Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Phương pháp Bàn tay nặn bột: Chưa bắt buộc đánh giá, xếp loại GV

Posted: 01 Jul 2013 08:11 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung tiếp tục triển khai áp dụng phương pháp Bàn tay nặn bột (BTNB) vào dạy học ở trường phổ thông. Trong đó ghi rõ: Trong những năm trước mắt, chưa xếp loại giờ dạy nếu giáo viên không có nguyện vọng được xếp loại.


 

Cũng theo hướng dẫn này, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT thanh tra, kiểm tra hành chính hoạt động dạy học có liên quan đến áp dụng phương pháp BTNB phải tôn trọng kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên đã được nhà trường phê duyệt và báo cáo. Đặc biệt, chưa thanh tra, kiểm tra sư phạm khi giáo viên áp dụng phương pháp BTNB nếu giáo viên không có nguyện vọng được thanh tra, kiểm tra.

Bên cạnh đó, các Sở GDĐT, Phòng GDĐT và nhà trường có biện pháp khuyến khích và tạo điều kiện cho giáo viên áp dụng phương pháp BTNB về thời gian chuẩn bị bài dạy, hỗ trợ kinh phí làm thiết bị dạy học và học liệu…; có hình thức động viên, khen thưởng các giáo viên tích cực áp dụng phương pháp BTNB đạt kết quả tốt.

Các trường chủ động sửa chữa, mua sắm bổ sung thiết bị dạy học, khuyến khích, hỗ trợ kinh phí và tạo các điều kiện thuận lợi khác cho giáo viên tự làm thiết bị dạy học và học liệu phục vụ dạy học.

Đặc biệt, cần tập trung phát triển nguồn học liệu trên mạng để hỗ trợ học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao ở ngoài lớp học và ở nhà theo phương pháp BTNB. Nên ghi hình các tiết dạy và các buổi thảo luận/rút kinh nghiệm để làm tư liệu chia sẻ cho đông đảo giáo viên trong và ngoài trường tham khảo…

Theo Bộ GDĐT, các nội dung hướng dẫn nêu trên không chỉ được áp dụng đối với phương pháp BTNB mà có thể được áp dụng cho nhiều phương pháp dạy học tích cực khác theo hướng tăng cường hoạt động nhận thức tích cực, tự học và sáng tạo của học sinh.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201307/phuong-phap-ban-tay-nan-bot-chua-bat-buoc-danh-gia-xep-loai-gv-1970519/

Lao đao trường nghề…

Posted: 01 Jul 2013 02:11 AM PDT

(GDTĐ)  - Ở ĐBSCL hiện nay nguồn lao động đang ở mức dồi dào, dân số đang ở "sức trẻ" tuy nhiên phải đối mặt với thực tế là tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn rất thấp. Dù các địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, nguồn nhân lực… nhưng đến nay nhiều nơi trường nghề vẫn chưa phát huy hiệu quả.


 
 

BỨC TRANH SÁNG – TỐI!

Theo thống kê, toàn vùng ĐBSCL có khoảng 70% lao động chưa qua đào tạo. Hiện số cơ sở dạy nghề ở ĐBSCL chiếm khoảng 14,6% tổng số cả nước, tuy nhiên tỷ lệ HS theo học nghề vẫn còn thấp và nhiều HS cũng như phụ huynh còn chưa mặn mà với con đường học nghề. Theo kế hoạch, năm 2013, các tỉnh ĐBSCL phấn đấu tạo việc làm cho 400.000 lao động, nhiều hơn năm 2012 khoảng 100.000 người.

Thế nhưng, trong thực tế việc đào tạo nghề ở ĐBSCL hiện nay đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Trong khi một số trường nghề dù mới thành lập, cơ sở vật chất bình thường nhưng nhiều HS vẫn đăng ký vào học, nhà trường hầu như không phải bận tâm chuyện chỉ tiêu thì ngược lại có không ít trường dù đầu tư hàng tỉ đồng, cơ sở vật chất bề thế, khang trang mà tìm mãi không ra người học.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường Trung cấp (TC) nghề Vĩnh Long cho biết: Các năm gần đây tình hình tuyển sinh của trường khá ổn định. Trường mỗi năm được giao khoảng 500 chỉ tiêu, đều đạt và vượt. Đó là do trường tập trung đào tạo các nghề có thế mạnh như: Điện, Điện lạnh, Điện công nghiệp… Những ngành nghề này được xem là chủ lực, "hot".

Bên cạnh những trường nghề đang "sống được" lại có những trường nghề đang lao đao vì không có người học. Như trường TC nghề tỉnh Bạc Liêu được đầu tư hàng chục tỉ đồng, đưa vào sử dụng từ năm 2011 nhưng đến nay chỉ mới đào tạo một ngành Thiết kế đồ họa với khoảng 60 học viên. Ban đầu trường còn có các ngành: Xây dựng, Chế biến thủy sản… nhưng số lượng học viên ít, loay hoay mãi không tìm ra người học.

Thực tế cơ cấu ngành nghề ở bậc đào tạo TC đang có dấu hiệu mất cân đối. Một số ngành "hot" thuộc khối ngành Y – Dược đang chiếm lĩnh như: y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đa khoa… Bên cạnh đó, một số ngành khác như tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị hệ thống mạng máy tính… cũng đang hút rất nhiều HS.

Trong khi các khối ngành kỹ thuật rất cần cho sự phát triển ở ĐBSCL như cơ khí, điện, điện tử, hàn, tiện và các ngành thủy sản, thú y, phát triển nông thôn… vẫn không có sức hút HS.

Trước tình hình này, nhiều người đang tỏ ra lo lắng rằng liệu "cơn sốt Y – Dược" như hiện tại sẽ kéo dài cho đến khi nào và nguồn nhân lực trung cấp Y – Dược này sẽ đi đâu, về đâu trong vài năm nữa?

LÀM GÌ ĐỂ TỰ CỨU?

Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng trường TC nghề Vĩnh Long, thực trạng một số trường nghề không tuyển được HS trước hết là do công tác phân luồng HS ở địa phương chưa tốt và HS chưa có động lực đến với trường nghề cũng như chưa thấy hết sự thiết thực khi học nghề.

Thứ hai là môi trường lao động và cơ cấu việc làm ở địa phương không kích thích người dân học nghề (chẳng hạn như địa phương chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy lớn…).

Vấn đề nữa là ý thức của người dân, đặc biệt là ý thức phụ huynh. Quan niệm thành tài, đỗ đạt là phải vào ĐH, CĐ đã khiến nhiều phụ huynh có con em học trung bình, thậm chí trung bình yếu vẫn không chấp nhận vào học TC nghề.

ĐÀO TẠO THEO “ĐẶT HÀNG”

Ngoài ra, tại TP. Cần Thơ hiện nay có khoảng 5 trường TC Y – Dược nhưng có không ít trường CĐ, ĐH cũng đang "vươn tay" đào tạo bậc trung cấp Y – Dược. Dù số trường loại này mọc lên khá nhanh và nhiều nhưng số lượng HS vào học không hề ít. Có trường đang tính đến phương án đào tạo luôn cả ban đêm để đáp ứng nhu cầu người học. Vấn đề đặt ra là, nhờ "thương hiệu" ĐH, các trường trên đã hút hầu hết thí sinh làm cho các trường nghề phải lao đao.

Ông Trần Anh Tuấn nói: "Nếu để trường ĐH đào tạo TCCN thì hệ quả trước mắt là sẽ hút hết thí sinh. Trong khi đó trường ĐH đào tạo TC sẽ không có chất lượng bằng trường nghề. Vì trường ĐH ít chú trọng đến thiết bị dạy nghề; lý thuyết nhiều mà thực hành ít. Muốn đào tạo TC nghề giỏi thì chương trình thực hành nghề quyết định kỹ năng nghề. Các trường ĐH nhiều nơi vẫn chưa đảm bảo thiết bị cho hệ TC nghề".

Cũng tại TP. Cần Thơ gần đây có nhiều trường TC được thành lập. Trong bối cảnh phải cạnh tranh với các trường ĐH, CĐ trong tuyển sinh, các trường TC này vẫn "sống được" vì đào tạo chủ lực những ngành nghề "hot", có nhiều thí sinh cần học, như các ngành Y – Dược.

Ví dụ trường TC Miền Tây, năm 2013 tuyển ngót khoảng 2000 HS cho các ngành y sĩ, dược sĩ, điều dưỡng đa khoa, tài chính ngân hàng, kế toán doanh nghiệp, quản trị hệ thống mạng máy tính…Theo thông tin, trường sẽ mở rộng qui mô và đa dạng hóa loại hình đào tạo, HS có thể học cả ngày, học buổi tối hoặc những ngày nghỉ cuối tuần.

Theo ông Đặng Tiến Út, GĐ Sở LĐ-TBXH tỉnh Bạc Liêu, hiện nay việc tuyển sinh vào trường TC nghề Bạc Liêu gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân là ở Bạc Liêu có nhiều trường CĐ, TC nên lượng người đăng ký học tản mát, dàn trải. Trong khi đó, trường TC nghề Bạc Liêu mới thành lập, chưa khẳng định được thương hiệu…

Song chuyện đáng quan tâm là vấn đề việc làm sau khi học nghề. Cụ thể, HS học trường nghề ra, đi xin việc làm còn gặp khó khăn. Chưa kể, nhìn chung, dù có việc làm mà lương thấp cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý học nghề của các em.

Trước mắt, nhà nước cùng các cấp, các ngành làm sao để người học nghề ra trường có việc làm và thu nhập ổn định, có cơ hội phát triển nghề nghiệp là một trong những vấn đề được các trường nghề đang mong đợi.

Thứ hai, với tự thân các trường, cần chủ động tạo mối quan hệ gắn bó với các doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần gì sẽ liên hệ với nhà trường để đặt hàng và nhà trường có nhiệm vụ đào tạo theo đơn đặt hàng đó. Hai phía cần có nguồn thông tin thường xuyên, liên tục để bám sát nhu cầu thực tế về ngành nghề, việc làm, nhân lực…

Sau cùng chính là chất lượng của "sản phẩm", tức trước hết nhà trường phải nâng chất đội ngũ GV, chương trình đào tạo cũng như nâng cấp, hoàn thiện thiết bị dạy nghề để người học nghề ra trường có tay nghề vững vàng, tự tin. Đây là một điều rất quan trọng vì học viên ra trường nếu làm được việc, được thăng tiến tay nghề thì sẽ có tác động đến các thế hệ tiếp theo hăng hái vào học TC nghề.

Thực trạng trường nghề không tuyển được HS như hiện nay trước hết do công tác phân luồng HS ở địa phương chưa tốt và HS chưa có động lực đến với trường nghề, chưa thấy hết sự thiết thực khi học nghề. Thứ hai là môi trường lao động và cơ cấu việc làm ở địa phương chưa đáp ứng, kích thích nhu cầu học nghề (chưa có khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy lớn…). Vấn đề nữa là ý thức của người dân. Quan niệm thành tài, đỗ đạt là phải vào ĐH, CĐ đã khiến nhiều phụ huynh có con em dù học lực chỉ đạt trung bình, thậm chí yếu, vẫn không chấp nhận học TC nghề.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường TC nghề Vĩnh Long

 Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201307/lao-dao-truong-nghe-1970510/

Đón nhận giáo viên tiếng Anh tiểu học theo mô hình mới

Posted: 30 Jun 2013 09:10 PM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (30/6), Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) đã tổ chức lễ bế giảng và phát bằng tốt nghiệp cho hơn 1.000 SV hệ ĐH và hệ liên thông.

PGS.TS Phan Văn Hòa trao thưởng cho các SV xuất sắc trong khóa học
PGS.TS Phan Văn Hòa trao thưởng cho các SV xuất sắc trong khóa học

Được biết, đây là khóa tốt nghiệp có tỷ lệ cao nhất từ trước tới nay của nhà trường, với 978/1057 SV tốt nghiệp (tỷ lệ 92,5%), trong đó có 19 SV đạt loại xuất sắc, 158 SV đạt loại giỏi. SV thủ khoa của trường  đạt điểm cao nhất khung từ trước đến nay: ngoại ngữ chính thi quốc tế ngang bằng với sinh viên giỏi nhất trong khu vực, ngoại ngữ hai tiếng Anh đạt 6.5 IELTS.

Trong số SV  tốt nghiệp, có một lớp giáo viên tiếng Anh tiểu học được đào tạo theo mô hình mới, là sản phẩm đầu tay của cả nước, và đã được nhiều địa phương đăng ký sử dụng.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Trần Văn Nam – Giám đốc Đại học Đà Nẵng -  chia sẻ: "Những chặng đường đã qua đánh dấu sự phấn đấu không ngừng nghỉ của thầy và trò Trường ĐH Ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng), khẳng định được uy tín, vị thế của nhà trường trong khối khoa học, ngoại ngữ cả nước.

Tại Lễ bế giảng, nhà trường cũng khen thưởng SV tốt nghiệp thủ khoa, SV xuất sắc và cán bộ, giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo.

                                                                                  Uyên Uyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/don-nhan-giao-vien-tieng-anh-tieu-hoc-theo-mo-hinh-moi-1970495/

Hà Tĩnh: Tuyển sinh lớp 10 trong nắng nóng diện rộng

Posted: 30 Jun 2013 08:10 PM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 ở Hà Tĩnh đã diễn ra với ba môn thi: Ngữ văn, Vật Lý và Toán.

Thí sinh và phụ huynh đều phấn khởi vì làm được bài thi
Thí sinh phấn khởi vì làm được bài

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 của Hà Tĩnh đã diễn ra trong 2 ngày nắng nóng trên diện rộng.

Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết: Kỳ thi năm nay toàn tỉnh có 19.196 em học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký dự thi, phân bố 809 phòng thi tại 37 hội đồng thi (HĐT).

Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã điều động hơn 2.130 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra, giám thị tại các khu vực.

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã giao Chủ tịch các Hội đồng coi thi thông báo tới thí sinh tất cả các những nội dung của quy định thi cho các em trước lúc thi;

Các hội đồng thi được đặt tại các trường THPT, thực hiện bố trí giám thị theo nguyên tắc: bố trí giám thị coi thi không trùng với môn được đào tạo; phân công giám thị coi thi không quá một môn đối với mỗi phòng thi, hai giám thị cùng coi thi không quá một lần; đồng thời giao Trưởng đoàn thanh tra coi thi giám sát việc bố trí giám thị, phân công giám thị phòng thi.

Với môn Ngữ văn, phần câu hỏi chung nghị luận xã hội có nội dung "Học tủ, học lệch đang là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng đó?" khiến nhiều thí sinh hứng thú và tự tin với bài thi của mình.

Nguyễn Vân Anh – Thí sinh Hội đồng thi Trường THPT Phan Đình Phùng – cho biết: “Đây là dạng đề khá hay, và chúng em đã  được học thực hành trên lớp nghị luận xã hội về hiện tượng này”.

Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại trường THPT Cẩm Xuyên
Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại Trường THPT Cẩm Xuyên

Còn nhiều thí sinh thi mã đề thi 02 lại khá “chật vật” để làm câu 3 với nội dung cảm nhận về 2 khổ thơ trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương.

Em Hoàng Hữu Trung cho biết: Cảm nhận về thơ còn phải phân tích thêm cả ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, nhất là chỉ ra bút pháp nghệ thuật… em làm bài chắc không hết được ý của đề bài”. Thí sinh này cũng cho biết thêm ở câu 1 mã đề thi 01 về trình bày thuật ngữ nhiều thí sinh trong phòng tỏ ra khá lúng túng để tìm ra thuật ngữ phù hợp với khái niệm đã cho, nhiều bạn còn bỏ dở.

Theo đánh giá của một số giáo viên đề thi môn Ngữ văn khá hay. Cơ cấu đề thi cân đối giữa văn thơ và Tiếng Việt, giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội; bao quát được chương trình đã học.

Đề thi của môn thi Vật Lý, Toán cũng được giáo viên và học sinh  đánh giá  bám sát với chương trình học.

Theo báo cáo nhanh từ Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Sở GDĐT Hà Tĩnh), ngày thi thứ hai có hơn 200 học sinh bỏ thi vì biết được kết quả đậu vào lớp 10 trường THPT chuyên Hà Tĩnh mà Sở đã tổ chức một đợt thi tuyển trước đó (ngày 14 – 16/6).  Tại 37 HĐT, tình hình cả ngày thi đều diễn ra nghiêm túc, không có thí sinh, giáo viên vi phạm quy chế.

                                                                                                  Minh Thư

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201306/ha-tinh-tuyen-sinh-lop-10-trong-nang-nong-dien-rong-1970496/

Hà Tĩnh: Tuyển sinh lớp 10 trong nắng nóng diện rộng

Posted: 30 Jun 2013 02:09 PM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 ở Hà Tĩnh đã diễn ra với ba môn thi: Ngữ văn, Vật Lý và Toán.

Thí sinh và phụ huynh đều phấn khởi vì làm được bài thi
Thí sinh phấn khởi vì làm được bài

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 của Hà Tĩnh đã diễn ra trong 2 ngày nắng nóng trên diện rộng.

Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết: Kỳ thi năm nay toàn tỉnh có 19.196 em học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký dự thi, phân bố 809 phòng thi tại 37 hội đồng thi (HĐT).

Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã điều động hơn 2.130 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra, giám thị tại các khu vực.

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã giao Chủ tịch các Hội đồng coi thi thông báo tới thí sinh tất cả các những nội dung của quy định thi cho các em trước lúc thi;

Các hội đồng thi được đặt tại các trường THPT, thực hiện bố trí giám thị theo nguyên tắc: bố trí giám thị coi thi không trùng với môn được đào tạo; phân công giám thị coi thi không quá một môn đối với mỗi phòng thi, hai giám thị cùng coi thi không quá một lần; đồng thời giao Trưởng đoàn thanh tra coi thi giám sát việc bố trí giám thị, phân công giám thị phòng thi.

Với môn Ngữ văn, phần câu hỏi chung nghị luận xã hội có nội dung "Học tủ, học lệch đang là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng đó?" khiến nhiều thí sinh hứng thú và tự tin với bài thi của mình.

Nguyễn Vân Anh – Thí sinh Hội đồng thi Trường THPT Phan Đình Phùng – cho biết: “Đây là dạng đề khá hay, và chúng em đã  được học thực hành trên lớp nghị luận xã hội về hiện tượng này”.

Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại trường THPT Cẩm Xuyên
Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại Trường THPT Cẩm Xuyên

Còn nhiều thí sinh thi mã đề thi 02 lại khá “chật vật” để làm câu 3 với nội dung cảm nhận về 2 khổ thơ trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương.

Em Hoàng Hữu Trung cho biết: Cảm nhận về thơ còn phải phân tích thêm cả ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, nhất là chỉ ra bút pháp nghệ thuật… em làm bài chắc không hết được ý của đề bài”. Thí sinh này cũng cho biết thêm ở câu 1 mã đề thi 01 về trình bày thuật ngữ nhiều thí sinh trong phòng tỏ ra khá lúng túng để tìm ra thuật ngữ phù hợp với khái niệm đã cho, nhiều bạn còn bỏ dở.

Theo đánh giá của một số giáo viên đề thi môn Ngữ văn khá hay. Cơ cấu đề thi cân đối giữa văn thơ và Tiếng Việt, giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội; bao quát được chương trình đã học.

Đề thi của môn thi Vật Lý, Toán cũng được giáo viên và học sinh  đánh giá  bám sát với chương trình học.

Theo báo cáo nhanh từ Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Sở GDĐT Hà Tĩnh), ngày thi thứ hai có hơn 200 học sinh bỏ thi vì biết được kết quả đậu vào lớp 10 trường THPT chuyên Hà Tĩnh mà Sở đã tổ chức một đợt thi tuyển trước đó (ngày 14 – 16/6).  Tại 37 HĐT, tình hình cả ngày thi đều diễn ra nghiêm túc, không có thí sinh, giáo viên vi phạm quy chế.

                                                                                                  Minh Thư

Hà Tĩnh: Tuyển sinh vào lớp 10 trong nắng nóng diện rộng

Posted: 30 Jun 2013 03:07 AM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 ở Hà Tĩnh đã diễn ra với ba môn thi: Ngữ văn, Vật Lý và Toán.

Thí sinh và phụ huynh đều phấn khởi vì làm được bài thi
Thí sinh phấn khởi vì làm được bài

Kỳ thi vào lớp 10 THPT năm 2013 – 2014 của Hà Tĩnh đã diễn ra trong 2 ngày nắng nóng trên diện rộng.

Sở GDĐT Hà Tĩnh cho biết: Kỳ thi năm nay toàn tỉnh có 19.196 em học sinh tốt nghiệp THCS đăng ký dự thi, phân bố 809 phòng thi tại 37 hội đồng thi (HĐT).

Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã điều động hơn 2.130 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ thanh tra, giám thị tại các khu vực.

Để đảm bảo kỳ thi diễn ra nghiêm túc, Sở GDĐT Hà Tĩnh đã giao Chủ tịch các Hội đồng coi thi thông báo tới thí sinh tất cả các những nội dung của quy định thi cho các em trước lúc thi;

Các hội đồng thi được đặt tại các trường THPT, thực hiện bố trí giám thị theo nguyên tắc: bố trí giám thị coi thi không trùng với môn được đào tạo; phân công giám thị coi thi không quá một môn đối với mỗi phòng thi, hai giám thị cùng coi thi không quá một lần; đồng thời giao Trưởng đoàn thanh tra coi thi giám sát việc bố trí giám thị, phân công giám thị phòng thi.

Với môn Ngữ văn, phần câu hỏi chung nghị luận xã hội có nội dung "Học tủ, học lệch đang là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh hiện nay. Hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 1 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng đó?" khiến nhiều thí sinh hứng thú và tự tin với bài thi của mình.

Nguyễn Vân Anh – Thí sinh Hội đồng thi Trường THPT Phan Đình Phùng – cho biết: “Đây là dạng đề khá hay, và chúng em đã  được học thực hành trên lớp nghị luận xã hội về hiện tượng này”.

Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại trường THPT Cẩm Xuyên
Ách tắc giao thông sau khi hết giờ thi tại Trường THPT Cẩm Xuyên

Còn nhiều thí sinh thi mã đề thi 02 lại khá “chật vật” để làm câu 3 với nội dung cảm nhận về 2 khổ thơ trong tác phẩm “Nói với con” của tác giả Y Phương.

Em Hoàng Hữu Trung cho biết: Cảm nhận về thơ còn phải phân tích thêm cả ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, nhất là chỉ ra bút pháp nghệ thuật… em làm bài chắc không hết được ý của đề bài”. Thí sinh này cũng cho biết thêm ở câu 1 mã đề thi 01 về trình bày thuật ngữ nhiều thí sinh trong phòng tỏ ra khá lúng túng để tìm ra thuật ngữ phù hợp với khái niệm đã cho, nhiều bạn còn bỏ dở.

Theo đánh giá của một số giáo viên đề thi môn Ngữ văn khá hay. Cơ cấu đề thi cân đối giữa văn thơ và Tiếng Việt, giữa nghị luận văn học và nghị luận xã hội; bao quát được chương trình đã học.

Đề thi của môn thi Vật Lý, Toán cũng được giáo viên và học sinh  đánh giá  bám sát với chương trình học.

Theo báo cáo nhanh từ Phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng (Sở GDĐT Hà Tĩnh), ngày thi thứ hai có hơn 200 học sinh bỏ thi vì biết được kết quả đậu vào lớp 10 trường THPT chuyên Hà Tĩnh mà Sở đã tổ chức một đợt thi tuyển trước đó (ngày 14 – 16/6).  Tại 37 HĐT, tình hình cả ngày thi đều diễn ra nghiêm túc, không có thí sinh, giáo viên vi phạm quy chế.

                                                                                                  Minh Thư

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201306/ha-tinh-tuyen-sinh-vao-lop-10-trong-nang-nong-dien-rong-1970496/

Di dời các trường ĐH công lập có diện tích quá nhỏ

Posted: 29 Jun 2013 09:04 PM PDT

(GDTĐ) – Những trường công lập có diện tích quá nhỏ, dưới 2ha ở trong khu vực nội thành các thành phố lớn cần có giải pháp chuyển đổi đất và các công trình xây dựng trên phần đất để di dời ra khu vực mới ngoại thành có diện tích từ 10ha trở lên.

Trường ĐH Luật Hà Nội (ảnh có tính chất minh họa)
Trường ĐH Luật (Hà Nội). Ảnh có tính chất minh họa

Nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất

Đây là một nội dung của nhóm giải pháp tăng cường cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục ĐH trong điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường ĐH, CĐ giai đoạn 2006 – 2020 vừa được Chính phủ ban hành.

Theo nhóm giải pháp này, các trường được hỗ trợ về đất đai. Diện tích đất tối thiểu đối với trường CĐ có quy mô khoảng 3000 sinh viên là 6ha; có khoảng 5000 sinh viên là 10ha và có khoảng 7000 sinh viên là 15ha.

Diện tích tối thiểu đối với trường ĐH có quy mô khoảng 5000 – 15.000 và 25.000 sinh viên lần lượt là 10ha, 30ha và từ 40ha trở lên.

Một số giải pháp khác là từng bước tăng đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục ĐH; thu hút các nguồn vốn ODA và FDI đầu tư cho giáo dục ĐH; bổ sung số lượng, nâng cao chất lượng giảng viên; triển khai chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ; xây dựng, ban hành quy chế làm việc đối với giảng viên ĐH, CĐ; xây dựng và thực hiện chính sách tiền lương mới phù hợp với giảng viên; xây dựng kế hoạch đào tạo sau ĐH dành riêng cho các vùng khó khăn…

Không thành lập trường mới ở Hà Nội và TPHCM

Theo Quy hoạch, đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo ĐH và CĐ đạt khoảng 2.200.000 sinh viên và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000; cả nước có 460 trường CĐ và CĐ, bao gồm 224 trường ĐH và 236 trường CĐ.

Giai đoạn 2011 – 2015 sẽ tập trung củng cố, tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; giữ ổn định quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới; giảm quy mô đào tạo và số lượng sinh viên chính quy tuyển mới hàng năm của các trường không đủ điều kiện bảo đảm chất lượng;

Tổ chức, sắp xếp lại các trường đã thành lập; triển khai các dự án đã được cấp phép đáp ứng đủ các điều kiện quy định thành lập trường; dừng cấp phép các dự án thành lập trường mới; thu hồi giấy phép đối với các dự án quá hạn; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề thông qua việc cho phép mở ngành đào tạo.

Giai đoạn 2016 – 2020, tăng quy mô đào tạo hàng năm bình quân khoảng 0,3%/năm và tăng số sinh viên chính quy tuyển mới hàng năm bình quân khoảng 1,5%/năm.

Xem xét thành lập mới một số trường đa lĩnh vực hoặc đa ngành, đào tạo theo định hướng nghiên cứu các ngành thuộc lĩnh vực khoa học cơ bản (tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn) và công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa và công nghệ thông tin) thay thế số trường đã sáp nhập, chia tách hoặc giải thể.

Ưu tiên thành lập trường ở các vùng kinh tế trọng điểm, các địa bàn chiến lược thuộc vùng miền núi và trung du phía Bắc, vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đặc biệt, không thành lập trường mới ở Hà Nội và TPHCM.

Mục tiêu đến năm 2020 đạt khoảng 256 sinh viên/1 vạn dân; khoảng 70% – 80% sinh viên đại học được đào tạo theo các chương trình nghề nghiệp – ứng dụng và khoảng 20% -30% sinh viên được đào tạo theo các chương trình nghiên cứu; đạt bình quân từ 17 đến 26 sinh viên đại học và cao đẳng/1 giảng viên; số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên đại học khoảng 21% và số giảng viên có trình độ tiến sỹ trong tổng số giảng viên cao đẳng dự kiến đạt khoảng 4%.
 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/di-doi-cac-truong-dh-cong-lap-co-dien-tich-qua-nho-1970488/

Thêm tiêu chuẩn cho -quot;trường chất lượng cao-quot;

Posted: 29 Jun 2013 03:04 PM PDT

(GDTĐ) – UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết  định, quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao ở các cấp mầm non, phổ thông.  

Theo đó, các tiêu chí đánh giá “trường chất lượng cao” sẽ tập trung vào các mục: cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy, dịch vụ giáo dục.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Ở bậc mầm non: Đối với đội ngũ giáo viên, trường chất lượng cao phải có hiệu trưởng được đánh giá, xếp loại xuất sắc theo chuẩn hiệu trưởng của Bộ GDĐT. Ngoài ra, các cán bộ quản lí phải đạt trình độ đào tạo Đại học chuyên ngành trở lên, có bằng hoặc chứng chỉ quản lí giáo dục, quản lí hành chính nhà nước, lí luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Trường có ít nhất 70% giáo viên đạt trình độ đào tạo chuyên ngành trên chuẩn và có chứng chỉ tiếng Anh đạt trình độ A, 10% có trình độ B, ít nhất có 80% giáo viên có khả năng ứng dụng CNTT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, có 100% giáo viên được đánh giá, xếp loại khá trở lên theo chuẩn Nghề nghiệp giáo viên. 

Về phương pháp giảng dạy, nhà trường có ít nhất 95% các hoạt động giáo dục được tổ chức theo hình thức đổi mới nhằm khuyến khích trẻ tích cực hoạt động…Các trường Mầm non chất lượng cao phải có cam kết chất lượng chăm sóc. Như vậy, có ít nhất 95%  trẻ đạt yêu cầu của Chương trình giáo dục Mầm non và Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Hàng năm trường phải đạt 85% số phụ huynh đánh giá về chất lượng giáo dục tốt.

Với cấp Tiểu học: Trường đạt chất lượng cao phải có nhà đa năng. Số phòng học đủ và đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày (mỗi lớp không quá 30 học sinh). 

Đội ngũ giáo viên, có 100% giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 100% giáo viên có chứng chỉ A tiếng Anh, trong đó có ít nhất 10% giáo viên có chứng chỉ B tiếng Anh, 100% giáo viên biết sử dụng CNTT, 100% giáo viên tự làm được đồ dùng dạy học.

Trường Tiểu học đạt chuẩn có tổ chức song ngữ môn Toán và  môn khoa học cho học sinh lớp 4 và 5, có hoạt động tư vấn tâm lí sức khỏe ít nhất 3 lần/năm… Ngoài ra, 100% học sinh được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần và tiêm chủng phòng bệnh. 

Trường trung học chất lượng cao phải đạt các tiêu chí: có đủ các phòng chức năng, phòng bộ môn phục vụ chương trình chất lượng cao…

Trên 90% giáo viên đạt chuẩn trình độ đối với cấp THCS và 50% đối với THPT, 100% giáo viên có kinh nghiệm ứng dụng CNTT, 50% có trình độ tin học B, giáo viên có khả năng giao tiếp 1 ngoại ngữ.

Lãnh đạo nhà trường phải đạt 80% có bằng Thạc sĩ quản lí trở lên với cấp THPT và 100% với cấp THCS. Trường phải có đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước tham gia giảng dạy và hỗ trợ chuyên môn các nội dung về chương trình nâng cao cần thiết. 

Với phương pháp, có bổ sung chương trình học tiếng Anh với người bản ngữ, tổ chức học song ngữ với một số môn khoa học cơ bản. Có bán trú cho học sinh với trang thiết bị hiện đại, khoa học. Trường phải cam kết về chất lượng giáo dục, hàng năm được 80% số lượng phụ huynh đánh giá đạt độ hài lòng. 

Những trường đã được phép thực hiện thí điểm mô hình trường chất lượng cao mà chưa đạt các tiêu chí như trên thì tiếp tục được thực hiện thí điểm trong thời hạn 2 năm (năm học 2013-2014 và 2014-2015). 

Quy định cũng nêu rõ, những trường Mầm non, phổ thông công lập khi được công nhận là trường chất lượng cao thì số học sinh đang theo học tại trường được quyền lựa chọn tiếp tục học chương trình do nhà trường áp dụng trước khi được công nhận trường chất lượng cao, hoặc theo chương trình nâng cao đã được bổ sung theo Quy định của UBND thành phố.

Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/ha-noi-them-tieu-chuan-cho-truong-chat-luong-cao-1970460/

Comments