Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Những áng văn nghiêng mình trước Nam

Posted: 13 Jun 2013 08:28 AM PDT

- Theo một số giáo viên chấm văn tốt nghiệp THPT, chất lượng bài làm của học sinh khá hơn năm 2012. Nhiều bài viết cũng đặt tấm gương của Nguyễn Văn Nam bên cạnh hình ảnh Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa hay lối sống ích kỉ của nhiều bạn trẻ hiện nay để làm nổi bật vẻ đẹp trong nhân cách và hành động của người bạn cùng trang lứa…

thi tốt nghiệp, Ngữ văn, điểm tuyệt đối, đề thi, đáp án, tuyển sinh

Thí sinh trước giờ làm bài thi môn Văn tốt nghiệp THPT 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Nhiều bài làm đạt điểm tối đa ở câu nghị luận xã hội

Tại Sóc Trăng, một giám khảo ở huyện Long Phú cho biết đã chấm điểm tối đa (3 điểm) cho một bài thi của thí sinh Trường THPT Long Phú.

Thông tin sau 6 ngày chấm thi được một số giám khảo chia sẻ: Khá nhiều thí sinh đạt điểm tuyệt đối ở câu nghị luận xã hội (3 điểm) hỏi về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam (Nghệ An).

Tại Vĩnh Phúc, thông tin từ một số giám khảo cho hay thí sinh nhiều em đạt điểm từ khá trở lên giỏi khá nhiều. Trong câu hỏi 3 điểm, đa phần học sinh đạt từ 2 điểm trở lên do nói được đúng tư tưởng đề bài , nêu bài học kinh nghiệm tốt.

Tại Hà Nội, một giáo viên chấm thi cũng cho biết đã có 2 bài thi cô cho điểm tuyệt đối ở câu hỏi nghị luận.

Tương tự, tại Nam Định theo nhận định của nhiều giám khảo, chất lượng bài làm môn văn tốt nghiệp của học sinh năm 2013 có khá hơn.

Một giám khảo cho biết qua chấm gần 300 bài thi, phổ điểm chủ yếu của thí sinh đạt từ 6 đến 8 điểm, gần 20 bài đạt điểm 9. Điểm dưới trung bình hay điểm 5 rất ít. Những ngày đầu do chấm bài của thí sinh học tốt nên vị giám khảo cho khá nhiều bài 9 điểm. Từ 12/6 số lượng bài đạt 9 điểm ít hơn nhưng vẫn nhiều bài đạt chất lượng tốt.

Vị giám khảo này cho biết, một số đồng nghiệp của mình cũng cho điểm 9 thậm chí 9,25 (làm tròn là 9,5 điểm) cho nhiều bài Văn làm tốt. Học sinh đạt từ 2,75 đến 3 điểm tuyệt đối ở câu hỏi nghị luận xã hội không ít.

Giám khảo này cho biết: "Bản thân đề thi đã chạm tới tình cảm thiêng liêng cao đẹp của con người, gợi cảm hứng cho học sinh viết bài. Nhiều em bày tỏ suy nghĩ rất thật khi khâm phục hành động của Nam".

"Ở bài văn của mình, học sinh viết thế này: "Trong giây phút hiểm nguy có nhiều người chỉ suy nghĩ ảnh hưởng tính mạng nhưng Nam đã không chút do dự và tính toán. Dòng nước chảy xiết cuốn trôi thân thể của Nam, cướp đi tính mạng của Nam nhưng hình ảnh đẹp đẽ của Nam vẫn sống mãi trong trái tim của biết bao người.

Học sinh khác thì viết: "Nam đã cứu sống được 5 bạn học sinh và đã mang đến cho chúng tôi những bài học rất cao đẹp về tình thương yêu, lòng trắc ẩn,…".

Trò đủ khôn ngoan để được điểm

Lo lắng những bài viết "lệch lạc, tiêu cực" trong câu hỏi 3 điểm gần như không có trong bài làm của thí sinh năm nay.

Theo nhiều giám khảo: "Học sinh rất tỉnh táo và khôn ngoan. Có thể để ở diễn đàn khác hay nơi nào đó các em sẽ bày tỏ suy nghĩ thật. Nhưng kỳ thi quan trọng, ảnh hưởng đến tương lai của mình, học trò đã chọn cách viết an toàn theo hướng khâm phục và học tập tấm gương Nguyễn Văn Nam".

Một giám khảo ở Thanh Hóa chia sẻ: "Đa phần các em làm đúng đáp án. Nhưng đọc bài không khó để nhận ra các em vẫn có những chừng mực, không bộc lộ hết cảm xúc của mình".

Trước đó, một giám khảo ở Hà Nội từng chia sẻ: "Sẽ rất ít bài văn trò dám thể hiện thẳng thắn quan điểm từ đầu đến cuối không đồng tình với hành động của Nam. Sống chết các em vẫn phải viết để lấy điểm".

"Dẫu vậy vẫn xuất hiện số lượng ít bài làm thí sinh viết Nam hơi dại dột, bồng bột nhưng chỉ là ở phần mở rộng. Ý này rất nhỏ trong bài nên giám khảo chúng tôi cân nhắc cả bài và vẫn cho điểm. Hoàn toàn không có chuyện đếm ý chấm điểm hay áp đặt từ ý nhỏ này ra cả bài để cho các em điểm 0" – một giám khảo ở Nam Định cho biết.

Điểm tích cực theo các giám khảo là nhiều học sinh ở phần liên hệ đã nói đến việc nhà trường thiếu dạy kĩ năng sống như bơi lội để trò không bị đuối nước hay bản thân các em thấy cần phải rèn luyện thể thao thật tốt để có thể giúp bạn những lúc khó khăn.

Nhiều bài viết cũng đặt tấm gương của em Nguyễn Văn Nam bên cạnh hình ảnh Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa hay lối sống ích kỉ của nhiều bạn trẻ và xã hội hiện nay để làm nổi bật vẻ đẹp trong nhân cách và hành động của người bạn cùng trang lứa.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/125107/nhung-ang-van-nghieng-minh-truoc-nam.html

Hà Nội dự kiến hình thức kỷ luật cán bộ vi phạm quy chế

Posted: 13 Jun 2013 08:28 AM PDT

(GDTĐ) – Sau khi nhận được chỉ đạo từ Bộ GDĐT khẩn trương xử lý nghiêm khắc vụ việc vi phạm quy chế thi tại Hội đồng coi thi THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội), ngày 11/6/2013, Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ đã ký công văn số 5287 – Báo cáo xử lý vi phạm quy chế thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013. Nội dung công văn như sau:

Công văn Báo cáo xử lý vi phạm Quy chế thi của Sở GDĐT Hà Nội
Công văn Báo cáo xử lý vi phạm Quy chế thi của Sở GDĐT Hà Nội

Sau khi nhận được thông tin phản ánh bằng hình ảnh về tình trạng mất trật tự, trao đổi trong phòng thi tại Hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT Quang Trung – Hà Đông, Sở GDĐT Hà Nội đã nghiêm túc tiến hành các bước sau:

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/ha-noi-du-kien-hinh-thuc-ky-luat-can-bo-vi-pham-quy-che-1969981/

Chiến thuật giành học bổng đại học danh tiếng Mỹ

Posted: 13 Jun 2013 08:28 AM PDT

Thứ năm, 13/6/2013, 08:28 GMT+7

Thay vì bảng điểm hoành tráng, Nguyễn Tài Đức chinh phục đại diện đến từ Macalester College, một trong 30 đại học hàng đầu Mỹ, bằng thành tích ngoại khóa. Tháng 8 này cậu sẽ sang Mỹ học chuyên ngành Media Studies.

Với Đức, vào được trường top 30 của Mỹ là một may mắn. Ảnh: Bình Minh.

Nguyễn Tài Đức, lớp 12 chuyên Nga trường Hà Nội – Amsterdam vừa giành học bổng 70% của trường Macalester College. Trước buổi phỏng vấn 3 ngày, cậu được bạn chia sẻ thông tin và tìm hiểu về trường. Ban đầu nghĩ đi phỏng vấn cho vui, lấy kinh nghiệm, nhưng khi đọc thông tin về trường, Đức bị ấn tượng bởi logo Liên Hiệp Quốc có hình quả địa cầu nằm trong quả cam bóc vỏ.

Nhận thấy trường đứng trong top 30 đại học hàng đầu của Mỹ, có cơ hội việc làm tại Liên Hiệp Quốc sau khi ra trường và có nhiều nhân vật nổi tiếng từng học như cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, Đức hào hứng đi phỏng vấn. Tự nhận học lực chỉ bình thường vì điểm tổng kết 8,7, Đức đến gặp đại diện trường Macalester với bản hồ sơ mạnh về thành tích hoạt động ngoại khóa.

Là người phỏng vấn cuối cùng, Đức được “ưu ái” dành khá nhiều thời gian để chuyện trò với tiến sĩ Robert Steven Colee, người phụ trách bộ phận hỗ trợ tài chính cho sinh viên của trường. “Lần đầu tiên đi phỏng vấn nên em rất run. Sau ít phút mất bình tĩnh, em đã tập trung vào truyền thống, điểm mạnh của trường, đặc biệt nói nhiều về bóng chày, môn thể thao ông ấy yêu thích”, Đức nhớ lại.

Đức kể, tiến sĩ Colee “mắt bừng sáng” khi biết cậu là đội trưởng bóng chày của trường Ams. Trong tưởng tượng, ông Colee không nghĩ môn thể thao này lại “tồn tại” ở Việt Nam. Còn với Đức, cậu đến với bóng chày như một cách xả căng thẳng học hành. Mỗi lần cầm quả bóng và ném thật mạnh về phía trước, cậu thấy như được giải tỏa.

Năm 2011, Đức sang Thái Lan dự giải rubic quốc tế. Chuyến đi này có cả bố mẹ cậu theo cùng.

Ngoài bóng chày, Đức còn “bàn luận” về truyền thống Scotland của trường. Người xứ Scotland thường chơi một loại nhạc cụ đặc biệt, biết được điều này, cậu hỏi ông Colee trường có lớp học nào như thế? Thời tiết cũng là điều Đức quan tâm. Thấy cậu lăn tăn không biết sinh viên quốc tế chống chọi với cái lạnh thế nào, đại diện trường kể về cậu học sinh Uganda chưa bao giờ thấy tuyết. Đến kỳ nghỉ đông, ai cũng nghĩ cậu sẽ về nước tránh rét nhưng cậu ở lại, mua rất nhiều quần áo và quấn vào người như quả bóng. Sau đó, nam sinh còn đưa cả em gái sang cùng.

Là trường có “liên quan tới Liên Hiệp Quốc” nên theo Đức, người phỏng vấn thích những ứng viên biết nhiều ngoại ngữ. Đức chia sẻ, biết cậu học tiếng Nhật năm cấp 2, cấp 3 học tiếng Nga, tiếng Anh, tiến sĩ Colee tỏ vẻ ấn tượng.

Không giống với những bạn khác chỉ chú trọng đến điểm số, Đức tâm niệm “làm được gì cho đời” mới quan trọng. Bản thân Đức cuối năm lớp 8 từng tham gia trại hè của CISV, một tổ chức quốc tế được thành lập với mục đích thúc đẩy hòa bình thế giới thông qua việc trao đổi văn hóa giữa trẻ em các nước. Chuyến giao lưu kéo dài một tháng ở Italia đem lại cho cậu nhiều trải nghiệm quý báu. Đến giờ, Đức vẫn còn giữ liên lạc với những người bạn quốc tế.

Cùng với bảng thành tích ngoại khóa trên, trong buổi phỏng vấn, Đức cũng chia sẻ với ông Colee về sở thích chơi rubic. Năm 2011, Đức cùng bốn bạn sang Thái Lan dự giải vô địch rubic thế giới. Lần ấy, Đức đạt thành tích 11 giây, cao nhất toàn đoàn Việt Nam và xếp thứ 30 khu vực châu Á.

Ở trường, Đức thường đảm nhiệm những công việc làm clip cho các sự kiện. Cậu ước mơ sau này trở thành nhà làm phim.

Nhắc đến thành công, Đức tự nhận may mắn và khác biệt. May mắn ở chỗ dù bảng điểm không thực sự xuất sắc, điểm thi tiếng Anh không vượt trội so với học sinh chuyên Anh, nhưng Đức có “chiến thuật” nói chuyện phù hợp, đánh trúng sở thích, tâm lý của người phỏng vấn. Bởi vậy, cậu là người được chọn trong số những học sinh Amsterdam nộp hồ sơ.

Đức chia sẻ, một người bạn trong trường cũng đi phỏng vấn trường Macalester nhưng đã sai lầm khi nói nhiều về rock. Rút kinh nghiệm, Đức chú trọng tới những thứ cổ điển hơn. Một thời gian sau phỏng vấn, Đức nhận email chúc mừng của trường khi đang ngồi học trong lớp.

“Em nhận tin nhắn của bạn nói ứng viên cùng trường bị trượt. Hồi hộp, em ra ngoài mượn bạn ấy máy để check mail. Em đã phải nhập đi nhập lại password vài lần mới vào được, sau đó cũng phải đọc kỹ thư mới hiểu mình đã được nhận. Em đã hét òa lên vui sướng trong tiếng chúc mừng của bạn bè”, Đức kể và cho hay mùa săn học bổng năm nay, cậu định gửi 15 bộ hồ sơ nhưng mới nộp gần chục bộ. Ngoài Macalester, bốn trường khác đã nhận Đức, số còn lại chưa có kết quả.

Trong suốt quá trình làm hồ sơ gửi sang các trường ở Mỹ, Đức luôn được mẹ hỗ trợ. Cậu thi vào chuyên Nga cũng một phần vì có cả bố và mẹ từng học ở Nga, phần vì biết “lượng sức mình”. Vào cấp 3, thấy bạn bè rục rịch ý định đi du học, Đức bắt đầu nuôi ước mơ. Ngoài học, cậu tích cực tham gia các hoạt động, đóng góp nhiều tài năng đàn, beatbox và làm clip.

Ước muốn trở thành nhà làm phim, Đức đăng ký khoa Media Studies của trường Macalester. Cậu cho rằng mặc dù ngành phim ở trường này không phải là thế mạnh, nhưng học ở đây cậu sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chiến dịch cho Liên Hiệp Quốc khi ra trường. Hiện tại, Đức xin visa và chuẩn bị sức khỏe cho chuyến nhập học vào tháng 8 sắp tới.

Cô Phạm Thị Bích Hồng, chủ nhiệm lớp chuyên Nga, cho hay, Đức rất có khả năng sáng tạo và sức bật. Mặc dù lực học không thật sự xuất sắc như các bạn trong lớp, nhưng ở những thời điểm quan trọng, Đức vẫn có thể bật lên được. “Tôi không bất ngờ khi biết Đức giành học bổng. Với tính cách và sức bật như vậy, tôi nghĩ em ấy có thể làm được. Ngoài học tập, Đức là học sinh chăm chỉ, tham gia nhiệt tình các hoạt động, đặc biệt em ấy xoay rubic rất giỏi”, cô Hồng nói.

Lớp chuyên Nga của Đức năm nay có 13 bạn trên tổng số 17 học sinh giành học bổng du học các nước.

Bình Minh

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2013/06/chien-thuat-gianh-hoc-bong-dai-hoc-danh-tieng-my/

Ngày 15/6, TP.HCM công bố điểm thi tốt nghiệp

Posted: 13 Jun 2013 07:28 AM PDT

- Đến ngày 13/6, công tác chấm thi tốt nghiệp THPT gần như đã hoàn tất, các hội đồng
thi đang hoàn thành khâu ghép phách, dự kiến trong 2 ngày tới các trường THPT trên
địa bàn TP.HCM sẽ đồng loạt công bố điểm thi tốt nghiệp.

Thầy Hoàng Sĩ Hồng – Nghệ An cho biết: điểm văn tương đối cao, trong gần 300 bài
thi được giao có hơn một nửa số bài thi đạt mức điểm từ 7-9 điểm, , không có bài văn
có điểm tuyệt đối. Mức điểm từ 5 đến 6 chiếm khoảng 30 %, có nhiều phòng thi không
bài dưới điểm 5. Tuy nhiên rải rác vẫn có một vài bài thi đạt 1,5 điểm; điểm 3 không
nhiều. Những bài thi điểm kém là những bài học sinh không biết viết, hoặc để trắng.

Về câu hỏi liên quan đến em Nguyễn Văn Nam có nhiều thí sinh viết rất xúc động,
bày tỏ sự chân thành, ngưỡng mộ, ca ngợi tinh thần hy sinh của Nam khi xả thân cứu
người đúng như barem điểm của Bộ.

Có nhiều bài thi không đi sát yêu cầu nhưng không viết lệch lạc, gây tác hại, khởi
xướng hay phản kháng lại hành động này thuộc về tư tưởng, mà chỉ là cách viết thuộc
về cách suy nghĩ bồng bột của tuổi trẻ nên vẫn châm chước cho điểm" – lời thầy Hồng.

Một giáo viên dạy văn Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM cho rằng: Việc chấm
thi THPT đã hoàn tất được một ngày. Đối với môn Văn – đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT ấn
định cách ra đề mở và phải chấm bài mở, nhưng không gây khó khăn cho giám thị. So với
năm trước điểm thi môn Văn năm nay đạt cao hơn, phổ điểm chiếm đa số ở mức 7-8 điểm.

Một giáo viên quận Phú Nhuận cho rằng. Điểm môn Văn sẽ dao động từ 7 đến 8, số bị
điểm 5- 6 nhưng số liệu này không đáng kể, trong số bài thi được giao không có em nào
phải chịu dưới điểm 5.

Các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận, Đăk Lắk…vẫn đang trong quá trình chấm thi. Ông
Trương Thức – Chánh văn phòng Sở GD- ĐT Đăk Lắk cho biết, dự kiến ba ngày tới sở sẽ
hoàn tất công tác chấm thi và công bố điểm thi.

Còn ông Lê Hồng Sơn, giám đốc Sở GD -ĐT TP.HCM cho biết kết quả thi tốt nghiệp
THPT năm 2013 sẽ được thành phố công bố sớm nhất vào ngày 15/6. Hiện, sở đã huy động
hơn 3.000 giám khảo chấm thi, riêng môn thi môn Địa lý, số lượng giáo viên không
nhiều nên giám khảo phải chấm ngày đêm và cả ngày chủ nhật để đảm bảo tiến độ.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết chậm nhất là ngày 18/6, các hội đồng
chấm thi xét và đề nghị giám đốc sở GD-ĐT sơ duyệt kết quả thi tốt nghiệp THPT, công
bố kết quả tạm thời của kỳ thi. 

Trước ngày 24/6 sẽ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, trả học bạ và các loại giấy chứng nhận cho thí sinh.

Chậm nhất đến ngày 25/6, các sở GD-ĐT có thí sinh xin phúc khảo phải gửi danh sách phúc khảo đến sở GD-ĐT chấm bài thi tự luận. Trước ngày 28/6, hội đồng phúc khảo sẽ chuyển kết quả phúc khảo bài tự luận cho sở GD-ĐT có bài tự luận để xét tốt nghiệp sau phúc khảo.

Lê Huyền – Văn Chung 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/125125/ngay-15-6--tp-hcm-cong-bo-diem-thi-tot-nghiep.html

Hạt thóc và trang vở học trò

Posted: 13 Jun 2013 07:28 AM PDT

(GDTĐ) – Những ngày này, cũng như mọi năm, khi mà bà con nông dân ở vựa thóc đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch rộ vụ lúa hè thu thì câu chuyện bàn luận về giá lúa gạo cũng lại rộ lên trên hầu hết các phương tiện truyền thông đại chúng. Truyền hình quốc gia ngoài việc đưa tin, còn mời cả các chuyên gia về xuất khẩu lúa gạo trực tiếp lên sóng để bàn luận. Tại một hội thảo do Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn phối hợp với tổ chức Oxfarm tổ chức, câu hỏi được ra là "ai hưởng lợi khi giá gạo tăng?"; và câu trả lời là cho dù giá gạo giảm hoặc tăng thì người nông dân đều thiệt.


 

Còn thực tế trên các cánh đồng thì gần như đã thành "chuyện thường ngày ở huyện" nhiều năm nay, hễ bước vào thu hoạch lúa hè thu thì giá lúa lại sụt giảm ở mức thấp, trong khi đó đầu ra gặp khó khăn khiến tình hình luôn căng thẳng. Các nhà đàm phán giá lúa gạo xuất khẩu cũng hoạt động tích cực nhưng phàn nàn rằng ta bị ép giá trên thị trường thế giới. Ở trong nước, Chính phủ chỉ đạo dành nhiều nghìn tỷ đồng không tính lãi để thực hiện việc thu mua tạm trữ lúa gạo; nhưng có ý kiến đánh giá, lợi ích này chưa đến được với nông dân. Nỗi lo lắng của nông dân càng chồng chất.

Một vài thông tin rút ra từ các phóng sự và một số ý kiến phát biểu tại một số hội nghị về nông nghiệp nông thôn nông dân cho thấy, những năm gần đây, lợi nhuận thu được trên 1 kg lúa suốt một thời gian dài không tăng được bao nhiêu, và trong chuỗi giá trị thóc lúa làm ra thì công sức người nông dân là 60%, nhưng phần họ được hưởng chỉ khoảng 20%, còn lại là dịch vụ thương mại và các khâu khác. Thu nhập của người trồng lúa rất thấp, có nơi ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ đạt 535.000 đồng/người/tháng. Những con số như vậy làm cho chúng ta thật xót lòng.

Giá thóc lúa trong cái nhìn của nhà hoạch định và tham mưu chính sách là vấn đề lợi ích quốc gia, lợi ích kinh tế vĩ mô. Nhưng với mỗi gia đình nông dân, đó là vấn đề đời sống thiết thân hàng ngày. Trong vô số những điều phải lo nghĩ, có lẽ một trong những điều lo nghĩ hàng đầu của những người cha người mẹ ở nông thôn là việc chuẩn bị cho con bước vào năm học mới đang đến gần. Tình hình giá thóc lúa như năm nay rõ ràng đã ảnh hưởng lớn đến túi tiền vốn ít ỏi của mỗi gia đình nông dân, trong khi hàng loạt khoản chi cho một đứa con đến trường đang chờ đợi họ.

Câu chuyện hạt thóc có liên quan đến trang vở học trò là vậy. Và có lẽ tâm trạng chung của hàng vạn phụ huynh học sinh ở khu vực nông thôn là nhà nước cần có những chủ trương thật mạnh tay, phù hợp với thực tế và thật kịp thời về giá thu mua tạm trữ, chỉ tiêu số lượng được mua tạm trữ và thời hạn tạm trữ hợp lý để họ có điều kiện xoay xở trước nhu cầu cuộc sống nhiều bề, trong đó có chuyện học hành của con cái.

Hương Nguyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3006/201306/hat-thoc-va-trang-vo-hoc-tro-1969985/

‘Không xử lý học sinh chép bài thi tốt nghiệp’

Posted: 13 Jun 2013 07:28 AM PDT

Thứ năm, 13/6/2013, 18:00 GMT+7

"Các em có khuyết điểm nhưng lỗi chính là người lớn vì nếu giám thị coi thi nghiêm túc học sinh không có cơ hội vi phạm", Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển nói.
Xuất hiện video chép bài thi tốt nghiệp tại Hà Nội / Hà Nội kỷ luật giám thị để học sinh chép bài thi

Trao đổi với VnExpress chiều 13/6, Thứ trưởng Hiển cho biết, hình thức xử lý của Hà Nội dành cho các giáo viên vi phạm quy chế thi tốt nghiệp ở điểm thi THPT Quang Trung (Hà Đông) rất nghiêm túc và đúng theo quy chế. Đó là bài học kinh nghiệm dành cho những người thầy làm nhiệm vụ thi trong những năm sau.

Cũng theo Thứ trưởng Hiển, Bộ đồng ý với Sở sẽ không xử lý những học sinh chép bài được ghi lại trong video, bởi các em có sai, nhưng lỗi thuộc về người lớn nhiều hơn. Nếu giám thị làm việc nghiêm túc thì học sinh không có cơ hội vi phạm quy chế, hoặc nếu có sẽ bị xử lý ngay chứ không chờ đến khi kỳ thi kết thúc.

"Kỳ thi nghiêm túc hay không phần lớn là do đội ngũ giám thị. Giám thị nghiêm khắc thì thí sinh sẽ không dám quay cóp. Qua việc này, học sinh cũng cần nâng cao ý thức học thật, thi thật để bản thân có kiến thức và kỳ thi cũng nâng cao được chất lượng", Thứ trưởng Hiển nói.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết không xử lý vi phạm của học sinh trong video vì lỗi lớn hơn thuộc về giám thị. Ảnh: Hoàng Thùy.

Ngay sau khi kỳ thi tốt nghiệp kết thúc, Bộ GDĐT và Sở Giáo dục Hà Nội nhận được video phản ánh giám thị và thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT 2013 trong buổi thi Toán và Ngoại ngữ ngày 4/6 tại Hội đồng thi THPT Quang Trung (Hà Đông).

Sở Giáo dục đánh giá sai phạm không có tổ chức, mang tính tự phát và chỉ xảy ra ở phòng thi số 35. Các giám thị đã thiếu trách nhiệm khi coi thi, không kiên quyết nhắc nhở thí sinh. Sở đề nghị cảnh cáo giám thị trong phòng thi số 35 ở 2 buổi thi Toán và Ngoại ngữ; khiển trách chủ tịch Hội đồng, thanh tra viên được phân công phụ trách khu vực phòng thi số 35 và giám thị ở ngoài phòng thi này. Các phó chủ tịch, thư ký, thành viên còn lại của Tổ thanh tra bị phê bình.

Năm ngoái, sau khi video vi phạm quy chế thi ở điểm THPT dân lập Đồi Ngô (Bắc Giang) được tung lên mạng, Bộ Giáo dục thống nhất với Sở không xử phạt học sinh ở các phòng thi vi phạm. Thí sinh quay video dù vi phạm quy chế thi khi đưa thiết bị có linh kiện điện, điện tử vào phòng, nhưng sau khi luận công và tội, nhận định việc quay nhằm tố cáo gian lận trong thi cử nên Sở Giáo dục Bắc Giang quyết định không hủy kết quả thi của thí sinh. Riêng 42 cán bộ, giáo viên, nhân viên có liên quan vụ gian lận bị kỷ luật.

Hoàng Thùy

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/06/khong-xu-ly-hoc-sinh-chep-bai-thi-tot-nghiep/

Hình ảnh tiêu cực trong phòng thi tốt nghiệp 2013

Posted: 13 Jun 2013 06:28 AM PDT

-Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 – 2013 được ngành giáo dục nhìn nhận là “tất cả đã diễn ra an toàn, nghiêm túc”. Nhưng những hình ảnh ghi lại được trong ngày 4/6 tại Hội đồng thi Trường THPT Quang Trung – Hà Đông (Hà Nội) cho thấy cảnh phòng thi lộn xộn, thí sinh thản nhiên trao đổi bài, thậm chí làm hộ bạn trước mặt giám thị.

Phòng thi nhốn nháo, giám thị lơ là

Sự làm ngơ của các giám thị khiến cho cảnh tượng trong phòng thi nhốn nháo. Buổi sáng thi Toán, thí sinh chỉ quay ngang dọc để chép bài của bạn.

 Đến buổi chiều thi tiếng Anh khá nhiều thí sinh không làm được bài nên nhấp nhổm sang người xung quanh, so sánh đáp án (câu hỏi giống nhau song thứ tự bị đảo lộn) rồi khoanh vào bài làm.

Tại hội đồng thi này, giám thị đến từ các trường THPT Nguyễn Huệ, Trúc Động, Trung tâm Giáo dục thường xuyên Thạch Thất và Phòng GD-ĐT Hà Đông, với trên 600 thí sinh của các trường THPT Trần Hưng Đạo, Lê Quý Đôn – Hà Đông và Quang Trung – Hà Đông.

Sau khi nắm được thông tin, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển khẳng định Bộ GD-ĐT sẽ ngay lập tức xác minh thông tin và phối hợp với Sở GD-ĐT Hà Nội kịp thời xử lí sự việc.

“Quan điểm của Bộ GD-ĐT là xử lí nghiêm túc, không bao che các sai phạm trong thi cử để duy trì niềm tin của người dân vào việc kiên quyết chấn chỉnh trật tự, kỷ cương kỳ thi” – Thứ trưởng cho hay.


Play

Hà Nội: Sai phạm chỉ là tự phát

Sau khi tiếp nhận thông tin, Sở GD-ĐT Hà Nội đã thành lập đoàn thanh tra,  xác minh sự việc.

Trao đổi với VietNamNet, một lãnh đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, không giống sự việc tiêu cực ở hội đồng Trường THPT DL Đồi Ngô (huyện Lục Nam, Bắc Giang) năm 2012 khi giám thị giải bài rồi đưa cho học sinh chép; giám thị tại hội đồng thi này chỉ làm ngơ để thí sinh “phối hợp” làm với nhau.

Ngày 11/6, Sở đã kết luận xác minh trong 20 đoạn hình ảnh, có một đoạn ở phòng thi số 50, 19 đoạn  ở phòng thi số 35 trong thời gian thi 2 môn Toán và Ngoại ngữ.

“Trong đó, đã xác minh hiện tượng giám thị để thí sinh mất trật tự và trao đổi bài chỉ xảy ra ở phòng thi số 35 ở thời gian cuối của 2 buổi thi môn Toán và Ngoại ngữ”.

tiêu cực, phòng thi, tốt nghiệp, Đồi Ngô, Bộ Giáo dục, đáp án

Bà Phạm Thị Hồng Nga, phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, có mặt tại hội đồng coi thi THPT Quang Trung – Hà Đông vào sáng 3-6 để cùng đoàn thanh tra của Bộ GD-ĐT thị sát các phòng thi – Ảnh: V.H/Tuổi Trẻ

 Ông Đoàn Hoài Vĩnh, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay, “xét tính chất sự việc, sai phạm không có tổ chức, không có dấu hiệu tiêu cực, mang tính tự phát và chỉ xảy ra ở 1 phòng thi. Trách nhiệm trước hết thuộc về các giám thị trong phòng thi đã thiếu trách nhiệm khi coi thi, không kiên quyết nhắc nhở thí sinh trong phòng thi”.

Do đó, Sở GD-ĐT Hà Nội dự kiến hình thức kỷ luật với 9 người làm công tác thi với các hình thức từ phê bình đến cảnh cáo.

Cụ thể, cảnh cáo đối với các giám thị  trong phòng thi số 35 ở 2 buổi thi môn Toán và  Ngoại ngữ; khiển trách đối với Chủ tịch Hội  đồng, Thanh tra viên được phân công phụ trách khu vực phòng thi số 35 và các giám thị ở  ngoài phòng thi số 35; phê bình đối với lãnh đạo hội  đồng gồm các Phó chủ tịch và thư ký, các thành viên còn lại của Tổ thanh tra.

Việc xử lý cán bộ giáo viên vi phạm quy chế thi  được tiến hành theo Thông tư 10/2012/TT-BGDĐT về Quy chế thi tốt nghiệp THPT và Nghị định 27/2012/NĐ-CP về  xử lý kỷ luật viên chức.

Kết quả này đã được báo cáo lên UBND thành phố Hà Nội và Bộ GD-ĐT.

  • Nhóm phóng viên

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/124963/hinh-anh-tieu-cuc-trong-phong-thi-tot-nghiep-2013.html

Người gieo chữ ở làng phong

Posted: 13 Jun 2013 06:28 AM PDT

(GDTĐ) – Năm 1987, khi tốt nghiệp Trường Trung học Sư phạm Đà Nẵng, cô Hà Thị Thu Oanh (Điện Bàn, Quảng Nam) được phân công công tác về Trường tiểu học Tiên Lãnh, Tiên Phước, Quảng Nam nhưng cứ mỗi mùa hè cô lại cùng bạn bè ra tình nguyện dạy chữ ở làng phong Hòa Vân. Sự thiếu thốn, thiệt thòi của những đứa học trò và tấm lòng chân thật của người bệnh phong làm cô giáo trẻ Thu Oanh vô cùng cảm động. 3 năm sau, cô quyết định xin chuyển công tác ra làng Vân để dạy chữ.


 

Việc cô giáo trẻ xinh xắn như Thu Oanh tình nguyện ra cắm chốt để dạy học cho những đứa trẻ làng phong đã khiến cho những người thân trong gia đình và bạn cô cực lực phản đối. Cái thời ấy do chưa hiểu về bệnh phong nên nhiều người còn xa lánh, miệt thị những người bị bệnh. Hơn nữa, vì bệnh tật và sự ghẻ lạnh của cộng đồng nên cuộc sống của mọi người ở làng Vân thiếu thốn trăm bề.

Đối mặt với muôn vàn khó khăn, áp lực công việc chuyên môn khi các em không có phòng học, thiếu sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập, bên cạnh là chuyện tình cảm riêng tư bị đổ vỡ vì người yêu kiên quyết không chấp nhận việc cô về dạy học và "định cư" ở làng Phong. Nhưng vì sự cảm thông và tình yêu thương đối với các em học sinh nơi đây quá lớn nên Thu Oanh đã chấp nhận tất cả.

Trường mở trong làng khi đó trực thuộc Bệnh viện da liễu Hòa Vang nên cô ở luôn 1 phòng trong khu điều trị. Để các em có sách vở học, mỗi mùa hè cô phải đi xin sách vở cho các em. Cả làng phong lúc đó chỉ có 1 thầy giáo là người địa phương, còn các thầy cô khác ra chỉ một thời gian là chán nản và bỏ về vì buồn. Vậy là cả trường chỉ còn 2 người thay nhau dạy các lớp ghép 5 trình độ . Mãi tới khi trường chuyển từ Hòa Vân qua phường Hòa Hiệp mới có giáo viên chính sang dạy 2 lớp 4-5, cô giáo Thu Oanh vẫn nhận dạy lớp ghép 1-2-3.

Có cả quãng thời gian dài gần 10 năm, khi trường di chuyển, mỗi ngày cô phải đi đi về về 1 chặng đường hàng chục cây số lúc thì phải đi bằng thuyền băng qua eo biển, khi thì đi bộ men theo triền đèo Hải Vân. Trong túi cô lúc nào cũng có 1 chiếc đèn pin và chai nước uống để sẵn sàng với những đường hầm tối om dài cả cây số… Nhưng những khó khăn ấy không ngăn được tình cảm của cô giáo trẻ với những đứa trẻ kém may mắn ở làng phong. Ngoài giờ dạy học cô giáo Hà Thị Thu Oanh còn đến từng nhà vận động phụ huynh đưa con em đến lớp và hướng dẫn bà  con cách điều trị bệnh phong. Tấm tình ấy của cô đã được lớp lơp học trò và phụ huynh các em ghi nhận.

Ông Hồ Hòa ở Phường Hoà Hiệp Nam (Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng) một phụ huynh kể về cô giáo Thu Oanh bằng sự cảm phục: "Làng Vân khi còn ở ngoài đó, cô Oanh ra dạy dỗ các cháu, cô Oanh hai mấy năm ngoài đó, chúng tôi rất khâm phục.

Chia tay mối tình đầu vì quyết định ở lại làng phong, mải mê gieo chữ cho những đứa trẻ nên mãi tới năm 2000 cô giáo Thu Oanh mới lập gia đình. Chồng cô là một người đàn ông hiền lành tốt bụng bị tai nạn lao động phải ngồi xe lăn và hiện tại làm nghề photo copy tại nhà. Anh chị cũng đã có 2 cậu con trai 1 cháu 13 tuổi, 1 cháu 9 tuổi rất khôi ngô, ngoan ngoãn. Năm 2011, khi làng phong Hòa Vân được dời vào quận Liên Chiểu, những học trò làng phong được đi học hòa nhập với các bạn ở trường bình thường, cô giáo Oanh cũng theo các em về dạy ở Trường tiểu học Trưng Nữ Vương, thành phố Đà Nẵng. 22 năm gắn bó với những đứa trẻ ở làng phong, học trò của cô bây giờ có em đã trở thành đồng nghiệp rất nhiều người là phụ huynh học sinh. Mối thân tình và tình cảm của họ dành cho cô giáo Thu Oanh vẫn vẹn nguyên như cái thời cô đi gieo chữ ở làng phong.

Không hoa tươi, không quà tặng cô nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam những đứa trẻ làng phong chỉ có tấm lòng và niềm khát khao sự học để hòa nhập với cuộc đời nhưng với cô giáo Thu Oanh đó mới chính là món quà có ý nghĩa nhất đối với người làm nghề chèo đò.n

Mã số: 1061

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/nguoi-gieo-chu-o-lang-phong-1969984/

Hà Nội xử lý các giáo viên vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT

Posted: 13 Jun 2013 06:28 AM PDT

(GDTĐ) – Từ nguồn tin cung cấp bằng hình ảnh của báo Dân trí về tình trạng mất trật tự, trao đổi trong phòng thi tại Hội đồng thi trường THPT Quang Trung (quận Hà Đông), Sở GD-ĐT Hà Nội đã lập đoàn thanh tra nhanh chóng xác minh và đã có kết luận về vụ việc này.

- Bộ GDĐT chỉ đạo xử lý nghiêm vi phạm phòng thi

123
Thật tiếc khi có một “con sâu bỏ rầu nồi canh”. Ảnh: Thí sinh dự thi tại Hội đồng thi Trường THPT Quốc học Quy Nhơn

Trong văn bản báo cáo xử lý vi phạm quy chế thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 số 5287 ngày 11/6/2013 ông Nguyễn Hữu Độ – Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội – nhấn mạnh: "Sở GDĐT Hà Nội đã nghiêm túc tiến hành các bước: Họp Ban Giám đốc và trưởng các phòng ban liên quan, xem rõ hình ảnh và tính chất sai phạm để thống nhất nội dung và cách thức giải quyết; Phối hợp với PA83 Công an Thành phố xác minh tính pháp lý của hình ảnh đối chiếu với thực tế tại hội đồng coi thi.

Thành lập đoàn Thanh tra nhanh chóng xác minh sự việc và có kết luận như sau: Xác minh 20 đoạn hình ảnh được cung cấp, đối chiếu với thực tế tại hội đồng coi thi trường THPT Quang Trung, Hà Đông, trong đó có 1 đoạn hình ảnh ở phòng thi số 50, 19 đoạn hình ảnh ở phòng thi số 35 trong thời gian thi môn toán và ngoại ngữ. Trong đó đã xác minh hiện tượng giám thị để thí sinh mất trật tự và trao đổi bài chỉ xảy ra ở phòng thi số 35 ở thời gian cuối của 2 buổi thi môn toán và ngoại ngữ.

Trực tiếp làm việc với tất cả các giám thị của Hội đồng coi thi, yêu cầu các giám thị làm bản tường trình về toàn bộ quá trình làm việc tại hội đồng coi thi, việc chấp hành quy chế thi của bản thân và các thành viên của hội đồng coi thi. Hội đồng coi thi đã tổ chức tốt việc học tập quy chế, làm việc nghiêm túc, cơ bản hoàn thành nhiệm vụ.

Đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo hội đồng (chủ tịch, các phó chủ tịch, các thư ký), tổ thanh tra tại hội đồng và các giám thị 1, 2, 3 của phòng thi số 35 trong hai buổi thi môn Toán và Ngoại ngữ và các giám thị có trong đoạn hình ảnh được cung cấp làm bản tường trình, tự nhận khuyết điểm và mức độ kỷ luật.

Tại phòng thi số 35 ở những phút cuối của hai môn toán và ngoại ngữ thí sinh mất trật tự, trao đổi bài, giám thị thiếu trách nhiệm khi coi thi, không kiên quyết nhắc nhở thí sinh trong phòng thi, giám thị không hoàn thành nhiệm vụ”.

Căn cứ vào kết luận trên và xét tính chất sự việc, sai phạm không có tổ chức, mang tính tự phát và chỉ xảy ra ở 1 hội đồng thi, Thanh tra thi tại hội đồng chịu trách nhiệm liên đới. Căn cứ vào quy chế thi tốt nghiệp THPT hiện hành, Sở GDĐT Hà Nội dự kiến hình thức kỷ luật cho các thành viên:

"Cảnh cáo đối với các Giám thị trong phòng thi số 35 ở 2 buổi thi môn Toán và Ngoại ngữ; Khiển trách đối với Chủ tịch Hội đồng, Thanh tra viên được phân công phụ trách khu vực phòng thi số 35 và các Giám thị ở ngoài phòng thi số 35; Phê bình đối với lãnh đạo hội đồng gồm các Phó chủ tịch và thư ký, các thành viên còn lại của Tổ thanh tra”.

Sở GDĐT đã chỉ đạo các thủ trưởng các đơn vị có cán bộ giáo viên vi phạm quy chế thi tiến hành xử lý kỷ luật cán bộ theo quy chế thi tốt nghiệp THPT và Nghị định 27 về xử lý kỷ luật viên chức. Việc thực hiện xử lý phải hoàn thành trước ngày 25/6/2013.

Là người đầu tiên được tiếp cận các hình ảnh giám thị và thí sinh vi phạm quy chế trong phòng thi (ngày 5/6 – PV), Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển khẳng định: "Mức độ sai phạm đến đâu sẽ xử lý nghiêm đến đó. Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo Hà Nội làm rõ sai phạm, không bao che".

Theo S.H
Báo điện tử Dân trí

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/ha-noi-xu-ly-cac-giao-vien-vi-pham-quy-che-thi-tot-nghiep-thpt-1969980/

"Chúng ta đang đào tạo cái chúng ta có"

Posted: 13 Jun 2013 06:28 AM PDT

Điểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) đặt vấn về việc khai thác hiệu quả nguồn lực đầu tư cho công tác dạy nghề. Theo ông Tuấn, hiện nay nhiều nơi có trường, có thầy dạy nghề nhưng thiếu trò. Một số học viên học nghề nhưng không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp, muốn tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại. Với vai trò là người tham mưu cho Chính phủ trong việc đào tạo nghề, Bộ trưởng suy nghĩ gì về vấn đề này?

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Chuyền cho biết công tác dạy nghề những năm trước đây đã được đầu tư. Hiện nay trên cả nước có trên 1.000 đơn vị dạy nghề, trong đó công lập trên 800, ngoài công lập khoảng 400 cơ sở. Những năm vừa qua, bộ hướng dẫn các địa phương triển khai dạy nghề. Một số cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ. Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí cho lĩnh vực này.

Đầu tư cơ sở dạy nghề nhưng học sinh theo học không nhiều, như vậy có lãng phí không? Theo Bộ trưởng, việc phân luồng sau khi tốt nghiệp phổ thông và tư tưởng học nghề sau phổ thông chưa thông suốt giữa phụ huynh và học sinh.

Bộ trưởng cũng thẳng thắn thừa nhận chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng đúng nhu cầu của doanh nghiệp. “Cái chúng ta đang làm hiện nay là đạo tạo cái chúng ta có. Một số doanh nghiệp nước ngoài khi tuyển dụng lao động thường chọn học sinh hết lớp 12 để đào tạo thêm. Có thực tế đó” – bà Chuyền nói.

Giải pháp Bộ trưởng đưa ra là sắp tới sẽ cố gắng đào tạo nghề gắn với thị trường lao động, triển khai đào tạo cái doanh nghiệp cần trên cở sở cái mình đã có. Tất nhiên cái người ta cần mà mình không đủ đáp ứng được thì phải chịu.

“Chúng tôi cũng có chủ trương hình thành bộ phận tư vấn tiếp thị, nắm nhu cầu thị trường để đào tạo cho phù hợp. Bộ cũng liên kết với các tổ chức như Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản để đào tạo nghề cho phù hợp với nhu cầu thị trường” – bộ trưởng nhấn mạnh.

Đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) và đại biểu Huỳnh Thành Đạt (TP.HCM) cùng nêu vấn đề đề nghị làm rõ việc đào tạo giữa Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có chồng chéo không. Quy định hiện nay là các trường cao đẳng, TCCN trực thuộc Bộ GD-ĐT trong khi các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề trực thuộc Bộ Lao động – thương binh và xã hội.

Bộ trưởng Chuyền cho rằng vấn đề này hợp lý, việc đào tạo nghề sẽ gắn liền với nhu cầu việc làm sau này nên theo bà không có gì chồng chéo.

Trao đổi lại vấn đề này, đại biểu Tâm cho rằng thực tiễn hiện nay hai hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm dạy nghề tồn tại song song nhau và chức năng gần như nhau, như vậy rất lãng phí và đề nghị Bộ trưởng tham mưu Chính phủ giải quyết sớm.

Lương hưu còn bất cập

“Những người nghỉ hưu trước năm 1990 vì hệ số thấp nên mức lương thấp. Những người nghỉ hưu sau này nhận mức lương cao hơn và chênh lệch tiền lương của người về hưu khá lớn. Rất nhiều cử tri phản ánh điều này, với vai trò là người đầu tàu, Bộ trưởng giải quyết thế nào về vấn đề này?” – đại biểu Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thừa nhận có vấn đề này. “Người về hưu trước năm 1993 bình quân nhận 2,8 triệu/tháng. Những người về hưu sau này nhận được khoảng 3,3 triệu/tháng. Từ năm 2008 đến nay, mức lương cho người nghỉ hưu tăng khoảng 30%, rõ ràng cùng một chức vụ như nhau nhưng về hưu ở 2 thời điểm khác nhau có chênh lệch tiền lương. Đại biểu yêu cầu xem xét lại vấn đề này, tôi đồng ý” – Bộ trưởng Chuyền nói.

8g sáng mai (13-6), Bộ trưởng bộ Lao động – Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền tiếp tục trả lời chất vấn đại biểu quốc hội

TTO

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/553639/chung-ta-dang-dao-tao-cai-chung-ta-co.html

Comments