Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lời tri ân làm lay động nhiều tâm hồn

Posted: 22 May 2013 09:28 AM PDT

Lời tri ân của một cậu bé có tâm hồn nhạy cảm với thầy cô trong mùa hoa phượng nở – thời điểm chia tay những năm tháng đẹp nhất tuổi học trò – đã làm lay động biết bao tâm hồn.

Sinh ra bình thường, khỏe mạnh nhưng một cơn bạo bệnh đã biến em thành cậu bé tật nguyền. Em không nói được. Viết rất vất vả. Nhưng bù lại, em có một tâm hồn rất nhạy cảm và vô cùng lém lỉnh. Đó là Nguyễn Bá Ngọc, cậu học sinh lớp 12A7, trường Trung học Phổ thông Nguyễn Trãi, TP Thanh Hóa, 3 năm liên tục là học sinh giỏi toàn diện.

Dưới đây là lời tâm sự tri ân thầy cô đầy cảm động của Nguyễn Bá Ngọc khi năm học cuối cùng trong đời học sinh của em chấm dứt.

l tri n v trng thnh, chia tay, hc tr, lp 12, cm ng

Nguyễn Bá Ngọc (ngoài cùng bên trái) cùng thầy giáo chủ nhiệm Cao Xuân Hoàng và các bạn cùng lớp.

CHÚNG EM THẤY MÌNH CÓ LỖI…

…Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Và giờ đây, khi viết những dòng này thì cũng là lúc chúng em sắp phải rời ghế nhà trường, xa thầy cô, bạn bè, xa mái trường Nguyễn Trãi yêu dấu, để bước đi trên đoạn đường hoàn toàn mới của cuộc đời. Em thầm cảm ơn dịp cuối cấp đã cho em có cơ hội gửi những lời tri ân này đến thầy cô, bè bạn, đến mái trường thân thương này…

Ngày nào nhập học lớp 10, cậu học trò nhút nhát được bố đưa đến trường. Lớp học trong mắt cậu lúc ấy thật xa lạ vì cậu chẳng quen một ai. Với lòng mặc cảm, tự ti, cậu không dám bắt chuyện với bất kỳ người nào, chỉ trả lời khi được hỏi, mà nhiều khi mọi người chẳng hiểu cậu nói gì. Giờ ra chơi, cậu chỉ biết lặng lẽ ngồi ở ghế đá trước cửa lớp học, nhìn lũ bạn ngồi tán chuyện luyên thuyên, cười nói vui vẻ là cậu lại thèm thuồng được nói chuyện, được nô đùa một cách thoải mái như thế. Đang nghĩ vẩn vơ, cậu chợt bừng tỉnh khi cô giáo chủ nhiệm đến bên và hỏi han cậu. Qua lời động viên của cô, cậu cảm thấy sự quan tâm đến lạ của cô và kì vọng mà cô đặt vào cậu. Kỉ niệm ấy đã đi vào tâm trí cậu như một hồi ức đẹp.

Trái đất cứ lặng lẽ quay. Cái ánh nắng nóng gắt của mặt trời rọi xuống sân trường báo hiệu một mùa hè lại về. Giờ chia tay đã đến. Viết những dòng này, em không mong nó được đọc trước toàn trường vì em viết văn không được tốt cho lắm, nhưng em vẫn viết. Viết để ghi nhớ công ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ 2 đã hết lòng dạy dỗ chúng em, rèn luyện chúng em thành người.

Em xin được gửi lời cảm ơn, tri ân chân thành, sâu sắc đến cô giáo dạy Toán của lớp, cô giáo Vũ Thị Xuyến. Em cảm ơn cô đã động viên, nhắc nhở em những lúc em chểnh mảng. Cảm ơn cô đã hết lòng tận tâm, dạy dỗ lớp chúng em trong suốt ba năm qua. Với cách dạy hay và tâm lí, giờ học của cô luôn sôi nổi bởi cách tạo không khí thi đua học tập rất riêng của cô. Những tiết học của cô, 45 phút bỗng trôi nhanh quá đỗi. Dù mệt nhọc, nóng bức, mồ hôi chảy dài bên mái tóc ngắn, cô vẫn nhiệt tình dạy dỗ chúng em, quan tâm đến từng đứa chúng em trong lớp. Chúng em tự cảm thấy cô đặt kỳ vọng rất nhiều vào chúng em. Những lần chúng em bị điểm kém, bị cô nhắc nhở, chúng em thấy rất xấu hổ vì đã làm cô buồn và thất vọng. Giờ đây, chúng em đã hiểu rằng cô làm như vậy là muốn chúng em cố gắng hơn để chuẩn bị cho tương lai phía trước mà sắp tới là kì thi đại học. Trong em, cô luôn là người thầy tận tâm, được các thế hệ học trò yêu quý và kính trọng.

Có lẽ chúng em sẽ không thể quên được hình ảnh cô giáo Hoàng Thị Hồng với cách dạy Văn với giọng giảng bài say mê như muốn truyền đạt lại cho học sinh tất cả tri thức của mình. Không chỉ có kiến thức văn học, cô còn cả cách sống, cách làm người và cách nhìn nhận những vấn đề trong xã hội. Cô đã dạy cho chúng em thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Cô đã dạy cho chúng em cách nhìn nhận cuộc sống, nhìn một cách đa diện, đa chiều… Cảm ơn cô đã quan tâm đến từng học sinh, từ học tập đến tác phong. Không những thế, cô còn quan tâm đến nề nếp lớp như một giáo viên chủ nhiệm thứ hai vậy. Chúng em biết ơn nhiều lắm những tình cảm mà cô dành cho lớp. Đặc biệt là hôm chia tay lớp. Chúng em rất xúc động trong tiết cuối cùng cô đứng tiết. Trước khi rời lớp, cô còn dặn dò, động viên từng đứa chúng em phải cố gắng học tập. Nhìn những giọt nước mắt của cô ở khoé mắt trong phút chia tay, chúng em không khỏi chạnh lòng. Cảm ơn cô đã hết lòng tận tâm với chúng em. Cảm ơn cô nhiều lắm…

Em xin gửi lời cảm ơn cô giáo Lê Thị Nhiễu – giáo viên dạy Hoá của lớp, đã dày công nghiên cứu, tìm tòi cách dạy khoa học, dễ hiểu để truyền đạt cho chúng em trong suốt ba năn. Cô dạy chúng em không chỉ trên lí thuyết, mà những giờ thực hành thú vị, những câu chuyện hài hước về bài học cũng giúp chúng em nhớ bài lâu hơn. Trong những buổi học chiều nóng bức, thi thoảng cô còn dành chút thời gian để trò chuyện với chúng em để chúng em đỡ mệt hơn. Cô cho chúng em những lời khuyên quý báu về cách nhớ bài, cách làm đề thi và động viên chúng em hãy gắng sức học tập vì tương lai…

Chắc hẳn, sau này chúng em sẽ nhớ lắm những lời nói hóm hỉnh của cô Phạm Thị Hồng, cảm ơn cô đã dạy dỗ chúng em bằng cả tấm lòng nhiệt tình, chúng em xin lỗi cô vì có nhiều lúc chúng em không nghiêm túc khiến cô phải nhắc nhở. Cô đã từng nói: "Người ta thường luyến tiếc những gì đã qua, mong chờ những cái sắp đến và hững hỡ với những gì mình đang có". Câu nói đó làm em thức tỉnh, quả thực, nhiều khi ta sống chỉ nghĩ đến tương lai mà không biết trân trọng hiện tại, để rồi sau này phải tiếc nuối những thứ đã qua, nhưng rồi cũng chẳng thể nào thay đổi được quá khứ…

Nhắc đến cô Trần Thị Hoa Lý là học sinh chúng em lại cười thầm nhớ lại những kỷ niệm về cô, đặc biệt là những đứa đã từng bị cô phạt. Tiếng nói của cô mạnh mẽ, nghiêm nghị, nhưng những câu nói cô đùa học sinh cũng không kém phần hài hước… Chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến cô cùng thầy Nguyễn Viết Đô, cô Phan Thị An, cô Lê Thị Kim Anh, cô Hoàng Thị Mai Hương, cô Lê Thị Vân Anh và các thầy cô đã dạy lớp 12 chúng em với cả tấm lòng nhiệt tình. Chúng em biết ơn nhiều lắm những công lao to lớn của thầy Hiệu trưởng Cao Anh Tình và các thầy cô trong ban giám hiệu, cùng những thầy cô thế hệ đi trước, bằng cả tình yêu và tâm huyết của mình, dày công xây dựng và quản lý mái trường Nguyễn Trãi mến yêu này.

Và cuối cùng, chúng em xin được gửi lời tri ân chân thành, sâu sắc đến thầy giáo chủ nhiệm yêu quý của lớp 12A7 – thầy Cao Xuân Hoàng, người được biết bao thế hệ học sinh yêu quý, biết ơn và gắn bó với hình ảnh một thầy giáo phong cách vui vẻ, dí dỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc. Chúng em sẽ nhớ mãi những tiết học của thầy. Học với thầy, chúng em thấy thật thoải mái bởi cách dạy không chút khô khan. Với những ví dụ, những mẩu chuyện, những câu nói khôi hài và cách phạt học sinh không kém phần "thú vị", thầy đã cho chúng em những tiết học bổ ích, vui vẻ đến khó quên. Những lúc chúng em gặp khó khăn, phiền muộn, thầy luôn biết cách khuyên nhủ, giúp đỡ học trò như một người anh trưởng thành quên mình vì đàn em. Cũng có lúc thầy như một người bạn đặc biệt, thầy tâm sự, lắng nghe những tâm tư của em, làm em bớt đi phần nào những lo âu, phiền muộn.

Chúng em thấy mình rất may mắn khi được học với thầy. Nhờ có thầy mà tập thể 12A7 chúng em được đoàn kết, biết quý trọng nhau hơn. Trong suốt thời gian vừa qua, có rất nhiều lúc chúng em làm thầy phải buồn lòng và thất vọng. Giờ đây, chúng em thấy nhiều khi mình hành động còn quá bồng bột, chưa ý thức được hết mọi việc mình làm. Chúng em thấy mình thật có lỗi. Cảm ơn thầy đã tận tâm hết mình vì chúng em. Cảm ơn thầy đã cho chúng em những năm tháng thật tuyệt vời. Cảm ơn thầy đã cho chúng em những kỷ niệm vui buồn, những hồi ức đẹp nhất của thời học sinh…

Sau này khi xa trường, khi không có thầy cô, bố mẹ bên cạnh, chúng em sẽ phải đối mặt với không ít khó khăn trên con đường đầy chông gai phía trước. Nhưng chúng em sẽ phấn đấu hết mình dể vượt qua những thử thách ấy bằng chính những tri thức mà thầy cô, bố mẹ đã truyền đạt và kinh nghiệm đã học được từ những năm qua. Giờ đây, trước mắt chúng em là hai kì thi quan trọng đang chờ đợi: Thi tốt nghiệp và đại học. Em sẽ cố gắng chuẩn bị thật tốt cho hai kì thi ấy để không phụ lòng mong mỏi của thầy cô, bố mẹ và mở đường cho một tương lai tươi sáng.

13/5/2013

Nguyễn Bá Ngọc

(Theo GiadinhNet)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122168/loi-tri-an-lam-lay-dong-nhieu-tam-hon.html

Miền Bắc bội thu giải vàng Cuộc thi Giải toán qua Internet – ViOlympic

Posted: 22 May 2013 09:28 AM PDT

(GDTĐ) – Sau hơn 6 tháng trải qua nhiều vòng thi hấp dẫn, cuộc thi Giải toán qua Internet ViOlympic năm học 2012 – 2013 đã chính thức khép lại bằng buổi Lễ tổng kết và trao giải được tổ chức tại Bắc Giang (ngày 21/5). Tham dự có Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, đại diện các Sở GDĐT trên địa bàn phía Bắc và Tập đoàn FPT.

Trong buổi tổng kết, BTC đã trao 6 giải nhất là 6 chiếc máy tính trị giá 10 triệu cho các em đạt thành tích cao ở các khối lớp 5, 9 và 11 thuộc các tỉnh Bắc Giang (2 em), Thái Bình, Vĩnh Phúc, Phú Yên, Ninh Bình  cùng những giải  phụ cho top 40 học sinh dẫn đầu.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết:  Với sự hỗ trợ về nội dung và công nghệ từ Trường ĐH FPT trong 5 năm qua, cuộc thi giải toán qua Internet ViOlympic đã thu hút ngày càng đông đảo học sinh tham gia với hơn 12 triệu thành viên từ khắp mọi miền đất nước, từ những vùng khó khăn nhất của tổ quốc. Tôi hy vọng cuộc thi sẽ ngày một thành công hơn nữa đặc biệt khi năm học tới ViOlympic sẽ ra mắt phiên bản Tiếng Anh như một xu thế tất yếu.

Với hơn 12 triệu thành viên tham dự trên website: www.ViOlympic.vn, Cuộc thi ViOlympic năm học 2012 – 2013 được xem là mùa thi thành công khi chứng kiến con số thành viên tham dự đạt mức kỷ lục. Với 19 vòng thi, ViOlympic đã phổ biến tới hơn 1.000 quận huyện thuộc 63 tỉnh thành trên cả nước. Đặc biệt, chương trình có nhiều đổi mới từ hình thức đến nội dung đã giúp các em ngày càng hào hứng với sân chơi tri thức về toán học hàng đầu Việt Nam hiện nay.

Hai dạng bài thi mới "Cóc vàng bắt bóng" và "Đỉnh núi trí tuệ" đã góp phần làm phong phú nội dung thi của ViOlympic năm nay. Bên cạnh đó, đề thi của các vòng được đầu tư kỹ lưỡng nên có tính phân loại cao và bao quát chương trình học của các cấp.

Được sự hỗ trợ về công nghệ của ĐH FPT – Đơn vị đồng tổ chức, cuộc thi đã cải tiến cách thức  tạo mã đều thi ở các vòng thi quan trọng từ cấp quận/ huyện đã làm tăng tính bảo mật của mùa thi năm nay.

Năm học 2012 – 2013, lần đầu tiên ViOlympic đã phối hợp cùng nhà tài trợ Samsung và FPT Telecom  tổ chức những chuỗi hoạt động bên lề như Ngày hội ViOlympic và Sự kiện đồng hành tại hơn 20 tỉnh thành từ Bắc chí Nam như Hà Nội,  Đà Nẵng, Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Vũng Tàu… Nhờ vậy, ViOlympic đã biến sân chơi trí tuệ online trở thành sân chơi tương tác giữa công nghệ – mạng Internet và các ứng dụng thực tiễn cho học sinh tham gia.

                                                                                                Bắc Sơn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3010/201305/Mien-Bac-boi-thu-giai-vang-Cuoc-thi-Giai-toan-qua-Internet-–-ViOlympic-1969352/

Trao học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo hiếu học

Posted: 22 May 2013 09:28 AM PDT

Đối tượng nhận học bổng khuyến học, khuyến tài lần này là những học sinh, sinh viên nghèo, gia đình hoàn cảnh khó khăn có kết quả giỏi và khá thuộc các trường từ tiểu học đến THPT tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tại Thừa Thiên – Huế.

Trong số học bổng được trao lần này, có 585 suất học bổng (mỗi suất trị giá từ 400 đến 500 nghìn đồng), do Công ty CP Thương mại – Dịch vụ và Xây dựng địa ốc Kim Oanh (Bình Dương) tài trợ; trong đó, có 290 em học sinh khối tiểu học, mỗi suất trị giá 400 nghìn đồng; 165 em học sinh khối THCS và 130 em học sinh khối THPT, mỗi suất trị giá 500 nghìn đồng.

Ngoài ra, Công ty TNHH sản xuất thương mại và dịch vụ Duy Trí (TP Huế) tài trợ bốn chiếc xe đạp cho bốn học sinh nghèo hiếu học ở hai huyện Phong Điền và Phú Vang, mỗi chiếc xe đạp giá trị 2,5 triệu đồng. Học bổng Laurence S. Ting của Công ty Liên doanh Phú Mỹ Hưng trao 40 suất, mỗi suất trị giá một triệu đồng cho 40 em học sinh, sinh viên thuộc bốn trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Học bổng Đồng Hành (CH Pháp) trao cho 10 em học sinh khối THPT với giá trị mỗi suất là 1,5 triệu đồng.

Đây là những doanh nghiệp đồng hành cùng Hội Khuyến học tỉnh Thừa Thiên – Huế trong nhiều năm qua.

Nguồn: http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/20389702.html

Những lời chưa từng nói tại ‘Lễ Tri ân và trưởng thành’

Posted: 22 May 2013 08:28 AM PDT

Ở đây, các em có cơ hội bày tỏ sự biết ơn dành cho thầy cô, cha mẹ, người thân – những người đã yêu thương các em vô điều kiện suốt cuộc đời. Lễ Tri ân và trưởng thành cũng là nơi nhiều em thú nhận rằng đây là lần đầu tiên các em ôm cha mẹ mình.

chia tay, L Tri n v trng thnh, lp 12, cm ng

Nhiều nam sinh tiết lộ đây là lần đầu tiên các em ôm cha mẹ mình. Ảnh: Tuổi trẻ

Những tâm sự, những lời nói yêu thương trong Lễ Tri ân của học sinh lớp 12 trên khắp cả nước đôi khi gây bất ngờ và xúc động mạnh với chính cha mẹ, người thân các em – những người vẫn đang phải lăn lộn ngoài kia để chăm lo cho các em mà không có mặt ở đây để nhận ra rằng các em đã lớn.

Tâm sự của em Lê Hồng Phúc, lớp 12A10, Trường THPT Mạc Đĩnh Chi về người mẹ tần tảo đi làm xa nhà để nuôi các con ăn học khiến không ai có thể cầm nước mắt: "Mẹ à! Bây giờ con đã thấu hiểu được công lao của mẹ. Mẹ là người phụ nữ vĩ đại nhất trong cuộc đời con. Bởi có mấy ai chịu nổi khi gửi 3 đứa con 3 nơi để làm việc kiếm tiền nuôi chúng ăn học. Có mấy ai đi bán tôm cá ở Hà Nội đến 11g đêm rồi lên xe khách về Thanh Hóa thăm con để 4g sáng quay lại Hà Nội không? Con nghĩ là không đâu mẹ à. Con thường trách mẹ sao cứ về muộn để con không kịp nhìn thấy mẹ. Thời gian cứ thế trôi đi. Và ngày anh em con đoàn tụ bên mẹ cũng đến. Với mẹ, đó là ngày hạnh phúc nhất. Cảm ơn mẹ. Để đáp lại, con sẽ cố gắng trở thành một sĩ quan cảnh sát hoặc một bác sĩ để mẹ tự hào. Mẹ hãy tin ở con vì con đã trưởng thành”.

Em Vũ Thị Thùy Dung, lớp 12B4 Trường THPT tư thục Thành Nhân, TP.HCM là một trong số những học sinh may mắn khi có cha mẹ tới tham gia Lễ Tri ân và trưởng thành. "Đây là bức thư đầu tiên con viết cho cha mẹ suốt 18 năm qua…" – Thùy Dung thú nhận. Em nói, dù chưa nói ra thành lời nhưng em hiểu những khổ cực mà cha mẹ phải gánh chịu để tương lai con cái được tươi sáng hơn. "Vậy mà có những lúc bị ba mẹ la mắng, đòn roi, con nghĩ rằng ba mẹ ghét con nên mới như thế. Ba mẹ không hiểu cho con, không một lời khen ngợi, động viên, không hiểu tâm lý tuổi trẻ, áp đặt và ràng buộc con quá nhiều…. Con thật sự rất sợ một ngày nào đó con không còn được gọi hai tiếng cha ơi, mẹ ơi nữa". Nước mắt đã lăn dài trên má em khi nói đến đây.

Em L.H.Đ thì viết về bà ngoại – người mà em sống cùng từ nhỏ. Tuổi thơ Đ là những ngày đi bán chè cùng bà trên chiếc xe đạp cũ, những ngày ế hàng, hai bà cháu ăn chè thay cơm. Những khi trái ý, Đ đá đổ nồi chè của bà. Để rồi, khi lớn lên, cậu nhận ra "nỗi bất hạnh lớn nhất không phải là thiếu vắng người thân yêu bên cạnh, mà bất hạnh là khi không cảm nhận được hết tình yêu thương mọi người dành cho mình". Đ bật khóc khi nói: "Con mong ngoại sẽ nghe được những lời này ở thế giới bên kia".

Trong khi đó, cô bé Phan Thị Thùy Vân, lớp 12A2 khiến nhiều người rơi nước mắt khi viết về anh trai mình. "Anh tôi không phải là tiến sĩ, kỹ sư, chỉ là một người lao động bình thường. Từ nhỏ, anh đã thay bố mẹ nuôi nấng tôi. Ký ức về bố mẹ mờ nhạt lắm, chỉ có cảm xúc về anh trai thì luôn hiện hữu trong tôi. Khi điền thông tin vào hồ sơ thi đại học, tôi nghĩ đến anh tôi, người đã hi sinh giấc mơ vào đại học, hi sinh những tháng năm tuổi trẻ để hôm nay tôi thực hiện ước mơ của mình".

Chia sẻ với báo Tuổi trẻ tại Lễ Tri ân của Trường THPT Thành Nhân, một vị phụ huynh cho biết thực sự bất ngờ và cảm động trước những suy nghĩ của các con. "Tôi vẫn nghĩ rằng còn quá sớm để các cháu biết ơn cha mẹ. Nhưng khi nghe các cháu tâm sự, tôi hiểu rằng bọn trẻ đã trưởng thành, biết thương cha mẹ, biết ghi ơn thầy cô. Đó là hành trang quan trọng để các cháu bước vào đời”.

Cô Lý Thục Trang – Hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân chia sẻ quan điểm sau khi được nghe những tâm sự rất thật và cảm động của học trò: "Tôi đã đọc đi đọc lại nhiều lần bài viết của các em chuẩn bị cho lễ tri ân, và không thể không khóc bởi hoàn cảnh nhiều em quá đáng thương. Nhìn bề ngoài các em mạnh mẽ, ồn ào nhưng không ngờ trong lòng các em có rất nhiều rạn nứt".

Nguyễn Thảo(tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122242/nhung-loi-chua-tung-noi-tai--le-tri-an-va-truong-thanh-.html

Phú Thọ biểu dương gia đình, dòng họ hiếu học tiêu biểu

Posted: 22 May 2013 08:28 AM PDT

(GDTĐ) Sáng nay (22/5), Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Đại hội biểu dương gia đình hiếu học (GĐHH) – dòng họ hiếu học (DHHH) – cộng đồng khuyến học (CĐKH) xuất sắc, tiêu biểu lần thứ III – giai đoạn 2009 – 2013.

Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Mạnh Cầm - Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam biểu dương, chúc mừng thành tích xuất sắc của Hội khuyến học Phú Thọ
Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm – Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam – biểu dương, chúc mừng thành tích xuất sắc của Hội Khuyến học Phú Thọ

Hội Khuyến học tỉnh Phú Thọ được thành lập từ năm 2000. Qua 13 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hội đã có hệ thống tổ chức rộng lớn lan toả tới các khu dân cư, dòng họ, thôn bản, cơ quan, đơn vị vũ trang, nhà trường, tổ chức tôn giáo… với 13 hội cấp huyện; 277 hội cấp xã; 4.991 chi hội và ban khuyến học; 297.902 hội viên đạt 22,59% dân số toàn tỉnh (Phú Thọ là một trong những tỉnh có tỷ lệ hội viên cao nhất cả nước).

Trong 5 năm qua, các cấp Hội khuyến học đã làm tốt việc tư vấn với các cấp ủy Đảng, chính quyền, ngành GDĐT về những vấn đề GD đang được xã hội quan tâm; huy động xây dựng Quỹ khuyến học được trên 60 tỷ đồng, đã trao thưởng 717.113 lượt HS tiên tiến và HS giỏi; 53.605 HS đạt giải qua các kỳ thi chọn HS giỏi cấp huyện, tỉnh, quốc gia và khu vực…

Tính hết năm 2012, Phú Thọ đã có 72.935 gia đìnhh đạt danh hiệu GĐHH xuất sắc (tăng 19.434 gia đình so với năm 2008); 915 DHHH (tăng 555 dòng họ); 1.562 CĐKH, trong đó có 1.249 CĐKH xuất sắc…

Góp phần thắp sáng và phát triển phong trào khuyến học, khuyến tài của quê hương đất Tổ có các doanh nghiệp, doanh nhân, các tập thể, cá nhân tích cực đóng góp quỹ, tạo cho các hoạt động thêm sinh động, hiệu quả.

Ông Hoàng Dân Mạc – Bí thư Tỉnh uỷ Phú Thọ chúc mừng những thành tích đã đạt được của Hội khuyến học trong thời gian qua
Ông Hoàng Dân Mạc – Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ – chúc mừng những thành tích đã đạt được của Hội Khuyến học trong thời gian qua

Phát biểu tại Đại hội, Nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Mạnh Cầm – Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam – ghi nhận, biểu dương những thành tích to lớn mà các cấp Hội Khuyến học Phú Thọ đã đạt được trong những năm qua.

Nguyên Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Thời gian tới, Hội Khuyến học Phú Thọ cần phối hợp với ngành GDĐT phát triển và nâng cao chất lượng các trung tâm học tập cộng đồng. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động khuyến học, khuyến tài, nhưng cần đổi mới tư duy để các gia đình, dòng họ định hướng cho HS trong lựa chọn ngành học, hình thức học để bảo đảm làm đúng ngành nghề mà mình được đào tạo để lập thân, lập nghiệp.

Các cấp Hội Khuyến học cần đổi mới phương thức hoạt động, tiếp tục huy động các tổ chức, cá nhân và xã hội, tranh thủ sự ủng hộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các nhà hảo tâm nhằm động viên, khuyến khích hơn nữa các thầy, cô giáo và các em HS tiếp tục vươn lên dạy tốt – học tốt, nâng cao hơn nữa chất lượng GD để đào tạo ra những con người có ích cho xã hội… 

Tiết mục văn nghệ chào mừng đại hội
Tiết mục văn nghệ chào mừng đại hội

Tại Đại hội, 72 GĐHH, 38 DHHH, 26 CĐKH, cùng đông đảo cá nhân tiêu biểu – xuất sắc đã được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Phú Thọ vinh danh và khen thưởng.

T. Toàn

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Phu-Tho-bieu-duong-gia-dinh-dong-ho-hieu-hoc-tieu-bieu-1969354/

Học sinh lớp 8 chết đuối sau buổi liên hoan cuối năm

Posted: 22 May 2013 08:28 AM PDT

Ngày 22/5, UBND xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) cho biết, trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ đuối nước làm một học sinh lớp 8 bị chết đuối thương tâm. Nạn nhân là em Đào Võ Linh (SN 2000, hiện đang là học sinh lớp 8B, trường tiểu học và THCS Vĩnh Sơn).

Trước đó, vào khoảng 13h30' ngày 21/5, em Linh cùng với 9 bạn trong lớp tổ chức làm liên hoan sau khi kết thúc năm học. Sau khi liên hoan xong, nhóm học sinh này rủ nhau ra sông Lam tắm. Trong khi tắm, không may em Đào Võ Linh bị nước cuốn vào hố sâu hơn 2m.

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương và người nhà nạn nhân đã tổ chức tìm kiếm. Đến hơn 17 giờ cùng ngày, thi thể em Linh mới được tìm thấy dưới hố sâu trong lòng sông Lam.

Nguyễn Duy

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/hoc-sinh-lop-8-chet-duoi-sau-buoi-lien-hoan-cuoi-nam-733793.htm

Viết lưu bút chia tay lên… ngực bạn gái

Posted: 22 May 2013 07:28 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/122207/viet-luu-but-chia-tay-len----nguc-ban-gai.html

Cảm xúc khó nói thành lời

Posted: 22 May 2013 07:28 AM PDT

(GDTĐ) – Thưa cô, khi em viết những dòng này thì em đã ở rất xa cô rồi, "xa" theo cách nghĩ của em, bởi em đã không còn được học với cô nữa. Suy nghĩ của cô học trò cấp ba không còn ngây thơ theo kiểu trẻ con định nghĩa “cô giáo là cô tiên” nhưng suy nghĩ của em cũng chưa thực sự lớn. Em định nghĩa “cô giáo như mẹ hiền”. Cô cho em gọi cô như vậy cô nhé, em muốn được làm đứa con bé bỏng trong lòng cô. Nhưng… em là một đứa con hư cô ạ. Em đã khiến cô không hài lòng có thể là không biết, không nhớ. Người ta nói thời gian sẽ làm phai nhoà tất cả nhưng với em không điều gì có thể làm phai nhoà những kỉ niệm bên cô và những tình cảm em đã dành cho cô.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Để có một giờ giảng hay và hấp dẫn cho chúng em, cô đã phải thức những đêm dài soạn giáo án. Có lẽ khi đêm về khuya, không gian xung quanh trở nên tĩnh lặng thì chỉ còn tiếng bút tí tách của cô vẫn chạy trên giấy.

Em biết niềm hạnh phúc của cô khi đứng trên bục giảng là thấy học sinh chú ý vào bài giảng của mình, đóng góp ý kiến phát biểu, và hát một vài giai điệu bài hát nào đó liên quan đến bài học mỗi khi cô yêu cầu. Những bài giảng trên lớp là bao tâm huyết cô dồn vào, nhưng em nhận thấy cuộc trao đổi này phần thiệt về cô nhiều hơn. Vì ở một vài góc nào đó vẫn có những bạn chểnh mảng, cúp học giữa giờ. Em không phải là một học trò quá tệ, nhưng em đã có lần không thuộc bài, em nhớ rõ vẻ mặt buồn rầu của cô hôm ấy. Cô buồn vì em nói được quá ít những nội dung mà cô đã dạy. Giờ học ấy đã khiến em dằn vặt rất nhiều.

Thời gian sau đó, em luôn cố gắng, điều em mong muốn không phải là điểm 9 từ cô mà là muốn được cô nhìn thấy sự sửa sai của mình. Em cũng say mê ghê gớm cái vị ngọt ngào từ “nụ cười rạng rỡ đầy vẻ hài lòng” ở cô. Em vẫn chờ cơ hội đến, em xem lại bài cũ, lường trước tất cả những câu hỏi có thể có trong giờ, nhưng em đã không chiến thắng được chính mình. Sự nhút nhát đã giữ chặt đôi tay em và đôi môi em mấp máy nói không nên lời. Sự lừng khừng ấy cứ kéo dài mãi cho đến một ngày em biết đó là buổi học cuối cùng. Đó là ngày mà em đặt ra quyết tâm sẽ lên trả lời bài cũ, nhưng không như thường lệ, hôm đó cô vào thẳng bài mới. Em hụt hẫng vì mãi mãi mất đi một cơ hội, và dấu ấn trong mắt cô về một học trò hư như em vẫn chưa được xóa nhòa.

Thông thường tiết học cuối ai cũng về trong vội vã, nhưng hôm ấy cô trò ai cũng chần chừ đến lạ. Vẻ mặt của các cô cậu học trò buồn thì ít mà nét vui vẻ, tinh nghịch thì nhiều. Họ vẫn trêu nhau mà quên mất rằng đang có ánh mắt theo dõi mình, theo dõi không phải để kiếm tìm những ý kiến trả lời như mọi hôm mà như ánh mắt của bà mẹ hiền từ được ngắm nghía những đứa con mình hạnh phúc. Ở cô không mang trọn vẹn tất cả nhưng có phần nào vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà làng chài, có phần nào đức tính trong người mẹ ở thơ Chế Lan Viên với sự bao dung chất chứa “con dù lớn vẫn là con của mẹ/ đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Trong phút giây nghẹn ngào cô đã đọc tặng cả lớp bài thơ cô tự sáng tác. Vì quá xúc động nên cô không đọc hết nhưng em hiểu nỗi niềm mà cô muốn gửi gắm, đó là một bầu trời yêu thương mà cô dành cho những cô cậu học trò nhỏ. Cảm giác chia tay không phải là lần đầu tiên em trải qua nhưng lần này thì khác, không phải là chia tay vì cô giáo chuyển công tác hay nghỉ hưu như trước đây mà là chia tay hai con người về hai phương trời xa cách. Em sẽ về nơi mà không bao giờ có bóng cô và cô có thể sẽ quên em mãi mãi. Em buồn bã nghĩ rằng mình sẽ chỉ như hạt bụi vương ở đất mới rồi đến một lúc nào đó gió sẽ cuốn bay mà không một ai biết đến sự tồn tại của nó ở mảnh đất này. Điều mà em lo sợ bây giờ không phải là ấn tượng xấu trong cô nữa, hơn hết em sợ cái điều vốn dĩ sẽ có là cô sẽ quên em, quên em như một hạt bụi bị mờ lấp với thời gian. Một cuộc chia tay rồi cô sẽ là người trên bờ ở lại, em sẽ là người ra đi trên biển lớn nơi mà em không còn được ngồi trên ghế nhà trường. Cánh cửa của sự học sẽ khép lại và sự che chở ân cần của cô và các thầy cô sẽ không còn.

Tiếng chuông vào giờ reo lên lạnh lẽo, khoảnh khắc chia tay đã là hiện thực. Dòng người lại chen nhau ra vào, nắng vẫn nhẹ nhàng làm công việc sưởi ấm. Trên sân trường cô cất những bước chân buồn bã và có giọt nước mắt vương trên mi mắt cô. Nhưng cô ạ, giữa dòng người tấp nập em sẽ vẫn luôn hướng về cô – người giáo viên mang tấm lòng bao la của người mẹ hiền, người đã thổi vào trong em tình yêu đối với môn Văn học.

Mã số: 1041

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Cam-xuc-kho-noi-thanh-loi-1969347/

Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi năm 2013

Posted: 22 May 2013 07:28 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ Công an đã có điện gửi Tổng cục An ninh I, Tổng cục An ninh II, Tổng cục Cảnh sát quản lý Hành chính về trật tự xã hội và Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối cho các kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2013.


Lực lượng công an đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho các kì thi

Lãnh đạo Bộ Công an yêu cầu các đơn vị trực thuộc chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp với Bộ GDĐT, các Sở GDĐT, các học viện, trường đại học, cao đẳng và cơ quan liên quan triển khai kế hoạch đảm bảo tuyệt đối an ninh, an toàn trong quá trình chuẩn bị và tổ chức các khâu: Làm đề – in sao- vận chuyển đề – coi thi – chấm thi trên toàn quốc. Có phương án xử lý các tình huống phức tạp có thể xảy ra như bão lũ, sự cố thiên tai…

Tổng cục Cảnh sát quản lý Hành chính về trật tự xã hội và Công an các địa phương tăng cường lực lượng phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông và các hoạt động khác liên quan đến kỳ thi. Có kế hoạch chủ động nắm tình hình, quản lý và đấu tranh với các loại đối tượng, không để xảy ra phức tạp về chính trị và trật tự an toàn xã hội trong thời gian trước, trong và sau khi diễn ra kỳ thi.

Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Sở GDĐT và các trường bảo vệ tuyệt đối an toàn các Hội đồng thi, điểm thi. Chủ động nắm tình hình, phát hiện và xử lý nghiêm các biểu hiện tiêu cực, vi phạm quy chế thi (đặc biệt, phát hiện kịp thời, ngăn chặn không để xảy ra hiện tượng lộ, lọt đề thi, thi hộ, thi thuê…), các hành vi áp sát phòng thi, gây rối trật tự khu vực thi… đảm bảo kỳ thi diễn ra trong trật tự, an toàn, đúng quy chế.

Lan Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Dam-bao-an-toan-tuyet-doi-cho-cac-ky-thi-nam-2013-1969357/

Tuyên dương hơn 900 học sinh giỏi tiêu biểu của thủ đô

Posted: 22 May 2013 07:28 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/tuyen-duong-hon-900-hoc-sinh-gioi-tieu-bieu-cua-thu-do-733772.htm

Comments