Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Nam sinh viết bậy lên di tích Ai Cập bị săn lùng

Posted: 28 May 2013 09:19 AM PDT

Hôm 26/5, cha mẹ một nam sinh 15 tuổi ở Trung Quốc đã lên tiếng xin lỗi dư luận thông qua một tờ báo địa phương ở Nam Kinh sau khi cậu bé này đã viết bậy lên một di tích 3.500 tuổi ở Ai Cập.

Hành động ý thức kém này của cậu bé đã làm dấy lên một cuộc tìm kiếm danh tính thủ phạm để trừng phạt.

vit by, di tch, Trung Quc, Ai Cp

Những dòng chữ Trung Quốc trên tấm sa thạch cổ

Bức ảnh được lan truyền trên mạng được đăng tải bởi một người dùng có nick name "Kongyouwuyi". Trên bức ảnh có thể nhìn thấy những chữ tượng hình Trung Quốc được viết lên một sa thạch chạm khắc tinh tế ở bờ Đông sông Nile. Tấm sa thạch này đã hơn 3.000 năm tuổi.

"Dòng chữ Trung Quốc viết trên đó có nghĩa là 'Ding Jinhao đã đến đây'. Đây là giây phút đau buồn và xấu hổ nhất mà tôi từng có khi tới thăm Ai Cập. Tôi đã xin lỗi hướng dẫn viên du lịch địa phương – người đã an ủi tôi và nói rằng đó không phải là lỗi của tôi. Thậm chí, anh ta còn nói lẽ ra hướng dẫn viên phải có trách nhiệm ngăn chặn những hành động như thế này" – Kongyouwuyi nói.

Bức ảnh đã được gửi đi tới hơn 90.000 lần và khiến dư luận phẫn nộ. Cậu bé 15 tuổi nhanh chóng trở thành đề tài "nóng" nhất trên trang mạng Weibo nổi tiếng của Trung Quốc.

Cuộc tìm kiếm kẻ phá hoại di tích lịch sử đã xác định được thủ phạm là Ding, hiện đang học cấp 2 ở Nam Kinh. Nhiều người thậm chí còn xác định được cả ngày sinh, thậm chí là trường tiểu học cậu bé từng học. Sự việc khiến trang web của trường bị "hack" hôm 26/5. Những ai truy cập vào trang web trường này đều đọc được một tin nhắn với nội dung 'Ding đã tới đây'.

Hôm 27/5, bố mẹ Ding đã liên lạc với giới truyền thông địa phương và xin lỗi về hành động của cậu con trai. Họ thừa nhận đã không dạy dỗ con đúng cách và mong dư luận cho cậu một cơ hội.

"Thằng bé biết chuyện này từ hôm 26/5 và đã khóc suốt đêm. Nó phải né tránh vì các phóng viên kéo đến nhà để phỏng vấn" – một phóng viên duy nhất tiếp xúc được với bố mẹ Ding cho biết. Hiện tại, gia đình đang từ chối nói chuyện với giới truyền thông.

Bà mẹ cho biết khi viết bậy lên di tích, cậu con trai vẫn còn nhỏ tuổi. "Ở trường, thằng bé có thành tích học tập tốt nhưng hơi hướng nội. Hiện tại, có quá nhiều áp lực với con trai tôi" – ông bố cho biết và mong dư luận không làm ảnh hướng tới việc học tập và cuộc sống của cậu.

Ông Gu Xiaoming – giảng viên Khoa Quản lý du lịch, ĐH Fudan cho rằng bố mẹ cậu đã nhận trách nhiệm bằng cách lên tiếng xin lỗi và việc săn lùng cậu bé để trừng phạt là quá khắc nghiệt.

"Không riêng gì Ding mà nhiều khách du lịch cũng đã từng viết bậy lên di tích. Nhưng vì cậu bé vẫn ở tuổi vị thành niên nên hãy đưa ra những biện pháp giáo dục thay vì chỉ trích" – ông Gu nói.

Đây không phải là trường hợp viết bậy lên di tích lần đầu tiên mà khách du lịch Trung Quốc gây ra khiến báo chí xôn xao. Năm 2009, một người đàn ông tới từ Thường Châu, Giang Tô cũng bị phát hiện viết tên và quê quán lên một di tích ở Đài Loan.

Nguyễn Thảo(Theo Global Times)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123054/nam-sinh-viet-bay-len-di-tich-ai-cap-bi-san-lung.html

Dạy tiếng Anh với lớp học số

Posted: 28 May 2013 09:19 AM PDT

(GDTĐ) – Tại TPHCM vừa diễn ra hội thảo "Dạy Tiếng Anh, Toán và Khoa học bằng tiếng Anh thông qua lớp học số thông minh DigiClass do  Công ty Cổ phần Giáo dục ISMART tổ chức, với sự tham gia của  đại diện Bộ GDĐT, Sở GDĐT TPHCM, Trưởng phòng Giáo dục, Ban giám hiệu các trường tiểu học và những người đang quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả dạy và học Tiếng Anh cho học sinh Việt Nam.

Một giờ học tiếng Anh với giải pháp lớp học số thông minh
Một giờ học tiếng Anh với giải pháp lớp học số thông minh

Giải pháp này áp dụng mô hình lớp học thông minh – một mô hình kết hợp giữa công nghệ và sư phạm đang rất thịnh hành trên thế giới. Nội dung giảng dạy được số hóa 100% với các bài giảng bằng hình ảnh, phim, kỹ thuật đồ họa 2D, 3D, âm thanh kỹ thuật số sinh động, đặc biệt thu hút với học sinh.

Những ưu điểm chính của giải pháp là: Ứng dụng thiết bị hiện đại để tạo nên một môi trường ngôn ngữ sinh động khắc phục được thách thức về chất lượng của giáo viên tiếng Anh trong nước, giúp học sinh tiếp thu Tiếng Anh và học Toán, Khoa học bằng tiếng Anh một cách hiệu quả, tương đương với các môi trường giáo dục quốc tế với mức học phí rất phù hợp – chỉ từ 300.000 – 1.100.000 đồng/tháng.

Học tập chương trình này, kết thúc mỗi cấp học, học sinh sẽ được tham gia kỳ thi lấy chứng chỉ tiểu học quốc tế Edexcel hoặc CBSE-International. Hai chứng chỉ này có uy tín và giá trị tương đương với các chương trình tiểu học quốc tế đang được giảng dạy như Cambridge ICGSE, IB (tú tài quốc tế).

Được biết hiện có nhiều quốc gia ứng dụng DigiClass, trong đó thành công nhất là Ấn Độ hiện đang có khoảng trên 200.000 trường áp dụng bài giảng số.

                                                                                     Hà Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/day-tieng-anh-voi-lop-hoc-so-1969527/

Vingroup sắp ra mắt chuỗi trường học Vinschool

Posted: 28 May 2013 09:19 AM PDT


Dự kiến trong tháng 8/2013, tập đoàn Vingroup sẽ khai giảng trường mầm non Vinschool đầu tiên tại khu đô thị Vincom Village (Hà Nội), khởi đầu cho chuỗi trường học liên cấp chất lượng cao mang thương hiệu Vinschool trên toàn quốc.

Nguồn tin từ Vingroup cho biết, trường mầm non Vinschool gồm 5 khối lớp, chia theo các cấp độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi với sĩ số từ 18 – 25 học sinh/lớp. Về tỷ lệ giáo viên/học sinh, ngoài hai giáo viên cơ hữu, mỗi lớp đều có thêm các giáo viên bộ môn như tiếng Anh, giáo dục thể chất, năng khiếu, kỹ năng sống…

Hệ thống phòng học và các khu chức năng được bố trí, thiết kế theo chuẩn quốc tế, bao gồm: phòng học, thư viện, phòng nhạc, phòng mỹ thuật, phòng học ngoại ngữ, phòng thể chất đa năng, sân thể thao, bể bơi, sân cỏ và sân cát ngoài trời…

Chương trình giáo dục tại Vinschool được thiết kế theo hướng tích hợp chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo với chương trình của nhà trường, với triết lý “đào tạo công dân toàn cầu”.

Về vấn đề dinh dưỡng, Vingroup cho biết chuyên gia dinh dưỡng từ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sẽ nghiên cứu, tư vấn phù hợp với từng nhóm tuổi, trong khi các bữa ăn sẽ do đầu bếp tay nghề cao từ hệ thống khách sạn Vinpearl thực hiện.

Mức học phí được Vingroup đánh giá là hợp lý, chỉ 2,5 triệu đồng/tháng/học sinh, nhờ tối ưu trong quy trình quản lý và khả năng tận dụng sức mạnh của hệ thống Vingroup, với các thương hiệu thành viên như Vincom, Vinpearl, Vinmec… Vingroup cũng sẽ dành tặng cho những học sinh niên khóa đầu tiên chương trình học bổng có giá trị suốt 4 năm liên tục và được chuyển tiếp lên bậc tiểu học, với mức học bổng cao nhất lên tới 40 triệu đồng/học sinh.

Tập đoàn cho biết từ 17/6/2013, phụ huynh và trẻ em có thể trải nghiệm mô hình của Vinschool thông qua chương trình “Vui học hè cùng Vinschool”, với khoảng 10 câu lạc bộ trong các lĩnh vực: học hát, học múa, khiêu vũ, học vẽ, tạo hình, học bơi, học các bài tập thể lực, chơi bóng đá, kéo co, chạy tiếp sức, trang bị kỹ năng xã hội…

Nguồn: http://vneconomy.vn/20130528032533928P0C19/vingroup-sap-ra-mat-chuoi-truong-hoc-vinschool.htm

Đối tượng được miễn thi, đặc cách tốt nghiệp

Posted: 28 May 2013 08:19 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/123066/doi-tuong-duoc-mien-thi--dac-cach-tot-nghiep.html

Tiếp sức mùa thi bắt đầu “vào mùa”

Posted: 28 May 2013 08:19 AM PDT

(GDTĐ)-Hơn một tháng trước kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2013, hoạt động chuẩn bị cho chiến dịch “Tiếp sức mùa thi” bắt đầu sôi động.


Màu áo xanh tình nguyện đã trở thành hình ảnh thân quen trong mỗi mùa thi

Lựa chọn ứng viên

Nguyễn Thị Thảo – Sinh viên Trường ĐHSP Hà Nội – năm nay đã trở thành một tình nguyện viên "gạo cội". Với kinh nghiệm 3 năm liền tham gia tiếp sức mùa thi, Thảo cho biết, làm là say, vì công việc này đã cho Thảo rất nhiều thứ; không chỉ là kinh nghiệm, kỹ năng mà quan trọng hơn cả là những trải nghiệm thực tế tuyệt vời và niềm vui khi được giúp đỡ người khác.

Công việc tình nguyện viên khá vất vả, bởi khối lượng công việc và bởi cả cái nóng như đổ lửa, sức nóng của mùa thi. Thế nhưng, không phải sinh viên nào muốn là được trở thành sinh viên tình nguyện. Trong hầu hết các thông báo tuyển chọn ứng viên tham gia tiếp sức mùa thi của các trường đều cho biết phải trải qua sơ tuyển.

Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM Hà Quốc Tiến cho biết: Phong trào tình nguyện của trường rất mạnh nên hầu hết các sinh viên đều hào hứng tham gia. Năm nay, trường tuyển khoảng 1000 tình nguyện viên nhưng dự kiến có đến 1.500 – 2.000 đơn đăng ký, vì vậy buộc phải có sơ tuyển.

Theo đó, các bạn sinh viên sẽ phải trải qua bài trắc nghiệm kiến thức về chương trình tiếp sức mùa thi, các thông tin tuyển sinh 2013, thông tin đường đi, các tuyến xe buýt; sau đó là phỏng vấn trực tiếp các kỹ năng cần thiết.

Trường ĐH Kinh tế TPHCM cũng đã ra thông báo lựa chọn đội hình tư vấn viên với khoảng 350 – 400 sinh viên; nhóm tìm kiếm nhà trọ dự kiến 40 – 60 sinh viên và đội hình thông tin chiến dịch khoảng10 sinh viên.

Với số lượng có hạn như vậy, tiêu chuẩn được đưa ra cũng rất cụ thể, rõ ràng. Với nhóm tư vấn viên, ứng viên cần am hiểu về những vấn đề liên quan đến tuyển sinh đại học, thông thạo đường xá và các tuyến xe buýt; đảm bảo trực tư vấn ít nhất 12 ca trực trong chiến dịch, trong đó đảm bảo trực xuyên suốt trong 3 của đợt thi; có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, hòa đồng với tập thể; ưu tiên có kinh nghiệm trong các hoạt động tình nguyện…

Ứng viên của nhóm tìm kiếm nhà trọ yêu cầu có tinh thần trách nhiệm cao, đoàn kết, hòa đồng với tập thể, chịu khó, yêu thích công việc tình nguyện… Đội hình thông tin chiến dịch tìm ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn năng nổ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao; có khả năng viết bài, tổng hợp thông tin; chụp ảnh, ghi hình; có phương tiện ghi hình và kỹ năng về tin học và trình bày văn bản tốt.

Nâng cao hơn về chất

Đến thời điểm này, rất nhiều các trường ĐH, CĐ khắp cả nước đã có những kế hoạch khá cụ thể cho chiến dịch tiếp sức mùa thi tới. Với kinh nghiệm lâu năm, không ít trường đã lên kế hoạch chi tiết, bài bản, chất lượng.

"Khi bạn cần, HUTECH tiếp sức" chính là phương châm, khẩu hiệu mà sinh viên Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM mang đến cho sĩ tử cả nước trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2013. Ước tính sẽ có gần 14.000 lượt thí sinh đăng ký dự thi vào HUTECH cần được hỗ trợ về các điều kiện như ăn, ở, đi lại tại ba điểm thi chính của trường thuộc khu vực TPHCM.

Theo Hội Sinh viên trường, năm nay, đội hình tình nguyện của HUTECH sẽ hướng đến 6 nội dung chính. Đó là: hỗ trợ nhà trọ; đón tiếp – hướng dẫn; hướng dẫn tại các bến xe, ga tàu; đội xe ôm HUTECH; tuyên truyền – hậu cần và điều tiết giao thông.

Còn theo Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM Hà Quốc Tiến, năm nay các hoạt động hỗ trợ của đội sinh viên tình nguyện trường cơ bản vẫn như năm 2012 nhưng phân đấu phải đạt tiêu chí cao hơn, phải tăng hơn về chất.

Trường sẽ hướng đến việc tìm nhà trọ, phát cơm và nước uống  miễn phí, tặng bản đồ, xe ôm hỗ trợ. Tuy nhiên, năm nay, Hội sinh viên đặt chỉ tiêu mỗi tình nguyện viên phải đạt được 5 chỗ trọ miễn phí. Đội hình hậu cần cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với nhà chùa, nhà thời và đội hình tình nguyện tại các phường xã nhằm hỗ trợ mùa thi đạt chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn.

Chủ tịch Hội sinh viên Trường ĐH Kinh tế TPHCM Dương Minh Mẫn cho biết: Mục tiêu của Trường ĐH Kinh tế TPHCM đặt ra trong hoạt động tiếp sức mùa thi năm nay, bên cạnh phát huy tinh thần xung kích tình nguyện vì cộng đồng trong đoàn viên, hội viên, sinh viên, còn đẩy mạnh công tác tập hợp, đoàn kết, giáo dục và tạo môi trường để sinh viên trao dồi kiến thức, tiếp cận thực tiễn, được rèn luyện năng lực công tác quần chúng, nhân cách và bản lĩnh chính trị. Đồng thời, tạo cầu nối giữa các thế hệ sinh viên và các bạn học sinh.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/tiep-suc-mua-thi-bat-dau-vao-mua-1969528/

ĐH Kinh tế TP.HCM đào tạo liên thông hệ nghề lên ĐH

Posted: 28 May 2013 08:19 AM PDT

Cụ thể gồm: hệ liên thông ĐH dài hạn vừa làm vừa học bốn năm (dành cho những người tốt nghiệp THPT, BTVH, TCCN); hệ đại học liên thông vừa làm vừa học ba năm (dành cho người đã tốt nghiệp TCCN khối ngành kinh tế); hệ liên thông ĐH 1,5 năm (dành cho người đã tốt nghiệp CĐ khối kinh tế); hệ văn bằng 2 hai năm (dành cho người đã tốt nghiệp ĐH).

Trường đang chuẩn bị công tác tuyển sinh hệ ĐH liên thông CĐ nghề, trung cấp nghề sau khi có quyết định cho phép của Bộ GD-ĐT (nhà trường đã lập hồ sơ xin phép bộ). Đồng thời trường sẽ triển khai và giới thiệu mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng…

Đến nay trường đã đào tạo được hơn 67.000 cử nhân hệ vừa làm vừa học (trong đó tại TP.HCM hơn 32.000 sinh viên và tại các địa phương liên kết gần 35.000 sinh viên). Hiện nay mạng lưới đào tạo hệ vừa làm vừa học của trường trải dài từ Quảng Bình đến Cà Mau, với sáu ngành và 12 chuyên ngành đào tạo.

Theo đánh giá của các địa phương, hầu hết sinh viên tốt nghiệp hệ đào tạo này của nhà trường đều có năng lực công tác, năng lực phân tích tổng hợp khá tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc, các đơn vị sử dụng cán bộ có trình độ ĐH hệ vừa làm vừa học của trường rất yên tâm về chất lượng đào tạo. Đồng thời đề nghị nhà trường tăng cường công tác quản lý đào tạo, kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quá trình đào tạo, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên kết để quản lý tốt các lớp đặt tại địa phương…

TRẦN HUỲNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/550738/dh-kinh-te-tp-hcm-dao-tao-lien-thong-he-nghe-len-dh.html

Hà Nội: Công khai “4 rõ”

Posted: 28 May 2013 03:44 AM PDT

(GDTĐ) – Tuyển sinh đầu cấp luôn là một vấn đề "nóng" của ngành giáo dục, thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận xã hội, nhất là cha mẹ học sinh. Để đảm bảo tối đa quyền lợi của học sinh, tạo thuận lợi cho cha mẹ học sinh, hạn chế những tiêu cực nảy sinh trong quá trình tuyển sinh đầu cấp, Hà Nội đã có những quy định rất cụ thể về vấn đề này cũng như triển khai nhiều biện pháp để hạn chế tình trạng trái tuyến, "chạy trường", "chạy lớp"… Xung quanh vấn đề này, GDTĐ đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Hiệp Thống – Phó giám đốc Sở GDĐT Hà Nội.

Nét mới trong chủ trương tuyển sinh đầu cấp: Công khai "4 rõ"

Sự đột biến về dân số trong năm "Heo vàng" 2007 đã dẫn đến những hệ lụy gì trong tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, thưa ông?


Ông Nguyễn Hiệp Thống 

- Áp lực của tuyển sinh đầu cấp diễn ra ở Hà Nội nhiều năm nay, kể từ sau khi hợp nhất. Quy mô của ngành giáo dục – đào tạo Hà Nội trong năm học vừa qua lên tới khoảng 1,5 triệu học sinh, gần 2.500 trường, với trên 110.000 cán bộ, giáo viên, lớn nhất trong cả nước. Chúng tôi vẫn nói vui với nhau là nếu cộng cả cha mẹ học sinh thì quy mô ngành giáo dục gần bằng 1/3 dân số của Thủ đô. Bởi vậy, vấn đề tuyển sinh đầu cấp luôn nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận xã hội.

Năm nay, tuyển sinh đầu cấp ở Tiểu học có sự căng thẳng nhất định là do hệ lụy từ sự đột biến về dân số trong năm "Heo vàng" 2007. So với năm học trước, năm nay Hà Nội có 125.424 học sinh vào lớp 1, tăng xấp xỉ 11.000 học sinh; cộng thêm việc di dân, khiến dân số tăng cơ học trên địa bàn Thủ đô, càng làm tăng áp lực cho tuyển sinh lớp 1. Trong đó, huyện Sóc Sơn tăng khoảng 1.800 học sinh vào lớp 1, Cầu Giấy: xấp xỉ 600, Thanh Xuân: khoảng 800 em…

Tuy nhiên, với thành phố và ngành giáo dục Thủ đô, đây không phải vấn đề bất thường. Ngay sau hợp nhất, chúng tôi đã lường trước nhiều điều phát sinh trong công tác tuyển sinh năm học mới, như việc di dân vào nội đô, hệ lụy của những năm đẹp khi sinh trẻ… Vì vậy, trong suốt 6 năm vừa qua, Sở GDĐT Hà Nội đã có những chỉ đạo rất quyết liệt về việc chuẩn bị cơ sở vật chất trường học, đội ngũ nhằm đảm bảo cho học sinh trên địa bàn Thủ đô có đủ chỗ học.

Để hạn chế những lộn xộn trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm 2012, ngay từ trước mùa tuyển sinh, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Bích đã chỉ đạo không để cha mẹ học sinh xếp hàng qua đêm chờ lấy đơn xin học cho con. Còn năm nay, công tác chỉ đạo về tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội có gì mới không?

- Về công tác tuyển sinh đầu cấp năm học 2013 – 2014, thành phố và ngành giáo dục Thủ đô vẫn tiếp tục quan điểm là dứt khoát không được gây căng thẳng, bức xúc cho các bậc cha mẹ học sinh trong việc tiếp nhận học sinh vào lớp 1, hay vào các trường mầm non.

Nét mới trong chủ trương tuyển sinh đầu cấp năm nay của Hà Nội là "4 rõ": rõ về chỉ tiêu; rõ về phương thức; rõ về phân tuyến; rõ về thời gian. Khi thực hiện công khai "4 rõ", các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể cùng đồng hành, kiểm soát công tác tuyển sinh đầu cấp với ngành giáo dục và chính quyền địa phương.

Năm học này, cũng theo truyền thống, UBND thành phố đã thành lập một Ban chỉ đạo công tác thi và tuyển sinh với sự vào cuộc của tất cả các ban ngành, các cấp có liên quan của thành phố đối với công tác thi và tuyển sinh.

Bên cạnh đó, từng quận, huyện, từng trường cũng thành lập ban tuyển sinh của mình. Như vậy, việc nhận học sinh sẽ công khai, minh bạch, rõ ràng. Đến ngày 20/5, các quận, huyện có báo cáo cụ thể về công tác tuyển sinh của mình. Thành phố giao cho UBND các quận, huyện chịu trách nhiệm về việc rà soát đối tượng, phân tuyến tuyển sinh trên địa bàn.

Mặt khác, nguyên tắc tuyển sinh của Hà Nội từ nhiều năm nay là "3 tăng", "3 giảm": tăng về quy mô, chất lượng, tăng cơ sở vật chất để phục vụ tuyển sinh; và giảm sĩ số học sinh/lớp; giảm số lớp ở những trường có quá nhiều lớp và giảm số học sinh trái tuyến. 

Trái tuyến – Nhiều hệ lụy khôn lường

Mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp, vấn đề trái tuyến lại thu hút sự quan tâm, chú ý của đông đảo cha mẹ học sinh. Từ đó, nhiều vấn đề tiêu cực đã nảy sinh như việc "chạy trường", "chạy lớp". Dưới góc độ một người làm giáo dục, theo ông, vấn đề trái tuyến là do những nguyên nhân nào? Và hệ lụy của vấn đề này là gì?

- Trái tuyến không chỉ là vấn đề nóng của riêng Hà Nội mà của tất cả các thành phố lớn. Học trái tuyến nghĩa là hộ khẩu một nơi, học một nơi. Có muôn vàn nguyên nhân dẫn đến vấn đề trái tuyến, như: Cha mẹ không muốn cho con vào trường đúng tuyến vì khung cảnh sư phạm của trường chưa tốt, chất lượng giáo dục của trường đó chưa như mong muốn, dân trí trong khu vực chưa cao…; Nếu con học trường đúng tuyến gần nhà thì cha mẹ không đưa đón được con đi học, nên muốn xin cho con vào trường gần chỗ làm để tiện việc đưa đón; Cha mẹ muốn xin cho con vào học những trường có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất tốt…; Thậm chí có trường hợp xin học trái tuyến chỉ vì nghe bạn bè, người quen rỉ tai là trường đó có cô A, thầy B dạy giỏi… 

Như vậy, trong vấn đề trái tuyến, có những trường hợp chọn thầy, chọn trường theo ý muốn chủ quan, nhưng cũng có những trường hợp là "chẳng đặng đừng" (như những gia đình không có người đưa đón trẻ nếu để trẻ học gần nhà, xa nơi làm việc của bố mẹ). Chính vì vậy, ngành giáo dục chưa bao giờ nói cấm tuyệt đối trái tuyến mà chỉ cố gắng hạn chế tình trạng này.

Hệ lụy của vấn đề trái tuyến có thể thấy rất rõ, mà hậu quả nặng nề nhất học sinh phải gánh chịu. Không phải ngẫu nhiên mà các địa phương luôn cố gắng xây trường để học sinh được đi học ở ngôi trường ngay trên địa bàn mình sinh sống. Thực tế, những học sinh phải học ở trường xa nhà chịu nhiều nỗi khổ, nhất là khi các em đi học vào những hôm thời tiết khắc nghiệt (trời lạnh, nắng chói chang, mưa bão…); khi tắc đường… Trái tuyến còn làm tăng không đáng có sĩ số học sinh/lớp, dẫn đến việc học sinh phải ngồi học chật chội, không đảm bảo các điều kiện theo quy định về diện tích lớp học, khoảng cách đến bảng…, làm phát sinh nhiều căn bệnh học đường như cong vẹo cột sống, cận thị… Những hệ lụy này có thể phải 15 – 20 năm sau mới thấy. Mặt khác, khi lớp học quá đông, giáo viên sẽ không thể quan tâm sâu sát đến từng học sinh, các em sẽ khó tiếp thu bài hơn, nhất là với những em có sức học trung bình, kém… 


 

Hà Nội đã có những giải pháp gì để hạn chế vấn đề trái tuyến, thưa ông?

- Một trong những giải pháp quan trọng của Hà Nội để hạn chế vấn đề trái tuyến, với sự chỉ đạo sát sao từ Thành ủy, là mỗi phường phải có ít nhất một trường tiểu học, đáp ứng mọi nhu cầu học tập của người dân. Trong công tác tuyển sinh, ban chỉ đạo tuyển sinh của các quận, huyện, các trường rà soát từng trẻ trong độ tuổi trên địa bàn, ưu tiên trước hết cho học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa bàn, rồi đến các đối tượng tạm trú, sau đó mới đến các đối tượng khác.

Hà Nội cũng xác định, để giảm bớt tình trạng trái tuyến, một trong những vấn đề cốt lõi là nâng cao chất lượng giáo dục, tạo mặt bằng chất lượng giữa các trường, xóa dần khoảng cách giữa các "trường điểm" với các trường được đánh giá là có chất lượng chưa tốt bằng nhiều giải pháp: Những trường nằm gần chợ, trong khu dân cư phức tạp… phải cùng chính quyền địa phương tạo cảnh quan sư phạm bên ngoài trường thật đẹp, thật trong lành; Không ngừng đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa, xây mới các phòng học, tạo cảnh quan xanh – sạch – đẹp cho các trường; Thường xuyên tiến hành bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhất là ở những trường vùng khó. 

Đặc biệt, một giải pháp có hiệu quả được thành phố thực hiện từ nhiều năm nay là luân chuyển một số cán bộ quản lý, giáo viên có năng lực ở các điểm trường trung tâm về làm hạt nhân ở các trường khó khăn, kèm theo các chính sách ưu tiên như tăng lương sớm, đưa vào danh sách đề bạt nếu phát huy được khả năng. Với cách làm này, nhiều trường ở vùng khó đã nâng cao được chất lượng, thu hút được học sinh, chiếm được lòng tin của các bậc cha mẹ học sinh. 

Khi chất lượng giáo dục, chất lượng đội ngũ, cơ sở vật chất của các trường tương đối đồng đều, cộng thêm việc làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền thông qua nhiều kênh, trên các phương tiện thông tin đại chúng để những phụ huynh có ý định "chọn trường", "chọn lớp" cho con hiểu rằng việc làm đó không cần thiết thì áp lực trái tuyến trong những năm gần đây ở Hà Nội đã không còn nặng nề như trước. 

Ông có lời khuyên nào đối với các bậc cha mẹ học sinh có ý định "chạy trường", "chạy lớp" cho con?

- Theo tôi, lứa tuổi học sinh tiểu học cần "học mà chơi, chơi mà học", cần nhiều thời gian để giao lưu với thầy cô, bạn bè. Do đó, các bậc cha mẹ không nên tạo áp lực không đáng có cho các em khi muốn con em mình phải vào "trường điểm", "lớp chọn", phải chạy đua trong học tập. Cha mẹ hãy cho con vào học những trường gần nhà, vào những lớp đáp ứng đúng các chuẩn thiết kế trường học, đúng điều lệ trường học quy định. Chỉ khi có những lý do "bất khả kháng", như không có người đưa đón con, mới cần cho con học trái tuyến. 

Mặt khác, các bậc cha mẹ học sinh cũng cần lưu ý là có những đối tượng môi giới "chạy trường", "chạy lớp", với mục đích thu lợi cho bản thân, đã cố tình tung những tin đồn thất thiệt, gây căng thẳng cho công tác tuyển sinh. 

Xin cảm ơn ông!

Ngọc Hương (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/ha-noi-cong-khai-4-ro-1969513/

Hiệu ứng phi hành gia lan tới các trường đại học

Posted: 28 May 2013 03:43 AM PDT

Thứ ba, 28/5/2013, 10:00 GMT+7

Vòng loại trực tiếp của cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ” đã được khởi động bằng một chuỗi sự kiện tại nhiều trường đại học ở TP HCM, thu hút hàng trăm bạn sinh viên tham gia.

Tại các sự kiện này, các bạn sinh viên có cơ hội tìm hiểu nhiều thông tin về phi hành gia, không gian vũ trụ và đăng ký vào thẳng Trung tâm tuyển chọn Axe Apollo tại 4 thành phố lớn: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, để giành những tấm vé đi tiếp vào vòng sau của chương trình. Để nhận được giấy hẹn, các bạn sinh viên phải trải qua vòng kiểm tra sức khỏe sơ bộ và chứng minh khả năng giữ thăng bằng của mình bằng cách vượt qua thử thách thăng bằng không gian.

Các nữ giám sát xinh đẹp tại Trạm đăng ký.

“Cảm giác rất tuyệt khi cuối cùng cũng vượt qua hết những quả bóng trong thử thách. Lần đầu tiên chưa có kinh nghiệm nên đến quả thứ 3 mình bị mất đà và ngã nhưng đến lần thứ hai thì đã vượt qua được cả 5 chướng ngại vật”, một bạn sinh viên của Đại học Quốc tế chia sẻ.

Các bạn sinh viên Đại học Bách khoa thì rất quan tâm đến khu triển lãm phi hành gia và không gian vũ trụ. Những thông tin thú vị và chưa từng biết về bộ đồ đặc biệt của phi hành gia, cuộc sống và quá trình tập luyện để trở thành phi hành gia, cũng như ngắm nhìn trái đất từ không gian vũ trụ khiến các bạn trẻ rất tò mò và thích thú tìm hiểu.

Sinh viên Bách Khoa xuất sắc vượt qua thử thách của chương trình.

Hàng trăm sinh viên của Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia và Đại Học Bách khoa TP HCM đã được lắng nghe chia sẻ của những thế hệ đi trước như chị Hoàng Thị Minh Hồng và Giáo sư Ngô Bảo Châu. “Tôi rất vui vì các bạn trẻ Việt Nam có được những cơ hội khám phá và trải nghiệm tuyệt vời như vậy. Tôi mong rằng các bạn sẽ tận dụng tối đa những cơ hội này”, chị Hoàng Thị Minh Hồng nói.

Bạn Hoài Nam, Đại học Quốc tế ấn tượng với những video clip chiếu trong chương trình và cảm thấy thật tuyệt nếu có thể trở thành một người trong số những chinh phục gia Việt Nam. “Hóa ra đã có rất nhiều phi hành gia thế giới xuất phát cũng chỉ là những thanh niên bình thường. Vậy tại sao không thử, biết đâu mình sẽ được đi tiếp”, Nam chia sẻ.

Niềm vui của một bạn sinh viên Đại học Bách khoa khi nhận được giấy hẹn của Trung tâm tuyển chọn Axe Apollo.

Đại diện ban tổ chức cho biết: ngày hội tại các trường đại học là bước khởi động để tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các thông tin tuyển chọn của chương trình và làm quen với thử thách cũng như cách thức tuyển chọn. Tại Trung tâm tuyển chọn Axe Apollo ở 4 thành phố lớn, các ứng viên sẽ phải đối mặt với nhiều thử thách khác. Chương trình sẽ khởi động ngày 25-26/5 tại Đại học Cần Thơ (đường 3/2, quận Ninh Kiều, Cần Thơ) và sẽ tiếp tục đi tới các thành phố khác: TP HCM (ngày mùng một và 2/6); Đà Nẵng (8-9/6); Hà Nội (15-16/6).

Trong chương trình ở TP HCM và Hà Nội, các bạn trẻ còn được thưởng thức những hoạt động trình diễn paramotor ấn tượng lần đầu tiên xuất hiện tại trung tâm thành phố, cùng sự tham gia của những vị khách mời: anh hùng Phạm Tuân – người Việt Nam và châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ; diễn viên, ca sĩ Ngô Thanh Vân và những ngôi sao khác.

Trong một tháng, cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”đã nhận được hồ sơ đăng ký online của hơn 6.000 người trên website của chương trình. Chi tiết cuộc thi “Tìm người Việt Nam thứ 2 bay vào vũ trụ”, xem tại đây.

Ngọc Bích

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/nhip-dieu-tre/2013/05/hieu-ung-phi-hanh-gia-lan-toi-cac-truong-dai-hoc/

Người dân tộc Khùa đầu tiên trở thành giáo viên

Posted: 28 May 2013 02:43 AM PDT

Cô giáo Hồ Thị Tha sinh năm 1983 trong một gia đình nghèo có 5 chị em. Bố mẹ em đều là nông dân nghèo khó. Phận con gái đầu trong nhà nên những công việc nặng nhọc em đều phải gánh vác. Cũng chính vì vậy mà em phải đi học muộn hơn các bạn đồng trang lứa. Việc nhà vất vả nhưng Hồ Thị Tha vẫn chăm chỉ đến trường. Buổi đến lớp, buổi lên rẫy kiếm cái ăn. Nhưng từ năm lớp 1 đến lớp 9 em đều đạt danh hiệu học sinh khá, giỏi của trường. Năm 2006, em học xong cấp hai rồi thi đỗ vào Trường THPT Dân tộc nội trú tỉnh Quảng Bình nhưng vẫn không được đi học vì tuổi đã quá lớn. Không được đi học, Hồ Thị Tha được nhận vào làm cán bộ bán chuyên trách ở xã. Trong thời gian công tác, khát vọng đến trường vẫn luôn cháy rực trong em. Vì đam mê con chữ nên ngoài giờ làm việc ở xã, em đã bắt xe khách về Quy Đạt học bổ túc văn hóa THPT tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Minh Hóa. Ba năm sau, em tốt nghiệp và có tấm bằng cấp 3. Cứ tưởng học xong, em sẽ có công việc ổn định ở xã. Không được biên chế, Hồ Thị Tha quyết định nộp hồ sơ đi học lớp trung cấp mầm non ở Hà Nội.

Cuộc sống của con em học sinh vùng cao huyện Minh Hóa còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn
 

 Hồ Thị Tha kể lại: "Ngày đó em cực lắm anh ơi! Hôm em ra Hà Nội nhập học em chỉ có vỏn vẹn 500 ngàn đồng. Lúc đó, gia cảnh quá nghèo, bố mẹ lại phải nuôi thêm đàn em nhỏ nên không giúp đỡ được gì cả, chỉ động viên em cố gắng mà học thôi". Gạt đi những nỗi buồn, cô gái Bru- Vân Kiều quyết tâm học tập. Mới ra Hà Nội được vài ngày thì tiền trong túi đã hết sạch do phải đóng học phí và mua sách vở. Hai tháng trôi qua, Tha gần như nhịn đói và ăn mì tôm để trừ bữa. Qua tháng thứ 3, em may mắn được một người tốt bụng giúp đỡ cho ăn, ở trong nhà và giúp họ bán hàng tạp hóa. Nhờ đức tính chịu thương chịu khó, lại thật thà nên em được chủ nhà hết lòng thương yêu. Cứ mỗi tháng, em kiếm được khoảng 600 ngàn đồng. Số tiền đó chắt bóp, em cũng chỉ đủ chi tiêu qua ngày. Còn tiền học phí hàng năm thì phải dựa vào chế độ vay tiền hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên.

j
Cô giáo Hồ Thị Tha đang dạy tại điểm trường BLóc, xã vùng cao Dân Hóa (huyện miền núi Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình)

 Vượt qua những khó khăn, năm 2011, Hồ Thị Tha đã tốt nghiệp ra trường với tấm bằng loại khá. Không lâu sau, em đã được nhận vào Trường mầm non xã Dân Hóa, dạy ở điểm trường BLóc. Cô Hồ Thị Tha nhớ lại cảm xúc: "Ngày đó, em cầm được quyết định mà nước mắt cứ chảy. Bao khó khăn nhọc nhằn của em cũng đã được đền đáp xứng đáng". Lúc đó, tuổi của Tha đã gần 30. Lúc ấy, ở cái tuổi cô, những người bạn cùng trang lứa ở quê đã có chồng, sinh được vài mặt con. Còn Tha, cô gái xinh đẹp như bông hoa rừng này vẫn không hề mặn mà khi nhắc đến chuyện ấy. "Lúc đó, em chỉ nghĩ làm sao có được việc làm để lo cho gia đình. Sau này mọi thứ ổn định rồi mới tính đến chuyện kiếm một tấm chồng cho tử tế", cô giáo vùng cao tâm sự.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201305/nguoi-dan-toc-khua-dau-tien-tro-thanh-giao-vien-1969520/

Nga đề xuất lớp học chống tham nhũng ở bậc đại học

Posted: 28 May 2013 02:43 AM PDT

(TNO) Ủy ban Phòng chống tham nhũng và An ninh Quốc hội Nga đề xuất các lớp học đặc biệt về phòng chống tham nhũng ở bậc đại học.

"Hệ thống giáo dục bậc đại học, đặc biệt là các chương trình đào tạo công chức cần phải có những lớp học về phòng chống tham nhũng", hãng tin RIA Novosti dẫn lời bà Irina Yarovaya, một nhà làm luật – người đứng đầu Ủy ban Phòng chống tham nhũng và An ninh Quốc hội Nga, cho biết vào ngày 27.5.

Bà Yarovaya cho biết nước Nga cần phải có quy trình tuyển dụng công chức gắt gao, nhằm chọn ra những gương mặt sáng giá nhất dựa trên năng lực và phẩm chất hơn và là "do quen biết, ưu ái và thiên vị".

Các nhà làm luật ở Hạ viện Nga cũng đang hoàn thành đề xuất điều chỉnh luật phòng chống tham nhũng hiện hành của Nga, trong đó có một dự luật sửa đổi buộc các công chức, quan chức cấp cao phải tham dự các kỳ "kiểm tra phòng chống tham nhũng", có sử dụng máy phát hiện nói dối.

Chính phủ Nga hồi đầu năm 2013 tuyên bố tham nhũng là một trong số những mối đe dọa chính đối với nền an ninh quốc gia.

Hôm 24.4, Hạ viện Nga đã chính thức thông qua một dự luật, do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất, theo đó cấm các quan chức nước này có tài khoản ngân hàng ở nước ngoài hoặc sở hữu cổ phần, kim loại quý như vàng ở nước ngoài, nhằm phòng chống nạn tham nhũng.

Dư luận Nga thời gian gần đây xôn xao quanh việc một số quan chức Nga từ chức do bị cáo buộc không công khai sở hữu bất động sản ở nước ngoài.

RIA Novosti dẫn báo cáo của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho hay, Nga đứng thứ 133 trong số 174 quốc gia nằm trong danh sách Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của TI, và tổng số tiền tham nhũng ở Nga hồi năm 2012 ước tính lên đến 300 tỉ USD.

Phúc Duy

Nga cấm quan chức mở tài khoản nước ngoài
Ấn Độ cấm quan chức sử dụng Facebook
Trung Quốc: Cấm quan chức đầu tư vào hầm mỏ
Doanh nghiệp và phòng chống tham nhũng
34 đề án đoạt giải sáng kiến phòng chống tham nhũng
Quan chức kinh tế cao cấp Trung Quốc bị điều tra tham nhũng

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130528/nga-de-xuat-lop-hoc-chong-tham-nhung-o-bac-dai-hoc.aspx

Comments