Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Đoàn học sinh dự thi Olympic Sinh học quốc tế đều giành huy chương

Posted: 21 Jul 2013 06:44 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa thông tin, đoàn học sinh Việt Nam trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 25 tại  nước Cộng hòa Thụy Sỹ  đều đoạt Huy chương Đồng,

Bốn thí sinh đoạt huy chương tại kỳ thi Olympic Sinh học năm 2012 tại Singapore
Bốn thí sinh đoạt huy chương tại kỳ thi Olympic Sinh học năm 2012 tại Singapore

Các thành viên trong đoàn gồm: Nguyễn Quang Huy, Học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyển Thị Hải Anh, Học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Vĩnh Phúc; Nguyễn Nhật Anh, Học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam; Nguyễn Thị Phương Diệp, Học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

Đoàn cán bộ học sinh Việt Nam dự thi Olympic Sinh học quốc tế lần thứ 25 tại  nước Cộng hòa Thụy Sỹ từ ngày 14/7/2013 đến ngày 21/7/2013. Đoàn sẽ về tới Sân bay quốc tế Nội Bài vào lúc 5h45 sáng 24/7/2013.

Lập Phương
 

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/giaoducthoidai.vn/Doan-hoc-sinh-du-thi-Olympic-Sinh-hoc-quoc-te-deu-gianh-huy-chuong/11521338.epi

4 nhóm phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm học 2013

Posted: 21 Jul 2013 05:44 AM PDT

1. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý giáo dục

(GDTĐ) – Rà soát việc thực hiện phân cấp quản lý, hoàn thiện cơ chế phối hợp quản lý giáo dục giữa các Bộ, ban ngành và địa phương; Đảm bảo quyền tự chủ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý giáo dục địa phương; Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương, của các bộ, ngành có cơ sở giáo dục, đào tạo; Thực hiện "3 công khai" của các cơ sở giáo dục; Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư, mua sắm cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động giáo dục…

Đổi mới công tác thông tin, truyền thông để nâng cao nhận thức, tạo đồng thuận của xã hội đối với ngành và tạo thuận lợi để nhân dân tham gia tư vấn, giám sát, hỗ trợ giải quyết kịp thời các vấn đề của ngành được nhấn mạnh trong năm học 2013-2014.

2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục


 

Tiếp tục thực hiện có hiệu quả, sáng tạo việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với việc tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968-15/10/2013), đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua đã tổng kết thành các hoạt động thường xuyên của Ngành. 

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, củng cố kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, nâng cao chất lượng giáo dục phổ cập…

Tăng cường các giải pháp đồng bộ, thiết thực, phù hợp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt với các trường ở vùng dân tộc thiểu số, miền núi…

Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khoẻ của học sinh, sinh viên…

Tiếp tục triển khai tự đánh giá của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp…

Triển khai đồng bộ theo tiến độ các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020…

3. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục

Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, tập huấn hoạt động xây dựng, thực hiện quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục của các địa phương.

Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm đến năm 2020. Tiếp tục thực hiện Đề án "Đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng-an ninh cho các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề giai đoạn 2010-2016".

Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong giai đoạn hiện nay và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương…

Thực hiện đầy đủ và kịp thời các chính sách đối với nhà giáo…

4. Tăng nguồn lực đầu tư và đổi mới cơ chế tài chính giáo dục

Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tài chính giáo dục nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nhà nước và xã hội đầu tư cho giáo dục.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đầu tư xây dựng cơ bản; đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non, trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia…

Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án Kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2013-2015 sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành và các chương trình, dự án về GD-ĐT.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự phối hợp của các Bộ, ngành, các cấp chính quyền, đoàn thể trung ương và địa phương, toàn ngành phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, hình thành lớp thanh niên có năng lực công dân mới, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4701/201307/4-nhom-phuong-huong-nhiem-vu-trong-tam-nam-hoc-2013-2014-1971071/

Thi Đại học 2013: Thủ khoa có số điểm cao nhất là 29,5

Posted: 21 Jul 2013 05:44 AM PDT

Điểm xét tuyển sẽ cao

Ngày 21.7, một lãnh đạo trường ĐH Dược cho hay Thí sinh phải đạt từ 25,5 trở lên mới có cơ hội trúng tuyển vào trường. Bởi năm nay, Trường ĐH Dược có hơn 2.500 thí sinh dự thi nhưng có đến 1.164 em có tổng điểm 3 môn (chưa tính điểm ưu tiên) từ 18 trở lên. Số thí sinh có tổng điểm 3 môn từ 24 trở lên là 786; từ 25 trở lên là 607, từ 26 trở lên là 358…

Ngày 20.7 trước đó, trường ĐH Tài chính – Marketing cũng công bố điểm chuẩn từng ngành như sau: quản trị kinh doanh 18,5 (khối A) và 18 (khối A1 và D1); quản trị khách sạn 20,5 (khối A), 19 (khối A1) và 18,5 (khối D1); bất động sản 17 (khối A, A1 và D1); kinh doanh quốc tế 20 (khối A) và 19 (khối A1, D1); marketing 19 (khối A, A1) và 18 (khối D1); tài chính ngân hàng, kế toán, hệ thống thông tin quản lý, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 17 (khối A, A1 và D1); ngôn ngữ Anh 17 (khối D1). Năm nay, trường ĐH Tài chính – Marketing có tới 2 nghìn thí sinh dự thi trong khi chỉ tiêu là 4 nghìn nên dự kiến điểm trúng tuyển khá cao.

Dự kiến, tới đầu tuần tới, các trường đại học tiếp tục công bố điểm thi và dự kiến điểm trúng tuyển vào các ngành. Theo kế hoạch, công tác chấm thi sẽ được hoàn thành chậm nhất vào ngày 31.7. Trong khi đó, Bộ GDĐT sẽ công bố điểm sàn trước ngày 5.8  tới.

Các thủ khoa đầu tiên

Hiện thủ khoa ĐH có số điểm cao nhất thuộc về em Nguyễn Thanh Tùng, số báo danh 337, đạt 29,25 điểm (được làm tròn thành 29,5 điểm) dự thi vào trường ĐH Dược. Điểm số các môn thi của cậu học sinh Trường THPT chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội này là Toán: 10 điểm; Lý: 9,5 điểm và Hóa: 9,75 điểm.

Kế tiếp là nữ sinh Phan Thị Hồng Hải – Thủ khoa khối B của ĐH Quốc gia với 29 điểm. Đây cũng là thí sinh khối B có số điểm cao nhất cả nước. Hải là học sinh lớp chuyên Toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Nam Định. Ngoài ra, ĐH Tài chính Marketing có 2 thủ khoa cùng đạt 26 điểm. Đó là các em Nguyễn Trần Thanh Trúc (SBD 6290), thi vào ngành Marketing với điểm 3 môn gồm: môn Toán 8,5 điểm, Lý 7,25 điểm và Hóa 10 điểm và em Nguyễn Đông Lập (SBD 2369), thi vào ngành Kinh doanh Quốc tế với điểm các môn: Toán 9 điểm, Lý 7,25 điểm và Hóa 9,5 điểm.

Trường ĐH Quảng Nam cũng đã công bố điểm thi đại học cũng như thủ khoa của các khối thi. Theo đó, thủ khoa của trường (chưa tính điểm ưu tiên) là 2 thí sinh dự thi khối C: thí sinh Trần Minh Huy với tổng điểm 3 môn thi đã làm tròn, chưa tính điểm ưu tiên là 23.0 điểm (Địa: 9.5, Sử: 9.0, Văn: 4.5); và thí sinh Lê Thị Mỹ Hạnh với kết quả thi là Địa: 8.75, Sử: 9.0, Văn: 5.0).

Trước đó, trường đại học (ĐH) Thủy lợi công bố điểm thi và thủ khoa năm nay của trường này là TS Lê Xuân Hoàng, học sinh lớp 12A1, THPT Lương Đắc Bằng, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Trường ĐH Dân lập Hải Phòng đã hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi cho các thí sinh.Thủ khoa của trường là thí sinh Phạm Quỳnh Trang dự thi khối C đạt 23 điểm. Thủ khoa của Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải là em Lê Việt Cường  đạt 22 điểm.

Nguồn: http://laodong.com.vn/Tuyen-sinh/Thi-Dai-hoc-2013-Thu-khoa-co-so-diem-cao-nhat-la-295/128654.bld

Phát huy truyền thống nhà giáo Việt Nam

Posted: 21 Jul 2013 04:44 AM PDT

(GDTĐ) – Cuộc vận động "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"chính thức phát động ngày 16/11/2007 trong đội ngũ nhà giáo cả nước. Qua 5 năm tích cực chỉ đạo và thực hiện, cuộc vận động đã thấm sâu vào đời sống và sinh hoạt xã hội của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tạo sức lan tỏa mạnh mẽ, được xã hội đồng tình, ủng hộ.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và các tấm gương tiêu biểu của Công đoàn Giáo dục Thủ đô
 

Trước hết, kết quả của cuộc vận động đã khẳng định  nội dung của cuộc vận động là hết sức cần thiết, phù hợp với yêu cầu "Đổi mới căn bản và toàn điện nền giáo dục Việt Nam" trong giai đoạn hiện nay; góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục – đạo tạo. Thành công này đã góp phần khắc phục hiện tượng một bộ phận thầy, cô giáo vi phạm đạo đức; không đáp ứng yêu cầu trình độ đào tạo, thiếu kỹ năng nghề nghiệp; thụ động triển khai thực hiện hoạt động dạy học, củng cố niềm tin để chúng ta tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng khả năng tự học, khích lệ sự sáng tạo của nhà giáo trong thời gian tới.

Hai là, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật chúng ta cũng thấy còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai cuộc vận động. Trong thời gian đầu, việc ban hành văn bản hướng dẫn của Ban chỉ đạo cấp trung ương còn chậm, gây lúng túng cho cơ sở. Trong quá trình thực hiện, chưa chú trọng tổ chức quán triệt sâu sắc mục đích, yêu cầu, nội dung của cuộc vận động; Công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện cuộc vận động có nơi, có lúc làm chưa thường xuyên, chưa tích cực. Ở một số nơi, việc thực hiện mới dừng lại ở các hoạt động mang tính hình thức, chưa có các nội dung thiết thực, lôi cuốn nhà giáo, người lao động tham gia. Một số trường học, cơ sở giáo dục còn tâm lý chờ đợi trong triển khai thực hiện.

Bên cạnh những chuyển biến tích cực về đạo đức, lối sống; tinh thần tự học; sự sáng tạo trong đông đảo nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động, vẫn còn một bộ phận nhà giáo chưa nhận thức đầy đủ, toàn diện về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; ý thức tự vươn lên, khả năng tự học, tự cập nhật thông tin, trau dồi kiến thức trong công tác; không vượt qua được những tác động tiêu cực của hoàn cảnh, của cơ chế thị trường, có biểu hiện suy thoái về đạo đức nghề nghiệp, tha hóa về lối sống, xúc phạm đến nhân cách học sinh, làm tổn hại đến uy tín, danh dự của đội ngũ nhà giáo.


Chủ tịch Công đoàn Giáo dục VN Trần Công Phong trao bằng khen cho các đơn vị đạt thành tích trong việc thực hiện cuộc vận động
 

Ba là, qua thực tiễn 5 năm triển khai, chúng ta đã xác định rõ được nguyên nhân thành công và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại, hạn chế trong thực hiện cuộc vận động.

Nguyên nhân thành công do cuộc vận động là sự thể hóa các nội dung của cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" vào thực tiễn ngành Giáo dục. Sức hấp dẫn của tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã được toàn xã hội quan tâm, tích cực tham gia học tập, tìm hiểu, nghiên cứu các chuyên đề về tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người, tạo tiền đề tốt đẹp cho việc triển khai thực hiện cuộc vận động.

Cuộc vận động cũng đã đáp ứng được nguyện vọng và yêu cầu cấp bách của đội ngũ nhà giáo bởi vào thời điểm đó, nhiều người, nhiều gia đình, xã hội rất lo lắng tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống; sự yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ, nhạt nhòa lý tưởng và thiếu sức sáng tạo trong một bộ phận nhà giáo làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Đồng thời, trong quá trình triển khai cuộc vận động, đã có sự chỉ đạo thường xuyên và trực tiếp với tinh thần chủ động, sáng tạo của các trường học, cơ sở giáo dục gắn với đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng, phát huy vai trò tích cực của cán bộ, đảng viên và quần chúng lao động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của ngành và đơn vị trong từng năm học, từng thời kỳ.

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế là do cơ chế kinh tế thị trường, lợi ích vật chất đã tác động mạnh đến đạo đức, lối sống trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Bên cạnh đó, nhận thức chung và quyết tâm của một số cấp ủy, lãnh đạo đơn vị trường học, cơ sở giáo dục về việc triển khai cuộc vận động chưa thật đầy đủ và sâu sắc. Có nơi cấp ủy và lãnh đạo đơn vị còn chủ quan, nóng vội, coi việc thực hiện cuộc vận động một lần là xong. Ngược lại, có nơi lại có tâm lý lo ngại, ỷ lại, chờ đợi hướng dẫn của cấp trên dẫn tới thiếu quyết tâm để triển khai. Ở một số đơn vị, vẫn còn tình trạng “khoán” cho công đoàn cơ sở thực hiện là chính, sự tham gia của các thành viên trong ban chỉ đạo chưa đều, chưa có sự phối hợp chặt chẽ.

Bốn là, từ kết quả triển khai cuộc vận động, chúng ta rút ra được những kinh nghiệm thiết thực và quan trọng.

Trước tiên, để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" đạt hiệu quả thiết thực, các cấp uỷ Đảng và tập thể lãnh đạo, nhất là người đứng đầu các trường học, cơ sở giáo dục cần nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu và nội dung; khẳng định tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nội dung này là giải pháp hàng đầu trong nhóm giải pháp về chính trị, tư tưởng để nâng cao chất lượng đội ngũ.

Trong quá trình thực hiện, các trường học và cơ sở giáo dục phải căn cứ vào hướng dẫn, định hướng chung để chủ động tìm ra những cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình nhằm đạt hiệu quả thiết thực.

Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục thực hiện "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" trong giai đoạn hiện nay, nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và người lao động; Coi trọng công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị cơ sở; nghiêm túc thực hiện các chế độ giao ban, đánh giá rút kinh nghiệm; Tổ chức thực hiện có hiệu quả việc giám sát của tổ chức Đảng, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân; Kịp thời phát hiện, tuyên truyền, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Năm là, phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những hạn chế, trong thời gian tới, cần tạo nên bước chuyển mạnh mẽ, đưa nội dung thực hiện "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" đi vào chiều sâu, với những nội dung cụ thể, thiết thực hơn.

Thực tế 5 năm qua đã chứng minh, việc thực hiện "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" vừa mang tính cấp bách trong bối cảnh hiện nay, vừa có ý nghĩa lâu dài đối với sự nghiệp giáo dục – đào tạo; là nhiệm vụ đặc trưng truyền thống của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và người lao động, thể hiện tính ngành nghề sâu sắc. Ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam tin tưởng sâu sắc và kêu gọi đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, người lao động hãy nỗ lực phấn đấu, cống hiến nhiều hơn nữa, quyết tâm thực hiện "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" trong giai đoạn mới, góp phần vào việc thực hiện thắng lợi Chiến lược phát triển giáo dục, mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

PGS.TS Trần Công Phong (Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4341/201307/phat-huy-truyen-thong-nha-giao-viet-nam-1971122/

Xôn xao tin hai học sinh bị bắt cóc tại nhà

Posted: 21 Jul 2013 04:44 AM PDT

Thực ra đây chỉ là thông tin thất thiệt, 2 bé gái trên tự ý
bỏ nhà ra đi và Công an huyện Hòa Thành đã nhận được đơn trình báo, nhờ hỗ trợ
tìm kiếm của thân nhân gia đình nạn nhân.

2 bé gái được đồn đại bị bắt cóc là bé Lê Thị Kim Ngân (16
tuổi, vừa học xong lớp 9) và bé Lê Thị Thu Hiền (14 tuổi, vừa học xong lớp 7)
ngụ tại xã Trường Tây, huyện Hòa Thành. Theo trình báo của anh Lê Thành Kính,
cha 2 bé thì ngày 11/7, hai vợ chồng anh đều đi làm, 3 con gái ở nhà tự chăm sóc
lẫn nhau. Trong sáng đó, Ngân và Hiền mua hủ tiếu về cho 3 chị em cùng ăn xong
thì cho đứa bé út 10.000 đồng bảo sang ngoại chơi. Sau khi bé út sang nhà ngoại
thì Ngân và Hiền thu xếp quần áo bỏ đi.

Em Lê Thị Kim Ngân

Theo anh Kính
thì hàng xóm nhà anh có thấy bé Ngân và Hiền xách túi quần áo đi bộ ra lộ nhưng
không để ý. Chỉ khi cả ngày gia đình không thấy 2 em trở lại, điện thoại không
liên lạc được thì mới tá hỏa đi tìm nhưng không thấy tung tích. Sau đó, gia
đình đã đến Công an huyện Hòa Thành trình báo mất tích và nhờ cơ quan công an
tìm kiếm giúp.

Gia đình
anh Kính thuộc diện khó khăn, anh Kính làm thuê làm mướn, còn vợ thì bán khóm ở
chợ, nhà ở cũng là nhà đại đoàn kết do mặt trận địa phương trao tặng. Có lẽ vì
cuộc sống khó khăn nên 2 con gái lớn bỏ nhà đi làm thuê. Anh chỉ lo là 2 con
nhỏ dại bị ai đó dụ dỗ lên thành phố làm việc rồi lừa đảo nên cả tuần qua 2 vợ
chồng bỏ công ăn việc làm lên thị xã Tây Ninh tìm kiếm mà không thấy.

Hiện gia
đình anh Kính rất lo lắng và khó khăn vì suốt ngày chỉ đi tìm con, không làm ăn
được gì. Nếu em Ngân, em Hiền đọc được tin này, hãy báo tin về cho cha mẹ đỡ lo
lắng. Nếu bạn đọc nhận ra em Ngân, em Hiền ở đâu, xin báo tin về Công an huyện Hòa
Thành, Tây Ninh.

Tuyết – Nguyên

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/xon-xao-tin-hai-hoc-sinh-bi-bat-coc-tai-nha-757265.htm

Việt Nam – Rumani tăng cường hợp tác song phương về GD-amp;ĐT

Posted: 21 Jul 2013 03:44 AM PDT

(GDTĐ) – Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Rumani thời gian trước đây đã đạt được một số kết quả tốt đẹp, cho tới nay, Rumani đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ.  Tuy nhiên, một thời gian dài hợp tác giáo dục giữa hai nhà nước bị gián đoạn do sự thay đổi hệ thống chính trị tại các quốc gia thuộc Đông Âu, trong đó có Rumani.


 

Nhận thấy sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Rumani hiện nay chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nhà nước, Chính phủ và Bộ GDĐT 2 bên đã từng bước có những chắp nối để thiết lập mối quan hệ giáo dục hiệu quả và thiết thực đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia. Ngày 15/1/2008, Bộ GDĐT đã ký Chương trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Rumani giai đoạn 2008 – 2010. Chương trình hợp tác có hiệu lực đến hết ngày 16/1/2011. Và ngày 19/7, hai bên đã cùng nhau ký kết Chương trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Rumani.

Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GDĐT bày tỏ mong muốn thời gian tới đây phía Rumani tăng cường hơn nữa các hình thức hợp tác mới, như: Tăng cường trao đổi đoàn giáo dục giữa hai Bộ và các trường đại học; Triển khai các cuộc gặp gỡ song phương, tiến tới hoàn thiện khung pháp lý để công nhận bằng cấp của 2 quốc gia;  Hỗ trợ Việt Nam đào tạo tiến sĩ trong chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ đến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt Thứ trưởng nhấn mạnh việc Rumani quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ để thuận lợi cho lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại Rumani giai đoạn 2013 – 2016.

Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục Quốc gia Rumani – Gigel PARASCHIV, ghi nhận những ý kiến này. Ông cho biết: Rumani là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, giáo dục phổ thông đạt thành quả cao, giáo dục đại học đạt chất lượng châu Âu và quốc tế. Rumani có thế mạnh về đào tạo Y học, Nông lâm, Hóa dầu, Nghệ thuật, Năng lượng hạt nhân… Đồng thời bày tỏ mong muốn các trường đại học của Rumani với thế mạnh của mình sẵn sàng đón nhận lưu học sinh Việt Nam tới học tập.        

ND

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201307/viet-nam-rumani-tang-cuong-hop-tac-song-phuong-ve-gdampdt-1971123/

23 học sinh Ấn Độ chết vì dầu ăn miễn phí nhiễm độc

Posted: 21 Jul 2013 03:44 AM PDT

BiharFreefood-621x414-JPG-1374378843_500

24 học sinh và một đầu bếp vẫn đang được điều trị tại bệnh viện sau khi ăn bữa trưa hôm 16/7. Ảnh: Reuters

 "Các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Khoa học Pháp y đã tìm thấy phốt pho hữu cơ trong các mẫu dầu ăn được thu thập tại trường học, nơi bữa ăn trưa được chế biến và cung cấp cho các học sinh", Ravinder Kumar, một sĩ quan cảnh sát cấp cao tại Patna, thủ phủ bang Bihar cho biết hôm qua. "Chất độc trong các mẫu dầu ăn có nồng độ cao gấp 5 lần so với các sản phẩm trên thị trường".

Tuy nhiên, ông chưa giải thích được tại sao độc tố này lại hiện diện với nồng độ cao như thế trong dầu ăn dùng để nấu cho các em.

23 học sinh ở một trường tiểu học làng Gandaman, thuộc bang Bihar, bị trúng độc và tử vong sau bữa trưa ngày 16/7. Bữa cơm miễn phí gồm có cơm, đậu lăng và khoai tây.

Nhiều nạn nhân từ 4 đến 12 tuổi đã được chôn cất tại một sân gần trường tiểu học. Ít nhất 24 học sinh và một đầu bếp vẫn còn đang nằm viện, nhưng các nhân viên y tế cho hay họ đã qua giai đoạn nguy hiểm.

Ông Kumar chưa thể kết luận liệu có phải người nào đó đã cố tình cho thuốc sâu vào dầu ăn hay không. "Việc chất độc này từ đâu ra vào đã được cho vào dầu ăn như thế nào là mục đích của việc điều tra".

Meena Kumari, hiệu trưởng nhà trường hiện vẫn bỏ trốn, trong khi tiếp tục bị cảnh sát truy nã. Bà này đã biến mất cùng chồng và anh rể khi thấy hàng loạt trẻ em ngã bệnh ở trường hồi tuần trước.

Hôm 19/7, phụ huynh của các nạn nhân đã tấn công nhà của nữ hiệu trưởng này và biểu tình bên ngoài tòa nhà chính quyền của làng để bày tỏ sự phẫn nộ.

Ấn Độ đang thực hiện chương trình cung cấp bữa ăn trong trường học lớn nhất thế giới, với 120 triệu trẻ em nghèo được ăn trưa miễn phí. Bihar là một trong những bang nghèo nhất và có dân số đông nhất ở nước này.

Các nhà giáo dục cho hay chương trình này là một cách nhằm khuyến khích trẻ em đến trường, khi nước này có gần một nửa số trẻ em bị suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ em Ấn Độ thường xuyên bị ngộ độc thực phẩm do chất lượng vệ sinh kém tại các nhà bếp ở trường và ăn phải thực phẩm không đạt chuẩn.

Anh Ngọc

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/23-hoc-sinh-an-do-chet-vi-dau-an-mien-phi-nhiem-doc-2853066.html

Việt Nam – Rumani tăng cường hợp tác song phương về GD&ĐT

Posted: 21 Jul 2013 03:44 AM PDT

(GDTĐ) – Hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Rumani thời gian trước đây đã đạt được một số kết quả tốt đẹp, cho tới nay, Rumani đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 kỹ sư, thạc sĩ và tiến sĩ.  Tuy nhiên, một thời gian dài hợp tác giáo dục giữa hai nhà nước bị gián đoạn do sự thay đổi hệ thống chính trị tại các quốc gia thuộc Đông Âu, trong đó có Rumani.


 

Nhận thấy sự hợp tác giáo dục giữa Việt Nam và Rumani hiện nay chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nhà nước, Chính phủ và Bộ GDĐT 2 bên đã từng bước có những chắp nối để thiết lập mối quan hệ giáo dục hiệu quả và thiết thực đáp ứng nhu cầu phát triển của mỗi quốc gia. Ngày 15/1/2008, Bộ GDĐT đã ký Chương trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Rumani giai đoạn 2008 – 2010. Chương trình hợp tác có hiệu lực đến hết ngày 16/1/2011. Và ngày 19/7, hai bên đã cùng nhau ký kết Chương trình hợp tác giáo dục Việt Nam – Rumani.

Phát biểu tại lễ ký kết, GS.TSKH Bùi Văn Ga – Thứ trưởng Bộ GDĐT bày tỏ mong muốn thời gian tới đây phía Rumani tăng cường hơn nữa các hình thức hợp tác mới, như: Tăng cường trao đổi đoàn giáo dục giữa hai Bộ và các trường đại học; Triển khai các cuộc gặp gỡ song phương, tiến tới hoàn thiện khung pháp lý để công nhận bằng cấp của 2 quốc gia;  Hỗ trợ Việt Nam đào tạo tiến sĩ trong chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ đến năm 2020 của Chính phủ Việt Nam. Đặc biệt Thứ trưởng nhấn mạnh việc Rumani quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ để thuận lợi cho lưu học sinh Việt Nam sang học tập tại Rumani giai đoạn 2013 – 2016.

Quốc vụ khanh Bộ Giáo dục Quốc gia Rumani – Gigel PARASCHIV, ghi nhận những ý kiến này. Ông cho biết: Rumani là một quốc gia có nền giáo dục phát triển, giáo dục phổ thông đạt thành quả cao, giáo dục đại học đạt chất lượng châu Âu và quốc tế. Rumani có thế mạnh về đào tạo Y học, Nông lâm, Hóa dầu, Nghệ thuật, Năng lượng hạt nhân… Đồng thời bày tỏ mong muốn các trường đại học của Rumani với thế mạnh của mình sẵn sàng đón nhận lưu học sinh Việt Nam tới học tập.        

ND

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/giaoducthoidai.vn/Viet-Nam--Rumani-tang-cuong-hop-tac-song-phuong-ve-GDDT/11521488.epi

Chàng thủ khoa từng bị bạn ghét vì phát biểu nhiều

Posted: 21 Jul 2013 03:44 AM PDT


Hoàng Văn Cường từng bị bạn ghét vì hay giơ tay phát biểu trong giờ học, sống khép kín. Nhưng khi đã gần gũi và thân thiết với nhau, tất cả lại trở thành kỉ niệm đẹp, mãi không thể quên.

Tra cứu điểm các trường đã công bố điểm thi TẠI ĐÂY.

Cường vừa trở thành thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội với 27,5 điểm.

Cô Vũ Thị Thắm, giáo viên chủ nhiệm lớp 12A2 trường THPT Bình Giang (Bình Giang, Hải Dương) nơi Cường theo học cho biết: "Trên lớp, Cường là học sinh ngoan, nghiêm túc. Em học đều ở tất cả các môn tự nhiên và xã hội".

 
Hoàng Văn Cường chụp chung với mẹ.

Có một kỷ niệm mà cô Thắm không thể quên khi nói về cậu học trò của mình. Cô cười tươi chia sẻ: "Cuối kỳ 2 lớp 11, lớp tôi tiến hành bầu lại lớp trưởng. Thấy mọi người sôi nổi, cậu ghé sang bạn bên cạnh "xui" đừng làm, vừa vất vả lại không được gì".

Nghe thấy thế cô Thắm liền chỉ định "vậy Cường là lớp trưởng". Lúc đầu, Cường từ chối nhưng sau cô động viên, cậu bạn e dè: "Em nhận một kỳ này thôi!". Chính Cường cũng bất ngờ khi càng làm lớp trưởng, mình càng học được nhiều điều thú vị.

Cường cho biết: "Lúc đầu em nghĩ làm lớp trưởng vất vả, muốn dành thời gian cho việc học. Nhưng sau, em thấy công việc giúp em dễ hòa đồng với các thành viên trong lớp, tự tin hơn trong giao tiếp".

Dương Thị Tường Vy (lớp 12A2) cho biết: "Hồi học lớp 10 và đầu lớp 11, Cường sống khép kín. Bạn chỉ quan tâm tới việc học, rất ít giao lưu với bạn bè. Từ khi làm lớp trưởng Cường thay đổi hẳn, hòa đồng và cởi mở, thậm chí hay trêu đùa với các bạn. Cường làm lớp trưởng có trách nhiệm và năng nổ nên mọi người đều quý mến".

Tường Vy còn bật mí: "Gia đình Cường vừa mở quán bán xe đạp điện. Em cũng thấy một vài lần bạn sửa xe giúp các bạn cùng trường".

Bị bạn ghét vì…phát biểu nhiều

Nhớ lại hồi năm lớp 10 và 11, Cường bộc bạch: "Vào lớp 10 em khá sợ môn Vật lý và Hóa học. Em chọn cách giơ tay phát biểu nhiều để tập trung được vào bài học. Mãi sau, lên lớp 12, khi đã thân thiết mọi người mới thừa nhận từng ghét em vì tính "thích thể hiện" kiểu này (cười)".

 
Thủ khoa ĐH Giao thông Vận tải Hà Nội Hoàng Văn Cường

Bị bạn ghét nhưng cách học của Cường đã phát huy hiệu quả. Bằng việc "lấy cần cù bù thông minh" như lời tự chia sẻ, Cường đã cải thiện rõ rệt kết quả học tập. Lớp 10 rồi 11, Cường chỉ đạt hơn 7,0 hoặc hơn 8,0 tổng kết hai môn học này. Lên lớp 12, điểm trung bình chung ở 3 môn Toán, Vật lý, Hóa của Cường đều đạt từ 9,2 đến 9,7.

Cường thường học bài khá khuya, khoảng 1-2h sáng mới đi ngủ. Thời gian ở nhà, Cường tập trung vào giải bài tập nâng cao và các đề thi đại học qua các năm để tự rút kinh nghiệm làm bài trước khi thi đại học.

Cũng như Lê Xuân Hoàng (thủ khoa ĐH Thủy lợi HN), Cường cũng không có tài khoản trên mạng xã hội. Đến lớp 12, Cường mới dùng điện thoại "cùi" để liên lạc với bạn bè, gia đình.

Trượt học sinh giỏi Toán tỉnh

Mặc dù học tốt nhưng như cô Thắm chia sẻ: "Cường chưa phải thành viên xuất sắc nhất lớp. Lớp 12 trường chọn các thành viên đi ôn luyện chuẩn bị thi cấp tỉnh, em cũng được chọn.

Tuy nhiên đến kỳ thi chỉ có 2 bạn được lựa chọn. Cường bị loại. Trước đó, giáo viên môn Vật lý cũng muốn chọn em tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi tỉnh nhưng em đã vào đội tuyển Toán trước nên thôi.

Khi đó Cường khá buồn. Nhưng cô trò động viên nhau kỳ thi đại học trước mắt mới là cửa ải quan trọng cần vượt qua nên nỗi buồn cũng qua mau".

Hay tin học trò và bạn thân đỗ thủ khoa, cả cô Thắm rồi bạn Tường Vy có đôi chút bất ngờ nhưng không ngạc nhiên bởi trong 3 lần thi thử ĐH ở trường Cường đều đạt từ 24 đến xấp xỉ 27 điểm.

Và cũng như môn Vật lí, Hóa học, càng về cuối, cậu bạn càng tự tin để kết quả lần sau cao hơn lần trước. Kỳ thi ĐH là lần thi Cường tự tin nhất, cũng là lần thi đạt điểm cao nhất với tổng điểm 27,5.

Vui vì mình đã đỗ đại học nhưng Cường cũng cho biết: "Gia đình em làm ruộng. Bố mẹ mới dành dụm được chút tiền mở quán bán xe đạp điện. Nhưng công việc kinh doanh giờ khó khăn. Trên em còn chị gái đang học ĐH Ngoại ngữ (ĐH Quốc gia Hà Nội). Giờ lại thêm em về Hà Nội học nên bố mẹ cũng lo lắng chuyện kinh phí cho hai chị em ăn học. Em tính sắp tới khi nhập học sẽ xin đi làm gia sư, kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ".

Theo Vietnamnet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/chang-thu-khoa-tung-bi-ban-ghet-vi-phat-bieu-nhieu/a336903.html

Trường ĐH công bố điểm chuẩn dự kiến

Posted: 21 Jul 2013 03:44 AM PDT

(GDTĐ) – Thêm Trường ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở phía Bắc) và ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở 2 TP.HCM) công bố điểm thi. Dự kiến điểm chuẩn tất cả các ngành của ĐH Giao thông Vận tải TP HCM khoảng 15 điểm.


 

Theo thống kê của trường, có khoảng 642 thí sinh (đã tính điểm ưu tiên) đạt được mức điểm này. Thí sinh có điểm cao nhất là Nguyễn Gia Bảo Tuấn, SBD 11676 với 23 điểm.

Trường ĐH Giao thông Vận tải cơ sở phía Bắc có 1 thủ khoa đạt 27,5 điểm, đó là Hoàng Văn Cường (SBD: 301128).

4 á khoa của trường đều đạt điểm 27, gồm: Lại Quang Hưng (SBD: 304635),  Nguyễn Sỹ Tú (SBD: 321497), Hà Quang Chiến (SBD: 320129) và Nguyễn Mạnh Hùng  (SBD: 328149). 5 thí sinh khác nằm trong top 10 đạt 26 điểm.

Tra cứu điểm thi Trường ĐH Giao thông vận tải tại: http://en.uct.edu.vn/utc/index1.php?portal=newspage=entrance_mark

Danh sách các trường đã công bố điểm thi:

1. Trường ĐH Thủy lợi cơ sở 1

2. Trường ĐH Thủy lợi cơ sở 2 (TP.HCM. Bình Dương)

3. Trường ĐH Xây dựng miền Tây

4. Trường ĐH Thăng Long

5. Trường ĐHSP Kỹ thuật TP.HCM

6. Trường ĐH Công nghệ Giao thông vận tải

7. Trường ĐH DL Hải Phòng

8. Trường Đại học Dược Hà Nội

9. Trường Đại học Tài chính kế toán

10. Trường Đại học Quảng Nam

11. Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội

12. Trường Đại học Công Nghệ (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

13. Khoa Luật (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

14. Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

15. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

16. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

17. Khoa Y – Dược (Đại học Quốc Gia Hà Nội)

18. ĐH Tài chính Maketting

19. Trường ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở phía Bắc)

20. Trường ĐH Giao thông Vận tải (cơ sở phía Nam)

Tiếp tục cập nhật thông tin…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/truong-dh-cong-bo-diem-chuan-du-kien-1971121/

Comments