Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Điểm thi ĐH cao hơn 2012, dự kiến điểm chuẩn tăng

Posted: 19 Jul 2013 06:33 AM PDT

Thông tin ban đầu từ các hội đồng chấm thi cho thấy, điểm thi đại học, cao đẳng năm nay cao hơn so với năm 2012. Theo đó, nhiều trường cũng dự kiến điểm chuẩn sẽ tăng.

Đến chiều nay, 19/7, đã có 3 trường đại học công bố điểm thi, gồm Đại học Thủy lợi, Đại học Xây dựng miền Tây và Đại học Thăng Long. Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang dò lại điểm một lần cuối trước khi phổ biến cho thí sinh trong chiều tối nay.

Tại Đại học Thủy lợi, số thí sinh đạt điểm 5 chiếm khoảng 50% tổng số bài thi. Chất lượng điểm thi cao hơn năm trước nên trường dự tính điểm chuẩn một số ngành sẽ tăng lên.

Tại Đại học Thăng Long, Hiệu trưởng Phan Huy Phú cho biết, điểm thi của thí sinh năm nay cao hơn năm trước ở tất cả các khối. Đây cũng là nhận định của Trưởng phòng Đào tạo trường Đại học Xây dựng miền Tây, ông Nguyễn Văn Xuân.

Tuy nhiên, dù điểm thi đã tăng lên nhưng do chất lượng đầu vào thấp và số lượng thí sinh dự thi không quá lớn nên Đại học Thăng Long dự kiến sẽ lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn, còn Đại học Xây dựng miền Tây cũng lên sẵn kế hoạch tuyển nguyện vọng 2.

Các trường đại học khác vẫn đang gấp rút hoàn thành công tác chấm thi để có thể công bố cho thí sinh trước ngày 1/8, theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy chưa chấm xong nhưng nhận định sơ bộ của các trường cũng cho thấy điểm thi năm nay cao hơn.

[Nhiều trường đại học dự kiến sẽ có hai điểm chuẩn]

Cụ thể, tại Đại học Ngoại thương, bà Trưởng phòng Đào tạo Lê Thị Thu
Thủy cho biết, hiện đã có hơn 15 điểm 10 môn Toán và khoảng 10 điểm 9
môn Văn. Các bài đạt điểm 8 lên đến hàng nghìn bài thi. Dự kiến, nhà
trường sẽ công bố điểm thi vào ngày 24/7.

Tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Trưởng phòng Đào tạo Hoàng Minh Sơn cũng nhận định mặt bẳng điểm thi của trường năm nay cao hơn năm ngoái.
Môn Toán hiện có 7 điểm 10, môn Lý chưa có điểm tối đa nhưng số điểm
đạt 6-7 nhiều hơn năm ngoái. Dự
kiến, điểm chuẩn các ngành có thể nhỉnh hơn.

"Trường đang khẩn trương công tác chấm thi để có thể công bố  điểm thi tới thí sinh vào ngày 25/7," ông Sơn nói.

Điểm chuẩn cao hơn cũng là dự kiến của ông Lê Hữu Lập, Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Theo ông Lập, kết quả chấm thi sơ bộ cho thấy bài làm của thí sinh năm nay tốt hơn năm ngoái. Lượng bài thi điểm từ 0 đến 2 giảm trong khi số thí sinh đạt mức điểm 5, 6 tăng lên.

Còn tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, Phó hiệu trưởng Phạm Văn Bổng cho biết, tuy chưa chấm xong nhưng nhận định ban đầu cho thấy điểm thi năm nay khả quan hơn năm ngoái.

Như vậy, tuy chưa có số liệu thống kê đầy đủ nhưng sơ bộ có thể thấy việc thay đổi cơ cấu ra đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo bước đầu đã có hiệu quả. Điều này thể hiện ở việc đề thi được đánh giá là vừa sức thí sinh, có câu dễ cho thí sinh trung bình gỡ điểm, có câu khó cho học sinh khá và câu rất khó cho học sinh giỏi, dẫn đến kết quả thi khả quan hơn.

Theo nhận định của lãnh đạo các hội đồng thi, điểm thi đại học năm nay có thể không có nhiều biến động ở lượng thí sinh đạt điểm cao, nhưng lượng thí sinh đạt điểm trung bình chắc chắn tăng. Vì thế, nếu điểm sàn vẫn giữ ở mức như mọi năm, khoảng 13 điểm, thì số lượng thí sinh trên sàn sẽ lớn hơn mọi năm.

Điều này khiến không ít người nghi ngờ về việc liệu có phải Bộ Giáo dục và Đào tạo nới lỏng ra đề để nâng số thí sinh trên điểm sàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các trường nhóm dưới dễ tuyển hơn. Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho rằng, đề dễ hay khó phụ thuộc vào năng lực thí sinh và phải chờ các trường công bố điểm thi mới có căn cứ xác định điểm sàn cũng như biết lượng thí sinh trên điểm sàn./.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/www.vietnamplus.vn/Diem-thi-DH-cao-hon-2012-du-kien-diem-chuan-tang/11510219.epi

Đào tạo nghệ thuật dẫn chương trình tại Đà Nẵng

Posted: 19 Jul 2013 06:33 AM PDT


Lớp đào tạo MC chuyên nghiệp lần đầu tiên tại Tại Đà Nẵng mang đến những kiến thức thực tế qua việc truyền thụ kiến thức từ đội ngũ giảng viên là các nghệ sĩ, MC nổi tiếng trên cả nước.

Đây cũng chính là cơ hội cho các học viên được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết trên bước đường trở thành MC chuyên nghiệp.

Những điều thú vị khi tham gia khóa học

Khi tổ chức của bạn cần có những người hoạt náo, gây dựng phong trào cho đơn vị? Bạn cảm thấy không tự tin khi nói chuyện, thuyết trình trước đám đông? Bạn cảm thấy bối rối khi giao tiếp với mọi người? Bạn e ngại mình sẽ không tạo được sự hấp dẫn, cuốn hút với người nghe? Bạn không biết mình sẽ giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Ở đâu? Khi nào? Hoặc đơn giản bạn chỉ muốn hoàn thiện kỹ năng cho cuộc sống hiện tại của mình! Công ty Rồng tiên sa Media tổ chức khóa đào tạo nghệ thuật dẫn chương trình chuyên nghiệp lần đầu tiên tại Đà Nẵng, do Viện Khoa học Công nghệ phát triển Á Châu cấp chứng chỉ có giá trị trên toàn quốc.

Khóa học với sự tham gia giảng dạy của những nghệ sĩ lớn: giảng viên Trần Trung Quang Nhà VHTT TPHCM, giảng viên Trần Nam Anh ĐH Sân khấu Điện ảnh, MC Quỳnh Hoa, MC Thanh Thảo, MC Lệ Chi, MC Hạnh Phúc (Én vàng 2011), Đạo diễn Trương Vũ Quỳnh VTV, Thầy Nguyễn Anh Dân ĐH Sư phạm Huế.

Khóa học sẽ đào tạo những gì?

Nghệ thuật diễn cảm

Tiếng nói sân khẩu và luyện thanh

Kiến thức văn hóa xã hội

Rèn luyện sự tự tin và hóa trang

Giao lưu với MC Sân khấu, MC truyền hình

Đạo diễn chương trình

Ghi hình

MC Chương trình thực tế

Điều kiện học tập:

Trang thiết bị học tập hiện đại: Phòng học máy lạnh, được trang bị máy chiếu, âm thanh, ánh sáng đầy đủ.

Học viên được trực tiếp thực hành dẫn chương trình dưới sự hướng dẫn của giảng viên.

Một số hình ảnh giảng viên sẽ tham gia giảng dạy khóa học



MC Lệ Chi một trong những giảng viên nổi tiếng về truyền thông công chúng tại TP.HCM, cô còn là người dẫn chương trình xuất sắc trên các kênh truyền hình.


Giảng viên Quỳnh Hoa một trong những người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng tại TP.HCM trong nhiều năm và là một trong những MC hàng đầu trong những show truyền hình lớn tại Việt Nam.



Giảng viên Trần Hạnh Phúc người đã đoạt giải Én Vàngtrong cuộc thi Người dẫn chương trình truyền hình năm 2011 (đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh tổ chức. Hiện anh đang công tác và làm việc trên các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV3, VTC10, VTC2 trong vai trò biên tập và hiện dẫn chương trình.

Hình ảnh lớp học các khóa học đã khai giảng



Liên hệ:

Tại địa chỉ: số 138, đường 2/9, quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng

Website: http://www.rongtiensa.vntại đây

Hotline: 01246.202.909

Tư liệu: Việt Giao

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/giao-duc/dao-tao-nghe-thuat-dan-chuong-trinh-tai-da-nang/a336506.html

Quy định mới về hỗ trợ học sinh THPT vùng kinh tế đặc biệt khó khăn

Posted: 19 Jul 2013 06:33 AM PDT


Đại úy CSGT bắn Cán bộ huyện: Họ liên tục ép xe, trêu tức tôi!


Đại úy CSGT bắn Cán bộ huyện: Họ liên tục ép xe, trêu tức tôi!

(GDVN) – "Tôi làm đúng với trách nhiệm và lương tâm của mình, còn mọi việc đúng sai thế nào vẫn phải chờ Cơ quan Công an kết luận. Các…


Hỗ trợ cho các ngư dân bị tàu Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/

Chuyển biến lớn từ một phong trào lớn

Posted: 19 Jul 2013 05:33 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu kết luận tại Hội nghị Tổng kết 5 năm phong trào thi đua "Xây dựng THTT-HSTC" sáng nay (17/7) : Sẽ không còn là một phong trào – phong trào tức là vận động – "Xây dựng THTT – HSTC" sẽ trở thành hoạt động bình thường trong nền nếp, trong nội dung công tác của ngành, của mỗi nhà trường.

GDTĐ trân trọng đăng tải nội dung phát biểu kết luận Hội nghị của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận. Đầu đề và các title xen do tòa soạn đặt.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu tại Hội nghị

Chủ trương đúng đắn, đúng trọng tâm, có trọng điểm

Tại Hội nghị, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói:

"Qua tài liệu Hội nghị và phát biểu tham luận, các đồng chí đều bày tỏ ý kiến thống nhất với báo cáo của Ban Chỉ đạo phong trào và nhất trí việc phát động phong trào là chủ trương đúng đắn, đi đúng trọng tâm, có trọng điểm, phù  hợp với tình hình chung của giáo dục phổ thông cả nước cũng như đặc điểm riêng của mỗi địa phương, mỗi nhà trường.

Thực tiễn phong trào cho thấy: "Xây dựng phong trào trường học thân thiện – Học sinh tích cực đã phát huy được tính chủ động sáng tạo của thầy cô giáo và của các nhà trường, phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, các bộ ngành, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan trung ương, địa phương và người dân tham gia vào hoạt động của nhà trường, tham gia vào việc củng cố và từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ trưởng đánh giá: "Qua theo dõi tình hình, chúng tôi nhận thấy phong trào "Trường học thân thiện – Học sinh tích cực" đã đi vào cuộc sống, đã trở thành một sinh hoạt bình thường của nhà trường và của các địa phương. Phong trào có thể "sống" bình thường, không cần phải có sức ép, không cần có chỉ thị, văn bản nào từ bên ngoài, từ bên trên.

Trong thực tế, nhiều phong trào, nhiều hoạt động của chúng ta "sống" được, nhưng sống có thời hạn, sống nhờ có nhiều văn bản, chỉ thị, ngoại lực tác động từ bên ngoài, từ bên trên.

Nhưng theo dõi phong trào "Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực",  có thể thấy phong trào đi vào cuộc sống, phù hợp với tình hình của cơ sở, của địa phương, đúng trọng tâm, sống bình thường, sống độc lập và tiếp tục sống trong giai đoạn tới, không cần sức ép".


 

Sẽ là nội dung hoạt động thường nhật của mỗi nhà trường

Với đánh giá như vậy, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định: "Sẽ không để "Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực" là một phong trào nữa – phong trào tức là vận động – mà đưa trở thành những hoạt động bình thường trong nền nếp, trong nội dung của hoạt động nhà trường.

Theo đó, có thể tới đây sẽ không còn Ban chỉ đạo, mà có sự phối hợp giữa các ban ngành T.Ư, có sự phối hợp giữa T.Ư Đoàn TNCS HCM và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, đi vào bài bản, nền nếp trong sự phối hợp giữa các cơ quan; Đưa vào hoạt động thường nhật, bình thường, nội dung hoạt động chỉ đạo của các phòng, các sở, của UBND các địa phương cũng như của Bộ GDĐT.

Qua thực tiễn cho thấy, phong trào này có ý nghĩa, có vai trò rất quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của thầy và trò, trong việc thay đổi quan niệm và thay đổi quan hệ thầy – trò, giữa học trò với nhau, giữa các thầy cô giáo cũng như mối quan hệ giữa nhà trường với xã hội, với cộng đồng. Phong trào mang tính thiết thực, cụ thể, hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động đổi mới, bao gồm đổi mới hoạt động quản lý, đổi mới hoạt động chuyên môn trong hoạt động thi cử, trong giảng dạy của mỗi nhà trường tại các địa phương.

Hiện nhiều địa phương đã làm, đã thay đổi được nội dung và thay đổi cả phương pháp giảng dạy. Những thay đổi tích cực của ngành cả ở T.Ư, cả ở địa phương, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp – đã gắn liền với nội dung của phong trào "Trường học thân thiện – Học sinh tích cực".

Trên tinh thần đó, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã đề cập đến phương hướng sắp tới, trong đó tập trung tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm, nhất là bài học kinh nghiệm về sự chủ động sáng tạo của các thầy cô giáo, của nhà trường, của học sinh, sự chủ động trong việc đón nhận những sự hỗ trợ từ các lực lượng ngoài nhà trường.


 

Cụ thể hóa một phong trào vào Đề án đổi mới căn bản toàn diện GD-ĐT

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết:

"Trong quá trình hoàn thiện Đề án đổi mới căn bản toàn diện GD – ĐT, Hội nghị T.Ư 8 sẽ đưa ra thảo luận, trong đó có nhiều nội dung, nhưng gắn với phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực" có 2 điểm cần lưu ý nhằm cụ thể hóa để vận dụng vào thực tiễn.

Thứ nhất, trong nội dung chuyển đổi căn bản toàn diện của giáo dục sắp tới, lưu ý việc chuyển phương thức giáo dục từ coi nặng về truyền thụ kiến thức một chiều, ứng thí sang một phương thức giáo dục chủ động chú trọng việc hình thành phẩm chất và năng lực của người học.

Với sự thay đổi này, phải thiết kế lại toàn bộ chương trình, nội dung dạy và học trong các nhà trường. Từ nội dung đó, phải thiết kế lại gần như toàn bộ nội dung giảng dạy của các trường sư phạm. Và phải xây dựng mới chương trình, nội dung bồi dưỡng cho giáo viên đang làm việc hiện nay.

Thứ hai, nội dung chuyển đổi căn bản thứ hai của giáo dục là chuyển từ hệ thống giáo dục đóng, khép kín sang hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời.

Từ "đóng" sang "mở, học tập suốt đời" có nhiều nội dung không nằm trong khuôn khổ nhà trường mà nằm ngoài cộng đồng, ngoài xã hội, nhưng liên quan trực tiếp đến nhà trường là: Trường học không cô lập trong cộng đồng, không chỉ thu hẹp trong tường rào của nhà trường nữa. Trường học sẽ được mở ra gắn với cộng đồng.

Không chỉ thầy cô giáo tham gia vào hoạt động giáo dục, mà các lực lượng xã hội  tiên tiến tham gia vào hoạt động nhà trường, đặc biệt là tham gia vào các hoạt động hình thành nên phẩm chất, hình thành nên giá trị đạo đức, tư cách của con người học sinh. Cùng đó, nhà trường cũng sẽ tham gia nhiều vào hoạt động xã hội, của cộng đồng.

Trước mắt, 2 nội dung chuyển đổi đó sẽ gắn liền trực tiếp với nội dung hoạt động của phong trào của "Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực". Có những nội dung triển khai rồi phải làm một cách sâu sắc hơn, toàn diện hơn, căn cơ hơn để hiệu quả cao hơn. Có những nội dung chưa làm phải từng bước nghiên cứu triển khai.

"Trường học thân thiện – Học sinh tích cực" là một hoạt động vừa có giá trị phổ quát – UNESCO cũng có nói đến việc này và phổ biến trên phạm vi nhiều nước, vừa có ý nghĩa đặc thù riêng với hoạt động GD – ĐT của chúng ta trong hoàn cảnh hiện nay".

Kết luận Hội nghị, Bộ trưởng đề nghị các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý ở địa phương, ở cơ sở, một mặt tiếp thu kiến thức kinh nghiệm phổ quát, mặt khác chú ý việc tổng kết, đúc rút kinh nghiệm thực tiễn của mình, nhân rộng ra.

Đồng thời, tiếp tục góp ý vào đề án và tiếp nhận nội dung của Đề án đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT khi được T.Ư thông qua.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3321/201307/chuyen-bien-lon-tu-mot-phong-trao-lon-1971045/

Thủ khoa Đại học Thủy Lợi đạt 28,5 điểm

Posted: 19 Jul 2013 05:33 AM PDT

Tổng Biên tập: LÊ XUÂN SƠN

Địa chỉ: 15 Hồ Xuân Hương, Hà Nội – Điện thoại: (84-4)39431250 /(84-4)39434341 – Fax: (84-4) 39430693
– Email: online@tienphong.vn

GPXB số 449/GP-BC cấp ngày 18/10/2004. CQCQ: Báo Tiền Phong, Cơ quan Trung ương
của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Nguồn: http://www.tienphong.vn/giao-duc/637383/Thu-khoa-Dai-hoc-Thuy-Loi-dat-285-diem-tpov.html

Kết quả năm học 2012 – 2013: Nền tảng để triển khai mạnh mẽ, đồng bộ đổi mới căn bản, toàn diện GD

Posted: 19 Jul 2013 04:33 AM PDT

(GDTĐ) – Năm học 2012 – 2013 diễn ra trong bối cảnh kinh tế – xã hội đất nước đối mặt với nhiều khó khăn, kinh tế vẫn tiếp tục suy giảm tác động trực tiếp đến từng gia đình, nhà trường, thu nhập thực tế của cán bộ, giáo viên.


Bộ trưởng Phạm Vũ Luận thăm phòng thực hành tin học Trường THPT chuyên Thoại Ngọc Hầu (An Giang)
 

Được sự quan tâm của Chính phủ, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và sự góp sức của toàn xã hội, toàn ngành Giáo dục đã nỗ lực quyết tâm cao, triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với chính quyền địa phương và gia đình, khắc phục khó khăn, tập trung nâng cao chất lượng giáo dục. Tiếp tục đẩy mạnh các cuộc vận động và các phong trào thi đua, hoàn thành nhiệm vụ đã đề ra trong năm học với nhiều kết quả đáng trân trọng.

Những khởi sắc trong năm học vừa qua với sự nỗ lực của toàn hệ thống được Tổng tư lệnh ngành – Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khẳng định chính là điều kiện, nền tảng giúp ngành Giáo dục cũng như xã hội triển khai mạnh mẽ, đồng bộ đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trên cơ sở của Nghị quyết Trung ương.

PV: Bộ trưởng đánh giá thế nào về kết quả của năm học 2012 – 2013?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Có thể nói, năm học 2012 – 2013 đã đạt được rất nhiều kết quả cụ thể. Cá nhân tôi khái quát tâm đắc mấy điều sau đây:


Học sinh ngày càng được phát huy tính chủ động, sáng tạo trong học tập  Ảnh: T.Thanh
 

Thứ nhất, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI và các nghị quyết hội nghị Trung ương tiếp theo, sau một quá trình học tập, nghiên cứu triển khai, bàn bạc thảo luận trong toàn ngành, trong năm học 2012 – 2013, chúng tôi đã cụ thể hóa trong nhận thức về việc đổi mới mô hình phát triển của GD-ĐT, chủ yếu dựa trên sự phát triển về quy mô và số lượng sang mô hình phát triển mới, trước hết tập trung nâng cao chất lượng và hiệu quả GD-ĐT.

Trong năm học 2012 – 2013, Ban cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ GDĐT đã có nhiều phiên thảo luận, trên cơ sở đó đưa ra những chủ trương, dự kiến, quyết sách; những quyết định cũng được đưa trên cơ sở thảo luận rộng rãi trong toàn ngành và trên các diễn đàn xã hội. Ví dụ, điều chỉnh lại mô hình đánh giá chất lượng; điều chỉnh lại mục tiêu và nhiệm vụ; điều chỉnh lại hệ thống các công cụ đánh giá chất lượng, đánh giá hiệu quả, đánh giá sự phát triển của GD-ĐT; có những chỉ đạo trong việc giảm thiểu mức độ tăng quá nóng của giáo dục ĐH; chỉ đạo trong việc đổi mới chương trình nội dung sách giáo khoa phổ thông…

Tâm đắc thứ 2 là những đổi mới trong tổ chức quản lý GD-ĐT. Chúng tôi tiếp tục có sự tách bạch sâu sắc, triệt để hơn giữa quản lý nhà nước về GD-ĐT với quản lý các cơ sở đào tạo. Giao cho địa phương và các nhà trường nhiều quyền chủ động hơn, cụ thể hơn trong việc triển khai nhiệm vụ và cân đối các mục tiêu nhiệm vụ với những nguồn lực của mình.

Cơ quan quản lý nhà nước mà trước hết là Bộ GDĐT chủ yếu tập trung vào quản lý nhà nước, đầu tiên là ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hoặc soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thủ tục ban hành. Ngành Giáo dục cũng tập trung nhiều hơn vào công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, trước hết là cán bộ quản lý giáo dục các cấp, sau nữa là đội ngũ giáo viên. Cùng với đó, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, khen thưởng, biểu dương các điển hình tiên tiến. Đó là hai nét mới mà chúng tôi tâm đắc.

Về kết quả, có thể nói, trong năm học vừa qua, chất lượng GD-ĐT được giữ vững, ổn định và có những bước phát triển.

PV: Đối với từng bậc học cụ thể, kết quả đáng ghi nhận trong năm học vừa qua là gì, thưa Bộ trưởng?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Có thể nói khái quát kết quả từng bậc học như thế này: Ở bậc học mầm non, việc triển khai phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, chuyển các giáo viên mầm non ngoài công lập vào biên chế, điều chỉnh một số nội dung dạy cho học sinh trước lớp 1 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển của bậc học này trong năm học 2012 – 2013.

Với bậc học phổ thông, năm học 2012 – 2013, trên một nửa số tỉnh thành trong cả nước  đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ chương trình tiếng Việt mới, nhất là ở các tỉnh có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc. Với kinh nghiệm đã có, cộng với việc tiến hành tập huấn một cách bài bản, kỹ lưỡng, chất lượng học tiếng Việt của học sinh, nhất là học sinh vùng dân tộc đã có cải thiện rõ rệt. Các cháu không bị tái mù chữ, không nói ngọng, không viết sai câu khi học chương trình này. Điều đó, không chỉ đảm bảo cho chất lượng dạy tiếng Việt mà cả chất lượng giáo dục tiểu học có nền móng vững chắc và có điều kiện để nâng cao chất lượng.

Đối với cấp học THPT, việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học, phương pháp đánh giá thi cử đi vào cụ thể, sâu sát hơn. Chúng ta đã có giảm tải, rồi giảm thiểu việc bắt học sinh học và nhớ máy móc, cùng với đổi mới thi cử, trên cơ sở đó giúp chất lượng dạy học phổ thông đi vào thực chất và đúng hướng hơn.

Cùng với đó là việc khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, đưa dạy học ở trường phổ thông gần với hoạt động của các trường ĐH. Chúng tôi tạo cơ chế để các giáo sư, những nhà khoa học đầu ngành ở các viện nghiên cứu và các trường ĐH tham gia hướng dẫn, trước hết là học sinh, sau là giáo viên các trường phổ thông nghiên cứu khoa học. Kết quả, trên thực tế, nhiều học sinh đã nhận được giải thưởng cao trong các cuộc thi nghiên cứu khoa học ở tầm quốc tế. Điều này không đơn thuần chỉ là giải thưởng mà còn tạo nên một làn gió mới trong cách dạy, cách học, gắn việc dạy học với thực tiễn đời sống.

Với thi học sinh giỏi, chúng tôi tiếp tục hội nhập thi học sinh giỏi Việt Nam với thi học sinh giỏi quốc tế. Từ đó dẫn đến cơ cấu, chất lượng giải học sinh Việt Nam nhận được bền vững, ổn định, cũng như nhiều hơn về số lượng; đồng thời cũng góp phần thúc đẩy đổi mới cách dạy học, thi, kiểm tra, đánh giá ở phổ thông.

image004.jpg
Năm học 2012 – 2013, toàn ngành Giáo dục đã đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng  Ảnh: Thiên Minh

PV: Thưa Bộ trưởng, với giáo dục ĐH, những việc làm cụ thể và những định hướng nào giúp tạo nên sự thay đổi căn bản đối với bậc học này?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Giáo dục ĐH trong 2012 – 2013 nổi lên những nét lớn đáng chú ý:

Thứ nhất, về quy mô, số lượng các trường mới thành lập được điều chỉnh theo hướng giảm đi. Mới đây, quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ mới đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Thứ hai, việc tăng cường tự chủ và tự chịu trách nhiệm của các nhà trường, cụ thể là hiệu trưởng các trường ĐH được tăng cường hơn.

Thứ ba, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý các vấn đề nổi cộm, những vi phạm của các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước được chú ý thực hiện kiên quyết, mạnh mẽ và triệt để hơn. Trước hết là để lập lại kỷ cương, kỷ luật, sau đó là để đảm bảo quyền lợi của người học, giúp người học được học tập trong một môi trường tốt, được nhận một tấm bằng thực chất, vừa là yêu cầu của xã hội, vừa là mong muốn của người học.

Một nội dung nữa là vấn đề triển khai Luật Giáo dục ĐH, việc soạn thảo các văn bản, nghị định, thông tư để đưa Luật Giáo dục ĐH vào cuộc sống được tiến hành khẩn trương, có chất lượng hơn. Vấn đề đào tạo liên thông, liên kết, đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, đào tạo chính quy tại nhà trường cũng như đào tạo tại chức tại các cơ sở bên ngoài đã được chấn chỉnh, điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở nâng cao trách nhiệm của các nhà trường, của cán bộ quản lý, của thầy cô giáo cũng như trách nhiệm của người học.

PV: Với những kết quả đáng khích lệ năm học 2012 – 2013 đã đạt được, Bộ trưởng có thể cho biết những định hướng sẽ triển khai trong thời gian tiếp theo?

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Những kết quả đạt được trong những năm học vừa rồi là hết sức quan trọng, tuy nhiên đó vẫn chỉ là bước đầu. Trong thời gian tới, chúng tôi cùng Ban Tuyên giáo Trung ương và các cơ quan hữu quan của Chính phủ khẩn trương hoàn thiện Đề án "Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” để làm thủ tục trình Bộ Chính trị, đưa ra Trung ương họp trong kỳ họp thứ 8 sắp tới.

Đồng thời với những nhiệm vụ này, chúng tôi cũng phải hoàn tất những nội dung cụ thể của Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa năm 2015. Trên cơ sở những ý kiến của Trung ương sắp tới về Đề án đổi mới căn bản toàn diện, chúng tôi sẽ hoàn thiện đề án này. Và trên cơ sở của hai Đề án này, Bộ GDĐT sẽ triển khai các chương trình, công việc cụ thể, nhằm đổi mới một cách căn bản, toàn diện giáo dục – đào tạo của chúng ta, trước hết là giáo dục phổ thông. Với giáo dục ĐH, do có đặc điểm liên quan đến cơ chế tự chủ nhiều hơn sẽ được đề cập riêng.

Như vậy, những kết quả, thành tựu GD-ĐT đạt được trong những năm vừa qua cũng như  năm học 2012 – 2013 sẽ là điều kiện nền tảng giúp ngành cũng như xã hội triển khai một cách mạnh mẽ, đồng bộ việc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT trên cơ sở của Nghị quyết Trung ương.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4701/201307/bo-truong-bo-giao-duc-amp-dao-tao-pham-vu-luan-ket-qua-nam-hoc-2012-2013-nen-tang-de-trien-khai-manh-me-dong-bo-doi-moi-can-ban-toan-dien-gd-dt-1971050/

Đại học đầu tiên công bố điểm thi

Posted: 19 Jul 2013 04:33 AM PDT



Tra điểm theo SBD hoặc Họ tên:

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/giao-duc/dai-hoc-dau-tien-cong-bo-diem-thi-2851988.html

Nâng tầm cho “vùng trũng”

Posted: 19 Jul 2013 03:33 AM PDT

(GDTĐ) – Đề án phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi được phê duyệt với kỳ vọng nâng cao chất lượng bậc học này. Sau hơn 3 năm triển khai, đã có 6 địa phương được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non (GDMN) trẻ 5 tuổi. Tỷ lệ trẻ ra lớp ngày càng nhiều, trường – lớp ngày một khang trang, sạch đẹp. Nhiều chính sách đột phá về tuyển dụng, lương đã giúp  giáo viên ổn định cuộc sống, tận tâm với nghề hơn…

Chính sách đột phá cho GDMN

GDMN từng là "vùng trũng" đối với ngành GD Hà Nội sau hợp nhất bởi sự chênh lệch về chất lượng GD, thiếu giáo viên (GV), nhân viên y tế, kế toán diễn ra ở hầu hết  các trường học. Theo Phó chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hà Nội xác định để nâng cao chất lượng GDMN, trước hết phải tuyển dụng GV, nhân viên y tế, kế toán với mục tiêu không để trường nào thiếu GV hay nhân viên y tế, kế toán. Bên cạnh đó, thành phố cũng thực hiện nhiều giải pháp  xốc lại đời sống cho nhà giáo. Theo đó, Hà Nội đã có quy định GVMN diện hợp đồng, đạt chuẩn về trình độ chuyên môn đều được hưởng hệ số trợ cấp 1,86, được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 35% và được đóng BHXH, BHYT… Với học sinh, Hà Nội cũng đầu tư 3,4 triệu đồng/học sinh/năm học nhằm tạo điều kiện cho các em được tiếp cận với thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại.


Cô và trò Trường Mầm non Ninh Xá (Bắc Ninh)     Ảnh: Tuệ Nguyễn
 

Vĩnh Phúc cũng là tỉnh có nhiều chính sách đột phá cho bậc học này. Theo Giám đốc Sở GDĐT Hoàng Minh Quân, ngành GDMN  luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh ủy, HĐND, UBND nên có nhiều cơ chế chính sách thúc đẩy GDMN phát triển. Mặt khác, nhận thức của các bậc phụ huynh và cộng đồng về GDMN ngày càng nâng cao. Đặc biệt, từ năm 2007, tỉnh có chính sách miễn học phí cho trẻ mẫu giáo là con nông dân nên tỷ lệ trẻ ở các độ tuổi ra lớp cao, ổn định.  

Từ năm 2010, 100% trường MN bán công của Vĩnh Phúc đã chuyển sang công lập. Tháng 1/ 2011, Sở GDĐT và Nội vụ tổ chức xét duyệt, làm chế độ cho 2.691 GV MN hợp đồng được hưởng lương, đóng bảo hiểm theo trình độ đào tạo, được hưởng phụ cấp đứng lớp, tăng lương.

Để đáp ứng nhu cầu ra lớp của trẻ, Sở GDĐT Vĩnh Phúc tuyển thêm 508 GV và 233 nhân viên y tế, kế toán cho các trường MN… Đây là những tiền đề giúp cho việc thực hiện công tác phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi đạt kết quả tốt. Các trường MN trong tỉnh đã trang bị cho các lớp 5 tuổi tối thiểu mỗi lớp có 1 máy tính trở lên và các phần mềm vui học để tổ chức cho trẻ làm quen với kiến thức của các môn học thông qua trò chơi…

Theo đánh giá của Vụ GDMN (Bộ GDĐT), các tỉnh, thành phố có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ quản lý (CBQL), GVMN. Đến nay, cả nước đã có 94,4% CBQL, 55% GVMN đứng lớp và 29,3% nhân viên được biên chế Nhà nước; có 69,3%  CBQL và GV được trả lương theo bảng lương, nâng lương theo định kỳ. Đời sống ổn định khiến các CBQL, GVMN yên tâm công tác, tập trung trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Toàn ngành có tới 98,3% CBQL; 96,47% GV có trình độ đào tạo đạt chuẩn trở lên và 83,65% CBQL; 51% GV trên chuẩn (tăng 4%).

Điểm sáng


Tỷ lệ huy động trẻ mẫu giáo đến trường đạt 87% trong năm học 2013 – 2014 Ảnh: H. Thu
 

Năm học 2012-2013 là năm thứ 3 ngành GDMN triển khai thực hiện Đề án phổ cập GDMN trẻ 5 tuổi. Tại các địa phương, công tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng, được đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố, Nghị quyết Hội đồng nhân dân, Chương trình phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2015 của địa phương. Các địa phương đã ưu tiên đầu tư ngân sách và đẩy mạnh xã hội hóa, huy động các nguồn lực, các lực lượng tham gia công tác phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Theo thống kê của Vụ GDMN,  tính đến hết tháng 5/2013, cả nước có 6 tỉnh (Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình) được công nhận đạt chuẩn phổ cập. Báo cáo của 63 tỉnh, thành phố cho thấy, đến nay đã có 72,2% đơn vị cấp xã, phường, thị trấn, 42,69% đơn vị cấp huyện đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Công tác xây dựng trường chuẩn Quốc gia cũng là điểm sáng ở nhiều địa phương. Năm học 2012-2013, cả nước có thêm 481 trường MN được công nhận đạt chuẩn, nâng tổng số trường đạt chuẩn lên 3.331 trường. Như vậy, so với năm học trước, số trường MN đạt chuẩn đã tăng từ 21% lên 24,2%.

Các tỉnh có tỷ lệ trường đạt đạt chuẩn Quốc gia cao: Bắc Ninh (76%), Vĩnh Phúc (66,1%), Ninh Bình (60,7%), Bắc Giang (57,7%), Thái Nguyên (56,3%), Hà Tĩnh (53,9%), Nghệ An (46,7%), Thái Bình (48,2%), Nam Định (46,6%), Bạc Liêu (33,7%), Quảng Trị (33,3%), Quảng Nam (32,7%), Thanh Hóa (33,2%), Long An (30,2%).

Bên cạnh đó, một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn chưa cao nhưng có thành tích nổi trội, đã công nhận mới được nhiều trường mầm non đạt chuẩn trong năm học như Điện Biên công nhận 12 trường/năm, Tuyên Quang, Bình Phước, mỗi tỉnh công nhận 10 trường…

La Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4701/201307/nang-tam-cho-vung-trung-1971061/

Nhận bằng cử nhân đại học Mỹ năm 20 tuổi

Posted: 19 Jul 2013 03:33 AM PDT

Bà Thalia R. Saplad – đại diện tuyển sinh trường cao đẳng cộng đồng Edmonds tổ chức buổi gặp gỡ phụ huynh và sinh viên để trao đổi về thủ tục nhập học và chương trình đào tạo tại TP HCM và Hà Nội. Lịch hội thảo tại TP HCM, vào 10h, thứ năm, ngày 18/7, Visco – 239 Cách mạng tháng 8, nhà A2, chung cư văn hóa, phường 4, quận 3; tại Hà Nội, vào 17h30, thứ tư, ngày 24/7, Visco – 230 Kim Mã, Ba Đình.

Edmonds (EdCC) là trường công lập liên tục được xếp trong top 20 trường cao đẳng hàng đầu ở Mỹ, thu hút nhiều sinh viên quốc tế đến học tập. EdCC tọa lạc tại Lynnwood, ngoại ô thành phố Seattle, Washington; cách thành phố Vancouver (Canada) chưa đầy hai giờ xe về phía Tây Bắc và chỉ mất vài phút bách bộ để đến thưởng ngoạn cảnh biển vùng Puget Sound. Trường hiện có khoảng 11.000 sinh viên theo học, trong đó có hơn 1.000 sinh viên quốc tế đến từ 68 quốc gia khác nhau. Các chuyên ngành đào tạo của trường phong phú và đa dạng, bao gồm: chương trình tiếng Anh, chương trình cấp chứng chỉ nghề, chương trình cấp bằng kép tốt nghiệp phổ thông và cao đẳng, chương trình chuyển tiếp đại học. 

EdmondsCommunityCollege-sm.jpg

Từ trường học, bạn có thể đi thăm các khu nhà ở, ngân hàng, nhà hàng, đi mua sắm hoặc tới các khu vui chơi giải trí khác. Trong trường cũng có các dịch vụ phục vụ sinh viên như: căng tin, cửa hàng sách, thư viện, phòng máy tính và phòng chơi thể thao… Trường EdCC có chi phí phải chăng, toàn bộ học phí và sinh hoạt phí khoảng 17.000 USD một năm. Học sinh đủ 16 tuổi nhận bằng kép tốt nghiệp phổ thông và cao đẳng sau 2 năm, rồi chuyển tiếp lên hai năm cuối đại học để lấy bằng cử nhân. Trường miễn TOEFL cho học sinh đăng ký học chương trình tiếng Anh ESL, miễn SAT. Cơ hội làm việc của sinh viên tại Mỹ hai năm: một năm sau khoá cấp bằng kép và một năm sau khoá đại học. Sinh viên Việt Nam xuất sắc có cơ hội được giảm 500 USD học phí kỳ học đầu tiên. Môi trường học tập của trường tiện nghi, an toàn. Đội ngũ hỗ trợ sinh viên quốc tế thân thiện, nhiệt tình.

Chương trình học bao gồm: Tiếng Anh (ESL), chương trình cấp bằng tiếng Anh, đào tạo nghề cấp chứng chỉ sau 6 tháng – 1 năm, cao đẳng 2 năm, chuyển tiếp hai năm cuối lấy bằng cử nhân tại các trường đại học danh tiếng. Đặc biệt, chương trình High school Completion hai năm đào tạo cấp bằng tốt nghiệp phổ thông và cao đẳng cùng lúc cho học sinh đủ 16 tuổi, giúp tiết kiệm vượt trội về cả thời gian và chi phí. Sau chương trình cao đẳng hoặc High school Completion hai năm, sinh viên được đảm bảo chuyển tiếp lên học năm thứ ba tại các trường đại học liên kết với EdCC như: Đại học Purdue, Đại học Cornell, Đại học Central Washington, Đại học Western Washington và Đại học Washington State… để lấy bằng cử nhân. Thời gian nhập học vào tháng 1, 4, 7 và 9. Tham khảo thêm thông tin tại www.edcc.edu; www.visco.edu.vn.

Hải My

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/nhan-bang-cu-nhan-dai-hoc-my-nam-20-tuoi-2852011.html

Sóc Trăng: Hơn 27 tỷ đồng hỗ trợ trẻ mầm non

Posted: 19 Jul 2013 03:33 AM PDT


Chương trình hỗ trợ đã góp phần nâng tỷ lệ trẻ đến trường

Đây là kết quả của Sóc Trăng thực hiện Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010-2011 đến 2014-2015. 

Trong năm học trước, 2012-2013, thực hiện việc chi hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non, toàn tỉnh Sóc Trăng có 11.333 cháu được hưởng 120.000đ/tháng/cháu x 9 tháng (chiếm tỷ lệ 54,7% số trẻ đến trường), với tổng số tiền hỗ trợ trên 12,2 tỷ đồng.

Thông qua các chương trình hỗ trợ này đã góp phần nâng tỷ lệ trẻ đến trường, nhất là lớp mẫu giáo 5-6 tuổi để trẻ có thể học tốt ở lớp 1 theo chương trình mới của bậc tiểu học.

Thanh Trúc


Chia sẻ tin này qua Google Plus


Chia sẻ tin này qua Facebook

Chia sẻ tin này qua Twitter

Chia sẻ tin này qua email

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/baodientu.chinhphu.vn/Soc-Trang-Hon-27-ty-dong-ho-tro-tre-mam-non/11510248.epi

Comments