Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


3 hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non

Posted: 09 May 2013 08:29 AM PDT

(GDTĐ) – Theo dự thảo quy định tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề nghiệp của viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập Bộ GDĐT vừa công bố xin ý kiến rộng rãi, giáo viên trong các cơ sở giáo dục mầm non gọi là viên chức mầm non, được phân thành 3 hạng chức danh nghề nghiệp.

Giáo viên - hoc sinh trường mẫu giáo Chim Non - Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ảnh: NN
Giáo viên – hoc sinh trường mẫu giáo Chim Non – Hai Bà Trưng (Hà Nội). Ảnh: NN

Cụ thể gồm: Giáo viên mầm non hạng IV; giáo viên mầm non hạng III; giáo viên mầm non hạng II. Nhân viên nuôi dưỡng là viên chức giữ chức danh nghề nghiệp viên chức hạng IV. Các viên chức làm nhiệm vụ kế toán, văn thư, y tế trong các cơ sở giáo dục mầm non thực hiện theo tiêu chuẩn nghiệp vụ các chức danh nghề nghiệp, hạng viên chức quy định của Bộ (ngành) quản lý viên chức chuyên ngành.

Các chức danh giáo viên nói trên đều có tiêu chuẩn cụ thể về nghiệp vụ; đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ đào tạo, bồi dưỡng.

Cụ thể về trình độ đào tạo, bồi dưỡng, chức danh giáo viên mầm non hạng IV có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm trở lên (mẫu giáo, nhà trẻ). Chức danh giáo viên mầm non hạng III tốt nghiệp CĐ sư phạm mầm non (mẫu giáo, nhà trẻ) trở lên; có thâm niên là giáo viên mầm non ít nhất là 3 năm; có chứng chỉ bồi dưỡng về Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III; có sáng kiến, kinh nghiệm về nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ áp dụng trong trường; có chứng chỉ tin học (trình độ A); được công nhận là giáo viên giỏi cấp trường trở lên.

Chức danh giáo viên mầm non hạng II tốt nghiệp ĐHSP mầm non (mẫu giáo) trở lên; có thâm niên là giáo viên mầm non hạng 3 tối thiểu là 3 năm; có sáng kiến, kinh nghiệm về nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ được cấp huyện công nhận; có chứng chỉ bồi dưỡng về Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II; có chứng chỉ ngoại ngữ/tiếng dân tộc (trình độ A); chứng chỉ tin học (trình độ A); được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện trở lên.

Trình độ chuẩn được đào tạo của nhân viên nuôi dưỡng là có bằng tốt nghiệp trung cấp (nấu ăn) theo chuyên môn được giao, hoặc trung cấp sư phạm mầm non trở lên (có chứng chỉ về nghiệp vụ nấu ăn) được bồi dưỡng cập nhật về kiến thức dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Bộ GDĐT hướng dẫn việc chuyển ngạch viên chức hiện có sang hạng chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên mầm non. Các đơn vị liên quan khác phối hợp để quản lý chỉ đạo các cơ sở thực hiện theo qui định của Thông tư.
 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/3-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-giao-vien-mam-non-1968969/

Cháy trường học, dân xung quanh trường hoảng hốt

Posted: 09 May 2013 08:29 AM PDT

Theo một người dân bán đồ ăn sáng gần hiện trường vụ cháy, vào thời điểm trên có tiếng nổ khá lớn phát ra không rõ từ đâu, sau đó lửa bốc cháy dữ dội tại tầng 3 của ngôi trường này.

Sức nóng của đám cháy đã làm vỡ các cửa kính của hai căn phòng tại lầu 3 khiến nhiều người dân xung quanh trường đang cố gắng khống chế đám cháy bỏ chạy tán loạn.

Khoảng 20 phút sau khi xảy ra vụ cháy, lực lượng phòng cháy chữa cháy đã điều xe tới hiện trường để dập lửa. Đám cháy được khống chế và bị dập tắt hoàn toàn sau đó ít phút.

Theo một bảo vệ, hai căn phòng bị cháy là khu nhà hành chính, vụ cháy không ảnh hưởng tới các phòng học của nhà trường.

Tuy nhiên, sau khi vụ việc xảy ra, bảo vệ đã đóng kín cổng trường để cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân vụ cháy nên trong buổi sáng cùng ngày nhiều sinh viên đã nghỉ học.   

Cháy trạm phát sóng và bưu điện văn hóa xã

Sáng cùng ngày,  một vụ cháy khác bùng phát lúc 8g30g ngày 9-5 tại trạm phát sóng BTS Vina thuộc địa bàn xã Diễn An, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Do trạm phát sóng này dựng sát với trạm Bưu điện văn hóa Đền Cuông nên bị “bà hỏa” lan sang và thiêu trụi.

Nhận tin báo, Phòng cảnh sát PCCC Công an Nghệ An điều ba xe cứu hỏa, cơ động gần 30km. Sau 15 phút cứu chữa, đám cháy bị dập tắt.

Ông Chu Quang Hào – giám đốc Bưu điện Nghệ An – cho biết: “Toàn bộ sách báo, máy tính, điện thoại trong trạm Bưu điện bị cháy nhưng thiệt hại không đáng kể”. Trong lúc đó, bà Trần Thanh Thủy – Giám đốc Viễn thông Nghệ An – nói: “Ngay sau vụ hỏa hoạn, chúng tôi khẩn trương khắc phục sự cố để thông tin liên lạc qua trạm BTS vina này không bị gián đoạn”.

Theo cơ quan công an, nguyên nhân ban đầu gây vụ hỏa hoạn là do chập điện khiến điều hòa tại trạm BTS Vina bị cháy rồi cháy lan sang trạm Bưu điện văn hóa.

V.TOÀN – MẬU TRƯỜNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/547406/chay-truong-hoc-dan-xung-quanh-truong-hoang-hot.html

Gọi thương nhớ trở về

Posted: 09 May 2013 07:29 AM PDT

(GDTĐ) – Dịp 30/4, lớp 11G, tôi dạy và chủ nhiệm cách đây 25 năm tổ chức họp mặt, gặp gỡ các thầy cô chủ nhiệm. Địa điểm gặp mặt ở huyện Đại Từ, Thái Nguyên (nơi tôi dạy ngày xưa). 10 năm trong nghề dạy học, bao biến đổi thăng trầm, bao thế hệ học sinh trưởng thành, gặp gỡ và chia xa… bỗng dần dần sống dậy trong ký ức  tôi. 

Hình ảnh về ngôi trường mái ngói ở ven đồi phi lao, vắng vẻ với con đường đi gập ghềnh, xuyên qua nhà dân mọc lô nhô, với những thửa ruộng lúa xanh tươi bỗng hiện lên trong ký ức tôi. 

Tôi chưa hình dung lớp 11G gồm có những gương mặt nào. Chỉ biết được rằng, khóa học sinh ấy, chỉ kém tôi 5 – 6 tuổi, thậm chí 7 tuổi là cùng.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Trước đó 3 tuần, em Huệ, lớp trưởng gọi điện cho tôi, giọng reo vui: "Em tìm mãi mới có số điện thoại của cô. Cô ơi, năm nay là năm đầu tiên lớp tổ chức hoành tráng, chu đáo bài bản để mời các thầy cô chủ nhiệm lớp 3 năm học về dự họp lớp. Em rất mong cô bớt chút thời gian trở về dự tham gia với lớp. Đã hơn 20 năm, chúng em nhớ cô lắm, rất mong cô dẫu bận cũng bớt chút thời gian trở về với chúng em…" Tôi thực sự xúc động bởi cuộc điện thoại của Huệ. Nói đúng ra, qua điện thoại, tôi không nhớ nổi gương mặt em như thế nào… Chỉ biết rằng, đó là một giọng nói dễ thương, chân tình và đáng yêu – giọng nói mang tính đặc trưng của học sinh có những nghĩa cử ân tình và tri ân đối với thầy cô giáo cũ.

Công việc trôi qua, trước 30/4  ba ngày, Huệ lại gọi lại cho tôi, để tôi không quên… Tôi trả lời ậm ừ, rằng sẽ về với các em, nếu như không có việc gì đột xuất bất khả kháng. 

Huệ nói, giọng rối rít: "Cô nhớ đấy nhé, cả thầy Thanh, cô Lịch cũng dự. Vui lắm, cô ơi… Em và các bạn mong cô trở về với chúng em…"

Tối 29, do làm việc khuya, mải mê bên máy vi tính, nhìn đồng hồ, đã gần 2 giờ sáng. Tôi tranh thủ đi nghỉ. Rồi ngủ quên mất. Tỉnh dậy, đã muộn, thấy nhiều cuộc gọi nhỡ, rồi những tin nhắn của Huệ và học sinh…

Mệt quá, tôi gọi Huệ và định từ chối cuộc gặp gỡ như đã hẹn. Nhưng, giọng Huệ thoáng buồn, thất vọng: "Cô lên với chúng em… Mọi người đang có mặt đợi cô. Thầy Thanh từ Thái Nguyên lên rồi. Mọi người đều biết cô sẽ đi từ Hà Nội lên, nên đến đông lắm. Các bạn muốn gặp cô lắm, cô ạ…"

Tôi quyết định dậy lên đường, và sau 4 giờ đồng hồ, cả đợi xe, tôi có mặt ở Đại Từ lúc hơn 12 giờ trưa.  

Phải nói là sau những mệt nhọc chờ đợi trên đường đi, được gặp lại các em, tôi coi đây là phần thưởng xứng đáng dành cho mình, trước sự chờ đợi vui mừng của các em.

Những gương mặt sạm nắng, những đuôi mắt chân chim, những bàn tay đầy vết chai… đang ngồi cạnh tôi. Bỏ lại đằng sau những nhọc nhằn mưu sinh, bỏ lại đằng sau những mối lo cơm áo còn rất nhiều khó khăn với các em tôi, những học trò một thưở bên tôi, ríu ran ríu rít như những ngày nào… Đây rồi, một em Nguyệt hay nhè khi bị cô giáo bắt viết bản kiểm điểm vì mắc lỗi, một em Vân, thợ ảnh của lớp, một em Huệ năng động xăng sái như thưở nào, rồi em Dũng, cậu bé không chịu già đi trước ngưỡng của 40 – trẻ trung và ân tình chu đáo như những ngày nào…

Chuyện vui buồn, quá khứ được đan chen vào câu chuyện của hôm nay…

Các em đã đi qua những tháng năm cũ, để có ngày hôm nay. Mà không phải ai cũng thuận lợi và may mắn trọng cuộc đời…

Tôi đến đây. Để lắng nghe và chia sẻ cùng các em, hay ít ra để thấy rằng, mình còn hạnh phúc rất nhiều so với nhiều đồng nghiệp của mình, để biết rằng, ở một nơi xa vắng, có các em đang chờ đợi.

Không chỉ những món ăn, quà đặc sản, cùng chuyến đi chơi… Cuộc gặp gỡ này là cuộc tri ân của tấm lòng đến với tấm lòng, cuộc đời đến với cuộc đời…

Vậy mà chút nữa, tôi đã không đến. Vì mệt mỏi hay vì ngại đường xa… Nhưng, trong cuộc sống này, thiếu đi sự tri ân và sự mong mỏi của những ánh mắt, tấm lòng học trò… thì hạnh phúc của giáo viên đã qua thời giảng dạy sẽ là thiếu khuyết. Và nhất là, trong cuộc sống bề bộn này, nếu mải mê với cơm áo gạo tiền, mà lãng quên đi những tình cảm chân thành, dung dị và những thương nhớ ngày xưa… thì cuộc sống của mỗi cá nhân đơn điệu tẻ nhạt biết chừng nào.

Tôi vô cùng biết ơn các em vì điều đó.

Sa Mộc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Goi-thuong-nho-tro-ve-1968972/

2 nghi can đâm chết SV làng đại học đầu thú

Posted: 09 May 2013 07:29 AM PDT

Một SV bị đâm chết lúc nửa đêm tại làng đại học

Hai nghi can đầu thú tên Danh Út Đẹt (25 tuổi) và Danh Vương (26 tuổi) cùng quê tại Kiên Giang. Theo điều tra ban đầu, Danh Út Đẹt và Danh Vương từ quê lên Bình Dương làm nghề tự do. Sau khi gây án, Đẹt và Vương bỏ trốn về Kiên Giang rồi ra cơ quan công an tại đây đầu thú.

Vào đêm 5-5, sinh viên Nguyễn Thành Trung (22 tuổi, quê Long An) đang trên đường về về nhà trọ tại P.Đông Hòa, thị xã Dĩ An (thuộc khuôn viên khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM) thì bị hai đối tượng đi trên xe máy áp sát, dùng dao đâm nhiều nhát khiến Trung tử vong tại chỗ.

Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy Trung bị trúng bốn nhát dao vào tim và động mạch, một nhát vào sườn.

Hai đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn khỏi hiện trường.

Theo Trường ĐH Kinh tế-Luật Đại học Quốc gia TP.HCM, Trung là sinh viên năm cuối ngành Luật Tài chính – Ngân hàng - Chứng khoán của trường; có học lực khá với điểm trung bình học tập 7,04.

Công an tỉnh Bình Dương đang tiếp tục điều tra vụ án này.

BÁ SƠN

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/547452/hai-nghi-can-dam-chet-sinh-vien-lang-dai-hoc-dau-thu.html

Học sinh lớp 11 chế ‘Bình Ngô Đại Cáo’ hài hước

Posted: 09 May 2013 06:29 AM PDT

-Sau buổi thi, một nữ sinh lớp 11 ở Vũng Tàu đã “chế” tác phẩm “Bình Ngô
Đại Cáo” (Nguyễn Trãi) thành “Bình Ngô đại thí” giúp các bạn đọc cho vui để giảm căng
thẳng.

Cười nghiêng ngả với tóm tắt truyện Kiều của HS chuyên Toán

Bnh Ng i Co, vn, thi c, hc sinh, ch

Thi Lí…

Ta đi trễ

Địch ngạo nghễ

Bước vào trận chiến

Tung Kim cang chưởng

Ta dùi mài Cửu âm chân kinh

Chống đỡ

Chiêu thức biến hóa

Lấy nhu khắc cương

Qua bảy bảy bốn chín hồi

… Bất phân thắng bại

Cuối cùng ta bèn dùng Đả cẩu bổng pháp

Đánh lui giặc dã

Thế là

Tạm qua ải này…

.

Thi Hóa…

Gặp tên tướng giặc

Ban đầu tung hỏa mù

Khiến ta chới với

Thế sự xoay vần

Ta dùng kế điệu hổ li sơn

Đối lại

Địch ỉ có Đồ long đao

Phóng tới

Ta thủ thế

Võ Tòng tay không đánh hổ

Nhưng tên địch hống hách không phải tay vừa

Một cước Như lai thần chưởng

Đánh ta ngã ngửa

Trọng thương

Ta cố sức

Vận nội lực

Đổi qua múa bài Túy quyền

Ai ngờ địch khôn ngoan hơn

Tung Nhất dương chỉ

Điểm trúng tử huyệt

Một quyền cước khiến ta thổ huyết

Hận vì quá gian sảo

Ta tắc tử như Từ Hải…

.

Hắc hắc

Không phải ta thua vì kém cỏi

Chỉ là lũ giặc quỷ kế đa đoan…

Đau cho thân phận sĩ tử

Mỗi lần lên sàn thi như ra chiến trận

Dù trăm phương nghìn kế

Mưu cao võ giỏi

Cũng khó toàn thây trở về.

Và…

Hôm nay ta cũng vậy!

Lê Thị Quỳnh Châu(Lớp 11V – Chuyên Lê Quý Đôn, Vũng Tàu)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120169/hoc-sinh-lop-11-che--binh-ngo-dai-cao--hai-huoc.html

Học lực giỏi mới được dự tuyển THCS trường Amsterdam

Posted: 09 May 2013 06:29 AM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT Hà Nội vừa có hướng dẫn về công tác tuyển sinh vào lớp 6 trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam năm học 2013-2014.

Theo đó, với chỉ tiêu 200, đối tượng dự tuyển là học sinh lớp 5 của các trường tiểu học thuộc thành phố Hà Nội, có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, đã hoàn thành chương trình tiểu học và phải đáp ứng đủ hai điều kiện: Có từ 4 năm trở lên ở cấp tiểu học xếp loại học lực giỏi, hạnh kiểm tốt và có tổng điểm hai môn Tiếng Việt, Toán cuối học kỳ hai lớp 5 đạt từ 19,0 điểm trở lên.

Những học sinh chưa đủ điều kiện trên nếu có thành tích hoặc năng khiếu đặc biệt sẽ được Hội đồng tuyển sinh của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam xem xét cho dự kiểm tra.
 
Căn cứ vào kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở cấp tiểu học theo các điều kiên trên, Hội đồng tuyển sinh của trường xét chọn những học sinh có đủ điều kiện được dự kiểm tra hai môn Tiếng Việt và Toán

Trường phát hành đơn và nhận đơn từ ngày 6 – 8/6. Thời gian kiểm tra ngày 16/6. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Hoc-luc-gioi-moi-duoc-du-tuyen-THCS-truong-Amsterdam-1968973/

Học sinh lớp 5 bị sét đánh trên đường đi học về

Posted: 09 May 2013 06:29 AM PDT

Học sinh lớp 5 bị sét đánh trên đường đi học về

Được biết, gia đình ông Tú rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo của xã Mỹ Thành. Do gia cảnh vất vả, nên ông Tú đi lao động ở Malaysia. Chiều ngày 9/5, khi cháu Công bị sét đánh chết ông Tú ở bên Malaysia vẫn chưa biết gì về thông tin con mình.

Nguyễn Duy

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-5-bi-set-danh-tren-duong-di-hoc-ve-728708.htm

Học sinh lớp 1 tố giác tội phạm

Posted: 09 May 2013 02:27 AM PDT

Ngày 8.5, UBND H. Tân Phú (Đồng Nai) đã có công văn đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng tỉnh Đồng Nai tiếp tục khen thưởng cho em Nguyễn Ngọc Khang (học sinh lớp 1, trường tiểu học Trần Quốc Toản (H.Tân Phú).

Ngày 11.4, Khang phát hiện Đỗ Thị Bích (35 tuổi, ngụ H. Tân Phú) dụ dỗ em M.N.K.V. (cùng học lớp 1, trường Trần Quốc Toản) để lừa lấy vòng vàng của em V.. Bị phát hiện, Bích đã cho em Khang 10.000 đồng nhưng em không nhận và báo cho Ban giám hiệu nhà trường. Từ nguồn tin của Khang, công an đã vào cuộc bắt giữ Bích. Tại công an, Bích khai nhận đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa lấy vàng của học sinh. Trước đó, ngày 6.5, UBND H. Tân Phú cũng đã tặng giấy khen và 2 triệu đồng tiền thưởng cho em Khang.

Kim Cương

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130509/hoc-sinh-lop-1-to-giac-toi-pham.aspx

Trò sắm vai, cô đạo diễn trong giờ văn

Posted: 09 May 2013 01:27 AM PDT

Sáu năm học gần đây, Trường THCS Tây Sơn (TP Đà Nẵng) có 15 giải tập thể, cá nhân cuộc thi viết thư UPU quốc gia, quốc tế, nhờ cách giảng dạy môn Văn độc đáo, sáng tạo.

 

Trò sắm vai

 

Những giờ học cuối kỳ, dãy lớp 6 Trường THCS Tây Sơn rộn ràng, sinh động. Thay vì bảng đen, phấn trắng, các lớp học "đa phương tiện" được trang bị hệ thống máy chiếu, âm thanh (từ dự án tài trợ). Cô Phạm Thị Phú Phong, Tổ trưởng tổ Ngữ văn đứng lớp, ra đề bài: "Các em hãy trình bày cảm nhận chuyến đi dã ngoại/về quê mà mình yêu thích".

 

Lớp học như một "sân khấu nhỏ", từng tốp học sinh sắm vai thành nhóm trẻ về quê, rồi vai cha mẹ, ông bà, bạn bè… Đi kèm với đó là hình ảnh từ máy chiếu về chuyến tàu, phong cảnh quê hương. Ở mỗi phân cảnh, các em phát triển ý tưởng, hội thoại, sử dụng văn nói phát huy tối đa theo trí tưởng tượng, gợi mở hình ảnh. Hơn 2 tiết học nhanh chóng trôi qua một cách hào hứng.

 

Tại lớp học khác, cô Phong ra đề: "Em hãy cảm nhận một nhân vật ấn tượng trong truyện ngắn "Bức tranh của em gái tôi" (của nhà văn Tạ Duy Anh, SGK lớp 6). Từng học sinh phát biểu, trực tiếp "hóa thân" thành các nhân vật trong truyện.

 

Nhiều bạn cảm phục, ca ngợi cô em gái trong truyện, trong khi nhiều cậu con trai lại đồng cảm cùng nhân vật người anh luôn cảm thấy chán, hụt hẫng, mất phương hướng vì sự bất tài của mình.

 

Theo cô Phong, các tiết học không gò bó theo khuôn mẫu nhất định. Bởi thế, nhiều học sinh đồng cảm với người anh, vì đó cũng là trăn trở chung của nhiều bạn trẻ mới lớn hiện nay trước cuộc đời.

 


Cô Phạm Thị Phú Phong cùng học sinh Trường THCS Tây Sơn (TP Đà Nẵng)

Cô Phạm Thị Phú Phong cùng học sinh Trường THCS Tây Sơn (TP Đà Nẵng).

 

"Nhờ phương pháp dạy mở này, chúng em tha hồ trình bày kiến thức, cảm nhận và phát huy trí tưởng tượng của mình", Đào Thụy Thùy Dương (học sinh lớp 6/10 Trường THCS Tây Sơn), cho biết. Dương là học sinh vừa đạt giải Nhất cấp quốc gia cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42-2013.

 

 

Theo cô Hiệu trưởng Hồ Thị Bích Trâm, từ năm học 2008 đến nay, trường có 9 giải cá nhân, 5 giải tập thể cuộc thi viết UPU cấp quốc gia, đặc biệt là 1 giải nhất UPU quốc tế lần thứ 39-2010 của em Hồ Thị Hiếu Hiền. Sự đổi mới phương pháp dạy học, nhất là môn Văn góp phần quan trọng đem lại kết quả trên.

 

Cô "đạo diễn"

 

Hơn 20 năm gắn bó với trường, cô Phong là một trong những giáo viên tiên phong áp dụng phương pháp dạy Văn mới nhiều năm nay. Cô cho biết, phương pháp này theo mô hình giáo dục Mỹ, giáo viên đóng vai trò như "người đạo diễn" trên lớp, tiết học sử dụng các thiết bị đa phương tiện, nghe nhìn…

 

Học sinh không còn là đối thể mà là chủ thể của việc học. Qua các câu hỏi tình huống, giáo viên gợi mở vấn đề thuộc dạng "tư duy bậc cao" để khai thác, phát triển tư duy, khả năng tưởng tượng, sáng tạo của học sinh.

 

"Sắm vai nhân vật, học sinh sẽ có cơ hội phát triển cách nhìn câu truyện, nhân vật ở những góc độ khác nhau. Cách viết theo mẫu không còn phù hợp với việc dạy học, đặc biệt đối với môn Văn hiện nay. Không chỉ học sinh, mà giáo viên đứng lớp nhiều khi cũng thấy bất ngờ thú vị nhờ cách hóa thân, sắm vai nhân vật cùng những ý tưởng mới của các em", cô Phong nói.

 


Học sinh trường THCS Tây Sơn, TP Đà Nẵng ngoài học văn giỏi, còn biết làm phim

Học sinh trường THCS Tây Sơn, TP Đà Nẵng ngoài học văn giỏi, còn biết làm phim.

 

Là người phụ trách cuộc thi Viết thư UPU của trường, cô Phong tận dụng tối đa phương pháp sắm vai, hóa thân cho học sinh để thể hiện nội dung bài viết.

 

 

 

Theo Nguyễn Huy

Tiền Phong

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tro-sam-vai-co-dao-dien-trong-gio-van-728350.htm

Kỳ I: Xin đừng tiết kiệm lời khen

Posted: 09 May 2013 12:27 AM PDT

(GDTĐ) – Kiểm tra, đánh giá là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình dạy học. Hay nói cách khác, kiểm tra, đánh giá là một trong những yếu tố cấu thành của hệ thống, quá trình giáo dục. Do đó, yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đang được đặt ra một cách cấp thiết hiện nay tất yếu bao gồm cả yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá.


Việc đánh giá khả năng học tập của học sinh vẫn nặng về điểm số

Yêu cầu cấp thiết từ cuộc sốngTheo PGS. TS Nguyễn Đức Minh – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đánh giá kết quả giáo dục (Viện KHGD Việt Nam), không chỉ Việt Nam mà trên toàn thế giới, sự phát triển của xã hội quy định những thay đổi trong giáo dục, kéo theo sự thay đổi của mục tiêu giáo dục, cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, các dịch vụ giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục… 

Trong một xã hội liên tục thay đổi, phát triển, muốn đổi mới giáo dục, vai trò của kiểm tra, đánh giá rất quan trọng. Qua đó, có thể xác định được mức độ thực hiện mục tiêu dạy học, từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục. Sự phát triển của đất nước đòi hỏi GDĐT tạo phải đổi mới căn bản, toàn diện, trong đó có đổi mới kiểm tra, đánh giá.

Kiểm tra, đánh giá còn chậm đổi mới

"Nội dung chương trình, phương pháp dạy và học, công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới". "Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020" nêu rõ, một trong những bất cập, yếu kém của giáo dục Việt Nam giai đoạn vừa qua. Theo GS. TS Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐHSP Hà Nội, kiểm tra đánh giá có 2 chức năng chính: Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu mong đợi để từ đó xếp hạng xem người học đạt được mức nào; Điều khiển – cung cấp thông tin phản hồi. Trong các trường phổ thông hiện nay, đánh giá mới chỉ nghiêng về đánh giá xếp hạng, đánh giá để lên lớp, tốt nghiệp… Còn chức năng thu nhận thông tin phản hồi để giúp cho thầy và trò điều khiển quá trình dạy học là rất ít. Đặc biệt, học sinh chưa biết cách tự đánh giá mình, đánh giá lẫn nhau. 

PGS. TS Nguyễn Đức Minh cũng cho rằng, thực tế đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông hiện nay ở Việt Nam và một số nước trong khu vực chủ yếu tập trung vào việc đánh giá về những gì mà nhà trường dạy cho học sinh mà chưa thực sự chú trọng vào việc đánh giá những gì học sinh học được (học trong trường, ở nhà, ngoài xã hội). 

Kết quả đánh giá có tác động nhiều tới tâm lý của HS
Kết quả đánh giá có tác động nhiều tới tâm lý của HS

Cần thay đổi quan niệm về kiểm tra, đánh giá

Chị Vũ Minh Hiền – Chuyên viên giao dịch của Ngân hàng Thế giới (WB) và gia đình chuyển đến Washington DC (Mỹ) đã hơn 8 tháng. Trong những lá thư gần đây gửi về cho gia đình, bạn bè, chị Hiền chia sẻ sự vui mừng khi hai con gái chị (học lớp 2 và lớp 11) đều nhận được sự khen ngợi từ giáo viên chủ nhiệm. Chị Hiền cho biết, chị thường xuyên nhận được email các giáo viên trao đổi về tình hình học tập, sinh hoạt… ở trường của hai cô con gái.

Mỗi một tiến bộ nhỏ của các con cũng được giáo viên ghi nhận và động viên, khích lệ. Những lời nhận xét này giúp mẹ con chị thấy tự tin hơn rất nhiều, nhất là trong giai đoạn vẫn đang phải tìm cách thích nghi, hòa nhập với môi trường, bạn bè mới, với "phông" văn hóa hoàn toàn khác biệt. Tất nhiên, các giáo viên cũng nhận xét, đánh giá cả về những điểm chưa tốt của hai cô bé, nhưng cũng rất nhẹ nhàng và tế nhị, trên quan điểm đó hoàn toàn là những nhược điểm có thể khắc phục. 

Từ câu chuyện của chị Hiền, ngẫm thấy học sinh Việt Nam quả là thiệt thòi bởi dường như giáo viên trong nước quá tiết kiệm lời khen. Tại một hội thảo về việc triển khai xây dựng các câu lạc bộ, tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tổ chức tại Hà Nội, PGS.TS Nguyễn Công Khanh (ĐHSP Hà Nội) nhận xét, sở dĩ giáo viên Việt Nam chê nhiều hơn khen là do họ đặt ra yêu cầu quá cao cho học sinh. Khi đánh giá, nhìn nhận những kết quả của HS, GV luôn đứng ở vị trí người lớn để "phán xét", chứ không đặt mình vào vị trí HS. Trong khi đó, về mặt tâm lý, trong đánh giá, cần phải khen nhiều hơn chê để khích lệ, động viên các em. Nếu có chê cũng phải chê đúng cách và cần chuẩn bị trước tâm lý cho HS. 

PGS. TS Nguyễn Đức Minh nói, lâu nay chúng ta vẫn đánh giá khả năng học tập của một học sinh qua điểm số, chứ không phải qua những giá trị tiềm ẩn của mỗi HS, khiến bản thân các em học sinh nhầm lẫn giữa "giá" và "giá trị". Ông mong mỏi, việc định hướng đúng những giá trị của con người trong xã hội là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục. Để thực hiện nhiệm vụ này, chúng ta cần nhanh chóng đổi mới quan niệm và phương pháp kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.

Ninh Kiều

__________________

Kỳ 2: Đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Ky-I-Xin-dung-tiet-kiem-loi-khen-1968950/

Comments