Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Các nhà tài trợ cho sự nghiệp GD-ĐT sẽ được vinh danh và hưởng các ưu đãi

Posted: 10 Jun 2013 08:19 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT vừa ban hành Thông tư quy định tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.


Nhiều học sinh miền núi vẫn phải học trong những lớp học tạm thời tranh tre nứa lá

Tài trợ cho giáo dục là nguồn tài trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các cơ sở giáo dục.

Tài trợ cho giáo dục để tăng cường cơ sở vật chất trường lớp, hỗ trợ hoạt động dạy – học, hoạt động giáo dục tại các cơ sở giáo dục, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá giáo dục.

Các cơ sở giáo dục không coi huy động tài trợ là điều kiện cho việc cung cấp dịch vụ giáo dục và không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ. Các khoản tài trợ cần được tiếp nhận, quản lý và thực hiện một cách hiệu quả, tuân thủ đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Các nhà tài trợ không gắn điều kiện ràng buộc việc tài trợ với việc thụ hưởng dịch vụ giáo dục hoặc quyền khai thác lợi ích kinh tế phát sinh từ các khoản tài trợ cho cơ sở giáo dục. Việc quản lý và sử dụng các khoản tài trợ phải đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch. Bộ GDĐT khuyến khích các nhà tài trợ tự tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng, mua sắm, lắp đặt thiết bị dạy – học với sự thỏa thuận và hướng dẫn của cơ sở giáo dục.

Các nhà tài trợ có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển GD-ĐT được thủ trưởng cơ sở giáo dục và các cơ quan quản lý cơ sở giáo dục vinh danh theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp trên các hình thức vinh danh phù hợp để ghi nhận việc tài trợ của nhà tài trợ đối với cơ sở giáo dục.

Các tổ chức tài trợ cho giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi quy định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính về việc "Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp".

Các cá nhân tài trợ cho giáo dục thông qua các quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học được giảm trừ thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định tại Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính "Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/9/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân".

Việt Cường

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201209/Cac-nha-tai-tro-cho-su-nghiep-GDDT-se-duoc-vinh-danh-va-huong-cac-uu-dai-1963426/

Ai to hơn ai?

Posted: 10 Jun 2013 08:19 AM PDT

Thông thường trong các buổi Đại hội, hội nghị, họp… người ta thường kính thưa những người to trước rồi đến những người nhỏ. Nhưng trong một số trường hợp thì mình thấy cái điều này có vẻ chưa hợp lý, không biết là mình nghĩ sai hay là người ta phát biểu nhầm nữa!

Ở các công ty khi có một cuộc họp người ta thường kính thưa ông Tổng giám đốc, Giám đốc…rồi kính thưa các nhân viên. Cái này thì đúng chẳng có ai cãi gì vì đương nhiên ở một công ty ông Tổng Giám đốc là to rồi. Nhưng trường hợp dưới đây thì mình hơi thắc mắc chút.

Mình về quê, đi xem các buổi giao lưu văn nghệ, những người tham dự bao gồm: Nhân dân, ông Chủ tịch xã, ông bí thư chi bộ, ông Trưởng thôn…khi phát biểu người ta kính thưa thế này:

Kính thưa ông A – Chủ tịch UBND xã

Kính thưa ông B – Bí thư chi bộ

Kính thưa ông C – Trưởng thôn

Và vài cái kính thưa nữa rồi chốt lại là: Kính thưa toàn thể nhân dân.

Phát biểu như vậy có theo quy tắc là người to kính thưa trước, người nhỏ kính thưa sau không nhỉ? Liệu có sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế không nhỉ?

Hầu hết các cán bộ đều hiểu rất rõ câu trong di chúc của Bác là cán bộ, Đảng viên “là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” và đều thừa nhận nó. Như vậy, so với nhân dân thì cán bộ phải nhỏ hơn nhân dân chứ, đầy tớ thì làm sao to hơn ông chủ được. Suy rộng ra một chút, nếu người nào càng là đầy tớ của nhiều người thì càng nhỏ chứ, nghĩa là ông trưởng thôn là đầy tớ của 1 thôn thì ông phải to hơn ông chủ tịch xã là đầy tớ của 1 xã chứ.

Như vậy rõ ràng nhân dân thì phải to hơn mấy ông Chủ tịch xã, trưởng thôn chứ…Nếu theo cái quy tắc kính thưa thì phải kính thưa Nhân dân trước rồi mới kính thưa mấy ông kia chứ!

Liệu có sự mâu thuẫn giữa lý luận và thực tế không hay là ở đây người ta kính thưa ngược lại (tức là kính thưa từ ông nhỏ đến ông to) nhỉ?

  • Độc giảTrung Hiếu

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/124398/ai-to-hon-ai-.html

Ai bảo không cam go sóng gió

Posted: 10 Jun 2013 08:19 AM PDT

(GDTĐ) – "Ông bà trông cháu đỡ con". Con Chè lại quẳng con cái Ngan lên trên nhà. Đã hơn một năm nay, cứ lúc nào cái Chè này vội vàng bế con lên gửi, tôi lại nghiệm, thể nào cũng có chuyện chẳng lành xảy ra với nhà nó.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Xưa, nó còn bé tí, nhà tôi với nhà nó còn ở cùng khu tập thể. Cái tập thể, bước vào cứ như lội trong trường đua xe địa hình. Nghiêng trái, nghiêng phải, lùi, tiến, phát nhược người mới ních được vào nhà. Ai cũng bảo cái khu tập thể này là "Phố Gầm cầu". Gầm cầu, mà chẳng ở gầm cầu.

Từ lúc con cái Trà (cả nhà gọi nó là Chè) chưa đẻ, tôi đã chơi thân với bố nó vì ngày xưa hai anh em cùng đi chiến trường với nhau. Khi mẹ nó đẻ nó ra, vợ chồng tôi cũng là người đón nó từ nhà hộ sinh về. Rồi con Chè được một tháng, vài tháng tuổi, một năm, hơn năm, mẹ nó mắc việc, đi đâu, đều đưa nó sang gửi tôi.

Thế rồi thoáng cái, nó đã vào đại học, đã làm cô giáo lúc nào. Rồi lấy chồng, chồng nó cũng là giáo viên nhưng không dạy cùng trường với nó. Hai đứa sinh được thằng Ốc mít, tôi và bà nhà tôi lại bế, lại bồng con của chúng nó. Khi thằng Ốc mít được hơn một tuổi, bỗng một hôm con Chè mếu máo chạy lên nhà tôi: "Thằng bé bị ung thư máu mất rồi, ông bà ơi".

Tôi rụng rời cả chân tay. Thằng bé đang như ngô, như ngỗng thế, tự dưng sao lại ra vậy! Rồi vợ chồng con Chè bươn bải như đầu cá úi suốt một năm trời, tiêu đến đồng tiền đi vay cuối cùng để chữa bệnh cho con, mà không khỏi. Chuyện gì đến đã đến. Những phút cuối, thằng Ốc mít đi…

Ở Viện nhi, nhìn cảnh con Chè bụng mang dạ chửa sụt sùi khóc mếu, không ai cầm lòng được. Cũng bởi, bác sỹ bảo: Nước cuối là phải có thai gấp, đẻ gấp, lấy tủy sống của đứa em ghép cho thằng anh, may ra cứu được… thế là, con cái Chè chưa kịp sinh em bé, thằng cu Ốc mít đã mất. Hiềm, trong lúc nhà có biến, hai vợ chồng nó lại đang bận học lên, lấy bằng Thạc sỹ.

Thế đấy, đứng trên bục giảng bây giờ không có kiến thức cao, làm sao mà làm thầy cho được. Chuyện nào ra chuyện ấy. Buồn, khổ, vất vả, cũng phải nén mà chịu, mà phấn đấu chứ. Đến giờ, tôi vẫn không lý giải được hai vợ chồng con Chè này, lấy sức lực ở đâu và chắt chiu tiền bạc từ đồng lương vài triệu mỗi đứa một tháng như thế nào để học, để mà tiến bộ vậy.

Còn hôm nay. Đúng rồi, chắc lại chuyện chia tay của bố mẹ chúng. Hai năm là bao biến cố. Vợ chồng anh bạn tôi, bố mẹ con Chè ấy, tự nhiên đưa nhau ra tòa ly dị. Đành rằng sống không hợp, ở hay không ở với nhau, giờ, cũng là chuyện thường thời nay, nhưng đang rối bao chuyện (còn vài việc không may, mất người trong họ nữa, tôi không tiện kể), xốc xới cả nhà lên.

Đã gắn bó đến đận có cháu cả rồi lại không chịu nhau, đưa nhau ra tòa đối đáp, rồi chia lìa, chia tài sản. Ôi, có lẽ cái sự suy nghĩ về hôn nhân, tôi không bao giờ tân tiến được. Mà tôi viết thế này, anh chị ấy đọc được, có trách giận tôi là đem chuyện nhà họ kể ra cho bàn dân thiên hạ biết. Có gì, hai bác tha lỗi cho tôi. Tôi viết là bởi vì tôi thương con cái Chè quá, thương chồng nó, thương cái con Ngan và cả thằng Ốc mít đã mất. Không nghĩ đến thì thôi, chứ nghĩ đến lòng tôi đau như có ai đang cầm dao khứa vào.

Nhưng hôm nay, thật may, không phải chuyện buồn mà là chuyện vui quá chừng. Hai vợ chồng con cái Chè gửi tôi trông con Ngan, xúng xính quần là áo lượt đi nhận bằng tốt nghiệp Thạc sỹ. Thảo nào mới sáng sớm tinh mơ, có con chim hoàng yến ở đâu bay về, cứ kêu chí chách, chí chách. Bế con cái Ngan đứng ở đầu hồi nhà, nhìn vợ chồng chúng nó đi ra cổng, nước mắt tôi chảy dài. Ai bảo ở cái thời không có chiến tranh này, cuộc sống của con, của cháu chúng ta không cam go sóng gió kia chứ.

Mã số: 148

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/ai-bao-khong-cam-go-song-gio-1969707/

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng

Posted: 10 Jun 2013 08:19 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (10/6), Bộ GDĐT đã khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức Quốc phòng an ninh cho các học viên là Trưởng, Phó phòng, ban và tương đương trong các Cục, Vụ, Viện chức năng, cơ quan trực thuộc Bộ.

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phát biểu
Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại lớp tập huấn

Thứ trưởng Bộ GDĐT Bùi Văn Ga đã dự và phát biểu khai mạc lớp tập huấn. Cùng dự còn có Thiếu tướng, TS Nguyễn Duy Nguyên – Phó Trưởng ban Ban thư ký Hội đồng Giáo dục quốc phòng – an ninh Trung ương,Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ Bộ Tổng tham mưu; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện chức năng, cơ quan trực thuộc Bộ và đông đủ các học viên.

Tham gia lớp tập huấn, học viên sẽ được các báo cáo viên quán triệt những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về quốc phòng – an ninh (QP-AN), kinh tế đối ngoại; Nhà nước quản lý đối với nhiệm vụ QP-AN trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Làm cơ sở vận dụng trong công tác tham mưu, đề xuất theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bùi Văn Ga khẳng định: Bồi dưỡng kiến thức QP-AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên và là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga mong rằng: các đồng chí cán bộ là học viên tại lớp tập huấn này khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nội dung chương trình theo quy định.

Theo kế hoạch, lớp tập huấn sẽ diễn ra từ 10 – 20/6. Sau lớp này Bộ GDĐT sẽ chỉ đạo tổ chức lớp 2 vào cuối năm 2013.

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201306/khai-mac-lop-boi-duong-kien-thuc-quoc-phong-an-ninh-1969909/

Trường học miền núi có hai nhà vệ sinh tiền tỷ

Posted: 10 Jun 2013 08:19 AM PDT

Thứ hai, 10/6/2013, 15:22 GMT+7

Không chỉ dừng lại ở việc nhà vệ sinh “ngốn” hơn nửa tỷ đồng, trường Tiểu học Long Sơn, huyện miền núi Minh Long (Quảng Ngãi) cùng lúc có đến 2 khu nhà vệ sinh với giá “khủng” gần 600 đến 950 triệu đồng.
Gần 6 tỷ đồng xây dựng 13 nhà vệ sinh/ Nhà vệ sinh trường học 29 m2 giá 600 triệu đồng

Mặc dù trường Tiểu học Long Sơn, huyện miền núi Minh Long được chương trình SEQUAP hỗ trợ xây khu nhà vệ sinh thế nhưng Sở giáo dục- đào tạo Quảng Ngãi tiếp tục xây thêm khu nhà vệ sinh cho trường này với giá gần 600 triệu đồng gâyMặc dù trường Tiểu học Long Sơn, huyện miền núi Minh Long được chương trình SEQUAP hỗ trợ xây khu nhà vệ sinh này nhưng Sở giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi lại cho xây thêm khu nhà vệ sinh khác trị giá gần 600 triệu đồng. Ảnh: Trí Tín.

Trường Tiểu học Long Sơn, huyện miền núi Minh Long chỉ cách trường THCS Long Hiệp, nơi có khu nhà vệ sinh gần 600 triệu đồng gây bức xúc dư luận, vài cây số. Thầy giáo Võ Chí Tư, Hiệu phó trường Tiểu học Long Sơn cho biết, cuối năm 2012, chương trình SEQUAP do nước ngoài viện trợ cho trường đầu tư khu nhà vệ sinh và 1 phòng học trị giá hơn 950 triệu đồng. Cùng thời gian này, chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (Bộ NN PTNT) tiếp tục hỗ trợ dự án cấp nước và nhà vệ sinh với vốn đầu tư gần 600 triệu đồng.

Hai công trình nhà vệ sinh của trường hoàn thành, đưa vào sử dụng cách nhau 2 tháng (chưa kể khu nhà vệ sinh cũ của trường vẫn còn sử dụng được). “Cuối năm 2012, trước khi xây khu nhà vệ sinh thứ hai, chúng tôi có báo cáo tình hình lên các cơ quan chức năng huyện Minh Long và Sở giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi đề nghị dành vốn để mua thiết bị hoặc phòng học vì nhà vệ sinh đã có rồi. Nhưng công trình nhà vệ sinh “dôi dư” này vẫn cứ triển khai”, thầy Tư ngao ngán.

Ngày 10/6, trao đổi VnExpress, ông Ngô Hữu Đằng, giám đốc Ban quản lý đầu tư và xây dựng, Sở giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi lý giải, ngay từ đầu năm 2010, Sở đã làm báo cáo xin nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn triển khai dự án cấp nước và khu nhà vệ sinh cho các trường học (trong đó có trường Tiểu học Long Sơn). Năm sau, khi khảo sát để triển khai dự án, Sở vẫn chưa thấy dự án nhà vệ sinh nào được đầu tư ở đây và nhà trường cũng không nói gì.

Khu nhà vệ sinh do Sở giáo dục- đào tạo Quảng Ngãi làm chủ đầu tư ở trường Tiểu học Long Sơn. Ảnh: Trí Tín.Khu nhà vệ sinh do Sở giáo dục- đào tạo Quảng Ngãi làm chủ đầu tư ở trường Tiểu học Long Sơn. Ảnh: Trí Tín.

“Cuối năm 2012, khi chúng tôi triển khai xây dựng dự án cấp nước và nhà vệ sinh cho trường này thì bất ngờ thấy khu nhà vệ sinh của dự án khác mọc lên. Lúc ấy công trình đã đầy đủ bản vẽ thiết kế thi công, “sự đã rồi” thì làm sao chỉnh sửa được nữa”, ông Đằng phân bua.

Liên quan đến hàng loạt khu nhà vệ sinh “giá khủng”, ông Đằng giải thích thêm, sở dĩ nhà vệ sinh “đội giá” với tổng mức đầu tư cao ngất ngưởng là do lúc đầu trình duyệt dự án đã gộp chung 25% vốn đối ứng theo cam kết của nhà trường (theo qui định của chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường của Bộ NN PTNT). Tuy nhiên hầu hết dự án cấp nước và nhà vệ sinh ở các trường học đã triển khai thời gian qua đều “vướng”, không thể đối ứng 25% vốn cho công trình (giành cho phần khoan giếng) vì ngành giáo dục qui định không được “tự thu”.

“Do các trường học không đối ứng 25% vốn để khoan giếng đáp ứng nguồn nước cho dự án nên chúng tôi phải xoay sở tìm nguồn nước có sẵn để tạm phục vụ sinh hoạt, khu nhà vệ sinh trong thời gian đầu “, ông Đằng cho biết thêm.

Thống kê của Sở giáo dục – đào tạo Quảng Ngãi, từ 2010 đến nay, Sở làm chủ đầu tư khoảng 24 dự án cấp nước và nhà vệ sinh ở các trường học trên địa bàn tỉnh với tổng vốn đầu tư gần 12,3 tỷ đồng. Dù nguồn vốn do Bộ NNPTNT phân bổ, song Sở triển khai dự án áp dụng theo hai mẫu thiết kế cấp nước và nhà vệ sinh do Bộ ban hành. Mẫu khu nhà vệ sinh lớn giành cho trường hơn 200 học sinh (56 m2) và mẫu nhỏ cho trường dưới 200 học sinh (29 m2). Trong tổng số 24 dự án đã khiển khai, khu nhà vệ sinh giá “khủng” hơn nửa tỷ đồng được xây theo thiết kế mẫu lớn (56m2) là rất ít.

Nhiều nhà vệ sinh ở các trường học sơ sài nhưng có mức giá cao hơn nửa tỷ đồng. Ảnh: Trí Tín.Nhiều nhà vệ sinh ở các trường học Quảng Ngãi đầu tư sơ sài nhưng có mức giá cao hơn nửa tỷ đồng. Ảnh: Trí Tín.

Liên quan đến vấn đề một trường Tiểu học có 2 khu nhà vệ sinh giá “khủng”, theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng ban Văn hóa – Xã hội HĐND Quảng Ngãi cho rằng điều bất cập hiện nay là ở một trường học mà quá nhiều chủ đầu tư dự án. “Theo tôi, để tránh tình trạng xây nhà vệ sinh gây lãng phí như trường Tiểu học Long Sơn thì nên giao các dự án cho nhà trường làm chủ đầu tư, quản lý vận hành, bảo quản thì công trình vừa đảm bảo chất lượng, phát huy hiệu quả cao vừa tránh được dự án trùng lặp, chồng chéo”, ông Hùng cho biết.

Trí Tín

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/06/truong-hoc-mien-nui-co-hai-nha-ve-sinh-tien-ty/

Giáo viên mầm non được hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện

Posted: 10 Jun 2013 07:19 AM PDT

 

(GDTĐ) – Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Tài chính – Bộ LĐTBXH mới ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện một số điều của QĐ số 45/2011/QĐ-TTg ngày 18/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với giáo viên mầm non có thời gian công tác từ trước năm 1995 nhưng chưa đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí.


Chính sách này mang lại niềm vui cho nhiều GVMN (Ảnh: gdtd.vn)

Theo đó, đối tượng được hỗ trợ là giáo viên mầm non (GVMN) (gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng), đã có thời gian công tác trước năm 1995 tại các trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập thuộc các loại hình công lập, dân lập và bán công chưa chuyển đổi loại hình (gọi chung là cơ sở giáo dục mầm non).

Mỗi giáo viên thuộc đối tượng trên có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 điều 2 của QĐ số 45/2011/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ (gọi chung là người được hỗ trợ), mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí bằng 13% tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định tại thời điểm người được hưởng hỗ trợ tham gia đóng BHXH tự nguyện. Khuyến khích các địa phương, cơ sở giáo dục mầm non hỗ trợ thêm kinh phí đóng BHXH đối với người được hưởng hỗ trợ theo quy định tại TT liên tịch này.

Thời gian được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đóng BHXH tự nguyện của người được hưởng hỗ trợ là số tháng thực tế làm GVMN trước ngày 1/1/1995 của người được hưởng hỗ trợ nhưng tối đa không quá 60 tháng.

Nếu số tháng thực tế làm GVMN trước ngày 1/1/1995 của người được hưởng hỗ trợ nhiều hơn hoặc bằng số tháng cần đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm thì thời gian được hưởng hỗ trợ là số tháng cần đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm.

Nếu số tháng thực tế làm GVMN trước ngày 1/1/1995 của người được hưởng hỗ trợ ít hơn số tháng cần đóng BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm thì thời gian được hưởng hỗ trợ là số tháng thực tế làm GVMN trước ngày 1/1/1995. Số tháng còn lại (không được ngân sách nhà nước hỗ trợ) do cá nhân tự đóng toàn bộ kinh phí tham gia BHXH tự nguyện cho đủ 20 năm tham gia BHXH để được hưởng chế độ hưu trí.

Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1/10/2012. Chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện quy định tại thông tư liên tịch này được áp dụng từ ngày 5/10/2011.

 

 Bảo Minh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201209/Giao-vien-mam-non-duoc-ho-tro-kinh-phi-dong-BHXH-tu-nguyen-1963506/

Cán bộ ngân hàng tranh nhau làm giáo viên

Posted: 10 Jun 2013 07:19 AM PDT

Trong chuyến khảo sát tới các trường cao đẳng, đại học mới đây, chúng tôi đã phát hiện những bất ngờ không biết nên vui hay buồn.

ngn hng, ging vin, tht nghip, khng hong

Một viên chức làm ở phòng tổ chức hành chính trường cao đẳng ở TP.Hồ Chí Minh cho hay: "Lượng người xin tuyển vào làm giảng viên tăng đáng kể trong 2 năm gần đây. Nếu trước đây thì một thí sinh phải chọi với 2 – 3 người thì năm ngoái phải chọn đến 10 người và năm nay thì lên gấp đôi, đặc biệt là ngành tài chính ngân hàng."

Thí sinh nộp đơn dự tuyển vào các trường đại học cũng tăng vượt bậc không kém.  Ngay khi khoa Quản trị của Đại học Luật đăng tin tuyển dụng đã có đến 50 hồ sơ ứng tuyển nhưng trường chỉ chọn 14 hồ sơ để thi tuyển vòng tiếp theo. 

Minh Hồng, thạc sỹ trẻ ngành tài chính từng làm cán bộ ngân hàng. Nay ngân hàng khó khăn, giảm lương và tăng sức ép giảm người, khiến những cán bộ như cô khó lòng ở lại. Cô chặc lưỡi: "Theo chân bạn bè thi tuyển làm giáo viên, vì mình cũng thấy ngành này hay hay. 

Nhưng mà đông người dự thi lắm, mà các trường đại học cao đẳng tuyển dụng không nhiều nên tỷ lệ chọi khá cao, chật vật nộp đơn vài ba trường rồi mà mình chưa trúng tuyển."

Thanh Lâm, một giảng viên tập sự tại một trường đại học cho biết: "Học chuyên ngành tài chính ra, mình làm ngân hàng 4-5 năm. Giờ kinh tế khó khăn, sếp ép chỉ tiêu xuống, vừa áp lực, vừa thu nhập thấp. Lại vừa học xong thạc sỹ nên mình chuyển sang đi dạy luôn."

Thủy, một kế toán trưởng của công ty viễn thông chuyển sang làm giảng viên một trường cao đẳng TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: "Đúng là làm doanh nghiệp thu nhập có cao hơn 5-7 lần giảng viên thật, nhưng cũng vất vả lắm, đi làm từ sáng đến tối mịt. Chưa kể cạnh tranh, bon chen trong thời buổi kinh tế khó khăn này khiến thu nhập cũng giảm đi đáng kể.

“Thôi thì, về đi dạy, vừa truyền được kinh nghiệm thực tế cho sinh viên, thu nhập cũng tạm ổn, lại có thời gian chăm sóc gia đình."

Lý tính hơn, Phượng chọn nghề không chỉ đơn giản vì sở thích vì một thu nhập ổn định sẽ khiến cô an tâm công tác hơn: "Cứ tính đơn giản thế này, lương trung bình giảng viên là 5 triệu/tháng chỉ có 200-300 tiết chuẩn/năm; tức là bạn chỉ phải lên trường 2-3 buổi/tuần. Thời gian còn lại có thể dạy vượt giờ ở trường hoặc thỉnh giảng ở các trường khác. Rõ ràng bạn chủ động hơn về thời gian mà thu nhập cũng không hề tệ trong cái thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay."

Thu nhập giảng viên đại học giờ khá ổn, tuy không quá cao nhưng cũng giúp họ sống được với nghề. Chưa kể, họ còn có thời gian nghiên cứu, học thêm để nghiên cứu trình độ cũng như kinh doanh, hợp tác, tư vấn thêm cho các doanh nghiệp.

Đội ngũ giảng viên sẽ dồi dào, chất lượng hơn nếu có nhiều ứng viên dự tuyển hơn, nhưng liệu khi kinh tế phục hồi, những mức lương ngàn USD của doanh nghiệp có lôi bật họ ra khỏi nghề?

(Theo Nhịp cầu đầu tư)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/124629/can-bo-ngan-hang-tranh-nhau-lam-giao-vien.html

Một phép mầu

Posted: 10 Jun 2013 07:19 AM PDT

(GDTĐ) – Tôi là một người không may mắn. Không hiểu vì lí do gì mà ngay từ khi sinh ra, mắt trái của tôi đã không thể nhìn được và nó lại còn bé hơn mắt phải khiến cho hai mắt của tôi không cân nhau. Một mắt không nhìn thấy gì nên tôi hay phải nghiêng mặt đi để nhìn mọi thứ. Khi còn học những lớp nhỏ, tôi nhớ là mình luôn bị bạn bè trêu chọc.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tôi buồn lắm. Lớn hơn một chút, biết nhận thức hơn, không bị bạn trêu nữa nhưng tôi luôn phải sống trong mặc cảm tự ti vì đôi mắt của mình. Lúc nào tôi cũng thấy mình xấu xí và không bằng mọi người. Tôi luôn nghĩ với ngoại hình như thế này khi lớn lên, mình sẽ không thể xin được việc làm. Hàng ngày tôi sống trong nỗi buồn và sống một cách thu mình. Tôi tự tách mình ra khỏi tập thể lớp, lúc nào cũng lặng lẽ một mình. Tôi đủ lớn để nhận ra, sẽ không tồn tại bất cứ một phép màu cổ tích nào có thể giúp tôi có được hai con mắt cân nhau. Càng nghĩ về điều này, tôi lại càng thấy mình đau khổ.

Nhưng rồi, đã có một sự thay đổi diệu kì đến với tôi. Năm đó, do điểm thi vào cấp III khá cao nên tôi đã được tuyển vào lớp 10A1, một lớp chọn của trường THPT Ngô Quyền. Hồi đó, các trường THPT chưa phân ban như hiện nay nên tất cả những học sinh học giỏi môn Văn và Toán, khi thi đạt điểm cao đều được chọn vào học chung một lớp. Tôi học rất tốt môn Văn, nhưng môn Toán lại không tốt lắm. Bọn học giỏi toán của lớp rất vui sướng vì được một thầy giáo trẻ, nhiệt tình lại có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy lên lớp. Còn riêng tôi, tôi vẫn mong chờ giờ học môn Văn.

Hôm đó lớp tôi có giờ Văn, vì là giờ học đầu tiên nên tất cả lớp đều chú ý đến cô giáo. Và cô đã xuất hiện. Với chiếc quần lụa đen và chiếc áo phin trắng, trông cô thật giản dị. Trong lớp đã có tiếng xì xào “cô chẳng xinh gì cả". Cô tự giới thiệu cô tên là Nguyễn Thị Mão – cái tên cũng giản dị như bộ quần áo cô đang mặc. Cô bắt đầu giảng bài. Tôi lắng nghe từng lời giảng của cô. Giọng cô ấm áp và dịu dàng, tôi như bị cuốn vào các nhân vật văn học thời kì những năm 1930 – 1945 mà quên đi sự mặc cảm của mình.

Tôi cao hơn các bạn, nên ngay từ đầu năm học, thầy chủ nhiệm đã xếp tôi ngồi ở bàn cuối cùng của lớp. Mắt kém, nên khi ngồi ở vị trí này, tôi đã rất khó khăn khi nhìn bảng. Giờ dạy thứ hai cô nhàng đến bên tôi và hỏi: “Em có nhìn rõ chữ trên bảng không?”. Tôi cúi mặt không nói. Cô đã chuyển chỗ cho tôi lên ngồi ở bàn thứ hai và cô cũng nói với  thầy chủ nhiệm của tôi điều đó. Ngồi ở chỗ mới, tôi nhìn bảng thuận lợi hơn. Trong lòng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cô, tôi muốn nói lời cảm ơn cô mà không thể cất thành lời. Các bài giảng của cô, tôi đều hiểu. Các câu hỏi cô đặt ra, tôi đều có thể trả lời được nhưng do sự mặc cảm và nhút nhát sẵn có nên tôi không dám phát biểu.

Đến bài viết tập làm văn đầu tiên, chấm bài xong, cô đã phát hiện ra năng khiếu học văn của tôi. Từ đó cô luôn chú ý đến tôi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong học tập. Có giờ ra chơi, cô không xuống văn phòng mà đến bên tôi, rồi hỏi tôi mọi chuyện. Cô cũng đã đoán được mọi suy nghĩ của tôi nên cô đã kể cho tôi nghe những tấm gương không có được sự may mắn về ngoại hình nhưng nhờ có nghị lực và tài năng mà họ vẫn vươn lên thành công trong cuộc sống.

Lúc đầu, tôi còn ngần ngại, không dám trao đổi với cô, nhưng bằng sự cởi mở, trìu mến và cảm thông, cô đã làm cho tôi mạnh dạn và tự tin hơn. Thế rồi, qua sự giới thiệu và giúp đỡ của cô, tôi đã được tham gia vào câu lạc bộ văn thơ của trường. Từ đó tôi được giao lưu, được kết bạn, được bày tỏ tình cảm của mình.

Dần dần, tôi đã vơi đi nỗi buồn về bản thân, bớt đi mặc cảm về mình. Tôi đã trở thành một con người tự tin. Thầy cô và các bạn trong lớp đã có cái nhìn khác về tôi. Tôi đã nhận thấy cuộc sống thật có ý nghĩa. Tôi luôn cố gắng hết mình trong mọi lĩnh vực. Dưới sự hướng dẫn của cô, lớp 12, tôi đã đạt giải ba học sinh giỏi văn cấp tỉnh. Tôi vui lắm. Tôi nghĩ để có được thành tích này thì công lao của cô là rất lớn. Với tôi lúc này, cô như một người mẹ, như một bà tiên trong cổ tích. Hết năm học lớp 12, khi phải làm hồ sơ thi vào đại học, tôi đã xin ý kiến của cô. Cô đã cho tôi một lời khuyên thi vào trường phù hợp với khả năng của tôi.

Giờ đây, tôi đã có một công việc ổn định, một gia đình hạnh phúc nhưng không bao giờ tôi quên được hình ảnh của cô. Chính cô đã cho tôi sự thành công của ngày hôm nay. Cô đã biến tôi từ một con người luôn sống trong mặc cảm, tự ti để trở thành một con người luôn cố gắng và tự tin trong cuộc sống. Với tôi, cô chính là một bà tiên trong truyện cổ tích đã cho tôi một phép mầu. “Bà tiên” ấy không làm cho tôi xinh đẹp lên nhưng đã làm cho tôi có nghị lực và luôn biết vươn lên trong cuộc sống.

Mã số: 149

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201306/mot-phep-mau-1969725/

Phê duyệt 112 nghề trọng điểm

Posted: 10 Jun 2013 07:19 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ LĐ-TBXH vừa phê duyệt các nghề trọng điểm và các trường được lựa chọn nghề trọng điểm giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.


 

Theo đó, có 26 nghề trọng điểm theo cấp độ quốc tế; 30 nghề trọng điểm khu vực Asean và 100 nghề trọng điểm quốc gia. Một số nghề trọng điểm quốc tế gồm: Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, cắt gọt kim loại, công nghệ chế tạo vỏ tàu thủy, công nghệ ô tô, công nghệ sinh học, CNTT (ứng dụng phần mềm), cơ điện tử, chế tạo thiết bị cơ khí, điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, điều khiển tàu biển, hàn, hướng dẫn du lịch…

Các trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư vùng trung du miền núi phía Bắc gồm 34 trường; trên 70 trường được lựa chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư vùng đồng bằng sông Hồng; vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung: 71 trường; vùng Tây Nguyên: 12 trường; Đông Nam bộ: 38 trường; Đồng bằng sông Cửu Long: 40 trường.

Các trường được lựa chọn nghề trọng điểm có trách nhiệm xây dựng dự án đầu tư theo các nghề trọng điểm đã được lựa chọn, đảm bảo nguyên tắc đầu tư tập trung đồng bộ về cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; huy động các nguồn vốn để đầu tư đạt chuẩn theo cấp độ của từng nghề đảm bảo lộ trình đã được phê duyệt.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201306/phe-duyet-112-nghe-trong-diem-1969910/

Cảnh cáo thầy giáo đánh học sinh trong giờ học

Posted: 10 Jun 2013 07:19 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm), các mảng:
gia đình
- công nghệ - game - giải trí
, xã hội.


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/canh-cao-thay-giao-danh-hoc-sinh-trong-gio-hoc-741284.htm

Comments