Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tăng sinh hoạt phí cho lưu học sinh Việt Nam

Posted: 12 Jun 2013 08:25 AM PDT

(GDTĐ)-Đây là một trong những sửa đổi quan trọng nhất trong thông tư Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ GDĐT, Bộ Ngoại giao sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 144/2007/TTLT-BTC-BGDĐT-BNG ngày 05/12/2007 hướng dẫn chế độ, cấp phát và quản lý kinh phí đào tạo lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước.

 

 Cụ thể, mức sinh hoạt phí cho du học sinh được quy định như sau:

          Tên nước
(A)

Mức SHP toàn phần
(USD; EURO/1LHS/1tháng)
(B)

Mức cấp bù SHP diện Hiệp định (USD/1LHS/1tháng)
(C)

 

Bằng đồng đôla Mỹ

Bằng đồng EURO

 

 

Ấn Độ

420

 

300-420

 

Trung quốc

420

 

293

 

Đài Loan (Trung Quốc)

420

 

 

 

Căm-pu-chia, Lào

204

 

84

 

Mông Cổ

204

 

144

 

Hàn Quốc, Xin-ga-po

 

600

 

 

 

 

Hồng-kông (Trung Quốc)

 

Thái Lan, Phi-líp-pin, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a

 

360

 

 

 

Ba Lan

480

 

480

 

Bun-ga-ri

480

 

404

 

Hung-ga-ri

480

 

143-403

 

Séc

480

 

84

 

Xlô-va-ki-a

480

 

112

 

Ru-ma-ni

480

 

420

 

U-crai-na, Bê-la-rút

480

 

456

 

Nga

480

 

420

 

Cu-ba

204

 

198

 

Các nước Tây Bắc Âu

 

888

 

 

Hoa Kỳ, Ca-na-da, Anh, Nhật Bản

 

1.200

 

 

 

Úc, Niu Di-lân

1.032

 

 

 

Ai Cập

540

 

480

 

Ma-rốc, Mô-dăm-bích, Li-bi

 

 

250

 

Cũng theo thông tư này, chi phí làm hộ chiếu, visa của lưu học sinh được thanh toán theo mức quy định của Nhà nước đối với chi phí làm hộ chiếu và theo hóa đơn lệ phí visa thực tế của các nước nơi lưu học sinh được cử đi học đối với chi phí làm visa

Lưu học sinh bắt đầu nhập học khóa đầu tiên khi làm thủ tục đi học ở nước ngoài được cấp tạm ứng trước chi phí đi đường và không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí tại Việt Nam.

Riêng tiền tạm ứng chi phí đi đường, phí làm hộ chiếu, visa và sinh hoạt phí (không quá 3 tháng tiền sinh hoạt phí) cho lưu học sinh trước khi đi học thực hiện theo phương thức cấp bằng tiền mặt.

Trường hợp trong thời gian lưu học sinh về công tác hoặc nghỉ hè ở Việt Nam, nếu lưu học sinh có đơn đề nghị xin được cấp tiền sinh hoạt phí bằng tiền mặt theo chế độ được hưởng thì được Bộ GDĐT làm thủ tục cấp phát tiền sinh hoạt phí cho lưu học sinh. Số tiền sinh hoạt phí đã cấp phát tại Việt Nam sẽ được giảm trừ tương ứng trong tổng số kinh phí tiền sinh hoạt phí của lưu học sinh theo chế độ quy định.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201101/Tang-sinh-hoat-phi-cho-luu-hoc-sinh-Viet-Nam-1939447/

Phía sau phấn trắng bảng đen

Posted: 12 Jun 2013 08:25 AM PDT

(GDTD) – Tôi nể phục cô giáo Nguyễn Thu Hồng ở Trường THPT số 3 Bảo Yên (Lao Cai), người ở tận Lục Ngạn (Bắc Giang) đã có gần 10 năm cắm bản. Tốt nghiệp ĐH sư phạm tiếng Anh, không biết vì cớ sao, cô Hồng theo tiếng gọi của vùng cao Lào Cai lên nộp hồ sơ xin công tác.

Một trường cấp III mới thành lập ở vùng đặc biệt khó khăn "xa tít mù khơi" – bản Nà Đình, xã Nghĩa Đô (Bảo Yên – Lào Cai). "Năm 2004, khi cầm quyết định trên tay, tôi đã mường tượng ra cảnh đường sá, nhà cửa và học trò nơi vùng khó này khó khăn thế nào rồi" – cô Hồng tâm sự khi "bắt lời" cuộc trò chuyện.

Về Nghĩa Đô dẫu đã lường trước những khó khăn, ấy vậy hoàn cảnh lại vượt xa sự tưởng tượng của cô. Điện không có, nhà ở cho giáo viên và lớp học cho học sinh cũng tạm bợ bằng tranh tre nứa lá. Những ngày đầu xa nhà, nhớ quê cảm giác dài đằng đẵng như cả năm vậy. Tối đến, căn phòng chật hẹp chưa đầy 15m2 mà chứa đến bốn giáo viên, nhưng tứ phía vách nứa hở toang hoác, gió thông thốc thổi. Đêm đêm chỉ có đèn dầu leo lét để thắp sáng và soạn giáo án.

Những ngày đầu ở Nghĩa Đô, cô Hồng thấy đêm dài hơn ngày và chỉ muốn ngày kéo dài thêm. Bởi chỉ đến 18 giờ tối là trời tối mịt, xung quanh toàn núi và cây. May có chiếc đài nhỏ bố cô gửi cho để làm bạn nên cũng đỡ buồn.

Nghĩa Đô hình như là "rốn mưa" hay sao mà từ khi về nhận công tác, mưa liên hồi. Phòng ở giống như "khách sạn ngàn sao", bị dột tứ phía vì thế đêm mưa các giáo viên càng thêm nhớ nhà. Những lúc ấy, nước mưa trên trần nhà dội xuống mặt cô Hồng, trộn với nước mắt, ướt đầm. Nước sinh hoạt ở trường chỉ trông chờ vào bể nước của dự án 135 tận trên nguồn dẫn về. Những khi trời mưa, nước đục hàng tuần không dùng được, cả khu tập thể đành mang xô, chậu vào nhà dân xin nước sạch.

v
Cô giáo Nguyễn Thu Hồng (mặc áo dài ở giữa) cùng học trò

Đến giờ, tuy đã sắp được 10 năm "cắm bản" nhưng cô Hồng nhớ lắm hình ảnh lớp học khi cô mới bước vào nghề. Nó chỉ là khung gỗ ghép tạm vào nhau nên tạo cảm giác chênh vênh. Nền lớp học bằng đất đầm nhẵn nhưng mau chóng bung ra toàn bột đất. Sau mỗi tiết học chân trò, chân cô đỏ đất cát. Khi cô mới đến dạy học, không phải đứa trẻ nào cũng ham học như bây giờ mà do cuộc sống khó khăn, chúng bỏ học lên nương rẫy làm giúp bố mẹ. Vậy là, có những buổi chiều cô phải trèo đèo lội suối đến tận những bản xa để "nịnh" bọn trẻ ra lớp. Nhiều khi đến bản còn "bị" phụ huynh mời uống đôi ba bát rượu mới chịu cho con đi học. Cô Hồng tâm sự: "Thú thật, đến giờ ngẫm lại mới thấy mình nể chính mình. Vì những ngày đầu đến bản Nà Đình này công tác, trong tôi toàn nỗi buồn, nhớ, chán nản, nước mắt và thất vọng. Mỗi buổi chiều về, chẳng biết làm gì đành ngồi trước phòng nhìn ra ngọn núi xa xăm giăng kín sương mờ. Rồi lại mong trời mau sáng để được nhìn những ánh mắt hồn nhiên, thơ ngây của học trò cho bớt buồn."

Một năm, hai năm, "đất bén duyên người", cô Hồng thấy quen dần mảnh đất này, thấy yêu thương học trò và dân bản vùng cao. Sau hai năm gắn bó, cô kết hôn với một thầy giáo dạy cấp II, nhà ở thị trấn cách trường hơn 30 cây số.

Lúc đầu, cô và chồng dạy học gần nhau, sau đó, chồng cô chuyển đến nơi cách đó hơn 10 cây số rồi sau ba năm nữa lại chuyển đi xa thêm hơn 20 cây số. Vậy là cô Hồng luôn phải sống xa chồng. Chỉ những ngày cuối tuần, chồng cô mới tranh thủ về.

Cô Hồng cho biết, cả hai đều "cắm bản" xa nên hai người phải cố gắng, hiểu và chia sẻ cho nhau. Vợ chồng cô có một cậu con trai kháu khỉnh. Cháu sinh ra và lớn lên giữa bản Tày đầy gian khó. Nhà ở, điện, nước thiếu nên khi cháu được hai tuổi, cô gửi về ông bà nội trông nom giúp. Gửi con về nhà bố mẹ chồng, đêm đêm sau khi soạn giáo án xong, cô Hồng trằn trọc không ngủ vì nhớ chồng cũng đang nhọc nhằn "cắm bản" nơi xa. Lại thương con không được sống gần bố mẹ.

Vào những tháng trời mưa liên miên, đường bị sạt lở, cả tháng trời cô Hồng không về được nhà thăm chồng con. Cô Hồng bùi ngùi kể: "Lúc cháu còn ở đây, có một bận, nhà trường bật máy nổ để tổ chức văn nghệ, tôi bế cháu ra xem, thằng bé cứ nhìn chằm chằm vào bóng điện treo trên sân khấu mà không chịu về. Ngày thường nó đâu có biết đến thứ bóng đèn phát sáng đó…"


Khu tập thể nơi cô giáo Hồng đã ở 10 năm nay
 

Giờ cô Hồng coi Nà Đình là quê hương thứ hai của mình. Các lớp học trò của cô ra trường, đi Hà Nội học đại học rồi về huyện làm cán bộ, có đứa về làm đồng nghiệp với cô, cô cũng đỡ tủi thân và thấy vui với nghề dạy học nơi vùng khó. Nay cơ sở vật chất nhà trường được cải thiện ít nhiều. Có dãy lớp học được xây khang trang song nhà ở của giáo viên thì không hề thay đổi. Khi nhìn nhà ở của cô Hồng cùng đồng nghiệp, vẫn là hai dãy nhà cấp 4 tạm bợ, tôi cứ bùi ngùi. Ngày nắng thì nóng ran, ngày mưa thì dột tứ phía, đa số những hàng chân cột mối đã ăn rỗng. Nỗi lo về nước sinh hoạt, hàng hóa tiêu dùng hàng ngày với những giáo viên vùng khó như cô Hồng vẫn còn. Lúc này, cô và đồng nghiệp còn phải đối mặt với cơn "bão giá" của thị trường, mà đồng lương và trợ cấp ở vùng đã ra khỏi chương trình 135 lại tụt xuống.

Tôi gặng hỏi, những lúc công việc và cuộc sống khó khăn, chị có ý định chuyển công tác hay chuyển về quê không? Cô Hồng cười, thành thật nói: "Khi tốt nghiệp sư phạm, không ai muốn dấn thân vào những vùng khó. Nhưng khi đến rồi, thấy gắn bó với học trò và nhân dân nên đành gác lại những nỗi lo cá nhân để sống và dạy chữ. Mình ở đây quen khổ rồi nên cố gắng dạy cống hiến cho đồng bào. Viên phấn ở đâu mà chẳng trắng, nhưng học trò ở đây thiệt thòi hơn."

Nghe vậy, lòng tôi nghẹn lại. Tiếng nói của cô có cái hoang hoải của núi rừng. Phía sau cô và đồng nghiệp luôn có biết bao ước mơ của con trẻ. Các thầy cô là những người nuôi lớn ước mơ đó. Tôi bắt tay cô Hồng thật chặt thay cho sự trân trọng và cảm phục.

Nguyễn Thế Lượng

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201306/phia-sau-phan-trang-bang-den-1969958/

Học sinh khuyết tật trồng rau sạch cho resort "5 sao"

Posted: 12 Jun 2013 08:25 AM PDT

 

Nguồn: http://nld.com.vn/201306120258478p0c1201/hoc-sinh-khuyet-tat-trong-rau-sach-cho-resort-5-sao.htm

Giải đáp hàng loạt các ý kiến liên quan đến chế độ nhà giáo

Posted: 12 Jun 2013 07:25 AM PDT

(GDTĐ)-Ngày 22/3, Bộ GDĐT đã có văn bản tiếp tục trả lời ý kiến, kiến nghị của các Sở GDĐT tại Hội nghị Giao ban Vùng lần thứ nhất năm học 2010-2011, trong đó, phần lớn những câu hỏi liên quan đến chế độ cho đội ngũ giáo viên, CBQL.

*Trước câu hỏi: Đề nghị Bộ GDĐT phối hợp với các Bộ liên quan điều chỉnh Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 của Bộ GDĐT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập nhằm đảm bảo quyền lợi, công sức của giáo viên đã bỏ ra vì hiện tại, trong Thông tư có điều khoản quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán tiền thừa giờ, quy định này hoàn toàn không đáp ứng đúng và đủ nhu cầu phân công, phân nhiệm đội ngũ trong trường tiểu học; gây nhiều khó khăn cho cơ sở. Đối với các trường bậc trung học, tại các cơ sở giáo dục, nhất là ở các đơn vị giáo dục ở vùng sâu, vùng xa thiếu giáo viên, địa bàn biệt lập, không có điều kiện thỉnh giảng nên dẫn đến thực tế một bộ phận giáo viên phải thực dạy tăng giờ vượt quá quy định trên 200 giờ/năm, nhưng số giờ vượt quá không được thanh toán do quy định tại Thông tư đã ban hành.

Bộ GDĐT trả lời: Một trong các mục đích ban hành Thông tư liên tịch số 50/2008/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 09/9/2008 hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập là nhằm đảm bảo quyền lợi, công sức của nhà giáo bỏ ra nhưng cũng nhằm tăng cường công tác quản lý đội ngũ, quản lý hoạt động có kế hoạch, chặt chẽ và hiệu quả. Do vậy, Thông tư quy định “Chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị, bộ môn thiếu nhà giáo theo định mức biên chế. Đơn vị, bộ môn không thiếu nhà giáo theo định mức biên chế thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, thai sản theo quy định phải bố trí nhà giáo khác dạy thay”. Việc cơ sở hiểu “trong Thông tư có điều khoản quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán dạy thêm giờ” là không đúng.

Việc liên bộ quy định số giờ dạy thêm của giáo viên không vượt quá 200 giờ tiêu chuẩn/năm là căn cứ quy định tại Điều 69 của Bộ Luật Lao động. (Điều 69 của Bộ Luật Lao động quy định "Tổng số thời giờ làm thêm trong  một năm không vượt quá 200 giờ").

Trong Thông tư không có điều khoản nào quy định trường tiểu học có đủ tỉ lệ giáo viên/lớp thì không được thanh toán dạy thêm giờ.

Ở các cơ sở giáo dục vùng sâu, vùng xa nếu thiếu giáo viên, các cấp quản lý phải có kế hoạch để tuyển dụng giáo viên cho đủ định mức biên chế như quy định. Trong trường hợp không có nguồn tuyển hay lý do nào khác, sở giáo dục và đào tạo báo cáo UBND tỉnh, trên cơ sở đó UBND tỉnh có văn bản báo cáo liên bộ xem xét giải quyết.

*Trước ý kiến đề nghị nghiên cứu sửa đổi, điều chỉnh Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 về chính sách phụ cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút đối với nhà giáo, CBQL giáo dục công tác tại địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn theo hướng: được hưởng phục cấp ưu đãi và phụ cấp thu hút theo Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ trong suốt thời gian công tác tại địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn (thay vì trong thời gian 3-5 năm, sau thời gian này nếu tiếp tục công tác thì chỉ được hưởng phụ cấp ưu đãi cao nhất là 50% như quy định hiện hành);  Phụ cấp thu hút đối với giáo viên vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn cần quy định cho tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đều được hưởng chế độ này, vì đây không phải là phụ cấp nghề nghiệp mà là phụ cấp theo vị trí địa lý và điều kiện kinh tế – xã hội nên trong cùng một trường chỉ có giáo viên được hưởng là không công bằng.

Bộ GDĐT cho biết: Về thời gian hưởng phụ cấp ưu đãi ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn: Tại điểm b khoản 2, mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn" được hưởng phụ cấp ưu đãi mức 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Không quy định (mức phụ cấp ưu đãi 70%) hưởng từ 3 đến 5 năm, sau đó giảm suống hưởng (mức 50%) như ý kiến phản ánh trên đây.

Về thời gian hưởng phụ cấp thu hút ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn: Tại điểm b khoản 4, mục II Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định nhà giáo, CBQLGD đang công tác tại các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Phụ cấp thu hút trả cho thời gian công tác thực tế của nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tại vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, nhưng thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá 5 năm.

Ngày 24/12/2010 Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, theo đó, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, cụ thể như sau: được hưởng phụ cấp hàng tháng tính theo thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nếu có thời gian đứt quãng thì được cộng dồn như sau: Mức 0,5 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 5 năm đến dưới 10 năm; Mức 0,7 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 10 năm đến dưới 15 năm; Mức 1,0 so với mức lương tối thiểu chung áp dụng đối với người có thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn từ đủ 15 năm trở lên.

Cũng theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ, các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức nói chung đang công tác tại cơ sở giáo dục thuộc vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

*Trước ý kiến: Việc chọn thời điểm công khai về tài chính theo Thông tư 09/2009/TT-BGDĐT ngày 7/5/2009  là tháng 6 hàng năm và cập nhật đầu năm học (tháng 9) không thuộc thời điểm cấp phát, quyết toán ngân sách theo niên độ hàng năm của các đơn vị giáo dục nên hiện nay việc công khai, quyết toán chỉ dừng lại ở việc quyết toán theo Quý gần thời điểm yêu cầu phải công khai.

Bộ GDĐT trả lời: Theo Thông tư 09/2009/TT-BGD ĐT ngày 7/5/2009 quy định thời gian các cơ sở giáo dục công khai tài chính vào tháng 6 hàng năm và cập nhật khi khai giảng năm học (tháng 9) và khi có thông tin mới hoặc thay đổi. Vậy các cơ sở giáo dục công khai quyết toán theo quý gần thời điểm yêu cầu công khai đã nêu trong Thông tư 09 là hợp lý.

*Trả lời ý kiến đề nghị thực hiện đảm bảo chế độ chính sách cho các giáo viên ở các xóm 135 thuộc xã vùng 2, Bộ GDĐT cho biết: Hiện nay, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để hoàn chỉnh dự thảo lần thứ 4. Thông tư liên tịch Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27/3/2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có bổ sung hướng dẫn áp dụng hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở cơ sở giáo dục thuộc các thôn, bản đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 01/2008/QĐ-UBDT ngày 11/01/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn thuộc xã khu vực II vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II). Dự kiến thời gian ban hành Thông tư liên tịch vào tháng 4/2011.

*Trả lời ý kiến: Đối với địa bàn các huyện miền núi có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh Tây Nguyên nên thực hiện các chế độ, chính sách như các tỉnh Tây Nguyên, Bộ GDĐT cho biết, quy định về địa bàn hưởng chính sách vùng đặc biệt khó khăn, vùng khó khăn, chính sách đối với các tỉnh Tây Nguyên thuộc thẩm quyền của Chính phủ; việc tham mưu để Chính phủ ban hành các chính sách theo vùng cũng thuộc thẩm quyền của liên Bộ. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo không tự quy định được vấn đề này.

*Ý kiến:
Có các chính sách đãi ngộ cho giáo viên đang công tác tại Huyện đảo Lý Sơn được hưởng như giáo viên công tác ở các xã biên giới, xã thuộc Chương trình 135 của Chính phủ.

Bộ GDĐT trả lời: Căn cứ Quyết định số 106/2004/QĐ-TTg ngày 11/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có xã An Bình thuộc xã đặc biệt khó khăn ;

Căn cứ Quyết định số 113/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã hoàn thành mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã vùng đồng bào dân tộc, miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa giai đoạn  1999-2005, bổ sung các xã, thôn, bản vào diện đầu tư của Chương trình 135 giai đoạn II và xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi có xã An Vĩnh, xã An Hải thuộc xã đặc biệt khó khăn.

Hiện nay, Bộ GDĐT đang phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính để hoàn chỉnh dự thảo (4) Thông tư liên tịch Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2007/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 27 tháng 3 năm 2007 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trong đó có bổ sung hướng dẫn áp dụng hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP của Chính phủ đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở cơ sở giáo dục thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo vào diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 (trong đó có 03 xã trên của huyện đảo Lý Sơn). Dự kiến thời gian ban hành Thông tư liên tịch vào tháng 4/2011.

*Trước đề nghị có cơ chế để thực hiện phụ cấp thâm niên cho giáo viên công tác lâu năm, có kinh nghiệm trong ngành, Bộ GDĐT trả lời: Trong dự thảo Nghị định của Chính phủ về chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo, Bộ GDĐT đang đề nghị nhà giáo công tác càng lâu năm thì mức phụ cấp thâm niên càng cao.

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3221/201103/Giai-dap-hang-loat-cac-y-kien-lien-quan-den-che-do-nha-giao-1942928/

Bộ GD-amp;ĐT ủng hộ chủ trương xây dựng khu ĐH Nam Cao

Posted: 12 Jun 2013 07:25 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng 12/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã có buổi làm việc với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Hồng Nga về đề án xây dựng khu ĐH Nam Cao. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo vụ, cục Bộ GDĐT, lãnh đạo sở GDĐT Hà Nam và một số cơ quan chức năng liên quan của tỉnh.

xcxcxx
Bộ GDĐT làm việc với UBND tỉnh Hà Nam về đề án xây dựng khu ĐH Nam Cao. Ảnh: NN

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học (Bộ GDĐT) – Đơn vị tư vấn xây dựng đề án – khu ĐH Nam Cao được xây dựng tại huyện Duy Tiên, diện tích trong ranh giới lập quy hoạch là 754,48 ha. Với quy mô dự kiến khoảng 74.000 sinh viên, khu ĐH sẽ gồm khu các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phát triển và khu dân cư.

Khu các cơ sở đào tạo sẽ gồm Trung tâm khu ĐH và các Trung tâm dịch vụ; khu TDTT trung tâm; khu các trường; khu các cơ sở nghiên cứu phát triển và các khu KTX tập trung. Khu các trường chiếm phần diện tích lớn nhất và là không gian chủ đạo của khu ĐH.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Trần Hồng Nga cho biết: Hiện đề án chưa được phê duyệt nhưng đã có 14 trường đăng ký về khu ĐH Nam Cao, trong đó có 4 trường đã được phê duyệt dự án và đang tiến hành thu hồi đất nên tính khả thi của đề án này là rất cao.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Bộ GDĐT ủng hộ chủ trương thành lập khu ĐH Nam Cao, phục vụ nhu cầu di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành Hà Nội, góp phần xây dựng nhân lực trình độ cao cho địa phương cũng như vùng đồng bằng sông Hồng.

Nhận định đề án này có nhiều thuận lợi, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã góp ý một số vấn đề liên quan đến tài chính, quỹ đất, đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng…

Thứ trưởng cho rằng: Đề án cần dự báo được quy mô phát triển và số lượng sinh viên; xác định được lộ trình phát triển để phù hợp với tình hình thực tiễn.

Đề án cũng cần nêu rõ tính khả thi trong thu hút các nguồn lực đầu tư, đặc biệt nêu ra được chiến lược thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời, phân tích rõ tính hiệu quả cũng như những rủi ro có thể xảy ra…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/bo-gdampdt-ung-ho-chu-truong-xay-dung-khu-dh-nam-cao-1969962/

Trường trung học Thực hành Sài Gòn tuyển 225 học sinh lớp 6

Posted: 12 Jun 2013 07:25 AM PDT

Trường trung học Thực hành Sài Gòn tuyển 225 học sinh lớp 6

TTO – Theo thông báo của Trường trung học Thực hành Sài Gòn, năm học 2013-2014 trường sẽ tuyển 225 học sinh lớp 6.

Trong đó: 50% dành cho học sinh có hộ khẩu quận 5 (diện trong tuyến); 50% dành cho những học sinh có hộ khẩu quận khác nhưng đang học tại các trường tiểu học thuộc các quận 1, 3, 5, 10 (diện ngoài tuyến).

Các học sinh được nộp đơn dự tuyển nếu có đủ các điều kiện:

Đã hoàn thành chương trình cấp tiểu học, có hồ sơ hợp lệ và tuổi của học sinh vào học lớp 6 là 11 tuổi (theo giấy khai sinh hợp lệ); có hộ khẩu thường trú tại TP.HCM (hoặc thuộc diện KT3 có thời gian từ 18 tháng trở lên tính từ ngày nộp đơn) và đang theo học tại các trường tiểu học thuộc các quận 1, 3, 5, 10; xếp loại học sinh giỏi 5 năm liền ở bậc tiểu học; tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối học kỳ II năm học lớp 5 của hai môn tiếng Việt và toán: 20 điểm.

Hồ sơ bao gồm:

Phát hồ sơ tại Trường trung học Thực hành Sài Gòn từ nay đến 11g ngày 15-6-2013 (15.000 đồng/bộ hồ sơ).

Điểm xét tuyển là tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối kỳ II năm học lớp 5 của 2 môn tiếng Việt và toán.

Thứ tự xét tuyển:

Xét tuyển theo điểm từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu; nếu trường hợp điểm số ngang nhau: diện trong tuyến (hộ khẩu quận 5): ưu tiên xét cho học sinh gần trường theo thứ tự phường 4, 3, 2, 1, 8, 7, 5, 9, 6, 10, 11, 12, 13, 14, 15; diện ngoài tuyến (hộ khẩu ngoài quận 5): ưu tiên xét cho các phường gần trường thuộc các quận 1, 3, 10.

H.HG.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyen-sinh/553499/truong-trung-hoc-thuc-hanh-sai-gon-tuyen-225-hoc-sinh-lop-6.html

Điểm bài thi thấp hơn điểm TB cả năm 1 điểm mới được phúc khảo

Posted: 12 Jun 2013 06:25 AM PDT

(GDTĐ)-Thí sinh lưu ý, để được phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT, điểm bài thi của thí sinh phải thấp hơn điểm trung bình cả năm của môn học đó là 1,0 điểm.

Bên cạnh đó, thí sinh phải nộp đơn phúc khảo trong thời hạn quy định tại lịch làm việc. Điều chỉnh điểm của bài thi chấm lại chênh lệch so với điểm chấm lần trước từ 1,0 điểm trở lên đối với môn Ngữ văn và 0,5 điểm trở lên đối với các môn khác.

Thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày niêm yết công khai kết quả của kỳ thi. Sở GDĐT sở tại có trách nhiệm tiếp nhận và chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh mình toàn bộ danh sách và đơn xin phúc khảo bài thi trắc nghiệm của thí sinh; chuyển đến Hội đồng phúc khảo của tỉnh đã chấm bài tự luận toàn bộ danh sách thí sinh xin phúc khảo bài thi tự luận.

Bộ GDĐT quy định, các đơn vị tổ chức việc phúc khảo bài thi theo quy chế sau khi công bố kết quả tạm thời của kỳ thi. Trong đó, lưu ý, trường phổ thông nhận đơn xin phúc khảo của thí sinh và lập danh sách đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm, bài thi tự luận gửi sở GDĐT sở tại. Giám đốc sở GDĐT thành lập một Hội đồng phúc khảo để phúc khảo các bài thi trắc nghiệm và tự luận mà Hội đồng chấm thi của tỉnh đã chấm.

Riêng với việc phúc khảo bài thi tự luận theo danh sách do sở GDĐT tỉnh khác chuyển đến, phải đảm bảo đúng nguyên tắc 2 giám khảo chấm độc lập trên một bài thi. Tổ chức đối thoại giữa cặp chấm của Hội đồng chấm thi và cặp chấm của Hội đồng phúc khảo nếu điểm bài thi tự luận chênh lệch nhau từ 2,0 điểm trở lên.

Trước đó, Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ đã có đề nghị: Mọi thí sinh đều có quyền xin phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT nếu cho rằng điểm chấm bài thi không phản ánh đúng kết quả làm bài của mình.

Lý do được đưa ra là: Với mục tiêu của phúc khảo bài thi là nhằm tránh những sai sót, oan sai trong công tác chấm thi và tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh được phúc khảo bài thi để đỗ tốt nghiệp hoặc thay đổi xếp loại tốt nghiệp thì điều kiện này đã cản trở những mục tiêu mà thủ tục hành chính đã đặt ra.

Thêm nữa, điểm trung bình cả năm của môn học mà thí sinh đã thi và xin phúc khảo không thể là tiêu chuẩn đáng giá chất lượng bài thi của thí sinh tại kỳ thi tốt nghiệp THPT. Chất lượng bài thi đó phải được đánh giá trên chính kết quả làm bài của thí sinh bởi kết quả đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ người học, nội dung đề thi, tâm lý thi và kết quả ôn tập của thí sinh. Kết quả học tập và kết quả bài thi xét về mặt lý thuyết tuy có logic với nhau nhưng đối với một kỳ thi thì đó lại là 2 lĩnh vực hoàn toàn độc lập.

Vì vậy, nếu lấy điểm trung bình cả năm của môn học để làm căn cứ xin phúc khảo là không thuyết phục và đi ngược lại quy định về quyền của thí sinh được xem xét phúc khảo bài thi của mình.

Tổ công tác còn cho rằng nên quy định là 10 ngày kể từ ngày niêm yết kết quả kỳ thi, thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi, để tạo điều kiện thuận lợi về thời gian cho thí sinh.

 Hiếu Nguyễn

TIN LIÊN QUAN

  • Đề thi tốt nghiệp THPT 2011 ổn định so với trước
  • Công bố chi tiết lịch thi tốt nghiệp THPT 2011
  • Ôn thi tốt nghiệp THPT 2011: Cẩn trọng khi sử dụng sách tham khảo
  • Thi tốt nghiệp THPT 2011: Vẫn chấm chéo bài tự luận
  • Thanh tra sẽ trực tiếp chấm 5% số bài thi
  • Toàn bộ HS tham dự thi tốt nghiệp THPT phải được học tập quy chế thi
  • TP.HCM: Nhiều lưu ý đến việc ĐKDT của thí sinh
  • Xử lý nghiêm bài thi vi phạm quy chế
  • Chuẩn bị tốt kiến thức, kỹ năng và tâm lý khi thi tốt nghiệp THPT
  • Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT 2011
  • Hà Nội tổ chức 72 cụm trường thi tốt nghiệp THPT
  • Những vật dụng thí sinh được phép mang vào phòng thi

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201104/Diem-bai-thi-thap-hon-diem-TB-ca-nam-1-diem-moi-duoc-phuc-khao-1944599/

Lên mạng tìm địa điểm thi

Posted: 12 Jun 2013 06:25 AM PDT

(GDTĐ) – Thời điểm này, nhiều trường ĐH, CĐ đã đưa bản đồ địa điểm thi lên mạng nhằm giải tỏa nỗi lo lắng cho thí sinh khi tìm đường đến các điểm thi, tránh được tình trạng tắc đường và đến được điểm thi an toàn, đúng giờ.

Bản đồ điểm thi của Trường ĐH Thái Nguyên
Bản đồ điểm thi của Trường ĐH Thái Nguyên

Trường ĐH Hoa Sen vừa ra mắt chuyên trang tra cứu thông tin thí sinh kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Chuyên trang này sẽ giúp thí sinh và phụ huynh tra cứu nhanh những thông tin dự thi, số báo danh, phòng thi, địa điểm thi, xem chi tiết lịch thi…

Đại diện tuyển sinh trường này cho biết, trong thời gian tới, nhà trường sẽ liên tục cập nhật và cung cấp nhiều thông tin, dịch vụ tiện ích hỗ trợ các thí sinh dự thi vào trường như: Toàn cảnh tuyển sinh, các lưu ý quan trọng về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013 tại Trường ĐH Hoa Sen; tra cứu kết quả thi, điểm thi; kết quả trúng tuyển nguyện vọng 1, thông tin thí sinh đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2 (được cập nhật và công bố liên tục); kết quả xét tuyển nguyện vọng 2, điểm phúc khảo…

Ngoài chuyên trang tra cứu thông tin thí sinh trên, các thí sinh và phụ huynh có thể tra cứu về địa điểm thi, phòng thi, tỷ lệ chọi, chỉ tiêu từng ngành qua dịch vụ tin nhắn.

Quy Nhơn: Hội đồng thi tuyển sinh ĐH, CĐ liên trường cụm thi thành phố Quy Nhơn vừa đưa sơ đồ 45 địa điểm thi lên trang web của Trường ĐH Quy Nhơn. Với những sơ đồ này, thí sinh có thể tra cứu, tìm kiếm và đến địa chỉ thi chính xác. Được biết, trong số 45 địa điểm thi, 33 địa điểm thuộc TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước có 5 địa điểm và thị xã An Nhơn có 7 địa điểm thi.

Trường ĐH Tôn Đức Thắng đưa chi tiết sơ đồ 8 điểm thi lên website của trường. Thời điểm này, thí sinh đăng ký dự thi vào trường cũng có thể tra cứu phòng thi trên trang web này bằng cách hoặc nhập đầy đủ thông tin học tên, ngày sinh hoặc nhập số báo sanh trên phiếu báo thi.

Hà Nội: Việc đưa địa điểm thi lên mạng giúp thí sinh tìm được điểm thi của mình nhanh chóng, chính xác cũng được trường ĐH KHXHNV (ĐHQG Hà Nội) tiếp tục thực hiện trong năm nay.

Tại mỗi cụm thi Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Quy Nhơn, ngoài bản đồ giúp thí sinh dễ định hướng vị trí, danh sách từng điểm thi với địa điểm cụ thể cũng được nhà trường công bố chi tiết.

Thái Nguyên: Bản đồ các điểm thi tuyển sinh ĐH năm 2013 trên website của Trường ĐH Thái Nguyên có chi tiết tên điểm thi khối thi đợt 1, đợt 2, đợt 3; địa chỉ và cả các tuyến xe buýt đi gần điểm thi. Nhà trường đồng thời có hướng dẫn cụ thể việc sử dụng bản đồ, từ cách xem thông tin địa điểm thi, hướng dẫn đường đi đến điểm thi, xem bản đồ các tuyến xe buýt đến lưu ý một số vấn đề khi mở bản đồ trên một số trình duyệt.

Trường Điều dưỡng Nam Định đã công bố các điểm thi tuyển sinh ĐH chính quy năm 2013 của trường. Theo đó, kỳ tuyển sinh này, trường có 6 điểm thi gồm 179 phòng thi, chia thành 2 cụm thi. Các điểm thi được nhà trường công khai cùng địa điểm cụ thể, số lượng phòng thi, số lượng thí sinh mỗi phòng thi và đối tượng dự thi…

Một số trường hiện đã đưa bản đồ các điểm thi ĐH năm 2013 lên mạng như ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM, ĐH Kỹ thuật y tế Hải Dương, ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông…

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201306/tuyen-sinh-dh-cd-2013-len-mang-tim-dia-diem-thi-1969961/

Tôi kiếm tiền tỷ nhờ bỏ đại học lập công ty phần mềm

Posted: 12 Jun 2013 06:25 AM PDT

Thứ tư, 12/6/2013, 11:51 GMT+7

Chán ngán cảnh thầy đọc, trò chép, tôi đã bỏ dở chương trình học và mở công ty. Thành công đến với tôi ở cái tuổi lẽ ra đang học năm 2 đại học.
Lớp học 30 bàn ‘nhét’ 120 sinh viên

Sau khi đọc bài viết Từ học sinh cá biệt, tôi sang Mỹ làm phần mềm, tôi có đồng quan điểm với tác giả và rất đồng ý với câu “điểm C mà nhớ được 10 năm còn hơn điểm A mà ngày mai không nhớ nổi”.

Tôi nghĩ câu nói này nói “trúng tim đen” của nền giáo dục Việt Nam và tôi thấy buồn khi sự thật hiển nhiên đó mãi không được sửa đổi.

Tính đến thời điểm hiện tại, tôi nghĩ việc thầy cô cứ nhồi vào đầu những môn học ở trường chẳng giúp được gì tôi trong đường đời, (vì tôi đã quên hết sạch rồi còn đâu), nó còn làm lãng phí thời gian phát triển môn học năng khiếu của tôi.

Học hết lớp 12 tôi cũng thi đỗ vào đại học, sau đó tôi có một quyết định khó khăn là bỏ đại học và tự mở doanh nghiệp phần mềm. Đến nay công ty tôi mở phát triển tốt có lợi nhuận tiền tỷ.

Cách đây 2 năm, tôi vẫn còn là học sinh lớp 12, tôi bị cô giáo môn Văn bắt học thuộc lòng những bài thơ để thi tốt nghiệp, mà đến giờ nếu có đè cổ ra tra hỏi thì chắc tôi cũng không nhớ nổi tên của bất kì bài thơ nào chứ chưa nói gì đến ý nghĩa và nội dung của nó.

Còn môn Toán, mặc dù tôi thi tốt nghiệp được 9,5 điểm nhưng giờ nhìn lại nội dung học năm lớp 12 tôi thấy như mới tinh, không khác gì lúc chưa học và nếu có bắt tôi ôn lại thì không khác gì học lại từ đầu.

Tình trạng tương tự cũng diễn ra với hầu hết tất cả các môn học khác, ngoại trừ môn học tôi yêu thích là sinh học, tôi chỉ tập trung học có 3 tháng mà đến giờ tôi vẫn nhớ như in.

Tôi thiết nghĩ cần có cái gì đó thay đổi trong nền giáo dục Việt Nam, để tránh lãng phí chất xám, lãng phí thời gian.

Thời nay việc học không còn phải là tay cầm bút, mắt nhìn lên bảng, miệng vừa ngáp ngủ vừa nói chuyện với bạn. Rồi thầy đọc đến đâu chép vào đến đó, khi thầy xuống kiểm tra thì vở phải ghi đủ chữ, ghi chậm phải ngoái đầu sang bên cạnh để chép cho kịp. Chép xong thì đầu rỗng tuếch, về nhà lôi vở ra đọc, có khi còn đọc không nổi do có lúc ngoáy nhanh quá nên chữ xấu.

Nếu đi học là như vậy thì sao thầy giáo không quay video bài giảng lại rồi gửi vào email cho học sinh ở nhà có thể tha hồ tua đi tua lại, chẳng cần tốn thời gian đến lớp chỉ ngồi chép và chép, hoặc nói chuyện riêng?

Còn những môn học không cần thiết, phải chăng có thể giảm tải cho học sinh. Tôi tin rằng học vì đam mê sẽ cho kết quả khác hẳn với học để thi cử.

Xem thêm: Học môn sử ‘chán ngắt, như vẹt và đầy áp lực’

Đức

Chia sẻ bài viết về giáo dục của bạn tại đây

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/ban-doc-viet/xa-hoi/2013/06/toi-kiem-tien-ty-nho-bo-dai-hoc-lap-cong-ty-phan-mem/

SV không cần xác nhận thành phần dân tộc để hưởng chế độ ưu đãi

Posted: 12 Jun 2013 02:25 AM PDT

(GDTĐ)-Tuy Công văn 1446/VPCP-ĐP của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ việc bãi bỏ thủ tục xác nhận thành phần dân tộc, nhưng trên thực tế, một số trường ĐH, CĐ và TCCN vẫn yêu cầu sinh viên về địa phương xin giấy xác nhận thành phần dân tộc khi làm thủ tục hưởng các chế độ ưu đãi.

Thậm chí, có trường còn yêu cầu sinh viên cần phải có giấy xác nhận thành phần dân tộc trong bộ hồ sơ ngay khi nhập học.

Trước những băn khoăn, thắc mắc của nhiều sinh viên, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính, Văn phòng Chính phủ đã có công văn gửi Bộ GDĐT.

Bộ GDĐT đã tiến hành kiểm tra tại một số trường ĐH việc yêu cầu sinh viên xác nhận thành phần dân tộc. Kết quả kiểm tra cho thấy, trước năm 2010 – 2011, khi làm thủ tục hưởng chế độ ưu đãi cho sinh viên dân tộc thiểu số, một số trường có yêu cầu giấy xác nhận thành phần dân tộc. Nhưng từ năm học 2010 – 2011, các trường này đã không yêu cầu sinh viên xác nhận thành phần dân tộc nữa.

Bộ GDĐT cũng cho biết sẽ có công văn nhắc nhở các trường ĐH, CĐ, TCCN thực hiện nghiêm túc Công văn số 1446/VPCP-ĐP nêu trên. 

 Lập Phương (TH)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201104/SV-khong-can-xac-nhan-thanh-phan-dan-toc-de-huong-che-do-uu-dai-1945248/

Comments