Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Gặp thủ khoa tốt nghiệp người dân tộc Khmer

Posted: 16 Jun 2013 06:58 AM PDT

Sáng nay 16/6, ông Trần Việt Hùng – Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013, tỉnh Sóc Trăng có 2 thí sinh đỗ thủ khoa đồng 57 điểm, trong đó có 1 thí sinh người dân tộc Khmer. Theo ông Hùng, đây là năm thứ 2 liên tiếp danh hiệu thủ khoa thi tốt nghiệp lớp 12 thuộc về học sinh người dân tộc Khmer.

Theo thông tin từ ông Trần Việt Hùng, chúng tôi đã tìm đến nhà em Sơn Hùng Phong, một trong hai thí sinh đỗ thủ khoa năm nay. Phong sinh ra trong một gia đình người dân tộc Khmer ở ấp An Trạch, xã An Hiệp, huyện Châu Thành (tỉnh Sóc Trăng). Ba em làm nghề sửa xe gắn máy tại nhà, còn mẹ làm nội trợ.

Phong cho biết, nghề sửa xe gắn máy của ba cũng đủ để nuôi gia đình với cuộc sống tạm ổn. Sau Phong còn có người em trai đang học lớp 6 tại trường THCS Phường 1 (TP Sóc Trăng).

Từ tiểu học cho đến hết lớp 12, Sơn Hùng Phong luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Riêng 3 năm bậc THPT, điểm bình quân các môn cuối năm của em thật ấn tượng: lớp 10 đạt 9,6; lớp 11 đạt 9,7; lớp 12 đạt 9,3.

Em Sơn Hùng Phong cùng em trai bên bảng thành tích của mình.

Ngoài ra, Phong còn "sở hữu" nhiều phần thưởng khác cho thành tích học tập. Năm lớp 12, em đạt giải Nhất kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Hóa học và thi giải Toán trên máy tính Casio; giải Nhì thi giải Toán trên máy tính Casio cấp khu vực; giải Đồng tại cuộc thi Olympic 30/4. Với những thành tích đó, Phong vinh dự được UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen.


Em Hùng Phong chuẩn bị cho kỳ thi đại học.

Cô Võ Thị Minh Duyên – giáo viên dạy môn Hóa của Phong nhận xét: "Sơn Hùng Phong là một học sinh rất cần cù, chịu khó học hỏi, lại ngoan hiền nên thầy cô cũng như bạn bè rất quý mến".

Bà Trần Thị Húa (80 tuổi, bà ngoại của Phong) nói: "Nghe tin cháu đỗ thủ khoa, cả nhà ai cũng vui. Hôm nay ba mẹ cháu đi khám bệnh ở TP Hồ Chí Minh nên chưa biết tin con đỗ thủ khoa, nghe tin này chắc ba mẹ cháu vui nhiều lắm".

Bà ngoại vui với thành tích của Phong.

Còn Phong cũng tâm sự: "Khi  nghe bạn bè cũng như thầy cô báo tin đỗ thủ khoa, em không tin vì thấy mình chưa bằng nhiều bạn khác. Chỉ đến khi tận mắt thấy kết quả em mới tin là mình đỗ thủ khoa. Lúc đó em rất vui. Niềm vui này em dành cho ba mẹ, cho người thân và cho thầy cô, những người đã có công giúp em đạt kết quả như ngày hôm nay".

Hiện tại, Phong đang tập trung ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học sắp tới. Phong dự định sẽ thi vào Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh với nguyện vọng sau này trở thành bác sĩ.

Khi được hỏi về bí quyết học giỏi, Sơn Hùng Phong chia sẻ: "Để học giỏi, ngoài việc cần cù chăm chỉ học tập trên lớp, học hết bài, làm hết bài trong sách giáo khoa cũng như hướng dẫn của thầy cô, em còn tranh thủ thời gian tự học ở nhà, đọc thêm các tài liệu tham khảo phù hợp và tìm thêm kiến thức trên mạng Internet. Tất cả điều đó giúp cho em học tập đạt kết quả cao".

Bạch Dương

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/gap-thu-khoa-tot-nghiep-nguoi-dan-toc-khmer-743608.htm

Để học ra học

Posted: 16 Jun 2013 02:58 AM PDT

- Đến hẹn lại lên, khoảng tháng 5-6, cả xã hội căng thẳng về những kỳ thi tốt nghiệp THPT, ĐH…. Thi cử đã trở thành một cuộc chạy đua không khoan nhượng với phần thưởng dường như học sinh thi đỗ có tất cả và mất hết với những bạn nào không thi đỗ.

Xem lại khối lượng các môn học

Tôi học THPT tại Trường Chuyên  Hà Nội –  Amsterdam (Hà Nội) từ năm 1985-1988. Vào thời gian đó, trường chỉ học buổi sáng 6 tiết và buổi chiều được nghỉ từ thứ hai tới thứ bảy.

Hiện tại các bạn học sinh THPT  ngày nay học tập với số lượng giờ học rất nhiều.

Nếu so sánh thì có lẽ toàn bộ các trường THPT hiện tại đều có số lượng thời gian học hơn hẳn hệ thống chuyên cách đây gần 30 năm. Học nhiều giờ hơn, khối lượng nhiều hơn  nhưng kết quả học tập có đạt như mong muốn lại là một ẩn số.

tốt nghiệp, THPT, Sở GD-ĐT, quy định, đề thi, 2013, đáp án, tỉ lệ
Ảnh: Văn Chung


Có lẽ để đảm bảo một kỳ thi thật sự nghiêm túc, cần thiết phải xem lại khối lượng của các môn học trong hệ thống giáo dục và đào tạo.

Khối lượng hợp lý và giảm tải sẽ dễ dàng tạo điều kiện cho thầy cô và các bạn học sinh giảng dạy và học tập hiệu quả trong toàn bộ các năm học.

Quan trọng nhất ở đây không phải giáo trình chứa nhiều kiến thức bao nhiêu mà là học sinh thực học và thực hiểu bao nhiêu trong biển kiến thức mênh mông đó. Kiến thức quá nhiều dẫn tới học cái gì cũng biết nhưng biết lơ mơ còn nguy hiểm hơn gấp bội.

Lý do thứ hai của áp lực thi đó chính là kết quả kỳ thi được sử dụng như tiêu chí đánh giá hiệu quả của bản thân cá nhân thầy và cô, của nhà trường và ngành giáo dục trong một địa phương nói chung.

Trong thế kỷ 21, kết quả học tập của học sinh chỉ là một phần quan trọng do khối lượng tri thức và kiến thức của loài người tăng lên nhanh chóng theo thời gian.

Nền giáo dục hiện đại cần phải tập trung đào tạo cho các em học sinh năng lực tư duy, năng lực tự học tự phát triển, khả năng nghiên cứu, tư duy hệ thống, các khát vọng học tập.

Dựa trên những điều đó, tự bản thân mỗi cá nhân sẽ tự học và tự phát triển suốt đời. Chương trình và nội dung giáo dục có nhiều bao nhiêu cũng không thể nào đủ và đáp ứng hết mọi nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày.

Thay đổi cách đánh giá

Tiêu chí đánh giá toàn bộ hệ thống giáo dục cần thay đổi mới có thể chấm dứt một cách hệ thống những áp lục trong kỳ thi cuối năm và cuối cấp.

Một khi chỉ tiêu học sinh đỗ được sử dụng như là chỉ tiêu chính yếu đánh giá hiệu quả giáo dục, chắc chắn các thầy cô, nhà trường , quản lý giáo dục, cha mẹ và xã hội sẽ cố gắng đạt chỉ tiêu đó bằng mọi giá. Kết quả thi phụ thuộc rất nhiều cả quá trình dạy và học tại trường THPT.

Đề thi tốt nghiệp THPT sử dụng chung trên toàn quốc nhưng liệu các yếu tố đầu vào trong cả quá trình dạy và học có đồng nhất trên 64 tỉnh thành hay không.

Trình độ giáo viên, cơ sở vật chất, trình độ học sinh, cam kết của gia đình và xã hội tại địa phương….

Có quá nhiều vấn đề để chúng ta suy nghĩ để đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo. Giáo dục là một dịch vụ vì vậy không nên áp dụng KCS – kỳ thi cuối cấp để đánh giá toàn bộ hiệu quả của một qui trình 12 năm. Nếu như không đảm bảo Học ra Học, Dạy ra Dạy thì chắc chắn Thi sẽ không thể ra Thi vào cuối cấp.

Lý do thứ tư tạo ra áp lực kỳ thi rất nặng nề trong xã hội đó chính là hệ thống phân luồng cho nghề nghiệp đối với các bạn học sinh. Có thể nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng tấm bằng tốt nghiệp cấp 3 THPT là chiếc vé tối thiểu để đảm bảo các bạn học sinh học tiếp nghề.

Xã hội và bản thân chúng ta không thừa nhận và tạo những cơ hội nghề nghiệp tốt cho các bạn học sinh học hết lớp 9 hoặc chưa tốt nghiệp THPT.

Trong tư duy và tiềm thức của phụ huynh, việc vào được ĐH và tối thiểu có bằng tốt nghiệp THPT là thước đo của sự thành người thế hệ trẻ. Các bạn học sinh không đạt mức đó sẽ bị xã hội nhìn nhận và đánh giá như những cá nhân không giá trị.

Chừng nào chúng ta chưa phân luồng, tạo ra, thực hiện và ghi nhận những nghề nghiệp cho các bạn học sinh không thi đỗ THPT, tính đối kháng và phải đạt bằng được tấm bằng THPT sẽ vẫn là điểm nóng cho gia đình và xã hội.

Lý do cuối cùng của vấn đề đó chính là sự ỷ lại và dồn trách nhiệm giáo dục và đào tạo tới hệ thống giáo dục của phụ huynh và học sinh.

Để thi ra thi

Xã hội Việt Nam dường như đặt quá nhiều yêu cầu và trọng trách lên vai người thầy và nhà trường. Điều này cũng phù hợp khi hệ thống giáo dục của chúng ta sử dụng tiêu chí thi cử là tiêu chí chính xuyên suốt trong hệ thống giáo dục.

Các bậc cha mẹ đơn giản chỉ nhận thức học là thi chứ không phải học là giáo dục nhân cách.

Các phụ huynh và xã hội chưa nhận thức bản thân mình và gia đình phải là một yếu tố quan trọng tác động tới các em học sinh. Hầu như các em học sinh giỏi và kết quả tốt đều có sự góp mặt tích cực của gia đình trong toàn bộ quá trình học tập. Các em học sinh có trưởng thành về nhân cách toàn diện hay không chính là kết quả của gia đình và nhà trường trong giáo dục.

Có lẽ không thừa khi nhắc lại khẩu hiệu "trường ra trường , lớp ra ớp, thầy ra thầy, trò ra trò". Chỉ khi nào chúng ta thực sự có "chương trình ra chương trình, học ra học, dậy ra dậy" thì kỳ thi cuối cùng mới có thể trở thành Thi ra thi.

  • Thạc sĩVũ Tuấn Anh (GĐ Viện Quản lý Việt Nam, Sáng lập)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127379/de-hoc-ra-hoc---thi-ra-thi.html

Phân hóa đối tượng học sinh trong kết quả thi tốt nghiệp THPT

Posted: 16 Jun 2013 02:58 AM PDT

(GDTĐ) – Các tỉnh thành trên cả nước đang tiến hành công bố kết quả tốt nghiệp THPT 2013. Sau khi công bố điểm thi, học sinh sẽ được cấp giấy chứng nhận tạm thời; Các Sở GDĐT cũng nhận đơn phúc khảo điểm thi tốt nghiệp.

123
 

NGHỆ AN: 84,23% HỌC VIÊN TỐT NGHIỆP BỔ TÚC THPT

Ngày 13/6, Sở GDĐT Nghệ An đã công bố kết quả thi tốt nghiệp. Theo đó, 37.393 (96,88%) học sinh THPT và 2.051 (84,23%) học viên bổ túc THPT đã đậu tốt nghiệp. So với năm ngoái, năm nay tỷ lệ tốt nghiệp của khối THPT giảm 2,02%, khối bổ túc THPT giảm 6,54%.

 Khối THPT có 658 em đỗ loại giỏi (tăng so với năm ngoái 19 em), 5.237  em đỗ loại khá (giảm so với năm ngoái 1.143 em); khối bổ túc THPT không có em nào đỗ loại giỏi (giảm so với năm ngoái 01 em), 22  em đỗ loại khá (giảm so với năm ngoái 67 em).

Khối THPT có 16/91 trường đỗ tốt nghiệp 100% (năm ngoái 32 trường), trong đó không có trường nào ngoài công lâp (năm ngoái có 05 trường ngoài công lập).

Các trường THPT đỗ tốt nghiệp 100% là: Chuyên Phan Bội Châu, Chuyên Đại học Vinh, Huỳnh Thúc Kháng, DTNT Nghệ An, Cửa Lò, Cửa Lò 2,  Thái Lão, Nguyễn Trường Tộ (Hưng Nguyên), Nam Đàn 1, Diễn Châu 3, Diễn Châu 4, Quỳnh Lưu 1, Bắc Yên Thành, Đô Lương 3, Đô Lương 4, Thanh Chương 1. Các trường THPT có tỷ lệ đậu tốt nghiệp thấp nhất là: VTC (51,98%), Năng khiếu Thể dục – Thể thao (58,06%), Mai Hắc Đế (60,94%), Nguyễn Huệ (73,17%), Cù Chính Lan (78,57%).

Khối bổ túc THPT có 1/24 đơn vị đỗ tốt nghiệp 100% (năm ngoái 9 đơn vị), đó là Trung tâm GDTX Quế Phong.

Các đơn vị có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất là: TT GDTX Kỳ Sơn (33,67%), TT GDTX Thái Hòa (63,15%), hệ bổ túc Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Hồng Lam (63,24%), TT GDTX Nam Đàn (65,97%), TT GDTX Thanh Chương (67,80%).  

Hai học sinh có kết quả thi cao nhất (cùng 58 điểm) là em Phạm Thị Hà Vy và em Nguyễn Ngọc Minh Hằng, đều là học sinh Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu. (Minh Đức)

123
Học sinh Sóc Trăng xem điểm thi tốt nghiệp

SÓC TRĂNG: 16/32 TRƯỜNG ĐỖ 100%

Sáng nay (16/6), Sở GDĐT Sóc Trăng đã công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Hệ THPT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 7.293, số thí sinh đỗ tốt nghiệp là 7.216, đạt tỉ lệ 98,94% (năm 2012 là 98,52%). Trong đó có 223 thí sinh đạt loại giỏi (3,09%), loại khá là 1.068 TS (14,80%).

Có 2 thí sinh đạt thủ khoa là Lim Minh Phương và Sơn Hùng Phong, đều đạt 57 điểm, là học sinh của trường THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai (TP Sóc Trăng).

16/32 trường có tỉ lệ đỗ 100% là THPT Chuyên Nguyễn Thị Minh Khai, Vĩnh Hải, Trần Văn Bảy, Thuận Hòa, Thiều Văn Chỏi, Phú Tâm, Huỳnh Hữu Nghĩa, Hoàng Diệu, Hòa Tú, Đoàn Văn Tố, An Thạnh 3, An Ninh, An Lạc Thôn, THPT Dân tộc nội trú Huỳnh Cương, THCS THPT Tân Thạnh, THCS THPT Mỹ Thuận.

Trường có tỉ lệ đỗ thấp nhất là Trường THPT Mai Thanh Thế (huyện Ngã Năm) với tỉ lệ 94,80%.

Ở hệ GDTX, số thí sinh đăng ký dự thi là 772, đỗ tốt nghiệp 476 TS, đạt tỉ lệ 61,66% (năm 2012 là 76,44%). Có 1 thí sinh đạt loại giỏi, 10 thí sinh đạt loại khá.

Đơn vị có tỉ lệ đỗ cao nhất là Trung tâm dạy nghề và GDTX huyện Châu Thành (90,91%); đơn vị có tỷ lệ đỗ thấp nhất là Trung tâm GDTX huyện Mỹ Xuyên (18,18%). (Cao Xuân Lương)

123
 

BÌNH ĐỊNH: KẾT QUẢ THI PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH

Chiều 15/6, Sở GDĐT Bình Định đã công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung THPT và GDTX.

Năm nay, tỉnh Bình Định có 22.214 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và đã có 22.076 thí sinh được công nhận tốt nghiệp, đạt tỷ lệ 99,37%. Trong đó, có 186 thí sinh đạt tốt nghiệp loại giỏi,chiếm tỷ lệ 0,84% và 3.081 thí sinh đỗ tốt nghiệp loại khá, chiếm tỉ lệ 13,95%.

Đặc biệt cả tỉnh Bình Định có 20 Trường THPT có tỷ lệ  học sinh đỗ tốt nghiệp 100%. Trường có tỉ lệ học sinh đậu tốt nghiệp thấp nhất tỉnh Bình Định là Trường phổ thông dân tộc nội trú Vân Canh, đạt tỉ lệ 88,89%.

Thủ khoa của kỳ thi tốt nghiệp năm nay ở tỉnh Bình Định là 2 em: Huỳnh Thị Tú Trinh, học sinh Trường THPT Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Nhơn và Sử Thị Kim Huệ, học sinh Trường THPT Hoài Ân, huyện Hoài Ân có cùng tổng điểm 6 môn thi đạt 57,5 điểm.

Đối với hệ GDTX, cả tỉnh Bình Định có 314 thí sinh dự thi và đã có 262 thí sinh đậu tốt nghiệp, đạt tỷ lệ hơn 83,4%. Trong đó có 6 thí sinh tốt nghiệp loại khá và có 3 trung tâm GDTX – hướng nghiệp ở các huyện: Hoài Nhơn, Phù Cát, An Nhơn có 100% học viên đỗ tốt nghiệp. (Xuân Nguyên)
 

123
 

TPHCM: TỈ LỆ ĐỖ TỐT NGHIỆP LOẠI GIỎI TĂNG CAO

Chiều (15/6), Sở GDĐT TPHCM đã công bố Kết quả thi tốt nghiệp THPT của 67.992 thí sinh.

Theo đó, tỉ lệ tốt nghiệp chung của hai hệ năm nay tăng nhẹ hơn năm trước với 97,19%. Trong đó, tỉ lệ tốt nghiệp hệ GDPT là 98,94% (tăng hơn năm 2012 là 0,76% ) với tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi là 3,81%, loại khá lá 18,95%. Hệ GDTX là 85,91% (tăng so với năm 2012).

Đặc biệt có nhiều trường như THPT Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Công Tứ có tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi tăng cao. Trường Nguyễn Khuyến  có 1.969 em dự thi tốt nghiệp thí có đến 758 em đạt loại (38,5%).

Theo công bố của Hội đồng chấm, ở Hệ GDPT môn Văn có 58.683 bài, điểm dưới 5 chiếm 5,8%, trên 5 chiếm 94,2%, giỏi 5,6%. Môn Địa 58.673 bài thi, điểm dưới 5 17,6%, trên 5 là 82,4%, giỏi 3,1%. Môn Toán có 58.670 bài thi trong đó có 2% dưới 5 điểm, trên TB 98%, giỏi 75,6% (rất cao).

Với các môn trắc nghiệm, tỉ lệ giỏi cũng tăng mạnh. Môn Hóa có 58.678 bài thi trong đó 2,2% dưới 5 điểm, TB 97,8%, 64,67% giỏi, 12,72% đạt 10 điểm. Sinh 58.683 bài thi, 17,58% dưới điểm trung bình, 82,42% trên TB, 20,29% giỏi ; Anh 58.382 bài thi trong đó 10,62% dưới TB, 89,74% trên TB, giỏi đạt 38,02% trong đó 5,15% điểm 10. Tiếng Pháp 204 bài thi, 4,41% dưới 5 điểm, 95,59% trên TB, giỏi đạt 50% (0,98% đạt 10 điểm). Tiếng Nhật 83 bài thi, trên TB là 77,11%, 28,29% giỏi.

Ở hệ GDTX, môn Văn 15,7% dưới 5, 84,3%, 4,6% giỏi; môn Dịa 46,45, TB 53,6%, 3,5% giỏi. Toán dưới 5 13,7%, TB 86,3%, giỏi 48,1%. Môn Văn có 1 bài điểm 0 vì bỏ giấy trắng. GDTX môn Hóa 9,13% dưới 5, 90,87%, 3,15% 10 điểm. Sinh 76,82%,; Lý 50,43%, 6,47% giỏi. 85,91% hệ GDTX, giỏi 45TS và khá 410% trên 9140 thí sinh. Thủ khoa Lê Văn Hoàng Long, học sinh Trung tâm GDTX Q.12 đạt 57 điểm.

Năm nay, TP.HCM ghi nhận có 3 thủ khoa của cả hai hệ thi. Trong đó, hệ GDPT có 2 em cùng đạt 58,5 điểm là em Trương Trọng Tín (học sinh trường PT Năng Khiếu) và em Nguyễn Thu Hà (trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến). Hệ GDTX em Nguyễn Văn Hoàng Long, học sinh TTGDTX Q.12 đạt 57 điểm.

Riêng với các trường hợp miễn thi và xét đặc cách tại TPHCM năm nay không nhiều. Miễn thi, hệ THPT có 83 em , trong đó 27 trường hợp trong đội tuyển dự thi quốc tế, 33 trường hợp thi đấu quốc tế lĩnh vực TDTT và văn hóa văn nghệ,  23 trường hợp bị khiếm thị. Xếp loại theo kết quả học tập ở lớp 12.

Ngoài ra, đặc cách 27 trường hợp, đa phần các em này bị tai nạn trước và trong kỳ thi (những em này học lực khá trở lên, hạnh kiểm tốt) theo quy định thì các em này chỉ được xếp loại Trung bình.

Trong quá trình tiếp nhận bài thi từ hội đồng coi gửi về hội đồng chấm, Hội đồng chấm đã ghi nhận 3 trường hợp vi phạm và bị lập biên bản. Sau khi xét các hồ sơ, hội đồng chấm quyết định hủy kết quả  của 3 trường hợp này (1 THPT, 2 GDTX) vì vi phạm nội quy thi.  (Anh Tú)

Đồng Tháp: Ở hệ GDTX, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 87,91%. Thủ khoa thuộc về thí sinh Ngô Ngọc Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu đạt 57.5 điểm.

Thanh Hóa: Đứng thứ 2 về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp với 99,42%; hệ bổ túc THPT của tỉnh này đạt 88,33%.

Bình Định: Tạm đứng thứ 3 về tỷ lệ đậu tốt nghiệp với 99,37% HS hệ GDPT đỗ tốt nghiệp. Đối với GDTX, tỷ lệ đỗ đạt 83,43%. Toàn tỉnh có 20 trường THPT và 1 TTGDTX có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%.

Thủ khoa tốt nghiệp là Huỳnh Thị Tú Trinh, học sinh Trường THPT Tăng Bạt Hổ và Sử Thị Kim Huệ, học sinh Trường THPT Hoài Ân cùng số điểm 57,5.

Bình Dương: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp khá cao với 99,23%. Toàn tỉnh có 11 trường THPT tỷ lệ đậu tốt nghiệp 100%.

Bắc Kạn, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Bình, Tuyên Quang cũng đã công bố điểm thi, theo đó tỷ lệ đỗ hầu như giảm so với năm trước, đặc biệt là hệ GDTX. Cụ thể:

Bắc Kạn: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDPT đạt 98,7% (giảm 1%), hệ GDTX đạt 65,6% (giảm gần 30%).

Điện Biên: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDPT đạt 94,19% (giảm 3%), hệ GDTX đạt 63,47% (giảm hơn 20%).

Hải Dương: Ttỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDPT đạt 99,18%, hệ GDTX đạt 97,16 (giảm gần 2%).

Quảng Bình: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDPT đạt 99,05%, hệ GDTX đạt 75,49% (giảm gần 20%).

Tuyên Quang: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp GDPT đạt 94,84%; hệ GDTX đạt 92% (giảm 8%).


 

TP.HCM: Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay đạt 97,19%, tăng hơn so với năm 2012.

Cụ thể, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của TPHCM gồm hệ GDPT và GDTX là 97,19%. Trong đó, hệ GDPT, tỷ lệ đỗ đạt 98,94%; hệ GDTX đạt 85,91%.

Về tỷ lệ bài thi có điểm trên trung bình, cao nhất là Toán với 98%, tiếp sau đến Hóa: 97,8% và Văn: 94,2%. Địa lý có 82,4% bài thi trên trung bình; tiếng Anh: 89,74% và Sinh học: 82,42%.

Năm nay, TPHCM có 2 thủ khoa cùng đạt 58,5 điểm, đó là Trương Trọng Tín – Trường THPT Năng khiếu và Nguyễn Thu Hà – Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến.

Được biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TP.HCM có gần 68.000 thí sinh dự thi tại 102 hội đồng.

Hà Nội: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay đạt 97,12% (hệ THPT) và 74,59% (hệ GDTX). So với năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ đều thấp hơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2013, tỉnh có 10757 thí sinh THPT dự thi, đỗ tốt nghiệp 10677 đạt tỷ lệ 99,25%; hệ GDTX có 1111 thí sinh dự thi, đỗ tốt nghiệp 993 đạt tỷ lệ 89,37%.

Cùng ngày, các sở GDĐT: Hải Phòng, Đăk Lăc, Bắc Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận đã công bố điểm thi tốt nghiệp.

Theo thông tin từ Sở GDĐT Thừa Thiên – Huế: Đã xuất hiện điểm 10 môn Văn.

Nghệ An: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT đạt 98,9% và GDTX là 90,77%. Tính chung cho cả hai hệ, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay của Nghệ An đạt 94,8%. Năm nay, Nghệ An không xuất hiện điểm 10 môn Văn.

Bài thi Văn cao nhất đạt 9,5 điểm; số bài đạt điểm 9 cũng không nhiều; tuy nhiên, số lượng bài Văn dưới trung bình của tỉnh giảm hơn so với kỳ thi năm trước.

Quảng Trị: Tỷ lệ đỗ tốt nghiêp toàn tỉnh đạt 83,2%; trong đó hệ THPT đạt 95,6%; GDTX đạt 70,75%. (Lập Phương)

Tiếp tục cập nhật thông tin…

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/phan-hoa-doi-tuong-hoc-sinh-trong-ket-qua-thi-tot-nghiep-thpt-1970039/

Chầu chực, chen lấn nộp hồ sơ vào trường mầm non

Posted: 16 Jun 2013 02:58 AM PDT

(TNO) Nhiều phụ huynh đã ứa nước mắt sau cả chục tiếng đồng hồ chầu chực, chờ đợi vẫn không chen nổi vào trong để nộp hồ sơ xin vào Trường mầm non Rạng Đông, P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng, cho con.

Trắng đêm xin con vào trường mầm non công lập


Ông Lê Văn Soạn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng cho hay đây không phải là lần đầu tiên Trường mầm non Rạng Đông xảy ra tình trạng tuyển sinh lộn xộn.

Năm ngoái, trường nhận hồ sơ lúc 7 giờ sáng và đã xảy ra cảnh phụ huynh chờ đợi từ lúc 1 – 2 giờ cùng ngày. Năm nay UBND P.Thọ Quang tham mưu cho trường nhận hồ sơ vào lúc 15 giờ chiều ngày 15.6.

Thế nhưng, nhiều phụ huynh cho biết họ đã đến đây lúc 4 giờ sáng cùng ngày, đến 7 giờ thì dòng người nườm nượp kéo đến và chờ đợi qua trưa. Với niềm hy vọng có thể chen chân giành cho con một suất học, nhiều phụ huynh không ngại chờ đợi và chống đói bằng bánh mì, sữa…

"Khoảng 11-12 giờ phụ huynh càng đông. Đến 15 giờ mở cổng, mọi người ùa vô. Tôi có cảm giác bị ép bể phổi nên không dám chạy theo. Một phụ huynh ngã xuống, lập tức bị người sau đè lên…", một phụ huynh kể lại.


Chờ đợi cổng trường mở cửa

Bà Nguyễn Thị Thảo, Trưởng phòng Giáo dục Đào tạo Q.Sơn Trà cho biết UBND P.Thọ Quang đã đề xuất cho lực lượng công an giữ trật tự nhưng Phòng Giáo dục Đào tạo Q.Sơn Trà thấy như vậy gây căng thẳng nên chỉ đề nghị phân công 6 bảo vệ dân phố hỗ trợ.

Tuy nhiên, do nhà trường tổ chức yếu kém, không hướng dẫn phụ huynh xếp hàng từ đầu hoặc lấy số thứ tự nên bảo vệ bất lực khi hàng trăm phụ huynh ồ ạt xông vào các lớp học để nộp hồ sơ.


Rừng cánh tay và hồ sơ đưa lên chen lấn nộp cho con

Phụ huynh Nguyễn Thị Hảo bị làn sóng người xô đẩy, tức đến ứa nước mắt nói: "Tôi đứng rã chân cả ngày từ 5 giờ sáng đến 15 giờ chiều vậy mà hồ sơ của con mình bị loại bỏ, cực khổ cả ngày nhưng không được gì".

Theo bà Thảo, P.Thọ Quang đông dân nhất Q.Sơn Trà nên trẻ trong độ tuổi mầm non rất lớn. Hiện mỗi phường chỉ có một trường mầm non công lập. Trường mầm non Rạng Đông lại là trường công lập chuẩn quốc gia, học phí thấp nên phụ huynh đều muốn cho con vào trường trong khi đợt này trường chỉ tuyển sinh khoảng 70-80 trẻ.


Trước cảnh căng thẳng này, nhiều phụ huynh chỉ đứng ngoài nhìn chứ không dám chen vào

Nhu cầu phụ huynh lớn nhưng Phòng Giáo dục Đào tạo Q.Sơn Trà không cho phép trường nhận quá số lượng trẻ theo quy định. 

Bà Thảo cho biết thêm Trường mầm non Rạng Đông có khá nhiều cơ sở nhưng phụ huynh chỉ muốn đưa con vào cơ sở chính trên đường Nguyễn Gia Trí, còn các điểm trường ở Mân Quang, Thọ An, Thành Vinh, Lộc Phước, Quang Cư cũng đã từng xảy ra tình trạng chiêu sinh không đủ số trẻ.


Chen lấn để nộp đơn xin học cho con

"Địa phương đề xuất xây thêm một trường mầm non công lập và đã được UBND TP.Đà Nẵng phê duyệt nhưng do vốn đầu tư quá lớn (8 tỉ đồng – PV) nên chưa triển khai. Vừa qua, Sở Ngoại vụ cũng xin dự án nước ngoài tài trợ 20.000 USD và địa phương đối ứng vốn để xây trường nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện", bà Thảo nói.


Phụ huynh Nguyễn Thị Hảo ứa nước mắt khi không nộp được hồ sơ cho con

Bài, ảnh: Nguyễn Tú – Thanh Tuấn

Thí sinh chen lấn nộp hồ sơ ngày cuối cùng
Nhận hồ sơ trái tuyến mầm non từ ngày 11.7
Vẫn phải bốc thăm vào trường mầm non
Băng rôn phản cảm trước trường…mầm non!
Trường mầm non đầu tiên trong khu công nghiệp
Bốc thăm vào trường mầm non: Vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em
Phập phồng chỗ học cho trẻ mầm non
Chen lấn đóng học phí
Chen lấn lúc 2 giờ sáng để nộp hồ sơ cho con

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130616/chau-chuc-chen-lan-nop-ho-so-vao-truong-mam-non.aspx

Trường có hình ảnh tiêu cực tốt nghiệp trên 99%

Posted: 16 Jun 2013 01:58 AM PDT

- Số liệu từ Sở GD-ĐT Hà Nội cho thấy tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh Trường THPT
Quang Trung (quận Hà Đông) là 99,32%. Trước đó, những

hình ảnh tiêu cực
trong phòng thi tốt nghiệp tại hội đồng trường này đã được phản
ánh trên VietNamNet.

Trường THPT Quang Trung (quận Hà Đông) có 592 học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp
THPT 2013. Trong đó, 571 em có kết quả tốt nghiệp Trung bình, 17 em đạt loại Khá, 4
em trượt. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường đạt 99,32%; tỉ lệ trượt là 0,68%.

Theo phân tích kết quả tốt nghiệp THPT của Sở GD-ĐT TP.Hà Nội, toàn thành phố có
68 cơ sở giáo dục có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 100%, trong đó có 42 trường THPT công
lập, 25 trường THPT ngoài công lập và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên (Trung tâm
GDTX Đông Mỹ).

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, Hà Nội có 12 HS có tổng điểm bài thi 6 môn
đạt từ 56,5 điểm trở lên. Trong đó, có 1 HS đạt 57 điểm là Trần Thu Hà (Trường THPT
chuyên Khoa học Tự nhiên, ĐHQG Hà Nội); 11 HS còn lại đều có tổng điểm các bài thi
đạt 56,5 điểm.

Trước đó, như VietNamNet thông tin: Trong buổi thi ngày 4/6 những hình ảnh
từ camera cho thấy hình ảnh học sinh nhấp nhổm, quay ngang dọc hỏi bài thậm chí
chuyển cho nhau bài giải trước mặt giám thị. Ngày 11/6 Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến hình
thức kỷ luật với 9 người làm công tác thi với các hình thức từ phê bình đến cảnh cáo.

Các học sinh không bị xử lí. Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT và Sở GD-ĐT Hà Nội: "Các em có
lỗi nhưng do người lớn dung túng hành động sai trái của thí sinh nên các em có điều
kiện thực hiện những việc không đúng".

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127439/truong-co-hinh-anh-tieu-cuc-tot-nghiep-tren-99-.html

Ngành giáo dục hưởng ứng Tháng hành động phòng

Posted: 16 Jun 2013 01:58 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (16/6), tại Đại học Thái Nguyên, Bộ GDĐT phối hợp với Bộ Công an, các Bộ, ban ngành và UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức lễ phát động hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" năm 2013. Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý đã đến dự và phát biểu tại buổi lễ.

123
Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý phát biểu tại lễ phát động

Tham dự buổi lễ có lãnh đạo UBND tỉnh Thái Nguyên, Trung ương ĐTNCS HCM, Uỷ ban Phòng chống ma tuý Quốc gia, Sở GDĐT Thái Nguyên và đại diện Sở GDĐT cả nước, Sở VH-TTDL Thái Nguyên, cùng đông đảo giảng viên, HS-SV của các trường ĐH, CĐ, TCCN, THPT trên địa bàn  tỉnh Thái Nguyên…
 
Công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý đã trở thành một vấn đề toàn cầu, thu hút sự quan tâm của cả loài người, trong đó có Việt Nam. Ngành GD có trên 22 triệu HS – SV là lực lượng quan trọng, quyết định đến sự phát triển trong tương lai của quốc gia, của dân tộc. Đồng thời, HS – SV cũng chính là lực lượng quan trọng trong công tác tuyên truyền  phòng, chống ma tuý cho toàn xã hội.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác phòng, chống ma tuý với sự phát triển KT – XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, năm 2001, Chính phủ đã quyết định lấy tháng 6 hàng năm là "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" và ngày 26/6 là "Ngày toàn dân phòng, chống ma tuý" để các cấp, các ngành và mỗi cá nhân, gia đình hưởng ứng và tích cực tham gia phòng chống tệ nạn này.

123
Đại diện lãnh đạo các Bộ, ban ngành dự lễ phát động

Phát biểu tại lễ phát động, Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý nhấn mạnh: Trong nhiều năm qua, Bộ GDĐT đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các Bộ, ngành đoàn thể liên quan, chính quyền các địa phương trong cả nước triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, kiềm chế, đẩy lùi tệ nạn ma tuý ra khỏi trường học.

Các hình thức GD, nội dung tuyên truyền công tác này trong trường học ngày càng được đổi mới để trang bị cho HS – SV các biện pháp phòng ngừa từ xa, các kỹ năng tự phòng, chống và cách ứng xử phù hợp trước cám dỗ của ma tuý.

Với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm của toàn ngành GD, tình trạng nghiện ma tuý trong HS – SV đã giảm rõ rệt. Hầu hết các nhà trường hiện nay đã đạt được và giữ vững các tiêu chí "trường học không ma tuý" trong nhiều năm liền…

"Để mỗi nhà trường thực sự trở thành "Pháo đài" phòng, chống tệ nạn ma tuý, Sở GDĐT, các trường học tại Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung cần tập trung thực hiện tốt đợt cao điểm về phòng – chống tệ nạn ma tuý trong ngành GD với các nội dung: Tăng cường công tác GD, tuyên truyền để HS-SV nhận biết rõ hiểm hoạ của tệ nạn ma tuý, nhất là tác hại của các loại ma tuý tổng hợp, thuốc tân dược có chứa chất gây nghiện thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp, ngoại khoá, "Tuần sinh hoạt công dân, HS – SV".

Chú trọng việc lồng ghép tuyên truyền phòng, chống ma tuý với các hoạt động thể thao, văn nghệ và các hoạt động phong trào khác trong HS – SV. Tổ chức mít tinh, triển lãm, toạ đàm, tập huấn, nói chuyện chuyên đề về phòng, chống ma tuý nhằm đưa công tác GD, tuyên truyền phòng, chống ma tuý đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.
 

123
Lãnh đạo các Sở và ĐH Thái Nguyên cùng ký cam kết thi đua vì môi trường học đường không ma tuý

Cần phải chuyển dần từ việc phòng chống ma tuý sang việc tự phòng chống ma tuý của HS-SV, để qua đó rèn luyện kỹ năng, lối sống đẹp trong trường học, góp phần "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực";

Vận động HS – SV, cán bộ, nhà giáo tham gia phong trào phát hiện, tố giác tội phạm, tệ nạn ma tuý và tự giác khai báo về tình trạng sử dụng ma tuý trái phép trong HS-SV. Tổ chức đường dây nóng để tiếp nhận, xử lý thông tin của HS – SV, cán bộ, nhà giáo và nhân dân có liên quan đến công tác phòng, chống ma tuý của nhà trường;

Tổ chức tốt việc khám sức khoẻ khi tuyển sinh, khám sức khoẻ định kỳ cho HS – SV; Tổ chức cho HS – SV, tập thể, đơn vị ký cam kết không liên quan đến tệ nạn ma tuý và giao ước thi đua thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống ma tuý giai đoạn 2012 – 2015 vào dịp đầu năm học 2013 – 2014;

Phối hợp chặt chẽ với địa phương, gia đình trong công tác quản lí HS – SV. Xây dựng môi trường GD lành mạnh, tạo điều kiện để HS – SV, CB, nhà giáo tham gia thường xuyên vào các CLB văn hóa, văn nghệ, thể thao… nhằm nâng cao đời sống tinh thần tránh xa ma túy" – Thứ trưởng Trần Quang Quý nêu rõ.

123
Đông đảo HS, SV trên địa bàn Thái Nguyên hưởng ứng Lễ phát động

Tại Lễ phát động hưởng ứng "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" năm 2013, đại diện các Sở GDĐT các tỉnh phía Bắc và các trường ĐH, CĐ đã cùng ký cam kết "HS – SV nói không với ma tuý" và diễu hành biểu dương sức mạnh, khẳng định ý chí quyết tâm ngăn chặn, từng bước đẩy lùi, loại trừ tệ nạn ma tuý ra khỏi đời sống xã hội, xây dựng môi trường nhà trường nói riêng và toàn xã hội nói chung lành mạnh, không có tệ nạn ma tuý.

HS - SV các trường đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tham gia hưởng ứng lễ phát động
HS – SV  tỉnh Thái Nguyên diễu hành hưởng ứng Tháng phòng – chống ma túy

T.Toàn   

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/nganh-giao-duc-huong-ung-thang-hanh-dong-phong-chong-ma-tuy-1970050/

2 trường đại học khiếu nại

Posted: 16 Jun 2013 01:58 AM PDT

 Thêm trường ĐH phải hủy quyết định trúng tuyển
 Hủy quyết định trúng tuyển hàng trăm SV: xử nghiêm để làm gương
2 trường ĐH “phản pháo” quyết định hủy kết quả trúng tuyển

Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết Trường ĐH Tài chính – ngân hàng Hà Nội khiếu nại về quyết định xử phạt, đồng thời đề nghị xử lý cho số SV được học tiếp và nhận bằng tốt nghiệp chậm hơn một năm so với bình thường. Riêng Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội cho rằng đã tuân thủ các quy định hiện hành về liên kết đào tạo với nước ngoài vì văn bằng nước ngoài cấp thì tuân thủ yêu cầu đầu vào của cơ sở giáo dục nước ngoài. Nhiều cơ sở giáo dục nước ngoài chỉ yêu cầu tuyển sinh ĐH với người có bằng tốt nghiệp THPT. Trong khi đó Bộ GD-ĐT lại yêu cầu đối tượng tuyển sinh là học sinh dự kỳ thi tuyển sinh ĐH và đạt điểm sàn, nên trường bị kết luận tuyển sinh sai đối tượng, yêu cầu hủy quyết định trúng tuyển.

Theo Thanh tra Bộ GD-ĐT, dù trong quyết định thanh tra có nói nhà trường phải chấp hành quyết định xử phạt hành chính trong 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định, nhưng hiện tại việc nộp phạt tạm dừng để Bộ GD-ĐT giải quyết xong khiếu nại.

NGỌC HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/554121/2-truong-dai-hoc-khieu-nai.html

23 tỉnh, thành công bố kết quả tốt nghiệp THPT (cập nhật)

Posted: 16 Jun 2013 12:58 AM PDT

1024×768

-Sáng
16/6, thêm 4 địa phương gồm: Đà Nẵng, Lâm Đồng, Đồng Nai, Sóc Trăng công bố tỷ lệ
tốt nghiệp. Các tỉnh mới công bố đều có tỷ lệ tốt nghiệp trên 98%

Thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Nai cho biết, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2013 đối
với hệ THPT 99,68% (tăng 0,6% so với năm 2012). Ở hệ GDTX tỷ lệ đỗ tốt nghiệp là
68,41% (giảm 12,34% so với năm 2012). Toàn tỉnh có 42/62 trường THPT đạt tỷ lệ đậu
tốt nghiệp 100%, 2 thí sinh thủ khoa đạt 58 điểm là em Đức Khánh Linh, lớp 12 chuyên
Anh 1 và Chu Thị Ngọc Hương, lớp 12 chuyên Văn, Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh.

Sở GD- ĐT tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở bậc THPT đạt
tỉ lệ 98,9% (năm 2012 là 99,3%); ở bậc GDTX đạt tỷ lệ 84,93% (giảm gần 10% so với năm
2012). Toàn tỉnh có 18/58 trường THPT tốt nghiệp đạt 100%; Trường THPT Đạ Sar (H.Lạc
Dương) có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất với 84,15%. Ở hệ GDTX, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao
nhất thuộc về Trung tâm GDTX tỉnh với 97,3%; thấp nhất là Trung tâm GDTX huyện Lạc
Dương với 12,5%.

Thủ khoa ở hệ THPT đạt 56,5 điểm, trong khi đó ở hệ GDTX có hai thí sinh đạt điểm
cao nhất cùng 50,5 điểm.

Sở GD-ĐT Đà Nẵng công bố điểm và tỉ lệ tốt nghiệp THPT và GDTX. Theo đó, tỉ
lệ tốt nghiệp của Đà Nẵng: khối THPT 98,68% – trong đó 1,29% tốt nghiệp loại giỏi và
7,78% tốt nghiệp loại khá); khối GDTX đạt tỷ lệ 63,85% ( năm 2012 là 87,11%). Có 3
trường THPT đạt tỉ lệ tốt nghiệp 100%, gồm: THPT chuyên Lê Quý Đôn, THPT Phan Châu
Trinh và THPT Hòa Vang.

Ở hệ GDTX, trung tâm GDTX Liên Chiểu đạt tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 92,63%,
trung tâm GDTX Hòa Vang có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp thấp nhất 28,73%.Thủ khoa của kỳ thi
tốt nghiệp THPT năm nay của TP Đà Nẵng đạt 57 điểm, đó là em Lương Thùy Vy, lớp 12C2
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Đặc biệt, thành phố có 2 thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối môn Ngữ Văn là em Nguyễn
Trần Thục Nhi (Trường THPT Phan Châu Trinh) và Nguyễn Thị Bích Ly (Trường THPT Hoàng Hoa Thám).

Sở GD-ĐT Sóc Trăng chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Theo đó, ở hệ THPT, tổng số thí sinh (TS) đăng ký dự thi là 7.293, số TS đỗ tốt nghiệp là 7.216, đạt tỉ lệ 98,94% (năm 2012 là 98,52%).

Ở hệ GDTX, số TS đăng ký dự thi là 772, số TS đỗ tốt nghiệp là 476, đạt tỉ lệ 61,66% (năm 2012 là 76,44%).

Sở GD -
ĐT TP.HCM cho biết: năm 2013, tỉ lệ
tốt nghiệp chung cả 2 hệ phổ thông và GDTX là 97,19%. Trong đó, khối THPT đạt tỉ
lệ 98,94%, khối GDTX là 85,91%, tỉ lệ này có tăng nhẹ so với năm trước. (Năm
2012, tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục THPT tại TP HCM là 98,18%, hệ giáo dục thường
xuyên là 80,25%).

Hệ phổ thông có 2 thủ khoa cùng đạt 58,5 điểm, hệ GDTX có 1 thủ
khoa đạt 57 điểm.  

công bố, điểm thi, tốt nghiệp 2013
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung)

Tại Đắc Lắk, ông Nguyễn Hoa Nam Trưởng
Phòng Khảo Thí và Kiểm Định chất lượng Sở GD- ĐT Đăk Lắc cho biết tỉ lệ tốt
nghiệp khối THPT đạt 95,71%, trong đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp loai giỏi:
0,55% (115 học sinh), loại khá kha 8,24% (1700 em), còn lại là trung bình.


khối GDTX, tỉ lệ tốt nghiệp 55,15%; chỉ có 15 học sinh khối GDTX tốt nghiệp loại
khá (tỉ lệ 1,01%) không có thí sinh tốt nghiệp loại giỏi. So với năm trước tỉ lệ
này giảm 15,25%. Năm 2012 khối này có tỉ
lệ tốt nghiệp đạt 70,4%.

Ông
Nguyễn Hoa Nam cho rằng, khả năng tỉ lệ tốt nghiệp khối thí sinh GDTX của Đắk Lắk
thấp nhất cả nước là do truyền thống coi thi tại tỉnh này luôn luôn nghiêm túc,
đánh giá chất lượng của những học sinh, hơn nữa học sinh ở khối GDTX luôn có chất
lượng kém.

Trong
khi đó, ông
Đổng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh
cho biết

tỉ lệ tốt nghiệp h
THPT
đạt 94,1%
, hệ GDTX
đạt 45,95%
. Tỉnh có
hai thủ khoa cùng đạt 53,5 điểm
. Như vậy năm nay
khối GDTX  giảm 14% so với năm trước. Năm
2012 tỉ lệ tốt nghiêp tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt
95%; GDTX đạt khoảng 59%.

Ông Lập
cho rằng
kết quả điểm thi môn Địa lý năm nay của tỉnh khá
thấp: hệ THPT chỉ có khoảng 37% bài thi trên trung bình, hệ GDTX chưa tới 20%
bài thi trên trung bình
, kết quả
môn Địa lý khá thấp nên đã kéo kết quả chung xuống thấp hơn so với năm ngoái

Tỉnh Ninh Thuận có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT
đạt 98,43%; hệ GDTX  đạt 73,3%. So với
năm trước khối GDTX của Ninh Thuận giảm gần 20%. Năm 2012 tỉ lệ tốt nghiệp khối
THPT
đạt tỉ lệ
99,56%
, khối giáo dục thường
xuyên đạt tỉ lệ 88,81% thí sinh đỗ tốt nghiệp.

Có 5 trường THPT (Lê Quý Đôn,
Ninh Hải, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng và THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận) có tỉ
lệ học sinh đỗ 100%.

Sở GD-
ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết tốt
nghiệp của tỉnh này đạt tỉ lệ 99,25%, có 10.667 đỗ tốt nghiệp trong tổng số
10.757 thí sinh dự thi. Ở khối GDTX có 1.111 thí sinh dự thi, đỗ tốt nghiệp 993
thí sinh, đạt tỉ lệ 89,37%. Thủ khoa của khối THPT đạt 58 điểm, thủ khoa khối
GDTX đạt 52,5 điểm.

Đến thời
điểm hiện tại ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GD- ĐT Bình Phước cho biết, hiện tại đã có kết quả nhưng theo kế hoạch của
Bộ, tỉnh chưa công bố kết quả tốt nghiệp.

Bắc Giang: Tỉ lệ hệ THPT
đạt 96,62% (giảm gần 3%), hệ bổ túc THPT đạt 87,81% (giảm hơn 10% so với năm
2013).

Bắc Kạn: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 98,7% (giảm 1%); hệ bổ túc THPT đạt 65,6% (giảm gần 30%).

Điện Biên: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 94,19% (giảm 3%); hệ bổ túc THPT đạt 63,47% (giảm hơn 20%).

Hải Dương: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,18% (giảm chút ít so với năm 2013); hệ bổ túc THPT đạt 97,16 (giảm
gần 2%)

Quảng Bình: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,05%; hệ bổ túc THPT đạt 75,49% (giả gần 20%).

Thanh Hóa: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,42%; hệ bổ túc THPT đạt 88,33%.

Tuyên Quang: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 94,84%; hệ bổ túc THPT đạt 92% (năm ngoái hệ bổ túc đạt 100%).

Hòa Bình: Cũng đã hoàn tất công
tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và đang tiến hành công tác kiểm dò. Lãnh
đạo sở GD-ĐT tỉnh này cho biết, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của toàn tỉnh đạt khoảng
trên 90%.

Tại Nghệ An, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 95,9%
của cả hai hệ giáo dục THPT và GDTX. Con số này tăng hơn 1% so với năm
2011-2012.

Tỉ lệ đỗ
tốt nghiệp THPT của Hà Nội đạt
97,12%. So với năm 2012, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ đều thấp hơn. Năm trước,
tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Hà Nội là 98,24%, bổ túc THPT là 92,48%.

Tại tỉnh Đồng
Tháp
, ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp năm nay là 99,67%, con số này cũng tương đương năm 2012. Năm 2012, tỉ lệ
đỗ tốt nghiệp của Đồng Tháp là 97%. Năm 2012, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Đồng Tháp
là 97%.

Tại Quảng Trị, ông trưởng phòng khảo thí tỉnh
Trần Văn Quốc cũng thông tin, tỉ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh là 83,2%, trong đó
THPT đạt 95,6%, còn GDTX  là 70,75%.  Năm 2012 tỉ lệ tốt nghiệp của Quảng Trị là
98,67% ở  hệ THPT, hệ GDTX cũng đạt
94,91%.

Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2013 khối THPT đạt 99,05% (tăng hơn năm ngoái 0,93%). Trong đó có 705 TS tốt nghiệp loại giỏi, đạt 6,73%, 2.270 TS loại khá (21,68%). Khối GDTX đạt tỷ lệ 83,46% (tăng hơn 10% so với năm 2012). Trong đó có 6 TS tốt nghiệp loại giỏi, đạt 0,57%, 37 TS loại khá, đạt 3,55%.

Có 5 trường THPT tại tỉnh Bến Tre có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% gồm: Trường THPT Lê Hoàng Chiểu, Trường THPT Lê Quý Đôn (cùng trên huyện Bình Đại), Trường THPT Phan Thanh Giản (huyện Ba Tri), Trường THPT Trần Tường Sinh (huyện Thạnh Phú) và Trường THPT Chuyên Bến Tre. Thủ khoa tốt nghiệp năm nay của tỉnh đạt 57 điểm.

1024×768

Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt  99,37% ( năm
2012 tỉnh Bình Định đạt 99,6 %)

Toàn tỉnh có 20 trường
có tỉ lệ đậu tốt nghiệp đạt 100%, gồm: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quốc học
Quy Nhơn, Trưng Vương, Dân tộc nội trú tỉnh, Hùng Vương, An Nhơn 1, Tuy Phước
1, Võ Lai, Phù Cát 1, Phù Mỹ 1, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trân, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng,
Hoài Ân, Nguyễn Hồng Đạo, Trần Cao Vân, Xuân Diệu, Ngô Mây và Chu Văn An.

Hai thủ khoa có cùng số điểm là
57,5
; Hai á khoa của kỳ thi năm nay đều
là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định với cùng số điểm 57.

Ông Lê
Văn Hòa, trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Khánh Hòa, cho biết tỉ đậu tốt nghiệp
THPT năm nay là 98,22% trong đó khối THPT đạt tỉ lệ 99,4%, trong đó có 1,12% đạt
loại giỏi, 9,74 thí sinh đạt loại khá, thủ khoa của khối này đạt 57,5 điểm; Ở
khối GDTX  đạt tỷ lệ 85,92%, trong đó
0,1% thí sinh đạt loại giỏi, 3,2% thí sinh đạt loại khá, hai thí sinh thủ khoa
khối GDTX cùng được 53 điểm.

Tiếp tục cập nhật…

  • Lê Huyền – Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127373/23-tinh--thanh-cong-bo-ket-qua-tot-nghiep-thpt--cap-nhat-.html

Tự nâng chuẩn cho mình

Posted: 16 Jun 2013 12:58 AM PDT

(GDTĐ) – GV tiếng Anh vừa thiếu lại vừa yếu. Đó là thực trạng đang tồn tại trong ngành GDĐT và là thách thức lớn đối với triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 ở nước ta hiện nay. Nhằm đảm bảo công tác dạy và học trước mắt cũng như lâu dài, các địa phương hoàn toàn chủ động với nhiều giải pháp nâng chuẩn cho GV. Theo đó, các thầy cô giáo bắt buộc vừa tham gia dạy học cho HS, vừa tham gia các lớp học bồi dưỡng nâng chuẩn cho chính mình.


Giáo viên sử dụng CNTT dạy ngoại ngữ

Giải pháp nâng chuẩn Giáo viên

Nguyên Phó Giám đốc Sở GDĐT Lào Cai, ông Hoàng Văn Dương đã chỉ ra những tồn tại của đội ngũ GV tiếng Anh của tỉnh như: Hầu hết GV bất cập trình độ, không đạt yêu cầu giảng dạy; GV tuyển từ nhiều nguồn khác nhau (Một bộ phận từ GV tiếng Nga chuyển sang. Thêm vào đó, do thời kỳ thiếu GV do vậy đã cấp tốc đào tạo GV thông qua hình thức đào tạo không chính qui); Thứ ba, chính bản thân GV hạn chế năng lực từ khi đầu vào. Trong khi đó, Lào Cai là tỉnh miền núi, chủ yếu HS dân tộc thiểu số nên các em rất vất vả khi học tiếng Anh. Đã vậy, điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cả ngành GD Lào Cai mới có 61/677 trường có phòng học ngoại ngữ.  

Không có thầy giỏi sẽ không có trò giỏi. Người thầy quyết định phần lớn chất lượng GD, những triết lý này không thể phủ nhận. Vì vậy, muốn cho HS Việt nam có đủ khả năng ngoại ngữ làm việc trong môi trường quốc tế, ngành GDĐT coi giải quyết chuẩn GV là khâu then chốt.

Quan điểm của Bộ GDĐT là Bộ không lấy kết quả kiểm tra, khảo sát, đánh giá trình độ GV làm tiêu chí thi đua nhưng các Sở cần tự giác và lập kế hoạch cụ thể, từ đó nâng cao trình độ, năng lực ngoại ngữ cho đội ngũ GV, cũng như kỹ năng sử dụng trang thiết bị, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học ngoại ngữ trong các nhà trường…vv.

Công tác kiểm tra trình độ GV theo quan điểm của ngành là lấy kết quả làm căn cứ để bồi dưỡng, đào tạo đạt chuẩn và tiến tới mục tiêu nâng chuẩn cho đội ngũ GV. Chính vì thế, Bộ GDĐT đã, đang triển khai mạnh mẽ công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ và sư phạm cho GV tiếng Anh trong các trường phổ thông. Viện KHGD là đầu mối xây dựng chuẩn nghiệp vụ sư phạm GV ngoại ngữ để làm cơ sở cho việc xây dựng, biên soạn chương trình và các khoá đào tạo, bồi dưỡng GV ngoại ngữ các cấp đạt chuẩn.

Vì vậy, để có đủ GV triển khai thí điểm tiếp chương trình tiếng Anh lớp 4 đồng thời mở rộng dạy tiếng Anh lớp 3, Bộ GDĐT đã phải có giải pháp tình thế là chấp nhận những GV có trình độ cận B2 đứng lớp. Tuy nhiên, song song với việc đáp ứng nguồn GV giảng dạy, Bộ yêu cầu GV vừa dạy học vừa phải học tập để nâng cao trình độ cho chính bản thân, làm sao phải đạt chuẩn tối thiểu.

Với sự tham gia của một số trường ĐH, đến nay Đề án đã xây dựng và thẩm định xong chương trình thí điểm bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho GV tiếng Anh Tiểu học và sẽ thẩm định chương trình thí điểm đào tạo GV tiếng Anh Tiểu học, THCS hệ CĐ để các trường sư phạm có thể tham khảo, bảo đảm chuẩn năng lực đầu ra SV sư phạm ngoại ngữ.

Xây dựng có hiệu quả các nguồn tư liệu mở giúp GV tự bồi dưỡng đáp ứng các yêu cầu về năng lực chuyên môn, đổi mới công tác thi, kiểm tra đánh giá môn ngoại ngữ, đảm bảo đánh giá được đầy đủ các kiến thức, kỹ năng HS đã học trong chương trình cũng được tiến hành đồng bộ.

GV không chỉ được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng chuẩn mà còn được nâng cao kỹ năng sử dụng trang thiết bị dạy học, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong việc tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ bản thân. Đó chính là mục tiêu mà các địa phương hiện nay đang hướng tới để có được đội ngũ GV tiếng Anh đáp ứng nhu cầu triển khai đề án Ngoại ngữ.


Lớp bồi dưỡng GV tiếng Anh THCS của Trường ĐH Thái Nguyên

Địa phương cùng vào cuộc

Triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 tất yếu phải chuẩn hóa đội ngũ GV giảng dạy. Những GV chưa đạt chuẩn có nhiều cách đào tạo để đạt chuẩn, trong đó chủ yếu là tự đào tạo. Trên thực tế, từ khi có chủ trương này, các GV đã không ngừng tự học, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.

Giải pháp GV vừa tham gia đứng lớp, vừa học tập bồi dưỡng nâng chuẩn cũng được thực hiện khá thành công ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Hiện có gần 20 trường ĐH, CĐ tập trung đầu tư và thí điểm chương trình, phương pháp bồi dưỡng mới cho đội ngũ GV tiếng Anh như: Các trường CĐ, ĐH vùng Đông Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể các trường cử GV đi bồi dưỡng, tập huấn, sau đó trở về trường tổ chức các khoá bồi dưỡng, cấp chứng chỉ nghiệp vụ cho GV tiếng Anh địa phương.

Đến nay toàn quốc đã có hơn 6000 GV được tham gia các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng chuẩn tối thiểu theo khung chuẩn châu Âu. Trường ĐH Thái Nguyên cho đến thời điểm này đã giúp đào tạo gần 1000 GV cho 10 tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, góp phần tháo gỡ nâng chuẩn cho GV vùng khó.

Nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra cho GV cũng như triển khai bồi dưỡng nâng chuẩn cho đội ngũ, các địa phương hoàn toàn chủ động, tích cực với nhiều biện pháp. Đơn cử như Phú Thọ, Bắc Ninh … mỗi năm cử một số GV cốt cán đưa ra nước ngoài đào tạo ngắn hạn, khi về nước nhân rộng mô hình này. Vì thế, đến nay các Sở này đã có hàng trăm GV được qua đào tạo các trường ĐH danh tiếng để có chuẩn ngoại ngữ dạy cho HS.

Ông Trần Văn Cơ – Phó Trưởng Phòng GD Trung học (Sở GDĐT Bình Định) cho biết: Toàn tỉnh hiện có 1.196 GV tiếng Anh đang giảng dạy tại các trường phổ thông. 56/582 GV tham gia kỳ khảo sát năng lực ngoại ngữ GV tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ châu Âu (CEFR) cuối năm trước, chỉ có 9,6% GV đạt chuẩn năng lực. Nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ, Sở đã cử 210 GV tham gia lớp bồi dưỡng, bao gồm 35 GV THPT, 128 GV THCS và 47 GV tiểu học để nâng chuẩn từ B2 lên C1 và từ B1 lên B2.

Phó Giám đốc Sở GDĐT Lạng Sơn, ông Trần Quốc Tuấn cho biết: Tính đến thời điểm này Sở GD – ĐT Lạng Sơn đã có nhiều chương trình đào tạo liên kết, do vậy, đã nâng chuẩn GV trình độ ĐH đạt tỉ lệ 50%. Tổng số gần 1000 GV nhưng trình độ GV thạc sĩ chỉ có 12, 13 người, chủ yếu tập trung  các phòng chức năng của sở hoặc trong trường chuyên. Nhưng sau khi tiến hành khảo sát cho thấy chất lượng chưa đạt yêu cầu. Tỉ lệ GV khá giỏi đạt 11 %, trung bình chiếm khoảng 50%, còn lại loại yếu chiếm hơn 30%.

Do vậy, Lạng Sơn đã đưa ra nhiều giải pháp để nâng chuẩn GV ngoại ngữ. Chẳng hạn, đã cử những GV cốt cán đi bồi dưỡng, đào tạo ở ĐH Thái Nguyên. Sau khi thí điểm các trường khu vực biên giới cho thấy, HS học tiếng Trung hiệu quả hơn tiếng Anh nên sở mạnh dạn thí điểm 5 trường THPT cho HS tự chọn học ngoại ngữ tiếng Anh hoặc tiếng Trung.

Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hòa Bình, ông Bùi Trọng Đắc chia sẻ: Có thể thấy, GV được đi bồi dưỡng rất phấn khởi. Bởi GV vừa được nâng cao năng lực chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp và tăng cường sử dụng thiết bị công nghệ. Do đó, nơi nào chưa khảo sát cần tiến hành khảo sát GV, dù chưa đạt chuẩn là chuyện bình thường. Điều quan trọng, dựa vào kết quả khảo sát để làm căn cứ đào tạo, bồi dưỡng GV chứ không phải để loại GV.

Hoàng Linh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/tu-nang-chuan-cho-minh-1970053/

Đồng Tháp: 99,76% thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT

Posted: 16 Jun 2013 12:58 AM PDT

Chiều 15/6, Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức buổi tổng kết công tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp hệ THPT là 99,76%, hệ Giáo dục thường xuyên (GDTX) là 87,91%, tương đương so với kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012. Toàn tỉnh có 26/43 trường THPT và 2/12 Trung tâm Giáo dục thường xuyên có 100% thí sinh đỗ tốt nghiệp.

Theo bảng báo cáo, toàn tỉnh có 695 thí sinh 2 hệ THPT và hệ GDTX được xếp loại Giỏi và thủ khoa hệ THPT năm nay là thí sinh Ngô Ngọc Anh, Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu với tổng điểm 57,5 điểm (điểm trung bình là 9,58); thí sinh Nguyễn Võ Quốc Huy, học viên Trung tâm GDTX huyện Châu Thành với tổng điểm 54,5 (điểm trung bình là 9,08 điểm).

Tính đến thời điểm này, Đồng Tháp hiện đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tố nghiệp THPT 2013.
Tính đến thời điểm này, Đồng Tháp hiện đang dẫn đầu cả nước về tỷ lệ đỗ tố nghiệp THPT 2013.

Theo ông Hồ Văn Thống - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp cho biết, kỳ thi năm nay có 12.521 thí sinh đăng ký dự thi, kết thúc kỳ thi, không có trường hợp vi phạm vi chế thi. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp tương đương với năm rồi đạt 99,7%, đầy là kết quả của sự nổ lực từ phía học sinh và giáo viên trên địa bàn tỉnh trong kỳ thi vừa qua.

Tại Tiền Giang, chiều ngày 15/6, Sở GD-ĐT Tiền Giang công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013. Cụ thể, tỷ lệ tốt nghiệp ở khối THPT có 11.554 thí sinh (TS) dự thi, có 11.347 thi đỗ (đạt tỷ lệ 98,20%), trong đó có 220 TS đạt loại Giỏi, 1.555 em đạt loại Khá.  Ở khối GDTX có 1.426 TS dự thi, trong đó có 1.137 TS đỗ (đạt tỷ lệ 79,73%); có 2 TS đạt loại Giỏi, 38 đạt loại Khá.

Theo kết quả thống kê (không tính thí sinh tự do), năm nay có 11 trường THPT đạt kết quả tốt nghiệp 100% là: Tân Hiệp, Nguyễn Đình Chiểu, Chợ Gạo, Trương Định, Bình Phục Nhứt, Phú Thạnh, Phước Thạnh, Ngô Văn Nhạc, Chuyên Tiền Giang, Gò Công, Bình Đông. Các trường THPT có tỷ lệ đỗ trên 99% là: Cái Bè (99,49%), Phạm Thành Trung (99,40%), Đốc Binh Kiều (99,33%), Thủ Khoa Huân (99,44%), Vĩnh Bình (99,82%), Gò Công Đông (99,80%), Mỹ Phước Tây (99,31%), Phan Việt Thống (99,33%).

Ở hệ Giáo dục thường xuyên, cũng có 3 trường đạt tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: THPT Gò Công, THPT Phan Việt Thống, THPT Bình Đông. Các trường có tỷ lệ trên 90% là: THPT Huỳnh Văn Sâm (98,46%), THPT Lê Thanh Hiền (97,58%), THPT Rạch Gầm-Xoài Mút (97,19%), THPT Lưu Tấn Phát (94,59%), THPT Thiên Hộ Dương (92,59%). 

Nguyễn Hành - Diệu Hiếu

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dong-thap-9976-thi-sinh-do-tot-nghiep-thpt-743536.htm

Comments