Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bé lý sự ‘con không muốn đến trường’ gây sốt

Posted: 15 Jun 2013 08:36 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127351/be-ly-su--con-khong-muon-den-truong--gay-sot.html

11 tỉnh thành công bố điểm thi tốt nghiệp

Posted: 15 Jun 2013 08:36 AM PDT

(GDTĐ) – Sau Nghệ An, Quảng Trị, hôm nay (15/6), Hà Nội, TPHCM cùng 6 tỉnh thành khác đã công bố điểm thi tốt nghiệp THPT.


 

TP.HCM: Kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay đạt 97,19%, tăng hơn so với năm 2012.

Cụ thể, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp chung của TPHCM gồm hệ GDPT và GDTX là 97,19%. Trong đó, hệ GDPT, tỷ lệ đỗ đạt 98,94%; hệ GDTX đạt 85,91%.

Về tỷ lệ bài thi có điểm trên trung bình, cao nhất là Toán với 98%, tiếp sau đến Hóa: 97,8% và Văn: 94,2%. Địa lý có 82,4% bài thi trên trung bình; tiếng Anh: 89,74% và Sinh học: 82,42%.

Năm nay, TPHCM có 2 thủ khoa cùng đạt 58,5 điểm, đó là Trương Trọng Tín – Trường THPT Năng khiếu và Nguyễn Thu Hà – Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến.

Được biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, TP.HCM có gần 68 nghìn thí sinh dự thi tại 102 hội đồng.

Hà Nội: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT năm nay đạt 97,12% (hệ THPT) và 74,59% (hệ GDTX). So với năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ đều thấp hơn.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Năm 2013, tỉnh có 10757 thí sinh THPT dự thi, đỗ tốt nghiệp 10677 đạt tỷ lệ 99,25%; hệ GDTX có 1111 thí sinh dự thi, đỗ tốt nghiệp 993 đạt tỷ lệ 89,37%.

Cùng ngày, các sở GDĐT: Hải Phòng, Đăk Lăc, Bắc Giang, Tây Ninh, Ninh Thuận đã công bố điểm thi tốt nghiệp.

Lập Phương
 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/11-tinh-thanh-cong-bo-diem-thi-tot-nghiep-1970039/

Cô bé trường dân lập đỗ thủ khoa

Posted: 15 Jun 2013 08:36 AM PDT

(TNO) Nguyễn Thu Hà, học sinh lớp 12C4 Trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến (cơ sở 3A, TP.HCM) đã vượt qua nhiều khó khăn để trở thành thủ khoa kì thi tốt nghiệp THPT tại TP.HCM với số điểm 58,5 (trong đó văn đạt điểm 9, sinh học 9,5 điểm và bốn điểm 10). 

TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT
Tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT trên Thanh Niên Online

 Điểm thi tốt nghiệp TP.HCM, Ninh Thuận, Tây Ninh…

Quê ở Bình Dương, mồ côi cha từ năm 2 tuổi, từ lớp 6 Hà đã phải xa nhà để học nội trú tại Trường Nguyễn Khuyến. Sống trong môi trường phải tự lập, gặp rất nhiều khó khăn nhưng bằng nghị lực và khát khao của mình, Hà vẫn vươn lên.

Cô gái bé nhỏ, xinh xắn Nguyễn Thu Hà chia sẻ: "Mặc dù nhiều lần cảm thấy nhớ mẹ và lạc lõng, muốn về nhà, nhưng sau đó em lại muốn quay lại thành phố để học tập vì có bạn bè và thầy cô nơi đây". Không phụ lòng kì vọng của mẹ và chị gái, suốt 12 năm liền Hà luôn đạt thành tích xuất sắc.

Niềm vui đỗ thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT rất lớn nhưng khi được hỏi về bí quyết học tập của mình, Hà rụt rè chia sẻ: "Vì lịch học và ôn thi ở trường đã khá dày đặc, nên em tranh thủ những giờ tự học và tự ôn để học thêm những gì mình còn yếu kém".

Gương mặt thủ khoa tốt nghiệp THPT 2013
Cô gái nhỏ nhắn dễ thương Nguyễn Thu Hà xuất sắc đạt danh hiệu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 tại TP.HCM - Ảnh: Tiến Ngọc 

Ba Hà qua đời trong một vụ tai nạn giao thông khi Hà còn là một đứa trẻ, chính vì thế mà cô bé chỉ có thể hình dung về ba mình qua những câu chuyện của mẹ.

Sau khi ba mất, một mình mẹ Hà đơn chiếc nuôi hai chị em ăn học. Hiện tại, chị gái của Hà đang là sinh viên năm cuối của Trường ĐH Sài Gòn. Mặc dù bận bịu nhiều việc và phải đi từ Bình Dương nhưng hằng tuần mẹ Hà vẫn đều đặn lên thăm em. Thành tích thủ khoa kỳ thi năm nay được xem như phần thưởng quý báu cho sự nỗ lực của Hà và cũng là món quà em dành tặng mẹ. 

Sở trường của Hà là môn toán và Anh văn. Ngoài giờ học tập căng thẳng, Hà cũng có sở thích giải trí như bao cô bạn cùng trang lứa khác là xem các bộ phim Hàn Quốc. Tuy nhiên, dù rất mê phim nhưng Hà rất tuân thủ quy định của trường, chỉ thưởng thức phim Hàn trong những ngày cuối tuần, thời gian còn lại em dành hết cho việc học.

Thầy Nguyễn Ngọc Minh, giáo viên chủ nhiệm cũng là thầy giáo dạy môn toán của Hà, cho biết: "Trong lớp Hà là một học sinh rất hiền và ngoan. Em học giỏi toàn diện và là 1 trong 3 học sinh học giỏi nhất lớp. Mặc dù hoàn cảnh gia đình thiếu thốn về mặt tinh thần nhưng Hà có nghị lực học tập rất tốt."

Bạn cùng lớp của Hà, Trương Huỳnh Phương Hạnh chia sẻ: "Dù bề ngoài Hà nhìn có vẻ khá hiền và có vẻ khó gần, nhưng khi em tiếp xúc thì mới biết bạn là người cực kì dễ thương và vui tính. Vì chơi chung với Hà từ lớp 8 cho đến nay nên khi biết Hà giành được danh hiệu thủ khoa, em đã rất vui, điều này xứng đáng với sự cố gắng của bạn".

Khát khao lớn nhất của Hà là thi đỗ Đại học Ngoại Thương, ngành Tài chính Ngân hàng. Đó không chỉ là ước mơ từ nhỏ của Hà mà còn là mong muốn của mẹ.

Hà nói: "Từ nhỏ em rất thích những con số, với lại mẹ đã vất vả nhiều vì em nên em muốn đậu đại học để dành tặng cho mẹ".

Đức Tiến – Bảo Ngọc

Kết quả tốt nghiệp THPT ở TP.HCM có thể tương đương năm ngoái
11 tỉnh, thành báo cáo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Thủ khoa Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 58 điểm 
Tỉnh đầu tiên công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT
Hà Nội: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 97,12%
Nghệ An công bố kết quả thi tốt nghiệp

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130615/co-be-truong-dan-lap-do-thu-khoa.aspx

20 tỉnh, thành công bố kết quả tốt nghiệp THPT (cập nhật)

Posted: 15 Jun 2013 07:36 AM PDT

1024×768

- Hà Nội, TP. HCM và một loạt tỉnh thành phố đã công bố
kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013. Trong khi một số địa phương có tỉ lệ tốt nghiệp
nhỉnh hơn đôi chút so với năm 2012, nhiều nơi lại có tỉ lệ giảm mạnh.

Sở GD -
ĐT TP. HCM cho biết: năm 2013, tỉ lệ
tốt nghiệp chung cả 2 hệ phổ thông và GDTX là 97,19%. Trong đó, khối THPT đạt tỉ
lệ 98,94%, khối GDTX là 85,91%, tỉ lệ này có tăng nhẹ so với năm trước. (Năm
2012, tỉ lệ tốt nghiệp hệ giáo dục THPT tại TP HCM là 98,18%, hệ giáo dục thường
xuyên là 80,25%).

Hệ phổ thông có 2 thủ khoa cùng đạt 58,5 điểm, hệ GDTX có 1 thủ
khoa đạt 57 điểm.  


công bố, điểm thi, tốt nghiệp 2013

Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung)

Tại Đắc Lắk, ông Nguyễn Hoa Nam Trưởng
Phòng Khảo Thí và Kiểm Định chất lượng Sở GD- ĐT Đăk Lắc cho biết tỉ lệ tốt
nghiệp khối THPT đạt 95,71%, trong đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp loai giỏi:
0,55% (115 học sinh), loại khá kha 8,24% (1700 em), còn lại là trung bình.


khối GDTX, tỉ lệ tốt nghiệp 55,15%; chỉ có 15 học sinh khối GDTX tốt nghiệp loại
khá (tỉ lệ 1,01%) không có thí sinh tốt nghiệp loại giỏi. So với năm trước tỉ lệ
này giảm 15,25%. Năm 2012 khối này có tỉ
lệ tốt nghiệp đạt 70,4%.

Ông
Nguyễn Hoa Nam cho rằng, khả năng tỉ lệ tốt nghiệp khối thí sinh GDTX của Đắk Lắk
thấp nhất cả nước là do truyền thống coi thi tại tỉnh này luôn luôn nghiêm túc,
đánh giá chất lượng của những học sinh, hơn nữa học sinh ở khối GDTX luôn có chất
lượng kém.

Trong
khi đó, ông
Đổng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh
cho biết

tỉ lệ tốt nghiệp h
THPT
đạt 94,1%
, hệ GDTX
đạt 45,95%
. Tỉnh có
hai thủ khoa cùng đạt 53,5 điểm
. Như vậy năm nay
khối GDTX  giảm 14% so với năm trước. Năm
2012 tỉ lệ tốt nghiêp tỉ lệ tốt nghiệp THPT đạt
95%; GDTX đạt khoảng 59%.

Ông Lập
cho rằng
kết quả điểm thi môn Địa lý năm nay của tỉnh khá
thấp: hệ THPT chỉ có khoảng 37% bài thi trên trung bình, hệ GDTX chưa tới 20%
bài thi trên trung bình
, kết quả
môn Địa lý khá thấp nên đã kéo kết quả chung xuống thấp hơn so với năm ngoái

Tỉnh Ninh Thuận có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT
đạt 98,43%; hệ GDTX  đạt 73,3%. So với
năm trước khối GDTX của Ninh Thuận giảm gần 20%. Năm 2012 tỉ lệ tốt nghiệp khối
THPT
đạt tỉ lệ
99,56%
, khối giáo dục thường
xuyên đạt tỉ lệ 88,81% thí sinh đỗ tốt nghiệp.

Có 5 trường THPT (Lê Quý Đôn,
Ninh Hải, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng và THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận) có tỉ
lệ học sinh đỗ 100%.

Sở GD-
ĐT tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu cho biết tốt
nghiệp của tỉnh này đạt tỉ lệ 99,25%, có 10.667 đỗ tốt nghiệp trong tổng số
10.757 thí sinh dự thi. Ở khối GDTX có 1.111 thí sinh dự thi, đỗ tốt nghiệp 993
thí sinh, đạt tỉ lệ 89,37%. Thủ khoa của khối THPT đạt 58 điểm, thủ khoa khối
GDTX đạt 52,5 điểm.

Đến thời
điểm hiện tại ông Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Sở GD- ĐT Bình Phước cho biết, hiện tại đã có kết quả nhưng theo kế hoạch của
Bộ, tỉnh chưa công bố kết quả tốt nghiệp.

Bắc Giang: Tỉ lệ hệ THPT
đạt 96,62% (giảm gần 3%), hệ bổ túc THPT đạt 87,81% (giảm hơn 10% so với năm
2013).

Bắc Kạn: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 98,7% (giảm 1%); hệ bổ túc THPT đạt 65,6% (giảm gần 30%).

Điện Biên: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 94,19% (giảm 3%); hệ bổ túc THPT đạt 63,47% (giảm hơn 20%).

Hải Dương: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,18% (giảm chút ít so với năm 2013); hệ bổ túc THPT đạt 97,16 (giảm
gần 2%)

Quảng Bình: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,05%; hệ bổ túc THPT đạt 75,49% (giả gần 20%).

Thanh Hóa: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 99,42%; hệ bổ túc THPT đạt 88,33%.

Tuyên Quang: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp
THPT đạt 94,84%; hệ bổ túc THPT đạt 92% (năm ngoái hệ bổ túc đạt 100%).

Hòa Bình: Cũng đã hoàn tất công
tác chấm thi tốt nghiệp THPT năm 2013 và đang tiến hành công tác kiểm dò. Lãnh
đạo sở GD-ĐT tỉnh này cho biết, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của toàn tỉnh đạt khoảng
trên 90%.

Tại Nghệ An, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 95,9%
của cả hai hệ giáo dục THPT và GDTX. Con số này tăng hơn 1% so với năm
2011-2012.

Tỉ lệ đỗ
tốt nghiệp THPT của Hà Nội đạt
97,12%. So với năm 2012, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp ở cả hai hệ đều thấp hơn. Năm trước,
tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT của Hà Nội là 98,24%, bổ túc THPT là 92,48%.

Tại tỉnh Đồng
Tháp
, ông Hồ Văn Thống, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh tỉ lệ đỗ tốt
nghiệp năm nay là 99,67%, con số này cũng tương đương năm 2012. Năm 2012, tỉ lệ
đỗ tốt nghiệp của Đồng Tháp là 97%. Năm 2012, tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của Đồng Tháp
là 97%.

Tại Quảng Trị, ông trưởng phòng khảo thí tỉnh
Trần Văn Quốc cũng thông tin, tỉ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh là 83,2%, trong đó
THPT đạt 95,6%, còn GDTX  là 70,75%.  Năm 2012 tỉ lệ tốt nghiệp của Quảng Trị là
98,67% ở  hệ THPT, hệ GDTX cũng đạt
94,91%.

Sở GD-ĐT tỉnh Bến Tre cho biết, tỷ lệ tốt nghiệp năm 2013 khối THPT đạt 99,05% (tăng hơn năm ngoái 0,93%). Trong đó có 705 TS tốt nghiệp loại giỏi, đạt 6,73%, 2.270 TS loại khá (21,68%). Khối GDTX đạt tỷ lệ 83,46% (tăng hơn 10% so với năm 2012). Trong đó có 6 TS tốt nghiệp loại giỏi, đạt 0,57%, 37 TS loại khá, đạt 3,55%.

Có 5 trường THPT tại tỉnh Bến Tre có tỷ lệ tốt nghiệp đạt 100% gồm: Trường THPT Lê Hoàng Chiểu, Trường THPT Lê Quý Đôn (cùng trên huyện Bình Đại), Trường THPT Phan Thanh Giản (huyện Ba Tri), Trường THPT Trần Tường Sinh (huyện Thạnh Phú) và Trường THPT Chuyên Bến Tre. Thủ khoa tốt nghiệp năm nay của tỉnh đạt 57 điểm.

1024×768

Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định cho biết, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 99,37% ( năm
2012 tỉnh Bình Định đạt 99,6 %)

Toàn tỉnh có 20 trường
có tỉ lệ đậu tốt nghiệp đạt 100%, gồm: Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Quốc học
Quy Nhơn, Trưng Vương, Dân tộc nội trú tỉnh, Hùng Vương, An Nhơn 1, Tuy Phước
1, Võ Lai, Phù Cát 1, Phù Mỹ 1, Tăng Bạt Hổ, Nguyễn Trân, Nguyễn Du, Lý Tự Trọng,
Hoài Ân, Nguyễn Hồng Đạo, Trần Cao Vân, Xuân Diệu, Ngô Mây và Chu Văn An.

Hai thủ khoa có cùng số điểm là
57,5
; Hai á khoa của kỳ thi năm nay đều
là học sinh Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn Bình Định với cùng số điểm 57.

Ông Lê
Văn Hòa, trưởng phòng Khảo thí Sở GD-ĐT Khánh Hòa, cho biết tỉ đậu tốt nghiệp
THPT năm nay là 98,22% trong đó khối THPT đạt tỉ lệ 99,4%, trong đó có 1,12% đạt
loại giỏi, 9,74 thí sinh đạt loại khá, thủ khoa của khối này đạt 57,5 điểm; Ở
khối GDTXđạt tỷ lệ 85,92%, trong đó
0,1% thí sinh đạt loại giỏi, 3,2% thí sinh đạt loại khá, hai thí sinh thủ khoa
khối GDTX cùng được 53 điểm.

Tiếp tục cập nhật…

  • Lê Huyền – Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127373/20-tinh--thanh-cong-bo-ket-qua-tot-nghiep-thpt--cap-nhat-.html

PGS Văn Như Cương: Không được dồn học sinh vào “chân tường”

Posted: 15 Jun 2013 07:36 AM PDT

(GDTĐ) – Từ trước tới nay, với những học sinh chưa chăm, chưa ngoan, giáo viên đã có những hình thức nhắc nhở, kỷ luật khác nhau. Tuy nhiên, nhắc nhở, kỷ luật làm sao để học sinh chăm ngoan hơn, tiến bộ hơn thì với nhiều thầy cô vẫn không phải là điều dễ thực hiện… Trò chuyện với GDTĐ, PGS Văn Như Cương đã tiết lộ những bí quyết trong việc giáo dục đối tượng học sinh này.

Theo PGS, có nên áp dụng các hình thức kỷ luật đối với học sinh hay không?


PGS Văn Như Cương
 

- Trước hết, tôi muốn nói rằng, kỷ luật cũng là một trong những biện pháp để giáo dục. Tôi theo dõi ý kiến của một số nhà giáo dục học "đổi mới", "cấp tiến" thì thấy có luận điểm (được phổ biến ở phương Tây và ở Việt Nam hiện cũng có rất nhiều người cổ súy). Đó là: "Học sinh luôn luôn đúng".  Tôi không biết tôi có phải là người "bảo thủ" hay không, nhưng tôi nghĩ nếu "học sinh luôn luôn đúng" thì không cần phải giáo dục gì nữa. Những đứa trẻ với suy nghĩ còn non nớt thì không thể luôn luôn đúng.

Học sinh hiện nay chịu ảnh hưởng, tác động từ nhiều yếu tố xung quanh  đến nhận thức. Cho nên, trong nhà trường cần phải có những biện pháp giáo dục, cần phải có sự uốn nắn. Có một số người nghe tới từ "uốn nắn" đã bật lại ngay: Tại sao phải "uốn nắn"? Học sinh cần được phát triển tự nhiên, tại sao người lớn lại cứ muốn "uốn nắn"? Quan điểm của tôi là "trồng người", không phải trồng một cái cây theo kiểu bonsai, gò ép kiểu bonsai là muốn ép thế nào cũng được theo ý người "trồng cây" nhưng không phải để một đứa trẻ từ bé đến lớn muốn phát triển thế nào thì tùy mà người lớn (thầy cô giáo, bố mẹ…) phải có định hướng cho đứa trẻ tìm được phương hướng phát triển đúng đắn của mình. Trong việc định hướng ấy ta cần khen thưởng những điểm tốt, sự tiến bộ, và cũng phải có một hình thức giáo dục tạm gọi là "kỷ luật" (khi mắc lỗi là phải có "kỷ luật"). Con người mới sinh ra được tiếp xúc với gia đình, với xã hội, bao giờ cũng có sự lệch lạc nhất định do trong hoàn cảnh gia đình hay trong hoàn cảnh xã hội… tác động; bởi vậy, nhiệm vụ lớn của nhà trường trong giáo dục là phải định hướng học sinh để những đứa trẻ đi vào con đường phát triển đúng. Kỷ luật là một hình thức để giáo dục, còn khi mà người ta nói đến "kỷ luật tích cực" là khi cần kỷ luật thì phải hướng tới làm cho con người ta phấn đấu tiến bộ hơn.

Giáo viên nên áp dụng hình thức kỷ luật như thế nào để học sinh không cảm thấy "bế tắc", thưa PGS?

- Những hình thức kỷ luật trong giáo dục chủ yếu áp dụng khi học sinh đi học muộn thường xuyên, lười học thường xuyên, không làm bài tập, đánh nhau với bạn… Tuy nhiên, tôi tán thành ý nghĩa của kỷ luật tích cực. Ví dụ, không phải hễ học sinh vi phạm quy định gì đó trong nhà trường là đuổi học ngay. Không thể vì một lý do gì đó để kỷ luật học sinh đến mức gây sốc. Với những học sinh bị kỷ luật đuổi học thì ai sẽ là người nhận tiếp trách nhiệm giáo dục học sinh đó một khi đã rời khỏi nhà trường? Tôi không tán thành những hình thức kỷ luật "dễ dàng" với học sinh như ở mức đuổi học mà không nghĩ đến hậu quả. Khi buộc lòng phải thực hiện một hình thức kỷ luật gì đó với học sinh thì phải nghĩ đến việc giáo dục được gì qua hình thức kỷ luật đó. Kỷ luật học sinh không thể "sắt đá" theo kiểu xử lý người vi phạm pháp luật trong xã hội.


Trách phạt học sinh là để học sinh rút kinh nghiệm, chứ không phải để dồn các em vào chân tường
 

Ngày trước, bố mẹ, thầy cô khi trách phạt hay áp dụng các hình thức kỷ luật nghiêm khắc với con cái, học sinh thì dường như ít gặp phải những phản ứng tiêu cực ở trẻ như bây giờ. PGS lý giải thế nào về vấn đề này?

- Tôi nhớ ngày trước bố mẹ thế hệ tôi có thể mắng con khi lười học, bị điểm kém: "Mày học như thế à, ăn tốn cơm…", "mày học như thế à, cút đi đâu thì cút"… Ký ức về những lời trách mắng như thế cũng rất nặng nề, nhưng với học sinh thời tôi đi học thì nếu có "phản ứng" lại người lớn thường cũng chỉ dừng ở trong ý nghĩ thôi, ít thể hiện ra hành động. Nhưng thời buổi bây giờ khác, bố mẹ mà mắng: "Mày cút đi đâu thì cút" lập tức có những đứa trẻ "đi thẳng" luôn, đi bụi luôn, rồi bố mẹ lại phải đi tìm con về. Ngày trước, chúng tôi bị bố mẹ bảo "cút đi" cũng chẳng biết đi đâu, đến nhà bạn ở nhờ thì bố mẹ bạn cũng không cho phép. Bây giờ thì khác, có đứa trẻ bố mẹ đuổi là đi ngay ra hàng game, đi chơi tiếp luôn…

Như thế chứng tỏ những lời mắng nhiếc thời nay không "tích cực" nếu không nắm được tâm lý của con trẻ. Bố mẹ và thầy cô mắng trẻ em, nhưng nhiều khi không xét thấy thời buổi bây giờ sự phát triển tâm sinh lý của học sinh khác trước nhiều, chúng muốn tự khẳng định "cái tôi" của bản thân mình hơn trước. Trong khi ngày trước do lễ giáo phong kiến vẫn còn ảnh hưởng ít nhiều trong vấn đề giáo dục ở gia đình và nhà trường; bố mẹ, thầy cô nói gì thì đứa trẻ cũng phải nghe, bảo làm gì không thích cũng phải làm. Bây giờ thì trình độ dân chủ, điều kiện kinh tế xã hội đã khác, trẻ con được học hỏi, xem nhiều, đọc nhiều, biết nhiều. Chúng hiểu rằng không phải bố mẹ, thầy cô nói gì cũng đúng. Do đó, trẻ thấy rằng chúng có quyền "phản biện", nghĩ rằng chúng có "quyền" làm theo điều mà chúng cho rằng như thế mới đúng.

Trong trường học bây giơ, chuyện giáo viên dùng hình phạt như đánh đập học sinh thì ít thôi. Nhưng chuyện thầy cô giáo nói năng với học sinh kiểu "bạo lực" tinh thần thì khá phổ biến. Cô giáo có đánh đập gì đâu mà một em học sinh sau khi bị cô giáo nói vài câu đã từ lớp học trên tầng cao đi ra ngoài nhảy xuống sân trường tự tử. Thậm chí có học sinh chưa bị mắng hay kỷ luật gì, nhưng chỉ bị nghi "tắt mắt" mấy trăm nghìn đồng quỹ lớp thôi, nhưng tự ái cũng tìm đến cái chết. Hay một gia đình quá kỳ vọng con mình học tốt, thi đại học chắc chắn đỗ, đến khi báo điểm trượt thì đứa trẻ đó có thể sốc vì đứa khác học kém hơn mà lại đỗ, đứa trẻ đó vì thế mà tự tử luôn (!).

Bên cạnh việc xem xét những em học sinh đó quá "nhạy cảm", nhận thức chưa tốt, thì thầy cô, bố mẹ học sinh và cả hệ thống giáo dục cần phải thấy rằng những sai lầm của người lớn có thể dẫn đến hậu quả không thể sửa chữa. Người lớn phải hiểu rằng không chỉ đánh đập, roi vọt mới gây tổn thương nghiêm trọng đến những đứa trẻ, mà có khi chính những lời nói không đúng lúc, đúng chỗ, không phù hợp với tâm sinh lý của đứa trẻ lại tác động rất mạnh đến tâm lý và phản ứng của trẻ em. Có thể cùng một lời trách mắng với nhiều trẻ em khác thì không đến nỗi gây hậu quả, nhưng với một số trẻ em quá "nhạy cảm", tự ái cao thì lập tức có thể người lớn "nhận" ngay phản ứng tiêu cực từ đứa trẻ.

Vậy, người làm thầy phải có thái độ và lời nói như thế nào thì mới hạn chế được những "cú sốc" tâm lý nguy hiểm như thế, thưa PGS?

- Bình thường vào lớp thầy cô có thể nói: "Bây giờ các em (hay các con) mở giấy, vở ra làm bài". Nhưng có một lúc nào đó thầy hay cô tâm trạng đang cáu, bực tức có thể lên giọng: "Các anh các chị bắt đầu học bài cho tôi nhờ" là học sinh trong lớp có thể căng thẳng, thậm chí lo sợ. Vì vậy, đã là thầy cô giáo thì về mặt tâm lý học, giáo dục học, chính thầy cô phải được rèn luyện rất kỹ lưỡng từ trong các trường sư phạm để có khả năng đối ứng với các tình huống trên lớp học, hay có khả năng kiềm chế tốt. Chứ là thầy mà cứ "ngang bằng sổ thẳng" với học sinh thì có nhiều tình huống không phù hợp. Ngay việc học sinh có khuyết điểm thì thầy cô gọi lên gặp như thế nào, hay nghiêm trọng hơn thì mời phụ huynh đến như thế nào cũng phải cân nhắc để hành xử sao cho phù hợp tâm lý của học sinh. Trách phạt học sinh là để học sinh rút kinh nghiệm cố gắng tiến bộ, chứ không phải để học sinh cảm thấy bị xúc phạm, bị dồn vào chân tường.

An Nhiên (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/pgs-van-nhu-cuong-khong-duoc-don-hoc-sinh-vao-chan-tuong-1970029/

TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp THPT

Posted: 15 Jun 2013 07:36 AM PDT

* Hệ THPT đỗ 98,94%. Hai thủ khoa đạt 4 điểm 10 trong 6 môn thi

(TNO) Chiều nay 15.6, Sở GD-ĐT TP.HCM đã công bố kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Tra cứu nhanh điểm thi tốt nghiệp THPT trên Thanh Niên Online
 Điểm thi tốt nghiệp TP.HCM, Ninh Thuận, Tây Ninh…

Theo ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, tỷ lệ tốt nghiệp TP.HCM năm 2013 là 97,19%, trong đó hệ THPT là 98,94%, hệ GDTX là 85,91%.

TP.HCM có 2 thủ khoa đạt 58,5 điểm, đó là thí sinh Nguyễn Thu Hà, học sinh Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến và Trương Trọng Tín, học sinh Trường PT Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM). Cả hai thủ khoa đều đạt 4 điểm 10 trong 6 môn thi.

Trong đó, Trọng Tín đạt số điểm lần lượt là: Văn: 9; Hóa: 10; Địa: 9,5; Sinh:10; Toán: 10;  Ngoại ngữ: 10.

Còn số điểm của Thu Hà lần lượt là: 9 – 10 – 10 – 9.5 – 10 – 10.

Thủ khoa hệ GDTX là thí sinh Nguyễn Văn Hoàng Long, đạt 57 điểm, là học sinh Trung tâm GDTX quận 12.

Những trường có số học sinh giỏi cao nhất, trên 30% là Trường THPT dân lập Nguyễn Khuyến, THPT Nguyễn Thượng Hiền.  

Từ khi biết kết quả chính thức, thí sinh có nhu cầu phúc khảo bài thi, nộp hồ sơ đến ngày 21.6. Sau khoảng 7 – 10 ngày sẽ có kết quả phúc khảo.

Từ ngày mai, các trường tại TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho học sinh.


Phụ huynh và học sinh xem điểm thi tại Trường Marie Curie (TP.HCM) chiều 15.6
- Ảnh: Đào Ngọc Thạch

* Cũng trong chiều nay 15.6, Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của tỉnh năm nay là 99,4%; hệ GDTX là 85,92%.

Hệ THPT, có 7 trường có tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 100% là: THPT Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lý Tự Trọng, THPT Ngô Gia Tự, THPT Nguyễn Trãi, THPT Phan Bội Châu, THPT Trần Bình Trọng, THPT chuyên Lê Quý Đôn.

Hệ GDTX, Trung tâm GDTX huyện Khánh Sơn có tỉ lệ đỗ tốt nghiệp 100% (31/31 học sinh).

Ông Phan Văn Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa cho biết: Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp năm nay thấp hơn so với năm học trước. Năm 2012, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hệ THPT của tỉnh là 99,56%, hệ GDTX là 90,57%.

Được biết, thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay là một học sinh của trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đạt 57,5 điểm.

* Chiều 15.6, Sở GD-ĐT Ninh Thuận công bố kết quả kỳ thi tốt nghiệp năm 2012-2013. Theo đó, tỉ lệ học sinh hệ giáo dục THPT đạt 98,43%; tỉ lệ hệ GDTX là 73,30%.

Thủ khoa thuộc về thí sinh Thân Thị Thu Hằng, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, đạt 55,5 điểm.
Có 5 trường THPT (Lê Quý Đôn, Ninh Hải, Trường Chinh, Tôn Đức Thắng và THPT Dân tộc nội trú Ninh Thuận) có tỉ lệ học sinh đỗ 100%. 

Thanh Niên Online

Kết quả tốt nghiệp THPT ở TP.HCM có thể tương đương năm ngoái
11 tỉnh, thành báo cáo kết quả thi tốt nghiệp THPT
Thủ khoa Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 58 điểm
Tỉnh đầu tiên công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT
Hà Nội: Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT 97,12%
Nghệ An công bố kết quả thi tốt nghiệp

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130615/truc-tuyen-tp-hcm-cong-bo-diem-thi-tot-nghiep-thpt.aspx

Nhiều hot girl tốt nghiệp trung bình

Posted: 15 Jun 2013 06:36 AM PDT

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

- Nhiều hot girl Hà thành không giấu được
nỗi buồn khi nhận kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013.

Sở
hữu gương mặt xinh đẹp và chiều cao lí tưởng, Huyền My được biết đến khi giành
giải thưởng siêu mẫu ăn ảnh tại cuộc thi Siêu mẫu châu Á 2011. Cô bạn sinh năm
1995 này hiện là học sinh lớp 12 Trường THPT Hồ Tùng Mậu (Hà Nội).

hot girl, tốt nghiệp, trung bình, đáp án, điểm thi
Huyền My (Ảnh: VTC)

Dẫu
khá tự tin trước kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng điểm số của Huyền My lại không
được như cô bạn mong đợi. Huyền My chỉ đạt 35 điểm cho cả 6 môn thi tốt nghiệp.

Khả
quan hơn nhiều so với Huyền My, song Hà Đan một hotgirl khác được biết đến qua
các seri phim Cảnh sát hình sự với gương mặt xinh như Bạch Tuyết hiện đang học
lớp 12 Trường THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng chỉ đạt kết quả xếp loại
tốt nghiệp trung bình dù tổng điểm khá cao: 47,5 điểm.

hot girl, tốt nghiệp, trung bình, đáp án, điểm thi
Hà Đan (Ảnh: Ione.net)


bạn khá buồn khi điểm môn Địa lí của mình chỉ đạt 4 điểm.  Điểm số cụ thể của Hà Đan ở 6 môn thi là Văn:
8 điểm, Hóa: 10 điểm, Toán: 9,5 điểm, tiếng Anh: 9 điểm, Sinh: 7 điểm, Địa lí:
4 điểm.

Những
bức ảnh chụp trong lễ khai giảng năm học 2012-2013 của Nguyễn Trâm Anh, học
sinh lớp 12D3 Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) với khuôn mặt thiên thần,
làn da trắng không tì vết đã gây nên cơ sốt cho cộng đồng mạng.

hot girl, tốt nghiệp, trung bình, đáp án, điểm thi
Trâm Anh (Ảnh: VTC)

Với tổng điểm 45,5 nhưng Trâm Anh vẫn xếp loại tốt nghiệp trung bình vì môn Địa
lí chỉ đạt 5 điểm. Điểm số cụ thể ở từng môn của Trâm Anh lần lượt là: Văn: 6,5
điểm, Hóa: 7,5 điểm, Địa lí: 5 điểm, Sinh: 8 điểm, Toán: 9,5 điểm, Tiếng Anh: 9
điểm.

Linh lo lắng không biết điểm Toán, Văn và tiếng Anh – các môn thi đại học của mình được điểm bao nhiêu. Môn Sinh và Địa ngay từ đầu bạn ấy đã xác định được điểm kém rồi nên chỉ chờ các thầy cô chấm bài "nới tay" một chút.

Tương tự, cô bạn lớp 12 Trường THPT Việt Đức (Hoàn Kiếm, Hà Nội) Linh Kiu cũng chỉ đạt  42 điểm, cụ thể: Văn: 7.5, Hóa: 8.5, Địa: 5, Sinh: 3.5, Toán: 9, Anh: 8.5).

Kết quả, các môn trong khối thi đại học của Linh đều khá ổn nhưng riêng môn Sinh học bị điểm trung bình. Dẫu vậy, Linh không lấy làm buồn vì xác định khả năng chỉ đến vậy. Mục tiêu sắp tới của Linh là thi đỗ Học viện Báo chí – Tuyên truyền.

hot girl, tốt nghiệp, trung bình, đáp án, điểm thi
Linh Kiu. (Ảnh: Văn Chung)

  • Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127372/nhieu-hot-girl-tot-nghiep-trung-binh.html

Lớp học của lòng thiện

Posted: 15 Jun 2013 06:36 AM PDT

(GDTĐ) – Hình thành từ năm 1993 đến nay, lớp học tình thương của Trung tâm giáo dục thường xuyên quận Thanh Xuân đã trở thành ngôi nhà thứ hai của hàng chục học sinh khuyết tật. Ở đây, các em được học chữ, học kỹ năng sống, được hòa nhập vui chơi. Với sự tận tâm  dạy bảo của cô giáo các em không còn là những chiếc gánh quá nặng của gia đình và xã hội.

v
Uốn nắn từng nét chữ đơn giản nhất. Ảnh: Văn Lê

Lớp học của tình thương

Năm 1993 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự ra đời của lớp học tình thương với 16 em học sinh vừa thiểu năng trí tuệ vừa bị ảnh hưởng chất độc màu da cam với sự quan tâm của phường Kim Giang và Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em Quận Đống Đa. Từ năm 1996 đến nay với sự giúp đỡ của UBND quận Thanh Xuân, Ủy ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em quận, phường Kim Giang, phòng Lao động Thương binh Xã hội đặc biệt là Trung tâm GDTX Thanh Xuân lớp học vẫn được duy trì và phát triển.

20 năm trải qua biết bao thăng trầm, khó khăn thử thách (từ địa điểm lớp để học sinh học tập đến đến kinh phí tồn tại lớp), lớp học đã là nơi gắn bó và dạy dỗ cho gần 40 học sinh. Bà Chu Liên Hương – Giám đốc TTGDTX Thanh Xuân cho biết, các em học sinh khuyết tật đến lớp đều không biết chữ, không có ý thức tự phục vụ bản thân nhưng trải qua thời gian được cô giáo dạy bảo giúp đỡ các em đã có thể đọc chữ, làm những phép toán đơn giản, có thể tự vệ sinh cá nhân, nhiều em còn giúp đỡ được bố mẹ công việc nhà. Đặc biệt, 8 em đã có thể hòa nhập cộng đồng, tự đi làm tự nuôi sống bản thân, có em vừa có nghề nghiệp ổn định và đã lập gia đình…

Tuy nhiên, để lớp học tồn tại trong thời gian tới thì trung tâm và cả giáo viên chủ nhiệm lớp phải đối diện với nhiều thách thức.

Trước hết, vì lớp học mang tính chất nhân đạo, không thu bất kỳ một khoản đóng góp nào của học sinh trong khi đó sách bút, đồ dùng học tập, cơ sở vật chất cho lớp… vẫn phải trang bị mà trung tâm lại không được cấp ngân sách hoạt động lớp học. Để duy trì lớp, ban giám đốc trung tâm đã phải vận động, kêu gọi tài trợ kinh phí từ các dự án. Tuy nhiên, các dự án ít khi mang tính bền vững vì vậy khi dự án kết thúc cũng là lúc ngân sách hoạt động cho lớp bị cắt. 

Mặt khác, như trăn trở của bà Chu Liên Hương thì 20 học sinh trong lớp là 20 số phận, hoàn cảnh vô cùng đáng thương. Bản thân các em là những người khuyết tật về trí não nên không điều hành được hành vi, khả năng tự phục vụ, lao động kiếm sống khó khăn. Cùng đó gia đình các em đa số đều nghèo hoặc có hoàn cảnh éo le như bố mẹ ly hôn, bố mất… Vì vậy, nếu chỉ dạy học, dạy kỹ năng sống cho học sinh khuyết tật không thôi thì chưa đủ. Khi các em không còn chỗ bấu víu từ gia đình người thân các em biết nương nhờ vào đâu. Trung tâm đã và đang tiếp tục nghiên cứu những ngành nghề đơn giản, phù hợp dạy cho học sinh, làm sao để khi trở về nhà và ra ngoài xã hội các em có thể tự kiếm sống hoặc phụ giúp gia đình.


Tình thương với học trò đã giúp cô Phượng kiên trì bám lớp 12 năm qua

Dạy học cho trẻ khuyết tật

Nhắc tới lớp học tình thương của TTGDTX Thanh Xuân có lẽ không thể không nhắc tới cô giáo Nguyễn Ngọc Phượng người đã gắn bó 12 năm liền với những học sinh khuyết tật. Cô đã trở thành người mẹ, người chị cùng đồng hành và ở bên những học sinh đáng thương ngay cả khi không có một chế độ đãi ngộ nào hoặc chỉ được nhận được số tiền bồi dưỡng ít ỏi. Chỉ có tình yêu thương mãnh liệt đối với học sinh khuyết tật, sự kiên nhẫn tận tâm… mới có thể giúp cô Phượng trụ vững và bám lớp đến tận hôm nay.

Năm 2002, cô giáo trẻ vừa tốt nghiệp ĐH Sư phạm Thái Nguyên ngành Văn tốt nghiệp ra trường và xuống Hà Nội tìm việc làm. Trong những lần đi chợ tại nơi mình ở trọ, cô Phượng nhìn thấy một số trẻ kém may mắn rất đáng thương hàng ngày rủ nhau đi đâu đó. Theo chân các em, Phượng biết được các em đến lớp học nhỏ dành cho học sinh khuyết tật của phường.

Tâm nguyện được giúp đỡ những học sinh bất hạnh bỗng bật lên trong đầu. Phượng mạnh dạn trực tiếp đến gặp đơn vị phụ trách lớp để xin dạy học.

Những ngày đầu nhận lớp, mặc dù đã quyết tâm song khó khăn vượt xa những dự trù trong đầu. 20 học sinh trong một lớp học của cô Phượng thì có thể chia ra tới 4 nhóm bệnh của người khuyết tật (Nhóm chất độc màu da cam; Nhóm tự kỷ; Nhóm bại não; Nhóm thiểu năng trí tuệ). Có học trò năm nay đã gần 40 tuổi, nhiều tuổi hơn cả tuổi cô giáo, có học trò bằng tuổi cô, có học trò bằng tuổi em. Có học trò cả ngày không nói câu nào, có học trò khóc cười bất chợt, có học trò chẳng biết giới tính của mình là nam hay nữ…

Với những đối tượng học sinh đặc biệt này, cô Phượng phải mất vài tháng để tiếp cận, làm quen và nắm bắt đặc điểm, tâm tính từ đó tìm ra cách giảng dạy phù hợp cho từng nhóm học sinh, từng học sinh.

Thế nhưng không phải cứ nhận diện được đặc điểm của học sinh, chia nhóm để giảng dạy đã là ổn định được lớp. "Dạy học sinh khuyết tật vô cùng vất vả. Cô dạy xuôi thì trò học ngược. Chỉ một chữ số, một phép tính cộng hoặc trừ đơn giản nhất như 1+ 1 = 2 có khi cô trò cũng phải "vận lộn" cả tuần để dạy và học". Với những học sinh tự kỷ, cô hỏi 10 câu thì may ra trò trả lời một câu. Luyện viết được một chữ a, b…. đúng dòng, rõ chữ, không viết ngược, có khi giáo viên phải mất vài buổi để cầm tay, hướng dẫn. Nhưng đấy là những lúc trò còn muốn học, chứ những lúc chán học rồi thì cô có nịnh đến thế nào thì trò vẫn ngồi chơi, ngắm bàn ghế, cô giáo các bạn.

Mỗi buổi học của cô Phượng trên lớp bao giờ cũng dành một khoảng thời gian không nhỏ để cùng trò ôn lại kiến thức văn hóa cũ của ngày hôm qua, hôm kia và trước đó. Với học sinh bình thường giáo viên dạy 10 phần học sinh có thể tiếp thu tới 9 phần, thậm chí là 100%. Nhưng với học sinh khuyết tật, cô dạy 10 học trò chỉ tiếp thu được 1-2 phần cũng đã là thành công.

Trên lớp học, cô trò không chỉ dạy nhau kiến thức văn hóa mà cô giáo còn như người mẹ, người chị rèn luyện cho các em từng chút một những kỹ năng sống cơ bản như chải đầu, đánh răng rửa mặt, giữ gìn vệ sinh cá nhân, cách ngồi học sao cho đúng tư thế… 

Cô Phượng nói rằng, đôi khi cũng cảm thấy buồn và nản vì muốn truyền đạt cho các em kiến thức mà không thể theo ý mình. Tuy nhiên, sau những phút bình tâm cô lại nhủ mình phải kiên trì hơn nữa với những học sinh đáng thương này. Áp dụng biện pháp giáo dục này chưa hiệu quả phải chuyển sang biện pháp khác, làm sao để các em có thể tiếp cận và hiểu bài một cách tốt nhất.

Cô Phượng cho biết, sau 12 năm kiên trì bám lớp đến nay hầu hết  học sinh của cô đều gắn bó với lớp ngần ấy năm. Mặc dù là những học sinh khuyết tật về trí não, đến lớp để có môi trường hòa nhập song các em đi học khá chăm chỉ. Nhiều học sinh đã có sự chuyển biến đáng kể về mặt giao tiếp. Các em đã có thể nhớ đường đến lớp mà không cần bố mẹ đưa đón…

Được làm việc thiện là điều hạnh phúc

Hỏi: "Đã khi nào cảm thấy quá mệt mỏi và chán nản đến muốn bỏ dạy không?" Không suy nghĩ nhiều, cô Phượng nói: Khó khăn phải đối diện khi giảng dạy cho những đối tượng học sinh đặc biệt là có. Những có hội được giảng dạy cho các học sinh bình thường ở những ngôi trường khác đến với mình cũng đã nhiều. Tuy nhiên, cứ nghĩ tới những số phận thiếu may mắn trong cuộc đời, những ánh mắt trao gửi niềm tin của các gia đình có con em ở lớp học tình thương này như đã níu kéo bước chân của cô. Cô luôn đặt ra cho mình câu hỏi, liệu các em sẽ ra sao nếu mình không đứng lớp?. Gia đình các em sẽ khó khăn chừng nào nếu không có được một chỗ gửi gắm những đứa con khờ dại hàng ngày? Cô Phượng cũng nói rằng, được làm việc thiện, để có ích cho ai đó, có ích cho cuộc đời này cũng là điều hạnh phúc. Khi nào lớp học còn tồn tại, còn chỉ một học trò thì cô vẫn sẽ đến lớp.

Sông La

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201306/lop-hoc-cua-long-thien-1970037/

Nhật sẽ bỏ thi tuyển vào đại học

Posted: 15 Jun 2013 06:36 AM PDT

Những thành tích đào tạo nhân tài của Nhật khiến nhiều quốc gia ngưỡng mộ. Năm nay, tạp chí Times Higher Education (Anh) lại xếp Đại học Tokyo (Nhật) vào vị trí quán quân trong danh sách các trường đại học hàng đầu châu Á. Cách đây vài tháng, cái tên Shinya Yamanaka cũng được xướng lên trong lễ trao giải Nobel y học.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày một cao về trình độ nhân lực trong một xã hội toàn cầu hóa, Tokyo đang nỗ lực cải cách giáo dục bậc đại học theo những tư tưởng canh tân giáo dục từ thời Minh Trị.

"Học để làm gì?"

Đó là câu hỏi nhức nhối hiện nay tại Nhật. Câu trả lời thực tế: có bằng cử nhân để xin việc làm tại các công ty, tập đoàn. Nhìn quanh, những người thành đạt trong xã hội Nhật đa số đều bước lên từ nấc thang đại học: từ Thủ tướng Abe tốt nghiệp Đại học Seikei danh giá đến cựu chủ tịch Hãng Toyota Toyoda Shoichiro tốt nghiệp Đại học Nagoya… Trong xã hội công nghiệp cạnh tranh như Nhật, "mảnh bằng" như giấy thông hành vào đời.

Bởi thế, khi tờ Japan Times ngày 7-6 đưa tin Bộ Giáo dục Nhật lên kế hoạch bỏ kỳ thi tuyển vào đại học trong năm năm tới, dư luận nước này không khỏi sửng sốt. Hình ảnh sĩ tử đổ xô đến các đền, chùa cầu nguyện trước ngày thi đại học đã quá quen thuộc với người dân Nhật mỗi năm khi tháng 1 về. "Phải đậu" trở thành một hi vọng và áp lực đối với cả phụ huynh lẫn học sinh. Với năm môn thi căng thẳng diễn ra trong hai ngày, cả xã hội "chìm vào im lặng" dõi theo các sĩ tử. Sau kỳ thi đại học, kết quả cuộc thi này sẽ được các đại học Nhật dùng làm "điểm sàn" để chọn thí sinh tham gia vòng thi riêng của từng trường diễn ra vào tháng 2 và 3. Hai "cửa ải" này khiến thí sinh mệt mỏi. Nay chính phủ cho biết sẽ tổ chức các vòng thi ngay từ bậc trung học phổ thông. Các đợt "kiểm tra thành tích" này diễn ra với tần suất 2-3 lần/năm. Học sinh chọn kết quả cao nhất trong các đợt thi để nộp nguyện vọng vào đại học.

Một nền giáo dục đại học không vì thương mại, tiêu chí đánh giá năng lực không bó hẹp trên thang đo tốt nghiệp từ các đại học danh giá… đang là điều mà những nhà hoạch định giáo dục Nhật hướng đến nhằm thay đổi quan niệm xã hội lâu nay. Trả lời câu hỏi "học làm gì?", Okuma Shigenobu (1838-1922) – chính khách, nhà giáo dục nổi bật thời Minh Trị – cách đây 130 năm đã đưa ra ba định hướng cho giáo dục: "Phải tạo ra môi trường học thuật độc lập, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, đào tạo ra thế hệ nhân tài làm rường cột cho quốc gia". Tuy nhiên, "tư tưởng" ấy nay mai một dần trở thành lựa chọn duy nhất: có bằng để được tuyển dụng.

Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/553967/nhat-se-bo-thi-tuyen-vao-dai-hoc.html

Tắm sông, 2 học sinh chết đuối

Posted: 15 Jun 2013 01:35 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm), các mảng:
gia đình
- công nghệ - game - giải trí
, xã hội.


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/tam-song-2-hoc-sinh-chet-duoi-743262.htm

Comments