Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tuyệt đối không so sánh, chê trách học sinh lớp 1

Posted: 28 Jun 2013 08:59 AM PDT

(TNO) Trước bức xúc của xã hội về việc dạy – học trước lớp 1, Bộ GD-ĐT đã phải ban hành chỉ thị chấn chỉnh tình trạng này.

Dạy trước lớp 1 là có tội với trẻ
Học trước dễ viết sai, khó sửa 

Chỉ thị yêu cầu sở GD-ĐT các địa phương chỉ đạo các trường tiểu học công bố các giải pháp đảm bảo chất lượng của nhà trường để cha mẹ học sinh yên tâm. Thực hiện nghiêm túc quy định của chương trình lớp 1, nhất là về nội dung dạy học và chuẩn kiến thức, kỹ năng; đảm bảo dạy cho tất cả học sinh từ những bài học đầu tiên, không bỏ qua bất kỳ bài học nào.

Ưu tiên lựa chọn, khen thưởng giáo viên có kinh nghiệm, tận tụy, yêu thương trẻ dạy lớp 1. Đặc biệt quan tâm giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong học tập; nghiêm cấm việc yêu cầu học sinh làm các bài tập hoặc thực hiện các hoạt động vượt quá yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Tăng cường tổ chức dạy học 2 buổi/ngày để giáo viên có thời gian tổ chức cho học sinh hoàn thành các yêu cầu học tập hoặc tham gia các hoạt động giáo dục trong nhà trường tùy theo khả năng của nhà trường và địa phương.

Thực hiện đánh giá học sinh lớp 1 theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh; hướng dẫn tận tình, chu đáo học sinh cách ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt vở, từng bước biết đọc, biết viết, làm tính toán…, giúp học sinh cảm thấy tự tin và vui thích đối với các hoạt động học tập.

Đặc biệt, giáo viên không được có biểu hiện so sánh giữa các học sinh, chê trách học sinh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, với bất kỳ động cơ nào. Các trường tiểu học thực hiện nghiêm túc việc tuyển sinh đầu cấp theo quy định; tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1.

Với các trường mầm non, Bộ yêu cầu huy động tối đa trẻ 5 tuổi đến trường; thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ theo từng độ tuổi; Tuyệt đối không tổ chức dạy trước chương trình lớp 1 cho trẻ; không yêu cầu trẻ tập tô, tập viết chữ; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1.

Tuệ Nguyễn

Trẻ học trước chương trình: Hậu quả khôn lường
Cho con đi học trước lớp 1
Những hệ lụy khi trẻ học trước lớp 1
Do đâu phải học trước khi vào lớp 1?
Quận 1, 3, 4 công bố kế hoạch tuyển sinh đầu cấp

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130628/tuyet-doi-khong-so-sanh-che-trach-hoc-sinh-lop-1.aspx

Tắm biển, một học sinh chết đuối

Posted: 28 Jun 2013 07:59 AM PDT

Vụ việc trên xảy ra vào khoảng 15h30 chiều ngày 27/6. Vào thời điểm trên, một số người dân gần bãi biển thấy 8 em học sinh lại khu vực cạnh cổng số 8 để tắm. Được vài phút, người dân nghe tiếng kêu cứu. Biết có người gặp nạn người dân đã hô hoán nhau chạy ra cứu người, đồng thời, thông báo cho cán bộ đồn biên phòng Quất Lâm ở ngay gần đó.

 Bãi biển xã Bạch Long nơi 8 em học sinh gặp nạn.

Nhận được tin báo của quần chúng nhân dân, đồn Biên phòng Quất Lâm đã cử 15 đồng chí xuống hiện trường, phối hợp cùng với nhân dân địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn. Chỉ sau ít phút, các chiến sỹ đã cứu được 7 em vào bờ và tiến hành sơ cứu cho các em. Một em bị sóng cuốn mất tích.

Theo người dân chứng kiến vụ việc cho biết, lúc các cháu học sinh xuống tắm là thời điểm thủy triều lên nhanh, do không để ý, các cháu đã bơi ra xa nên bị sóng cuốn.

Ngay sau đó các cán bộ chiến sĩ đồn biên phòng Quất Lâm cùng với người nhà đã dùng xuồng máy rà câu, kéo lưới để tìm kiếm em học sinh mất tích. Đến 5h sáng nay, 28/6, thi thể của học sinh này mới được tìm thấy tại khu vực bờ kè của bãi biển.

Danh tính nạn nhân được xác định là em Lương Xuân Chương, học sinh lớp 9, trường THCS Giao Lạc, Xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy.

Đức Văn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/tam-bien-mot-hoc-sinh-chet-duoi-748285.htm

Người mẹ nuôi có tấm lòng Bồ Tát

Posted: 28 Jun 2013 03:59 AM PDT

Người phụ nữ mà bài viết này nhắc tới suốt 5 năm qua đã chăm người con liệt giường không phải do mình mang nặng đẻ đau chỉ với một tâm nguyện: sống phải biết cho đi…

Một tiếng mẹ cũng vẫn là mẹ

con nuôi, mẹ nuôi, nghèo, bệnh tật, tấm lòng, nhân ái
Chị Vui và con nuôi

Phải tận mắt chứng kiến những việc chị Phạm Thị Vui ở xóm 9 (xóm Ao Bèo) xã Hà Thượng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên làm thì tôi mới hiểu tại sao nhiều người lại bảo chị "khùng". Suốt nhiều năm qua, chị tình nguyện chăm sóc đứa con nuôi nằm liệt giường với tình thương của một người mẹ ruột.

Về đến Hà Thượng, Đại Từ hỏi chị Vui có người con nuôi là Hảo không ai là không biết. Sinh năm 1988, ban đầu Phạm Văn Hảo chỉ là người làm thuê cho gia đình chị Vui nhưng thấy Hảo ngoan ngoãn lại thiếu thốn tình cảm, bố mẹ đều đã mất nên chị Vui quyết định nhận làm con nuôi.

Thế nhưng, cuộc đời không ai đoán được chữ ngờ, không lâu sau đó, Hảo bị tai nạn gãy cột sống và đứt tủy sống dẫn đến bị liệt nửa người phía dưới. Nhà Hảo chẳng còn ai, bố mẹ đều mất hết, chị gái thì đã đi lấy chồng cũng không thể lo cho Hảo.

Vợ chồng chị Vui lại tất bật đành vay mượn tiền bạc cho Hảo đi chữa ở Hà Nội nhưng cũng không mang lại kết quả. Chị Vui quyết định đưa Hảo về nhà nuôi và chăm sóc. Thấy chị Vui làm vậy, ban đầu, gia đình chồng chị cũng phản đối nhưng chị đã thuyết phục gia đình rằng "đã nhận làm con thì dù một tiếng mẹ cũng vẫn là mẹ".

"Tôi thuyết phục chồng con mãi rồi cũng được. Khi Hảo chưa bị liệt hai vợ chồng tôi cùng đi làm, nhưng khi mang Hảo về nhà chăm tôi phải ở nhà chăm con chỉ mình chồng tôi đi ra ngoài lo kinh tế cho cả gia đình. Hảo không thể đi lại mà nằm bất động, mọi sinh hoạt cá nhân cũng không thể tự làm.

Hảo sống ở nhà tôi được hơn 1 năm thì sức khỏe yếu hẳn và xin về nhà của Hảo để nếu có nhắm mắt xuôi tay cũng ở chính ngôi nhà của mình. Chiều theo con tôi đưa con về và hàng ngày mang cơm qua cho con và giúp con làm vệ sinh cá nhân", chị Vui tâm sự.

Chị bảo rằng, suốt 5 năm qua, chị đi lại giữa hai nơi như con thoi không biết mệt mỏi. Gần đây gia đình người chú ruột của Hảo ở ngay cạnh suy nghĩ lại nên đã nhận nấu cơm và mang lên cho Hảo nên chị không phải nấu cơm mang qua nữa mà chỉ gửi tiền ăn cho cháu và giúp cháu làm vệ sinh cá nhân. Giờ đây cơ thể con đã nhiều chỗ bị thối chảy máu, thương con nhưng chị cũng không thể làm gì khác, vì gia đình chị không còn tiền.

Phải tận mắt chứng kiến những công việc hàng ngày của chị Vui, chúng tôi mới thấu hiểu sự vất vả và lòng bao dung của chị dành cho người con nuôi của mình. Công việc hai nhà làm chị đi lại cả ngày, vừa ở nhà chăm con ruột của mình còn nhỏ dại, sau đó lại đạp xe hơn 7 cây số sang nhà người con nuôi.

Nhìn cách chị chăm sóc cho Hảo chu đáo cẩn thận không ai nghĩ chị chỉ là người mẹ nuôi. Bởi ở đời có được mấy người mẹ nuôi… "khùng" như chị.

Sống là biết cho đi…

"Sống là cho đi chứ đừng đòi nhận lại đó chính là phương châm sống của tôi, cũng là động lực để cho tôi làm công việc không giống ai này" đó là lời giải thích của chị cho việc mà chị đang làm.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết kinh tế gia đình chị cũng không mấy khá giả. Nhà 5 miệng ăn chưa tính đến Hảo nằm liệt giường mà chỉ trông chờ vào mỗi người chồng đi làm thuê ở mỏ than.

Chị Vui tâm sự: "Nhà tôi có 5 miệng ăn mà chỉ có chồng tôi đi làm, còn tôi ở nhà chăm sóc người con nuôi. Nhiều lần không có tiền gửi cho Hảo tôi đã phải đi vay nóng hàng xóm nên họ mới bảo tôi khùng. Đứa con lớn của tôi đang đi học đại học ở Hà Nội cũng phải đi làm thêm chứ tôi không thể chu cấp cho cháu như những con nhà khác.

Tôi thương Hảo còn hơn con ruột của mình, tôi biết nói ra ít người tin nhưng đó là thật. Tôi muốn Hảo sống được ngày nào hay ngày ấy. Dù ai nói gì tôi cũng không quan tâm, tôi sống và làm những việc tôi cho là đúng. Khùng cũng chẳng sao".

Dù không phải là tiên hay là bụt, nhưng ở chị có tấm lòng của một vị Bồ tát.

Sống và dạy con cái phương châm sống như vậy, nên người con gái lớn của chị đã tham gia các hoạt động từ thiện từ khi còn học lớp 8. "Tôi luôn dạy các con sống là phải cho đi, có lẽ vì vậy mà con tôi nó hiểu những việc làm của tôi. Nó không đòi hỏi tôi, mà còn giúp tôi chăm sóc Hảo. Nó luôn căn dặn tôi, mẹ phải chăm anh ấy tốt vào mẹ nhé, con ủng hộ mẹ". Được con cái và gia đình ủng hộ chị Vui thấy mình thật hạnh phúc. Và đó cũng chính là điều nhận lại sau những gì chị đã cho đi.

Chị giãi bày, chị chỉ mong sao có tiền để mua thuốc giảm đau cho Hảo, để con bớt đi phần nào đau đớn. "Tôi lo nhất lúc này chính là phải làm sao vừa lo cho con chu đáo, vừa phải dành dụm tiền để lo hậu sự cho con. Tôi biết nó chả sống được bao lâu nữa đâu" nói đến đây chị lại khóc – giọt nước mắt của một NGƯỜI MẸ với những ý nghĩa thiêng liêng nhất của từ này.

(TheoXuân Hân/ Pháp Luật VN)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128961/nguoi-me-nuoi-co-tam-long-bo-tat.html

Chỉ đạo sát sao công tác tuyển sinh ĐH

Posted: 28 Jun 2013 03:59 AM PDT

(GDTĐ) – Tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào các trường CĐ, ĐH, sau đại học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng ủy khối các trường cao đẳng, đại học giao cho các đơn vị trực thuộc. Bên cạnh đó, 6 tháng cuối năm, các đơn vị trực thuộc phải thực hiện tốt việc tiếp nhận sinh viên, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức cho tân sinh viên và thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, sinh viên tình nguyện, hiến máu nhân đạo…

Theo Bí thư Đảng ủy khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội Nguyễn Thị Hường, 6 tháng cuối năm, ngoài việc chú trọng tăng cường lãnh đạo thực hiện chuyên môn, các trường cần chú trọng hơn nữa đến công tác tuyển sinh CĐ, ĐH và sau ĐH, tổ chức đón sinh viên mới và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm học 2013 – 2014.

Phó Bí thứ Đảng ủy khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội Vũ Tuấn Dũng cho biết: Nhiệm vụ của các trường những tháng cuối năm nặng nề hơn rất nhiều bởi công tác tuyển sinh diễn ra trong thời gian dài. Việc tiếp đón tân sinh viên vẫn theo truyền thống mọi năm nhưng cần chú trọng hơn nữa công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, đặc biệt cần tập trung vào vấn đề biển đảo.

Tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội ngày 27/6, các đại biểu  đều cho rằng  Đảng bộ khối cần có sự chỉ đạo quyết liệt, sâu sắc hơn nữa tới Đảng bộ các trường  trong kỳ thi tuyển sinh, triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm học mới cũng như kỳ bảo vệ khóa luận và thi tốt nghiệp, biên soạn giáo trình cũng như đẩy mạnh nghiên cứu khoa học trong nhà trường và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế…

M. Ngọc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/dang-uy-khoi-cac-truong-dai-hoc-cao-dang-ha-noi-chi-dao-sat-sao-cong-tac-tuyen-sinh-dh-cd-1970449/

Trải nghiệm môi trường đại học Singapore từ lớp 11

Posted: 28 Jun 2013 03:59 AM PDT

© Copyright 1997- VnExpress.net, All rights reserved

® VnExpress giữ bản quyền nội dung trên website này.

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/cam-nang-du-hoc/trai-nghiem-moi-truong-dai-hoc-singapore-tu-lop-11-2837783.html

Ước mơ đẹp ở ‘ngõ xe ôm vui vẻ’ giữa thủ đô

Posted: 28 Jun 2013 02:59 AM PDT

Ngõ cách cổng sau Ga Hà Nội vài chục mét là nơi gần chục người đàn ông từ khắp nơi về đây kiếm sống bằng nghề chạy xe ôm, buôn phế liệu. Học thức ít nhưng họ cư xử với nhau như người nhà. Mùa thi đại học tới gần, những người đàn ông ấy lại tiếp tục nhen nhóm khát khao cuộc sống tốt đẹp hơn cho những đứa con của mình.

ước mơ, đại học, tuyển sinh, người cha, Hà Nội

Đầu ngõ 62 phố Trần Quý Cáp (Hà Nội) là nơi gần chục người đàn ông làm nghề chạy xe ôm, buôn phế liệu kiếm sống. (Ảnh: Văn Chung)

Đầu ngõ 62 phố Trần Quý Cáp, lúc nào cũng vang lên tiếng cười nói vui vẻ
của gần chục người đàn ông làm nghề chạy xe ôm, buôn phế liệu. Họ đến
từ nhiều miền quê khác nhau: vùng Ứng Hòa, Hà Đông, Từ Liêm của Hà Nội,
Thanh Liêm (Hà Nam), Nam Định,…

Người ít tuổi nhất cũng gần 40. Người nhiều tuổi nhất đã hơn 60. Ai "thâm niên" ít thì vài năm, người lâu đã gần 3 thập kỉ…đứng đường.

Cũng bởi có thời gian gắn bó với nhau lâu nên mọi người khá vui vẻ, không có chuyện tranh giành khách. Khách của họ đa phần là "khách ruột". Những người chạy nhiều thậm chí san sẻ cho cánh ít việc để…cả nhà cùng vui.

Sáng 3h30, họ dậy ra đứng đợi khách đi tàu đêm về rồi cứ thế làm đến 22h đêm mới về phòng trọ ngủ.

Hi sinh vì con

Sau gần 20 năm làm thuê cho một chủ lò bánh mỳ ở đầu ngõ 62, chú Hồng (quê Ứng Hòa, Hà Nội) chuyển sang chạy xe ôm vì quán kia đóng cửa. Những ngày đầu chập chững vào nghề, chú nhớ mãi chuyện bị một thanh niên lừa đi từ ga Giáp Bát về Yên Thế (Bắc Giang). Nhờ chùm khóa xe dự phòng và chút nhanh nhạy cho mới thoát khỏi băng cướp giật đã "dàn trận" nhằm giết người cướp xe máy trong đêm tối nhập nhoạng.

ước mơ, đại học, tuyển sinh, người cha, Hà Nội

Phút trò chuyện vui vẻ của hai ông bố có con chuẩn bị thi ĐH: bên trái là chú Huỳnh Minh Tuấn, bên phải là chú Đàm Văn Thanh. (Ảnh: Văn Chung)

Hơn 10 năm trong nghề và qua anh em trong ngõ chia sẻ kinh nghiêm, giờ chỉ cần nhìn thoáng qua khách là chú biết ai mình chở được, ai nên tránh. Chú tránh những cuốc đi xa, chủ yếu chạy trong nội thành để tránh nguy hiểm.

Đời mình quá đỗi vất vả nên chú càng mong con học tốt để sau ra trường có công việc tốt. Con học tốt khối B nên gia đình chú định hướng con thi vào HV Y học cổ truyền và CĐ Y dược HN. "Bây giờ SV ra trường thất nghiệp nhiều. Chú hi vọng thằng Hùng (Đặng Ngọc Hùng, con trai chú – PV) với nghề y trong tay sẽ biết cách xoay xở để sau có việc làm tốt".

Trong niềm hi vọng, người cha không giấu khỏi lo lắng: "Thực thì cháu đỗ ĐH mình lại lo không có tiền cho con theo học. Một tháng mình chạy xe ôm cố gắng chắt bóp may ra còn lại hơn 2 triệu. Sinh hoạt ở HN đắt đỏ, không biết sau sẽ xoay xở sao. Nhà chú còn 1 con gái đang học lớp 10".

ước mơ, đại học, tuyển sinh, người cha, Hà Nội

Dù ít học, nhưng nhưng ông bố như chú Huỳnh Minh Tuấn đều chung khát khao con học hành tử tế, thi đỗ ĐH. (Ảnh: Văn Chung)

Để con có thời gian học, sang lớp 12 vợ chồng chú gần như không để con phải lo chuyện đồng áng giúp bố mẹ. Con xin đi học thêm vài buổi/tuần, mỗi buổi15.000 đồng – 20.000 đồng, cô chú cũng cố gắng hạn chế chi tiêu để dành tiền lo cho con ăn học.

Những ông bố ở đây đa phần là người ít học. Nhưng họ cùng chung khát khao con học hành tử tế, thi đỗ ĐH.

Họ ở trọ thuê trong căn phòng vài chục người chen chúc nhau với bữa cơm đạm bạc chỉ toàn rau với chút thịt thái mỏng, tằn tiện từng đồng gửi về cho vợ lo ăn học cho con.

Hạnh phúc của những người cha

Và đâu đó, trên gương mặt khắc khổ của những ông bố ở đây đã ánh lên nụ cười rạng rỡ vì con.

Chú Tình, nhà ở Hà Đông tuổi gần 60 đã có 1 con gái tốt nghiệp sư phạm ra làm GV dạy tiếng Đức với thu nhập khá. Con trai chú vừa tốt nghiệp lớp 12, khá tự tin khi chuẩn bị thi vào Trường ĐH Bách Khoa HN.

ước mơ, đại học, tuyển sinh, người cha, Hà Nội
Chú Đàm Văn Thanh cười tươi khi tâm sự về các con mình. (Ảnh: Văn Chung)

Chú Văn, quê ở Thanh Liêm (Hà Nam) cũng có một con trai vừa đỗ vào Trường Trung cấp An ninh ở Hà Nội.

Chú Đàm Văn Thanh, 63 tuổi ở Từ Liêm (Hà Nội) làm nghề buôn phế liệu ở đầu ngõ này có lẽ là người cha hạnh phúc nhất ở đây. Chú có 3 người con: con gái đầu lòng đã tốt nghiệp Trường ĐH Công nghiệp HN và có việc ổn định ở ngành kế toán, con gái thứ hai tốt nghiệp Trường ĐH Y HN giờ làm GV 1 trường trung cấp dược ở HN. Con trai út của chú cũng chuẩn bị thi vào Trường ĐH Công nghiệp HN và CĐ Y Hà Nội.

Chú Huỳnh Minh Tuấn, quê ở Thanh Liêm, Hà Nam tâm sự: "Mình quê gốc trong Nam, lấy vợ ở Hà Nam rồi về ở rể. Cuộc sống khó khăn, hai vợ chồng chỉ hơn sào ruộng và đàn gà, vịt chẳng đủ nuổi hai con ăn học.

Từ năm 1982 mình làm nghề gánh đồ thuê ở ga Giáp Bát. Đến những năm 1995 chuyện bốc vác được thay thế bằng xe lôi, xe kéo. Hết việc mình quay sang chạy xe ôm. Thoáng cái đã gần 20 năm".

Chân vừa lội bùn gặt lúa giúp vợ xong chú Tuấn lại vội vã ra Hà Nội đứng đón khách. Năm nay cậu con trai cả Huỳnh Hải Anh, HS lớp 12 Trường THPT Thanh Liêm A của chú sẽ thi vào Trường ĐH Công nghiệp HN.

Hải Anh ra đây cũng sẽ ở trọ theo ngày cùng vài chục lao động khác như bố em. Mấy hôm đi thi, chú Tuấn cho biết sẽ dậy từ 4h để hơn 5h sáng đưa con đi thi cho khỏi tắc đường.

Điểm thi dưới Nhổn, khá xa khu trọ. Chú bảo sẽ tranh thủ chạy thêm được cuốc xe ôm nào thì càng tốt trong lúc đợi con. "Như thế vừa đỡ lo lắng vừa có thêm chút tiền để con được ăn ngon hơn mọi ngày" – chú tâm sự.

Nói về con trai, chú cười tươi chia sẻ: "Cháu học khá thôi nhưng vui là Hải Anh biết thương bố mẹ. Nghỉ hè năm ngoái cháu nhất quyết xin bố mẹ đi làm công nhân quét vôi ở khu Cầu Bươu (Hà Nội) lo tiền học đầu năm giúp bố mẹ".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128759/uoc-mo-dep-o--ngo-xe-om-vui-ve--giua-thu-do.html

Thanh Trì

Posted: 28 Jun 2013 02:59 AM PDT

(GDTĐ) – Trước thực trạng mỗi năm cả nước có hơn 6.000 trẻ em tử vong do đuối nước, trong đó chủ yếu thuộc nhóm học đường, rất nhiều địa phương đang loay hoay tìm giải pháp hạn chế tử vong do đuối nước gây ra, nhất là dịp các em nghỉ hè. Huyện Thanh Trì (Hà Nội) đã tìm ra lời giải thông qua đề án "Dạy bơi cho học sinh".

b
Học sinh Đại Áng, Thanh Trì, Hà Nội học bơi tại bể bơi của nhà trường. Ảnh: Minh Hằng

Nhận thức đúng

Thanh Trì là huyện có địa hình trũng với nhiều ao, hồ nằm ven sông Hồng và có nhiều sông chảy qua như sông Tô Lịch, sông Nhuệ… Đây là nguy cơ tiềm ẩn tai nạn đuối nước với trẻ em. Hiện nay, toàn huyện có 34 trường Tiểu học, THCS với số lượng học sinh là 24.377 em. Qua số liệu khảo sát trên địa bàn huyện có tới 81% trẻ em trong độ tuổi không biết bơi. Đã có nhiều trường hợp trẻ em bị chết đuối do "mù bơi".

Làm thế nào để giải được bài toán biết bơi của trẻ em vùng sông nước? Trả lời câu hỏi đó, huyện Thanh Trì đã mạnh dạn đề xuất với TP cho phép huyện xây dựng Đề án dạy bơi cho các em học sinh giai đoạn 2010 – 2015. Sau khi được sự đồng ý của UBND Thành phố và Sở GDĐT, huyện đã tổ chức các đoàn đi tham quan học tập mô hình trong và ngoài nước, qua đó rút kinh nghiệm và triển khai thực hiện. Ngoài việc dạy cho các em biết thêm một môn thể thao còn dạy cho các em một kỹ năng sống để phòng vệ những rủi ro đáng tiếc xảy ra với bản thân mình mà còn có khả năng giúp đỡ người khác phòng tránh tai nạn đuối nước. Bài toán khó "Dạy bơi cho học sinh" đã tìm ra lời giải.

Cách làm hay

Với mục tiêu Đề án là hết năm 2014, 16/16 xã, thị trấn có bể dạy bơi cho học sinh đặt tại trường Tiểu học hoặc THCS và tất cả học sinh trên địa bàn huyện khi tốt nghiệp THCS sẽ biết bơi. Đề án được chia thành 2 giai đoạn với tổng kinh phí 25 tỷ đồng. Song song với quá trình xây dựng các bể bơi, huyện đã cử giáo viên thể dục của 34 trường Tiểu học, THCS tham gia các lớp tập huấn dạy bơi của Bộ GDĐT tại tỉnh Thái Bình và Sở GDĐT Hà Nội tại huyện Ba Vì.

Ngành Giáo dục huyện đã chỉ đạo các trường chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, thống nhất với Hội phụ huynh học sinh các trường kế hoạch học bơi, các khoản đóng góp và đăng ký cho con em tham gia học bơi tại các trường. Chính vì vậy, đã tạo được sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân, học sinh trong việc thực hiện Đề án.

Năm 2012, huyện đã khánh thành và đưa vào sử dụng 5 bể dạy bơi trong toàn huyện và đã dạy cho 850 em học sinh biết bơi. Đến tháng 6/2013, huyện tiếp tục khánh thành và đưa vào sử dụng 6 bể dạy bơi, nâng tổng số 11 bể dạy bơi trong toàn huyện và tiếp tục trong 3 tháng hè sẽ có trên 5.000 học sinh biết bơi.

Từ cách làm của huyện Thanh Trì có thể khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của cấp ủy, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền đã tìm được lời giải cho bài toán khó "xóa mù bơi" cho học sinh vùng sông nước.

Lê Đình Hùng

(Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Trì – TP Hà Nội)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/thanh-tri-ha-noi-voi-de-an-day-boi-cho-hoc-sinh-1970448/

Học bổng cử nhân, thạc sĩ tại các trường đại học Anh

Posted: 28 Jun 2013 02:59 AM PDT

Visco tiếp tục tuyển sinh chương trình học bổng từ 1.000 GPB đến 5.000 GPB cho học sinh đăng ký các khóa học cử nhân, thạc sĩ, khai giảng tháng 9/2013 và tháng 1/2014 tại hai trường đại học Greenwich và East London. Hạn nộp hồ sơ ngày 1/7.

Đại học Greenwich

Greenwich là một trong những trường đại học lớn và hiện đại tại Vương quốc Anh. Trường vinh dự được trao tặng giải thưởng của Nữ hoàng Anh vì thành tích xuất sắc trong đào tạo đại học, sau đại học và là trường có tỷ lệ sinh viên hài lòng cao trong số những trường ở London (theo xếp hạng năm 2010 của tạp chí The Sunday Times).

Theo đánh giá của The Guardian University Guide 2014, đại học Greenwich đứng thứ 5 tại London về đào tạo chuyên ngành Kinh doanh, Quản lý, Tài chính, Kế toán và đứng thứ 33 toàn Vương quốc Anh về đào tạo chuyên ngành Kinh tế.

daihoc-992829-1371636327_500x0.JPGGreenwich là một trong những trường đại học lớn và hiện đại tại Vương quốc Anh.

Trường có hơn 150 ngành học, bao gồm: Kinh doanh, Tài chính, Máy tính, Kỹ thuật, Kiến trúc, Hàng Hải, Luật, Khoa học… Theo đánh giá của Sunday Times, đại học Greenwich đứng đầu London về cơ sở vật chất giảng dạy, nằm trong nhóm các trường hàng đầu Anh quốc về giảng dạy Kinh tế và đứng thứ hai toàn ở các chuyên ngành: Luật, Chính trị, Nghệ thuật, Hóa học, Kỹ thuật, Xây dưng.

Học phí của trường hợp lý với học bổng trị giá 1.000 GPB một năm cho toàn bộ khóa cử nhân và thạc sĩ. Hệ thống thư viện, phòng học ngoại ngữ, hệ thống máy tính của trường hiện đại. Tỷ lệ sinh viên hài lòng cao trong số các trường đại học ở London. Cơ chế chuyển tiếp đại học linh hoạt.

Đại học East London

East London thuộc top 10 trường đại học hiện đại của Vương quốc Anh với nhiều chuyên ngành được sinh viên Anh và sinh viên quốc tế lựa chọn: Kinh doanh, MBA, Tài chính kế toán, Tài chính ngân hàng, Kế toán, Marketing, Công nghệ thông tin, Kỹ thuật, Xây dựng, Kiến trúc…

Năm 2007, đại học East London được tạp chí The Times University Guide bầu chọn là trường đứng số một về đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho sinh viên. Hiện nay, trường có hơn 28.000 sinh viên, trong đó có gần 2.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 120 quốc gia trên thế giới đang theo học các khóa tiếng Anh, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ…

Đại học East London cung cấp chương trình học đa dạng: Tiếng Anh (từ 5 tuần đến 15 tuần), đại học, thạc sĩ, tiến sĩ… với nhiều chuyên ngành thế mạnh và mức học phí hợp lý.

est-890446-1371636333_500x0.JPGĐại học East London được tạp chí The Times University Guide bầu chọn là trường đứng số một về đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho sinh viên.

Đại học Greenwich và East London tiếp nhận học sinh Việt Nam xuất sắc học hết lớp 11 vào khóa dự bị đại học; học sinh tốt nghiệp THPT vào năm nhất chương trình cử nhân. Ngoài ra, trường còn có các khóa chuyển tiếp linh hoạt cho sinh viên đại học Việt Nam như:

1. Chuyển tiếp vào năm thứ 1: IELTS 6.0, đạt kết quả tốt nghiệp phổ thông cao hoặc đã học xong năm thứ nhất chuyên ngành liên quan. 
2. Chuyển tiếp vào năm thứ 2: IELTS 6.0, học xong năm thứ hai đại học chuyên ngành liên quan.
3. Chuyển tiếp vào năm thứ 3: IELTS 6.0, học xong năm thứ ba đại học chuyên ngành liên quan.

Học bổng: Sinh viên sẽ có cơ hội nhận 1.000 GPB một năm cho toàn bộ khóa cử nhân và thạc sĩ tại trường đại học Greenwich. 5.000 GPB cho các sinh viên đăng ký khóa thạc sĩ tại đại học East London.

Hải Chi

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/hoc-bong-cu-nhan-thac-si-tai-cac-truong-dai-hoc-anh-2834579.html

Cô bé 4 tuổi có trí nhớ siêu việt

Posted: 28 Jun 2013 01:59 AM PDT

Những ngày gần đây, ở Thanh Hoá xôn xao về cô bé Quỳnh Anh với nhiều khả năng đặc biệt như đọc tiếng Anh vanh vách, đọc các văn bản, truyện tranh, truyện cổ tích và khả năng làm toán. Từ những thông tin trên, chúng tôi tìm đến gia đình bé.

thần đồng, 4 tuổi, biết đọc, Đặng Thị Quỳnh Anh

Quỳnh Anh đang ngồi bên mẹ

Bé Quỳnh Anh sinh ngày 24/6/2009, là con thứ hai của anh Đặng Văn Hùng và chị Đinh Thị Tuyền, ở thôn 6, xã Thiệu Khánh, thành phố Thanh Hóa.

Lúc chúng tôi đến, anh Hùng đang làm thợ mộc ngoài xưởng, chị Tuyên – vợ anh – đang dọn dẹp nhà cửa. Trong nhà chỉ có mỗi mình Quỳnh Anh đang ngồi chơi.

Vừa bước vào cổng, chúng tôi đã nghe chất giọng rất thanh của bé đang ngồi đếm chữ số bằng tiếng Anh.

Thấy người lạ vào nhà cháu không hề sợ sệt hay lẩn tránh, mà thậm chí còn đếm số to hơn để gây sự chú ý của mọi người.

thần đồng, 4 tuổi, biết đọc, Đặng Thị Quỳnh Anh

Quỳnh Anh đang đọc tiếng Anh

Anh Hùng cho biết, cháu Quỳnh Anh biết chữ từ khi mới hơn một tuổi.

Ngày đó, anh trai của Quỳnh Anh là Đặng Văn Tùng bước vào học lớp 1. Hàng ngày, cháu Tùng lôi bảng chữ cái ra học thì Quỳnh Anh ngồi chăm chú lắng nghe.

Khi bố mẹ kiểm tra bài, Tùng chưa thuộc hết mặt chữ thì Quỳnh Anh đã thuộc trong lòng bàn tay.

"Cả nhà rất ngạc nhiên, nhưng cũng chỉ nghĩ là con mình thông minh, có trí nhớ tốt chứ chẳng nghĩ cháu là "thần đồng" gì cả", anh Hùng kể lại.

Cũng từ khi biết mặt chữ, Quỳnh Anh như "nghiện". Nhìn thấy ở đâu có chữ, bé liền sà vào nhìn ngắm, ngó nghiêng. 

Anh Hùng bảo, bé mê chữ đến nỗi chẳng bao giờ ra khỏi nhà hay đi chơi với bạn bè. Bé xem chữ không khi nào chán.

Thấy con mình phát triển bình thường, ngoan hiền, anh cũng chẳng nghĩ ngợi. Cho đến một hôm, vào đầu năm 2012, gia đình đưa Quỳnh Anh xuống thành phố chơi. Ngồi nghỉ uống cốc nước mía ven đường, bỗng nhiên bé đọc được dòng chữ "Rửa xe ô tô" trên tấm bảng một cách lưu loát.

Hai vợ chồng  ngớ người vì không nghĩ rằng con mình lại đọc được như vậy. Từ đó, suốt cả quãng đường đi, cứ thấy tấm biển quảng cáo nào có chữ, Quỳnh Anh lại đọc vanh vách.

"Cháu chỉ mới biết bảng chữ cái, không ai dạy học hay ghép vần", anh Hùng nói.

thần đồng, 4 tuổi, biết đọc, Đặng Thị Quỳnh Anh

Quỳnh Anh làm toán

Không chỉ đọc được tiếng Việt, Quỳnh Anh còn đọc được tiếng Anh.

Chị Tuyền cho biết, gia đình không ai làm giáo viên, “một chữ bẻ đôi tiếng Anh cũng không biết”. Vậy mà bây giờ, Quỳnh Anh nói chuyện với mọi người trong gia đình thường hay dùng tiếng Anh.

Ngoài đọc tiếng Anh thông thường ra, Quỳnh Anh còn biết tự ghép câu, tự đặt ra câu hỏi khi có người vào nhà. Ví dụ: Chú có phải là chú Chín không? Hay cô có phải cô Phúc không…

"Cháu học được tiếng Anh là theo anh trai. Mỗi lần cháu Tùng đi học về lấy vở ra đọc, Quỳnh Anh lại đứng phía sau chăm chú lắng nghe và tự tiếp thu. Khi anh trai đi vắng là Quỳnh Anh lấy trộm sách của anh ra đọc theo", chị Tuyền kể lại.

Đến bây giờ Quỳnh Anh rất ham đọc và đếm số. Cháu có thể ngồi vào bàn để đọc và viết chữ cả ngày không chán.

Ngoài biết đọc chữ lưu loát, đọc tiếng Anh thành thạo, Quỳnh Anh còn làm toán cộng trừ nhân chia khá tốt. Hỏi một nghìn, một triệu, một tỷ có bao nhiêu con số không, cháu đều nói vanh vách.

 Chúng tôi thử vài phép tính đơn giản cháu đều trả lời được, như 10-6=4; 5+3=8…. Khi chúng tôi đưa ra một phép tính trừ 4-6=? Thì bé Quỳnh Anh trả lời vanh vách bằng – 2.

Quỳnh Anh còn có khả năng nhớ chính xác mã số của những bài hát karaoke mà những người trong gia đình thích hát, nhớ cả tên tác giả bài hát. Chỉ cần bảo bé bấm cho bài hát này, bài hát kia là lập tức có ngay.

Khi đưa số điện thoại hay bất kỳ con số nào, Quỳnh Anh không bao giờ quên. Để chứng minh cho điều này, anh Hùng hỏi bé đọc số điện thoại của bác chín, bác ba… Quỳnh Anh đọc được hết, không sai chữ số nào.

Cha mẹ Quỳnh Anh đều là lao động phổ thông, mẹ học hết lớp 9, cha lớp 8 làm nghề thợ mộc ở làng.

Khi chia tay, Quỳnh Anh còn hát tặng chúng tôi một bài tiếng Anh vui nhộn.

XEM CLIP TẠI ĐÂY

  • Lê Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128981/co-be-4-tuoi-co-tri-nho-sieu-viet.html

Đừng chỉ học Văn để đối phó thi cử

Posted: 28 Jun 2013 01:59 AM PDT

(GDTĐ) – Học sinh ngày nay rất ít mê văn chương, ít mê ở đây được hiểu theo nghĩa đen của nó. Hiện nay, số lượng học sinh thích học Văn và dự định sau này theo ngành Văn học ở các trường THPT không nhiều. Đành rằng, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào sự đam mê của mỗi người nhưng dù sao đó cũng là kết quả đáng buồn.

- Vì sao ít điểm 9, 10 môn Văn?
- Những điểm 10 minh chứng cho việc đổi mới cách dạy Văn


Học sinh cần được tạo cảm hứng với các tác phẩm văn học thông qua phương pháp của người dạy  Ảnh: Tuấn Hải

Lặn lội tìm điểm tối đa

Điểm số là một trong những yếu tố hàng đầu đánh giá kết quả học tập. Dù không phải là thước đo chính xác của một tài năng thực sự, nhưng liệu có học sinh nào dám nói mình không cần điểm số cao. Đối với các môn học khác, được điểm 9, điểm 10 không khó nhưng với môn Văn, 7 hoặc 8 điểm đã là giỏi, 9 là "cực siêu" và điểm 10 là đã "trên cả tuyệt vời".

Tất nhiên văn chương không có sự tuyệt đối. Vì vậy, điểm 10 khó có thể hạ bút, điểm 9 không còn điểm số bình thường. Dẫu biết với văn chương, việc quan trọng hóa điểm số e có gì không phải, nhưng học sinh vẫn chỉ là học sinh, điểm số cao là một niềm an ủi lớn cho những ai học Văn và đi theo văn học. Đừng biến đểm số thành một "vật cản" khó vượt qua trên con đường đi đến văn học của học sinh.

Thứ hai, có lẽ trong việc dạy Văn là sự chênh lệch về trình độ cảm thụ nhận thức của các học sinh trong mỗi lớp. Nếu giảng vừa đủ cho các học sinh khá, giỏi hiểu thì sẽ bắt gặp sự ngơ ngác của học sinh trung bình, yếu hoặc ngược lại. Như vậy sẽ gây cảm giác nhàm chán và mất thời gian cho cả người dạy lẫn người học.

Tìm được tiếng nói chung cho cách dạy giữa các học sinh trong một lớp là điều khó khăn đối với giáo viên. Lại càng không thể vì riêng môn Văn mà chia học sinh theo trình độ khác nhau. Đó cũng là một lý do khiến con đường tiếp nhận Văn học của học sinh gặp khó khăn. Cách tốt nhất là giáo viên cứ truyền đạt dung lượng kiến thức cơ bản cho học sinh, sau đó hướng đến sự gợi mở những kiến thức nâng cao hơn đối với các em học khá, giỏi cho việc tự tìm hiểu tư liệu của những em ham thích hiểu biết và khám phá thêm thế giới văn chương.

Thông thường, một tiết học văn 45 phút thì sẽ rất khó truyền hết "nội lực" văn chương của tiết học theo quy định, do đó việc tự tìm hiểu của học sinh ngoài giờ học là rất quan trọng để bổ sung kiến thức, bồi dưỡng sự cảm thụ văn chương của các em.

Thay đổi phương pháp để mở cánh cửa văn chương

Đối với tất cả học sinh là vậy, còn đối với học sinh khối C (Văn – Sử – Địa) hay khối D (Toán – Văn – Ngoại ngữ) hoặc các khối khác có liên quan đến môn Văn thì việc học Văn trong nhà trường như thế nào? Phải nói rằng học sinh có tâm huyết với Văn chương ngày nay không còn nhiều. Đã qua rồi cái thời học sinh các khối thi có môn Văn tất bật lên thư viện trường, tìm hiểu thêm và "ngấu nghiến" tất cả những cuốn sách có được để mở rộng và nâng cao kiến thức của mình, dù rằng lượng kiến thức đó trong hiện tại chưa cần thiết. Hoặc chép lại những câu thơ, câu văn hay hoặc những bài văn, đoạn văn mẫu… không phải dùng làm "phao" mà làm tư liệu quý riêng cho bản thân mình.

Khi hỏi những học sinh học bồi dưỡng Văn chuẩn bị cho kỳ thi học sinh giỏi có mục đích gì thì thường nhận được câu trả lời là để có kiến thức thi đại học hoặc có cơ hội tuyển thẳng vào đại học. Phải chăng học Văn để phục vụ cho thi cử, tìm kiếm nghề nghiệp trong tương lai mà khởi đầu là cánh cửa trường đại học, chứ không phải là niềm "đam mê" văn chương. Đó là chưa kể đến thực tế việc dạy thêm – học thêm, trong đó có môn Văn. Các em đến với văn chương lại trở nên là hình thức đối phố với con số điểm để đạt được, chứ chưa hoàn toàn là niềm đam mê với bộ môn này.

Mùa thi đang cận kề và sự lựa chọn vào ngành học nào, trường nào, khối nào… có liên quan đến môn Văn lại đang đặt ra những "thử thách" cho cả người dạy và người học, nhất là các em cuối cấp. Hãy truyền đạt cho các em cái hay, cái đẹp muôn đời của văn chương và là bài học nhân văn của cuộc sống con người, nhất là trong cuộc sống hiện đại như hôm nay và cả mai sau…

THẢO NGUYÊN

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/dung-chi-hoc-van-de-doi-pho-thi-cu-1970452/

Comments