Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gánh nặng lại đè trên vai cặp song sinh bán 3 tạ lạc đi thi

Posted: 29 Jul 2013 07:09 AM PDT

Tối 28/7, ngay sau khi biết điểm thi của Học viện Quân y, cặp song sinh Nguyễn Anh Quyết và Nguyễn Quyết Thắng (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết, Anh Quyết được 24,5 điểm. Tính cả điểm cộng khu vực, em được 26,5 điểm. Số thí sinh vào Học viện Quân y có số điểm trên 26,5 điểm là 151 và bằng 26,5 điểm là 62 em. Như vậy, Anh Quyết ở trong khoảng thứ tự từ 152. Chỉ tiêu vào trường năm nay là 192 em. Hiện chưa có điểm chuẩn vào trường nhưng so với điểm chuẩn năm ngoái, Quyết đang thừa 2 điểm.

Gánh nặng lại đè trên vai cặp song sinh bán 3 tạ lạc đi thi 1

Hai em cho biết, mặc dù điểm thi của mình khá an toàn, thậm chí Thắng đã biết mình đỗ vào ĐH Bách Khoa Hà Nội. Mấy hôm nay, hàng xóm láng giềng đến nhà chúc mừng rất đông, nhưng hai em không thấy vui. Ngay sau khi có điểm, bà nội em bị ngã gãy chân. Ngày 29/7, bà phải mổ ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An. Ở tuổi 85, bà phải trải qua ca phẫu thuật gay go, tiền bạc thì gia đình đang phải vay mượn cho bà nằm việc nên có muốn các em cũng chẳng vui nổi.  

Quyết và Thắng là cặp song sinh đặc biệt ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mặc dù sinh ra trong gia đình nghèo, bố mẹ làm ruộng, làm phụ hồ nhưng cả hai em nổi tiếng cả xã vì đã giành được hàng chục giải nhất nhì tỉnh và quốc gia. Trong đợt thi ĐH vừa qua, Báo GĐXH đã tiếp sức mùa thi cho hai em với số tiền 5 triệu đồng để giúp các em trang trải trong những ngày thi cử.

Gánh nặng lại đè trên vai cặp song sinh bán 3 tạ lạc đi thi 2

Gánh nặng lại đè trên vai cặp song sinh bán 3 tạ lạc đi thi 3

Cuối cùng, ước mơ vào giảng đường đại học của một số thí sinh nghèo trong đợt tiếp sức mùa thi vừa qua của Báo GĐXH đã gần đến đích. Có những em đỗ điểm cao nhưng phía sau là cả gánh nặng đang đè lên vai khiến các em có muốn cũng không thể ăn mừng đỗ đạt như nhiều bạn khác. Chia tay với các em, chúng tôi vẫn không khỏi băn khoăn, ngày mai, nếu may mắn đỗ đại học rồi, các em biết lấy tiền đâu trước gánh nặng chi phí?

Hạnh Nguyên

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/giadinh.net.vn/Ganh-nang-lai-de-tren-vai-cap-song-sinh-ban-3-ta-lac-di-thi/11583665.epi

Điểm chuẩn dự kiến các trường đại học (ngày 29/7)

Posted: 29 Jul 2013 07:09 AM PDT


HV Báo chí và Tuyên truyền, ĐH Y Hải phòng, ĐH Kiến trúc Hà Nội đều có điểm chuẩn dự tính nhiều ngành năm nay cao hơn so với năm trước.

Tra cứu điểm thi của gần 170 trường đã công bố TẠI ĐÂY.

HV Báo chí và Tuyên truyền: Theo lãnh đạo nhà trường, điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn năm trước. Dự kiến điểm chuẩn tăng từ 1-1,5 điểm so với năm 2012. Với các ngành báo phát thanh, báo truyền hình, báo mạng điện tử không có biến động lớn, dự kiến ở mức không dưới 20 điểm. Ngành quảng cáo điểm chuẩn dự kiến ở mức 18-19 điểm.

Riêng chuyên ngành báo chí đa phương tiện lần đầu trường tuyển sinh cũng nằm trong nhóm ngành, chuyên ngành có điểm chuẩn cao, dự kiến mức điểm chuẩn trên 20 điểm với cả khối C,D. Học viện sẽ dành một phần chỉ tiêu của nhóm ngành này để xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM: Trường lấy cao nhất 20,5 điểm. Còn ngành Công nghệ Thông tin lấy thấp nhất, với 14,5 điểm; các ngành còn lại lấy 15-19 điểm.

Bảng điểm chuẩn dự kiến của trường:

ĐH Y Hải Phòng: Ông Phạm Văn Hán (Phó Hiệu trưởng nhà trường) cho biết: Điểm thi của thí sinh năm nay cao nên dự kiến điểm chuẩn tăng từ 2 – 3 điểm cho với năm 2012.

ĐH Hậu cần: Ban tuyển sinh nhà trường cho biết, năm nay số lượng thí sinh dự thi vào trường đông hơn năm trước, điểm thi của thí sinh cũng cao hơn. Do vậy, dự kiến điểm chuẩn năm nay tăng hơn năm trước từ 3-4 điểm. Dự kiến điểm chuẩn cho nam thanh niên thi vào hệ quân sự nhà trường là 23,5 điểm (năm 2012: điểm chuẩn là 19 điểm).

ĐH Văn hóa Hà Nội: Phổ điểm cao hơn năm ngoái từ 2 – 3 điểm do vậy dự kiến điểm chuẩn cũng tăng.

ĐH ĐH Kiến trúc Hà Nội: Điểm thi năm nay của thí sinh vào trường cao hơn năm trước. Dự kiến điểm chuẩn vào trường tăng từ 1-1,5 điểm tùy từng ngành.

ĐH Thái Nguyên: Nhà trường dự kiến tăng điểm chuẩn một số trường thành viên như: ĐH Y, ĐH Sư phạm, ĐH Công nghiệp, ĐH Nông lâm; các trường điểm chuẩn dự kiến tương đương như năm trước là ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Khoa học và ĐH Kinh tế.

quyên quyên

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/diem-chuan-du-kien-cac-truong-dai-hoc-ngay-297/a338868.html

Nữ sinh xinh đẹp đỗ thủ khoa Báo chí

Posted: 29 Jul 2013 06:10 AM PDT

Mơ ước trở thành một người làm truyền thông giỏi, cô bạn có nickname Linh xinh (Hà Thùy Linh, HS Trường THPT Chuyên Nguyễn Trãi, Hải Dương) đã chọn thi vào ngành Quan hệ công chúng, HV Báo chíTuyên truyền. Bạn trở thành thủ khoa của trường năm nay với 27 điểm (khối C).

Từng suy sụp vì trượt HSG Quốc gia

Cô Nguyễn Thị Thu Trang, dạy môn Văn cũng là giáo viên chủ nhiệm 3 năm THPT của Linh chia sẻ: "Trên lớp Linh là học sinh ngoan, chăm chỉ và rất cá tính. Em có nghị lực và đôi khi bạn bè nhận xét "rất có tham vọng". Khi đặt ra mục tiêu là quyết tâm sẽ hoàn thành".

th khoa, THPT Chuyn Nguyn Tri, Hi Dng, i hc, cng b, im chun, d kin
Hà Thùy Linh (bên trái) chụp chung với bạn học.

Năm lớp 12 Linh đạt giải 3 HSG tỉnh Hải Dương ở môn Văn. Em là thành viên đội tuyển của trường thi HSG Quốc gia. "Tuy nhiên, đáng tiếc em là 1 trong 3 bạn không đạt giải. Tôi nhớ kết quả thông báo cho các em hồi trước Tết Âm lịch khoảng 1 tuần. Khi đó Linh buồn, gần như suy sụp".

Cô Trang cùng một giáo viên đảm nhiệm dạy môn Văn khác của lớp phải ngồi tâm sự, động viên học trò cố gắng. Trong câu chuyện, cô lấy những ví dụ của chính các chị khóa trên của Linh từng không đỗ HSG Quốc gia nhưng bằng quyết tâm nên vẫn đỗ đại học.

th khoa, THPT Chuyn Nguyn Tri, Hi Dng, i hc, cng b, im chun, d kin
Hà Thùy Linh (bên phải) chụp chung với bạn học.

"Vui mừng và bất ngờ nhất là Trang đã đỗ thủ khoa. Điều các học trò trượt HSG Quốc gia trước đó không đạt được. Đặc điểm của các bạn ôn thi quốc gia là phải dành gần như toàn bộ thời gian theo môn học. Các môn học khác thường bị xao nhãng. Thời điểm công bố kết quả thi quốc gia cũng gần qua tháng 3. Do đó các em còn rất ít thời gian để ôn luyện" – cô Trang tâm sự.

Cô gái thích sự năng động

Bản thân Thùy Linh cũng khá bất ngờ trước thông tin mình trở thành thủ khoa của trường. Trước đó, cô bạn tính mình chỉ được 24-25 điểm.

th khoa, THPT Chuyn Nguyn Tri, Hi Dng, i hc, cng b, im chun, d kin
Hà Thùy Linh (đứng) chụp chung với bạn học.

"Sau khoảng thời gian khi nhận kết quả thi HSG Quốc gia, việc quay lại ôn thi đại học của em gặp đôi chút khó khăn vì áp lực thời gian và chút buồn vì không được giải" – Thùy Linh nhớ lại.

Khoảng 3-4 tháng trước kỳ thi đại học, hầu như ngày nào Thùy Linh cũng thức học bài đến 2-3h sáng.

Để nắm kiến thức toàn diện, Thùy Linh đọc lại sách giáo khoa. Mỗi ngày cô bạn làm 1 đề Văn, 1 đề Sử và 1 đề Địa lí trong bộ đề thi đại học những năm trước để rèn kĩ năng trình bày và cân đối thời gian khi thi thật.

Riêng với môn Sử, do khối lượng kiến thức nhiều nên Thùy Linh chọn cách học theo sơ đồ dạng cây để nắm ý cơ bản rồi triển khai các ý nhỏ để không bỏ sót những sự kiện quan trọng. Như vậy cũng giúp cô bạn nhớ lâu hơn khi bước vào kỳ thi.

th khoa, THPT Chuyn Nguyn Tri, Hi Dng, i hc, cng b, im chun, d kin
Thùy Linh ước mơ trở thành người làm truyền thông giỏi.

Nhận xét về đề Văn thi đại học năm nay, Thùy Linh cho rằng bản thân bạn cũng phải suy nghĩ nhiều trước câu nghị luận xã hội hỏi về sự khôn khéo.

"Theo em, tính tích cực của khôn khéo mang lại chủ yếu là giúp ta có kĩ năng sống, vượt qua khó khăn, thử thách. Nhưng quá khôn khéo sẽ là ích kỉ, tính vị kỉ, chỉ biết đến cá nhân. Trong khi ngày nay rất nhiều công việc đòi hỏi cần phát huy tính tập thể. Nếu quá vì cái tôi có thể khiến cả tập thể đổ vỡ. Biết phân biệt khôn khéo với ích kỉ sẽ giúp ta có lối sống vững vàng và lành mạnh".

Thùy Linh cũng cho rằng: "Đề Văn năm nay như một bài học về lẽ sống, làm người với những bạn trẻ như chúng mình. Thực tế, nhiều bạn trẻ hiện sống quá cá nhân, chỉ biết đến bản thân mình. Mình cũng tự soi lại chính mình bởi đôi khi vì tính vị kỉ, cá nhân mà làm mất lòng một số người"

Tự nhận mình là cô gái thích môi trường năng động, linh hoạt nên Thùy Linh đã đăng ký thi vào ngành Quan hệ công chúng của Học viện Báo chíTuyên truyền. Ước mơ của cô bạn là sau này trở thành một người làm truyền thông nổi tiếng.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133227/nu-sinh-xinh-dep-do-thu-khoa-bao-chi.html

Thủ khoa -quot;kép-quot; quyết thành bác sĩ

Posted: 29 Jul 2013 06:09 AM PDT

(GDTĐ) – Trở thành thủ khoa "kép" với điểm số 29,5 – Trường ĐH Y Hà Nội và 28,5 điểm – Trường ĐH Thủy lợi, Lê Xuân Hoàng trở thành niềm tự hào của vùng quê Thanh Hóa. Sau khi biết tin, Hoàng đã chia sẻ niềm vui với báo Giáo dục và Thời đại.

Chàng thủ khoa
Chàng thủ khoa “kép” Lê Xuân Hoàng đã quyết định trở thành bác sĩ

Hoàng cho biết: Em thực sự bất ngờ và hết sức vui mừng khi đạt được kết quả cao như vậy trong kỳ thi ĐH này. Hai ngày vừa qua, rất nhiều bạn bè và người thân, họ hàng đã gọi điện, đến nhà chia vui với em và gia đình.

Hoàng có thể giới thiệu đôi chút về bản thân và gia đình với bạn đọc cả nước?

- Em học lớp 12A1 trường THPT Lương Đắc Bằng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Em có hai chị đã tốt nghiệp ĐH Vinh và ĐH Hồng Đức, đang giảng dạy ở Thanh Hóa. Anh trai là sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội. Bố em làm nấu ăn ở cây xăng, mẹ ở nhà làm nội trợ.

Thành tích 12 năm học của Hoàng chắc rất tốt?

- Em đạt danh hiệu học sinh giỏi 12 năm liền và từng tham gia các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh và cả cấp quốc gia. Năm lớp 9, em đạt được giải nhất môn Toán tin, giải nhì môn Toán, nhì môn Sinh và 3 môn Lý cấp huyện; giải nhì môn Toán, khuyến khích môn Toán tin cấp tỉnh. Lớp 11 em đạt giải khuyến khích Tin học trẻ toàn tỉnh. Lớp 12 đạt nhất tỉnh môn Toán. Em có tham gia thi quốc gia nhưng không đoạt giải.

Hoàng có bí quyết gì mà học giỏi như vậy?

- Thực ra, bắt đầu từ lớp 12 em mới tập trung học theo khối chuyên sâu để thi ĐH. Việc học cũng không có bí quyết gì đặc biệt. Ngoài học nghiêm túc trên lớp, em tận dụng thời gian buổi tối và sáng sớm để học bài. Buổi tối em thường học từ 7 đến 10 giờ; buổi sáng học từ 4 đến 6 giờ.

Để nhớ lâu, em luôn học lại bài cũ vào buổi tối, nhẩm lại bài vào buổi sáng sớm. Bên cạnh đó, ngoài học từ thầy cô, bạn bè, em tự nghĩ ra phương pháp học cho mình. Phương pháp của em chỉ gói gọn trong một câu đơn giản: Làm tổng quát hóa các bài cơ bản và làm đơn giản hóa những bài phức tạp

Đỗ đầu 2 trường ĐH lớn, Hoàng dự định sẽ theo học trường nào?

- Em dự định sẽ học tại ĐH Y Hà Nội.

Ngoài học, Hoàng còn có sở thích, đam mê gì?

- Em thích đánh cầu lông, nghe nhạc, thích hát nhưng hát không hay (cười).

Hoàng có dự định gì sau khi nhập trường ĐH?

- Em chưa có dự định nào dài hơi, nhưng gia đình em sẽ khá khó khăn vì thu nhập cả bố và mẹ em mỗi tháng tổng cộng được 2,9 triệu đồng, nên có thể sau khi nhập trường em sẽ tìm việc làm thêm để phụ giúp gia đình.

Ước mơ của Hoàng sau này?

- Em mong ước trở thành một bác sĩ giỏi.

Em có thể chia sẻ vài lời với những bạn chưa thi đỗ?

- Em mong các bạn đừng buồn, hãy vững niềm tin và cố gắng học một năm nữa để thi được vào ngôi trường mình mơ ước.

Cảm ơn và chúc em đạt được ước mơ của mình!

Hải Bình thực hiện

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/thu-khoa-kep-quyet-thanh-bac-si-1971323/

Trường học ở Mỹ phát miễn phí iPad cho sinh viên

Posted: 29 Jul 2013 06:09 AM PDT

school-wireless-network-control-13750879

Các sinh viên sẽ được nhận miễn phí iPad cho mục đích học tập. 

Tặng iPad miễn phí nằm trong thỏa thuận của trường Los Angeles Unified School District với Apple vào tháng 6 vừa qua. Bản hợp đồng trị giá 30 triệu USD này sẽ giúp các sinh viên của trường nhận được iPad miễn phí cho mục đích học tập. Theo Citeworld, chương trình sẽ bắt đầu khởi động vào mùa thu này với 31.000 chiếc đầu tiên. Đến năm 2014, chương trình sẽ mở rộng với số lượng máy lên tới 640.000 chiếc, đủ cho toàn bộ sinh viên tại đây. 

Các mẫu máy tính bảng sẽ cài đẵn sẵn ứng dụng giáo dục và các chương trình khác để hỗ trợ quá trình nghiên cứu. Chương trình nhằm phổ cập công nghệ mới cũng như giúp tìm kiếm kiến thức mà có thể nhiều sinh viên đang không được sở hữu. 

Tuy nhiên, thông báo không nêu rõ mẫu iPad thế hệ mấy sẽ được dùng để trang bị cho các sinh viên tại đây. 

Los Angeles Unified School Districtlà trường công lập phục vụ cho các tiểu bang của California, Mỹ. Đây là trường công lớn thứ 2 Mỹ, chỉ đứng sau New York City Department of Education. Trong năm học 2011-2012, trường phục vụ 662.140 học sinh, với tổng số 45.473 giáo viên và 38.494 nhân viên khác. 

Hoài Anh

Nguồn: http://sohoa.vnexpress.net/tin-tuc/doi-song-so/truong-hoc-o-my-phat-mien-phi-ipad-cho-sinh-vien-2857077.html

Thủ khoa Thủy lợi tiếp tục đỗ thủ khoa trường y

Posted: 29 Jul 2013 05:10 AM PDT

Lê Xuân Hoàng, chàng thủ khoa Trường ĐH Thủy lợi HN (khối A) với 28,5 điểm
tiếp tục trở thành thủ khoa Trường ĐH Y Hà Nội với số điểm 29,5. Đây là thí sinh
đầu tiên trên cả nước đạt thủ khoa 2 trường đại học.

Hoàng gây ấn tượng cho mọi người bằng giọng nói nhỏ nhẹ, trầm ấm. Không facebook, không điện thoại di động, cậu bạn quê Hoằng Hóa, Thanh Hóa muốn tập trung cho việc học. Ngày nào em cũng dậy ôn bài từ 3h sáng.

th khoa, L Xun Hong

Lê Xuân Hoàng chụp chung với bạn (Ảnh: NVCC)

Lê Xuân Hoàng sinh ra trong gia đình 4 anh em. Chị cả hơn em 15 tuổi, sinh năm 1980 hiện đang dạy THCS ở huyện Hoằng Hóa. Chị thứ hai của em sinh năm 1983 hiện đang làm nghiên cứu sinh ở Trường ĐH Khoa học Xã hộiNhân văn HN.

Mãi sau bố mẹ mới sinh hai anh em Hoàng. Anh thứ 3 của em sinh năm 1992, hiện đang học tại Trường ĐH Y Hà Nội.

Cô Nguyễn Thị Bàn, mẹ Hoàng không giấu được vui mừng khi nhận tin con là thủ khoa Trường ĐH Thủy lợi HN. "Hồi chiều 18/7, anh trai Hoàng ở Hà Nội gọi về thông báo tin vui. Lúc ấy cô và Hoàng đều ở nhà. Biết tin cô vui lắm. Gia đình cô dù khó khăn nhưng vẫn cố gắng để nuôi các con ăn học. May mắn là cháu nào cũng ngoan ngoãn và học tốt".

Gia đình không có ruộng, cô Bàn nghỉ mất sức lao động từ lâu. Chồng cô ngày ngày đi làm bảo vệ ở cây xăng cách nhà hơn 4km. Cuộc sống vất vả, cô phải xoay đủ nghề từ nấu rượu, nuôi lợn đến làm hang mây tre đan xuất khẩu thuê. Vợ chồng ki cóp, tằn tiện chi tiêu may cũng đủ nuôi 4 chị em Hoàng ăn học.

Thương bố mẹ vất vả, Hoàng không những chăm chỉ học hành mà tranh thủ thời gian em vẫn phụ giúp mẹ nhận đồ mây tre đan xuất khẩu về làm. Cô  Bàn  thì  cười  xòa : "Trong gia đình, bố mẹ chưa bao giờ phải phiền lòng về Hoàng cả".

Trong giây phút xúc động, người mẹ lại nhớ về những ngày Hoàng còn thơ bé. "Cháu đau yếu thường xuyên, người sốt cao. Đã có lúc vợ chồng cô khóc vì sợ con không qua khỏi. Lên lớp 1, cô chỉ lo Hoàng không theo kịp các bạn trên lớp vì yếu quá. Nhưng rồi qua thời gian, sức khỏe cháu tốt dần lên. Đến lớp thầy cô lại khen cháu học tốt nên gia đình mừng lắm".

Hiền lành và có phần trầm tính là tính cách mà mọi người vẫn thường nói khi được hỏi về Hoàng.

Không facebook, không điện thoại di động, Hoàng tâm sự: "Em muốn dành thời gian tập trung cho việc học. Sau này khi lên ĐH có hai thứ đó cũng chưa muộn". Mỗi ngày Hoàng thường dành 1-2 tiếng để tập cầu lông hoặc đi bộ để rèn luyện sức khỏe và giúp tâm trạng được thoái mái. Trước kỳ thi hay những khi mệt mỏi, căng thẳng Hoàng thường nghe nhạc để lấy lại cân bằng và ổn định tâm lí.

Không học quá nhiều và quá khuya, Hoàng thường cố gắng nắm kiến thức cơ bản ngay khi học trên lớp. Về nhà em đào sâu nghiên cứu, làm nhiều dạng bài tập ở các sách tham khảo để nắm chắc kiến thức. Cậu bạn cũng có cuốn sổ nhỏ để ghi lại những công thức, cách làm hay. Khi không có sổ Hoàng gạch chân ngay trong sách những kiến thức quan trọng cần ghi nhớ.

Việc học vào sáng sớm khiến Hoàng dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Cậu bạn thường kết thúc việc học buổi tối hôm trước từ 22h và sáng hôm sau dậy từ 3h để bắt tay vào việc học. Với sự cần cù, chăm chỉ và phương pháp học tập hiệu quả, nhiều năm liền Hoàng là học sinh khá giỏi. Em cũng tham gia và đạt thành tích tốt trong một số kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh.

Nhận tin mình đỗ thủ khoa Trường ĐH Thủy lợi HN, Hoàng khá bất ngờ vì em tính mình chỉ được khoảng 27 điểm. Ngoài thi khối A, Hoàng còn đăng ký và thi vào ngành Bác sĩ đa khoa của Trường ĐH Y Hà Nội. Em dự tính mình cũng được khoảng 27 điểm.

"Nếu đỗ cả hai trường, em sẽ chọn theo học bác sĩ. Đó là ước mơ từ lâu của em. Em thực sự xúc động khi một lần được xem chương trình về cô gái xương thủy tinh trên truyền hình. Nhìn cuộc sống của những người nghèo khổ hay ốm đau như vậy em thực sự muốn trở thành bác sĩ để có thể giúp đỡ họ" – Hoàng chia sẻ.

Chiều 28/7, Trường ĐH Y Hà Nội công bố điểm thi của thí sinh. Năm nay trường
có tới 17 thủ khoa cùng đạt 29,5 điểm.

Theo danh sách này, Lê Xuân Hoàng là 1 trong 17 thủ khoa của trường. Như vậy, Lê Xuân Hoàng là thí sinh
đầu tiên trên cả nước đạt thủ khoa 2 trường đại học lớn.

Chia sẻ với VietNamNet, Hoàng khá bất ngờ trước thông tin mình là thủ khoa
Trường ĐH Y Hà Nội vì bạn ước tính chỉ đạt 27 điểm.

Hoàng cũng cho biết: "Nếu đỗ cả hai trường, em sẽ chọn theo học bác sĩ. Đó là
ước mơ từ lâu của em. Em thực sự xúc động khi một lần được xem chương trình về
cô gái xương thủy tinh trên truyền hình. Nhìn cuộc sống của những người nghèo
khổ hay ốm đau như vậy em thực sự muốn trở thành bác sĩ để có thể giúp đỡ họ" –
Hoàng chia sẻ.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/131809/thu-khoa-thuy-loi-tiep-tuc-do-thu-khoa-truong-y.html

-quot;Trường làng-quot; góp 4 thủ khoa

Posted: 29 Jul 2013 05:09 AM PDT

(GDTĐ) – Thầy Nguyễn Hữu Kiên – Hiệu trưởng Trường THPT Vĩnh Bảo (Hải Phòng) – cho biết: Đến thời điểm này, lớp 12A1 của trường đã có 4 học sinh đỗ thủ khoa các trường đại học. Đây năm thứ 7 liên tiếp,Trường có học sinh thi đỗ thủ khoa các trường đại học.


Thầy trò Trường THPT Vĩnh Bảo- Hải Phòng
 

Các thủ khoa của Trường THPT Vĩnh Bảo gồm: Nguyễn Hải Hà – Thủ khoa Trường Đại học Nông nghiệp 1 Hà Nội với 28,75 điểm (Toán 10, Hóa 10, Sinh 8,75); Đặng Phạm Phú – Thủ khoa Trường Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương với 27 điểm; Nguyễn Thị Nga – Thủ khoa Trường Đại học Giao thông vận tải TPHCM với 25 điểm và Phạm Thu Hà – Thủ khoa khối A Trường đại học Hải Phòng với 25,5 điểm.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện lớp 12A1 (niên khóa 2010 – 2013) của Trường THPT Vĩnh Bảo có 8 học sinh đỗ đại học từ 27 điểm trở lên, 23 học sinh đỗ đại học từ 25 điểm trở lên và gần chục em đỗ hai trường đại học.

Trường THPT Vĩnh Bảo được tôn vinh là "Ngôi trường của những thủ khoa" của Hải Phòng bởi 7 năm liên tục (từ 2006 – 2013) trường là đơn vị duy nhất trong thành phố liên tục có học sinh đỗ thủ khoa vào các trường đại học danh tiếng trong nước. Đây cũng là ngôi trường ở một huyện thuần nông liên tục có học sinh thi vào đại học điểm cao nhất thành phố.

Năm 2012, Trường THPT Vĩnh Bảo là trường học đầu tiên tại Việt Nam vinh dự được Tổ chức xác lập kỷ lục gia Việt Nam (thuộc Tổ chức xác lập kỷ lục gia thế giới ) trao danh hiệu “Trường THPT vùng nông thôn có nhiều thủ khoa nhất cả nước”.

Theo thầy Kiên, nguyên nhân để học sinh nhà trường đạt kết quả cao là do đội ngũ giáo viên nhà trường tâm huyết với nghề, có trách nhiệm trong công việc và hết lòng vì tương lai của học sinh, nhất là học sinh nghèo. Ở Vĩnh Bảo, ngoài giờ học chính, học sinh được học thêm ngay tại trường với mức đóng góp thấp, phù hợp điều kiện kinh tế. Các giáo viên không lấy thu nhập làm mục tiêu phấn đấu mà coi sự đỗ đạt, thành công của học trò là niềm vui, niềm hạnh phúc.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/truong-lang-gop-4-thu-khoa-1971329/

Đang Giao lưu trực tuyến ‘Tôi không chọn Đại học’

Posted: 29 Jul 2013 05:09 AM PDT

Nguyễn Anh Đức (TP.HCM) hỏi Để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho chính doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT, không ít các doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình đào tạo, ông đánh giá thế nào về hướng đi này của các doanh nghiệp?

Phó Chủ tịch Hội tin học TP.HCM Phí Anh Tuấn: Theo quan điểm của tôi, nên tiếp cận việc này ở hai hướng. Nếu như đào tạo thầy nên chú trọng trang bị các kiến thức nền tảng trước sau đó phát triển thêm các ngôn ngữ, kiến thức chuyên môn để người học có thể thích ứng với nhu cầu đa dạng của thị trường. Trong khi đó nếu đào tạo chuyên viên thì cần đào tạo chuyên sâu về một ngôn ngữ, một kỹ năng nào đó. Với loại hình này sự tham gia của Doanh nghiệp vào cùng đào tạo là một cách làm hiệu quả cho cả ba phía: Người học, đơn vị đầo tạo và doanh nghiệp tiếp nhận đầu ra của trường. Điều này giúp cho sinh viên ra trường có thể làm được ngay và doanh nghiệp thì có thể rút ngắn được thời gian đào tạo bổ sung, theo đúng ý muốn của mình.

Đại diện báo điện tử VTC News tại TP.HCM và VTC Academy TP.HCM trao tặng hoa cho các vị khách mời. Văn Hoàng (Bình Phước): Chào anh Nhựt, để trở thành 2D artist trong game thì em cần có những tố chất gì và có thể học ở đâu? Cảm ơn anh?

Ông Nhựt Nguyễn:  Chỉ cần 2 yếu tố duy nhất.

Một là bạn có chịu đựng được việc vẽ 50-60 tiếng/tuần hay không? Nếu có thì rất nhiều nơi để bạn học.

Học lớp của Nhựt và anh Phan Vũ Linh, Trương Huyền Đức chẳng hạn. (Cười). Đó là yếu tố tiên quyết. Bạn có yêu tố đó thì bạn có thể học bất cứ đâu.

Yếu tố thứ 2, khả năng tiếp thu. Ngoài việc hiểu, bạn còn phải học cách chấp nhận. Đã là một ngành thương mại, bạn phải học cách chấp nhận. Người nghệ sỹ có cái tôi là tốt, nhưng không được để cái tôi lấn át công việc của mình.

Bằng Quân (Bình Dương): Anh Nhựt ơi, anh nghĩ gì khi rất nhiều bạn trẻ chọn con đường "phải vào ĐH" bằng mọi giá?

Ông Nguyễn Nhựt: Có hai trường hợp. Bạn biết rằng đó là ngôi trường đáng để bạn mất 4-5 năm cuộc đời mình để đổi lại những kiến thức, những trải nghiệm mà không có nơi nào có được điều đó.

Trường hợp thứ 2, bạn hoàn toàn không biết mình muốn gì, sẽ làm được gì, phải làm gì thì ĐH là cứu cánh duy nhất để bạn đối diện với gia đình. Trường hợp này Nhựt sẽ khuyên, vào ĐH đi, hoặc ít nhất là một trung tâm đào tạo nghề nào đó để biết bản thân cần gì. Dù sai đi nữa, thì 2-3 năm đó đủ để bạn trải nghiệm, đủ để bạn hiểu hơn về bản thân mình.

Buổi giao lưu trực tuyến đang diễn ra tại văn phòng báo điện tử VTC News ở TP.HCM.
Lý Văn Tuấn (Bà Rịa Vũng Tàu): Anh Vinh cho em được hỏi, “Công ty anh đánh giá thế nào về trình độ chung giữa SV ĐH và các học viên học từ các trung tâm dạy nghề? Điểm mạnh và yếu của hai đối tượng này là gì?”

Ông Trần Duy Vinh: Tôi nghĩ cũng tùy, nhưng nhìn chung các học viên từ trung tâm dạy nghề thì thường được trang bị kiến thức ở một vài lĩnh vực cụ thể từ trung tâm dạy nghề, có thể ứng dụng vào công việc liên quan được ngay. Trong khi thì SVĐH có ưu thế về kiến thức nền tảng tốt hơn, khả năng nghiên cứu học hỏi cái mới nhanh hơn, nên có nhiều sự linh động hơn trong công việc.

Việt Hoàng (Bình Dương): Xin chào anh Hoàng, em có chút thắc mắc: Khi em thi tuyển vào VTC Academy mà được điểm cao,em có được ưu đãi gì không? Cảm ơn anh!

Ông Trương Huy Hoàng:  Chào bạn, hiện tại VTC Academy đang có chương trình dành cho các bạn đạt được điểm cao thi đầu vào:

CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI "ĐIỂM THI CAO – HỌC BỔNG KHỦNG"

NỘI DUNG:
- Tặng ngay iPad Mini khi hoàn tất thủ tục nhập học.
- Khi tham gia thi đầu vào tại VTC Academy với 3 môn: IQ, GMAT và Tiếng Anh.
Kết quả thi càng cao, học viên sẽ nhận được học bổng giá trị lớn.
- Từ 51 – 60 điểm: Học bổng trị giá 10 triệu đồng
- Từ 30 – 50 điểm: Các học bổng trị giá 6 triệu, 4 triệu, 3 triệu đồng
Với hơn 200 suất học bổng tổng trị giá 2 tỷ VNĐ đang chờ bạn.

Nguyễn Viết Tiến: Cho em được hỏi anh Nhựt, “Có rất nhiều người vào Đại học mà không có đam mê, họ chỉ đi theo đám đông, và kết quả là: nhiều người bỏ học, hoặc cũng có những người tốt nghiệp nhưng không xin được việcAnh có lời khuyên nào cho các bạn? Học Đại học hay học theo đam mê?”

Ông Nhựt Nguyễn: Học Đại Học với ngành đam mê của mình có lẽ là lời khuyên chính xác nhất (Cười). Vì đây là một câu hỏi khá chung chung nên Nhựt không thể cho lời khuyên chính xác được. Mỗi người, mỗi hoàn cảnh khác nhau, ngay cả đam mê của các bạn cũng khách nhau. Có bạn đam mê thực sự nhưng bản thân hoàn toàn không phù hợp với ngành mình chọn, có bạn đam mê nửa vời, hôm nay đam mê cái này, ngày mai đam mê cái khác.

Đối với Nhựt, ngay cả làm đúng với ngành của mình yêu thích bản thân Nhựt chưa hẳn đã thỏa mãn với công việc của mình, chưa thực sự đúng với đam mê của mình. Nghề là kiếm tiền, có tiền mới nuôi dưỡng được đam mê. Đại đa số mọi người đều theo guồng quay của xã hội, đều phải tất bật lo cơm áo gạo tiền hàng ngày. Nếu đam mê bạn đủ lớn, đủ mạnh, Nhựt chắc chắn bạn có cách để nuôi dưỡng đam mê của mình. Bạn vẫn còn 1 lí do để đổ lỗi cho việc không thể theo đuổi đam mê của mình thì lúc đó đam mê của bạn vẫn chưa đủ lớn.

Mai Hoa: Em có chút thắc mắc xin được hỏi anh Vinh: Nhiều sinh viên ra trường cảm thấy bị shock trước môi trường làm việc thực tế, bởi nó quá khác so với những gì được dạy trên giảng đường. Còn cty thì phải tốn thời gian để đào tạo họ vào môi trường doanh nghiệp hoặc nếu không đào tạo được thì sẽ sa thải. Còn những người không bằng cấp, họ giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm thực tế qua nhiều dự án thì tại sao không cho họ một cơ hội mà lại loại họ ngay từ “vòng gửi xe” với lý do: Không có bằng ĐH? Công ty cần kinh nghiệm, chuyên môn hay cần tấm bằng?

Ông Trần Duy Vinh: Tôi nghĩ chúng tôi cần cả 2. FSOFT vẫn đang tăng trưởng nhanh, trung bình khoảng 30%/năm, hiện tại chúng tôi đang có khoảng 4500 người và mục tiêu cuối năm 2013 đạt 5000 người, vì vậy chúng tôi vẫn cần rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ giỏi và nhiệt huyết.

Tô Thanh Kiên: Là thành viên của hội tin học, anh Tuấn có thể cho biết những người theo học CNTT để đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay thì cần hội tụ những tố chất gì? Vấn đề ngoại ngữ khi theo học CNTT có phải là nhiệm vụ hàng đầu?

Ông Phí Anh Tuấn: Tôi cho rằng không chỉ ngành CNTT mà còn là bất cứ ở ngành nghề nào đó là lòng yêu nghề, sự đam mê, sự tận tụy với công việc và muốn thành công lớn thì bạn cần phải có đạo đức nghề nghiệp.

Còn vấn đề ngoại ngữ, đó chính là một phương tiện để giúp làm cho bạn thành công nhanh hơn.

Cao Tuấn: Chào anh Nhựt, anh Nhựt có cho rằng nếu có tấm bằng ĐH anh sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn?

Ông Nhựt Nguyễn: Thật sự, ĐH sẽ có nhiều cơ hội tốt hơn. Bạn dễ xin du học hơn, dễ được đề bạt hơn, dễ được cất nhắc hơn cho một vài vị trí quan trọng nếu như đó là trường loại A, có danh tiếng. Nhưng dù bạn từ ĐH ra, hoặc không, thì ở thời điểm hiện tại, các công ty đều đánh giá dựa trên năng lực thực thụ của các bạn. Đa số các bạn có khả năng, tự phát tự học, bạn giỏi thật nhưng người quản lý học luôn xét đến yếu tố đảm bảo như khả năng quản lý thời gian (deadline), khả năng làm việc nhóm (teamwork), khả năng quản lý (management), khả năng giao tiếp (communicate) của người nhân viên. Tất cả những yếu tố các bạn học ở trường ĐH đều it nhất một lần được thử thách được va chạm qua các đồ án, các đồ án cá nhân, các đồ án theo nhóm, bạn là trưởng nhóm hay không?

Ít nhất ở trường ĐH bạn luôn phải đối phó với 1 thứ đó là thời hạn nộp bài, nếu không bạn sẽ bị huỷ tín chỉ môn đó, nợ môn và học lại. Nhìn vào bảng điểm và đánh giá của trường, người quản lý sẽ it nhiều đánh giá được năng lực của bạn mà không phải tốn thời gian thử thách hay kiểm chứng nữa.

Bạn đọc lập, bạn tự học, tự phát triển, hãy chứng tỏ tất cả những khả năng của bạn có đối với người quản lý, đối với công ty thì bạn phải có những dự án cá nhân và dự án nhóm đủ thuyết phục như một người có bằng ĐH trong tay. Khi đó, cơ hội của cả 2 là như nhau.

Đức Tuấn: Xin được hỏi chị Hồng Nhung: “Nếu được chọn lại, chị có chọn Đại học không? Hay chị vẫn chọn nhảy ạ?”

Bà Võ Hồng Nhung: Nếu cho Nhung chọn lại, Nhung vẫn chọn nhảy múa, Nhung không nghĩ mình chọn nhảy múa, mà nhảy múa chọn Nhung. Nhung thấy mình may mắn và hạnh phúc vì điều đó.

Võ Hồng Nhung - top 4 cuộc thi So you think you can dance. Võ Hồng Nhung – top 4 cuộc thi So you think you can dance. Đỗ Hữu Thanh: Em xin được hỏi yêu cầu nhân lực của các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam là gì?anh Tuấn cho em hỏi tại sao sinh viên đào tạo về ngành CNTT hàng năm tốt nghiệp ra trường tại Việt Nam nhiều, nhưng các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam vẫn lên tiếng về việc khan hiếm nhân lực?

Ông Phí Anh Tuấn: Theo Tôi điểm mấu chốt về nguồn sinh viên tốt nghiệp ra trường chính là tính chuyên nghiệp của họ chưa cao. Tác phong làm việc còn mang tính nông dân rất khác biệt với ngành CNTT vốn là ngành hơi thiên hướng về khoa học và công nghệ.

Hiện nay trong điều tra mới của chúng tôi vào năm 2012 cho thấy: các doanh nghiệp khi tuyển dụng gặp những khó khăn khi tuyển dụng: đối với chuyên viên phần cứng là nguồn nhân lực thiếu kinh nghiệm, thiếu kỹ năng và trình độ ngoại ngữ yếu, luôn chiếm ở tỷ trọng hơn 30%.

Với các chuyên viên phần mềm tỷ trọng này là thiếu kinh nghiệm chiếm 44%, thiếu kiến thức chuyên môn 29%, thiếu kỹ năng mềm 44%, còn ngoại ngữ thì thiếu 44%. Điều này cũng có thể giải thích cho câu hỏi của bạn về vấn đề này.

Nguyễn Tuấn Anh: Em là sinh viên năm cuối đại học, xin được hỏi anh Vinh câu hỏi, trong môi trường giáo dục Việt Nam rất có vấn đề từ cấp tiểu học tới ĐH, thì theo cty khả năng nào anh đánh giá cao nhất ở các ứng viên? Và họ cần làm gì để phát huy các khả năng đó?

Mr.Trần Duy Vinh_FSOFT: Đánh giá ứng viên nhiều nhất ở khả năng nghiên cứu, tự học hỏi cái mới, khả năng ngoại ngữ cũng như tinh thần nhiệt huyết, máu lửa, dám đương đầu với thử thách. Các bạn cần chuẩn bị tốt kiến thức nền tảng từ ghế nhà trường, trau dồi ngoại ngữ và thực hành lập trình phần mềm càng nhiều càng tốt thông qua các dự án cá nhân hay cùng với bạn bè.

Nguyễn Huy: Anh Hoàng ơi, chương trình dạy kĩ xảo VFX trong phim ảnh ở VTC Academy có lấy từ những điều anh học đươc ở Trường Điện Ảnh Vancouver Canada không ạ? Nếu không thì chương trình dạy lấy giáo án từ đâu ạ?

Ông Trương Huy Hoàng: Chương trình học ở VTC Academy một phần được đúc kết từ kinh nghiệm học tập và làm việc của anh tại Canada. Một phần khác đó là sự hỗ trợ của các chuyên gia, các Artist cùng ngành hiện đang làm việc trong các dự án lớn và cộng tác tại VTC Academy.

Đặng Trung Thành: Nghe báo đài nói nhiều về khả năng "miễn dịch" khủng hoảng kinh tế của ngành CNTT, vậy cho em hỏi mức độ tăng trưởng của ngành CNTT tại Việt Nam trong những năm qua như thế nào và dự đoán trong tương lai ra sao?

Chú Tuấn có thể trả lời giúp cháu được không ạ ?

Ông Phí Anh Tuấn: Các bạn có thể xem các số liệu thống kê sau: Doanh thu về ngành CNTT năm 2011 phần cứng 11,3 tỉ USD tăng trưởng 101%, phần mềm là 1,2 tỉ USD tăng trưởng 10%, phần công nghiệp nội dung số là 1,16 tỉ USD tăng trưởng 25% so với năm 2010.

Tốc độ tăng trưởng phần cứng tăng mạnh do các nhà máy của các tập đoàn nước ngoài đầu tư về việt Nam bắt đầu sản xuất (intel, canon,….). Tốc độ tăng trưởng phần mềm thì giảm từ 25% năm 2010 xuống 10% năm 2011 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tác động chậm đến Việt Nam. C

ông nghiệp nội dung số từ tỉ lệ tăng trưởng 35% năm 2010 còn 25% năm 2011, do doanh số vẫn tăng nhưng tỉ lệ tăng trưởng lại giảm xuống.

Dự báo của chúng tôi trong năm tới vẫn giữ được tỉ lệ tăng trưởng 2 con số trên năm.

Diệp Hùng: Hiện em đang là sinh viên Kiến trúc HN nhưng em khá đam mê công nghệ. và cũng biết khá nhiều có thể làm những việc các anh chị chạy sử dụng phần mềm ios, adroid mac os windown phone, windown… Vậy em muốn đi làm mà ko có bằng cấp thì em có đc làm không ạ. vì em thích làm theo sự đam mê của mình. Mong cô chú anh chị giúp em định hướng với ạ. Em cám ơn!

Ông Trương Huy Hoàng: Theo bạn thì bạn đang học về Kiến trúc nhưng bạn cũng biết về IOS, Android vậy thì bạn nên tự hỏi đam mê chính thức của bạn là lĩnh vực nào, và nên theo đuổi nó đến cùng.

Tôi nghĩ hiện giờ bằng cấp chỉ là 1 phần trong công việc, nhưng cái quan trọng nhất vẫn là thực lực của chính bản thân mình. Nếu bạn thực sự có khả năng tôi tin chắc bạn sẽ kiếm được công việc hoàn toàn phù hợp với mình.

Chúc bạn may mắn và thành công.

Minh Hoàng: Anh Nhựt cho em hỏi: “Rớt đại học là chuyện "động trời", rất nhiều sức ép từ bản thân, gia đình, xã hội, bạn bè. Anh có lời khuyên nào thiết thực để giúp tụi em ạ?”

Ông Nhựt Nguyễn: Nhựt đã từng đậu ĐH, nhưng vì điều kiện gia đình nên k theo học ĐH. Việc rớt ĐH, Nhựt cho rằng đó là áp lực đầu tiên của bản thân, là trách nhiệm đối với gia đình. Nếu như áp lực này không vượt qua được, thì sau này còn rất nhiều áp lực trong cuộc sống. Bạn phải biết tin tưởng vào bản thân. Mỗi ngày, mỗi giờ bạn đóng góp cho xã hội, cộng đồng. Mỗi việc làm của bạn đều có ích cho cuộc sống. Đó là giá trị của bản thân, nếu bạn làm được điều đó, bạn sẽ vượt qua mọi sức ép của gia đình và xã hội.
Hãy tin tưởng vào bản thân mình!

Trương Hoàng Gia: Ông có thể chia sẻ xu hướng phát triển ngành Công nghệ thông tin của Việt Nam trong năm nay và trong các năm kế tiếp sẽ như thế nào? Chuyên ngành nào của CNTT sẽ được khởi sắc trong tương lai?

Ông Phí Anh Tuấn: Mặc dù kinh tế đang khó khăn nhưng dự báo ngày CNTT vẫn có tốc độ tăng trưởng hai con số trong các năm kế tiếp. Trong đó các ngành sau sẽ tốt hơn lên :
• Sản xuất xuất khẩu thiết bị ICT do các tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam tiếp tục tăng năng lực sản xuất.
• Gia công phần mêm đặc biệt là các ứng dụng cho thiết bị di động
• Công nghiệp nội dung số
• Ứng dụng IT vào trong doanh nghiệp vừa và nhỏ
• Ứng dụng IT trong quản lý Nhà nước
• Các dịch vụ tích hợp hệ thống, cho thuê trên nền tảng điện toán đám mây.

Lê Đức Trung: Cho em được hỏi mức lương bình quân của ngành Công nghệ thông tin hiện nay như thế nào?

Ông Phí Anh Tuấn: Chúng tôi chia sẻ một số số liệu điều tra năm 2012 trong phạm vi hẹp các doanh nghiệp CNTT tại TP. Hồ Chí Minh thì : đa phần lương chuyên viên phần cứng nằm trong khung từ 3 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ. Chuyên viên phần mềm trong khung 3 triệu VNĐ đến 15 triệu VNĐ. Cán bộ quản lý trong khung 5 triệu VNĐ đến trên 15 triệu VNĐ (số liệu năm 2012)

Nguyễn Châu Minh: Em là sinh viên năm 3, xin được hỏi anh Vinh: Qua nhiều năm tuyển dụng, anh thấy các sinh viên mới ra trường còn thiếu điều gì? Và họ cần làm gì để khắc phục điều đó? Cảm ơn anh!

Ông Trần Duy Vinh: Tôi thấy các sinh viên mới ra trường còn thiếu các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm, ngoại ngữ và kỹ năng thực hành lập trình phần mềm. Các bạn nên tự trang bị học thêm về ngoại ngữ vốn rất cần khi thực hiện các công việc trong ngành CNTT vì thường xuyên phải đọc các tài liệu tiếng Anh hay ngoại ngữ khác, thường xuyên phải trao đổi với khách hàng, đối tác bằng tiếng nước ngoài. Các bạn cũng nên tham gia vào các khóa học trau dồi các kỹ năng mềm như quản lý thời gian, kỹ năng trình bày, giao tiếp, giải quyết vấn đề… Cũng như nên thực hành càng nhiều càng tốt việc lập trình thông qua các dự án cá nhân hay tham gia cùng bạn bè…

Nguyễn Thành Tâm_TP.Hồ Chí Minh: Cho em hỏi thêm 1 câu nữa – Anh nghĩ thế nào về việc trở thành 2D artist khi mà không qua 1 trường lớp nào và em cũng không có ý định sẽ thi lại vào các trường như ĐH Mỹ Thuật hay Kiến Trúc. Phần lớn em chỉ học qua lớp hình họa của anh Phan Vũ Linh – còn lại em đều tự tìm hiểu, mua sách về học và tự luyện tập. Vì em hiện tại là sinh viên ngành Quản Trị Kinh Doanh, e vẫn sẽ tiếp tục tự học trong thời gian từ đây cho đến khi tốt nghiệp. Anh chị có nghĩ là em phải cần có 1 cái chứng chỉ nào đó để trở thành 1 2D artist không – hay tất cả sự thành công hay không đều phải do tay nghề vẽ của mình ??? Vì em chắc chắn sẽ phải trở thành 2D artist và cố gắng kết hợp QTKD vào trong đó. Em xin cám ơn!

Ông Nhựt Nguyễn: Việc bạn theo đuổi như vậy, chứng tỏ bạn là một người có đam mê. Đại học không phải là tất cả, bạn không cần phải có 1 chứng chỉ nào trên tay (Nhựt cũng không có) (Cười).

Nhưng bạn không thể chiến đấu mà không có 1 tấc sắt trên tay. Và kiến thức cơ bản chính là tấc sắt của bạn.
Giải phẫu, phối cảnh, nguyên lí thị giác, nguyên lí ánh sáng…tất cả, đều là hành trang để bạn tiến đến con đường 2D artist. Ngoài ra, sử dụng thành thạo phần mềm đồ họa cũng là 1 trong những yếu tố cần thiết để bạn theo đuổi nghề này.

Lời khuyên cuối cùng, bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu, song song với việc rèn luyện vẽ tay mỗi ngày. Đừng quên làm việc 1 tuần trên 50 tiếng.

Dương_Hưng Yên:
Tôi được biết VTC Academy mới mở chuyên ngành dạy đồ họa 3D. Học chương trình này sẽ mất bao lâu? Và ở HN có đào tạo ko hay chỉ trong tp HCM?

Ông Trương Huy Hoàng: VTC Academy có 2 chuyên ngành 3D đó là 3D Game design được đào tạo trong vòng 2 năm; và 3D Animation VFX được đào tạo trong vòng 1,5 năm.

Hiện tại 2 ngành 3D trên đang được VTC Academy đào tạo tại HCM và HN. Bạn có thể xem chi tiết qua website www.academy.vtc.vn hoặc liên hệ trực tiếp để bộ phận tư vấn giải đáp rõ hơn nhé.
Cảm ơn bạn đã quan tâm.

Duy Phương_TP.Hồ Chí Minh: Chị Nhung thân mến, chị nghĩ gì khi rất nhiều bạn trẻ chọn con đường "phải vào ĐH" bằng mọi giá? Làm thế nào để biết mình đam mê gì ạ? Chị phát hiện ra niềm đam mê nhảy như thế nào ạ?

Bà Võ Hồng Nhung: Đại Học là một con đường tốt để các bạn hướng tới nhưng nếu vì một lí do gì đấy, chúng ta không thực hiện được thì vẫn có những cơ hội khác cho tương lai của mình, quan trọng là sớm nhận ra và quyết định nó chứ đừng để tới khi học hết 4 năm ĐH rồi mới hối tiếc.

Khi bạn đam mê một điều gì đấy, bạn sẽ thấy thích thú với nó, có thể bỏ hàng giờ ngồi nghiên cứu, bạn thấy mình vui và hạnh phúc khi được làm nó.

Nhung nhận ra mình thích nhảy từ nhỏ rồi… lúc đấy cứ xe tivi thấy mấy anh chi trong vũ đoàn ABC rồi Nhung bắt chước nhảy theo… và cứ ước mơ sẽ có ngày được nhảy cùng các anh chị

Nguyễn Thị Thanh Thảo_Tây Ninh:
Cháu xin được hỏi thị trường của ngành CNTT tại Việt Nam trong những năm qua có thay đổi ra sao? Và ngành nào của CNTT đang là hot nhất?

Ông Phí Anh Tuấn: Đây là một câu hỏi hay. CNTT của Việt Nam cũng không tránh khỏi việc đi theo xu hướng công nghệ quốc tế và thường đi sau một nhịp từ 3-5 năm. Với điện toán đám mây đang phát triểm mạnh mẽ, dự báo các ngành liên quan đến vận hành, network, hạ tầng sẽ có nhu cầu giảm dần. Trong khi đó các ngành liên quan đến phân tích dữ liệu, các phát triển cho ứng dụng Mobile, nội dung số cũng như tận dụng mạng xã hội vào kinh doanh sẽ trở nên có nhu cầu nhiều hơn.

Hoàng Nam_Thanh Hóa: Xin cho em hỏi anh Hoàng: Cho em hỏi đối tượng có thể tham gia học có phải nhất thiết là sinh viên không hay chỉ cần đã tốt nghiệp lớp 12 như các trung tâm aptech, NIIT?

Ông Trương Huy Hoàng: Đối tượng tuyển sinh của VTC A bao gồm: những người đã đi làm, sinh viên, và những người đã tốt nghiệp PTTH. Chúng tôi có phân loại để tổ chức các lớp phù hợp cho từng đối tượng. Chủ trương chúng tôi không đào tạo đại trà mà hướng đến những người có đam mê, định hướng nghề nghiệp rõ ràng, và có nỗ lực hết mình trong quá trình học tập để có thể tạo ra những nhân sự đáp ứng được yêu cầu công việc của các chuyên ngành mà VTC A đào tạo.

Mai Lâm Hoa_Khánh Hòa: Cho tôi hỏi anh Giang câu hỏi: Là người đã đi làm từ lâu nhưng tôi rất hứng thú với chủ đề của chương trình "Tôi không chọn Đại học" .Anh nghĩ gì khi đồng ý tham gia chương trình này? Phải chăng Công ty Anh luôn rộng cửa đón nhận những người không có bằng Đại học vào làm?

Ông Đào Trường Giang: Ở nhiều các quốc gia phát triển trên thế giới, đã từ lâu vào đại học không phải là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Đặc biệt đối với ngành công nghệ nội dung số, trên thế giới có nhiều tấm gương thành công lớn đã không chọn con đường đại học để theo đuổi đam mê và ước mơ của mình.

ông Đào Trường GiangĐại diện cho VTC online Hồ Chí Minh, ông Đào Trường Giang – Giám đốc tại buổi giao lưu. Ví dụ như: Bill Gate, Larry Ellison, Steve Job,…Ở góc độ của một doanh nghiệp, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến năng lực chuyên môn, đam mê và những gì chúng tôi tin rằng các ứng cử viên có thể đóng góp cho doanh nghiệp của mình không quan trọng bằng cấp của họ là gì.

Trên thực tế, tại công ty Tôi có nhiều cán bộ quản lý cũng như chuyên gia giỏi không có bằng đại học. Tuy nhiên tại Việt Nam đa số mọi người cho rằng vào đại học là con đường duy nhất để dẫn đến thành công. Vì vậy, Tôi cảm thấy rất hào hứng tham gia chương trình để có thể lắng nghe suy nghĩ của các bạn trẻ, để có thể chia sẻ nhiều hơn với hi vọng giúp các bạn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho mình.

Châu Minh Tuấn_Đà Nẵng: Em xin phép được hỏi anh Giang:”Rất nhiều nhà tuyển dụng hiện nay luôn khẳng định: "Chúng tôi không quá coi trọng vấn đề bằng cấp của ứng viên". Nhưng thực tế người đi làm lại luôn bị áp lực về vấn đề cần phải có bằng cấp. Vậy theo ông vì sao lại có sự "đối lập" này?”

Ông Đào Trường Giang: Bằng cấp giống như một bộ trang phục vậy, khi mới gặp nhau, nó là yếu tố đầu tiên để người ta tiếp cận và tìm hiểu về nhau. Tuy nhiên với vai trò là bộ trang phục nó sẽ không thể phản ánh đầy đủ về giá trị của Người mang nó. Thực tế trong nhiều năm làm Quản lý, Tôi đã tiếp nhận rất nhiều nhân sự không có bằng đại học đồng thời cũng từ chối rất nhiều ứng viên có bằng đại học thậm chí là bằng khá giỏi, nhưng không có đủ đam mê hoặc không phù hợp với doanh nghiệp của mình. Điều tôi muốn nói là trang phục đẹp thì cũng tốt đấy, nhưng nội dung đẹp mới là vấn đề quan trọng nhất. Các bạn trẻ nên gạt bỏ bớt áp lực để hiểu rõ về đam mê của mình hơn và mạnh mẽ theo đuổi niềm đam mê ấy, bởi nếu thiếu đam mê, cho dù là trong ngành nào, cũng rất khó để có được thành công.

Vũ Nguyên Hoàn Mỹ: Em xin đặt câu hỏi trực tiếp đến anh Nhựt Nguyễn. Được biết về anh rất thành công với công việc trước đây là vẽ concept game cho VNG, và hiện nay là art/creative director. Vậy ngày đó không học Đại học anh đã chọn con đường tự học hay là như thế nào để được như bây giờ ạ? Cảm ơn anh và chương trình rất nhiều. (Gửi từ một fan hâm mộ của anh từ khá lâu rồi).

Ông Nhựt Nguyễn: Ngày trước Nhựt từng đậu ĐH nhưng vì kinh tế gia đình nên không thể theo học được, Nhựt phải đi làm, và trong thời gian đi làm, Nhựt theo dõi thông tin về đồ hoạ thì đăng ký học ở trung tâm đồ hoạ DPI. Nhưng Nhựt không học hết tất cả vì cũng không có đủ học phí, Nhựt chắt lọc chọn những môn thật cần thiết cho bản thân mình qua việc tự tìm hiểu trên các diễn đàn đồ hoạ.

Sáng Nhựt đi học từ 7h-9h, ở lại trường mượn phòng LAB để thực hành vì lúc này Nhựt không có máy tính. Trưa thì bắt đầu phụ việc ở hiệu làm tóc đến tối, vì ban đêm thì khách làm tóc đông hơn. Mỗi khi làm xong Nhựt tranh thủ chạy ra hàng net online 1-2 tiếng để tra cứu, nghiên cứu thêm. Học được 4 tháng thì Nhựt đi xin việc ở nhà in và được nhận làm. Lúc đầu thì chỉ ngồi xếp file, kiểm tra film, kẽm. Sau thì được cho ngồi bình bản xuất file, tiếp xúc với các file thiết kế của khách hàng.

Sáng Nhựt đi làm, tối tiếp tục học ở DPI các môn còn sót lại chưa được học. Học xong quay lên công ty mượn máy công ty lấy file khách hàng ra nghiên cứu và tự mày mò làm theo. Khi nào chán thì lại luyện vẽ tay. Cứ như vậy cho đến giờ, trung bình thời gian học và làm việc của Nhựt từ 50-60 tiếng/tuần.

Nguyễn Hoàng Nam_Bà Rịa-Vũng Tàu: Xin được hỏi anh Duy Vinh: Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, khá nhiều cty tái cơ cấu bằng việc cắt giảm nhiều nhân sự. Điều này đồng nghĩa vấn đề xin việc ngày càng khốc liệt và khó khăn hơn, vậy học trong trường ĐH ra liệu có đủ khả năng để có một việc làm ổn định và đúng với mong muốn?
Xin cảm ơn anh


Ông Trần Duy Vinh:
Với các ngành khác thì ko biết sao, nhưng với ngành gia công xuất khẩu phần mềm thì doanh thu xuất khẩu phần mềm vẫn tăng trưởng tốt (như ở FSOFT hiện tại khoảng 30%, hiện tại chúng tôi đang có 4,500 người và dự định cuối năm 2013 sẽ tăng lên 5,000 người) nên cơ hội dành cho các bạn sinh viên ngành CNTT vẫn còn rất nhiều. [16:08 PM - 29/07/2013]

Văn Chung_TP.Hồ Chí Minh: Chào chị Hồng Nhung, em có được biết chị qua cuộc thi So you think you can dance, chị cho em hỏi: Kỉ niệm đáng nhớ nhất trong cuộc thi là gì ạ? Tham gia cuộc thi chị thấy mình được gì ạ?

Bà Võ Hồng Nhung: Đối với So You Think You Can Dance, mỗi khoảnh khắc, mỗi phút, mỗi giâu đều là những kỷ niệm đáng nhớ nhất. Sau khi tham gia cuộc thi, Nhung nhận được rất nhiều: nhận được sự thương yêu của khán giả, được học những bài học, mà có bỏ ra cả trăm triệu cũng không thể học được. Nhất là Nhung nhận được tình bạn của đồng nghiệp, và một trong những tình bạn đó đã đi với Nhung đến lúc này, luôn động viên, luôn nhắc nhở Nhung phải làm gì trong những lúc khó khăn trong cuộc sống. [16:09 PM - 29/07/2013]

Tuyết Lan_Quảng Ninh: Cho em được hỏi anh Trương Huy Hoàng:” Em cũng đã tìm hiểu chương trình các trung tâm khác thì không biết là bên mình có điểm khác biệt gì so với các trung tâm khác?”

Ông Trương Huy Hoàng:  Đơn vị đào tạo đặt trong doanh nghiệp.

Nhiều chuyên gia hàng đầu Việt Nam đã từng tham gia các dự án đình đám trong và ngoài nước( Pose,Nokia, BĐCL, John Carter, ….)cùng tham gia vào đội ngũ giảng dạy và hỗ trợ kỹ thuật của VTCA như anh Phan Vũ Linh, Trương Huyền Đức, Phùng Đình Dũng, Nguyễn Quốc Hiệu, Dương Văn Điệp, Phạm Đình Thịnh, Nhựt Nguyễn.

Giáo trình, tài liệu được nghiên cứu xây dựng dựa trên yêu cầu thực tế của thị trường nhân lực Việt nam và khung đào tạo của Quốc tế. Do đó sẽ gồm cả Tiếng Anh và Tiếng Việt. Giảng dạy bằng Tiếng Việt (trừ một số môn do các chuyên gia nước ngoài đào tạo sẽ học bằng Tiếng Anh).

- Cam kết tuyển dụng: Với các bạn được tốt nghiệp đoạt lại Khá, VTC sẽ tuyển dụng vào làm việc với mức lương hấp dẫn.
- Thực tập tại VTC và các đối tác: Tecmo Koei Software Việt Nam, Emobigames. [16:11 PM - 29/07/2013]

Nguyễn Anh Tuấn_Cà Mau: Xin được hỏi anh Vinh: “Tôi không học Đại học, nhưng tôi có bằng chuyên môn về lĩnh vực lập trình mobile và 2 năm kinh nghiệm đi làm. Vậy khả năng của tôi có vào được công ty anh không?”

Ông Trần Duy Vinh: Thật ra ở FSOFT bằng cấp không phải là cái bắt buộc phải có, chúng tôi chủ yếu quan tâm đến khả năng thực hiện công việc của các bạn cũng như tiềm năng phát triển của ứng viên. Chỉ khi nào có những cơ hội đi chinh chiến/onsite dài hạn tại nước ngoài như Âu, Mỹ…thì yêu cầu bằng cấp sẽ được cân nhắc trong hồ sơ xin visa.

Nguyễn Thị Lan Hương_Bến Tre: Xin được hỏi anh Giang “Em mới tốt nghiệp lớp 12, em có 1 câu hỏi:Với những người không có bằng cấp, trong vấn đề xin việc làm của họ, Diễn giả có lời khuyên nào để dễ dàng lọt vào "mắt xanh" nhà tuyển dụng?

Ông Đào Trường Giang: Em mới tốt nghiệp lớp 12, chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, việc quan trọng nhất bây giờ là phải hiểu rõ mình phù hợp với công việc gì, mình có đủ đam mê hay không. Nếu đã tim ra thì phải mạnh mẽ theo đuổi, phải tìm ra nơi đào tạo tốt nhất cho ngành của mình và cố gắng học. Nói bằng cấp không quan trọng không có nghĩa là không cần phải học, không cần có bằng cấp. Để có thể lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng, em phải chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị mà em sẽ đóng góp vào trong doanh nghiệp của họ, bằng cách chứng minh tài năng và đam mê của mình.

Minh Hằng_TP.Hồ Chí Minh: Chị Nhung ơi, dám từ bỏ con đường đại học để theo đuổi đam mê là một sự lựa chọn vô cùng mạo hiểm. Chị có nghĩ rằng chỉ những người thực sự có tài năng mới nên mạo hiểm. Còn những người bình bình thì chỉ nên sống một cuộc sống bình thường hay không?

Bà Võ Hồng Nhung: Đây là một câu hỏi hay, Nhung xin phép trả lời: Cuộc sống bình thường là gì: là mỗi sớm thức dậy được làm điều mình thích và được sống với đam mê của mình. Không ai tài năng mà thành công nếu không biết rèn luyện bản thân mình cả. Mỗi điều trong cuộc sống đều có giá của nó…bạn sẽ làm được nếu bạn dám bước ra khỏi vỏ ốc của mình ,và không ngại thất bại.

Có một câu nói mà Nhung rất tâm đắc: Thành công chỉ 1% là nhờ tài năng, 99% là nhờ sự khổ luyện.

Phạm Công Lĩnh_Hà Tĩnh: Em muốn làm một nhà kinh doanh. Em đã thi vào 1 trường kinh tế ở TP HCM. Nhưng thực sự em không muốn học đại học mà muốn bắt tay vào kinh doanh ngay từ bây giờ. Vậy liệu em có thể vừa học vừa kinh doanh được không? Và nếu được thì làm thế nào để em có thể vừa kinh doanh vừa học được trong cùng một lúc vì em ko muốn làm bố mẹ buồn do không có bằng đại học.

Không lẽ em phải đợi học xong rồi mới đi ra kinh doanh, cơ hội đâu phải lúc nào cũng có.

Ông Phí Anh Tuấn: Trước tiên thì anh khuyến khích tinh thần khởi sự và đam mê kinh doanh của em, tuy nhiên để trở thành một chủ doanh nghiệp cần phải chuẩn bị rất nhiều việc, nhiều thứ, nó không chỉ đơn thuần là tiền mà còn là kiến thức, hiểu biết kỹ thuật về ngành nghề mình định kinh doanh. Đó còn là các kiến thức và hiểu biết về thị trường, đó còn là các kinh nghiệm về điều hành con người, điều hành tổ chức.

Trong CNTT luôn có một huyền thoại Bill Gates, ông đã nghỉ học để thành lập hãng Microsoft và đã cực kỳ thành công, tuy nhiên khi chia sẻ với sinh viên, ông luôn nhắc là các bạn sinh viên đừng học theo gương của tôi mà hãy học đủ các kiến thức nền tảng trước khi khởi sự doanh nghiệp. Bạn vẫn có thể giữ đam mê kinh doanh nhưng ở góc độ quan sát, học tập, tích lũy. Cơ hội luôn luôn không bao giờ thiếu đối với những người có khả năng “ngửi” được chỗ nào làm ra tiền.

Minh Hằng: Chị Nhung ơi, dám từ bỏ con đường đại học để theo đuổi đam mê là một sự lựa chọn vô cùng mạo hiểm. Chị có nghĩ rằng chỉ những người thực sự có tài năng mới nên mạo hiểm. Còn những người bình bình thì chỉ nên sống một cuộc sống bình thường hay không?

Bà Võ Hồng Nhung: Đây là một câu hỏi hay, Nhung xin phép trả lời, cuộc sống bình thường là gì, là mỗi sớm thức dậy được làm điều mình thích và được sống với đam mê của mình. Không ai tài năng mà thành công nếu không biết rèn luyện bản thân mình cả. Mỗi điều trong cuộc sống đều có giá của nó…bạn sẽ làm được nếu bạn dám bước ra khỏi vỏ ốc của mình ,và không ngại thất bại.

Có một câu nói mà Nhung rất tâm đắc: Thành công chỉ 1% là nhờ tài năng, 99% là nhờ sự khổ luyện.

Nguyễn Anh Tuấn: 3D là gì?

Ông Trương Huy Hoàng: Chào bạn. Mình chưa rõ ý của bạn là ngành 3D hay là công nghệ 3D. 3D được viết tắt từ chữ three dimension_là không gian 3 chiều.

Bạn có thể hỏi lại câu hỏi rõ hơn và tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 3D nhé.

Thân

Bảo: Em thật buồn vì đây là kì thi đại học lần thứ 2 trong đời mình nhưng em vẫn thi rớt, em cảm thấy áp lực khi mọi người biết mình thi rớt và sẽ coi thường,chê này chê nọ không bằng con cái họ, đại học cũng không đậu nổi điểm sàn, em cảm thấy rất buồn, em chấp nhận học cao đẳng nhưng không biết phải đối diện như thế nào với gia đình, bạn bè cũng trang lứa, em cảm thấy mình mất đi một cái gì đó thật to lớn khi không vào được đại học. Mọi người vẫn biết, hiện nay sinh viên tốt nghiệp ĐH ra trường không phải ai cũng xin được việc như ý muốn, nói cụ thể hơn là khó xin việc, thế nhưng một số người vẫn nghĩ rằng có tấm bằng ĐH là tốt nhất,và được tôn trọng, vậy còn cao đẳng, trung cấp thì sao họ không được tôn trọng ư? Và tại sao mọi người lại có thể phân biệt đối xử như vậy? Vậy em chọn học Cao đẳng chính quy rồi sau đó liên thông liệu có phải là điều kém cỏi của kẻ thất bại như mọi người nghĩ không?

Ông Trần Duy Vinh: Anh nghĩ con đường đại học không phải là con đường duy nhất để tiến thân và mọi người không có quyền phân biệt đối xử giữa các bạn tốt nghiệp trung cấp cao đẳng với các bạn tốt nghiệp đại học. Mọi người đều được tôn trọng như nhau.

Ông Trần Duy Vinh - Phó Giám đốc FPT Software TP.HCMÔng Trần Duy Vinh – Phó Giám đốc FPT Software TP.HCM. Như ở công ty FSOFT bọn anh, rất nhiều bạn không có bằng đại học nhưng vẫn vào làm việc và thăng tiến rất tốt trong Công ty. Miễn sao em có ý chí vươn lên và có niềm đam mê trong công việc, cố gắng hoàn thành tốt các công việc được giao với tinh thần nhiệt huyết/máu lửa nhất. Trên thế giới, Bill Gate ở Microsoft là một ví dụ điển hình cực kỳ thành công, trở thành người giàu nhất nhì trên thế giới đó thôi.

Sau khi có kinh nghiệm trong công việc, em vẫn có thể học tập nâng cao thêm để hoàn thiện việc học của mình nhé!

Nguồn: http://vtc.vn/538-396749/giao-duc/dang-giao-luu-truc-tuyen-toi-khong-chon-dai-hoc.htm

Thí sinh điểm chót vót, ĐH Y đau đầu

Posted: 29 Jul 2013 04:10 AM PDT

Lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội đang đau đầu giải “bài toán” làm sao để thí sinh đạt 9 điểm mỗi môn không bị trượt.

Trong số gần 200 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi tính đến ngày 29/7 – Trường ĐH Y Hà Nội có lượng thủ khoa đầu vào nhiều
nhất nước – với 17 thủ khoa cùng mức điểm 29,5 điểm.

Phó Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Hữu Tú cho biết: Điểm thi của thí sinh vào
trường năm nay cao hơn năm trước rất nhiều.

Trái ngược với tâm trạng của thí sinh và phụ huynh mong muốn có được kết quả cao thi ông Tú tỏ rõ lo lắng “nhà trường đang “đau đầu” để tính toán, tránh cho các em được 9
điểm/môn vẫn trượt….”

Những người làm tuyển sinh nhiều năm chắc hẳn chia sẻ với lo lắng với ông Tú khi xác định, trường thi đợt 2 sẽ không loại trừ thí sinh ảo lớn (thí sinh trúng tuyển cả khối A). Nhưng nếu xác định điểm chuẩn trừ hao số thí sinh ảo – lỡ thí sinh đến ồ ạt sẽ đội chỉ tiêu cho phép. Còn ấn định điểm chuẩn sát với chỉ tiêu cho phép mà thí sinh không nhập học thì rất khó để tuyển các nguyện vọng kế tiếp. 

Ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho biết, năm nay quy chế quay lại quy định áp dụng từ năm 2011 là điểm xét tuyển nguyện vọng (NV) kế tiếp không thấp hơn điểm trúng tuyển NV1 (điểm xét tuyển NV2 bằng hoặc cao hơn điểm trúng trúng tuyển NV1).

Vậy nên kết quả điểm thi cao khiến lãnh đạo Trường ĐH Y Hà Nội mất ngủ?

th khoa, H Y H Ni, cng b, im thi, d kin, im chun
Giảng đường Trường ĐH Y Hà Nội (Ảnh: Văn Chung)

Hiệu trưởng nhà trường, ông Nguyễn Đức Hinh cho biết thêm: “Lịch sử
các năm trước, Trường ĐH Y Hà Nội luôn là trường có điểm đầu vào khá cao. Việc
có tới hai, ba thủ khoa cùng đạt số điểm cao là điều không hiếm.”

Các thủ khoa năm nay đều đăng ký vào ngành Bác sĩ Đa khoa của trường. Số thí sinh tuyển thẳng vào trường năm nay là 81 em, số hồ sơ xét tuyển
thẳng hơn 30 hồ sơ.

Ông Nguyễn Hữu Tú cho biết, trong 550 chỉ tiêu ngành Bác sĩ đã
khoa trừ đi số thí sinh tuyển thẳng còn khoảng hơn 400 chỉ tiêu. Số thí sinh đạt
27 điểm trở lên thi vào ngành này có hơn 700 em. Dự kiến điểm chuẩn ngành Bác sĩ
Đa khoa có thể là 27,5 hoặc cao hơn một chút.

Dự kiến tuần tới trường sẽ công bố điểm chuẩn vào trường.

Về vấn đề hưởng ưu tiên, học bổng đối với thủ khoa – ông Hinh khẳng
định nhà trường chưa bàn đến. Như mọi năm, không phải tất cả các thủ
khoa đều được hưởng học bổng, mà các suất học bổng còn phụ thuộc vào nhà tài trợ,
chỉ tiêu do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề ra. 

  • Văn Chung – Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/133243/thi-sinh-diem-chot-vot--dh-y-dau-dau.html

54 tuổi vẫn đỗ Đại học với 22 điểm

Posted: 29 Jul 2013 04:09 AM PDT

(GDTĐ) – Thí sinh cao tuổi nhất Hoàng Văn Toán trú tại thôn Tào Sơn (xã Thanh Thủy, Tĩnh Gia, Thanh Hóa), sinh năm 1960, đã đạt được 22 điểm trong kỳ thi ĐH vừa qua và chính thức trở thành tân sinh viên của trường.

Tân
Tân sinh viên 54 tuổi Hoàng Văn Toán

Chia sẻ về những kinh nghiệm làm bài trong kì thi vừa qua anh Toán cho biết, anh chủ yếu vận dụng những kiến thức bên ngoài xã hội.

Anh thường xuyên nghe đài, đọc báo, xem ti vi, tham khảo nhiều sách vở. Làm bài thi xong anh đã có thể tự chấm điểm cho mình trên 20 điểm.

Theo anh Toán, đề thi khối C năm nay rất hay vì ở cả ba môn Văn, Sử, Địa đã có những câu hỏi mang tính hiểu biết về các lĩnh vực xã hội nên việc hoàn thành bài thi không quá khó.

Được biết, anh Hoàng Văn Toán sinh trong gia đình có 7 anh em, anh Toán là con đầu được bố mẹ cho ăn học. Năm 1981 anh đã thi đậu vào trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Học được 1 năm do điều kiện gia đình khó khăn đông anh em nên anh đã bỏ về.

Với việc thi đỗ vào trường ĐH Hồng Đức năm nay, anh Hoàng Văn Toán quyết tâm hoàn thành ước nguyện học đại học từng bị dang dở thời còn trẻ.

Lộc Hà

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/54-tuoi-van-do-dai-hoc-voi-22-diem-1971330/

Comments