Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học hè qua… du lịch

Posted: 14 Jun 2013 08:32 AM PDT

(GDTĐ) – Hè về, học sinh, sinh viên có nhiều thời gian rảnh rỗi để cùng gia đình đi tham quan, du lịch những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh khắp đất nước. Đây cũng là cách thay đổi không khí đối với các em sau những tháng ngày học tập, thi cử căng thẳng. Mặt khác, tham quan, du lịch cũng là một cách học nhẹ nhàng, hữu ích cho các em nhằm nâng cao tầm hiểu biết và bồi đắp tình cảm yêu thiên nhiên, đất nước và truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của dân tộc Việt Nam.


Tham quan, du lịch cũng là một cách học nhẹ nhàng đối với HS

Tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, có thể tổ chức những chuyến tham quan du lịch nhiều ngày đến những vùng đất xa xôi. Tuy vậy, do quĩ thời gian hạn chế, không ít gia đình đã chọn phương án đi tham quan du lịch ngay chính địa phương mình, thành phố mình vì có không ít những địa chỉ hấp dẫn mà các em học sinh chưa biết đến hoặc chưa hiểu tường tận về ý nghĩa lịch sử, văn hóa của chúng.

Chẳng hạn, mỗi học sinh Hà Nội cần hiểu tường tận để từ đó biết yêu quí, tự hào về những di tích lịch sử của Thủ đô như Tháp Rùa, Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc tử Giám, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chùa Một Cột, Bảo tàng Lịch sử, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam…

Một thực tế rất đáng phải suy nghĩ là không ít gia đình trong những ngày nghỉ – nhất là trong dịp nghỉ hè chỉ chú ý cho các em học sinh đi chơi ở các siêu thị mua bán, nhà hát hoặc ăn uống ở những nhà hàng mà ít đưa các cháu đến tham quan những di tích lịch sử của địa phương.

Đây là điều đáng buồn vì sự hiểu biết về văn hóa, danh thắng và những di tích lịch sử địa phương mình của nhiều học sinh quá ít. Có lần, tôi đã thử hỏi một em học sinh khoảng 12 tuổi về sự tích Hồ Gươm khi dạo chơi cùng bạn ven hồ thì em lúng túng không trả lời được! Vì vậy, trách nhiệm của các bậc ông bà, cha mẹ, trách nhiệm của nhà trường và toàn xã hội là phải giúp học sinh biết suy tư trăn trở, biết quí trọng, tự hào những di sản văn hóa, di tích lịch sử mà ông cha ta từ ngàn năm xưa đã để lại cho hậu thế.

Đừng để cho học sinh dửng dưng khi đứng trước đền thờ Hai Bà Trưng hoặc đứng trước tượng đài Lý Thái Tổ. Cũng đừng để học sinh vô cảm, thờ ơ với những vết đạn đại bác của quân xâm lược còn ghi dấu tích trước cửa Bắc Thành Hà Nội.

Như vậy, chẳng phải đi đâu xa, những điểm cần tham quan du lịch, những nơi cần đến ngay tại các địa phương vô cùng phong phú, hấp dẫn và mang tính giáo dục cao đối với học sinh. Các bậc ông bà, cha mẹ chúng ta hãy là "người bạn" đồng hành tin cậy cùng các em, chỉ dẫn cho các em về gốc tích, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị thẩm mĩ của mỗi di tích, mỗi danh lam thắng cảnh mà các em được đến.

Chắc chắn, những chiếc trống đồng Đông Sơn có từ thời Hùng Vương dựng nước, những cọc nhọn gỗ lim bịt sắt của Ngô Quyền phá chiến thuyền giặc Nam Hán được lấy lên từ lòng sông Bạch Đằng lịch sử và những văn bia tôn vinh những Tiến sĩ tài cao đức sáng trong Văn Miếu Quốc Tử Giám… sẽ mãi là những bài học về lịch sử sinh động, sâu sắc, hữu ích giúp học sinh có trí tuệ minh mẫn, có tâm hồn trong sáng để tự tin bước vào đời, cống hiến tài năng cho đất nước.n

Trần Cự  (Hà Nội)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201306/hoc-he-qua-du-lich-1970009/

TQ mở trường đại học ‘khắp châu Á’

Posted: 14 Jun 2013 08:32 AM PDT

Chen Guangcheng to leave NYU Chen Guangcheng in New York on 3 May 2013

Blind Chinese dissident Chen Guangcheng is to leave New York University, where he is a visiting fellow, this summer, the university confirms.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2013/06/130613_china_college_in_laos.shtml

Hà Nam muốn mở khu đại học Nam Cao

Posted: 14 Jun 2013 07:32 AM PDT

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (Bộ GDĐT) – Đơn vị tư vấn xây dựng đề án – khu ĐH Nam Cao được xây dựng tại huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam), diện tích trong ranh giới lập quy hoạch là 754,48 ha.

Với quy mô dự kiến khoảng 74.000 sinh viên, khu ĐH sẽ gồm khu các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phát triển và khu dân cư.

Khu các cơ sở đào tạo sẽ gồm Trung tâm khu ĐH và các Trung tâm dịch vụ; khu TDTT trung tâm; khu các trường; khu các cơ sở nghiên cứu phát triển và các khu KTX tập trung. Khu các trường chiếm phần diện tích lớn nhất và là không gian chủ đạo của khu ĐH.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Hồng Nga cho biết: Hiện đề án chưa được phê duyệt nhưng đã có 14 trường đăng ký về khu ĐH Nam Cao, trong đó có 4 trường đã được phê duyệt dự án và đang tiến hành thu hồi đất nên tính khả thi của đề án này là rất cao.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Bộ GDĐT ủng hộ chủ trương thành lập khu ĐH Nam Cao, phục vụ nhu cầu di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành Hà Nội, góp phần xây dựng nhân lực trình độ cao cho địa phương cũng như vùng đồng bằng sông Hồng.

Nhận định đề án này có nhiều thuận lợi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã góp ý một số vấn đề liên quan đến tài chính, quỹ đất, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng…

Thứ trưởng cho rằng: Đề án cần dự báo được quy mô phát triển và số lượng sinh viên; xác định được lộ trình phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đề án cũng cần nêu rõ tính khả thi trong thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt nêu ra được chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời, phân tích rõ tính hiệu quả cũng như những rủi ro có thể xảy ra…

(Theo Giáo dục Thời đại)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127289/ha-nam-muon-mo-khu-dai-hoc-nam-cao.html

Đường dài, sức lớn

Posted: 14 Jun 2013 07:32 AM PDT

(GDTĐ) – Mù chữ không chỉ gây những tác hại trực tiếp đến từng cá nhân mà còn gây nên những bất ổn định, cản trở sự phát triển chung của xã hội. Ý thức được vấn đề này, Việt Nam đã và đang tích cực triển khai nhiều biện pháp xóa mù chữ, hướng tới xây dựng xã hội học tập (XHHT).


Cần đảm bảo quyền học tập cho mọi lứa tuổi     Ảnh: H. Ngọc

Kết quả cao từ nỗ lực lớn

Những thành quả trong giai đoạn vừa qua cho chúng ta thấy những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong công cuộc xóa và chống mù chữ. 

Trung bình mỗi năm, cả nước đã huy động được khoảng 35.000 người theo học các lớp xóa mù chữ (XMC), khoảng 22.000 người theo học chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ (GDTTSKBC), 11 triệu lượt người tham gia các lớp chuyên đề bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng trong các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng nhằm duy trì, củng cố kết quả xóa mù chữ.

Đến nay Việt Nam đã dần hoàn thiện và nâng cao chất lượng chương trình, tài liệu dạy và học XMC, GDTTSKBC. Bộ GDĐT đã hoàn thành việc xây dựng Chương trình XMCGDTTSKBC, biên soạn bộ tài liệu học XMC các môn từ lớp 1 đến lớp 5, thay thế hoàn toàn chương trình XMC, sau XMC và bổ túc tiểu học được thực hiện trước đó. Bộ GDĐT cũng đang triển khai biên soạn bộ tài liệu hướng dẫn dạy XMC dành cho giáo viên.

Đặc biệt, căn cứ tiêu chuẩn công nhận biết chữ và Phổ cập giáo dục Tiểu học (theo Thông tư số 14/GD-ĐT ngày 05/8/1997 của Bộ GDĐT), nên hiện nay có 100% đơn vị cấp huyện và 99,9% đơn vị cấp xã đạt chuẩn quốc gia về CMC – PCGDTH. Tỷ lệ biết chữ của người dân tăng lên đáng kể so với năm 2000, khi Việt Nam tuyên bố đạt chuẩn quốc gia về Chống mù chữ – Phổ cập giáo dục Tiểu học (94% dân số trong độ tuổi 15 – 25 đối với các vùng khó khăn, 15 – 35 đối với các vùng thuận lợi biết chữ).

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (tổng điều tra dân số năm 2009) cũng cho thấy, tỷ lệ chung về người biết chữ độ tuổi 15 trở lên đạt 94,0%; độ tuổi 15 – 35 đạt 96,2%. Tỷ lệ biết chữ độ tuổi 15 trở lên của nữ giới là 92,0%, của nam giới là 96,1% (tỉ trọng biết chữ giữa nam và nữ là 1,04); tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15 – 35 của nữ giới là 95,6%, của nam giới là 96,7% (tỉ trọng biết chữ giữa nam và nữ là 1,01). Đảm bảo sự cân bằng về tỷ lệ người biết chữ giữa nam và nữ. Tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ độ tuổi từ 15 trở lên là 78,5%, ở độ tuổi 15 – 35 là 84,7% . Trong đó, tỷ lệ người biết chữ của 9 dân tộc rất ít người ở độ tuổi từ 15 trở lên là 56,9%, ở độ tuổi 15 – 35 là 67,7%.


Xóa mù chữ giúp bà con dân tộc nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc sống Ảnh: H. Ngọc

Đưa giáo dục đến với mọi người dân

Kết quả đạt được của công tác XMC giai đoạn vừa qua là rất khả quan và ghi nhận sự nỗ lực không nhỏ của toàn xã hội. Tuy nhiên vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên công tác xóa mù cũng không tránh khỏi những bất cập, tồn tại. Từ đây đòi hỏi công tác xóa mù tiếp tục tìm ra những bài học và kinh nghiệm cho công tác xóa mù giai đoạn tiếp theo.

Thời gian qua, ở một số địa phương, công tác XMC chưa được các cấp chính quyền thực sự quan tâm, nhận thức của người dân về công tác XMC còn hạn chế, chưa thấy rõ được ý nghĩa, vai trò và lợi ích của việc biết chữ đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và sự phát triển chung của cộng đồng. Không những thế, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp và ngành Giáo dục ở các địa phương đối với công tác XMC không còn thực sự ráo riết, quyết liệt như trước kia. Nói đúng hơn là công tác XMC ở một số địa phương không được coi trọng. Vì vậy, hiệu quả XMC không cao, kết quả XMC không bền vững, hiện tượng tái mù chữ gia tăng đáng kể. Năng lực và hiệu quả hoạt động của các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm học tập cộng đồng thấp do đầu tư các điều kiện cần thiết để triển khai chưa thỏa đáng, chưa đáp ứng được yêu cầu để thực hiện các mục tiêu xây dựng xã hội học tập.

Vấn đề đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác XMC còn thấp, chế độ chính sách cho người dạy và người học còn nhiều bất cập. Hiện nay, kinh phí dành cho công tác XMC chủ yếu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng XMC không có chương trình riêng mà ghép chung với chương trình phổ cập giáo dục. Số lượng kinh phí dành cho chương trình phổ cập nói chung cũng không nhiều, do vậy các địa phương, đặc biệt là các tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn thiếu kinh phí để triển khai công tác XMC. Mặt khác, các văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với giáo viên, cán bộ làm công tác XMC và học viên học XMC chưa có sự điều chỉnh thích hợp, kịp thời để động viên, khuyến khích người dạy và người học.

Số lượng người theo học các lớp XMC rất thấp. Nguyên nhân chính là do công tác xóa mù chữ chưa tìm ra được những biện pháp hữu hiệu (về vật chất và tinh thần) để khuyến khích động viên người học có động cơ học chữ thiết thực. Chính vì vậy, số người được huy động đến các lớp học XMC, GDTTSKBC có xu hướng giảm dần liên tục từ 2005 đến nay, số người tái mù chữ có xu hướng gia tăng.

Từ những tồn tại cho thấy, để công tác xóa mù đạt hiệu quả tốt hơn nữa cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, tổ chức, đoàn thể trong công tác XMC ở một số địa phương chưa thực sự chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả. Những chương trình hành động không chỉ được cam kết, xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể mà các ban ngành cần thực hiện quyết liệt, chặt chẽ, hiệu quả.

Đội ngũ giáo viên dạy xóa mùa chữ cần có sự chuyên nghiệp và đa dạng hơn. Ngoài lực lượng chính là đội ngũ giáo viên trong biên chế của các cơ sở GDTX… thì giáo viên dạy XMC cần được huy động từ giáo viên phổ thông, giáo viên nghiệp dư (cán bộ các cơ quan, tổ chức xã hội, đoàn thể như bộ đội biên phòng, cán bộ Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên…).

Các địa phương cũng cần có sự đầu tư nghiên cứu, biên soạn các tài liệu dạy và học XMC, GDTTSKBC cho phù hợp với đặc thù, vùng miền, đối tượng… người học XMC của địa phương mình. Tránh tình trạng quá tải về nội dung hoặc thời gian học khiến cho người học chán học hoặc không có cơ hội tham gia các lớp học XMC. 

Thực tế cũng cho thấy, các trung tâm học tập cộng đồng cần có mối quan hệ chặt chẽ với các trung tâm giáo dục thường xuyên, các phòng, ban chức năng… để phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc chuyển giao kỹ thuật, kiến thức mới, thiết thực tới người dân. Các trung tâm học tập cộng đồng cần được thúc đẩy hoạt động nhằm bảo đảm một nền giáo dục mở rộng cho mọi người dân…

Mai Hoàng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/duong-dai-suc-lon-1970011/

Để giáo viên TA cầm chắc trong tay chứng chỉ FCE

Posted: 14 Jun 2013 07:32 AM PDT

Đề án 2020 gây trở ngại giáo viên tiếng Anh

Để nâng cao năng lực chuyên môn và triển khai Đề án "Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020" (Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020) phê duyệt theo Quyết định số 1400/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức đợt bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên Tiếng Anh cấp Trung học Cơ sở của các Sở Giáo Dục Đào Tạo trên toàn quốc.

Cụ thể, với giáo viên tiểu học, THCS phải đạt bậc 4/6 do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu đã ban hành với cấp độ B2. Giáo viên THPT, giáo dục thường xuyên, Cao Đẳng và Trung học chuyện nghiệp cần đạt cấp độ C1. 
 

Để giáo viên TA cầm chắc trong tay chứng chỉ FCE, Giáo dục - du học,

Kết quả khảo sát giáo viên theo tiêu chuẩn của đề án 2020 (Nguồn: Tuổi Trẻ)

Theo đó, trong thời gian vừa qua, một số địa bàn như Tp.Hồ Chí Minh, Hà Nội, An Giang, Tiền Giang đã tiến hành khảo sát năng lực ngoại ngữ của 3,650 giáo viên các cấp nhưng chỉ có 454 giáo viên đạt chuẩn. Như vậy, tỉ lệ giáo viên không đáp ứng được yêu cầu của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo lên đến 88%, đặc biệt đứng đầu là Tỉnh Tiền Giang với tỉ lệ lên đến 90%.

"Có thời gian để chuẩn bị cho kỳ thi cũng như tự nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân là điều mà các giáo viên luôn hướng đến. Tuy nhiên, việc ôn tập này đối với chúng tôi chỉ có thể thực hiện trong dịp hè hoặc được từ 1-2h mỗi ngày vì ngoài giờ đến lớp, chúng tôi còn phải chấm bài, chuẩn bị bài giảng, bài kiểm tra cho ngày hôm sau cũng như các việc không tên trong gia đình. Nếu như có chương trình đào tạo có thể cho chúng tôi linh hoạt được thời gian để cân đối giữa học tập – làm việc – gia đình thì rất hay." – Ý kiến của thầy Hoàng Xuân Thao, giáo viên tại Đồng Tháp.

Như chia sẻ của thầy Xuân Thao, các giáo viên tiếng Anh không hề ngại ngùng khi phải đi thi sau bao nhiêu năm đứng lớp. Điều các thầy cô cần là thời gian ôn tập, sự hỗ trợ từ các sở ban ngành cũng như tìm được một chương trình đào tạo chất lượng trong thời gian ngắn nhất.

Giải pháp để giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn Châu Âu

Từ đầu năm 2013, phối hợp cùng Bộ Giáo Dục Đào Tạo – Nhà Xuất Bản Giáo Dục Việt Nam – Công ty Cổ phần Học Liệu (EMCO) và Chương Trình Bảo Đảm Chất Lượng Giáo Dục Trường Học (SEQAP), trung tâm Anh ngữ AMA đã triển khai rộng rãi chương trình Đào Tạo Chứng chỉ FCE quốc tế bảo đảm điểm số đầu ra cấp độ B2 . Đến nay, AMA đã đào tạo cho gần 2000 giáo viên tiếng Anh tại các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Đồng Tháp, Cần Thơ, Đắk Lắk, Buôn Mê Thuột…
 

Để giáo viên TA cầm chắc trong tay chứng chỉ FCE, Giáo dục - du học,

Cô Emily Stace trong lớp học Phương pháp sư phạm

Với các ưu điểm vượt trội của chương trình FCE tại AMA như: Mô hình học "Một thầy – Một trò"; Lịch học linh động; 100% giáo viên nước ngoài, Cá nhân hóa việc học và đảm bảo điểm số đầu ra các chứng chỉ FCE quốc tế cấp độ B1, B2, AMA đã giúp các giáo viên đạt được chứng chỉ như mong đợi và đáp ứng được chuẩn đề án 2020 của Bộ Giáo Dục – Đào Tạo. Đặc biệt, AMA ưu đãi 2,000,000vnđ cho giáo viên khi đăng ký khóa học trước ngày 30/6/2013. 
 

Để giáo viên TA cầm chắc trong tay chứng chỉ FCE, Giáo dục - du học,

Giáo viên tiếng Anh từ Bình Phước và Lâm Đồng tham gia khóa đào tạo FCE tại AMA

Cô Huỳnh Thị Bảy – Giáo viên tại THCS tại Đồng Tháp đánh giá sau khóa học với AMA: "Giáo trình FCE đầy đủ, hay, khá phù hợp và bám sát cấu trúc đề thi FCE. Học viên cảm thấy dễ tiếp cận với hình thức thi thật. Cá nhân tôi tôi ngại nhất  phần speaking, vì vốn từ của tôi có hạn nên không thể diễn đạt như mong muốn. Tuy nhiên được tham gia lớp bồi dưỡng của trung tâm Anh ngữ AMA với ban giáo huấn là người bản ngữ, tôi đã tiến bộ vượt trội và vượt qua kỳ thi FCE vừa qua. Điều mà tôi được học từ lớp bồi dưỡng này quả thật là rất nhiều và đáng quý biết bao trong việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cám ơn lãnh đạo Sở GD-ĐT Đồng Tháp, cám ơn tất cả quý thầy cô của trung tâm Anh ngữ AMA"

Thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng liên hệ:

Trụ Sở Chính Học viện Anh ngữ Quốc tế AMA: Số 186 Nguyễn Thị Minh Khai, P.6, Q.3, HCM. ĐT: (08) 3930 28 61. Website: http://www.ama.edu.vn 

 14 chi nhánh AMA trên toàn quốc:

• AMA 3 Tháng 2: 612A 3 Tháng 2, P. 14, Q.10 – TPHCM. ĐT: (08) 38 687 655.

• AMA Phú Nhuận: 195 – 197 Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận – TPHCM. ĐT: (08) 3995 6666.

• AMA Nguyễn Văn Cừ: 165 Nguyễn Văn Cừ, P. 2, Q.5 – TPHCM. ĐT: (08) 3 9246 393.

Nguồn: http://www.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/de-giao-vien-ta-cam-chac-trong-tay-chung-chi-fce-c216a550001.html

Địa phương đầu tiên công bố tỷ lệ tốt nghiệp: 95,9%

Posted: 14 Jun 2013 06:32 AM PDT

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

Normal
0

false
false
false

MicrosoftInternetExplorer4

- Với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp đạt 95,9% của cả hai hệ giáo
dục THPT và GDTX, Nghệ An

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}


địa phương đầu tiên công bố kết quả thi tốt nghiệp THPT 2013. Con số này tăng
hơn 1% so với năm 2011-2012.

Phó Giám đốc Sở GD – ĐT
tỉnh Nghệ An Thái Huy Vinh cho biết tỉ lệ đỗ tốt nghiệp của cả hai hệ THPT và GDTX của tỉnh
này năm nay là 95,9%, cao hơn 1% so với năm 2011-2012.

công bố, điểm thi, tốt nghiệp, Nghệ An
Thí sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 (Ảnh: Văn Chung)

Năm học 2011-2012, tỷ lệ tốt nghiệp ở hệ THPT có 38.775 em đỗ/39.184 em dự thi (đạt tỷ lệ 98,9%) và hệ giáo dục thường xuyên có 2.843 em đỗ/3.132 em dự thi (đạt tỷ lệ 90,77%). Tổng số thí sinh đỗ tốt nghiệp trên toàn tỉnh đạt 94,8%.

Trong vài ngày tới, các tỉnh, thành trong cả nước sẽ phải công bố điểm và báo cáo lên Bộ GD – ĐT chậm nhất vào 18/6.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết hết ngày 13/6, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT gần như đã hoàn tất, các hội đồng thi đang hoàn thành khâu ghép phách, dự kiến trong 2 ngày tới các trường THPT trên địa bàn TP.HCM sẽ đồng loạt công bố điểm thi tốt nghiệp.

Sở GD-ĐT Hà Nội cũng dự kiến công bố điểm thi của thí sinh vào ngày 15/6.

  • Văn Chung

/* Style Definitions */
table.MsoNormalTable
{mso-style-name:”Table Normal”;
mso-tstyle-rowband-size:0;
mso-tstyle-colband-size:0;
mso-style-noshow:yes;
mso-style-parent:”";
mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt;
mso-para-margin:0in;
mso-para-margin-bottom:.0001pt;
mso-pagination:widow-orphan;
font-size:10.0pt;
font-family:”Times New Roman”;
mso-ansi-language:
mso-fareast-language:
mso-bidi-language:}

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/127268/dia-phuong-dau-tien-cong-bo-ty-le-tot-nghiep--95-9-.html

Mang chữ đến với dân

Posted: 14 Jun 2013 06:32 AM PDT

(GDTĐ) – Nhiều năm trở lại đây, công tác xóa mù và chống tái mù chữ tại Đà Nẵng không chỉ là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục. Những chiến sĩ bộ đội biên phòng nơi đây đã cùng phối hợp với ngành Giáo dục vào cuộc đầy hiệu quả. Tỉ lệ mù chữ giảm, trình độ và cuộc sống của người dân nâng lên đáng kể…


Uốn nắn từng con chữ

Người lính chung tay cùng giáo dục

Công tác xóa mù của những người lính đã phải đối diện với nhiều khó khăn. Qua trao đổi được biết, công tác mở lớp và duy trì sỹ số vô cùng vất vả vì đại bộ phận các học viên đều là những lao động chính trong gia đình làm đa ngành nghề lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, làm biển, phụ hồ…. Công việc hàng ngày rất vất vả, thời gian rảnh rỗi không đồng nhất, đặc biệt là chị em phụ nữ vừa phải lao động, vừa phải chăm lo gia đình, con nhỏ… vì vậy khó sắp xếp thời gian đến lớp theo lịch học, cũng có trường hợp sau khai khai giảng do mặc cảm tự ti nên ngại đến lớp, cá biệt có một số gia đình không muốn cho người nhà mình đi học. Mặt khác, số đối tượng mù chữ nằm rải rác, không tập trung cũng gây khó khăn không nhỏ cho công tác vận động học viên ra lớp và duy trì sỹ số lớp học…

Từ thực tế và khó khăn này, các đồn biên phòng đã phối hợp với ngành Giáo dục và các ban ngành, đoàn thể địa phương làm tốt công tác tuyên truyền, đồng thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có các chính sách hỗ trợ các gia đình học viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn làm ăn, phát triển kinh tế, giới thiệu việc làm. Công tác  động viên, khen thưởng những học viên học giỏi, tích cực để khuyến khích học tập cũng được tiến hành kịp thời. Đặc biệt, với nhiều hình thức, biện pháp linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng tham gia học xóa mù chữ, phổ cập giáo dục như: mở lớp vào ban ngày, mở lớp vào ban đêm, mở lớp theo mùa vụ, dạy kèm từng cá nhân, từng nhóm tại nhà đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho người dân được học tập.

Để việc xóa mù chữ đi vào chiều sâu và đạt hiệu quả cao, các đơn vị bộ đội biên phòng đã tổ chức ký cam kết với hộ gia đình có người theo học xóa mù chữ, tổ dân phố, dòng họ… cùng nhau có trách nhiệm trong duy trì lớp học, khích lệ tinh thần hiếu học, khuyến khích học giỏi, nêu gương tốt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Với nỗ lực không ngừng và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, từ năm 2006 – 2012 các đơn vị bộ đội Biên phòng đã cùng ngành Giáo dục và các địa phương tổ chức được 110 lớp với 1.649 lượt học viên tham gia với hàng chục ngàn ngày công của cán bộ chiến sĩ tham gia giảng dạy, vận động học viên đến lớp.

Ngoài ra, các đơn vị biên phòng phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục và địa phương tiến hành rà soát, nắm chắc các đối tượng học sinh bỏ học và số có nguy cơ bỏ học, số học sinh trong độ tuổi đến trường trên từng địa bàn để vận động ra lớp và có các giải pháp phối hợp giúp đỡ. Đối với học sinh bỏ học mà hiện nay vẫn ở nhà, các đơn vị đã phối hợp vận động theo học các lớp hòa nhập (chính quy); Với người dân trong độ tuổi phổ cập thì tiếp tục theo học Trung học cơ sở, Bổ túc văn hóa… để có điều kiện học nghề, đi học Trung cấp chuyên nghiệp. Với những trường hợp không có khả năng học văn hóa nữa thì giới thiệu đi học nghề tại trung tâm dạy nghề của các quận hoặc tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của từng người như giới thiệu vào làm việc tại các khu công nghiệp…

Song song với việc dạy học và duy trì sỹ số học tập, hàng năm các đơn vị chú trọng đến công tác kiểm tra đánh giá chất lượng, công nhận các mức học và thực hiện tốt quy trình kiểm tra của giáo viên trên lớp theo quy định trong chương trình dạy; kiểm tra định kỳ do Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp các quận tổ chức. Căn cứ vào kết quả kiểm tra, thi từng mức học, lớp học, Trung tâm Giáo dục Thường xuyên – Hướng nghiệp đã ra quyết định công nhận đạt chuẩn xóa mù chữ và công nhận cho từng mức học, lớp học.

Đặc biệt, hàng năm các đơn vị biên phòng đã phối hợp với ngành giáo dục tham mưu cho địa phương tổ chức sơ, tổng kết năm học và bàn biện pháp triển khai nhiệm vụ cho năm học tiếp theo. Khen thưởng, động viên kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích trong thực hiện  kế hoạch chương trình phối hợp.


Dạy chữ cho trẻ em nghèo

Kinh nghiệm từ thực tế

Công tác XMC và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ đã góp phần nâng cao dân trí cho những người trong độ tuổi lao động biết đọc, biết viết và biết tính toán mang lại hiệu quả xã hội có ý nghĩa thiết thực; làm chuyển biến nếp nghĩ, cách làm của một bộ phận nhân dân, góp phần thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phố. Đồng thời cùng cả hệ thống chính trị đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, xây dựng xã hội học tập, từng bước nâng cao trình độ dân trí cho mọi tầng lớp nhân dân…

Song từ thực tế công tác xóa mù của người lính cho thấy, cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, từ trên xuống và phải được xây dựng thành Chương trình, mục tiêu và kế hoạch liên tịch giữa các ngành liên quan trong triển khai thực hiện. Cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở có chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ công tác xóa mù chữ và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ, đưa vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, hội, đoàn thể của địa phương mình để phối hợp thực hiện.

Trong quá trình tổ chức vận động mở lớp cần căn cứ vào tình hình thực tế ở từng địa bàn để có các hình thức tổ chức lớp học cho phù hợp. Chú trọng cải tiến nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức linh hoạt, sáng tạo đa dạng hóa các loại hình xóa mù chữ và tiếp tục giáo dục sau khi biết chữ phù hợp với đặc điểm địa bàn, nghề nghiệp, điều kiện, hoàn cảnh và thời gian của học viên, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học để thu hút học viên đến lớp.

Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng kỹ năng sư phạm và kinh nghiệm chuyên môn cho đội ngũ giáo viên không chuyên, huy động đội ngũ giáo viên tại chỗ và các ngành đoàn thể địa phương tham gia vận động và đứng lớp, tạo tâm lý thoải mái tự tin cho học viên cũng vô cùng quan trọng và cần thiết. Ngành Giáo dục và cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hàng năm cần bố trí ngân sách và huy động nguồn nhân lực của các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội tham gia chương trình chống mù chữ và xây dựng xã hội học tập, làm tốt công tác sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng cho những tập thể, cá nhân có thành tích và hỗ trợ cho triển khai thực hiện cũng như nhân rộng các mô hình hay cách làm có hiệu quả…

SƠN HẢI

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/mang-chu-den-voi-dan-1970010/

Hưởng lợi gì từ du học tại chỗ?

Posted: 14 Jun 2013 06:32 AM PDT

Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, cả nước hiện có 385 chương trình liên kết đào tạo với 29 quốc gia trên thế giới được cấp phép hoạt động dưới hình thức không vì lợi nhuận và được thực hiện chủ yếu bằng nguồn kinh phí do người học đóng góp.

Ngoài Bộ GD-ĐT là cơ quan chịu trách nhiệm về cấp phép các chương trình liên kết đào tạo còn có 05 ĐH được phân quyền tự chủ trong thẩm định, cấp phép các chương trình liên kết đào tạo cho các cơ sở thành viên trực thuộc.

ĐH Quốc gia Hà Nội đã giao cho trường ĐH Kinh tế thực hiện nhiều chương trình đào tạo liên kết về kinh tế với các trường đại uy tín trên thế giới thông qua hoạt động của Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế (CITE).

CITE hiện là đơn vị duy nhất ở Việt Nam triển khai hợp tác đào tạo với trường đại học thuộc Top 100 đại học hàng đầu thế giới (Đại học Uppsala – Thụy Điển). Ở bậc đào tạo đại học, CITE đang triển khai 2 chương trình liên kết đào tạo là Chương trình cử nhân Quản trị kinh doanh của ĐH Troy (Mỹ) và Chương trình cử nhân Kinh tế – Tài chính của ĐH Massey (New Zealand).

Đây là những trường công lớn, uy tín và được kiểm định quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp các chương trình này sẽ nhận bằng tương ứng từ ĐH Troy và ĐH Massey, không có sự khác biệt với bằng nhận được khi học trực tiếp tại ĐH Troy hay ĐH Massey và được công nhận trên toàn cầu.

Bằng tốt nghiệp danh giá từ ĐH Troy

Từ năm 2004 đến nay, ĐH Kinh tế – ĐHQGHN và ĐH Troy – trường đại học công lập tốt nhất miền Nam nước Mỹ – đã liên kết đào tạo thành công 10 khoá cử nhân Quản trị kinh doanh. 111 sinh viên các khoá đã được cấp bằng tốt nghiệp và ghi danh trong hệ thống sinh viên Troy toàn cầu (với 62 địa điểm và 12 quốc gia).

Festival sinh viên quốc tại Đại học Troy, Mỹ.

ĐH Massey – Rút ngắn năm học

Đại học Massey được biết đến như là ngôi trường có chất lượng giáo dục hàng đầu tại New Zealand và nằm top 100 tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Từ năm 2009 đến nay, Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN đã tiến hành đào tạo liên kết với ĐH Massey chuyên ngành kinh tế – tài chính, trong đó ngành tài chính của ĐH Massey được xếp hạng nhất New Zealand và hạng 16/244 các trường đại học khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Với uy tín đó, theo từng năm, số sinh viên theo học ngày càng tăng. Trong khung thời gian đào tạo 4 năm, học viên sẽ học 2 năm tại Việt Nam và 2 năm tại Massey. Để đảm bảo về chất lượng, ngay cả ở Việt Nam, học viên được 85% giảng viên là đội ngũ giáo sư, tiến sĩ từ ĐH Massey trực tiếp giảng dạy.

ĐH Massey - Rút ngắn năm học

Thích nghi nhanh với môi trường làm việc toàn cầu

Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế – ĐH QGHN cho biết, các chương trình đào tạo của ĐH Troy và ĐH Massey liên kết với Trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN luôn đặt trọng tâm vào các môn học như: truyền thông tiếp thị, hành vi người tiêu dùng, quản lý chuỗi cung ứng, chiến lược marketing, quản trị, tài chính, kỹ năng giao tiếp quốc tế, văn hóa kinh doanh… nhằm giúp sinh viên ngay sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi nhanh với môi trường làm việc toàn cầu.

TS. David Trip trao tặng sách tham khảo cho Chương trình BBS 2+2

TS. David Trip trao tặng sách tham khảo cho Chương trình BBS 2+2.

Mọi thông tin xin liên hệ:

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/huong-loi-gi-tu-du-hoc-tai-cho-742918.htm

Lời cô dạy theo em đến suốt cuộc đời

Posted: 14 Jun 2013 02:31 AM PDT

(GDTĐ) – Cô về trường tôi từ khi trường chỉ có mái lá đơn sơ. Ngày mưa cũng như ngày nắng, cô vẫn đạp chiếc xe Thống Nhất đã bạc màu đến lớp. Những hôm trời mưa bão rất to mà cô vẫn cố đạp hơn chục cây số đến lớp vì sợ học sinh phải chờ. Có khi nước ngập quá bánh xe mà cô vẫn bước tiếp, đến lớp thì cả thầy cả trò đều ướt hết.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Phòng học dột nát không thể theo học. Nhưng khi mưa gió như vậy, cô lại nhớ về vùng quê Bình Lục (Hà Nam), nơi người ta vẫn “cưỡi trâu đi họp huyện” cô lại thấy xót thương. Cô thường kể cho chúng tôi nghe rất nhiều về miền quê và gia đình cô. Miền quê chiêm trũng, ngập quanh năm nhưng có nghị lực phi thường.

Giờ đây khi mọi thứ đã được thay mới, cô vẫn ngày ngày đến lớp. Là một giáo viên dạy sử nên tính cô rất nghiêm khắc… Cô luôn dạy chúng tôi phải biết tự phấn đấu vươn lên. Cô thường bảo, lịch sử là gốc rễ của một quốc gia dân tộc, khi các em hiểu sử cũng hiểu truyền thống quý báu của ông cha ta, biết mà học hỏi, biết mà phát huy những truyền thống quý báu đó. Theo lời dạy ấy, mỗi thế hệ học sinh chúng tôi đều cố gắng trở thành một học sinh ngoan trong mắt cô.

Đã 27 năm trôi qua với bao thế hệ học trò đến và đi khỏi ngôi trường này, nhưng hình bóng cô mỗi ngày lên lớp thì vẫn vậy. Những học trò đầu tiên của cô nay đã đầu hai thứ tóc cũng không sao quên được những lời dạy, những kiến thức mà cô đã truyền đạt. Cô luôn dạy cách làm sao để hiểu và nhớ về một sự kiện lịch sử lâu nhất. “Chỉ khi các em hiểu rõ nguyên nhân tại sao và giải thích được những sự kiện, những mối ràng buộc đó thì em mới có thể làm tốt một bài Lịch sử”.

Tôi còn nhớ kỷ niệm về cô khi còn đang học phổ thông. Là một học sinh chuyên Văn nên tôi rất thích những môn xã hội, đặc biệt là tìm hiểu những kiến thức lịch sử. Khi còn học ở THCS tôi đã được nghe những thông tin về cô với phương pháp dạy hay, là một giáo viên giỏi ở trường. Vì vậy, tôi thực sự bị thuyết phục bởi cách giảng dạy ân cần và chu đáo của cô.

Trong những giờ giảng, cô nhấn mạnh đến những sự kiện then chốt nhất, có tính quyết định đến giai đoạn lịch sử đang nghiên cứu. Cô thường dặn chúng tôi: “Muốn học được Lịch sử thì cần phải biết hệ thống kiến thức, tóm gọn vấn đề lại rồi triển khai thật nhỏ ra. Như vậy vừa nhớ lâu lại không bị mất ý”. Theo lời khuyên của cô, chúng tôi đều nhớ rất rõ những vấn đề lịch sử và không hề bỏ sót chút nào khi làm bài kiểm tra.

Không chỉ cho chúng tôi những bài học Lịch sử mà cô còn dạy cách đối nhân xử thế ở đời. Cô cho chúng tôi biết thế nào là cuộc sống thực tại, nó không màu hồng cũng không trải thảm đỏ mà mỗi trái tim non nớt chúng tôi vẫn hoài tưởng. Cô vẫn ví, cuộc đời như một cuộc chiến đấu với chính bản thân mình vậy. Nếu kiên cường thì họ sẽ không bao giờ gục ngã, nhưng chỉ cần sơ sảy họ có thể đánh đổi cả cuộc đời. Tôi mơ hồ hiểu những gì cô nói, nhưng đến giờ thì đó lại là bài học đáng giá theo mãi cuộc đời tôi.

Mỗi một năm trôi qua, cô đón một thế hệ học trò tìm đến những điều mới mẻ trong trang sách lịch sử. Nhưng cũng là lúc cô tiễn thế hệ học trò của mình đi. 40 năm như vậy, sau 27 năm mà “tay lái” của cô vẫn vững mái chèo. Cô không còn đạp xe đến lớp như ngày xưa nữa, cô không còn giảng bài khi lớp ngập mưa, nhưng những tiếng giảng của cô vẫn trong trẻo và dịu hiền. Nó vẫn hàng ngày dẫn dắt những thế hệ học trò như chúng tôi tìm đến được những chân trời mới.

Cô trang bị cho mỗi chúng tôi đầy đủ hành trang tri thức và vốn sống để chúng tôi không còn lạ lẫm và bỡ ngỡ khi bước chân vào đời. Những đồng nghiệp của cô vẫn nghĩ sao cô tận tâm với học trò đến vậy. Cô cười nhẹ và nói: “Nó đã theo cái nghiệp mất rồi, thiếu học sinh như thiếu chân tay vậy. Không sao chịu được”.

Có lẽ nhờ cô mà những bài giảng Lịch sử vẫn thấm nhuần trong tôi. Mỗi khi tiếp cận một sự kiện, tôi không quên tìm hiểu kỹ về nguyên nhân của nó. Hiểu nghề để làm nghề như cô vẫn dặn. Sẽ mãi nhớ những kỷ niệm về cô, kỷ niệm về thời học trò và những bài giảng quý báu mà cô đã trao tặng cho mỗi chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn trân trọng nó như món quà quý giá nhất của cuộc đời.

Mã số: 1062

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/loi-co-day-theo-em-den-suot-cuoc-doi-1970002/

“Bạo lực học đường diễn biến ngày càng phức tạp”

Posted: 14 Jun 2013 02:31 AM PDT

Clip nữ sinh Phú Thọ bị đánh, bị bắt quỳ trong nhà vệ sinh khiến dư luận phẫn nộ.
Clip nữ sinh Phú Thọ bị đánh, bị bắt quỳ trong nhà vệ sinh khiến dư luận phẫn nộ.

Vấn đề nhận thức lệch lạc của lớp trẻ, đạo đức bị xói mòn, xuống cấp… đã được các đại biểu Quốc hội chia sẻ và "truy cứu" trách nhiệm đến các "Tư lệnh" đầu ngành văn hóa, thể thao và du lịch, lĩnh vực truyền thông, internet và giáo dục – đào tạo tại phiên chất vấn ngày 13/6.

Đại biểu Võ Thị Dung (TPHCM) giãi bày suy nghĩ: "Thực tế cho thấy, hiện nay một bộ phận không nhỏ lớp trẻ thích tạo cho mình một phong cách riêng không giống ai. Từ cách ăn mặc, đi đứng cho đến cách sử dụng ngôn từ trong giao tiếp hàng ngày để tự khẳng định mình là người của thời đại mới (thời đại @)). Việc lạm dụng ngôn ngữ phong cách xa lạ với truyền thông văn hóa dân tộc của lớp trẻ không chỉ khiến cho các em đánh mất sự trong sáng của tiếng Việt, làm mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ văn hóa dân tộc mà còn đánh mất ý thức về tinh thần tự tôn, lòng tự hào của dân tộc mình".

Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, không chỉ ăn mặc, đi đứng, sử dụng ngôn ngữ không giống ai, hiện nay không ít thanh thiếu niên đang chìm đắm trong thế giới ảo mà quên đi đời sống thực tại. Thực tế, xuất hiện nhiều hiện tượng như nghiện chat, nghiện game. Nhiều vụ lừa đảo trên intenet và trở thành tội phạm mạng.

Về phía ngành giáo dục – đào tạo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng thừa nhận dù đã nỗ lực trong công tác giáo dục nhưng "tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới".

Ảnh hưởng từ phim ảnh, internet, văn hóa độc hại?

Đại biểu Võ Thị Dung cho rằng, sự xâm nhập ngày càng nghiêm trọng của các sản phẩm văn hóa độc hại vào đời sống xã hội nước ta là một nguyên nhân nghiêm trọng gây hủy hoại đạo đức xã hội.

Clip nữ sinh Phú Thọ bị đánh, bị bắt quỳ trong nhà vệ sinh khiến dư luận phẫn nộ.
"Tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới", Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cay đắng thừa nhận.

Trước băn khoăn của nhiều đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cũng thừa nhận việc quản lý nội dung trên internet và ngăn chặn các cuộc xâm lược trái phép trên internet cũng như ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên internet rất khó –  là một nhiệm vụ thường trực của Bộ Thông tin và truyền thông. "Chúng ta đã chứng kiến hình ảnh, nội dung, bài viết sai trái, hình ảnh trái đạo đức lối sống thuần phong mỹ tục Việt Nam được đăng tải trên các trang thông tin trên mạng internet", Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định.

Về phía ngành giáo dục – đào tạo, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng nêu những nguyên nhân cơ bản dẫn đến lối sống chưa chuẩn và tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp. Theo ông, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các cháu còn nhỏ, đang giai đoạn hình thành, phát triển tâm lý và thể chất nên hiếu động luôn muốn thể hiện mình.

Nguyên nhân thứ hai, liên quan đến sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trường kéo theo những mặt tiêu cực tác động trực tiếp đến sự hình thành nhân cách của thế hệ trẻ. Nguyên nhân thứ ba, những hành vi bạo lực xuất hiện nhiều trong đời sống xã hội, ngay trong gia đình, trong cộng đồng, xuất hiện tràn ngập trong phim ảnh, internet, sách báo cũng tạo nên những khó khăn trong việc mà chúng ta giải quyết bạo lực và giáo dục đạo đức cho các cháu.

Về phía nhà trường và ngành giáo dục, phương pháp và nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên còn hạn chế. Việc phối kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc quản lý các cháu, đảm bảo môi trường an ninh cho các cháu học tập cũng như rèn luyện chưa được chặt chẽ…

Các Bộ trưởng đưa ra giải pháp

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son cho biết, trong thời gian tới sẽ siết chặt việc quản lý an toàn thông tin trên mạng, củng cố thiết bị, cơ sở vật chất nâng cao trình độ đội ngũ nguồn nhân lực để ngăn chặn những thông tin xấu độc, kể cả từ nước ngoài tấn công vào.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và truyền thông tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng dự án Luật An toàn Thông tin số…

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận khẳng định sẽ đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường.

Đang đau đầu trước vấn nạn bạo lực học đường, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cũng khẳng định đang tích cực thực hiện các giải pháp như: Tăng cường giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và sinh viên; triển khai mạnh mẽ việc thanh kiểm tra, xử lý những vi phạm, tiêu cực, trục lợi trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và một bộ phận cán bộ quản lý giáo viên, để làm cho môi trường giáo dục trong lành, nơi hình thành nhân cách của các cháu được thuận lợi.

Đồng thời với việc chỉ đạo đổi mới nội dung dạy, học và thi cử, ngành giáo dục – đào tạo đã chủ động tăng cường các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực". Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho biết, ngành giáo dục phối hợp chặt chẽ với Trung ương Đoàn tổ chức các hoạt động tập thể hình thành nhân cách, lối sống, thế giới quan, điển hình như hoạt động thanh niên tình nguyện.

Ngoài ra, ngành giáo dục ký kết với Bộ Công an liên quan đến việc phòng, chống ma túy, đảm bảo an ninh trong nhà trường và đảm bảo an ninh trong môi trường nơi các cháu đi từ nhà đến các trường, lớp học, tránh bị bạo lực, các cháu đánh nhau, các cháu bị người khác đánh, bị trấn lột.

Nguyễn Hằng

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/bao-luc-hoc-duong-dien-bien-ngay-cang-phuc-tap-742866.htm

Comments