Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


HS tấp nập in “phao” trước ngày thi tốt nghiệp

Posted: 01 Jun 2013 08:42 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123607/hs-tap-nap-in--phao--truoc-ngay-thi-tot-nghiep.html

Đề thi tốt nghiệp THPT 2013 đã giao đến các Hội đồng

Posted: 01 Jun 2013 08:42 AM PDT

(GDTĐ) -  Cơ sở vật chất đã sẵn sàng, đề thi được chuyển đến các hội đồng thi an toàn, bảo mật, giám thị coi thi và thí sinh đều được thông báo quy chế thi và những điểm mới trong quy chế… Ngành giáo dục Hà Nội đã hoàn tất các khâu chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013.

Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp thành phố kiểm tra danh sách các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT
Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp thành phố kiểm tra danh sách các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT

Ngày 1/6, Ban chỉ đạo thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đầu cấp đã có buổi thị sát tại trường THPT Hoài Đức  B (Hoài Đức, Hà Nội) để kiểm tra công tác chuẩn bị phục vụ kỳ thi tốt nghiệp ngày 2/6.

Chủ tịch Hội đồng coi thi Nguyễn Khắc Lợi cho biết: Hội đồng thi có 62 giám thị  và 5 lãnh đạo. Do đặc thù là trường đang trong diện quy hoạch, nên khuôn viên trường vẫn chưa hoàn tất, tường rào còn thấp và đổ vỡ, do đó, hội đồng thi của trường năm nay tăng cường 10 đồng chí công an phụ trách an ninh xung quanh Hội đồng thi. Công tác tập huấn cho các cán bộ giáo viên giám thị coi thi đã được thực hiện nghiêm túc đúng quy định.

Về công tác chuẩn bị  cơ sở vật chất, Phó hiệu trưởng trường THPT Hoài Đức A Hoàng Thị Quyên cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp năm 2013, Hội  đồng thi đặt tại nhà trường có 25 phòng thi với tổng số hơn 1.000 thí sinh của trường và TT GDTX Hoài Đức. Cho đến thời điểm này, nhà trường đã hoàn tất công tác chuẩn bị.

Theo Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ: Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2013 là kỳ thi quốc gia nên thành phố có sự chỉ đạo quyết liệt, đảm bảo nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế. Sở cũng đã chỉ đạo các Hội đồng thi thực hiện nghiêm các quy chế nhưng không quá căng thẳng để tạo điều kiện tốt nhất cho thí sinh làm bài, phản ánh đúng chất lượng dạy – học.

Ông Độ cho biết: Năm nay điểm mới trong quy chế cho phép thí sinh mang các thiết bị có chức năng thu nhưng không có chức năng phát, truyền dẫn tín hiệu, hình ảnh để đảm bảo cho xã hội được tham gia giám sát.

Để giám thị hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, Sở đã yêu cầu các trường tổ chức tập huấn cho tất cả giáo viên, cán bộ tham gia trông thi với mục tiêu không để giáo viên, giám thị nào chưa nắm chắc quy chế mà vẫn được coi thi. Việc tập huấn bắt đầu từ tổ chuyên môn của các trường đến từng hội đồng thi.

Bàn ghế trong phòng thi được kê theo đúng yêu cầu về khoảng cách
Bàn ghế trong phòng thi được kê theo đúng yêu cầu về khoảng cách

Sáng ngày 1/6,  đề thi cũng đã được chuyển đến từng hội đồng. Sở GDĐT Hà Nội đã bố trí 15 đoàn đưa đề cho các hội đồng ngoại thành. Riêng các hội đồng nội thành sẽ đến nhận đề tại trung tâm hội đồng đề của thành phố.

Theo lãnh đạo Sở GDĐT Hà Nội: Công tác chuẩn bị đề cho kỳ thi tốt nghiệp  THPT đã đảm bảo tính bảo mật, an toàn, bàn giao tận tay cho các đồng chí chủ tịch hội đồng, có sự giám sát của công an, thanh tra. Về cơ sở vật chất, 154 hội đồng thi đã được kiểm tra, khắc phục. Các hội đồng thi đã sẵn sàng, đảm bảo cho kỳ thi an toàn, nghiêm túc và đúng quy chế.

La Giang

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/de-thi-tot-nghiep-thpt-2013-da-giao-den-cac-hoi-dong-1969658/

Tổng kiểm tra lần cuối cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 01 Jun 2013 08:42 AM PDT

Năm nay cả nước có hơn 945.000 học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT với hơn 40.300 phòng thi và huy động hơn 140.000 cán bộ coi thi.

Tại TP.HCM, sáng 1-6, tất cả cán bộ làm nhiệm vụ coi thi và thanh tra hội đồng thi có mặt tại hội đồng thi. Năm nay, toàn TP.HCM có 67.982 thí sinh dự thi (58.748 thí sinh dự thi theo hệ giáo dục trung học phổ thông và 9.234 thí sinh dự thi theo hệ giáo dục thường xuyên) ở 102 Hội đồng thi, trong đó có 24 Hội đồng ghép giữa giáo dục trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên.

Trong buổi tập huấn giám thị coi thi sáng 1-6, một lần nữa, các hội đồng nhắc nhở cán bộ coi thi về qui chế thi tốt nghiệp 2013. 333 cán bộ làm nhiệm vụ thanh tra hội đồng thi tại TP.HCM kiểm tra lại lần cuối các điều kiện về cơ sở vật chất trường thi. Đặc biệt lưu ý đến các khu vực tường rào giáp ranh giữa hội đồng thi và nhà dân bên ngoài, kiểm tra tất cả cửa sổ phòng thi, phòng vệ sinh… phòng tránh tình trạng đề thi có thể bay hoặc bị ném ra bên ngoài. Không chỉ kiểm tra các phòng thi, cán bộ thanh tra cũng kiểm tra kỹ tất cả các phòng hội đồng thi không sử dụng. Những phòng này phải được niêm phong kỹ, ngắt liên lạc tất cả các máy tính (trừ máy duy nhất dùng liên lạc về sở)…

Để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, UBND huyện Cần Giờ TP.HCM sẽ tài trợ thuê chín chiếc xe buýt để đưa 226 thí sinh Trường THPT Cần Thạnh dự thi ở hội đồng thi THPT An Nghĩa.

Thầy Nguyễn Diên Khánh - giáo viên Trường THPT Cần Thạnh - cho biết: "4g30 sáng ngày thi đầu tiên (2-6), học sinh sẽ tập trung tại trường và xe buýt sẽ đưa đi thi. Thi xong, buổi trưa các em sẽ nghỉ tại Trường tiểu học An Nghĩa rồi chiều xe đưa về. Với những học sinh ở các xã đảo trong huyện, các em sẽ ở lại ký túc xá của trường để thuận tiện cho việc đi thi".

Tại Tây Ninh, ông Đổng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Tây Ninh cho biết ngành giáo dục tỉnh này đã triển khai tập huấn cho lãnh đạo 16 hội đồng coi thi trên địa bàn quy định của bộ GD- ĐT về việc cho thí sinh đem thiết bị quay phim, ghi âm không màn hình, không tai nghe vào phòng thi. "Điều này sẽ tránh được gian lận chụp ảnh bài thi của bạn mình hoặc nghe nhắc bài từ máy của các thí sinh. Từ ngày 1-6, cán bộ coi thi ở các hội đồng thi sẽ phổ biến quy định này đến thí sinh" ông Lập nói.

Toàn tỉnh Tây Ninh có 1.010 thí sinh thi tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên và thí sinh tự do. Trong kỳ thi tốt nghiệp đợt này, ngành giáo dục Tây Ninh đã bố trí cho các em thi chung ở 9/16 hội đồng coi thi là các thị trấn thuộc các huyện và thị xã. Như vậy, học sinh giáo dục thường xuyên và học sinh tự do sẽ được thi tại hội đồng thi ở địa phương của mình mà không phải tập trung về hội đồng thi riêng như trước.  

Nhằm giúp thí sinh có thể nhanh chóng tham khảo kết quả làm bài của mình, Tuổi Trẻ Online sẽ tổ chức giải bài thi các môn thi tốt nghiệp năm 2013. Bài giải do các giáo viên uy tín từ các trường THPT, giảng viên các trường ĐH giải và được đăng tải trên Tuổi Trẻ Online và phụ trương trên báo giấy phát hành vào ngày hôm sau. Ngay sau mỗi buổi thi, Tuổi Trẻ Online sẽ đăng bài giải của môn thi đó trong thời gian sớm nhất. Bên cạnh đó, bài giải các môn của ngày thi hôm trước sẽ được đăng trên báo Tuổi Trẻ giấy vào ngày hôm sau.

Lịch đăng bài giải cụ thể như sau:

- Ngày 2-6: Đăng bài giải gợi ý các môn ngữ văn, hóa học trên Tuổi Trẻ Online. Bài giải hai môn này sẽ được đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ vào ngày 3-6.

- Ngày 3-6: Đăng bài giải gợi ý các môn địa lý, sinh học trên Tuổi Trẻ Online. Bài giải hai môn này sẽ được đăng trên báo giấy Tuổi Trẻ vào ngày 4-6.

- Ngày 4-6: Đăng bài giải gợi ý các môn toán, Anh văn trên Tuổi Trẻ Online. Dự kiến cuối giờ chiều Tuổi Trẻ Online sẽ đăng toàn bộ đề thi, đáp án các môn thi của Bộ GD-ĐT.

- Ngày 5-6 báo Tuổi Trẻ giấy sẽ đăng toàn bộ đề thi, đáp án các môn thi tốt nghiệp THPT 2013 của Bộ GD-ĐT.

Mời thí sinh và phụ huynh đón xem.

MINH GIẢNG

NHÓM PV GIÁO DỤC

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/551515/tong-kiem-tra-lan-cuoi-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt.html

Bán trú tốt sẽ huy động được học sinh ra lớp

Posted: 01 Jun 2013 04:42 AM PDT

(GDTĐ) – Lai Châu là tỉnh miền núi nghèo với 20 dân tộc cùng chung sống. Chính bởi vậy, số lượng học sinh dân tộc thiểu số chiếm khá đông – 88,5% tổng số học sinh toàn tỉnh. Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho địa phương, ngành giáo dục của tỉnh luôn coi trọng công tác giáo dục dân tộc. Phóng viên Báo Giáo dục Thời đại đã có cuộc trò chuyện với Phó Giám đốc Sở GDĐT Lai Châu, ông Hoàng Đức Minh, xung quanh vấn đề này.

Xin ông cho biết khái quát đặc thù giáo dục ở tỉnh Lai Châu?


Ông Hoàng Đức Minh
 

- Có thể thấy, hệ thống trường, lớp, cấp học, ngành học, số lượng học sinh ở Lai Châu phát triển nhanh. Bình quân cứ 04 người dân thì có 01 người đi học, trong đó học sinh dân tộc chiếm 88,5%. Đội ngũ giáo viên có 9.813 người. Với tỉ lệ học sinh người dân tộc cao như vậy, chắc chắn sẽ là bài toán khó của ngành trong công cuộc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà cũng như đào tạo mũi nhọn.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của ngành và sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự nghiệp giáo dục của tỉnh trong những năm qua đã có nhiều đổi thay. Ngoài hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, năm học này toàn tỉnh đã thành lập được 52 trường phổ thông dân tộc bán trú với 13.914 học sinh. Tuy nhiên, Lai Châu vẫn còn có tới 142 trường có học sinh ở bán trú nhưng không phải trường phổ thông dân tộc bán trú, với 9495 học sinh.

Vậy việc thực hiện các giải pháp nhằm cải thiện đời sống cho học sinh dân tộc bán trú, nội trú trên địa bàn tỉnh được tiến hành như thế nào, thưa ông?

- Những năm qua  tỉnh Lai Châu đã xây dựng thành công mô hình bán trú ở các huyện, đem lại nhiều tác dụng tích cực như duy trì sĩ số, tăng tỷ lệ đi học chuyên cần, chất lượng giáo dục được nâng cao, học sinh được tham gia các chương trình ngoại khóa, vui chơi, giáo dục kỹ năng sống; đặc biệt, việc hợp tác theo nhóm, giao tiếp bằng tiếng Việt, giao lưu với các khối lớp đã tạo sự tự tin, bạo dạn cho học sinh vốn nhút nhát, ngại tiếp xúc người lạ.

Do vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục quan tâm thành lập, xây dựng và phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú, chọn chỉ đạo điểm để làm tốt mô hình bán trú, nội trú tại một số trường, từ đó nhân rộng điển hình trong toàn tỉnh. Bởi lẽ, ngành GD-ĐT Lai Châu xác định rõ ràng mục tiêu: Nếu tổ chức tốt mô hình bán trú, nội trú sẽ là khâu quyết định tới việc huy động học sinh ra lớp, nâng cao tỷ lệ chuyên cần và chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó, Lai Châu cũng chủ động lồng ghép các nguồn vốn để xây dựng, nguồn kinh phí để nuôi dưỡng học sinh dân tộc thiểu số.


HS Trường PTDT Bán trú Nậm Xe (Phong Thổ, Lai Châu)
 

Công tác chăm nuôi và dạy dỗ cho học sinh dân tộc trong các trường bán trú được thực hiện ra sao?

- Mô hình trường học bán trú của tỉnh đã nhận được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng, chính quyền, sự đồng thuận của xã hội, ủng hộ của phụ huynh học sinh, và là sự phát triển từ mô hình nội trú dân nuôi hiệu quả. Từ năm học 2011-2012, tỉnh tiếp tục dành nguồn kinh phí hỗ trợ học bổng cho học sinh bán trú tại các trường Trung học phổ thông với mức hỗ trợ như đối với học sinh bán trú cấp Tiểu học và Trung học cơ sở.

Công tác tổ chức quản lý, nuôi dưỡng tại một số trường tương đối tốt mặc dù điều kiện về cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn. Các em học sinh bán trú được ăn đầy đủ 3 bữa tại trường với bữa sáng ăn xôi, trưa và tối ăn cơm. Tuy chế độ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, phục vụ công tác bán trú chưa có… nhưng có những trường đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, nâng cao ý thức trách nhiệm, lòng yêu nghề, yêu học sinh của chính đội ngũ thầy cô bám trường, bám lớp.

Từ thực tế những năm qua tại địa phương cho thấy, học sinh đến trường ăn ở tập trung như môi trường gia đình, thậm chí tốt hơn ở nhà vì điều kiện chăm nuôi tốt hơn. Đó chính là hiệu quả thiết thực nhất mà mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú đem lại. Bên cạnh việc tổ chức nấu ăn, một số trường quan tâm tới việc tăng gia sản xuất, rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động nội vụ, tập thể. Mô hình đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Đặc biệt, nhiều trường học trong tỉnh đã làm tốt công tác xã hội hoá để tổ chức tốt mô hình trường bán trú như Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú cấp Trung học cơ sở xã Nậm Xe  (huyện Phong Thổ), xã Phúc Than  (huyện Than Uyên), xã Nậm Sỏ  (huyện Tân Uyên), xã Pa Vệ Sủ, xã Nậm Hàng (huyện Mường Tè)…

Tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh cũng là một biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục dân tộc. Biện pháp này đã được địa phương triển khai như thế nào?

- Chúng tôi đặc biệt chú trọng tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số như: Xây dựng kế hoạch thời gian năm học linh hoạt, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của tỉnh, với mùa vụ và phong tục tập quán của đồng bào dân tộc, có lượng thời gian để dạy tăng cường tiếng Việt cho HS lớp 1 vùng dân tộc thiểu số. Trẻ dân tộc thiểu số, đặc biệt trẻ mẫu giáo 5 tuổi được quan tâm và chú trọng tăng cường tiếng Việt với nhiều hình thức. Lai Châu cũng chú trọng tập huấn cho giáo viên, xây dựng các chuyên đề về phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc; tạo cảnh quan, môi trường học tập tiếng Việt trong và ngoài lớp học, trong gia đình và ngoài xã hội.

Lai Châu là tỉnh có số lượng học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ cao nên bản thân các thầy cô giáo muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học của mình phải biết sử dụng tiếng dân tộc. Do đó, việc tự học tiếng dân tộc là một trong những tiêu chí đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ được giao của mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường

Sở GDĐT Lai Châu đã tổ chức cho giáo viên đăng ký tham gia tự học tiếng dân tộc nhằm hỗ trợ thiết thực cho công tác dạy học tại các đơn vị, đồng thời phối hợp với Sở Nội vụ mở các lớp dạy tiếng dân tộc và cấp chứng chỉ cho hàng trăm cán bộ, công chức, giáo viên trong toàn tỉnh. Ngoài ra, Sở GDĐT tiếp tục động viên, khuyến khích cán bộ giáo viên tự học tiếng dân tộc địa phương nơi công tác nhằm hỗ trợ tốt cho công tác dạy học.

Không thể phủ nhận hiệu quả của hệ thống trường Phổ thông dân tộc bán trú, nội trú, song với riêng địa bàn tỉnh, theo ông, việc triển khai mô hình này còn có những khó khăn gì?

-  Theo tôi, tiến độ thành lập các trường Phổ thông dân tộc bán trú tại một số huyện còn chậm. Các hoạt động tập thể tại nhiều trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa hướng vào tâm lý lứa tuổi, phong tục tập quán của học sinh, chưa giúp cho học sinh giữa các dân tộc thực sự đoàn kết, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng nền văn hoá của nhau.

Mặc dù trong những năm qua, công tác tổ chức, quản lý, giáo dục và nuôi dưỡng trong các trường nội trú, bán trú đặc biệt quan tâm tới việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng hiện nhiều trường chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động bán trú, nội trú và chưa chú trọng công tác tổ chức quản lý, nuôi dưỡng. Việc tăng gia sản xuất chưa được đề cao, vệ sinh cảnh quan môi trường sống, học tập nhiều nơi còn yếu kém.

Cá nhân tôi cho rằng, nguyên nhân chủ yếu là do mô hình bán trú là việc mới và khó. Đa phần cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm nên thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa nêu cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt. Thêm vào đó, khả năng sử dụng tiếng dân tộc của cán bộ, giáo viên, nhân viên còn hạn chế.

Xin cảm ơn ông!

Hoàng Linh (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/pho-giam-doc-so-gdampdt-lai-chau-hoang-duc-minh-ban-tru-tot-se-huy-dong-duoc-hoc-sinh-ra-lop-1969655/

Băng nhóm chuyên vu cáo rồi cướp tài sản của học sinh lĩnh án

Posted: 01 Jun 2013 04:42 AM PDT

Ngày 31/5, TAND huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử băng nhóm chuyên cướp tài sản của học sinh trên địa bàn. HĐXX đã tuyên phạt các bị cáo Lê Anh Hoàng, thường gọi là Bi chợ (SN 1995, trú xã Xuân Mỹ, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) 3 năm tù; Huỳnh Hữu Nhơn (SN 1991, trú phường Long Tâm, TP Bà Rịa) 4 năm tù; Huỳnh Thanh Hiếu (SN 1997, trú tại xã An Ngãi, huyện Long Điền) 18 tháng tù và Trần Anh Tuấn (SN 1996, trú tại TT Đất Đỏ, huyện Đất Đỏ) 2 năm tù cùng về tội "Cướp tài sản".

Riêng bị cáo Hoàng và Nhơn sẽ tiếp tục tham gia phiên tòa khác tại Đồng Nai để tích hợp hình phạt đối với những vụ cướp trước đó.

Băng cướp chuyên săn con mồi là học sinh tại tòa

Ngay sau khi nhận được tin báo của nạn nhân, đặc biệt là các em đã cung cấp đặc điểm nhận dạng cùng biển số xe mà các đối tượng sử dụng để gây án, Công an huyện Châu Đức đã tổ chức lực lượng tiến hành điều tra truy xét. Ngay trong đêm 28/12, cả 4 đối tượng gây ra vụ cướp tài sản trên đã bị cơ quan công an bắt giữ.

Qua đấu tranh, khai thác, Hoàng thừa nhận là đại ca của cả nhóm và thường xuyên lên kế hoạch, lập mưu để đi cướp. Trước đó, bằng thủ đoạn tương tự Hoàng và Nhơn đã thực hiện trót lọt 6 vụ cướp khác tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai.

Công Quang

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/bang-nhom-chuyen-vu-cao-roi-cuop-tai-san-cua-hoc-sinh-linh-an-737420.htm

Lãnh đạo cũng đi thi tốt nghiệp THPT

Posted: 01 Jun 2013 03:42 AM PDT

– Tại Hội đồng thi Trung tâm
GDTX Sơn Tây (Hà Nội) có những thí sinh sinh năm 1960 vẫn đi thi cùng như người
thuộc thế hệ 7X và 9X. Người lớn tuổi nhất là ông Trần Văn Hán hiện đang là Chủ
tịch MTTQ xã Ba Trại (Ba Vì, Hà Nội)

th sinh, thi tt nghip, gio dcÔng Trần Văn Hán. Ảnh: Phong Đăng

Với gần 300 thí sinh dự thi kỳ
thi tốt nghiệp THPT, một điểm đặc biệt tại Hội đồng thi Trung tâm GDTX Sơn Tây
(Hà Nội) là có khá nhiều thí sinh ở các độ tuổi thuộc từng thế hệ khác nhau.

Ngồi nói chuyện với chúng tôi,
chú Trần Văn Hán (sinh năm 1960) cũng là thí sinh nhiều tuổi nhất cho biết: "Chú
hiện là Chủ tịch Mặt trận tổ quốc xã Ba Trại (huyện Ba Vì, Hà Nội). Ngày trước
chủ chỉ học hết lớp 7 (tương đương trình độ lớp 10 hiện nay). Thời đó người học
hết lớp 7 ở quê chú cũng khá ít".

Công việc ở địa phương rất bận
lại công thêm tuổi tác nên chần chừ mãi đến năm 2010 chú Hán mới quyết định đi
học chương trình THPT tại Trung tâm GDTX Sơn Tây. Nhà cách trường hơn 20km nhưng
chú vẫn lóc cóc trên chiếc xe máy cũ đến trường đều đặn.

Những trường hợp như chú được tạo
điều kiện học vào hai ngày cuối tuần với 7 môn học gồm: Văn, Toán, Lý, Hóa,
Sinh, Sử, Địa.

Vì thời gian và tuổi tác nên như
chú Hán chia sẻ: "Chú tiếp thu cũng chậm hơn. Về nhà thường phải giành nhiều
thời gian ôn và làm bài". Các con chú người đã tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà
Nội, người đang học Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội thường xuyên về nhà động viên
và giúp bố giải đáp những kiến thức, bài tập khó.
Nói về lớp học của mình, chú Hán cười tâm sự: "Mọi người vẫn đùa vui là lớp học
3 thế hệ. Có một số người thuộc thế hệ 6X là các chú, 7X, 8X học cùng với các
cháu 9X hiện nay. Bọn chú vì công việc hay người thấy cần bổ sung kiến thức nên
tự nguyện xin đi học chương trình THPT".

Kết thúc 3 năm chú cho biết học
lực của mình đạt loại khá. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT lần này chú khá tự tin
với kiến thức đã có và hi vọng mình sẽ đạt được điểm số đúng với khả năng của
bản thân.

  • Phong Đăng – Bùi Nhung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123578/lanh-dao-cung-di-thi-tot-nghiep-thpt.html

Các địa phương sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 01 Jun 2013 03:42 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày mai 2/6 là ngày đầu tiên diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT toàn quốc năm 2013. Các thí sinh cả 2 hệ GDTX và THPT sáng sẽ làm bài thi môn Ngữ văn, thời gian 150 phút và buổi chiều làm bài thi môn Hóa học, 60 phút. Cho đến thời điểm này, mọi công tác chuẩn bị của các địa phương đã hoàn tất, tạo điều kiện tốt nhất cho một kỳ thi đảm bảo an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.

Bình Phước: Theo ông Huỳnh Công Khanh, Phó giám đốc Sở GDĐT, tổng số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2013 của tỉnh là 8.799 em, trong đó 8.181 thí sinh THPT và 618 thí sinh bổ túc văn hóa. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 sẽ có 28 hội đồng coi thi. Sở GDĐT đã huy động 1.070 giáo viên các trường THPT làm giám thị và 142 cán bộ quản lý các trường được điều động làm chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng coi thi. Ngoài ra, còn có 224 nhân viên bảo vệ, phục vụ. Hiện công tác chuẩn bị cho kỳ thi đã xong. Cơ sở vật chất ở các hội đồng coi thi đều đạt chất lượng, đáp ứng cho kỳ thi diễn ra nghiêm túc, đúng quy chế.

Điện Biên: Có 5.819 thí sinh dự thi, kể cá HS THPT và học viên GDTX, thí sinh tự do) sẽ bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sở GDĐT đã kiểm tra công tác chuẩn bị, hoàn tất khâu cuối cùng tại 23 hội đồng coi thi.

Ông Nguyễn Sỹ Quân, Phó Giám đốc Sở GDĐT cho biết thêm: Bên cạnh 252 phòng thi chính thức, với 837 cán bộ, GV làm nhiệm vụ tại các hội đồng thi, Sở đã tiến hành chỉ đạo hội đồng thi chuẩn bị 23 phòng thi và 70 GV dự phòng tại các địa điểm thi. Các hội đồng sẽ được đặt tại các trường THPT, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HS trong việc đi lại, đồng thời đã áp dụng việc luân chuyển cán bộ, GV làm công tác coi thi, thanh tra… phù hợp với yêu cầu tình hình thực tế, không phải di chuyển quá xa.


 

Khâu chuẩn bị đã hoàn tất, cơ sở vật chất tại các điểm thi đảm bảo theo yêu cầu, tất cả các dữ liệu của HS cũng đảm bảo đúng quy chế. Tất cả các hội đồng thi đã tổ chức niêm phong phòng thi, dán niêm yết môn thi, số báo danh thí sinh… phân công bảo vệ túc trực 24/24 giờ trong ngày. Công tác phục vụ cho việc in, sao đề thi, việc bảo mật được đảm bảo tuyệt đối. Việc vận chuyển đề thi ở các hội đồng thi ở xa sẽ được thực hiện hoàn tất ngày 31/5, các hội đồng ở khu vực thành phố, huyện Điện Biên sẽ vào ngày 1/6.

Nghệ An: Để phục vụ cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 ở 90 hội đồng coi thi với 1.736 phòng thi và 41.069 thí sinh (trong đó có 38.623 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT và 2.446 thí sinh dự thi tốt nghiệp bổ túc THPT), Sở GDĐT Nghệ An đã phối hợp với các ngành liên quan huy động và tập huấn nghiệp vụ cho trên 6.000 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các ngành: công an, giao thông, y tế, bưu điện, điện lực của Nghệ An, tùy theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, đã xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án phục vụ thi của mình. Đặc biệt, các cơ quan truyền thông từ tỉnh đến huyện đã tập trung tuyên truyền về quy chế thi một cách sâu rộng để tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Để cung cấp đầy đủ điện cho hội đồng coi thi, ngoài việc kiểm tra, củng cố lưới điện, Chi nhánh Điện lực huyện Qùy Châu còn có phương án dự phòng bằng cách đặt hai máy phát điện tại địa điểm thi; Ban Chỉ đạo thi huyện Qùy Hợp chuẩn bị thêm ba địa điểm thi để phòng khi có trường hợp bất trắc xảy ra; UBND huyện Nghĩa Đàn hỗ trợ thêm cho mỗi hội đồng coi thi trên địa bàn huyện 5 triệu đồng.

Lâm Đồng: Giám đốc Sở GDĐT Lâm Đồng Nguyễn Xuân Ngọc cho biết: Toàn tỉnh có 15.165 thí sinh đăng ký thi (bao gồm cả thí sinh tự do), tăng 290 thí sinh so với năm học trước. Ngoài việc chuẩn bị cơ sở vật chất cho 45 hội đồng thi chính thức, Sở GDĐT còn chuẩn bị 12 cơ sở trường học làm các hội đồng thi dự bị nhằm ứng phó với các tình huống bất ngờ nảy sinh. Công tác hỗ trợ thí sinh vùng khó khăn đều được các ban ngành, từng phòng GD phối hợp triển khai rất tốt, nhiều nơi hỗ trợ suất cơm, chỗ ăn nghỉ cho học sinh phải thi xa nhà…

Lai Châu: Theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hoàng Đức Minh toàn tỉnh có 2398 thí sinh, 494 CB, GV tham gia coi thi, tổ chức thi tại 7 cụm, cụm đông nhất là thị xã Lai Châu tổ chức thành 3 hội đồng vì có thí sinh 5 trường, kể cả GDTX tham gia thi. HS Trường THPT Ka Lăng cách xa trung tâm thị xã gần 300 km nên 78 em HS được tổ chức thi tại trường mình. Tất cả các điểm trường xa đều tổ chức ăn, ở cho HS tại các trường có điều kiện nội trú, đặc biệt là hai điểm Dào San và Mường Kim cách xa điểm thi khoảng 30 km. Còn lại HS cách điểm thi trong khoảng 10 km.

Thanh Hóa: Đề thi đã đến các hội đồng thi an toàn

Sáng 31/5, Sở GDĐT Thanh Hóa đã triển khai đưa đề thi về các hội đồng (HĐ) thi để đảm bảo an toàn, tránh trường hợp thời tiết bất thường gây cản trở đến công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp năm học 2012 – 2013.

Theo Sở GDĐT, đến thời điểm này, đã chuẩn bị đầy đủ về nhân lực, máy móc thiết bị và các điều kiện cơ sở vật chất cho 93 HĐ coi thi và 1 HĐ làm phách, chấm thi. Những hồ sơ thiếu, không hợp lệ đã được khắc phục.

Nhiều điểm thi, nhà trường đã bố trí đủ nơi ở miễn phí cho thí sinh ở vùng sâu, vùng xa. Tại Trường THPT Mường Lát, (thuộc huyện vùng cao, biên giới Mường Lát, Thanh Hóa), để tạo điều kiện thuận lợi cho người nhà và thí sinh trong những ngày thi tốt nghiệp THPT, bổ túc THPT, nhà trường đã bố trí đủ nơi ở miễn phí tại Làng học sinh Mường Lát (cạnh trường). Năm nay, trong số 189 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT, 53 thí sinh dự thi tốt nghiệp bổ túc THPT (đều thi tại Trường THPT Mường Lát)  phần lớn là các em ở các xã vùng sâu, vùng xa như: Mường Chanh, Mường Lý, Trung Lý, Tén Tằn, Pù Nhi,… nên việc được bố trí nơi ở gần trường thi giúp các thí sinh tránh được những rủi ro khách  quan đem lại, ảnh hưởng đến kỳ thi.

Cuối ngày 31/5, ông Lê Văn Hoa, Phó giám đốc Sở GDĐT cho biết: Theo báo cáo của các HĐ thi thì công tác chuyển đề thi về các HĐ thi đã hoàn tất, an toàn, kể cả những điểm miền núi xa nhất của tỉnh là Mường Lát, Quan Sơn… Tất cả các điểm thi đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012 – 2013 diễn ra nghiêm túc, an toàn, chất lượng.

Nguyễn Quỳnh

Hoàng Linh (TH)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201306/cac-dia-phuong-san-sang-cho-ky-thi-tot-nghiep-thpt-1969656/

Phát hiện nhiều sai phạm trong đào tạo lái xe

Posted: 01 Jun 2013 03:42 AM PDT

(TNO) Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT, cho biết chiều 31.5 Bộ GTVT đã hoàn tất dự thảo kết luận thanh tra công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ở 5 địa phương: TP.HCM, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang.

Đoàn thanh tra đã phát hiện nhiều sai phạm trong quá trình đào tạo lái xe: thiếu xe tập lái (Trung tâm đào tạo và thực nghiệm cơ giới Trường Cao đẳng GTVT III, Cao đẳng GTVT TP.HCM, Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến, Trường Trung cấp nghề số 7 – Bộ Quốc phòng); thiếu phòng học, sân tập (Trung tâm dạy nghề bán công Sài Gòn Tourist, Trung tâm dạy nghề tư thục lái xe Trường An, Phân hiệu 3 – Trường Trung cấp dạy nghề khu vực ĐBSCL).

Đoàn thanh tra cũng phát hiện một số trường hợp thi hộ bằng lái xe mô tô tại Trường Trung cấp nghề số 7. Sở GTVT Hậu Giang đã cấp giấy phép lái xe mô tô hạng A2 nhưng cơ sở đào tạo chưa có giáo viên và xe tập lái hạng A2. Sở GTVT Bến Tre cấp phép đào tạo cho một số trung tâm không đủ điều kiện về sân tập lái.

Thanh tra Bộ GTVT đã quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng và đình chỉ đào tạo lớp lái xe ô tô khóa CK01/2013 tại Trường Trung cấp nghề GTVT Đồng Tháp vì đã đào tạo không theo chương trình, sai thời gian; đề nghị Tổng cục Đường bộ tạm đình chỉ tuyển sinh đào tạo lái xe ô tô đối với phân hiệu 3 Hậu Giang – Trường Trung cấp nghề khu vực ĐBSCL; đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe đối với Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Trường ĐH SPKT TP.HCM do sân tập lái không đủ điều kiện và giấy phép đào tạo hết hạn; đề nghị hạ lưu lượng đào tạo lái xe ô tô tại Trung tâm đào tạo và thực nghiệm cơ giới – Trường Cao đẳng GTVT III, Trung tâm dạy nghề Đồng Tiến; đình chỉ tuyển sinh đào tạo giấy phép lái xe hạng A1 đối với 3 đơn vị tổ chức đào tạo vì có nhiều sai phạm tại TP.HCM.

Kết luận thanh tra sẽ được công bố chính thức trong tuần tới.

Đình Mười

Sẽ kiểm tra nhiều trung tâm đào tạo lái xe
Chấn chỉnh hoạt động Trung tâm đào tạo lái xe Tâm An
Cơ sở đào tạo lái xe được chủ động thu học phí
Siết chặt lĩnh vực đào tạo lái xe
TP.HCM: Không cấp mới giấy phép đào tạo lái xe mô tô 2 bánh
Đà Nẵng: Đào tạo lái xe ô tô – cầu vượt quá cung

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130601/phat-hien-nhieu-sai-pham-trong-dao-tao-lai-xe.aspx

300.000 đồng/môn “phao thi” THPT trước giờ G

Posted: 01 Jun 2013 02:42 AM PDT

- Sáng 1/6, trước thi tốt nghiệp THPT một ngày, vẫn còn nhiều sĩ tử đi mua "phao thi".  Tập tài liệu một môn, khoảng 10 trang A4 có giá từ 20.000 đồng đến 30.000 đồng/môn. Thậm chí, ở một số quán giá lên đến 300.000 đồng/1 môn.

Tại quán phô tô N.A, khu vực Cầu Giấy giá "phao" cao chót vót. Chủ quán cẩn trọng hỏi người mua có chắc chắn không và mua nhiều hay ít mới cho xem.

phao thi, ti liu, tt nghip, PTTH, quay cp, photocopy,

Quán photocopy này hét giá mỗi bộ "phao thi" cho từng môn có giá 300.000 đồng.

Khi PV chắc chắn mua, chủ quán kéo tôi vào góc khuất, lấy trong tủ ra hai tập tài liệu môn Văn và nói: "Có mua thì xem nhanh nhanh, không công an vào kiểm tra bây giờ".

Chủ quán cho biết phao thi 1 môn có giá là 300.000 đồng/bộ. Nếu mua hai môn hạ giá xuống còn 500.000 đồng. Khi PV mặc cả, chủ quán chốt giá: "Đây là tài liệu chuẩn, giá thấp nhất là 400.000 đồng/ 2 môn, không thể rẻ hơn được nữa. Có mua thì mua, mà không thì về".

Anh này cho biết, "phao thi "chuẩn" ở đây là "sát đề thi. Riêng môn Văn có đầy đủ 3 phần thi".

phao thi, ti liu, tt nghip, PTTH, quay cp, photocopy,

Hình ảnh tấp nập tại một quán photocopy trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) sáng 1/6.

Một học sinh cuối cấp đang từ quán photocopy nhà bên cạnh đi ra cho biết: "Nghe các bạn kháo nhau tài liệu ở quán anh chị vừa vào sát đề lắm. Nhưng vào hỏi thì chủ quán hét 300.000 đồng/ môn nên em không mua nữa. Còn quán bên cạnh em vừa hỏi giá cũng từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/1 môn".

Tại một quán photocopy cách hai quán này không xa, giá "phao thi" lại rẻ hơn: chỉ 30.000 đồng/1 môn thi. Còn loại in hai mặt thì giá thấp hơn, chỉ 20.000 đồng/1 môn thi.

Không chỉ ở nội thành, tại một trường ngoại thành Hà Nội, khá nhiều học sinh cũng xúm đông đỏ trước các quán in tài liệu.

Tại một quán gần cổng Trung tâm GDTX Sơn Tây tài liệu được bán công khai. Khi bước vào hỏi bộ đề thi tại một quán tên H., vợ chồng chủ quán bận đến mức không kịp ngẩng đầu lên nhìn người vào ra là ai. Chị H., chủ quán vừa xếp tài liệu vừa gập ghim cho biết: "Đây là tài liệu lấy từ trường học, đem in và phô tô nhỏ bán cho học sinh. Cả bộ tài liệu 5 môn có giá là 20.000 đồng".

Rất đông học sinh tới mua và phô tô "phao" ở đây. B.A.S, một nam sinh lớp 12 cho biết bạn đã phải chờ ở quán hơn 20 phút mà chưa mua được tài liệu. S. cho hay: "Nhiều bạn mua quá nên chủ quán làm không kịp. Lâu quá không chờ được nên nhiều bạn chờ em ở đây mua giúp".

Ngày mai (2/6) các học sinh lớp sẽ bắt đầu kì thi Tốt nghiệp THPT. Không chỉ những học sinh yếu kém mới chuẩn bị phao mà nhiều học sinh mức học khá do tâm lí lo lắng, "có hơn không" nên cũng chuẩn bị cho mình những bộ phao chắc chắn. B.T.H , một học sinh trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội thẳng thắn: "Cứ mang phao vào phòng thi cho yên tâm. Giám thị coi dễ thì mở, không thì thôi".

  • Bùi Nhung – Phong Đăng

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123589/300-000-dong-mon--phao-thi--thpt-truoc-gio-g.html

Dạy học cho học sinh dân tộc: Quan trọng là học sinh hiểu bài và thích đến lớp

Posted: 01 Jun 2013 02:42 AM PDT

(GDTĐ) – "Dự án đã cung cấp cho giáo viên những kỹ năng, phương pháp giảng dạy phù hợp, điều này đã giúp các em học sinh dân tộc thiểu số tự tin hơn trong học tập, các em thích thú đến trường hơn do đó tỷ lệ học sinh đến lớp cũng ổn định hơn".

Ngày 30/5, tổ chức Cứu trợ trẻ em phối hợp cùng Bộ GDĐT tổ chức hội thảo tổng kết và đánh giá kết quả ba năm thực hiện dự án "Nâng cao chất lượng giáo dục cơ bản cho học sinh dân tộc thiểu số ở 3 tỉnh vùng núi khó khăn của Việt Nam". Giờ học Tiếng Việt ở Trường Tiểu học Nậm Lành (huyện Văn Chấn, Yên Bái) được bắt đầu bằng hiệu lệnh của cô giáo: "Mời tất cả các con… ra sân"! Sau trò "mèo đuổi chuột", cô giáo khuyến khích các em miêu tả trò chơi và thể hiện cảm xúc của mình. Cô viết những câu trả lời được nhiều ý kiến đồng thuận nhất lên bảng và đó chính là những gợi ý để các em hoàn thiện bài tập làm văn.

Trong giờ học Tự nhiên Xã hội với chủ đề "bảo vệ môi trường", cô chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận trả lời 5 câu hỏi, rồi tập hợp các câu trả lời. Như vậy, với 5 phương án trả lời đa dạng cho mỗi câu trả lời, thừa dữ liệu cho các em viết bài về vấn đề môi trường.

Giờ Toán, cô giáo cho học sinh chơi trò câu cá: Mỗi chú cá bằng giấy được viết một phép tính. Học sinh được lần lượt gọi lên để "câu cá" và thực hiện phép tính trên thân cá, nếu trả lời đúng sẽ được mang con cá về, trả lời sai thì chuyển cần câu cho bạn bên cạnh… Trò chơi – giờ học cứ thế tiếp nối với những gương mặt hân hoan… Các cô tâm sự: "Người dân tộc thật thà như đếm. Với các em, điểm số chẳng quan trọng, còn giáo viên cũng chỉ mong học sinh hiểu bài và thích đến lớp". 

 

 
Góc đọc ngoài trời tạo hứng thú cho học sinh
 
 

Mường Chà, Văn Chấn và Hướng Hóa nằm trong số những huyện khó khăn nhất ở Việt Nam. Học sinh ở 3 huyện này hầu hết là người dân tộc thiểu số, nên khi đi học, các em gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trong khi thầy cô giáo lại không nói được tiếng mẹ đẻ của các em. Thêm vào đó, cơ sở vật chất ở nhiều trường học còn nghèo nàn; tài liệu giảng dạy ít; trang thiết bị vệ sinh cho học sinh còn thiếu; cha mẹ và cộng đồng không tham gia tích cực vào quá trình học tập của con em; nhiều nội dung trong sách giáo khoa không phù hợp với kinh nghiệm và văn hóa của học sinh dân tộc thiểu số… Những vấn đề này khiến tỷ lệ nhập học và hoàn thiện bậc tiểu học của học sinh dân tộc thiểu số bị hạn chế.

Nhờ các khóa tập huấn về phương pháp giáo dục song ngữ dựa trên tiếng mẹ đẻ, phương pháp dạy tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho học sinh dân tộc thiểu số, các phương pháp giảng dạy tích cực lấy học sinh làm trung tâm… do tổ chức Cứu trợ trẻ em tổ chức, giáo viên có thêm kiến thức để giúp học sinh  hiểu và nói tiếng Việt. Nhờ vốn tiếng Việt phong phú hơn, các em học tốt hơn, tiếp thu bài học hiệu quả hơn và tích cực tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. Học sinh cũng tự tin và mạnh dạn hơn trong nhiều tình huống. Phương pháp dạy học tích cực cũng làm cho giờ học nhẹ nhàng và hấp dẫn hơn, tạo cho học sinh hứng thú học tập và niềm vui tới trường.

Tổ chức Cứu trợ trẻ em cũng tham gia nâng cấp trang thiết bị phòng học, thư viện nhà trường; khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc xây dựng môi trường học tập thân thiện để giúp học sinh thêm hào hứng đến trường và tích cực trong học tập. Ngoài ra Tổ chức còn hỗ trợ sản xuất các tài liệu giảng dạy bằng hình ảnh cho giáo viên với 82 đầu sách và 9 băng hình để giúp các nhà quản lý và giáo viên tiếp tục các phương pháp giảng dạy tích cực sau khi dự án kết thúc.

Kiều Trinh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201306/day-hoc-cho-hoc-sinh-dan-toc-quan-trong-la-hoc-sinh-hieu-bai-va-thich-den-lop-1969657/

Comments