Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Khảo sát các trường TCCN về môn học GDQP-AN

Posted: 06 Jun 2013 09:37 AM PDT

(GDTĐ )- Bộ GDĐT cho biết sẽ tổ chức đoàn công tác làm việc tại các sở GDĐT, khảo sát tình hình thực tế tại các trường TCCN trên địa bàn tỉnh.


 

Theo đó, nội dung khảo sát là đối tượng giảng dạy và quy mô học sinh học tập môn học GDQP-AN; kế hoạch tổ chức giảng dạy môn học GDQP-AN; những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện giảng dạy, học tập môn học GDQP-AN trong thời gian qua;

hình thức giảng dạy môn học GDQP-AN hiện nay của nhà trường; xây dựng đội ngũ giáo viên và thực hiện chính sách đối với đội ngũ giáo viên; đầu tư mua sắm, sử dụng trang thiết bị dạy học, giáo trình môn học GDQP-AN và những đề xuất, kiến nghị (nếu có).

Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT, các trường TCCN trên địa bàn tỉnh chuẩn bị đầy đủ các nội dung như đã nêu trên để báo cáo đoàn công tác, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đoàn công tác thực hiện tốt nhiệm vụ.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201306/khao-sat-cac-truong-tccn-ve-mon-hoc-gdqp-an-1969828/

Đại học “xuất sắc” vẫn phải đi thuê mượn cơ sở vật chất

Posted: 06 Jun 2013 09:37 AM PDT

Đó là kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTNNĐ) của Quốc hội khi thực hiện các Nghị quyết 35/2009/QH12 và Nghị quyết 50/2010/QH12 của Quốc hội liên quan đến GD Đại học.

7.440 tỷ đồng xây dựng 2 trường ĐH  "xuất sắc"

Thực hiện chủ trương xây dựng các cơ sở GDĐH xuất sắc theo chủ trương, định hướng của  Đảng và Nhà nước, Bộ GD-ĐT đã chủ trì, phối hợp với Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình Chính phủ phương án "mở trường ĐH đẳng cấp quốc tế" (hiện nay gọi là ĐH "xuất sắc") theo hình thức đầu tư 100% vốn Nhà nước, được vay từ Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) với dự tính ban đầu sẽ xây dựng mới 04 trường, mỗi trường đầu tư từ 100-200 triệu đô la Mỹ với các đối tác nước ngoài có nền GDĐH phát triển.

Từ chủ trương trên, Trường ĐH Việt - Đức (VGU) đã được thành lập tháng 3/2008 và Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội vào năm 2009.

Trường ĐH Việt - Đức được thành lập dựa trên sự hợp tác giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Đức (trực tiếp là chính quyền bang Hessen). Tổng nguồn vốn đầu tư là 3.720 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay nước ngoài là 3.345 tỷ đồng và 375 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước, thực hiện trong giai đoạn từ 2011 – 2017.

Trường đã đi vào hoạt động và khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 9/2008 với 25 SV hệ ĐH. Đến nay, Trường đã tuyển sinh được 6 khóa với tổng quy mô SV, học viên là 375 người (trong đó có 206 SV ĐH, 169 học viên cao học và nghiên cứu sinh) ở 3 ngành ĐH, 6 ngành cao học và 1 ngành tiến sĩ. Công tác đào tạo và giảng dạy  đang được đảm nhiệm chủ yếu bởi đội ngũ hơn 80 GV, giáo sư của các trường ĐH đối tác Đức, làm việc theo chế độ thỉnh giảng. Trường cũng được hỗ trợ về đào tạo và quản trị nhà trường của Hiệp hội VGU, bao gồm 38 trường ĐH đối tác Đức.

Trường ĐH Khoa học và Công nghệ  Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 2067/QĐ-TTg ngày 9/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở Hiệp định hợp tác cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Pháp, trong đó Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam là đối tác chiến lược trong nước và Liên minh gồm hơn 60 trường ĐH của Pháp làm đối tác chiến lược nước ngoài. Dự án xây dựng Trường trên khuôn viên rộng 65ha nằm trong khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã  được phê duyệt với tổng vốn đầu tư là 210 triệu USD (3.720 tỷ đồng), trong đó vốn vay từ Ngân hàng ADB là 190 triệu USD và  vốn đối ứng của Chính phủ là 20 triệu USD, thực hiện trong giai đoạn từ 2011 – 2017.

Năm học 2010-2011, Trường đã tuyển sinh, khai giảng và tổ  chức đào tạo khóa đầu tiên với 20 SV ĐH  ở 02 chuyên ngành là Công nghệ sinh học – dược học và Khoa học công nghệ môi trường và  40 học viên cao học. Quy mô đào tạo năm học 2011-2012 của Trường là 171 SV và học viên cao học.

Khó khăn từ cơ sở vật chất tới giảng viên

Tuy nhiên, việc xây dựng các ĐH xuất sắc theo báo cáo giám sát của UB VHGD TTN NĐ của Quốc hội cho rằng cũng còn rất nhiều khó khăn, hạn chế và thách thức. Mặc dù đã thực hiện tuyển sinh và triển khai đào tạo song do xây dựng được cơ sở vật chất riêng nên hệ thống nhà điều hành, phòng học, phòng thí nghiệm, thư viện… của hai trường hiện vẫn đang phải đi thuê, mượn.

Trường ĐH Việt - Đức hiện mới đang triển khai lựa chọn tư vấn tổ  chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc và  tiến hành các quy trình, thủ tục đấu thầu theo quy định nên chưa thể giải ngân và triển khai được các hạng mục xây dựng cơ bản. Ban quản lý  dự án xây dựng Trường ĐH Khoa học và công nghệ  Hà Nội hiện còn chưa được bàn giao mặt bằng xây dựng trường (do chưa xong thủ tục giải phóng mặt bằng) nên không thể triển khai phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán của dự án theo quy định, trong khi đó, thời hạn để Ngân hàng ADB xem xét có tiếp tục thực hiện dự  án hay không sắp diễn ra vào tháng 6/2013 tới đây. Đây là một thách thức rất lớn đối với dự  án xây dựng trường.

Theo GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội, cơ cấu tổ chức cũng như năng lực quản lý, điều phối của các Ban quản lý Dự án còn hạn chế (nhiều cán bộ kiêm nhiệm nên chưa dành đủ thời gian cho dự án; không thuê được chuyên gia tư vấn trình độ cao, có bề dày kinh nghiệm và khả năng thích ứng với hoàn cảnh, điều kiện thực tế của Việt Nam…) trong khi thời gian thực hiện dự án kéo dài nên có thể gặp rủi ro chậm tiến độ, bị trượt giá và dẫn đến thiếu kinh phí xây dựng trường, mua sắm, lắp đặt trang thiết bị.

Bộ máy tổ chức điều hành của các trường chưa ổn định và đang trong giai đoạn được kiện toàn, cơ chế tự chủ còn bất cập, kinh phí hoạt động còn hạn hẹp nên có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của nhà trường. Việc tuyển chọn đội ngũ GV cơ hữu trong nước còn gặp nhiều khó khăn do yêu cầu cao về năng lực, trình độ chuyên môn, khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong khi mức lương bị hạn chế (hiện tại việc giảng dạy ở các trường còn dựa chủ yếu vào đội ngũ GV nước ngoài do phía bạn trả chi phí).

Lãnh đạo Ủy ban cũng cho rằng, một thách thức không nhỏ nữa cũng đặt ra trong quá trình xây dựng các cơ sở GDĐH xuất sắc hiện nay là việc điều hòa mối quan hệ đối tác giữa các trường ĐH "xuất sắc" của Việt Nam với các trường đối tác của nước ngoài làm sao để tránh bị chệch hướng, trở thành các cơ sở liên kết đào tạo của các trường ĐH nước ngoài, mang hình ảnh một cơ sở GDĐH của nước ngoài đóng tại Việt Nam, tránh trở thành địa chỉ tạo thêm việc làm và thu nhập cho một số GV, giáo sư người nước ngoài mà không phải là một trường ĐH công lập được đầu tư lớn và có sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước Việt Nam do có những vấn đề phức tạp liên quan đến các yếu tố lợi ích và văn hóa.

Đồng thời, dư luận xã hội cũng có nhiều ý kiến khác biệt và trái chiều về nhãn hiệu trường ĐH "xuất sắc" cũng như về "cách hiểu" và "cách làm" để nước ta có được các "đại học xuất sắc" có tầm vóc khu vực và thế giới của Việt Nam hiện nay.

 Hồng Hạnh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dai-hoc-xuat-sac-van-phai-di-thue-muon-co-so-vat-chat-739749.htm

Hải Phòng: Dạy bơi cho học sinh THCS và THPT

Posted: 06 Jun 2013 08:37 AM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT Hải Phòng vừa triển khai kế hoạch phổ cập bơi cho học sinh các trường THCS và THPT các quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Lê Chân trong dịp hè năm 2013.


Cần trang bị cho học sinh kĩ năng bơi lội
 

Mục đích của chương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và toàn xã hội về phòng, chống tai nạn thương tích, nhất là phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ em. Qua đó, tạo sự chuyển biến về công tác giáo dục thể chất trong trường học, thu hút đông đảo học sinh tham gia luyện tập thể dục thể thao, rèn luyện thân thể, góp phần giáo dục toàn diện.

Thông qua chương trình sẽ tuyển chọn, bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về bơi lội, bổ sung lực lượng vận động viên cho thành phố. Giáo viên dạy bơi là các huấn luyện viên do Liên đoàn thể thao dưới nước thành phố bố trí. Thời gian một khóa học bơi 15 ngày với mức học phí 500.000 đồng/học sinh. Việc tổ chức dạy bơi trên tinh thần tự nguyện, không bắt buộc.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/hai-phong-day-boi-cho-hoc-sinh-thcs-va-thpt-1969829/

Massey – Đại học hàng đầu New Zealand

Posted: 06 Jun 2013 08:37 AM PDT

Tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Đại học Massey nằm trong top 100 trường đại học,còntrên thế giới trường nằm trong top 500 trường đại học.Đại học Massey được Hiệp hội các Trường đại học kinh doanh cao cấp toàn cầu (AACSB) kiểm định và công nhận làtop 5% các Trường đại học Kinh doanh cao cấp thế giới vào năm 2009.

 

Cơ hội học tập tại đại học tầm cỡ thế giới
Cơ hội học tập tại đại học tầm cỡ thế giới

 

Đại học Massey là trường đại học cấp quốc gia của New Zealand, với khoảng 34.000 sinh viên tham gia học tập tại trường cũng như qua các chương trình trực tuyến. Hàng năm, trường tiếp nhận khoảng 4.000 sinh viên quốc tế từ hơn 100 quốc gia đến học tập tại ba cơ sở chính làAuckland, Palmerston North và Wellington. Trường với quỹ học bổng lên đến ba triệu đô la dành sinh viên của Trường.

 

Du học
Du học New Zealand – gặp gỡ đại diện Trường Đại học Massey

 

Hiện tại trường đang có chương trình phỏng vấn học bổng dành cho sinh viên Việt Nam. Để tham gia phỏng vấn học bổng cũng như tư vấn về du học New Zealand và Đại học Massey, quý Phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên liên hệ Ms Hương 0906 34 12 13.

Hoặc đăng ký trực tuyến: http://eduvietglobal.vn/dang-ky-ca-phe-du-hoc.html   

 

Sinh viên học tập tại Đại học Massey
Sinh viên học tập tại Đại học Massey

 

Với một ngôi trường danh tiếng như Massey thì yêu cầu đầu vào không hề thấp đối với sinh viên trong nước lẫn sinh viên quốc tế. Tuy các yêu cầu của trường tương đối cao nhưng nếu biết cách thì để đạt được những yêu cầu này không hề khó. Thông qua lộ trình học tập được tính toán kỹ lưỡng dựa trên những kinh nghiệm làm du học New Zealand nhiêu năm của Eduviet thì học tập tại Đại học Massey không hề xa vời.

 

Học sinh việt
Học sinh việt Nam học tập tại trường Taylors

 

Vấn đề then chốt chính là việc nắm bắt thông tin về các chương trình học của Trường. Trước tiên cần xác định được chuyên ngành mong muốn học tại Đại học Massey sau đó sẽ có được những yêu cầu đầu vào của nghành đó. Từ những yêu cầu đầu vào sẽ lựa chọn được chương trình học dự bị phù hợp để chuyển tiếp vào Trường Massey.

 

Trường Taylors Auckland là một trong những ngôi trường cung cấp các khóa học dự bị để chuyển tiếp vào các Đại học lớn như Đại học Auckland, Đại học AUT và Đại học Massey. Tỉ lệ học viên của Trường  nhận được thư mời học chính thức từ một trường đại học lên tới 94%. Trong số đó có 93% số học viên này nhận được thư mời học từ các trường đại học đối tác của chúng tôi là Đại học Auckland, Đại học AUT và Đại học Massey. Ngoài ra học sinh của Trường cũng đã nhận thư mời học từ Đại học Monash (Úc), Đại học Melbourne (Úc), Đại học Canterbury (NZ), Đại học Waikato (NZ) và Đại học Victoria (NZ).

 

Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Eduviet Global – Chi nhánh TP HCM

Địa chỉ: Số 19 Bà Huyện Thanh Quan, P6 Quận 3, TPHCM

Điện thoại: 08-3933 3551 – 08-3933 3552 – Email: info@eduvietglobal.vn

Hotline: 093 876 35 35 – Website: http://www.eduvietglobal.vn/

 

Nguồn: http://dantri.com.vn/du-hoc/massey-dai-hoc-hang-dau-new-zealand-739785.htm

Sinh viên đánh thầy giáo bất tỉnh ngay trong trường

Posted: 06 Jun 2013 07:37 AM PDT

- Trao đổi với VietNamNet sáng 4/6, phó Trưởng phòng Công tác sinh viên (Trường ĐH
Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội) Lê Xuân An cho biết, hiện thầy Nguyễn Huy Oánh đã
tỉnh lại, tuy nhiên vẫn phải tiếp tục điều trị vết thương tại bệnh viện.

Theo ông Lê Xuân An, sự việc xảy ra vào khoảng thời gian từ 9h5-9h10 phút sáng
31/5. Thầy Oánh đi từ nhà về sinh tầng 4 thuộc khu nhà B vào lớp thì bất ngờ bị
một sinh viên (SV) dùng tuýp sắt đánh bất tỉnh. Thầy được đưa đi cấp cứu kịp thời.

sinh vin, nh thy, i hc, Kinh doanh v Cng ngh H Ni

Các nhân viên lao công đang làm vệ sinh nơi thầy Oánh bị đánh (Ảnh: Ngôi sao)

Trưa cùng ngày, sinh viên đánh thầy đã ra đầu thú. Hiện thầy Oánh đã tỉnh lại nhưng vẫn tiếp
tục được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.

Vẫn theo ông An, nam sinh đánh thầy có tên Tạ Quang Nghĩa, sinh năm 1994, quê ở Hà
Giang. Nghĩa là sinh viên năm nhất, lớp Quản lí 17-19. Kết quả học kỳ một đạt trên 7 điểm.

“Khi xảy ra sự việc nói trên thầy cô và bạn bè trong trường đều bàng hoàng vì
mối quan hệ giữa thầy và trò không có xích mích gì. Nghĩa cũng chưa bị thầy Oánh phạt
bao giờ…”
– lời ông An.

Về nhân cách thầy Nguyễn Huy Oánh được đồng nghiệp trong trường đánh giá là mẫu
mực, với SV thầy được nhận xét là hiền.

Lúc gây án, Nghĩa còn đeo vào cổ thầy Oánh một túi vải trong đó có một số vật dụng
cá nhân, 1 học bạ THPT, 2 Chứng minh thư nhân dân (1 của Nghĩa, 1 của bạn gái)…

Nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Trước đó, chiều 19/12, khoảng đầu giờ chiều, tại trường

đã xảy ra một vụ đâm nhau
giữa sinh viên trong trường, nạn nhân được biết đã tử
nạn trên đường đi cấp cứu.

“Nay lại thêm vụ việc sinh viên đánh thầy trong trường khiến cho công tác an ninh
trường học sẽ phải xem xét lại để không có sự việc đau lòng đáng tiếc xảy ra” – ông
An nhìn nhận.

  • Nguyễn Hiền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123906/sinh-vien-danh-thay-giao-bat-tinh-ngay-trong-truong.html

Hút thí sinh, trường tung học bổng tiền tỷ

Posted: 06 Jun 2013 07:37 AM PDT

(GDTĐ)-Trước áp lực tuyển sinh, nhiều trường ĐH ngoài công lập đã tìm cách thu hút thí sinh bằng những suất học bổng giá trị lớn với các hình thức học bổng vô cùng đa dạng…

Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012.
Thí sinh thi ĐH, CĐ 2012.

Kỳ tuyển sinh 2013, Trường ĐH Nguyễn Trãi công bố sẽ dành học bổng trị giá 10 tỷ đồng dành cho tân sinh viên. Theo đó, thí sinh đạt giải quốc gia, quốc tế; sinh viên đỗ thủ khoa vào trường; thí sinh là vận động viên, diễn viên, ca sĩ, người mẫu, võ sư đạt giải quốc gia, quốc tế trong các lĩnh vực văn hóa, thể thao,…được tặng học bổng tương đương 100% học phí.

Đối với những thí sinh tham dự kỳ thi ĐH tới, trường tặng 3 suất học bổng tương đương 100% học phí đối với các thí sinh đạt từ 26 điểm trở lên; 50 học bổng tương đương 70% học phí đối với thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên và 300 suất học bổng tương đương 20% học phí đối với các thí sinh nhập học trước ngày 10/9/2013.

Ngoài ra, còn danh sách rất dài những đối tượng có thể được nhận học bổng nếu học tại Trường ĐH Nguyễn Trãi. Ví dụ, sinh viên có hộ khẩu thường trú thuộc địa bàn có dự án của Trường ĐH Nguyễn Trãi cũng được nhận học bổng trị giá từ 30 – 40% học phí.

Sinh viên là học sinh thuộc các trường THPT mang tên Danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi; sinh viên là học sinh Trường THPT Liên Bảo (TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc); sinh viên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú tại các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo theo quy định của Nhà nước; sinh viên là con cán bộ từ Phó Trưởng phòng trở lên của UBND tỉnh Ninh Thuận; sinh viên là con thương binh, liệt sĩ, bộ đội xuất ngũ, con cán bộ, chiến sĩ ngành quân đôi, công an công tác tại biên giới và hải đảo cũng được hưởng học bổng tương đương 40% học phí. Đặc biệt, trường còn "treo" học bổng 100% học phí toàn khóa cho sinh viên là con, cháu ruột của 4 chiến sĩ trên chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập ngày 30/4/1975…

800 suất học bổng, tổng trị giá hơn 2 tỷ đồng được Trường ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) dành cho những tân sinh viên năm 2013. Trong đó, 720 suất trị giá từ 1 – 5 triệu đồng cho những sinh viên vào trường có điểm thi ĐH cao hơn điểm sàn từ 3 điểm trở lên.

15 suất hocc bổng của hãng máy bay Boeing (Mỹ) trị giá 1,000 USD/suất. 10 học bổng của ĐH Bang Pennsylvania (Penn State, Mỹ) trị giá 500 USD/suất và 55 suất học bổng của ĐH Duy Tân cho các chương trình tiên tiến và quốc tế CMU, PSU, và CSU có giá trị từ 150 – 550 USD.

Bên cạnh đó, các thí sinh có hộ khẩu tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa sẽ được học bổng 1 triệu đồng/suất khi đăng ký vào các ngành học mới như Công nghệ Môi trường, Thiết kế Số, Điện Tự động, Thiết kế Đồ họa/Game/Multimedia, Điều dưỡng Đa khoa, Điều dưỡng Sản phụ khoa. 150 thí sinh đăng ký đầu tiên vào các ngành Văn – Báo chí và Quan hệ Quốc tế của khoa Khoa học Xã hội Nhân văn được cấp học bổng có giá trị bằng 50% học phí của toàn bộ 4 năm học. Trường này còn lưu ý, một trong những tiêu chuẩn quan trọng nhất trong việc cấp xét học  bổng là thứ tự nộp hồ sơ nhập học vào trường.

Để thu hút những sinh viên có kết quả thi tốt trong kỳ tuyển sinh 2013, Trường ĐH Công nghiệp công nghệ Sài Gòn cũng đề ra nhiều chính sách ưu tiên độc đáo. Theo đó, những thí sinh đăng ký vào ngành công nghệ sẽ được ưu tiên nhận sớm; ưu tiên cho các thí sinh đến đăng ký và làm thủ tục sớm. Đối với những thí sinh có điểm cao từ 20 điểm trở lên sẽ nhận được học bổng tương đương với học phí của 1 học kỳ cho đến 4 học kỳ, sinh viên đạt từ 25 điểm trở lên sẽ được miễn toàn bộ học phí trong toàn bộ khóa học…

Là một trường khá khó khăn trong tuyển sinh, ĐH Hà Hoa Tiên năm nay công bố thưởng thí sinh dự thi vào trường đạt điểm thủ khoa (đạt 25 điểm trở lên) 1 máy tính xách tay, đạt điểm á khoa được thưởng 1 máy tính để bàn.

ĐH Phương Đông dành trên 3 tỷ đồng cho chương trình học bổng năm 2013; ĐH Văn Hiến cũng "treo" học bổng tổng 2,5 tỷ đồng kỳ tuyển sinh tới. ĐH Lạc Hồng dành học bổng dành cho sinh viên học tập tốt, có hoàn cảnh khó khăn lên đến 13 triệu đồng/năm.

ĐHDL Hải Phòng trao học bổng từ 31- đến 40 triệu đồng cho thí sinh có NV1 vào trường, đạt điểm thi tuyển sinh từ 21 điểm trở lên; sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn ưu đãi 10,0 triệu/năm, được giảm học phí từ 10 – 50%…

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201306/tuyen-sinh-dh-cd-2013-hut-thi-sinh-truong-tung-hoc-bong-tien-ty-1969830/

Hà Nội: Huy động hơn 1.500 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT

Posted: 06 Jun 2013 07:37 AM PDT

Mặc dù huy động số lượng cán bộ coi thi khá lớn nhưng lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội khẳng định: Giáo viên được lựa chọn chấm thi là những người có trình độ chuyên môn, đạo đức tốt, nhiều người đã có kinh nghiệm chấm thi.

Theo lịch công tác kì thi tốt nghiệp THPT, ngày hôm nay (6/6), các tỉnh sẽ triển khai đáp án và giám khảo bắt đầu làm việc. Với quy định không bắt buộc thi cụm và bỏ chấm chéo nên việc chấm thi cũng như công bố kết quả thi sẽ được thực hiện nhanh hơn. Nhiều địa phương dự kiến công bố kết quả thi vào khoảng giữa tháng 6.

Về công tác thanh tra chấm thi, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: Các đoàn thành tra sẽ kiểm kiểm tra việc bố trí nơi chấm thi và nơi bảo quản bài thi trong khu vực chấm thi; Kiểm tra tiêu chuẩn, điều kiện của người tham gia hội đồng chấm thi (HĐCTh), biện pháp đảm bảo an toàn bài thi, khu vực chấm thi; Kiểm tra cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, văn phòng phẩm, phương tiện bảo quản, bảo mật bài thi, hồ sơ coi thi; bố trí phòng làm việc của lãnh đạo Hội đồng, phòng giao, nhận bài thi, phòng chấm lần 1, lần 2 đối với các môn thi tự luận, phòng chấm kiểm tra các môn thi tự luận, phòng chấm thi trắc nghiệm, phòng làm phách.

Kiểm tra việc tổ chức cho giám khảo và những người phục vụ HĐChT học tập, nắm vững quy chế thi và các quy định về chấm thi; Kiểm tra các biểu mẫu, biên bản, phiếu chấm.

Bên cạnh đó, giám sát việc thực hiện quy trình làm phách và công tác bảo mật; Giám sát quy trình quét phiếu trả lời trắc nghiệm, xử lý bài thi và chấm thi; giám sát các thành viên của tổ chấm trắc nghiệm thực hiện các quy định trong quá trình chấm thi;

Giám sát chấm bài thi tự luận: việc bố trí chấm 2 vòng độc lập tại 2 phòng riêng biệt; việc giao, nhận bài thi giữa lãnh đạo HĐChT với tổ chấm; việc thực hiện quy trình, quy định về chấm thi; việc ghi điểm vào phiếu chấm, bài thi và xử lý kết quả chấm; xử lý bài thi có dấu hiệu bất thường, bài chênh lệch điểm, hồi phách, vào điểm. Giám sát việc thực hiện quy chế của HĐChT; việc chấm kiểm tra 5% số bài.

Theo thông tin từ Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT), kì thi tốt nghiệp THPT năm nay cả nước huy động 23.691 cán bộ giáo viên làm công tác chấm thi.

S.H

Nguồn: http://dantri.com.vn/tuyen-sinh/ha-noi-huy-dong-hon-1500-giao-vien-cham-thi-tot-nghiep-thpt-739777.htm

Thi hộ em trai, anh bị công an tạm giữ

Posted: 06 Jun 2013 02:14 AM PDT

Công an huyện Tân Phú, Đồng Nai vừa tiến hành tạm giữ đối tượng N. V. C. (21 tuổi), ngụ huyện Tân Phú để điều tra về hành vi làm bài thi hộ.

Chiều 3/6, thông tin từ Hội đồng thi tốt nghiệp Trường THPT Quang Trung (huyện Tân Phú, Đồng Nai) cho biết, hội đồng thi này vừa bàn giao đối tượng N. V. C. cho lực lượng Công an huyện Tân Phú để cơ quan này điều tra về hành vi thi hộ em trai môn Địa lý.

Trước đó, vào giờ thi môn Địa lý sáng cùng ngày, C. đã dùng thẻ dự thi của em trai mình là N. V. H. (18 tuổi) vào phòng thi làm bài hộ. Khi đang làm bài thì C. bị cán bộ coi thi phát hiện, lập biên bản và tiến hành đình chỉ thi.

Được biết, C. hiện đang làm việc tại TPHCM. Em trai của C. là N. V. H., là thí sinh tự do của Trung tâm dạy nghề huyện Tân Phú. Hội đồng thi tốt nghiệp Trường THPT Quang Trung cho biết, toàn bộ kết quả bài thi trước đó của H. sẽ bị hủy. Đối với những bài thi còn lại, H. sẽ không được tham gia và năm tới thí sinh này cũng không được tham dự thi tốt nghiệp THPT.

Chiều cùng ngày, Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT 2013 tại Đồng Nai cho biết, trong ngày thi thứ hai, có 100% thí sinh hệ THPT, GDTX dự thi môn Sinh; 99.94% thí sinh THPT, 96.01% thí sinh GDTX dự thi môn Địa lý. Tổng số thí sinh bỏ thi đến hiện tại là 65 trường hợp. 1 trường hợp đình chỉ thi ở hội đồng thi Trường THCS Quang Trung (huyện Tân Phú) vì thi hộ. Các hội đồng thi khác diễn ra nghiêm túc, an toàn, không xuất hiện tình trạng phao thi.

(Theo Minh Hậu/ Dân Trí)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123941/thi-ho-em-trai--anh-bi-cong-an-tam-giu.html

Bông hoa miền biên viễn

Posted: 06 Jun 2013 02:14 AM PDT

(GDTĐ) – Dù nơi biên giới xa xôi còn lắm những bộn bề gian khó, nhưng bằng tình thương yêu học trò vô bờ bến, bầu nhiệt huyết cháy bỏng của tuổi trẻ, cô đã âm thầm vượt lên trên tất cả để cống hiến cho quê hương. Giờ đây, tiếng nói cười, đánh vần ê a của lũ trẻ ngân vang giữa núi rừng sâu thẳm như vầng trăng toả sáng hứa hẹn một ngày mới vươn xa.

Không đầu hàng số phận


Cô giáo, Hiệu trưởng ZơRâm Kiên
 

Cô giáo ZơRâm Kiên (SN 1978), người dân tộc Tà Riềng (thuộc nhóm dân tộc Giẻ Triêng) sinh ra và lớn lên tại La Dêê, một xã nghèo, đất đai cằn cỗi bạc màu thuộc vùng biên giới của huyện Nam Giang (Quảng Nam) giáp với huyện Đắc Chưng, tỉnh Sê Kông của nước bạn Lào. Năm cô vừa tròn 13 tuổi thì bố mẹ đều bị bệnh sốt rét rừng ác tính, lần lượt qua đời. Là chị cả trong gia đình, cô phải một tay lo cho cuộc sống của sáu người em. Hơn ai hết, cô thấu hiểu cuộc sống túng bấn cùng cực. Phong tục tập quán bản địa nơi đây còn quá lạc hậu, hủ tục, mê tín dị đoan. Muốn thoát nghèo, có công ăn việc làm, cuộc sống ổn định thì đồng bào dân tộc phải biết chữ. Ý thức được điều đó, những năm bậc tiểu học, cô phải băng rừng, vượt suối trèo đèo gần 12 km mới đến điểm trường lẻ để học cái chữ.

Để trang trải nhu cầu cuộc sống, một buổi cô đến trường, một buổi vào rừng kiếm củi, bẻ măng, bắt ốc. Cô bùi ngùi nhớ lại: "Lên cấp 2, tôi được xét chọn vào học Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện, cách nhà hơn 90 cây số. Những ngày đầu nhập học, nỗi nhớ nhà, nhớ em không sao chịu được, cộng với cái bụng cồn cào vì đói, run cầm cập vào mùa đông vì chỉ có độc nhất một manh áo mỏng mỗi khi đến lớp, tôi tưởng chừng như gục ngã nhưng rồi tự nhủ với lòng phải thật kiên trì, không được bỏ học giữa chừng".

Trong điều kiện, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhưng bằng niềm đam mê, ý chí và nghị lực, cô đã phấn đấu không mệt mỏi để có được thành quả như ngày hôm nay.

Hạnh phúc nở hoa

Học xong phổ thông, cô ZơRâm Kiên quyết định theo học ngành Sư phạm để đem cái chữ về buôn làng. Năm 1999, cô tốt nghiệp loại giỏi hệ trung cấp sư phạm mầm non và được Phòng GDĐT huyện Nam Giang phân công về giảng dạy tại địa phương. Sau nhiều năm làm giáo viên "cắm bản", cô đã được đề bạt làm Chủ tịch công đoàn, tổ trưởng rồi Hiệu phó chuyên môn. Hiện tại cô làm Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo Liên xã La Dêê – Đắc Tôi.

"Có cứng mới đứng đầu gió", câu nói ấy quả thực đúng với những gì mà cô đã  làm được và cống hiến cho quê hương. Với cương vị Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô đã không ngừng bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nâng cao phẩm chất đạo đức, uy tín nhà giáo. Hiện tại, cô đã hoàn thành xong chương trình đại học và dự tính học lên cao học. Bằng sự yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt được sự tín nhiệm của các cấp lãnh đạo, đồng nghiệp cũng như sự tin tưởng của Hội  phụ huynh học sinh nhà trường.

Cô cùng đội ngũ đã vận động 100% các em trong độ tuổi đến trường. Trong năm học 2012 – 2013 này, toàn trường có 125 trẻ ở các độ tuổi 3, 4, 5. Mặc dù các điểm trường lẻ cách nhau khá xa do địa hình núi non hiểm trở, vách đá cheo leo nhưng bằng trách nhiệm của một người "cầm lái", cô thường xuyên tổ chức tốt các tiết thao giảng, dự giờ thăm lớp… Ngoài ra, cô còn có sáng kiến tổ chức các hội thi như: "Bé khéo tay", "Bé kể chuyện, đọc thơ", "Bé với trò chơi dân gian", "Tiếng Việt của bé"… nhằm tạo không khí sôi nổi, để trẻ thêm hào hứng, phấn khởi trong học tập. Từ đó, việc bỏ học theo bố mẹ lên nương rẫy cũng không còn nữa. Đồng thời năng lực giảng dạy và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên cũng từng bước được cải thiện, nâng cao.

Có được kết quả đó là nhờ sự đoàn kết, chung sức đồng lòng của tập thể sư phạm nhà trường và vận dụng linh hoạt 3 phương châm (mạnh về tư tưởng, vững về chuyên môn, giỏi về vận động quần chúng) và 5 biện pháp (trung thực trong thông tin, kỷ cương trong quản lý, tận tụy trong chuyên môn, dân chủ trong trường học và khoa học trong công việc). "Ngoài thực hiện đầy đủ các chính sách ưu tiên, hỗ trợ đối với học sinh, giáo viên dân tộc thiểu số, Phòng GDĐT huyện đã tham mưu UBND huyện đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cấp phát trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và trao nhiều suất học bổng, phần quà có giá trị cho các em. Nhờ đó, tỷ lệ HS dân tộc thiểu số lên lớp, hoàn thành chương trình mầm non đạt 100%"  - Cô chia sẻ.

Không chỉ hết lòng vì đàn em thân yêu, cô còn luôn trăn trở với cuộc sống của người dân trong xã. Cô đã phối hợp với chính quyền địa phương, Đồn Biên phòng 657 đứng ra mở lớp học xóa mù chữ ban đêm nhằm giúp bà con dân bản biết đọc, biết viết. Bận rộn là vậy, nhưng dường như lúc nào người ta cũng thấy nụ cười tươi tắn nở bừng trên khuôn mặt tận tụy của người con dân tộc Tà Riềng.

Quả thật, ai đã từng đặt chân lên miền biên viễn này mới thấu hiểu hết sự vất vả, khó nhọc, tinh thần "thép" và sự hi sinh thầm lặng của những người "thắp đuốc" gieo chữ nơi nắng cháy mưa ngàn. 

Hy vọng cô giáo Hiệu trưởng ZơRâm Kiên luôn đi tìm giải pháp để cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp trồng người trên mảnh đất kiên trung anh hùng, đáp lại niềm tin yêu của người dân thôn bản đối với người cán bộ quản lý tài đức vẹn toàn.

Đặng Thị Thiên Thu

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4341/201306/bong-hoa-mien-bien-vien-1969801/

Bác tin đồn giáo viên giải đề thi môn Toán hỗ trợ thí sinh

Posted: 06 Jun 2013 02:14 AM PDT

Thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Tăng kênh giám sát, tiêu cực giảm
Muốn chống tiêu cực thi cử phải… đăng ký trước

Ông Đức cho biết thêm, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại huyện Yên Định diễn ra bình thường, an toàn, đúng luật, không có chuyện giáo viên giải đề thi môn Toán như tin đồn mấy ngày qua. Những tờ giấy, tài liệu bên ngoài địa điểm thi mà cơ quan chức năng thu được không liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Sau khi thi môn Toán sáng 4-6, tại huyện Yên Định rộ lên tin đồn giáo viên của Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định giải đề thi môn Toán để hỗ trợ thí sinh. Có thông tin cho rằng, khi đến nửa thời gian thi môn Toán sáng 4-6, tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Yên Định, cơ quan công an đã làm việc với ba giáo viên vì nghi vấn giải đề thi môn Toán để hỗ trợ thí sinh.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Bình – chánh văn phòng HĐND, UBND kiêm người phát ngôn báo chí của huyện Yên Định cho biết: "Chiều 4-6, chúng tôi cũng có nghe tin đồn về việc có hiện tượng giải bài thi môn Toán. Có người dân đã nhắn tin, điện thoại cho lãnh đạo huyện báo tin này. Lãnh đạo huyện đã giao cho Công an huyện Yên Định điều tra, xác minh, làm rõ có hay không sự việc nêu trên. Đến nay, Công an huyện chưa có báo cáo cho UBND về kết quả xác minh".

Ông Bình cho biết thêm, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 tại huyện Yên Định đã diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế. Suốt ba ngày của kỳ thi này chỉ có một thí sinh ở hội đồng thi Trường THPT Thống Nhất vi phạm quy chế thi, phải xử lý.

Trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ, đại tá Trần Văn Thực – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn báo chí của Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định: "Đến nay, văn phòng Công an tỉnh chưa nhận được thông tin, báo cáo nào của Công an huyện Yên Định liên quan đến thông tin nêu trên".

HÀ ĐỒNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/552398/thanh-hoa-bac-tin-don-giao-vien-giai%C2%A0de-thi-mon-toan.html

Comments