Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Người cha nghèo một mình nuôi 6 con vào đại học

Posted: 29 Jun 2013 08:04 AM PDT

Ở làng Ngọc Sơn (nay tổ dân phố Hồng Sơn, Phường Đức Thuận, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) ít ai không biết đến gia đình ông Phan Ngọc Quang, một gia đình được coi là gương sáng trong việc nuôi con ăn học nên người. Gia đình ông là một hộ thuộc diện nghèo Hợp tác xã, có 6 người con (5 gái, 1 trai) thì cả 6 người con đều vào đại học, thành đạt.

nhà nghèo, đại học, học, gia đình, hoàn cảnh khó khăn

Ông Quang (bên phải) và người em trai bị tàn tật không có khả năng lao động

Gia cảnh khó khăn

Đến thăm gia đình ông Quang chúng tôi mới cảm nhận được sự thiếu thốn của gia đình. Căn nhà cấp bốn hiện tại của ông là do ông bà để lại, bao năm vẫn chưa có tiền xây lại, sữa chữa. Ngôi nhà hai gian được xây bằng vôi đá đã xuất hiện những vết nứt nẻ, gạch bị thối rơi rụng… Trong nhà không có nhiều đồ đạc và cũng chẳng có thứ gì có giá trị ngoài những tấm bằng khen của các con treo trên những bức tường cũ kĩ.

Vợ mất sớm, một mình ông Quang phải gánh trên vai cả gia đình. Ông phải nuôi 6 người con ăn học cùng với một người em trai bị tàn tật từ thời còn trai trẻ, không có khả năng lao động.

Tám miệng ăn của gia đình ông chỉ trông chờ vào năm sào ruộng khoán "mùa được mùa mất". Để có miếng cơm manh áo và tiền ăn học của các con ông đã làm lụng vất vả thêm với đủ thứ nghề. Ông chăn nuôi trâu, bò để cày thuê và cho sinh sản kiếm tiền.

Hàng năm, cứ đến mùa vụ ông lại nhận ruộng của các hộ trong Hợp tác xã để cày thuê. Hết mùa vụ, ông lại làm nghề thợ xây. Cuộc sống vất vả là vậy nhưng ông vẫn quyết nuôi dạy con cái nên người.

Ông Quang có một suy nghĩ: "Dù có nghèo đến mấy, dù có phải vất vả đến mấy cũng phải cho con học đến nơi đến chốn. Chỉ sợ là con không có chí học mà thôi. Vì vợ tôi mất cũng là do lao lực làm việc để nuôi các con ăn học vì thế bằng mọi giá phải thực hiện tâm nguyện của vợ…Dù số tiền mà con tôi đi học đều chủ yếu là vay từ ngân hàng là chính".

Cũng do gia cảnh nghèo nên việc học của các con ông gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn. Sống trong cảnh "bữa đói bữa no", điều kiện học hành thiếu thốn nhưng điều khiến nhiều người phải khâm phục đó là các con của ông ai cũng chăm ngoan, học giỏi, năm nào cũng nhận được nhiều bằng khen của nhà trường và của các cấp chính quyền.

6 người con vào đại học

nhà nghèo, đại học, học, gia đình, hoàn cảnh khó khăn
Gia đình ông Quang

Trải qua bao gian nan vất vả đến nay, sáu người con của ông đều đã vào đại học, có người đã đi làm, thành đạt, khiến ai cũng phải khâm phục. Người con đầu là Phan Thị Xanh (SN 1982) sau khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa Điện tử viễn thông, ĐH Bách Khoa Hà Nội, hiện nay làm việc tại Đài tiếng nói Việt Nam.

Chị Phan Thị Thắm (SN 1982), người con thứ hai, từng nhận học bổng Jaica – Nhật bản trong 5 năm học tại khoa Nông học, Trường ĐH Nông Nghiệp I, nay làm việc tại Sở Nông Nghiệp Hà Tĩnh.

Chị Phan Thị Tươi (SN 1985), người con thứ ba, sau khi tốt nghiệp loại giỏi, khoa Chăn nuôi thú y, ĐH Hồng Đức đã được nhà trường giữ lại và đang được gửi đi đào tạo tại Chulalongcon, Thái Lan.

Chị Phan Thị Sáng (SN 1988) tốt nghiệp khoa sư phạm Tiếng Anh, ĐH Hà Tĩnh, hiện dạy tại Trường THCS Bắc Hồng, Hồng Lĩnh.

Còn hai người con cuối đang đi học là: Phan Ngọc Mai, đang học năm thứ ba, khoa Tài chính – Kế toán và Phan Văn Nguyện (SN 1993), năm thứ hai, khoa Cơ khí chế tạo máy đều của ĐH Thủy Lợi.

Khi được hỏi về bí quyết trong việc nuôi con học giỏi ông Quang chia sẻ: "Tuy nhà nghèo nhưng được một điều là con cái có chí học hành, chăm ngoan, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, nghe lời bố, chú dạy bảo.

Hiểu rõ hoàn cảnh gia đình nên các con tôi cũng luôn tích cực trong công việc phụ giúp gia đình và chi tiêu tiết kiệm trong học hành. Tôi cũng chỉ động viên tinh thần là chính chứ không giúp được gì trong việc học của các con…".

Ông Quang cho biết thêm dù là hoàn cảnh khá ngặt nghèo nhưng chưa bao giờ ông ngần ngại trong việc đầu tư cho con học hành. Dù không có tiền nhưng ông quyết đi vay anh em, vay ngân hàng để cho con được đi học.

"Ông Quang không chỉ là một điển hình về việc nuôi con ăn học của Hợp tác xã mà là còn là tấm gương của thị xã, của tỉnh. Điều đáng nói ông là một nông dân nghèo nhưng quyết tâm nuôi con học bằng mọi giá. Vì vậy, chúng tôi thuờng lấy gia đình ông làm gương cho các gia đình khác noi theo", ông Phan Thanh Lương, Chủ tịch UBMTTQ phường Đức Thuận cho biết.

(TheoPhan Quyên/ Pháp Luật VN)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128959/nguoi-cha-ngheo-mot-minh-nuoi-6-con-vao-dai-hoc.html

Bản đồ tư duy

Posted: 29 Jun 2013 08:03 AM PDT

(GDTĐ) – Trẻ em xưa nay vẫn có thói quen học thuộc lòng. Cách học này có tác dụng là giúp các em rèn luyện trí nhớ. Tuy nhiên, tôi nhớ rằng, trong lớp của tôi mấy chục năm về trước, có những bạn không thể trả bài được mặc dù hoàn toàn thuộc bài. Đơn giản, các bạn quên mất từ đầu tiên. Tôi thiết nghĩ, bằng cách học này, vô hình trung chúng ta đã khiến các em quen với kiểu "học vẹt".


HS Trường THCS Đồng Lê (Tuyên Hóa, Quảng Bình) ôn tập bằng bản đồ tư duy

1. Trong thế kỷ 21 này, không ai là không biết rằng bộ não chúng ta chia làm hai phần, 2 bán cầu: trái và phải. Bán cầu não trái liên quan đến tư duy logic và lý trí. Bán cầu não phải liên quan đến cảm xúc và sự tưởng tượng. Chúng ta cũng đều biết rằng ai cũng thông minh, đứa bé nào cũng thông minh, nhưng chúng ta chưa biết cách tự giúp mình và giúp người khác sử dụng trí tuệ và bộ não tuyệt vời. Bộ sách  "Dạy tốt học tốt bằng bản đồ tư duy" gồm 5 cuốn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành của hai tác giả Trần Đình Châu và Đặng Thu Thủy đã giới thiệu những phương pháp khoa học, đơn giản nhất để áp dụng bản đồ tư duy vào trường học, giúp người dạy và người học sáng tạo.

Điểm nổi bật và đáng ghi nhận mà tôi thấy được từ những cuốn sách và công trình nghiên cứu của 2 nhà giáo này là khi phổ biến vào nhà trường họ đã làm đơn giản hóa mọi việc. Với các hướng dẫn rất cụ thể của họ, vấn đề hoặc bài học trở nên rất dễ nhìn và dễ viết, dễ xem và dễ đọc, dễ làm và dễ hiểu. Cách làm này góp phần tạo hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, giúp các em phát triển và kết nối 2 bán cầu não tốt nhất, hướng tới phát triển đa trí tuệ.

2. Tôi có may mắn đến trường THCS Tô Hoàng, một trong những nơi đã ứng dụng sớm nhất công trình nghiên cứu này vào việc học và chơi của các con. Ngay trước cổng trường đã là 1 bản đồ tư duy (BĐTD)giới thiệu phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" của nhà trường. Trong các lớp học có bản đồ tư duy. Các chương trình vui chơi giải trí của các em cũng được "bản đồ tư duy hóa". Cô Thuận, hiệu trưởng và các cô giáo của trường rất hồ hởi vì kết quả học tập của các em, vì trí tuệ của các học trò được phát triển toàn diện.

Việc ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy môn Văn thật khó tưởng tượng với rất nhiều người. Cô giáo Lê Thị Hằng, (Trường THCS Tô Hoàng, Hà Nội) cho biết: "Đặc trưng của bộ môn Văn là nó phải thấm vào người nghe, người học bằng cái âm vang của ngôn ngữ. Vì thế, nếu chỉ bằng BĐTD không thôi thì nó sẽ không để lại được điều gì. Do đó, chúng tôi mới chọn sự kết hợp BĐTD với lời bình giảng của giáo viên. Và khi chúng tôi kết hợp BĐTD tôi cũng muốn nó mang tính hình tượng thì nó sẽ tác động mạnh đến cảm xúc của các em, nhất là các em đang còn nhỏ. Trong khi đấy bài học còn đưa ra những triết lí rất là sâu sắc. Và như vậy thì BĐTD có một sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức và cảm xúc của các em nhỏ."

Ứng dụng BĐTD vào học tập và cuộc sống, từ đó các em (và cả chúng ta nữa) có thể phát triển ra vô hạn những ý tưởng tuyệt vời. Không chỉ vậy, những ý tưởng này được liên kết với nhau rất lô gic, khoa học, ngắn gọn.

Tôi vô cùng ngạc nhiên khi ngay cả Trường THCS Hương Sơn, (Lạng Giang, Bắc Giang), nơi có đến 70% là học sinh các dân tộc ít người cũng ứng dụng rất hiệu quả công trình này.

TS NGUYỄN MẠNH HÙNG

(Ủy viên BCH TƯ Hội Xuất bản Việt Nam) 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/ban-do-tu-duy-mot-hanh-trinh-ket-noi-1970478/

Người “thổi hồn” cho ước mơ…

Posted: 29 Jun 2013 02:03 AM PDT

(GDTĐ) – Tiến sĩ Tom MC Caul – Giám đốc Công ty Tư vấn Denuma International Lnc (Canada) là một chuyên gia tư vấn giáo dục quốc tế. Nhân dịp ông sang làm việc với Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực Việt Nam, ông đã chia sẻ với GDTĐ về người thầy để lại ấn tượng sâu sắc với ông thời đi học, đó là cô giáo dạy môn Lịch sử và Địa lý lớp 3.

1. Cô đã cho học sinh chúng tôi biết rất nhiều những trải nghiệm về chuyến đi vòng quanh thế giới của cô. Chính điều đó đã gợi trong tâm trí của tôi những hình ảnh, những tưởng tượng về các quốc gia, các vùng đất… Điều đó làm cho tôi muốn được đi khắp thế giới ngay từ khi còn là một học sinh tiểu học. Đây cũng là lý do đã dẫn dắt tôi vào sự nghiệp tư vấn quốc tế như hiện nay.


Tiến sĩ Tom MC Caul
 

Đó là một người thầy tôi không thể nào quên. Từ những câu chuyện cô giáo kể lại trong những giờ học, nội dung những câu chuyện ấy đã hình thành nên suy nghĩ của tôi về thế giới, dần tạo nên trong tôi mong muốn, đam mê khám phá thế giới. Cô không chỉ lôi cuốn học sinh bằng những trải nghiệm thực tế của mình, mà cô còn là một giáo viên nhiệt tình và tâm huyết với học sinh.

Bên cạnh cô giáo ấy, thời đi học tôi được gặp nhiều giáo viên rất tâm huyết với học sinh, họ đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong tâm trí của tôi. Đó không chỉ là cách mà giáo viên tác động đến học sinh từ năng lực, trình độ, phương pháp giảng bài, mà còn là cách giáo viên tác động đến học sinh để khơi gợi nội lực bên trong mỗi học sinh. Tôi cảm thấy như được thầy cô "thổi hồn" vào những ước mơ qua hình dung về thế giới bên ngoài lớp học, bên ngoài đất nước tôi rất sinh động qua lời thầy cô kể.

2. Thời tôi đi học, hầu hết thời gian học sinh đến trường đều được làm việc theo nhóm, hoặc học tập theo từng "dự án". Một trong những bất cập của chuyện thi cử đó là với một thời gian ngắn để học sinh làm bài (vài chục phút, hay nhiều hơn) thì cũng không thể đánh giá hết năng lực của mỗi học sinh. Vì thế, ở chỗ chúng tôi, trong giáo dục, việc đánh giá học sinh qua học và làm việc theo nhóm là một cách quan trọng để chứng minh kết quả học tập của mỗi học sinh. Bản thân thầy cô giáo đứng lớp đóng vai trò là những người trực tiếp đánh giá năng lực và kết quả học tập của học sinh.

Khi tôi đến thăm một số trường học Việt Nam, tôi thấy đặc thù trường học ở đây cũng tương tự ở Canada, thể hiện là giáo viên cũng hết sức "cam kết" về việc học tập của học sinh. Tại đất nước Canada, chúng tôi luôn khuyến khích tạo điều kiện nhiều hơn cho giáo viên, tạo điều kiện hỗ trợ cho giáo viên. Vì chính giáo viên mới biết được học sinh thực hiện việc học tập ra sao và có năng lực thực sự như thế nào, để hỗ trợ và giúp học sinh thành công trong học tập.

Một trong những thách thức hiện nay ở mỗi lớp học là giáo viên có thể phát biểu một cách cứng nhắc rằng họ phải làm cách này hay theo cách kia mới hiệu quả. Nhưng tôi thì cho rằng không nhất thiết phải áp đặt một phương pháp cứng nhắc nào đó cho cả một lớp học, với tất cả học sinh trong đó. Tại Canada, 2 giáo viên dạy 2 lớp học khác nhau, nhưng nhà trường vẫn có quyền sắp xếp lại giáo viên dạy trong 2 lớp đó, kể cả đổi giáo viên, để việc dạy và học sao cho phù hợp.

Các lớp học phải xếp học sinh vào các nhóm phù hợp năng lực, để giáo viên có thể dạy hiệu quả nhất. Nhưng ý niệm chung vẫn là: Trong một lớp học, các học sinh ngồi học cùng một thời điểm, trong cùng một không gian thì thường có trình độ như nhau. Đây là một quan niệm cố hữu và nó cũng khó tách rời khỏi nhận thức của người thầy và của rất nhiều người. Nhưng tôi cho rằng việc có thể thay đổi giáo viên giữa các lớp khác nhau để việc dạy học ở mỗi lớp sao cho phù hợp nhất cũng là một cách đáng được lưu ý. 


Người thầy cần “thổi hồn” cho những ước mơ của học sinh 
 

3. Có một yếu tố tích cực, một ưu điểm mà tôi nhận thấy gần đây Việt Nam cũng áp dụng, đó là phương pháp giảng dạy "lấy học sinh làm trung tâm". Nếu như trước đây, giáo viên thường cứ dạy hết bài hôm nay rồi mai lại dạy tiếp một bài khác, bất luận học sinh học đến đâu, tiếp thu được đến đâu cũng không quan tâm, việc thầy dạy thì thầy cứ làm, việc trò học thì trò cứ học. Nhưng với phương pháp mới (phương pháp dạy học hiện đại), để học sinh học tập tích cực thì người thầy càng "dạy" ít bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu dạy theo phương pháp mới thì người thầy phải chờ đến khi nào học sinh hiểu bài thật sự thì mới chuyển sang bài học mới. Đó là học thật, học hiệu quả.

Tôi thấy ở Việt Nam có rất nhiều giáo viên dạy giỏi, họ cũng rất tuân thủ những quy định, nguyên tắc đặt ra với tư cách một người thầy. Nhưng có sự khác biệt giữa việc giảng dạy của người thầy ở Việt Nam với người thầy ở Canada ở chỗ: Ở Việt Nam người thầy thường bị cứng nhắc trong việc tuân thủ các nguyên tắc. Ở Canada thì không vậy. Người ta thường nói đến những kiến thức học sinh cần phải đạt được sau khi học xong một lớp nào đó. Theo đó, các giáo viên muốn làm thế nào thì tùy, miễn làm sao là giáo viên làm việc hiệu quả, miễn làm sao cuối cùng học sinh phải đạt được những kiến thức yêu cầu được đặt ra. Ở Việt Nam tôi thấy, tất nhiên giáo viên dạy giỏi thì cũng thực hiện như vậy. Tuy nhiên, theo tôi vẫn cần thêm sự hỗ trợ và khích lệ với giáo viên.

Để khích lệ, hỗ trợ tốt cho giáo viên, tạo cho họ một sự linh hoạt nhất định thì có thể sẽ mất đi một phần nào đấy những nguyên tắc vốn cứng nhắc trong hoạt động giảng dạy. Nhưng quan trọng là giáo viên phải đánh giá được năng lực của học sinh đến đâu trong bối cảnh mỗi lớp học.

Trong ký ức của tôi thời niên thiếu, thì người thầy không phải quan trọng với tôi ở việc cho tôi điểm tốt, hay giúp tôi hoàn thành những yêu cầu mang tính "thủ tục" đối với một học sinh, mà từ ngữ tôi muốn dùng ở đây chính là "thổi hồn", là "khích lệ". Những người thầy của tôi trước đây đã khích lệ tôi rất nhiều trong việc theo đuổi ước mơ. Thậm chí, thầy luôn luôn quan tâm để đánh giá xem việc học tập thường ngày của tôi có cho thấy tôi theo đuổi ước mơ đúng cách hay không. Có thể thầy cô còn chỉ dẫn cho tôi phải làm thế nào nếu như phương pháp học tập và thực hiện mục tiêu của tôi chưa đạt yêu cầu. Đó mới là cách giáo viên cần phát huy, để "thổi hồn" cho học sinh vươn tới những mục tiêu, những ước mơ ngay từ khi còn nhỏ, nuôi dưỡng một tư tưởng, một ý thức vươn lên.

AN NHIÊN (Ghi)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/nguoi-thoi-hon-cho-uoc-mo-1970475/

Bộ Giáo dục chỉ thị cấm dạy trước lớp 1

Posted: 28 Jun 2013 10:02 PM PDT

– Chỉ thị do Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa khẳng định việc dạy trước nội dung chương trình lớp 1 với trẻ là phản khoa học, gây bức xúc trong xã hội và chỉ đạo các cơ sở giáo dục, các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm chỉ thị này.

lớp 1, giảng dạy

Ảnh minh họa (Ảnh: Văn Chung)

Theo Thứ trưởng Nghĩa: "Việc dạy học theo nội dung chương trình lớp 1 (chủ yếu là dạy tập viết và tính toán) cho trẻ em tuổi mẫu giáo xảy ra ở một số địa phương, đang là vấn đề gây bức xúc trong xã hội.

Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1, vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt".

Trước tình trạng trên, chỉ thị do Thứ trưởng Nguyễn Thị Nghĩa gửi các cơ sở giáo dục đào tạo chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1; nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1".

Cùng với đó, chỉ thị chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm; Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường tùy theo khả năng của nhà trường và địa phương.

Thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh,… Giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1.

Chỉ thị yêu cầu giám đốc sở giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, báo cáo nhanh kết quả thực hiện (kể cả trong dịp hè) về Bộ GD-ĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) cho đến khi chấm dứt hoàn toàn tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 trên địa bàn.

Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non và các đơn vị liên quan lập kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị của các địa phương, tổng hợp hàng tháng báo cáo Bộ trưởng kết quả triển khai Chỉ thị trong cả nước.

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/129104/bo-giao-duc-chi-thi-cam-day-truoc-lop-1.html

Chấm dứt tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1

Posted: 28 Jun 2013 10:02 PM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa ban hành chỉ thị về việc chấn chỉnh tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1; trong đó khẳng định: Dạy học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1 vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập khi vào học lớp 1, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1

Để tiếp tục quán triệt, thực hiện Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, nhằm chấm dứt tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1, Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT, các đơn vị thuộc Bộ triển khai ngay việc chỉ đạo các phòng GDĐT, các trường tiểu học, các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1, không cho trẻ học trước chương trình lớp 1; nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1.

Chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm. Thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình lớp 1, nhất là về nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kĩ năng; đảm bảo dạy cho tất cả học sinh từ những bài học đầu tiên, không bỏ qua bất kỳ bài học nào.

Ưu tiên lựa chọn, đồng thời động viên, khen thưởng giáo viên có kinh nghiệm, tận tụy, yêu thương trẻ dạy lớp 1. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập; nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng.

Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường tùy theo khả năng của nhà trường và địa phương.

Thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh; hướng dẫn tận tình, chu đáo học sinh cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, từng bước biết đọc, biết viết, làm tính toán…, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích đối với các hoạt động học tập.

Giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1.

Chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phối hợp với các cấp, các ngành huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; thực hiện nghiêm túc Chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1.

Chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo tăng cường quản lý các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học và các cơ sở dạy thêm ngoài nhà trường tuyệt đối không dạy học trước chương trình lớp 1.

Tham mưu, phối hợp với chính quyền các cấp, các cơ quan liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm. Quy rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục, hiệu trưởng và giáo viên liên quan đến việc dạy học trước chương trình lớp 1. Hiệu trưởng nhà trường chịu trách nhiệm quản lý, kiểm tra, xử lý nghiêm và kịp thời theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các sai phạm về dạy học trước chương trình lớp 1 theo quy định.

Tích cực tham mưu với UBND tỉnh, thành phố quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học tại địa phương, từng bước khắc phục tình trạng số lượng học sinh trên lớp cao hơn so với quy định ở một số thành phố lớn, nơi có mật độ dân số cao, để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm

Đối với các đơn vị thuộc Bộ GDĐT, Bộ yêu cầu tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc kỷ cương nền nếp dạy học, nội dung chương trình giáo dục mầm non, tiểu học; các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Cụ thể, Vụ Giáo dục Mầm non: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện nghiêm túc, có chất lượng chương trình giáo dục mầm non; sử dụng đa dạng các hình thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện thực tiễn của địa phương; tuyên truyền, phổ biến đến các bậc cha mẹ trẻ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1.

Vụ Giáo dục Tiểu học: Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương thực hiện kỷ cương nền nếp trong dạy học; thực hiện nghiêm túc, đảm bảo chất lượng chương trình lớp 1, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh lớp 1.  

Thanh tra Bộ chủ trì tổ chức thanh tra và hướng dẫn, chỉ đạo thanh tra giáo dục các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm dạy trước chương trình lớp 1.

Bộ GDĐT yêu cầu Giám đốc Sở GDĐT có trách nhiệm tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này, báo cáo nhanh kết quả thực hiện (kể cả trong dịp hè) về Bộ GDĐT (qua Vụ Giáo dục Tiểu học) cho đến khi chấm dứt hoàn toàn tình trạng dạy học trước chương trình lớp 1 trên địa bàn.

Vụ Giáo dục Tiểu học chủ trì phối hợp với Vụ Giáo dục Mầm non và các đơn vị liên quan lập kế hoạch chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị của các địa phương, tổng hợp hàng tháng báo cáo Bộ trưởng kết quả triển khai Chỉ thị trong cả nước.

Chỉ thị được phổ biến đến tất cả cán bộ công chức, viên chức ở các cấp quản lý giáo dục, nhà giáo ở các cơ sở giáo dục mầm non, các trường tiểu học trong cả nước và các đơn vị liên quan để tổ chức quán triệt và thực hiện.
 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/cham-dut-tinh-trang-day-hoc-truoc-chuong-trinh-lop-1-1970466/

Trưởng đoàn thể thao học sinh Việt Nam Lê Mạnh Hùng: ‘Thành …

Posted: 28 Jun 2013 10:02 PM PDT

(Thethaovanhoa.vn) – Ngay sau khi môn thi đấu cuối cùng của Đại hội thể thao học sinh Đông Nam Á 2013 (ASG) khép lại, TTVH đã có cuộc trao đổi với ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ Giáo dục Đào tạo), trưởng đoàn thể thao học sinh Việt Nam (TTHSVN), về thành tích vang dội 50 HCV, 27 HCB và 23 HCĐ của các VĐV học sinh Việt Nam trong lịch sử 5 lần góp mặt ở sân chơi này.

Vũ Thị Ly (phải) đã giành HCV ở cự ly 800m nữ. Ảnh: Quốc Khánh

* Trước tiên xin được chúc mừng thành tích vượt bậc của đoàn TTHSVN tại ASG 5. Ông có cảm thấy bất ngờ với thành công ngoài mong đợi này không, khi mục tiêu của đoàn trước thềm Đại hội chỉ là duy trì thành tích như năm trước (27 HCV, 17 HCB, 16 HCĐ)?

- Thành công ngoài dự báo này có 2 lý do. Thứ nhất là sự chuẩn bị cho đoàn TTHSVN dự ASG 5 đã diễn ra hết sức kỹ lưỡng và có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Giáo dục Đào tạo cùng nhiều bộ ngành khác.

Thứ hai, việc thi đấu trên sân nhà, với sự cổ vũ nhiệt tình đã giúp các em VĐV có được tâm lý tự tin. Cộng với nỗ lực và ý chí quyết tâm khi thi đấu, đoàn TTHSVN đã tạo nên một đoạn kết đầy ấn tượng, với thành công rực rỡ nhất trong lịch sử 5 lần góp mặt tại ASG 5.

* Trong hành trình của đoàn TTHSVN tại Đại hội, điều gì đọng lại trong ông một cách ấn tượng nhất?

- Đi tới bất cứ điểm thi đấu nào, chúng tôi cũng có một cảm giác rất ấn tượng. Đó là sự tự hào và tự tôn dân tộc. Mỗi VĐV học sinh Việt Nam luôn cố gắng hết mình trong các phần thi đấu để đem về thành công cho đoàn.

* Có nhiều ý kiến cho rằng, đoàn TTHSVN giành được nhiều huy chương và áp đảo các đoàn trong thi đấu là nhờ chúng ta có quá nhiều các tuyển thủ trẻ quốc gia, trong khi các đoàn quốc tế chỉ mang tới những VĐV học sinh?

- Trước khi bước vào ASG 5, Hội đồng Thể thao học sinh Đông Nam Á đã bàn bạc rất kỹ lưỡng về điều lệ và quy chế của Đại hội. Đoàn TTHSVN đã tuân thủ đúng quy chế và nhận được sự đánh giá rất cao từ phía Hội đồng, cũng như 7 đoàn quốc tế dự ASG 5.

Ở đây, tôi xin nhắc tới trường hợp cụ thể là Nguyễn Thị Ánh Viên, người đã giành 8 HCV môn bơi lội. Ánh Viên hiện đang là học sinh THPT và được tuyển chọn vào đoàn TTHSVN như nhiều trường hợp khác.

Từ trước tới nay, ĐT bơi học sinh chưa bao giờ giành được HCV ở môn bơi lội và sự góp mặt của Ánh Viên là một cú hích thực sự ở môn thi đấu này trong các lần dự Đại hội tới.

Ở các môn khác cũng vậy, việc tuyển chọn lực lượng dựa trên quy chế ASG 5 và chúng ta tuân thủ đúng những nguyên tắc của Đại hội.

* Đoàn TTHSVN đã giành được thành tích vượt ngưỡng trong lịch sử ở sân chơi ASG. Tuy nhiên, sự phát triển thể thao học đường nhiều năm nay vẫn là nỗi trăn trở không chỉ của riêng ngành thể thao mà còn cả của ngành giáo dục. Vậy với bệ phóng này, liệu thể thao học đường Việt Nam sẽ thực sự tạo được bước ngoặt trong tương lai gần?

- Từ phía Vụ Công tác Học sinh Sinh viên, chúng tôi sẽ tiếp tục có những đề xuất với Bộ Giáo dục Đào tạo, để Bộ phối hợp với các Bộ ngành khác, các địa phương để đề xuất với Chính phủ về chính sách phát triển giáo dục thể chất và thể thao trong trường học.

Đây là vấn đề cần sự vào cuộc một cách rất quyết liệt, bởi các trường học rất cần sự đầu tư cho hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc tập luyện thể thao. Có một thuận lợi rất lớn trong những năm tới, khi Đề án tổng thế Phát triển tầm vóc, thể lực người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 có một chương trình liên quan tới vấn đề này.

Ngoài lộ trình thực hiện của đề án và sự quan tâm của Chính phủ, tôi hy vọng công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường sẽ sớm phát triển, để ngành giáo dục hoàn thiện mục tiêu giáo dục một cách toàn diện "Đức – Trí – Thể – Mỹ".

* Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

Vũ Lê (thực hiện)
Thể thao Văn hóa

Tổng hợp thành tích của đoàn thể thao học sinh Việt Nam tại ASG 5 – 2013

1. Môn Điền kinh: 15 HCV – 14 HCB – 10 HCĐ 15 HCV: Nguyễn Đức Chính (100m nam) Lê Trọng Hinh (200m nam); Lê Hoài Phương (800m nam) Nguyễn Thị Oanh (200m , 400m, 400m rào nữ); Vũ Thị Ly (800m nữ); Nguyễn Thị Oanh (2.000m vượt chướng ngại vật); Võ Biên Thanh Thư (3.000m nữ); Đội tiếp sức 4x100m và 4x400m nữ; Phạm Ngọc Anh (ném lao nam); Nguyễn Văn Hảo (nhảy xa nam); Nguyễn Văn Hảo (nhảy ba bước nam); Dương Hữu Tín (đi bộ 5.000m nam).

2. Môn Bơi: 9 HCV – 1 HCB – 2 HCĐ 9 HCV: Nguyễn Thị Ánh Viên (100m, 200m ngửa; 100m, 200m, 400m, 800 tự do; 200m, 400m hỗn hợp nữ; Lê Thị Việt Trinh (100m ếch nữ)

3. Môn TDDC: 7 HCV – 6 HCB – 2 HCĐ 7 HCV: Đồng đội nam; Lê Thanh Tùng (toàn năng, vòng treo); Đinh Phương Thành (xà đơn, xà kép, thể dục tự do; ngựa vòng)

4. Môn Pencak Silat: 16 HCV – 3 HCB – 4 HCĐ 16 HCV: Dương Thị Huyền/Dương Thị Ánh Nguyệt (Ganda nữ); Dương Thị Huyền/Dương Thị Ánh Nguyệt/Phạm Thị Hoài Phương (Regu nữ); Vũ Tiến Dũng/Nguyễn Xuân Thành/Vũ Quốc Việt (regu nam); Nguyễn Thị Mai Lan (đối kháng 45kg nữ); Trần Thị Thêm (51kg); Võ Thị Hằng (54kg); Vũ Thị Vân Anh (63kg); Nguyễn Nhật Thanh (48kg nam); Nguyễn Văn Phúc (51kg); Nguyễn Thành Chung (51kg); Nguyễn Minh Nam (57kg); Trần Khắc Luân (60kg); Phạm Tuấn Anh (63kg); Vương Thanh Tùng (66kg); Phan Công Thành (69kg); Lê Ngọc Sơn (72kg).

5. Môn Bóng bàn: 3 HCV – 1 HCB – 2 HCĐ 3 HCV: Đoàn Bá Tuấn Anh/Phạm Thanh Sơn/Lê Tuấn Anh/Trần Hoài Nam (đồng đội nam); Đoàn Bá Tuấn Anh/Phạm Thanh Sơn (đôi nam); Đoàn Bá Tuấn Anh (đơn nam).

6. Môn Cầu mây: 1 HCB (đội tuyển nữ) – 1 HCĐ (đôi nữ)

7. Môn Cầu lông: 2 HCĐ (đồng đội nam, đôi nam)

8. Môn Bóng chuyền: 1 HCĐ (đội tuyển nữ)

9. Môn Bóng rổ: 1 HCĐ (đội tuyển nữ)

Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/the-gioi-the-thao/truong-doan-the-thao-hoc-sinh-viet-nam-le-manh-hung-thanh-cong-nho-no-luc-va-y-chi-cua-cac-vdv-n20130628235337974.htm

Giọng Huế ở Stanford

Posted: 28 Jun 2013 09:02 PM PDT

Ấn tượng của tôi về chuyến thăm ngắn ngày tại trường đại học Stanford, Mỹ là… giọng Huế! Stanford là trường đại học danh tiếng ở Mỹ, nằm cạnh thung lũng Silicon nổi tiếng và trường hợp này thường được dùng để minh chứng cho nhận định "các cụm công nghệ cao hiện đại thường quây tụ quanh các trường đại học nổi tiếng có các công trình nghiên cứu liên quan". Còn giọng Huế ở Stanford thuộc về một người mới quen, một tiến sĩ thế hệ 8X: TS Lê Viết Quốc.

Stanford, Lê Viết Quốc, Google

Ảnh Chụp tại lễ tốt nghiệp ở đại học Stanford ngày 16.6.2013. Từ trái sang: GS Andrew Ng, TS Lê Viết Quốc, ông Lê Viết Ái và bà Tôn Nữ Thị Huệ. Ảnh do nhân vật cung cấp.

I. Khi biết tôi sẽ đến thăm đại học Stanford, ở Việt Nam, nhiều người- nhất là dân IT nhắn nhủ, nếu có điều kiện thì nên tìm cách đến thăm các công ty, tập đoàn lớn quanh vùng như Google, Facebook, Intel, VMware… để “cho biết với người ta”!

Vừa sang đến Stanford, nhờ người quen giới thiệu, tôi được TS Lê Viết Quốc nhận lời đưa đi thăm công ty Google.

Bản lý lịch tóm tắt của Quốc rất ấn tượng: cựu học sinh Quốc học Huế, du học đại học ở Úc, từng làm nghiên cứu ở Đức; vừa hoàn thành luận án tiến sỹ ở Stanford; đã có 2 năm làm việc ở Google và mới trở thành giáo sư của trường đại học Carnegie Mellon University (CMU), một ngôi trường danh tiếng khác của Mỹ về công nghệ thông tin.

Đúng hẹn, một chiếc Toyota Corolla nhìn đã cũ tiến vào sân khách sạn và một thanh niên nhỏ bé, giản dị quần jean áo pull bước xuống. Câu chào giọng Huế đặc sệt.

Xuống xe, biết đoàn có 5 người mà xe chỉ được chở tối đa là 4 nên Quốc quyết ngay: "chừ phải đi làm hai chuyến, từ đây qua đó cũng nhanh thôi!"

Lên xe, thắc mắc đầu tiên của chúng tôi là với dáng người nhỏ bé, trẻ như vậy, khi giảng trên lớp liệu giáo sư có… run không? Vừa đánh vô lăng Quốc vừa giải thích: "Khi trước chưa quen, nói trước 10 người, 20 người cũng run. Chừ quen rồi, nói trước 1.000 người, 2.000 người cũng bình thường". Anh giải thích thêm về chức danh giáo sư ở các trường đại học tại Mỹ. Theo đó, sẽ có các cấp với tên gọi assistant professor, associate professor và full professor. Tại CMU (Carnegie Mellon University), anh sẽ bắt đầu công việc giảng dạy của mình là assistant professor.

Quốc ít nói về mình. Trên đoạn đường từ khách sạn đến trụ sở Google ở Mountain View, anh chỉ kể chuyện ở Stanford, người ta dạy sinh viên cái gì, như thế nào.

Còn về quá trình học tập của Quốc, sau buổi gặp đó, vừa hỏi thêm, vừa kết hợp với thông tin từ trang web của đại học Stanford tôi mới tóm tắt được nét chính: tốt nghiệp Quốc học Huế năm 2000, Quốc vào đại học Bách khoa TP.HCM học 1 học kỳ thì nhận được học bổng phát triển của Úc (AusAID). Quốc ra Hà Nội học tiếng Anh 6 tháng thì sang Úc học khoa học máy tính ở ANU (Australian National University) vào năm 2001 để bắt đầu 4 năm đại học. Đến cuối năm thứ nhất đầu năm thứ hai đại học, Quốc tham dự chương trình Distinguished Scholar làm công trình nghiên cứu của ANU liên kết với NICTA (National ICT Australia). Từ giữa năm 2004, Quốc làm việc về machine learning (một chuyên ngành của bộ môn trí tuệ nhân tạo) với GS Alex Smola. Giai đoạn này Quốc cũng đã có một số bài báo được đăng trong các kỷ yếu hội thảo và một số tạp chí chuyên ngành. Đầu năm 2006, Quốc có sang Mỹ cộng tác với một nhóm nghiên cứu ở Microsoft. Năm 2007 Quốc sang Đức làm nghiên cứu với viện Max Planck Biological Cybernetics.

Cùng thời gian đó, Quốc nộp hồ sơ làm tiến sĩ ở Stanford và được chấp nhận. Quốc đến Stanford làm việc về machine learning dưới sự hướng dẫn của GS Andrew Ng. Trong thời gian nghiên cứu ở Stanfrod, từ hai năm nay, Google có lời mời cộng tác nên Quốc đến làm việc ở đây cùng nhóm với GS Andrew Ng.

Sau khi bảo vệ thành công luận án tiến sĩ vào đầu năm 2013, Quốc bắt đầu nộp đơn làm giáo sư ở các trường đại học của Mỹ để theo đuổi các nghiên cứu của mình. Cuối cùng, Quốc được chấp nhận và chọn CMU là nơi làm việc sắp tới.

Theo Quốc thì các trường đại học sẽ duyệt hồ sơ cá nhân kèm theo thư giới thiệu, ý tưởng nghiên cứu, ý tưởng dạy học. Sau khi duyệt là phỏng vấn. Trong các buổi phỏng vấn, ứng viên phải trình bày hướng nghiên cứu và trả lời các câu hỏi liên quan đến nghiên cứu và dạy học.

Quốc kết luận, "đó là một quá trình vất vả"!

Đến Google, trong lúc vừa đi dạo tham quan văn phòng, cảnh quan… Quốc vừa giới thiệu về Google. Tôi trình bày rằng nói đến Google, tôi chỉ nghĩ đến… chức năng tìm kiếm trong khi quan sát thực tế, tôi không rõ cảm nhận của về Google là một trường học, một viện nghiên cứu hay là một doanh nghiệp, một tập đoàn? Quốc nói ngắn gọn: "Google không chỉ là tìm kiếm. Ở Google, người ta luôn muốn tập hợp những người hàng đầu".

Về công trình của nhóm các GS và nghiên cứu sinh thuộc đại học Stanford làm việc ở Google mà Quốc đang tham gia, anh giới thiệu đơn giản là "mô phỏng não người". Đó là nghiên cứu về mạng neuron, tìm cách dùng nhiều máy tính chạy cùng một lúc, tạo ra bộ não để có thể nhận biết các vật thể.

Nghiên cứu này được giới thiệu trên New York Times trong bài "Bao nhiêu máy tính để nhận biết một con mèo? 16.000" (tạm dịch từ nguyên văn “How many computers to identify a cat? 16,000″) xuất bản ngày 25.6.2012. Theo đó, trong công trình này, "các nhà khoa học của Google đã tạo ra một trong những mạng thần kinh lớn nhất bằng cách nối 16.000 bộ vi xử lý máy tính với nhau bằng một tỉ kết nối. Sau đó, bộ não nhân tạo này được cung cấp 10 triệu ảnh thumbnail chọn ngẫu nhiên trên youtube. Tiếp theo, bộ não được giới thiệu 20.000 vật thể khác nhau và nó bắt đầu nhận ra hình ảnh con mèo bằng cách sử dụng những thuật toán chuyên sâu. Những bộ vi xử lý này kết nối lỏng trên internet để tự học và sau đó tự nhận ra đâu là hình ảnh một con mèo cho dù không hề được "dạy" rằng một con mèo trông như thế nào. Thuật toán này có thể nhận diện những vật thể phổ biến trên youtube như người, vật nuôi, xe cộ… với độ chính xác cao. Trong khi nhiều công nghệ tự nhận thức khác đều có con người đứng sau giám sát quá trình tự học và phải giúp máy tính xác định trước các vật thể thì công nghệ mà Google thí nghiệm không có sự giúp đỡ này".

Theo TS Lê Viết Quốc, đây là một bước tiến trong trí tuệ nhân tạo vì nhận dạng vật thể trong những bức hình từ lâu đã được coi là một vấn đề rất khó khăn.

Bài báo trên New York Times nhận định nghiên cứu này dẫn đến sự phát triển quan trọng trong nhiều lĩnh vực như chế tạo những chiếc máy có khả năng nhận thức, quan sát, máy hiểu tiếng nói, hay các bộ máy chuyển ngữ, dịch thuật.

II. Hai ngày sau buổi thăm Google, chúng tôi được Quốc mời tham dự bữa cơm với ông bà Lê Viết Ái, Tôn Nữ Thị Huệ là ba mẹ của Quốc vừa từ Việt Nam sang dự buổi lễ tốt nghiệp năm 2013 ở Stanford. Quốc chọn một quán ăn nhỏ trên đường California gần đại học Stanford.

Gặp nhau, khi một người trong đoàn tự giới thiệu là đồng hương ở Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, ông Lê Viết Ái ngạc nhiên làm quen bằng chất giọng đặc Huế: "Nhà tôi cũng ở Hương Thủy, ngay phường Thủy Dương”.

Ông kể, suốt những năm học phổ thông cấp 3, Quốc vẫn hàng ngày đạp xe từ Thủy Dương đến Huế. Rồi Quốc ra nước ngoài du học, thỉnh thoảng vài ba năm cũng có lần về thăm nhà chừng mươi ngày lại đi. Thấm thoắt 13 năm trôi qua, chàng trai sinh năm 1982 nay đã là tiến sĩ, giáo sư của một trường đại học ở Mỹ. Nhưng đây mới là lần đầu tiên ông bà Lê Viết Ái, Tôn Nữ Thị Huệ biết đến môi trường học tập sinh sống của con ở nước ngoài.

Câu chuyện nhắc nhiều đến việc học hành, hội nhập của cộng đồng học sinh, sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ. Quốc kể về lần đến một trường đại học giảng dạy, tập thể sinh viên Việt Nam ngạc nhiên với vị giáo sư thế hệ 8X người Việt. Sau buổi giảng, họ tập hợp lại, nấu một bữa ăn thuần túy Việt Nam mời giáo sư. "Những lần đi dạy như vậy thật vui", Quốc nói.

Quốc cho biết, sau hè năm 2013, anh sẽ có buổi lên lớp đầu tiên ở CMU trong môn trí tuệ nhân tạo.

Trở lại câu chuyện lên lớp giảng bài, mọi người cười đùa là vị giáo sư trẻ bước vào lớp, có khi sinh viên lại không nghĩ anh là giáo sư. Có lẽ Lê Viết Quốc đã từng gặp những tình huống như vậy. Vị tiến sĩ 31 tuổi hóm hỉnh trào lộng như tự phê bình: “Người làm nghiên cứu nghĩ thân hình của mình chỉ có nhiệm vụ là mang cái đầu từ chỗ này sang chỗ khác để nói ra cho người ta nghe cái mà mình đang nghĩ”, rồi nói tiếp: “Ở đây người ta tôn trọng mình lắm. Người mình to hay nhỏ, già hay trẻ đâu có sao. Quan trọng là mình nói cái chi, giảng cái chi. Người làm nghiên cứu thường coi cái đầu là đáng kể nhất chứ chi nữa!”

Theo Hy Hưng (Sài Gòn Tiếp Thi)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/129023/giong-hue-o-stanford.html

Mạo danh cán bộ Cục Khảo thí để bán sách

Posted: 28 Jun 2013 09:02 PM PDT

(GDTĐ) – Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD) Bộ GDĐT Phạm Xuân Thanh vừa có văn bản gửi các ĐH, học viện, các trường ĐH, CĐ, TCCN, các Sở GDĐT cảnh báo việc có đối tượng mạo danh cán bộ Cục để bán sách.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Công văn ghi rõ: Thời gian gần đây, KTKĐCLGD nhận được thông tin phản ánh về việc có một số đối tượng mạo danh là cán bộ của Cục để bán tài liệu liên quan đến công tác đảm bảo và kiểm định chất lượng giáo dục.

Cục KTKĐCLGD khẳng định, không có bất cứ cán bộ nào của Cục bán tài liệu nêu trên. Vì vậy, nếu đơn vị nào phát hiện đối tượng mạo danh cán bộ của Cục để bán tài liệu, xin báo ngay cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Nếu cần trao đổi thêm, xin liên hệ với Cục KTKĐCLGD, Phòng Kiểm định chất lượng giáo dục ĐH và TCCN – ông Nguyễn Hữu Cương – Phó Trưởng phòng; điện thoại: 39747108, 0904529577; email: nhcuong@moet.edu.vn).

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/mao-danh-can-bo-cuc-khao-thi-de-ban-sach-1970467/

Lao đao vì chương trình không phép

Posted: 28 Jun 2013 09:02 PM PDT

Trớ trêu nhất là nhiều công nhân tại Khu công nghiệp Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM) bị mất "cả chì lẫn chài" khi theo học trung cấp tại cơ sở "chui" của Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE) mở ở huyện Nhà Bè. Nguyễn Thị Tuyết (Bắc Ninh) – công nhân tại Khu công nghiệp Hiệp Phước – cho biết giờ mình và nhiều người đã nghỉ học. Học phí, công sức bỏ ra học tập hơn một năm coi như đổ sông đổ biển.

Đứt gánh giữa đàng…

Đầu năm 2010, trên đường đi làm về, Tuyết thấy băngrôn tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp của Công ty cổ phần Đào tạo tin học và quản lý doanh nghiệp quốc tế, học tại Nhà Bè, bằng do SAIMETE cấp. Lớp này tuyển sinh người tốt nghiệp THPT và chưa tốt nghiệp THPT. Hơn 50 công nhân khác đã nộp hồ sơ theo học. Tuyết cho biết khi học được một thời gian, người của công ty tư vấn nếu học sinh "chạy" được bằng tốt nghiệp THPT thì chương trình học sẽ chỉ còn hai năm. Một học sinh trong lớp đã giới thiệu hai học sinh khác với giáo viên N.V.C. để mua bằng tốt nghiệp THPT với giá 7 triệu đồng/bằng. Sau hai tuần ông C. đã giao bằng cho các học sinh.

Sau khi học được khoảng một năm, đầu năm 2011 nhận thấy một số dấu hiệu bất thường, học sinh lên cơ sở chính của SAIMETE khiếu nại thì tá hỏa khi được trả lời tất cả học sinh ở đây đều không có tên trong danh sách trúng tuyển của trường. Học sinh khiếu nại, SAIMETE bị thanh tra và bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012. Một học sinh có bằng tốt nghiệp THPT cho biết sau gần năm tháng khiếu nại và chờ đợi, SAIMETE mới giải quyết và chuyển học sinh về cơ sở chính để học. Hằng ngày, sau giờ làm việc, học sinh phải lặn lội từ Nhà Bè lên quận Phú Nhuận để học. Trong khi đó, những trường hợp không có bằng tốt nghiệp THPT như Tuyết thì không được giải quyết và mất tất cả tiền cùng công sức học tập đã bỏ ra.

"Mình ở quê vào Sài Gòn làm công nhân được ba năm. Sáng đi làm, tối mịt mới về, tiết kiệm thì cũng còn dư chút ít. Vì không có điều kiện học hành nên mới đi làm công nhân. Đi làm mấy năm, dành dụm được chút ít tiền nên cũng muốn đi học để thay đổi công việc cho đỡ vất vả hơn. Khi thấy trường tuyển sinh trung cấp cả người chưa có bằng tốt nghiệp THPT, mình đã đăng ký học. Ngày đi làm, tối đi học, rất mệt nhưng cũng phải ráng. Ai ngờ đâu chẳng được gì mà còn bị mất hết số tiền dành dụm. Học phí đã đóng hơn 10 triệu đồng. Đơn khiếu nại đã gửi khắp nơi nhưng chẳng ai giải quyết việc trả lại học phí. Tiền dành dụm mất, giờ muốn đi học cũng khó" – Tuyết chia sẻ thêm.

Năm 2011, N.Thúy (TP.HCM) tốt nghiệp trung cấp dược Trường trung cấp Quân y 2 (Q.9, TP.HCM). Đi làm một thời gian, Thúy đăng ký ôn thi và dự thi liên thông CĐ dược chính quy do Trường CĐ Asean tổ chức tại TP.HCM. Học được vài tháng, chương trình này bị đình chỉ đào tạo do chưa có phép. Thúy cho biết giờ nghỉ học nên chỉ ở nhà phụ giúp gia đình chờ trường giải quyết để tính phương án học tập tiếp theo. Điều đáng nói là Thúy tốt nghiệp loại trung bình khá, khi nhận hồ sơ, trường không yêu cầu xác nhận thâm niên công tác nên khi chương trình bị ngừng đào tạo, Thúy thuộc diện "chưa đủ điều kiện dự thi" nên sẽ không được tiếp tục học.

"Lúc nộp hồ sơ, thầy cô khẳng định chắc nịch là cấp bằng chính quy nên mình nỗ lực ôn thi, cả tháng trời không đi làm chỉ lo ôn để mong thi đậu. Lúc trước chưa có trường nào ở TP.HCM đào tạo CĐ dược nên mình chấp nhận đi đường vòng, học trung cấp rồi liên thông lên. Khi đậu rồi rất mừng, mặc dù phải lặn lội từ Q.7 ra tận Thủ Đức để học nhưng mình vẫn rất vui. Ai ngờ đâu chương trình bị dừng đào tạo. Tiền bạc, công sức bỏ ra cả năm qua coi như chẳng được gì" – Thúy chia sẻ.

Nháo nhào tìm chỗ học

Đến thời điểm này, hàng trăm sinh viên các lớp liên thông không phép từ trung cấp lên CĐ do Trường CĐ Asean tổ chức tại TP.HCM vẫn chưa biết số phận mình như thế nào sau khi các chương trình liên kết này bị thanh tra và đình chỉ đào tạo. Một sinh viên theo học chương trình liên thông liên kết giữa Trường CĐ Asean và Trung cấp Vạn Tường (TP.HCM) cho hay phương án ra cơ sở chính ở Hưng Yên để tiếp tục theo học không khả thi bởi đa số mọi người đều đang làm việc ở đây, chỉ đi học vào buổi tối và cuối tuần nên không thể bỏ việc làm để đi học. Trong khi đó trường vẫn chưa thông báo sẽ chuyển sang trường nào tại TP.HCM để tiếp tục học. Sinh viên Lê Thị Hiền cho biết tuy học trung cấp dược ra nhưng phải làm việc trái ngành. Do đó Hiền muốn học liên thông CĐ dược để có thể làm việc đúng chuyên ngành đã học. Sự việc vỡ lở, Hiền cùng nhiều sinh viên quyết định rút hồ sơ để chờ thời điểm ôn thi và dự thi vào trường khác. Học phí có thể được hoàn trả nhưng công sức ôn thi, học tập mấy tháng qua coi như đổ sông đổ biển.

Sinh viên N.A.T. cho biết mình theo học ở Trường Raffles (một trường của Singapore mở tại TP.HCM) được khoảng một năm thì chuyển sang học tại Melior. Mới học được một học kỳ thì Melior đóng cửa, giám đốc bỏ trốn. T. nói: "Sau khi Melior đóng cửa, những bạn có điều kiện đã chuyển đến Singapore để tiếp tục học, một số bạn chuyển sang học CĐ một chương trình nước ngoài tại VN. Điều kiện gia đình không cho phép nên hiện mình đang tạm ngưng, tìm chương trình phù hợp để có thể chuyển điểm, nếu không được thì tiền bạc và công sức học tập của mình coi như mất trắng".

Cũng rơi vào cảnh chưa biết đi đâu về đâu, hơn 100 sinh viên ngành CĐ điều dưỡng Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang phải vừa học vừa chờ chuyển sang trường khác. Do trường tuyển sinh ngành này khi chưa được phép nên Bộ GD-ĐT yêu cầu trường phải dừng đào tạo và chuyển sinh viên sang trường khác tiếp tục đào tạo. Do sinh viên muốn chuyển sang trường công lập nhưng khu vực TP.HCM không có cơ sở đào tạo CĐ ngành điều dưỡng nên trường đang liên hệ với một số trường ở khu vực miền Trung để chuyển sinh viên. Bộ GD-ĐT đã đồng ý phương án cho trường này chuyển sinh viên ra một số trường CĐ y tế khu vực miền Trung là Thanh Hóa, Huế. Tuy nhiên đang học ở TP.HCM, con đường di chuyển ra tận Thanh Hóa, Huế để học tiếp không phải là sự lựa chọn của các sinh viên.

MINH GIẢNG

Hàng ngàn sinh viên theo học chương trình không phép

* Trường CĐ Asean: Tháng 5-2013, Trường CĐ Asean bị thanh tra các chương trình đào tạo không phép, buộc phải ngưng đào tạo các chương trình liên kết ở các địa phương, trong đó có TP.HCM. Sau đó trường này bị xử phạt hành chính và đình chỉ tuyển sinh năm 2013. Tổng số có hơn 1.700 sinh viên đang theo học các chương trình không phép này.

* Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM: Năm 2011, Trường ĐH Công nghiệp tuyển hơn 100 sinh viên bậc CĐ ngành điều dưỡng khi chưa được phép. Giấy báo nhập học do hiệu trưởng Tạ Xuân Tề ký. Bộ GD-ĐT yêu cầu trường dừng ngay việc đào tạo bậc CĐ ngành điều dưỡng và liên hệ với các cơ sở đào tạo thích hợp để bàn giao sinh viên cho cơ sở tiếp tục đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định.

* Trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Sài Gòn (SAIMETE): Theo kết luận thanh tra năm 2012 của Sở GD-ĐT TP.HCM, ông Phạm Phố – hiệu trưởng SAIMETE – ký quyết định thành lập nhiều cơ sở đào tạo, trong đó có cơ sở Hiệp Phước (huyện Nhà Bè, TP.HCM), có hơn 50 học sinh trung cấp đang theo học. Tuy nhiên, cơ sở trên không có văn bản chấp thuận của Bộ GD-ĐT, vi phạm điều lệ trường CĐ. SAIMETE bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 và 2013.

* Trường Melior: Tháng 5-2012, Công ty TNHH Melior VN (gọi tắt là Trường Melior) bị Bộ GD-ĐT xử phạt hành chính vì tuyển sinh ĐH, CĐ trái phép. Tháng 11-2012, trường đột ngột đóng cửa, giám đốc biến mất. Hơn 300 sinh viên đang theo học ở đây mất tiền, việc học bị ngưng đến nay.

* Trường SIBME: Cho đến bây giờ, một phụ huynh có con học tại Trường SIBME (quận Tân Bình, TP.HCM) cho biết sau khi trường bị thanh tra, bị Bộ GD-ĐT đình chỉ tuyển sinh và buộc trả lại học phí cho sinh viên, bà đã nhiều lần đến trường đòi học phí nhưng vẫn chưa được giải quyết. Trước đó tháng 5-2012, Công ty TNHH đào tạo công nghệ thông tin và quản trị kinh doanh Singapore (gọi tắt là Trường SIBME) bị Bộ GD-ĐT xử phạt hành chính vì tuyển sinh ĐH, CĐ trái phép, đình chỉ tuyển sinh, buộc hoàn trả học phí cho người học. Có hơn 100 sinh viên đang theo học tại trường này.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/556493/lao-dao-vi-chuong-trinh-khong-phep.html

Chuyện cảm động của nữ sinh đi thi ĐH từ chùa

Posted: 28 Jun 2013 08:02 PM PDT

- Lan Anh có bố mẹ. Nhưng họ lại gửi em nhờ nhà chùa cưu mang. 4 năm qua đi thật nhanh. Em giờ đã là cô trò giỏi. Và không còn những tháng ngày khóc ròng vì buồn tủi, xót xa cho số phận nữa.

đại học, hoàn cảnh, khó khăn, chùa, thi

Lan Anh miệt mài ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi ĐH sắp
tới. Ước mơ của em là đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. (Ảnh: Văn Chung)

Học lớp 12 nhưng nhìn Lan Anh nhỏ bé, gầy gò hơn hẳn các bạn trong lớp người Hà Nội. Bác Hiền (cùng quê Phú Thọ với em) hiện cũng nương tựa ở chùa Bồ Đề, Hà Nội gần 5 năm tâm sự: "Buổi tối hôm Lan Anh được nhà đưa xuống đây trời mưa rả rích. Họ (dì em-PV) ngồi một lát rồi về luôn. Phải đến 1 tuần sau Lan Anh chỉ có khóc mà không buồn ăn cơm".

Thấy Lan Anh bê cơm đến chỗ mình ăn, bác Hiền đưa tay lau vội giọt nước mắt lăn dài trên gò má rồi lại cười: "Giờ thì nó khá hơn nhiều rồi. Vừa ngoan, học giỏi lại rất khiêm tốn nữa". Nói xong bác nhấc cái chân tập tễnh đứng dậy, sang bế một cậu bé khác đang nô đùa ở ngoài sân chùa dỗ dành ăn bữa cơm buổi trưa.

Lan Anh ngồi cạnh tôi, giọng nhỏ nhẹ, nhiều khi ngắt quãng vì xúc động. "Bố và mẹ chia tay khi em còn nhỏ. Em ở với dì đến năm lớp 8 thì chuyển xuống chùa Bồ Đề. Cũng vì bố dì nghèo quá nên mới phải làm vậy. Bố và dì cũng chỉ có mình em thôi.

Mẹ giờ ở xa nhà bố lắm. Mẹ gần 50 tuổi rồi, giờ ở một mình và cũng nghèo. Nhưng, nếu được lựa chọn, em muốn về với mẹ".

Em kể vắn tắt, tránh không trả lời lí do vì sao bố mẹ chia tay. Trong nỗi buồn, sự hụt hẫng của một đứa trẻ bị bỏ rơi nhưng Lan Anh không một đôi lời trách móc ai.

4 năm em ở dưới Hà Nội, nhà gần như không ai xuống thăm. Mẹ vì khó khăn cũng chỉ một đôi lần xuống gặp con. Mẹ ngồi, mắt âu yếm nhìn Lan Anh. Mẹ vuốt tóc con gái, đưa cho con đôi tấm áo mới mẹ dành dụm tiền mua. Còn em chỉ biết gục vào mẹ, khóc.

Lần duy nhất em nói thật, nói hết những điều về mẹ là ở bài văn viết về người thân gửi riêng cho cô giáo dạy văn năm lớp 10. Bài cô không chấm. Nó như cầu nối để cô trò hiểu nhau hơn.

Trong câu chuyện với tôi, Lan Anh muốn nói nhiều hơn về sư thầy Thích Đàm Lan người đã hết lòng đón nhận và yêu thương em dưới mái chùa Bồ Đề.

"Em còn nhớ buổi đầu xuống với chùa, khóc nhiều lắm. Sư bà vỗ về và kể cho em nghe chuyện những đứa trẻ bị bỏ rơi ở đây. Rằng em còn may mắn hơn nhiều em vì chân tay lành lặn, có một nơi để dù đi xa vẫn có thể nhớ về đấy là bố là mẹ là dì em. Dẫu quá khứ có đôi chút buồn. Sư bà khuyên em cố gắng sống, tận dụng những may mắn ấy để trở thành con người có ích".

Từ ngày xuống Hà Nội, Lan Anh được tạo điều kiện cho đi học. Ba năm học THPT tại Trường THPT Vạn Xuân (quận Long Biên) thì 2 năm lớp 10 và 12 em là học sinh giỏi, lớp 11 là học sinh khá. Bạn bè và thầy cô không những không xa lánh mà còn dành cho Lan Anh sự quý mến, trân trọng.

Bác Hiền bật mí: "Lan Anh rất khiêm tốn. Suốt 3 năm em nó đều là lớp trưởng, gương mẫu đi đầu trong hoạt động. Trường lớp và nhiều doanh nghiệp thường xuyên sang chùa gặp, động viên cháu. Vậy mà hễ ai hỏi cũng bảo cháu học dốt, không có gì đâu.

Hồi Lan Anh lên lớp 10, có một cô người Hà Nội sang chùa thăm và cho tiền các em nhỏ. Tất cả đều nhận. Lan Anh chỉ cười, nói cảm ơn và xin không nhận tiền. Cô ấy thấy vậy rất quý, đã hỏi sư thầy Thích Đàm Lan nhận em về nuôi ăn học. Nhưng ý Lan Anh và sư thầy muốn cháu bình yên nơi cửa phật nên đã từ chối".

Hỏi em ngoài học còn thích làm gì, cô trò nhỏ nở nụ cười: "Em muốn đi học võ để sau này không ai bắt nạt em được". Còn mơ ước lớn nhất của cô bạn là trở thành một giáo viên giỏi để giúp được nhiều em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như chính bản thân mình đã trải qua.

Học giỏi các môn khối D, đặc biệt là tiếng Anh, sắp tới Lan Anh sẽ thi vào ngành Sư phạm tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128570/chuyen-cam-dong-cua-nu-sinh-di-thi-dh-tu-chua.html

Comments