Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trường nỗ lực giúp sinh viên kiếm việc

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT

(GDTĐ) – Bằng các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, quan hệ với doanh nghiệp như tư vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm đang trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều trường.

Nhà tuyển dụng tìm ứng viên tại Ngày hội việc làm Trường ĐH Mỏ - Địa chất tháng 6/2013. Ảnh: NN
Nhà tuyển dụng tìm ứng viên tại Ngày hội việc làm Trường ĐH Mỏ – Địa chất tháng 6/2013. Ảnh: NN

Khi trường ĐH đẩy mạnh tư vấn hướng nghiệp

Bộ GDĐT cho biết, giai đoạn 2009 – 2012, các trường ĐH, CĐ, TCCN đã tiến hành thành lập, kiện toàn Trung tâm, bộ phận chuyên trách thực hiện công tác hướng nghiệp, tư vấn việc làm và quan hệ với doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động.

Theo đó, số lượng các trường thành lập các trung tâm này lên tới con số gần 200. Một số trường như ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Hàng hải… đã tiến hành thành lập Trung tâm Hỗ trợ sinh viên và Quan hệ doanh nghiệp, có con dấu và tài khoản riêng để tiện giao dịch, qua đó đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác này.

Bằng các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, công tác tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, quan hệ với doanh nghiệp như tư vấn tuyển sinh, ngày hội việc làm đang trở thành hoạt động thường xuyên của nhiều trường. Thông qua trung tâm tư vấn, nhiều sinh viên đã tìm được việc làm thêm, tìm được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp, hiểu biết và rèn luyện được các kỹ năng "mềm", đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, nhiều sân chơi giúp sinh viên vận dụng được kiến thức đã học để tìm ra giải pháp sáng tạo cho việc giải quyết các tình huống nghề nghiệp trong thực tiễn cũng được các trường phối hợp doanh nghiệp tổ chức.

Có thể nói đến Cuộc thi Dynamic – sinh viên nhà doanh nghiệp trong tương lai do ĐH Kinh tế TP. Hồ Chí Minh chủ trì; Chương trình Doanh nghiệp với sinh viên của ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh; HIT THE SPOT – sân chơi trí tuệ dành cho sinh viên 5 trường ĐH khối kinh tế – tài chính – ngân hàng trên địa bàn Hà Nội do ĐH Ngoại thương chủ trì…

Chia sẻ từ các nhà quản lý

ThS. Nguyễn Mộng Lân – Phó Trưởng phòng Công tác Chính trị – Sinh viên, Trường ĐH Mỏ – Địa chất:

Việc tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên đã trở thành hoạt động thường niên của trường 8 năm nay. Năm 2012, ngày hội đã thu hút 43 doanh nghiệp đăng ký tuyển dụng với gần 1000 vị trí việc làm. Đầu tháng 6 vừa rồi, trường cũng tổ chức rất thành công hội chợ việc làm năm 2013 với số lượng nhu cầu cần tuyển dụng trực tiếp tại hội chợ khá lớn. Nếu sinh viên đáp ứng được yêu cầu và sẵn sàng nhận công tác thì về cơ bản không có sinh viên không có việc làm sau khi tốt nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Nhã – Hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Trãi: 

Dù sự nỗ lực của nhà trường, chủ động của các doanh nghiệp trong các hoạt động người tìm việc – việc tìm người đã có những tác động đáng kể; nhưng quan trọng là nhà nước phải thực sự chú ý đến chính sách đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp; các doanh nghiệp phải tham gia vào quá trình đào tạo, không đặt hàng thì không thể có sản phẩm ưng ý.

Muốn có sản phẩm theo ý tưởng, doanh nghiệp phải hợp tác cùng nhà trường, đóng góp kinh phí, hỗ trợ đào tạo, nhận sinh viên thực tập để chọn lựa nếu các sinh viên đó đáp ứng được yêu cầu…

Ông Hà Xuân Quang – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội:

Hiện một số thị trường lớn như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Đông, mỗi nơi có khoảng 1000 học sinh của đang làm việc với mức thu nhập hấp dẫn. Bên cạnh đó, trong quá trình học tập trường luôn tổ chức các hoạt đông liên kết hợp tác với doanh nghiệp mà ngày hội việc làm là một ví dụ.

Ngoài ngày hội việc làm, trường còn tổ chức rất nhiều hội thảo với các doanh nghiệp. Thậm chí, doanh nghiệp nào có kế hoạch tuyển dụng riêng nhà trường cũng sẽ bố trí hội thảo tuyển dụng tại trường. Tôi cho rằng, đó là những hoạt động rất thiết thực và hiệu quả, tác động trở lại rất lớn với công tác đào tạo.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201307/truong-no-luc-giup-sinh-vien-kiem-viec-1970831/

4 năm đại học tiêu hết 160 triệu

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT

Mùa thi đại học lại đến, những gia đình có con em đi thi đại học lại tất bật đưa đón con trong những ngày quan trọng này. Trong một lần đưa em đi thi đại học, tôi cùng một phụ huynh khác trong lúc chờ đợi đã làm một phép tính cho 4 năm học đại học.

Theo phân tích của tôi, một sinh viên học ở trường công lập học phí 1 năm từ 8 -10 triệu, tiền sinh hoạt 2 triệu (tính theo thời điểm hiện nay). Như vậy sau bốn năm một người sẽ tiêu hết 128 triệu. Đối với trường dân lập thì học phí cao gấp 2 lần tức là hết khoảng 160 triệu.

Trên đây là khoản chi phí cho một tấm bằng đại học, ngoài ra còn nhiều vấn đề khác như về thời gian phát sinh trả nợ môn học, tiền ăn ở, ốm đau bệnh tật… mà tôi chưa nói tới. Các chi phí trên chưa bao gồm sách vở, dụng cụ học tập, thực hành và chi phí làm đồ án, bảo vệ, luận văn… Sẽ hết thêm từ 3 -10 triệu nữa tùy vào từng trường và từng chuyên ngành.

Với chi phí trên 100 triệu cho 4 năm đại học đó làm cho cả tôi và bác phụ huynh kia phải giật mình. Nếu gia đình có thu nhập khá và các em thật sự cố gắng phấn đấu học giỏi, chịu khó đi làm thêm thì gánh nặng kia sẽ được san sẻ phần nào.

Ngược lại, nếu con em mình học trung bình hay học giỏi đi chăng nữa, nhưng không có ý thức bản thân, gia đình và tương lai mà chỉ biết ăn với học, mọi chi phí đều phụ thuộc bố mẹ, như thế số tiền trên là 100% gia đình chu cấp, chưa kể những phát sinh hoặc có tính đua đòi, chơi bời.

Có không ít sinh viên bây giờ khi về nhà thì tỏ ra rất ngoan để được bố mẹ tin tưởng. Nhưng đường sau đó thì các em lại ăn tiêu không tiết kiệm, không nghĩ tới bố mẹ vất vả làm lụng để mỗi tháng có tiền gửi cho mình ăn học.  

Bây giờ xét về quá trình của một đời người có thể được tóm gọn như sau: tốt nghiệp trung học phổ thông xong thi đại học là 18 tuổi. Nếu đậu năm đầu thì không nói làm gì, nhưng nếu không đậu sẽ mất thêm một năm, thậm chí là vài năm để ôn thi lại.

Sau 4 năm, nếu suôn sẻ thì tốt nghiệp đúng hạn là 22 tuổi, đi xin việc và làm thử việc 3 năm đã 25 tuổi, lúc này mới tự kiếm tiền, tự nuôi sống, làm tốt lương khá thì 5 năm sau mới dư chút đỉnh tức là 30 tuổi. Nhưng để ổn định và dư giả thì 3-5 năm nữa, tầm 33 – 35 tuổi. Gần 1/2 đời người nếu mọi kế hoạch và mục tiêu trôi chảy.

Xét ở góc độ khác, nếu không theo tấm bằng đại học thì mất 2-3 năm học nghề, tức là vừa làm vừa học, có thể tự cung tự cấp thì xem như chi phí trên rất nhỏ, sau khi ra nghề tất nhiên là có việc làm ngay vì thị trường Việt Nam hiện nay thừa thầy thiếu thợ, một năm khoảng 20-30 nghìn sinh viên  tốt nghiệp đại học, trong khi 40-60 nghìn doanh nghiệp giải thể.

Một sự bất hợp lý đang diễn ra là các trường đào tạo thợ tay nghề lại có số lượng thi tuyển rất ít. Điều đó dễ thấy là một kĩ sư, cử nhân đại học đi xin việc tỷ lệ chọi cao gấp nhiều lần một thợ có tay nghề, trong khi mức lương chưa chắc đã bằng hoặc thấp hơn do chi phí nhiều hơn trong cuộc sống, giao tiếp, tính chất công việc.

Như vậy về thời gian thì hướng đi này sẽ rất ngắn, chỉ 20 tuổi đã ra nghề bắt đầu kiếm tiền, 25 tuổi tay nghề cứng và có 5 năm kinh nghiệm bắt đầu tích lũy và có dư, 30 tuổi ổn định cuộc sống nếu suôn sẻ các kế hoạch định hướng.

Xem thêm: Kêu học phí đắt, sinh viên tự ngẫm lại mình

Trần Văn Dũng

Chia sẻ những câu chuyện về định hướng nghề nghiệp của bạn tại đây.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/xa-hoi/4-nam-dai-hoc-tieu-het-160-trieu-2847369.html

Vì sao trường chất lượng cao bị phản đối?

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT

Thành phố Hà Nội đang thí điểm 18 trường chất lượng cao (CLC) trên toàn thành phố. Chủ trương này sẽ gây ra sự phân hóa lớn trong xã hội, bị dư luận phản ứng.

Nhìn từ TP HCM

Trường THPT Lê Quý Đôn (TP HCM) là trường có bề dày truyền thống dạy và học. Điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm đều thuộc nhóm trường có điểm cao nhất. Như vậy không phải đợi đến khi được chọn làm thí điểm cho mô hình CLC, Trường THPT Lê Quý Đôn mới tạo được "thương hiệu".

Từ năm học 2006-2007, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM đã chọn Trường THPT Lê Quý Đôn làm thí điểm cho mô hình trường CLC để thử nghiệm một mô hình mới. Để tạo điều kiện cho mô hình thí điểm, Trường THPT Lê Quý Đôn được thu học phí từ 850.000- 890.000 đồng/học sinh (HS)/tháng (các trường công lập bình thường khác thu học phí 30.000 đồng/HS/tháng), đồng thời vẫn được nhận khoản ngân sách đầu tư của nhà nước như bao trường công lập khác.

Thu học phí cao nhưng điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 hằng năm của Trường THPT Lê Quý Đôn vẫn cao ngất. Những HS học giỏi, con nhà khá giả vẫn luôn tìm cách vào học trường này vì phụ huynh tin tưởng có sự đổi mới rõ rệt ở mô hình này.   

Khi thí điểm mô hình trường tiên tiến (sau này gọi là trường CLC) Sở GD-ĐT TP HCM đã cam kết với phụ huynh là trường không dạy thêm, học thêm, không thu khoản tiền khác ngoài học phí; bảo đảm dạy tốt chương trình của Bộ GD-ĐT; thực hiện phương pháp dạy học tiên tiến và phát huy năng khiếu của từng HS. Ngoài ra, theo khẳng định của lãnh đạo sở, mô hình này phải tiên tiến, khả thi, tiếp cận được với phương pháp giáo dục trong khu vực và quốc tế.

Khác biệt giữa nói và làm

Những cam kết trên của Sở GD-ĐT lại không thực hiện được. Cụ thể là phụ huynh vẫn phải đóng thêm những khoản ngoài học phí như tiền nước, tiền giấy thi, tiền photocopy đề thi… Đó là chưa kể mỗi học kỳ, phụ huynh phải có "nghĩa vụ" đóng tiền quỹ trường và quỹ lớp. Còn HS vẫn phải chạy đi học thêm ở những nơi khác.  

Ông Huỳnh Công Minh – nguyên giám đốc Sở GD-ĐT, tác giả của mô hình trường CLC -  cho rằng nét khác biệt của trường CLC ở chỗ sĩ số lớp chỉ 30 HS, học ngày 2 buổi, trang thiết bị được ưu tiên trang bị loại tốt nhất. Mỗi phòng học có 1 máy vi tính nối mạng ADSL, 1 máy chiếu projector, 1 màn hình, 1 máy in, 2 máy lạnh.

Khi còn làm hiệu trưởng Trường THPT Lê Quý Đôn, ông Phạm Văn Phiệt cho biết nếu chỉ thi tốt nghiệp THPT thì HS không phải đi học thêm nhưng vì các em muốn vào ĐH nên phải đi học thêm.

Do vậy, xét cho cùng, hiệu quả rõ ràng nhất của mô hình CLC ở Trường THPT Lê Quý Đôn có lẽ chỉ là sĩ số lý tưởng 30 HS/lớp cùng với việc tổ chức học nhóm, thuyết trình…

Chưa có một đánh giá, tổng kết khách quan, toàn diện nào về mô hình trường CLC đã thực hiện ở Trường THPT Lê Quý Đôn nhưng năm học 2012-2013, Sở GD-ĐT lại đưa thêm 2 trường: THPT Nguyễn Du (quận 10) và Nguyễn Hiền (quận 11) vào mô hình này.

Thiếu định lượng

Các chuyên gia giáo dục, hiệu trưởng các trường THPT cho rằng mô hình trường CLC đang thừa định tính nhưng thiếu định lượng. Chủ trương có thể đúng nhưng thiếu những tiêu chí cụ thể khiến mô hình này gặp phải sự phản đối.

Hiệu trưởng một trường THPT quốc tế ở
TP HCM cho rằng nền giáo dục Việt Nam không thể đi lên từ sự đầu tư cào bằng và eo hẹp như hiện nay. Muốn hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam cần có những đơn vị đi tiên phong. Hà Nội, TP HCM hay một số thành phố lớn khác là nơi có điều kiện đi tiên phong bởi ngoài đầu tư từ ngân sách, ở đây có nguồn lực đầu tư rất lớn từ xã hội. Tuy nhiên, để tạo ra được những mũi nhọn tiên phong cần có cách làm bài bản, cụ thể.

Một chuyên gia giáo dục khác cho rằng mô hình trường CLC hiện nay không thể hiểu được vì rất chung chung. Vị này cho rằng cần phải cụ thể hóa các tiêu chí như trình độ ngoại ngữ của HS sau khi tốt nghiệp THPT là cỡ nào, điểm bình quân thi ĐH…, cùng hàng loạt tiêu chí cụ thể khác. Ngoài ra, đội ngũ giáo viên ở những trường CLC phải thật sự có chất lượng và có thu nhập tương xứng với công sức của họ. Khi trường CLC đã khẳng định được mình thì xã hội sẽ có cái nhìn khác. Khi đó trường dễ dàng lấy thu bù chi để chuyển phần đâu tư từ ngân sách cho những trường ở khu vực khó khăn.

PGS-TS PHẠM XUÂN HẬU, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC – TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM TP HCM:

Không thể có chất lượng cao kiểu đại trà

Trong điều kiện hiện nay, mô hình CLC mà Hà Nội sẽ thí điểm ở 18 trường với mức học phí rất cao là chưa phù hợp bởi có 2 yếu tố cơ bản hiện chưa đáp ứng: Thứ nhất, điều kiện học tập bao gồm phương tiện giảng dạy, phòng học, trang thiết bị, điều kiện phục vụ nội trú… đang bình thường không thể bỗng chốc trở thành CLC. Thứ hai, đội ngũ giáo viên còn nhiều hạn chế. Với điều kiện hiện nay, theo tôi, mô hình này không thể thực hiện được trong vòng 5 năm tới.

Tâm lý phụ huynh là muốn con em được học trong môi trường tốt, có nhiều cơ hội phát huy khả năng, do đó học phí cao đến mấy cũng cố lo cho được. Tuy nhiên, không thể dựa vào nhu cầu này mà ồ ạt xây dựng mô hình trường CLC khi hiệu quả của nó ra sao lại không ai trả lời được.

Mô hình trường CLC là mô hình nên có, đó là mô hình trường trọng điểm, hạt nhân, được tập trung đầu tư cả về cơ sở vật chất, con người… với mục tiêu nâng cao chất lượng. Do đó, đây không thể là mô hình thực hiện theo kiểu đại trà. Theo tôi, mô hình CLC phải đặt mục tiêu đào tạo người học có trình độ, có tính sáng tạo, chủ động, tự học, phát triển kỹ năng toàn diện… Đặc biệt, đội ngũ giáo viên phải giỏi chuyên môn, ngoại ngữ, sáng tạo, thành thạo trong việc sử dụng các phương tiện thiết bị hiện đại…

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/nld.com.vn/Vi-sao-truong-chat-luong-cao-bi-phan-doi/11449463.epi

Vẫn chấm điểm bài thi của thí sinh trộm điện thoại

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT


Mặc dù bị bắt quả tang trộm điện thoại tại địa điểm thi đại học nhưng các bài thi của Sinh vẫn sẽ được chấm.

Sau đó, hội đồng chấm thi sẽ đợi kết luận điều tra của công an để có quyết định về thí sinh này.

Đó là thông tin từ hiệu trưởng đại học Quảng Nam, ông Lê Duy Phát. Thí sinh Đỗ Văn Sinh (mang số BD 4945, thi phòng 20, khối C, tại hội đồng chính là đại học Quảng Nam) bị giám thị hành lang bắt quả tang đang ăn trộm điện thoại di động.

Ông Phát cho biết: "Trước khi bị bắt quả tang ăn trộm điện thoại, thí sinh Đỗ Văn Sinh đã nộp bài thi. Thời điểm đó cũng đã qua 2/3 thời gian thi. Thí sinh này xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Lợi dụng việc này, Sinh đã trộm điện thoại.

Sau khi phát hiện, ban giám hiệu đã lập biên bản bất thường và giao Sinh cho công an tiếp tục điều tra.

Các bài thi của thí sinh này vẫn sẽ được chúng tôi chấm đàng hoàng. Sau đó, hội đồng chấm thi sẽ tổ chức họp và trên cơ sở kết luận điều tra của công an để quyết định số phận của những bài thi này".

Theo Dân Việt


Nguồn: http://news.zing.vn/nhip-song-tre/van-cham-diem-bai-thi-cua-thi-sinh-trom-dien-thoai/a334477.html

Tạm dừng mở mới khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo GV trình độ CĐ, ĐH

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các cơ sở giáo dục ĐH về việc tạm dừng xem xét hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên ở các trình độ CĐ, ĐH.


 

Công văn ghi rõ: Triển khai thực hiện Chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm đến năm 2020, Bộ GDĐT chủ trương rà soát, thống kê và quy hoạch mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm trong cả nước.

Để thực hiện nhiệm vụ nêu trên, trong thời gian trước mắt, Bộ GDĐT sẽ tạm dừng xem xét những hồ sơ đăng ký mở ngành đào tạo mới thuộc khối ngành khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên ở các trình độ CĐ, ĐH.

Trên cơ sở kết quả rà soát, quy hoạch mạng lưới và những điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, quy hoạch phát triển nhân lực sư phạm ở từng địa phương và của các vùng, miền ở từng giai đoạn, Bộ GDĐT sẽ ban hành những chính sách cụ thể để cân đối giữa cung và cầu nhân lực sư phạm, tập trung nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
 

Lập Phương
 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201307/tam-dung-mo-moi-khoi-nganh-khoa-hoc-giao-duc-va-dao-tao-gv-trinh-do-cd-dh-1970828/

Cho thi nhờ ĐH, -quot;thiệt đơn thiệt kép-quot;

Posted: 11 Jul 2013 08:59 AM PDT

(GDTĐ) – Kỳ tuyển sinh 2013 có 132 trường không tổ chức thi tuyển. Thí sinh đăng ký dự thi vào các trường này sẽ "ghi tên" thi nhờ tại một trường tổ chức thi. Và những trường bị "chọn mặt gửi vàng" phải gồng mình lo cho cả thí sinh của trường khác.

Thí sinh dự thi ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn
Thí sinh dự thi ĐH 2013. Ảnh: gdtd.vn

Lạ là, những trường không tổ chức thi không phải chỉ có trường ngoài công lập hay những trường chưa đủ nhân lực, vật lực mà cả không ít trường lớn với lượng thí sinh đăng ký dự thi hàng năm khá đông như Trường ĐH Lao động – Xã hội, Viện ĐH Mở Hà Nội (Tổng chỉ tiêu các ngành đào tạo ĐH năm 2013 của Viện ĐH Mở Hà Nội là 1.500).

Lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng, việc các trường tổ chức thi phải gánh toàn bộ trách nhiệm cho trường không tổ chức thi là không công bằng. Không chỉ chịu thiệt về tài chính, các trường này còn phải hứng chịu cả "tai tiếng" nếu xảy ra hiện tượng bất thường trong lúc tổ chức thi.

Một trong những trường có lượng thi sinh thi nhờ khá lớn là ĐH Công đoàn. Theo Phó Hiệu trưởng Đinh Thị Mai, kỳ tuyển sinh 2013, trường có khoảng 6.000 thí sinh thi nhờ.

Năm 2011, con số thi nhờ của ĐH Công đoàn cũng tương tự và trường đã phải chi phí cho số này vào khoảng 200 triệu đồng.

Trường ĐH Ngoại thương năm nay có gần 2.000 thí sinh thi nhờ nhưng chỉ 1.000 đến dự thi. Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Bùi Ngọc Sơn – Phó hiệu trưởng nhà trường cho rằng: Trường đã có năng lực đào tạo, phải có năng lực tuyển sinh.

Tránh tình trạng "thiệt đơn thiệt kép", một số trường đã tự tìm giải pháp cho vấn đề này.

"Cách ngày thi ĐH 3 tháng, chúng tôi đã mời tất cả những trường có thí sinh đăng ký thi nhờ tại ĐH Y Hà Nội và trình bày rõ sẵn sàng tổ chức thi giúp nhưng cũng yêu cầu các trường hỗ trợ để nhà trường đỡ thiệt thòi. Tất cả các chi phí chúng tôi đều công khai minh bạch, rõ ràng và tất cả các trường đều vui vẻ đồng ý" – ông Nguyễn Đức Hinh, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho hay.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4681/201307/cho-thi-nho-dh-thiet-don-thiet-kep-1970832/

GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn nhận tài trợ 1 triệu USD

Posted: 11 Jul 2013 05:58 AM PDT

Trang web của Simons Foundation (Mỹ) vừa công bố 13 nhà khoa học hàng đầu thế giới nhận giải thưởng Simons Investigator 2013 trên các lĩnh vực Toán học, Vật lý, Khoa học máy tính của Mỹ và Canada.

Những cái tên được xướng lên đều đến từ những trường ĐH danh giá như: ĐH Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, ĐH California, ĐH Pennsyvania, ĐH Maryland, ĐH Stanford và ĐH Chicago. Trong đó, Việt Nam được vinh danh với 2 cái tên nổi tiếng là GS Toán học Ngô Bảo Châu và GS Vật lý Đàm Thanh Sơn.

GS-Ngo-Bao-Chau-1373524764_500x0.jpg

GS Toán học Ngô Bảo Châu.

GS Ngô Bảo Châu được trao giải nhờ những thành tựu đáng nể trong việc chứng minh "Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu" do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán.

GS Vật lý Đàm Thanh Sơn được Simons Foudation đánh giá là một trong số những nhà lý thuyết tài ba với các công trình khoa học nổi tiếng như thuyết sắc động lực học lượng tử, vật lý hạt nhân lý thuyết, vật lý chất rắn và vật lý nguyên tử, đặc biệt là tính nhị nguyên giữa lỗ đen trong không gian anti-de Sitter và các chất lỏng tương tác mạnh… có sự ảnh hưởng sâu rộng trong ngành Vật lý.

GS-Dam-Thanh-Son-1373524764_500x0.jpg

GS Vật lý Đàm Thanh Sơn.

Các nhà khoa học đoạt giải đều nhận được số tiền tài trợ đến 1 triệu USD có thể kéo dài 10 năm với 100.000USD/năm để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học.

Theo GS Ngô Bảo Châu: "Quỹ Simons Foundation là một quỹ của tư nhân, do tỉ phú Simons lập, hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học cơ bản".

Ngoài những hỗ trợ về kinh phí nghiên cứu, các nhà khoa học đoạt giải còn được tham gia các cuộc họp thường niên tại Simons Foundation để thảo luận về các hoạt động khoa học.

Đây là năm thứ hai Simons Foundation trao giải Simons Investigators.

Xuân Tân (Tổng hợp)

Nguồn: http://www.baomoi.com/Home/GiaoDuc/ione.vnexpress.net/GS-Ngo-Bao-Chau-GS-Dam-Thanh-Son-nhan-tai-tro-1-trieu-USD/11447343.epi

Hoa khôi Thái Nguyên trong sáng với đồng phục học sinh

Posted: 11 Jul 2013 04:58 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)

Các mảng: gia đình
- công nghệ -
game - giải trí , xã hội.


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/hoa-khoi-thai-nguyen-trong-sang-voi-dong-phuc-hoc-sinh-753311.htm

Gợi cho học sinh tình yêu biển đảo

Posted: 11 Jul 2013 03:58 AM PDT

(GDTĐ) – Sau chuyến đi nghỉ mát, tắm biển về, đứa con tôi vừa học xong lớp 1 tỏ ra rất quan tâm đến những kiến thức mới mẻ về biển và hỏi bố rất nhiều câu hỏi ngây thơ như: Tại sao biển lại có màu xanh và mặn? Biển của Việt Nam dài và rộng đến đâu, sao không nhìn thấy bờ ở bên kia?…


Sinh viên ĐH Hà Tĩnh tìm hiểu về biển đảo qua triển lãm về Hoàng Sa – Trường Sa
 

Tôi lần lượt trả lời tất cả những câu hỏi của cháu và truy cập vào mạng tìm bản đồ để chỉ cho cháu hình dung rõ thêm về biển, về vị trí của Tổ quốc Việt Nam, về biển và hải đảo của đất nước.

Tôi cũng nói rõ với cháu rằng, đất nước Việt Nam của chúng ta không chỉ có phần đất liền, nơi chúng ta đang sinh sống và học tập. Chúng ta còn có biển rộng bao la. Biển Việt Nam nhiều tôm cá, giàu tài nguyên và khoáng sản. Biển của Việt Nam còn có nhiều hải đảo, là những "cột mốc" quan trọng để khẳng định chủ quyền vùng biển và vùng trời của Tổ quốc. Nơi đó có các chú bộ đội hải quân đang ngày đêm vất vả nắm chắc tay súng canh giữ biển trời.

Đem câu chuyện này trao đổi và tìm hiểu thêm nhiều người có con em là HS tiểu học, thậm chí một số HS cấp THCS, được biết hầu hết các cháu đều rất mơ hồ trong vấn đề này.

Câu chuyện trên đây, theo tôi rất cần cho tất cả chúng ta tham khảo, đặc biệt là trong lúc Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vấn đề biển đảo. Vai trò của nhà trường, ngoài giáo dục kiến thức về tự nhiên và xã hội, cần phải hun đúc tinh thần đoàn kết, mưu trí, dũng cảm, dám xả thân vì Tổ quốc.

Chúng ta hoàn toàn không chấp nhận việc giáo dục HS theo cách cực đoan, gieo vào đầu óc các em những oán hờn, thù hận nhưng chúng ta cần giáo dục để cho các em nhận rõ thực tế để cảnh giác, đồng thời hình thành tình yêu nước nồng nàn ngay trong chặng đường đầu tiên trên ghế nhà trường.

Tiến Thành – Thư Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/goi-cho-hoc-sinh-tinh-yeu-bien-dao-1970813/

Xôn xao chuyện “Bà mẹ Việt Nam anh hùng thi đại học được cộng …

Posted: 11 Jul 2013 03:58 AM PDT

Nhiều thí sinh tại Cần Thơ đến sớm trong buổi làm thủ tục đợt 2. (Ảnh minh họa)
Nhiều thí sinh tại Cần Thơ đến sớm trong buổi làm thủ tục đợt 2. (Ảnh minh họa)

 

Một văn bản xa rời cuộc sống

 

"GS.TS Nguyễn Mậu Bành cho rằng: "Hiện nay cũng còn nhiều bà mẹ VNAH nhưng tính thời kháng chiến chống Mỹ ít nhất cùng phải 70 tuổi trở lên. Nếu tính đến con của bà mẹ VNAH thì cũng 50 – 60 tuổi rồi mà tính đến đối tượng người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 thì còn quá xa nữa… nên đối tượng ưu tiên này rất hãn hữu. Tôi nghĩ, quy định này thể hiện sự quan tâm của nhà nước, an sinh xã hội". Theo lời của GS.TS Bành thì một chính sách ban hành mà đối tượng được hưởng nó lại hiếm như “mò kim đáy biển” có nên gọi là vì an sinh xã hội không? Tại sao không ban hành mấy mươi năm về trước thì tốt hơn." – Nguyễn Dũng dungnh@uit.edu…

 

"Các bà mẹ VNAH bây giờ ai còn sống đều đã 80,90 tuổi rồi lại đủ sức đi thi đại hoc nữa sao ?" – Vũ thành Công Congga564@gmail.com

 

"Đúng là ngồi trên mây làm chính sách. Thật nực cười. Không hiểu các Bà mẹ VNAH đi thi đại học làm gì nữa." – Trần Nam trannam.vuong@yahoo…

 

"Nực cười, thiếu tính thực tiễn" – Pham Hieu phamtrunghieutdvp@gmail…

 

"Quan Tâm Không Phải Lối = Quan Liêu" – Phuc Thanh pth1996@yahoo.com

 

Thoát ly thực tế nên gây cười

 

"Mới đọc tít, tôi không tin vào mắt mình, phải đọc lại lần nữa xem có nhầm từ nào không. Đọc thêm nội dung của Thông tư mới thấy “Chuyện thật như đùa” của Thông tư này. . . – Bùi Hồng Việt vietbuihong@gmail…

 

"Cái này có thể chụp nguyên bản đăng trong mục hài hước được đấy, vì tôi đọc xong cười rũ rượi mãi không dừng được, mà lâu lắm rồi tôi chẳng đọc được mẩu truyện nào gây cười hay như vậy" – TK khtvhn@gmail.com

 

 

"Vui nhỉ? Bà mẹ VNAH, Người tham gia hoạt động trước 1/1/1945 mà đi thi Đại học bây giờ được thì cả nước “ngã mũ”. Lại thêm một quy định trên trời nữa đây!" – Nguyễn Hoài Sơn hoaison47@gmail,com.vn

 

"Tôi thấy các bác làm văn bản QPPL thật nực cười, đề xuất thiếu thực tế, thiếu đồng bộ" – meo con nuhoangbnggia182004@yahoo.com

 

"Thật buồn cười, quy định đó có lẽ chỉ có ở Việt Nam" – Quandan quandan64@yahoo.com

 

Cũng có những ý kiến khác đa chiều


"Tôi thì cho rằng có khi nhân viên đánh máy thiếu 2 từ “con, cháu” của các bà mẹ VNAH. .. " – Phan Hop HOP.PHAN@YAHOO.COM.VN

 

"Bộ muốn phổ cập đại học cho các Bà mẹ Bà mẹ VNAH đây mà. …"- Tân mrduongtan@gmail.com

 

"Tôi nghĩ chả có vấn đề gì, sự học là suốt đời. biết đâu có Bà mẹ VNAH  muốn đi thi để noi gương cho cháu chắt? biết đâu có Bà mẹ VNAH chỉ 40 tuổi do đủ điều kiện theo quy định….. Không có gì là không thể xảy ra. Quy định vậy để thể hiện sự quan tâm, đền ơn… của Nhà nước. Mặt khác, ở Việt Nam không điều gì là không thể xảy ra." – Hoang Son hoangsonkb06@yahoo.com

 

"Chuyện này bình thường thôi mà, đã là làm luật là phải cân nhắc tới mọi tình huống. Không quá chi tiết, nhưng cũng không được bỏ qua chi tiết. Ủng hộ Bộ GDĐT." -  Nguyen Thai doi_cat68@yahoo…

 

Đáng chú ý, một vài ý kiến tham gia phản hồi đã đi sâu vào sự khác biệt Pháp lệnh và Nghị định liên quan đến vấn đề này – ngay sau thông tin bài báo mới nhất đăng trên Dân trí Bộ GD-ĐT giải thích vì sao "Bà mẹ VN anh hùng được cộng điểm nếu đi thi ĐH", đó là:

 

"Bộ GDĐT tiếp thu không đúng quy đinh của Pháp lệnh và Nghi định của CP rồi. Pháp lệnh số 04 đề cập đến ưu đãi người có công với cách mạng, và Nghị định 31 của Chính phủ hướng dẫn pháp lệnh 04, nên không phải tất cả những gì trong pháp lênh quy định cũng phải đưa vào thông tư liên quan đến tuyển sinh của Bộ GDĐT. Vì có những đối tượng được ưu đãi, nhưng không nhất thiết phải đưa vào trong ưu đãi tuyển sinh ĐH, CĐ. Vì quy định là để phục vụ cho các hoạt động của thực tiễn (thực tế từ khi thi 3 chung đến nay chưa có ai thuộc các đối tượng bà me VMAH đi thi), chứ không phải đưa ra quy định vì có trong văn bản khác"- thuha@yahoo… cho hay.

 

"Theo thứ trưởng Ga thì “người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Quy trình xét bà mẹ Việt Nam anh hùng có đúng như vậy không, thưa thứ trưởng?" – trung_trung11111@yahoo.com.

 

"Lãnh đạo Bộ giáo dục đã nghiên cứu kỹ Pháp lệnh số 05/2012/UBTVQH13 ngày 20 tháng 10 năm 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anh hùng" trong đó những đối tượng cụ thể sau sẽ được phong tặng danh hiệu BMVNAH: có 2 con trở lên là liệt sĩ; chỉ có 1 con mà người con đó là liệt sĩ; chỉ có 2 con mà 1 con là liệt sĩ và 1 con là thương binh hoặc bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; có 1 con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ hoặc có 1 con là liệt sĩ và bản thân là thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lênh. Thế mà lãnh đạo Bộ GĐT lại khẳng định bây giờ người mẹ có con hy sinh được xác nhận liệt sĩ cũng được gọi là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Thật là …." – xuanvietlc@gmail…

 

***

Không chỉ có Thông tư của Bộ GDĐT quy định "Bà mẹ Việt Nam anh hùng đi thi đại học được cộng điểm", thời gian qua, có không ít văn bản, quy định do cơ quan quản lý hành chính nhà nước ban hành còn nhiều bất cập, xa rời thực tế nên không đi được vào cuộc sống như NĐ 105 của Chính phủ về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức, Thông tư 30 của Bộ Y tế quy định "Nguyên liệu dùng để chế biến, thức ăn ngay, thực phẩm chín phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc", Thông tư 33 của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn quy định "bán thịt trong 8 giờ". Nhiều quy định khác cũng được cho là "ghi cho có" như người dân nấu rượu phải có giấy phép, bán rượu "cuốc lủi" cũng phải dán tem, giấy tờ chứng minh nguồn gốc …


Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/xon-xao-chuyen-ba-me-viet-nam-anh-hung-thi-dai-hoc-duoc-cong-diem-753557.htm

Comments