Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đại học Ngân hàng TP.HCM công bố điểm thi đại học

Posted: 22 Jul 2013 06:51 AM PDT

Giáo dục
22/07/2013 17:15 |
A
A
A

(NDHMoney) Chiều 22/7, Đại học Ngân hàng TP.HCM đã hoàn thành công tác chấm thi và công bố kết quả tuyển sinh năm 2013.

Ảnh minh họa

Để xem điểm thi của các thí sinh dự thi vào Đại học Ngân hàng TP.HCM, độc giả xem: Tại đây

Năm 2013, Đại học Ngân hàng TP.HCM có 1.913 hồ sơ đăng ký dự thi với tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 1.500. Ngành có tỷ lệ chọi cao nhất là ngành Tài chính ngân hàng với tỷ lệ 1/1,41 trong khi ngành Ngôn ngữ Anh có tỷ lệ chọi thấp nhất là 1/0,79.

Điểm chuẩn trúng tuyển các năm 2010, 2011, 2012 của ĐH Ngân hàng TP.HCM


NDHMoney

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/ndhmoney.vn/Dai-hoc-Ngan-hang-TPHCM-cong-bo-diem-thi-dai-hoc/11529755.epi

Điểm chuẩn dự kiến của các trường vừa công bố

Posted: 22 Jul 2013 06:51 AM PDT


ĐH Tài chính Marketing, ĐH Lâm nghiệp… đã có dự kiến điểm chuẩn cụ thể từng ngành.

Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam

Lãnh đạo nhà trường cho biết điểm chuẩn năm nay sẽ nhỉnh hơn so với năm 2012 từ 0,5-1 điểm, gồm các ngành: Quản lý tài nguyên thiên nhiên, Khoa học môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ thông tin, Kiến trúc cảnh quan, Thiết kế nội thất, Quản lý đất đai. Các ngành còn lại điểm chuẩn về cơ bản vẫn như năm trước.

Năm nay ĐH Lâm nghiệp xây dựng điểm trúng tuyển theo khối thi và nhóm ngành học. Nếu thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng ký sẽ được chuyển vào ngành khác cùng khối thi có điểm trúng tuyển thấp hơn (nếu còn chỉ tiêu).

Tham khảo điểm chuẩn năm 2012 của ĐH Lâm nghiệp VN:

Riêng cơ sở 2 tại Đồng Nai, điểm chuẩn các ngành thuộc hệ đại học và cao đẳng bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.

Trường ĐH dân lập Hải Phòng cho biết số thí sinh đạt tổng điểm 3 môn từ 13 điểm trở lên là 354, đạt gần 30% so với số thí sinh dự thi nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu của trường là 1800 nên nhiều khả năng điểm chuẩn vào trường bằng điểm sàn của bộ và sẽ còn nhiều chỉ tiêu cho các nguyện vọng tiếp theo.

Trường ĐH Tài chính Marketing (TP.HCM) dự kiến điểm chuẩn cao nhất là 20,5 điểm, thấp nhất là 17 điểm.

Năm nay trường có 11.000 thí sinh đạt tổng điểm 13,5 trở lên và 5.500 thí sinh đạt tổng điểm 17 trở lên.

Nhà trường thông báo điểm chuẩn dự kiến các ngành như sau:



Trường ĐH Thăng Long cho biết điểm thi năm nay cao hơn năm trước một chút, nhưng lượng thí sinh dự thi năm nay không đông như các năm trước nên trường dự kiến điểm chuẩn bằng điểm sàn của bộ.

Theo Vietnamnet

 

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/diem-chuan-du-kien-cua-cac-truong-vua-cong-bo/a337134.html

Bằng cấp vàng thau lẫn lộn – Hệ lụy của đào tạo ảo

Posted: 22 Jul 2013 05:51 AM PDT

(minh họa: Ngọc Diệp)

(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Lý lẽ “trâu ta ăn cỏ đồng ta”

 

Chưa cần tới câu hỏi được tác giả Lê Chân Nhân tung ra qua bài blog "Thạc sĩ đại học Mỹ mà không có nổi IELTS 6.5?", thì dư luận cũng đã bao lần dậy sóng và đào xới tới tận cùng những ngóc ngách của tình trạng "cả nước có cuộc chạy đua "thi công" bằng cấp từ cử nhân đến tiến sĩ. Và để phục vụ cho nhu cầu bằng cấp này, có rất nhiều dịch vụ cung cấp, từ bằng trong nước đến bằng quốc tế" rồi.

 

Tất nhiên ở một đất nước không có truyền thống sử dụng ngoại ngữ như thứ tiếng thứ 2 trong cuộc sống, thì đòi hỏi trình độ tiếng Anh đạt chuẩn kể cả với những người có bằng cấp cao là việc không dễ. Bởi do thiếu điều kiện thực hành, đa số cán bộ công chức của VN dù có học thật mà không hành thì cũng dễ bị rơi rụng mất kiến thức. Hoặc có hành lại chủ yếu qua dịch thuật bằng văn bản, chứ cơ hội giao tiếp không có được bao nhiêu nên khi phải thi cử rất dễ bị lớp trẻ… hạ  đo ván….

 

Chẳng thế mà cũng có những ý kiến viện dẫn thực tế VN để… “nói không” với barie ngoại ngữ:

 

"Tại sao cứ phải là tiếng Anh, trong khi tiếng Việt đang bị ngoại hoá một cách trầm trọng? Học ngoại ngữ nên để tự chọn, có nhu cầu thì học, không có thì thôi. Tại sao không định hướng cho con em làm giàu rồi thuê người nước ngoài làm phiên dịch cho mình? Giáo viên bây giờ đi dạy Toán, Lý, Hoá cũng yêu cầu dạy học sinh bằng tiếng Anh trong khi dạy bằng tiếng Việt nhiều học sinh còn không hiểu. Không khéo sắp tới còn yêu cầu giáo viên đi dạy các môn Văn, Sử, Địa… bằng tiếng Anh cũng nên?" – Ngô Như Long

 

Lam Bao bày tỏ "Đồng ý với bạn Ngô Như Long",  Hữu Thành cũng chia sẻ nỗi băn khoăn:

 

"Tại sao lại cứ phải bằng tiếng Anh, tiếng Mỹ? Cứ tiếng Việt nhưng đảm bảo được các yếu tố:

 

+ Tính khoa học: Có cơ sở khoa học, được tính toán, nghiên cứu nghiêm túc.

 

+ Tính thực tế: Phải có khả năng áp dụng vào thực tế và mang lại lợi ích cho bản thân, xã hội".

 

Quynh Anh viện dẫn những cơ sở lý luận có lẽ cũng là của chung nhiều người theo học các chương trình bị cho là "ảo" lâu nay:

 

(minh họa: Ngọc Diệp)

 

Từ sính bằng cấp tới đào tạo "ảo"

 

Có cả ngàn lẻ một lý do để biện minh cho cách tư duy… (có thể gọi là) nói không với ngoại ngữ, nhưng dù yêu tiếng Việt bao nhiêu, không ai có thể phủ nhận được vai trò quan trọng của ngoại ngữ trong đời sống cũng như trong mọi lĩnh vực kinh tế – văn hóa – xã hội… đặc biệt là trong nghiên cứu khoa học thời hiện đại.

 

"Mù” ngoại ngữ không phải là cái tội, chỉ đơn giản là chưa đáp ứng được yêu cầu trong nhiều loại hình công việc mà từ đó người ta đòi hỏi loại hình bằng cấp. Vậy nên đã là học thật để theo đuổi tấm bằng nào đó có tiêu chí về ngoại ngữ, ta không thể viện bất kỳ lý do gì để bào chữa cho mình được ngoại lệ. Nhưng ở VN mình, điều gì cũng có thể xảy ra kể cả  đào tạo "ảo" như Vinhnd09 chỉ rõ:

 

"Chuyện sính bằng cấp cũng là do quy trình tuyển chọn và bổ nhiệm còn thiếu tính thực tế tạo ra. Nếu ta bắt đầu quy trình tuyển chọn từ trách nhiệm của người tuyển chọn thì sự việc đâu có đến nỗi. Hãy thay đổi ngay cách tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, giao toàn quyền quản lý và sử dụng nhân sự trong đơn vị cho người đứng đầu, thì không phải lo chất lượng bằng cấp và giảm đáng kể chi phí đào tạo 'ảo' đối với các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng như doanh nghiệp Nhà nước".

 

Đỗ Văn Chuyến soi vấn đề từ góc độ khác:

 

"Những yêu cầu của Bộ GD-ĐT như trên đã nói là quá dễ đối với những ai học thật, nhưng rất khó đối với các “tiến sỹ (thạc sĩ…) giấy”. Vậy nên, là cơ quan quản lý nhà nước về GDĐT, theo tôi Bộ nên thực hiện các quy định trên thật nghiêm và công nhận những ai đã đủ trình độ. Đừng để các vị “học giả” lọt vào các cơ quan nhà nước, rồi rất có thể chính họ lại quay lại chê Bộ không hoàn thành nhiệm vụ quản lý Nhà nước theo yêu cầu của xã hội?"

 

Truong tiếp tục đặt những câu "hỏi xoáy" về chức năng quản lý khiến tình trạng giáo dục VN bát nháo hơn bao giờ hết để liên tục bị kêu ca, phàn nàn, chê trách….mà rồi đâu vẫn lại hoàn đấy:

 

"Cũng chính vì Bộ GDĐT cấp phép mở trường lớp dễ dãi mà không quản lý nổi. Các tỉnh không có trường đại học mà cũng liên kết mở lớp dạy đại học là chuyện đương nhiên từ trước tới giờ. Đằng này huyện, xã cũng liên kết đào tạo dạy đại học mà cũng được tuốt,  miễn sao đủ chỉ tiêu mở lớp…. Mà cũng thi tuyển sinh đầu vào các lớp tại chức, liên thông chính quy, hoành tráng lắm (!?) Hai năm gần đây, tình trạng mở lớp thạc sỹ ở các tỉnh đúng là nhiều như nấm sau mưa. Không đúng chuyên ngành thì cho học chuyển đổi vài môn rùi cho thi đầu vào, cuối cùng cũng đậu tuốt. Thậm chí có người tiếng Anh không biết 1 chữ bẻ đôi cũng thi đậu. Rồi ra trường cũng không biết mô tê gì tiếng Anh cả, nhưng vẫn được công nhận là thạc sỹ và được chấp nhận. Tôi xin hỏi quý vị, đào tạo cử nhân chuyên ngành tiếng Anh trong nước đi thi lấy chứng chỉ IELTS 6,5 có đạt được không khi  mà gặp người nước ngoài không nói nổi vài câu tiếng Anh?"

 

Hai Cù Lần nhìn gần, ngó xa…:

 

"Giáo dục thường xuyên, trực tiếp (gần) chất lượng đã kém. Nay bao nhiêu loại bằng giáo dục bổ túc, đại học, cao học và cả đào tạo tiến sĩ tại chức… TỪ XA thì hẳn là chất lượng cũng xa vời?"

 

Trần Đức Cường nêu con số tổng kết… sơ bộ:

 

"Bài viết quá chính xác. Nếu các bạn ghé qua các cơ quan nhà nước, hỏi những người trên 30 tuổi mới học bằng MBA – Cử nhân quản trị kinh doanh (Master of Business Administration), có đến 70% là trình độ không đúng với yêu cầu cấp bằng… nhất là bằng liên kết. Hãy khảo sát xem!"

 

Dinh Huu Thanh ca tiếp điệp khúc:

 

"Thật là buồn cho ngành giáo dục nước nhà!"

 

Khánh Tùng

Nguồn: http://dantri.com.vn/dien-dan/bang-cap-vang-thau-lan-lon-he-luy-cua-dao-tao-ao-757662.htm

10 điều PHS dành cho học sinh lớp 10

Posted: 22 Jul 2013 04:51 AM PDT

1. Học bổng PHS TOP 5

Những học sinh có kết quả học tập tốt toàn diện và phát triển tốt các kỹ năng sống, giá trị sống sẽ được nhận học bổng PHS TOP 5. Học bổng được xét trao vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học.

2. Môi trường học tập năng động và sáng tạo

Với phương châm study smart, học sinh được phát huy tối đa năng lực bản thân thông qua những phương pháp học tập mới, kích thích khả năng tư duy độc lập và ý tưởng sáng tạo.

Các lễ hội và những cuộc thi tài giúp học sinh tự tin thể hiện năng khiếu, phát triển các kỹ năng và tỏa sáng.

10 điều PHS dành cho học sinh lớp 10 1

 

3. Giáo viên giàu kinh nghiệm, thời khóa biểu khoa học

Ngoài đội ngũ giáo viên chủ nhiệm tận tâm và am hiểu tâm lý, học sinh còn được học với những giáo viên bộ môn giàu kinh nghiệm, có phương pháp giảng dạy sáng tạo, được mời từ những trường công lập nổi tiếng trong thành phố. Thời khóa biểu sắp xếp hợp lý thời lượng các môn tiếng Việt và song ngữ Anh.

4. Sớm chuẩn bị kiến thức, kỹ năng để vào đại học và du học

Từ đầu năm lớp 10, học sinh đã xác định mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể để vào đại học và du học. Các em được tham quan các trường đại học, làm các bài tập định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Chương trình học được tăng nhiều tiết để vừa học vừa luyện thi.

10 điều PHS dành cho học sinh lớp 10 2

5. Phát triển tiếng Anh toàn diện, luyện thi IELTS và SAT

Học sinh được rèn luyện sự tự tin, phát triển các kỹ năng tiếng Anh trong các môn học song ngữ với giáo viên nước ngoài. Môn SAT giúp học sinh làm quen các với các kỳ thi ở nước ngoài.

Chương trình luyện thi IELTS được tổ chức trong 3 năm trung học phổ thông. Học sinh được tư vấn thi lấy chứng chỉ IELTS và chuẩn bị du học.

6. Thực hành, thí nghiệm thường xuyên

Học sinh được làm thực hành, thí nghiệm thường xuyên và mở rộng thêm những thí nghiệm lý thú khi tham gia các câu lạc bộ Khoa học.

7. Đi nhiều nơi, học nhiều điều mới

Chương trình Một ngày với thiên nhiên, Du khảo trong nước và nước ngoài được duy trì nhiều năm, có uy tín và nhận được sự tin cậy của phụ huynh. Tham gia các chuyến đi này, học sinh sẽ dạn dĩ, tự lập hơn, tiếp nhận các kiến thức mới và trải nghiệm nhiều giá trị sống tích cực cho bản thân và cộng đồng.

8. Chương trình hướng nghiệp thực địa thiết thực

 

Trường Tiểu học, THCS và THPT Thái Bình Dương - Pacific Primary and High School (PHS) giảng dạy chương trình Song ngữ Anh – Việt cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 12.

Địa chỉ : 125 Bạch Đằng, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
Email: aca@phs.edu.vn
Điện thoại: 38.942.893 – 38.941.679
Website: www.phs.edu.vn

Đa số phụ huynh của trường là các doanh nhân thành đạt, sẵn sàng đón tiếp các em đến tham quan cơ sở, học tập các quy trình sản xuất và chia sẻ kinh nghiệm thành công.

9. Chế độ dinh dưỡng phù hợp, cơ sở vật chất hiện đại, vệ sinh tuyệt đối

Các suất ăn sáng, trưa, xế được thiết kế khoa học, ngon và hợp vệ sinh. Học sinh năng động và rèn luyện sức khỏe hằng ngày với các bộ môn thể thao lý thú. Bàn ghế được thiết kế phù hợp với chiều cao của học sinh PHS.

Quy trình vệ sinh đúng chuẩn và ý thức tốt của các thành viên PHS đã tạo nên một không gian học đường văn minh, sạch sẽ và an toàn.

10. Không phải đi học thêm, chi phí học tập hợp lý

PHS chú trọng phát huy tối đa năng lực tự học và tư duy độc lập. Các học sinh chưa giỏi được giáo viên hướng dẫn, phụ đạo tại trường. Thực hiện đúng quy trình tự học 3 bước của PHS, học sinh không cần đi học thêm mà vẫn nắm vững kiến thức và phát triển tốt các kỹ năng.

Hằng năm trường PHS luôn có tỷ lệ 100% học sinh lớp 12 đậu tốt nghiệp THPT và vào đại học, cao đẳng. Trường luôn đi tiên phong trong việc xây dựng chương trình giáo dục song ngữ tiên tiến và thực hiện trách nhiệm xã hội.

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130722/10-dieu-phs-danh-cho-hoc-sinh-lop-10.aspx

Giải thưởng “Cánh én hồng” năm 2013

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT

(Cadn.com.vn) – Tại TP Vinh, Nghệ An, Hội đồng Đội Trung ương – Báo Nhi Đồng vừa tổ chức trao giải "Cánh én hồng" năm 2013 cho các Giáo viên–tổng phụ trách Đội trong cả nước. Năm 2013, cả nước có 61 giáo viên – Tổng phụ trách Đội đại diện cho 63 tỉnh, thành phố được đề cử xét trao giải thưởng "Cánh én hồng". Hội đồng bình chọn đã bình xét và trao giải thưởng "Cánh én hồng" lần thứ III năm 2013 cho 10 giáo viên – tổng phụ trách Đội có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi, có nhiều sáng kiến, mô hình hoạt động phong phú và hiệu quả, thiết thực được các cấp, cách ngành đánh giá cao.

T.C

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/cadn.com.vn/Giai-thuong-Canh-en-hong-nam-2013/11526749.epi

Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT

(GDTĐ) – Hôm nay (22/7) tại  Sơn Tây (Hà Nội), Bộ GDĐT đã tổ chức khai mạc Hội thi giáo viên dạy giỏi môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh (GDQP-AN) các trường THPT toàn quốc lần thứ I – năm 2013.

Các đại biểu về dự khai mạc Hội thi
Các đại biểu về dự khai mạc Hội thi

Tham dự có Đại tá Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ giáo dục Quốc phòng (Bộ GDĐT), Đại tá Nguyễn Khắc Hinh – Chính ủy Trường Cao đẳng Công nghệ và Kỹ thuật ô tô, cùng 265 các thầy giáo, cô giáo dạy môn giáo dục Quốc phòng của 47 Sở GDĐT cả nước.

Tại Hội thi GV dạy giỏi môn GDQP-AN lần thứ nhất, thí sinh sẽ thi các môn điều kiện như: Bài kiểm tra hiểu biết về chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng đổi mới giáo dục và các nội dung chỉ đạo của ngành, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm liên quan đến phạm vi chương trình môn GDQP – AN cấp THPT mà GV giảng dạy (thi trắc nghiệm khách quan); thi bắn máy bắn tập MBT – 3; thi bắn súng tiểu liên AK bài 1 (nằm bắn có tỳ).

Ngoài ra các thí sinh cũng sẽ phải thi giảng dạy: 1 tiết lý thuyết và 01 tiết thực hành, trong đó có 1 tiết do GV tự chọn và 01 tiết do Ban tổ chức xác định bằng hình thức bốc thăm.   

Đại tá Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ GD Quốc phòng (giữ bên trái) tặng hoa cho đại diện lãnh đạo Trường CĐ Công nghệ và Kỹ thuật ôtô - đơn vị đăng cai Hội thi
Đại tá Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ GD Quốc phòng (giữa) tặng hoa cho đại diện lãnh đạo Trường CĐ Công nghệ và Kỹ thuật ôtô – đơn vị đăng cai Hội thi

Khai mạc Hội thi, Đại tá Nguyễn Thiện Minh – Vụ trưởng Vụ giáo dục Quốc phòng (Bộ GDĐT) – phát biểu: "Hội thi GV dạy giỏi môn GDQP – AN là một hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp của Bộ GDĐT tổ chức cho các trường THPT, nhằm đánh giá trình độ, trao đổi kinh nghiệm về giảng dạy; tổ chức lớp học; khai thác sử dụng sáng tạo, hiệu quả phương tiện, đồ dùng dạy học; thực hiện Chương trình môn học GDQP – AN cấp THPT nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV GDQP – AN. Góp phần triển khai các phong trào thi đua trong các nhà trường; khuyến khích, động viên, tạo cơ hội và rèn luyện GV, tự học và sáng tạo.

Qua hội thi, các trường phát hiện, tuyên dương và nhân rộng điển hình tiên tiến, góp phần tạo động lực phát triển sự nghiệp giáo dục của mỗi địa phương và của toàn ngành. Từ đó căn cứ để đánh giá thực trạng đội ngũ và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục.

Đại diện BTC tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị về dự Hội thi
Đại diện BTC tặng cờ lưu niệm cho các đơn vị về dự Hội thi

Hội thi còn nâng cao nhận thức cho cán bộ, GV, học sinh về GDQP – AN trong trường học; thể hiện tinh thần trách nhiệm của mọi công dân nước Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới, luôn ra sức bảo vệ an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ đất nước.

Hội thi diễn ra từ ngày 22/7 và kết thúc vào ngày 27/7. Các tập thể, cá nhân đạt thành tích cao tại Hội thi sẽ được nhận Bằng khen, giấy chứng nhận GV dạy giỏi, cờ lưu niệm của Bộ GDĐT và Ban tổ chức.

N. Khánh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201307/hoi-thi-giao-vien-day-gioi-mon-giao-duc-quoc-phong-an-ninh-1971152/

Thầy giáo bắt cóc, tống tình nữ sinh luyện thi đại học

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT

Nữ sinh Q.A. được giải cứu tại khách sạn.

Trước đó, chiều tối ngày 21/7, nhận tin báo của gia đình Q.A. về việc nữ sinh này bị bắt cóc, CATP Hải Phòng đã tổ chức xác minh, giải cứu nữ sinh này.

Theo điều tra ban đầu của cơ quan công an, Hoàng là giáo viên luyện thi đại học tại các trung tâm. Tháng 2/2013, Hoàng quen Q.A. và nảy sinh tình cảm khi nữ sinh này luyện thi tại lớp do Hoàng dạy.

Bị gia đình phản đối, ngăn cấm, Q.A. đã chủ động cắt đứt quan hệ với Hoàng để tập trung ôn thi đại học. Cay cú, Hoàng nhiều lần đe dọa nữ sinh này nếu không tiếp tục quan hệ sẽ tung ảnh "nóng" của hai "thầy, trò" lên mạng internet. Thậm chí, Hoàng còn nhắn tin dọa sẽ giết cả nhà Q.A. nếu không được tiếp tục tình cảm với nữ sinh này.

Khẩu súng cùng các tang vật khác cảnh sát thu giữ tại hiện trường.

Khẩu súng cùng các tang vật khác cảnh sát thu giữ tại hiện trường.
Khẩu súng cùng các tang vật khác cảnh sát thu giữ tại hiện trường.

Khi ập vào phòng Hoàng đang thuê để hẹn Q.A., cảnh sát phát hiện, bắt quả tang Hoàng có hành vi dùng súng khống chế nạn nhân. Tại hiện trường, lực lượng công an thu giữ Hoàng 1 khẩu súng Colt quay, 6 viên đạn, một số đoạn dây dùng để trói tay nạn nhân.

Bước đầu, tại cơ quan công an, Hoàng đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Khám xét nhà riêng của đối tượng, cơ quan công an còn thu giữ thêm một viên đạn và một vỏ đạn quân dụng.

Khẩu súng thu giữ hiện trường, Hoàng khai đã mua trước đó và để kiểm tra độ nhạy của súng, Hoàng đã bắn thử 1 lần tại nhà.

Vụ việc đang được cơ quan công an làm rõ.

Thu Hằng

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/thay-giao-bat-coc-tong-tinh-nu-sinh-luyen-thi-dai-hoc-757746.htm

Thủ khoa ĐH Dược: Học một cách “hoang dại”

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT

Khi biết tin Nguyễn Thanh Tùng, học sinh Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội đỗ thủ khoa đầu vào Đại học Dược 2013, chúng tôi đã tìm đến nhà Tùng chúc mừng và có cuộc trò chuyện thú với tân thủ khoa 2013.

Chào Tùng, cảm xúc của em thế nào khi nghe tin mình đỗ thủ khoa?

Em thật sự rất bất ngờ với kết quả này. Vì dự tính trước đó của em được khoảng tầm 27 – 28 điểm nhưng không ngờ mình lại đỗ tận 29,5 điểm. Thực sự em cảm thấy rất hạnh phúc, nhất là khi nhìn thấy sự tự hào toát lên từ nụ cười, ánh mắt của bố mẹ.

Nhà em làm nghề gốm sứ, bố mẹ quanh năm đều vất vả, mệt nhọc. Không chỉ học cho mình, em còn muốn sự cố gắng của bản thân khiến bố mẹ thêm vui lòng. Và điều ấy cũng trở thành một động lực thôi thúc em nhiều hơn. Em còn nhớ rõ cảm giác hãnh diện của mình khi bố xoa đầu em và nói: "Con trai bố giỏi quá!".

Để có được kết quả tốt như vậy, bí quyết học tập của Tùng là gì?

Trước đây em học theo cách "hoang dại", không có phương pháp gì. Bởi vì khi lên lớp 10, em không có ý định thi đại học mà cố gắng vào đội tuyển Quốc gia, được giải để tuyển thằng. Nhưng năm ấy em trượt nên từ đó quay sang ôn thi đại học.

Đối với các môn thi, em không thích dùng thêm sách tham khảo. Môn Toán, em học trong sách giáo khoa rồi phân chia các dạng bài ra với nhau, làm các bài tập trong đó. Em đã làm thật nhuần nhuyễn, sao cho nhìn vào phải làm được luôn. Em liên tục tìm những đề thi các năm trước, đề thi thử các trường tự làm ở nhà và thi thử ở trường nữa để làm quen với tâm lý phòng thi.

Môn nào em cũng học hết sách giáo khoa, tất cả lý thuyết, bài tập. Sách giáo khoa gần như là "Hiến pháp" rồi nên em cứ theo đó mà học thôi. Với môn Lý, thầy giao nhiều bài khó nên em lên mạng tìm thêm những hướng giải.

Thủ khoa ĐH Dược: Học một cách

Nụ cười tươi tắn của tân thủ khoa Đại học Dược

Em thường cân bằng việc học tập và thư giãn như thế nào?

Em thường nghe nhạc, đá bóng, bơi lội và đọc sách. Em hay đọc những quyển sách về kỹ năng hay tạo ra động lực. Hồi lớp 10 trượt khỏi đội tuyển Toán, em đã về ôm gối khóc, rất thất vọng và chán nản. Nhưng nhờ sự khuyên bảo của bố mẹ cùng những câu chuyện trong cuốn sách ấy, em đã có động lực để lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng. 

Bên cạnh đó, có một quyển sách thúc đẩy tư duy khiến em rất thích: “Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế“. Trong quá trình trên lớp, em có nghĩ ra nhiều phương pháp giải khác, mới hơn và cũng có những bài được thầy rất khen ngợi.

Có một lần trong buổi hình học không gian, em có nghĩ ra tính chất của hình. Khi em giơ tay phát biểu, thầy nhất quyết bảo không phải, ý kiến của em là sai. Nhưng em vẫn khăng khăng giữ ý kiến đấy của mình.

Sau thầy cho về nhà chứng minh. Hôm sau khi trình bày phần chứng minh ấy, em đúng, thầy sai. Nên em thấy rằng bất kể việc gì cũng cần đến sự sáng tạo và chúng ta không ngừng nuôi dưỡng, rèn luyện nó. Điều ấy càng giúp em sau này có thể sáng tạo ra những loại thuốc mới, cứu gúp mọi người.

Thủ khoa ĐH Dược: Học một cách

Thanh Tùng bên gia đình của mình (Ảnh minh họa)

Em từng chia sẻ rằng, trong thời gian đại học sẽ không yêu nhưng người ta thường bảo tình yêu sinh viên là trong sáng, đẹp đẽ nhất. Biết đâu đến một lúc nào đó, em sẽ hối hận khi tự ép buộc mình phải sống như một “cỗ máy”?

Em còn nói với bạn trước khi thi là số điểm đại học sẽ chính là tuổi em lấy vợ. Thực ra lúc đó, em cũng chỉ ước lượng mình được 27 điểm thôi. Nhưng không ngờ lại được 29,5 điểm. Với số điểm đó, em đành phải lấy vợ muộn vậy, biết làm sao được. (cười)

Không được trải qua tình yêu trong sáng của thời sinh viên, chắc hẳn em cũng sẽ rất tiếc. Thầy giáo còn đùa chúng em nên yêu từ cấp 3. Nhưng em thấy mình còn trẻ con lắm, còn lâu mới lớn được. Em lớn để yêu chứ không yêu để lớn.

Với một chàng trai vừa giỏi giang, đẹp trai lại hài hước như em, chắc hẳn sẽ có rất nhiều bạn gái mến mộ?

Đẹp trai, giỏi giang thì em không dám nhận nhưng ngày bé em có thích thích, mến mến một số bạn nữ. Còn bây giờ, em không nghĩ ngợi gì. Em cũng không rõ các bạn nữ có cảm tình gì với mình không nữa? (cười)

Em hình dung cuộc sống sinh viên của mình dưới mái trường ĐH Dược như thế nào?

Em thấy đại học Dược là một trường hơi ít hoạt động ngoại khóa và chương trình học cũng khá nặng. Em sẽ cố gắng học thật tốt, mỗi kỳ đều đạt học bổng, đặc biệt là kiếm một suất du học để có cơ hội học tập, trải nghiệm nhiều hơn.

Bên cạnh đấy, em sẽ tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa để vừa góp phần cho phong trào đoàn thể trở nên vững mạnh, đồng thời, em cũng rèn luyện được các kỹ năng như: giao tiếp, làm việc nhóm, …

Nghĩa là em đã lên kế hoạch cho các mục tiêu ấy?

Em sẽ đặt mục tiêu và cố gắng thực hiện nó vì em thấy đặt mục tiêu càng lớn thì càng thúc đẩy mình cố gắng hơn. Kể cả với những cuộc thi thử, em đều đặt mục tiêu sẽ được bao nhiêu điểm. Lần nào em cũng cố gắng thi thử được thủ khoa nhưng lại không được như mong muốn. Lần thi thử có số điểm cao nhất, em cũng đứng thứ 2 ở trường, bình thường thì sẽ dao động ở mức 27 -28 điểm.

Bên cạnh đó, em luôn có những kế hoạch rõ ràng. Em sẽ cố gắng chia kế hoạch đó thành những giai đoạn cụ thể để từng bước chinh phục nó.

Em cũng sẽ tập trung học tập ngay từ lúc mới bước vào trường đại học. Em đã từng có một bài học cho bản thân mình vì sự thiếu tập trung. Đó là lần thi thử thứ năm, em được có 23,7 điểm, trong khi đó Toán chỉ có 5,5 điểm. Đó là thời gian em mải chơi và để tâm trí vào chuyện viết lưu bút. Sau đó, em phải chấn chỉnh luôn, đầu tư để củng cố lại môn Toán. Tuy nhiên vì biết rõ mình chủ quan chứ không nằm ở nền tảng kiến thức nên em vẫn dành thời gian học Lý, Hóa nhiều hơn.

Cảm ơn em về cuộc trò chuyện và chúc em đạt được mục tiêu của mình!

Thông tin cá nhân:

Họ và tên:

Nguyễn Thanh Tùng

Từng là học sinh lớp 12 Toán 1 Trường THPT Chuyên ĐH Sư Phạm Hà Nội.

Sinh ngày 27/11/1995.

Tùng đỗ Thủ khoa kỳ thi tuyển sinh vào ĐH Dược Hà Nội năm nay với tổng điểm 29,25 (được làm tròn thành 29,5). Điểm từng môn thi: Toán 10 điểm; Lý 9,5 điểm; Hoá 9,75 điểm.

Thành tích:

- Giải Nhất Học sinh giỏi môn Toán 8 huyện Gia Lâm (Hà Nội)

- Giải Ba Học sinh giỏi môn Toán lớp 9 cấp thành phố

- Giải Ba toàn quốc giải Toán Violympic qua mạng

Sở thích: Chơi bóng đá, bóng bàn, bơi; đọc sách và nghe nhạc

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/www21.24h.com.vn/Thu-khoa-DH-Duoc-Hoc-mot-cach-hoang-dai/11529710.epi

Cuộc thi viết luận ‘Nhà lãnh đạo trẻ 2013′

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT


Cuộc thi được tổ chức hàng năm nhằm tìm kiếm ứng viên cho các suất học bổng trị giá 50-100% học phí của chương trình du học hè "Nhà lãnh đạo trẻ" trong 2 tuần tại trường Trinity College, Đại học Melbourne, Úc.

Chương trình do Trinity College, Đại học Melbourne và công ty IDP Việt Nam phối hợp tổ chức.

Đây là một sân chơi bổ ích và thú vị dành cho học sinh lớp 10 và 11 (năm học 2013-2014) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Các bạn sẽ có cơ hội thử sức trình độ tiếng Anh và giành nhiều giải thưởng giá trị.

Ngoài mục tiêu tạo ra một sân chơi lành mạnh bổ ích cho các học sinh trong dịp hè, chương trình còn nhằm khuyến khích các em tích cực tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và hoạt động xã hội, giúp các em rèn luyện tính tự giác và tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng và xã hội. Với các chủ đề xoay quanh những vấn đề toàn cầu như môi trường và bình đẳng xã hội, chương trình muốn gửi đến thế hệ trẻ thông điệp về sự phát triển bền vững trong tương lai.

Thời gian diễn ra cuộc thi: từ ngày 15/8-11/10/2013

Thông tin cuộc thi

Các thí sinh tham dự sẽ trải qua 2 vòng thi:

1. Vòng 1: Làm bài test trực tuyến

- Các bạn sẽ được tham gia làm bài test theo đường dẫn được đăng tải trên trang mạng xã hội chính thức của chương trình.

2. Vòng 2: Gửi bài luận và kèm 1 đoạn video clip

- Các bạn sẽ gửi 1 đoạn video clip và bài luận tiếng Anh 500 từ bằng file word theo chủ đề của cuộc thi.

- Đoạn video clip dài không quá 8 phút, nội dung gồm có:

1. Giới thiệu về bản thân (1 phút)

2. Trình bày quan điểm của bạn về chủ đề bài luận (theo nội dung của bài viết) (5 phút)

3. Các hoạt động ngoại khóa, những cuộc thi mà bạn đã tham gia thể hiện những đam mê và khả năng của bạn về kỹ năng lãnh đạo (2 phút)

Tất cả form đăng ký và bài luận làm theo định dạng file word và gửi tới email: thanh.trinh@idp.com

- Trường có học sinh giành giải nhất sẽ nhận được quà và chứng nhận của Trinity College

- Tất cả học sinh gửi hồ sơ đều nhận được quà tặng và giấy chứng nhận tham gia chương trình

Mọi chi tiết xin liên hệ trang thông tin chính thức của chương trình tại đây.

Hoặc email: thanh.trinh@idp.com

Nguyễn Phúc Thạch Thảo

Trường chuyên Hà Nội – Amsterdam, giải nhất cuộc thi 2010

“Những giờ lên giảng đường của the University of Melbourne mang lại cảm xúc thật đặc biệt. Tôi đã rất kinh ngạc khi thấy những nhân vật nổi tiếng được mời đến chương trình để nói chuyện với chúng tôi như những nhà lãnh đạo trẻ thực sự – tôi thấy cả nhóm mình như sắp trở thành các đại diện của tổ chức Liên Hợp Quốc.

Thời khắc yêu thích của tôi là cùng các bạn đến từ Dubai, Canberra, Hongkong hoặc Mỹ ngồi ở tầng hầm Gourlay xem tivi, ăn snack và chia sẻ những bí mật mà biết rằng nó sẽ được nửa thế giới giữ kín.

Tôi trân trọng từng phút giây được hòa mình cùng cuộc sống 2 tuần tại đây. Cuộc hành trình mới của tôi đã bắt đầu từ khóa học Nhà lãnh đạo trẻ của Trinity College”.

Tư liệu: IDP

Theo Infonet

Xem thêm: Nhà lãnh đạo trẻ

Nguồn: http://news.zing.vn/giao-duc/cuoc-thi-viet-luan-nha-lanh-dao-tre-2013/a337072.html

15 ngày cho đơn phúc khảo CĐ, ĐH

Posted: 22 Jul 2013 03:51 AM PDT

(GDTĐ) -Theo Quy định của Bộ GDĐT, Hội đồng tuyển sinh chỉ nhận đơn xin phúc khảo các môn văn hoá của thí sinh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.


 

Kết quả phúc khảo sẽ có chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn. Thí sinh nộp đơn xin phúc khảo phải nộp lệ phí theo quy định của trường. Nếu sau khi phúc khảo phải sửa điểm theo quy định, thí sinh sẽ được hoàn trả lệ phí. Không phúc khảo các môn năng khiếu.

Khi thí sinh có đơn đề nghị phúc khảo, ban Phúc khảo có nhiệm vụ: Kiểm tra các sai sót cơ học như: cộng sai điểm, ghi nhầm điểm bài thi của người này sang người khác; phúc khảo các bài do thí sinh đề nghị; chấm bài thi thất lạc đã được tìm thấy; chấm bài mới thi bổ sung do sai sót của hội đồng tuyển sinh; trình Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường quyết định điểm bài thi sau khi đã chấm phúc khảo.

Việc tổ chức phúc khảo tiến hành theo từng môn thi dưới sự điều hành trực tiếp của Trưởng ban Phúc khảo.

Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo giống nhau thì giao bài thi cho Trưởng ban Phúc khảo ký xác nhận điểm chính thức.

Nếu kết quả hai lần chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo tổ chức chấm lần thứ ba trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác.

Nếu kết quả của hai trong ba lần phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả của cả ba lần chấm lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức rồi ký tên xác nhận.

Trong trường hợp phúc khảo bài thi mà thí sinh chuyển từ diện không trúng tuyển thành trúng tuyển (và ngược lại) hoặc lệch nhau từ 0,5 điểm trở lên thì hội đồng tuyển sinh phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ phúc khảo (có ghi biên bản) đối với các bài thi của thí sinh có sự điều chỉnh điểm.

Nếu hội đồng tuyển sinh trường khẳng định chấm thi đợt đầu sai tới mức phải điều chỉnh điểm thì hội đồng tuyển sinh trường công bố công khai danh sách cán bộ chấm thi đợt đầu để rút kinh nghiệm hoặc nếu thấy có biểu hiện tiêu cực thì xử lý theo quy định của quy chế.

Điểm phúc khảo sau khi đối thoại giữa hai cặp chấm và được Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch HĐTS ký duyệt là điểm chính thức của bài thi.

Với bài thi trắc nghiệm, điểm chấm lại của tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

Lập Phương
 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/15-ngay-cho-don-phuc-khao-cd-dh-1971148/

Comments