Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hội đồng thi đặc biệt: 6 giám thị coi 9 thí sinh

Posted: 02 Jun 2013 08:44 AM PDT

- Cả hội đồng thi chỉ tổ chức 1 phòng thi cho 9 thí sinh nhưng có tới 6 giám thị coi
thi, 9 nhân viên phục vụ tại trường, 1 thanh tra và 5 lãnh đạo. 9 thí sinh là các học
viên đang thực hiện chế độ cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm Giáo dục dạy nghề và
giải quyết việc làm Nhị Xuân – Hóc Môn.

thi tt nghip, cai nghin, th sinh, c bit

Hội đồng thi do cô Đào Thị Thu Thủy làm chủ tịch hội đồng. 9 thí sinh, số báo danh
từ 38.001 đến 38.009, là học sinh của Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thanh niên Xung
phong (Trung tâm GDTX TNXP).

Cả hội đồng thi chỉ tổ chức 1 phòng thi cho 9 thí sinh này nhưng có tới 6 giám thị
coi thi, 9 nhân viên phục vụ tại trường, 1 thanh tra và 5 lãnh đạo hội đồng thi, bên
ngoài mỗi buổi có hai chiến sĩ lực lượng vũ trang (1 công an và 1 cảnh sát) thay
phiên nhau trực.

Ông Vũ Xuân Phúc- một thành viên trong tổ hội đồng coi thi, Trung tâm GDTX TNXP
Nhị Xuân cho biết, đây là hội đồng đặc biệt, đồng thời là trường cai nghiện nên mọi
thông tin về hội đồng đều phải được kiểm duyệt. 9 thí sinh thi ở đây đều được di
chuyển từ Trung tâm Cai nghiện Nhị Xuân sang địa điểm tổ chức tại Trung tâm GDTX TNXP
để tham gia kì thi. Trong suốt thời gian thi tốt nghiệp, 9 thí sinh không được rời
hội đồng thi.

Theo ông Hồ Phú Bạc – trưởng Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Sở GD-ĐT
TP.HCM) cho biết, hội đồng thi đặc biệt này chỉ có một phòng thi và chỉ
có 9 thí sinh dự thi.

Ban lãnh đạo hội đồng thi này có đến 5 người, 9 giám thị thay phiên nhau coi
thi trong 6 buổi và lực lượng phục vụ đảm bảo công tác an ninh, y tế,… đông hơn
các hội đồng thi khác.

“Với việc lập một hội đồng thi riêng cũng nhằm tạo điều kiện cho mọi học
sinh có thể tham gia thi tốt, đồng thời cũng vừa dễ dàng quản lý” – lời ông Bạc.

Kết thúc ngày thi thứ nhất, TP.HCM vắng 22 thí sinh, số thí sinh vắng ở hệ GDTX nhiều hơn 5 lần số này. 

Lê Huyền

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123670/hoi-dong-thi-dac-biet--6-giam-thi-coi-9-thi-sinh.html

Gợi ý giải đề thi môn Hóa học

Posted: 02 Jun 2013 08:44 AM PDT

(GDTĐ) – Báo GDTĐ Online (gdtd.vn) giới thiệu gợi ý giải đề thi môn Hóa học kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

- Gợi ý giải đề thi môn Ngữ văn

Đề thi môn Hóa học (mã đề 246)


 


 


 

  

 Gợi ý đáp án môn Hóa học:  


 

 

 

 


 

GDTĐ Online

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/goi-y-giai-de-thi-mon-hoa-hoc-1969689/

Bộ Giáo dục không công bố số liệu vi phạm thi

Posted: 02 Jun 2013 08:44 AM PDT

Chủ nhật, 2/6/2013, 21:47 GMT+7

Dù cả chục thí sinh ở Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam… bị đình chỉ do mang điện thoại và tài liệu vào phòng thi nhưng báo cáo cuối ngày của Bộ Giáo dục chỉ nêu: “Những vi phạm quy chế thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc”.
Nhiều thí sinh tự tin được 8-9 điểm môn Hóa/ ‘Nam sinh hy sinh cứu 5 em nhỏ’ vào đề thi tốt nghiệp

Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hiệp Thống cho biết, 100 thí sinh không thể dự thi do bị ốm vì thời tiết khắc nghiệt. Buổi sáng có 4 em đến muộn quá 15 phút nên không được dự thi, trong đó 3 em ở điểm thi THPT Trần Hưng Đạo (Hà Đông) và một em ở THPT dân lập Lomonoxop.

Trong số 7 trường hợp bị lập biên bản và đình chỉ thi có 3 em mang điện thoại di động vào phòng. Đây là thí sinh ở các điểm thi THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông), THPT Tân Dân (Sóc Sơn) và THPT Hà Đông.

“Về cơ bản ngày thi đầu tiên đã diễn ra an toàn, điện nước được cung cấp đầy đủ cho các trường, không có ùn tắc giao thông và an ninh được đảm bảo”, ông Thống cho hay.

Dù đã được phổ biến quy chế, nhiều thí sinh vẫn bị đình chỉ do mang tài liệu, điện thoại vào phòng thi. Ảnh: Hoàng Hà.

Sở Giáo dục TP HCM cho biết, sau ngày thi đầu tiên, khối giáo dục phổ thông có 22 thí sinh bỏ thi môn Văn và Hóa, còn hệ giáo dục thường xuyên có tới 117 em nghỉ thi môn Văn, 122 em nghỉ thi môn Hóa. So với năm trước thì số thí sinh bỏ thi năm nay ít hơn.

Sở Giáo dục Thanh Hóa thông tin, ngày thi đầu toàn tỉnh có 86 thí sinh bỏ thi, trong đó hệ THPT là 59 và hệ GDTX là 27 em. Đợt thi này, Thanh Hóa có 11 thí sinh được miễn thi (9 em đạt giải quốc tế, 2 em khiếm thị). Ở hai môn thi Ngữ văn và Hóa học chưa có học sinh hay cán bộ nào vi phạm quy chế thi bị kỷ luật. Dù theo ghi nhận của VnExpress.net, sau giờ thi Văn, phao thi trải khắp hành lang.

Đà Nẵng có 3 thí sinh ở THPT Ngô Quyền vi phạm quy chế thi môn Hóa. Những em này đều mang điện thoại vào phòng nhưng chưa sử dụng thì bị giám thị phát hiện và lập biên bản. Kết thúc ngày thi thứ nhất, tại Đà Nẵng có 46 thí sinh bỏ thi, trong đó riêng khối THPT là 25 em. Có 22 thí sinh hệ GDTX xin bảo lưu điểm.

Sở GDĐT thành phố cũng miễn thi tốt nghiệp cho 14 thí sinh THPT do 9 em tham gia đội tuyển học sinh giỏi quốc gia và 5 em khiếm thị. Ở hệ GDTX có 31 em trong đội tuyển thể dục thể thao quốc gia được miễn thi.

Còn Quảng Nam có 4 thí sinh bị đình chỉ thi và 34 thí sinh bỏ thi trong ngày đầu tiên, trong đó hệ THPT 27 em và hệ GDTX là 7 em.

Tuy nhiên, báo cáo nhanh cuối ngày thi đầu tiên của Bộ GDĐT không nêu các trường hợp vi phạm như mọi năm mà chỉ tổng kết ngắn gọn: “Kỳ thi đã diễn ra trật tự, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế; không khí trường thi ở các Hội đồng coi thi trên phạm vi toàn quốc nhìn chung trật tự, an toàn; những vi phạm quy chế thi đã được kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm túc”.

Thí sinh Võ Thị Thanh Nhẫn được cha bế vào phòng thi. Ảnh: Thu Bồn.

Ngày thi đầu tiên, nhiều thí sinh đau ốm cũng cố gắng đến trường thi. Tại hội đồng thi trường THPT Duy Tân (Quảng Nam), em Võ Thị Thanh Nhẫn phải nhờ cha là Võ Văn Sinh cõng vào phòng thi. Ông Sinh cho biết, Nhẫn bị tai nạn gãy xương đùi cách đây vài tháng phải mổ. Cách đây 4 ngày gia đình xin phép bệnh viện cho Nhẫn về nhà để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp.

Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Dao (THPT Phan Chu Trinh) cũng chống nạng tới trường thi. Dao bị ngã trước buổi lễ tổng kết năm học, được bạn bè đưa em đi cấp cứu và được chuẩn đoán vỡ xương mắt cá chân trái, phải bó bột. "Chân bị gãy nên em không đi chơi ở đâu được. Nhưng cũng vì thế mà em chuyên tâm vào việc ôn thi", Quỳnh Dao tâm sự.

Tại Hội đồng trường THPT Trần Phú (TP Đà Nẵng), thí sinh Lê Thị Mỹ Tiên (21 tuổi, quận Hải Châu) được người nhà bế ra khỏi trường thi trong trạng thái mệt mỏi. Em cho biết bị suy nhược cơ thể, phải nằm viện 3 ngày nay nhưng khi gia đình trình giấy xác nhận tình hình sức khỏe của bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng thì Hội đồng thi không được chấp nhận.

"Sức khỏe không tốt nên em không hoàn thành được bài thi môn văn", thí sinh này nói khi được gia đình thuê taxi đưa đón đi thi.

Nhóm phóng viên

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/tuyen-sinh/2013/06/bo-giao-duc-giau-so-lieu-thi-sinh-vi-pham-thi-tot-nghiep/

Đình chỉ 3 thí sinh, 1 cán bộ phạm quy

Posted: 02 Jun 2013 04:44 AM PDT

- Sáng nay (2/6) gần một triệu thí sinh bước vào môn thi đầu tiên Ngữ văn
kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Ghi nhận của PV tại các hội đồng thi.

Theo Bộ GD-ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 cả nước có hơn 940.000 học sinh đăng ký dự thi, giảm hơn 17.500 thí sinh so với năm 2012.

Nghệ An: Đình chỉ 3 thí sinh, 1 cán bộ phạm quy

Ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho,
trong buổi thi sáng 2/6, có 3 thí sinh bị đình chi cho vi phạm quy chế thi (mang tài
liệu, điện thoại di động vào khu vực thi).

Ngoài ra, 1 cán bộ coi thi thuộc HĐCT ĐH Vinh vi phạm quy chế do mang điện
thoại di động vào khu vực thi, cũng bị đình chỉ nhiệm vụ.

Trong buổi thi môn Văn sáng 2/6, Nghệ An có 61 thí sinh bỏ thi.

Ngoài ra có 4 em bị tai nạn giao thông cũng không thể dự thi, trong đó có 1 em tử
vong là Trần Thị Hằng Nga (Trường THPT Nam Yên Thành) gặp tai nạn trên đường đi xem
số báo danh về vào chiều 1/6.

Thông tin từ Sở GD-ĐT Nghệ An cũng cho biết, 4 học sinh thuộc Trường
THPT Anh Sơn 1 bị tai nạn vào ngày 23/5 (xe tải tông 8 xe đạp) sẽ được xét đặc cách
tại kỳ thi tốt nghiệp lần này.

thi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s c

Thí sinh rời điểm thi thuộc HĐCT Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An (Ảnh: Cao Thái)

Nghệ An có 41.062 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (38.617 thí sinh THPT
và 2.445 thí sinh bổ túc THPT), được bố trí tại 60 cụm thi, 90 hội đồng coi thi. Gần
4.500 cán bộ, giáo viên, nhân viên được huy động coi thi và công tác phục vụ, giám
sát. 

Hà Nội: Thí sinh đi muộn, quên thẻ

Đúng 6h30, thí sinh tại điểm thi THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) dự lễ khai mạc kỳ thi tốt nghiệp. Chủ tịch hội đồng thi Nguyễn Thị Thùy Anh nhắc lại những quy định của kỳ thi và động viên các em nghiêm túc làm bài. Hai thí sinh được mời lên lên kiểm tra niêm phong đề thi.

Tại điểm thi này, dù đã được nhắc nhở nhiều lần, một học sinh nữ của Trung tâm giáo dục thường xuyên Nguyễn Văn Tố vẫn không mang theo thẻ dự thi, chứng minh nhân dân. Thí sinh này cũng không nhớ số điện thoại người thân để có thể liên hệ về nhà. Sát giờ phát đề, hội đồng thi quyết định cho thí sinh này viết bản cam kết và bổ sung giấy tờ đầy đủ trong môn thi buổi chiều.

Tại điểm thi Trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) gần 720 thí sinh của 4 trường THPT trên địa bàn quận đã có mặt từ rất sớm.

Tuy nhiên vẫn có những thí sinh không đến dự thi vì nhiều lí do. Hai thí sinh bị tai nạn nên phụ huynh mang giấy khám của bệnh viện đến xin phép.

Tại hội đồng thi Trường THPT Trương Định (Hà Nội) sáng nay đã có 2 thí sinh không đến thi cũng với lí do bị ốm.

TP.HCM: Nhiều thí sinh ôn bài phút chót

Đúng 6h30 phút sáng 2/6 các hội đồng thi trên địa bàn TP.HCM tổ chức khai mạc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm. Trong thời gian nghe phổ biến quy chế thi, nhiều thí sinh vẫn tranh thủ ôn bài trước khi vào phòng thi.

Tại hội đồng thi THPT Trần Đại Nghĩa, nhiều thí sinh đến muộn bỏ qua việc nghe quy chế.

Một số hình ảnh ghi nhận sáng nay:

thi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s c thi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s c

thi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cthi tt nghip, Ng Vn, th sinh, thi c, i mun, s cVăn Chung – Lê Huyền- Cao Thái

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123640/dinh-chi-3-thi-sinh--1-can-bo-pham-quy.html

Bế con đi thi tốt nghiệp

Posted: 02 Jun 2013 04:44 AM PDT

(GDTĐ) – Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT tại Huế năm nay có nhiều phụ nữ dù mới sinh con chưa được một năm, nhưng vì "bụng thương cái chữ" nên ẵm cả con đến phòng trọ hay ký túc xá để đi thi cùng mẹ.

Mẹ con bà Nhàn và đứa cháu 1 tuổi đang ăn cơm trưa
Mẹ con bà Nhàn và đứa cháu 1 tuổi đang ăn cơm trưa.

Đến ký trúc xá Trường THPT chuyên Quốc học Huế giữa trưa 2/6, chúng tôi nghe thấy tiếng trẻ con khóc xen lẫn những mẩu chuyện, những lời bàn tán về bài thi môn Ngữ văn của các thí sinh đến từ huyện miền núi A Lưới, Nam Đông.

Trong các căn phòng, trẻ thì ngóng mẹ, trẻ thì ngái ngủ, đói sữa khóc liên hồi khiến mấy thí sinh ở cùng phòng phải ẵm dỗ dành.

Chị Hoa Cơ Thêm, người Tà Ôi, sống tại xã A Roàng (A Lưới) nói: "Tôi ở cùng phòng với chị Trình. Chị Trình thi ở Hội đồng thi Trường THPT Hai Bà Trưng, phải đi bộ về nên hơi lâu. Ngó vậy cháu nay đã 7 tháng rồi. Chị Trình đi thi ẵm theo cháu nhỏ cũng vui hơn. Với lại để con ở nhà chồng chị và ông bà đều đi nương rẫy từ sớm  không ai chăm sóc cháu cả, tiện thể đi vậy cho có chị có em. Hy vọng mình đi thi, cháu nhỏ của chị Trình cũng được xuống phố, xuống phường, thăm trường Quốc học".

Chị Hồ Thị Nga sau khi đi thi về tranh thủ bế con
Chị Hồ Thị Nga sau khi đi thi về tranh thủ bế con

Tại căn phòng kế bên bà Kăn Nhàn đang vỗ về đứa cháu nội 1 tuổi 4 tháng và đợi con dâu đi thi về. Chị Hồ Thị Mới vì phải đi nhận cơm trưa cho hai mẹ con nên về hơi muộn. Đứa con trai nhìn thấy mẹ cười hớn hở và cùng ngồi ăn cơm với bà và mẹ.

"Chồng đi bộ đội, con nhỏ nên mẹ chồng mình phải đi với mình để săn sóc cho cháu. Sáng nay, mình làm bài cũng được. Môn Văn thì mình học tốt, mình chỉ sợ môn Toán làm không được thì uổng công ba mẹ con cất công đường sá xa xôi về đây thi" – Chị Hồ Thị Mới cho biết.

Cũng có trường hợp cháu đi theo để giữ em cho dì, đó là trường hợp em Hồ Thị Thể, 13 tuổi. Chị Hồ Thị Nga, sống tại xã A Ngò (A Lưới) – dì của em Thể – cho biết: "Chồng mình bận việc trên quê nên không về đây chăm con được. Mình phải nhờ cháu đi cùng chăm em để mình đi thi. Con mình tên Hồ Lương Ngọc Quân, 1 tuổi. Cháu rất ngoan, ai bồng cũng được".

Không khí về trưa im ắng dần, những đứa trẻ ngon giấc với giấc ngủ trưa, còn những bà mẹ lại lật bài vở ra xem lại để chuẩn bị đi thi buổi thi chiều.

Kăn Nhàn đang vỗ về đứa cháu nội 1 tuổi 4 tháng và đợi con dâu đi thi về
Bà Kăn Nhàn đang vỗ về đứa cháu nội 1 tuổi 4 tháng và đợi con dâu đi thi về

Minh Ngọc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/be-con-di-thi-tot-nghiep-1969682/

“Cảm ơn đề Văn”

Posted: 02 Jun 2013 04:44 AM PDT

Nhiều độc giả đã bày tỏ sự ủng hộ, khen ngợi câu hỏi này. Xin trích đăng một số ý kiến:

"Một đề thi cực kỳ hay và có tính giáo dục ý thức trách nhiệm cao" – Người gửi: Hoang Van Nong, email: nonghv@viettel.com

"Tôi thấy đề Văn năm nay đưa nội dung về tấm gương của em Nguyễn Văn Nam dũng cảm hy sinh để cứu sống năm em nhỏ trong dòng nước xiết là vô cùng thiết thực, tưởng như chỉ là một đề văn thông thường nhưng nó có một sức mạnh giáo dục, tuyên truyền lan tỏa sâu rộng cho tất cả thế hệ cùng trang lứa nói riêng và thế hệ trẻ Việt Nam nói chung,với tôi khi đọc đề văn này tự bản thân đã tự nhắc nhở và điều chỉnh những hành vi của mình, trong những năm sau bộ GD nên đưa vào những điều sát thực với cuộc sống hàng ngày. Cảm ơn đề văn, một bài học đáng giá". – Người gửi: Đặng Đình Lương, email: vunguyet56@gmail.com

"Tôi rất tâm đắc đề thi tốt nghiệp năm nay: đề tài gương hy sinh dũng cảm của em Nguyễn Văn Nam. Đây là hình thức giáo dục lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam có cách nhìn sâu rộng trong cuộc sống hôm nay và mai sau .Thật tuyệt vời đề thi môn văn có giá giá trị thiết thực cho cuộc sống làm người" – Người gửi: Nguyễn văn Mạo, email: tiec11@yahoo.com.vn

"Nếu như trong chiến tranh chúng ta ca ngợi những anh hùng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc.vậy tại sao trong thời bình chúng ta không ca ngợi những anh hùng như học sinh Nguyễn Văn Nam. Chúng ta cần đưa những anh hùng như nguyễn văn nam vào trong văn chương để ca ngợi tạo sức lan tỏa trong xã hội. Bộ Giáo dục đào tạo đưa anh hùng Nguyễn Văn Nam vào trong văn chương tôi rất khâm phục bước tiến mới của Bộ." – Người gửi: Tran Ngoc Minh, email: tran_minh1984@yahoo.com

"Đề văn thật hay. Việc đưa nhân vật Nam vào trong đề thi để các thí sinh có thể bày tỏ được cảm nghĩ về tấm gương cao đẹp đó đồng thời cũng qua đề thi này để các em học sinh có thể noi theo tấm gương đó" – Người gửi: Phạm Huyền, email: phamhuyennd93@gmail.com

Thu Minh (tổng hợp)

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cam-on-de-van-737964.htm

Gợi ý làm bài môn Ngữ văn

Posted: 02 Jun 2013 03:44 AM PDT

– Dưới đây là phần gợi ý giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn do trung tâm hocmai.vn thực hiện.

Câu 1: Ý nghĩa của chi tiết hình ảnh Vòng hoa trên mộ Hạ Du

- Giới thiệu khái quát: Chi tiết hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo, mang nhiều ý nghĩa nội dung và giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật nhà văn.

- Tái hiện chi tiết: Chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du xuất hiện ở cuối truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn).

Một buổi sáng thanh minh, bà mẹ Hạ Du ra thăm mộ con và ngỡ ngàng trước hình ảnh mình bắt gặp: một vòng hoa “hồng hồng trăng trắng” nằm khum khum trên nấm mộ con trai bà. Vốn là mộ của một kẻ tử tù chết chém, bị coi thường, bị khinh rẻ, bị hiểu lầm, bà vẫn đinh ninh sẽ chẳng ai thèm đoái hoài tới nấm mộ và người đã khuất. Hình ảnh vòng hoa khiến bà thực sự ngạc nhiên đến ngỡ ngàng. Trong khoảnh khắc bà không hiểu chuyện gì đã xảy ra, không biết ai đã mang vòng hoa đến đặt trước mộ con bà. Cuối cùng, trong sự xúc động đã lên đến cao trào, bà òa lên tiếng khóc thảm thiết.

- Ý nghĩa của hình ảnh:

+ Ý nghĩa nội dung:

Vòng hoa như một hình ảnh thể hiện tấm lòng ưu ái của nhà văn Lỗ Tấn đối với cuộc đời và sự nghiệp, sự hi sinh của những người cách mạng như Hạ Du. Ông yêu quý, trân trọng người chiến sĩ cách mạng ấy.

Vòng hoa cũng thể hiện niềm lạc quan, tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của cách mạng Trung Quốc khi đã có người thấu hiểu và cảm thông cho người chiến sĩ cách mạng. Vòng hoa cũng là dấu hiệu tốt lành, là lời khẳng định sẽ có những con người tiếp tục đứng lên làm cách mạng, tiếp bước con đường mà Hạ Du và những đồng chí của anh đang đi, hoàn thành sự nghiệp mà anh còn dang dở.

+ Ý nghĩa nghệ thuật:

Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là một chi tiết nghệ thuật độc đáo góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm và tài năng nghệ thuật truyện ngắn bậc thầy của Lỗ Tấn khi xây dựng được một hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. Nó là chi tiết cuối, khép lại thiên truyện nhưng lại mở ra cho người đọc biết bao cảm xúc và liên tưởng, tạo nhiều dư ba, phấn chấn trong lòng người. Làm đối trọng với hình ảnh bánh bao tẩm máu người, hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du thể hiện tấm lòng nhân ái, nỗi niềm trăn trở và niềm tin son sắt của Lỗ Tấn vào tiền đồ cách mạng, vào sự đổi thay, thức tỉnh của quốc dân.

Câu 2. Về lòng dũng cảm và tấm gương hi sinh quên mình của Nguyễn Văn Nam

2.1. Giải thích vấn đề: Thông qua câu chuyện về hành động của bạn Nguyễn Văn Nam, người đọc (nhất là những bạn trẻ) cần suy nghĩ nghiêm túc về lòng dũng cảm, về tình yêu thương, sự hi sinh vì cộng đồng.

2.2. Bình luận, chứng minh:

- Ca ngợi những tấm gương về lòng dũng cảm, tình yêu thương và sự hi sinh vì người khác:

- Phê phán những biểu hiện của thói ích kỉ, vụ lợi, sự vô cảm, vô trách nhiệm với bản thân và cộng đồng của không ít bạn trẻ hiện nay.

2.3. Bài học nhận thức và hành động

- Bài học nhận thức: Cần nâng cao ý thức về trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, đề cao, tôn vinh để nhân rộng các tấm gương cao đẹp ấy.

- Bài học hành động: Có hành động thiết thực vì cộng đồng.

Câu 3a. Diễn biến tâm trạng của Mị

- Giới thiệu tác giả Tô Hoài: cây bút văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại với sự nghiệp văn học đồ sộ trên nhiều thể loại. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông đặc biệt nặng lòng với đất và người miền Tây, với những phong tục tập quán và cuộc sống của con người vùng cao Tây Bắc.

- Giới thiệu tác phẩm: Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn tiêu biểu của Tô Hoài, được trích trong tập Truyện Tây Bắc (tác phẩm giành giải nhất cuộc cuộc thi báo Văn nghệ 1953-1954, cùng với Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc).

- Giới thiệu vấn đề cần phân tích: Mị là nhân vật trung tâm của tác phẩm, thể hiện tập trung nhất ý đồ tư tưởng và tài năng nghệ thuật của nhà văn. Diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân là minh chứng sinh động cho nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và tấm lòng nhân đạo của Tô Hoài.

2. Thân bài.

- Tóm tắt diễn biến cuộc đời, số phận Mị trước đêm tình mùa xuân: Vốn là một cô gái xinh đẹp, tài hoa, yêu tự do nhưng bởi sự bất công, sự bóc lột của bọn phong kiến miền núi (cường quyền) và những hủ tục lạc hậu (thần quyền), Mị đã phải trở thành con dâu gạt nợ, thành nô lệ cho nhà thống lí, bị bóc lột, bị hành hạ, bị đối xử như súc vật. Tưởng như bao nhiêu đọa đày ấy đã hủy diệt sức sống của cô gái trẻ.

- Diễn biến tâm lí của Mị trong đêm tình mùa xuân

+ Sự thay đổi trong thiên nhiên: Mùa xuân về với Hồng Ngài mang theo sức sống mới cho thiên nhiên, con người nơi đây (dẫn chứng: những cơn gió thổi vào mái gianh vàng ửng, những thiếu nữ mang váy xòe phơi trên đá chuẩn bị cho những cuộc chơi, lũ trẻ vui đùa trên sân …). Mùa xuân (của đất trời) đã mang lại sức sống mới cho con người, thổi vào cuộc sống vốn trầm lặng của người vùng cao làn gió mới, phơi phơi xuân tình.

+ Diễn biến tâm lí và hành động của Mị:

* Diễn biến 1: Mị nghe thấy tiếng hát (của những đôi lứa yêu nhau), tiếng sáo (5 lần tiếng sáo xuất hiện và được miêu tả vô cùng chi tiết, kĩ lưỡng: từ xa đến gần, từ âm thanh của thế giới bên ngoài đến nỗi ám ảnh nội tâm). Tiếng hát, tiếng sáo ấy nhắc nhớ Mị về một quá khứ tươi đẹp, về một cô Mị trẻ trung phơi phới đầy sức sống, khát sống, khát yêu. Tiếng hát, tiếng sáo như một âm thanh của ngoại giới làm sống lại khao khát vẫn bấy lâu ẩn chứa trong tâm hồn người thiếu phụ vùng cao. Tiếng sáo, tiếng hát cũng nhắc nhớ Mị về thực tại, về những bất công phí lí mà mình phải chịu.

* Diễn biến 2: Mị uống rượu. Đây thực sự là một hành động nổi loạn của nhân tính, đánh dấu quá trình thức tỉnh của Mị. Cô uống ừng ực từng bát lớn, uống như nuốt vào trong bao nhiêu căm giận, tủi hờn. Cô nghĩ “người ta uống được sao Mị không được uống?”. Cô đã ý thức mình như một con người, từ bỏ kiếp sống câm lặng, súc vật, đồ vật trong nhà thống lí. Nhưng ngay khi ý thức về bản thân trở lại, cô lại lặng lẽ bước vào phòng, ngồi trên giường và nghĩ nếu có nắm lá ngón chắc mình sẽ ăn ngay cho chết.

Ý thức làm người trở lại, đối diện với thực tại tăm tối, cô không chấp nhận kiếp sống ngựa trâu mà mong tìm sự giải thoát. Muốn chết cũng là một biểu hiện của lòng khát sống, sống cho ra sống.

* Diễn biến 3: Mị muốn đi chơi. Đây lại là hành động nổi loạn thứ hai. Cô bước đến góc nhà, với chiếc váy, xắn miếng mỡ khêu đèn cho thêm sáng. Cô muốn thắp sáng cuộc đời tăm tối, tủi cực của mình.

Hành động này thể hiện sức sống bấy lâu bị vùi dập, tiềm tàng trong Mị nay đã vùng lên mạnh mẽ. Khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng những sợi dây ràng buộc của cường quyền, thần quyền. Muốn đi chơi là muốn được tự do, muốn được hạnh phúc, muốn được sống trọn vẹn làm người.

* Diễn biến 4: Mị bị A Sử trói. Khát vọng bùng lên nhưng lại bị vùi dập tàn nhẫn. A Sử về, trói nghiến Mị bằng một thúng sợi đay, quấn tóc cô quanh cột.

* Diễn biến 5: Mị dần tỉnh ra và đau đớn trở lại thực tại. Bị trói đứng trên cột, đầu Mị vẫn văng vẳng tiếng sáo, tiếng hát gọi bạn tình. Nhưng rồi cô sớm trở về thực tại khi vùng bước đi và gặp phải những lằn dây trói đang xiết chặt quanh da thịt. Tiếng chân ngựa đầu nhà nhắc nhớ cô về thân phận ngựa trâu. Mị nghĩ mình không bằng con trâu, con ngựa. Cô cúi đầu cam chịu. Nhưng một khi ngọn lửa sống đã bùng lên thì không thể bị dập tắt. Sợi dây trói chỉ có thể trói buộc thân thể cô chức không thể trói được tâm hồn yêu tự do.

- Ý nghĩa nghệ thuật: Diễn biến tâm lí và hành động của Mị thể hiện tấm lòng nhân ái của nhà văn khi phát hiện và trân trọng khát vọng sống của con người dù bị đọa đày tàn nhẫn. Nó cũng thể hiện tài năng bậc thầy của Tô Hoài trong việc miêu tả tâm lí nhân vật.

= Đánh giá chung: Qua diễn biến tâm lí nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân, người đọc nhận ra giá trị nhân đạo sâu sắc và giá trị hiện thực (tố cáo các thế lực phong kiến miền núi) của tác phẩm. Đồng thời, một lần nữa minh chứng cho tài năng nghệ thuật của nhà văn.

 3. Kết bài

- Đánh giá khái quát tài năng nghệ thuật của Tô Hoài trong việc miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật đồng thời khẳng định tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn.

Câu 3b. Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm

1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Khoa Điềm là gương mặt tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại, giọng thơ sôi nổi, tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trong các vùng đô thị tạm chiếm trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa mạch cảm xúc dạt dào và những suy tư, chiêm nghiệm vô cùng sâu sắc.

- Giới thiệu tác phẩm: Đoạn trích Đất Nước trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng, được sáng tác tại chiến khu Trị Thiên trong những ngày phong trào đấu tranh chống Mĩ Ngụy đang sục sôi. Tác phẩm thể hiện những suy tư sâu sắc của nhà thơ về cội nguồn Đất Nước là cơ sở cho tình yêu nước, cho niềm tin tất thắng của cuộc đấu tranh.

- Giới thiệu đoạn trích: Đoạn trích thơ cần phân tích tập trung lí giải Đất Nước ở chiều không gian địa lí với rất nhiều chất liệu văn hóa dân gian.

2. Thân bài:

– Khái quát chung về phần đầu bài thơ: nhận thức chung về Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm

- Đoạn thơ dùng hình thức độc đáo để cắt nghĩa, lí giải Đất Nước: cách tách từ (triết tự).

- Đất Nước hiện hình trong rất nhiều không gian khác nhau:

+ Những không gian quen thuộc: ngôi trường, dòng sông.

+ Đất nước xuất hiện trong không gian yêu thương tình nghĩa (nơi ta hò hẹn, nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm) = Phân tích hình ảnh chiếc khăn: biểu tượng của nỗi nhớ (dẫn chứng trong ca dao)

+ Đất nước hiện lên qua không gian kì vĩ, tráng lệ của gấm vóc giang sơn: “hòn núi bạc”, “nước biển khơi” …

+ Đất Nước còn là không gian sinh tồn, quần tụ và sinh cơ lạc nghiệp của cả cộng đồng: “nơi dân mình đoàn tụ”, nơi rồng ở, nơi chim về = cội nguồn dân tộc qua việc nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ

- Đất nước gắn liền với những hoạt động, những sinh hoạt văn hóa, lao động sản xuất bình dị, thân thiết mà rất đỗi thiêng liêng của con người: học tập, lao động, sản xuất, yêu thương, sinh cơ, lập nghiệp, … Cùng với đó là những truyền thống cao đẹp của dân tộc: truyền thống hiếu học, nghĩa tình, tinh thần đoàn kết, ý thức cội nguồn …

== Đất nước vừa gần gụi thân quen vừa lớn lao kì vĩ gợi trong ta niềm yêu quý, tự hào.

- Đặc sắc nghệ thuật:

+ Thể thơ tự do với những câu thơ dài ngắn đan xen như mạch kể câu chuyện, khi thủ thỉ tâm tình, khi thì trào lên xúc động như dòng chảy miên viễn của thời gian, như tầm bao quát mênh mông của không gian đất nước.

+ Giọng điệu trữ tình, chính luận

+ Nghệ thuật đối, lặp tạo nên tính nhạc cho đoạn thơ

+ Cách triết tự để định nghĩa mang lại cái nhìn mới mẻ, đa chiều cho khái niệm Đất Nước.

+ Sử dụng vô cùng hiệu quả các chất liệu văn hóa dân gian: Ca dao, thần thoại, truyền thuyết … để thêm một lần nữa khẳng định tư tưởng xuyên suốt: Đất Nước của Nhân dân.

- Liên hệ tới các sáng tác khác về Đất nước (Đất nước của Nguyễn Đình Thi)

= Tình yêu quê hương, đất nước lắng đọng trong cảm xúc của nhà thơ

- Liên hệ bản thân

3. Kết luận

- Đánh giá khái quát về những thành công, những đặc sắc trong nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.

(Nguồn: Hocmai.vn)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123656/goi-y-lam-bai-mon-ngu-van.html

Đến điểm thi bằng xe đạp, xe ôm, xe… Lexus

Posted: 02 Jun 2013 03:44 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng 1/6, thí sinh đã đến điểm thi để nghe phổ biến quy chế thi và các thủ tục cần thiết khác trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Nhiều phương tiện đã được các em sử dụng.

Thí sinh này được mẹ đưa đến điểm thi bằng xe Toyota Vios
Mẹ đưa con đến điểm thi bằng xe Toyota Vios

 

Còn thí sinh này đến điểm thi bằng xe hơi hạng sang Lexus GS 350
Đến điểm thi bằng xe hơi hạng sang Lexus GS 350

3.Thí sinh này đến điểm thi tại HĐCT trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam bằng xe ôm
Đến điểm thi tại HĐCT trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam bằng xe ôm

4.Lo muộn giờ, phụ huynh này đưa con vào tận cổng điểm thi tại HĐCT trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam
Lo muộn giờ, phụ huynh này đưa con vào tận cổng điểm thi tại HĐCT trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam

5.Thí sinh này đến khá muộn, gần 8 giờ sáng nay nên vừa đi vừa xem giờ trên điện thoại
Thí sinh này đến khá muộn, gần 8 giờ sáng nên vừa đi vừa xem giờ trên điện thoại

6.…Và vào xem vị trí phòng thi trên bảng hướng dẫn
. …Và vào xem vị trí phòng thi trên bảng hướng dẫn

Các thí sinh này đến điểm thi bằng xe máy
Các thí sinh đến điểm thi bằng xe máy

Nhóm này lại đi xe đạp và xe đạp điện
Nhóm này lại đi xe đạp và xe đạp điện


 

Tại HĐCT trường THPT Nhân Chính, đã có sự hiện diện của những lò luyện thi đến tiếp thị các thí sinh
Tại HĐCT trường THPT Nhân Chính, đã có sự hiện diện của những lò luyện thi đến tiếp thị các thí sinh

An Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/den-diem-thi-bang-xe-dap-xe-om-xe-lexus-1969683/

học sinh quên mình cứu 5 em nhỏ vào đề thi tốt nghiệp

Posted: 02 Jun 2013 03:44 AM PDT

(TNO) Sự kiện em Nguyễn Văn Nam, một sinh lớp 12 Trường THPT Đô Lương 1 (Nghệ An) hy sinh khi dũng cảm cứu 5 em nhỏ thoát chết đuối trên dòng sông Lam vào chiều 30.4 đã vào đề thi tốt nghiệp THPT môn văn năm nay.       

Gợi ý giải đề thi môn văn 
Dũng cảm cứu em nhỏ đuối nước, một học sinh tử vong
Chủ tịch nước thăm hỏi gia đình học sinh dũng cảm

Ngay sau buổi thi sáng nay, chia sẻ với Thanh Niên Online, bà Nguyễn Thị Kiều Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Đô Lương 1, nói bà bất ngờ về đề thi này và rất tự hào về em Nam.

"Đề thi đã bám vào một sự kiện thời sự được báo Thanh Niên Online thông tin, xảy ra với học sinh của trường nên bản thân tôi cảm thấy tự hào. Em Nam là một học sinh ngoan, học tốt, sự hy sinh đã gây xúc động rất lớn cho nhà trường, gia đình, bạn bè và thầy cô; là tấm gương xả thân quên mình rất đáng được trân trọng, tuyên dương. Việc Bộ quyết định đưa sự kiện này thành đề thi tự luận môn văn là rất ý nghĩa, có giá trị nhân văn cao nhằm cổ vũ tinh thần sống đẹp cho thanh niên", bà Hương nói.

Qua điện thoại, ông Nguyễn Văn Điều, bố em Nam xúc động nói ông vừa nghe tin sự hy sinh của Nam được đưa vào đề thi môn văn năm nay. Ông rất tự hào về người con trai của mình.   

Em Nam hy sinh vào chiều 30.4. Sáng hôm sau, Thanh Niên Online đã đưa thông tin về hành động dũng cảm xả thân cứu người của em.

Thông tin đã gây xúc động cho nhiều người. T.Ư Đoàn, Bộ GD-ĐT đã có bằng khen truy tặng em vì hành động dũng cảm này. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có thư khen ngợi em và động viên gia đình em.

Bức thư của Chủ tịch nước có đoạn: "Tôi vô cùng xúc động trước hành động dũng cảm quên mình cứu người của em Nguyễn Văn Nam. Em là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập".

Tấm gương dũng cảm của Nam đã được tuyên dương dưới cờ của Trường THPT Đô Lương 1, gây xúc động lớn trong học sinh của trường.

Cái chết của Nam như một tấm gương sáng, là biểu tượng đẹp cho cách sống dám xả thân, hy sinh vì cộng đồng…

Khánh Hoan

Thông tin về gương dũng cảm đăng trên Thanh Niên Online vào đề văn tốt nghiệp
Thi tốt nghiệp THPT: Cách làm bài thi khôn ngoan
Để làm bài thi tốt nghiệp THPT không phạm quy

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130602/hoc-sinh-quen-minh-cuu-5-em-nho-vao-de-thi-tot-nghiep.aspx

Chi tiết lần đầu xuất hiện trong đề thi tốt nghiệp

Posted: 02 Jun 2013 02:44 AM PDT

– Nhận xét về đề thi Văn tốt nghiệp 2013, các giáo viên Văn một số trường THPT cho rằng đề thi năm nay khá cơ bản, vừa sức với học sinh đồng thời có điểm thú vị ở câu nghị luận xã hội.

thi tt nghip,  thi, gii , gi , p n, th sinh, phao thi

Học sinh sau buổi thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2013.

Có ý nghĩa thời sự

Cô Ngô Thị Lan Anh, giáo viên Văn Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết: "Cấu trúc đề thi vẫn là câu hai điểm tái hiện kiến thức văn học nước ngoài. Câu hỏi cũng không đơn thuần chỉ hỏi về tác giả tác phẩm mà xoáy vào các chi tiết hay của tác phẩm. Năm nay câu 1 hỏi về ý nghĩa chi tiết vòng hoa trên mộ của Hạ Du. Chi tiết này cũng nói lên tư tưởng chủ đề tác phẩm.

Về câu hỏi 3 điểm là dạng đề nghị luận xã hội vừa sức và phù hợp. Học sinh dễ viết. Câu hỏi có tác dụng giáo dục học sinh về lòng dũng cảm. Trường hợp em học sinh cứu bạn bị đuối nước làm rung động trái tim trẻ con.

Đặt vấn đề vào thời điểm mùa hè lại càng mang tính thời sự. Nó vừa tác động trái tim người viết vừa khiến chúng ta đau lòng khi năm nào cũng có nhiều em bị đuối nước. Hành động hi sinh của Nam khiến chúng ta không khỏi xót xa.

Với câu hỏi 5 điểm, đề thi cũng vừa sức. Ở tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), đề không hỏi vấn đề lớn là sức sống tiềm tàng của Mị vì sẽ rất nặng với học sinh. Hỏi về tâm trạng, hành động của Mị trong đêm tinh mùa xuân là phù hợp với thi tốt nghiệp.

Câu hỏi phân tích đoạn thơ trong bài Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) cũng khá cơ bản và trò đã được thầy cô giáo ôn kĩ.

Tóm lại, đề thi Văn năm nay khá hay vừa vừa sức, phù hợp với một kỳ thi tốt nghiệp THPT. Học sinh khá giỏi có thể đạt được điểm 7 trở lên. Các em kém hơn có thể đạt điểm trung bình.

Tránh được cách viết sáo mòn

Cô Trịnh Thu Tuyết, giáo viên dạy Văn Trường THPT Chuyên Chu Văn An (Hà Nội) cũng cho rằng: "Đề bài về cơ bản vừa sức với học trò, không có câu nào quá khó; đảm bảo sự cân đối giữa thơ và văn xuôi; kiến thức nghị luận xã hội và nghị luận văn học….

Câu hỏi về văn học nước ngoài không bất ngờ với học sinh khi yêu cầu nhận xét về một chi tiết quan trọng cuối truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn. Tuy nhiên, có thể học trò sẽ quan tâm tới chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du mà không chú ý tái hiện những chi tiết thể hiện thái độ của bà mẹ.

Câu hỏi 2 thuộc dạng bài nghị luận về một hiện tượng xã hội. Đề bài đề cập tới một hiện tượng xã hội có thật, mới mẻ, một hiện tượng gây hiệu ứng mạnh về nỗi xúc động và niềm cảm phục với một thiếu niên dũng cảm, hi sinh thân mình cứu bạn.

"Tôi nghĩ đề bài sẽ chạm tới những xúc cảm chân thành của học trò, tránh được cách viết sáo mòn, sách vở" – cô Thu Tuyết chia sẻ.

Về câu hỏi 5 điểm, cô Thu Tuyết nhận định: "Phần nghị luận văn học là hai câu hỏi khá quen thuộc, yêu cầu ” phân tích” một đơn vị kiến thức khá cụ thể trong truyện ngắn VCAP (câu 3a), trong đoạn trích Đất Nước (câu 3b).

Cả hai câu này đều không làm khó cho học trò, tuy nhiên tôi dự đoán phần nhiều các em sẽ chọn câu 3a bởi đây là đơn vị kiến thức rất điển hình trong tác phẩm, sự triển khai bài viết khá sáng rõ.

Câu 3b đòi hỏi các em phải có khả năng tư duy và cảm thụ thơ, từ một đoạn thơ ngắn, phân tích, khái quát tư tưởng lớn xuyên suốt đoạn trích, thậm chí là tư tưởng bao trùm cả giai đoạn văn học 1945-1975 tư tưởng” Đất Nước của Nhân Dân”.

Câu hỏi 3a sẽ sáng hơn nếu diễn đạt gọn lại, ví dụ: “Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của Mị trong đêm tình mùa xuân”, bởi yêu cầu ” phân tích diễn biến tâm lí và hành động của Mị qua cảnh đêm mùa xuân Mị muốn đi chơi và bị trói…” ít nhiều sẽ hạn định nội dung kiến thức; nếu máy móc, học sinh có thể chỉ phân tích hai chi tiết Mị muốn đi chơi và bị trói…

Nếu thay yêu cầu phân tích đoạn thơ ở câu 3b bằng yêu cầu “cảm nhận đoạn thơ”, đề bài sẽ không đơn điệu và phát huy nhiều hơn năng lực cảm thụ của các em.

Giáo viên dạy văn Nguyễn Đăng Ngọc, Trường THPT Nam Yên Thành (Nghệ An):“Đề thi tương đối hay, lạ…”

So với mọi năm đề thi năm nay không có gì đặc biệt. Nhưng có thể nói, hai câu đầu
tương đối hay, đặc biệt là câu hỏi 3 điểm nghị luận về lòng dũng cảm được lấy từ một
sự việc có thật trong đời sống xã hội. Đây tuy là một hiện tượng bình thường đã xảy
ra trong xã hội, nhưng cái hay ở chỗ nó đã khơi dậy được tính chất thời sự của sự
việc và được vận dụng trong giáo dục.

Bản thân em Nam trước khi mất cũng là một học sinh đang học lớp 12, đề bài là
tiếng nói là suy nghĩ của những người cùng trang lứa…

Ở câu 1 – đây là lần đầu tiên đề thi tốt nghiệp THPT đề cập và ra chi tiết này,
hình ảnh bà mẹ đã có thái độ như thế nào khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con mình
?
Hình ảnh vòng hoa ấy có ý nghĩa gì?

Tôi nghĩ điều này làm cho con người liên tưởng
đến lòng biết ơn.

Ý nghĩa xã hội của câu hỏi này là giáo dục, răn dạy con người tránh
khỏi những cạm bẫy, thức tỉnh lòng u mê và hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, văn minh
hơn. Đồng thời cũng khơi dậy lòng biết ơn của lớp trẻ hiện nay đối với những người đã
ngã xuống.

  • Lê Huyền

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123661/chi-tiet-lan-dau-xuat-hien-trong-de-thi-tot-nghiep.html

Comments