Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nghịch lý chỗ trọ mùa thi

Posted: 25 Jun 2013 08:51 AM PDT

(GDTĐ) – Trong khi các sĩ tử toát mồ hôi tìm chỗ trọ cho vài ngày tuyển sinh, sẵn sàng chịu "chặt chém" với giá đắt ngang khách sạn thì không ít nhà trọ miễn phí không đủ người, ký túc xá trường ĐH cho thuê với giá rất rẻ còn thừa cả nghìn chỗ.

Năm 2012, Trường ĐH Võ Trường Toản còn thừa hàng trăm chỗ ở miễn phí trong KTX.
Năm 2012, Trường ĐH Võ Trường Toản còn thừa hàng trăm chỗ ở miễn phí trong KTX.

Nhà trọ giá cao kín chỗ

Cũng căn phòng ấy nhưng giá thu được trong 3 ngày thi bằng tiền cho thuê phòng cả tháng. Đó là lý do tại sao, nhiều chủ nhà trọ tìm mọi cách tận dụng triệt để diện tích căn nhà trong mùa thi ĐH. Không chỉ tranh thủ phòng trống vì sinh viên về quê nghỉ hè, nhiều chủ nhà còn "dồn" cả gia đình vào ở một chỗ để lấy phòng cho thuê, thậm chí tận dụng cả nhà bếp, gác xép…

Một chủ nhà trọ tại ngõ Núi Trúc (Hà Nội) cho biết: Mọi năm nhu cầu sĩ tử và người nhà thuê chỗ ở trong những đợt thi ĐH rất đông, khu này thường không đáp ứng đủ vì ở gần nhiều điểm thi. Năm nay, chị quyết định tận dụng khu bếp diện tích khoảng 8 m2 để cho thuê với giá 530 nghìn đồng/ngày – cao hơn cả giá phòng khách sạn tiêu chuẩn 2 sao ở Hà Nội với tiện nghi đầy đủ.

Ở một số khu bớt "nóng" hơn, để tìm được một chỗ ở tạm được, thí sinh và người nhà cũng phải trả ít nhất 300 – 400 nghìn đồng/ngày. Anh Hiến – Chủ nhà trọ tại ngõ 66 đường Thái Thịnh II (Hà Nội) tranh thủ phòng trống sinh viên về nghỉ hè thí sinh thi ĐH thuê ngắn hạn.

Để ở căn phòng khoảng 20 m2 này, thí sinh phải trả giá 450 nghìn đồng/ngày; nếu chấp nhận ở ghép, một người phải trả "đổ đồng" mỗi ngày 150 nghìn đồng/ngày. "Nhà tôi gần nhiều trường đại học lớn như ĐH Thủy lợi, ĐH Y, ĐH Ngoại thương… Chị không đến sớm chắc chắn sẽ không còn phòng" – Chủ nhà nói chắc như đinh đóng cột.

Tại những khu vực "nóng" như gần Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐHSP Hà Nội, giá nhà trọ trong mùa thi "leo thang" từng ngày. Những khu nhà cấp 4, diện tích chỉ trên chục mét vuông, ẩm thấp, nóng bức, nhưng chủ trọ cũng lấy ít nhất 100 nghìn đồng mỗi người một ngày.

Chị Oanh – Chủ một nhà trọ trên phố Tạ Quang Bửu – cho biết: Với phòng thoáng mát, sạch sẽ, đầy đủ điện nước như của chị, giá mỗi người ở một ngày là 130 nghìn đồng; trường hợp thuê riêng phòng, không muốn ở chung sẽ phải trẻ 1,2 triệu đồng trong 3 ngày thi. Nếu có nhu cầu nên đặt cọc sớm, nếu không cận ngày thi, chắc chắn "cháy" phòng.

Thí sinh trọ thi ĐH tại làng sinh viên Hacinco. Ảnh: NN
Thí sinh trọ thi ĐH tại làng sinh viên Hacinco. Ảnh: NN

Ế ẩm ký túc xá

Nhằm hỗ trợ thí sinh, rất nhiều trường ĐH đã dành chỗ trong ký túc xá với mức giá rẻ như cho. Thế nhưng, với nhiều điều kiện thuận lợi: gần địa điểm thi, an ninh đảm bảo, phòng ốc khang trang… các ký túc xá vẫn không nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các sĩ tử.

Mặc dù lượng chỗ ở trong ký túc xá rất hạn chế nhưng năm nay Trường ĐH Hoa Sen vẫn dành khoảng vài chục chỗ ở cho các thí sinh trong 2 đợt thi ĐH. Ký túc xá có cơ sở vật chất và hệ thống phòng khang trang, đầy đủ tiện nghi, với sức chứa từ 4 đến 8 người trên phòng, tuy nhiên chỉ cho giới nữ thuê.

Cô Đặng Thị Huệ – Phụ trách Ban quản lý KTX sinh viên Trường ĐH Hoa Sen – cho biết; Trường chỉ lấy giá 50 nghìn đồng/ngày cho một phòng có quạt và 70 nghìn đồng/ngày cho phòng máy lạnh, đã bao gồm cả phục vụ wifi, truyền hình cáp, nước uống, giường đệm, tủ đa năng. KTX ở ngay gần trung tâm nên tiện lợi cho việc đi lại. Tuy nhiên, dù giá cả rất rẻ, phòng ốc khang trang và đủ tiện nghi nhưng theo cô Huệ, dường như thí sinh không mấy quan tâm:

"Năm trước, cả mùa tuyển sinh chỉ có trên chục em đăng ký. Năm nay, trường dành ra khoảng vài chục chỗ ở, không giới hạn sinh viên thi vào ĐH Hoa Sen, bất cứ thí sinh nào đi thi cùng phụ huynh có nhu cầu chỗ ở đến đăng ký đều được xem xét. Các em chỉ cần mang theo mang theo ảnh 3X4, giấy CMND bản chính và bản sao" – Cô Huệ cho hay.

Tại ĐH Công nghiệp Hà Nội – một trong những trường có lượng thí sinh đông nhất cả nước, thầy Hà Xuân Quang – Phó Hiệu trưởng – cho biết: Năm nay trường dành khoảng 3.000 chỗ ở trong ký túc xá cho thí sinh dự thi tại trường, có căng tin, nhà ăn, phục vụ gửi xe, an ninh đảm bảo an toàn; kinh phí rất rẻ, chỉ khoảng 30 – 40 nghìn đồng/ngày. Rút kinh nghiệm năm 2012, thí sinh đến ở chưa đến 2.000 em, còn thừa trên 1.000 chỗ, năm nay trường đã gửi luôn thông báo có chỗ ở trong ký túc xá cho thí sinh kèm giấy báo dự thi.

Hỗ trợ 1.000 chỗ trọ cho thí sinh và phụ huynh tại khu ký túc xá của trường mỗi đợt thi, hoàn toàn miễn phí, vậy mà năm 2012, Trường ĐH Võ Trường Toản cũng chỉ tiếp nhận được khoảng 600 thí sinh, còn thừa đến 400 chỗ.

Theo anh Lâm Triệu Hoàng Duy – Cán bộ phòng Công tác HSSV, năm nay, trường tiếp tục hỗ trợ 2.000 chỗ ở miễn phí (trong 2 đợt thi). Chỗ khá rộng rãi, an ninh trật tự đảm bảo vì có bảo vệ trực 24/24 giờ. Lý giải hiện tượng không nhiều thí sinh đến ở, anh Duy cho rằng, có thể do điều kiện nhà trường chưa đáp ứng được nhu cầu của thí sinh, cũng có thể ở trong ký túc xác không được tự do như thuê bên ngoài.

Sinh viên tình nguyện tìm nhà trọ giá rẻ tiếp sức mùa thi. Ảnh: NN
Sinh viên tình nguyện tìm nhà trọ giá rẻ tiếp sức mùa thi. Ảnh: NN

Những nhà trọ giá… 0 đồng

Trong khi rất nhiều người tranh thủ mấy ngày thi ĐH để "hét" giá trên trời, thì không ít tấm lòng thấu hiểu những vất vả nhọc nhằn của thí sinh đến từ nơi xa đã tìm mọi cách cho thí sinh có chỗ ở khang trang hoàn toàn miễn phí.

Được coi là ngôi nhà đầu tiên của Hà Nội dành chỗ ở miễn phí cho thí sinh nghèo từ các miền quê lên Hà Nội thi ĐH, Trung tâm dạy nghề Nhân Đạo (Ngõ Linh Quang, Hà Nội) cứ đầu tháng Bảy lại chỉnh trang lại phòng ốc để chào đón sĩ tử.

Thầy Trần Duyên Hải – Giám đốc Trung tâm – vui vẻ cho biết: Chúng tôi vừa quét lại vôi ve, sơn cầu thang, chỉnh trang phòng ốc rất đẹp để đón thí sinh. Cũng giống như mọi năm, năm nay Trung tâm có 40 chỗ ở với sẵn sàng điện, nước, quạt, bàn học. Hy vọng, những em đến đây đều an tâm học tốt, thi tốt.

"Ý tưởng giúp thí sinh chỗ trọ bắt đầu cách đây khoảng 10 năm. Khi đó, một lần có việc đến khu Cầu Giấy đúng mấy ngày thi, tôi gặp thí sinh bị mất cắp hết, ngồi khóc rất đáng thương. Lúc đó, tôi chợt nghĩ, các em toàn gia đình nghèo, lên Hà Nội ở những khu không an ninh như thế này ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý học tập, thi cử.

Trong khi đó, dân Thủ đô còn rất nhiều nhà rộng, nhiều CLB, các nhà văn hóa… sao không tận dụng những địa điểm đó để giúp các em có chỗ ở. Nghĩ vậy, tôi đã vận động các nơi tham gia, dần dần thành phong trào. Tại Trung tâm dạy nghề nhân đạo, chỗ ở không nhiều, nhưng tôi hy vọng, mỗi mùa thi, 40 em được giúp đỡ sẽ phần nào vì thế mà thi đạt kết quả tốt hơn, đó là niềm vui lớn nhất" – Thầy Hải tâm sự.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201306/nghich-ly-cho-tro-mua-thi-1970325/

Tuyên truyền phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam trong trường học

Posted: 25 Jun 2013 07:51 AM PDT

(GDTĐ) – Thực hiện Quyết định của Thủ tướng phê duyệt Đề án Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (giai đoạn 2010 – 2015), Bộ GDĐT được giao chủ trì thực hiện Tiểu đề án 2 "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong trường học".

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Nhằm triển khai Tiểu đề án 2 có hiệu quả, Bộ GDĐT đề nghị các học viện, trường ĐH, CĐ, TCCN triển khai thành lập ban điều hành tiểu đề án 2 do một lãnh đạo cơ sở đào tạo làm trưởng ban.

Xây dựng kế hoạch triển khai Tiểu đề án 2 đến năm 2015 và kế hoạch thực hiện hàng năm. Kế hoạch cần xác định cụ thể nội dung công việc, thời gian thực hiện, kinh phí triển khai đảm bảo theo đúng quy định. Đưa việc thực hiện Tiểu đề án 2 vào chương trình công tác hàng năm của đơn vị.

Bộ GDĐT cho biết đã biên soạn bộ tài liệu gồm 2 cuốn dùng cho HSSV để tuyên truyền, giáo dục trong trường học và sẽ cấp cho mỗi cơ sở 1 cuốn dùng cho sinh viên để làm tài liệu triển khai.

Căn cứ vào tài liệu do Bộ GDĐT biên soạn, các cơ sở đào tạo xây dựng nội dung tập huấn phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, đơn vị và tổ chức tập huấn, hướng dẫn đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cán bộ làm công tác đoàn thể trong các trường học, cán bộ làm công tác vì sự phát triển phụ nữ, cán bộ quản lý giáo dục ở các cấp để thực hiện tuyên truyền, giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho HSSV.

Bộ yêu cầu các cơ sở đào tạo chủ động lập kế hoạch, lựa chọn hình thức phù hợp để tuyên truyền, giáo dục, đảm bảo cho các đối tượng được tuyên truyền, giáo dục hiểu biết cơ bản về phẩm chất, đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam và yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn, phát triển phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Phấn đấu hoàn thành mục tiêu 90% trở lên HSSV; 95% trở lên nữ HSSV được tuyên truyền, giáo dục và cuối năm 2014.

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201306/tuyen-truyen-pham-chat-dao-duc-phu-nu-viet-nam-trong-truong-hoc-1970326/

Những đề thi khó nhất thế giới

Posted: 25 Jun 2013 03:51 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128384/nhung-de-thi-kho-nhat-the-gioi.html

Tỷ lệ -quot;chọi-quot; không quyết định điểm trúng tuyển

Posted: 25 Jun 2013 03:50 AM PDT

(GDTĐ) – Trường có tỷ lệ “chọi” càng cao, tính cạnh tranh càng lớn – đó là một quan điểm không hoàn toàn đúng. Về vấn đề này, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học Bùi Anh Tuấn thể hiện quan điểm:

Bản thân tỷ lệ “chọi” thực ra không nói lên được gì nhiều. Qua thực tế nhiều năm tuyển sinh, những trường tốp trên, tỷ lệ thí sinh đăng ký dự thi không nhiều, tỷ lệ “chọi” không lớn nhưng điểm đầu vào vẫn rất cao. Có những trường 8.000 thí sinh dự thi trên tổng chỉ tiêu 4.000, tỷ lệ “chọi” rất thấp nhưng vẫn lấy đến 20 điểm đầu vào; trong khi đó, có trường số dự thi 25.000, chỉ tiêu 3.000 – 4.000 cũng chỉ lấy 15 – 16 điểm. Tuy nhiên, nếu so sánh với những trường lượng thí sinh đăng ký thấp hơn cả chỉ tiêu thì đó lại là chuyện khác.

Kỳ tuyển sinh năm nay có sự phân hóa khá rõ nét về tỷ lệ “chọi” giữa các trường, nhận định của ông về hiện tượng này như thế nào?


 

- Tỷ lệ “chọi” có trường cao vọt nhưng cũng có trường rất thấp, đó là chuyện bình thường. Mấy năm gần đây, một số trường tốp trung như ĐH Công nghiệp Hà Nội, ĐH Tài nguyên – Môi trường …, lượng sinh viên đăng ký rất đông, thường đây là những thí sinh chất lượng đại trà. Các trường tốp trên, số thí sinh đăng ký không đông nhưng chất lượng lại cao hơn. Còn việc tỷ lệ "chọi" có sự phân hóa rõ nét trong những năm gần đây có thể được lý giải bởi nhiều nguyên nhân.

Trước hết phải nói đến do chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thời gian vừa qua đã đến được với người dân và thí sinh nên xu hướng lựa chọn ngành nghề, chọn trường đã có sự thay đổi. Không giống cách lựa chọn chủ yếu theo xu hướng thị trường, theo tâm lý đám đông trước đây, hiện thí sinh cân nhắc rất kỹ, đa số chọn ngành nghề hướng tới việc làm trong tương lai; cùng với đó, người học cũng quan tâm tới chất lượng và uy tín của ngành, nghề và trường sẽ đăng ký dự thi.

Thứ hai là nguyên nhân từ cơ cấu ngành nghề của các trường. Một số trường cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, không gắn được với nhu cầu của xã hội, không phản ứng kịp nhu cầu của thị trường. Ví dụ, trong 2 năm 2012 và 2013, số thí sinh thi vào ngành kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh giảm 10% mỗi năm. Nhưng, trong khi nhu cầu giảm sút, vẫn rất nhiều trường chỉ tập trung vào các ngành nghề này, dẫn đến thí sinh đăng ký dự thi sụt giảm, đó là điều tất yếu. Cũng nói thêm, những năm gần đây, đặc biệt là năm 2013, lượng thí chọn các ngành kỹ thuật, công nghệ có chiều hướng tăng, đây là tín hiệu đáng mừng.

Một nguyên nhân khác liên quan tới sự quan tâm đầu tư phát triển chiều sâu của các nhà trường, điều này cũng quyết định đến việc thu hút thí sinh. Trên thực tế, có thí sinh thi đông là những trường quan tâm đến phát triển đội ngũ, cơ sở vật chất, đảm bảo môi trường sư phạm và môi trường đào tạo.

Còn phải kể đến định hướng của ngành trong giai đoạn vừa qua ảnh hưởng đến việc thu hút người học. Vừa qua, Bộ GDĐT đã có những cảnh báo rộng rãi với xã hội, người học và nhà trường về những ngành nghề dư thừa nhân lực; từ đó, góp phần định hướng thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp; đồng thời nhiều trường đã chủ động mở những ngành mới đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, thu hút thêm được thí sinh.

v
Định hướng ngành nghề trong tuyển sinh đã có chuyển biến rõ rệt

Ông có thể chia sẻ đôi chút về điểm sàn – câu chuyện luôn được quan tâm nhiều nhất trong mỗi mùa tuyển sinh?

- Quan điểm của Bộ GDĐT khi xây dựng phương án điểm sàn là phải đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển và đảm bảo được nguồn tuyển. Vấn đề này, Bộ GDĐT cũng đã đưa lên diễn đàn Báo Giáo dục Thời đại để lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân. Tôi cho rằng đó là những ý kiến tư vấn rất quan trọng giúp Bộ GDĐT xây dựng được một phương án điểm sàn hợp lý. Quan điểm của Bộ là mở, cầu thị, luôn sẵn sàng lắng nghe, điều chỉnh

Quy định mới các trường được tự xác định chỉ tiêu dựa trên điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất đã nhận được sự hưởng ứng của các trường như thế nào, thưa ông?

- Theo quy định tại thông tư 57, các trường ĐH thực hiện quyền tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh căn cứ vào những điều kiện đội ngũ và cơ sở vật chất. Bộ GDĐT chỉ khuyến cáo các nhà trường năm nay và trong thời gian tới đây, ngành nào đang bão hoà, ngành nào có nhu cầu lớn… Trên cơ sở như vậy, các trường tự cân đối năng lực đào tạo, chỉ tiêu đào tạo. Tôi nghĩ rằng, cách làm này đều được các trường ủng hộ.

Thời điểm này công tác chuẩn bị cho kỳ thi ĐH sắp tới đến đâu thưa Vụ trưởng?

- Về công tác chung, có thể nói mọi việc đã được chuẩn bị hoàn tất, sẵn sàng cho kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới.

Xin cảm ơn Vụ trưởng!

Hải Bình (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/vu-truong-vu-giao-duc-dh-bo-gdampdt-bui-anh-tuan-ty-le-choi-khong-quyet-dinh-diem-trung-tuyen-1970305/

Cơ hội vào trường đại học danh tiếng Mỹ

Posted: 25 Jun 2013 03:50 AM PDT

Cambridge Education Group (CEG) là tập đoàn giáo dục quốc tế chuyên cung cấp chương trình tiếng Anh, phổ thông GCSE, dự bị quốc tế A-level, tú tài quốc tế IB, dự bị – chuyển tiếp đại học, dự bị thạc sĩ cho sinh viên quốc tế tại các nước Anh, Mỹ, Hà Lan.

Tại Boston – Mỹ, CEG liên kết với đại học Wheelock cung cấp chương trình University Transfer Program (UTP) tương đương năm nhất đại học Mỹ, cơ sở được đặt tên là OnCampus Boston. Boston là thủ đô học vấn của nước Mỹ, quê hương của những trường đại học danh tiếng thế giới: Harvard, MIT, Boston.

Cô Katherine Hala và ông Micheal Parris – Giám đốc tuyển sinh của OnCampus Boston sẽ có buổi gặp gỡ tuyển sinh tại Hà Nội vào 17h, thứ sáu, ngày 21/6, Visco – 230 Kim Mã, quận Ba Đình; Tại TP HCM, vào 10h, thứ ba, ngày 25/6, Visco – 239 Cách Mạng Tháng 8, nhà A2, chung cư Văn hoá, phường 4, quận 3; Tại Đà Nẵng, vào 8h, chủ nhật, ngày 30/6, Visco – 433 Phan Chu Trinh, quận Hải Châu.

Trường thuộc Tier 1 Regional, nằm trong top 60 khu vực phía Bắc Mỹ (US News World Report 2012); top 10 đại học Mỹ đạt chuẩn cao về chất lượng giảng viên (National Council). Chương trình năm nhất đại học Mỹ của OnCampus Boston được triển ngay khai tại Wheelock – trường đại học tư thục, thành lập năm 1888, tọa lạc tại Boston, Massachusetts. Các chương trình học của Wheelock College và các trường đại học đối tác đều được thẩm định bởi Hiệp hội các trường đại học khu vực Đông Bắc Mỹ – NEASC, các cơ quan kiểm định cao nhất về chương trình kinh doanh AACSB và kỹ thuật ABET.

anh-777299-1371552865_500x0.jpgCác chương trình học của Wheelock College và các trường đại học đối tác đều được thẩm định bởi Hiệp hội các trường đại học khu vực Đông Bắc Mỹ – NEASC.

Chương trình là bước đệm chuyển tiếp hoàn hảo, tiếp cận nền giáo dục hàng đầu thế giới. Trường không yêu cầu SAT/ACT, sĩ số lớp học nhỏ: 16 sinh viên một lớp. Sinh viên được đảm bảo chuyển tiếp vào năm hai đại học Wheelock hoặc các trường đối tác. Sinh viên được tư vấn đăng ký môn học phù hợp và hồ sơ để chuyển tiếp đại học bất kỳ tại Mỹ.

Các trường đại học đối tác:

Southern New Hampshire Universtiy (SNHU): thuộc Tier 1 Regional, hạng 110 khu vực phía Bắc (US News World Report 2012); được công nhận bởi NEASC và cơ quan kiểm định cao nhất các chương trình kinh doanh AACSB.

Rivier University: xếp hạng 133 khu vực phía Bắc Mỹ (US News World Report 2012); thạc sĩ Điều dưỡng xếp hạng 390.

Newbury College: toạ lạc tại thành phố Brookline xinh đẹp, cách trung tâm Boston chưa tới 5km, được công nhận bởi Hiệp hội các trường đại học khu vực Đông bắc Mỹ – NEASC.

Bryant University: Kiểm định bởi NEASC và AACSB, xếp hạng 15 khu vực phía Bắc Mỹ (U.S. News World Report); nằm trong 376 trường đại học xuất sắc (Princeton Review); xếp hạng 27 chương trình Kinh doanh quốc tế xuất sắc (Bloomberg Business Week 2012)

Suffolk University: được kiểm định bởi NEASC, AACSB, ABET; thuộc Tier 1 Regional, xếp hạng 61 khu vực Đông Bắc (US News World Reports); nằm trong 376 trường đại học xuất sắc (The Princeton Review).

OnCampus Boston cấp các suất học bổng 10%, 25% và 50% học phí cho sinh viên khá giỏi. Ghi danh thi và phỏng vấn học bổng tại hội thảo. Sinh viên đăng ký nhập học khóa tháng 9/2013 có cơ hội trúng thưởng iPad Mini.

Visco miễn 100% dịch vụ phí, tỷ lệ visa cao.

Hải My

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/co-hoi-du-hoc/co-hoi-vao-truong-dai-hoc-danh-tieng-my-2834086.html

Quá tải ‘heo vàng’, tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Posted: 25 Jun 2013 02:51 AM PDT

Áp lực số trẻ sinh năm "heo vàng" (2007) khiến nhiều quận buộc phải giao tăng chỉ tiêu cho các trường, dù sĩ số lên đến 50 – 60 học sinh/lớp. Một số quận vẫn giao chỉ tiêu với số lượng hạn chế dù số trẻ có hộ khẩu trên địa bàn cao hơn.

heo vàng, tuyển sinh, quả tải, lớp 1, dân số

Vì áp lực tăng dân số năm "heo vàng", số học sinh vào lớp 1 của toàn thành phố tăng khoảng 11.000 em. Ảnh: Hoa Lâm

Đông lại càng đông

Quận Cầu Giấy là một trong những quận có tốc độ phát triển dân số mạnh nhất Thủ đô. Từ nhiều năm nay, hầu hết các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận đều lâm vào tình trạng quá tải số học sinh dù chính quyền địa phương khá tích cực trong việc đầu tư xây thêm trường mới.

Mười năm qua quận đã đầu tư xây mới khoảng 20 trường với kinh phí hơn 700 tỷ đồng nhưng hiện tại tất cả các trường tiểu học của quận đều có sĩ số bình quân ở mức 50 học sinh/lớp.

Theo khảo sát của phòng GDĐT quận Cầu Giấy, số trẻ đến tuổi vào lớp một năm nay (sinh năm 2007) có hộ khẩu trên địa bàn quận nhiều hơn số trẻ vào lớp một năm ngoái là 500 em nên khiến việc sắp xếp chỗ học trong các trường tiểu học càng thêm căng thẳng.

Theo kế hoạch chỉ tiêu của UBND quận giao cho 10 trường tiểu học của quận thì chỉ duy nhất một đơn vị có sĩ số học sinh khối 1 năm học tới khoảng 50 – 51 học sinh/lớp là Trường Tiểu học Dịch Vọng A. Một đơn vị nữa, Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc 54 học sinh/lớp. Tám trường còn lại nếu nhận đủ số trẻ sinh năm 2007 có hộ khẩu trên địa bàn đều phải chịu cảnh 55 học sinh/lớp.

Không chỉ quận Cầu Giấy mới phải chịu áp lực tuyển sinh đầu cấp và đặc biệt là cấp tiểu học. Theo Sở GDĐT Hà Nội, năm học 2013 – 2014 dự kiến số lượng trẻ vào học lớp 1 trên toàn thành phố tăng 11.000 em so với năm ngoái, số tăng chủ yếu tập trung khu vực ven đô và nội thành. Tăng như quận Cầu Giấy là còn ít. Quận Hai Bà Trưng tăng hơn 816 em. Quận Đống Đa tăng hơn 900 em…

Có đủ chỗ học?

Theo một lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội, những căng thẳng trong tuyển sinh năm nay do hệ luỵ từ sự đột biến về dân số trong năm "heo vàng" 2007. Dẫu vậy, quan điểm của lãnh đạo thành phố là không để học sinh thiếu chỗ học.

Đặc biệt trong cách làm tuyển sinh, các quận/huyện phải lên kế hoạch phân bổ chỉ tiêu cụ thể, phân tuyến rõ ràng và công khai các thông tin này, trong quá trình tuyển sinh không được gây căng thẳng, bức xúc cho phụ huynh học sinh. Với quan điểm này, nhiều quận đã bố trí chỉ tiêu căn cứ vào số lượng trẻ có hộ khẩu trên địa bàn thông qua số liệu khảo sát của khu dân cư, dù điều này khiến sĩ số học sinh/lớp học sẽ chịu mức cao.

Tuy nhiên, trên thực tế một số nơi vẫn chỉ phân bổ chỉ tiêu theo thực tế số lớp học mà các trường có thể bố trí với sĩ số do thành phố quy định từ nhiều năm nay (mức 40 – 45 học sinh/lớp).

Chẳng hạn ở quận Hai Bà Trưng, một loạt trường tiểu học đều được bố trí chỉ tiêu thấp hơn so với số lượng trẻ trên địa bàn. Ví dụ địa bàn tuyển sinh Trường Tiểu học Bạch Mai có 265 em hộ khẩu KT1 nhưng trường chỉ được giao tuyển sinh 5 lớp với 225 em.

Hoặc Trường Tiểu học Tây Sơn là trường có địa bàn tuyển sinh gồm hai phường Nguyễn Du và Lê Đại Hành, số trẻ trong độ tuổi có hộ khẩu KT1 là 270, KT2 là 183 nhưng chỉ tiêu chỉ có bảy lớp 1 với 315 em… Theo lãnh đạo một số phòng GDĐT, khi tuyển sinh các trường sẽ ưu tiên diện học sinh có hộ khẩu KT1, sau đó mới xét đến KT2.

Theo hướng dẫn của Sở GDĐT, việc tuyển sinh đầu cấp sẽ bắt đầu từ 1/7 đến 15/7. Những trường đến 15/7 nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu được giao thì báo cáo Phòng GDĐT để được xem xét tuyển bổ sung cho đủ học sinh trong các ngày từ 18/7 đến 20/7.

(Theo Quý Hiên/ Tiền Phong)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128507/qua-tai--heo-vang---tang-chi-tieu-tuyen-sinh.html

Hai cô học trò đam mê văn học

Posted: 25 Jun 2013 02:50 AM PDT

(GDTĐ) -Cả hai cô học trò đều có chung niềm đam mê Văn học từ nhỏ, đạt điểm 9 môn Văn kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.  Đó là Ngô Thị Ngọc Ánh, Lớp 12V, Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa và Đào Thanh Huyền, Trường THPT Trần Phú, Hà Nội.

Văn học là cuộc sống


Ngô Thị Ngọc Ánh, HS Trường THPT chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa

Ngô Thị Ngọc Ánh chia sẻ: "Em thích học môn Văn từ nhỏ nên đã chuẩn bị khá kĩ cho kì thi Tốt nghiệp THPT, đặc biệt là ở môn Văn. Môn học này rất hiếm có điểm tuyệt đối, đạt điểm 9 môn Văn (điểm cao nhất trường) là một phần thưởng cho sự cố gắng của bản thân".

Cô học trò từng đoạt giải Nhì môn Văn quốc gia khá tự tin sau khi làm bài thi môn Văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ánh thích thú nhất trong đề Văn tốt nghiệp lần này đó là câu Nghị luận xã hội. "Đây đề bài không hề xa xôi với học sinh. Nhân vật được nhắc đến là 1 bạn học sinh cùng trang lứa. Thông tin về hành động dũng cảm của Nam cũng đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông thời gian gần đây. Đề bài này không chỉ ca ngợi tinh thần dũng cảm, hành động cứu người đáng ngưỡng phục của Nam mà còn là tấm gương, là bài học cho giới trẻ, cho thế hệ chúng em về bản lĩnh của tuổi trẻ, về tinh thần dũng cảm và về cả tình yêu thương con người, sự giúp đỡ nhau trong khó khăn hoạn nạn".

Hỏi về "bí kíp" học giỏi môn Văn, Ánh tâm sự: "Em không có bí quyết gì cả, chỉ viết theo mạch cảm xúc của mình, liên hệ văn học với cuộc sống của mình thôi".

Ánh thừa nhận, em luôn quan sát và chiêm nghiệm cuộc sống thật để soi vào văn học. Đặc biệt, những tác phẩm tình cảm gia đình, tình yêu quê hương luôn giúp em tìm được sự đồng cảm. Văn học là cuộc sống, con người, đặc biệt là người trẻ cần phải biết quý trọng cuộc sống, sống có khát khao để không mất đi những gì thiêng liêng, tốt đẹp. Phải biết quý trọng cuộc sống dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.

Viết bằng cảm xúc chân thành nhất


Đào Thanh Huyền, HS Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
 

Đào Thanh Huyền cho biết: "Em rất vui khi đạt điểm 9 môn Văn trong kì thi tốt nghiệp, đây sẽ là động lực tốt, giúp cho em tự tin và thoải mái hơn trong kì thi đại học sắp tới. Với bài thi môn Ngữ văn, em làm tuần tự các câu hỏi của đề mà không có sự xáo trộn. Đề thi tốt nghiệp năm nay rất sát với chương trình ôn tập mà các thầy cô trong trường ôn tập. Với câu 1 và câu 3, về phần nghị luận văn học, em đã ôn tập rất kỹ và trình bày các ý văn của mình sao cho rõ ràng nhất.

"Hành động của Nam không chỉ là hành động dũng cảm. Nó xuất phát từ lòng yêu thương con người, biết quan tâm đến người khác, quên mình khi thấy người khác đang nguy cấp khó khăn. Nam khiến cho chúng em, cũng cùng trong độ tuổi với bạn phải nhìn lại mình, xem thử khi mình sống vị kỷ, chỉ biết có bản thân mình, thờ ơ và thậm chí là cười cợt trược những khó khăn, vất vả của người khác đã đúng hay chưa? Hành động của Nam và tấm gương quên mình của bạn thực sự đã tác động rất lớn đến xã hội, và nhất là, hướng giới trẻ đến một lối sống đẹp…" – đó là những chia sẻ cũng là những ý trong bài thi môn Văn đạt điểm 9 Đào Thanh Huyền.

Đăng Huyền

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2778/201306/hai-co-hoc-tro-dam-me-van-hoc-1970314/

Nữ quái “đào tạo” hàng loạt “đại gia” lừa phụ nữ không chồng

Posted: 25 Jun 2013 02:50 AM PDT

Cùng một chiêu thức nhưng các "đại gia" đã khiến cho nhiều phụ nữ mất cả tình lẫn tiền. Điều đáng nói, những gã bịp bợm này đều là dân thợ hồ, thất nghiệp hoặc mù chữ nhưng nhờ lẻo mép đã khiến "con mồi" gục ngã dễ dàng và chiếm đoạt được cả trăm triệu đồng.

 

Chuyên săn gái không chồng

 

Theo thông tin từ cơ quan công an, cầm đầu băng nhóm lừa đảo này là đối tượng Đỗ Thị Bé Năm (biệt danh Năm "Giật", SN 1959, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh). Đằng sau thị là 7 tên đồng bọn "thiện chiến" và có "số má" trong nghề lừa đảo.

 

Trước khi bộ mặt thật bị vạch trần, Đỗ Thị Bé Năm luôn tỏ ra giàu có, trên người treo lủng lẳng hàng mớ dây chuyền vàng. Bất cứ lúc nào, thị cũng khoe với mọi người rằng có mối quan hệ thân thiết với một số cán bộ làm trong chính quyền huyện, tỉnh nên có nhiều "mối" làm ăn đáng tin cậy.

 

Nữ quái
Băng nhóm lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới sự dàn dựng của Đỗ Thị Bé Năm (Ảnh Cơ quan CSĐT cung cấp).

 

Thực ra lâu nay, nhà Bé Năm là một sới bạc, chuyên tổ chức đánh bài, lắc bầu cua, tài xỉu và đá gà ăn tiền. Đối tượng thường lui tới song bạc này đều là dân không nghề nghiệp, tự khoác cho mình vỏ bọc kẻ lắm tiền. Bọn chúng ăn vận sang trọng và có cái miệng… có thể khiến cho nhiều người cả tin phải gục ngã dưới chân.

 

Để tiện cho hoạt động lừa đảo, các đối tượng tìm thuê những địa điểm khá sang trọng ở khu vực TX. Tây Ninh và huyện Hòa Thành làm "đại bản doanh". Theo đó, đối tượng Bé Năm thường cho đồng bọn rảo đi những vùng quê như Châu Thành, Bến Cầu, Gò Dầu, Dương Minh Châu… để tiếp cận các "con mồi".

 

Chúng thường lấy danh nghĩa là chủ thầu số đề, chủ sòng bài hoặc người chuyên cho vay nặng lãi. Sau đó, bọn chúng dùng lời "mật ngọt" làm quen các phụ nữ không chồng, mất chồng hoặc đã ly thân, gia đình đổ vỡ… rồi xin số điện thoại để tán tỉnh. Tiếp theo, các đối tượng thường hẹn đi uống cà phê, ăn uống rồi rộng tay chi thoáng để gieo vào lòng tin các nạn nhân rằng, họ đã "vớ" được đại gia.

 

Khi mối quan hệ thân thiết đến mức tin cẩn thì những đối tượng này triển khai các phương án moi tiền. Đồng bọn của Bé Năm diễn những kịch bản như đang đi chơi bị hỏng xe, rồi nhờ nạn nhân chở đi lấy tiền nợ. Sau đó, bọn chúng nhập vai, diễn các màn kịch một cách thuần thục khiến các nạn nhân không thể không đưa tiền.

 

Sau khi lột sạch tài sản của "người yêu", bọn chúng chia chác số tài sản vừa chiếm đoạt được theo phương thức: đối tượng nào có vai trò "câu mồi" sẽ được hưởng 50% giá trị tài sản, 50% còn lại chia đều cho cả nhóm.

 

Với thủ đoạn nói trên, các đối tượng này đã thực hiện tổng cộng 7 vụ lừa đảo, chiếm đoạt số tài sản trên 100 triệu đồng, trong đó chủ yếu là vàng, nữ trang.

 

Hai nạn nhân kể lại chuyện bị lừa đảo.
Hai nạn nhân kể lại chuyện bị lừa đảo.

 

Kịch bản lừa cực kỳ tinh vi

 

Tại cơ quan công an tỉnh Tây Ninh, hai nạn nhân là chị Lê Thị Hương (huyện Dương Minh Châu) và Đặng Thị Nhung (huyện Gò Dầu) vẫn còn bức xúc vì bị những tay "người yêu" rởm lừa đảo.

 

Được biết, Hương và Nhung là bạn thân. Họ cùng bị lừa chung một ngày và theo một kịch bản. Nói chuyện với PV, chị Hương ngậm ngùi cho biết, khoảng một tháng trước có hai người đàn ông ăn mặc rất chỉn chu và lịch sự, đi xe SH ghé vào quán của chị uống nước. Hai người này nói chuyện rất tự nhiên, rồi chủ động bắt chuyện với chị.

 

Khi biết chị Hương góa chồng, một đối tượng tên Nhân buông lời chọc ghẹo. Trước những lời mật ngọt như rót vào tai, chị Hương tin tưởng ngay hắn là người tốt. Trước khi ra về, Nhân còn tặng chị chiếc sim điện thoại để "tiện liên lạc".

 

Những ngày sau đó, Nhân thường xuyên ghé quán cà phê của chị Hương chơi. Trong một lần thấy vắng khách, Nhân rủ "con mồi" xuống thị trấn Gò Dầu ăn uống ở nhà hàng. Sau đó, đối tượng này còn chở chị đi shop mua sắm quần áo. Đêm đến, Nhân lại hóa thân thành kẻ si tình, nhắn tin buông lời tán tỉnh, hứa cho tiền để con cái chị được học hành tử tế.

 

Cũng lúc này, chị Đặng Thị Nhung là bạn thân của chị Hương hay ghé quán chơi nên nhanh chóng lọt vào "mắt xanh" của một đối tượng tự giới thiệu tên Minh. Để tạo niềm tin, Minh cũng nhiều lần đưa chị Nhung đi ăn uống, mua sắm ở siêu thị.

 

Mỗi lần đi chơi, Minh đều ga lăng chủ động chi trả tiền cho bạn gái. Chi tiền mạnh tay cộng thêm những lời mật ngọt, nên dù chỉ mới quen hơn một tuần, nhưng Minh đã dễ dàng hạ gục "con mồi".

 

Một ngày, Nhân gọi điện cho chị Hương lên TX. Tây Ninh hứa sẽ cho tiền về đóng học phí cho các con. Khi chị Hương chạy xe đến cầu K13 thì Nhân đã đứng đợi sẵn. Lấy lý do xe bị hỏng đang gửi sửa ở tiệm, hắn bảo chị chở đến nhà con nợ lấy tiền. Sau đó, đối tương này chở chị vào một một con hẻm thuộc khu phố Hiệp Nghĩa (P. Hiệp Ninh, TX. Tây Ninh).

 

Tại đây, có một người đàn ông xuất hiện rồi đưa cho Minh một cọc tiền mệnh giá 500.000 đồng trước mặt chị Hương. Lúc sau, Nhân và "người yêu" quay ra thấy một đám đang đánh bài ăn tiền. Hắn nói với chị Hương rằng nán lại chờ hắn đánh vài ván bài kiếm tiền mua quần áo. Tưởng thật, chị Hương đồng ý ngay. 

 

Cả bọn cùng sắp bài và đánh chừng khoảng 4 – 5 ván thì Nhân vờ bị thua mất gần 30 triệu đồng. Lúc này, cả nhóm nói rằng hắn phải có tiền mới được chơi tiếp không thì hết cơ hội gỡ lại tiền. Hắn giả vờ tiếc nuối rồi quay lại hỏi chị Hương cho vay tạm đồ trang sức bằng vàng để cầm cố đánh tiếp.

 

Thấy "người yêu" đang thua, nạn nhân gật đầu đồng ý đưa cho hắn một bộ vòng xi men, một vòng vàng và một chiếc nhẫn vàng. Lấy được số tài sản trên của "người yêu", Nhân vờ lao vào quyết tâm gỡ gạc lại, nhưng được 2 ván thì hắn lại thua sạch. Để trấn an chị Hương, Nhân lấy điện thoại vờ gọi cho ai đó nói rằng cần "tiếp đạn" 50 triệu đồng. Nhưng một lúc sau có số điện gọi đến nói rằng xe bị công an bắt vì vi phạm giao thông.

 

Nhân bảo chị Hương cứ ngồi đó chờ, hắn đi "nói chuyện" với công an giao thông rồi lấy tiền về mua vàng trả lại. Chỉ chờ cơ hội đó, đối tượng đã cao chạy xa bay. Trong khi đó, nhóm còn lại cũng chơi một vài ván rồi giải tán trong sự ngỡ ngàng của chị Hương.

 

Cùng thời điểm này, tại xã Trường Đông (huyện Hòa Thành), chị Nhung cũng bị tên Minh lên kịch bản tương tự để lừa đảo. Số nữ trang mà chị bị Minh chiếm đoạt là 4 chiếc vòng (8 chỉ vàng 24K), hai chiếc nhẫn (3,3 chỉ vàng 18K).

 

Trong quá trình điều tra, Phòng CSĐTTP, công an Tây Ninh cho biết, đối tượng Đỗ Thị Bé Năm ngoài vai trò cầm đầu tổ chức đám đàn em lừa đảo còn tự tay chiếm đoạt 10 triệu đồng của bà Nguyễn Thị Cấp (SN 1953, ấp Thuận Hòa, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, Tây Ninh).

 

Được biết, số tiền đó, bà Cấp nhờ Bé Năm chạy án cho con trai của bà là Trần Hoàng Dụ. Dụ là đối tượng bị công an huyện Bến Cầu bắt khi tham gia đánh bạc bằng hình thức lắc tài xỉu.

 

Trao đổi với PV, đại diện cơ quan CSĐT công an tỉnh Tây Ninh cho biết, hiện tại cơ quan này đã khởi tố vụ án, khởi tố 8 bị can trên về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vị cán bộ này còn cho biết, có rất nhiều nạn nhân chưa mạnh dạn trình báo với cơ quan chức năng vì ngại dư luận. Đây là những chiêu thức lừa đảo rất tinh vi, dễ khiến con mồi sập bẫy. Cơ quan công an khuyến cáo hãy cảnh giác với loại tội phạm này.

 

 

* Tên các nạn nhân đã được thay đổi.

 

Theo Trúc Huỳnh

Gia đình Xã hội

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/nu-quai-dao-tao-hang-loat-dai-gia-lua-phu-nu-khong-chong-746897.htm

Bộ Giáo dục hiền quá?

Posted: 25 Jun 2013 01:51 AM PDT

- Vừa qua, không ít địa phương nói không với tại chức, chuyên tu. Tôi nghĩ chuyện đã
dừng lại – không ngờ

Nam Định
lại tiếp tục. Điều này nảy sinh ra nhiều nghịch lý, mâu thuẫn với các
chính sách của Đảng và phát luật của Nhà nước.

Kỳ thị chủng tộc đã bị các nước văn minh loại bỏ từ lâu, cớ sao nay Việt Nam ta
trên con đường hội nhập với thế giới văn minh, lại công khai kỳ thị bằng cấp như một
chân lý hiển nhiên?

Đầu tiên phải nói rằng, kỳ thị với bất cứ cái gì, cũng là điều không tốt. Bởi đơn
giản một điều, mà thế giới văn minh nhận ra là: mỗi chúng ta là một thực thể độc đáo,
duy nhất, không ai giống ai. Và các sự vật hiện tượng khác cũng thế, đều có cái xấu
và cái tốt đan xen với nhau một cách phức tạp, yêu cầu chúng ta phải suy xét kỹ càng,
uyển chuyển cho từng trường hợp cụ thể. Không thể áp dụng một cách khô cứng, máy móc,
giáo điều trong khi làm việc, nhất là làm việc với con người.

Bộ Giáo dục, tại chức, Nam Định, nói không

Ảnh minh hoạ (Dân trí)

Phải nói rằng, hình thức đào tạo chuyên tu và tại chức đã có từ lâu với các nước
văn minh, và đây là một loại hình đào tạo. Nó tạo điều kiện cho mọi người trong mọi
hoàn cảnh khác nhau về sức khỏe, về tiền bạc, về năng lực, về lứa tuổi…đều có cơ
hội học tập ngang nhau, cũng đồng nghĩa với việc tạo ra cơ hội việc làm ngang nhau
cho tất cả mọi người, mà không kỳ thị bất kỳ về vấn đề gì; nó tạo ra cơ hội mọi người
được học tập suốt đời; nó tạo ra một xã hội học tập…

Nói không với tại chức, chuyên tu, vô hình chung chúng ta mâu thuẫn với chủ trương
Học tập suốt đời, với Chủ trương xây dựng một xã hội học tập của Đảng và Nhà nước
đang tiến hành, đang cổ vũ? Bởi vì học để làm gì, khi người đại diện của nhân dân,
cũng có nghĩa là xã hội không công nhận nó, không sử dụng nó?

Và có một điều khác, cũng phải nói lên ở đây là việc đào tạo chuyên tu và tại chức
có khá nhiều vấn đề, mà nói một cách văn hoa là bệnh thành tích hình thức, còn nói
một cách thực chất, là "bỏ bạc mua bằng", chứ chẳng có chất lượng gì cả. Cái câu "dốt
như chuyên tu, ngu như tại chức" không phải tự nhiên mà nó. Song có một thực tế mà
không ai có thể phủ nhận được là hầu hết các cán bộ chủ chốt từ xã tới huyện, tỉnh,
trung ương đều từ đó mà ra, có mấy người trong số đó có bằng chính quy? và dưới sự
lãnh đạo và điều hành của họ, đất nước ngày một tiến lên, bền vững, ngày càng nâng
cao vị thế của đất nước trên thế giới.

Vậy giải thích điều này sao đây?

Thực chất chính quy hay tại chức, như nhiều người đã nói, chẳng thể hiện được điều
gì nhiều. Nó chỉ là một tờ giấy công nhận rằng anh có thể làm việc nào đấy, chứ không
có nghĩa là anh luôn làm được, càng không có nghĩa là anh luôn làm tốt công việc được
giao. Vậy hà cớ gì mà căn cứ vào đây để không nhận tôi?

Anh chưa biết tôi là ai, chưa thấy tôi làm việc mà? Nhà nước chúng ta, rốt cuộc
muốn tuyển nhân viên để làm việc, để phục vụ tốt nhân dân, hay là chỉ muốn thu thập
bằng cấp đẹp, để có báo cáo đẹp lên cấp trên? Chủ nghĩa lý lịch, cộng với chủ nghĩa
bằng cấp đã làm cho công việc tuyển dụng cán bộ thành việc thu thập những cái máy
biết nghe lời, vô tri, vô cảm, không có đầu óc (để sáng tạo), không có trái tim (để
cảm thông nỗi thống khổ của các tầng lớp nhân dân). Với việc tuyển dụng cán bộ công
chức và viên chức thế này, làm sao đất nước khá lên được?

Giả dụ như việc đào tạo của hệ tại chức và chuyên tu có nhiều vấn đề đi nữa, thì
cũng cứ xét tuyển họ như các trường khác? Họ làm được thì ta tuyển, không làm được
thì ta không tuyển. Làm như thế, có lẽ sẽ chọn được các người tài, nguyên khí quốc
gia hưng thịnh, đất nước phát triển. Không những thế, còn tốt cho các trường, đặc
biệt là các trường tư, các hệ chuyên tu tại chức thấy được chất lượng "sản phẩm" mà
mình làm ra có vấn đề mà tự điều chỉnh cách đào tạo. Và cũng làm cho báo chí khỏi tốn
thời gian và giấy mực cho vấn đề phi lý này.

Thật phi lý hết sức khi trường tôi học, là trường dân lập tư thục, là hệ chuyên tu
tại chức mà tôi bị gạt ra ngoài rìa kỳ dự tuyển công chức, viên chức của các tỉnh Nam
Định, Đà Nẵng, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hà Nam, Quảng Nam, Quảng Bình,…. ?

Cũng có thể nhận thấy một "ý tưởng tốt" trong việc tẩy chay chuyên tu tại chức này
trong bối cảnh "chạy chức chạy quyền"-  sẽ hạn chế được một số phần tử dốt
(không vào được hệ chính quy của trường công) nhưng lại có tiền,…vào được cơ quan
nhà nước.

Dẫu có như thế đi nữa, cái ý tưởng tốt này cũng không thể làm lu mờ được những cái
phi lý một cách rõ ràng và bức xúc của xã hội về quyền con người, về bình đẳng, hạnh
phúc.

Tôi thấy không chỉ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn "hiền"- như một Đại biểu
quốc hội đã nói trước hội trường, mà cả Bộ Giáo dục cũng quá hiền khi người ta đối xử
bất công với những đứa con của mình, lại chẳng hề có một tiếng nói nào?

  • Đào Văn(Phú Yên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128385/bo-giao-duc-hien-qua-.html

Giữ vững vai trò đầu tàu 5 thành phố lớn

Posted: 25 Jun 2013 01:50 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày 25/6, tại TP Cần Thơ đã diễn ra Hội nghị giao ban Giáo dục và Đào tạo 5 thành phố trực thuộc Trung ương (vùng thi đua số 7). Đến dự có lãnh đạo Sở GDĐT TP Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và TP Cần Thơ.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Theo đánh giá, năm học 2012 – 2013, 5 thành phố trực thuộc Trung ương đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ.

Theo báo cáo tổng hợp việc triển khai thực hiện 15 chỉ tiêu thi đua năm học 2012-2013, ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, Trưởng vùng thi đua số 7 – cho biết:

"Năm học 2012 – 2013 diễn ra trong bối cảnh thành phố và cả nước tiếp tục gặp khó khăn về kinh tế, đã có ảnh hưởng nhất định đến tiến độ phát triển của xã hội, của từng đơn vị và toàn ngành.

Nhưng với sự quản lý chỉ đạo sâu sát của Bộ GDĐT, của lãnh đạo 5 thành phố và nỗ lực của cán bộ, GV, nhân viên nên có thể khẳng định GDĐT 5 thành phố đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học…".

Năm học 2012 – 2013 mạng lưới trường lớp thuộc 5 thành phố được mở rộng, phủ khắp, đáp ứng được nhu cầu học tập của người dân.

Chất lượng GD được cải thiện và nâng cao, khoảng cách chất lượng giữa các khu vực trong cùng một địa phương được thu hẹp, tạo điều kiện để mọi người dân địa phương đều được thụ hưởng chất lượng GDĐT như nhau.

Bên cạnh đó công tác quản lý ngành được đổi mới, cải tiến, bước đầu có kết quả tốt, đội ngũ GV, cán bộ quản lý ngày càng lớn mạnh, đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu. Niềm tin, sự tín nhiệm của nhân dân đối với ngành GDĐT 5 thành phố được củng cố và giữ vững.    

Ấn tượng nhất là mạng lưới trường lớp MN tại 5 thành phố tiếp tục được mở rộng, đa dạng về loại hình, đảm bảo đáp ứng nhu cầu gửi trẻ của người dân. Số trẻ MG đến trường tăng so với năm trước, tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đạt trên 98%.

Chất lượng GD bậc TH của 5 thành phố tiếp tục ổn định ở mức cao. Tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 ở các địa phương đạt gần như tuyệt đối, TP. HCM, TP. Hải Phòng, TP. Cần Thơ đạt 100%, Hà Nội đạt 99,98%.

Ở bậc trung học năm nay 5 thành phố trực thuộc trung ương đạt nhiều ấn tượng về chất lượng GD, đặc biệt là phong trào HS nghiên cứu khoa học. Phong trào đã thu hút nhiều trường với số lượng HS tham gia khá đông. Nhiều đề tài của HS thuộc ngành GD 5 thành phố đã đạt giải cao tại cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho HS trung học do Bộ GDĐT tổ chức. Có 2 đề tài (1 của HS TPHCM, 1 của HS Hà Nội) đã cùng đạt giải 4 tại cuộc thi Intel ISEF thế giới tổ chức tại Mỹ…

Ngoài ra công tác tăng cường cơ sở vật chất và huy hoạch mạng lưới trường lớp, trang thiết bị dạy học tiếp tục được sự quan tâm đầu tư. TPHCM năm 2012 xây mới 1.411 phòng học, 6 tháng đầu năm 2013 xây mới 1.464 phòng học.

Hải Phòng xây mới 152 phòng học và sửa chữa 245 phòng học trong năm học 2012 – 2013. Hà Nội xây mới 3.285 phòng học năm học 2012-2013. Cần Thơ đã hoàn thành 17 công trình trường học mới phục vụ năm học 2012-2013. Đà Nẵng xây mới 242 phòng học, sửa chữa, nâng cấp 74 phòng học năm 2012…

1.Ông Lê Hồng Sơn, GĐ Sở GDĐT TP. HCM, Trưởng vùng thi đua số 7 báo cáo việc thực hiện 15 chỉ têu thi đua năm học 2012-2013 tại hội nghị
Ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM, Trưởng vùng thi đua số 7 – báo cáo việc thực hiện 15 chỉ têu thi đua năm học 2012 – 2013 tại hội nghị

Tại hội nghị, ông Trần Trọng Khiếm – Giám đốc Sở GDĐT TP Cần Thơ cho biết: Năm học 2012 – 2013 thành phố tiếp tục phát triển ổn định và an toàn. Đội ngũ nhà giáo và các cơ sở GD phát triển ôn định và giữ vững số lượng HS ở các cấp học.

Thành phố hiện có 12 trường TCCN (7 trường ngoài công lập), 5 trường ĐH (3 trường ngoài công lập), đến năm 2020 thành phố sẽ có 7 – 8 trường ĐH. Đặc biệt trong năm học 2012-2013 thành phố tập trung tăng cường đầu tư ngân sách, đã tập trung nguồn lực cho GDĐT, đặc biệt là đầu tư cho bậc học MG để đến 2014 đạt thành phố đạt phổ cập GDMN 5 tuổi…  

Theo ông Lê Trung Chinh – Giám đốc Sở GDĐT Đà Nẵng, năm 2012 – 2013 thành phố đạt được những kết quả tích cực. Trong kỳ thi HS giỏi quốc gia, Đà Nẵng có 67/80 em dự thi đạt giải. Cuộc thi viết thư quốc tế UPU, HS Đà Nẵng cũng đạt giải nhất duy nhất toàn quốc…

Năm qua thành phố làm tốt công tác hạn chế HS bỏ học, chỉ có 94 em HS bỏ học (tỷ lệ 0,02%), đây là nỗ lực cao của ngành nhằm hạn chế thấp nhất HS bỏ học. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, hệ GD THPT đạt tỷ lệ 98,68%, hệ GDTX 63,85 %, kết quả này đã đánh giá thực chất năng lực HS…

Theo ông Chinh, thành phố đang gặp một số khó khăn, vướng mắc. Thứ nhất là hiện nay một số trường TH nằm ở trung tâm thành phố đang bị quá tải vì áp lực dân số và tập trung các khu hành chính nên số lượng con em công nhân viên chức, lao động rất nhiều.

Từ khó khăn này thành phố rất khó triển khai dạy học 2 buổi/ngày. Thứ hai khi thành phố đang tiến tới tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với cấp TH nhưng vẫn còn thiếu khoảng 400 GV TH trong năm học 2013 – 2014…

Tại hội nghị các đại biểu đã thống nhất bầu chọn trưởng vùng thi đua số 7, năm học 2013 – 2014 là sở GDĐT TP Cần Thơ. Theo đó Hội nghị giao ban lần 1 năm học 2013 – 2014 vùng thi đua số 7 sẽ được tổ chức tại TP Hải Phòng.   

Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/giao-ban-gdampdt-5-thanh-pho-truc-thuoc-trung-uong-giu-vung-vai-tro-dau-tau-5-thanh-pho-lon-1970317/

Comments