Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gia sư miễn phí cho học sinh nghèo

Posted: 12 Jul 2013 10:03 AM PDT

Đây là hoạt động nằm trong chương trình “Gia sư áo xanh” do Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên TP HCM tổ chức. Gia sư sẽ được tuyển chọn từ những bạn sinh viên các trường ĐH, CĐ có học lực khá, hạnh kiểm tốt. 

svtn-JPG-1373607388_500x0.jpg

Các bạn sinh viên tình nguyện được tập huấn về kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ sư phạm trước khi dạy. Ảnh: Nguyễn Loan

Chương trình học sẽ bắt đầu từ ngày 16/7 và kéo dài trong vòng 1 tháng với 4 môn học gồm Toán, Lý, Hóa, Anh. Ngoài việc ôn tập những kiến thức cơ bản, học sinh sẽ được hướng dẫn chuẩn bị những kiến thức trong chương trình học của năm tới, nhằm giúp các em theo kịp bạn bè.

Trước khi dạy, các sinh viên tình nguyện sẽ được Trung tâm đào tạo về kỹ năng giao tiếp và nghiệp vụ sự phạm nhằm đạt kết quả tốt nhất trong quá trình dạy học.

Chương trình tiếp nhận đăng ký đến hết tháng 8, phụ huynh và học sinh có thể đăng ký tham gia học trực tiếp tại Trung tâm hỗ trợ học sinh, sinh viên (Số 33 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1) hoặc qua số điện thoại 083.521.0104 (anh Công).

Đây là năm thứ 2 chương trình được tổ chức, năm 2012 có 120 sinh viên tình nguyện tham gia giảng dạy cho 142 em học sinh nghèo trong thành phố.

Nguyễn Loan

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/gia-su-mien-phi-cho-hoc-sinh-ngheo-2848161.html

Đại học Đông Á: Thế mạnh đào tạo thực nghiệm và đón đầu xu thế

Posted: 12 Jul 2013 09:04 AM PDT

 

(Cadn.com.vn) – Đối với một đơn vị đào tạo, lợi thế lớn nhất bao giờ cũng là nắm bắt được nhu cầu thị trường thông qua hình thành mạng lưới liên kết với các doanh nghiệp (DN). Với việc mở cửa đón DN đến tuyển dụng trước ngày tốt nghiệp và đưa sinh viên (SV) đi làm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, càng ngày thị trường “cầu” của họ càng rộng mở. Cùng với việc dự báo tốt, Trường Đại học (ĐH) Đông Á (Đà Nẵng) cũng bắt tay vào đào tạo cho nhu cầu nhân lực ở một số ngành sẽ “khát” trong tương lai.

 

Quản trị văn phòng: Ngành mới thu hút giới trẻ

 

Hành chính văn phòng được mệnh danh là chiếc chìa khóa chủ chốt trong một cơ quan hay DN. Một Cty dù mới ra đời, ít nhất cũng có một văn phòng và cần đến công tác văn phòng, chưa nói đến các Cty lớn có nhiều phòng ban và nhiều chi nhánh. Khi nền kinh tế chuyển sang giai đoạn thị trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi hệ thống phải vận hành chuyên nghiệp, hiện đại thì vai trò của quản trị hành chính văn phòng (HCVP) càng trở nên quan trọng. Chương trình đào tạo cử nhân Quản trị văn phòng (QTVP) của ĐH Đông Á đã bộc lộ những ưu thế cạnh tranh trên thị trường lao động.

 

Cử nhân QTVP được học tập trong môi trường thực nghiệm với số tín chỉ thực hành chuyên sâu lên đến 2/3 thời lượng toàn khóa. Chương trình được tích hợp các môn học mang tính “xu thế” như: văn phòng điện tử, quản trị ISO, thiết kế web, quản trị nhân sự, e-office,… được đào tạo chuyên sâu. Tốt nghiệp khóa học, SV có thể đáp ứng ngay yêu cầu phát triển của mô hình văn phòng hiện đại với việc quản lý tốt 18 mảng công việc một văn phòng cần quản lý để nâng cao hiệu quả quản trị cho DN.

 

 

 

 Lãnh đạo ĐH Đông Á ký kết hợp tác với Cty CP dịch vụ cáp treo Bà Nà.

 

Ngay trong thời gian học tập, SV đã được “làm chủ” trên mô hình ảo để trải nghiệm vận hành hệ thống văn phòng, được trang bị các kỹ năng giao tiếp, tư duy quản lý khoa học để phục vụ việc quản trị hệ thống và con người. Quá trình học việc thực tế ít nhất một học kỳ tại DN, được đánh giá và trả lương như một nhân viên thực thụ, là bước đệm tốt cho hành trình trở thành một chuyên viên đa năng, chuyên nghiệp.

 

Cùng với ngành QTVP đang thu hút thí sinh, năm 2013, ĐH Đông Á cũng bắt đầu tuyển sinh chương trình Chất lượng cao với 5 ngành: Tài chính – kế toán, Kế toán – tài chính, Ngôn ngữ Anh, Quản trị Du lịch và Điện – Điện. SV học tập trong môi trường hiện đại, vừa thực nghiệm vừa học song ngữ Anh-Việt với GV người nước ngoài. SV theo học chương trình này vừa có năng lực thực tế cao vừa thông thạo tiếng Anh như có thêm bằng đại học tiếng Anh thứ 2, có cơ hội chuyển tiếp các chương trình đào tạo 2+2, 3+1 với các đại học nổi tiếng ở Nhật, Mỹ, Úc, Anh… để nhận bằng cấp quốc tế. Quan trọng hơn là SV cũng vừa đáp ứng yêu cầu tuyển dụng nhân sự cao cấp của nhà tuyển dụng trong nước và quốc tế.

 

Đi học như… đi làm

 

Tại ĐH Đông Á, tất cả các ngành học đều gắn với thực nghiệm. Mô hình này đã bắt đầu đi vào chiều sâu từ năm 2011 và các nhà DN bắt đầu hài lòng khi tuyển dụng SV của ĐH Đông Á.

 

Các ngành học khác ở ĐH Đông Á, sau thời gian nhập môn với những kiến thức cơ bản, SV sẽ được học tập trong môi trường thực nghiệm và bắt đầu có mặt tại các Cty, nhà xưởng để “lăn lộn” với công việc và lớn lên. Qua rồi thời SV ôm bộ hồ sơ thập thò tại cổng các Cty để xin thực tập, bây giờ những kỹ năng va đập và đối diện khó khăn đã được đào tạo ngay trong trường. Ông Tony Vatthanachai Phiphatthongpant – Tổng quản lý khu nghỉ dưỡng Sandy Beach, một đối tác của ĐH Đông Á cho biết, mỗi năm có khoảng 50 SV Khoa Kinh tế – Du lịch của trường đăng ký thực tập làm việc tại đây, các em có kỹ năng cũng như thái độ làm việc chuyên nghiệp. “Không chỉ đến đây để học việc, những SV có khả năng nổi trội đã đứng vào hàng ngũ nhân viên làm việc tốt trong khu nghỉ dưỡng 4 sao. Chúng tôi tin tưởng và đã liên kết với ĐH Đông Á hợp tác thực hành để tạo thêm nguồn nhân lực cho mình và cơ hội việc làm bền vững cho sinh viên của trường”, ông Tony Vatthanachai Phiphatthongpant nói.

 

 

 

 SV nhận chứng nhận và hợp đồng làm việc ngay sau thời gian học việc tại Sandy Beach Resort.

 

Nói SV ĐH Đông Á đi học như… đi làm là bởi ở một số ngành học, trong thời gian thực tập, họ được làm việc đúng khả năng và nhận lương từ những đóng góp của mình. Mới đây, 25 SV của khoa Kinh doanh – Du lịch đã ký hợp đồng thực tập tại khách sạn Angsana Resort với mức “lương” 250.000/ngày cùng nhiều chế độ đãi ngộ hấp dẫn. Theo bà Nguyễn Thị Phương Thủy – Trưởng phòng Nhân sự Angsana, ĐH Đông Á và Angsana cũng đã ký hợp tác về tiếp nhận SV đi làm có hưởng lương 1 học kỳ trong thời gian đi học với mức lương hỗ trợ từ 1.500.000 đồng/tháng trở lên. Ngoài ngành Du lịch, SV các lĩnh vực Điện – Điện tử, Xây dựng, Quản trị kinh doanh, CNTT… cũng đều được nhà trường liên kết với DN tạo điều kiện trong quá trình thực tập. Không chỉ có thêm thu nhập trang trải các chi phí trong quá trình học hành, cái được lớn nhất trong thời gian “đi cơ sở”  là SV chuẩn bị, thậm chí là rèn luyện được thái độ tích cực, có cái nhìn đầy đủ về sự nhọc nhằn của DN và sẵn sàng bắt đầu làm những việc nhỏ nhất ở DN, được DN đánh giá tốt, SV sẽ được chuyển sang giai đoạn 2 đi dần vào làm các công việc gắn với chuyên môn.

 

Gần đây nhất, Trường ĐH Đông Á hợp tác đào tạo, tuyển dụng, hỗ trợ học bổng SV toàn diện với Bà Nà Hills. Theo nội dung ký kết, ĐH Đông Á sẽ cử giảng viên giảng dạy tiếng Anh, đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên Bà Nà Hills, giới thiệu văn hóa Việt Nam cho du khách và tham gia các hoạt động, sự kiện khác theo nhu cầu của DN. Đồng thời nhà trường liên tục cải tiến và cập nhật chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp từ DN. Phía Bà Nà Hills sẽ cấp học bổng cho SV tài năng, SV nghèo vượt khó và tài trợ các chương trình nghiên cứu khoa học có tính khả thi, các cuộc thi do trường tổ chức; đồng ý hợp tác trong chương trình SV trải nghiệm thực tế tại DN, ưu tiên cho SV các ngành Kế toán-Tài chính, QTKD, Du lịch, Ngoại ngữ, Kỹ thuật Điện, Xây dựng, CNTT… của ĐH Đông Á vào làm việc bán thời gian và toàn thời gian tại khu nghỉ dưỡng nổi tiếng này.

 

Bảo Uyên

 

Chính sách học bổng và hỗ trợ tài chính của ĐH Đông Á:

1. Học bổng dành cho Kỹ sư, Cử nhân Tài năng Đông Á bao gồm:

- 10 suất học bổng toàn phần 100% học phí toàn khóa học trị giá 720 triệu đồng (18 triệu đồng/SV/năm).

- 30 suất học bổng trị giá 100% học phí năm học đầu tiên trị giá 540 triệu đồng.

- 40 suất học bổng trị giá 50% học phí năm học đầu tiên trị giá 360 triệu đồng.

2. Học bổng 1,5 triệu đồng dành cho SV ở vùng khó khăn từ Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định theo học ngành QT du lịch và QT văn phòng, ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin.

3. SV được hỗ trợ theo học tiếng Anh với GV người nước ngoài nhưng học phí như GV Việt Nam.

4. Tất cả SV theo học chương trình Chất lượng cao và ĐH truyền thống đều được hỗ trợ tài chính để mua máy tính với lãi suất 4,5%/năm và hỗ trợ ký túc xá với phí thấp nhất 42.500 đồng/tháng.

 

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/HocBong/cadn.com.vn/Dai-hoc-Dong-A-The-manh-dao-tao-thuc-nghiem-va-don-dau-xu-the/11456095.epi

‘Lỡ’ có con với học trò, nữ giáo viên xinh đẹp bị bắt

Posted: 12 Jul 2013 09:03 AM PDT

Cô giáo Laura Elizabeth Whitehurst

Vụ bắt giữ xảy ra sau khi vị giáo viên này có hành động “mây mưa” và để có con với một học sinh.

Cảnh sát bang California cho biết rằng, họ đang xem xét khởi tố nữ giáo viên 28 tuổi tên Laura Elizabeth Whitehurst, hiện đang công tác tại trường Trung học Citrus Valley, sau 2 tuần kể từ khi cô sinh con.

Đứa trẻ được cho là con của cô Laura với một cậu học trò 17 tuổi trong lớp học của cô.

Theo tiết lộ, mối quan hệ bất chính của 2 cô trò xuất hiện vào mùa hè năm ngoái. Khi ấy, cậu học trò được giấu tên chỉ mới bước sang tuổi 16.

Theo VTC

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/lo-co-con-voi-hoc-tro-nu-giao-vien-xinh-dep-bi-bat-754096.htm

Lên chức nhờ… bằng dỏm

Posted: 12 Jul 2013 09:03 AM PDT

Ông Phạm Văn Tú, Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp Giao thông Vận tải (GTVT) Miền Nam (đường Nguyễn Văn Linh, TP Cần Thơ; trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam – Bộ GTVT), có hành vi sử dụng bằng dỏm. Cụ thể là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA) do Đại học IMPAC – Mỹ cấp tháng 4-2008. Trước đó, việc bổ nhiệm của ông Tú cũng có nhiều dấu hiệu bất minh.


Trường Trung cấp GTVT Miền Nam. Ảnh nhỏ: Bằng MBA của ông Phạm Văn Tú do Đại học IMPAC cấp. Ảnh: BẢO SƠN

Bằng MBA không được công nhận

Mới đây, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục – Bộ GD-ĐT có văn bản khẳng định: “Hiện nay, bộ chưa phê duyệt bất kỳ chương trình liên kết đào tạo từ xa nào của Đại học IMPAC. Do đó, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục chưa đủ cơ sở để công nhận văn bằng của ông Phạm Văn Tú”.

Về vấn đề này, ông Phạm Văn Tú cho rằng bằng của ông được công nhận vì từ năm 2005-2010, Đại học IMPAC được ĐHQG Hà Nội cấp giấy phép liên kết hợp tác với Trung tâm Phát triển Hệ thống (thuộc ĐHQG Hà Nội) tổ chức giảng dạy và phát bằng MBA tại Việt Nam. Bằng MBA này là một trong những căn cứ để xem xét, bổ nhiệm ông Tú giữ chức vụ phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam vào năm 2009.

Theo Quyết định 77/2007 của Bộ
GD-ĐT (quy định về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp): “Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp cho người học theo hình thức học từ xa chỉ được công nhận khi các chương trình giáo dục từ xa để cấp văn bằng đã được cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục công nhận và được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại Việt Nam”.

Như vậy, thẩm quyền cấp phép liên kết đào tạo phải do Bộ GD-ĐT chứ không thuộc ĐHQG Hà Nội. Ngoài ra, việc công nhận văn bằng thạc sĩ là thuộc thẩm quyền của cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

Tiền hậu bất nhất

Đáng lưu ý, từ năm 2009, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (lúc đó là Cục Đường bộ) đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú lên chức trưởng phòng đào tạo, rồi được giới thiệu làm phó hiệu trưởng, song vẫn ký quyết định bổ nhiệm ông này.

Cụ thể, cha ruột của ông Tú là ông Phạm Đình Sự, nguyên hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam giai đoạn 2004-2009, sau khi lên làm hiệu trưởng đã có nhiều việc làm sai quy định để đưa ông Tú lên chức phó hiệu trưởng.

Ngày 21-7-2009, ông Mai Văn Đức, Cục trưởng Cục Đường bộ, đã ký quyết định về việc kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo tại Trường Trung cấp GTVT Miền Nam, trong đó khẳng định “việc bổ nhiệm cán bộ chưa đúng quy trình, chưa đảm bảo công khai, dân chủ”. Cụ thể, “trường hợp bổ nhiệm ông Tú từ chức danh quyền trưởng phòng đào tạo giữ chức trưởng phòng đào tạo không được thông qua cuộc họp để có sự thống nhất của đại diện các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể”.

Thế nhưng, quyết định kết luận sai phạm nêu trên còn chưa ráo mực thì không đầy 1 tuần sau, ngày 27-7-2009, cũng chính ông Mai Văn Đức đã đặt bút ký quyết định bổ nhiệm ông Phạm Văn Tú vào chức phó hiệu trưởng Trường Trung cấp GTVT Miền Nam.

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/nld.com.vn/Len-chuc-nho-bang-dom/11457625.epi

ĐH Hà Nội, Công đoàn, ĐH Y… dự kiến điểm chuẩn

Posted: 12 Jul 2013 09:03 AM PDT


Cuối ngày 12/7, thêm hàng loạt trường dự kiến điểm chuẩn và ngày công bố điểm thi.

Ảnh minh họa.

Hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết dự kiến điểm chuẩn năm nay của trường sẽ cao hơn một chút, vì chỉ tiêu vẫn là 1.000 nhưng lượng hồ sơ đăng ký dự thi lại cao hơn mọi năm. Ngoài ra, số thí sinh được tuyển thẳng năm nay cũng cao hơn, 80 thí sinh (mọi năm là 15 thí sinh).

Trưởng phòng đào tạo ĐH Hà Nội cho biết, có thể điểm chuẩn một số ngành điểm sẽ thay đổi, ví dụ như ngành tiếng Đức lượng hồ sơ đăng ký đông nhất vì năm trước điểm ngành này thấp nhất. Ngành Quốc tế học cũng có lượng hồ sơ tăng hơn năm trước, trong khi ngành Tài chính ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Kế toán, số hồ sơ lại giảm nhẹ. Chính vì lý do đó nên điểm chuẩn những ngành này có thể dao động từ 1- 4 điểm.

Đại diện ĐH Văn hóa tiết lộ điểm chuẩn vài năm gần đây của trường ít biến động, từ 14 đến 18,5 điểm.

Lãnh đạo ĐH Công Đoàn chia sẻ, do năm nay lượng hồ sơ đăng ký vào trường đông hơn trong khi chỉ tiêu của trường lại giảm 100 sinh viên so với năm trước, nên khả năng điểm chuẩn sẽ cao hơn một chút. Trường dự kiến sẽ xét tuyển NV2, chứ không hạ điểm chuẩn. Mức điểm chuẩn thấp nhất của trường hàng năm là 15 điểm.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông: Dự kiến điểm chuẩn sẽ không thấp hơn mọi năm. Lãnh đạo Học viện cũng cho biết phổ điểm môn Toán năm nay là 5- 6 điểm, nhích hơn năm ngoái một chút, có một số bài thi đạt 9,5.

Học viện An ninh nhân dân: dự kiến điểm chuẩn khối C cho các chỉ tiêu nữ sẽ rất cao vì chỉ tiêu dành cho nữ không nhiều, mà thí sinh nữ lại chiếm 40% số thí sinh có mặt dự thi.

Dự kiến ngày công bố điểm thi

Học viện Ngân hàng, ĐH Văn hóa, ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) dự kiến sẽ chấm điểm môn tự luận trong những ngày tới và công bố điểm vào ngày 25/7.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông dự kiến đến ngày 28/7 mới công bố điểm thi.

Học viện Hành chính Quốc gia, ĐH Thủy Lợi dự kiến cuối tháng 7 có thể công bố điểm.

ĐH Ngoại thương dự kiến trước 31/7 công bố điểm cho thí sinh.

ĐH Công đoàn dự kiến 30/7 hoàn thành công tác chấm thi, sau đó công bố điểm thi cho thí sinh.

ĐH Hà Nội ước chừng khoảng đầu tháng 8 sẽ công bố điểm.

Hội đồng điểm sàn của Bộ sẽ họp và công bố điểm sàn vào ngày 10/8.

Theo Vietnamnet

 

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/dh-ha-noi-cong-doan-dh-y-du-kien-diem-chuan/a334759.html

20.000 đồng cho một bài chấm thi

Posted: 12 Jul 2013 09:03 AM PDT


Thông tin một trường đại học công lập trên địa bàn TP.HCM thuê giáo viên chấm thi môn Toán với mức 20.000 đồng/bài khiến nhiều trường khác "choáng" và lo ngại.

Bởi mức "sàn" các trường trả cho giám khảo môn toán lâu nay ở mức 12.000-13.000 đồng/bài cho hai lượt chấm.

"Việc nâng giá để hút giám khảo chấm thi sẽ khiến các trường khác thuê người chấm thi khó khăn hơn. Thậm chí sẽ ảnh hưởng đến thời gian công bố điểm thi trước ngày 1/8 theo quy định của Bộ GD-ĐT" – trưởng phòng đào tạo một trường đại học công lập quan ngại. Vị này cũng cho biết mức giá trung bình hằng năm trường trả cho giám khảo chấm thi môn toán là 12.000 đồng/bài thi.

Trong khi đó, phó hiệu trưởng trường đại học T cho biết trước tình hình giành giật giám khảo chấm thi đại học xảy ra hằng năm, trường này đã thủ sẵn một lực lượng giám khảo cứng từ các tỉnh Đồng Nai, Vũng Tàu. Đến ngày chấm thi, trường sẽ thuê xe về các tỉnh đưa giáo viên lên TP.HCM đồng thời lo ăn ở cho lực lượng này trong những ngày chấm. Mức giá hằng năm trường này trả cho giám khảo từ các tỉnh là 13.000 đồng/bài.

"Có giám khảo khi thấy thù lao trường trả thấp đã qua trường khác. Năm nay trường tiếp tục hợp đồng với giáo viên từ tỉnh lên chấm cho kịp tiến độ" – vị này nói thêm.

Tình hình thuê giám khảo chấm thi năm nay được các trường dự báo sẽ "căng" hơn khi Bộ GD-ĐT yêu cầu chấm kiểm tra 5% bài thi môn tự luận. "Lực lượng chấm thi sẽ tăng lên 5% và phải là những người có kinh nghiệm, uy tín. Phải chấm song song – không đợi chấm xong hết mới chấm kiểm tra – may ra mới kịp công bố điểm cho thí sinh đúng thời hạn" – phó hiệu trưởng trường đại học T tính toán.

Theo Tuổi Trẻ

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/20000-dong-cho-mot-bai-cham-thi/a334564.html

Kéo dài thời gian xét tuyển thẳng đại học với một số đối tượng

Posted: 12 Jul 2013 06:03 AM PDT

 

(Cadn.com.vn) – Bộ GD-ĐT vừa thông báo về việc kéo dài thời gian xét tuyển thẳng ĐH, CĐ. Theo đó, các thí sinh (TS) được ưu tiên xét tuyển thẳng thuộc khu vực Tây Nguyên, giáp Tây Nguyên và các TS đạt giải trong Hội thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT sẽ được kéo dài thời gian xét tuyển đến ngày 31-7-2013. Các Sở GD-ĐT hướng dẫn TS căn cứ vào các tiêu chí xét tuyển của cơ sở giáo dục đại học đã công bố, khai hồ sơ đăng ký xét tuyển và gửi trực tiếp về cơ sở giáo dục đại học thí sinh muốn đăng ký. Trước đó, Bộ đã ban hành Công văn số 4007/BGDĐT-GDĐH ngày 14-6-2013 về việc bổ sung các huyện biên giới thuộc khu vực Tây Nguyên và giáp Tây Nguyên có học sinh được ưu tiên xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ và Công văn số 4221/BGDĐT-GDĐH ngày 21-6-2013 về việc xét tuyển thẳng vào ĐH, CĐ đối với học sinh đạt giải trong Hội thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THPT.

 

* Bộ GD-ĐT vừa có văn bản thông báo tới các cơ sở giáo dục đại học về việc tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên ở trình độ CĐ, ĐH. Trên cơ sở kết quả rà soát, quy hoạch mạng lưới và những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, quy hoạch phát triển nhân lực sư phạm ở từng địa phương, vùng, miền ở từng giai đoạn, Bộ sẽ ban hành các chính sách cụ thể để cân đối giữa cung- cầu nhân lực sư phạm, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.

 

P.V

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/DaoTao/cadn.com.vn/Keo-dai-thoi-gian-xet-tuyen-thang-dai-hoc-voi-mot-so-doi-tuong/11456092.epi

Clip bài thi diễn xuất vào ĐH Sân khấu Điện ảnh của hot girl

Posted: 12 Jul 2013 06:03 AM PDT


Trưa nay, kết thúc phần thi năng khiếu vào ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, chân dài Trương Mỹ Nhân đã cùng diễn viên của phim “Tiệm bánh hoàng tử” diễn lại bài thi của mình.

Sáng sớm nay (12/7), cô gái chân dài tuổi teen Trương Mỹ Nhân có mặt ở điểm thi của ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM để tham gia thi vào Khoa diễn viên của trường.

Mỹ Nhân cho biết: "Em khá lo lắng và hồi hộp, không biết có đậu kỳ thi này không. Buổi sáng nay chưa biết thi như thế nào nên chưa chuẩn bị được gì, giờ chỉ vào phòng thi thôi. Tập diễn thì em đã luyện tiểu phẩm về trẻ mồ côi, với sự hỗ trợ của Văn Anh Duy”.

Trong giờ thi “nội bất xuất ngoại bất nhập”, Mỹ Nhân đã thể hiện khá tốt phần thi của mình. Đến 10h, khi kết thúc buổi thi năng khiếu, ngay gần trường, cô gái xinh xắn đã thể hiện lại vở kịch ngắn cảm động của cô.

Khi hỏi về kế hoạch sắp tới, Mỹ Nhân cho biết: "Hiện tại em đang được mời đóng một vai nhỏ nhưng đang phân vân có nên nhận hay không, hoặc em sẽ tham gia để tích lũy kinh nghiệm cho những vai lớn sau này".

Sáng nay, diễn viên phim Tiệm bánh hoàng tử Văn Anh Duy cũng đã đến trường thi để phụ diễn cho Mỹ Nhân.

Một số hình ảnh của Mỹ Nhân trước giờ thi:


 

 

 

 

 

 

 

 

Lê Quân

Theo Infonet

Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/clip-bai-thi-dien-xuat-vao-dh-san-khau-dien-anh-cua-hot-girl/a334594.html

Giáo sư Nhật tìm ra chất dùng làm thuốc chống AIDS

Posted: 12 Jul 2013 04:04 AM PDT

Ông Masanori Baba, 58 tuổi, giáo sư thuộc Đại học Kagoshima, vừa giành một giải thưởng từ Hiệp hội quốc tế về nghiên cứu chống virus ở Washington nhờ phát hiện hai chất đại diện dùng cho thuốc chống AIDS.

Ông Baba đã nhận được Giải thưởng Gertrude Elion Memorial Lecture, vinh danh nhà khoa học Gertrude Elion sau khi bà nhận giải Nobel về lĩnh vực sinh lý học và y học năm 1988.

Nghiên cứu lâm sàng nhằm khẳng định tính hữu dụng của các loại thuốc kháng bệnh AIDS sử dụng các chất mà giáo sư Baba tìm ra hiện vẫn đang được tiến hành. Ông Baba cho biết: "Tôi coi đây như là một bước tiến và tôi sẽ tiếp tục nỗ lực hết sức mình”.

Giáo sư Nhật tìm ra chất dùng làm thuốc chống AIDS
Ảnh minh họa: Topnews

Xuất thân từ Osaka, giáo sư Baba đã thi vào Đại học Y khoa Fukushima ở tỉnh Fukushima theo lời khuyên của mẹ mặc dù ông không mấy hứng thú với ngành y. Giáo sư Baba quyết định tập trung nghiên cứu cách thức đấu tranh và điều trị với căn bệnh thế kỷ sau khi tiếp xúc với nhiều bệnh nhân AIDS đến từ châu Phi trong thời gian nghiên cứu ở Bỉ hồi năm 1986.

Ông Baba được giao phụ trách nghiên cứu bệnh AIDS trong khi các đồng nghiệp khác tỏ ra miễn cưỡng nghiên cứu căn bệnh vốn còn chứa đựng quá nhiều bí ẩn này. Ở Bỉ, ông "đã có thể tập trung vào các thí nghiệm cả ngày lẫn đêm”. Cụ thể, ông đưa các chất đại diện vào một virus được cấy sau đó kiểm tra nếu chúng có bất cứ tác dụng ứng chế nào đồng thời tiến hành so sánh dữ liệu thu được.

Năm 1994, ông Baba được mời tham gia Trung tâm bệnh virus mãn tính Đại học Kagoshima, nơi ông đã tiến hành hàng loạt những nghiên cứu cùng với các nhà khoa học từ các trường đại học, công ty dược phẩm và cả giới kỹ thuật.

Ông chia sẻ: "Tôi đã làm rất nhiều thí nghiệm. Tôi không thể nhớ có bao nhiêu chất mà tôi đã nghiên cứu, hàng nghìn và có thể là hàng chục nghìn chất”.

Tuy nhiên, vị giáo sư cho biết ông vẫn muốn dành thời gian cho các bệnh nhân tại bệnh viện. Ông nói: "Giờ đây tôi đang nghiên cứu virus theo cách tương tự như tôi khám cho bệnh nhân hoặc tìm ra các loại bệnh”.

Giáo sư Baba cho biết mục tiêu của ông là giúp người bệnh đấu tranh và tiêu diệt các căn bệnh do virus đang gây rắc phiền toái cho nhiều bệnh nhân ở các quốc gia đang phát triển.

Nguồn: http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/47690_Giao-su-Nhat-tim-ra-chat-dung-lam-thuoc-chong-AIDS.aspx

Hậu quả lớn từ trò đùa nhỏ

Posted: 12 Jul 2013 03:04 AM PDT

(GDTĐ) – Bị bạn bè trêu chọc, bắt nạt, chế giễu ở trường đã khiến nhiều trẻ nhỏ bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý, tính cách. Khi trẻ rơi vào tình huống trên, việc ứng xử, dạy bảo, cách giải quyết của cha mẹ, thầy cô đòi hỏi sự chuẩn mực để giúp trẻ mau chóng vượt qua nỗi sợ hãi, sự tổn thương về tinh thần.

Tưởng nhỏ mà không nhỏ


Cần quan tâm đến tinh thần của trẻ trong độ tuổi đến trường  Ảnh: Lê Văn
 

Gia Hưng, con trai anh Quang (Phan Đình Giót – Hà Nội) đang học lớp 2 Trường Tiểu học Kim Liên. Mấy ngày gần đây, cu cậu tỏ ra buồn bã rồi nói với bố "Con không đi học nữa". Gặng hỏi nguyên nhân vì sao lại quyết định như vậy, cháu cho biết ở lớp các bạn trêu đùa, chế giễu mình là "thằng béo" và cô lập, không chơi cùng cháu. Hưng cho biết, mình gần như không có bạn ở trên lớp chơi cùng nên hầu hết các giờ ra chơi đều "lẳng lặng" một mình tự chơi hoặc nhìn các bạn chơi đùa. Thế nên cháu cảm thấy buồn bã, chán nản, mất tự tin vào bản thân và không còn thích giờ ra chơi. Thậm chí, cháu chẳng muốn đến lớp, đến trường.

Nghe câu chuyện của con, gia đình anh Quang cũng cảm thấy đắng lòng và thương con vô cùng. Xử lý ra sao trước vấn đề của con trẻ cho thật khéo léo thật không dễ.

Không chỉ bị chế nhạo, cô lập bởi những khuyết tật của bản thân như: béo mập hay khuyết tật trên khuôn mặt, hình thể (mắt lác, chân đi chấm phẩy…), nhiều học sinh khi tới trường còn bị các bạn đùa ác ý bởi tính cách hiền lành nhút nhát.

Tiến Thành, học sinh lớp 6 một trường THCS không ít lần khốn khổ vì một nhóm bạn tới giờ ra chơi là dùng áo khoác, khăn, hoặc bịt mắt Thành để "úp sọt" đánh hội đồng. Thậm chí, nhiều khi quá khích, nhóm bạn còn bế cậu bé đặt lên bàn để lột áo, khăn đỏ và có khi tháo cả thắt lưng quần của em… Bị trêu đùa những trò thô bạo mãi thành quen, Thành cam chịu nên hầu như cô giáo không nhận được sự phản ảnh nào từ Thành và các bạn trong lớp. Thế nhưng, một ngày Thành có dấu hiệu của trầm cảm, chán học, cộc cằn. Khi gia đình đưa Thành tới bác sĩ thì nhận được kết luận Thành bị trầm cảm nhẹ.

Vấn đề trêu đùa của những học trò với nhau là việc khá bình thường và sẽ qua nhanh như một cơn gió thoảng nếu những trò đùa ấy không tai hại. Tuy nhiên, chúng sẽ trở thành vấn đề nguy hiểm, mang tới hậu quả xấu cho trẻ nếu những trêu chọc ấy mang tính bạo lực, giễu cợt, xúc phạm và diễn ra thường xuyên.

Những trò đùa, việc làm tưởng nhỏ nhiều khi tác hại lại vô cùng lớn. Nếu không sớm được cô giáo, nhà trường, gia đình… ngăn cản chúng sẽ gây ra những tiêu cực không nhỏ cho trẻ. Những em có "bản lĩnh" tốt, tự tin vào bản thân sẽ nhanh chóng vượt qua trêu chọc đó. Nhưng ngược lại, nhiều trẻ sẽ khó khăn để vượt qua và dẫn tới mất tự tin, ức chế về tinh thần, lúng túng khi gặp bạn bè, chán nản khi đến trường hoặc sống trong phấp phỏng, đề phòng. 

Im lặng không phải là vàng


Vui để học  Ảnh: Lê Văn
 

Các chuyên gia tư vấn tâm lý cho rằng, cha mẹ cần hiểu và cùng con vượt qua những vấn đề tương tự như trên.

Một số dấu hiệu nhận biết cơ bản khi trẻ bị bắt nạt như: Áo quần, sách vở, đồ dùng bị rách, mất hay huỷ hoại; Có vết cắt, cào, bầm không giải thích được; Có ít bạn bè chơi đùa; Sợ đi học, sợ đi bộ đến trường và về nhà; Đi đường vòng để đến trường hay về nhà; Không còn hứng thú làm bài hay thình lình học sút hẳn; Lộ vẻ buồn rầu, vui buồn bất thường, khóc hay trầm cảm khi từ trường về; Thường xuyên than nhức đầu, đau bụng hay các triệu chứng bệnh khác không có nguyên do; Khó ngủ và thường xuyên bị ác mộng; Ăn không ngon; Lộ vẻ lo lắng và giảm tự tin. Trẻ luôn thường trực sống trong tâm trạng sợ hãi, buồn phiền, cáu gắt, khép mình, ngại giao tiếp, học hành giảm sút, không dám đi học (viện nhiều lý do để không đi học)…

Khi để ý thấy những biểu hiện bất thường này, gia đình cần quan tâm, giúp đỡ tinh thần con trẻ một cách kịp thời. Tránh tình trạng để lâu, trẻ sẽ hình thành nên tính cách tự ti, sợ hãi khi đến trường lớp, thu mình với những mối quan hệ mới, ảnh hưởng tới kết quả học tập và tương lai của trẻ.

Thực tế cho thấy, nhiều bậc cha mẹ sẽ nghĩ ngay tới phương án chuyển trường, chuyển lớp cho con. Song xét cho cùng thì đây chưa phải là cách làm hoàn hảo, mà tốt nhất nên dạy con đối mặt với vấn đề này, cho trẻ lên tiếng, khuyến khích con nói về điều này và dũng cảm đối diện với nó.

Việc bổ sung cho con các kỹ năng sống như: tự tin, ứng phó với bắt nạt, cách bày tỏ với người lớn, học cách giao tiếp, giải quyết mâu thuẫn, đàm phán, thương lượng… là vô cùng cần thiết.

Với những trẻ có dấu hiệu bị bắt nạt, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn. Hãy lắng nghe để hiểu con và cho con thấy bố mẹ, gia đình là điểm tựa  vững chắc để con tin tưởng, tâm sự. Các bậc phụ huynh hãy trao đổi vấn đề này với nhà trường, thầy cô chủ nhiệm để họ để ý kịp thời tới con mình. Hoặc có thể gặp trực tiếp phụ huynh của trẻ bắt nạt để hai gia đình cùng nhau đưa ra được phương án thích hợp.

Sẽ là sai làm và không mang lại hiệu quả tốt nếu phụ huynh dạy con đối phó theo kiểu "Im lặng là vàng", "Một điều nhịn là chín điều lành"… bởi như vậy đứa trẻ ngày càng sợ hãi, thu mình, lầm lỳ, ít nói. Trong trường hợp phụ huynh dạy con kiểu "ăn miếng trả miếng" đánh trả lại cũng vô cùng phản giáo dục bởi như vậy chính là cách nhanh nhất bố mẹ dạy con giải quyết vấn đề bằng bạo lực, hình thành nên trong trẻ thói quen, tư duy bạo lực trước mọi vấn đề.

Có nhiều cách để dạy trẻ ứng phó và xử lý tình huống này. Ví như trẻ phải dám nhìn thẳng vào bạn bắt nạt mình và nói "không được trêu tớ nữa", nếu không sẽ thưa lại với nhà trường, gia đình. Trong trường hợp "đối phương" vẫn tiếp tục tái diễn, trẻ nhất thiết phải chủ động thông báo cho thầy cô giáo, bố mẹ biết tình trạng của mình để giải quyết. Không nên quá sợ sự dọa dẫm mà phải im lặng chịu đựng.

Mặt khác, cha mẹ cần trang bị cho con những cách đối phó với vấn đề này: Cách chọn bạn, tránh xa những bạn không tốt, mở rộng mối quan hệ bạn bè thông qua việc tham gia các hoạt động trường lớp, cho con học võ. Dạy con đi đâu cũng nên đi đông, tránh đi một mình vào chỗ khuất tầm nhìn của người lớn và tuyệt đối không đáp trả bạn bằng vũ lực.

Nhà trường cũng đóng vai trò quan trọng trong việc trả lại sự tự tin, công bằng cho trẻ. Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp và hiệu quả nhất để ngăn chặn những trò đùa, chễ giễu của những học sinh thiếu ý thức.

Giáo viên chủ nhiệm cần chủ động liên hệ với gia đình cả bên bị hại và bên gây hại để phối hợp giáo dục cũng như tìm ra phương hướng giải quyết. Cả gia đình và nhà trường cần giúp trẻ hiểu giá trị của tình bạn, từ đó chủ động xây dựng tình bạn, hạn chế mâu thuẫn trong học đường.

 Mai Hoàng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/hau-qua-lon-tu-tro-dua-nho-1970852/

Comments