Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


ĐH Mỹ thuật CN sẽ cử người lên Sapa, tìm sinh viên mất tích

Posted: 23 Jul 2013 06:52 AM PDT

Thầy Nguyễn Hữu Vị – Trưởng phòng Chính trị Công tác sinh viên, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp, xác nhận sinh viên Phạm Ngọc Ánh- người bị mất tích trong quá trình chinh phục Fansipan, là sinh viên của trường.

Thầy Vị cũng cho biết sẽ sớm cử người lên Sapa, phối hợp tìm kiếm cùng Ban giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên.

Phía nhà trường cũng cho hay, hiện cha mẹ em Ánh đã lên tới Sapa, ngóng chờ tin tức của con mình.


Ánh trong đợt thực tập ở Mai châu – Hòa Bình hồi tháng 6.2013. Ảnh trên FB của Ánh.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt chiều ngày 23.7, thầy
Nguyễn Hữu Vị cho biết, mọi thông tin về sinh viên đang mất tích đều trùng khớp
với nam sinh viên có tên Phạm Ngọc Ánh (sinh năm 1993) hiện đang học năm thứ 2
lớp DH11A3, chuyên ngành DH11HTA, trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà
Nội.

Thầy Vị cho biết, sinh viên đang nghỉ hè nên nhà trường không nắm rõ về tình hình của
sinh viên, cụ thể là chuyến đi chinh phục Fansipan của sinh viên Phạm Ngọc Ánh.

"Chúng tôi mới biết
thông tin này từ phía báo chí và đã lập tức liên lạc với Ban giám đốc Vườn Quốc
gia Hoàng Liên. Trong vòng ngày mai, nếu vẫn chưa có tin tức gì về em Ánh,
chúng tôi sẽ cử người lên Sapa để hỗ trợ cùng phối hợp tìm kiếm", thầy Vị cho
biết.

Em Hồng Sơn (Bí thư
chi Đoàn lớp DH11A3) cho biết: "Đang trong thời gian nghỉ hè nên các thành viên
trong lớp không thường xuyên liên lạc với nhau. Ở lớp Ánh khá hiền lành, rất
chăm chỉ nhưng không chơi thân với ai. Trước thời gian nghỉ hè khoảng 2 tuần, cả lớp đi
thực tập ở Mai Châu và Ánh vẫn tham gia bình thường và không tâm sự với bạn bè
về việc leo Fansipan".

"Qua thông tin trên báo em mới biết Ánh mất tích, lên Facebook của bạn ấy cũng thấy nhiều người nhắn tin, hỏi thăm tung tích nhưng
không thấy Ngọc Ánh nhắn lại, em đã gọi điện vào số của Ánh và người nghe là
anh họ của bạn ấy. Khi hỏi về thông tin Ánh mất tích, anh ấy nói rằng Ánh đang
vắng nhà", Sơn cho biết thêm.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/danviet.vn/DH-My-thuat-CN-se-cu-nguoi-len-Sapa-tim-sinh-vien-mat-tich/11539265.epi

Các trường tiếp tục công bố điểm chuẩn dự kiến

Posted: 23 Jul 2013 06:52 AM PDT


Sáng 23/7, ông Hoàng Văn Thi – trưởng phòng đào tạo đại học Hồng Đức cho biết diểm thi vào trường năm nay ở một số ngành có xu hướng nhích lên so với năm 2012.


Thí sinh dự thi ĐH.

Trường chưa thể đưa ra mức điểm chuẩn cụ thể khi chưa có điểm sàn của Bộ. Tuy nhiên, nếu điểm sàn của Bộ không đổi so với năm 2012, dự kiến điểm chuẩn một số ngành như sư phạm toán, kế toán sẽ cao hơn năm trước.

Trường đại học Hàng Hải: các ngành đều tăng 

Ngày 23/7, trường đại học Hàng Hải cũng chính thức công bố điểm thi. Thủ khoa của trường là thí sinh Phan Hương Ly (học sinh trường THPT Ngô Quyền), đạt tổng điểm ba môn đạt 26 điểm. Ông Nguyễn Khắc Khiêm – trưởng phòng đào tạo trường đại học Hàng Hải cho hay điểm thi vào trường năm nay nhìn chung cao hơn năm trước.

Theo đó, điểm chuẩn dự kiến của các ngành đều ít nhất là bằng năm 2012 và tăng ở một số ngành cụ thể. Điểm chuẩn dự kiến tăng thêm đến 1-2 điểm ở ngành công nghệ thông tin (dự kiến 15 điểm), ngành kinh tế biển đảo (dự kiến mức 18-19 điểm).

Điểm chuẩn các ngành xây dựng, môi tường… dự kiến cũng sẽ tăng so với năm 2012.

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam: ĐH: 21, CĐ: 12 

Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam cũng đã có văn bản do chủ tịch hội đồng tuyển sinh nhà trường ký, thông báo chính thức về điểm chuẩn dự kiến vào trường. Theo đó, điểm chuẩn dự kiến xét trúng tuyển trình độ đào tạo đại học là 21 điểm và trình độ CĐ là 12 điểm.

Trường đại học Ngân hàng TP.HCM: Điểm chuẩn sẽ giảm mạnh

Năm 2013, trường đại học Ngân hàng TP.HCM tuyển 1500 chỉ tiêu bậc đại học nhưng chỉ có 1392 thí sinh dự thi. Điểm chuẩn vào trường năm nay sẽ giảm mạnh so với năm trước.

Mặc dù lượng thí sinh giảm mạnh so với những năm trước nhưng mặt bằng điểm thi vào trường khá cao. Tính từ 13 điểm trở lên (tính cả ưu tiên khu vực và đối tượng), có 1111 thí sinh đạt được. Thủ khoa là thí sinh Huỳnh Tuấn An, dự thi khối A1 đạt 26 điểm.

Thống kê theo ngành cho thấy điểm chuẩn nhiều ngành chắc chắn sẽ giảm mạnh và trường sẽ phải xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Trong đó, ngành hệ thống thông tin quản lý có 100 chỉ tiêu nhưng chỉ có 73 thí sinh đạt ngưỡng điểm chuẩn 16 của năm trước (đã tính điểm ưu tiên).

Ngành kế toán tuyển 300 chỉ tiêu nhưng nếu lấy điểm chuẩn 18 của năm trước, chỉ có 197 thí sinh đạt được, 17 điểm có 238 thí sinh. Ngành tài chính ngân hàng có 600 chỉ tiêu nhưng chỉ có 237 thí sinh đạt điểm chuẩn 19,5 của năm trước và ở mức 16 cũng mới chỉ có 358 thí sinh.

Ngành quản trị kinh doanh còn đáng ngại hơn khi chỉ tiêu 200 nhưng chỉ có 65 thí sinh đạt điểm chuẩn 19 của năm trước, hạ xuống 16 cũng mới chỉ có 100 thí sinh.

Ngành tiếng Anh tuyển 200 chỉ tiêu và ở mức điểm chuẩn 20,5 của năm trước mới có 39 thí sinh đạt được, giảm xuống 16 cũng chỉ có 120 thí sinh.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/cac-truong-tiep-tuc-cong-bo-diem-chuan-dukien/a337429.html

Nhà công vụ giáo viên

Posted: 23 Jul 2013 05:52 AM PDT

(GDTĐ) – Ở Đồng bằng sông Cửu Long, do phát triển giáo dục không đồng đều giữa khu vực đô thị và nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng xa, nhu cầu nhà công vụ trở nên bức xúc. Một nghịch lý đang diễn ra: nơi có đời sống kinh tế cao như đô thị rất dễ vận động xã hội hóa nhà công vụ thì giáo viên không có nhu cầu; nơi vùng sâu, vùng xa đời sống khó khăn, nhu cầu nhà công vụ hết sức bức xúc, nhưng không thể vận động xã hội hóa. Thử khảo sát vấn đề này ở tỉnh Bến Tre sẽ thấy được những khó khăn từ thực tiễn.

Từ xã hội hóa…


Thầy Phan Văn Phúc – Phó Hiệu trưởng Trường THPT Giao Thịnh
 

Ở tỉnh Bến Tre, các huyện ven biển như Bình Đại, Thạnh Phú, Ba Tri là những huyện khó khăn về kinh tế, sự phát triển giáo dục tuy đã có những bước tiến dài, nhưng nguồn giáo viên hầu hết không phải ở địa phương mà từ nơi khác đến rất nhiều. Chính vì điều đó mà nhu cầu được ở nhà công vụ chưa đáp ứng đủ trong nhiều năm qua.

Điều đáng nói, khởi đầu cho việc xây dựng nhà công vụ giáo viên xuất phát từ những phong trào ngoài ngành. Từ năm 2000, Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng "Quỹ Mái ấm Công đoàn", trích từ quỹ phát hành Báo Lao Động. Quỹ đã xây dựng trên 10 căn nhà tập thể cho giáo viên ở huyện Châu Thành.

Năm 2006, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM, ĐH Ngoại ngữ và Tin học TP.HCM… cùng phối hợp xây dựng được nhiều nhà công vụ ở xã Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú (trị giá 147 triệu đồng), ở xã An Qui, Thạnh Phú (trị giá 150 triệu đồng). Ở xã Giao Thạnh, năm 2006, thành lập trường THPT cho 3 xã cù lao ven biển, thu hút giáo viên từ nơi khác đến như Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang… Trường học chỉ là những phòng tre lá ở xứ biển gió ngàn. Lãnh đạo huyện Thạnh Phú quyết định trích 900 triệu đồng từ Quỹ xóa đói giảm nghèo để xây dựng dãy nhà công vụ nhằm "giữ chân" giáo viên.

Anh Phạm Nghi Tiện, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Bến Tre cho biết: "Khu nhà tập thể giáo viên trường THPT Diệp Minh Châu ở Châu Thành đã xuống cấp, giáo viên gởi đơn lên đây mấy năm xin hỗ trợ sửa chữa, nâng cấp. Tôi đang xin LĐLĐ tỉnh 50 triệu, trích quỹ "Mái ấm Công đoàn" ngành 10 triệu để hỗ trợ, còn lại cỡ 60 triệu thì giáo viên phải tự lo thôi!". Rồi anh than: "Vùng sâu đa số không có doanh nghiệp mạnh, dân thì nghèo, khó vận động xã hội hóa xây nhà công vụ vô cùng!"

Đến đề án của tỉnh

Để đáp ứng phần nào nhu cầu ăn ở cho giáo viên, năm 2008 Sở GDĐT Bến Tre tham mưu với UBND tỉnh đề án nhà công vụ cho giáo viên. Đề án xây dựng 218 căn nhà công vụ, với tổng kinh phí 25 tỉ đồng, chủ yếu cho 3 huyện vùng sâu: Bình Đại, Ba Tri và Thạnh Phú. Hiện tại mới hoàn thành 183 căn.

Thạnh Phú là huyện vùng sâu, cách trung tâm tỉnh lỵ trên 60km, vùng ven biển chia cắt bởi nhiều sông rạch. Giáo viên người địa phương ít, vì thế tỉnh đầu tư 75 căn nhà công vụ ở 13 xã với kinh phí 15,4 tỉ đồng. Những căn nhà công vụ này chủ yếu dành cho giáo viên TH và THCS.

Anh Nguyễn Văn Ngon, Phó trưởng phòng GDĐT huyện Thạnh Phú cho biết: "5 năm nay, số lượng giáo viên từ nơi khác đến Thạnh Phú có giảm mạnh, rất nhiều giáo viên "biệt phái" về đây đã chuyển về quê. Nhưng cũng còn không ít giáo viên nơi khác đến. Huyện có 17 xã nhưng chỉ có 13 nhà công vụ giáo viên xây theo đề án của tỉnh. Có nhiều nhà công vụ liên xã như ở xã An Qui. Các xã ven biển như Giao Thạnh, nhu cầu nhà công vụ rất lớn nhưng chưa đáp ứng đủ".


Cô Trần Mỹ Hương, trường THCS An Qui soạn giáo án trong căn nhà công vụ
 

Còn khó trăm bề

Đến xã An Qui, một xã ven biển. Nhà công vụ giáo viên ở đây có 2 dãy, mỗi dãy 6 phòng. Một dãy cũ (vận động từ 3 trường ĐH xây dựng) đã xuống cấp trầm trọng. Một dãy cất mới từ đề án của tỉnh nhưng chỉ có cái vỏ, bên trong các căn nhà chỉ có 4 bức tường, không vách ngăn, giáo viên phải dùng tấm vải làm rèm để ngăn làm phòng ngủ.

Cô Trần Mỹ Hương, quê ở xã Thành Triệu, huyện Châu Thành, giáo viên Ngữ văn trường THCS An Qui, có 10 năm công tác ở đây tâm sự: "Lúc mới về, em ở xã An Thuận 3 năm, không có Nhà công vụ phải ở tạm phòng giáo viên. Về đây thì được cái phòng kiên cố, nhưng không có giường tủ gì hết, tivi cũng không. Nước sinh hoạt thì xài nước giếng. Mùa khô nước nhiễm mặn cũng phải chịu!".


Một nhà công vụ đã cũ kỹ
 

Vượt qua phà Cầu Ván, đến xã cù lao ven biển Giao Thạnh. Trường THPT Giao Thạnh thành lập 2006, huyện cấp kinh phí 900 triệu đồng xây nhà công vụ. Thầy Phan Văn Phúc, Hiệu phó nhà trường cho biết: nhà công vụ ở đây dành cho 4 cấp học. Riêng giáo viên của cấp THPT chỉ có 12 người: 4 gia đình và 4 giáo viên độc thân. Trước đây có trên 20 giáo viên từ Vĩnh Long, Long An, Tiền Giang đến dạy học, một số giáo viên học xong cao học xin đi, một số thì lập gia đình với người địa phương ra ở ngoài.

Thầy Phan Văn Phúc nói: "Nhà công vụ chưa đáp ứng đủ, lại còn xuống cấp nghiêm trọng. Lúc xây dựng chắc có lẽ trộn bê tông không phải nước ngọt mà là nước giếng nhiễm mặn nên tường bung ra từng mảng rất nguy hiểm. Hệ thống nước ngầm ở đây nhiễm sắt rất nặng không thể dùng trong sinh hoạt, chỉ dùng dội nhà vệ sinh, như nhà báo thấy đó nhà vệ sinh vàng ố hết!".

Ở trong một căn phòng không thể đóng cửa vì cửa bị hư, cô Trần Thị Chức, giáo viên trường THCS Giao Thạnh, chia sẻ: "Chưa hết khổ đâu, chúng tôi cũng không có chỗ đổ rác. Tối lén đi chôn rác. Rác ny-lông mà chôn trên đất người ta coi chừng bị… oánh!".

Trường hợp của thầy Đào Văn Tâm và cô Nguyễn Thị Hồng Cẩm – giáo viên trường TH Giao Thạnh, vừa lập gia đình, phải ngăn phòng ra làm đôi, vợ chồng sinh hoạt trong 6 mét vuông… Thầy Tâm cho biết: "Khổ nhất ở đây là không có nước sinh hoạt. Phải "đổi nước" từ nơi khác tới với giá 35.000đ một xi-tẹc 700 lít. Mỗi tháng gia đình tôi phải xài 6 xi-tẹc, tốn trên 200.000đ".

Có thể nói rằng, ngành giáo dục Bến Tre đã tranh thủ lãnh đạo tỉnh duyệt về đề án xây nhà công vụ cho giáo viên vùng sâu là một cố gắng vượt bậc. Nhưng nhu cầu thực tế vẫn còn bức xúc vì chưa đáp ứng điều kiện sinh hoạt khó khăn của vùng ven biển.

Để đáp ứng nhu cầu ấy, ngoài ngân sách tỉnh chưa đủ, cần đẩy mạnh vận động xã hội tham gia chăm sóc cho giáo viên vùng sâu, vùng xa. Có như thế mới giảm dần cách biệt về đời sống và chất lượng giáo dục giữa nông thôn và thành thị.

Và đó không phải là vấn đề riêng của Bến Tre mà cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyễn Ngọc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201307/nha-cong-vu-giao-vien-kho-khan-con-do-1971178/

Top 10 đại học đứng đầu châu Á về Nghệ thuật và Khoa học Nhân …

Posted: 23 Jul 2013 05:52 AM PDT

1. Đại học Tokyo

 

Giới học giả trên toàn thế giới không ai là không biết đến danh tiếng của Đại học Tokyo (Todai), trường đại học này không chỉ nổi danh ở một chuyên ngành mà nổi danh ở tất cả các ngành đào tạo. Trong cuộc khảo sát danh tiếng học thuật, Đại học Tokyo dẫn đầu các trường đại học châu Á với việc giữ 4 vị trí đầu bảng trong 5 lĩnh vực đào tạo. Chỉ riêng ngành Khoa học xã hội và Quản lý, đại học Tokyo xếp thứ 2, sau trường đại học Quốc gia Singapore.

 

2. Đại học Quốc gia Singapore (NUS)

 

Đại học Quốc gia Singapore (NUS) được các học giả đánh giá cao trên tất cả các lĩnh vực đào tạo và trong cuộc khảo sát danh tiếng học thuật, NUS được xếp ở vị trí thứ 2 trong khu vực châu Á. Tuy nhiên , theo cuộc khảo sát toàn cầu QS dựa trên sự đánh giá của những nhà sử dụng lao động, trong năm nay, đại học Quốc gia Singapore giữ vị trí đầu bảng trong danh sách các trường đại học tại châu Á.

 

3. Đại học Bắc Kinh
 

3. Đại học Bắc Kinh

 

Theo cuộc điều tra dựa trên đánh giá về học thuật cũng như cuộc điều tra dựa trên ý kiến đánh giá của các nhà sử dụng lao động, hiện nay Đại học Bắc Kinh đều đang giữ vị trí thứ 3 trong danh sách các trường đại học tại châu Á.Trong cuộc khảo sát học thuật, đại học Bắc Kinh được đánh giá nằm trong top 5 trường đại học hàng đầu tại châu Á nổi tiếng về chất lượng đào tạo tất cả các ngành. Chỉ riêng có ngành Kỹ thuật và Công nghệ, đại học Bắc Kinh không được nằm trong top 5 này.

 

4. Đại học Kyoto

 

Cũng như đại học Bắc Kinh, Đại học Kyoto xếp thứ 4 trong cuộc khảo sát danh tiếng học thuật, và nằm trong top 5 trường đại học hàng đầu châu Á nổi tiếng về chất lượng đào tạo tất cả các ngành. Chỉ riêng đối với ngành Khoa học xã hội và quản lý, trường đang giữ vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng.

 

5. Đại học Hong Kong (HKU)

 

Được coi là một trong những trường đại học danh tiếng toàn diện của châu Á, năm 2013 Đại học Hồng Kông (HKU) hiện giữ vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng tổng hợp các tiêu chí QS University Rankings: Châu Á (Đại học Quốc gia Singapore cùng giữ vị trí này).

 

 6. Đại học Quốc gia

6. Đại học Quốc gia Seoul (SNU)

 

Là đại học nổi tiếng nhất tại Hàn Quốc, Đại học Quốc gia Seoul giữ vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng tổng hợp tất cả các tiêu chí QS University Rankings: Châu Á. Trong cuộc khảo sát học thuật, SNU được đánh giá là nằm trong top 10 trường đaị học danh tiếng châu Á về tất cả 5 ngành đào tạo 

 

7. Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU)

 

Đại học Quốc gia Đài Loan (NTU), trường đại học được đánh giá tốt nhất của Đài Loan, hiện đang giữ vị trí thứ 22 trong bảng xếp hạng tổng hợp các tiêu chí QS University Rankings: Châu Á. Tuy nhiên nếu chỉ xét trên tiêu chí danh tiếng, trường đại học này có thể giữ vị trí cao hơn. Trong cuộc khảo sát học thuật, đại học Quốc gia Đài Loan được xếp ở vị trí thứ 8.

 

8. Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (CUHK)

 

Đại học Trung Quốc của Hồng Kông (CUHK) rất nổi tiếng trong việc đào tạo ngành Nghệ thuật và Khoa học Nhân văn. Dựa trên ý kiến đánh giá của các học giả đại học Trung Quốc của Hồng Kông đang giữ vị trí thứ 8 trong danh sách các trường đại học tốt nhất châu Á về đào tạo ngành Khoa học xã hội và Quản lý. Hiện nay, CUHK đang xếp thứ 10 trường đại học tại châu Á nổi tiếng về Khoa học đời sống và Y học , và nằm trong top 20 trường châu Á về ngành Khoa học tự nhiên và Công nghệ kỹ thuật.

 

9. Đại học Phục Đán
 

9. Đại học Phục Đán

 

Đại học Phục Đán nổi tiếng nhất về đào tạo Nghệ thuật và Khoa học nhân văn. Hiện tại, trường đại học này đang nằm trong top 10 trường đại học của châu Á nổi tiếng về đào tạo ngành Khoa học đời sống, Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, đồng thời nằm trong top 30 về đào tạo ngành Kỹ thuật và công nghệ.

 

10. Đại học Thanh Hoa

 

Đại học Thanh Hoa nằm trong top 10 các trường đại học tại châu Á nổi tiếng về tất cả các ngành đào tạo, theo kết quả của cuộc khảo sát học thuật trường đại học này đang xếp ở vị trí thứ 7. Trong cuộc khảo sát toàn cầu QS dựa trên đánh giá của những nhà sử dụng lao động, danh tiếng của trường Đại học Thanh Hoa còn cao hơn, trường đại học này hiện đang giữ vị trí á quân trong bảng xếp hạng các trường đại học ở châu Á, chỉ đứng sau trường đại học Quốc gia Singapore.

 

 

Trang Nhung

Theo Top universities

Nguồn: http://dantri.com.vn/du-hoc/top-10-dai-hoc-dung-dau-chau-a-ve-nghe-thuat-va-khoa-hoc-nhan-van-758025.htm

Bộ GD-amp;ĐT gặp mặt các thương

Posted: 23 Jul 2013 04:52 AM PDT

(GDTĐ) – Nhân kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7), chiều nay (23/7), tại Hà Nội, Bộ GDĐT đã có buổi gặp mặt cán bộ, công chức và người lao động là thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ đang công tác tại các đơn vị trực thuộc Bộ GDĐT.


Thứ trưởng Trần Quang Quý phát biểu tại buổi gặp mặt
 

Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý đã đến dự buổi lễ.

Tham gia buổi lễ đầm ấm, thân mật có 59 đối tượng chính sách, trong đó có 7 đồng chí là thương binh, bệnh binh; 7 đồng chí có cha hoặc mẹ là liệt sỹ; 45 đồng chí có cha hoặc mẹ là thương bệnh binh, đặc biệt có 3 đồng chí cả cha, mẹ đều là thương binh nặng.


Thứ trưởng Trần Quang Quý trao quà cho các đối tượng chính sách Bộ GDDT
 

Tại buổi gặp mặt, Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý gửi lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc tới toàn thể các đồng chí cán bộ là thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ đang công tác trong Bộ, đồng thời bày tỏ sự xúc động, chia sẻ với những mất mát của các đồng chí trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước.


Thứ trưởng Trần Quang Quý ghi nhận những đóng góp của thương binh, bệnh binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sỹ đối với thành tích chung của cơ quan và toàn ngành GD.
 

Thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT, Thứ trưởng Trần Quang Quý bày tỏ mong muốn các đồng chí cán bộ là thương binh, thân nhân liệt sĩ đang công tác trong ngành tiếp tục phát huy truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, truyền thống cách mạng dân tộc, gia đình; truyền thống cơ quan Bộ và Ngành giáo dục, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Cán bộ, công chức và người lao động là thương binh, bệnh binh, thân nhân các gia đình thương binh, liệt sĩ  tại buổi gặp mặt
 

Thứ trưởng Trần Quang Quý ghi nhận những đóng góp của các “cán bộ, công chức đặc biệt” đối với thành tích chung của cơ quan và trong toàn ngành giáo dục.

Đồng thời, Thứ trưởng đề nghị các tổ chức, đơn vị quan tâm hơn nữa đến các đối tượng cán bộ, công chức, con em gia đình thuộc diện chính sách đang công tác tại cơ quan, đơn vị mình để có sự sẻ chia khó khăn trong cuộc sống cũng như trong công tác.

T. Toàn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/bo-gdampdt-gap-mat-cac-thuong-benh-binh-cong-tac-tai-co-quan-bo-1971181/

Học dự bị đại học tại thành phố Melbourne

Posted: 23 Jul 2013 04:52 AM PDT

Đại diện Trinity College – đại học Melbourne, Mr. Ben Waymire – Giám đốc tuyển sinh và công ty tư vấn du học Đức Anh mời các phụ huynh và học sinh, sinh viên quan tâm tham dự hội thảo do trường tổ chức diễn ra vào ngày 24/7, từ 15h đến 17h, tại văn phòng chi nhánh công ty tư vấn du học Đức Anh – 420 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP HCM.

a1.jpg

Trinity College trực thuộc trường đại học Melbourne danh tiếng, là trường duy nhất đào tạo chương trình dự bị đại học cho Melbourne.

Mr. Ben Waymire – Giám đốc tuyển sinh của trường sẽ trao đổi trực tiếp cùng phụ huynh, học sinh về tuyển sinh vào cả hai chương trình: dự bị đại học tại Trinity và đại học, sau đại học tại Melbourne. Tham dự hội thảo, bạn sẽ được giải đáp các vấn đề liên quan tới khóa học, điều kiện tuyển sinh, kinh nghiệm trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tìm kiếm học bổng, xin học, visa du học, làm thêm, việc làm lâu dài… và những chia sẻ về cuộc sống sinh viên tại Australia. Học sinh, sinh viên đăng ký tham dự hội thảo tại đây và liên hệ để có thêm thông tin qua email: duhoc@ducanh.edu.vn; điện thoại: (08) 3 929 3995, hotline: 098 870 9698. Miễn phí xét hồ sơ xin học cho du học sinh tham dự hội thảo.

Trường Trinity College

Trinity College trực thuộc trường đại học Melbourne danh tiếng, là trường duy nhất đào tạo chương trình dự bị đại học cho Melbourne với chất lượng đào tạo thuộc top; chương trình học chuẩn 9 tháng hoặc kéo dài 12 tháng. Ba kỳ nhập học chính thức trong năm của trường vào tháng 3, tháng 8 và tháng 10. Sinh viên được học ngay trong khuôn viên Đại học Melbourne – trung tâm thành phố Melbourne. Bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của trường, đặc biệt nếu là du học sinh Việt Nam.

Học sinh Việt Nam có thể đăng ký học tại Trinity với điều kiện: Học sinh hết lớp 11 với học lực 7,5 trở lên; Học sinh hết lớp 12 với học lực 7,0 trở lên; Sinh viên năm nhất đại học. Ngoài việc học thẳng lên Melbourne University, sinh viên tốt nghiệp chương trình dự bị đại học tại Trinity cũng dễ dàng chuyển lên bất cứ trường đại học nào của Australia.

a2.jpg

Melbourne là đại học lâu đời thứ hai tại Australia; xếp hạng nhất tại Australia; xếp hạng 28 trên toàn thế giới.

Đại học Melbourne

Melbourne là đại học lâu đời thứ hai tại Australia, tọa lạc ngay tại trung tâm thành phố Melbourne cổ kính. Trường xếp hạng nhất tại Australia; xếp hạng 28 trên toàn thế giới, thuộc nhóm trường Go8 – 8 trường tốt nhất Australia; thuộc hạng top về đào tạo và nghiên cứu tại Australi; thuộc hạng top về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và xếp thứ 9 trên thế giới về sinh viên tìm được việc làm sau 6 tháng tốt nghiệp. Bên cạnh đó, trường cũng thuộc hạng top về tỷ lệ sinh viên hài lòng với trường. 

Là đại diện các trường, công ty tư vấn du học Đức Anh hỗ trợ học sinh trong các việc: tư vấn về khóa học, ngành học, xin thư mời học, visa du học, thông tin việc làm, định cư và các thông tin quan trọng khác…

Candy Vũ

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/hoc-du-bi-dai-hoc-tai-thanh-pho-melbourne-2853497.html

Cấm các trường ‘ém’ điểm thi để kinh doanh dịch vụ tin nhắn

Posted: 23 Jul 2013 03:52 AM PDT

(PetroTimes) – Các trường phải công bố điểm thi công khai với thí sinh, không được lợi dụng điểm thi để thu tiền bất chính. Nếu trường nào “ém” điểm thi, Bộ GD-ĐT sẽ xử lý nghiêm.

Đầu tháng 8 sẽ có điểm sàn thi ĐH, CĐ

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, trên nguyên tắc, chậm nhất là cuối tháng 7 các trường phải thông báo kết quả chấm thi ĐH và 5/8 là CĐ; dự kiến điểm sàn sẽ có từ ngày 8-10/8.

Điểm sàn sẽ do hội đồng điểm sàn họp xem xét, sau đó tư vấn Bộ trưởng ra quyết định điểm sàn phù hợp với từng khối thi.

Các trường ĐH, CĐ phải thông báo kết quả chấm thi trong tháng 7.

Nguyên tắc xác định điểm sàn là dựa trên tổng chỉ tiêu, kết quả học tập của thí sinh, các đối tượng và ưu tiên trên vùng miền, dự báo khả năng dịch chuyển của thí sinh từng vùng miền.

Những em trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ học trường dự thi. Những em không trúng tuyển sẽ được cấp 3 giấy chứng nhận điểm thi để tham gia xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu.

Năm nay, Bộ cấp 3 phiếu vì có nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt 20 ngày, trong vòng 2 tháng. Đến 30/10, các thí sinh có thể hoàn tất hồ sơ nộp vào các trường mình chọn.

Cấm “ém” điểm thi ĐH

Tính đến thời điểm này, đã có hơn 20 trường ĐH, CĐ công bố điểm thi của năm 2013, cùng với đó là sự “nở rộ” của các dịch vụ tra cứu điểm thi của các mạng điện thoại và các trang web. Thông thường, phí dịch vụ là 15.000 đồng mỗi tin nhắn.

Về bản chất, dịch vụ này đã phần nào đáp ứng nhu cầu cập nhật điểm thi nhanh, chính xác của thí sinh và phụ huynh với mức phí có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, dần dần, dịch vụ này đã bị biến tướng bởi sự liên kết thiếu lành mạnh của các cơ sở giáo dục và các nhà mạng, trang web nhằm trục lợi.

Ông Ngô Kim Khôi khẳng định sẽ xử lý nghiêm tình trạng “ém” điểm thi.

Mặc dù Bộ GD-ĐT đã có quy định công bố rộng rãi điểm thi lên trang web của trường, nhưng đã có tình trạng các cơ sở giáo dục “ém” điểm thi của thí sinh, chần chừ không công bố sớm, nhằm “ép” thí sinh, phụ huynh phải chấp nhận dịch vụ tra cứu điểm thi. Gần đây nhất, hiện tượng này đã xảy ra đối với kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Về vấn đề này, ông Ngô Kim Khôi, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT khẳng định: "Các trường phải công bố điểm thi công khai với thí sinh, không được lợi dụng điểm thi để thu tiền bất chính. Nếu trường nào “ém” điểm thi, Bộ GD-ĐT sẽ xử lý nghiêm”.

Cũng theo ông Khôi, ngay sau khi hoàn tất việc chấm thi, điểm thi phải được đăng tải đầy đủ trên cổng thông tin điện tử của các trường và hoàn toàn miễn phí. Bên cạnh website của trường, thí sinh cũng có thể tra cứu điểm thi miễn phí trên cổng thông tin điện tử của Bộ GD-ĐT cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo giấy, báo điện tử.

Khánh An

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/petrotimes.vn/Cam-cac-truong-em-diem-thi-de-kinh-doanh-dich-vu-tin-nhan/11534811.epi

Tập huấn, bồi dưỡng giáo viên trong hè: Giúp nâng chất lượng giáo dục trong năm học mới

Posted: 23 Jul 2013 03:52 AM PDT

(GDTĐ) – Kỳ nghỉ hè, khi các em HS nghỉ học là lúc các thầy cô giáo, kể cả đội ngũ cán bộ quản lý đã tranh thủ tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng của Bộ hoặc của Sở GDĐT tổ chức. Thông qua các hình thức học tập này đã góp phần giúp cho chính đội ngũ GV củng cố kiến thức chuyên môn, biết cách vận dụng đổi mới phương pháp trong dạy học với các kỹ năng nghề nghiệp nhuần nhuyễn, đáp ứng đúng trọng tâm nhiệm vụ năm học mới.

Nâng cao trình độ, chuyên môn cho GV


Một lớp tập huấn giáo viên
 

Việc bồi dưỡng, thường xuyên, liên tục cho đội ngũ GV thông qua các lớp tập huấn hè đã trở thành hoạt động không thể thiếu của ngành GD từ cơ sở đến cấp Bộ. Không thể phủ nhận rằng, chính từ lớp học này, tuy thời gian nhiều cũng chỉ vài tháng, hoặc vài tuần nhưng hiệu quả đem lại cho thầy cô khi trở lại thực hiện nhiệm vụ dạy học cho năm học mới.

Bởi dẫu sao, không phải bất kỳ GV nào cũng có điều kiện tiếp cận dễ dàng các phương tiện dạy học hiện đại, hoặc tham gia các lớp học nâng cao trình độ trong thời gian đi dạy. Nhất là thầy cô vùng sâu, vùng xa, hoàn cảnh đi lại khó khăn, chỉ có dịp nghỉ hè mới có điều kiện dời xa trường lớp, "bồi bổ" thêm kiến thức cơ bản, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp cũng như ứng dụng các thành tựu khoa học vào giảng dạy cho HS, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nà Khoa – Điện Biên, cô Nguyễn Thị Thúy chia sẻ.

Đặc biệt, trong chiến lược đổi mới căn bản, toàn diện GD Việt Nam trong thời gian tới, việc bồi dưỡng GV về đổi mới phương pháp dạy học đang được quan tâm đặc biệt. Mục tiêu cấp bách mà ngành GDĐT đặt ra là đội ngũ GV phải đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng, đảm bảo cho việc thay đổi nội dung, chương trình, nhất là thay sách giáo khoa sau năm 2015.

Chính vì thế, kế hoạch bồi dưỡng, tập huấn hè cho GV bao giờ cũng được ngành, các Sở GDĐT quan tâm đặc biệt, có sự chuẩn bị chu đáo từ trong năm học cũ. Các chủ đề bồi dưỡng, tập huấn cho GV cũng rất thiết thực, phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu người học, người dạy trong bối cảnh hiện nay như: Bồi dưỡng việc đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả giờ học qua tích cực sử dụng thiết bị dạy học, bồi dưỡng GV đổi mới ứng dụng CNTT và truyền thông; bồi dưỡng đổi mới phương pháp từ cải tiến phương thức đánh giá HS; bồi dưỡng GV qua nâng cao hiệu suất giờ giảng từ việc trình bày bảng, tập huấn cho CB, GV thư viện, cán bộ quản lý, tập huấn GV bộ môn Toán…

Thầy cô giáo quyết định chất lượng GD vì lẽ nhiều chuyên gia đầu ngành khẳng định không có thầy giỏi thì sẽ không có trò giỏi. Do đó, việc bồi dưỡng cho đội ngũ GV, CB đương nhiệm không thể thiếu trong hoạt động của ngành GD. Chỉ tính ở hai Đề án lớn đó là Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 và Đề án phổ cập GDMN 5 tuổi thôi đã thấy rõ vai trò bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tập huấn cho GV quan trọng như thế nào.

Với khoảng 98% đội ngũ GV tiếng Anh chưa đạt chuẩn, chủ yếu là dưới chuẩn và cận chuẩn nếu không được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tự học chắc chắn sẽ không đáp ứng yêu cầu của Đề án đặt ra. Hoặc GV mầm non, không đi tập huấn sẽ khó có được phương pháp dạy học hiệu quả trong khâu đổi mới dạy học như GD lấy trẻ làm trung tâm; Hướng dẫn thực hiện giáo dục phát triển tình cảm – xã hội cho trẻ mầm non…

Còn chút băn khoăn

Khi đề cập đến việc đào tạo, bồi dưỡng cho GV tiếng Anh trong năm học vừa qua, Giám đốc Sở GDĐT Điện Biên cũng như một số đại diện trong vùng thi đua số 1 đều mong muốn, nếu tổ chức lớp thì nên tổ chức trong dịp GV nghỉ hè chứ khi năm học bắt đầu sẽ gây khó cho cơ sở. Bởi khi vào năm học GV hiện chỉ đáp ứng được nhu cầu dạy học cho HS các trường, nếu rút đi bồi dưỡng, HS phải nghỉ học.

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay đã hỗ trợ rất nhiều cho quá trình dạy và học. Phương pháp dạy học truyền thống đã bị thay thế, chú trọng ứng dụng CNTT, nếu GV không biết áp dụng sẽ làm giảm đi giá trị cũng như hiệu quả nhiều tiết học, bài học, môn học. PGS.TS Nguyễn Lân Trung – Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNN – ĐHQG Hà Nội chia sẻ: Nếu chỉ bồi dưỡng GV theo kiểu truyền thống nghe – nhìn thôi sẽ là chưa đủ mà phải bồi dưỡng, giúp GV làm chủ CNTT, biết ứng dụng CNTT trong tiết dạy của mình.

Cũng có ý kiến cho rằng, một số nơi, số lớp còn chưa coi trọng công tác bồi dưỡng, tập huấn hè cho GV. Có khi chính học viên tham gia lớp muốn rút ngắn thời gian, bớt giờ, bớt tiết tập huấn. Hậu quả là khi trở về cơ sở, chính đội ngũ này không làm tròn vai trò nhân rộng điển hình. GV được cử đi bồi dưỡng cốt cán không có đủ trình độ chuyên môn truyền đạt lại cho GV không đi bồi dưỡng.

Hoàng LinhBồi dưỡng giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, biết sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại, tiên tiến, lấy học trò làm trung tâm…vv để từ đó góp phần nâng cao chất lượng GD, đáp ứng nhu cầu xã hội.

PGS.TS Đỗ Tiến Đạt

(Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/tap-huan-boi-duong-giao-vien-trong-he-giup-nang-chat-luong-giao-duc-trong-nam-hoc-moi-1971179/

Khi công nghệ “gõ cửa” trường học

Posted: 23 Jul 2013 03:52 AM PDT

Nhiều công nghệ hướng đến giáo dục

 

Ở một số nước phát triển, thiết bị điện tử đang dần thay thế sách giáo khoa

Ở một số nước phát triển, thiết bị điện tử đang dần thay thế sách giáo khoa

 

Trên thế giới, học sinh – sinh viên ở một số nước như Mỹ, Úc, Thái Lan,… hiện đã sử dụng máy tính bảng để thay thế dần cho sách giáo khoa truyền thống. Ưu điểm của cách làm này chính là tiết kiệm được thời gian cho người học, giúp người học có thể tiếp cận các kiến thức thông qua các nội dung đa phương tiện, đồng thời ít ảnh hưởng đến môi trường vì không sử dụng chất liệu giấy. 

Nở rộ các ứng dụng cho giáo dục trên di động

Nở rộ các ứng dụng cho giáo dục trên di động

 

Theo khảo sát của Dự án Pew Internet American Life (Mỹ), 78% người trẻ nước này ưu tiên sử dụng thiết bị di động để truy cập Internet. Con số này sẽ không ngừng gia tăng trong những năm tới. Một khảo sát khác của Business Insider trong năm 2013 cũng cho thấy, khoảng 60% những người có độ tuổi từ 18-29 ở Mỹ cảm thấy "có thể chấp nhận được" khi người đối diện sử dụng smartphone để nghe gọi, nhắn tin, kiểm tra Facebook, email,.. trong bữa ăn tối hoặc thậm chí là trong một cuộc hẹn hò. 

 

Dựa vào kết quả trên, có thể nhận thấy rằng những thiết bị di động đã và đang chi phối cuộc sống của giới trẻ. Ở Việt Nam, tuy chưa có những con số thống kê cụ thể, nhưng chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh học sinh, sinh viên sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,…trong học tập, công việc và cuộc sống hằng ngày. Do đó, việc tạo ra những dịch vụ, giải pháp dành cho giáo dục ngay trên những thiết bị này hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả cao.

 

Nắm bắt được xu hướng đó, nhiều cá nhân và tổ chức đã bắt đầu cung cấp các ứng dụng di động hướng đến giáo dục. Khi sử dụng smartphone, người dùng có thể tải về nhiều phần mềm hỗ trợ học tập như từ điển, máy tính ảo,…và sách điện tử tiếng Việt từ các kho ứng dụng.  Trong số đó, ứng dụng nhắn tin Zalo đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều người trẻ vì có những tính năng như học tiếng Anh, tra cứu kết quả học tập, điểm thi,…bên cạnh những tiện ích liên lạc như nhắn tin, gọi điện miễn phí.

 

Hiện tại, với ứng dụng Zalo, các "sĩ tử" có thể xem điểm thi ĐH – CĐ 2013 chỉ với một tin nhắn đến tài khoản "Điểm thi đại học-cao đẳng" trên Zalo, hệ thống sẽ cập nhật lập tức gửi kết quả đến các sĩ tử và người nhà ngay khi có điểm.

 

 
  Tính năng tra cứu điểm thi ĐH-CĐ miễn phí

 

"Chúng tôi quyết định sử dụng Zalo để cung cấp thông tin cho sinh viên vì đây là phần mềm nhắn tin phổ biến và rất ổn định. Việc tích hợp dịch vụ cũng khá dễ dàng vì đội ngũ phát triển phần mềm này là các kỹ sư Việt Nam nên có thể nhanh chóng phát triển các chức năng theo yêu cầu đặc thù của ngành giáo dục", Tiến sĩ Đàm Quang Minh, giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam, chia sẻ.

 

Dự kiến trong thời gian tới, ứng dụng Zalo sẽ "phủ sóng" đến nhiều trường Đại học trên cả nước, giúp sinh viên và phụ huynh có một công cụ hỗ trợ tiện lợi và miễn phí.

Nguồn: http://dantri.com.vn/suc-manh-so/khi-cong-nghe-go-cua-truong-hoc-757629.htm

Giải nhất ‘Petronas’ khu vực miền Bắc thuộc về Blue Sky (Hà Nội)

Posted: 23 Jul 2013 03:52 AM PDT


Sau 15 tuần vòng thi loại, 15 đội xuất sắc nhất cuộc thi “Cùng Petronas khám phá thế giới” khu vực miền Bắc (gồm các đội đến từ các trường THCS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thừa Thiên – Huế và Đà Nẵng) đã hội quân về thành phố cảng Hải Phòng.

Các đội sẽ thi đấu trực tiếp để giành xuất chính thức tiếp theo vào trận chung kết toàn quốc diễn ra tại thủ đô Hà Nội vào ngày 19/7.

Nhà thi đấu Đại học Dân lập Hải Phòng, nơi diễn ra vòng thi khu vực miền Bắc được trang hoàng rất đẹp và chuyên nghiệp. Các mô hình trong cuộc thi năm nay mô tả quy trình khai thác, chế biến và phân phối dầu khí.

Sau bài phát biểu tổng kết vòng thi loại của nhà báo Quản Kim Cương, đại diện báo Thiếu Niên Tiền Phong, cuộc thi chính thức bắt đầu. Các đội tranh tài trên 5 lĩnh vực khoa học tự nhiên là Toán học, Vật lý, Hoá học, Địa lý và Sinh học. Trước tiên các đội trả lời các câu hỏi lý thuyết trên máy tính rồi tiến vào khu vực vận động, vượt qua các chướng ngại vật vô cùng hấp dẫn: ra giàn khoan, khai thác dầu, đưa dầu về chế biến, đưa các sản phẩm vượt đại dương đến các châu lục, trồng cây bảo vệ môi trường… Rất nhiều nội dung nhưng các đội chỉ có 10 phút để hoàn thành phần thi.

Sau hơn hai giờ thi đấu quyết liệt, nhiệt tình, tranh tài trong tiếng reo hò cổ vũ khán giả là các thầy cô giáo, học sinh các trường THCS tại thành phố Hải Phòng, các đội thi đã cố gắng hoàn thành xuất sắc phần thi, mặc dù không ít đội đã bị trượt ngã trong quá trình vượt chướng ngại vật đầy cam go, gian khó.

Niềm vui lớn nhất thuộc về đội Blue Sky của trường THCS Mỹ Đình, Hà Nội. Các bạn đạt 400 điểm, giành giải nhất khu vực miền Bắc với phần thưởng 3 iPad mini và chiếc vé chính thức tiếp theo tranh tài tại trận chung kết toàn quốc. Đội Sao Mai, trường THCS Trần Đăng Ninh – Hà Nội giành giải nhì. Hai đội đồng giải ba là TCOR, trường THCS Đoàn Kết và S.I.N.E, trường THCS Hoàng Liệt, đều đến từ thủ đô Hà Nội.

15 tham gia thi đều được nhận bằng khen và quà tặng của ban tổ chức, được tài trợ hoàn toàn việc đi lại, ăn ở tại thành phố Hài Phòng trong những ngày chuẩn bị thi đấu. BTC cũng đã trao giải Nhóm cổ động viên xuất sắc nhất với giải thưởng 1 triệu đồng cho các cổ động viên của thành phố cảng.

Tư liệu: Petronas

Theo Infonet

 

Xem thêm: Petronas

Nguồn: http://news.zing.vn/giao-duc/giai-nhat-petronas-khu-vuc-mien-bac-thuoc-ve-blue-sky-ha-noi/a337184.html

Comments