Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đào tạo nghề quy về một mối

Posted: 24 Jul 2013 06:56 AM PDT

(Chinhphu.vn) – Để thực hiện ý tưởng phân luồng đào tạo ngay sau cấp THCS cần có sự thống nhất trong quản lý, điều phối hệ thống dạy nghề.

Theo phương án trong Đề án Đổi mới cơ bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam, việc phân luồng học sinh sẽ thực hiện ngay sau cấp trung học cơ sở (THCS). Hệ thống trường trung học phổ thông (THPT) sẽ gồm các trường THPT cơ bản dành cho những người muốn đi thi đại học; nhánh kia các các trường trung học chuyên nghiệp (THCN), trung học kỹ thuật (THKT) dành cho các em tự thấy mình không đủ điều kiện, khả năng thi đại học, hoặc muốn học đi làm ngay sau khi tốt nghiệp THPT.

Mắc khâu phân luồng

Theo ông Hoàng Ngọc Vinh, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chuyên nghiệp, để có thể phân luồng hướng nghiệp cho các em từ sau bậc THCS thì cần hội tụ ít nhất 5 yếu tố đó là: Đội ngũ chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, chương trình hướng nghiệp, điều kiện tài chính và cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ giáo dục hướng nghiệp, thống nhất quản lý nhà nước và việc làm sẵn có ở thị trường lao động.


Hiện chưa có sự công nhận lẫn nhau về giá trị bằng cấp giữa hệ thống trường nghề do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý với hệ thống dạy nghề của Bộ LĐTBXH. Ảnh minh họa

Bộ GDĐT đang quản lý hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ở bậc học phổ thông là các trường THCN, THKT nhưng công tác dạy nghề chưa được quan tâm đầu tư chú ý đúng mức khi học sinh chủ yếu chỉ được học nấu ăn, may vá, công nghệ thông tin…

Số lượng nghề ít ỏi, thời lượng cũng như nội dung học mang tính hình thức khiến nhiều em sau khi tốt nghiệp các trường THCN, THKT đều phải học tiếp, thậm chí học lại mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc wor cơ sở sản xuất.

Trong khi đó, Bộ LĐTBXH quản lý hệ thống đào tạo nghề từ sơ cấp tới trung cấp và cao đẳng cùng hệ thống các trung tâm dạy nghề xuống tới cấp huyện song hoạt động còn không ít bất cập, nhất là lại tuyến cơ sở.

Đáng nói hơn là thực tế kết quả học nghề ở cấp THPT thuộc hệ thống trường THKT, THCN do Bộ GDĐT quản lý lại không được công nhận tại hệ thống trường dạy nghề của Bộ LĐTBXH. Do vậy, nếu triển khai phân luồng thì những em đã tốt nghiệp THKT, THCN sẽ phải học lại từ bậc sơ cấp để lên cao đẳng nghề theo hệ thống trường của Bộ LĐTBXH.

Bên cạnh đó, kết quả của việc học nghề ở hệ thống trường của Bộ GDĐT quản lý không được doanh  nghiệp công nhận do chỉ được cấp chứng chỉ, vì thế nhiều trường THPT dạy hướng nghiệp “chay”, chủ yếu để cộng thêm 2 điểm vào điểm thi tốt nghiệp THPT của học sinh.

Theo Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) Dương Đức Lân, kinh nghiệm phân luồng ở một số nước như Đức, Indonesia, Phần Lan… là áp dụng quy định một tỷ lệ nhất định số học sinh vào đại học, số còn lại tự động chuyển sang học nghề. Tuy nhiên, nếu áp dụng quy định này ở Việt Nam sẽ khó khả thi khi cánh cửa vào đại học gần như được mở ra với mọi học sinh.

Đó là những vướng mắc chính đối với ý tưởng phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh từ cấp THCS hiện nay.

Thống nhất đầu mối quản lý

Có thể thấy, việc phân cấp Bộ GDĐT quản lý các trường THCN, THKT còn Bộ LĐTBXH quản lý các trường dạy nghề như hiện nay không còn hợp lý, khi cả hai đều đang tham gia hướng nghiệp dạy nghề. Không những thế, việc dàn trải đầu tư nguồn lực đang gây lãng phí rất lớn cho ngân sách.

Theo Bộ LĐTBXH sau 3 năm thực hiện Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tổng kinh phí đào tạo nghề gần 4.800 tỷ đồng, nhưng trong đó phần thực chi cho người học chỉ chiếm 8%, trong khi đầu tư xây dựng cơ sở vật chất mua sắm thiết bị dạy nghề chiếm đến 75%.

Lãng phí càng thấy rõ khi mỗi trung tâm dạy nghề cấp huyện đầu tư 40-50 tỷ đồng để xây dựng lại cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhưng thu hút được rất ít học viên, đõ là còn chưa kể việc quản lý các trung tâm dạy nghề ở một số địa phương còn bị buông lỏng. Mới đây, UBND huyện Thống Nhất (tỉnh Đồng Nai) đã đình chỉ công tác Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện và Trưởng phòng LĐTBXH do đã cấu kết ký hợp đồng “khống” để mở 68 lớp đào tạo nghề nhằm chiếm đoạt số kinh phí hỗ trợ lên tới hơn 2,3 tỷ đồng.

Có thể thấy cùng một mục đích dạy nghề nhưng ngành Giáo dục lại không thể mượn cơ sở hạ tầng của những trung tâm dạy nghề thuộc Bộ LĐTBXH ở cùng địa phương vì 2 hệ thống đào tạo nhân lực này do 2 đơn vị quản lý tách biệt. Vì vậy, nếu địa phương nào thực hiện phân luồng từ cấp THCS sẽ phải xây mới hệ thống trường THCN song song với trường THPT.

Chưa bàn tới chuyện quy hệ thống dạy nghề về thẩm quyền quản lý của bộ nào, nhưng việc đẩy mạnh phân luồng từ sau cấp THCS, thống nhất quản lý nhà nước về một đầu mối để phát huy sức mạnh tổng hợp nguồn lực con người là cần thiết và cấp thiết.

Rõ ràng, việc thống nhất đầu mối quản lý và chuẩn hóa về chất lượng đào tạo hệ thống dạy nghề sẽ chấm dứt được tình trạng chồng chéo về quản lý nhà nước, phình to bộ máy quản lý tại địa phương, lãng phí đầu tư lãng phí nguồn lực con người. Qua đó, tập trung toàn bộ nguồn lực (về cơ sở hạ tầng trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, thống nhất về chất lượng đào tạo, hệ thống chứng chỉ văn bằng công nhận trình độ) và có nguồn cung nhân lực thống nhất chuẩn (từ đầu vào tới đầu ra cho thị trường lao động), hiệu quả công tác đào tạo nghề hiện nay sẽ được nâng cao.

“Chúng ta đang muốn đẩy mạnh hội nhập quốc tế về giáo dục và đào tạo, thiết nghĩ cần và phải làm ngay là hội nhập về giáo dục nghề nghiệp ngay tại trong nước, đừng để các thuật ngữ “trung cấp nghề/trung học chuyên nghiệp, cao đẳng nghề/cao đẳng” làm người dân và doanh nghiệp sử dụng lao động khó hiểu”, TS. Hoàng Ngọc Vinh nhấn mạnh.

 Nguyệt Hà


Chia sẻ tin này qua Google Plus


Chia sẻ tin này qua Facebook

Chia sẻ tin này qua Twitter

Chia sẻ tin này qua email

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodientu.chinhphu.vn/Dao-tao-nghe-quy-ve-mot-moi/11547976.epi

Việt Nam giành huy chương Vàng Olympic Hóa học

Posted: 24 Jul 2013 06:56 AM PDT


Bộ GD-ĐT cho biết, đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2013 đã xuất sắc giành một Huy chương vàng và ba Huy chương bạc.

Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2013 (IChO2013) tại Liên bang Nga trong thời gian từ 15-24/7 gồm 4 học sinh và đều đạt giải.


Đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế năm 2013.

Cụ thể, Huy chương vàng thuộc về Phan Quang Dũng học sinh trường THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ba Huy chương bạc thuộc về Lê Đức Việt học sinh trường THPT chuyên Trần Phú (Hải Phòng), Hồ Quang Khải, Nguyễn Quốc Anh (trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên).

Đoàn sẽ về đến Việt Nam tại sân bay quốc tế Nội bài vào 8h05 ngày 26/7/2013.

Như vậy, thành tích của đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay cao hơn năm trước. Năm 2012, đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế  tại Washington DC (Mỹ) chỉ giành được một Huy chương vàng, hai huy chương Bạc và một Huy chương đồng.

An Hoàng

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/viet-nam-gianh-huy-chuong-vang-olympic-hoa-hoc/a337682.html

Gặp tân thủ khoa Đại học Thuỷ lợi đạt mức 28,5 điểm

Posted: 24 Jul 2013 06:56 AM PDT


HV Công nghệ Bưu chính viễn thông dự kiến điểm chuẩn từ 24 điểm


HV Công nghệ Bưu chính viễn thông dự kiến điểm chuẩn từ 24 điểm

(GDVN) – Sáng nay (24/7), trao đổi với Giáo dục Việt Nam, ông Lê Hữu Lập- Phó Giám đốc HV Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết, mặt bằng…

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/

Bản đồ tư duy bắt đầu hành trình kết nối

Posted: 24 Jul 2013 05:56 AM PDT

(GDTĐ) -  Phim tài liệu khoa học giáo dục "Bản đồ tư duy – hành trình kết nối" nói về hiệu ứng tích cực của Phương pháp dạy học bằng Bản đồ tư duy do TS. Trần Đình Châu và Nhà giáo Ưu tú – TS. Đặng Thị Thu Thủy nghiên cứu trên cơ sở tiếp thu phát triển ý tưởng tiên tiến của quốc tế và kinh nghiệm giáo dục trong nước.

11
Phim tài liệu khoa học giáo dục "Bản đồ tư duy – hành trình kết nối" nhận được sự đánh giá cao của các nhà làm phim và khán giả quốc tế tại Liên hoan phim Quốc tế châu Âu-Việt Nam lần thứ 5. Ảnh: VGP/Từ Lương

Đây là lần đầu tiên một bộ phim nói về một công trình khoa học giáo dục Việt Nam được Hội đồng tuyển chọn Hãng phim tài liệu khoa học Việt Nam xếp thứ hạng cao nhất và trình chiếu tại Liên hoan phim Quốc tế châu Âu-Việt Nam lần thứ 5, diễn ra từ ngày  5-29/6, với sự tham gia của 28 bộ phim tài liệu khoa học nổi tiếng đến từ 8 quốc gia châu Âu và Việt Nam.

Với đề xuất có cơ sở khoa học của nhóm tác giả, phương pháp giáo dục Bản đồ tư duy đã từng bước được  triển khai, mở rộng tập huấn áp dụng rộng rãi, linh hoạt trong vài năm gần đây cùng với các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực khác ở hệ thống gần 10.000 trường THCS trong cả nước.

Nhiều Sở, Phòng giáo dục đã có văn bản chỉ đạo chọn Bản đồ tư duy là bước "đột phá" về tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới công tác quản lí nhà trường bởi phương pháp này dễ triển khai, rất tiết kiệm mà hiệu quả.

Học sinh học bài, tự học, ôn tập, hoạt động nhóm sẽ rất hấp dẫn, nhất là đối với các đề thi dạng mở như đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT vừa qua, khi học Toán, Vật lý, Sinh học, Anh văn, Lịch sử, Địa lý… sẽ hấp dẫn hơn, góp phần giáo dục toàn diện, phát triển "đa trí tuệ" cho học sinh.

Phương pháp này đã tạo hiệu ứng xã hội cao, ngày càng  được thầy cô giáo nhiều trường mầm non, tiểu học, THPT, đại học và cao đẳng, các doanh nghiệp, cơ quan quản lý áp dụng, được cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ.

Bên cạnh đó, việc trình chiếu bộ phim tài liệu về phương pháp giáo dục này tại Liên hoan phim Quốc tế châu Âu-Việt Nam lần thứ 5 đã nhận được sự đánh giá cao từ bạn bè quốc tế.
 

111
Một ví dụ miêu tả về bản đồ tư duy

Bộ phim khoa học đã góp phần tiếp sức một trong những phương pháp dạy học mới của Việt Nam, góp phần làm đổi thay tư duy, làm cho người học sáng tạo hơn, gắn với thực tiễn cuộc sống. Chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới cách dạy, cách học đã và đang được đội ngũ thầy cô giáo cả nước hưởng ứng mạnh mẽ, áp dụng linh hoạt sáng tạo cùng với các phương pháp dạy học tích cực khác.

Học sinh được "học cách học", làm cho "mỗi ngày đến trường là một ngày vui", rèn tự tin, tự lập, tập dượt nghiên cứu khoa học, góp phần làm rạng danh trí tuệ con người Việt Nam,  đóng góp vào các phương pháp giáo dục tiên tiến trên thế giới, kết nối mạnh mẽ hơn với bạn bè quốc tế.

Thông qua bộ phim và nhiều hoạt động phong phú khác là một trong những đóng góp thiết thực của ngành điện ảnh Việt Nam đồng hành cùng phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" của ngành giáo dục.  Phong trào  thi đua này được Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận trực tiếp chỉ đạo trong 5 năm qua đã và đang  mang lại hiệu ứng lan tỏa trong toàn xã hội.

                                                                                                        Theo  Ngọc Quang (Chinhphu.vn)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/ban-do-tu-duy-bat-dau-hanh-trinh-ket-noi-1971203/

Sĩ tử mồ côi giàu nghị lực đỗ đại học với 22 điểm

Posted: 24 Jul 2013 05:56 AM PDT

Thí sinh Nguyễn Viết Khoa (quê Tân Phước, Gò Công Đông, Tiền Giang) vừa chia sẻ niềm vui đậu đại học cùng PV Dân trí và gửi lời cảm ơn đến bạn đọc đã giúp đỡ em rất nhiều về mặt tinh thần và vật chất trong thời gian vừa qua.

Em Nguyễn Viết Khoa.

"Em và gia đình rất vui mừng khi nhận được kết quả thi đại học khối A với 21 điểm, tính cả điểm ưu tiên vùng thì em được tổng cộng là 22 điểm. Điểm chuẩn của trường năm nay vào ngành xây dựng là 18, như vậy em dư được 4 điểm", Khoa vui mừng nói.  

 "Trong kỳ thi khối A, em bị áp lực rất nhiều vì mọi người đều nói đề thi rất khó, và đặc biệt là môn Vật lý, vì môn đó em cũng hơi yếu. Em hơi tiếc kết quả thi môn toán, khi được 6,75 điểm. Em mải mê làm câu khó, không kịp thời gian xem lại kết quả đã làm nên bị sai sót vài chỗ, mất điểm rất đáng tiếc. Trong kỳ thi khối B, em đã bình tĩnh và làm bài tự tin hơn.", Khoa chia sẻ về bài thi của mình.

Sau thời gian hồi hộp chờ đợi thì giờ đây niềm mơ ước nay đã thành hiện thực. Nghe tin Khoa đỗ đại học, thầy cô, bạn bè, hàng xóm láng giềng đã đến thăm hỏi, chia vui cùng.

Hiện gia đình em cũng đang ngóng chờ kết quả kỳ thi khối B vào ngành Điều dưỡng, trường ĐH Y dược TPHCM. Khoa cũng cho biết, nếu đậu cả hai trường thì em chắc sẽ chọn ngành Xây dựng, vì em thích ngành này hơn dù hiện tại em cũng đang rất phân vân vì nhiều người cũng khuyên em nên chọn ngành điều dưỡng.

Dự định về kế hoạch học tập sắp tới, Khoa cho biết: "Sau khi có kết quả thi khối B, em sẽ cùng với người bạn đi lên Sài Gòn tìm việc làm thêm. Mẹ và chị ở nhà tự chăm sóc nhau. Về việc đồng áng thì mẹ tiếp tục làm, nếu không còn sức nữa thì đành phải thuê người làm…".

Niềm vui đang tràn ngập gia đình bé nhỏ nơi quê nghèo, nhưng giấc mơ đại học của Khoa còn rất nhiều khó khăn và thử thách. Tiền nhập học đầu năm và chi phí học tập trên thành phố suốt mấy năm liền đang là nỗi lo của chàng sĩ tử mồ côi giàu nghị lực.

Quốc Anh

Xem thêm :ngành, Tân Phước, Gò Công Đông, Sư phạm, Điều dưỡng, Tiền Giang, Sài Gòn, Quốc Anh, thành hiện thực, Vật lý, Niềm vui

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/si-tu-mo-coi-giau-nghi-luc-do-dai-hoc-voi-22-diem-758581.htm

Việt Nam giành huy chương, nhân kinh nghiệm tại Olympic Sinh học

Posted: 24 Jul 2013 04:56 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (24/7), Bộ GDĐT đã tổ chức lễ đón và tặng bằng khen cho các học sinh tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 24 trở về từ Cộng hòa Thụy Sỹ.


Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thị Nghĩa chúc mừng thành tích của đoàn học sinh Việt Nam dự Olympic Sinh học quốc tế năm 2013
 

Tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 24, đoàn Việt Nam có 4 học sinh dự thi và cả 4 em đều đạt huy chương đồng. Đó là các em Nguyễn Quang Huy (lớp 12, THPT chuyên ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội), Nguyễn Thị Hải Anh  (lớp 12 THPT chuyên Vĩnh Phúc), Nguyễn Nhật Anh (lớp 12 THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam), Nguyễn Thị Phương Diệp (lớp 12 THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội).

Ông Mai Sỹ Tuấn – Trưởng đoàn học sinh Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 24 – cho biết: Cuộc thi năm nay có nhiều điểm mới so với các năm trước. Đó là cả phần thi kiến thức và thực hành đều hướng tới chủ đề Sinh học phục vụ cho sức khỏe con người, Sinh học phân tử, Sinh học hiện đại.

Trong khi đó, đoàn Việt Nam lại có thế mạnh trong lĩnh vực Sinh học cơ bản, chưa được tiếp cận nhiều với Sinh học hiện đại. Các học sinh Việt Nam làm bài thi lý thuyết rất tốt nhưng lại mất nhiều điểm ở phần thi thực hành.

Việc thay đổi hình thức thi từ thi trên giấy sang thi trực tuyến trên máy tính cũng gây nhiều khó khăn cho học sinh Việt Nam vì không được báo trước. Thêm vào đó, do không quen với khí hậu nước bạn và do trải qua chuyến bay quá dài nên sức khỏe của nhiều thành viên trong đoàn không tốt. Em Nguyễn Thị Hải Anh -  hi vọng lớn nhất của đội tuyển đã vượt qua kì thi trong cơn sốt kéo dài.

Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đoàn học sinh Việt Nam đã phấn đấu nỗ lực hết sức để làm bài và đã đạt được thành tích rất đáng khích lệ, cả 4 học sinh đều đoạt huy chương. Tuy chưa đạt được kết quả như mong muốn nhưng các em, các thầy cô đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là dạy học tích hợp.


Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa trao bằng khen cho các học sinh đoạt giải
 

Phát biểu tại lễ đón, Thứ trưởng Bộ GDĐT  Nguyễn Thị Nghĩa chúc mừng đoàn học sinh Olympic Sinh học Việt Nam thắng lợi trở về, chia vui với các em học sinh, các nhà trường, các thầy cô giáo. Tuy gặp nhiều khó khăn nhưng các em học sinh đã vượt qua để giành kết quả cao. Chúc các em từ những thành công bước đầu sẽ có động lực để tiếp tục rèn luyện, sáng tạo trên con đường lập nghiệp để xây dựng đất nước.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa nói: Những năm qua, ngành GD-ĐT thực hiện công tác đổi mới, đặc biệt là đổi mới phương pháp, đổi mới công tác phát triển bồi dưỡng và tuyển chọn học sinh giỏi quốc gia đi thi quốc tế. Chất lượng giáo dục đại trà đã có những chuyển biến rõ rệt, là nền tảng để Việt Nam có thành tích cao trong các cuộc thi Olympic quốc tế và khu vực.

Những thay đổi trong hình thức và nội dung kiến thức của cuộc thi lần này là tiền đề quan trọng để các nhà trường cải tiến nội dung dạy và học, hướng tới phương pháp dạy học tích hợp. Kết quả của kỳ thi này sẽ là kinh nghiệm quý báu để Việt Nam đăng cai tổ chức Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 27 vào năm 2016.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/viet-nam-gianh-huy-chuong-nhan-kinh-nghiem-tai-olympic-sinh-hoc-1971219/

Hàng trăm học sinh hơn 20 năm sống cùng ‘kho thuốc độc’

Posted: 24 Jul 2013 04:56 AM PDT

[Caption]

Hàng trăm học sinh trường Đoàn Thị Điểm phải “sống chung” với kho thuốc độc suốt hơn 20 năm. Ảnh: Chí Phan

Theo thầy giáo Nguyễn Phi Phùng, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên), suốt hơn 20 năm qua, hàng ngày, có hơn 500 học sinh và giáo viên của trường phải dạy và học cùng với kho thuốc này. Do kho thuốc BVTV nằm trọn trong khuôn viên trường, trong đó có 3 phòng học chỉ cách kho thuốc khoảng 10m, nên nhà trường rất lo ngại. "Chúng tôi rất mong vấn đề này sớm được giải quyết, xử lý dứt điểm để không ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng trăm học sinh, giáo viên của trường", thầy Phùng đề nghị.

Ông Đỗ Ngọc Bích, Chủ tịch UBND xã Xuân Thọ 1 cho biết, kho thuốc BVTV này trước kia thuộc quyền quản lý của HTX Nông nghiệp Xuân Thọ 1. Đến năm 2001, trước khi giải thể, vì không có nhu cầu sử dụng nên HTX  đã bàn giao toàn bộ mặt bằng, cơ sở vật chất cho Trường THCS Đoàn Thị Điểm, trong đó có kho thuốc BVTV.

Theo Chi cục BVTV Phú Yên, khi HTX Xuân Thọ 1 bàn giao cơ sở cho trường vào năm 2001, trong kho thuốc BVTV còn tồn đọng 1 thùng phuy có chứa 73,3kg thuốc Vofatoc (theo biểu kiểm kê thuốc quá hạn, cấm sử dụng cần tiêu hủy ngày 7/3/2001).

Do để lâu năm,  phuy chứa thuốc bị mục đáy, một lượng lớn thuốc Vofatoc chảy ra ngoài thấm vào lòng đất dưới nền kho gây ô nhiễm. Sau khi người dân địa phương, Ban giám hiệu nhà trường nhiều lần gửi đơn kiến nghị, năm 2003, đoàn kiểm tra liên ngành và địa phương đã tiến hành kiểm tra, xác định mức độ ô nhiễm môi trường tại khu vực kho thuốc BVTV của HTX Xuân Thọ 1.

Ngày 27/11/2003, thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục BVTV Phú Yên phối hợp cùng Công ty Môi trường Xanh đã tiến hành thu gom, tiêu hủy 700kg đất được cho là có thấm thuốc BVTV và sử dụng vôi bột cho vào hố đào.

kho-thuoc-1374633566_500x0.jpg

Kho thuốc BVTV nằm trong khuôn viên của Trường THCS Đoàn Thị Điểm hơn 20 năm qua. Ảnh: Chí Phan

Tuy nhiên, theo người dân địa phương, do việc xử lý không triệt để nên tình trạng ô nhiễm vẫn còn ở mức độ cao, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân xung quanh, nhất là học sinh và giáo viên của trường. Ông Phan Văn Ký, nhà ở cách kho thuốc BVTV khoảng 20m cho biết, mặc dù cửa kho đã được đóng chặt hàng chục năm nay nhưng mỗi khi đi ngang qua đây bà con vẫn ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu. “Đặc biệt, những ngày nắng nóng mà đột ngột có mưa thì mùi thuốc bốc lên nồng nặc, xộc thẳng vào mũi, xông vào từng nhà", ông Ký nói.

Không những hít phải mùi khó chịu của thuốc BVTV bốc lên từ kho thuốc hàng ngày, người dân nơi đây cũng rất lo ngại về chất lượng nguồn nước họ đang sử dụng. Mỗi khi trời mưa, nước thấm dột vào kho thuốc, chảy ra sân có màu vàng, bốc mùi rất khó chịu. Trong khi đó, bà con đang sử dụng nước giếng ngầm để sinh hoạt, ăn uống nên rất sợ nguồn nước bị ô nhiễm. “Như tôi đã lớn tuổi có thể ráng chịu một vài năm rồi ‘theo ông bà’, chỉ tội cho lớp con cháu không biết phải sống chung với kho thuốc độc này trong thời gian bao lâu", bà Nguyễn Thị Lực nhà ở cạnh kho thuốc bức xúc.

Chí Phan

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/hang-tram-hoc-sinh-hon-20-nam-song-cung-kho-thuoc-doc-2853927.html

Việt Nam -quot;thu vàng gặt bạc-quot; tại Olympic Hóa học

Posted: 24 Jul 2013 03:56 AM PDT

(GDTĐ) – Theo Bộ GDĐT, đoàn học sinh Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Hoá học quốc tế năm 2013 (IChO2013) diễn ra tại Liên bang Nga từ ngày 15 – 24/7 đã giành được kết quả xuất sắc với 1 huy chương Vàng và 3 huy chương Bạc.


Đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Hóa học (Từ trái sang: Phan Quang Dũng, Nguyễn Quốc Anh, Lê Đức Việt, Hồ Quang Khải)
 

Huy chương Vàng thuộc về em Phan Quang Dũng (THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội). Ba thành viên còn lại giành huy chương Bạc là Lê Đức Việt (chuyên Trần Phú, Hải Phòng), Hồ Quang Khải và Nguyễn Quốc Anh (chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)

Ông Đỗ Quý Sơn – Trưởng đoàn Việt Nam dự thi Olympic Hóa học quốc tế lần thứ 45 -đánh giá: Mặt bằng cuộc thi năm nay rất khó, song Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những đoàn mạnh trên thế giới.

Ông Sơn có chút tiếc nuối: “Thành tích của đoàn Việt Nam năm nay tương đương với các năm trước. Rất tiếc thí sinh Lê Đức Việt chỉ thiếu 0,5 điểm để giành Huy chương Vàng".

Được biết, năm 2014, Việt Nam sẽ là chủ nhà của Kỳ thi Olympic Hóa học Quốc tế lần thứ 46.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/viet-nam-thu-vang-gat-bac-tai-olympic-hoa-hoc-1971220/

Học sinh trường làng đỗ thủ khoa ĐH Ngoại thương

Posted: 24 Jul 2013 03:56 AM PDT

Hay tin chàng trai quê nhãn đỗ thủ khoa trường đại học danh tiếng, cửa hàng sửa điện tử của gia đình Hùng ở xã Đại Hưng (Khoái Châu, Hưng Yên) từ hôm qua đến giờ nhộn nhịp người ra vào chúc mừng. Nam sinh trường THPT Nam Khoái Châu tươi cười cho biết đi thi về đã đoán được điểm số nên không quá bất ngờ với kết quả thi. Cậu chỉ hơi ngạc nhiên khi trở thành thủ khoa của ĐH Ngoại thương, ngôi trường vốn có rất nhiều thí sinh học trường chuyên dự thi.

Chàng thủ khoa thành thật cho biết việc học của cậu khá nhẹ nhàng. "Em không bao giờ thức quá 23h đêm để học, nhiều lúc dù bài tập chưa giải xong em vẫn đi ngủ vì tự khuyên mình đó không phải là giờ để đầu óc mình phải làm việc căng thẳng. Em cũng không ủng hộ cách học thụ động, nhồi nhét kiểu mọt sách mà tự cho mình được vui chơi thoải mái rồi mới học", Hùng chia sẻ.

Mỗi buổi tối Hùng chỉ dành 2 tiếng để học, chú trọng những kiến thức trong sách giáo khoa, sau đó chuyên tâm vào giải các đề thi. Cậu hay vào các diễn đàn toán học, vật lý trên mạng để tìm tư liệu và đề thi rồi tải về máy để làm. "Em luôn tự học và không bao giờ có ý nghĩ phụ thuộc vào thầy cô mà chỉ coi thầy cô giáo là những người chỉ đường", Hùng khẳng định.

hung-1374658069_500x0.jpg

Chân dung thủ khoa ĐH Ngoại thương. Ảnh: Duy Ngợi

Với suy nghĩ phải thật thoải mái thì học mới hiệu quả nên cứ mỗi chiều, sau khi phụ bố mẹ trông hàng và dạy em trai chuẩn bị lên lớp 10 học bài, Hùng lại cùng bạn bè chơi bóng, bơi lội. Môn thể thao Hùng thích nhất là bóng đá, nhưng không cuồng nhiệt đến nỗi thức cả đêm để xem một trận túc cầu. Nhà có cửa hàng điện tử, được bố mẹ mua máy tính cho nên Hùng từng có thời gian mê chơi game. Nhưng chỉ trong thời gian ngắn, cậu nhận thấy chơi game khiến mình phân tán và không hào hứng bằng việc học.

Bé thì học trường làng, lớn hơn học trường huyện, không hề qua trường chuyên, song 12 năm liền Hùng là học sinh giỏi. Cậu thú nhận từng thất bại khi không đạt giải trong kỳ thi học sinh giỏi Toán năm lớp 9. Sau lần đó, Hùng hạ quyết tâm phải học tập thật tốt. Kết quả là Hùng luôn có mặt ở trong tốp 3 của lớp, giành giải khuyến khích học sinh giỏi môn Toán cấp tỉnh năm lớp 11, 12; giải ba học sinh giỏi tỉnh môn Vật lý lớp 12; giải ba giải toán trên máy tính Casio cấp tỉnh.

Chàng thủ khoa cho biết với mong muốn trở thành nhà quản lý và hoạch định kinh tế, Hùng đã chọn ĐH Ngoại thương. Dự định trước mắt của cậu là học tốt ở môi trường đại học và kiếm những suất học bổng có giá trị. Giờ Hùng đang cố gắng để đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi đầu vào tiếng Anh của trường.

Nhận xét về học trò, thầy Phan Quang Sơn, giáo viên dạy Toán đồng thời là chủ nhiệm lớp 12A8, cho biết Hùng luôn là học sinh xuất sắc nhất nhì lớp với ý thức tự học rất cao. Mấy năm liền Hùng luôn được thầy cô dạy Toán, Lý của trường chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh. “Khi biết tin Hùng đỗ thủ khoa, thầy trò chúng tôi chỉ bất ngờ chút thôi vì lúc em thi về đã chắc chắn mình đạt 29,5 điểm", thầy Sơn tự hào khi nói về học trò.

Duy Ngợi

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/giao-duc/hoc-sinh-truong-lang-do-thu-khoa-dh-ngoai-thuong-2854805.html

Điểm chuẩn dự kiến ĐH Ngân hàng thấp, vì sao?

Posted: 24 Jul 2013 03:56 AM PDT

Năm 2013, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM tuyển 1.500 chỉ tiêu bậc ĐH nhưng chỉ có 1.392 thí sinh dự thi.

Theo đó, dự kiến điểm chuẩn ngành "hot" nhất của trường này là Tài chính – Ngân hàng cũng chỉ lấy 17 điểm, các ngành còn lại dự kiến sẽ lấy 16 điểm, riêng hệ CĐ ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ lấy 11,5 điểm. Tuy nhiên, dù lấy mức điểm như thế, trường cũng mới chỉ tuyển được khoảng 50% chỉ tiêu.

Ông Phan Ngọc Minh, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường cho biết: "Ở thời điểm hiện tại, nếu lấy bằng điểm chuẩn năm 2012 (tính luôn điểm ưu tiên), thì: ngành Ngôn ngữ Anh (20,5 điểm) chỉ có 38 TS trúng tuyển; ngành Tài chính – Ngân hàng (19,5 điểm) có 245 TS trúng tuyển; ngành Kế toán (19 điểm) có 166 TS trúng tuyển; ngành Quản trị Kinh doanh (18 điểm) có 73 TS trúng tuyển; ngành Hệ thống Thông tin Quản lý (16 điểm) có 72 TS trúng tuyển. Hệ Cao đẳng ngành Tài chính – Ngân hàng (14 điểm) chỉ có 23 TS trúng tuyển".

"Chính vì vậy, năm nay chúng tôi dự kiến sẽ lấy điểm chuẩn giảm hơn so với năm 2012 từ 3-4 điểm", ông Minh cho biết.

Ông Minh lý giải về việc điểm chuẩn năm nay thấp: "Năm nay, lượng TS dự thi vào ĐH Ngân hàng TP.HCM là 1.345/1.976 hồ sơ đăng ký dự thi, giảm hơn 8.000 hồ sơ so với năm 2012 (gần 11.000 hồ sơ). Đây chính là nguyên nhân khiến cho tổng số TS trúng tuyển vào trường chỉ đáp ứng gần 50% chỉ tiêu, dù đã hạ điểm chuẩn".

Nguyên do khiến lượng TS đăng ký dự thi vào trường ĐH Ngân hàng TP.HCM năm nay thấp, theo phân tích của ông Minh thì: “Thông tin về việc tạm dừng mở ngành Kinh tế, Tài chính Ngân hàng… chỉ là quy định của Chính phủ, Bộ GD-ĐT đối với các trường ĐH mới thành lập, tuy nhiên do bị hiểu nhầm nên lượng TS đăng ký giảm hẳn.

Thêm vào đó, công tác tuyên truyền còn mập mờ khiến cho ngành Tài chính – Ngân hàng bị "tẩy chay";… ngoài ra, việc nhiều ngân hàng tổ chức lại cơ cấu bộ máy, giảm nhân sự khiến cho việc SV ngành Ngân hàng không tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, nhiều TS mang tâm lý ngại học ngành này".

Được biết, với tổng chỉ tiêu lên tới 1.500, Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM sẽ dành rất nhiều chỉ tiêu để tuyển thêm nguyện vọng bổ sung.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/danviet.vn/Diem-chuan-du-kien-DH-Ngan-hang-thap-vi-sao/11547939.epi

Comments