Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Tốt nghiệp 2013: Băn khoăn vì máy ghi âm, ghi hình

Posted: 23 May 2013 08:30 AM PDT

Chỉ còn 10 ngày nữa, hơn 1 triệu học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tới giờ các trường vẫn bối rối khi thực hiện quy định mới về việc thí sinh được phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi.

tt nghip, tiu cc, my ghi m, ghi hnh

Làm thủ tục vào phòng thi tốt nghiệp THPT tại một hội đồng thi ở Hà Nội năm 2012.

Gây khó cho giám thị

Ông Trần Văn Thi – Hiệu trưởng Trường THPT Lục Ngạn 3, Bắc Giang cho biết, nhà trường đã phổ biến quy chế thi, đặc biệt là những điểm mới của kỳ thi năm nay tới toàn bộ giáo viên và học sinh trong trường.

Nhiều giáo viên chia sẻ những băn khoăn, lo ngại về những khó khăn trong việc phân biệt, giám sát các phương tiện ghi âm, ghi hình khi các em mang vào phòng thi. "Quy định mới tăng cường sự giám sát của người thi đối với người làm công tác thi cử, khiến cán bộ coi thi ý thức cao hơn khi làm việc. Thế nhưng, nó cũng ít nhiều gây áp lực cho giáo viên, bởi không phải ai cũng am hiểu phương tiện để phân biệt, phát hiện những loại nào thí sinh được phép mang vào phòng thi. Trong khi đó, công nghệ thay đổi theo ngày, nhiều loại thiết bị thu phát tinh vi, nhỏ như cúc áo, rất khó phát hiện" – ông Thi chia sẻ.

Hiện Trường THPT Lục Ngạn 3 áp dụng giải pháp huy động những giáo viên dạy tin học am hiểu về công nghệ chia sẻ kiến thức với toàn bộ giáo viên trong trường để mọi người có những kiến thức cơ bản, có thể nhận biết được các loại máy có và không có chức năng phát tại chỗ. "Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là mọi người sẽ phải thật cẩn trọng, làm đúng chức năng của mình trong kỳ thi tới" – ông Thi nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, ông Nghiêm Quý Bình – Hiệu trưởng Trường THPT Đông Anh, Hà Nội cũng cho rằng, giám thị sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phân biệt các loại thiết bị thu phát. Ngoài ra, họ sẽ căng thẳng và lo trách nhiệm của mình hơn khi tham gia coi thi.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền – Hiệu trưởng Trường Tây Hồ (quận Tây Hồ, Hà Nội) nhận định, việc cho phép mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi đã thành quy chế thì phải tuân theo và cứ đúng quy định là được. "Trong tuần tới, nhà trường sẽ tổ chức các đợt tập huấn cho giáo viên tham gia công tác coi thi về các loại thiết bị thu phát" – bà Huyền nói.

Ở các tỉnh miền núi, học sinh có vẻ "hiền" hơn. Tại Trường THPT Tô Hiệu (Sơn La), cô giáo Nguyễn Thị Minh Thuý – Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Kỳ thi này trường có 465 thí sinh dự thi. "Chúng tôi có tập huấn cho giáo viên và thông báo quy chế cho học sinh, yêu cầu các em phải làm giấy cam đoan, nếu mang thiết bị ghi âm, ghi hình vào phòng thi thì thiết bị phải không có chức năng phát tại chỗ. Thế nhưng, chúng tôi không nhận được một thắc mắc nào của học sinh về quy chế này”.

Ông Hoàng Tiến Đức -Giám đốc Sở GDĐT Sơn La cũng nhận định, năm học này, tỉnh Sơn La có gần 9.900 thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT. Việc hướng dẫn các thí sinh về quy chế thi tốt nghiệp được chú trọng để giúp các em tránh được những vi phạm không đáng có. "Tuy nhiên, việc mang thiết bị ghi âm, ghi hình, chúng tôi cũng thông báo ở mức độ vừa phải để cả giám thị lẫn học sinh không lo lắng thái quá trước một kỳ thi"- ông nói.

Chỉ là giải pháp tình thế!

Đó là nhận định của nhiều giáo viên coi thi. Ông Đào Ngọc Đình – giáo viên Trường THPT chuyên Hưng Yên cho rằng, việc này không ngăn chặn tiêu cực mà nó còn làm rối tình hình. Biểu hiện có thể thấy đầu tiên là 1 thí sinh trong phòng thi mà quay phim, chụp ảnh sẽ không tập trung được vào bài thi và còn làm ảnh hưởng tới các thí sinh khác. "Muốn giám thị làm nghiêm, công tác thanh tra, giám sát phải thật chặt, nếu phát hiện vi phạm kỷ luật thật nghiêm khắc, cứ cắt lương, đuổi việc vài trường hợp là sợ ngay" – ông Đình phân tích.

Trao đổi với NTNN, thầy Đỗ Việt Khoa – người góp công sức trong việc phanh phui gian lận thi cử ở hội đồng thi THPT Đồi Ngô 2012 cho rằng, việc cho phép thí sinh mang máy ghi hình… vào phòng thi tốt nghiệp là một tiến bộ so với quy định cũ, hỗ trợ thí sinh chống gian lận thi cử. "Quy định này ít nhiều có tác dụng làm giảm gian lận thi cử, mà phần lớn do sự tiếp tay của giám thị coi thi. Từ nay, giám thị sẽ sợ thí sinh ghi hình mà phải coi thi nghiêm túc hơn. Đó là áp lực cần thiết để giáo viên coi thi nghiêm túc. Người nghiêm túc không bao giờ sợ bị ghi âm, ghi hình" – ông Khoa chia sẻ.

Ông Khoa cũng cho biết, theo tìm hiểu của ông ở một số trường, nhà trường không thông báo tới thí sinh quyền được mang máy quay clip, thậm chí có nơi còn đe dọa, gây khó dễ cho học sinh. Ông Khoa cũng cho rằng, việc Bộ GDĐT cho thí sinh quyền giám sát giám thị có thể phanh phui thêm một số vụ việc tiêu cực như "Đồi Ngô" nhưng khó có thể có một kỳ thi nghiêm túc khi cơ chế giáo dục không thay đổi.

Cô Nguyễn Thị Hà – giáo viên Trường THPT Từ Liêm (Hà Nội): Chỉ lo sơ sẩy

Nhiều
năm đi coi thi nhưng chưa bao giờ tôi có cảm giác hồi hộp như năm nay.
Những năm trước, phát hiện thí sinh mang điện thoại đã khó, giờ lại lo
làm sao có thể phân biệt được chính xác loại thiết bị nào có hay không
có chức năng phát tại chỗ. Chưa kể, sơ sẩy quần áo hay chẳng may ngồi
lâu, mắt lim dim một tí chúng chụp được rồi đưa lên mạng.

Ông Trần Văn Tuấn – phụ huynh học sinh Trường THPT Chiềng Sinh (TP.Sơn La): Tốt nhưng chưa hợp lý

Tiêu
cực trong thi cử ở Sơn La chắc không như ở những nơi khác. Bằng chứng
là thời gian qua ở Sơn La đã có những năm học sinh cấp 3 cả huyện gần
như trượt hết; có những con cháu cán bộ to vẫn trượt kỳ thi tốt nghiệp
THPT. Theo tôi, việc cho học sinh mang máy ghi hình, ghi âm vào phòng
thi tốt nghiệp để chống gian lận cũng là việc tốt nhưng chưa hợp lý. Nếu
cấp trên thấy việc này là cần thiết thì hãy giao cho chính các giám thị
làm. Sau kỳ thi bắt buộc phải nộp lại băng ghi hình đó. Như vậy sẽ tốt
hơn nhiều cho hầu hết thí sinh.

Ông Trần Văn Thi – Hiệu trưởng Trường THPT Lục Ngạn 3, Bắc Giang: Sẽ gây áp lực cho giáo viên

Quy
định mới làm cán bộ coi thi ý thức cao hơn khi làm việc. Thế nhưng, nó
cũng ít nhiều gây áp lực cho giáo viên, bởi không phải ai cũng am hiểu
phương tiện để phân biệt, phát hiện những loại nào thí sinh được phép
mang vào phòng thi.

(TheoHà An – Kiều Thiện/ Dân Việt)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122312/tot-nghiep-2013--ban-khoan-vi-may-ghi-am--ghi-hinh.html

Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng nhận thêm trọng trách

Posted: 23 May 2013 08:30 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (23/5), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định Phân công Thứ trưởng Bộ GDĐT kiêm giữ chức vụ Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân, nhiệm kỳ 2013 – 2018. Tham dự và trao Quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận, đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục chức năng của Bộ GDĐT, cùng đông đảo các tổ chức đoàn thể, cán bộ, giảng viên, sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

v
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận chúc mừng tân Hiệu trưởng và tặng hoa nguyên Hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Nam

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bùi Mạnh Nhị đã đọc các Quyết định của Bộ trưởng Bộ GĐĐT về việc miễn nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân với ông Nguyễn Văn Nam và Quyết định phân công Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng kiêm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân, nhiệm kỳ 2013 – 2018.

Trao Quyết định kiêm nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng cho Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Mạnh Hùng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã có đôi lời chia sẻ, gửi gắm và phân tích những lý do khách quan mà Ban cán sự Đảng bộ Bộ GDĐT sau khi thống nhất ý kiến với Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đưa ra quyết định phân công Thứ trưởng Bộ GDĐT về kiêm nhiệm Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân.

Thay mặt lãnh đạo Bộ GDĐT, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ghi nhận GS Nguyễn Văn Nam – Nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân – là nhà kinh tế, cán bộ quản lý lâu năm có kinh nghiệm, uy tín của ngành kế hoạch – tài chính – ngân hàng của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Bằng năng lực và sự cố gắng liên tục, trong nhiều năm, GS Nguyễn Văn Nam đã có những đóng góp to lớn vào sự phát triển của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn cuối của nhiệm kỳ Hiệu trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Nam đã có một số khuyết điểm đã được kết luận và xử lý.

v
Các cán bộ giảng viên nhà trường chúc mừng tân Hiệu trưởng Phạm Mạnh Hùng

Trao Quyết định kiêm nhiệm Hiệu trưởng cho Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã bày tỏ niềm tin, với vai trò, kinh nghiệm của PGS.TS Phạm Mạnh Hùng đã trải qua các cương vị công tác như Phó Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Chánh văn phòng Bộ, Thứ trưởng Bộ GDĐT, nay với sự ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ của cán bộ, giảng viên, công nhân viên, nhà giáo công tác tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình.

Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng có đôi lời trao đổi với tập thể cán bộ, công chức của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân về những vấn đề liên quan đánh giá tình hình và phát triển tiếp theo của nhà trường. 

Đầu tiên, Bộ trưởng khẳng định vị trí, vai trò và những đóng góp của Đại học Kinh tế Quốc dân, là một trường lớn, trường trọng điểm, có truyền thống, trường hàng đầu trong khối kinh tế. Có đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng của Đảng – dân tộc vào sự nghiệp khoa học công nghệ và giáo dục đào tạo của đất nước.

Trong thời gian gần đây, trong nhà trường xuất hiện một số biểu hiện bất thường, đáng lo ngại. Sau khi Bộ GDĐT có quyết định phê bình tập thể lãnh đạo trường, tình hình nhà trường vẫn không có chuyển biến, và trở nên phức tạp hơn.

Trong nội bộ Đảng ủy, Ban Giám hiệu có những diễn biến không bình thường, thể hiện mất dân chủ, phê bình và tự phê bình yếu, dẫn đến mất sức chiến đấu, suy giảm nghiêm trọng khả năng đoàn kết, lãnh đạo của tập thể.

Trong đó có việc lấy phiếu tín nhiệm bầu Hiệu trưởng, một số cán bộ, giảng viên đương chức, đã nghỉ hưu, các cơ quan báo chí đã gửi văn bản, đưa thư kiến nghị tới Bộ GDĐT và các cơ quan khác không đồng tình về cách làm.

v
Lãnh đạo Bộ GDĐT và Đảng bộ Khối các trường ĐH, CĐ Hà Nội chúc mừng tân Hiệu trưởng

Bộ trưởng nhấn mạnh: Việc đưa cán bộ về làm lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhiệm kỳ mới, Ban cán sự Đảng Bộ GDĐT đã bàn nhiều, có ý kiến của Thường trực Thành ủy Hà Nội và quyết định đưa một lãnh đạo Bộ GDĐT về kiêm nhiệm trong khi công việc của Bộ, lãnh đạo Bộ nhiều, nhưng là việc phải làm.

Bộ trưởng bày tỏ mong muốn, tập thể Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ý thức đầy đủ sứ mệnh, vinh dự và trách nhiệm của mình, đoàn kết để hoàn thiện các chức danh lãnh đạo nhiệm kỳ 2013 – 2018 này.

Phát biểu, bày tỏ lời cảm ơn Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận đã tin tưởng phân công kiêm nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng hứa: Với ý thức trách nhiệm, niềm tin, tôi nguyện sẽ cùng tập thể lãnh đạo, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trên tinh thần dân chủ, vì sự ổn định và phát triển của nhà trường, củng cố xây dựng khối đoàn kết nhất trí, hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao phó.

Thái Yên

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Thu-truong-Pham-Manh-Hung-nhan-them-trong-trach-1969377/

Tốt nghiệp đại học, cụ bà 85 tuổi có ngay việc làm

Posted: 23 May 2013 08:30 AM PDT

Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1943, cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi nhận bằng cử nhân ĐH Marian (Wisconsin) vào ngày 18/5 mới đây. Ngay sau đó, bà dự định sẽ bắt đầu một công việc mới: hỗ trợ một bác sĩ địa phương trong việc gọi điện cho những bệnh nhân cao tuổi.

c b, tt nghip i hc, vic lm, 85 tui, Willadene Zedan
Cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH Marian

"Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho công việc mới này" – cụ bà đã lên chức "cụ" chia sẻ.

Bà Zedan hiện đang sống ở Fond du Lac, Wisconsin, Mỹ. Năm 1998, chồng bà mất. Sau vài năm, bà Zedan đã tham gia buổi học đầu tiên ở ĐH Marian gần nhà. Sau khi nhận ra rằng mình "yêu không khí của trường đại học", bà bắt đầu đăng ký 4 lớp học một kỳ. Cuối cùng, bà tuyên bố sẽ theo học chuyên ngành thần học bởi bà vốn có một đức tin mạnh mẽ và có vẻ như ngành học này rất phù hợp với bà.

Bà Zedan chia sẻ rằng đã rất cố gắng hòa hợp với những sinh viên khác mặc dù bà qúa già so với họ. "Tất cả sinh viên đều yêu quý tôi".

Tuy nhiên, học tập trong trường đại học không phải là điều duy nhất mà bà đã làm được ở độ tuổi này. Số báo Xuân năm 2012 của Tạp chí ĐH Marian đưa tin bà Zedan đã dành 5 tuần tới Rome học về văn hóa Ý giai đoạn thế kỉ 19-20.

"Mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu mới. Mỗi ngày, bạn không bao giờ thấy mình quá già để học tập" – cụ bà 85 tuổi khẳng định.

c b, tt nghip i hc, vic lm, 85 tui, Willadene Zedan
Cụ bà Zedan tham gia một hoạt động tập thể

Bà Lisa Kidd – giám đốc phòng Quan hệ đại học, ĐH Marian cho biết từ trước tới nay trường này chưa có bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp ở tuổi 85 như bà Zedan. Ngoài làm công việc của mình ở trường đại học, bà Kidd cũng từng cộng tác với cụ bà Zedan trong việc chụp hình và trả lời phỏng vấn. "Làm việc với bà ấy rất thoải mái và dễ dàng. Lúc nào trong bà cũng có sự nhiệt huyết" – bà Kidd nhận xét về sinh viên lớn tuổi này.

Cụ bà Zedan nhận được lời mời làm công việc hỗ trợ bác sĩ sau khi bà kể với vị bác sĩ này về việc sắp tốt nghiệp đại học trong một lần kiểm tra sức khỏe. Không giống như nhiều sinh viên khác, bà ra trường với những kế hoạch công việc rất rõ ràng và chắc chắn.

Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122344/tot-nghiep-dai-hoc--cu-ba-85-tuoi-co--ngay-viec-lam.html

Tốt nghiệp đại học, cụ bà 85 tuổi có ngay việc làm

Posted: 23 May 2013 07:30 AM PDT

Sau khi tốt nghiệp trung học vào năm 1943, cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi nhận bằng cử nhân ĐH Marian (Wisconsin) vào ngày 18/5 mới đây. Ngay sau đó, bà dự định sẽ bắt đầu một công việc mới: hỗ trợ một bác sĩ địa phương trong việc gọi điện cho những bệnh nhân cao tuổi.

c b, tt nghip i hc, vic lm, 85 tui, Willadene Zedan
Cụ bà Willadene Zedan, 85 tuổi vừa tốt nghiệp ĐH Marian

"Tôi đã chuẩn bị tinh thần cho công việc mới này" – cụ bà đã lên chức "cụ" chia sẻ.

Bà Zedan hiện đang sống ở Fond du Lac, Wisconsin, Mỹ. Năm 1998, chồng bà mất. Sau vài năm, bà Zedan đã tham gia buổi học đầu tiên ở ĐH Marian gần nhà. Sau khi nhận ra rằng mình "yêu không khí của trường đại học", bà bắt đầu đăng ký 4 lớp học một kỳ. Cuối cùng, bà tuyên bố sẽ theo học chuyên ngành thần học bởi bà vốn có một đức tin mạnh mẽ và có vẻ như ngành học này rất phù hợp với bà.

Bà Zedan chia sẻ rằng đã rất cố gắng hòa hợp với những sinh viên khác mặc dù bà qúa già so với họ. "Tất cả sinh viên đều yêu quý tôi".

Tuy nhiên, học tập trong trường đại học không phải là điều duy nhất mà bà đã làm được ở độ tuổi này. Số báo Xuân năm 2012 của Tạp chí ĐH Marian đưa tin bà Zedan đã dành 5 tuần tới Rome học về văn hóa Ý giai đoạn thế kỉ 19-20.

"Mỗi ngày đều là một cuộc phiêu lưu mới. Mỗi ngày, bạn không bao giờ thấy mình quá già để học tập" – cụ bà 85 tuổi khẳng định.

c b, tt nghip i hc, vic lm, 85 tui, Willadene Zedan
Cụ bà Zedan tham gia một hoạt động tập thể

Bà Lisa Kidd – giám đốc phòng Quan hệ đại học, ĐH Marian cho biết từ trước tới nay trường này chưa có bất cứ sinh viên nào tốt nghiệp ở tuổi 85 như bà Zedan. Ngoài làm công việc của mình ở trường đại học, bà Kidd cũng từng cộng tác với cụ bà Zedan trong việc chụp hình và trả lời phỏng vấn. "Làm việc với bà ấy rất thoải mái và dễ dàng. Lúc nào trong bà cũng có sự nhiệt huyết" – bà Kidd nhận xét về sinh viên lớn tuổi này.

Cụ bà Zedan nhận được lời mời làm công việc hỗ trợ bác sĩ sau khi bà kể với vị bác sĩ này về việc sắp tốt nghiệp đại học trong một lần kiểm tra sức khỏe. Không giống như nhiều sinh viên khác, bà ra trường với những kế hoạch công việc rất rõ ràng và chắc chắn.

Nguyễn Thảo(Theo Huffington Post)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122344/tot-nghiep-dai-hoc--cu-ba-85-tuoi-co--ngay-viec-lam.html

Luyện thi thế nào cho tốt?

Posted: 23 May 2013 07:30 AM PDT

(GDTĐ) – Đây là tâm lý chung của nhiều thí sinh khi đứng ở ngã ba của sự lựa chọn. Nếu chọn lựa không chính xác, tham gia những cua luyện thi vừa không hiệu quả, lại thêm mệt thân.

Luyện theo phong trào không hiệu quả

Một thời gian dài ở Hà Nội và khu vực các tỉnh phía Bắc, "lửa" trong các lò luyện thi đã nguội dần. Thực tế là nhiều "sĩ tử" cắp cặp đi ôn luyện ở những "lò" với những thầy có tên tuổi đình đám cả nhưng kết quả thi không được như mong muốn. Trong khi đó ở nhiều địa phương, kể cả vùng nông thôn, không ít "sĩ tử" chỉ luyện thi bằng…. sách giáo khoa nhưng vẫn đỗ đại học điểm cao vào những trường top đầu. 

Điều này minh chứng, không phải để thi đỗ đại học là phải tham gia luyện thi, thực tế là ý thức người học và kiến thức là những yếu tố chính quyết định.

Năm nay, không khí luyện thi đã có phần náo nhiệt hơn những năm trước, từ luyện thi ở nhà với gia sư, luyện thi tại trung tâm với những chuyên gia hàng đầu, cho đến luyện thi trực tuyến. Thực tế là không ít thí sinh đã đi học luyện thi tràn lan ở nhiều lớp, nhiều trung tâm, với nhiều thầy cô, hết ca này sang ca khác. Điều này chỉ thêm mệt mỏi, căng thẳng chứ không hẳn đã đem lại hiệu quả. 


Trúng tuyển ĐH, CĐ yếu tố quyết định là ý thức của người học

Lê Văn Hiệu – Học sinh lớp 12 Trường THPT Đống Đa, Hà Nội cho biết: Em đi học luyện thi ở nhiều nơi, thấy lớp học thì đông, nhiều bạn đi chỉ theo phong trào đến được lớp cũng chẳng làm bài tập, thầy hỏi thì không trả lời được vì kiến thức đã mất gốc. Không ít người đi luyện hết ca này đến ca khác, mệt mỏi, ngủ gật cả buổi. Theo Hiệu, luyện thi lớp đông như vậy không thực tế, cho dù thầy giáo có tiếng, phương pháp tốt nhưng học sinh có theo kịp được không mới là quan trọng. Từ thực tế đó, Hiệu lựa chọn cách luyện thi cho mình là học nhóm, thuê gia sư sinh viên đến luyện, chi phí cũng không nhiều. Một nhóm 3 người nếu không hiểu hỏi được ngay.

Và tìm đến online

Nhạy bén nắm bắt nhu cầu người học, thi, những năm gần đây đã xuất hiện hình thức luyện thi trên mạng internet, cách thức ôn luyện thi online này đang được nhiều học sinh chọn vì không những tiết kiệm thời gian, chi phí mà số lượng đề thi lại phong phú và đa dạng. 

Người học chỉ cần đăng ký một tài khoản cố định trên trang web, tải không giới hạn bài giảng các môn học của nhiều giảng viên đại học cũng như các giáo viên THPT uy tín, tham gia giải các đề thi đại học dưới hình thức tự luận cũng như trắc nghiệm của hàng trăm trường đại học trên cả nước… 

Việc học, luyện thi có thể ở bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào, chỉ cần có một chiếc máy tính có kết nối internet là được. Có những website, người học viên có thể theo học miễn phí, nhưng cũng có những website có thu phí như website: hocmai…, để theo học một khóa trực tuyến, thành viên phải đóng từ 200.000đ đến 350.000đ. Nếu đăng ký 2 khóa học sẽ được giảm 20%, đăng ký 3 khóa sẽ được giảm 30% và nếu đăng ký từ 4 khóa trở lên sẽ được giảm tới 40%.

Dĩ Hạ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Luyen-thi-the-nao-cho-tot-1969378/

Ô tô tải đâm nhóm học sinh, 6 em thương vong

Posted: 23 May 2013 07:30 AM PDT

Thông tin ban đầu, sự việc xảy ra vào khoảng 14h25 phút chiều nay (23/5), tại địa phận khối 4, thị trấn Anh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đoạn gần khu vực nghĩa trang Việt – Lào xảy ra vụ tai nạn thương tâm khiến 1 học sinh tử vong, 5 em khác bị thương.

Hiện trường vụ tai nạn

Một số nhân chứng cho biết, vào thời gian trên, chiếc xe tải mang BSK 37C – 022.53 do lái xe Nguyễn Cảnh Toàn (trú quán tại khối 4 – Thị trấn Đô Lương, Nghệ An) điều khiển theo hướng Con Cuông về Diễn Châu đã đâm thẳng vào một nhóm học sinh lớp 12 đi xe đạp đang trên đường đi ôn thi tốt nghiệp.

Chiếc xe tải kéo 8 chiếc xe đạp trên đường, trong đó có 5 xe bị cuốn vào gầm xe kéo theo khoảng 100m cùng với các em học sinh. Tại hiện trường, một em học sinh đã tử vong, 5 em đang trong tình trạng bị thương nặng. 8 chiếc xe đạp bị ô tô cuốn vào gầm đều bị hư hỏng nặng.

Ngay sau khi xảy ra tai nạn, người dân đã nhanh chóng đưa các em bị thương đi cấp cứu tại bệnh viện Đa khoa huyện Anh Sơn.

Vụ tai nạn khiến 1 em học sinh tử vong, 5 em khác bị thương

Thầy Nguyễn Cảnh Tuấn – Hiệu trưởng trường THPT Anh Sơn I cho biết, danh tính các em học sinh trong vụ tai nạn gồm: Em Nguyễn Thị Cúc (học sinh lớp 12D3, xóm 11, xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn) – đã tử vong, em Trương Thị Dung (học sinh lớp 12A4, trường THPT Anh Sơn I) bị thương nặng đang được chuyển lên bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An cấp cứu, 4 em còn lại là các em Hiệp, Anh, Loan, Thiện (chưa rõ họ) đã qua cơn nguy kịch và sức khỏe tiến triển tốt, không ảnh hưởng đến tính mạng.

Sau khi xẩy ra tai nạn, lãnh đạo huyện Anh Sơn trường THPT Anh Sơn I đã đến thăm hỏi, động viên gia đình các em bị nạn.

Lực lượng CSGT huyện Anh Sơn điều tra nguyên nhân vụ tai nạn (Ảnh: Sỹ Thuần)

Trao đổi với PV Dân trí cuối buổi chiều ngày 23/5, ông Nguyễn Trọng Hoàn – Chánh văn phòng Sở GDĐT Nghệ An cũng cho biết: "Sau khi nhận được thông tin từ trường THPT Anh Sơn I có một nhóm học sinh bị nạn trên đường đi ôn thi, Sở GDĐT đã cử đoàn đến thăm hỏi, chia sẻ, động viện gia đình các em học sinh bị nạn".

Hiện nguyên nhân vụ tai nạn đang được cơ quan Công an huyện Anh Sơn điều tra, làm rõ.

Nguyễn Duy – Doãn Hòa

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/o-to-tai-dam-nhom-hoc-sinh-6-em-thuong-vong-734223.htm

Những hình ảnh xúc động về bé gái không chân tay

Posted: 23 May 2013 07:30 AM PDT

- Trưa 23/5, gia đình cô bé không tay không
chân Nguyễn Linh Chi đã đưa em xuống Hà Nội để nghe Nick Vujicic nói chuyện
với các bạn trẻ tại SVĐ QG Mỹ Đình.

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Linh Chi trong vòng tay mẹ.

Ngay khi xuống bến xe Mỹ Đình lúc 12h30 trưa nay, gia đình em được nhóm những người tốt biết được câu chuyện của bé Nguyễn Linh Chi qua Facebook đưa đi ăn rồi dẫn về Đài Truyền hình Việt Nam  sau đó.

Ngồi trong một quán ăn gần sân vận động quốc gia Mỹ Đình, chị Trần Thu Dung, mợ của Linh Chi cho biết: "Gia đình cháu có hai chị em. Linh Chi là chị cả. Dưới là em trai chuẩn bị vào lớp 1. Bố cháu làm trong ngành viễn thông. Mẹ làm ở bưu điện tỉnh.

Họ hàng nội ngoại của cháu từ trước tới nay không có ai bị như vậy. Đến ngày sinh, mọi người thực sự bất ngờ vì cháu không có tay và chân".

Thương cháu, những khi rảnh rỗi chị Dung lại lên đón Linh Chi về nhà ông bà ngoại chơi. Biết công việc của anh rể và vợ bận bịu nên chị cũng thường xuyên đến nhà thay vợ chồng anh chị chăm sóc Linh Chi.

Ngồi bên cạnh con gái, mẹ bé Linh Chi cho biết: "Mong ngóng 9 tháng 10 ngày nên khi con sinh ra như vậy, mình nhiều lúc cũng thấy tuyệt vọng, chán nản".

Bố em, anh Nguyễn Đình Nam ngồi kế bên rưng rưng: "Nhìn con như
vậy, mình đau lòng và rất buồn. Nhưng rồi nhìn con gái bé bỏng lúc cười
lúc ngủ thật xinh, niềm vui làm cha lại ùa về. Mình lặng nhìn con rồi
lại khóc vì hạnh phúc nhỏ đang có.

Sau giây phút bất ngờ, vợ chồng mình lại tự động viên nhau đứng
dậy để chăm sóc con mọi người, bình thường ai chả muốn lành lặn. Thật
sự lúc đó mình rất buồn nhưng phải động viên vợ và bản thân để vượt lên
hoàn cảnh để nuôi con".

Với hình hài dị dạng từ lúc sinh ra, gia đình anh chưa bao giờ mong Linh Chi sẽ được học ở một ngôi trường bình thường như những đứa trẻ khác. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực không ngừng của bản thân cùng sự giúp đỡ của gia đình, thầy cô, hiện tại Linh Chi đã viết được tên mình bằng cách kẹp bút vào cằm.

Linh Chi hiện đang học lớp 1 (Trường Tiểu học Nguyễn Thái Học, Yên Bái).

Anh Nam (cha Linh Chi) tâm sự: "Đôi khi cũng thấy buồn vì con về nhà kể chuyện bị bạn bè trêu đùa. Nhưng trẻ con nỗi buồn qua đi cũng nhanh. Linh Chi rất thích đến trường vì có bạn bè, thầy cô bên cạnh".

Hỏi mơ ước sau này cho con gái là gì, anh chỉ cười buồn: "Với riêng con, ước mơ thì nhiều lắm nhưng chỉ mong con được vui vẻ và được làm những gì cháu thích. Với xã hội, tôi chỉ muốn mọi người có cái nhìn thiện cảm với các cháu để không chỉ Linh Chi mà người có khuyết tật nói chung đỡ tủi thân".

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Linh Chi trong căn nhà ở Yên Bái 

(Ảnh: NVCC)

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Linh Chi tinh nghịch khi trò chuyện với người đối diện

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Nói chuyện điện thoại

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Với hình ảnh tự vẽ

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lcLinh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Gọi điện cho người thân

Linh Chi, khng chn khng tay, Nick Vujicic, ngh lc

Cùng bố mẹ vừa xuống Hà Nội đi xem Nick diễn thuyết

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122378/nhung-hinh-anh-xuc-dong-ve-be-gai-khong-chan-tay.html

Trường học “ngủ đông” ngày nắng nóng

Posted: 23 May 2013 07:30 AM PDT

(GDTĐ) – Nắng nóng kéo dài trong nhiều ngày làm cho không khí ngột ngạt, oi nồng, cho nên hầu hết trường học trên địa bàn TP Đà Nẵng đều hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời. Hiện tượng thời tiết khắc nghiệt này đã tác động không nhỏ  tới công tác tổ chức ăn, và chăm sóc học sinh bán trú của các trường học. 

Cô Lê Thị Lâm Trúc, Hiệu trưởng Trường MN Hoàng Nhi (Khuê Trung, Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) cho hay: "Ngoài việc tăng cường theo dõi, chăm sóc trẻ trên lớp, tạo không gian thoáng mát, bổ sung thêm hệ thống quạt thì nhà trường còn đặc biệt chú trọng quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong mùa hè, cũng như trong những ngày nắng nóng".


Nắng nóng đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng nhưng hoạt động học tập của học sinh

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều trường học quan tâm nhất là công tác phòng ngừa bệnh, đặc biệt là các loại bệnh dễ mắc và dễ lây lan cho trẻ và học sinh. Cô Trịnh Thị Thu Tâm nói: "Nắng nóng mọi người đều có thể mắc các bệnh nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ em. Để chủ động phòng, chống các bệnh có thể phát sinh trong mùa hè như tiêu chảy, sốt xuất huyết, cúm, đặc biệt là bệnh tay chân miệng… nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín, uống sôi, chọn mua thực phẩm tươi sạch, chế biến và bảo quản thức ăn hợp vệ sinh. Cho trẻ rửa tay theo đúng quy trình có sự giám sát của giáo viên; vệ sinh đồ dùng học tập, đồ chơi, lớp học, khuôn viên trường theo chế độ từng ngày. Ngoài ra, nhà trường phân công và bố trí mỗi lớp học có 2 giáo viên túc trực, theo dõi tình hình sức khỏe và chăm sóc các cháu trong suốt thời gian trẻ học tập tại trường".

Sự thay đổi thất thường của thời tiết trong mùa hè gây ra nắng nóng kéo dài, cùng với điều kiện vệ sinh môi trường chưa đảm bảo… là những tác nhân gây ra dịch bệnh tại các nhóm trẻ gia đình và nhiều trường mầm non tư thục trên địa bàn Đà Nẵng. Đang chăm sóc con trai là cháu Lê Viết Nguyên Hải (27 tháng tuổi) tại khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa quận Cẩm Lệ), anh Lê Viết Định (Quá Giáng, xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) cho hay: "Đang ăn, ngủ bình thường, nhưng 3 ngày trước sau khi đón cháu ở nhóm trẻ gia đình về thì  bỗng dưng cháu quấy khóc cả đêm, có triệu chứng ho và khó thở. Do chủ quan, vợ chồng chỉ mua thuốc về cho cháu uống nhưng không hề thấy các triệu chứng thuyên giảm. Sốt ruột và lo lắng, gia đình quyết định đưa cháu đến bệnh viện. Tại đây, các bác sĩ khám và chẩn đoán cháu bé bị suy hô hấp – hen phế quản phổi".

Theo số liệu thống kê của Bệnh viện đa khoa quận Cẩm Lệ (TP Đà Nẵng), trung bình mỗi tuần có khoảng 350 trẻ nhỏ dưới 5 tuổi nhập viện khám và điều trị. Trong vài ngày qua, con số này tăng đột biến, khiến đội ngũ bác sĩ, y tá luôn phải "căng mình" làm việc trong tình trạng quá tải. Theo bác sĩ  Lâm Quang Đông – người trực tiếp khám và điều trị tại phòng cấp cứu bệnh viện này thì hầu hết các trẻ nhập viện trong tình trạng sức khỏe yếu. Đa số các trẻ bị mắc các chứng bệnh như: Sốt siêu vi, viêm  đường hô hấp trên, bị tiêu chảy, tay chân miệng. Bác sĩ Lâm Quang Đông cho biết thêm: "Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, không khí oi bức sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn hô hấp là một trong những bệnh lý phổ biến và thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi, cũng như trẻ nhỏ 5 – 6 tuổi. Trong tình trạng thời tiết nắng nóng còn kéo dài và liên tục tiếp diễn trong mùa hè này, để hạn chế tình trạng mắc và lây nhiễm các bệnh mùa hè đối với trẻ, cần tăng cường công tác giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh đối với từng hộ gia đình, các nhà trẻ, mẫu giáo và trong trường học".

Phan Thắng – Đại Khải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Truong-hoc-ngu-dong-ngay-nang-nong-1969383/

Trung Quốc: Bắt chủ nhà hàng giết người rồi trở thành giáo sư

Posted: 23 May 2013 02:30 AM PDT

Theo Nhân Dân nhật báo, khoảng 16 năm trước nghi can Ren Yuefeng là chủ một nhà hàng lớn ở tỉnh Vân Nam. Một ngày, hắn đã đánh chết nạn nhân Yang Shunxiang vì hai bên có tranh chấp trong một vụ buôn lậu thuốc lá.

Nạn nhân Yang là người cung cấp thuốc lá lậu cho nhà hàng của Ren nhưng muốn từ bỏ công việc này. Ren không chịu, đòi anh ta phải tiếp tục làm việc cho đến khi hắn tìm ra người thay thế hoặc Yang phải nộp phạt 30.000 NDT (gần 5.000 USD).

Khi Yang từ chối chấp nhận yêu cầu này, Ren đã cùng hai gã chân tay lôi nạn nhân đến một quả đồi trong vùng và đánh đập cho đến chết.

Khi đó, em trai của nạn nhân Yang là Yang Shunming đang làm việc trong nhà hàng của Ren. Sau khi gây án, Ren đổi tên thành Ren Gengsheng và trốn sang tỉnh Quý Châu.

Tại đây, hắn ta làm ăn và dần trở thành giám đốc văn phòng tỉnh của Viện Nghiên cứu quy hoạch Trung Quốc. Thời báo Hoàn Cầu cho biết Ren trở nên nổi tiếng trong giới học thuật và trở thành giáo sư khách mời của vài trường đại học tại Quý Châu. Các bài giảng của Ren được sinh viên rất ưa thích.

Yang Shunming cũng chuyển đến Quý Châu sinh sống từ năm 2007. Hồi đầu tháng này, anh tình cờ gặp Ren trong một buổi sinh hoạt cộng đồng. Khi đó, Yang và Ren đã ngồi đối diện nhau ở cùng một chiếc bàn.

Nhờ hai người bạn để mắt đến Ren, Yang lập tức đi báo cảnh sát và Ren đã bị bắt. Qua thẩm vấn, Ren thừa nhận mình chính là Ren Yuefeng, nghi can giết người 16 năm trước.

Theo luật pháp Trung Quốc, các vụ án có khả năng dẫn tới án tử hình có thời hạn khởi tố khoảng 20 năm. Do đó, Ren sẽ bị truy tố trước pháp luật.

NGUYỆT PHƯƠNG

Nguồn: http://tuoitre.vn/The-gioi/549856/trung-quoc-bat-chu-nha-hang-giet-nguoi-roi-tro-thanh-giao-su.html

Thêm một học sinh chết đuối trên sông Lam

Posted: 23 May 2013 01:30 AM PDT

Sáng ngày 23/5, ông Nguyễn Đình Cường – Trưởng công an xã Hưng Lộc – cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước làm một em học sinh tử vong.

Trước đó, vào khoảng 15h30 phút ngày 22/5, một nhóm học sinh trường THCS Hưng Lộc gồm 11 em đã rủ nhau xuống sông Lam đoạn chảy qua khu vực cầu Dầu, xã Hưng Hòa (TP Vinh) để tắm. Trong lúc xuống tắm, em Phạm Anh Tuấn (SN 1998, học sinh lớp 9 trường THCS Hưng Lộc) không may bị sảy chân xuống hố sâu và bị đuối nước.

Người dân theo dõi lực lượng cứu hộ tìm kiếm thi thể em Tuấn

Sau khi xảy ra sự việc, gia đình và địa phương đã dùng 4 chiếc thuyền để tìm kiếm thi thể em Tuấn. Đến khoảng 18h30 phút cùng ngày, thi thể em Tuấn mới được tìm thấy và đưa về mai táng.

Người dân sống xung quanh khu vực cầu Dầu cho biết, chiều ngày 20/5, một nhóm sinh viên trường ĐH Sư phạm kỹ thuật Vinh cũng rủ nhau xuống đoạn sông Lam để tắm thì một sinh viên (chưa rõ danh tính, quê ở huyện Diễn Châu) bị đuối nước. Khu vực sông Lam đoạn cầu Dầu được nạo vét để thuyền có trọng tải lớn thường xuyên ra vào nên có nhiều hố sâu, tiềm ẩn nguy cơ đuối nước.

Trước đó, vào khoảng 13h30 phút ngày 21/5, em Đào Võ Linh (SN 2000, hiện đang là học sinh trường tiểu học và THCS Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn) cùng với 9 bạn trong lớp tổ chức làm liên hoan sau khi kết thúc năm họ rồi rủ nhau ra sông Lam tắm. Trong khi tắm, không may em Linh bị nước cuốn vào hố sâu hơn 2m và tử vong.

Như vậy, chỉ trong 3 ngày (20-23/5), trên địa bàn tỉnh Nghệ An liêp tiếp xảy ra 3 vụ đuối nước thương tâm làm 3 học sinh, sinh viên tử vong.

Doãn Hòa

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/them-mot-hoc-sinh-chet-duoi-tren-song-lam-734116.htm

Comments