Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sĩ tử chen chân cầu mong đỗ đạt

Posted: 02 Jul 2013 08:12 AM PDT

(GDTĐ) – Đến hẹn lại lên, cận ngày thi ĐH, các sĩ tử từ khắp miền đất nước về Thủ đô dự thi lại đến Văn Miếu – Quốc Tử Giám cầu mong đỗ đạt.

Ghi nhận của phóng viên, những này này, dù lượng khách đến Văn Miếu đông không kém mọi năm nhưng ý thức của sĩ tử đã thay đổi khá rõ nét. Một phần do truyền thông, phần do đội ngũ sinh viên tình nguyện khá hùng hậu và làm việc chuyên nghiệp. Hiếm thấy hiện tượng thí sinh cố tìm mọi cách để sờ đầu cụ rùa cầu may.

Dưới đây là những hình ảnh mà phóng viên Báo Giáo dục và Thời đại ghi lại vào chiều nay (2/7) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám:

Xếp hàng dài mua vé
Xếp hàng dài mua vé
Do lượng khách tăng đột biến nên Ban quản lý di tích phải mở thêm quầy bán vé phụ
Do lượng khách tăng đột biến nên Ban quản lý di tích phải mở thêm quầy bán vé phụ
gfgf
Lượng khách chủ yếu là thí sinh và người nhà lên tham dự kỳ thi ĐH đợt này

Hiếm thấy hiện tượng cố sờ đầu cụ rùa khi đi qua khu Văn bia
 
Hai cha con từ ngoại tỉnh đến Văn Miếu cầu may
Hai cha con từ ngoại tỉnh đến Văn Miếu cầu may
Thành kính cầu nguyện mong đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới
Thành ta cầu nguyện mong đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới

 
Ghi tên lên bảng vàng mong được lưu danh
Ghi tên lên bảng vàng mong được lưu danh
Chữ
Chữ “đăng khoa” luôn được nhiều thí sinh lựa chọn nhất với mong muốn đỗ đạt

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201307/si-tu-chen-chan-cau-mong-do-dat-1970547/

Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật: Kết quả còn khiêm tốn

Posted: 02 Jul 2013 02:12 AM PDT

(GDTĐ) – Người khuyết tật (NKT) là đối tượng xã hội luôn tồn tại. Dạy nghề và tạo việc làm, hỗ trợ, giúp đỡ NKT ổn định cuộc sống, hòa nhập với cộng đồng là việc làm có ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội và tính nhân văn sâu sắc. Để làm tốt việc này, theo ý kiến của các chuyên gia thì cần phải có khảo sát, thống kê phân loại NKT theo dạng tật và khả năng lao động, từ đó nghiên cứu ban hành các danh mục nghề đào tạo phù hợp, phát triển các mô hình dạy nghề tạo việc làm cho NKT…

Nhiều khó khăn


Phát triển các mô hình dạy nghề và tạo việc làm sẽ mở ra nhiều cơ hội hòa nhập cho người khuyết tật
 

Mặc dù có hệ thống chính sách hỗ trợ, tuy nhiên kết quả dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT những năm qua còn rất khiêm tốn. Ông Đào Mạnh Thủy, Phó vụ trưởng Vụ Công tác HSSV – Tổng cục Dạy nghề cho biết: Hiện số người được dạy nghề cả nước hàng năm đã đạt khoảng 1,5 triệu người/năm, nhưng số NKT được dạy nghề chỉ khoảng 5 – 6 nghìn người/năm, chiếm 0,4% trên tổng số người được dạy nghề hàng năm, trong khi đó tỷ lệ NKT chiếm tới 8% dân số. Theo báo cáo của các địa phương giai đoạn 2006 – 2010, tổng số NKT được dạy nghề gần 30 nghìn người, chỉ đạt 37,5% mục tiêu đề ra theo quyết định số 239/2006/QĐ – TTg ngày 24/10/2006 của Chính phủ, trong đó chỉ gần 16 nghìn người được tạo việc làm, số còn lại là cải thiện việc làm.

Lý giải cho những kết quả còn rất khiêm tốn này, ông Thủy đã chỉ ra một số nguyên nhân: Đại bộ phận NKT có hoàn cảnh khó khăn, trình độ văn hóa thấp nên dù có chính sách hỗ trợ nhưng nhiều NKT vẫn không thể tự đảm bảo các chi phí cần thiết cho việc học nghề và tạo việc làm; NKT là đối tượng đặc thù, tuy số lượng lớn nhưng có nhiều dạng khuyết tật và cư trú rải rác rộng khắp trên cả nước, mỗi dạng tật chỉ phù hợp với một số nghề nhất định nên dạy nghề cho họ có nhiều khó khăn và chi phí cũng cao hơn so với dạy nghề thông thường.

Thêm vào đó là cơ chế thị trường hướng tới mục tiêu lợi nhuận, đã trở thành "lực cản" đối với dạy nghề và giải quyết việc làm cho NKT; sự quan tâm chưa đúng mức của các bộ, ngành liên quan… Còn ông Nguyễn Đình Liêu – Chủ tịch Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam cho biết: Hiện nay, với NKT ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, việc đào tạo nghề và tạo việc làm sau học nghề đang đối mặt với nhiều khó khăn.

Nếu như NKT khu vực thành thị có cơ hội tìm việc làm phù hợp trong nhiều công ty với mô hình và loại hình công việc đa dạng, thì ở vùng sâu vùng xa, ngay cả người khỏe mạnh bình thường muốn tìm công việc ổn định cũng là điều khó. Đây được cho là một trong những khó khăn lớn mà nếu không có sự chung tay của cả cộng đồng, thì NKT dù có nỗ lực đến đâu cũng khó thoát cảnh thất nghiệp và nghèo khó.

Giải pháp bền vững

Từ thực tế này cho thấy, cần có những giải pháp và hành động mạnh mẽ hơn nữa của cộng đồng, tạo điều kiện cho NKT phát huy khả năng bản thân, ổn định cuộc sống và hòa nhập. Trong đó việc phát triển các mô hình dạy nghề và tạo việc làm cho NKT của các tổ chức, doanh nghiệp nhằm mở rộng cơ hội cho NKT là nhóm giải pháp mang tính bền vững để thực hiện mục tiêu đến 2015, dạy nghề và tạo việc làm cho 250 nghìn NKT, giai đoạn 2016-2020 là 300 nghìn NKT, theo quyết định 1019/QĐ – TTg ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, cũng cần hỗ trợ và nhân rộng những cách làm hiệu quả của những tổ chức, doanh nghiệp đã có thành tích trong công tác hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm cho NKT. Thứ trưởng Bộ LĐTBXH, Nguyễn Trọng Đàm cho rằng: Thời gian tới, các bộ, ngành chức năng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các trường tạo điều kiện, cơ hội để NKT được học nghề hòa nhập với người bình thường, phát huy tiềm năng của các cơ sở dạy nghề, đa dạng hóa ngành nghề và cách thức thực hiện, phải có cơ chế đặt hàng đối với các tổ chức, cá nhân, cơ sở hội của người khuyết tật và hình thành một mạng lưới có sự tham gia của các tổ chức hội.

Anh Quang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201307/day-nghe-va-tao-viec-lam-cho-nguoi-khuyet-tat-ket-qua-con-khiem-ton-1970540/

Cuốn sổ và tấm lòng của cô giáo dạy văn

Posted: 01 Jul 2013 08:11 PM PDT

(GDTĐ) – Đầu năm học lớp tám, mấy đứa bạn kháo nhau: "Cô Hoa sẽ dạy đội tuyển của mình đấy!", tôi kêu "Ối". Cô Hoa thì… thôi rồi! Cô dạy giỏi, học sinh nào cũng phải trầm trồ. Cô cũng nổi tiếng là người có khuôn mặt lạnh như nước đá, cách xưng hô "tôi" – "anh", "bạn", "cô" nghe chẳng gần gũi chút nào. Đã thế, cô lại rất khắt khe khi kiểm tra bài vở. Khái niệm, định nghĩa phải chính xác từng từ. Và đặc biệt, cô không bao giờ có sự châm chước cho học sinh khá, giỏi.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Biết cô sẽ chủ nhiệm đội tuyển, tôi lo hơn mừng. Chỉ đến khi cô dạy, tôi mới vỡ lẽ nhiều về ý nghĩa của việc học và viết văn.

Cô bảo, điểm quan trọng nhất trong một bài văn hay là sự chân thành và sáng tạo. "Viết như những gì các bạn nghĩ, đừng lo sai, đừng dẫn ý của các nhà phê bình văn học nếu như các bạn chưa hiểu". Cô nói, bài văn của học sinh giỏi không hẳn là bài nêu đầy đủ các ý trong biểu điểm, nhưng phải thể hiện một suy nghĩ độc lập, mang dấu ấn sáng tạo của người viết. Nhờ học cô, chúng tôi được trang bị khá bài bản các phương pháp làm bài văn hay. Cô lại phân tích cụ thể các ví dụ, khiến chúng tôi như được "mở mắt".

Cô vẫn là giáo viên dạy văn lạnh lùng nhất, nhưng cũng là người suy nghĩ cởi mở và thấu hiểu tâm lí học trò nhất trong số những người thầy của tôi. Cô không tỏ ra ưu ái với bất cứ học sinh nào, không bao giờ so sánh hay xếp hạng chúng tôi trong đội tuyển. Cô không chấm điểm, chỉ nhận xét. Và cô nhận xét rất tỉ mỉ bài của từng người bằng giọng nói đều đều, trung tính. Cô cho chúng tôi thấy, văn của  mỗi người đều có nét riêng. Nhờ đó, chúng tôi tập trung vào sở trường của bản thân mình thay vì chú ý đến sự vượt trội của bạn bè, để rồi tự ti, lo lắng.  Nhiều khi thấy bài viết của mình kém quá, chúng tôi rất thất vọng về bản thân. Song, cô bình thản bảo chúng tôi đừng lo và gợi ý cách khắc phục. Những lời ngắn ngủi ấy của cô khiến chúng tôi vững tâm và tin tưởng lạ lùng. Những lời cô nói không phải để an ủi mà giống như lời phán. Chúng tôi bảo nhau, cô Hoa đã phán thì chỉ có chuẩn!

Thi thoảng cô hỏi thăm gia đình chúng tôi, nhắc nhở đứa này mặc thêm áo cho đỡ lạnh, bảo đứa kia đừng cúi xuống sát quyển vở. Những lúc như thế, cô xưng "mày – tao", nghe có vẻ xuồng xã, nhưng chúng tôi lại thấy thích thú bởi vẻ gần gũi rất riêng, như con người cô vậy. Rồi chẳng biết từ khi nào, tôi để ý thấy cô có nhiều điểm thật đặc biệt: Nụ cười hiếm hoi nhưng thật tươi, và cô không cười thành tiếng; đôi mắt màu nâu nhạt, to tròn luôn nhìn thẳng vào người nói chuyện; kiểu chữ đều tăm tắp, với những nét sổ dọc thẳng đứng, rắn rỏi, những nét cong khoáng đạt, thanh thoát và nét bút dằn mạnh ở các dấu, móc phụ khiến con chữ  vừa thanh vừa sắc, toát lên vẻ khẳng khái, vững vàng như dáng dấp của cô… Tất cả những điều đó đều cuốn hút tôi.

Cô có cách truyền cảm hứng cũng thật đặc biệt, không phải qua những lời giảng trầm ấm, tha thiết mà bởi sự gắn bó lặng thầm của cô với môn văn. Chúng tôi rất thích xem mấy quyển sổ tay thời đi học của cô. Trong đó, cô ghi lại những ý mới lạ, những đoạn văn hay và những câu chuyện văn học lí thú. Những cuốn sổ được cô lưu giữ mấy chục năm, giấy đã ngả vàng, nhưng không hề có một mép quăn, bìa sổ được bọc kĩ càng. Cuốn sổ hé lộ một tấm lòng bền bỉ và trân trọng mà cô dành cho văn chương từ khi cô nhỏ hơn chúng tôi vài tuổi.

Có lần, cô tâm sự, bố mẹ cô là giáo viên Toán, các anh chị em của cô đều học tự nhiên. Nhưng từ nhỏ cô đã chọn theo văn mặc những lời can ngăn của mọi người. Những tác phẩm văn chương chính là bạn tâm tình của cô trong những lúc buồn, vui hay lẻ loi nhất. Cô nói văn không phải là môn học thức thời. Có thể chúng tôi, cũng như cô hồi nhỏ, sẽ bị gia đình phản đối, bạn bè xem thường, nhưng chúng tôi, hãy tin vào lựa chọn và niềm yêu thích của mình. Đấy là lần duy nhất cô kể về bản thân. Trong một chiều muộn mùa đông, khi chúng tôi sắp kết thúc đợt ôn đội tuyển, trong đám bạn học của tôi, có đứa sụt sùi, có đứa viết vào sổ lời dặn của cô. Còn tôi, lòng tràn ngập niềm hân hoan, ấm áp, thầm cám ơn cô đã cho tôi động lực để tiếp tục con đường mình chọn. Đến bây giờ, cô vẫn là người thầy mà tôi ngưỡng mộ và ghi nhớ nhất.n

Mã số: 1080

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201307/cuon-so-va-tam-long-cua-co-giao-day-van-1970535/

Trường không có phòng y tế bị hạ bậc xếp loại

Posted: 01 Jul 2013 02:11 PM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư liên tịch quy định đánh giá công tác y tế tại các cơ sở giáo dục mầm non, có hiệu lực thi hành từ ngày 2/8/2013.


 

Theo đó, công tác y tế trường học sẽ được đánh giá trên các mặt: Hoạt động y tế trường học (với các nội dung: Quản lý, chăm sóc sức khỏe; truyền thông giáo dục sức khoẻ cho trẻ em; phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; bảo đảm an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; bảo đảm an toàn thực phẩm, dinh dưỡng);

Cơ sở vật chất (Vệ sinh môi trường học tập; phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo; bàn, ghế, thiết bị phục vụ việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; nhà bếp; nhà, phòng vệ sinh; phòng y tế; trang thiết bị và thuốc); trang thiết bị y tế; kinh phí và hệ thống tổ chức thực hiện công tác y tế trường học.

Thông tư quy định, nhà trường phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phân loại sức khỏe cho trẻ em ít nhất mỗi năm hai lần vào đầu mỗi học kỳ. Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý, theo dõi tình hình sức khỏe trẻ em liên tục cho cả cấp học.

Đo chiều cao, cân nặng, ghi biểu đồ tăng trưởng, theo dõi sự phát triển thể lực cho trẻ em dưới 24 tháng tuổi mỗi tháng một lần, trẻ em trên 24 tháng tuổi mỗi quý một lần. Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em theo dõi việc tiêm chủng, uống vắc – xin phòng bệnh…

Đảm bảo không có trẻ em bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong nhà trường. Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm trong nhà trường.

Nhà trường được xây dựng xa những nơi phát sinh ra khí độc hại, khói, bụi, tiếng ồn. Xa các bến xe, bến tàu, kho xăng dầu, bãi rác, chợ, các trục đường giao thông lớn, chân đồi núi, ven sông, suối, ghềnh hiểm trở có nguy cơ sụt, lở. Giáo viên, cán bộ, công nhân viên, cha mẹ học sinh không hút thuốc lá, thuốc lào trong khuôn viên nhà trường…

Thời gian đánh giá được quy định từ tháng 3 đến hết tháng 5 hằng năm. Các cấp quản lý giáo dục chủ trì, phối hợp với cơ sở y tế và các đơn vị liên quan tại địa phương thành lập các đoàn liên ngành đánh giá công tác y tế đối với các nhà trường trên địa bàn phụ trách mỗi năm một lần.

Chấm điểm công tác này sẽ xếp thành 4 loại: loại tốt, khá, đạt và không đạt. Đặc biệt, thông tư quy định rõ: Hạ một bậc xếp loại đối với các nhà trường không có phòng y tế hoặc cán bộ chuyên trách làm công tác y tế trường học.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201307/truong-khong-co-phong-y-te-bi-ha-bac-xep-loai-1970518/

Comments