Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học sinh lớp 5 bị sét đánh tử vong khi đi làm đồng

Posted: 04 Jun 2013 02:50 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm), các mảng:
gia đình
- công nghệ - game - giải trí
, xã hội.


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-5-bi-set-danh-tu-vong-khi-di-lam-dong-738920.htm

Hình ảnh Bộ Giáo dục thanh tra đột xuất thi tốt nghiệp

Posted: 03 Jun 2013 10:49 PM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123760/hinh-anh-bo-giao-duc--thanh-tra-dot-xuat-thi-tot-nghiep.html

Cánh cò nâng bước thí sinh

Posted: 03 Jun 2013 10:49 PM PDT

(GDTĐ) – Không phải ngẫu nhiên những cung bậc cảm xúc, hình ảnh xúc động lại được thể hiện rõ nhất bên ngoài cánh cổng của trường thi. Năm nào cũng vậy khi mùa thi đến, các bậc phụ huynh lại dồn tâm huyết nâng bước sĩ tử.

Mặc dù áp lực của kỳ thi tốt nghiệp những năm trở lại đây không lớn, song dù nhà ở xa hay gần điểm thi thì các bậc phụ huynh vẫn bớt chút thời gian đến trước cổng trường thi "ngóng chờ" để được nhìn thấy gương mặt rạng ngời của con khi kết thúc giờ làm bài.

"Mặc dù nhà ở ngay phố Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm – Hà Nội), con tôi thi tại Trường THPT Việt Đức cách nhà 500 m nhưng tôi vẫn tranh thủ ra đón con để chia sẻ với con cảm xúc của bậc làm cha, làm mẹ…" Chị Phạm Xuân Hiền (Hà Nội) chia sẻ.

Tấm lòng cha mẹ là vậy, sẵn sàng bỏ thời gian, tâm huyết để nâng bước con tới trường. Và rồi, niềm hân hoan nhỏ nhoi ùa về khi nhận ra gương mặt rạng ngời của con mình bước ra từ trường thi…


Giây phút hạnh phúc của mẹ đón con từ trường thi

 


Cùng chia sẻ nội dung bài
 

Tẩm bổ cho con ngay sau giờ thi

Niềm vui sau giờ thi Địa lý tại điểm thi Trường THPT Việt Đức (HN)

Tiếp sức cho con bằng bịch sữa trước giờ thi
 

Chùm ảnh của Xuân Nam

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/canh-co-nang-buoc-thi-sinh-1969738/

Thời sự biển đảo vào đề thi môn địa

Posted: 03 Jun 2013 10:49 PM PDT

 Xem đề thi môn Địa Lý
 Xem gợi ý bài giải môn Địa lý
 Đề thi Địa đòi hỏi giới trẻ phải biết tình hình đất nước

Bạn Nguyễn Tiến Đạt – học sinh lớp 12 Trường THPT Kiên Hải – cho hay rất thích câu hỏi về biển đảo trong đề thi năm nay. "Theo em nghĩ, biển Đông vừa của Việt Nam, vừa của các nước láng giềng, do đó thay vì gây mâu thuẫn các quốc gia nên cùng nhau hợp tác để mỗi nước đều giàu lên nhờ biển. Bản thân em lớn lên ở đảo nên rất hiểu lợi ích của biển, biển có yên bình thì người dân ở đảo mới yên tâm làm ăn" – Đạt nói.

Thí sinh Nguyễn Thị Mỹ Huyền – cùng học lớp 12 Trường THPT Kiên Hải – cho rằng các nước ven biển Đông nên quan tâm bảo vệ hòa bình, bảo vệ chủ quyền của mình, không xâm phạm nước khác và quan trọng nhất là bảo vệ môi trường sinh thái biển để phát triển du lịch. "Hòn Tre của em và nhiều hòn đảo khác ở huyện Kiên Hải rất đẹp, nếu mình biết giữ gìn thiên nhiên trong lành thì sẽ phát triển du lịch biển. Người dân không cần ra biển đánh cá nhiều rất vất vả mà chỉ cần làm du lịch tại nhà cũng có thu nhập đảm bảo cuộc sống. Em sẽ cố gắng học giỏi để thực hiện ước mơ làm du lịch biển của mình" – bạn Huyền tâm sự.

Theo thầy Đặng Quang Quỳnh – nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM – đề thi môn địa lý khá vừa sức với học sinh. Câu hỏi rõ ràng, bao quát các phần nội dung sách giáo khoa. Câu hỏi trong đề thi khá đa dạng và có tính phân hóa cao. Nếu không đọc kỹ đề, thí sinh sẽ làm không đúng yêu cầu, thường là làm thừa, mất thời gian (như các câu 4a, 4b hay II.2). Bên cạnh các câu hỏi kiểm tra kiến thức, kỹ năng cơ bản còn có những câu hỏi mang tính thời sự (chẳng hạn như nêu ý nghĩa của việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển, đảo). Với câu này, học sinh làm theo sách giáo khoa cũng đủ ý và có điểm. Tuy nhiên, nếu có liên hệ thực tế tình hình đất nước, có thể học sinh sẽ có điểm tốt hơn.

Tương tự cô Trần Thục Oanh, tổ trưởng tổ địa lý Trường THPT Võ Thị Sáu, TP.HCM, cho rằng dư luận quan tâm nhiều đến câu hỏi về biển đảo, đó là câu 3a. Nội dung câu hỏi này nằm trong bài 42 của chương trình môn địa lớp 12. Nếu thí sinh có học bài là đã có hướng để trả lời. Ngoài ra ở TP.HCM, thực hiện chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP.HCM, từ đầu năm học 2012-2013 nên đa số trường THPT đều tổ chức chuyên đề ngoại khóa về biển đảo cho học sinh. Trong đó, giáo viên đã cập nhật chủ trương của Nhà nước trong việc giải quyết các vấn đề của biển đảo. Do vậy, theo tôi, câu hỏi này không gây bất ngờ cho thí sinh vì kiến thức các em đã được học rồi. Trong thời điểm như hiện nay, việc ra đề với câu hỏi này là cần thiết, nhằm định hướng cho giới trẻ những kiến thức đang là vấn đề thời sự của đất nước. Câu hỏi này sẽ góp phần nâng cao ý thức khẳng định chủ quyền và bảo vệ chủ quyền đất nước cho học sinh.

KHOA NAM – MINH GIẢNG – HOÀNG HƯƠNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/551985/thoi-su-bien-dao-vao-de-thi-mon-dia.html

Thí sinh bỏ dở kỳ thi chịu tang bố

Posted: 03 Jun 2013 09:49 PM PDT

- Chiều 3/6, thông tin từ HĐCT trường THPT Hoàng Mai (Quỳnh Lưu, Nghệ An) cho biết, điểm thi này có một thí sinh nữ phải bỏ dở kỳ thi tốt nghiệp giữa chừng sau khi đã thi được 2 môn.


thi tt nghip, b thi, b mt, th sinh

Thí sinh khá hồ hởi khi kết thúc môn thi Sinh học buổi chiều 3/6. Ảnh: Cao Thái

Theo đó, thí sinh Phan Thị Quỳnh Anh, số báo danh SBD 270014, đã phải bỏ dở kỳ thi sau khi hoàn thành 2 môn thi trong ngày đầu tiên là Văn và Hóa học.

Đến ngày thi thứ 2, người nhà thí sinh đã phải trực tiếp HĐCT để báo cáo và xin phép cho Quỳnh Anh được nghỉ.

Cuối buổi thi, HĐCT trường THPT Hoàng Mai đã xuống nhà em Quỳnh Anh để chia buồn, động viên và hướng dẫn thí sinh này làm các thủ tục đặc cách thi tốt nghiệp..

Ngoài ra trong buổi thi chiều 3/6 (Sinh học), tại HĐCT trường Trung cấp Hồng Lam (TP. Vinh, Nghệ An) có 1 thí sinh sau khi làm bài được 15 phút thì bị ốm đột xuất nên không thể tiếp tục môn thi.

Trước đó, trong môn thi Địa lý buổi sáng, Nghệ An có 2 thí sinh và 1 cán bộ phục vụ thi vi phạm quy chế.

C. Thái

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123879/thi-sinh-bo-do-ky-thi-chiu-tang-bo.html

Hai ngày thi tốt nghiệp THPT năm 2013: Nghiêm cẩn trường thi

Posted: 03 Jun 2013 09:49 PM PDT

(GDTĐ) – Hai ngày thi tốt nghiệp THPT 2013 được đánh dấu bằng những đề thi hay, gợi sức sáng tạo của học sinh; sự nghiêm cẩn của trường thi, tạo điều kiện cho thí sinh tập trung làm bài; sự quan tâm hỗ trợ của gia đình và xã hội cho mùa thi…, và hơn cả chính là những nỗ lực, phấn đấu của toàn ngành giáo dục vì một kỳ thi tốt nghiệp THPT nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế.

Thí sinh trao đổi bài sau giờ thi
Kỳ thi mang lại nhiều cảm xúc cho các thí sinh. Ảnh: Bắc Việt

Chu đáo, nghiêm túc, xử lý nghiêm khắc – kịp thời

Đó là đánh giá sơ bộ của lãnh đạo Bộ GDĐT về hai ngày thi tốt nghiệp THPT vừa qua.

Được biết, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được các địa phương chuẩn bị từ sớm, cẩn trọng trong các khâu từ phòng thi, phòng Hội đồng coi thi, đội ngũ nhân viên hỗ trợ y tế, an ninh trật tự…

Trong hai ngày thi, số lượng thí sinh có mặt, vắng mặt, lý do thí sinh bỏ thi đã được các Hội đồng thi cập nhật thông tin, tìm hiểu cụ thể. Từ đó có những xử lý kịp thời cho từng trường hợp theo đúng quy định của Bộ GDĐT.

Các lực lượng xã hội cũng tích cực tham gia tiếp sức cho kỳ thi. Tại Vĩnh Long, nhiều Hội đồng thi tổ chức tặng cơm trưa cho các thí sinh nghèo, ở vùng sâu vùng xa. Ở Huế, tăng ni, phật tử, phụ huynh học sinh cũng làm những suất cơm miễn phí giúp thí sinh ấm lòng trong buổi thi kế tiếp.

Tại các Hội đồng thi Huế, Nghệ An… ngành Giáo dục phối hợp với Sở Điện lực để đặt máy phát điện dự phòng tại trường thi. Tại Đồng Tháp, Hà Nội…, câu chuyện người dân thương học trò đi xa, tình nguyện cho mượn nhà ở trọ hay ban giám hiệu, thầy cô giáo theo chân học sinh đến địa điểm thi để động viên, chăm sóc học trò khiến nhiều người dân cảm động.

Quy chế thi cũng được phổ biến kỹ càng đến các thí sinh, giám thị, tăng cường kỷ cương trường thi, giữ nghiêm kỷ luật phòng thi. Cho đến ngày hôm nay, theo thống kê từ các Sở GDĐT, chưa có trường hợp thí sinh mang máy ghi âm, ghi hình không có chức năng phát tín hiệu vào phòng thi. Kỷ luật trường thi nghiêm túc khiến thí sinh không thể quay cóp tài liệu.

Tại các Hội đồng coi thi trên phạm vi toàn quốc, những vi phạm Quy chế thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc. Sau hai ngày thi, có 44 thí sinh bị xử lý kỷ luật đình chỉ thi (trong đó có 24 thí sinh GDTH và 20 thí sinh GDTX); 2 cán bộ bị đình chỉ công tác phục vụ thi. Không khí trật tự, an toàn của trường thi được duy trì. Sĩ tử cả nước và gia đình tin tưởng vào sự đánh giá khách quan, công bằng của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay.

Đề thi mang tính thời sự, gợi sức sáng tạo của thí sinh

Hai ngày thi tốt nghiệp THPT, đề thi đã được bảo mật tuyệt đối. Không có hiện tượng tung tin đồn thất thiệt lộ đề gây hoang mang như những mùa thi trước.

Đánh giá chung cho thấy, đề thi các môn Ngữ văn, Hóa học, Địa lý, Sinh học có nội dung nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12, vừa sức với thí sinh, đảm bảo kiểm tra được kiến thức cơ bản và có khả năng phân hóa trình độ của thí sinh. Đặc biệt đề thi Ngữ văn và Địa lý được thí sinh và dư luận xã hội đánh giá cao.

Sự kiện em Nguyễn Văn Nam – Học sinh lớp 12T7, Trường THPT Đô Lương I (Nghệ An) dũng cảm hy sinh khi cứu 5 em nhỏ thoát khỏi chết đuối trên dòng sông Lam vào chiều 30/4/2013 – là một trong những nội dung của đề thi Ngữ văn đã khiến không ít thí sinh xúc động.

Với đề thi môn Địa lý, theo ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục Khảo khí và Kiểm định chất lượng (Bộ GDĐT), câu hỏi về việc tăng cường hợp tác giữa Việt Nam với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển đảo, khơi gợi được sự hiểu biết và ý thức về chủ quyền dân tộc, có ý nghĩa rất lớn không chỉ đối với các thí sinh dự kỳ thi năm nay mà còn đối với thế hệ trẻ sau này.

Kết thúc hai ngày thi, thí sinh cả nước đều rất phấn khởi, tự tin bước vào ngày thi cuối (4/6).

Gia Hân (tổng hợp)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/hai-ngay-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2013-nghiem-can-truong-thi-1969737/

Sinh viên đánh giáo viên trong nhà vệ sinh

Posted: 03 Jun 2013 09:49 PM PDT

Một số thông tin cho rằng Nghĩa muốn "trả thù" thầy Oánh vì thầy Oánh đã đánh dấu số buổi vắng mặt của Nghĩa vào sổ theo dõi.

GS Vũ Văn Hóa – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội – cho hay thông tin ban đầu cho biết Nghĩa là SV năm 1 và từng có tiền sự. Hiện thầy Nguyễn Huy Oánh đã tỉnh, nhưng vẫn còn rất yếu do bị mất quá nhiều máu.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/552007/sinh-vien-danh-giao-vien-trong-nha-ve-sinh.html

Cậu bé ‘chim cánh cụt’ biết …bay

Posted: 03 Jun 2013 08:49 PM PDT

Ở Ấp 2, xã Gia Canh, Định Quán – Đồng Nai, khi nhắc đến cậu học sinh Hồ Hữu Hạnh,
không ai không cảm phục.

Hết nước mắt vì con

Các đây 3 năm, khi tiếp xúc với chị Bùi Thị Hợp, chúng tôi cũng đã phải rớt nước
mắt vì cuốn theo câu chuyện kể của chi khi sinh cậu bé Hạnh với thân hình khác với
mọi người. Sinh Hạnh ra, anh chị chết lặng khi con không có đôi tay.

khng tay, cu b, ng Nai

Chị kể khi mang thai bé Hạnh, chị có đi siêu âm cả thể ba lần và cả ba lần bác sĩ
đều kết luận là “thai nhi không bình thường” mà không hề giải thích gì thêm. Anh chị
cứ nghĩ chắc do thai yếu hay thai nằm ngược chứ đâu ngờ một sự nghiệt ngã của số phận
đã dành cho đứa con của mình ngay từ trong bụng mẹ.

Gần một tháng sau khi sinh chị
Hợp vẫn không hề biết con mình không có tay, mọi sinh hoạt của chị và bé đã có bà
ngoại và anh Thân lo, mọi người từ bà ngoại, chồng chị và tất cả những người hàng xóm
tới thăm đều giấu chị.

Sau này chồng chị mới nói mọi người giấu chị vì sợ ảnh hưởng đến tinh thần, tâm
trí của chị. Khi mới sinh chị rất yếu mọi người sợ chị sẽ không vượt qua được khi
biết được sự thật. Cho đến một hôm mọi người ra ngoài hết, một mình chị Hợp loay hoay
thay tã cho con, kéo tấm vải quấn trên người con, chị giật mình hét lên một tiếng rồi
ngất lịm. Khi tỉnh dậy, chị như người mất hồn, chị không tin vào mắt mình, lúc này
chị mới nhớ lại khuôn mặt biến sắc của vị bác sĩ siêu âm và những tiếng sụt sịt của
chồng trong bệnh viện mà lúc đó chị cứ nghĩ anh bị cảm.

Suốt những ngày sau đó, chị Hợp nằm im lìm, lặng lẽ cùng những dòng nước mắt không
ngớt tuôn chảy. Chị khóc cho bản thân mình, khóc cho đứa con tội nghiệp, chị đặt ngay
tên con là Hạnh vì chị thấy cháu bất hạnh quá, cả đời này chắc cháu chỉ ngồi một chỗ
mà thôi: Chị kể tiếp: thời gian mà Hạnh biết bò và tập đi, tôi không làm được gì
ngoài việc theo dõi, quan sát cháu.

khng tay, cu b, ng Nai

Khác với những đứa trẻ bình thường, Hạnh vừa bú
mẹ vừa đưa chân lên kẹp vào vú bên kia, rồi khi tập bò, Hạnh trườn như một con sâu
đo. Vất vả nhất là lúc tắm cho cháu, tôi cứ sợ tuột tay vì người cháu trơn tuồn tuột
không có điểm tựa. Rồi những đêm nằm ngủ Hạnh cứ rúc đầu váo nách rất nhột.

"Tôi khóc hết nước mắt khi nhìn con. Lúc tập bò nó rướn mình như một con sâu đo.
Ai cũng nghĩ nó chỉ có thể nằm vậy suốt đời" – chị Hợp nhớ lại.

Ước mơ của “Chim cánh cụt”

Hạnh đến tuổi đi học, bố mẹ không cho con đi vì nghĩ không có tay lấy gì mà viết,
học sao nổi. Nhưng chú bé lén bố mẹ tới đứng học lỏm ngoài cửa lớp mẫu giáo. Cô giáo
thấy thương quá, dắt Hạnh về nhà thuyết phục bố mẹ cho em được học. Vào lớp 1, người
ta từ chối nhận cậu bé. Hạnh không bỏ cuộc, cậu đi theo mẹ đến trường xin học lần
nữa. Sự quyết tâm của Hạnh cuối cùng đã khiến Trường tiểu học Kim Đồng (Định Canh,
Định Quán) chấp nhận cậu học trò đặc biệt. Và càng đặc biệt hơn khi ngay năm học đầu
tiên Hạnh đã đạt danh hiệu học sinh giỏi và viết chữ rất đẹp.

“Chim cánh cụt” là tên gọi thân thương mà bạn bè, thầy cô đặt cho Hạnh. Hạnh cũng
rất thích tên đó và lấy làm nick name của mình nhưng em thêm hai từ “biết bay” vào
nữa. Cậu rất năng động, Hạnh có thể tự mình làm mọi thứ, từ việc sinh hoạt cá nhân.

Hàng ngày, cậu có thể tự mình tắm rửa, chải đầu, ăn uống mà không cần sự trợ giúp
của người khác, chân của Hạnh có thể kẹp bút viết chữ khi ở nhà cũng như đến lớp.
Không chỉ thế, về nhà hàng ngày Hạnh còn phải chỉ cho em gái học và cùng anh chị em
phụ giúp những việc trong gia đình như quét nhà, rửa chén, nhổ cỏ rau ngoài ruộng…

khng tay, cu b, ng Nai

Mặc dù không có đôi tay, Hạnh là một cậu bé ham học. Khi đến tuổi đến trường, thấy
bạn bè cùng xóm tung tăng đến lớp, Hạnh một hai đòi mẹ cho mình đi học. Thương con
nhưng thấy con mình tật nguyền như vậy, mẹ cậu đành cắn răng khuyên nhủ Hạnh đừng đi
học. Để chứng minh cho cha mẹ thấy mình có thể đến trường như bao bạn đồng trang lứa,
hàng ngày, Hạnh dùng phấn rồi kẹp vào ngón chân tập viết trên thềm nhà. Thấy con
quyết tâm như thế, mẹ đành lòng không đậu, đánh liều dẫn con đến trường TH Kim Đồng
xin cho Trường vào học.

Lên lớp 2, hằng ngày Hữu Hạnh tập chạy xe đạp, đối với người bình thường mới tập
chạy xe bằng đôi bàn tay còn khó khăn, nhưng với Hạnh thì khó khăn còn trăm lần, bởi
bạn dùng đầu để điều khiển. Bạn cũng không nhớ bao nhiêu lần bị té ngã, hiện trên cơ
thể bạn đã không thể đếm xuể bao nhiêu vết xẹo. Nhưng chính nhờ sự kiên trì đó mà
chưa đầy một năm Hạnh đã chạy xe đạp thành thạo và còn chở em gái đi học.

Vì khuyết đôi tay nên Hạnh luôn cố gắng tập cho đôi chân càng ngày càng nhanh nhẹn
và làm được nhiều việc trước sự ngỡ ngàng của gia đình và hàng xóm. Cũng như bao bạn
bè cùng trang lứa trong xóm, những ngày cuối tuần cậu cùng những người bạn mình đi
bắt cua, cá ngoài đồng. Hạnh nói "không có đôi tay thì mình làm việc bằng đôi chân để
thay thế, có sao đâu". Đối với Hạnh là thế, hàng ngày cậu vẫn vui vẻ, không vì không
có đôi tay mà cậu tự ti với bạn bè, nhưng đối chúng tôi, với bạn bè Hạnh luôn là một
tấm gương để mọi người noi theo.

Hạnh là một học trò chăm ngoan, suốt mấy năm liền ít khi nào cậu nghĩ học, mặc dù
việc học của cậu có phần khó khăn, vất vã hơn các bạn khác. Ước mơ của Hạnh là sẽ trở
thành một kỹ sư tin học. Đó là một ước mơ thật đáng quý, và chúng ta mong sao nó sẽ
trở thành hiện thực.

(Theo Ngọc Châu/ Mực tím)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123824/cau-be--chim-canh-cut--biet----bay.html

Một phép mầu

Posted: 03 Jun 2013 08:49 PM PDT

(GDTĐ) – Tôi là một người không may mắn. Không hiểu vì lí do gì mà ngay từ khi sinh ra, mắt trái của tôi đã không thể nhìn được và nó lại còn bé hơn mắt phải khiến cho hai mắt của tôi không cân nhau. Một mắt không nhìn thấy gì nên tôi hay phải nghiêng mặt đi để nhìn mọi thứ. Khi còn học những lớp nhỏ, tôi nhớ là mình luôn bị bạn bè trêu chọc.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tôi buồn lắm. Lớn hơn một chút, biết nhận thức hơn, không bị bạn trêu nữa nhưng tôi luôn phải sống trong mặc cảm tự ti vì đôi mắt của mình. Lúc nào tôi cũng thấy mình xấu xí và không bằng mọi người. Tôi luôn nghĩ với ngoại hình như thế này khi lớn lên, mình sẽ không thể xin được việc làm. Hàng ngày tôi sống trong nỗi buồn và sống một cách thu mình. Tôi tự tách mình ra khỏi tập thể lớp, lúc nào cũng lặng lẽ một mình. Tôi đủ lớn để nhận ra, sẽ không tồn tại bất cứ một phép màu cổ tích nào có thể giúp tôi có được hai con mắt cân nhau. Càng nghĩ về điều này, tôi lại càng thấy mình đau khổ.

Nhưng rồi, đã có một sự thay đổi diệu kì đến với tôi. Năm đó, do điểm thi vào cấp III khá cao nên tôi đã được tuyển vào lớp 10A1, một lớp chọn của trường THPT Ngô Quyền. Hồi đó, các trường THPT chưa phân ban như hiện nay nên tất cả những học sinh học giỏi môn Văn và Toán, khi thi đạt điểm cao đều được chọn vào học chung một lớp. Tôi học rất tốt môn Văn, nhưng môn Toán lại không tốt lắm. Bọn học giỏi toán của lớp rất vui sướng vì được một thầy giáo trẻ, nhiệt tình lại có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy lên lớp. Còn riêng tôi, tôi vẫn mong chờ giờ học môn Văn.

Hôm đó lớp tôi có giờ Văn, vì là giờ học đầu tiên nên tất cả lớp đều chú ý đến cô giáo. Và cô đã xuất hiện. Với chiếc quần lụa đen và chiếc áo phin trắng, trông cô thật giản dị. Trong lớp đã có tiếng xì xào “cô chẳng xinh gì cả". Cô tự giới thiệu cô tên là Nguyễn Thị Mão – cái tên cũng giản dị như bộ quần áo cô đang mặc. Cô bắt đầu giảng bài. Tôi lắng nghe từng lời giảng của cô. Giọng cô ấm áp và dịu dàng, tôi như bị cuốn vào các nhân vật văn học thời kì những năm 1930 – 1945 mà quên đi sự mặc cảm của mình.

Tôi cao hơn các bạn, nên ngay từ đầu năm học, thầy chủ nhiệm đã xếp tôi ngồi ở bàn cuối cùng của lớp. Mắt kém, nên khi ngồi ở vị trí này, tôi đã rất khó khăn khi nhìn bảng. Giờ dạy thứ hai cô nhàng đến bên tôi và hỏi: “Em có nhìn rõ chữ trên bảng không?”. Tôi cúi mặt không nói. Cô đã chuyển chỗ cho tôi lên ngồi ở bàn thứ hai và cô cũng nói với  thầy chủ nhiệm của tôi điều đó. Ngồi ở chỗ mới, tôi nhìn bảng thuận lợi hơn. Trong lòng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô, tôi muốn nói lời cảm ơn cô mà không thể cất thành lời. Các bài giảng của cô, tôi đều hiểu. Các câu hỏi cô đặt ra, tôi đều có thể trả lời được nhưng do sự mặc cảm và nhút nhát sẵn có nên tôi không dám phát biểu.

Đến bài viết tập làm văn đầu tiên, chấm bài xong, cô đã phát hiện ra năng khiếu học văn của tôi. Từ đó cô luôn chú ý đến tôi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Có giờ ra chơi, cô không xuống văn phòng mà đến bên tôi, rồi hỏi tôi mọi chuyện. Cô cũng đã đoán được mọi suy nghĩ của tôi nên cô đã kể cho tôi nghe những tấm gương không có được sự may mắn về ngoại hình nhưng nhờ có nghị lực và tài năng mà họ vẫn vươn lên thành công trong cuộc sống.

Lúc đầu, tôi còn ngần ngại, không dám trao đổi với cô, nhưng bằng sự cởi mở, trìu mến và cảm thông, cô đã làm cho tôi mạnh dạn và tự tin hơn. Thế rồi, qua sự giới thiệu và giúp đỡ của cô, tôi đã được tham gia vào câu lạc bộ văn thơ của trường. Từ đó tôi được giao lưu, được kết bạn, được bày tỏ tình cảm của mình.

Dần dần, tôi đã vơi đi nỗi buồn về bản thân, bớt đi mặc cảm về mình. Tôi đã trở thành một con người tự tin. Thầy cô và các bạn trong lớp đã có cái nhìn khác về tôi. Tôi đã nhận thấy cuộc sống thật có ý nghĩa. Tôi luôn cố gắng hết mình trong mọi lĩnh vực. Dưới sự hướng dẫn của cô, lớp 12, tôi đã đạt giải ba học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Tôi vui lắm. Tôi nghĩ để có được thành tích này thì công lao của cô là rất lớn. Với tôi lúc này, cô như một người mẹ, như một bà tiên trong cổ tích. Hết năm học lớp 12, khi phải làm hồ sơ thi vào đại học, tôi đã xin ý kiến của cô. Cô đã cho tôi một lời khuyên thi vào trường phù hợp với khả năng của tôi.

Giờ đây, tôi đã có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc nhưng không bao giờ tôi quên được hình ảnh của cô. Chính cô đã cho tôi sự thành công của ngày hôm nay. Cô đã biến tôi từ một con người luôn sống trong mặc cảm, tự ti để trở thành một con người luôn cố gắng và tự tin trong cuộc sống. Với tôi, cô chính là một bà tiên trong truyện cổ tích đã cho tôi một phép mầu. “Bà tiên” ấy không làm cho tôi xinh đẹp lên nhưng đã làm cho tôi có nghị lực và luôn biết vươn lên trong cuộc sống.

Mã số: 149

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/mot-phep-mau-1969725/

Minh chứng cho những đổi mới giáo dục

Posted: 03 Jun 2013 08:49 PM PDT

(GDTĐ) – 4 năm về trước, tôi là một sĩ tử bước vào phòng thi. Tôi nhớ năm 2009 đề thi tốt nghiệp THPT bàn về việc đọc sách, đề thi đại học bàn về câu nói của tổng thống Mỹ A. Lincon. Những đề thi như vậy là luồng gió mới của nghị luận xã hội, nhưng chưa khai thác được những vấn đề chúng tôi thực sự quan tâm. Mới đây, cầm đề thi tốt nghiệp năm 2013, tôi cảm thấy rất bất ngờ.

Niềm vui của thí sinh Nghệ An sau môn thi đầu tiên
Niềm vui của thí sinh Nghệ An sau môn thi Ngữ văn

Một sự kiện thời sự diễn ra cách đây chỉ hơn một tháng đã xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp cấp 3 môn Ngữ văn. Bộ GDĐT đã chọn được một câu chuyện vừa tầm với lứa tuổi và suy nghĩ để các em nói lên quan điểm của mình, điều này thường khó tìm thấy trong các kì thi trước đây.

Tôi và các bạn đồng nghiệp đã cảm thấy thú vị, nhìn thấy giá trị thực sự của một đề văn nghị luận xã hội, đúng chất xã hội trong đó.

Còn nhớ đề thi nghị luận xã hội năm trước của khối D bàn về thần tượng, dường như càng về sau những đề  thi của các em càng có tính thiết thực và đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của các em nhiều hơn.

Đề thi tốt nghiệp THPT năm nay theo tôi là phù hợp với năng lực của các em, khơi dậy những phẩm chất tốt của bản thân để hoàn thiện nhân cách và thấy cuộc sống còn có những con người dám sống và dám hi sinh vì người khác.

Giờ đây tấm gương của em Nam đã vượt ra khỏi những khuôn khổ của một bài thi, giúp học sinh nói lên tiếng nói của mình, thấu hiểu và học tập lòng dũng cảm, đức hi sinh. Sau khi hoàn thành bài thi một số em còn cảm thấy mình yêu thương con người xung quanh hơn, nhận thức được không chỉ sống cho mình mà còn sống cho người khác.

Tôi đánh giá cao cách ngành giáo dục tạo đã rất sáng tạo trao cơ hội cho các em học sinh nói lên suy nghĩ của mình . Đây cũng chính là minh chứng về những thay đổi tích cực của Bộ GDĐT trong đổi mới phương pháp dạy – học, đổi mới kiểm tra đánh giá.

       Lê Thị Thảo (Khoa Tâm lý – Giáo dục -Trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/minh-chung-cho-nhung-doi-moi-giao-duc-1969739/

Comments