Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Từ 1/9: Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mầm non 5 tuổi

Posted: 11 Jun 2013 08:23 AM PDT

(GDTĐ)-Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non.

Trẻ
Trẻ MN 5 tuổi sẽ được hỗ trợ tiền ăn trưa (ảnh MH)

Theo đó, việc hỗ trợ tiền ăn trưa được áp dụng cho cả trường công lập và ngoài công lập. Mức hỗ trợ là 120.000 đồng/tháng/cháu. Thời gian cấp tối đa 9 tháng/năm học và thực hiện 2 lần trong năm: lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm; lần 2 chi trả đủ 5 tháng vào tháng 3 hoặc tháng 4 hàng năm.

Cụ thể, đối tượng trẻ được hỗ trợ bao gồm:Trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo văn bản quy định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế; Trẻ em trong độ tuổi 5 tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định hiện hành của Nhà nư­ớc.

Về thủ tục hưởng chế độ hỗ trợ, thông tư hướng dẫn như sau: “Đầu năm học, cơ sở giáo dục mầm non (bao gồm công lập và ngoài công lập) phải tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) trẻ em năm tuổi thuộc đối tượng được hưởng chính sách viết và gửi đơn đề nghị hỗ trợ tiền ăn trưa.”

Phương thức chi hỗ trợ đối với các loại hình trường như sau:

Đối với cơ sở mầm non công lập: Cơ sở giáo dục mầm non là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tuỳ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, lãnh đạo cơ sở giáo dục mầm non thống nhất với ban đại diện cha mẹ trẻ để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).

Đối với cơ sở mầm non ngoài công lập: Phòng giáo dục và đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện việc chi trả. Tuỳ vào thực tế quản lý và cách tổ chức ăn trưa, phòng giáo dục và đào tạo thống nhất với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập để quyết định 1 trong 2 phương thức: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt cho cha mẹ (hoặc người giám hộ, người nhận nuôi) hoặc giữ lại để lo bữa ăn trưa cho trẻ (khuyến khích cơ sở giáo dục mầm non tổ chức nấu ăn tập trung cho trẻ).

Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/9/2011.

Ngọc Lan

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201108/Tu-1/9-Ho-tro-tien-an-trua-cho-tre-mam-non-5-tuoi-1950905/

Gọi (04) 1080

Posted: 11 Jun 2013 08:23 AM PDT

Theo dự kiến, từ ngày
13/6 -
15/6/2013, Tổng đài 1080 Hà Nội sẽ bắt đầu cung cấp điểm thi tốt nghiệp
THPT năm
2013 tại Hà Nội.

Nhiều năm qua, 1080 được xem là "Cẩm nang thông tin", tư vấn 1001 thông
tin cần
thiết về kì thi như các đồ dùng học tập được phép mang vào phòng thi
trong kỳ
thi ĐH-CĐ sắp tới, tỷ lệ chọi vào các trường ĐH-CĐ, quy chế tuyển sinh
ĐH-CĐ, …

Đặc biệt, tiện ích tra cứu điểm thi do Tổng đài 1080 Hà Nội cung cấp còn
giúp
học sinh và gia đình tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại cũng như giúp
các em
học sinh giữ gìn sức khỏe cho kỳ thi ĐH-CĐ sắp tới gần.

im thi tt nghip THPT, tra cu im thi, 80115678, 1080, 1080 H Ni

Học sinh và phụ huynh chỉ cần sử dụng điện thoại và thực hiện một trong
các cách
sau là có thể biết ngay kết quả tốt nghiệp THPT tại Hà Nội mà không cần
tốn quá
nhiều thời gian, công sức:

Cách 1: Gọi số (04) 8011 5678 – Hộp thư Tra cứu điểm thi và thực
hiện
theo hướng dẫn

Cách 2: Gọi số (04) 1080 để được điện thoại viên trực tiếp thông
báo kết
quả các môn thi của từng thí sinh.

Cách 3: Gọi số (04) 1088 bấm số 6, bấm tiếp số 1 để được tư vấn
viên
thông báo kết quả điểm thi và tư vấn đào tạo, thông tin tuyển sinh.

Thông tin chi tiết gọi (04) 1080 hoặc truy cập website

http://www.hanoitelecom.vn

/ www.1080.vn

  • Minh Ngọc

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/124352/goi--04--1080---si-tu-ung-dung--don--diem-thi.html

Nẻo về tươi sáng

Posted: 11 Jun 2013 08:23 AM PDT

(GDTĐ) – Bao giờ cũng vậy, những ngày lễ lớn tôi thường về thăm cô giáo cũ. Về thăm cô, chúng tôi được chia sẻ những niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống mà cảm thấy thật hạnh phúc. 

Thế nhưng trong lòng tôi lần này lại có những cảm giác thật là khó tả. Vì năm nay tôi đã trở thành cô giáo cho nên càng hiểu sâu sắc hơn những ân tình cô giáo dành cho mình. Trời tối, tôi quyết định thu xếp gọn gàng đồ đạc để ngày mai sẽ về cùng mấy đứa bạn thân. Lạnh quá! Đêm nay trời cứ mưa hoài. Mưa  rả rích. Đâu đó chỉ nghe âm thanh tấu nhạc của lũ côn trùng, ếch nhái. Mưa lả lướt trên những cây tràm ngoài hiên, mưa gợi lên nỗi buồn cho người xa xứ. Tự dưng làm tôi cảm thấy nhớ da diết những kỉ niệm tuổi thơ, nhớ sao hình ảnh người mẹ, người cô đáng kính.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cô Phúc là giáo viên chủ nhiệm năm lớp 9 của tôi. Từ ngày nhận lớp cô đã để lại cho tôi một ấn tượng khó quên cho đến tận bây giờ.

Năm ấy gần giữa học kì I, thầy hiệu trưởng đến nói với lớp:

- Hôm nay lớp em sẽ có giáo viên chủ nhiệm mới.

Cả lớp xôn xao, nháo nhào nhìn ra ngoài cửa sổ. Có đứa còn bạo gan cứ ló thụp ngoài cửa sổ. Cô hơi nhỏ người, làn da trắng, tóc dài, thướt tha duyên dáng trong bộ áo dài xanh màu ngọc bích. Cô nở nụ cười chào cả lớp. Mọi người vẫn xầm xì bàn luận: "Cô giáo mới ra trường làm được gì…". Lát sau cô tự giới thiệu về mình rồi nêu nguyên tắc riêng làm việc. Tôi thấy cô thật bản lĩnh, đầy tự tin, cô nói chuyện thật quyết đoán, cho nên không còn âm thanh xù xì nữa và ai cũng chăm chú lắng nghe từng lời nói của cô.

Một tuần trôi qua, hôm nay là giờ sinh hoạt đầu tiên của cô với lớp. Quen thói cũ cả lớp vẫn nói chuyện rì rào, cô không nói gì chỉ đưa mắt nhìn vào sổ phê đầu bài và nhận ra các gương mặt "sáng giá". Cô có vẻ giận lắm nhưng vẫn dịu giọng hỏi lớp trưởng:

- Sao lớp ta lại nghỉ học hàng loạt thế này?

Thằng Hải đứng dậy không trả lời cô mà xụ mặt xuống bàn. Thể nào cũng có phần của hắn nữa mà. Cô cũng không đợi nó trả lời mà hỏi tiếp:

- Sao nhiều thầy cô phê bình lớp ta mất trật tự như vậy?

Hải vẫn đứng như chôn chân xuống đất, trước sau nó chỉ có phong cách gục mặt. Cô đành hỏi bạn khác:

- Lan Chi em là học sinh giỏi toán mà lại không thuộc bài, khi bị phạt tại sao có nhiều nét chữ khác nhau như thế?

Lan Chi bị gọi, cô nàng đỏ mặt tía tai, đứng dậy không nói nên lời. Còn cô giáo không nhận được câu trả lời thoả đáng, cô đành cho cả bọn ngồi xuống. Với cách riêng của mình, cô ân cần nói với cả lớp:

- Các em không trả lời việc xấu của bạn là bao che. Việc đó là hại bạn chứ không phải giúp bạn. Chính các em đã làm cho các bạn quen thói ỷ lại thiếu tự lập.

Cô giáo nói, cả lớp bắt đầu im lặng như tờ. Thậm chí tiếng lá bàng rơi nhẹ ngoài sân cũng nghe rất rõ. Cô nói tiếp:

- Trong giờ học các em gây mất trật tự làm việc riêng thì sẽ không nắm bắt được kiến thức dẫn đến sa sút việc học. Đặc biệt nếu không thuộc bài mà nhờ bạn chép hộ là thiếu thành thật với thầy cô. Cô mong từ đây các em sẽ khắc phục lỗi lầm.

Cô không nói thêm gì nữa mà cho lớp nghỉ, đoạn dặn dò phải ghi nhớ những điều cô vừa nói. Ngày học đó chúng tôi ra về trong một tâm trạng nặng nề. Mặt ai cũng giống cái "bánh bao ế". Chúng tôi cũng tụ họp ở gốc bàng nhưng không phải "tán" hay hẹn nhau trốn học đi chơi mà lúc nào cũng ăn năn về những lới cô nói. Bất chợt tôi cũng nhìn thấy cô giáo dắt xe ra về, tâm trạng cô trông rất buồn, lẫn trong ánh mắt ấy đó là sự yêu thương lo lắng cho chúng tôi.

Từ hôm đó, cô giáo đến lớp sớm hơn trước. Ngày nào cũng vậy, cô cùng lớp truy bài, cô trò tâm sự cởi mở. Chúng tôi cũng dạn dĩ hơn và can đảm xin lỗi cô về những lỗi lầm. Cô ân cần tìm hiểu từng  nguyên nhân rồi kịp thời động viên khích lệ. Cô còn tâm sự thời thơ ấu đi cấy lúa mướn của mình. Nghe cô nói mà  tôi cảm thấy xấu hổ sao mình lại trốn học đi chơi để mọi người lo lắng. Cô còn bảo rằng vui chơi giải trí là cần thiết nhưng phải chăm lo học tập và học tốt cho cha mẹ vui lòng. Thế rồi chỉ một thời gian chúng tôi bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Cuối năm ấy lớp tôi được xem là cánh chim đầu đàn của trường về số lượng học sinh giỏi. Đặc biệt kì thi tốt nghiệp THCS lớp tôi có 2/3 số lượng tốt nghiệp khá giỏi. Đó là một thành tích thật trân trọng…

Trời hãy còn mưa lác đác. Những giọt mưa buồn đưa tôi về với thế giới tuổi thơ. Tôi nằm thu mình trên chiếc giường nhỏ. Năm phút, mười phút rồi một tiếng đồng hồ, tôi không tài nào ngủ được càng nghĩ tôi càng thấy thương và khâm phục sự kiên nhẫn và tình thương của cô với đám học trò ngỗ nghịch. Tôi tự hỏi lòng mình: "Ngày ấy nếu không có cô có lẽ bây giờ tôi chưa tìm được nẻo sáng của tương lai tươi đẹp…". Tôi tự hứa với chính mình, nhất định sẽ về thăm cô giáo. Cô quả là số 1: Cô giáo yêu quí của tôi.

PV

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Neo-ve-tuoi-sang-1969032/

Cách thức tích cực khi chấm đề Văn mở

Posted: 11 Jun 2013 08:23 AM PDT

 

GDTĐ – Đề ván nói về một câu chuyện hết sức cảm động, đáng khâm phục của một tấm lòng nhân ái cao cả, đặc biệt là trong hoàn cảnh xã hội còn nhiều điều đáng phàn nàn về sự thờ ơ, vô cảm của không ít người trong đời sống, thì đó là một vấn đề nghị luận mang ý nghĩa tích cực, có tính thời sự và tính nhân văn cao.


 

Trong phần "đáp án", có ý nhắc nhở giám khảo: "Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc tiêu cực".  Theo tôi, gợi ý đó không hề mâu thuẫn với tinh thần của một đề NLXH có tính chất mở, cũng không hạn chế sức sáng tạo của thí sinh cũng như những quan điểm cá nhân của người viết.

Tuy nhiên, dù đề mở đến đâu – đặc biệt là vấn đề cụ thể đang bàn đến ở đây, khó có thí sinh nào đó không  cảm phục và trân trọng hành động cao đẹp của em Nam.

Tuy nhiên, thí sinh có thể bổ sung những quan niệm cần thiết: giá như cứu người mà vẫn bình an, nhưng đó là mong ước của những người không ở trong hoàn cảnh cụ thể ấy, hoặc những người không còn ở lứa tuổi ấy. Bởi vậy, sự nhắc nhở trong hướng dẫn là cần thiết.

Hơn nữa, như điểm lưu ý trong phần đầu: Giám khảo cần linh hoạt trong khi chấm bài, và ở bất cứ Hội đồng chấm thi nào cũng có thảo luận để đi đến thống nhất cho phù hợp với thực tế bài làm của thí sinh và những suy nghĩ của học sinh về một vấn đề thời sự như đã biết, mà chính các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy sẽ nắm bắt cụ thể hơn ai hết.

Bởi vậy, các giám khảo sẽ có những cách thức tích cực nhất trong khi chấm câu 2 (NLXH), thí sinh sẽ không băn khoăn về những bài viết của mình, đặc biệt là các bài làm sáng tạo hoặc bộc lộ những quan điểm khác biệt. (Khác biệt ở đây khác với khái niệm suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực).

Cuối cùng, theo tôi, có thể chặt chẽ hơn khi ra loại đề này, tránh một vụ việc cụ thể, mà chú ý nhiều hơn đến tinh thần của một hiện tượng đời sống mang ý nghĩa tích cực, như thế, định hướng bài làm sẽ dễ cho thí sinh hơn.
 

Phạm Gia Mạnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/4641/201306/cach-thuc-tich-cuc-khi-cham-de-van-mo-1969936/

Hà Nội: Tìm giải pháp bảo vệ học sinh nữ trước nguy cơ bạo hành

Posted: 11 Jun 2013 08:23 AM PDT


Gợi ý giải Đề thi môn Ngoại ngữ


Gợi ý giải Đề thi môn Ngoại ngữ

(GDVN) – Chiều nay kết thúc môn thi Ngoại ngữ, nhiều thí sinh vui mừng vì đề thi khá dễ so với dự tính ban đầu. Sau đây là gợi…

Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Ha-Noi-Tim-giai-phap-bao-ve-hoc-sinh-nu-truoc-nguy-co-bao-hanh/301083.gd

Khuyến khích địa phương có chính sách đặc thù hỗ trợ nhà giáo

Posted: 11 Jun 2013 07:23 AM PDT

(GDTĐ)-Khuyến khích các địa phương tùy vào điều kiện cụ thể của mình, có những chế độ chính sách có tính chất đặc thù để hỗ trợ, động viên nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục nhằm tạo điều kiện tốt cho đội ngũ yên tâm công tác.

Đó là một trong những nội dung tại hướng dẫn nhiệm vụ xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục năm học 2011 – 2012 Bộ GDĐT vừa ban hành.

Cũng theo văn bản này, năm học 2011 – 2012 việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sẽ  chú trọng vào 4 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là tổ chức các hoạt động và động viên đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tích cực hưởng ứng, thực hiện hiệu quả cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh";  “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các cơ sở giáo dục.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và bố trí sắp xếp đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục theo quy định và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng theo hướng chuẩn hóa, theo qui hoạch, kế hoạch.

Thực hiện đầy đủ, kịp thời việc đánh giá theo chuẩn, các chế độ, chính sách đối với nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, đặc biệt là các nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt. Trong đó có việc rà soát, kiến nghị, điều chỉnh chính sách hỗ trợ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục vùng dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, các cơ sở giáo dục chuyên biệt đảm bảo sự công bằng, hợp lý. Tham gia giải quyết kịp thời những khiếu nại, bức xúc của nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục ở địa phương về những vấn đề liên quan đến quyền lợi, chế độ chính sách theo quy định. Chỉ đạo các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật gắn với chế độ, quyền lợi của giáo viên cũng như cơ chế, biện pháp để xử lý…

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3101/201108/Khuyen-khich-dia-phuong-co-chinh-sach-dac-thu-ho-tro-nha-giao-1951684/

Nữ sinh lớp 6 bị tung ảnh nóng vì chat sex

Posted: 11 Jun 2013 07:23 AM PDT

Điều 121. Tội làm nhục người khác:

1. Người nào xúc phạm nghiêm
trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo
không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 253. Tội truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy:

1.
Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ
nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác
có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm
đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm
triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm
hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;

c) Đối với người chưa thành niên;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.

Trích Bộ luật Hình sự năm 1999

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/124835/nu-sinh-lop-6-bi-tung-anh-nong-vi-chat-sex.html

Cuộc chia tay xúc động

Posted: 11 Jun 2013 07:23 AM PDT

 

(GDTĐ) – Người đồng nghiệp mà tôi luôn nhớ đến trong buổi chia tay hôm nay đó là cô giáo Phạm Thị Mỹ. Sau khi tốt nghiệp khoa Toán Trường đại học sư phạm Thái Nguyên năm 1978, cô được phân công về giảng dạy tại Trường cấp III Việt Bắc, nay là Trường THPT Việt Bắc. Trên 30 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, so với lịch sử không nhiều, nhưng với một đời người quả là sự hy sinh, cống hiến vô bờ. Thời gian công tác tại trường, với tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu" và tấm lòng tâm huyết với trường, yêu nghề thiết tha cô đã đem hết khả năng, trí tuệ của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển vững mạnh của nhà trường nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Những năm tháng được công tác cùng cô đó là những năm tháng không thể nào quên. Trước hết cô đã để lại cho chúng tôi hình ảnh tận tụy, những người suốt đời hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp trồng người cao cả, đó là những tấm gương để chúng tôi noi theo, về sự nghiêm túc, đầy cẩn trọng, chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hết lòng vì học sinh, cô luôn coi chúng tôi như những người bạn, những người đồng chí, như đứa em trong gia đình, ân cần, dìu dắt, chỉ bảo, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ chúng tôi trong công tác cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Cô luôn chủ động tìm các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và đặc trưng của từng bài học, tạo ra bầu không khí học tập thân thiện, hứng khởi. Đầu tư thời gian, tìm tòi kiến thức, ứng dụng CNTT trong quá trình soạn giảng, tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị sẵn có, thiết kế bài giảng gồm nhiều hình ảnh sống động, súc tích, thiết thực, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu, vận dụng tốt. Mỗi tiết học của cô, học sinh luôn cảm nhận như một cuộc dạo chơi đầy lý thú, giúp các em tìm tòi, khám phá ra nhiều điều kỳ diệu trong thế giới Toán học. Thành công lớn nhất của cô là đã hun đúc được lòng đam mê môn học mà mình dạy cho học sinh, để từ đấy các em tự giác tìm tòi, khám phá điều mới mẻ qua mỗi giờ học. Một tiết học vắng cô trong lòng mỗi học trò thấy trống trải, nhớ cô biết nhường nào!

Với lớp chủ nhiệm, cô không chỉ đến với các em bằng việc lên lớp giảng bài mà còn bằng cả tình yêu thương trách nhiệm, sự tôn trọng và thái độ thân thiện. Các lớp cô trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học trên 70%, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh. Các thế hệ học trò xưa và nay do cô chủ nhiệm đều đã thành công trong nhiều lĩnh vực, các em luôn tự hào về cô và dành cho cô niềm tin yêu và sự kính phục vô hạn.

Không những giỏi về chuyên môn, cô luôn nhận thức rõ, gia đình là nền tảng bền vững và là điểm tựa để thực hiện nhiệm vụ "Giỏi việc trường". Không chỉ nỗ lực trong công tác, cô còn thể hiện năng lực của mình ở vị trí "Người xây tổ ấm", cô thực sự là người dâu thảo, người vợ, người mẹ đảm đang, mẫu mực. Với đức tính cần cù, chịu khó và sự khéo léo, cô đã chủ động tổ chức cuộc sống gia đình có nề nếp,  thể hiện nét riêng của gia đình nữ viên chức trong ngành Giáo dục, hai con của cô đều chăm, ngoan học giỏi ở các trường đại học.

Cô đã có công lớn trong việc dìu dắt, giúp đỡ các thế hệ trẻ của nhà trường. Tổ Toán do cô làm tổ trưởng là một tổ có truyền thống đoàn kết nhất trí cao, luôn tương trợ giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, vì vậy mà liên tục các năm học tổ đều đạt tổ lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.

Bản thân cô, từ năm 1997 đến nay luôn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm 2006, Bằng khen của Liên đoàn LĐ tỉnh năm 2007, Bằng khen của BCH Công đoàn GDVN năm 2008… Ngành GDĐT Lạng Sơn ghi nhận những đóng góp to lớn của cô đã vinh danh cô là cô giáo được học sinh yêu quý nhất năm học 2009 – 2010.

Khó khăn lắm, tôi cũng không thể nói được lời chia tay với cô nhưng cái quy luật khắc nghiệt của thời gian nó không dừng lại. Tinh thần, ý chí, tâm huyết của cô với ngành, với nghề đã để lại cho tôi và thế hệ trẻ của nhà trường nhiều bài học quý báu, là hành trang để lớp lớp học trò bước vào cuộc sống. Chúng tôi học được ở cô cái tâm, cái tài, cái đức của một nhà giáo.

Mã số: 2029

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Cuoc-chia-tay-xuc-dong-1969085/

Hướng dẫn chấm đã rất -quot;mở-quot;

Posted: 11 Jun 2013 07:23 AM PDT

(GDTĐ) – Đề thi môn Văn tốt nghiệp THPT năm nay đón nhận được sự hứng khởi của các thí sinh bởi đề ra không đánh đố, tập trung ở những đơn vị kiến thức cơ bản trong phạm vi chương trình lớp 12. Việc tổ chức cho HS lớp 12 ôn tập ở các trường THPT và thi diễn tập theo sự chỉ đạo nghiêm túc của Sở GDĐT Đồng Tháp đã giúp hầu hết các thí sinh giải quyết đề thi khá suôn sẻ.


 

Câu hỏi 2 điểm ra theo hướng đánh giá năng lực đọc – hiểu văn bản – chú ý những chi tiết hình ảnh giàu ý nghĩa có tác dụng định hướng cách dạy và cách học tích cực của GV và HS, không yêu cầu HS phải "học thuộc lòng".

Đây là hướng ra đề được sự đồng thuận của cả người dạy và người học. Đáp án hợp lí – Hội đồng chấm nhất trí. Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân của tôi, phần ý nghĩa nên chú ý cả ý nghĩa nghệ thuật của hình ảnh "vòng hoa trên mộ Hạ Du".

Câu hỏi 3 điểm – dạng đề nghị luận xã hội. Đây là câu hỏi được chờ đợi nhất ở tính đột phá và đổi mới của đề Văn trong đề thi Tốt nghiệp THPT.

Đề ra theo hướng mở, có bất ngờ đối với một số thí sinh; tuy nhiên vấn đề nghị luận thực sự đã tạo được những hiệu ứng tâm lí bởi đó không phải là những tư tưởng, quan niệm được đặt ra kiểu "tầm chương trích cú" mà rất thực tế, gần gũi với đời sống, mang tính thời sự và có ý nghĩa giáo dục rất thiết thực đối với thế hệ trẻ.

Cách ra đề thực sự đã kéo môn Văn trong nhà trường phổ thông gần với cuộc sống hơn, hướng HS quan tâm đến những vấn đề của xã hội và có cơ hội bày tỏ những suy nghĩ, chính kiến của bản thân về những vấn đề của cuộc sống quanh mình chứ không phải là "nói theo sách vở", để từ đó các em sống tốt hơn và sâu sắc hơn.

Với dạng đề mở, việc xây dựng hướng dẫn chấm cho "đề mở" quả thực không đơn giản. Việc dư luận có những ý kiến khác nhau là điều không tránh khỏi. Hướng dẫn của Bộ rất ý thức "mở" cho việc vận dụng của các giám khảo trong quá trình chấm qua phần "Lưu ý": chấp nhận "kiến giải riêng mà hợp lí", "thí sinh có kĩ năng làm bài tốt mà chỉ bàn luận một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa"…

Điều này tạo điều kiện cho thí sinh được trình bày chính kiến của mình một cách thành thực, phát huy khả năng sáng tạo và thể hiện những ý tưởng độc lập… Đây là điểm đáng trân trọng trong tinh thần "đổi mới"  của đề thi và hướng dẫn chấm.

Về ý : "Không cho điểm những ý nghĩ những bài có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực" mà dư luận băn khoăn thì chỉ cần Hội đồng chấm thi thảo luận làm rõ cách đánh giá "thế nào là những suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực?" và dự kiến những tình huống về những ý kiến "trái chiều" nhưng không phải là "lệch lạc, tiêu cực" (khâm phục hành động dũng cảm của Nguyễn Văn Nam nhưng không thể hành động như Nam chẳng hạn, việc làm của Nam được cộng đồng ngợi ca, có ý nghĩa tích cực đối với cộng đồng nhưng là một cái giá quá đắt đối với Nam bởi Nam không thể có mặt trong kì thi tốt nghiệp này và kì thi ĐH sắp tới để thực những ước mơ của tuổi trẻ và là tổn thất quá lớn đối với gia đình…).

Vấn đề là HS có thể có những ý kiến thật nhất nhưng vẫn thấy được ý nghĩa của nghĩa cử cao đẹp của Nam, nhận ra đó là biểu hiện cụ thể của lối sống đẹp để biết hướng tới những điều tốt đẹp cho cuộc sống này.

Những GV được cử làm công tác chấm thi, hầu hết đã có những trải nghiệm qua thực tế giảng dạy và thực tế chấm thi, chắc chắn các giám khảo sẽ biết cách thẩm định để không phải thiệt thòi cho HS.

Theo qui chế của Bộ, việc tổ chức chấm chung 15 bài, việc hai giám khảo chấm độc lập trên một bài thi, việc chẩm kiểm tra bài thi theo xác suất….sẽ hạn chế khả năng đánh giá chủ quan của một giám khảo nào đó gây thiệt thòi cho HS.

Qua thực tế chấm, tôi cũng có góp ý nhỏ về đề thi: Việc xây dựng hướng dẫn chấm thể hiện ý đồ ra đề theo hướng mở nhưng hướng dẫn thì có "mở" nhưng đề chưa thực sự mở.

Vấn đề nằm ở "câu lệnh" : " …bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động dũng cảm cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam…". Theo tôi, nên  là: " …bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về hành động cứu người của học sinh Nguyễn Văn Nam…" thì ý "mở" sẽ rõ hơn.

Qua hành động cứu người của Nguyễn Văn Nam, thí sinh có thể bày tỏ suy nghĩ về hành động dũng cảm, tinh thần quên mình cứu người, lối sống đẹp "vì mọi người", lòng nhân ái vị tha, đức hi sinh, …  của Nam.

Thực tế bài làm HS nghiêng về trình bày suy nghĩ về lòng dũng cảm của Nam (do bị ám thị bởi sự hiện diện  của từ "dũng cảm"), chúng tôi vận dụng đáp án của Bộ ở ý "đi sâu 1 vài khía cạnh", nhưng giá như "đề mở" thực sự để hướng làm bài của thí sinh "mở" hơn thì hay quá!

Thực tế chấm thi ở Hội đồng chấm thi tốt nghiệp tỉnh Đồng Tháp, hướng dẫn chấm của Bộ (nhất là câu 2) đã rất "mở" để giám khảo dễ vận dụng vào thực tế chấm. Chúng tôi đã thảo luận rất kĩ những ý mà "dư luận băn khoăn" để  thống nhất quan điểm, cách đánh giá "thế nào là suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực", dự kiến những tình huống có thể gặp trong quá trình chấm, nếu có vấn đề gì bất thường sẽ đưa ra thảo luận ở tổ chấm…… Điều này giúp giám khảo không gặp khó khăn trong quá trình chấm.

Cho đến thời điểm hiện nay, không thấy trường hợp nào thí sinh bị đánh giá là có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực. Tuy nhiên chưa có bài nào đạt điểm tuyệt đối câu về Nguyễn Văn Nam.

Th.S Bùi Thị Kim Duyên

(Tổ trưởng tổ Văn Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diệu, Đồng Tháp)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201306/huong-dan-cham-da-rat-mo-1969937/

Thêm chuyện lạ về nhà vệ sinh trường học giá “khủng”

Posted: 11 Jun 2013 07:23 AM PDT

Sẽ kiểm tra các công trình nhà vệ sinh trường học
Nhà vệ sinh 721 triệu đồng, phải xách nước giội
Nhà vệ sinh 600 triệu đồng: có dát vàng không?

Đó là Trường tiểu học Long Sơn (huyện Minh Long) có tới hai nhà vệ sinh được tài trợ xây dựng và một nhà vệ sinh cũ của trường.

Chẳng hiểu tại sao sở lại "ấn" xuống

Một cái có số vốn gần 600 triệu đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ NNPTNT). Một cái do nước ngoài viện trợ (chương trình SEQAP) vốn gần 1 tỉ đồng gồm một nhà vệ sinh và một phòng học. Điều lạ là cả hai dự án này dù nguồn vốn khác nhau nhưng cũng do Sở GD-ĐT Quảng Ngãi làm chủ đầu tư và được bàn giao đưa vào sử dụng cách nhau chỉ hai tháng.

Thầy Võ Chí Tư – hiệu phó nhà trường – cho biết: "Việc thiết kế, xây dựng, giám sát thi công, trường không được tham gia. Mọi công tác phê duyệt, chọn nhà thầu đều do Sở GD-ĐT trực tiếp làm. Trường chỉ nhận chìa khóa trao tay". Thầy Tư kể trước khi xây nhà vệ sinh mới (cái sau), nhà trường cũng báo với Sở GD-ĐT, UBND huyện và Phòng GD-ĐT là trường đã có một khu nhà vệ sinh rồi nên xin được đầu tư máy móc thiết bị, phòng học nhưng chẳng hiểu sao sở vẫn "ấn" tiếp cái nữa, chẳng lẽ trường không nhận. Vậy là Trường Long Sơn có đến ba nhà vệ sinh (hai mới, một cũ).

Tại Trường tiểu học Hành Thịnh (huyện Nghĩa Hành), bên cạnh nhà vệ sinh cũ là nhà vệ sinh mới được xây dựng hơn 593 triệu đồng, được bàn giao cho trường sử dụng đầu năm học 2012. Cô Đỗ Thị Lan – hiệu trưởng nhà trường – cho biết dù mới sử dụng nhưng máy bơm nước thường xuyên bị trục trặc nên nước bữa có bữa không. "Quá trình thi công Sở GD-ĐT cũng cơ cấu hiệu trưởng vào ban giám sát, nhưng bản vẽ thiết kế mình đâu biết gì, vào ban giám sát cho vui, thấy không hợp lý thì có ý kiến đề nghị cho có" – cô Lan kể. Dù chuyên môn là quản lý giáo dục, khi so sánh công trình với số vốn đầu tư, cô Lan cho rằng thiết kế như vậy nhỏ so với kinh phí, thực tế làm chắc cũng không bao nhiêu.

Cô Lan kể thêm trường đang thiếu nhà vệ sinh, nhưng cũng đâu cần mức quy mô như vậy. Cái cần thiết nhất của trường hiện nay là lớp học, bàn ghế đầu tư hơn 20 năm rồi, hư hỏng mất 60%, xuống cấp nghiêm trọng vẫn chưa có kinh phí thay mới. Mỗi khi đến hè, các trường khác được nghỉ ngơi thì Trường Hành Thịnh lại bắt tay vào sửa chữa để phục vụ các em học sinh năm học mới. Nhìn những bàn ghế chắp vá, cũ kỹ mà xót. "Nếu nhà vệ sinh làm khoảng 100 triệu thôi, còn lại gần 500 triệu đồng dành mua bàn ghế với mức 1 triệu đồng/bộ như hiện nay sẽ đảm bảo cơ sở vật chất cho các em" – cô Lan chia sẻ.

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/553015/them-chuyen-la-ve-nha-ve-sinh-truong-hoc-gia-khung.html

Comments