Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


97,5% học sinh cả nước đậu tốt nghiệp

Posted: 22 Jun 2013 08:37 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127870/97-5--hoc-sinh-ca-nuoc-dau-tot-nghiep.html

Nâng bước trò nghèo tới trường

Posted: 22 Jun 2013 08:37 AM PDT

(GDTĐ) – Có thể thấy những năm qua, được sự chung tay, góp sức của các nhà hảo tâm, của những tấm lòng vàng, công tác xã hội hóa đã làm vợi đi những khó khăn của ngành GDĐT. Nhờ vậy, những học trò nghèo ở các vùng quê, đặc biệt là HS dân tộc thiểu số trong các xã bản  xa xôi có áo ấm đến trường, không còn cảnh thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu sách vở.

Đi học thích hơn ở nhà

Phó Giám đốc Sở GDĐT Lai Châu, Hoàng Đức Minh hồ hởi chia sẻ: HS được ở nội trú trong trường thích hơn ở nhà vì được ăn ngon hơn, vui hơn, ở tốt hơn và điều kiện học tập cũng tốt hơn.

Việc vận động hỗ trợ để HS nghèo không phải bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở là chủ trương hợp lòng dân mà Bộ GDĐT đã thực hiện thành công trong nhiều năm qua. Nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa đã giữ vững được sĩ số, giảm tỉ lệ HS bỏ học, tăng tỉ lệ HS chuyên cần. Vì thế tỉ lệ khá giỏi tăng cao hàng năm. Đặc biệt, công tác kiểm tra phong trào "Trường học thân thiện, HS tích cực" của Bộ GDĐT ở 11/12 tỉnh, thành phố báo cáo đảm bảo không có học sinh bỏ học vì thiếu ăn, thiếu mặc hoặc thiếu sách vở.

Mỗi tỉnh tùy theo điều kiện của mình nhưng đều có cách làm hay, sáng tạo nhưng tất cả đều hướng về mục tiêu duy nhất giúp đỡ HS và thầy cô vùng khó có điều kiện dạy và học tốt hơn.

Với cương vị Trưởng Vùng 1, Giám đốc Sở GDĐT Phú Thọ Lê Xuân Trường cho biết: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ GV, HS vùng khó và cuộc vận động "ba đủ" đạt hiệu quả thiết thực.


Nhóm Sen Xanh tặng phòng học và quà cho HS Nậm Chua – Điện Biên    Ảnh B.K
 

Trong năm học này, nhiều tỉnh trong vùng không còn HS bỏ học vì lý do thiếu thốn điều kiện cắp sách tới trường, mặc dù trước đây là những địa phương có tỉ lệ HS bỏ học cao. Tỉ lệ HS bỏ học trong vùng hiện chỉ còn 0,27%. Có được con số này là sự nỗ lực lớn của các tỉnh miền núi phía bắc, vốn được coi là vùng trũng GD, cũng bắt nguồn từ kinh tế xã hội kém phát triển, đời sống nhân dân nghèo nàn, tỉ lệ đói nghèo có nơi chiếm hơn nửa.

Để có được nguồn lực giúp đỡ HS, GV vùng nghèo, mỗi địa phương trong cả nước có cách làm sáng tạo và đạt hiệu quả cao như phong trào "1+1" ở TP Hồ Chí Minh thời gian qua thực hiện rất thành công. Cụ thể, một nhà hảo tâm nhận đỡ đầu cho một em HS có hoàn cảnh khó khăn. Tỉnh Lạng Sơn phát động phong trào Hũ gạo tình thương. Còn tỉnh Yên Bái tất cả các huyện thị đều xây dựng Kho thóc khuyến học nhằm cung cấp nguồn lương thực nuôi HS dân tộc bán trú, nhất là vào lúc giáp hạt thiếu lương thực, kể cả các em hoàn cảnh nghèo, mồ côi không được hưởng hỗ trợ của Chính phủ dành cho HS bán trú.

Hoạt động này cũng được chú trọng ở các tỉnh miền núi, trong đó tiêu biểu như Lào Cai nhiều năm qua, nhờ những kho thóc khuyến học nên vụ giáp hạt HS không còn bị đói. Sự chủ động của ngành GDĐT đã nhận được sự quan tâm chặt chẽ của chính quyền địa phương cũng như nhân dân hưởng ứng. Thậm chí, ở tỉnh miền núi này, HS là con em cán bộ có mức đóng góp cao hơn so với HS dân tộc bố mẹ làm nương. Bên cạnh đó, các ngành, các cấp cũng thi đua, quyên góp ủng hộ cho học trò nghèo đủ ăn, đủ mặc, đủ sách vở để nuôi ước mơ học hành.

Chung tay vì HS nghèo

Theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Yên Bái Luyện Hữu Chung: Toàn tỉnh có hơn 10 ngàn HS dân tộc bán trú, riêng nguồn kinh phí xã hội hóa dành cho các trường phổ thông dân tộc bán trú từ các tổ chức, cá nhân hảo tâm hỗ trợ qui ra tiền mặt khoảng gần 6 tỉ đồng. Nhờ đó, 100% các trường đã tổ chức nấu ăn tập trung cho HS, trong đó có 32/38 trường tổ chức nấu ăn ngày 3 bữa. Tuy nhiên toàn tỉnh cũng có 591 HS thuộc diện đối tượng HS dân tộc bán trú, không hưởng chính sách Nhà nước nhưng được nhà trường nuôi ăn trưa tại trường bằng chính nguồn xã hội hóa.

Để hỗ trợ HS có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện tốt hơn để được đi học, phong trào từ thiện, ủng hộ cho GD vùng khó đã lan tỏa khắp mọi miền Tổ quốc. Ở Quảng Ninh, ngoài việc vận động hỗ trợ chung từ các nguồn, đang thực hiện hỗ trợ từ ngân sách cho trẻ mẫu giáo, HS, GV ở các khu vực khó khăn. Phong trào "Cho và nhận"- cuối năm, HS tự nguyện đem sách giáo khoa cũ tặng cho HS lớp dưới và nhận của HS lớp trên ở Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm – TP Hồ Chí Minh  đã có hiệu quả nhiều mặt trong giáo dục học sinh.

Phong trào hỗ trợ HS nghèo vượt khó ngày càng hiệu quả, thiết thực và phát triển mạnh ở Sóc Trăng, Nam Định, Thái Bình…vv.

Nhiều trường học ở Thủ đô Hà Nội đã kết nối với các trường học vùng sâu, vùng xa ở Thanh Hóa, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai… quyên góp ủng hộ HS nghèo miền núi thông qua chương trình kế hoạch nhỏ, áo ấm tặng bạn, tặng sách vở. Những chuyến quà đầy ắp tình nghĩa của thầy và trò Trường THDL Đoàn Thị Điểm, THCS Lê Quý Đôn… không chỉ giúp cho học trò nghèo Hà Giang, Lào Cai, Thanh Hóa có thêm nghị lực, có điều kiện học tập tốt hơn. Nhưng điều quan trọng hơn cả là các phong trào này đã giáo dục cho các em HS thành phố, vùng có điều kiện biết yêu thương, chia sẻ khó khăn với bạn nghèo, bồi bổ thêm tương thân, tương ái, cuộc sống biết cho và nhận, sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Mô hình "Giáo viên nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn", tình trạng HS bỏ học giữa chừng của Trường THPT Lương Thế Vinh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) giảm đáng kể. Cách đây hai năm,  trường có 55 em do hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học hoặc chuyển trường, chiếm hơn 5,5% tổng số HS của trường. Thế nhưng, kể từ khi mô hình "Giáo viên nhận đỡ đầu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn" ra đời từ sự trăn trở của Ban giám hiệu nhà trường, tập thể cán bộ, giáo viên với mong muốn hỗ trợ, tiếp sức các em học sinh nghèo đến trường đã hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng HS bỏ học giữa chừng.

Được đến trường thực sự là khát vọng, là niềm vui của học trò nghèo. Tuy nhiên cuộc sống của các em vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là học trò vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Để tiếp bước các em được đến trường, rất cần những tấm lòng hảo tâm chung tay góp sức.

 Vũ Kiệt

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/nang-buoc-tro-ngheo-toi-truong-1970222/

Gặp chàng thủ khoa khôi ngô nơi làng quê nghèo

Posted: 22 Jun 2013 08:37 AM PDT

Em Nguyễn Anh Tuấn đạt thủ khoa với tổng số điểm 56,5. Trong đó, môn Toán, Hóa, Sinh đều đạt điểm 10, môn Anh văn và Địa lý em đạt 9,5 điểm, môn Văn 7,5 điểm.

Niềm tự hào của nhà trường và gia đình

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị, chúng tôi tìm đến Trường THPT Bùi Dục Tài – ngôi trường có tuổi đời gần 20 năm, nằm cạnh bờ sông Thác Ma mà mỗi mùa lũ lên, thầy trò lại cùng nhau chống chọi.

Trao đổi với chúng tôi, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Khoa Xưng không giấu nổi vẻ xúc động và vui mừng vì lần đầu tiên học sinh của trường có thành tích cao hơn cả học sinh các trường điểm và trường chuyên trong địa bàn tỉnh.  

Em Nguyễn Anh Tuấn và thầy Hiệu trưởng

Thầy hiệu trưởng giở học bạ cho chúng tôi xem thành tích học tập của em Tuấn, em luôn đứng đầu khối với thành tích học tập các môn tự nhiên đều trên điểm chín. Thầy Xưng nhấn mạnh, em rất chăm học và ngoan ngoãn, ba năm học chỉ nghỉ học một ngày.

Chàng thủ khoa có gương mặt khôi ngô

Tự học bằng niềm đam mê

Chia sẻ về bí quyết học tập, Tuấn cho biết em ít khi đi học thêm, thường tự học ở nhà. Em nghiền ngẫm các đề thi từ nhiều năm trước rồi mò mẫm tìm phương pháp giải, có phần nào không hiểu thì sẽ nhờ thầy cô giảng thêm.

Tuấn chia sẻ thêm, em tự lập một thời khóa biểu ở nhà và chặt chẽ làm theo từ giờ học, giờ ăn uống đến nghỉ ngơi. Việc học, đặc biệt môn Toán là niềm đam mê nên em không thấy căng thẳng hay mệt mỏi, trái lại luôn học bằng niềm thích thú, say sưa.

Kỳ thi Đại học sắp tới, Tuấn đăng ký thi vào trường Đại học Quốc gia TPHCM, ngành Kiểm toán và Đại học Y dược TPHCM ngành Bác sĩ đa khoa. Vào thời điểm này, trong khi các bạn bè đi Huế, Đà Nẵng ôn thi thì em vẫn tự ôn tập tại nhà.

Nhiều năm nay, Tuấn đến trường trên chiếc xe đạp đã mua hơn 30 năm của bố

Chia tay em Tuấn, chúng tôi chúc em sẽ thực hiện được hoài bão của mình.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gap-chang-thu-khoa-khoi-ngo-noi-lang-que-ngheo-745272.htm

Cô giáo ở ‘lò luyện thi ê a’ lên tiếng

Posted: 22 Jun 2013 07:37 AM PDT

-Trao đổi với VietNamNet, cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà, từng luyện thi đại học 11 năm tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết “lớp học ê a” chỉ là buổi tổng ôn kiến thức cho học sinh theo học mình đã lâu.

Tập đọc ê a tại lò luyện thi ở Hà Nội

luyện thi, Ngữ văn, học vẹt, học thuộc lòng, đại học, tuyển sinh, lò luyện

Trong mỗi bộ đề gửi
trò, cô Nguyệt Hà đều lồng ghép những câu chuyện giản dị về cuộc sống như
một lời nhắn nhủ đến trò phải sống hướng thiện, sống tốt. (Ảnh: Phong
Đăng)

Sau khi xem “những hình ảnh ê a” tại lớp luyện thi của mình, cô giáo Nguyễn Nguyệt Hà cho biết, sự nhí nhố và hỗn độn không xảy ra trong lớp.

“Bạn hãy đặt câu hỏi 600 con người ngồi một căn phòng như vậy, chỉ cần một cháu thở nhẹ đã trở thành ồn ào, không nghe được. Vậy cớ gì một phòng học không điều hòa, chật chội nóng bức như vậy mà các em lại xin vào để học? Nói các em đến để giết thời gian, chơi điện tử, ngủ gật là hoàn toàn sai”.

Vậy hình ảnh học sinh nằm ngủ, chơi điện tử được ghi lúc giờ ra chơi?

Đúng vậy. Các hình ảnh được ghép vào lúc tôi dạy.

Về chuyện ê a, bạn hãy tưởng tượng học gần 5 tiếng từ 7h đến 11h45, liệu có ai làm được điều đó?

Phần ghi âm đọc là khi tôi kiểm tra bài cũ của học sinh, kiểm tra những cái đã dạy chứ không phải đọc vẹt.

Đây là cách kiểm tra mang tính đặc thù, bởi lớp rất đông; không thể chấm bài cho từng cháu một.

Khi dạy môn văn, cũng có ba-rem chấm điểm, sườn ý cơ bản. Đó là những cái tối thiểu mà học trò phải hiểu, thuộc và ghi nhớ.

Tôi kiểm tra cái cơ bản, không phải bắt các em đọc như vẹt.

luyện thi, Ngữ văn, học vẹt, học thuộc lòng, đại học, tuyển sinh, lò luyện

Nhiều học sinh xa lạ lại dành cho cô Nguyệt Hà tình cảm và cả nước mắt. Ảnh: Phong Đăng).

Bài kiểm tra như cô nói diễn ra đầu hay cuối buổi dạy?

Nó diễn ra đan xen. Bởi trong gần 5 tiếng, ví dụ, giảng chuyên đề về “Hồ Chí Minh” thì kiểm tra lại xem các em đã biết gì về quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh, nhắc lại cho cô.

Tôi khuyến khích các em đọc lên thành tiếng. Các em đọc để soi mình vào các bạn khác. Tại sao cùng kiến thức cô dạy, các bạn lại hiểu và thuộc, còn em chưa thuộc?

Đây không phải học vẹt mà hoàn toàn là kiến thức cơ bản nhất trò phải nhớ.

Bạn cũng cần đặt câu hỏi lại mấy năm trở lại đây, đề văn ra theo hình thức “mở”. Liệu cô giáo dạy vẹt như vậy có thu hút được cả nghìn học sinh đến học hay không?

Học sinh tôi dạy cũng không phải lũ vẹt ngô nghê, ê a, không phải tư duy, ghi chép gì.

Cần phải nói rõ, tôi chưa bao giờ dạy cấp tốc. Buổi học “ê a” đó buổi học tổng ôn. Đặc thù của nó là nhắc lại những gì đã học, rút xương lại những ý chính, cơ bản.

Buổi học đó được gộp từ 4 lớp mà tôi đã dạy học gần 1 năm nay. Từ tháng 5/2012, các lớp này chỉ học một buổi mỗi tuần.

luyện thi, Ngữ văn, học vẹt, học thuộc lòng, đại học, tuyển sinh, lò luyện
Lớp học tại trung tâm sáng 19/6. Ảnh: Phong Đăng

 

“Tôi tin bạn cũng sẽ thích”

Phương pháp dạy văn của cô là gì?

Đó là lấy học sinh làm điểm tựa, khơi mở sự sáng tạo của học sinh. Đề của tôi làm đúng theo hình thức đề mà Bộ ra thi đại học những năm gần đây.

Câu 2 điểm yêu cầu tái hiện kiến thức cơ bản trong phạm trù nằm thi đại học, có 5 tác giả.

Ở câu nghị luận xã hội, tôi cho thí dụ về những chủ đề như Tổ quốc, nghị lực sống, lòng dũng cảm, biết ơn. Qua từng chủ đề, cô khơi gợi để các em phát huy tính sáng tạo của mình.

Tôi đã từng dạy một em đánh giày lăn lóc ở phố Huỳnh Thúc Kháng từ chỗ nói tục đến khi gặp cô giáo thì không nói tục nữa. Từ chỗ không có ước mơ đến có ước mơ trở thành nghề báo.

Tôi tự hỏi, nếu mình dạy vẹt có ra được những con người như vậy? Tôi tự tin khi có học sinh là thủ khoa của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2012.

Bạn có thể tin, khi giảng bài về tổ quốc ở phần nghị luận xã hội, tôi nói "học vấn không có quê hương nhưng người học cần có tổ quốc" mà cả lớp vỗ tay dành tặng tôi như với ca sĩ.

Bài nghị luận bài cảm ơn tôi gợi mở: "Một trong những lời nói văn minh thanh lịch của học sinh là hai chữ cảm ơn. Anh chị suy nghĩ gì và hãy viết khoảng 400 từ". Tôi gợi ý xong, một em ở Hà Tĩnh gọi điện về cho bố mẹ. Và bạn biết không, bố mẹ em ấy nói nói hơn 17 năm qua, bây giờ họ mới đón nhận từ con điều này.

Tôi nghĩ, mình đã làm được những điều gì đó. Các bạn có thể lên lớp nghe tôi giảng chọn buổi để kiểm chứng điều tôi nói có đúng hay không? Tôi tin bạn cũng sẽ thích cách tôi dạy học trò.

Lựa chọn cá tính

Ngoài dạy, cô còn công tác ở đâu?

Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, tôi ra làm ngay tại trung tâm luyện thi này và chỉ ở đây thôi.

11 năm làm luyện thi, tôi luôn nói với trò rằng, cô không nằm trong ban ra đề thi, cũng không có nhan sắc để quyến rũ học sinh và một phòng không có điều hòa, quạt chỉ vừa đủ. Vậy mà các em vẫn chọn đứng về phía tôi.

Tôi chọn nơi này vì đây là "sân chơi đẹp", không ép học sinh đến học, không phụ thuộc điểm số, quyền lực. Trò yêu cô thực sự mới học được. Và cô giáo thực sự tài năng mới đứng được nơi này. Chỉ cần một ca học đầu không hay thì các em trả lại tiền ra về.

Tôi rất thích nhân vật ông lái đò trong tác phẩm "Người lái đò sông Đà" của Nguyễn Tuân. Ông lái đò nói ông đi những chỗ nước êm, nó dại tay dại chân và buồn ngủ. Ông thích ghềnh thác. Đấy là sở thích của những con người mạo hiểm và có tài.

Tôi sinh ra với một cá tính, tôi muốn khẳng định mình. Một cô giáo không ép học sinh điểm số, không ép trò vì quyền lực không có chức vị gì trong cuộc sống, tại sao lại thu hút được nếu không có tâm, thiện chân để giữ chân học sinh?

Một học sinh xa lạ lại dành cho tôi những giọt nước mắt. Điều đó thật hạnh phúc biết bao. Tôi tin, không phải giáo viên nào cũng làm được điều ấy.

Cảm ơn cô!

Sở GD-ĐT Hà Nội đã dự giờ

Sáng 18/6, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Phạm Thị Hồng Nga 
đã có buổi làm việc với Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa Dịch Vọng (Cầu Giấy)
xung quanh những hình ảnh của “lớp học ê a”. Lãnh đạo Sở cũng
đã trực tiếp nghe cô Nguyệt Hà giảng bài cho học sinh.

Bà Nguyễn Thị Thời, giáo viên cấp 1 đã nghỉ hưu cũng là người sáng lập ra Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Dịch Vọng (Cầu Giấy, Hà Nội):

Trung tâm chúng tôi được Sở GD-ĐT Hà Nội cấp phép hoạt động chính thức từ năm 1999. Hiện TT có 15 giáo viên. Thời kỳ hoàng kim của TT là những năm 1999-2002, 2003 bắt đầu đi xuống, đến 2006 giảm mạnh do thi ba chung áp dụng. Một hai năm qua TT lại càng vắng. Trung tâm chỉ đông khoảng tháng 5, tháng 6. Sau đó vắng. Kể cả đợt này, các lớp học cũng không thật đông.

Công việc không thuận lợi, lỗ nhiều gia đình tôi đã phải bán hai nhà ở Khu tập thể Trường ĐH Sư phạm HN và khu Mỹ Đình. Hiện cả gia đình đang trọ thuê ở khu vực Mỹ Đình.

Tuy nhiên riêng lớp của cô Nguyệt Hà vẫn rất đông. Các em muốn học thường đăng ký học cách đây 3 tháng. Hình ảnh trong clip là buổi tổng ôn của những em đã học được 1 năm ở Trung tâm (từ tháng 5/2012). 4 lớp với hơn 600 em.

Cô Nguyệt Hà là người có năng lực, tâm huyết với nghề, hết lòng với học sinh. Có buổi cô đi dạy học xong thì nôn do quá mệt mỏi. Tôi nghĩ cô làm không phải vì đồng tiền nữa mà chính bởi tình yêu thực sự với trò. Nhiều em có hoàn cảnh nghèo cô dạy miễn phí.

  • Phong Đăng (Thực hiện)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127815/co-giao-o--lo-luyen-thi-e-a--len-tieng.html

“Chọi” tuyển mầm non “nóng” hơn đại học

Posted: 22 Jun 2013 07:37 AM PDT

(GDTĐ) – 1/7 là ngày các trường mầm non chính thức nhận đăng ký tuyển sinh,  tuy nhiên, những ngày gần đây, nhiều phụ huynh đã đến trường dò la tin tức. Điều này cho thấy, "tuyển sinh mầm non" ở Hà Nội đang nóng lên từng giờ.

Để có một suất học ở trường mầm non công lập, nhiều bậc phụ huynh phải tất bật từ trước hè
Để có một suất học ở trường mầm non công lập, nhiều bậc phụ huynh phải tất bật từ trước hè

Ưu tiên cho trẻ 5 tuổi

Năm học 2013-2014, trường mầm non Trung Tự (Đống Đa, Hà Nội) tuyển mới 155 trẻ, trong đó có 45 trẻ sinh năm 2011, 100 trẻ sinh năm 2010 và 10 trẻ sinh năm 2009. Riêng với trẻ sinh năm 2008, thực hiện Đề án phổ cập GD mầm non trẻ 5 tuổi sẽ tuyển theo nhu cầu phụ huynh có hộ khẩu tại phường (hiện có 245/291 trẻ đang học tại trường). Trẻ 5 tuổi sẽ tuyển sinh từ ngày 1-5/7, các lứa tuổi còn lại sẽ tuyển sinh lần lượt các ngày từ 8-10/7. Nhìn vào số lượng tuyển sinh trên sẽ thấy tỷ lệ huy động trẻ độ tuổi nhà trẻ ở phường Trung Tự rất khiêm tốn bởi chỉ có 45/271 trẻ trong độ tuổi được đến trường. Với trẻ sinh năm 2010, tính cả 100 trẻ diện tuyển sinh mới cũng mới có 180/223 trẻ đi học, trẻ sinh năm 2009 là 240/297 trẻ.

Theo kế hoạch tuyển sinh, năm học này, trường mầm non Tuổi Hoa (Ba Đình) tuyển 70 trẻ trong độ tuổi nhà trẻ, 15 cháu lớp mẫu giáo bé. Riêng trẻ sinh năm 2009, nhà trường không tuyển sinh. Với trẻ sinh năm 2008, năm học 2013-2014, nhà trường tuyển sinh thêm 30 trẻ để thực hiện đề án phổ cập. Tuy nhiên, với gia đình có trẻ trong độ tuổi phổ cập đang học ở nơi khác, có hộ khẩu thường trú tại phường vẫn có thể xin học tại trường.

Tại trường mầm non Khương Trung (Thanh Xuân, Hà Nội), kế hoạch tuyển sinh đã được thông báo công khai. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh có con trong độ tuổi phổ cập đã bất ngờ khi đọc thông báo bởi năm học 2013-2014, nhà trường chỉ tuyển 117 trẻ sinh năm 2011, 2010 trong tổng số 2.565 trẻ trong độ tuổi. Trẻ sinh năm 2009, 2008 đều không có chỉ tiêu vào trường. Anh Nguyễn Minh Hoàng (Phường Khương Trung, Thanh Xuân) cho biết: Được biết trẻ 5 tuổi đều được nhận vào trường công nhưng theo thông báo trên, chỉ tiêu thì không có nhưng nhà trường vẫn dành 2 ngày để phụ huynh đăng ký, ngày 3/7 sẽ phát đơn. Thông báo trên khiến chúng tôi không hiểu trẻ trong diện phổ cập có được học ở trường hay không?

Phụ thuộc may rủi!

Năm học 2013-2014, Hà Nội dự kiến tuyển sinh 73.500 trẻ nhà trẻ, 362.250 trẻ vào lớp mẫu giáo. So với năm học trước, số trẻ vào trường mầm non tăng 5.000 trẻ. Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội đã huy động cả hệ thống trường mầm non tư thục vào cuộc. Phó chủ tịch UBND quận Cầu Giấy Nguyễn Thị Vân Anh cho biết: Thực hiện đề án phổ cập GD mầm non 5 tuổi, quận đã yêu cầu các trường tư thục nhận trẻ 5 tuổi với mức học phí như trường công.

Theo Phó chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Cao Bích Lan, quận đã phân chỉ tiêu cụ thể cho các trường công lập và tư thục trên địa bàn. Nhìn vào số học sinh tuyển mới năm học này sẽ thấy tỷ lệ huy động tăng (32% trẻ nhà trẻ và 90% trẻ mẫu giáo)  nhưng vẫn rất khiêm tốn so với nhu cầu gửi con của người dân. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, đặc biệt là sự chênh lệch về học phí, cơ sở vật chất cũng như chất lượng GD, trường công vẫn là lựa chọn số 1 của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, nhìn vào con số trẻ trong độ tuổi đến trường cũng như chỉ tiêu tuyển sinh "nhỏ giọt" của các trường mới thấu  hiểu sự lo lắng của phụ huynh.

Là quận đông dân nhất thành phố, năm học 2013-2014, quận Đống Đa tuyển 77 lớp/2.964 trẻ, trong khi số trẻ trên địa bàn lên tới 27.663 trẻ. Trẻ đông, chỉ tiêu tuyển sinh ít nên tỷ lệ "chọi" của trẻ mầm non bằng, thậm chí còn cao hơn nhiều trường đại học, cao đẳng. Cụ thể trường  mầm non Bình Minh chỉ tuyển  65 trẻ trong tổng số 2.011 trẻ trong độ tuổi. Trường mầm non Mầm Xanh tuyển sinh 90 trẻ, số trẻ khảo sát là 2.319… Cũng tại quận này, do 2 phường Ngã Tư Sở và Phương Mai chưa có trường nên  trẻ trong độ tuổi sẽ được phân tuyến đến các trường mầm non khác đã tăng áp lực cho các trường này.

Quận Thanh Xuân tuyển mới 57 lớp/ 2.565 trẻ. So với số trẻ được khảo sát là 20.557 thì tỷ lệ "chọi" trung bình là 10, thậm chí có nơi còn hơn vì có tới 3 trường (Họa Mi, Mùa Xuân, Hà Anh) của quận này hoàn toàn không tuyển mới một học sinh nào.

La Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/choi-tuyen-mam-non-nong-hon-dai-hoc-1970246/

Hai học sinh nhảy cầu tự tử vì tình?

Posted: 22 Jun 2013 07:37 AM PDT

(TNO) Chiều nay 22.6, ông Phan Đình Minh, Phó chủ tịch UBND xã Hộ Độ (H.Lộc Hà, Hà Tĩnh) cho biết gia đình và cơ quan chức năng đang ra sức tìm kiếm thi thể của nạn nhân vụ nhảy cầu tự tử vừa xảy ra trên địa bàn.

Trước đó, khoảng 23 giờ ngày 21.6, L.V.H (18 tuổi, trú xã Thạch Mỹ, H.Lộc Hà, học sinh lớp 11 của một trường THPT) đang đứng chơi cùng hai người bạn trên cầu Hộ Độ (giáp ranh giữa TP.Hà Tĩnh với H.Lộc Hà) thì bất ngờ nhảy xuống sông Hộ Độ tự tử.

Đến 15 giờ 30 chiều 22.6, công tác tìm kiếm thi thể L.V.H vẫn được tiếp tục.

Trong lúc gia đình và cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm thi thể của nạn nhân thì vào lúc 5 giờ sáng nay 22.6, sau khi nghe tin bạn trai tự tử, em H. (học sinh một trường THPT) cũng đã nhảy cầu Hộ Độ tự tử theo người yêu. Rất may, H. được người dân địa phương kịp thời phát hiện, cứu sống.

Nguyên Dũng

Nguy hiểm trẻ nhảy cầu tắm kênh tại TP.HCM
Kẹt xe cầu sông Hàn vì người nhảy cầu tự tử
Nhân viên UBND xã nhảy cầu
Một cô gái nhảy cầu tự tử

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130622/hai-hoc-sinh-nhay-cau-tu-tu-vi-tinh.aspx

‘Kết quả tốt nghiệp THPT phản ánh khá trung thực’

Posted: 22 Jun 2013 03:36 AM PDT

- Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển đánh giá, kết quả tốt nghiệp THPT năm nay
phản ánh khá trung thực việc dạy và học của giáo viên, học sinh.

thi, tốt nghiệp, THPT, đỗ tốt nghiệp, thí sinh, tuyển sinh
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển. Ảnh: Giáo dục thời đại

Theo kết quả sơ bộ từ 64 tỉnh, thành, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay là 97,52%; GDTX là 78,08% – giảm lần lượt 1,45% và 7,39% so với năm 2012.

Thứ trưởng cho rằng nếu chỉ nhìn vào tỷ lệ đỗ tốt nghiệp mà nói công tác coi thi năm nay là nghiêm hơn hay không nghiêm hơn mọi năm thì chưa đủ căn cứ. Vì điểm thi của học sinh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng học tập, quá trình ôn tập, luyện kỹ năng… Tuy nhiên, ông Hiển khẳng định, qua công tác chỉ đạo có thể nói rằng công tác coi thi, chấm thi năm nay có nhiều tiến bộ.

Tuy vậy, vẫn còn những địa phương nhìn vào tỷ lệ tốt nghiệp để đánh giá chất lượng dạy học, lấy đó làm tiêu chí để khen thưởng, tuyên dương. Nhận thấy tình trạng đó, Bộ đã chỉ đạo chưa lấy tỷ lệ đỗ tốt nghiệp làm tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của các tập thể, cá nhân.

Theo quy chế thi năm nay, các hội đồng chấm thi cũng thực hiện chấm kiểm tra ít nhất 5% số lượng bài thi của mỗi môn thi tự luận. Theo thông tin ban đầu Bộ nhận được, quy định mới này đảm bảo được tính nhạy bén, kịp thời hơn so với những năm trước trong việc xử lý những vấn đề nảy sinh của quá trình chấm thi.

Trong kỳ thi năm nay, Bộ cũng chủ trương ủng hộ sự giám sát của toàn xã hội, báo chí và cả thí sinh trong công tác coi thi bằng cách công khai kết quả xử lý sai phạm trên các phương tiện truyền thông để rút kinh nghiệm chung trong toàn ngành.

Về vấn đề ở một số địa phương, các dịch vụ đầu số điện thoại có kết quả thi trước khi Sở GDĐT công bố điểm thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết trong quá trình gửi dữ liệu kết quả chấm thi cho Bộ, bưu điện hoặc một cá nhân nào đó đã sử dụng dữ liệu để cung cấp dịch vụ nhắn tin kết quả thi cho học sinh.

Ông Hiển cho rằng đây là một hình thức kinh doanh không lành mạnh, đồng thời khẳng định Bộ không yêu cầu các Sở gửi dữ liệu của từng học sinh cho Bộ trước khi công bố kết quả thi, mà có thể gửi sau đó.

  • Nguyễn Thảo(tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127881/-ket-qua-tot-nghiep-thpt-phan-anh-kha-trung-thuc-.html

Sức lan tỏa từ những ngôi trường thân thiện

Posted: 22 Jun 2013 03:36 AM PDT

(GDTĐ) – 5 năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực – một chu trình tìm ra sự thay đổi căn bản trong GD – ĐT theo định hướng của Bộ GDĐT. Tại Vĩnh Long, những giá trị sống, kĩ năng sống đang xuất hiện tần suất nhiều hơn trong học sinh, làm thân thiện các mối quan hệ trong mỗi nhà trường…


 

Giải pháp sáng tạo

Sở GDĐT Vĩnh Long đã cụ thể hoá 5 nội dung trong Phong trào thi đua trường học thân thiện – học sinh tích cực (THTT – HSTC) thành 9 tiêu chí, nhân rộng và lồng ghép Lễ tri ân – trưởng thành vào Lễ tổng kết năm học cho học sinh lớp Lá, học sinh lớp 5 và học sinh lớp 9.

Ngày hội dân gian, ngày hội sáng tạo – kĩ thuật, ngày hội Bản đồ tư duy, An toàn giao thông không những giúp giáo viên mà còn giúp học sinh hình thành kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp hiệu quả.

Trong công tác quản lý, Sở cũng đã đưa ra giải pháp sáng tạo với kinh nghiệm "Đổi mới quản lý thông qua đổi mới cách kiểm tra nhân rộng kết quả trường học thân thiện, học sinh tích cực. Ngoài ra, Sở còn phối hợp tổ chức thành công Tuần làm chiến sĩ cho học sinh THCS và THPT. Đây hoạt động mới của năm 2011 và  năm 2012.

Để nâng cao dạy học hiệu quả, nét sáng tạo còn thể hiện qua việc Ứng dụng bản đồ tư duy vào dạy và học trong các trường trung học. Ngày hội Bản đồ tư duy trong học sinh hay Diễn đàn Kết nối sáng tạo – Chia sẻ thông tin trong giáo viên cũng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong năm 2012.

Hưởng ứng năm An toàn giao thông 2012, phong trào thi đua XD THTT, HSTC của tỉnh còn xây dựng mô hình Ngày hội An toàn giao thông dành cho các trường trung học. Các em không những được tổ chức kí kết thực hiện Văn hoá giao thông công khai và ấn tượng mà còn tham gia nhiều hoạt động như lái xe an toàn, vẽ tranh về ATGT, tìm hiểu Văn hoá giao thông qua hoạt động Rung chuông vàng.

Phương pháp Bàn tay nặn bột cũng đã triển khai cho các trường Tiểu học trong tỉnh.

Đến năm 2013, một hoạt động tạo ra hiệu ứng trong tất cả giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh là Ngày hội hoạt động sân trường dành cho các trường trung học toàn tỉnh. Đã có 67 trường tham gia Hội thi Ngày hội hoạt động sân trường bằng đĩa Video clip. Ngày hội sân trường nhân dịp Xuân về bằng nhiều hoạt động trải nghiệm vùng thôn dã và Ngày hội Em yêu trường em giúp các em thực hành theo nhóm, vận dụng những cách học mới diễn ra ngoài trời dành cho các trường Tiểu học cũng là những thành công đáng kể.


 

Hiệu quả thiết thực

Đến nay đã có 100% trường học, cơ sở giáo dục trong tỉnh Vĩnh Long triển khai các mô hình cụ thể của phong trào xây dựng THTT – HSTC. Tỉnh đã vinh dự nhận 10 Bằng khen của Bộ GDĐT và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Kỷ yếu sáng kiến kinh nghiệm của Bộ GDĐT đã đăng giới thiệu nhân rộng 5 sáng kiến kinh nghiệm của Vĩnh Long (3 năm liên tục). Được chọn báo cáo điển hình tại Câu lạc bộ Giám đốc Sở GDĐT các tỉnh phía Nam tổ chức tại Nha Trang; báo cáo điển hình tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 1 năm triển khai phong trào thi đua XDTHTT,HSTC tổ chức tại Hải Dương.

Niềm vui được nhân lên khi Vĩnh Long 6 lần đón tiếp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long về giao lưu học hỏi các hoạt động mới, cụ thể về phong trào thi đua XDTHTT – HSTC. Ngoài ra, còn có các đoàn Cán bộ quản lí, giáo viên tỉnh Đồng Nai, Cà Mau, Cần Thơ, Trà Vinh, An Giang, Hậu Giang, Nam Định cũng đến chia sẻ kinh nghiệm.

Những con số thống kê xếp loại tăng theo thời gian cũng đã thể hiện hiệu quả thiết thực của phong trào: Năm học đầu tiên thực hiện có 45 trường đạt loại xuất sắc và 100 trường đạt loại tốt. Năm học 2012 – 2013 là năm thứ năm thực hiện có 290 trường đạt loại xuất sắc, 159 trường đạt loại tốt, 46 trường đạt loại khá và còn 3 trường trung bình.

Sau 5 năm thực hiện, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, chủ biên là TS.Trần Đình Châu, Vụ trưởng – Giám đốc dự án Phát triển Giáo dụcTHCS 2 các sáng kiến kinh nghiệm về phong trào thi đua XD THTT, HSTC của Vĩnh Long đã được đăng tải trong sách "Xây dựng mô hình trườngTHCS tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học"

Các chuyển biến được ghi nhận sau 5 năm thực hiện

Theo Sở GDĐT Vĩnh Long, đầu tiên phải nói đến việc hình thành tính tự quản trong học sinh: tự trang trí lớp học, sân trường, xây dựng tiểu phẩm, hội thảo,… Sự "vươn lên" về cảnh quanh sư phạm của tất cả loại hình trường học và nhiều hoạt động tập thể của các trường từ mầm non, tiểu học, THCS, THPT, GDTX đã được xác lập.

Cùng đó, môi trường giao tiếp thân thiện, hiệu quả được cải thiện, nâng lên một mức cao hơn thể hiện qua việc giáo viên thân thiện hơn với học sinh, học sinh thân thiện với nhau hơn. Môi trường học đường thân thiện với học sinh xuất hiện ngày càng nhiều.

Đã xuất hiện nhiều cách dạy mới, hiệu quả như bản đồ tư duy, dạy theo nhóm, ứng dụng CNTT. Sự thay đổi ở từng học sinh trong từng tiết học đã tạo cơ hội cho học sinh tự thể hiện mình. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc được thực hiện nhiều hơn, rõ hơn khi các em đến các di tích lịch sử văn hoá, chơi trò chơi dân gian, hát bài hát dân ca xuất hiện thường xuyên hơn trong trường học.

Sự hợp tác, tương tác giữa giáo viên và học sinh trong mỗi giờ học và từng hoạt động ngày càng rõ dần.  Đối với học sinh, nét tích cực được hình thành qua việc dám thể hiện điều suy nghĩ. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn được quan tâm nhiều hơn. Và đã có nhiều cách giải quyết nguyện vọng của học sinh từ Hiệu trưởng, Cán bộ Đoàn.

5 năm thực hiện phong trào thi đua Xây dựng Trường học thân thiện – Học sinh tích cực – một chu trình tìm ra sự thay đổi căn bản trong GD – ĐT theo định hướng của Bộ GDĐT. Tại Vĩnh Long, những giá trị sống, kĩ năng sống đang xuất hiện tần suất nhiều hơn trong học sinh, làm thân thiện các mối quan hệ trong mỗi nhà trường…

Được biết, phong trào thi đua XD THTT – HSTC của Vĩnh Long được bình chọn là một trong những tỉnh thành phố có thành tích toàn diện điển hình toàn quốc và được giới thiệu trong Hội nghị tổng kết năm học, Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào thi đua XD THTT, HSTC do Bộ GDĐT tổ chức vào tháng 8/2013.

                                 Trần Hoàng Tuý

(Sở GDĐT Vĩnh Long)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/suc-lan-toa-tu-nhung-ngoi-truong-than-thien-1970227/

Đề thi văn ngày càng hấp dẫn

Posted: 22 Jun 2013 03:36 AM PDT

TPHCM: Đề văn lớp 10 có bị lộ?
Bài giải đề thi môn Văn vào lớp 10 TP.HCM
Đề văn tuyển sinh lớp 10 hấp dẫn

Không những thế, câu hỏi về nghị luận xã hội cũng được đánh giá là "đầy chất nhân văn, có tác động tốt đến học sinh, nhất là học sinh ở thành phố" (trích lời nhận xét của ông Nguyễn Văn Cải, phó hiệu trưởng Trường THPT Quang Trung).

Vài năm trở lại đây, dư luận bắt đầu quan tâm chờ đợi và kỳ vọng nhiều hơn ở đề thi môn văn của những kỳ thi cấp thành phố, cấp quốc gia. Bởi không dừng lại ở kiến thức sách vở, những đề thi văn bắt đầu phản ánh chân thực và đầy đủ hơi thở cuộc sống cùng những thông điệp nhân văn đến lớp người trẻ…

Bất ngờ với tính thời sự

Nguyễn Ngọc Doanh Doanh, học sinh lớp 9 Trường THCS Lê Văn Tám, Q.Bình Thạnh, bày tỏ: "Cảm giác đầu tiên của em khi đọc câu số 3 là cảm thấy rất thương và tội nghiệp các bạn ở Đức Phổ, Quảng Ngãi. Trong bài thi, em đã viết về sự khâm phục của mình với ý chí, nghị lực, với sự đam mê học tập của các bạn ấy. Vì đây là đề mở nên em cũng có nhắc đến sự hi sinh của những người mẹ nghèo, tất cả cho con em mình được ăn học thành tài. Em thích những đề văn thuộc dạng mở như thế này. Nó mang lại cho em nhiều cảm xúc và em được viết, được làm bài một cách thoải mái chứ không bị gò bó như những đề văn khác. Từ câu chuyện của các bạn ở Quảng Ngãi, em đã rút ra bài học cho riêng mình, đó là trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến đâu cũng phải cố gắng vươn lên, cố gắng đi học và học thật tốt cho ba mẹ vui lòng. Ngoài ra, em tự thấy mình may mắn hơn các bạn ấy rất nhiều, em không được phép tiêu xài phung phí mà phải tiết kiệm, ít nhất tiết kiệm để tự mua đồ dùng học tập cho mình".

Một giáo viên môn ngữ văn Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3 (đề nghị không nêu tên) cho rằng vài năm gần đây, đề thi môn ngữ văn kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 phản ánh những vấn đề nóng hổi của cuộc sống. Thí sinh ngoài việc phải có kiến thức văn học, có kỹ năng làm bài, các em phải biết quan sát, tìm hiểu, nhận định về nhiều khía cạnh, nhiều vấn đề khác xung quanh mình. Đề thi môn văn tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM năm nay rất hay và có tác động tích cực đến việc giáo dục học sinh. Nhất là câu hỏi về nghị luận xã hội, yêu cầu thí sinh phải biết quan tâm đến những mảnh đời bất hạnh khác, phải nhận ra được rằng dù có khó khăn đến mấy cũng phải cố gắng học và không được từ bỏ ước mơ. Câu hỏi đó còn mang ý nghĩa sâu sắc hơn khi trong bối cảnh ở TP.HCM hiện nay, đa số học sinh được ba mẹ cưng chiều, các em sống trong đủ đầy, no ấm và ít biết chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh khác.

Trước đó, đề kiểm tra học kỳ II môn văn năm học 2009-2010 của Sở GD-ĐT TP.HCM với yêu cầu trình bày suy nghĩ về "kẻ mạnh" trong đoạn trích "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình" (Đời thừa – Nam Cao) được dư luận đánh giá cao về tính thời sự.

Nhiều giáo viên chấm bài bất ngờ khi nhiều bài làm thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nổi cộm và cũng rất gần gũi là bạo lực học đường (thời điểm ấy dư luận đang xôn xao, bất bình vì hàng loạt clip học sinh đánh nhau được liên tục đăng tải trên mạng, nhiều học sinh lớp 12 tại TP.HCM đã có dịp bày tỏ quan điểm của mình, rằng vì sao một bộ phận người trẻ hiện nay thích thể hiện sức mạnh không phải qua điểm số, tài năng mà qua những trận đánh nhau kinh hoàng).

Liên tiếp những đề văn gắn liền tính thời sự đã thỏa mãn sự kỳ vọng của xã hội khi một bộ phận giới trẻ đang suy nghĩ lệch lạc, sống thiếu lý tưởng, a dua, đua đòi, vô cảm… Chính vì vậy một đề thi hay, gần gũi, thời sự sẽ nhắc nhở người trẻ về lối sống, lối nghĩ, sẽ như một cơn mưa rào tắm mát những khô cằn trong tâm thức, đánh động những xúc cảm tưởng chừng như ngủ quên đâu đó.

Không ngạc nhiên khi những đề văn chạm đến những vấn đề thời sự của giới trẻ như thảm họa mê muội thần tượng (đề thi văn khối D kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2012), cố gắng trở thành người nổi tiếng (đề thi văn khối D kỳ tuyển sinh ĐH-CĐ 2011), thói dối trá (đề thi văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2012) và gần đây nhất tấm gương cậu học trò quên mình cứu người đã được đưa vào đề thi môn văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/555247/de-thi-van-ngay-cang-hap-dan.html

‘Nóng’ tuyển sinh lớp 10 ở TP.HCM

Posted: 22 Jun 2013 02:36 AM PDT

- Ngày 21 và 22/6, 40.390 học sinh tại TP.HCM sẽ bước vào kì thi tuyển sinh vào lớp 10 vào 58 trường THPT trên địa bàn thành phố.

tuyển sinh, lớp 10
Mô tả

Trường công vẫn chiếm ưu thế

Theo số liệu thống kê từ sở GD- ĐT TP.HCM, trong số 40.390 em dự thi  vào lớp 10 có 33.728 học sinh thường và 6.662 học sinh chuyên được phân bổ tại 84 hội đồng thi, trong đó có 73 hội đồng thường và 11 hội đồng chuyên.

Trước đó các em đã nộp hồ sơ đăng kí nguyện vọng vào các trường THPT trên địa bàn thành phố, nhìn chung lượng hồ sơ vào trường công vẫn chiếm ưu thế.

Tại khối trường chuyên, hai trường Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa có số lượng hồ sơ nhận được nhiều hơn cả. Cụ thể, số liệu đăng ký các nguyện vọng (NV) vào lớp 10 chuyên như sau: chuyên Lê Hồng Phong NV1: 2.482; NV2: 311; NV3: 2.683; NV4: 375 ( chỉ tiêu tuyển sinh 435) ; chuyên Trần Đại Nghĩa NV1:621; NV2: 1.283;NV3: 696; NV4: 1.914 ( chỉ tiêu 280) .

Trong khi đó THPT chuyên Mạc Đĩnh Chi mặc dù có chỉ tiêu nhận 210 nhưng chỉ nhận được  629 hồ sơ NV1; THPT chuyên Gia Định, Nguyễn Thượng Hiền có tới 175 chỉ tiêu nhưng chỉ nhận được hơn 700 hồ sơ; Nguyễn Thượng Hiền hơn 1.000 hồ sơ.

Một số trường chuyên khác, lượng thí sinh đăng kí vào trường "dễ thở" hơn như:  THPT Củ Chi chỉ tiêu 140 có 120 hồ sơ đăng ký; THPT Trung Phú chỉ tiêu 140 chỉ có 98 hồ sơ đăng ký; THPT Nguyễn Hữu Cầu 140 chỉ tiêu nhận được 265 hồ sơ.

Về phân bố nguyện vọng, những trường tốp đầu luôn nhận được lượng hồ sơ nguyện vọng 1 cao gồm các trường THPT: Nguyễn Thượng Hiền (Q.Tân Bình), Bùi Thị Xuân (Q.1), Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3),

Năm nay những trường có số lượng hồ sơ thí sinh đăng ký NV1 cao như Nguyễn Thượng Hiền, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Minh Khai; Gia Định, Hùng Vương, Trưng Vương, Ngô Quyền, Trần Phú..

Trong khi đó top những trường hồ sơ đăng ký NV2 khá cao như: Lý Tự Trọng (Q.Tân Bình), Trường Chinh (Q.12), Marie Curie (Q.3)…Võ Thị Sáu; THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa…

Trong khi đó một số trường có lượng hồ sơ dẫn đầu về số lượng đăng ký NV3 như Nguyễn Trung Trực ( Gò Vấp),THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8), Thạnh Lộc (Q.12), Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh), Hàn Thuyên (Q.Phú Nhuận), THPT Phước Kiển ( Nhà Bè)….

Một số trường có chỉ tiêu tương đối lớn nhưng lượng hồ sơ nhận được khá ít như : THPT Lương Văn Can chỉ tiêu 720 (NV1:593; NV:411; NV3:336); THPT Nguyễn Công Trứ chỉ tiêu 900( NV1: 1621; NV2: 102; NV3: 9); THPT Phú Nhuận chỉ tiêu 780 ( NV1:986; NV2:229; NV3:16)…

Đề thi sẽ có tính phân loại

Trước kì thi, nhiều giáo viên cho rằng, như mọi năm, đề thi vào lớp 10 năm nay tại TPHCM cũng sẽ có tính phân loại cao.

Cô Bùi Thị Thanh ( quận Thủ Đức) cho rằng: Như mọi năm, đề thi năm nay cũng sẽ có sự phân hóa, tỷ lệ này ở các năm trước thường là 70:30 tuy nhiên năm nay đề thi như thế nào thì vẫn là một ấn số, nhưng lượng câu hỏi khó sẽ không nhiều. Đây là cách để trường lựa chọn được những học sinh top trên và lựa chọn được những học có trình độ tương thích với chất lượng đào tạo.

"Học sinh học kĩ và nắm vững chương trình lớp 9 là có thể đạt điểm khá Tuy nhiên với những học sinh đăng kí vào các trường chuyên, trường top trên cần làm được những câu hỏi khó mới có thể giành suất vào các trường này"

Cô Lê Kiều Liên, dạy văn trường THCS  Đống Đa ( Bình Thạnh) cho rằng: qua cách ra đề Văn ở một số địa phương như Hà Nội đòi hỏi học sinh phải nắm vững các vấn đề xã hội, đặc biệt có khả năng phân tích và nhìn nhận vấn đề theo hướng mở. Các học sinh tại TPHCM nên nắm vững vấn đề này.

"Ngoài học chương trình SGK học sinh phải thường xuyên học hỏi qua các tài liệu, sách báo, ti vi, thường xuyên cập nhật các vấn đề thời sự. Việc ra đề thi bằng hình ảnh bắt buộc học sinh phải có khả năng tư duy nhạy bén"

Ở bộ môn Tiếng Anh, thầy Ngô Đình Hòa- Trung tâm ngoại ngữ Dương Minh cho rằng học sinh – thí sinh nên lướt qua toàn bộ đề, sau đó đọc kỹ từng câu hỏi để hiểu đúng yêu cầu đề.

Câu nào dễ học sinh nên làm trước, sau đó soát lại làm các câu khó tránh trường hợp tập trung quá nhiều thời gian vào một câu hỏi, tẩy xóa, hoặc bỏ trống sẽ mất điểm. Thầy Hòa nhận định, tỷ lệ câu khó trong môn tiếng Anh sẽ chiếm từ 10- 20 % số câu hỏi.

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt – PGĐ Sở GD- ĐT TPHCM, như mọi năm đề tuyển sinh lớp 10 năm nay vẫn bám sát chương trình THCS, trong đó sẽ tập trung chủ yếu ở kiến thức lớp 9.

Đề thi sẽ có phần căn bản theo chuẩn kiến thức chung để kiểm tra trình độ của học sinh. Trong đó sẽ có một lượng câu tương đối khó để phân loại HS theo đúng yêu cầu, tuy nhiên trong năm nay lượng câu hỏi khó bao nhiêu thì vẫn là ẩn số.

Cũng theo ông Đạt, khác với các kì thi tốt nghiệp THPT, kỳ thi chuyển cấp vào lớp 10 sẽ không có chế độ đặc cách cho HS bỏ thi, ốm… vì vậy học sinh cần thận trọng trong ăn uống, sinh hoạt để giữ sức khỏe ổn định trong kỳ thi.

Nếu gặp sự cố, tai nạn bắt buộc phải chờ đến năm sau mới có cơ hội thi lại. Vì vậy trước khi đi thi, phụ huynh nên nhắc nhở các em để điện thoại di động ở nhà để tránh vi phạm, thí sinh không nên mang theo tài liệu. Đặc biệt, ở những kỳ thi gần đây, nhiều em chủ quan nên ngủ quên buổi trưa, đến trường dự thi muộn, vì vậy phụ huynh cần nhắc nhở con em mình để tránh sự cố này bỏ lỡ kì thi – ông Đạt nhắc nhở.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127935/-nong--tuyen-sinh-lop-10-o-tp-hcm.html

Comments