Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Sinh viên dựng nhà giấy tuyệt đẹp

Posted: 29 May 2013 08:27 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123189/sinh-vien-dung-nha-giay-tuyet-dep.html

Sở GD-amp;ĐT TPHCM hợp tác giáo dục nghề với Australia

Posted: 29 May 2013 08:27 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày 29/5, Sở GDĐT TP.HCM đã ký kết hợp tác giáo dục với bang New South Wales (Australia ) dưới sự chứng kiến của Thứ trưởng Bộ GDĐT Trần Quang Quý và Phó Chủ tịch UBND TPHCM Hứa Ngọc Thuận.

Lễ
Thứ trưởng Trần Quang Quý đại diện Bộ GDĐT chứng kiến lễ ký kết

Biên bản ghi nhớ được ký kết bởi bà Pam Christie – Tổng Giám đốc phụ trách khối đào tạo nghề và cao đẳng bang New South Wales  và ông Lê Hồng Sơn – Giám đốc Sở GDĐT TPHCM về các lĩnh vực đào tạo cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp dành cho giáo viên, học sinh và các nhà quản lý hành chính.

Theo đó, các nội dung hợp tác cụ thể gồm: Xúc tiến các hoạt động trao đổi thông tin về các chương trình GDĐT; Phát triển mạng lưới các trường Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tại TPHCM có giảng dạy chương trình Cao đẳng và đào tạo nghề TAFE; Phát triển các khoá đào tạo nghề tại các trường nghề ở Việt Nam; Cung cấp phần mềm bản quyền tiếng Anh; Công nhận bằng và một số học phần của TAFE NSW trong một số khoá học có liên quan tại một số trường CĐ – TCCN tại TPHCM; Trao đổi các đoàn học tập cho giáo viên và học sinh giữa TPHCM và Bang New South Wales.

Ông Lê Hồng Sơn cho biết: Việc triển khai các nội dung của chương trình hợp tác sẽ mang lại những lợi ích cho sự phát triển ngành GDĐT thành phố; Thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của khối các trường CĐ, TCCN với việc tiếp cận chương trình, nội dung, phương thức đào tạo tiên tiến, hiện đại. Tạo điều kiện tốt để thực hiện giải pháp phân luồng học sinh sau trung học.

Việc hợp tác cũng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giáo viên góp phần đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực thích ứng với nhu cầu xã hội của TPHCM.

Thời gian tới, TPHCM sẽ thực hiện thí điểm chương trình học phần của TAFE NSW với 1, 2 mã ngành tại 3 trường: CĐ Công nghệ Thủ Đức, trường Trung cấp nghiệp vụ Nguyễn Hữu Cảnh và trường CĐ Kinh tế kỹ thuật Phú Lâm, sau đó sẽ nhân rộng toàn thành phố.

Thái Khuê

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/so-gdampdt-tphcm-hop-tac-giao-duc-nghe-voi-australia-1969579/

Linh hoạt trong giáo dục quốc phòng – an ninh

Posted: 29 May 2013 08:27 AM PDT

Đại biểu Đặng Ngọc Quỳnh (đoàn Hưng Yên) phát biểu tại hội trường. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trong chương trình làm việc chiều 29/5, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo luật này.

Các đại biểu Phạm Văn Tam (đoàn Hà Nam), Điểu Krứ (đoàn Đắk Nông) tán thành việc dự thảo luật quy định chi tiết mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục QP-AN cho từng bậc học, cấp học, mô hình nhà trường, cơ quan, tổ chức… Cụ thể, Dự thảo đã tách thành các điều khoản riêng biệt quy định chi tiết việc giáo dục QP-AN ở từng cấp học, từ tiểu học, trung học phổ thông đến đại học, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập…

Đại biểu Nguyễn Anh Sơn (đoàn Nam Định) đề xuất Luật nên có quy định để du học sinh ở nước ngoài sau khi về nước có quyền và nghĩa vụ học tập các kiến thức về QP-AN.

Các ý kiến thảo luận của đại biểu cũng đề xuất nội dung chương trình học phải có sự thống nhất, đảm bảo tính liền mạch ở từng bậc học, cấp học.

Không nên quy định cứng

Các đại biểu Ngô Thị Minh (đoàn Quảng Ninh), Trương Minh Hoàng (đoàn Cà Mau) cho rằng không nên quy định cứng tỉ lệ chương trình học, coi giáo dục QP-AN thành môn học bắt buộc, nhất là ở bậc tiểu học vì sẽ gây quá tải, đồng thời không khả thi do điều kiện cơ sở vật chất không đáp ứng được.

Ở góc tiếp cận khác, đại biểu Pham Thị Trung (Kon Tum) cho rằng thực tế đã chứng minh học sinh tham gia học kỳ quân đội rất hào hứng, thích thú. Do đó, việc bộ môn này tồn tại trong nhà trường như một môn chính khóa hay môn ngoại khóa không quan trọng bằng cách thức tổ chức, hình thức tổ chức phù hợp với tình hình của địa phương, đặc biệt là cơ sở vật chất, điều kiện thời tiết.

Đại biểu này kiến nghị Dự thảo Luật cần quy định cho phép chính quyền địa phương được quyền tự chủ, cụ thể hóa để phù hợp với điều kiện thực tế trên cơ sở khung chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị cần quy định rõ vai trò của Đội Thiếu niên Tiền phong, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM, Hội Sinh viên Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục, trang bị kiến thức về QP-AN ở các nhà trường. Thực tế cho thấy, thông qua việc tổ chức các hoạt động tập thể, việc phổ biến kiến thức cho học sinh, sinh viên là rất hiệu quả, trong khi đó vai trò của các tổ chức này chưa được quy định cụ thể trong Dự thảo Luật.

Một số ý kiến đã góp ý, chỉnh sửa nội dung quy định về giáo dục kiến thức QP – AN cho các đối tượng là công nhân lao động, chủ doanh nghiệp, hay các chức sắc tôn giáo.

Nhiều ý kiến phát biểu tại hội trường cũng đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành cần khẩn trương, tích cực ban hành các văn bản hướng dẫn để luật có thể nhanh chóng đi vào cuộc sống sau khi được Quốc hội thông qua.

Dự kiến Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Giáo dục QP-AN trong phiên họp ngày 19/6 tới.

Xuân Tuyến

Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Linh-hoat-trong-giao-duc-quoc-phong--an-ninh/20135/169752.vgp

Nga sa thải Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học

Posted: 29 May 2013 04:23 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123140/nga-sa-thai-thu-truong-bo-giao-duc-va-khoa-hoc.html

Tiếp tục triển khai giảng dạy tiếng Nhật trong các trường trung học tại Việt Nam

Posted: 29 May 2013 04:23 AM PDT

(GDTĐ )- Trong khuôn khổ chương trình làm việc của đoàn công tác Chính phủ Việt Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu tham gia Hội nghị Tương lai châu Á tại Nhật Bản, Bộ GDĐT Việt Nam và Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã ký kết Bản ghi nhớ về giảng dạy tiếng Nhật tại Việt Nam. 

Ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài (Bộ GDĐT) thay mặt Bộ GDĐT Việt Nam ký kết với Bộ Ngoại giao Nhật Bản về phát triển chương trình dạy tiếng Nhật dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Ông Nguyễn Xuân Vang – Cục trưởng Cục đào tạo nước ngoài (Bộ GDĐT) thay mặt Bộ GDĐT Việt Nam ký kết với Bộ Ngoại giao Nhật Bản về phát triển chương trình dạy tiếng Nhật dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.  Ảnh: gdtd.vn

Đây là sự kiện tiếp nối Dự án thí điểm dạy tiếng Nhật trong chương trình THPT được Bộ GDĐT và Đại sứ quán Nhật bản – thay mặt Bộ Ngoại giao Nhật Bản -  ký kết năm 2005. 

Việc giảng dạy và học tập thí điểm tiếng Nhật đã được triển khai thực hiện từ năm 2004-2005 tại Hà Nội và từ năm học 2005-2006 tại TP Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng.

Sau 10 năm triển khai thực hiện thí điểm, số lượng học sinh Việt Nam học tiếng Nhật tăng mạnh, với số lượng học sinh đến năm 2013 là 3500 tại Hà Nội, 1053 em tại TP HCM, và khoảng 2000 em tại Huế và Đà Nẵng và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Để phát huy và củng cố việc giảng dạy và học tập thí điểm tiếng Nhật trong chương trình giáo dục trung học tại Việt Nam từ năm 2004 đến 2013, Bộ Ngoại giao Nhật Bản và Bộ GDĐT Việt Nam thống nhất sẽ tiếp tục triển khai giảng dạy tiếng Nhật trong các trường trung học tại Việt Nam.

Hai bên sẽ phối hợp tiếp tục phát triển chương trình giảng dạy, sách giáo khoa và tài liệu học tập cho bậc tiểu học để chuẩn bị khả năng giới thiệu việc giảng dạy tiếng Nhật với giáo dục tiểu học ở Việt Nam trong tương lai và tiếp tục mở rộng giảng dạy tiếng Nhật trong giáo dục trung học nếu các địa phương khác ngoài Hà Nội, Huế, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh có nhu cầu.

Đồng thời, hai bên cũng khẳng định việc tiếp tục hợp tác để mở rộng đào tạo tiếng Nhật trong các lĩnh vực khác (giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp) trong hệ thống giáo dục ở Việt Nam khi có đủ điều kiện để thúc đẩy hợp tác kinh tế và giáo dục của hai nước, góp phần phát triển và củng cố quan hệ hợp tác đối tác chiến lược đã được Thủ tướng hai nước ký kết năm 2011.

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/tiep-tuc-trien-khai-giang-day-tieng-nhat-trong-cac-truong-trung-hoc-tai-viet-nam-1969547/

Úc đào tạo nghề cho TPHCM

Posted: 29 May 2013 04:23 AM PDT

Hiếp dâm con gái, lãnh 14 năm tù

Do đâu Falcao "phản bội" chính mình?

Triều Tiên kêu gọi Hàn Quốc kí hiệp ước hòa bình vĩnh viễn

Úc đào tạo nghề cho TPHCM

Tài sản ông Phạm Nhật Vượng tăng gần 1.300 tỉ đồng

Ăn nhộng ve sầu, 3 người nguy kịch

Siết bệnh nhân vượt tuyến: Lệch hướng

Johnny Depp mời người lang thang đóng phim

Nhật Bản: Chó quý tộc ăn thịt cá voi sắp tuyệt chủng

Tử hình kẻ “phê thuốc”, sát hại 2 trẻ song sinh

Nguồn: http://nld.com.vn/20130529021750599p0c1017/uc-dao-tao-nghe-cho-tphcm.htm

Nữ sinh bị làm nhục trong nhà vệ sinh

Posted: 29 May 2013 03:23 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123162/nu-sinh-bi-lam-nhuc-trong-nha-ve-sinh.html

Nguy cơ mù chữ vẫn còn

Posted: 29 May 2013 03:23 AM PDT

(GDTĐ) – Đầu tháng 5.2013, Thủ tướng ký quyết định phê duyệt Đề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" với mục tiêu đến năm 2020 xóa mù chữ cho 1,2 triệu người có độ tuổi từ 15-60, nâng tỉ lệ người dân biết chữ đạt 98%. Quyết định trên là vô cùng quan trọng. Thế nhưng không phải ai cũng thấy, thậm chí còn đặt câu hỏi liệu có cần thiết tiêu tốn hàng ngàn tỉ đồng vào việc này không.

Ảnh có tính chất minh họa/internet
Ảnh có tính chất minh họa/internet

Để trả lời, xin được bắt đầu với câu chuyện trên báo Tuổi Trẻ mới đây viết về lớp học tình thương do một em học sinh lớp 12 tổ chức. Em tên Nguyễn Thị Thu Dâng, học sinh lớp 12B4 Trường THPT ISchool Ninh Thuận. Cách đây bốn năm, em cùng nhóm bạn học cùng lớp âm thầm mở một lớp học tình thương cho hàng chục trẻ em lang thang, cơ nhỡ, bán hàng rong ở TP Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Sự việc chỉ được "phát hiện" khi có nhóm phóng viên Đài Phát thanh – Truyền hình Ninh Thuận đến lớp học làm phóng sự.

Việc làm của em học sinh lớp 12 là đáng khen. Nhưng qua bài báo, một vấn đề khác được đặt ra là trẻ em đường phố trước nguy cơ mù chữ! Đây là vấn đề xã hội phổ biến nảy sinh trong quá trình đô thị hóa ở các nước đang phát triển. Ở nước ta cũng không là ngoại lệ. Thời gian qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa, nhiều khu đô thị mới, khu công nghiệp mới mọc lên đã thu hút hàng triệu lao động nông thôn tìm đến định cư, làm việc, mưu sinh. Nhiều trẻ em phải đi theo cha mẹ đến nơi ở mới, trong đó không ít em phải bỏ học, tham gia lao động để phụ giúp gia đình. Nhiều gia đình do việc làm không ổn định phải di chuyển nhiều nơi, con em họ nay đây mai đó vì vậy càng ít có cơ hội đến trường.

Ngoài trẻ em đường phố, trẻ em ở các vùng đánh cá ven biển, vùng núi, vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa do điều kiện khó khăn khách quan cũng ít có cơ hội đến trường, từ đó có nguy cơ mù chữ cao. Cũng như vậy, phụ nữ ở các vùng trên cũng là nhóm đối tượng dễ rơi vào tình trạng mù chữ.

Theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2011, tỉ lệ trẻ em đi học trung học (trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông) đối với nam chỉ đạt 78,3%, với nữ là 83,9%; còn đối với nam thuộc các dân tộc ít người là 66,3% và nữ của các dân tộc ít người là 65%. Nhìn chung, trong các dân tộc thiểu số, cứ 3 trẻ em thì có 1 trẻ em không được đi học trung học (tỉ lệ 33,3%), còn trong nhóm dân tộc Kinh/Hoa cứ 5 trẻ em thì có 1 em không được đi học trung học (20%). Đối với phụ nữ, tỉ lệ biết chữ của phụ nữ ở độ tuổi 15–24 đạt 96,4%. Tuy nhiên, tỉ lệ biết chữ giảm xuống 82,3% đối với phụ nữ các nhóm dân tộc thiểu số. Điều này có nghĩa là cứ 5 phụ nữ thì có khoảng 1 phụ nữ sống trong các hộ gia đình dân tộc thiểu số được xác định là không biết chữ.

Xem vậy, nguy cơ mù chữ và tái mù chữ vẫn còn là một thách thức không nhỏ ở nước ta!

Người không may mù chữ thì lối vào đời của họ coi như khép lại; theo nghĩa họ không thể có cuộc sống tươm tất, đầy đủ mà một con người bình thường có quyền được hưởng. Mù chữ còn đẩy đời sống kinh tế của họ đến khó khăn vì thiếu kiến thức để vận dụng trong việc làm ăn. Ở bình diện lớn hơn, mù chữ làm cho đời sống văn hóa, tinh thần thấp kém và kinh tế – xã hội càng chậm phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"!

Tóm lại, bất kỳ ở đất nước nào, nếu muốn phát triển bền vững không thể không tính đến xoá mù chữ. Vấn đề còn lại là làm sao để việc xoá mù chữ ít lãng phí, đạt hiệu quả cao. Có một thực tế, việc vận động người mù chữ ở độ tuổi 15-60 đến lớp là rất khó. Hầu hết họ phải lao động kiếm sống từng ngày, chưa kể nhiều người trong số họ là trụ cột chính trong gia đình. Mặt khác, nhận thức của họ về việc học chữ còn hạn chế, thậm chí lệch lạc theo kiểu "Trời sinh voi thì sinh cỏ". Xin kể chuyện xóa mù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chính quyền phải phát tiền để khuyến khích người mù chữ đến lớp, còn hết tiền thì họ… ở nhà. Chứng kiến cách làm này, GS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Tân Tạo, từng thốt lên "chúng ta đang tiêu xài quá tốn kém mà ít hiệu quả, vẫn tái mù". Theo ông, nên có chính sách khuyến khích người dân học theo cách gắn với quyền lợi thiết thực mà họ được thụ hưởng như được chăm sóc y tế miễn phí với trẻ dưới 6 tuổi, phải học hết lớp 9 mới cấp bằng lái xe… Đó là những đề nghị cần được những người làm công tác xóa mù các cấp xem xét.

Qua câu chuyện, rút ra một điều: Biện pháp chống mù chữ ở người lớn hiệu quả nhất là ngay từ bây giờ ngăn dòng nguy cơ bỏ học của trẻ em!

Lê Đông

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/nguy-co-mu-chu-van-con-1969568/

Đưa học sinh ngoài đảo vào đất liền thi tốt nghiệp THPT

Posted: 29 May 2013 03:23 AM PDT

Sáng ngày 29/5, trao đổi với PV Dân trí, ông Huỳnh Văn Hóa – Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang cho biết, đến nay mọi công tác chuẩn bị kỳ thi tốt nghiệp THPT tại các huyện đảo Phú Quốc và Kiên Hải đã hoàn tất. Do các địa phương này xa đất liền nên Sở đã chỉ đạo các trường tạo mọi điều kiện tốt nhất cho học sinh an tâm dự thi.

Theo ông Hóa, riêng huyện đảo Phú Quốc có số học sinh nhiều nên Sở đã tổ chức tại chỗ 2 hội đồng coi thi tại 2 điểm THPT Phú Quốc và THPT An Thới để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp cho học sinh trên đảo, còn học sinh các đảo khác được đưa vào đất liền dự thi.

Ông Lê Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường THPT Phú Quốc cho biết, huyện đảo đã sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp năm nay. Ông Vân cho hay, tại hội đồng coi thi Trường THPT Phú Quốc sẽ gồm học sinh của trường cùng Trường THPT Dương Đông và Trung tâm GDTX huyện dự thi với trên 630 học sinh (trong đó, Trường THPT Phú Quốc có 424 em, Trường THPT Dương Đông có 181 em và 34 em hệ GDTX).

Học sinh huyện đảo Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang)

Trong khi đó, học sinh của huyện đảo Kiên Hải do số lượng ít nên học sinh tại đây sẽ được đưa vào đất liền dự thi. Ông Nguyễn Xuân Thưởng- Phó Hiệu trưởng Trường THPT Kiên Hải (xã đảo Hòn Tre, huyện Kiên Hải) cho biết, trường chỉ có 28 học sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, số lượng này không đủ để mở hội đồng coi thi. Do đó các em sẽ được bố trí dự thi ở điểm Trường THCS Lê Quý Đôn (TP Rạch Giá).

Theo ông Thưởng, để tạo điều kiện cho các em học sinh vào đất liền dự thi, nhà trường cũng đã vận động kinh phí để hỗ trợ việc đi lại ăn ở cho các em. Trường cũng cử giáo viên đi theo để đảm bảo an toàn, tạo sự yên tâm cho các em trong suốt mấy ngày thi.

Dự kiến các học sinh ở đảo Hòn Tre (huyện Kiên Hải) sẽ cùng giáo viên của trường đi vào đất liền bằng tàu cao tốc vào ngày 31/5. Sau đó, các em được bố trí chỗ ở gần khu vực hội đồng thi và sẵn sàng chờ đến giờ khai mạc kỳ thi.

Năm nay, toàn tỉnh Kiên Giang có trên 11.520 thí sinh đăng ký dự thi, Sở bố trí 27 hội đồng coi thi tại các điểm trường THPT, THCS tại các huyện, TP trên địa bàn tỉnh.

Huỳnh Hải

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dua-hoc-sinh-ngoai-dao-vao-dat-lien-thi-tot-nghiep-thpt-736349.htm

Bốc thăm vào lớp 1

Posted: 29 May 2013 02:23 AM PDT

Lần đầu tiên, một trường tiểu học trên địa bàn tỉnh Kon Tum tổ chức tuyển chọn học sinh vào lớp 1 bằng hình thức bốc thăm. Lá thăm khiến "kẻ khóc, người cười" nhưng lại khách quan, minh bạch.

Không chỉ con cháu thầy cô giáo trong trường bị "trượt" mà kể cả con em một số thầy cô giáo hiện công tác tại Sở GD-ĐT và ngành giáo dục Kon Tum cùng chung số phận – một cán bộ Sở GD-ĐT cho biết.

lp 1, bc thm, tuyn sinh

Lá thăm tuyển sinh – Ảnh: T.T.N

Thao thức chờ bốc thăm

Hàng trăm phụ huynh trên địa bàn TP Kon Tum đến từ sáng sớm tinh mơ 28-5 chầu chực trên khu vực đường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum để hồi hộp dõi theo và chờ nghe xướng tên việc bốc thăm may rủi cho con em mình vào lớp 1 Trường tiểu học Thực hành sư phạm Kon Tum, dưới sự giám sát chặt chẽ của "tổ giám sát" do Sở GD-ĐT Kon Tum lập.

Theo danh sách có 318 em đăng ký vào học trường này năm học 2013-2014, tuy nhiên năm nay nhà trường chỉ lấy 210 chỉ tiêu. Trong khuôn viên nhà trường, nét mặt đầy căng thẳng, thầy giáo Nguyễn Văn C. – đang công tác tại một trường trung học phổ thông trên địa bàn TP Kon Tum – buồn rầu khi nghe con của mình bị "trượt" vì lá phiếu đầy may rủi. "Không hi vọng gì nữa, gia đình đành phải nộp đơn vào trường khác thôi" – thầy C. chia sẻ.

Khác với thầy C., chị Trần Thị Hà ngụ tại P.Quyết Thắng hồ hởi bởi qua kết quả bốc thăm con của chị đã giành chiến thắng. "Suốt cả đêm qua không riêng gì tui mà cả gia đình đều thao thức không ngủ được, cứ mong sao trời chóng sáng để đi bốc thăm cho con và nay con mình được xướng tên trúng tuyển mừng lắm chứ!" – chị Hà cho biết.

Ngay sau khi khai mạc buổi bốc thăm tuyển sinh, mỗi phụ huynh nhận một lá thăm và được yêu cầu điền các thông tin của con mình như họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, họ tên cha mẹ… sau đó bỏ vào thùng phiếu (thùng phiếu được chia ra hai ngăn nam – nữ). Hội đồng tuyển sinh đề cử giới thiệu một giáo viên và một vị đại diện ban cha mẹ học sinh của trường (đã có con học các lớp trước đó), hai người này được sự đồng ý của tất cả phụ huynh có mặt để đứng ra bốc thăm, sau mỗi lần bốc thăm hòm phiếu lại được xáo trộn. Kết quả được công khai ngay tại chỗ cho các bậc phụ huynh cùng nghe, cùng giám sát.

Công bằng, công khai, minh bạch

Ông Võ Xuân Thủy – trưởng phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Kon Tum – cho biết vài năm trước đây tại Trường mầm non Thực hành sư phạm Kon Tum khi đến kỳ tuyển sinh thường xảy ra tình trạng số lượng học sinh đăng ký quá nhiều, có những phụ huynh canh để chờ mua hồ sơ lúc nửa đêm, diễn ra cảnh chen lấn, xô đẩy… tạo áp lực lớn cho nhà trường. Không còn cách nào khác sở có chủ trương tổ chức bốc thăm. Qua theo dõi thấy các bậc phụ huynh tâm lý rất thoải mái, vui vẻ, hồ hởi vì tính công khai, minh bạch, mọi người đều bình đẳng như nhau, không hề có phân biệt, nhất là tránh sự thân quen, nể nang, xin xỏ…

Trường tiểu học Thực hành sư phạm Kon Tum là trường duy nhất trực thuộc Sở GD-ĐT Kon Tum, thành lập nhằm dành cho sinh viên Trường CĐ Sư phạm đến thực tập. Hiện Sở GD-ĐT đang tiến hành xây dựng trường tiểu học này thành trường chất lượng cao vào năm học 2014-2015. Theo ông Thủy, đây là trường tuyển sinh trên phạm vi toàn TP Kon Tum nên nhiều bậc phụ huynh nộp hồ sơ để chờ vào lá phiếu may rủi. Trước lúc tổ chức, sở đã tham khảo ở nhiều tỉnh thành và đã nhiều lần thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ông Thủy cho rằng nhiều bậc phụ huynh đã bằng mọi cách xin bằng được cho con vào trường này là do "tâm lý số đông", còn về chất lượng giảng dạy và đội ngũ giáo viên cũng tương đồng các trường khác trên địa bàn TP Kon Tum.

Những ngày này, không riêng gì Trường tiểu học Thực hành sư phạm Kon Tum mà các trường Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Lê Hồng Phong…, việc tuyển sinh vào lớp 1 cũng diễn ra hết sức căng thẳng, số lượng học sinh đăng ký rất đông, ngoài khả năng tiếp nhận của nhà trường.

(Theo Trần Thảo Nhi/ Tuổi Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123107/boc-tham-vao-lop-1.html

Comments