Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Học bổng Chính phủ Ý năm 2013

Posted: 25 May 2013 08:35 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ Ngoại giao Ý thông qua Đại sứ quán Ý tại Việt Nam thông báo Chương trình Học bổng của Chính phủ Ý dành cho công dân Việt Nam niên khóa 2013 – 2014.

Học bổng được cấp theo hai mức: học bổng 3 tháng vầ học bổng 6 – 9 tháng. Học bổng 3 tháng được cấp cho các ứng viên đăng ký theo học các khóa học nâng cao về ngoại ngữ và văn hóa Ý, hoặc các khóa học về giảng dạy tiếng Ý tại các cơ sở giáo dục của Ý.

Học bổng 6 tháng/ 9 tháng được cấp cho các ứng viên đăng ký theo học các khóa học tại bậc ĐH (cấp độ 1 và 2), khóa học nghề nâng cao, các khóa học về Nghệ thuật và Âm nhạc, các khóa học thạc sỹ (cấp độ 1 và 2), các chương trình Tiến sỹ và các khóa học khác

Tổng số lượng học bổng cấp trong năm 2013/2014: Tương đương 45 tháng (15 học bổng 3 tháng hoặc 5 học bổng 9 tháng hoặc kết hợp). Giá trị học bổng: 700 EUR/ tháng và vé máy bay khứ hồi Việt Nam – Ý.

Học bổng được cấp cho các khóa học bắt đầu từ ngày 1/1/2014 và kết thúc trước 31/12/2014.

Các ứng viên nộp hồ sơ học bổng không quá 35 tuổi, trường hợp theo học chuyên ngành giảng dạy tiếng Ý có thể được giới hạn tới 45 tuổi. Các ứng viên trúng tuyển học bổng sẽ theo học các chương trình bằng tiếng Ý đã đăng ký tại các trường đại học công lập hoặc các cơ sở giáo dục đã được kiểm định tại Ý.

Nộp hồ sơ online tại http://borseonline.esteri.it/borseonline/. Hạn cuối ngày 31/5/2013.

Sau khi hoàn thiện hồ sơ online, các ứng viên gửi bản dịch công chứng hồ sơ, bảng điểm (Tiếng Ý hoặc tiếng Anh) về Đại sứ quán Ý, số 9 Lê Phụng Hiểu, Hà Nội trong ngày 31/5/2015. Bản scan các hồ sơ trên gửi về lettore.hanoi@esteri.it trong cùng ngày .

Kết quả trúng tuyển sẽ được Đại sứ quán Ý công bố. Các ứng viên trúng tuyển cần nôp ngay bản gốc và bản dịch tiếng Ý toàn bộ hồ sơ học thuật đã nộp online.
 

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201305/Hoc-bong-Chinh-phu-Y-nam-2013-2014-1969438/

Trường làm hồ sơ giả cho học sinh: Kỷ luật cảnh cáo phó hiệu trưởng

Posted: 25 May 2013 08:35 AM PDT

Ông Lê Hoàng Dự – Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thới Bình cho biết, ngoài việc kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Văn Kinh, Phòng cũng đã phê bình nhắc nhỡ đối với ông Hồ Phương Thanh (nguyên hiệu trưởng Trường THCS Tân Lợi) vì đã liên đới trách nhiệm. Hiện ông Thanh đang là hiệu trưởng Trường THCS xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình.

Trước đó, từ năm 2009 – 2011, do học yếu, hạnh kiểm xấu nên em L.B.N. là học sinh lớp 7 Trường THCS Nguyễn Du, TP Cà Mau (Cà Mau) đã bị lưu ban suốt 2 năm liền. Nhưng điều quái lạ là đầu năm học 2012 – 2013, N. được chuyển sang học tại Trường THCS Định Bình (TP Cà Mau) để học lớp 8. Càng bất ngờ hơn là hồ sơ học tập của em này là do ông Nguyễn Văn Kinh - phó hiệu trưởng trường THCS Tân Lợi ký, trong hồ sơ này hạnh kiểm và học lực của em điều khá tốt và được lên lớp điều đặn.

Sau khi biết được thông tin từ dư luận, Phòng GD-ĐT huyện Thới Bình đã kiểm tra hồ sơ học tập tại Trường THCS Tân Lợi. Tại đây đoàn kiểm tra đã khẳng định N. không có học tại trường này và hồ sơ của N. là hồ sơ giả.

Tuấn Thanh

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/truong-lam-ho-so-gia-cho-hoc-sinh-ky-luat-canh-cao-pho-hieu-truong-734960.htm

Giao lưu tiếng Việt dành cho HS dân tộc thiểu số

Posted: 25 May 2013 07:35 AM PDT

(GDTĐ) – Ngày 24/5, tại trường trung hoc cơ sở Yên Bình (Thạch Thất), Sở GD-ĐT Hà Nội đã tổ chức cuộc thi "Giao lưu tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học" năm học 2012 – 2013. Đối tượng tham gia giao lưu là các em học sinh lớp 1, lớp 2, lớp 3 của 4 huyện: Thạch Thất, Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai.

 Ban giám khảo, các thầy cô giáo và các em học sinh chăm chú theo dõi hội thi
Ban giám khảo, các thầy cô giáo và các em học sinh chăm chú theo dõi hội thi

Hội thi gồm có 4 nội dung chính: Thi chào hỏi, Thi năng khiếu, Thi viết chữ đẹp và đọc hiểu, Thi triển lãm, trưng bày hội trại. Mỗi đội có 15 em (trong đó Lớp 1: 5 học sinh; lớp 2: 5 học sinh; lớp 3: 5 học sinh) tham gia.

Kết qủa giả Nhất đồng đội thuộc về huyện Thạch Thất; huyện Mỹ Đức đoạt giải Nhì; huyện Quốc Oai và Ba Vì đồng giải Ba.

Giải cá nhân thi viết chữ đẹp và đọc hiểu, lớp 1 có: 5 em đạt giải Nhất, 7 em đạt giải Nhì, 8 em đạt giải Ba; Lớp 2 có: 4 em đạt giải nhất, 8 em đạt giải Nhì, 8 em đạt giải Ba; Lớp 3: 5 em đạt giải Nhất; 8 em đạt giải Nhì, 7 em đạt giải Ba.

Ban giám khảo chấm điểm cho phần thi Triển lãm và trưng bày hội trại
Ban giám khảo chấm điểm cho phần thi Triển lãm và trưng bày hội trại

Cuộc giao lưu Tiếng Việt dành cho học sinh dân tộc thiểu số  cấp tiểu học thành phố Hà Nội đã tạo ra phong trào thi đua sôi nổi, bổ ích; tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số cấp Tiểu học phát triển tốt các kỹ năng môn tiếng Việt. Qua đó, khuyến khích các em yêu và sử dụng tiếng Việt nhiều hơn.

Đồng thời, đó cũng là một động lực thúc đẩy giúp công tác giảng dạy, tăng cường tiếng Việt cho học sinh vùng dân tộc được thực hiện dễ dàng, hiểu quả góp phần nâng cao chất lượng học tập ở cấp Tiểu học.

Các Thí sinh đang dư thi phần thi viết chức đẹp
Các Thí sinh đang thi viết chữ đẹp

Hiền Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Giao-luu-tieng-Viet-danh-cho-HS-dan-toc-thieu-so-1969439/

Pakistan: cháy xe buýt, 16 học sinh từ 5-15 tuổi chết thảm

Posted: 25 May 2013 07:35 AM PDT

Theo BBC, vụ tai nạn xảy ra ở ngoại ô thành phố Gujrat – cách thủ đô Islamabad 200km về hướng đông nam. Tất cả học sinh trên xe đều trong độ tuổi từ 5 đến 15. Khi đó chiếc xe buýt chở các em chỉ còn cách trường học khoảng vài cây số.

Theo cảnh sát trưởng địa phương Dar Ali Khattak thì chiếc xe buýt trên đang chở 24 học sinh đến một trường tư tại Gujrat, cách thành phố Lahore khoảng 112km về phía bắc thì bị bốc cháy.

Bảy trẻ em bị thương sau sự việc đã được chuyển đến bệnh viện, trong đó 5 em đang trong tình trạng nguy kịch.

Các bản tin ban đầu cho biết nguyên nhân vụ cháy là do bình khí gas của xe buýt phát nổ. Tuy nhiên AFP dẫn lời cảnh sát trưởng địa phương, ông Dar Ali Khattak, rằng bình này được tìm thấy nguyên vẹn sau vụ cháy.

Theo ông Khattak, nguyên nhân gây cháy là do xảy ra tia lửa khi người tài xế chuyển từ sử dụng gas sang sử dụng xăng. Khí tự nhiên nén là nguồn nhiên liệu chạy xe phổ biến tại Pakistan để thay thế dầu và xăng.

Một nguồn tin cảnh sát khác cho biết người tài xế sống sót sau vụ tai nạn nhưng đã chạy trốn khỏi hiện trường.

ĐỨC TOÀN – DUY TRÂN

Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/550292/pakistan-chay-xe-buyt-16-hoc-sinh-tu-5-15-tuoi-chet-tham.html

-quot;Người thầy cần có tâm-quot;

Posted: 25 May 2013 03:35 AM PDT

(GDTĐ) – "Thực tế, trong xã hội vẫn có rất nhiều  thầy cô giáo tốt, hết lòng vì học sinh, chia sẻ khó khăn, dạy học miễn phí cho học sinh nghèo" –  Giáo sư, Tiến sĩ khoa học (GS. TSKH) Phạm Thị Trân Châu (Chủ tịch Hội Nữ Trí thức Việt Nam) nhận xét như vậy. Theo bà, nếu người lớn là tấm gương cho học sinh thì sẽ hạn chế những hành vi lệch lạc của giới trẻ. Còn người làm thầy không có cái tâm, không trau dồi đạo đức, thì dù lương cao bao nhiêu họ vẫn làm những điều tiêu cực.

Thưa Giáo sư, thời bà đi học, bạn bè đối xử với nhau như thế nào?

 - Khi tôi còn là một nữ sinh nhỏ tuổi, đó là thời chống Pháp, gia đình tôi ở Vùng tự do Liên khu 5. Dù là con nhà quan, nhưng đến Vùng tự do ở nên gia đình tôi cũng nghèo như phần lớn các gia đình khác sống tại đó. Chỉ có những gia đình buôn bán, sản xuất… thì có thể coi là dân cư giàu có hơn người ở đó. Tuy nhiên, khi đến lớp, trẻ con nhà giàu, nhà nghèo đều như nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo trong lớp, bạn bè chơi với nhau hoà đồng.   


Giáo sư Phạm Thị Trân Châu 

Trong lớp tôi có người bạn là con của gia đình tư sản chuyên sản xuất giấy. Học trò nghèo như tôi giấy để viết còn không đủ, nhưng tôi học giỏi, bạn tôi thì học yếu, đầu năm học gia đình bạn dẫn bạn đến nhà tôi mang giấy viết đến để tặng tôi. Bố mẹ bạn giàu có, nhưng họ đã dạy cho con của họ một cách rất thấm thía, chứ họ muốn cho giấy cũng có cách khác là chỉ việc "quẳng" giấy cho con họ mang đến lớp cho tôi. Gia đình bạn cho tôi giấy viết cũng là một cách họ dạy con họ. Và mẹ tôi cũng như tôi lòng tự trọng rất lớn, nên không phải họ cứ đưa cho như "bố thí" cũng lấy, cách họ cho như thế nào thì chúng tôi mới nhận. Ban đầu họ mang giấy đến nhà tặng tôi, mẹ để tôi tự quyết định có nhận hay không, tôi không muốn nhận, người mẹ giàu có của bạn tôi đã nói: "Đây không phải là bác cho cháu, mà là cháu nhận giúp bác, để con bác học tập cháu ở chỗ cháu nghèo như thế mà cháu vẫn học giỏi", cùng với thái độ họ rất trân trọng tôi, nên cuối cùng tôi đã vui vẻ nhận và cảm ơn họ. 

Có lần khác họ lại mang tặng tôi đồ dùng học tập (compa, bút chì…), những món đồ nhỏ được đựng trong túi cẩn thận, rồi đứa bạn con nhà giàu cứ bắt tôi nhận bằng được, nó nhận thấy tặng đồ dùng cho một đứa học trò nghèo học giỏi như tôi là "vinh hạnh" cho nó. Còn tôi khi đến lớp, nếu đứa bạn đó và những đứa bạn khác học yếu hơn cần hỏi bài gì chưa hiểu thì tôi cũng nhiệt tình chỉ bảo, "phụ đạo" tại lớp cho bạn. Nếu giảng bài cho bạn học yếu hiểu bài, sau thấy bạn tiến bộ thì bản thân tôi tự thấy sung sướng vô cùng, còn sướng hơn cả khi mình được điểm cao. 

Vậy theo bà, phải làm sao để học sinh, sinh viên hiện nay biết quan tâm đến những người xung quanh?

- Tôi nói chuyện suy từ gia đình tôi: Nhà tôi nghèo, nhưng mẹ tôi cũng dạy con cái nếu thấy người nghèo hơn thì nên giúp đỡ với khả năng của mình. Có khi chỉ là san sẻ cho người nghèo hơn một chút cơm thôi cũng được, lúc người ta đói cho một bát cơm để người ta ăn cũng là thương người rồi, mẹ tôi dạy như thế. Những đứa trẻ thời của tôi được bố mẹ dạy biết quan tâm, biết thương người khác như thế. Thời trước học sinh có những đức tính tốt như thế, được gia đình rèn rũa như thế, nên sẵn sàng vì bạn, vì người khác nếu có thể, người khác hạnh phúc là mình hạnh phúc. 

Giáo dục thế hệ trẻ về cách ứng xử trong trường, lớp, ứng xử với những người xung quanh, theo tôi cần phải chắt lọc từ những bài học thành công trong cách dạy dỗ trẻ em thời kỳ trước, điều chỉnh theo những phương pháp phù hợp với thời nay. Giáo dục đạo đức, tư chất của học sinh phải bằng chính tấm gương của người lớn (của bố mẹ, thầy cô giáo…). 


Các bạn trẻ cần biết quan tâm đến những người xung quanh

Thời gian gần đây, trong xã hội, người ta nói đến hiện tượng "con sâu bỏ rầu nồi canh",  về chuyện một số giáo viên có cách ứng xử, hành động tiêu cực… GS có cho rằng đó là  một "căn bệnh" trong xã hội, hay chỉ là một hiện tượng "hiển nhiên" của mặt trái cơ chế thị trường?

- Tôi cho rằng, khi xuất hiện một bộ phận người "thầy" (gồm thầy thuốc và thầy giáo) tiêu cực, phải tập trung giải quyết vấn đề này. Ngày trước, một người đi học làm thầy thuốc, thầy giáo là những người yêu thích nghề đó. Khi đã đi học làm thầy giáo thì những người có đam mê ấy phần lớn có suy nghĩ họ học làm thầy để sau đó đi dạy, đào tạo những thế hệ học trò giỏi giang, có ích. Còn người đi học làm thầy thuốc thì mong muốn được làm việc cứu người. Đó chính là nói đến "động cơ" của người học làm thầy (thầy giáo, thầy thuốc). Học làm thầy mà không làm tròn nghĩa vụ của người thầy, thầy giáo không dạy học sinh tốt, thầy thuốc không chú tâm chữa bệnh cứu người, thì phải thấy áy náy, phải cố gắng phấn đấu làm việc tốt hơn nữa. Theo tôi, ở đây trước hết là vấn đề "động cơ" từ đầu khi chọn nghề để làm người thầy. 

Làm thầy thì phải yêu công việc, và yêu công việc đó vì cái gì? Nếu nói người thầy chưa làm tốt công việc của mình vì "lương thấp" thì không thoả đáng. Lương thấp làm sao bằng ngày trước, khó khăn làm sao bằng thời kỳ người thầy vừa phải dạy học vừa phải tranh thủ thời gian để đi cuốc đất, trồng trọt, chăn nuôi… để nuôi sống gia đình và bản thân. Thế hệ chúng tôi, những người thầy đi dạy học sơ tán những từ những năm 60… rồi sau đó học sinh của tôi lại đi dạy học, trở thành người thầy với vô vàn khó khăn về kinh tế, nhưng hầu hết những người thầy thời ấy đâu có làm điều gì trái với đạo đức. Theo tôi, vấn đề cốt lõi là ở mỗi người, mỗi người thầy, nếu có tâm thì phải tự điều chỉnh bản thân mình. Còn cứ than rằng "sống đạo đức như vậy thì những người thầy như chúng tôi… chết đói" là không phải. Có rất nhiều người thầy không vi phạm đạo đức nghề nghiệp, không chà đạp lên đạo đức con người, mà họ vẫn sống đàng hoàng. Quan trọng là do chính mỗi người thôi. 

Đành rằng cần chú ý quan tâm đến quyền lợi của người thầy, nhưng nếu chỉ chú ý đến nỗ lực tăng lương, mà không chú ý đến trau dồi đạo đức của người thầy ngay từ trong trường sư phạm, thì sau này có tăng lương bao nhiêu cũng sẽ là không đủ, người thầy có thu nhập bao nhiêu thì vẫn cứ "tiêu cực".

Theo GS, điều gì có thể thay đổi những hình ảnh chưa đẹp của người thầy?

- Để hình thành và thay đổi hình ảnh người thầy một cách tốt đẹp hơn, đáng trân trọng hơn, hiện nay rất cần đến những biện pháp mang tính tổng hợp. Bởi thực tế, trong xã hội ở nhiều nơi vẫn có rất nhiều những thầy cô giáo tốt, hết lòng vì học sinh, chia sẻ khó khăn với học sinh nghèo, dạy học miễn phí cho học sinh nghèo. Người thầy bên cạnh vốn kiến thức cần học tập, trau dồi, còn phải có tâm huyết với nghề, phải có năng khiếu sư phạm. Năng khiếu sư phạm thì bao gồm nhiều thứ lắm, nhưng ít nhất, người muốn trở thành thầy phải có khả năng trình bày vấn đề một cách rõ ràng, logic. Theo tôi, thi tuyển sư phạm cần phải chú ý đến những vấn đề này. Người giỏi chưa chắc đã làm được một người thầy dạy "hay". Muốn dạy hay phải đầu tư rất nhiều, cũng là một nội dung giảng dạy như vậy thì người thầy phải tìm ra phương pháp giảng bài như thế nào cho học trò dễ hiểu thì bài giảng mới hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu tâm huyết với nghề, thật sự yêu thích nghề, chứ không phải vì một động cơ nào khác, thì chắc chắn những người thầy sẽ được học trò đánh giá cao, đó chính là những người thầy thành công. Mục tiêu của một người thầy khi giảng bài là phải làm sao cho học sinh, sinh viên hiểu được bài, người học giỏi không thấy nhàm chán, còn người học lực yếu cũng cố gắng để tiếp thu được. Học trò yếu thì cần khích lệ, học trò giỏi cần phải được thể hiện năng lực của mình, đó là cách mà mỗi người thầy không thể xem nhẹ. Với những học trò yếu, người thầy có tâm thì có thể dành thời gian tiếp xúc riêng, bảo các em ở lại cuối buổi học để trao đổi, hỏi han xem các em vướng mắc, khó khăn gì trong việc học. Tôi nghĩ người thầy có tâm đều có thể làm được hết những vấn đề đó.  

Cùng một hoàn cảnh xã hội, phải nhìn vào những tấm gương tốt để điều chỉnh những điều chưa tốt. Tôi tiếp xúc với những thanh niên tích cực thì thấy thế này, phần nhiều các em học tập và phấn đấu hết lòng, có tâm thật sự với xã hội, chứ không phải chỉ biết nghĩ cho bản thân, tính toán cho bản thân. Thực ra trong xã hội vẫn có rất nhiều yếu tố lành mạnh đang tiếp tục phát triển. Điều đó đem lại cho xã hội những hy vọng, cộng với nỗ lực của mỗi người, tôi tin chắc những lo ngại rồi sẽ vơi giảm đi.

Trân trọng cảm ơn giáo sư!

An Nhiên  (Thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Nguoi-thay-can-co-tam-1969425/

Tắm hồ, 2 học sinh chết đuối

Posted: 25 May 2013 03:35 AM PDT

Theo gia đình nạn nhân, lúc 8g sáng, nhóm học sinh gồm bốn em ở cùng xóm rủ nhau đi tắm ở hồ Cây Cui. Khi đến hồ thì hai em Kiên và Phúc nhảy xuống hồ tắm, hai em còn lại đứng trên bờ. Khi phát hiện Kiên và Phúc bị chìm, hai em trên bờ chạy về gọi người cứu nhưng không kịp. Đến trưa 24-5, gia đình đã tìm được thi thể hai em.

QUỐC NAM

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/550222/tam-ho-2-hoc-sinh-chet-duoi.html

Thanh Hóa: Hoàn tất công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp và tuyển sinh THPT

Posted: 25 May 2013 02:35 AM PDT

(GDTĐ) – Sở GDĐT Thanh Hóa vừa cho biết, tại kỳ thi tốt nghiệp THPT (diễn ra từ ngày 2 – 4/6), tỉnh Thanh Hóa có 93 hội đồng coi thi, tổ chức tại 94 địa điểm, trong đó có 55 hội đồng độc lập và 38 hội đồng liên trường.

Tổng số thí sinh dự thi là 43.699 (trong đó THPT là 39.541 thí sinh; Trung tâm Giáo dục từ xa có 4.158 thí sinh), với 1.880 phòng thi. Số lãnh đạo hội đồng, giám thị, thanh tra và phục vụ kỳ thi được điều động là khoảng 6.300 người; số cán bộ, giám khảo, thanh tra cho chấm thi khoảng 1.200 người.

Nụ cười rạng rỡ của các thí sinh sau khi hoàn thành bài thi
Tthí sinh tự tin sau khi hoàn thành bài thi

Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT, Dân tộc nội trú của tỉnh sẽ được tổ chức vào ngày 12 và 13/7. Học sinh thuộc các huyện mới được xác nhập vào TP Thanh Hóa năm 2012 được phép dự thi vào các trường THPT thuộc huyện cũ.

Học sinh tốt nghiệp THCS dân tộc nội trú được tuyển thẳng vào trường THPT công lập tại huyện. Học sinh đăng ký tuyển sinh vào trường Dân tộc nội trú tỉnh được dự thi tại trường THPT số 1 (trung tâm) của mỗi huyện, xếp phòng thi riêng.

Kỳ thi vào lớp 10 THPT chuyên Lam Sơn ( ngày 24 và 25/6) thí sinh dự thi 4 môn (Văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên).

Thí sinh không vi phạm quy chế, điểm thi các bài thi môn điều kiện đạt từ 4.0 điểm trở lên, môn chuyên từ 6.0 điểm trở lên mới đủ điều kiện xét tuyển.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012- 2013, tuyển sinh các lớp đầu cấp năm học 2013 – 2014 tại Thanh Hóa được các ngành chức năng phối hợp tiến hành chặt chẽ theo quy định.

Phấn đấu đến sáng 31/5 phát đề thi đến các hội đồng thi miền núi xa (huyện Mường Lát, Quan Sơn…),  đảm bảo kịp thời trong điều kiện mưa lũ có thể xảy ra. Công tác chuẩn bị cho kỳ thi cơ bản đã được ngành chức năng, đơn vị hoàn thành xong, sẵn sàng cho một kỳ thi nghiêm túc, đạt hiệu quả cao.

Sở GDĐT đã tiến hành kiểm tra hồ sơ các thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2012 – 2013 và yêu cầu các đơn vị có hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ khắc phục ngay. Sở sẽ cử các đoàn công tác đi kiểm tra cơ sở vật chất, hồ sơ dự thi, trực tiếp chỉ đạo khắc phục các thiếu sót tại các hội đồng thi.

Nguyễn Quỳnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Thanh-Hoa-Hoan-tat-cong-tac-chuan-bi-cho-ky-thi-tot-nghiep-va-tuyen-sinh-THPT-1969427/

Hà Nội: trên 71.000 học sinh dự thi lớp 10

Posted: 25 May 2013 02:35 AM PDT

Hà Nội: trên 71.000 học sinh dự thi lớp 10

TTO – Ngày 25-5, Sở GD-ĐT Hà Nội đã công bố số lượng học sinh đăng ký dự thi vào lớp 10, với trên 71.000 hồ sơ. Một số trường có số lượng đăng ký dự thi NV1 cao so với chỉ tiêu như THPT Kim Liên, THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa, THPT Yên Hòa, THPT Lê Quý Đôn – Hà Đông…

Phụ huynh và học sinh xem lại đề thi vào lớp 10 năm 2012 tại Hà Nội – Ảnh: TTO

Bên cạnh đó, một số trường thuộc top dưới có số lượng đăng ký dự thi NV2 ở mức trên 1.000 hồ sơ như THPT Tây Hồ, THPT Quang Trung – Đống Đa, THPT Trần Hưng Đạo – Thanh Xuân…

Theo quy định của Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh căn cứ vào số lượng đăng ký dự thi và chỉ tiêu cụ thể của các trường và có thể xin đổi nguyện vọng dự tuyển trong hai ngày 27-5 và 28-5. Đơn xin đổi nguyện vọng dự tuyển được chuyển cho các phòng GD-ĐT thuộc các quận, huyện nơi học sinh đang học THCS.

Dưới đây là số liệu chi tiết của các trường (theo thứ tự: chỉ tiêu – NV1 – NV2):

Phan Đình Phùng: chỉ tiêu 630 HS – đăng ký nguyện vọng 1: 941 – đăng ký nguyện vọng 2: 50; Phạm Hồng Thái 546 – 797 – 393; Nguyễn Trãi (Ba Đình) 462 – 807 – 896; Tây Hồ 546 – 817 – 1170; Trần Phú (Hoàn Kiếm) 630 – 793 – 27; Việt Đức 630 – 912 – 69; Thăng Long 588 – 852 – 8; Trần Nhân Tông 546 – 896 – 810; Đoàn Kết (Hai Bà Trưng) 588 – 448 – 864; Kim Liên 630 – 1167 – 37; Lê Quý Đôn (Đống Đa) 588 – 1131 – 63; Đống Đa 588 – 825 – 775; Quang Trung (Đống Đa) 588 – 885 – 1547; Nhân Chính 420 – 818 – 145; Trần Hưng Đạo (Thanh Xuân) 504 – 805 – 1606.

Yên Hòa 504 – 1113 – 136; Cầu Giấy 462 – 823 – 894; Đa Phúc 504 – 635 – 2; Sóc Sơn 504 – 647 – 5; Trung Giã 420 – 696 – 4; Xuân Giang 336 – 629 – 5; Kim Anh 462 – 654 – 62; Minh Phú 294 – 289 – 5; Liên Hà 520 – 773 – 8; Vân Nội 480 – 531 – 28; Đông Anh 400 – 658 – 108; Cổ Loa 480 – 884 – 38; Bắc Thăng Long 320 – 483 – 187; Cao Bá Quát (Gia Lâm) 504 – 564 – 14; Yên Viên 462 – 798 – 4; Dương Xá 504 – 882 – 4; Nguyễn Văn Cừ 420 – 527 – 40; Nguyễn Thị Minh Khai 480 – 998 – 35; Xuân Đỉnh 480 – 758 – 199; Trung Văn 400 – 552 – 424; Thượng Cát 400 – 448 – 956; Đại Mỗ 280 – 377 – 1396; Ngọc Hồi 504 – 598 – 30.

Ngô Thì Nhậm 504 – 1005 – 649; Việt Nam – Ba Lan 560 – 767 – 602; Trương Định 560 – 849 – 168; Hoàng Văn Thụ 520 – 631 – 83; Nguyễn Gia Thiều 520 – 686 – 11; Lý Thường Kiệt 320 – 441 – 29; Thạch Bàn 320 – 575 – 41; Mê Linh 400 – 617 – 16; Tiền Phong 400 – 509 – 595; Tiến Thịnh 320 – 377 – 797; Quang Minh 320 – 189 – 588; Yên Lãng 400 – 613 – 31; Tự Lập 320 – 205 – 561; Lê Quý Đôn (Hà Đông) 520 – 1181 – 8; Quang Trung (Hà Đông) 400 – 817 – 219; Trần Hưng Đạo (Hà Đông) 400 – 445 – 162.

Lê Lợi 320 – 60 – 56; Tùng Thiện 400 – 889 – 595; Xuân Khanh 360 – 114 – 1264; Ba Vì 588 – 715 – 842; Bất Bạt 420 – 308 – 1029; Phổ thông dân tộc nội trú 140 – 37 – 5; Ngô Quyền (Ba Vì) 630 – 1058 – 82; Quảng Oai 588 – 1027 – 250; Hoài Đức A 588 – 759 – 298; Hoài Đức B 546 – 832 – 177; Vạn Xuân (Hoài Đức) 504 – 806 – 734; Ngọc Tảo 588 – 946 – 62; Phúc Thọ 546 – 853 – 744; Vân Cốc 420 – 468 – 1138; Đan Phượng 462 – 667 – 79; Hồng Thái 462 – 735 – 1238; Tân Lập 462 – 623 – 1099; Thạch Thất 546 – 933 – 126; Phùng Khắc Khoan (Thạch Thất) 504 – 1002 – 109.

Bắc Lương Sơn 280 – 247 – 644; Hai Bà Trưng (Thạch Thất) 504 – 801 – 1978; Quốc Oai 630 – 1208 – 2; Cao Bá Quát (Quốc Oai) 504 – 738 – 25; Minh Khai 588 – 760 – 359; Chương Mỹ A 600 – 1002 – 61; Chương Mỹ B 600 – 564 – 1537; Xuân Mai 600 – 897 – 86; Thanh Oai A 504 – 630 – 1382; Thanh Oai B 504 – 692 – 25; Nguyễn Du (Thanh Oai) 504 – 763 – 135; Thường Tín 520 – 881 – 6.

Nguyễn Trãi (Thường Tín) 400 – 538 – 290; Tô Hiệu (Thường Tín) 480 – 677 – 268; Lý Tử Tấn 400 – 260 – 1224; Vân Tảo 400 – 391 – 819; Mỹ Đức A 560 – 922 – 15; Mỹ Đức B 560 – 701 – 83; Mỹ Đức C 400 – 494 – 408; Hợp Thanh 400 – 364 – 923; Đại Cường 240 – 225 – 585; Lưu Hoàng 360 – 310 – 573; Trần Đăng Ninh 440 – 628 – 668; Ứng Hòa A 480 – 676 – 224; Ứng Hòa B 400 – 400 – 324; Đồng Quan 504 – 724 – 7; Phú Xuyên A 630 – 776 – 42; Phú Xuyên B 504 – 710 – 44; Tân Dân 378 – 311 – 164; Chu Văn An 252 – 553 – 8; Sơn Tây 240 – 672 – 34.

VĨNH HÀ

Nguồn: http://tuoitre.vn/Tuyen-sinh/550260/ha-noi-tren-71-000-hoc-sinh-du-thi-lop-10.html

Trao 128 giải Olympic cơ học toàn quốc năm 2013

Posted: 25 May 2013 01:35 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (25/5), tại Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Bộ GDĐT, Hội Cơ học Việt Nam đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải thưởng Olympic cơ học toàn quốc lần thứ 25 năm 2013.

fcgvvh
Trao thưởng cho những sinh viên đoạt giải Olympic cơ học toàn quốc 2013. Ảnh: NN

Omlympic cơ học toàn quốc nam nay có 1012 thí sinh của 33 trường ĐH, CĐ tham dự, trong đó có 18 trường miền Bắc, 13 trường miền Nam và 2 trường miền Trung.

Ban giám khảo gồm 117 nhà cơ học hàng đầu của Việt Nam đã chọn được 128 giải chính thức. Trong đó có 15 giải nhất, 40 giải nhì, 73 giải ba, 233 giải khuyến khích và 35 giải đồng đội. Nhiều trường ĐH phía Nam đạt giải cao trong cuộc thi năm nay.

Theo đánh giá của Ban tổ chức, cuộc thi Olympic cơ học toàn quốc đã đi vào nề nếp và ngày càng phát triển, cuốn hút đông đảo sinh viên các trường đua tài và đã phát hiện được nhiều sinh viên giỏi về các môn cơ học. Nhiều sinh viên đoạt giải đã trở thành thạc sỹ, tiến sỹ.

Dự kiến Olympic cơ học 2014 sẽ diễn ra vào cuối tháng 4 tại Học viện Kỹ thuật quân sự, ĐH Bách khoa Đà Nẵng và ĐH Cửu Long (Vĩnh Long).

Olympic cơ học lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1989 với sự gia của 66 thí sinh đến từ 7 trường ĐH. Từ hai môn thi ban đầu là cơ học lý thuyết và sức bền vật liệu, đến nay số môn thi đã tăng lên 8 môn, bao gồm hầu hết các môn cơ học dạy trong các trường ĐH và CĐ kỹ thuật.
 

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Trao-128-giai-Olympic-co-hoc-toan-quoc-nam-2013-1969428/

Nổ bình ga trên xe buýt ở Pakistan, 17 học sinh thiệt mạng

Posted: 25 May 2013 01:35 AM PDT

(TNO) Ít nhất 17 học sinh đã bị thiêu cháy đến chết sau khi một bình ga phát nổ gây cháy chiếc xe buýt chở các em tại miền đông Pakistan vào ngày 25.5.

BBC dẫn nguồn từ cảnh sát cho biết ít nhất 7 học sinh khác đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện.

Vụ việc xảy ra ở ngoại ô thành phố Gujrat, cách thủ đô Islamabad khoảng 200 km.

Các phương tiện truyền thông địa phương dẫn nguồn từ cảnh sát đưa tin, tài xế xe buýt đã thoát chết.

Được biết, ga nén thiên nhiên thường được sử dụng trong xe ở Pakistan như là một nhiên liệu thay thế rẻ hơn dầu diesel và xăng.

Một loạt vụ nổ xe trước đó đã được quy cho các bình không đạt tiêu chuẩn sử dụng để chứa nhiên liệu.

Huỳnh Thiềm

Cháy xe buýt ở Indonesia, 14 người chết
Cháy xe buýt ở Trung Quốc, 41 người chết
Cháy xe buýt ở Trung Quốc, 44 người thiệt mạng
Cháy xe buýt, 24 người chết

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130525/no-binh-ga-tren-xe-buyt-o-pakistan-17-hoc-sinh-thiet-mang.aspx

Comments