Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Trao giải "Bạn đồng hành quanh tôi" cho cậu học sinh cứu người …

Posted: 21 Jun 2013 07:33 AM PDT

Kỹ năng cứu người của cậu học sinh dũng cảm
 Truy tặng Huân chương dũng cảm cho người học trò cứu bạn 
 Tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho cậu bé cứu 5 người
 Cậu học sinh 15 tuổi dũng cảm cứu sống 5 trẻ đuối nước

Trước đó, ngày 17-6, Được dũng cảm cứu năm bạn nhỏ đuối nước rồi sơ cứu nên cứu sống được hai bạn nhỏ tuổi nhất là Tú (11 tuổi, lớp 5) và Nhi (12 tuổi, học 6).

Anh Lê Đình Thọ, phó bí thư huyện đoàn Thanh Chương, là người đại diện trao giải thưởng “Bạn đồng hành quanh tôi” của báo Tuổi Trẻ cho Được. Năm bạn nhỏ được Được cứu sống cũng kề cận quanh ân nhân của mình. Cả người cứu mạng và nạn nhân cười nói rất hồn nhiên. Trong năm bạn nhỏ thì Trịnh Thị Hậu nhớ rõ nhất những diễn biến vụ tai nạn. Hậu kể: “Khi hai bạn Trang, Phương níu chặt người cháu thì cháu dơ tay cho anh Được kéo. Thoát vũng sâu, cháu còn cầm chặt áo anh Được cho chắc chắn. Thoát chết mới chứng kiến được giây phút vui mừng này của ân nhân”.

Cùng ngày, Sở GD-ĐT trao Bằng khen của bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho em Được. Trước đó, UBND huyện Thanh Chương, huyện đoàn Thanh Chương, Hội khuyến học xã Thanh Ngọc, Trường THCS Thanh Ngọc cũng đã giấy khen cho em Được. Theo anh Dương Hoàng Vũ, ngày mai (22-6) trung ương Đoàn sẽ trao tặng huy hiệu “Tuổi trẻ dũng cảm” cho học sinh dũng cảm có kỹ năng sơ cứu bị nạn đuối nước này.

VŨ TOÀN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/555211/trao-giai-ban-dong-hanh-quanh-toi-cho-cau-hoc-sinh-cuu-nguoi-duoi-nuoc.html

Ê a, lò luyện ‘thần thánh’

Posted: 21 Jun 2013 03:33 AM PDT

- Xem clip quay "Lò luyện thi ê a", tôi có cảm giác, đây không phải là lò luyện thi
bình thường, mà là một lò luyện thi "thần thánh".

Cái cảnh hàng ngàn người (sĩ tử) chú tâm vào đọc đồng thanh một bài văn mẫu, theo
nhịp của giáo viên, giống với cái cảnh đọc kinh cứu rỗi.
Bài văn mẫu ở đây không còn là bài văn mẫu nữa. Nó cao siêu và thần bí đến nỗi, các tín đồ chỉ có một việc là "tự kỷ
ám thị" cho nó thấm vào trong người-thuộc lòng như vẹt cũng được, nhiều chừng nào hay
chừng đó.

luyện thi, đại học, ê a

Lớp học tại trung tâm sáng 19/6. Ảnh: Phong Đăng

Ai càng "thấm nhuần", thể hiện trình độ "giác ngộ" càng cao, công năng càng lớn,
cơ hội đỗ ĐH càng nhiều. Cái cách tiếp nhận lời giảng của cô không giống như lời
giảng của một giáo viên bình thường, mà nó "sùng kính", giống tiếp nhận như lời giảng
của Cha đạo bên Thiên Chúa Giáo hay Sư thầy bên Đạo Phật.

Nếu xem xét lò luyện thi này dưới góc độ của "Người trần mắt thịt", ta thấy nó có
nhiều thứ mâu thuẫn với "Đời thường".

Thứ nhất, không có lớp học nào mà sĩ số học sinh lên đến 600. Lớp học bình
thường hiện nay trung bình có sĩ số 45, thế mà các giáo viên còn kêu ca rằng lớp đông
quá, không thể đổi mới phương pháp dạy học được, đòi hạ xuống còn 25-30. Lớp học có
sĩ số 100 trên các trường ĐH cũng bị báo chí và các giảng viên lên tiếng quá nhiều.

Cũng có khi học sinh tập trung lên đến hàng ngàn trong các buổi lễ chào cờ, khai
giảng, bế giảng…nhưng đây là các buổi lễ, chứ không phải là các buổi học. Vậy cớ gì
lò luyện thi này có sĩ số xấp xỉ bằng 30 lớp học bình thường lại dạy tốt, học tốt (có
nhiều học sinh đỗ ĐH, nhiều học sinh yêu mến,…) như lời cô nói?

Thứ hai, lớp học không cần ghi chép (học sinh ngoài hành lang thấy gì đâu
mà ghi, ngoài xa thấy gì mà ghi), chỉ cần đọc thuộc bài văn mẫu có sẵn, đọc đồng
thanh theo bài văn, nghe giảng về bài văn đó… là xong, là có thể đỗ ĐH.

Nếu điều
này là chuẩn, thì Bộ GD-ĐT sẽ tiết kiệm được không biết bao nhiêu tỷ tiền trang bị
bảng và phấn cho tất cả các lớp học trên cả nước Còn học sinh thì tiết kiệm được tiền
mua vở, viết, cặp…

Thứ ba, học liên tục 5 tiết liền (dẫu có giải lao đi giữa các tiết nữa)
cũng là điều "phi thường" đối với lớp học bình thường. Theo Bộ, môn Văn và Toán thì
học tối đa 2 tiết, thậm chí có người còn muốn tách riêng ra nữa. Ông hiệu phó trường
tôi còn "canh me" thời khóa biểu sao cho trong một buổi học 4 đến 5 tiết không hoàn
toàn là môn xã hội, hoặc là môn tự nhiên. Nghĩa là trong một buổi học thì có cả môn
tự nhiên và xã hội.

Thế còn chưa hết, ông còn phân cách ra, ví dụ học Văn ngày thứ
hai thì thứ ba không học Văn nữa. Ông bảo như thế để học sinh có thời giam "thấm".
Học một buổi một môn như là luyện thi này là chuyện đầu tiên trong đời dạy học hơn 25
năm nay tôi mới thấy!

Với những điều "phản giáo dục-so với đời thường" như trên mà lớp học vẫn thu hút
học sinh vào học đông đảo (sĩ số lớp 600-1000), học tập rất có hiệu quả (nhiều học
sinh đậu ĐH, có học sinh là thủ khoa của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2012,…),
giáo viên được học sinh kính mến, thương yêu (cô giáo nói "học vấn không có quê hương
nhưng người học cần có tổ quốc" mà cả lớp vỗ tay dành tặng tôi như với ca sĩ),… thì
chắc chắn đây là một lò luyện thi "thần thánh"!

  • Đào Văn(Phú Yên)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127987/e-a--lo-luyen--than-thanh-.html

Tìm mô hình trường học thân thiện với học sinh nữ: Giải pháp từ các trường

Posted: 21 Jun 2013 03:33 AM PDT

(GDTĐ) – Có thể thấy, tình trạng bạo lực học đường không còn là hiện tượng cá biệt mà nó có xu hướng gia tăng về số vụ việc lẫn mức độ nghiêm trọng. Đáng lo ngại hơn, hiện nay bạo lực học đường đang có chiều hướng tấn công vào học sinh nữ khiến các nhà trường vô cùng băn khoăn, trăn trở trong việc xây dựng mô hình trường học an toàn và thân thiện với học sinh nữ.


Bạo lực ở học sinh nữ là thực trạng nhức nhối

Những hành động thiếu kiểm soát

Vấn đề bạo lực học đường, đặc biệt là nữ học sinh ngày càng được phát tán nhiều trên mạng khiến xã hội và dư luận không khỏi ngần ngại lo lắng trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Vấn đề bạo lực đối với học sinh nữ không chỉ dừng lại ở việc các em bị xâm phạm, bị bạo lực mà còn ở khía cạnh chính các em là những người trực tiếp xâm phạm thân thể, hành hung người khác. Nguyên nhân chính bởi do nhận thức của các em chưa đầy đủ, chưa được quan tâm giáo dục cẩn thận khiến các em có những suy nghĩ lệch lạc và hành động thiếu kiểm soát.

Tại Trường Trung học phổ thông Kim Anh (Hà Nội), một vài năm trước đã có 2 tốp học sinh nữ hẹn nhau ra một địa điểm cách xa trường đánh nhau tập thể. Hai bên xông vào đánh vật, đấm đá nhau như những học sinh nam. Vì vị trí xảy ra "cuộc chiến" ngay cạnh tiểu đoàn bộ đội nên đã được báo về nhà trường và can thiệp ngăn chặn kịp thời. Điều tra cho thấy, vụ đánh nhau xuất phát từ cá nhân 2 học sinh nữ, sau đó hai em này lôi bạn đến đánh em kia và xảy ra việc hai tốp học sinh đánh lộn.

Cũng tại trường này, hai học sinh nữ do ghen tuông đánh nhau, dùng kẹp tóc đâm vào người bạn. Gần đây nhất là vụ một học sinh nữ của trường thất tình mang rượu và dao vào sau nhà thể chất…

Năm học 2010 – 2011, tại Trường THCS Dương Quang (Gia Lâm), một học sinh nữ lớp 9 đã rủ thêm một người bạn thân của mình đánh và ép học sinh nữ lớp 7 uống thuốc ngủ trong nhà vệ sinh. Nguyên nhân là học sinh nữ lớp 9 hiểu lầm học sinh nữ lớp 7 cướp người yêu của mình. Được tin báo về vụ việc nghiêm trọng này, ban giám hiệu nhà trường, giáo viên, nhân viên bảo vệ đã xuống ngay nơi sự việc xảy ra để can ngăn, khống chế hành động quá khích của hai học sinh lớp 9…

Cô giáo Nguyễn Thị Bạch Loan – đại diện cho Trường THCS Kiến Hưng cho biết: Bên cạnh những thành tích đã đạt được, Trường THCS Kiến Hưng cũng không tránh khỏi những khó khăn về giáo dục đạo đức cho học sinh, trong môi trường học đường vẫn còn xảy ra hiện tượng bạo lực học đường. Một số học sinh trường do ảnh hưởng từ gia đình, xã hội và để tự khẳng định cái tôi của mình đã mắc vào các hình thức bạo lực như: đánh đập, hành hạ bạn chỉ vì bạn ấy xinh hơn, học giỏi hơn, có đồ dùng cá nhân đẹp hơn, có lời nói cử chỉ không theo suy nghĩ của mình. Không những thế, các em còn rủ nhau bài xích, bắt nạt bạn cả trên lớp lẫn trên đường đi học về vì những lời nói, bình luận vu vơ. Có một số em gái bị các bạn nam hoặc các anh lớp lớn hơn dồn vào phòng vệ sinh giờ ra chơi, giữa giờ hoặc cuối buổi học để giở trò sàm sỡ…

Theo cô Loan, để thỏa mãn cho những suy nghĩ ích kỉ, hẹp hòi, các em nghĩ rằng việc đánh nhau, cô lập, mắng chửi các bạn mình là đúng. Thậm chí các em còn lôi kéo, khuyến khích, cổ vũ cho những việc làm sai. Một số em biết hành vi đó là sai trái nhưng lại không dám lên tiếng vì sợ trả thù. Chỉ có một số em tỏ hẳn thái độ không đồng tình, ngăn cản và báo cho thầy cô, nhân viên bảo vệ và bố mẹ biết…

Có thể nói, những vụ việc bạo lực học đường giữa học sinh nữ với học sinh nữ không chỉ gia tăng về số lượng mà mức độ cũng khiến người làm công tác giáo dục không khỏi lo lắng, trăn trở.


Tăng cường giáo dục kỹ năng sống để ngăn chặn bạo lực học đường (Ảnh: Lê Văn)

Giải pháp từ các trường

Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, trong năm học 2012 – 2013, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều chương trình giáo dục cho trẻ em, nhất là trẻ em gái. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, trẻ em gái vẫn đối mặt với nhiều nguy cơ bạo lực rất đa dạng, vẫn bị xâm hại thân thể, bạo hành… Chính vì vậy, việc tìm ra những giải pháp ngăn chặn hữu hiệu đang là đòi hỏi cấp bách.

Theo kinh nghiệm của Trường THCS Thăng Long thì ở cuối cấp THCS, một số học sinh nữ đã biết đến tình bạn khác giới và ghen tuông.  Trước thực trạng này, nhà trường cần nêu cao khẩu hiệu "Giáo viên chủ nhiệm là người mẹ thứ hai của học sinh". Các cô thường xuyên gần gũi, chuyện trò để tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nguyện vọng cũng như các khúc mắc hoặc các vấn đề mâu thuẫn nảy sinh trong và ngoài giờ học của học sinh để phối hợp cùng gia đình và các tổ chức trong và ngoài nhà trường trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh để ngăn chặn hay giải quyết từ rất sớm các biểu hiện bạo lực học đường. Mặt khác, giáo viên chủ nhiệm của trường còn có những buổi sinh hoạt chủ nhiệm theo chuyên đề "tình yêu, tình bạn tuổi mới lớn" và các cô giáo chủ nhiệm tổ chức những buổi nói chuyện với các học sinh nữ trong lớp về vấn đề giới tính, tình bạn khác giới tuổi mới lớn… nhằm giáo dục nữ tính, nâng cao hiểu biết về giới cho học sinh, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.

Tại Trường THCS Tô Hoàng, song song với việc giáo dục đạo đức học sinh qua nhiều hoạt động khác nhau, trường còn chủ động trang bị cho học sinh nữ những kỹ năng, biện pháp tự vệ cần thiết để có thể tự bảo vệ mình trước vấn nạn bạo lực học đường. Nhà trường phối hợp với các cơ quan tổ chức tốt các chương trình giáo dục kỹ năng sống như giao lưu chia sẻ kinh nghiệm "Tôi tài giỏi", "Tình bạn – Tình yêu tuổi học trò"; "Phát huy năng lực bản thân"… Các em học sinh nữ được rèn luyên kỹ năng làm chủ công nghệ thông tin, kỹ năng làm chủ và xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn… để tỉnh táo, bình tĩnh hơn trong giao tiếp và cuộc sống hàng ngày…

Đến nay, công tác phòng chống bạo lực giới đã được các nhà trường quan tâm chú trọng và tìm ra giải pháp riêng khác nhau. Tuy nhiên, theo nhận định của các trường, nhiều bố mẹ, gia đình và người thân còn vì mải lo toan cuộc sống mà thiếu sự quan tâm, giáo dục đối với con cái. Chính vì vậy, giữa nhà trường và gia đình cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa. Làm sao để nắm bắt được các mối quan hệ của các em gái, giúp các em giải tỏa những bế tắc trong cách ứng xử với bạn bè hoặc các mâu thuẫn. Gia đình là nơi gần gũi nhất với các em nên khi phát hiện thấy sự bất thường hay suy nghĩ, hành động lệch lạc của con em, các bậc cha mẹ cần có định hướng lại ngay. Bên cạnh đó, cần thông báo cho giáo viên chủ nhiệm, nhà trường để cùng có biện pháp giúp đỡ…

Mặt khác, như bà Lê Mai Anh – Hiệu phó Trường THPT Chu Văn An đề xuất thì giải pháp để ngăn chặn tình trạng bạo lực với học sinh nữ là cần nâng cao nhận thức của học sinh về những hậu quả của bạo lực học đường. Ngoài chương trình giáo dục chính thống cần có kế hoạch và kiểm soát kế hoạch ngoài giờ, tăng cường giáo dục kĩ năng sống, những hiểu biết xã hội cho học sinh.

Theo thống kê của Sở GD – ĐT Hà Nội, hiện Hà Nội có gần 322 nghìn học sinh (HS) nữ ở cấp THCS, chiếm 48% tổng số HS toàn cấp; tỷ lệ này ở cấp THPT là gần 53%. Bạo lực học đường tấn công vào HS nữ đang có chiều hướng gia tăng, để lại những hậu quả nghiêm trọng, nặng nề về tâm lý cho các em gái ở lứa tuổi vị thành niên.

Trung Thành

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/tim-mo-hinh-truong-hoc-than-thien-voi-hoc-sinh-nu-giai-phap-tu-cac-truong-1970211/

Bắt đầu thi tuyển chức danh lãnh đạo, quyết ‘nắn’ công chức

Posted: 21 Jun 2013 03:32 AM PDT

(ĐVO) – Ngày 20/6, Thành ủy Hải Phòng thông báo chính thức về việc tổ chức việc thi tuyển chức danh Hiệu trưởng trường Đại học Hải Phòng, dự kiến diễn ra vào cuối tháng Tám năm nay.

Trước đó ngày 14/6 Bộ GTVT cũng lập đề án thi tuyển người đứng đầu cơ quan cấp Tổng cục Đường bộ Việt Nam.

Thông tin thi tuyển chức danh Hiệu trưởng trường Đại học Hải phòng được Thành ủy đưa ra với tiêu chuẩn quy định bắt buộc như: phải là đảng viên, không trong thời gian thi hành kỷ luật, trong độ tuổi bổ nhiệm, có trình độ tiến sỹ, cao cấp lý luận chính trị trở lên, ngoại ngữ trình độ C, sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giảng dạy…

Cùng với các tiêu chuẩn trên, các ứng viên phải có học hàm phó giáo sư trở lên, có trình độ chuyên môn phù hợp với các chuyên ngành đào tạo chính của trường, cán bộ trẻ, có giải thưởng về công tác nghiên cứu khoa học và quản lý là những ưu tiên trong thi tuyển.
 

Thi tuyển công khai chức danh lãnh đạo sẽ tìm được người tài
Thi tuyển công khai chức danh lãnh đạo sẽ tìm được người tài

Đây là lần đầu tiên Hải Phòng tổ chức công khai việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh đạo một đơn vị do Thành ủy quản lý và cũng là trường đại học đầu tiên trong cả nước thi tuyển chức danh Hiệu trưởng.

Thông qua việc tổ chức này, thành phố Hải Phòng sẽ đánh giá, hoàn chỉnh đề án thi tuyển các chức danh lãnh đạo sở, ngành và các đơn vị tương đương để triển khai rộng rãi trong toàn thành phố. Đây cũng là hoạt động nhằm đổi mới công tác cán bộ, thực hiện công khai hóa việc bổ nhiệm cán bộ.

Tại Hà Nội bộ GTVT cũng lập đề án thi tuyển người đứng đầu cơ quan cấp Tổng cục Đường bộ VN.

Theo Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường, việc thi tuyển lãnh đạo cao nhất của Tổng cục Đường bộ là một cách thực hiện dân chủ trong công tác lãnh đạo. Tạo bước đột phá từ khâu phát hiện đến bổ nhiệm cán bộ nhằm lựa chọn được người có năng lực, phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quảng Ninh hiện cũng là địa phương tích cực trong việc đổi mới quy trình và nâng cao chất lượng bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý. Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Quảng Ninh tiếp tục tổ chức thí điểm thi tuyển chức danh Phó Giám đốc của 6 sở.

Đây là hoạt đông được đánh giá là chưa có tiền lệ và đang tạo một luồng gió mới trong bối cảnh công chức nhận được nhiều điều 'phàn nàn' trong việc thực hiện chức năng công vụ của mình.

Thực trạng này đã phản ánh lên tới Quốc hội và Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng thừa nhận rằng có tình trạng công chức nhũng nhiễu, vô cảm, cửa quyền…

Do vậy việc thi tuyển cán bộ cấp lãnh đạo bên cạnh việc thể hiện sự dân chủ còn nói lên sự quyết tâm đưa công cuộc cải cách thủ tục hành chính vào quy củ, nâng cấp chất lượng cán bộ.

Phương Nguyên (Tổng hợp)

Nguồn: http://www.baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201306/bat-dau-thi-tuyen-chuc-danh-lanh-dao-quyet-nan-cong-chuc-2349162/

Sinh viên Việt cần những kỹ năng gì để thành công?

Posted: 21 Jun 2013 02:33 AM PDT

Từ khi bắt đầu Đổi mới, Việt Nam đã và đang trải qua một quá trình chuyển đổi kinh tế mạnh mẽ.

  Việt Nam, thị trường lao động, nhân lực, việc làm, thất nghiệp, sinh viên, kỹ năng

Christian Bodewig

Nếu đầu những năm 1990, phần lớn người dân Việt Nam vẫn còn làm nghề nông thì hiện nay, gần một phần ba lực lượng lao động của Việt Nam là những người làm công ăn lương trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Hầu hết lao động trẻ hôm nay muốn tìm và tìm được việc làm ở các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ hay xây dựng. Xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong tương lai.

Khi đất nước đang chuyển mình để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động tương lai với vị thế của một nền kinh tế công nghiệp hóa với mức thu nhập trung bình, thì việc nắm bắt được nhu cầu của người sử dụng lao động đối với lực lượng lao động và kỹ năng nghề ngày càng trở nên quan trọng. Đó chính là lý do vì sao gần đây Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) phối hợp với Ngân hàng Thế giới đã thực hiện một cuộc khảo sát với trên 350 công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.

Người sử dụng lao động có rất nhiều ý kiến thú vị. Trước hết, phần lớn người sử dụng lao động cho biết họ cảm thấy không hài lòng với chất lượng giáo dục và tay nghề của lực lượng lao động hiện có, đặc biệt là chất lượng và tay nghề của các kỹ sư và các kỹ thuật viên. Các doanh nghiệp chú trọng vào đổi mới sáng tạo và xuất khẩu là các doanh nghiệp cảm thấy ít hài lòng nhất với hệ thống giáo dục và đào tạo hiện nay. Vậy những kỹ năng nghề gì mà người sử dụng lao động đang tìm kiếm nhưng các ứng viên hiện nay chưa đáp ứng được?

Người sử dụng lao động xác định các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc là những kỹ năng quan trọng nhất mà họ tìm kiếm khi tuyển dụng, cả đối với giới công chức, nhân viên văn phòng và giới công nhân. Ví dụ, đối với một người thợ điện, các kỹ năng kỹ thuật này là thực hành.

Ngoài ra, người sử dụng lao động cũng luôn luôn tìm kiếm các kỹ năng mà giới chuyên môn gọi là kỹ năng "nhận thức" và "xã hội", hoặc "ứng xử".

Ngoài ra, bên cạnh các kỹ năng kỹ thuật cụ thể cho công việc, kỹ năng làm việc theo nhóm và giải quyết vấn đề cũng là các kỹ năng quan trọng đối với người công nhân. Đối với công chức và nhân viên văn phòng, người sử dụng lao động tìm kiếm các kỹ năng như tư duy biện chứng, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp. Tuy nhiên, theo ý kiến của các nhà quản lý tại một số công ty chuyên về kỹ thuật ở thành phố Hồ Chí Minh mà tôi có dịp được tiếp xúc gần đây, các sinh viên mới tốt nghiệp đại học hiện nay thường lại thiếu các kỹ năng này.

Điều này có ý nghĩa như thế nào đối với hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam? Trước hết, các trường đại học và cơ sở đào tạo nghề cần phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các doanh nghiệp. Có rất nhiều cơ hội để tạo ra các mối liên kết tốt hơn giữa người sử dụng lao động và các trường đại học và trường nghề, chẳng hạn như thông qua sự tham gia của các doanh nghiệp vào việc xác định nội dung đào tạo, tạo điều kiện nhiều hơn cho thực tập và tuyển dụng tại các doanh nghiệp, cũng như việc cung cấp trang thiết bị cho nhà trường. Thành công đòi hỏi sự thay đổi tư duy ở cả hai phía.

Chúng ta đã có nhiều ví dụ về các mối quan hệ đối tác đầy hứa hẹn như vậy ở Việt Nam. Chẳng hạn, Đại học Đà Nẵng đã xây dựng được một mô hình chương trình giảng dạy sáng tạo trong đó kết hợp đào tạo hàn lâm tại nhà trường với thực hành tại các doanh nghiệp để cung cấp cho sinh viên kinh nghiệm làm việc thực tế và các kỹ năng kỹ thuật và ứng xử theo yêu cầu của người sử dụng lao động.

Thứ hai, chiến lược kỹ năng nghề của Việt Nam không nên chỉ trông cậy vào hệ thống giáo dục đại học và đào tạo nghề. Kỹ năng tư duy biện chứng và kỹ năng làm việc nhóm có thể được học từ sớm hơn rất nhiều – ở bậc mầm non, tiểu học và trung học. Đối với người sử dụng lao động, những gì mà lớp trẻ học được, hoặc chưa học được ở bậc giáo dục phổ thông, cũng quan trọng như những gì họ học được ở bậc đại học và đào tạo .

Một điều đáng ngạc nhiên khác nữa là quan điểm của những người sử dụng lao động Việt Nam rất giống với quan điểm của người sử dụng lao động ở các nước có nền kinh tế thu nhập cao hoặc trung bình cao. Họ đều cho rằng các kỹ năng tư duy biện chứng và giao tiếp là các kỹ năng thường được yêu cầu nhưng lại hay thiếu ở người lao động. Điều này cho thấy đây chính là những kỹ năng nghề nghiệp quan trọng và cần thiết đối với mọi ngành nghề và sẽ không bao giờ lỗi thời.

Kinh nghiệm từ các nền kinh tế thu nhập cao và trung bình cao cũng chỉ ra rằng việc xây dựng thành công lực lượng lao động có tay nghề cao đồng nghĩa với việc đem lại cho người sử dụng lao động vào một vai trò nổi bật hơn và tiếng nói mạnh mẽ hơn. Việt Nam nên bắt đầu với việc hỏi người sử dụng lao động về những gì họ cần và mời gọi sự đóng góp của họ. Bạn nghĩ sao về điều này? Xin gửi câu hỏi cho chúng tôi TẠI ĐÂY

  • Christian Bodewig(Ðiều phối viên Quốc gia về Phát triển Con người của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127969/sinh-vien-viet-can-nhung-ky-nang-gi-de-thanh--cong-.html

Tác động của toàn cầu hóa đến chất lượng giáo dục ĐH

Posted: 21 Jun 2013 02:32 AM PDT

(GDTĐ) – Từ ngày 20-21/6, Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam ( SEAMEO RETRAC) đã tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề "Tác động của toàn cầu hóa đến chất lượng giáo dục đại học”.

Các đại biểu tham gia hội thảo
Các đại biểu tham gia hội thảo

Tham dự Hội thảo quốc tế thường niên lần này có sự hiện diện của ông Trần Bá Việt Dũng – Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ GDĐT), đại diện các cơ quan ngoại giao, lãnh đạo và các chuyên gia giáo dục, cán bộ nghiên cứu, giảng dạy hàng đầu đến từ các trường ĐH, CĐ, học viện trong và ngoài nước.

Hội thảo tạo cơ hội cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu chia sẻ quan điểm, bài học thực tiễn, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu, cũng như trao đổi thông tin trong lĩnh vực giáo dục, tạo điều kiện và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa các trường ĐH-CĐ, tổ chức giáo dục trong khu vực và quốc tế.

TS HỒ Thanh Mỹ Phương phát biểu tại Hội thảo
TS Hồ Thanh Mỹ Phương phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, TS Hồ Thanh Mỹ Phương – Giám đốc Trung tâm đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam – cho biết: Với quan điểm về những thách thức chủ yếu trong thời đại toàn cầu hóa của thế kỉ 21 và những bài học thực tiễn rút ra được trong suốt quá trình đổi mới giáo dục diễn ra ở nhiều nước, những chủ đề mà Hội thảo hướng đến thực sự rất quan trọng.

Chất lượng giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, đang đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia. Giáo dục đại học cung cấp một nền tảng vững mạnh để kích thích và nâng cao những tiềm năng của con người nhằm tham gia và vận dụng hiệu quả những cơ hội của khu vực Đông Nam Á và trên toàn thế giới.

Đồng thời, tác động của toàn cầu hóa trong sự phát triển của một hệ thống giáo dục chất lượng phải được nhấn mạnh. Chính vì thế, thông qua Hội thảo, các chuyên gia giáo dục đã cùng nhau xác định những gì cần phải được thực hiên để nâng cao và đẩy mạnh chất lượng giáo dục đại học, đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Thế kỉ 21 đã mang đến những cơ hội và xu thế mới trong lãnh đạo và quản lý giáo dục, công tác dạy và học cũng như trong nghiên cứu giáo dục đại học, và cũng đặt ra nhiều thách thức. TS Hồ Thanh Mỹ Phương hy vọng hội thảo sẽ tạo cơ hội cho đại biểu tham dự chia sẻ những thông tin, kinh nghiệm chuyên môn, những bài học thực tiễn và quan điểm về những tác động của toàn cầu hóa đến chất lượng giáo dục đại học, góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa và hữu nghị giữa các đơn vị, cơ sở giáo dục đại học từ các quốc gia.

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/tac-dong-cua-toan-cau-hoa-den-chat-luong-giao-duc-dh-1970213/

437 tỉ đồng giúp học sinh nói được tiếng Anh

Posted: 21 Jun 2013 02:32 AM PDT

Để giúp học sinh nói được tiếng Anh và tiến tới học các môn tự nhiên bằng tiếng Anh, từ nay đến năm 2020 tỉnh sẽ chi tới 437 tỉ đồng cho đề án này. Ông TRẦN HOÀNG NHÂN giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Long An, cho biết thêm:

- Đây là đề án nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện theo mục tiêu chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đề án của tỉnh Long An nhằm đổi mới toàn diện việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Long An. Ngay từ năm 2012-2013 Sở GD-ĐT đã triển khai dạy chương trình giáo dục 10 năm môn tiếng Anh cho khoảng 15% học sinh lớp 3. Học xong lớp 5, các em này sẽ đạt trình độ A1.3 (tương đương trình độ Starters của Cambridge ESOL). Với tiến độ đó thì đến năm 2020 có 100% học sinh lớp 12 được học theo chương trình này.

* Để dạy học sinh tiếng Anh theo chuẩn mới, Sở GD-ĐT tỉnh Long An đào tạo lại cho giáo viên như thế nào?

- Đương nhiên là muốn dạy tiếng Anh theo chuẩn mới cho học sinh thì giáo viên cũng phải đạt chuẩn. Bộ GD-ĐT cũng đã quy định cụ thể rồi. Ngoài ra cũng phải đầu tư trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy học nữa. Trọng tâm của đề án mà UBND tỉnh phê duyệt chính là đào tạo đội ngũ giáo viên đủ tiêu chuẩn để giảng dạy. Trước nay việc dạy và học ngoại ngữ trong trường phổ thông chủ yếu tập trung đáp ứng yêu cầu thi cử mà không có đủ điều kiện để rèn luyện các kỹ năng cơ bản là nghe, nói, đọc, viết. Hạn chế này, theo tôi, chủ yếu xuất phát từ vấn đề năng lực của giáo viên.

Từ năm học 2011-2012 tỉnh đã chủ động đào tạo giáo viên dạy tiếng Anh đạt chuẩn và thực hiện dạy tiếng Anh cho học sinh lớp 3 ở 11 trường tiểu học. Đến năm học 2012-2013 đã có 39 trường tiểu học đủ điều kiện dạy tiếng Anh cho học sinh mà đề án đã đặt ra. Năm học tới đây sẽ có 78/260 trường tiểu học dạy tiếng Anh cho học sinh theo chuẩn mới.

* Ông đánh giá kết quả bước đầu của việc dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học tại tỉnh Long An ra sao?

- Phải đến hết năm học 2013-2014 lứa học sinh ở 11 trường tiểu học đầu tiên tham gia đề án này mới học hết lớp 5. Khi đó mới có thể đánh giá chính xác hiệu quả được. Tuy nhiên qua theo dõi, khảo sát gần đây chúng tôi thấy mọi chuyện đang đi đúng hướng, suôn sẻ, cũng có hiệu quả.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/555054/437-ti-dong-giup-hoc-sinh-noi-duoc-tieng-anh.html

Đề thi nhạy bén

Posted: 21 Jun 2013 01:33 AM PDT

-Kết thúc môn Ngữ văn vào lớp 10 ở TP.HCM sáng nay, cô giáo Võ Thị Miên cho rằng đề thi hay nhất từ trước đến nay, việc phân chia câu hỏi và điểm số đòi hỏi thí sinh phải nhạy bén. Nhiều học sinh cảm nhận đề hay nhưng có phần đánh đố.

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 có hơn 40.390 học sinh tham dự, trong đó có hơn
33.700 học sinh dự thi vào lớp 10 thường và hơn 6.600 học sinh vào lớp 10 chuyên.

thi vào 10, đề bài, Văn, học sinh, tuyển sinh, chuyển cấp

Tại hội đồng thi THCS Đống Đa – Bình Thạnh, thí sinh Nguyễn Quỳnh Trang cho rằng,
đề hơi dài và đánh đố học sinh.

Cùng quan điểm, thí sinh Nguyễn Thu Thúy bày tỏ, đề tương đối dài, câu hỏi về hình
minh họa ngôn ngữ teen, ngôn ngữ chat là ý kiến hay nhưng chỉ được tối đa 1 điểm.
Trong khi đây là vấn đề cần được đề cập và đang nóng hiện nay. "Đề thi là bài học
cho các bạn trẻ hiện nay, khi sử dụng vô tội vạ những ngôn ngữ không phù hợp quên mất
rằng chỉ nên dùng với đối tượng nào, phù hợp với tiêu chuẩn nào."

Cùng hội đồng thi nhưng thí sinh Nguyễn Hải Hoàn cho rằng, đề hơi lạ, ngoài hai
câu hỏi câu 1 và câu 4 là chương trình trong sách giáo khoa, thì câu 3 bắt buộc học
sinh phải vận dụng được tư duy, hiểu biết kiến thức xã hội. Dù vậy việc viết bài văn
ngắn trình bày suy nghĩ của em được gợi ra từ câu chuyện ước mơ đi về phía biển qua
trích đoạn "Mùa hè này, những học trò nghèo của làng chài bãi ngang xã Phổ Châu,
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, ngày nào cũng xuống biển bắt cua, so, ốc.. để kiếm
vài ngàn ít ỏi nuôi ước mơ đến trường.

Theo Hoàn, đề thi này đã lay động tính đồng cảm sâu sắc sâu sắc của các bạn
trẻ, qua đó cũng thấy được đức tính hiếu học, chịu thương chịu khó của con người Việt
Nam. Đặc biệt là tấm lòng của người cha mẹ luôn hi sinh cho con cái, đề bài cũng là
bài học cho những bạn trẻ có điều kiện kinh tế đầy đủ nhưng vẫn chểnh mảng trong học
hành. Em nghĩ chắc được 6,5 đến 7 điểm thôi…

Tại hội đồng thi THPT Trần Đại Nghĩa, thí sinh Nguyễn Lan Hương cho rằng đề Văn
tương đối khó và có tính phân loại cao. Em học nghiêng về khối A nên rất lúng túng,
nhất là phần câu hỏi 5 điểm về trình bày cảm nhận tình cảm của con người Việt Nam đối
với đất nước qua hai khổ thơ:

"Không có kính, rồi xe không có đèn

Không có mui xe,
thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước

Chỉ cần trong xe có một trái
tim”

(trích Tiểu đội xa không kính- Phạm Tiến Duật)

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ.

Tất cả như hối
hả.

Tất cả như xôn xao...(Trích Mùa xuân nho nho – Thanh Hải)".

Đây là lần đầu
tiên em thấy đề ra kết hợp hai đoạn thơ của hai bài thơ như thế này. Em mất một
khoảng thời gian để suy nghĩ không biết làm đoạn này xong rồi mới làm đoạn khác hay
cùng lúc trình bày về cả hai đoạn, em nghĩ chỉ được khoảng 6 điểm.

thi vào 10, đề bài, Văn, học sinh, tuyển sinh, chuyển cấp
Đề thi môn Văn

Nhận xét về đề văn, một giáo viên quận Bình Thạnh cho rằng: Đề văn thi vào lớp 10
tại TP.HCM tương đối hay và thể hiện rõ tính phân loại cao, đòi hỏi học sinh phải
biết tư duy và tinh ý nắm vững vấn đề, đề tương đối dài, với đề này nếu học sinh
không biết nhận định vấn đề, ôn kĩ, căn chỉnh thời gian làm bài phù hợp dễ đạt điểm
trung bình.

Còn cô giáo Võ Thị Miên, quận Thủ Đức cho rằng : Đây là văn lớp 10 hay nhất từ
trước đến nay, việc phân chia câu hỏi và điểm số đòi hỏi thí sinh phải hiểu, nhạy bén
mới nắm được vấn đề. "Đề văn đã đề cập đến nhiều giá trị sống trong xã hội: Tình cha
con, tình cảm gia đình, văn hóa ứng xử, tình yêu quê hương, đất nước, và tình đồng
loại…".

“Đặc biệt câu hỏi 1 điểm số 2, đây là lần đầu tiên đề thi tuyển sinh lớp 10 có
hình vẽ. Câu 3 về nghị luận xã hội là dạng đề mở tạo điều kiện cho thí sinh thể hiện
quan điểm và khả năng phân tích, tổng hợp của mình. Câu số 4 khá lạ, nhưng là cơ hội
cho bộc lộ sự sáng tạo và cảm thụ của riêng mình….” – cô Miên nhận xét.

  • Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/128110/de-thi-nhay-ben.html

Bộ GD-amp;ĐT trao bằng khen cho học sinh Lê Văn Được

Posted: 21 Jun 2013 01:32 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (21/6), được sự ủy quyền của Bộ GDĐT, lãnh đạo Sở GDĐT Nghệ An đã trao bằng khen của Bộ trưởng và phần thưởng 5 triệu đồng cho học sinh dũng cảm cứu người Lê Văn Được.

Bộ trưởng Bộ GDĐT khen thưởng học sinh dũng cảm

Sở GDĐT Nghệ An trao thưởng cho em Lê Văn Được

Học sinh Lê Văn Được nhận bằng khen của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận
Học sinh Lê Văn Được nhận bằng khen của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Sở GDĐT đã tổ chức Lễ trao tặng bằng khen trong không khí ấm áp, thân tình, với sự tham gia của gia đình em Lê Văn Được, tập thể học sinh, giáo viên trường THCS xã Thanh Ngọc (huyện Thanh Chương, Nghệ An) và các trường học tại Nghệ An.

Tại buổi lễ, được sự ủy quyền của Bộ GDĐT, lãnh đạo Sở GDĐT Nghệ An đã trao bằng khen của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận và phần thưởng 5 triệu đồng cho em Lê Văn Được – Học sinh lớp 9B Trường THCS xã Thanh Ngọc, đồng thời bày tỏ: Ngành GD-ĐT Nghệ An rất tự hào có học sinh dũng cảm và thành thạo xử lý tình huống cứu người bị đuối nước.

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2821/201306/bo-gdampdt-trao-bang-khen-cho-hoc-sinh-le-van-duoc-1970214/

Giáo dục thế hệ trẻ cách bảo vệ di sản thế giới

Posted: 21 Jun 2013 01:32 AM PDT

Giáo dục thế hệ trẻ cách bảo vệ di sản thế giới

 

Đây là chương trình nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác chiến lược mới giữa Panasonic và UNESCO nhằm tăng cường hơn nữa cam kết đóng góp cho sự nghiệp giáo dục di sản và môi trường cho thế hệ trẻ; diễn ra vào Tuần lễ Văn hóa và Phát  triển UNESCO 2013 và Lễ hội "Quảng Nam – Hành trình di sản 2013". Qua chương trình,  các em học sinh được học tập và hiểu sâu hơn về công tác bảo tồn của UNESCO.

 

Giáo dục thế hệ trẻ cách bảo vệ di sản thế giới

 

Ông Naoki Sugiura, Giám đốc Kế hoạch công ty Panasonic VN cho biết: "Thực hiện cam kết của tập đoàn Panasonic về bảo vệ môi trường và đóng góp cho sự phát triển của thế hệ trẻ, Panasonic VN luôn nỗ lực hết mình trong việc hỗ trợ các địa phương bảo tồn những giá trị lịch sử và văn hóa nhằm làm phong phú hơn cuộc sống của mọi người. Nhiều hoạt động xã hội do Panasonic VN tổ chức đã đạt được những kết quả khả quan và ngày càng mở rộng. Thông qua quan hệ hợp tác với UNESCO, chúng tôi sẽ tiếp tục đóng góp hơn nữa cho cộng đồng trên khắp đất nước VN".

 

Giáo dục thế hệ trẻ cách bảo vệ di sản thế giới

 

Chương trình Giáo dục môi trường tòan cầu – Di sản thế giới UNESCO được Panasonic phối hợp cùng UNESCO tổ chức từ tháng 6.2011 nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn di sản thế giới khỏi tác động của môi trường. Năm 2012, chương trình đã được tổ chức tại khu di tích Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội với hơn 400 học sinh thuộc các trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội tham dự. Trên phạm vi toàn cầu, riêng năm 2012, có khoảng 4.000 học sinh từ 10 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự cuộc thi này. Năm 2013, chương trình được tổ chức tại 8 quốc gia trong đó có VN, Campuchia và Trung Quốc.

 

P.V

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/giao-duc-the-he-tre-cach-bao-ve-di-san-the-gioi-745537.htm

Comments