Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Hà Nội: 71.278 HS đăng ký dự thi vào lớp 10

Posted: 27 May 2013 08:39 AM PDT

(GDTĐ)- Sở GDĐT Hà Nội vừa công bố thông tin về chỉ tiêu, số lượng học sinh đăng ký vào các trường THPT công lập năm học 2013 – 2014.

Theo đó, năm nay, Hà Nội có tổng số 71.278 HS đăng ký dự thi vào lớp 10 các trường THPT công lập trên tổng số 49,428  chỉ tiêu. Tổng số HS đăng ký nguyện vọng 2 là 43.861.

Căn cứ vào những công bố trên, HS có thể thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT cho phù hợp với năng lực học tập của mình. Thời gian có thể thay đổi nguyện vọng từ 27 – 28/5. HS chỉ được đổi nguyện vọng dự tuyển giữa các trường trong khu vực tuyển sinh đã đăng ký, không được thay đổi nguyện vọng dự tuyển vào các lớp chuyên, trường chuyên. HS nộp đơn theo mẫu tại các phòng GDĐT quận, huyện, thị xã.

Chỉ tiêu, số lượng đăng ký (trước đổi nguyện vọng) cụ thể như sau:

Mã trường

Tên trường

Chỉ tiêu

Số học sinh đăng ký

NV1

NV2

Tổng

0101

THPT Phan Đình Phùng

630

941

50

991

0102

THPT Phạm Hồng Thái

546

797

593

1390

0103

THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình

462

807

896

1703

0302

THPT Tây Hồ

546

817

1170

1987

0501

THPT Trần Phú – Hoàn Kiếm

630

793

27

820

0502

THPT Việt Đức

630

912

69

981

0701

THPT Thăng Long

588

852

8

860

0702

THPT Trần Nhân Tông

546

896

810

1706

0703

THPT Đoàn Kết – Hai Bà Trưng

588

448

864

1312

0901

THPT Kim Liên

630

1167

37

1204

0902

THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa

588

1131

63

1194

0903

THPT Đống Đa

588

825

775

1600

0904

THPT Quang Trung – Đống Đa

588

885

1547

2432

1101

THPT Nhân Chính

420

818

145

963

1102

THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân

504

805

1606

2411

1302

THPT Yên Hoà

504

1113

136

1249

1303

THPT Cầu Giấy

462

823

894

1717

1501

THPT Đa Phúc

504

635

2

637

1502

THPT Sóc Sơn

504

647

5

652

1503

THPT Trung Giã

420

696

4

700

1504

THPT Xuân Giang

336

629

5

634

1505

THPT Kim Anh

462

654

62

716

1506

THPT Minh Phú

294

289

5

294

1701

THPT Liên Hà

520

773

8

781

1702

THPT Vân Nội

480

531

28

559

1703

THPT Đông Anh

400

658

108

766

1704

THPT Cổ Loa

480

884

38

922

1705

THPT Bắc Thăng Long

320

483

187

670

1901

THPT Cao Bá Quát – Gia Lâm

504

564

14

578

1902

THPT Yên Viên

462

798

4

802

1903

THPT Dương Xá

504

882

4

886

1904

THPT Nguyễn Văn Cừ

420

527

1572

2099

2101

THPT Nguyễn Thị Minh Khai

480

998

35

1033

2102

THPT Xuân Đỉnh

480

758

199

957

2103

THPT Trung Văn

400

552

424

976

2104

THPT Thượng Cát

400

448

956

1404

2105

THPT Đại Mỗ

280

377

1396

1773

2301

THPT Ngọc Hồi

504

598

30

628

2302

THPT Ngô Thì Nhậm

504

1005

649

1654

2501

THPT Việt Nam-Ba Lan

560

767

602

1369

2502

THPT Trương Định

560

849

168

1017

2503

THPT Hoàng Văn Thụ

520

631

83

714

2701

THPT Nguyễn Gia Thiều

520

686

11

697

2702

THPT Lý Thường Kiệt

320

441

29

470

2703

THPT Thạch Bàn

320

575

41

616

2901

THPT Mê Linh

400

617

16

633

2902

THPT Tiền Phong

400

509

595

1104

2903

THPT Tiến Thịnh

320

377

797

1174

2904

THPT Quang Minh

320

189

588

777

2905

THPT Yên Lãng

400

613

31

644

2906

THPT Tự Lập

320

205

561

766

3102

THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông

520

1181

8

1189

3103

THPT Quang Trung – Hà Đông

400

817

219

1036

3104

THPT Trần Hưng Đạo – Hà Đông

400

445

162

607

3105

THPT Lê Lợi – Hà Đông

320

60

56

116

3302

THPT Tùng Thiện

400

889

595

1484

3303

THPT Xuân Khanh

360

114

1264

1378

3501

THPT Ba Vì

588

715

842

1557

3502

THPT Bất Bạt

420

308

1029

1337

3503

PT Dân tộc nội trú

140

37

5

42

3504

THPT Ngô Quyền – Ba Vì

630

1058

82

1140

3505

THPT Quảng Oai

588

1027

250

1277

3701

THPT Hoài Đức A

588

759

298

1057

3702

THPT Hoài Đức B

546

832

177

1009

3703

THPT Vạn Xuân – Hoài Đức

504

806

734

1540

3901

THPT Ngọc Tảo

588

946

62

1008

3902

THPT Phúc Thọ

546

853

744

1597

3903

THPT Vân Cốc

420

468

1138

1606

4101

THPT Đan Phượng

462

667

79

746

4102

THPT Hồng Thái

462

735

1238

1973

4103

THPT Tân Lập

462

623

1099

1722

4301

THPT Thạch Thất

546

933

126

1059

4302

THPT Phùng Khắc Khoan – Thạch Thất

504

1002

109

1111

4303

THPT Bắc Lương Sơn

280

247

644

891

4304

THPT Hai Bà Trưng – Thạch Thất

504

801

1978

2779

4501

THPT Quốc Oai

630

1208

2

1210

4502

THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai

504

738

25

763

4503

THPT Minh Khai

588

760

359

1119

4701

THPT Chương Mỹ A

600

1002

61

1063

4702

THPT Chương Mỹ B

600

564

1537

2101

4703

THPT Xuân Mai

600

897

86

983

4704

THPT Chúc Động

600

808

1655

2463

4901

THPT Thanh Oai A

504

630

1382

2012

4902

THPT Thanh Oai B

504

692

25

717

4903

THPT Nguyễn Du – Thanh Oai

504

763

135

898

5101

THPT Thường Tín

520

881

6

887

5102

THPT Nguyễn Trãi – Thường Tín

400

538

290

828

5103

THPT Tô Hiệu – Thường Tín

480

677

268

945

5104

THPT Lý Tử Tấn

400

260

1224

1484

5105

THPT Vân Tảo

400

391

819

1210

5301

THPT Mỹ Đức A

560

922

15

937

5302

THPT Mỹ Đức B

560

701

83

784

5303

THPT Mỹ Đức C

400

494

408

902

5304

THPT Hợp Thanh

400

364

923

1287

5501

THPT Đại Cường

240

225

585

810

5502

THPT Lưu Hoàng

360

310

573

883

5503

THPT Trần Đăng Ninh

440

628

668

1296

5504

THPT Ưng Hoà A

480

676

224

900

5505

THPT Ưng Hoà B

400

400

324

724

5701

THPT Đồng Quan

504

724

7

731

5702

THPT Phú Xuyên A

630

776

42

818

5703

THPT Phú Xuyên B

504

710

44

754

5704

THPT Tân Dân

378

311

164

475

0301

THPT Chu Văn An

252

553

8

561

3301

THPT Sơn Tây

240

672

34

706

Chỉ ĐK chuyên

 

5

 

 

Tổng

 49,428  

 71,278  

 43,861  

   115,134  

 

Tổng số học sinh đăng ký dự thi: 71.273 + 5 = 71.278

 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/ha-noi-71278-hs-dang-ky-du-thi-vao-lop-10-1969496/

Động vật hoang gây náo loạn trường học

Posted: 27 May 2013 08:39 AM PDT

Thứ hai, 27/5/2013, 09:59 GMT+7

Một con lửng khá to thường xuyên rượt đuổi các nữ sinh trong giờ giải lao tại một trường ở Anh khiến giáo viên và phụ huynh lo lắng.

Một con lửng. Ảnh: ALAMY.Một con lửng tại Anh. Ảnh: ALAMY.

Những vụ rượt đuổi của con lửng với thân hình ngoại cỡ xảy ra tại trường Folkestone, thành phố Folkestone, hạt Kent, Anh. Đây là trường dành cho nữ sinh, Telegraph đưa tin.

Nhiều phụ huynh nói họ thấy con lửng bên ngoài trường trong hai tuần qua. Một phụ nữ cho rằng rất có thể con lửng phát cuồng do tiếng ồn từ một công trường xây dựng gần đó.

“Chúng tôi thấy con lửng bên ngoài sân chơi của trường nhiều lần. Hành động rượt đuổi của nó khiến hàng trăm học sinh hoảng sợ”, người phụ nữ nói.

Một số học sinh nói với giáo viên rằng các em không dám bước ra ngoài sân trong giờ giải lao vì sợ con lửng tấn công.

Ban giám hiệu nhà trường xác nhận những vụ rượt đuổi của con lửng, song họ không thể bắt hay tiêu diệt nó. Tracy Luke, hiệu trưởng của trường, chỉ khuyến cáo học sinh tránh xa con vật.

Lửng là một nhóm gồm 8 loài động vật có vú thuộc họ Mustelidae. Chúng phân bố tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Chúng sở hữu 4 chân ngắn và bộ lông dày. Hàm răng khỏe và những vuốt dài ở hai chân trước giúp lửng đào đất để tìm mồi và tạo hang. Con mồi của lửng là những động vật cỡ nhỏ – như sóc, chuột, thỏ. Ngoài ra chúng cũng ăn rau, quả và củ.

Minh Long

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/05/dong-vat-hoang-gay-nao-loan-truong-hoc/

Trao giải cho HS đạt giải Olympic Tin học châu Á

Posted: 27 May 2013 07:39 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122907/trao-giai-cho-hs-dat-giai-olympic-tin-hoc-chau-a.html

Hơn 15 nghìn thí sinh thi tốt nghiệp THPT năm 2013

Posted: 27 May 2013 07:39 AM PDT

(GDTĐ) – Theo nguồn tin từ Sở GDĐT tỉnh Thừa Thiên – Huế, tính đến thời điểm này, tổng số thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT là 15.209, trong đó THPT là 14.235, GDTX là 974.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013,  Sở GDĐT TT- Huế tiếp tục tổ chức các Hội đồng coi thi tập trung tại thành phố Huế. Sẽ có 32 Hội đồng coi thi tốt nghiệp THPT, trong đó có 2 hội đồng thi ghép THPT và GDTX.

Sở GDĐT cũng đã huy động hơn 1.600 giáo viên của các trường phổ thông làm giám thị coi thi. Ngoài ra, còn có hơn 190 cán bộ quản lý các trường được điều động làm chủ tịch, phó chủ tịch các hội đồng coi thi.

Ngoài ra, Sở GDĐT Thừa Thiên- Huế cũng thông báo về ngày thi tuyển sinh lớp 6 và lớp 10 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tuyển sinh vào lớp 6 THCS Nguyễn Tri Phương sẽ diễn ra vào ngày 18/6 năm 2013; tuyển sinh vào lớp 10 THPT DTNT tỉnh vào ngày 18/6; tuyển sinh vào lớp 6 trường THCS DTNT Nam Đông và A Lưới ngày 24/6.

Đặc biệt trong 2 ngày 24, 25/6 sẽ tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 trường THPT chuyên Quốc Học và các trường THPT công lập tại thành phố Huế.

Minh Ngọc

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/thua-thien-hue-hon-15-nghin-thi-sinh-thi-tot-nghiep-thpt-nam-2013-1969497/

Trung Quốc: Giáo viên lạm dụng tình dục 16 nữ sinh

Posted: 27 May 2013 07:39 AM PDT

Các bé gái bị thầy giáo Yang lạm dụng tình dục.
Các bé gái bị thầy giáo Yang lạm dụng tình dục.

16 nạn nhân đều là các bé gái trong độ tuổi từ 7-13, theo học tại một trường trung học ở làng Douchenggou thuộc huyện Tongbai ở Nam Dương. Hầu hết nạn nhân là các bé gái bị bỏ lại quê nhà sống cùng người thân trong khi bố hoặc mẹ hoặc cả hai di cư tới thành phố để tìm việc làm.

Ngôi trường nơi xảy ra vụ việc.

Hầu hết các nạn nhân đều quá sợ hãi nên không dám nói với bố mẹ về chuyện lạm dụng tình dục, vì Yang đã đe dọa cả bằng lời nói và vũ lực để ép bọn trẻ phải im lặng.

Vụ việc không được phát hiện cho tới ngày 22/5, khi một nạn nhân 9 tuổi kể cho mẹ về thương tích trên cơ thể cô bé do hành động lạm dụng của Yang gây ra. Chỉ khi đó, các bậc phụ huynh tại trường mới biết về bộ mặt thật của ông giáo Yang.

Các bậc phụ huynh đưa con cái đi kiểm tra y tế sau khi xảy ra vụ việc.

Ngôi trường hiện chỉ có 40 học sinh, trong đó có các bé gái.

Vụ việc đang được tiếp tục điều tra. Một nguồn tin cho biết những nạn nhân đầu tiên của Yang đã tốt nghiệp tại trường hoặc đã kết hôn.

Cục an ninh công cộng huyện Tongbai cho biết ông giáo Yang đã bị bắt giữ. Hiệu trưởng ngôi trường cũng bị tạm đình chỉ công tác.

Một báo cáo do Liên đoàn phụ nữ Trung Quốc và Đại học Renmin công bố hồi tháng này cho thấy có khoảng 61 triệu trẻ em Trung Quốc bị bố mẹ bỏ lại tại các vùng nông thôn để đi tìm việc làm ở chốn thị thành.

An Bình
Theo Cri

Nguồn: http://dantri.com.vn/the-gioi/trung-quoc-giao-vien-lam-dung-tinh-duc-16-nu-sinh-735540.htm

Hà Nội: Sáng kiến trong giáo dục đạo đức học sinh

Posted: 27 May 2013 03:37 AM PDT

(GDTĐ) – Vừa qua, Văn phòng Chính phủ tới khảo sát công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tại Thành phố Hà Nội. Với việc biên soạn "Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thôn Hà Nội", tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với vùng miền, sử dụng nguồn tư liệu hay trên truyền hình về cách sống đẹp giúp bài giảng đạo đức thêm hấp dẫn,… Hà Nội được đánh giá là đơn vị có nhiều sáng kiến hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh . Báo GDTĐ đã có cuộc trò chuyện với bà Mai Nhị Hà, người đã nhiều năm gắn bó với công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học ở Hà Nội.

Xin bà cho biết "Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội" đã mang lại những thay đổi như thế nào cho học sinh tiểu học Hà Nội?

- Theo tôi, sau ba năm giảng dạy bộ tài liệu, các quận, huyện, thị xã trong thành phố đều có những nhận định chung về học sinh "Các em có nhiều chuyển biến tích cực trong các hành vi ứng xử giao tiếp, trong việc thực hiện ATGT, trong vui chơi, trong việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng,… các em thân thiện, tự tin trong các cử chỉ, hành động với người lớn tuổi, bạn bè và em nhỏ,…". Nhiều phụ huynh bày tỏ niềm vui với giáo viên khi chứng kiến con mình có những chuyển biến đến ngạc nhiên trong nếp sinh hoạt hàng ngày ở gia đình như ăn uống từ tốn, chọn trang phục phù hợp, thưa gửi, chào hỏi ông bà, cha mẹ lễ phép và tình cảm.

Với thời lượng 1 tuần/1 tiết đạo đức, nhiều nơi cho rằng như vậy là quá ít, ý kiến của Hà Nội như thế nào? Vậy việc giảng dạy "Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội" được sắp xếp thời gian như thế nào?

- Hiện nay có 83% học sinh tiểu học ở Hà Nội học 2 buổi/ngày ở trường. Một bài đạo đức gồm 2 tiết nên nếu như việc sắp xếp 2 tiết đạo đức trong 1 tuần thuận lợi hơn cho giáo viên và học sinh. Trong một năm, học sinh Hà Nội học 10 tiết về nếp sống thanh lịch, văn minh được sắp xếp vào giờ hoạt động tập thể.

123
Cô giáo Đinh Thị Bích Thủy, GV Trường Tiểu học Tiên Dương (huyện Đông Anh) – Giải Nhất trong Hội thị giáo viên giỏi cấp Tiểu học môn Đạo đức năm 2013

Có ý kiến cho rằng "Nội dung sách giáo khoa còn ôm đồm, không sát thực tế, chỉ phù hợp từng giai đoạn", vậy theo bà, giáo viên Hà Nội có nhận định như vậy không?

- Đối với nội dung giáo dục đạo đức của học sinh tiểu học, ngay từ năm học 2002 – 2003 chúng tôi luôn thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Việc dạy học môn Đạo đức cần gắn bó với thực tiễn của lớp học, nhà trường, địa phương. Vì vậy, giáo viên cần hết sức linh hoạt, sáng tạo trong việc lựa chọn, sử dụng các thông tin, sự kiện, tình huống, trường hợp điển hình ở lớp học, nhà trường, địa phương để minh họa, so sánh, nhận xét, đánh giá,…." 

Đa phần các bài học, giáo viên thực hiện theo gợi ý từ các ví dụ trong sách khá thuận lợi. Chỉ có một số bài học, rất cần giáo viên linh hoạt chọn ngữ liệu thay phù hợp.

Ngoài nội dung được gợi ý từ sách giáo khoa, từ năm học 2011-2012, giáo viên Hà Nội còn có sáng kiến sử dụng các bộ phim về cách sống đẹp trên truyền hình như chương trình Quà tặng cuộc sống, Sống đẹp, Khoảnh khắc kì diệu,… làm các ngữ liệu minh họa các chuẩn mực hành vi đạo đức của học sinh khiến cho bài học đạo đức trở nên rất hiệu quả. 

Vừa qua một số ý kiến nhận định "Giáo viên ngoại thành có tình trạng còn hạn chế trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh?", Hà Nội có tình trạng như vậy không?

- Từ năm học 2002 – 2003 khi thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới cho tới nay, chúng tôi tổ chức rất nhiều các chuyên đề về việc dạy học đạo đức. Giáo viên nêu khó khăn nào là chuyên đề sẽ tập trung giải quyết khó khăn đó. Mỗi một bài học đạo đức, chúng tôi thường tổ chức tại 3 cụm vùng miền. Cùng nội dung dạy học, mỗi miền giáo viên lại có cách dẫn dắt học sinh hiểu bài và thực hiện chuẩn mực hành vi theo cách riêng của mình. 

Ở mỗi một quận, huyện, thị xã, chúng tôi đều có những cộng tác viên về chỉ đạo môn học. Những cộng tác viên sẽ phối hợp cùng sở, phòng, trường tiểu học, giáo viên  truyền nội dung, tài liệu giúp cho việc dạy học môn đạo đức trở nên thuận lợi, hiệu quả cao.

Xin cám ơn bà.

Gia Linh (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Ha-Noi-Sang-kien-trong-giao-duc-dao-duc-hoc-sinh-1969465/

Đào tạo liên thông ĐH “chui” 625 sinh viên

Posted: 27 May 2013 03:37 AM PDT

Ngày 23/5/2013, Bộ GD-ĐT ra quyết định yêu cầu trường ĐH Thái Bình Dương và Trường Trung cấp (TC) Kinh tế kỹ thuật Tây Nam Á chấm dứt việc liên kết đào tạo liên thông trái phép từ TC, CĐ lên ĐH. Thanh tra Bộ GD-ĐT yêu cầu hai trường này đề xuất khắc phục đối với 625 sinh viên (SV) (trong đó liên thông từ trung cấp lên ĐH 538 SV, từ cao đẳng lên ĐH 87 SV) theo hướng tự liên hệ chuyển sang cơ sở có đủ điều kiện để đào tạo trước ngày 30/6. Đồng thời, Bộ GD-ĐT giao Sở GD-ĐT TPHCM lập biên bản và ban hành quyết định xử phạt đối với trường TC Kinh tế Kỹ thuật Tây Nam Á trước ngày 31/5.

Đào tạo liên thông ĐH

Trước đó, Đoàn kiểm tra của Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TPHCM do ông Hà Hữu Phúc, phó vụ trưởng, phó trưởng đại diện cơ quan dẫn đầu bất ngờ kiểm tra đột xuất cơ sở 76 – 78 – 80 đường Minh Phụng (Q.6) của Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á vào chiều tối ngày 14/5. Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện có 44 sinh viên chia thành 2 lớp học liên thông ĐH chính quy các  ngành: Tài chính – ngân hàng, Quản trị kinh doanh. Sau khi xem xét các văn bản, đoàn kiểm tra xác định các lớp học này đều hoạt động trái phép. Theo quy định, trường ĐH Thái Bình Dương không được liên kết đào tạo liên thông từ TC lên ĐH chính quy ngoài cơ sở chính của trường.

Ngày 16/5, phía trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á cho rằng chỉ cho trường ĐH Thái Bình Dương thuê địa điểm.Trong khi đó, ông Đỗ Văn Ninh, phó hiệu trưởng trường ĐH Thái Bình Dương khi giải trình với cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT đã thừa nhận việc liên kết đào tạo liên thông với Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á. Cụ thể, hai trường này đã đào tạo "chui" hệ ĐH chính quy các ngành Kế toán, Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Công nghệ thông tin: tại cơ sở chính số 254, đường Lê Trọng Tấn (Q.Tân Phú) có 113 SV; tại cơ sở 416/1, đường Lạc Long Quân (Q.11) có 284 SV; tại cơ sở 1A3, đường Nguyễn Thái Sơn (Q.Gò Vấp) có 159 SV và cơ sở số 76-78-80, đường Minh Phụng (Q.6) có 69 SV.

Mặc dù, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu dừng việc liên kết đào tạo sai phạm nhưng người học vẫn bị thiệt thòi. Bạn L.A.T, học viên "bị lừa" bức xúc rằng: "Năm 2012, tốt nghiệp hệ TC của trường Tây Nam Á, tôi và nhiều bạn được trường tư vấn thi lên ĐH Thái Bình Dương ngay tại trường. Được chính trường đào tạo cho mình thông báo nên chúng tôi tin tưởng đăng ký học ngành Quản trị kinh doanh". Học giữa chừng, T. còn bị chuyển sang học ngành Quản trị du lịch mà không thông báo trước. "Giờ đây mới vỡ ra đây là hoạt động không phép nữa thì sinh viên chúng tôi không biết xoay làm sao vì lỡ dở giữa chừng. Mất tiền bạc, thời gian và công sức học thời gian qua", T. ngao ngán.

Theo tinh thần của Thông tư 55 "Quy định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH" có hiệu lực thi hành kể từ ngày 7/2/2013 của Bộ GD-ĐT, các trường không được phép liên kết đào tạo liên thông từ TC lên ĐH chính quy ngoài cơ sở chính của trường.

Thụy An

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/dao-tao-lien-thong-dh-chui-625-sinh-vien-735457.htm

Hơn 600 sinh viên bơ vơ

Posted: 27 May 2013 02:37 AM PDT

Dù chưa được phép đào tạo liên thông từ trung cấp (TC), cao đẳng (CĐ) lên đại học (ĐH) ngoài cơ sở chính, nhưng Trường ĐH Thái Bình Dương (Khánh Hòa) và Trường TC Kinh tế – Kỹ thuật Tây Nam Á (TPHCM) vẫn bất chấp quy định, "bắt tay nhau" tuyển sinh đào tạo trái phép 625 sinh viên.

lin thng, tuyn sinh, o to, tri php, H Thi Bnh Dng, Trung cp Kinh t - K thut Ty Nam

Cơ sở 2 trường TNA – nơi mở các lớp đào tạo liên thông ĐH không phép giữa TNA và TBD.

Bị đuổi học vì phát hiện mình học “chui”

Bạn L.A. T – người đang theo học hệ liên thông từ trung cấp (TC) lên ĐH của Trường ĐH Thái Bình Dương (TBD) tại cơ sở 2 của Trường TC Tây Nam Á (TNA), đường Minh Phụng, P.5, Q.6, TP.HCM – bức xúc: "Năm 2012, tốt nghiệp TC từ TNA, tôi và nhiều học viên khác được trường TNA tư vấn học tiếp liên thông lên hệ ĐH chính quy. TNA còn phát tời rơi quảng cáo chương trình đào tạo liên kết ĐH giữa TNA với TBD.

Tin lời, tôi nộp hồ sơ và thi đậu vào chuyên ngành quản trị kinh doanh (QTKD), Trường ĐH TBD, học tại cơ sở 2 trường TNA. Sau khi Bộ GD-ĐT có thông tư 55 thì chúng tôi được biết, trường TBD không được phép tổ chức đào tạo liên thông, ngoài cơ sở đào tạo chính tại Khánh Hòa. Những thắc mắc đó được SV gửi tới Ban đại diện quản lý trường.

Đang trong thời gian đợi phản hồi, chúng tôi nhận thêm thông tin nhà trường đã tự ý thay đổi chuyên ngành đào tạo, từ QTKD sang quản trị du lịch (QTLD), mà không có bất cứ văn bản nào thông báo được gửi đến sinh viên (SV)". Khi nhận được thông báo đổi ngành học và chương trình liên thông này chưa được cấp phép, nhiều SV đã rất lo sợ về tương lai, có được cấp bằng tốt nghiệp ĐH chính quy hay không. Một vài SV đã đề nghị nhà trường bồi hoàn học phí. Không giải quyết, nhà trường còn đưa ra hình thức buộc người nào có phản ứng về việc này phải nghỉ học.

Để làm rõ vấn đề này, PV đã làm việc với ông Nguyễn Văn Huấn – phụ trách quản lý cơ sở đào tạo của trường TNA tại số 76- 78- 80 Minh Phụng – ông cho biết: "Trường TNA chỉ cho TBD thuê một số phòng tại cơ sở Minh Phụng làm phòng học. TNA giúp quản lý SV, cơ sở vật chất, điểm danh còn về chuyên môn do TBD quản lý hết. Việc một số SV thắc mắc gửi báo chí là do không hiểu khung chương trình đào tạo, ngành QTKD và QTDL của TBD.

Bởi TBD được phép đào tạo QTKD là chính, nhưng có thể đào tạo bổ sung một số lĩnh vực khác. SV tốt nghiệp ra trường vẫn được cấp bằng chính quy chuyên ngành QTKD". "Khóa đàn anh mà "suôn sẻ" thì những khóa tiếp theo mới thuận lợi. Do đó, những SV theo học khóa này được nhà trường đặc biệt quan tâm. Không được cấp bằng ĐH chính quy thì SV ra trường cũng sẽ được chuyển sang hệ vừa học vừa làm" – ông Huấn vô tư cho hay.

Số phận 625 sinh viên đang bị "treo"

Qua những thông tin của SV do PV cung cấp, đoàn kiểm tra của Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP.HCM do ông Hà Hữu Phúc – phó Vụ trưởng, phó GĐ Cơ quan đại diện – làm trưởng đoàn đã bất ngờ kiểm tra cơ sở đào tạo tại số 76-78-80 Minh Phụng (Q.6) của TNA.

Tại đây, đoàn kiểm tra phát hiện có 2 lớp học liên thông ĐH chính quy do TBD mở 3 ngành: Kế toán, tài chính – ngân hàng, QTKD và một lớp TC chuyên ngành tài chính, với số lượng SV có mặt là 44 người. Sau khi xem xét các văn bản, đoàn kiểm tra xác định các lớp học này đều hoạt động trái phép. Lý do, trường TBD không được liên kết đào tạo ngoài cơ sở chính của trường.

Ngày 16/5, giải trình vấn đề này với Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP.HCM, TS Đỗ Văn Ninh – phó Hiệu trưởng Trường ĐH TBD – đã thừa nhận những sai phạm của nhà trường. Trước đó, tại buổi làm việc với Cơ quan đại diện Bộ GDĐT vào chiều 15/5, PGS-TS Bùi Ngọc Oánh – Hiệu trưởng trường TNA – cũng nhận khuyết điểm và xin sớm khắc phục các sai phạm đã nêu. Tuy nhiên, tại biên bản giải trình gửi Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM (ngày 16/5/2013), trường TNA lại không thừa nhận có sự đào tạo liên thông trái phép giữa 2 trường, mà TNA chỉ cho TBD thuê địa điểm.

Trong khi đó, qua báo cáo giải trình gửi Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT (ngày 17.5.2013) TBD đã thừa nhận việc liên kết đào tạo liên thông từ TC, CĐ lên ĐH với TNA. Đặc biệt, từ báo cáo này đã hé lộ ra, không phải như phát hiện ban đầu của Bộ GD-ĐT tại cơ sở Minh Phụng chỉ có 44 SV, mà số lượng SV hai trường này đã tuyển sinh, đào tạo trái phép lên tới 625 SV thực học/1.160 thông báo trúng tuyển.

Sau khi kiểm tra, Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM đã có báo cáo gửi Bộ GD-ĐT đề nghị xử phạt hành chính và chỉ đạo hai trường dừng thông báo tuyển sinh, đào tạo các chương trình khi chưa được cấp phép. Ngoài ra, hai trường này tiếp tục phải giải trình cho bộ về phương hướng khắc phục hậu quả đối với số SV đã tự ý tuyển sinh đào tạo trái phép.

Liên quan tới vụ việc này, ông Lâm Văn Quản – Trưởng phòng GDCN và
ĐH, Sở GD-ĐT TP.HCM – cho biết: "Sau khi thông tư 55 của Bộ GDĐT có hiệu
lực (7.2.2013), trong các cuộc họp giao ban với các cụm, trường, lãnh
đạo sở đều nhắc nhở và quán triệt: Tất cả các trường TCCN, CĐ phải thực
hiện nghiêm thông tư 55. Những trường nào, trước khi thông tư 55 có hiệu
lực đã liên kết đào tạo liên thông phải tạm dừng tuyển sinh, đào tạo,
báo cáo sở phương pháp khắc phục hoặc những trường muốn liên thông, liên
kết đào tạo phải tuân thủ các thủ tục theo quy định pháp lý. Hội tụ đủ
các yếu tố theo quy định sẽ được Sở GD-ĐT báo cáo UBND TP, khi UBND TP
đồng ý cho phép các trường mới được phép công bố kế hoạch tuyển sinh,
đào tạo… Hiện sở chưa nhận được báo cáo, khi nhận được báo cáo từ TNA
gửi về Sở GD-ĐT, chúng tôi sẽ có văn bản báo cáo vụ việc này với UBND TP
và sau đó đưa ra hướng giải quyết.

(TheoThảo Nhi – Đăng Hải/ Lao Động)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122805/hon-600-sinh-vien-bo-vo.html

Những ngôi trường “khát” học sinh

Posted: 27 May 2013 02:37 AM PDT

(GDTĐ) – Một mùa tuyển sinh đầu cấp nóng bỏng nữa đang đến gần. Bên cạnh những ngôi trường có tỉ lệ học sinh lớn, không đáp ứng hết nhu cầu đầu vào thì cũng tồn tại một số ngôi trường nhiều năm liền không tuyển đủ học sinh. Điều đáng nói, từ cơ sở vật chất đến chất lượng dạy và học của những ngôi trường này không có sự chênh lệch nhiều, thậm chí còn tốt hơn so với những trường được phụ huynh ca ngợi là "chuẩn".  

Kẻ ăn không hết… người lần chẳng ra

Hiện nay ở một số trường điểm như: Mầm non Tuổi Hoa, Đống Đa, Kim Liên, Hoa Hồng; Tiểu học Kim Liên, Thái Thịnh, Trung Tự, Khương Thượng, THCS Nguyễn Trường Tộ, Đống Đa… số lượng học sinh nhập học đông dẫn tới quá tải tại các lớp học. Ở những trường này, đối với trường mầm non thì không đảm bảo diện tích từ 1,5 – 1,8m2 cho một trẻ, đối với trường tiểu học số lớp đều vượt quá 30 lớp; sĩ số trên một lớp đều trên 45 thậm chí có lớp trên 60 (quy định là 35), đối với trung học cơ sở số lớp vượt quá 45/1 trường và số học sinh vượt quá 45/1 lớp. Như vậy những trường này sẽ khó khăn về cơ sở vật chất và điều kiện tối thiểu để đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện, giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc quản lý lớp và tổ chức dạy học; bản thân học sinh cũng phải học trong một điều kiện chật chội thiếu diện tích học và sân chơi. 

Tuy nhiên, tình trạng trên không chỉ diễn ra ở riêng quận Đống Đa mà các quận khác trên toàn thành phố cũng tồn tại. Những cái tên như Tiểu học Quang Trung; Trần Quốc Toản, Trưng Vương… vẫn là niềm "mong ước" của các bậc phụ huynh khi có con bước vào lớp 1. 

Trong khi một số trường quá tải thì vẫn có những trường hàng năm đang phải cố gắng mọi cách để tuyển đủ chỉ tiêu. Mặc dù lãnh đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo, các đơn vị quản lý trực tiếp các trường tiểu học này đều nhận định, các trường có sĩ số thấp không phải là trường chất lượng kém, nhiều trường có bước đường phát triển lâu năm, bảng thành tích dày dặn song việc tuyển sinh hàng năm vẫn cứ chật vật mà vẫn không đủ. 


HS Trường Tiểu học Trung Phụng (Đống Đa, Hà Nội)

Trường Tiểu học Trung Phụng (quận Đống Đa – Hà Nội) là một ví dụ. Trường nằm sâu trong khu ngõ chợ Khâm Thiên. Tuy nhiên cơ sở vật chất của nhà trường không hề thua kém các trường tiểu học công lập khác trên địa bàn quận (12 phòng học; 4 phòng bộ môn, bàn ghế thiết bị đồ dùng dạy học đầy đủ, cơ sở vật chất cho hoạt động bán trú đúng theo quy định chung của ngành giáo dục). 

Bà Đặng Thanh Mai – Hiệu trưởng nhà trường còn cho biết, hàng năm nhà trường còn đầu tư cải tạo khuôn viên, quét vôi, sơn cửa, cải tạo các phòng học và làm việc đồng thời trang bị nhiều phương tiện dạy học hiện đại. Điều đáng nói, mặc dù là ngôi trường nhỏ chỉ với sĩ số hơn 200 học sinh toàn trường nhưng kết quả dạy và học của trường được nâng lên qua từng năm học. Cả giáo viên và học sinh của trường đã đạt nhiều giải cấp quận và thành phố. 12/12 chỉ tiêu của trường đều được xếp loại tốt…  

Thế nhưng, có cơ sở vật chất, chất lượng dạy học tốt không đồng nghĩa với việc nhà trường sẽ kéo được đủ học sinh đúng tuyến trong phường nhập học. Nhiều năm qua, qua điều tra trước tuyển sinh số lượng chỉ tiêu đúng tuyến luôn ở mức cao với trên 200 song khi tuyển vào nhiều nhất cũng chỉ được ¼ số chỉ tiêu. Dù cố gắng thì từ năm 1996 đến nay mỗi năm Trường Tiểu học Trung Phụng cũng chỉ tuyển được mỗi khối 2 lớp với số lượng hơn 20 học sinh/ lớp.

Số lượng đầu vào đã thiếu, thì việc ổn định sĩ số cũng khó khăn bởi đặc điểm số học sinh trái tuyến học tại trường đa số là con em người lao động đóng trên địa bàn. Có khi tới giữa hoặc hết học kỳ I có tới vài học sinh trong diện trái tuyến lại chuyển trường. 

Cùng "hoàn cảnh" tương tự như trường Trung Phụng là Trường Tiểu học La Thành (Đống Đa). Cách đường chính 400 – 500m, trường La Thành với hơn 50 năm thành lập nằm sâu trong ngõ Thổ Quan. Nếu không tính đến con đường vừa dài vừa nhỏ dẫn trường thì Trường Tiểu học La Thành gần như không còn điều gì đáng để "chê". Diện tích khuôn viên nhà trường vào khoảng gần 3.000m2 với 14 phòng học, 6 phòng chức năng… vô cùng khang trang sạch đẹp. Không những thế trường đang có được một đội ngũ giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (1Ths; 14 đại học, còn lại là cao đẳng)… Thế nhưng như bà Vũ Tuyết Mai – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, nhiều năm nay nhà trường luôn trong tình trạng tuyển không đủ học sinh. Gần đây nhất là năm học 2012- 2013 trường chỉ tuyển được 90 học sinh (trong đó 63 học sinh đúng tuyến còn lại là trái tuyến và ngoại tỉnh). Hiện tại, sĩ số của trường vào khoảng hơn 400 học sinh cho 5 khối (từ khối 1 đến khối 4 mỗi khối có 3 lớp; khối 5 có 2 lớp) với sĩ số trung bình học sinh trên lớp vào khoảng 30. Với tiềm năng đang sở hữu của trường La Thành thì trường hoàn toàn có thể đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho số học sinh gấp đôi hiện nay. 

Có thể thấy, trong bức tranh giáo dục thủ đô hiện nay bảng thành tích cao không chỉ tập trung ở những trường được phụ huynh coi là có chất lượng mà còn xuất hiện nhiều tên tuổi mới. Tại những ngôi trường ít tên tuổi này, sỹ số học sinh/lớp ít, giáo viên có điều kiện quan tâm tới từng học sinh hơn, học sinh cũng không phải chen chúc trong một phòng học thiếu không khí và đông đúc. Nhưng dù vậy, mùa tuyển sinh này không ít trường thành tích nhiều, tên tuổi ít vẫn vất vả để tuyển sinh. 

Giải pháp nào?

Mang câu hỏi "Trường có giải pháp nào cho công tác tuyển sinh năm học mới đạt kết quả tốt hơn? tới nhiều trường học trong diện luôn "khát" học sinh". Đa số các hiệu trưởng đều "cười buồn" mà nói rằng: Chúng tôi đã làm hết mình, nhưng do những điều kiện khách quan và chủ quan nên hàng năm tình hình mới chỉ khả quan hơn chút ít chứ chưa thể giải quyết triệt để. 

Quả thực, có đến tận nơi những ngôi trường này mới thấy quyết tâm đầu tư, đổi mới của ban giám hiệu, giáo viên như thế nào trong việc nâng cao thương hiệu của trường mình. Bên cạnh việc đầu tư đẩy mạnh chất lượng giáo dục các trường hết sức chú trọng đến đầu tư về cơ sở vật chất thường xuyên. Đặc biệt như Trường Tiểu học La Thành, nhà trường còn quan tâm đến việc phát triển chất lượng mũi nhọn trong cả giáo viên và học sinh. Hàng năm, trường mời những chuyên gia, tổ chức uy tín đến huấn luyện, trao đổi cùng giáo viên toàn trường về các vấn đề kỹ năng giao tiếp với phụ huynh học sinh… Tại những ngôi trường ít tên tuổi, những ngôi trường mà các phụ huynh học sinh còn coi nhẹ này học sinh đang được học trong một môi trường thoáng mát, nhiều không khí. Và với sĩ số học sinh/lớp ít, các trò chắc chắn sẽ được cô chăm sóc và kèm cặp kỹ hơn rất nhiều so với những trường quá tải về học sinh. 

Mặt khác, trong công tác điều tra, tuyên truyền vận động phụ huynh đưa trẻ tới trường đúng tuyến cũng được các trường triển khai từ rất sớm và kết hợp chặt chẽ với phường, quận sở tại. Tình trạng "há miệng chờ sung" đã bị loại bỏ. Mỗi mùa tuyển sinh là mỗi mùa toàn bộ ban giám hiệu và giáo viên nhà trường cùng chủ động vào cuộc. 

Vẫn biết nội lực là vấn đề mấu chốt trong việc khẳng định thương hiệu của mỗi trường. Song với các trường đặc biệt, các trường khó nếu tiếp tục để "tự bơi" trong vấn đề tuyển sinh như hiện nay thì tình trạng "khát" học sinh chắc chắn không thể giải quyết dứt điểm. Theo nhiều ý kiến chung để giải quyết dứt điểm tình trạng "kẻ ăn không hết người lần không ra" ở mỗi mùa tuyển sinh đầu cấp thì vấn đề trái tuyến cần phải làm "gắt gao". Các cấp lãnh đạo, quản lý trực tiếp cần có sự chung tay hợp lực và đặc biệt cần có chế tài xử phạt đủ mạnh đối với các trường hợp tuyển sinh trái tuyến.

Hà Linh Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Nhung-ngoi-truong-khat-hoc-sinh-1969466/

Rủ nhau đi bắt cua, 2 học sinh chết đuối

Posted: 27 May 2013 02:37 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/ru-nhau-di-bat-cua-2-hoc-sinh-chet-duoi-735577.htm

Comments