Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ba học sinh chết đuối

Posted: 26 May 2013 08:36 AM PDT

(TNO) Đến 16 giờ chiều 26.5, thi thể 3 học sinh chết đuối ở thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái (TP.Nha Trang) đã được người dân địa phương vớt đưa lên bờ.

Khoảng 15 giờ cùng ngày, 8 em nhỏ (đều trú thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái, TP.Nha Trang, Khánh Hòa) rủ nhau ra bờ sông Quán Trường (đoạn chảy qua thôn) chơi đùa.

Không may, em Nguyễn Nhật Như Ý (10 tuổi, học lớp 4 Trường tiểu học Phước Hải 3, TP.Nha Trang) bị trượt chân ngã xuống sông. Thấy vậy, em Trương Thị Hồng Nhung và Đoàn Thị Thanh Thúy (cùng 13 tuổi, học lớp 6 Trường THCS Trần Nhật Duật, TP.Nha Trang) chạy đến cứu cũng bị trượt xuống sông.

Nhóm học sinh đã kêu cứu, nhưng khi người dân phát hiện ứng cứu thì cả 3 em nhỏ đều đã đuối nước, tử vong.

Nguyễn Chung

6 trẻ em chết đuối khi tắm sông, kênh
Tắm sông, 3 học sinh chết đuối
Tắm kênh, 3 em nhỏ chết đuối
Tắm ao công trình, 2 trẻ chết đuối
Đi thả lưới, hai vợ chồng chết đuối thương tâm

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130526/ba-hoc-sinh-chet-duoi.aspx

Bắt 2 đối tượng nhiễm HIV cưỡng đoạt tài sản của học sinh

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

Sáng ngày 26/5, thiếu tá Vi Xuân Thủy – Phó Trưởng công an huyện Quỳ Châu (Nghệ An) - cho biết, cơ quan này vừa bắt giữ hai đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV có hành vi uy hiếp, cưỡng đoạt tài sản của học sinh. Hai đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Công Giang (SN 1993, trú tại khối Hạnh Khai, thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu) và Trương Văn Hùng (SN 1986, trú tại bản Tà Lạnh, xã Châu Hạnh, huyện Quỳ Châu).

Hai đối tượng Giang và Hùng bị nhiễm HIV tấn công, cưỡng đoạt tài sản của học sinh

Theo điều tra của cơ quan công an, Nguyễn Công Giang là đối tượng nghiện ma túy nặng, sống tự do ngoài xã hội và không có nghề nghiệp ổn định. Tuy còn ít tuổi nhưng Giang từng có một tiền sự về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy và đã bị cơ quan chức năng xử lý hành chính.

Mặc dù đã nằm trong "danh sách đen" nhưng Giang vẫn "chứng nào tật ấy", thường xuyên tham gia vào nhóm đối tượng là thanh niên hư hỏng, ăn chơi và lười lao động. Để có tiền mua ma túy, Giang nghĩ ra cách vào các khu nhà trọ, ký túc xá trường THPT nội trú, trung tâm dạy nghề huyện Quỳ Châu để cưỡng đoạt tài sản của học sinh.

Trưa ngày 19/4, Giang đã đột nhập vào khu ký túc xá của trung tâm dạy nghề huyện Quỳ Châu với mục đích gây chuyện, uy hiếp học sinh để lấy tiền. Khi xin tiền không được Giang liền quay sang dùng dao khống chế để đòi lấy điện thoại di động và các tài sản giá trị khác. Khi đã thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản trót lọt, Giang còn hăm dọa "Bọn mày mà nói với ai tao đánh chết".

Tiếp đó, đêm ngày 22/5, Giang và Trương Văn Hùng tiếp tục đột nhập vào phòng trọ của nhóm học sinh ở khối 4, thị trấn Tân Lạc (huyện Quỳ Châu) và dùng dao nhọn hăm dọa các em học sinh ở đây để cưỡng đoạt tiền. Tại đây, Giang giả vờ nằm vật vã la hét, đe dọa còn Hùng thì lừa phỉnh các em học sinh nhanh chóng đưa nếu không Giang lên cơn rồi vây máu đã nhiễm HIV vào người. Quá hoảng sợ trước một kẻ nghiện hút lại nhiễm HIV, các em học sinh đã phải đưa toàn bộ tiền bạc ít ỏi có được của bố mẹ gửi ăn học.

Trước sự việc trên, cơ quan công an huyện Quỳ Châu đã nhanh chóng vào cuộc xác minh, điều tra. Với những bằng chứng thu được và sử dụng biện pháp nghiệp vụ, cơ quan CSĐT Công an huyện Quỳ Châu đã bắt tạm giam và ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối tượng Nguyễn Công Giang và Trương Văn Hùng về hành vi "cưỡng đoạt tài sản".

Thiếu tá Vi Xuân Thủy cho biết thêm, cả 2 đối tượng đã bị bắt giam vì tội "cưỡng đoạt tài sản" và sẽ được đưa ra xét xử lưu động tại địa phương để tuyên truyền, răn đe trước xã hội.

Nguyễn Duy

Nguồn: http://dantri.com.vn/phap-luat/bat-2-doi-tuong-nhiem-hiv-cuong-doat-tai-san-cua-hoc-sinh-735214.htm

Xóa ‘án kỷ luật” nữ sinh xúc phạm thầy cô trên Facebook

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

– Sáng 25/5, ông Nguyễn Tấn Sĩ, Hiệu trưởng THCS Lý Tự Trọng , TP.Tam Kỳ, Quảng Nam cho biết sau khi cân nhắc và xét thành tích học tập của Nguyễn Thanh V. (lớp 8/6) vì những cố gắng, rèn luyện trong thời gian qua nên nhà trường đã ra quyết định xóa bỏ hình thức kỷ luật đối với em.

N sinh, facebook

Gia đình cùng chính quyền địa phương cam kết bảo lãnh cho em V. trở lại trường

Trước đó vào tháng 12-2012, với nick name Kang…, Thanh V. lập trang Facebook, viết bài cùng ra lời “kêu gọi” học sinh phải bằng mọi cách, kể cả những cách tiêu cực để vượt qua đợt kiểm tra học kỳ 1 ở trường.

Sau khi phát hiện trang Facebook có lời kêu gọi của nữ sinh V. lực lượng an ninh mạng phối hợp với cơ quan chức năng và ngành giáo dục TP. Tam Kỳ điều tra xác minh làm rõ chủ của trang Facebook.

Phòng GD-ĐT TP. Tam Kỳ cũng cho rằng V. dùng Facebook với lời lẽ thóa mạ, xúc phạm thầy cô giáo và đã bị nhà trường kỷ luật buộc thôi học.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương cùng với gia đình bảo lãnh và em V. được đi học trở lại.

Theo ông Sỹ, tổng kết năm học 2012-2013, Trường THCS Lý Tự Trọng , TP.Tam Kỳ, Quảng Nam có trên 70% số học sinh đạt loại khá trở lên. Năm học này trường cũng giành được nhiều giải thưởng trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh và thành phố.

Vũ Trung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122699/xoa--an-ky-luat--nu-sinh-xuc-pham-thay-co-tren-facebook.html

Nóng: Trắng đêm xếp hàng xin học cho con

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

Sáng 25/5, cả trăm phụ huynh ở P.Khuê Trung (Q.Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) vẫn tiếp tục
chen nhau ở cổng Trường mầm non Hướng Dương (Q.Cẩm Lệ) để nộp hồ sơ xin cho con vào
học.

 Nng, xp hng, trng m, xin hc, mm non

Rất đông phụ huynh tập trung suốt đêm để kiếm một chỗ cho con vào Trường mầm
non Hướng Dương (Ảnh: Tuổi trẻ)

Rất nhiều phụ huynh đã tập trung chầu chực từ 22 giờ hôm trước với hi vọng kiếm
một chỗ cho con vào trường. Anh N.V.T., một phụ huynh, cho biết: "Khi nghe trường
thông báo sẽ bắt đầu nhận hồ sơ tuyển sinh vào 7g ngày 25/5, chúng tôi đã đến từ 22g
để xếp hàng chờ đợi. Lúc chúng tôi tập trung, nhà trường có ra vận động là đến sáng
mới nhận hồ sơ, nhưng phụ huynh không ai dám về mà ngồi bám trụ suốt đêm vì sợ mất cơ
hội".

Bà Trịnh Thị Thu Tâm, hiệu trưởng Trường mầm non Hướng Dương, cho biết việc thông
báo tuyển sinh của nhà trường diễn ra công khai từ 20 ngày trước, nhà trường bắt đầu
nhận đơn vào 7g sáng 25/5. "Tuy nhiên, suốt cả đêm 24/5 chúng tôi rất khổ sở vì phụ
huynh tập trung rất đông. Để đảm bảo an ninh, chúng tôi đã nhờ công an đến giữ an
ninh trật tự.

Nguyên nhân phụ huynh tập trung xin cho con vào trường này là do chất lượng trường
tốt, nhiều năm qua việc chăm sóc các cháu được phụ huynh đánh giá cao và học phí ở
đây chỉ hơn 1 triệu đồng/học sinh/tháng, tương đối thấp. Ngoài ra, theo khảo sát, do
số lượng con em ở P. Khuê Trung đang tuổi đến trường là 1.300 cháu mà trường chỉ có
500 chỉ tiêu nên không thể đáp ứng được hết nhu cầu của phụ huynh" – bà Tâm nói.

Theo bà Tâm, việc tuyển sinh diễn ra công khai, lúc nhận đơn có gọi tên từng phụ
huynh, ai đến trước sẽ được nhận. Sau khi tuyển sinh có niêm yết danh sách trúng
tuyển chứ không có chuyện ưu tiên cho con em cán bộ, thân quen.

(Theo Tuổi trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122733/nong--trang-dem-xep-hang-xin-hoc-cho-con.html

Đôi quang gánh và bốn tấm bằng đại học, tiến sĩ

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

Thôn Nại Cửu, xã Triệu Đông (huyện Triệu Phong, Quảng Trị) nép mình bên dòng sông
Vĩnh Định êm đềm, bốn mùa xanh ngát bởi lúa, ngô do phù sa bồi đắp. Song do đất chật,
người đông nên mỗi gia đình chỉ có vài sào ruộng. Để nuôi bốn người con ăn học, vợ
chồng ông Võ Văn Liễu, bà Nguyễn Thị Đông đã phải kiếm thêm nhiều nghề khác.

Mùa hè, vợ chồng họ trở dậy lúc ba giờ sáng, cuốc bộ lên rừng xa hơn 20 cây số để
chặt củi và cắt tranh đem về chợ huyện bán. Hết mùa tranh, củi, lại chuyển sang nghề
buôn gạo. Cũng đôi quanh gánh trên vai, họ cuốc bộ hàng chục cây số từ quê gánh gạo
ra chợ Đông Hà. "Có bữa tui mua gạo đong bằng cái lon đựng sữa bò.

Trên đường ra chợ
với đứa con út, vì sợ nó trễ học nên tui quyết định dừng lại bên đường, chịu lỗ để
bán gạo bằng cân. Thấy vậy, nó òa khóc, bảo nghỉ học một bữa để cùng tui gánh gạo ra
cho tới chợ. Nhưng tui cương quyết không chịu, "mạ cực mấy cũng được, mua bán có hôm
lỗ hôm lời, chứ con mà nghỉ học thì mạ không ưng chút nào", bà Đông kể.

Cuộc sống nghèo khó, hai vợ chồng như con thoi đưa qua đưa lại. Người trong làng
chẳng mấy khi thấy mặt họ, muốn gặp chỉ có cách ra đồng, lên rừng hoặc về chợ. Từng
đứa con vào đại học, mỗi lần thấy bóng các con về đầu ngõ là họ chia hai ngả chạy đi
vay tiền học phí. Thấy ba mẹ vất vả, cả mấy đứa con đều đòi nghỉ học nhưng hễ nhắc
tới hai từ này là bà Đông bỗng lăn ra ốm nên đứa nào cũng sợ.

i hc, tin s, Qung Tr

Vợ chồng ông Liễu, bà Đông làm việc nhà, nghỉ ngơi tuổi già.

Thấu hiểu tấm lòng ba mẹ, 4 người con của ông Liễu, bà Đông đều nỗ lực học tập. Bà
Đông kể lại: "Hồi đó các cháu rất chịu khó, sáng ra cả nhà nấu được lon gạo với nhúm
khoai khô, bốn đứa chia nhau mỗi đứa một lưng bát rồi đến lớp. Có nhiều hôm, con đi
học về đói quá thấy mặt xanh ngắt như tàu lá chuối, tui thương đến đứt ruột".

Sau hơn 40 năm chặt củi, cắt tranh, chạy chợ trên, buôn chợ dưới, vợ chồng ông
Liễu, bà Đông đã có được kết quả rất mãn nguyện. Bốn người con của ông bà, anh Võ Văn
Tùng (thạc sĩ toán), đang công tác tại Tây Nguyên; chị Võ Thị Hợi tốt nghiệp ĐHSP
Huế, hiện dạy học tại Trường Tiểu học xã Triệu Trung, Triệu Phong; anh Võ Văn Lợi
hiện là giảng viên Trường Cao đẳng Công nghiệp Phú Yên; còn anh Võ Văn Lai hiện đang
bảo vệ luận án tiến sĩ tại Mỹ.

Gần trọn một đời người cực nhọc, có thể nói là cực đến "trầy vi tróc vảy", song
bây giờ vợ chồng ông Liễu, bà Đông đã có những giây phút rất thảnh thơi và hạnh phúc.
Nhắc đến đôi vợ chồng này, người dân trong làng ngoài xã đều biết. Ai cũng khâm phục
nghị lực phi thường của họ khi cố gắng vượt qua những năm tháng gian khó để nuôi các
con thành tài.

(Theo Công an Nhân dân)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122730/doi-quang-ganh-va-bon-tam-bang-dai-hoc--tien-si.html

Chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra để ngăn chặn ngay và xử lý nghiêm khắc các vi phạm, các cơ sở giáo dục đã thu góp trái quy định dưới bất kỳ hình thức nào đều phải trả lại cho học sinh và gia đình học sinh.

Tại công văn số 2998/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 9/5/2013, Bộ GDĐT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng kỳ thi để vận động thu góp, bắt ép học sinh học thêm trái với quy định.

Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở giáo dục vẫn vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm. Mặt khác, một số nơi lợi dụng việc thu tiền học thêm hoặc dưới danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh và thông qua các hình thức thu góp khác để hỗ trợ các hội đồng coi thi gây bức xúc cho học sinh, gia đình và xã hội.

Trước thực trạng trên, Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra để ngăn chặn ngay và xử lý nghiêm khắc các vi phạm nói trên, các cơ sở giáo dục đã thu góp trái quy định dưới bất kỳ hình thức nào đều phải trả lại cho học sinh và gia đình học sinh.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và báo cáo kết quả về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 30/5/2013.

Đó là nội dung công văn số 3507/BGDĐT-VP về việc chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi TN THPT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 24/5/2013.

Hải Phong

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Chan-chinh-viec-day-them-va-thu-gop-trai-voi-quy-dinh-trong-ky-thi-tot-nghiep-THPT-1969459/

Chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi tốt nghiệp THPT

Posted: 26 May 2013 07:36 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra để ngăn chặn ngay và xử lý nghiêm khắc các vi phạm, các cơ sở giáo dục đã thu góp trái quy định dưới bất kỳ hình thức nào đều phải trả lại cho học sinh và gia đình học sinh.

Tại công văn số 2998/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 9/5/2013, Bộ GDĐT đã đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo nghiêm cấm việc lợi dụng kỳ thi để vận động thu góp, bắt ép học sinh học thêm trái với quy định.

Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở giáo dục vẫn vi phạm các quy định về dạy thêm, học thêm. Mặt khác, một số nơi lợi dụng việc thu tiền học thêm hoặc dưới danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh và thông qua các hình thức thu góp khác để hỗ trợ các hội đồng coi thi gây bức xúc cho học sinh, gia đình và xã hội.

Trước thực trạng trên, Bộ GDĐT yêu cầu các Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo kiểm tra để ngăn chặn ngay và xử lý nghiêm khắc các vi phạm nói trên, các cơ sở giáo dục đã thu góp trái quy định dưới bất kỳ hình thức nào đều phải trả lại cho học sinh và gia đình học sinh.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời và báo cáo kết quả về Bộ (qua Thanh tra Bộ) trước ngày 30/5/2013.

Đó là nội dung công văn số 3507/BGDĐT-VP về việc chấn chỉnh việc dạy thêm và thu góp trái quy định trong kỳ thi TN THPT do Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển ký ngày 24/5/2013.

Hải Phong

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Chan-chinh-viec-day-them-va-thu-gop-trai-voi-quy-dinh-trong-ky-thi-tot-nghiep-THPT-1969459/

Du học sinh làm sứ giả văn hóa

Posted: 26 May 2013 03:35 AM PDT

Có một thực tế đáng buồn đối với đa số du học sinh (DHS): Chỉ khi có sự va chạm với một nền văn hóa khác, các bạn mới ý thức tự hào dân tộc và cảm thấy thêm yêu bản sắc văn hóa dân tộc. 

Giữ đức tính đặc trưng của người Việt

Đúc kết chung của nhiều DHS Việt Nam ở các nước: Để quảng bá tốt nhất cho văn hóa nước mình, các bạn chỉ cần giữ vững được những nét văn hóa truyền thống của Việt Nam. Bạn Nguyễn Thị Mai Quỳnh, cựu DHS Trường Queensland University of Technology (Úc), hiện đang làm việc cho một ngân hàng lớn tại TP.HCM, chia sẻ: "Giới thiệu văn hóa của Việt Nam với bạn bè thế giới thì dễ, quan trọng là có để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn bè quốc tế về nền văn hóa của Việt Nam qua 4.000 năm mới khó. Chính vì vậy, để trở thành một "đại sứ văn hóa của Việt Nam" đúng nghĩa nhất thì bạn phải sống đúng với những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam".

Theo Mai Quỳnh giải thích: "Nói nét văn hóa truyền thống của Việt Nam thì có vẻ khá chung chung. Người Việt Nam hiền lành, chăm chỉ và đoàn kết nhưng không vì thế mà thiếu can đảm và lòng bất khuất. Thế nên chúng ta đã trải qua biết bao khó khăn trong xây dựng và bảo vệ đất nước nhưng vẫn đứng vững và đi lên. Chỉ cần DHS Việt Nam giữ được những đức tính đó trong cuộc sống và học tập nơi xứ người là đã góp phần quảng bá cho Việt Nam rồi".


Nhiều du học sinh Việt Nam tích cực tham gia giao lưu văn hóa với bạn bè quốc tế

"Các bạn hãy cố gắng hòa nhập nhưng không hòa tan" – đó là lời khuyên chung của nhiều DHS. Theo bạn Phạm Anh Tuấn, cựu DHS theo học chương trình Công nghệ vật liệu tại Nhật Bản: "Khi sang học ở Nhật Bản, tôi càng có cơ hội chứng kiến và cảm phục nghị lực sống mạnh mẽ của người Nhật. Vươn lên từ chiến tranh, sóng thần… nhưng họ luôn lạc quan và yêu đời. Tôi cũng mê kiếm đạo của Nhật nên cũng học say mê".

Tuy nhiên, một lần thấy được niềm tự hào của một người bạn Nhật về đất nước của họ, Tuấn đã thay đổi hẳn quan niệm sống của mình. Tuấn kể: "Đất nước mình có những giá trị văn hóa còn hơn Nhật Bản rất nhiều. Mình là đất nước đã đánh thắng quân Mông Cổ ba lần – đội quân mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ. Rồi đến lượt mình thắng quân đội Mỹ. Đó là niềm tự hào mà không phải quốc gia nào cũng làm được".

Với Nguyễn Quốc Huy – cựu SV Trường ĐH Quản trị Singapore (MDS) chia sẻ: "Có lần một người bạn Malaysia hỏi mình là người nước nào, trong suy nghĩ của mình lúc bấy giờ, mình trả lời mình là người Nhật Bản. Nhưng sau đó khi xem một chương trình truyền hình thực tế trên đài truyền hình Singapore, mình đã khóc rất nhiều vì mình đã không đủ can đảm, kể cả lòng tự tin dân tộc để nhận mình là người Việt Nam. Sau đó mình đã gọi điện thoại về ba mẹ và xin lỗi mình đã phủ nhận mình là người Việt Nam".

Tự hào từ trang phục, món ăn…

Theo nhiều DHS, có nhiều cách để bản thân các bạn trở thành đại sứ văn hóa của Việt Nam nhưng quan trọng nhất, mình hãy tự hào mình là người Việt Nam. Bạn Phan Thị Thùy Hương – cựu SV Trường Le Cordon Bleu (Pháp) chia sẻ: "Mỗi dân tộc đều có một nét văn hóa ẩm thực khác nhau và người ta có quyền tự hào về nét văn hóa ẩm thực đó. Tôi chỉ lấy ví dụ đơn giản: Người Pháp tự hào về rượu champagne, người Hàn Quốc tự hào về món kim chi, còn người Việt Nam thì món phở là niềm tự hào. Tuy nhiên, nhiều DHS lại không dám quảng bá về món ăn này dù nhiều người bạn bản xứ lại rất thích".

Cũng theo Thùy Hương: "Ngoài ẩm thực, chính cách ăn mặc của chúng ta cũng là một cách tốt nhất để quảng bá về nền văn hóa của dân tộc". Hương cho biết: "Ngày qua đây học, tôi đã mang theo tà áo dài Việt Nam và mặc trong ngày đầu tiên nhập học. Các bạn SV người Pháp đã trầm trồ khen ngợi. Và cũng chính trong lần đầu tiên này, tôi đã gặp được một nửa của mình".

Với Trịnh Thị Hồng Nhung – cựu SV Trường ĐH Ngoại ngữ Hankook (HUFS – Hàn Quốc) thì: "Mình rất thích món kim chi nhưng khi qua Hàn Quốc, thấy người ta giới thiệu về món này quá nên tự nhiên tôi lại muốn giới thiệu đến bạn bè quốc tế món dưa muối của Việt Nam. Thật sự, ở Việt Nam thì món này nhà nhà đều ăn, đều biết chế biến nhưng ở Hàn Quốc, tôi trở thành một "đầu bếp" thực thụ trong mắt bạn bè. Cũng thật tự nhiên, tôi cảm thấy rất tự hào trước họ rằng mình là người Việt Nam".

Theo Pháp luật TPHCM

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/du-hoc-sinh-lam-su-gia-van-hoa-735071.htm

Ấm lòng ngày hội kết nối du học sinh

Posted: 26 May 2013 02:35 AM PDT

International Friendship Day là sự kiện lần đầu tiên được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước như Singapore, Malaysia, Australia, Pháp, Canada, Anh, Nhật Bản, Hà Lan…. 

Chương trình nhằm kết nối với những người bạn cũ, mới trong cộng đồng của mình; tìm kiếm các cơ hội du học, việc làm, kết nối giao thương trong nước cũng như ở nhiều quốc gia khác.

GS Trần Văn Khê:

"Nguồn nhân lực được đào tạo của Việt Nam hiện nay rất đa dạng, không chỉ ở các khối Liên Xô – Đông Âu như trước mà đã mở rộng ra khắp thế giới ở Châu Âu, Châu Á… Theo tôi, học xong, du học sinh không nhất thiết phải trở về ngay mới là yêu nước mà chúng ta có rất nhiều cách, nhiều con đường khác nhau để hướng về đất mẹ", bà Ninh bày tỏ.

Chính vì thế, theo bà Ninh cần đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chia sẻ với du học sinh trên toàn thế giới để để tạo được sức mạnh từ nguồn lực con người.  

GS Trần Văn Khê – Nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc cổ truyền – cho hay, bản thân ông biết ơn nước Pháp khi ông có thời gian dài học và làm việc tại Pháp. Vậy nhưng: "Tôi là người Việt Nam và đi đâu, ở đâu tôi cũng nói mình là người Việt. Và dù làm ở đâu, sống ở đâu tôi vẫn hướng về Việt Nam và cuối cùng tôi trở về đất nước".

Anh Phan Văn Mãi, Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bí thư Thường trực TW Đoàn nhấn mạnh vai trò của du học sinh đối với việc phát triển của đất nước, cộng đồng.

"Hiện nay Bộ nội vụ và nhiều ban ngành trong đang tiến hành đưa ra các chính sách cụ thể về việc làm trong nước đối với du học sinh. Tôi tin sự gắn kết, chia sẻ sẽ ngày càng có quy mô rộng, sâu sắc và chặt chẽ hơn", ông Mãi cho hay.

Tại ngày hội, nhiều hoạt động văn hóa, ẩm thực, âm nhạc của các quốc gia tham dự diễn ra với các chuỗi hoạt động có tính tương tác cao và đặc sắc để mọi người có thể tìm hiểu đặc trưng văn hóa của nước mình quan tâm. Qua đó, tạo cầu nối giữa Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Du học sinh Việt Nam và nước ngoài thích thú với các trò chơi dân gian Việt Nam.

Như trò bịt mắt đánh niêu

Ném cầu
Ném cầu

Nhảy sạp

Đi cà kheo.

Đi cà kheo.

Hoài Nam

Nguồn: http://dantri.com.vn/du-hoc/am-long-ngay-hoi-ket-noi-du-hoc-sinh-735142.htm

Ký ức tháng năm: “Giờ chia tay đã đến… bạn ơi”

Posted: 26 May 2013 01:35 AM PDT

Hòa chung không khí những ngày cuối tháng năm nay, hàng ngàn học sinh xứ Nghệ từ các trường ở thành phố như Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Trường Tộ, lên miền núi biên giới như Dân tộc nội trú Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương… mang những tâm trạng buồn, vui lẫn lộn trong ngày "Ký ức tháng 5". Các em hôm nay buồn vì hôm nay là ngày chia tay bạn bè, thầy cô để bước vào một kỳ thi mới. Các em có người sẽ bước lên giảng đường đại học, người sẽ vào nhà máy làm công nhân, người sẽ về nhà giúp đỡ bố mẹ…

"Ký ức tháng năm" – đó là chủ đề mà học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ thể hiện trong ngày chia tay cuối cấp. Thành Vinh trời tháng 5 năm nay không nóng như những năm trước, mà ngược lại không khí đã được giảm nhiệt bởi mấy ngày qua xuất hiện trời mưa vì vậy mà các em khối 12 Trường Nguyễn Trường Tộ vui nhộn hơn trong ngày lễ trưởng thành.

Ký ức tháng năm được các em thể hiện qua những tiết mục văn nghệ "cây nhà lá vườn" đầy bốc lửa, những trò chơi hóa trang đầy thú vị, hay những điệu nhảy Gangnam Style sôi động một cách hồn nhiên của tuổi học trò.

Ký ức tháng năm:

Trong ngày chia tay cuối cấp, những giọt nước mắt của các em, thầy cô đã tuôn rơi. Các em tay nắm lấy bàn tay, trao cho nhau những "kỷ vật" như cuốn sổ, cái bút ghi cho nhau những lời nhắn nhủ, ghi những dòng nhật ký tuổi học trò… Và đặc biệt, các em đã không quên cùng mời thầy cô chụp hình kỷ niệm cái thời học trò không thể nào quên.

Đáp lại các thầy cô cũng chúc các em có một kỳ thi tốt nghiệp 12 thành công, thi đại học đạt được nhiều kết quả tốt. Và để kết thúc tôi mượn lời bài hát "Tạm biệt" để gửi những lời nhắn nhủ tốt đẹp nhất đến các em, chúc các em có hai kỳ thi thành công rực rỡ.

Khung cảnh chia tay tuổi học trò của Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu.

Những nụ cười gưỡng cuối cùng ngày chia tay của các em học sinh trường Phan Bội Châu.

 Các em học sinh trường THPT Chuyên Pha Bội Châu bịn rịn trong ngày chia tay.

Các em học sinh khối 12 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ ngộ nghĩnh trong ngày chia tay.

Thực hiện trờ chơi viết lên bạn bè lên trang giấy lớn bằng bút và giây.

Thực hiện trờ chơi viết lên bạn bè lên trang giấy lớn bằng bút và giây.

Các em vui nhộn trong lễ hội hóa trang.

Các em vui nhộn trong lễ hội hóa trang.

Các em vui nhộn trong lễ hội hóa trang.
Các em vui nhộn trong lễ hội hóa trang.

Tâm sự với nhau những giây phút ngắn ngủi.

Các em sôi động trong điệu nhảy Gangnam Style.
Các em sôi động trong điệu nhảy Gangnam Style.

Các em sôi động trong điệu nhảy Gangnam Style.

Một vị thần tình yêu trong ngày chia tay cuối cấp.

Vui lắm cái thời học trò, giờ chia tay đã đến bạn ơi... và chỉ còn lại những kỷ niệm đẹp thế này.

Ngày cuối cùng chia tay ngôi trường.

Các em xúng xính trong những bộ áo dài trắng muốt chụp ảnh kỷ niệm cùng cô giáo.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/ky-uc-thang-nam-gio-chia-tay-da-den-ban-oi-735169.htm

Comments