Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Làm chặt công tác chấm thi

Posted: 24 May 2013 08:31 AM PDT

(GDTĐ) – Trong 3 điểm mới cơ bản của quy chế thi tốt nghiệp THPT năm nay, 2 điểm liên quan đến công tác chấm thi, đảm bảo quy trình chấm chặt chẽ, kết quả chính xác, khách quan, công bằng.

Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: NN
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT. Ảnh: NN

Ông Ngô Kim Khôi – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GDĐT) – cho biết: Năm nay, các hội đồng chấm thi sẽ thành lập một tổ chấm kiểm tra đối với môn thi tự luận, tổ chức chấm 5% tổng số bài của mỗi môn thi tự luận là Ngữ văn, Toán và Địa lý và chấm theo tiến độ của hội đồng chấm thi.

Mục đích việc này nhằm tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng chấm thi các địa phương về chất lượng chấm thi, phản ánh nhanh chóng những sai sót, từ đó có điều chỉnh kịp thời.

 

 

Bên cạnh đó, Bộ GDĐT cũng sẽ thành lập hội đồng chấm thẩm định bài thi các môn tự luận trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay để đánh giá xem công tác chấm thi của địa phương có chính xác, khách quan, công bằng hay không.

Không được đi lại trong phòng thi để ghi hình

Một điểm mới đáng lưu ý của kỳ thi tốt nghiệp năm nay là thí sinh được phép mang vào phòng thi các thiết bị ghi âm, ghi hình, chỉ có chức ghi thông tin mà không truyền được thông tin, không nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có các thiết bị hỗ trợ khác. Tuy nhiên, theo lưu ý của Bộ GDĐT, thí sinh được phép mang vào phòng thi những thiết bị này nhưng phải nghiêm chính chấp hành quy định phòng thi.

Ông Phạm Ngọc Trúc nêu rõ: Khoản 4, Điều 21 Quy chế thi tốt nghiệp THPT ban hành kèm Thông tư số 10/2012 quy định: Thí sinh không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo giám thị. Khi được phép nói, thí sinh đứng báo cáo rõ với giám thị ý kiến của mình. Như vậy, thí sinh không được đi lại trong phòng thi để ghi âm, ghi hình, như vậy là vi phạm quy chế.

 

 

Hiếu Nguyễn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Lam-chat-cong-tac-cham-thi-1969404/

Hai học sinh bị chém trọng thương

Posted: 24 May 2013 08:31 AM PDT

(TNO) Ngày 24.5, Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu tiếp nhận 2 học sinh bị chém trọng thương, trong đó có 1 em trong tình trạng nguy kịch.

Sáng cùng ngày, em Lý Nhạc H. (17 tuổi, ngụ ấp 1, thị trấn Hộ Phòng, H.Giá Rai), là học sinh lớp 10C11 Trường THPT Nguyễn Trung Trực (thị trấn Giá Rai, H.Giá Rai, Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng bị nhiều vết thương khá nặng trên cơ thể.

H. bị chém gần đứt lìa cánh tay phải và một vết thương dài trên ngực, mất khá nhiều máu. Sau khi sơ cứu, H. được chuyển lên Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ để nối cánh tay và điều trị các vết thương.

Thầy Dư Quốc Kiệt, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Trung Trực, cho biết H. nghỉ học gần 1 tháng nay. Do có mâu thuẫn với em Võ Hoàng T. (học sinh lớp 11C6 của trường), sáng 24.5, H. cùng 2 thanh niên tìm T. để đánh trả thù. Bị H. đuổi đánh, T. chạy về nhà lấy dao chém H. trọng thương.

Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Công an H.Giá Rai tạm giữ T.

* Khoảng 13 giờ cùng ngày, em Võ Hải Đ. (18 tuổi, ngụ ấp Tường 3B, xã Vĩnh Thanh, H.Phước Long, Bạc Liêu) nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Đ. đã 18 tuổi nhưng mới học lớp 8, Trường THCS Hưng Phú, xã Hưng Phú, H.Phước Long.

Theo bác sĩ Nguyễn Ích Tuấn, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, Đ. bị một vết dao đâm khá sâu bên hông phải, mất rất nhiều máu, hôn mê sâu. Khi mới nhập viện, Đ. được đưa ngay lên phòng mổ để các bác sĩ phẫu thuật cấp cứu.

Theo người nhà bệnh nhân, khi Đ. vừa đến cổng trường thì bị Công (chưa rõ họ, ngụ ấp Vĩnh Bình A, xã Vĩnh Thanh, H.Phước Long) dùng dao Thái Lan đâm tới tấp. Đ. chống cự, vùng bỏ chạy nhưng vẫn bị Công đâm một vết thương khá sâu, gây nguy hiểm đến tính mạng.

Hiện Công an H.Phước Long truy bắt Công để điều tra làm rõ. 

Trần Thanh Phong

Một học sinh bị chém giữa phố
Một học sinh bị chém trọng thương
Đà Nẵng: Một học sinh bị chém chết trước cổng trường
Một học sinh bị chém
Một học sinh bị chém
Một học sinh bị chém trọng thương

Nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/pages/20130524/hai-hoc-sinh-bi-chem-trong-thuong.aspx

Nơi ấy có cô

Posted: 24 May 2013 07:31 AM PDT

(GDTĐ) – Tôi vào nhận lớp muộn. Cơn mưa dài dăng lối đã cản bước chân tôi. Những cánh phượng nhỏ bé, le lói run rẩy ẩn hiện sau những tán lá tựa như muốn níu giữ chút hè còn vương vấn chưa chịu rời xa. Mưa hất chúng xuống và cuốn đi. Tôi rụt rè đứng ở cửa lớp, nhỏ bé, ngơ ngác tựa chú chim non bị lạc mẹ, đang cố nép vào cành cây để tránh bão. 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cô bước ra, nắm lấy bàn tay bé nhỏ của tôi, giúp tôi cởi chiếc áo mưa khoác ngoài. Dịu dàng cô gạt mấy sợi tóc loà xoà, bết nước mưa trên khuôn mặt và đưa tôi vào lớp. Tôi nhìn quanh, chẳng một khuôn mặt quen thuộc. Tôi nghĩ mình vừa bị lạc vào một thế giới nào đó, mà mọi ánh mắt nhìn tôi đều xa lạ. Cho đến sau này, tôi mới hiểu được rằng, không chỉ riêng tôi mà tất cả các bạn trong lớp đều có cảm giác ấy. Cảm giác của ngày đầu tiên chuyển từ tiểu học lên trường THCS đi học lại ùa về trong tâm hồn những đứa trẻ!

Cô – một cô tiên từ truyện cổ tích bước ra, dìu dắt chúng tôi bước vào một thế giới mới đầy thú vị đang đón chờ. May mắn thay, hai năm sau lớp tôi lại được cô chủ nhiệm. Từ những ánh mắt xa lạ ngày nào lớp 6A chúng tôi đã đoàn kết, sánh bước bên nhau vượt qua 4 năm học THCS. Có biết bao kỉ niệm vui buồn đã in dấu trong tôi, dưới mái trường ấy. Nơi ấy có cô!

Cô dạy Toán. Cho đến hết lớp 9, số lần tôi đạt điểm khá môn của cô hiếm hoi vô cùng. Tôi học kém. Nói đúng hơn, tôi không có năng khiếu học các môn tự nhiên. Cô biết điều đó. Và đây cũng là điều duy nhất mà tôi không giống cô.

Rồi một ngày, tôi chợt nhận ra cuộc đời cô có những hố sâu thăm thẳm mà cô đã khéo léo nguỵ trang bằng nụ cười thường trực trên môi và lòng yêu thương chúng tôi vô hạn. Hôm nay, khi tôi đã học 4 năm ở trường, tôi nhận ra rằng, cuộc sống của tôi như một phần cuộc đời cô.

Cô cũng giống như bao phụ nữ khác. Cô lập gia đình và sinh ra những đứa con, nhưng cô không có hạnh phúc. Cô là người có nghị lực, chồng luôn rượu chè, cờ bạc, làm khổ mẹ con cô. Cô muốn tìm cho mình và các con một lối thoát. Cô chia tay với chồng. Một mình cô đã tần tảo nuôi con ăn học. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của cuộc sống cô vẫn vươn lên, trở thành một cô giáo giỏi. ông trời khéo léo sắp đặt mọi chuyện là thế nhưng lại thật không công bằng với cô. Ông trời đã tàn nhẫn cướp đoạt của cô mọi thứ mà phải vất vả lắm cô mới tìm được. Cô có một tình yêu đẹp, sau bao năm chờ đợi vợ chồng cô đã được ở bên nhau. Nhưng thời gian đó quá ngắn ngủi vợ chồng cô lại phải chia tay. Cả thế giới như sụp đổ trước mắt. Đâu là ánh bình minh? Có nỗi đau nào hơn thế? Cô còn lại gì làm niềm tin cho cuộc sống? Vậy mà cô vẫn đủ nghị lực để vượt qua! Cô trao cho chúng em những tình cảm thiết tha nhất, sâu nặng nhất, những ánh nhìn trìu mến nhất… Vì chúng em là tất cả những gì còn lại của cô!

Một lần nữa, cô bước đến bên tôi, nắm lấy tay tôi và dắt tôi đi tiếp. Lúc này đây khi tôi đã khôn lớn, tôi không dám chắc những điều cô nói với tôi đúng với thực tế cô đã trải qua hay không? Vì lúc đó tôi cũng chỉ là một đứa trẻ, nhưng tôi tin cô. Cô kể cho tôi về tuổi thơ của cô, về gia đình, và những nỗ lực cố gắng của bản thân. Cô nói với tôi nhiều, thật nhiều! Nhưng, lúc đó tôi chưa thể hiểu được tất cả những gì cô nói, tôi chỉ biết rằng mình phải học thôi, chỉ có thế thôi, cô ạ!

Tối tối, cô đạp xe đến nhà tôi. Cô dạy học cho tôi và cả anh và em của tôi nữa khi mẹ tôi còn đang vất vả với gánh hàng rong rong ruổi trên đường. Có khi cô đến, tôi còn chưa ăn tối, chưa tắm. Cô tắm gội cho tôi, thỉnh thoảng cô đưa đến những món ăn đã nấu sẵn, khói bốc nghi ngút. Cô ngồi nhìn chúng tôi ăn, đôi mắt ánh lên niềm hạnh phúc… Sau đó, cô dạy trong một lớp học đặc biệt, bốn học sinh, bốn lớp học thuộc hai cấp, cô dạy tất cả các môn. Cô hướng dẫn tôi làm bài tập tiếng Anh, anh làm Toán… suốt 3 năm chỉ mong chúng tôi nhìn thấy ánh bình minh của tương lai.

Thời gian thấm thoắt trôi qua, tôi dần lớn khôn, tôi biết thêm được nhiều điều mới mẻ. Chân trời rộng mở, có nhiều con đường để mỗi chúng ta đến những miền mà ta mong muốn. Rồi tôi cũng hiểu được điều mà cô muốn nói với tôi: “Học là con đường ngắn nhất để chúng ta đến với tương lai” và cho dù “Xuất phát điểm của mình có thế nào đi chăng nữa thì em cũng cần phải khẳng định chính mình”!

Đó cũng là một thông điệp mà cô dành cho tôi, nó như một chân lí tưởng chừng ai cũng biết: “Xung quanh chúng ta có biết bao người thương yêu ta? Chúng ta phải biết yêu quý cuộc đời mà những người đó đã cố gắng dành lấy và trao nó cho ta! “Vũ trụ bao la? Cuộc sống nó không hoàn toàn tốt đẹp nhưng cũng không hẳn tối tăm, nó chỉ tạo ra thử thách cho loài người thôi, ai có bản lĩnh sẽ vượt qua được những sóng gió của cuộc đời!" 

Vì cuộc sống quá khó khăn, sau khi tôi học hết lớp 12 gia đình tôi rời mảnh đất quê hương thân thương theo bố mẹ xuống Na Rì (Bắc Cạn) lập nghiệp kiếm sống. 

Tôi xa cô. Tôi ra đi. Tôi cố ngăn những giọt nước mắt đang chực trào ra khỏi khoé mi khi chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Cơn mưa trái mùa bất chợt rơi. 

Từ đó, ước mơ được làm một cô giáo lớn dần lên trong tôi từ khi nào, tôi không biết nữa. Tôi không có năng khiếu học môn Toán của cô. Nhưng tôi đã có thể tự lựa chọn cho mình một con đường đi phù hợp với khả năng và niềm yêu thích của tôi. Tôi thi vào đại học, trở thành sinh viên sư phạm. Tôi vẫn chưa dám tin vào sự thật, nó tựa giấc mơ màu hồng, là giấc mơ đẹp nhất mà tôi đã từng mơ.

 

Và giờ đây, tôi là giáo viên đang dạy tại trường TH xã Quý Hòa, huyện Bình Gia (Lạng Sơn) đây cũng là ước mơ của tôi và tôi nhớ về người cô giáo của tôi thời thơ ấu.

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Noi-ay-co-co-1969410/

4 học sinh rủ nhau tắm hồ, 2 em chết đuối

Posted: 24 May 2013 07:31 AM PDT

Danh tính 2 em học sinh xấu số đều thuộc thôn Tân Trang là Lê Trung Kiên (học sinh lớp 7 trường THCS Khóa Bảo) và Trịnh Xuân Phúc (học sinh lớp 4, trường TH Hồ Chơn Nhơn).

 

Hồ Cây Cui - nơi hai em học sinh chết đuối thương tâm
Hồ Cây Cui – nơi hai em học sinh chết đuối thương tâm

 

Khi người dân chạy tới nơi thì Phúc và Kiên đã chìm xuống lòng hồ. Đến trưa cùng ngày, gia đình hai em mới tìm được thi thể và đưa các em về an táng.

 

Người dân địa phương cho biết, hồ Cây Cui sâu khoảng 2-3m, là nơi các em học sinh thường tới tắm mát. Trước đây, tại hồ cũng đã có mấy em học sinh bị sa chân xuống chỗ nước sâu nhưng được người dân kịp thời cứu sống.

 

Nguyễn Tuấn

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/4-hoc-sinh-ru-nhau-tam-ho-2-em-chet-duoi-734606.htm

Giáo dục thể chất học đường nhìn từ huyện miền núi

Posted: 24 May 2013 03:31 AM PDT

1.001 lý do để nhàm chán

Theo các giáo viên GDTC, có rất nhiều nguyên nhân khiến cho môn học này chưa thực sự hiệu quả như: Chương trình môn GDTC chính khoá hiện nay có thời lượng quá lớn; đơn cử như đối với lớp 6 trong một tiết học Thể dục mà có quá nhiều nội dung cần phải truyền tải, gồm chạy ngắn, nhảy xa, các bài tập thể dục tự do… đã gây nên hiện tượng "quá tải" cả về kiến thức lẫn sức khoẻ cho các em, nhiều trường hợp thậm chí phản tác dụng.

"Môn  GDTC được học xen kẽ với các môn văn hoá. Nếu học buổi sáng, nhà trường thường bố trí vào tiết 2 và tiết 3, hoặc cùng lắm là đến tiết 4. Riêng tiết 1 và tiết 5 thì nhà trường thường không xếp lịch học vì nếu học tiết 1, vào mùa đông, thời tiết không ủng hộ; còn vào tiết 5, các em học đã mệt nên nếu tiếp tục học Thể dục sẽ không đảm bảo chất lượng. Môn học này thường học rải rác trong tuần vì lượng giáo viên biên chế có hạn nếu không bố trí khéo sẽ không đủ GV dạy" – Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Lan – Hiệu trưởng Trường THCS Thị trấn Sông Thao phân tích. Cô Ma Thị Hồng Yến – GV Thể dục Trường THCS Thị trấn Sông Thao bổ sung: "Một trong những nguyên nhân khiến GDTC chưa thực sự hiệu quả do thiếu GV đào tạo đúng chuyên ngành. Hơn nữa, trong chương trình giảng dạy còn nhiều điểm chưa thật sự cụ thể và thống nhất như nhiều môn học tự chọn chúng tôi phải tự tìm hiểu rồi tự dạy cho HS chứ không có một sự hướng dẫn cụ thể hay quy định chung nào cho các môn học này. Việc đòi hỏi GV chuyên ngành cho từng môn lại càng không có".

Giáo trình giảng dạy môn Thể dục gặp không ít khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Đó là cơ sở vật chất, sân bãi tập luyện của nhiều trường học không đảm bảo cho việc dạy và học môn GDTC. Do vậy, dù có muốn nhưng các trường không thể nào đảm bảo an toàn cho học sinh nếu dạy đúng chương trình các môn nhảy xa, nhảy cao, thể dục dụng cụ…

Cũng có khi, nhiều trường  đặt ra những yêu cầu quá cao khi thi kiểm tra. Chẳng hạn như môn chạy 80 m dành cho nữ sinh lớp 10, nếu chạy hết 15 giây chỉ đạt điểm 5 (phải đạt 13 giây mới giành điểm tối đa) nên không ít học sinh cố chạy để đạt điểm cao đã ngất xỉu…

a1 tr5.jpg
Cơ sở vật chất là rào cản lớn trong phát triển GDTC ở các trường học miền núi Ảnh: Xuân Tùng

Hấp dẫn hơn, cách nào?

Nhiều lãnh đạo đã trăn trở và tìm giải pháp để "giải thoát" các em HS khỏi sự nhàm chán, tìm lại niềm say mê hứng thú từ những môn thể thao trong các giờ học thể dục sau những giờ học văn hoá căng thẳng. 

Cô Nguyễn Thị Ngọc Lan -Hiệu trưởng Trường tiểu học THCS Thị trấn Sông Thao (huyện Cẩm Khê) cho biết: "Nhà trường đã có những đầu tư nhất định về sân bãi, trang thiết bị dụng cụ tập luyện như: xà đơn, xà kép, đệm nhảy, sân bóng, thể dục… cộng thêm sự tích cực nâng cao trình độ chuyên môn của tất cả các giáo viên thể dục nên kết quả phong trào thể dục thể thao của trường hàng năm tương đối tốt, đã có nhiều giải cao trong các lần thi đấu cấp tỉnh và các em học sinh cảm thấy rất hứng thú với môn học này".

Cô Nguyễn Thị Tư – Hiệu trưởng Trường tiểu học Văn Bán cũng chia sẻ: "Ngoài những môn học theo quy định của Bộ GDĐT, trường cố gắng thiết kế một số nội dung góp phần làm phong phú chương trình học ngoại khoá môn GDTC như: Bóng chuyền, cầu lông, bóng rổ. 

Tuy nhiên, cô Tư cũng dãi bày, mặc dù đã tích cực đổi mới chương trình, nhưng về cơ bản môn học GDTC vẫn chưa nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của các em học sinh. Môn Bóng rổ gặp khó khăn nhiều nhất vì nhà trường không có đủ kinh phí, điều kiện sân bãi…

Bên cạnh đó, nội dung chương trình môn học tuy có đổi mới, nhưng những động tác "dập khuôn" lạc hậu vẫn được đem ra giảng dạy khiến học sinh nhàm chán. Ví dụ, hiện nay trên thế giới áp dụng kiểu nhảy cao "lưng qua xà", thì ở chương trình THCS vẫn dạy kiểu "bước qua" ("cắt kéo"), rồi  "úp bụng qua xà". Nhiều trường chưa đổi mới về nội dung, hình thức giảng dạy, nên môn GDTC trở nên "cứng nhắc". Bởi đào tạo toàn diện đòi hỏi các em không chỉ biết chơi mà còn phải hiểu cả luật lệ của những môn thể thao đó. 

Cần lắm môn Thể dục

Em Đỗ Ngọc Huyền học sinh lớp 7B Trường THCS Thị trấn Sông Thao không ngần ngại bày tỏ: "Đây là môn học rất bổ ích cho lứa tuổi của chúng em, không những tạo ra sự thoải mái về tinh thần mà còn giúp chúng em hoà đồng với bạn bè, tăng cường tình đoàn kết và tinh thần tập thể. Song GV hướng dẫn chuyên sâu cho từng môn thì chưa có đủ nên chất lượng học chưa thật cao. Sân tập, dụng cụ tập còn ít nên các buổi ngoại khoá chúng em không được học nhiều, điều đó phần nào làm giảm sự hứng thú với môn học".

Thầy giáo Phùng Mạnh Thắng – Giáo viên dạy thể dục của Trường THCS Mỹ Thuận (huyện Tân Sơn) tâm sự: "Số tiết học môn GDTC vẫn hơi ít. Cần phải tăng số tiết học của môn này lên và có buổi học dành riêng cho thể dục (hoặc sáng, hoặc chiều), không nên xen lẫn vào các tiết học văn hoá trong cùng một buổi học. Điều đó sẽ giúp việc học thể dục của các em được tập trung hơn, tránh ảnh hưởng tới các giờ học văn hoá sau đó và thuận tiện trong việc chọn trang phục cho phù hợp với môn học".

Có thể thấy, do muôn vàn những nguyên nhân chủ quan và khách quan,  môn GDTC chưa thực sự được quan tâm và đầu tư đúng mức. Đặc biệt, việc thiếu cơ sở vật chất là nguyên nhân chính khiến mỗi giờ học Thể dục trở nên nhàm chán và tẻ nhạt đối với HS cả nước nói chung và các tỉnh miền núi nói riêng. Thiết nghĩ, cùng với ngành Giáo dục, các cấp chính quyền địa phương cần có sự đầu tư, đổi mới toàn diện hơn nữa để các giờ học GDTC thực sự phát huy được tác dụng tích cực của một môn học bổ trợ cần thiết cho sự phát triển đồng bộ về trí và lực cho trẻ.

Học đối phó, dạy cho có

Giữa trời nắng oi ả vào cuối giờ sáng, cả thầy và trò kéo nhau ra giữa sân trường… tập thể dục. Trò uể oải, mệt mỏi. Thầy cũng chẳng còn tâm trạng nào. Vì vậy, sau khi tập trung nghe phổ biến nội dung học, các em chỉ "tập luyện" qua quýt và tìm bóng mát để trú, ngồi túm năm tụm ba "buôn chuyện" chờ qua giờ điểm danh. Nhiều trường hợp học sinh còn bỏ hẳn cả tiết thể dục để đi đọc truyện hoặc chơi điện tử…

Cô giáo Nguyễn Thị Tư – Hiệu trưởng Trường tiểu học Văn Bán (huyện Cẩm Khê) cho biết: "Là một trường miền núi, HS chủ yếu là con em nông dân, đời sống còn nhiều khó khăn nên môn học GDTC chưa thực sự được coi trọng. Bởi vậy, mặc dù trường đã được thành lập hơn 20 năm song cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy cho môn học GDTC vẫn còn thô sơ và cũ kỹ. Nhà trường chỉ có 10 lớp học kiên cố, 2 phòng học cấp 4, 8 phòng chức năng, nhưng thiếu sân chơi hoặc khu đất dành riêng cho thể dục quá hẹp".

Thành Chung – Trung Toàn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Giao-duc-the-chat-hoc-duong-nhin-tu-huyen-mien-nui-1969406/

Tài xế ngủ gật tông 16 học sinh bị khởi tố

Posted: 24 May 2013 03:31 AM PDT

Thứ sáu, 24/5/2013, 12:57 GMT+7

Hôm nay, Công an huyện Anh Sơn (Nghệ An) hoàn tất thủ tục khởi tố lái xe Nguyễn Cảnh Toàn về tội Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Xe tải tông 16 học sinh Nghệ An

Thượng tá Nguyễn Mạnh Hùng (Trưởng Công an huyện Anh Sơn) cho biết, cơ quan điều tra sẽ ra lệnh bắt tạm giam lái xe Toàn trong ngày 24/5. Khi Toàn ra đầu thú, công an không phát hiện dấu hiệu sử dụng rượu bia của nghi can.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hải Bình

Toàn khai chiều 23/5 thấy buồn ngủ nhưng vẫn cố lái xe tải. Lúc 14h30′ tại thị trấn Anh Sơn, xe của Toàn đã tông vào 8 xe đạp của 16 học sinh lớp 12 đi cùng chiều.

Hậu quả, 3 em nam và 3 em nữ bị thương phải đi cấp cứu. Đến đêm cùng ngày, hai người trong số này sau đó đã tử vong tại bệnh viện.

Hải Bình

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2013/05/tai-xe-ngu-gat-tong-16-hoc-sinh-bi-khoi-to/

Những lưu ý đặc biệt với thí sinh thi tốt nghiệp THPT

Posted: 24 May 2013 02:31 AM PDT

(GDTĐ) – Trước kỳ thi tốt nghiệp, bên cạnh việc trang bị kiến thức, thí sinh cũng cần lưu ý đến những quy định của Bộ GDĐT, tránh những sai sót đánh tiếc.

Thí sinh phải có mặt tại địa điểm thi đúng ngày, giờ quy định, chấp hành hiệu lệnh của hội đồng coi thi và hướng dẫn của giám thị. Thí sinh đến chậm quá 15 phút sau khi có hiệu lệnh tính giờ làm bài sẽ không được dự thi.

Xuất trình thẻ dự thi hoặc giấy chứng minh nhân dân cho giám thị khi gọi đến tên và số báo danh của mình. Giám thị cho phép mới được vào phòng thi; ngồi đúng chỗ ghi số báo danh trong phòng thi.

Khi nhận đề thi, thí sinh phải kiểm soát kỹ số trang và chất lượng các trang in. Nếu phát hiện thấy đề thiếu trang hoặc rách, hỏng, nhoè, mờ phải báo cáo ngay với giám thị phòng thi, chậm nhất 15 phút sau khi phát đề.

Không được trao đổi bàn bạc, quay cóp hoặc có những cử chỉ, hành động gian lận và làm mất trật tự phòng thi. Muốn phát biểu phải giơ tay để báo cáo giám thị. Khi được phép nói, thí sinh đứng báo cáo rõ với giám thị ý kiến của mình. 

Phải viết bài thi rõ ràng, không được đánh dấu hoặc làm ký hiệu riêng, không được viết bằng bút chì (trừ vẽ đường tròn bằng com pa và tô các ô trên phiếu trả lời trắc nghiệm); chỉ được viết bằng một thứ mực (không được dùng mực đỏ); phần viết hỏng phải dùng thước gạch chéo; không được tẩy, xoá bằng bất kỳ cách gì.

Đối với đề thi có phần tự chọn, thí sinh chỉ được làm bài một trong hai phần tự chọn; nếu làm bài cả hai phần tự chọn thì không được chấm điểm cả hai phần tự chọn.

Từng buổi thi, ký tên vào bảng ghi tên dự thi.   

Khi có hiệu lệnh hết giờ làm bài, phải ngừng viết ngay.

Khi nộp bài thi, phải ghi rõ số tờ giấy thi đã nộp và ký xác nhận vào phiếu thu bài thi. Không làm được bài cũng phải nộp giấy thi. Không nộp giấy nháp.

Không được rời khỏi phòng thi trong suốt thời gian làm bài thi trắc nghiệm. Đối với môn thi tự luận, thí sinh có thể được ra khỏi phòng thi sau khi hết 2/3 thời gian làm bài của môn thi; trước khi ra khỏi phòng thi phải nộp bài thi kèm theo đề thi, giấy nháp.

Trong trường hợp đặc biệt, chỉ được ra khỏi phòng thi khi được phép của giám thị trong phòng thi và phải chịu sự giám sát của giám thị ngoài phòng thi hoặc cán bộ của Hội đồng coi thi do Chủ tịch Hội đồng coi thi phân công.

Lưu ý khi dự thi các môn trắc nghiệm

Thí sinh phải làm bài thi trên phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN) được in sẵn theo quy định của Bộ GDĐT; bài làm phải có hai chữ ký của hai giám thị. Trên phiếu TLTN chỉ được viết một thứ mực, không phải là mực đỏ. Các ô số báo danh, ô mã đề thi, ô trả lời chỉ được tô bằng bút chì đen. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, thí sinh phải tẩy sạch chì ở ô cũ, rồi tô kín ô khác mà mình lựa chọn;

Điền chính xác và đủ thông tin vào các mục trống ở phía trên phiếu TLTN, đối với số báo danh phải tô đủ cả 6 ô (kể cả các số 0 phía trước); điền chính xác mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi;

Khi nhận đề thi phải để đề thi dưới tờ phiếu TLTN; không được xem đề thi khi giám thị chưa cho phép;

Phải kiểm tra đề thi để đảm bảo: đề thi có đủ số lượng câu trắc nghiệm như đã ghi trong đề; nội dung đề được in rõ ràng, không thiếu chữ, mất nét; tất cả các trang của đề thi đều ghi cùng một mã đề thi. Nếu có những chi tiết bất thường trong đề thi, hoặc có 2 đề thi trở lên, thí sinh phải báo ngay cho giám thị để xử lý;

Khi hết giờ làm bài thi trắc nghiệm, có lệnh thu bài thí sinh phải ngừng làm bài, đặt phiếu TLTN lên trên đề thi và chờ nộp phiếu TLTN theo hướng dẫn của giám thị. Thí sinh không làm được bài vẫn phải nộp phiếu TLTN. Khi nộp phiếu TLTN, thí sinh phải ký tên vào hai phiếu thu bài thi;

Thí sinh không được nộp bài thi trước khi hết giờ làm bài. Chỉ được rời phòng thi sau khi giám thị đã kiểm đủ số phiếu TLTN của cả phòng thi và cho phép thí sinh ra về.

Khi có sự việc bất thường xảy ra, phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của giám thị.

Những vật dụng được đem vào phòng thi

Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh được mang vào phòng thi bút viết, bút chì đen, tẩy chì, com pa, thước kẻ, thước ê ke, thước vẽ đồ thị, dụng cụ vẽ hình; máy ghi âm, ghi hình chỉ có chức năng ghi thông tin mà không truyền được thông tin và nhận được tín hiệu âm thanh và hình ảnh trực tiếp nếu không có thiết bị hỗ trợ khác.

Đối với môn Địa lý, TS được phép mang vào phòng thi Atlat địa lý Việt Nam do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành và không được đánh dấu hoặc viết thêm bất cứ nội dung gì trong tài liệu thi.

Thí sinh được mang vào phòng thi các máy tính cầm tay không có chức năng soạn thảo văn bản (như tính năng ghi chép, ghi số điện thoại…), không có thẻ nhớ cắm thêm vào. Danh sách cụ thể các máy tính cầm tay thông dụng (làm được các phép tính số học, các phép tính lượng giác và các phép tính siêu việt) đáp ứng yêu cầu cơ bản nói trên: Casio FX 95, FX 220, FX 500A,  FX 500 MS, FX 500 ES, FX 500VNPlus, FX 570 MS, FX 570 ES, FX 570 ES Plus và FX 570 VN Plus; VinaCal 500MS, 570 MS, 570 ES Plus và 570 ES Plus II; Vietnam Calculator VN-500RS, VN 500 ES, VN 500 ES plus function, VN 570 RS, VN 570 ES và VN-570ES Plus; Sharp EL 124A, EL 250S, EL 506W, EL 509WM; Canon FC 45S, LS153TS, F710, F720 và các máy tính tương đương. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Nhung-luu-y-dac-biet-voi-thi-sinh-thi-tot-nghiep-THPT-1969403/

60 chỉ tiêu đại học nhưng chỉ có 2 hồ sơ dự thi

Posted: 24 May 2013 02:31 AM PDT

Thứ sáu, 24/5/2013, 11:38 GMT+7

Đại học Huế vừa công bố tỷ lệ chọi của các trường đại học và các phân hiệu trong đó có 22 ngành có tỉ lệ chọi dưới 1.

ĐH Khoa học có 23 ngành học nhưng hơn một nửa trong số này có số hồ sơ nộp vào thấp hơn so với chỉ tiêu. Ngành Toán ứng dụng 60 chỉ tiêu nhưng chỉ 2 hồ sơ.

Một số ngành ở trường ĐH Huế có tỉ lệ chọi rất thấp Ảnh: Hoàng HàMột số ngành ở trường ĐH Huế có tỉ lệ chọi rất thấp Ảnh: Hoàng Hà

Một số ngành học khác cũng có số hồ sơ nộp vào rất thấp như: Kỹ thuật trắc địa – Bản đồ 50 chỉ tiêu nhưng chỉ có 6 hồ sơ, Ngôn ngữ học 50 chỉ tiêu có 7 hồ sơ, ngành Hán – Nôm 50 chỉ tiêu chỉ có 12 hồ sơ… Đây là một trong những trường có điểm chuẩn vào hàng năm thấp.

Một số ngành khác của các ĐH Huế cũng kén sinh viên theo học như ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc có tỷ lệ chọi 0,17; Sư phạm tiếng pháp là 0,33 (hai ngành này thuộc ĐH Ngoại ngữ); ĐH Nông lâm có hai ngành dưới 1, Khoa học đất là 0,69; Nông thôn là 0,67…

Trong khi đó, ĐH Y Dược lại có tỷ lệ đầu vào khá cao, tất cả các ngành đều có tỷ lệ chọi từ 5,41 trở lên, Y đa khoa có tỷ lệ chọi cao nhất 8,72.

ĐH Bách khoa TP HCM năm nay có tỷ lệ chọi ở một số ngành thay đổi nhiều so với năm trước. Trong đó, tỷ lệ chọi nhóm ngành Hóa – Thực phẩm – Sinh học tăng gần gấp đôi từ 3,72 lên 6,29; nhóm ngành Môi trường tăng từ 4,01 lên 6,63. Nhóm ngành xây dựng giảm từ 3,88 xuống còn 2,58. Kiến trúc có tỷ lệ chọi cao nhất, có 40 chỉ tiêu nhưng có tới 574 hồ sơ với tỷ lệ 14,35.

Nguyễn Loan

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/giao-duc/2013/05/60-chi-tieu-dai-hoc-nhung-chi-co-2-ho-so-du-thi/

Nick hay là chuyện đốt đền, thắp lửa

Posted: 24 May 2013 01:31 AM PDT

Nick Vujicic, ht ging tm hn, Bt cha nh khng thing, t n, Tn Hoa Sen
Hơn 2.000 khán giả xem diễn thuyết của Nick tại sân vận động Mỹ Đình tối 23/5. Ảnh: Hồ Hương Giang
Tại sao lại là Nick mà không phải ai khác?

"Nick Vujicic tới Việt Nam, đối với cá nhân tôi trong ngành đào tạo và phát triển nhân lực 20 năm, những giá trị bài viết của Nick đã đăng tải trên youtube và qua các quyển sách được ấn bản do First News không có gì là mới lạ. Phần thứ hai cũng do công việc nhiều nên tôi không định tham gia sự kiện Nick mặc dù có thể lấy vé được dễ dàng. Tuy nhiên vào giờ phút cuối tôi thay đổi và quyết định tham dự hai buổi tối thứ tư và sáng thứ năm tại White Place sau khi hoãn các công việc với khách hàng. Cho tới bây giờ tôi cảm thấy may mắn vì đã quyết định tham gia và chứng kiến những gì Nick nói. 

Các cụ đã nói "Trăm Nghe Không Bằng Một Thấy". Theo quan điểm của tôi, giá trị lớn nhất Nick mang lại đó chính là người Việt Nam chúng tay hãy giúp người Việt Nam, mỗi người chúng ta cho dù không có gì đặc biệt nhưng hãy cố gắng giúp cho những người khác. Giá trị đó thật lớn và thật trùng hợp, những giá trị đó hoàn toàn trùng khớp với những giá trị mà ông bà tổ tiên chúng ta – người Việt Nam đã truyền dạy qua nhiều thế hệ. 

Điều thứ hai tôi cảm nhận được khi Nick nói hai lần trong hai hội thảo đó chính là sự khác biệt về tôn giáo giữa Nick và CEO Tôn Hoa Sen – đơn vị tài trợ chương trình này. Điều đó hoàn toàn đúng khi các tôn giáo đều muốn con người sống tốt hơn, yêu thương nhau. Đó là sự đồng cảm giữa những cá nhân trong nhân loại cùng chia sẻ một hàm giá trị. Tất nhiên còn nhiều điều nữa chia sẻ trong hai buổi nói chuyện của Nick. Nếu sự việc có vậy thì chắc không có bài báo này.

Sau khi tham dự về tôi có được một người bạn gửi cho bài trên Facebook của một tác giả. Trong bài báo có rất nhiều những điểm chỉ trích việc đưa Nick tới Việt Nam và các ý đồ của các đơn vị tài trợ v.v.

Nếu chỉ có một bài báo thì không thành vấn đề vì trong 84 triệu dân Việt Nam nếu có một người suy nghĩ  "khác biệt " cũng không ngạc nhiên. Tuy vậy bài báo đã có hơn 40 ngàn like trên facebook. Con số này lại thể hiện một chuyện khác khi một tập thể thể hiện suy nghĩ chưa sâu sắc.

Truyền thông VN có "nhẹ dạ"?

Hãy khoan bình luận tới chủ ý của tác giả bài viết trên facebook, chúng ta hãy tuần tự xem các điểm phản biện của tác giả.

Chẳng qua chỉ là để bán sách: Đúng nhưng bán sách có phải là tội không. Rõ ràng sách là một sản phẩm tri thức tốt cho người đọc và xã hội. Trong xã hội Việt Nam khi văn hóa đọc thể hiện qua con số thống kê trung bình người Việt đọc không quá 1 quyển sách Việt Nam (1), có gì là sai trái khi First New ước muốn mỗi người Việt Nam hãy đọc thêm những quyển sách để sống tốt hơn, yêu thương mọi người hơn và giúp đỡ mọi người nhiều hơn. Hơn thế nữa, các tập sách này nằm trong chương trình Hạt Giống Tâm Hồn – một chương trình tâm huyết của First New giúp thế hệ trẻ sống tốt hơn. Chẳng một ai kinh doanh chỉ vì lợi nhuận lại hoạt động trong một ngành mà một người tiêu dùng chỉ sử dụng ít hơn 1 sản phẩm một năm. Các bạn thử suy nghĩ với số lượng chai bia tiêu thụ trung bình trên đầu người tại Việt Nam thì sẽ hiểu như thế nào.

Tôn Hoa Sen hãy bỏ 32 tỷ ra từ thiện: Thật nực cười khi tác giả bài viết lại đi dạy bảo cho Tôn Hoa Sen về cách làm từ thiện. Chắc anh ta không biết Tôn Hoa Sen đã thực hiện rất nhiều chương trình từ thiện và hảo tâm trên cả nước từ rất nhiều năm nay. Chi phí để Tôn Hoa Sen mời một diễn giả  để truyền đạt thông điệp sống tốt hơn, yêu thương hơn tới hơn 84 triệu dân Việt Nam cũng là quá rẻ khi so với chi phí marketing cho người mẫu và ca sĩ tại Việt Nam. Tại sao tác giả không suy nghĩ nếu như Tôn Hoa Sen thật sự muốn marketing hiệu quả có thể tài trợ cho những ca sĩ nổi tiếng hoặc show diễn chân dài hàng ngày nhan nhản trên mặt báo. Hãy lắng nghe cái tâm của những người trong ban tổ chức. 

Tác giả có vẻ tán đồng và bảo vệ cho những người khuyết tật Việt Nam: Theo tôi đây là một sự mạo danh không thể chấp nhận được. Các anh chị khuyết tật đều có đủ tri thức và kiến thức để nhận lời tham gia vào chương trình của Tôn Hoa Sen và First News. Tác giả không phải là họ và càng không có quyền mạo danh họ để nói thay cho cộng đồng khuyết tật. Những anh chị khuyết tật trong cả nước sẽ cảm thấy vui vì một lý do đơn giản họ cũng như Nick rất yêu thương và trân trọng những giá trị cao đẹp trong cuộc sống. 

Tại sao chúng ta không suy nghĩ một cách tích cực rằng nhờ Nick cộng đồng khuyết tật Việt Nam sẽ có tiếng nói tốt hơn, sẽ được chú ý hơn và sẽ nhận được nhiều quan tâm hơn. Tôi thật sự không cầm được xúc động khi dịch giả Bích Lan với thân hình gầy gò đã dịch ba quyển sách trên bàn phím. Chắc chắn khi làm việc chị Bích Lan sẽ cảm thấy mệt mỏi nhưng cái gì đã làm cho chị vượt qua. Đó chính là sự đồng cảm giữa một con người và một con người, giữa những chân giá trị mà dân tộc nào, tôn giáo nào cũng đều hướng tới. Bằng việc mạo danh cộng đồng những người khuyết tật, tác giả bài viết nợ một lời xin lỗi tới tất cả những anh chị đã nêu trong bài báo trên facebook. 

Truyền thông nhẹ dạ: Nick đã tới rất nhiều quốc gia và đã gặp 8 nguyên thủ thế giới. Nếu nói truyền thông nhẹ dạ tất nhiên chắc cũng sẽ bao hàm mấy chục quốc gia và các nguyên thủ nói trên. Một chương trình được truyền hình trên VTV1 – kênh chính thống của quốc gia Việt Nam và với sự tham gia của những người giỏi nhất – nổi tiếng nhất của hệ thống truyền hình trung ương không thể nào “nhẹ dạ” như tác giả đã nói. Vấn đề tiếp theo, nếu như đúng “nhẹ dạ” nhưng giúp cho rất nhiều người sống tốt hơn, yêu thương nhiều hơn thì đấy cũng sẽ là sự nhẹ dạ đáng thương và cần được nhân rộng ra. 

Tác giả hỏi rằng tại sao không phải là một người khuyết tật Việt Nam lại là Nick: Câu trả lời rất đơn giản, Nick có chia sẻ anh đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều người từ lúc nhỏ tới lúc trưởng thành. Chính anh đã truyền cảm hứng "Người Việt hãy giúp Người Việt". Một câu hỏi đặt ra tác giả viết bài và 40 ngàn người bấm like trên facebook trong năm 2013 có bao giờ nghĩ tới người khuyết tật, đã bao giờ thực hiện một lần từ thiện, đã bao giờ thử cố gắng giúp những người khuyết tật Việt Nam mà chính bài báo nêu lên làm ví dụ. Nếu như họ thật sự giúp thì có thể họ có quyền nói và chỉ trích như vậy. Nhưng theo suy nghĩ chủ quan của tác giả, phần lớn trong số họ chắc chẳng giúp gì những người tàn tật nêu trong bài báo. Vì đơn giản, nếu họ có thật sự giúp thì họ sẽ hiểu nghĩa của từ yêu thương và không bao giờ viết hoặc bấm like cho một bài báo như trên. Chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng cùng với hiệu ứng Nick, các năm sau nữa sẽ có những gương vinh danh nỗ lực của người tàn tận một cách hệ thống và có chiều sâu như các đơn vị tổ chức tâm huyết và đã thực hiện một phần nào. 

Chúng ta cần có những cái nhìn nhiều chiều và phản biện. Tuy nhiên những chân giá trị căn bản như tình yêu đồng loại, chia sẻ… không thể đem ra thí nghiệm nhiều chiều. 

Tác giả viết bài trên có dụng ích gì – bảo vệ người khuyết tật chăng, giúp mọi người sống tốt hơn chăng, tạo lòng thương yêu giữa con người và con người chăng?

Tất cả những cái đó không hiện rõ và chỉ một dòng thể hiện đó chính là hành động “đốt đền” để có thể được nổi tiếng, để có thể có view hoặc like nhiều hơn trên mạng xã hội. 

Để kết thúc bài viết tôi xin trích dẫn lời nói của anh Thái Hòa – FPT: "FPT cũng chỉ là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam. Qua một số lớp học khác mà tôi đã từng giảng dạy, tôi nhận thấy rằng thiếu hụt lớn nhất của giới trẻ hiện nay không phải vấn đề nhận thức, mà là vấn đề niềm tin. Thực tế đau lòng là ở Việt Nam bây giờ ít có người còn niềm tin vào những điều tử tế. Đây thực sự là một nguy cơ lớn".

(Theo Giáo dục Việt Nam)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122540/nick-hay-la-chuyen-dot-den--thap-lua.html

Bộ GD-amp;ĐT: Kiểm tra công tác chuẩn bị thi tại Bình Định

Posted: 24 May 2013 01:31 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng (24/5), Đoàn công tác của Bộ GDĐT do ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh tra Bộ GDĐT phụ trách đã về kiểm tra công tác chuẩn bị thi tốt nghiệp trung học phổ thông và thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2013 tại Bình Định.

Quang cảnh buổi làm việc của Bộ GDĐT tại Bình Định
Quang cảnh buổi làm việc của Bộ GDĐT tại Bình Định

Báo cáo của Sở GDĐT Bình Định tại buổi làm việc cho biết, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay, toàn tỉnh có 22.334 thí sinh của 50 trường trung học phổ thông và 325 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên đăng ký dự thi. Sở GDĐT Bình Định đã thành lập 48 hội đồng coi thi với 954 phòng thi và huy động hơn 2.200 cán bộ, giáo viên làm nhiệm vụ coi thi.

Theo số liệu của Trường đại học Quy Nhơn, trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay, tại cụm thi liên trường TP. Quy Nhơn có 70.883 hồ sơ của thí sinh ở 6 tỉnh khu vực miền Trung đăng ký dự thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và 70 trường đại học, Học viện đóng ở Hà Nội và TPHCM. Hiện trường ĐH Quy Nhơn đã phối hợp với Sở GDĐT Bình Định khảo sát chọn 86 địa điểm thi tại các trường học trên địa bàn TP Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và Thị xã An Nhơn; dự kiến huy động 4.000 lượt cán bộ coi thi, giám sát; 200 lượt cán bộ, chiến sĩ công an bảo vệ và 80 lượt cán bộ y tế.

Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã chủ động triển khai tốt các bước chuẩn bị cho các kỳ thi như: Ban hành các văn bản chỉ đạo, các phương án, kế hoạch tổ chức các kỳ thi trên địa bàn tỉnh; tổ chức ôn tập kiến thức cho học sinh; học tập, phổ biến quy chế thi cho giáo viên, học sinh, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho các kỳ thi.

Ngành công an tỉnh cũng đã triển khai các phương án đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các kỳ thi. Các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng đã phối hợp với ngành GDĐT, Trường ĐH Quy Nhơn và các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; triển khai việc chuẩn bị nơi ăn, ở; phương tiện đi lại; có kế hoạch cung ứng điện, nước; thông tin liên lạc; kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; chuẩn bị ra quân "Tiếp sức mùa thi" năm 2013 tại cụm thi Quy Nhơn ….

Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng phát biểu kết luận buổi làm việc
Chánh Thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng phát biểu kết luận buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, Chánh thanh tra Bộ GDĐT Nguyễn Huy Bằng đã đánh giá cao nỗ lực của tỉnh Bình Định trong việc triển khai chuẩn bị bài bản, chu đáo cho các kỳ thi. Đồng thời, lưu ý Sở GDĐT Bình Định cùng Trường ĐH Quy Nhơn cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; rà soát kỹ cơ sở vật chất, các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi. Trong đó, cần đặc biệt chú trọng rà soát lực lượng trực tiếp tham gia công tác thi và tổ chức tập huấn kỹ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm giám thị coi thi cũng như lực lượng phục vụ cho kỳ thi.

Bên cạnh đó, toàn ngành cần tập trung tăng cường công tác thanh tra, giám sát để đảm bảo cho các kỳ thi diễn ra bình thường, trật tự, an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế và có chất lượng theo tinh thần Chỉ thị số 33 của Thủ tướng Chính phủ về "Chống tiêu cực trong thi cử và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục".

Ông Mai Thanh Thắng, Phó chủ tịch UBND tinh Bình Định phát biểu tại buổi làm việc
Ông Mai Thanh Thắng, Phó chủ tịch UBND tinh Bình Định phát biểu tại buổi làm việc

Ngoài ra, các thành viên trong Đoàn công tác của Bộ GDĐT còn lưu ý Sở GDĐT Bình Định cùng Trường ĐH Quy Nhơn cần chủ động xây dựng các phương án ứng phó thích hợp với những diễn biến bất thường, phức tạp của tình hình thời tiết như nắng nóng, mưa đá, lốc xoáy… để tổ chức tốt các kỳ thi năm nay. 

Xuân Nguyên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Bo-GD-DT-Kiem-tra-cong-tac-chuan-bi-thi-tai-Binh-Dinh-1969408/

Comments