109 người. Số lượng GV có trình độ trên đại học là 45.512 người. Mặc dù vậy, quy mô đội ngũ GV vẫn còn khiêm tốn so với tốc độ tăng quy mô đào tạo. Tỉ lệ đội ngũ GV có trình độ tiến sĩ hoặc có chức danh khoa học còn thấp. Hiện toàn ngành chỉ có 286 GV có chức danh giáo sư (0,5%), 2009 phó giáo sư (3,37%), 8.519 tiến sĩ (14,27%) và 28.037 thạc sĩ (47,0%).

Công Chương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3006/201307/truong-hoc-canh-tranh-thu-hut-chat-xam-1971353/

Lớp học cô giáo chuyển giới đỗ đại học gần 100%

Posted: 30 Jul 2013 06:15 AM PDT

» Trượt HSG Quốc gia, thủ khoa xinh đẹp từng suy sụp
» Sở thích đáng yêu thủ khoa đại học 2013
» Đại học Huế có 3 Thủ khoa 29,5 điểm
Lớp luyện thi đại học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mở từ tháng 10/2012 với 78 học sinh theo học. Sau khi biết điểm thi đại học, tất cả học sinh của lớp đều từ 14 điểm, cao nhất đạt 19,5 điểm.

Cô Trâm cho biết: "Còn hai em vẫn chưa liên hệ được nên không biết điểm số ra sao, nhưng có thể khẳng định 95% sẽ đậu đại học vì những trường các em thi hầu hết lấy điểm bằng điểm sàn, điểm thi đều bằng và cao hơn điểm chuẩn của ngành năm ngoái".

Chỉ mong đậu tốt nghiệp là mãn nguyện

Những năm trước, khi còn luyện thi ở Bình Phước, thành phần học sinh của lớp cô Trâm hầu hết đều học lực trên trung bình. Năm đầu tiên mở lớp luyện thi miễn phí để "trả ơn đời" tại TP.HCM, cô Trâm chỉ nhận học sinh có học lực yếu, điểm trung bình dưới 5 và có gia cảnh khó khăn.

Cô giáo Quỳnh Trâm hướng dẫn học trò của mình các bước làm hồ sơ nhập học.Cô giáo Quỳnh Trâm hướng dẫn học trò của mình các bước làm hồ sơ nhập học. Vì thế, hầu hết những học sinh đến học lớp luyện thi cô giáo chuyển giới tâm sự với cô rằng chỉ mong đậu tốt nghiệp là quá đủ. Như em Lê Hồ Đoan Trinh (THPT Lê Thị Hồng Gấm), trước khi đến lớp luyện thi, học lực chỉ dưới trung bình. Trinh từng không tha thiết nhiều với học tập vì mất nhiều kiến thức căn bản, nỗi lo rớt tốt nghiệp luôn thường trực.

"Từ khi được bạn giới thiệu vô lớp cô Trâm, được cô dạy lại kiến thức căn bản, tạo động lực học tập nên học lực khá hẳn. Em từng nghĩ chỉ đậu tốt nghiệp là mừng nhưng bây giờ em còn đậu cả hai trường", Đoan Trinh vui mừng cho biết. Trinh thi vào hai trường ĐH Sài Gòn và CĐ Tài chính – Hải quan.

Dười sự kèm cặp của cô Trâm, không chỉ đậu tốt nghiệp mà Trinh còn đậu cả trường đại học, cao đẳng.

Hoàng Đoàn Sơn Hải (Q.10, TP.HCM) năm ngoái thi đại học chỉ được 8 điểm. Sau một thời gian học cao đẳng không phù hợp, Hải quyết định thi lại. Đến với lớp luyện thi từ tháng 4, sau ba tháng ôn luyện Hải thi được 14 điểm. Theo Hải số điểm đó đủ giúp bạn đậu vào khoa Công nghệ thông tin, ĐH Công nghệ Sài Gòn vì điểm chuẩn năm ngoái chỉ lấy 13 điểm.

Trong số những học sinh đậu đại học, trường hợp của Nguyễn Tuấn Hào (Q.4, TP.HCM) khiến cô Trâm vui mừng nhất. Trong lớp, Hào là học sinh có hoàn cảnh khó khăn nhất. Bố làm bốc vác nhưng đã nghỉ vì mất sức lao động, mẹ bán nước vỉa hè gần chợ Bình Điền (H.Bình Chành). Hào học yếu, nhiều lần đi họp phụ huynh thầy cô đều cảnh báo sẽ rớt tốt nghiệp. Mẹ Hào từng nghĩ sẽ cho con nghỉ học phụ gia đình.

Niềm vui của Nguyễn Tuấn Hào và cô giáo Quỳnh Trâm khi biết điểm thi. Niềm vui của Nguyễn Tuấn Hào và cô giáo Quỳnh Trâm khi biết điểm thi."Em nghĩ mình cố gắng cũng sẽ đậu tốt nghiệp. Em không đi học thêm thầy cô trong lớp vì cách dạy vẫn vậy, và em khá nản trong việc học. Trước khi học lớp cô Trâm, nằm mơ em cũng không nghĩ mình sẽ đậu đại học", Hào phân trần. Cuối cùng Hào đậu đại học thật, điểm thi 16,5 cả hai khối A và D có lẽ sẽ giúp Hào trở thành sinh viên ĐH Công nghệ Sài Gòn.

Hào chia sẻ: "Em thi Kế toán và Quản trị kinh doanh nhưng chọn Quản trị vì thấy mình hợp với kinh doanh hơn. Ba mẹ, thầy cô khi biết tin em đậu thì vui lắm, gọi điện chúc mừng em". Ngay sau khi biết tin đậu, Hào liên làm hồ sơ xin đi làm nhân viên tiếp thị với mức lương 1,5 triệu/tháng để có thêm tiền trang trải học phí sắp tới.

Hết lòng vì học trò

Vừa biết điểm thi đạt 19,5 đủ đậu vào trường ĐH Mở TP.HCM, bạn Lê Thị Hoài Mỹ (Bình Phước) liền nhắn tin ngay cho cô giáo của mình: "Cô ơi, em thật sự cám ơn cô nhiều lắm, nhờ cô mà em mới được như vậy. Em rất biết ơn cô". Và rất nhiều tin nhắn cảm ơn của học trò được cô Trâm lưu lại trong điện thoại, không muốn xóa.

 
Từ khi đi dạy đến giờ chưa khi nào cô thấy vui mừng, mãn nguyện với thành tích như ngày hôm nay
Cô Quỳnh Trâm chia sẻ Nhiều học trò biết ơn cô không chỉ vì đậu đại học mà trên hết là sự hết lòng đối với học trò của cô. Không lấy tiền học phí với bạn có hoàn cảnh khó khăn, kèm căp kĩ cho từng bạn, tư vấn chọn trường, trước ngày thi cô Trâm lại mua hồ sơ dự thi về làm và nộp cho cả lớp.

Đến ngày thi, cô đều dậy từ 4h để gọi cho từng bạn dậy vì sợ ngủ quên rồi đến trường thi động viên học trò mình. Thi xong, cô tập hợp cả lớp lại giải đề, rồi coi điểm thi, mua hồ sơ làm thủ tập nhập học cho cả lớp.

"Từ khi đi dạy đến giờ chưa khi nào cô thấy vui mừng, mãn nguyện với thành tích như ngày hôm nay. Nhiều em chỉ cần đậu tốt nghiệp là đủ nên khi đậu rồi có tâm lý nghỉ ngơi, không ôn thi đại học tiếp, khiến cô phải khuyên nhủ nhiều để các em ôn luyện tiếp. Nếu dạy học sinh bình thường mà đậu đại học thì đã nhàn hơn rất nhiều rồi", cô Trâm chia sẻ.

Vấn đề khó nhất khi dạy học sinh yếu theo cô Trâm không phải năm ở học lực mà là động lực học tập. Những học sinh học yếu rất dễ tự ti, chỉ cần một thất bại nhỏ sẽ khiến các em đánh mất nghị lực, dễ buông xuôi. Vì thế, phương pháp giảng dạy của cô Trâm là không đặt áp lực cho học trò của mình.

"Khi tiếp nhận một học sinh, cô không bắt các em phải giỏi bằng bạn này, được điểm cao mà chỉ cần trên điểm trung bình là đủ. Quan trọng là các em thực sự thấy thoải mái để vượt qua chính mình", cô Trâm cho biết.

Thời gian sắp tới, dù chưa biết sẽ có mở lớp tiếp không do bận tập trung làm liveshow ca nhạc nhưng cô Trâm cho biết, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm dạy học, ôn luyện cho học sinh yếu của mình cho mọi người qua mail ngoclanletran@yahoo.com

Theo Infonet

Nguồn: http://vtc.vn/538-396920/giao-duc/lop-hoc-co-giao-chuyen-gioi-do-dai-hoc-gan-100.htm

Chuyện cảm động của nữ sinh ‘không được phép khóc’

Posted: 30 Jul 2013 05:15 AM PDT

Sau rất nhiều nước mắt, Lan đã tự nhủ, không được khóc, phải mạnh mẽ. Những giọt nước mắt ẩn sau gối hàng đêm giờ đây đã kết ngọc. Cô lớp trưởng lớp 12G8, Trường THPT Lê Viết Tạo (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa) vừa đạt kết quả cao nhất  với 26.5 điểm khi dự thi khối C của khoa Luật (thuộc ĐHQG Hà Nội).

Ám ảnh tuổi thơ

Có một tuổi thơ không êm đềm, nhưng chính những bất hạnh đầu đời đã tôi luyện
cho Lan một bản lĩnh, nghị lực mạnh mẽ.

Khi lấy nhau, bố mẹ Lan cũng bắt đầu cuộc sống giản dị như bao cặp vợ chồng nông
dân nghèo khác, sinh cơ lập nghiệp trên ngôi nhà cũ ông bà nội để lại, với dăm sào
ruộng.

Lan ra đời được ít lâu thì bố mắc bệnh tâm thần, bệnh ngày càng
nặng hơn vì điều kiện gia đình khó khăn, không có tiền thuốc men, thăm khám. Mọi gánh
nặng gia đình dồn lên vai người vợ trẻ.

i hc, th khoa, im thi, im chun, nh ngho

Lê Thị Lan, cô học trò giỏi giang – lớp trưởng lớp 12G8, Trường THPT Lê Viết Tạo (huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa)

Sáng sáng, mẹ Lan hối hả đạp xe chở đứa con còn ngây dại xuống gửi ông bà ngoại,
rồi lại tất bật quay về với việc đồng áng, việc nhà và người chồng đã mất khả năng ý
thức.

Cuối ngày, mẹ con mới lại đoàn tụ với nhau nhưng đó cũng là thời điểm bất hạnh nhất
trong ngày. Buổi tối, bệnh của bố Lan thường trở nặng, ông thường đi lang thang và
mỗi lần về nhà thường kèm theo những trận mưa đòn xối xả xuống người vợ.

Kí ức của Lan về những ngày ấy là những vết bầm dập, thâm tím trên người mẹ. Cực
chẳng đã, khi Lan 3 tuổi, để trốn những trận đòn roi của chồng – mẹ Lan gửi con cho ông
bà ngoại nuôi rồi vào Nam tìm việc kiếm tiền nuôi con. Từ đó, gia đình Lan chia
lìa…

Không được phép khóc…

Lớn lên trong vòng tay yêu thương của ông bà ngoại, Lan sớm biết và hiểu hoàn cảnh
riêng của mình. Cô bé ngoan ngoãn, tự lập, biết giúp đỡ ông bà từ bé.

Nhìn ông bà đã
già mà vẫn cặm cụi sớm hôm làm ruộng và đan mây tre để kiếm thêm chút tiền trang trải
cuộc sống, Lan thương lắm.

Bởi thế, chưa bao giờ em đòi hỏi ông bà mua cho
mình cái áo đẹp, chiếc nơ xinh, những vật dụng mà các bạn cùng lớp vẫn được bố mẹ
chiều chuộng.

Mỗi khi nhìn thấy gia đình khác sum vầy, lòng Lan lại đau nhói, Lan chỉ
ước một lần được ngồi bên mâm cơm vui vẻ cùng bố mẹ…

Sau rất nhiều nước mắt, Lan đã tự nhủ, không được khóc, phải mạnh mẽ.

Ban ngày em
lao vào học, nhưng đêm đến nước mắt vẫn ướt đầm gối. Cứ như vậy, Lan đi qua nhưng năm tiểu học, trung học cơ sở. Các danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến…là niềm an ủi lớn.

Lên trung học phổ thông, Lan
vào học lớp chọn văn của Trường THPT Lê Viết Tạo. Cũng bắt đầu từ đây, em bộc lộ rõ
thiên hướng, khả năng và niềm say mê học các môn xã hội của mình.

i hc, th khoa, im thi, im chun, nh ngho

Được sự động viên, giúp đỡ tận tình của các thầy các cô, Lan càng say mê học, trở
thành học sinh giỏi cả 3 năm học và là cán bộ lớp gương mẫu.

Ba môn văn – sử – địa, Lan có 3 cách học khác nhau. Với môn văn, ngay từ năm lớp 10, Lan đã đóng hẳn 1
quyển vở riêng để làm những đề cô giáo ra riêng cho mình. Mỗi tuần làm một đề
khó, được cô sửa tỉ mỉ, cặn kẽ, Lan tiến bộ nhanh chóng.

Không có tiền mua sách, Lan đến mượn sách của cô giáo và mượn tài liệu ở thư viện.

Lan ham đọc đến độ, có những lần vừa ngồi đan mây tre giúp ông bà, vừa chúi mũi vào
sách, đứt cả tay.

Với môn sử và địa, Lan dồn trọng tâm ôn vào những dịp nghỉ hè và
học kì 2 của lớp 12.

Lan học rất tập trung, không chỉ học kiến thức trong sách giáo
khoa mà còn đọc thêm nhiều tài liệu để tìm hiểu sâu vấn đề, học hỏi về cách viết,
cách trình bày các sự kiện.

Lan thường vẽ sơ đồ các vấn đề cần nhớ ra giấy, rồi tập
trung ghi nhớ các sự kiện theo sơ đồ. Có khi đang ngủ, Lan cũng bật dậy vì một phần
của bài còn chưa thuộc.

Năm lớp 11, Lan tham gia và kì thi học sinh giỏi lớp 12 môn Địa lí cấp tỉnh và đoạt
giải khuyến khích.

Năm lớp 12, Lan tham gia kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn văn lớp
12 và đoạt
giải khuyến khích.

Tuy chưa đạt giải cao, nhưng Lan không nản chí, em xác
định cái đích của con đường học còn xa.

Nỗi lo phía trước

Năm 2011, mẹ Lan đã xin được làm công nhân ở gần nhà, mẹ con được đoàn tụ.

Lan
cũng thường xuyên đến nhà chăm sóc và mang thức ăn cho bố. Mỗi lần nhìn gương mặt và
đôi mắt vô hồn của người cha, Lan ao ước có một phép mầu nào chữa lành bệnh để em có
thể nghe bố gọi mình hai tiếng "con ơi"…

Năm 2012, được sự giúp đỡ, hỗ trợ của người thân, ông bà ngoại và mẹ Lan đã phá bỏ
ngôi nhà ngói cũ kĩ, dột nát để xây một căn nhà đủ để che mưa che nắng.

Biết tin mình đỗ ĐH – Lan vui vì những cố gắng của mình đã kết hoa đơm trái, nhưng cũng lo lắng không kém.

Với lương tháng 3 triệu đồng của mẹ, liệu có trang trải đủ
cuộc sống, đủ nuôi em ăn học không khi ông bà ngoại ngày một già yếu bệnh tật?

Lan dự
định em sẽ đi làm thêm ngay năm thứ nhất để lấy tiền trang trải cuộc sống, và nếu có
thể, muốn học thêm một văn bằng nữa để tận dụng thời gian.

Vẫn có những phép màu trong cuộc sống đời thường. Liệu Lan có thể viết tiếp câu
chuyện cổ tích đầy nước mắt, nhọc nhằn của cuộc đời mình hay không, câu trả lời còn ở
phía trước.

  • Trang Nhung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133263/chuyen-cam-dong-cua-nu-sinh--khong-duoc-phep-khoc-.html

GS Hồ Ngọc Đại: Từ anh giáo làng đến ông chủ của CNGD

Posted: 30 Jul 2013 05:15 AM PDT

(GDTĐ) – Đến thăm GS Hồ Ngọc Đại ngay sau khi Bộ GDĐT có quyết định cho phép cuốn Tiếng Việt 1 của ông được áp dụng đại trà, Hồ Ngọc Đại rất vui. Không vui sao được khi "đứa con tinh thần" của ông qua biết bao thăng trầm, giờ được thừa nhận. Ông khoe: Công nghệ giáo dục (CNGD) đã được áp dụng ở 20 tỉnh và con số này đang tăng lên.

Trên báo Tuyên Quang, ông Nguyễn Ngọc Hiến – Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GDĐT cho biết: "Năm học 2011 – 2012, Sở đã thực hiện thí điểm phương pháp dạy học này tại 8 trường tiểu học của huyện Chiêm Hóa. Đánh giá 1 năm triển khai qua kết quả học tập của học sinh đã thấy được những ưu điểm vượt trội của dạy học tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục.

Đó là học sinh lớp 1 kết thúc học kỳ 1, các em đã đọc được sách. Hơn nữa các em nắm rất vững chính tả, cấu trúc ngữ âm tiếng Việt và chữ viết. Từ những kết quả bước đầu của phương pháp dạy học tiếng Việt 1 – công nghệ giáo dục, năm học 2012 – 2013, Sở đã nhân rộng ở 35 trường với 96 lớp và 1.955 học sinh".


GS Hồ Ngọc Đại kiểm tra, hướng dẫn học sinh trong giờ học Tiếng Việt (ảnh: Internet)
 

Không chỉ riêng Tuyên Quang mà ở nhiều địa phương khác, Tiếng Việt 1- CNGD cũng được áp dụng rộng rãi và gặt hái được những kết quả tốt đẹp.

Cuối những năm 60 của thế kỷ trước, Hồ Ngọc Đại sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh ở Khoa Tâm lý, Trường ĐHTH Moskva mang tên Lomonosov. Khi ấy, viện sĩ A.R Luria, một trong những "cây đại thụ" của tâm lý học Xô Viết khuyên nghiên cứu sinh Việt Nam rằng chiến tranh rồi cũng kết thúc, một nên nghiên cứu tâm lý học y học để giúp bộ đội, thương bệnh binh vừa bước ra khỏi cuộc chiến trở về với cuộc sống đời thường; một nghiên cứu tâm lý học giáo dục góp phần chấn hưng đất nước. Hồ Ngọc Đại chọn giáo dục.

Và trường thực nghiệm số 91 ở Moskva là "cuốn sách tâm lý học" để Hồ Ngọc Đại say sưa nghiên cứu. Thành công đã đến với ông. Năm 1976, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Những vấn đề tâm lý trong giảng dạy Toán học hiện đại cho học sinh cấp 1. Hướng nghiên cứu của Hồ Ngọc Đại được các nhà tâm lý học đánh giá cao, được coi là hướng đi mới đối với nền tâm lý học Xô Viết.

Giờ đây, nếu ai đến phòng truyền thống của Khoa Tâm lý học, ĐHTH Moskva sẽ thấy một bức ảnh của người Việt Nam nhỏ nhắn lọt giữa những "cây đại thụ" của nền tâm lý học Xô Viết – Đó chính là Hồ Ngọc Đại. Theo Viện sĩ V. Davydov, Hồ Ngọc Đại là con chim đầu đàn của thế hệ các nhà tâm lý học Xô Viết thứ 4.

Trở về nước với tấm bằng tiến sĩ, Hồ Ngọc Đại bỏ qua những cơ hội rộng mở chốn quan trường mà chỉ khao khát một điều: Đi dạy học sinh lớp 1. Trường Thực nghiệm Giảng Võ (Hà Nội) là nơi ông gửi gắm cả cuộc đời và học vấn của mình vào đó. Ở đó, "mỗi ngày đến trường là một ngày vui"; trẻ em là nhân vật trung tâm, thầy giáo là nhân vật quyết định; trẻ em đang sống cuộc sống thực của chính mình… Nói về thành công của mình, Hồ Ngọc Đại cười: Thế hệ chúng tớ là thế hệ học thật!

Đúng ra, thời nào chả có người học thật. Điều quan trọng – trước khi sang Liên Xô làm nghiên cứu sinh, Hồ Ngọc Đại đã là ông giáo trường làng có trên 10 năm dạy giỏi.

Trong khi không ít sinh viên học đến năm cuối đại học mà vẫn chưa xác định được đâu là hướng đi của mình trong tương lai thì ông đã đau đáu một nỗi niềm: Phải làm tất cả để chấn hưng nền giáo dục nước nhà!

Muốn như vậy phải bắt đầu từ lớp 1.

TS Trịnh Duy Hiền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4341/201307/gs-ho-ngoc-dai-tu-anh-giao-lang-den-ong-chu-cua-cngd-1971350/

Tư vấn: Cơ hội vào học đại học danh tiếng cho học sinh năm học …

Posted: 30 Jul 2013 05:15 AM PDT

Mùa thi ĐH-CĐ năm nay, có hơn 1,3 triệu lượt thí sinh dự thi 3 đợt, trong đó tổng chỉ tiêu là hơn 550 ngàn. Như vậy, có khoảng hơn nửa triệu thí sinh sẽ không có cơ hội đến với giảng đường. Bạn cần nhớ rằng, cánh cửa đại học trong nước không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Thay vì buồn chán vì sự thất bại của mình, bạn có thể nhìn về những cánh cửa khác và tìm những lựa chọn phù hợp để đưa mình đến thành công. Một trong những lựa chọn thông minh cho bạn là chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để tự tin bước vào giảng đường đại học nước ngoài.

 

Chương trình Dự bị Quốc tế IFY sẽ giúp bạn chắc chắn đến với hơn 70 trường đại học danh tiếng tại Anh, Úc, Mỹ, Newzealand. Chương trình do Language Link và Tổ chức Giáo dục quốc tế NCC Education Anh quốc phối hợp tổ chức. Đây là một bước chuyển tiếp không thể thiếu đối với sinh viên trước khi nhập học đại học nước ngoài, đặc biệt là Anh và Australia. Các sinh viên sẽ trải qua 9 tháng học dự bị tại Language Link với 10 học phần trong 1.500 giờ. Các môn học bao gồm: Tiếng Anh học thuật, Phát triển các kỹ năng tiếng Anh, Tiếng Anh chuyên sâu, kỹ năng học tập và giao tiếp, Tìm hiểu văn hóa thế giới, toán học, Luyện thi IELTS, Lý thuyết kinh doanh cơ bản, Kế toán và Kinh tế học. Kết thúc hoá học, sinh viên sẽ đạt điểm tối thiểu 6.5 trong kỳ thi IELTS quốc tế và nhận được thư mời nhập học của các trường trong hệ thống hơn 70 trường trên toàn cầu của NCC.

Một buổi học của các bạn sinh viên chương trình IFY

 

Hồ sơ xét tuyển vào chương trình Dự bị Quốc tế IFY mở rộng cho tất cả các thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương và có điểm tổng kết Toán lớp 12 từ 6,5 trở lên, trình độ tiếng Anh tương đương với IELTS 4.5. Nếu học sinh chưa đủ trình độ sẽ được học các khóa tiếng Anh bổ trợ để đủ điều kiện tham gia chương trình.

 

Ngay từ bây giờ, độc giả có thể gửi câu hỏi tại đây để được giải đáp

Thông tin khách mời:

 

Todd Lando hiện là Giám đốc học vụ chương trình Dự bị Quốc tế IFY tại Language Link, giảng viên cao cấp cho các học phần Tiếng Anh, Toán và các môn học liên quan đến Kinh tế học trong chương trình Dự bị đại học quốc tế IFY. Sau khi tốt nghiệp Đại học Bradley nổi tiếng của Mỹ với hai chuyên ngành về khoa học và quản trị kinh doanh, Todd Lando còn hoàn thành một khóa đào tạo giảng viên tiếng Anh quốc tế do Viện Ngôn ngữ và Thương mại Sydney tổ chức. Ông có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy tại châu Á và am hiểu tường tận nền văn hóa phương Đông.

 


Todd Lando - Giám đốc học vụ chương trình Dự bị Quốc tế IFY tại Language Link.

 

Với cương vị Giám đốc học vụ chương trình IFY, Todd Lando tổ chức nhiều hội thảo và buổi học mẫu cho sinh viên và phụ huynh, đồng thời chịu trách nhiệm phỏng vấn xét học bổng cho sinh viên IFY.

 

Nguyễn Thu Trang: Chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự bị Quốc tế IFY, là người gắn kết mật thiết với cộng đồng sinh viên IFY 7 năm qua, từng tổ chức nhiều hội thảo lớn cho phụ huynh và học sinh trong lĩnh vực du học, dự bị đại học.

 


Nguyễn Thu Trang - chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự Bị Dự bị Quốc tế IFY.

 

Nguyễn Kiều Anh: Chuyên gia tư vấn du học cấp cao của Công ty Tư vấn Giáo dục và Đào tạo Toàn cầu (GET), đối tác chiến lược trong lĩnh vực tư vấn du học của Language Link Việt Nam.

 


Nguyễn Thu Trang - chuyên gia Tư vấn cấp cao Chương trình Dự Bị Dự bị Quốc tế IFY.

 

 

Thông tin cụ thể xin vui lòng liên hệ:

 

Phòng Dự bị Đại học quốc tế – Language Link Vietnam

62 đường đôi Yên Phụ, P. Nguyễn Trung Trực, Ba Đình, Hà Nội

Nguồn: http://tuyensinh.dantri.com.vn/tuyen-sinh/tu-van-co-hoi-vao-hoc-dai-hoc-danh-tieng-cho-hoc-sinh-nam-hoc-2013-761007.htm

Điểm chuẩn dự kiến các trường mới công bố (30/7)

Posted: 30 Jul 2013 04:15 AM PDT

Các trường mới công bố điểm thi như Học viện Ngoại giao, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Kinh tế Đà Nẵng, ĐH Kinh tế TP.HCM, Học viện Ngoại giao… đã có điểm chuẩn dự kiến.

im thi, im chun, i hc, d kin, th khoa
Ảnh minh họa: Văn Chung

ĐH Công nghiệp Hà Nội dự kiến điểm chuẩn năm nay tăng từ 1-2 điểm so với năm trước. Hiệu trưởng nhà trường – ông Trần Đức Qúy cho biết điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn năm trước, vì thế dự kiến điểm chuẩn nhiều ngành tăng từ 1-2 điểm.

Nhóm ngành Kỹ thuật và Công nghệ sẽ tăng mạnh nhất, ngành tăng cao nhất là Cơ khí – Cơ điện tử. Trong khi ngành kinh tế, điểm chuẩn dự kiến có thể bằng năm trước là khoảng 16,5 điểm. Trường sẽ công bố điểm chuẩn sau khi có điểm sàn của Bộ.

Học viện Ngoại giao vừa công bố điểm tuyển sinh 2013. Do điểm thi cao nên dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng so với năm trước.

Bà Nguyễn Thị Thìn – Trưởng Phòng Đào tạo Học viện Ngoại giao cho biết: "Điểm thi của thí sinh vào trường năm nay rất tốt. Dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng từ 0,5 – 1,5 điểm, tùy từng ngành. Ngành Quan hệ quốc tế dự kiến tăng từ 1 – 1,5 điểm. Các ngành khác dự kiến tăng từ 0,5 điểm trở lên. Học viện sẽ công bố điểm chuẩn sau khi có điểm sàn của Bộ GD-ĐT". 

Trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng dự kiến điểm chuẩn các ngành tăng so với năm ngoái.

Dưới đây là dự kiến điểm chuẩn của các ngành cụ thể căn cứ vào thống kê kết quả điểm thi (đã cộng điểm ưu tiên):

- Kế toán: Chỉ tiêu: 190. Có 191 TS đạt 20 điểm trở lên, trong đó có 148 TS khối A, 32 TS khối A1, 11 TS khối D1. Dự kiến điểm chuẩn từ 20 điểm trở lên.

- Quản trị kinh doanh du lịch: Chỉ tiêu: 70. Có 70 TS đạt 20,5 điểm trở lên, trong đó có 31 TS khối A, 28 TS khối A1 và 11 TS khối D1. Điểm chuẩn dự kiến 20,5 điểm.

- Quản trị kinh doanh tổng quát: Chỉ tiêu: 100. Có 85 TS đạt 21 điểm trở lên và 109 TS đạt 20,5 diểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn từ 20,5-21 điểm.

- Kinh doanh thương mại: Chỉ tiêu: 70. Có 63 TS đạt 20,5 điểm trở lên, trong đó có 37 TS thi khối A, 18 TS thi khối A1 và 8 TS khối D1. Có 78 TS thi đạt mức 20 điểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn ngành từ 20 điểm trở lên.

- Ngoại thương: Chỉ tiêu: 140. Có 144 TS đạt 22,5 điểm trở lên, 109 TS đạt 23 điểm trở lên. Nhiều khả năng điểm chuẩn của ngành là 22,5 điểm

- Marketing: Chỉ tiêu: 60. Có 66 TS đạt mức 20 điểm trở lên, 51 TS đạt 20,5 điểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn từ 20-20,5 điểm

- Tài chính doanh nghiệp: Chỉ tiêu: 70. Có 69 TS đạt 20 điểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn: 20 điểm

- Kiểm toán: Chỉ tiêu: 100. Có 97 TS đạt 22 điểm trở lên. Nhiều khả năng điểm chuẩn là 22 điểm

- Quản trị khách sạn: Chỉ tiêu: 50. Có 47 TS đạt 21 điểm trở lên và 57 TS đạt 20,5 điểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn từ 20,5-21 điểm

- Luật kinh doanh: Chỉ tiêu: 70. Có 83 TS đạt 20,5 điểm trở lên và 60 TS đạt 21 điểm trở lên. Dự kiến điểm chuẩn từ 20,5-21 điểm

Các ngành còn lại của trường có số TS đạt 20 điểm trở lên còn ít so với chỉ tiêu được giao. Dự kiến điểm chuẩn các ngành này sẽ bằng điểm chuẩn vào trường và còn nhiều chỉ tiêu cho NV2.

ĐH Kinh tế TP.HCM dự kiến điểm chuẩn cao hơn năm ngoái 1 điểm. Năm nay trường có 4.000 chỉ tiêu. Nếu lấy theo điểm chuẩn vào trường năm 2012 là 19 điểm thì có 4629 TS đạt mức này (chưa tính điểm ưu tiên) và có 3.792 TS đạt mức điểm 20 trở lên (chưa tính điểm ưu tiên). Nhà trường cho biết điểm chuẩn dự kiến vào trường là 20 điểm.

Đại diện Học viện Ngoại giao cho biết dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng từ 0,5-1,5 điểm tùy từng ngành. Ngành Quan hệ quốc tế dự kiến tăng từ 1-1,5 điểm. Các ngành khác dự kiến tăng từ 0,5 điểm trở lên.

ĐH Y Hải Phòng cũng tiết lộ điểm chuẩn năm nay khả năng sẽ cao hơn năm ngoái từ 2-3 điểm.

Học viện Hậu cần dự kiến điểm chuẩn tăng hơn năm 2012 từ 3-4 điểm. Dự kiến điểm chuẩn cho đối tượng nam thanh niên hệ quân sự năm nay là 23,5 điểm.

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công bố điểm chuẩn dự kiến năm 2013 như sau:

Điểm xét tuyển NV bổ sung ĐH bằng điểm NV1. Điểm xét tuyển CĐ từ điểm thi CĐ,
ĐH năm 2013 bằng điểm sàn CĐ năm 2013.

  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133443/diem-chuan-du-kien-cac-truong-moi-cong-bo--30-7-.html

Phương pháp “thầy thiết kế

Posted: 30 Jul 2013 04:15 AM PDT

(GDTĐ) – Năm 1978, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sáng lập ra Trung tâm Công nghệ Giáo dục và Trường THCS Thực nghiệm Hà Nội là nơi ứng dụng công nghệ giáo dục vào thực tế giảng dạy cho học sinh Tiểu học. Tại Trường Thực nghiệm, nội dung, phương pháp và cách tổ chức GD từ lớp 1 được đổi mới. Hơn 30 năm qua, công nghệ giáo dục đã trải qua không ít thăng trầm. Đến nay, theo GS Hồ Ngọc Đại, công nghệ giáo dục được áp dụng ở trên 20 tỉnh, thành. Điểm sáng của công nghệ giáo dục là Tiếng Việt 1 – cuốn sách giáo khoa đang được đông đảo nhà trường trên cả nước sử dụng.   

Theo quan điểm “học sinh là nhân vật trung tâm” (Học sinh là mục tiêu giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục), tác giả luôn vì lợi ích của trẻ em, vì hạnh phúc đi học của trẻ em. Quan điểm này phần nào đã đi vào nhiều trường tiểu học thể hiện ở khẩu hiệu dành cho trẻ em: “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Quan điểm này cũng thể hiện ở cách dạy học hướng tới mục đích “Trẻ em nào cũng được học – học gì được nấy, học đến đâu chắc đến đấy”. Cách dạy và học này được tác giả gọi là “Thầy thiết kế – Trò thi công”.

Công nghệ giáo dục có thể hiểu là quá trình giáo dục có các đặc điểm chính: 1. Chủ động tổ chức; 2. Chủ động kiểm soát cả quá trình và kết quả. Nhờ 2 đặc điểm này mà công nghệ giáo dục có thể chuyển giao theo bài bản khoa học. công nghệ giáo dục có thể diễn đạt bằng công thức A – a (A gọi là a lớn, – là mũi tên, a là a nhỏ), các thành tố của công thức này được hiểu như sau:

A là nội dung giáo dục bao gồm 3 lĩnh vực: Khoa học, Nghệ thuật, Lối sống, được lựa chọn đưa vào nhà trường theo 3 nguyên tắc: Phát triển, Chuẩn mực, Tối thiểu. Theo nguyên tắc Phát triển thì chương trình các môn học đảm bảo được lôgic khoa học của mỗi môn học, mặt khác đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý và tạo được sự phát triển của học sinh trong quá trình học tập.

Theo nguyên tắc Chuẩn mực thì nội dung giáo dục đưa đến cho học sinh phải đảm bảo tính chuẩn mực khoa học, chuẩn mực đạo đức lối sống và tính nghệ thuật. Theo nguyên tắc Tối thiểu thì nội dung giáo dục đưa đến cho học sinh hướng làm sao tinh giản đảm bảo tính cơ bản thiết yếu (ít mà tinh) (theo tác giả thì nguyên tắc này đảm bảo chất liệu thiết yếu và tối thiểu về vật liệu nên gọi là nguyên tắc “tối thiểu”, nhờ vậy mà có được tính tối ưu hay cũng có thể gọi là nguyên tắc tối ưu).

a là A  được học sinh lĩnh hội tồn tại trong nhân cách các em. Đó là những giá trị mà  mỗi học sinh có được trong quá trình học tập, thể hiện ở phương pháp học tập, ở khả năng tư duy, ở kiến thức, kĩ năng và những nét tâm lí tích cực, đó chính là những yếu tố góp phần tạo nên năng lực và phẩm chất của học sinh.

-  là quá trình chuyển từ A vào trong mỗi học sinh thành a bằng phương pháp “Thầy tổ chức – Trò hoạt động” hay “Thầy thiết kế – Trò thi công”.

Theo cách dạy và học “Thầy thiết kế – Trò thi công” thì trong quá trình dạy và học, Thầy làm nhiệm vụ hướng dẫn và theo hướng dẫn của Thầy, Trò nào cũng   làm việc và qua làm việc mà các em có được sản phẩn cần thiết, cái mà mình cần học (cách thức này cũng có thể hiểu là học đi đôi với hành, hành để học).

Cách dạy và học này đảm bảo cho mỗi học sinh, ít nhất đều lĩnh hội được nội dung học tập (cái trong A), tối thiểu đều đạt được yêu cầu, nghĩa là tối thiểu đều đạt được chuẩn kiến thức và kỹ năng do Bộ quy định; đồng thời có thêm những cái khác như sự phát triển tư duy, tính linh hoạt năng động trong ứng xử, sự quan tâm chia sẻ với bạn bè, tính tự tin.

Qua thực tế ở các trường lớp có tổ chức dạy và học theo công nghệ giáo dục trong thập niên 90 của thế kỉ XX thì đa số học sinh đều đạt kết quả cao hơn so với học sinh các lớp đại trà ở cùng địa phương (theo đánh giá về kiến thức và kỹ năng), ngoài ra còn có được những phẩm chất như vừa nêu.  


Tạo hứng thú cho học sinh bằng phương pháp mới trong từng tiết học
 

Theo phương pháp công nghệ giáo dục thì mỗi học sinh chính là chủ thể tích cực của hoạt động học. Nhờ sự dẫn dắt, giúp đỡ của giáo viên mỗi em tự mình làm việc để có kết quả (tự mình làm ra sản phẩm học tập của mình), nhờ vậy mà mỗi em lĩnh hội được nội dung học tập, tạo cho mình kiến thức, kĩ năng, các phẩm chất và thái độ tương ứng, nói cách khác là hình thành dần cho mình năng lực và phẩm chất nhân cách.

Cách dạy và học theo công nghệ giáo dục chính là dạy và học hướng hình thành năng lực học sinh, được thể hiện rõ trong thực tiễn triển khai các môn học ở tiểu học giai đoạn trước và đặc biệt qua môn Tiếng Việt 1 trong những năm gần đây. Qua môn Tiếng Việt lớp 1 học sinh hình thành cho mình năng lực sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) và một số phẩm chất trong nhân cách các em. Sử dụng tốt Tiếng Việt và phương pháp học tập tích cực, học sinh có thể học tốt các môn học khác và tiếp tục phát triển trong quá trình học tập về sau.     

Công nghệ giáo dục ở Việt Nam có lịch sử hình thành gần 40 năm, so với phương pháp truyền thống đã có lịch sử trên 300 năm thì còn quá non trẻ nhưng đã được định hình và đang vào độ chín. Qua những bước thăng trầm và những khi gặp khó khăn công nghệ giáo dục vẫn luôn có được sự quan tâm sẻ chia từ những học sinh cũ  và mới, từ các bậc cha mẹ, các bạn đồng nghiệp và các nhà quản lý.

Nhờ vậy mà công nghệ giáo dục đã có được thành tựu có giá trị đích thực đưa đến cho trẻ em. Môn Tiếng Việt lớp Một công nghệ giáo dục đang ngày càng có nhiều trẻ em 6 tuổi trên phạm vi cả nước được hưởng thụ là một ví dụ thể hiện rõ thành tựu nghiên cứu của GS Hồ Ngọc Đại và cộng sự.

PGS.TSKH Nguyễn Kế Hào

______________________

(Kỳ 2: Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục đi vào cuộc sống)

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201307/tieng-viet-1-diem-sang-cong-nghe-giao-duc-ky-1-phuong-phap-thay-thiet-ke-tro-thi-cong-1971354/

Comments