Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Chọn 23 hiệu trưởng, hiệu phó qua thi tuyển

Posted: 21 May 2013 08:25 AM PDT

Ông Võ Văn Lương – Trưởng phòng GD-ĐT TP Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết: Địa
phương đã có kết quả sơ bộ của kỳ thi tuyển chọn 23 cán bộ quản lý vào vị trí hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng cho 18 trường THCS địa bàn TP Vũng Tàu năm học 2012-2013.

Theo ông Lương, từ cuối năm 2012, phòng GD-ĐT đã đề xuất và TP Vũng Tàu đã đồng
tình với việc thi tuyển các chức danh trên cho các trường THCS. Sau đó có 33 ứng viên
đang là phó hiệu trưởng, bí thư chi bộ, tổ trưởng bộ môn, giáo viên dạy giỏi đang
công tác tại các trường THCS đăng ký tham gia.

Tiêu chuẩn để các giáo viên, cán bộ
quản lý tham gia thi là có thâm niên, kinh nghiệm giảng dạy, công tác quản lý ở tổ,
bộ môn, kể cả vị trí lãnh đạo; có đạo đức phẩm chất và trình độ, có chính kiến, quyết
đoán, có khả năng hoạch định, đoàn kết nội bộ của trường.

Có nhiều ứng viên còn rất
trẻ (thế hệ 8X) tham gia thi tuyển.

Các ứng viên trải qua các phần thi như làm bài kiểm tra về nhận thức về quan điểm
phát triển GD-ĐT; kỹ năng quản lý trường học; lập đề án xây dựng nhà trường phù hợp
với điều kiện cụ thể của từng trường và địa phương, đưa ra giải pháp để phát triển
giáo dục tại trường đó. Đề án này được hội đồng xét tuyển gồm đại diện lãnh đạo TP
Vũng Tàu, các phòng ban liên quan chấm, phản biện. Ngoài ra, các ứng viên phải bốc
thăm trả lời câu hỏi của hội đồng.

Dự kiến tuần sau, phòng GD-ĐT sẽ tổ chức họp với hội đồng để đánh giá lại từng cán
bộ trúng tuyển để từ đó đưa ra kết luận cuối cùng.

Theo ông Lương, một số cán bộ trúng tuyển sẽ được bổ nhiệm ngay. Còn lại một số sẽ
được đưa đi học quản lý để tạo nguồn hoặc luân chuyển giữa các trường cho phù hợp.

Năm 2008, TP Vũng Tàu cũng tổ chức thi tuyển và có 10 ứng viên trúng tuyển chức
danh hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Những người này đều được phụ huynh đánh giá tốt về
năng lực quản lý.

(Theo Pháp luật TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121997/chon-23-hieu-truong--hieu-pho-qua-thi-tuyen.html

Quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HSSV bị đuối nước

Posted: 21 May 2013 08:25 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT, các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ và TCCN chỉ đạo khẩn trương việc triển khai thực hiện kịp thời công tác phòng, tránh tai nạn đuối nước.

Trang bị kỹ năng bơi cho HS

Thời gian qua, tình trạng học sinh bị đuối nước liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước: ngày 18/4/2013 tại tỉnh Ninh Thuận có 6 học sinh lớp 7 đuối nước, ngày 15/5/2013 tại Hà Nội có 2 học sinh lớp 1 đuối nước, ngày 14/5/2013, tại tỉnh Đắk Lắk có 4 học sinh lớp 6 đuối nước …

Bộ GDĐT yêu cầu các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, tránh đuối nước cho trẻ em, HSSV trong các nhà trường; chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa; huy động các tổ chức chính trị, đoàn thể của nhà trường cùng tham gia, quyết tâm hạn chế tình trạng trẻ em, HSSV bị đuối nước, đặc biệt trong các kỳ nghỉ hè.

Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến về biện pháp phòng, tránh đuối nước trên các phương tiện thông tin của nhà trường và địa phương. Khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ em, HSSV chủ động tham gia các lớp học bơi trong dịp hè.

Đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực tắm, bơi. Hướng dẫn trẻ em, học sinh nâng cao ý thức và hành vi vệ sinh trong và sau khi tắm, bơi để phòng chống các bệnh thường gặp. Khi trẻ em, học sinh tham gia các hoạt động tắm, bơi cần có sự giám sát của người lớn.

Khuyến khích HSSV không nên tắm, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh; sông; suối; thác; gềnh hiểm trở và những nơi nguy hiểm khác.

Có kế hoạch chỉ đạo các trường học làm việc với ban đại diện cha mẹ học sinh và phụ huynh  học sinh về việc cùng phối hợp tuyên truyền, nhắc nhở HSSV có ý thức phòng tránh đuối nước.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về công tác phòng, tránh đuổi nước cho trẻ em, HSSV.

Giao các đơn vị chức năng về công tác HSSV, y tế trường học, giáo dục thể chất tại các cơ sở GD-ĐT và nhà trường tổ chức dạy bơi cho học sinh trong những nơi có điều kiện triển khai, chủ động tham mưu, đề xuất và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức triển khai hoạt động phòng, tránh tai nạn đuối nước hàng năm và giai đoạn 2013-2014. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/Quyet-tam-han-che-tinh-trang-tre-em-HSSV-bi-duoi-nuoc-1969318/

Giáo viên làm thêm nghề “gái gọi”

Posted: 21 May 2013 08:25 AM PDT

Đón đọc ấn phẩm Lao Động Đời sống số 06

Cô giáo trẻ đã tham gia "dịch vụ chăm sóc sức khỏe" cho khách hàng tại khách sạn sau khi nợ 2 triệu yen do mua quần áo và mỹ phẩm.

Trong khoảng thời gian 105 ngày (từ 10.2012 – 4.2013), cô đã kiếm được tổng cộng khoảng 1,6 triệu yen.

Ở Osaka gần đây đã xuất hiện dịch vụ mới có tên gọi "dịch vụ chăm sóc sức khỏe" tại các khách sạn, thực chất là biến tướng của hoạt động mại dâm. Khi khách có yêu cầu, các cô gái được đưa đến các phòng khách sạn để phục vụ. Về bản chất, nó chính là hoạt động gái gọi rất phổ biến ở Nhật Bản trước đây.

Vụ việc bị phát hiện khi một người nặc danh gửi email đến Hội đồng Giáo dục Osaka, cung cấp tên cô giáo, trường học nơi cô làm việc, khách sạn mà cô thường lui tới, kèm theo đường link dẫn đến trang web giới thiệu dịch vụ mà cô đang tham gia. Cô giáo không được cung cấp danh tính này cũng đã xin nghỉ việc ngay sau đó cùng với lời xin lỗi gửi đến nhà trường, phụ huynh, học sinh của mình.

Nguồn: http://laodong.com.vn/The-gioi/Giao-vien-lam-them-nghe-gai-goi/117105.bld

Tại sao đại học hàng đầu lại kiện cáo liên miên?

Posted: 21 May 2013 07:25 AM PDT

Câu chuyện lình xình của Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội trong việc xử lý kỷ luật Hiệu trưởng Nguyễn Văn Nam.và việc bỏ phiếu tín nhiệm hiệu trưởng mới xem như đã đến hồi kết khi Bộ trưởng Bộ GD-ĐT bổ nhiệm ông Phạm Mạnh Hùng Thứ trưởng kiêm nhiệm chức hiệu trưởng.

ĐH Kinh tế Quốc dân lạm thu hơn 51 tỷ

i hc Kinh t quc dn, hiu trng, quyn lc, chc v, Nguyn Vn Nam

Dư luận đặt ra nhiều vấn đề đáng suy nghĩ. Tại sao một trường ĐH được xem là vào loại hàng đầu của Việt Nam lại xảy ra sự kiện cáo liên miên với Hiệu trưởng? Tại sao vấn đề "tranh giành" quyền lực khá quyết liệt giữa các ứng cử viên? Động cơ đằng sau sự tranh giành quyền lực đó là gì? Nếu không phải là những lợi ích kinh tế "nhóm" khi có quyền lực? Vai trò của tổ chức Đảng ủy nhà trường ở đâu mà để bị một nhóm người lũng đoạn vì lợi ích "nhóm" làm cho vừa thiếu dân chủ lại thiếu tập trung?

Việc đưa Thứ trưởng của Bộ về làm hiệu trưởng liệu có phải là giải pháp căn cơ để xử lý những vấn đề mang tính nội bộ của nhà trường? (Bộ đang là cơ quan chủ quan của dăm chục trường, nếu có khoảng chục trường như ĐH Kinh tế Quốc dân thì Bộ lấy đâu ra Thứ trưởng là bổ nhiệm làm hiệu trưởng).

Dư luận chắc cũng không dừng lại đó….

Trường ĐH vốn là nơi tôn nghiêm truyền tải những trí thức, giá trị phổ biến của nhân loại, là nơi sáng tạo ra những tri thức mới rất cần một môi trường dân chủ mới có sáng tạo và phải rất mô phạm vì làm chức năng giáo dục. Thế nhưng những tranh chấp quyền lực hành chính khá quyết liệt với nhiều "chiêu trò" từ nói xấu, bôi nhọ đến vận động của cán bộ lãnh đạo trong trường ở một trường đại học công lập hàng đầu về lĩnh vực kinh tế khiến cho nhiều người giật mình.

Một số người cho rằng cái chức hiệu trưởng đại học trở nên "béo bở" chăng khiến cho cuộc chạy đua khá quyết liệt. Trong bối cảnh nền kinh tế còn rất nhiều khó khăn, thay vì các cấp lãnh đạo nhà trường đoàn kết, tập trung nghiên cứu, phát triển nhà trường, đào tạo nhân lực chất lượng cao…góp phần giảm nhẹ những khó khăn của đất nước, thì họ lại loay hoay giành giật cái ghế của "nhóm" này "nhóm" nọ. Quá buồn!

Lãnh đạo quản lý trường ĐH đã vậy thì làm sao có thể là tấm gương sáng về đạo đức và năng lực cho các giảng viên và sinh viên theo sau? Một môi trường giáo dục đã có nguy cơ bị tha hóa nếu cán bộ lãnh đạo và quản lý nhà trường không quen văn hóa dân chủ, công khai minh bạch các hoạt động.

Câu chuyện của ĐH Kinh tế Quốc dân không phải là câu chuyện của riêng ai mà nhìn rộng ra ta có thể thấy những "vấn đề" nội bộ xuất hiện ở nhiều trường đại học khác (nhất là khi chuẩn bị kết thúc nhiệm kỳ hiệu trưởng hoặc chuẩn bị về nghỉ hưu) và cả một số ĐH ngoài công lập khác.

Có lẽ trường ĐH của chúng ta đang vận hành thiếu một cơ chế dân chủ, quyền lực hành chính lớn mạnh và nhiều lợi ích hơn quyền lực học thuật khiến cho con người trở nên mụ mị vì những lợi ích và toan tính cá nhân.

Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực gần nửa năm nay rồi mà việc thành lập Hội đồng trường vẫn chưa được thành lập và hoạt động thực tế ở hầu hết các trường.

Giá như có Hội đồng trường (một Hội đồng quyền lực thực sự), giá như Bộ GD-ĐT chỉ đạo mạnh mẽ hơn, yêu cầu thực thi Luật một cách nghiêm chỉnh, mọi việc trong trường được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ; mọi chi tiêu tài chính, nhân sự… được công khai rộng rãi có sự giám sát của Hội đồng trường, chắc chắn những sự cố như ĐH Kinh tế Quốc dân sẽ hạn chế nhiều.

Bộ GD cần nghĩ cách để vận hành trường ĐH một cách ổn định, lâu dài, kiên quyết loại bỏ tư duy nhiệm kỳ và thiếu cơ chế kiểm soát quyền lực… thay vì cử lãnh đạo Bộ làm công việc của hiệu trưởng hoặc phải đi giải quyết khiếu kiện liên miên.

Cách thức ấy thực ra đã có, đó là thực thi Luật Giáo dục ĐH – vấn đề là Bộ có làm hay không? Còn nếu không làm quyết liệt thì Luật Giáo dục ĐH rất có thể chưa kịp dùng đã cũ.

Quang Lê(Hà Nội)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121836/tai-sao-dai-hoc-hang-dau-lai-kien-cao-lien-mien-.html

Nhớ cô mỗi mùa phượng đỏ

Posted: 21 May 2013 07:25 AM PDT

(GDTĐ) – Thời gian như con thoi lặng lẽ trôi. Mới ngày nào tôi còn là một cô bé con, ôm chặt lấy mẹ vì sợ phải đến trường. Vậy mà, giờ đã gần ba mươi mùa phượng vĩ rồi, nhưng trong tôi vẫn không sao quên được hình ảnh của cô Mai – giáo viên Địa lí năm lớp 9. 

Cô sống giản dị, không tô son điểm phấn mà vẫn rất đẹp. Khuôn mặt tròn như trăng rằm, trắng hồng. Miệng cô lúc nào cũng tươi cười. Đặc biệt cô có đôi bàn tay búp măng và viết chữ rất đẹp. Tuy dạy Địa lí – một môn phụ nhưng mỗi giờ học của cô luôn thú vị với chúng tôi. Hình ảnh núi sông, biển cả mênh mông như đang hiện ra trước những đôi mắt ngây thơ của lũ học trò chúng tôi. Trái đất như một người mẹ hiền mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người dưới mỗi bài giảng của cô. Ngoài những lí thuyết khô khan trong sách giáo khoa, cô thường lồng vào bài dạy của mình những bài hát về trái đất, về dòng sông, ngọn núi nên rất dễ thuộc dễ nhớ. Năm lớp 9 cũng là năm phải thi chuyển cấp. Chúng tôi chỉ tập trung vào học và ôn môn chính. Nhưng mỗi lần đến giờ Địa lí của cô, lớp tôi đều yêu thích và học một cách say mê. 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Tôi còn nhớ, một lần đi chợ cùng mẹ, tôi đã rất ngạc nhiên khi nhận ra cô Mai với gánh rau lang trên vai. Thì ra, ngoài giờ lên lớp, cô còn phải trồng rau, nuôi gà bán để kiếm thêm thu nhập. Cô đặt gánh rau xuống bên đường, lấy chiếc nón quạt cho đỡ nóng vì những giọt mồ hôi nhễ nhại chảy trên hai má. Mọi người lại mua rau, cô mỉm cười bán và vui vẻ. Lúc đó, trong trái tim non nớt của tôi thật sự không nghĩ một cô giáo viên xinh đẹp như cô vẫn phải đi bán từng bó rau như mẹ tôi. Tuy cuộc sống khó nhọc nhưng cô vẫn giữ được vẻ đẹp giản dị và đặc biệt cô vẫn dạy chúng tôi rất tận tâm. 

Có lần, cô dành thời gian để tâm sự với lớp. Cô hỏi: "Các em hãy cho cô biết ước mơ sau này của mình là làm nghề gì?". Có đứa thì muốn làm bác sĩ, đứa muốn làm kỹ sư… Nhưng cả lớp dường như không một đứa nào muốn sau này trở thành giáo viên và nhất là giáo viên dạy môn phụ như cô. Vì dạy toán thì còn có thêm thu nhập từ dạy thêm chứ dạy môn phụ thì khổ lắm. Và đến lượt tôi, tôi đã nói một câu mà sau này cảm thấy hối hận vô cùng vì đã làm cô buồn: "Thưa cô! Em muốn làm một luật sư ạ! Em không muốn làm giáo viên vì giáo viên nghèo lắm, nhất là giáo viên dạy những môn phụ ạ!". Không hiểu sao lúc ấy tôi lại nói với cô như vậy nữa. Cả lớp nhìn tôi rồi nhìn cô, cô không giận mà lặng lẽ mỉm cười. Cô chúc chúng tôi vượt qua kỳ thi tốt nghiệp một cách xuất sắc nhất. 

Lần đó, nhân ngày 20/11 đến, lớp chúng tôi tụ họp lại để đến thăm cô. Cả lớp cùng kéo đến nhà cô, chúng tôi hớn hở, vui vẻ nghĩ chắc cô sẽ vui lắm khi nhận những món quà của chúng tôi. Nhưng khi vừa bước đến nhà cô, chúng tôi thật sự ngạc nhiên và bất ngờ khi trước cửa ngôi nhà nhỏ bé của cô là chiếc ô tô thật to. Và trong nhà cô có cả những anh chị học trò của cô, tất cả giờ đây đều làm kỹ sư, bác sỹ, có người là phó giám đốc sở này sở nọ đến thăm cô. Tôi nhận ra anh Hiếu, một kỹ sư giỏi, thành đạt ở gần nhà tôi cũng đến thăm cô. Lúc ấy, tôi mới thật sự hiểu rằng nghề giáo mới thật là nghề cao quý nhất, vì đó là thầy của mọi người thầy và cũng không nhất thiết phải là giáo viên dạy môn chính mới là giáo viên đáng được coi trọng. 

Dù phải tiếp đón các anh chị học trò cũ của cô nhưng khi nhìn thấy chúng tôi, cô đã rất vui. Cô gọi mỗi đứa vào nhà và cắt trái cây cho chúng tôi ăn. Khi ra về cô vẫn không quên mang những món quà mà chúng tôi tặng cô để trả lại. Cô nhìn chúng tôi âu yếm bảo: "Sau này, các em ra đời, đi làm có tiền lúc ấy hãy quay về thăm cô và tặng gì cô cũng nhận hết nhé! Giờ còn đi học làm gì có tiền mà tặng. Các em nên nhớ đây là mồ hồi nước mắt mà cha mẹ các em phải thức để bó từng bó rau, củ khoai để bán mới có tiền mua đó". 

Từ ngày đó, tôi đã hiểu ra rằng, cuộc sống không phải hễ có tiền là có thể mua được tất cả. Đã bao nhiêu năm trôi qua, từng mùa ve kêu, phượng nở, chúng tôi bước vào dòng đời mang theo hành trang trên vai với những bài học nằm lòng mà cô đã dạy. Giờ đây, khi đã là một giáo viên, tôi luôn sống và làm việc theo tấm gương của cô. Cô là người thầy vĩ đại nhất đã chắp cánh ước mơ của tôi đến những vùng trời mới tươi đẹp hơn. Cô là người mẹ thứ hai của tôi, đúng như lời bài hát "khi đến trường cô giáo như mẹ hiền".

Mã số: 1038

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Nho-co-moi-mua-phuong-do-1969305/

Kỷ niệm 45 năm Ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục

Posted: 21 May 2013 07:25 AM PDT

(GDTĐ) – Hướng tới kỷ niệm 45 năm Ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục (15/10/1968 – 15/10/2013), Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT, cơ sở giáo dục bằng những hình thức phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, cơ cở phát động phong trào thi đua học tập lời dạy của Bác.

Hình thức tổ chức có thể thông qua Lễ phát động (tùy theo điều kiện cụ thể các Sở GDĐT, cơ sở giáo dục bố trí tổ chức trong khoảng thời gian tháng 5/2013) hoặc tổ chức Lễ kỷ niệm bằng các hình thức thích hợp, kết hợp cùng các hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục với nội dung tổng kết phong trào, biểu dương các điển hình cá nhân, tập thể tiêu biểu.

Nội dung kỷ niệm hướng đến việc quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác trong bức thư cuối cùng gửi cho Ngành đến từng cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên trong cả nước. Trong đó đặc biệt chú ý nội dung: "Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt (…) phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn". Đẩy mạnh công tác tuyên truyền; phát hiện, bồi dưỡng, biểu dương, tôn vinh và nhân rộng các tập thể, cá nhân điển  hình tiên tiến, các gương "Người tốt việc tốt" trong phong trào thi đua.

Bộ GDĐT lưu ý, các cơ sở giáo dục trong toàn ngành tổ chức phát động phong trào thi đua theo tinh thần vận dụng sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 45 năm Ngày Bác Hồ gửi bức thư cuối cùng cho ngành Giáo dục; xây dựng kế hoạch triển khai.

Nội dung các bức Thư của Bác Hồ gửi ngành Giáo dục truy cập tại website của Bộ theo địa chỉ: www.moet.gov.vn. 

Lập Phương
 

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Ky-niem-45-nam-Ngay-Bac-Ho-gui-buc-thu-cuoi-cung-cho-nganh-Giao-duc-1969319/

Vụ bắt quả tang mại dâm nam: có người là giáo viên

Posted: 21 May 2013 07:25 AM PDT

Bắt quả tang 2 nam bán dâm cho nữ
Báo động mại dâm nam
Khi hoa hậu bán cái "ngàn vàng"…


Đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định cảnh cáo 20 người còn lại, một số hiện là các kỹ thuật viên Spa và một số người bán dâm nam đồng tính bị phát hiện tại 2 khách sạn ở quận 5…

Trên đây là số đối tượng mà lực lượng của Phòng PC45 kết hợp với Đoàn kiểm tra liên ngành 814 thành phố (Đoàn 1 Thanh tra Sở Văn hóa – Thể thao Du lịch và Đoàn 2 Chi cục phòng chống TNXH) đồng loạt tiến hành triệt phá 3 điểm hoạt động mại dâm nam ở tuyến đường Hồng Bàng, Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5 và Spa Hà Sơn (310 Huỳnh Văn Bánh, P.11, Phú Nhuận) đêm 19-5 vừa qua.

Theo thông tin từ cơ quan cảnh sát điều tra khi lấy lời khai 39 đối tượng trên, đa số người bán dâm nam thừa nhận không có nghề nghiệp ổn định, chủ yếu làm bán thời gian với đồng lương ít ỏi. Đặc biệt, trong số này cũng có sự tham gia của người hiện là giáo viên.

ĐỨC THANH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/549537/vu-bat-qua-mai-dam-nam-co-nguoi-ban-dam-la-giao-vien.html

Trò Ams chia tay trong mưa và nước mắt

Posted: 21 May 2013 03:25 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121963/tro-ams-chia-tay-trong-mua-va-nuoc-mat.html

Trường bỏ không, nhà văn hóa thành trường học

Posted: 21 May 2013 03:25 AM PDT

(GDTĐ) – Tại xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), học sinh mầm non của xã đang phải học ở 13 điểm của các nhà văn hóa thôn, và 1 điểm nhờ nhà dân. Trong khi đó, trường học bị bỏ không nhiều năm do xây xong nhưng không đảm bảo chất lượng, an toàn cho học sinh học tập.

Trường mầm non Trường Lâm được xây dựng từ năm 2009, nhưng đến nay vẫn chưa đi vào hoạt động, dù xây mới nhưng những mảng sơn tường đã bị bong tróc. Nơi cổng trường, rêu mốc đã bám đen lại từng mảng, ngay đến bảng hiệu tên trường cũng đã không còn nguyên vẹn.


Trường mầm non Trường Lâm đã bị bỏ không nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Chủ tịch UBND xã Trường Lâm, ông Đỗ Thế Thống cho biết: Trường mầm non Trường Lâm được xây dựng từ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009, do UBND xã Trường Lâm làm chủ đầu tư và Công ty Phương Nam (đóng tại xã Mai Lâm, huyện Tĩnh Gia) trúng thầu xây dựng. Tổng số vốn công trình là hơn 1,3 tỷ đồng, nhà thầu ứng được 70% giá trị công trình, đến tháng 9/2010 đã cơ bản hoàn thành. Trong quá trình xây dựng, UBND xã đã thành lập Ban giám sát cộng đồng (gồm MTTQ và các đoàn thể của xã), phát hiện nhà thầu làm không đảm bảo yêu cầu một số hạng mục như: Gạch lát nền, mái che sân chơi, công trình vệ sinh… UBND xã Trường Lâm đã nhiều lần yêu cầu nhà thầu làm lại. Tuy nhiên, đến nay công trình vệ sinh vẫn chưa đảm an toàn để đưa vào sử dụng. Ông Thống nói: "Hiện nay, chúng tôi đã yêu cầu nhà thầu sửa lại một số hạng mục để đảm bảo an toàn và đúng thiết kế. Dự kiến, năm học 2013 – 2014 ngôi trường sẽ đưa vào sử dụng". 

Được biết, toàn xã Trường Lâm có 13 thôn, lứa tuổi mầm non từ 3 – 5 tuổi là hơn 450 học sinh. Hiện tại, có 13 điểm lẻ ở 13 nhà văn hóa thôn và 1 điểm học nhờ nhà dân. Nếu ngôi trường này đi vào hoạt động cũng mới chỉ giải quyết được 1/3 nhu cầu học mầm non của học sinh, và số còn lại vẫn phải học tại các nhà văn hóa thôn.

Trao đổi với phóng viên, cô Lê Thị Hiếu, Hiệu trưởng Trường mầm non Trường Lâm cho biết thêm: Do nhiều điểm lẻ nên việc trang bị cơ sở vật chất, nơi vui chơi cho trẻ còn khó khăn, thiếu thốn. Nhiều điểm, học sinh ba độ tuổi (từ 3 đến 5 tuổi) khác nhau phải học chung trong một lớp. Mặt khác, việc học ở nhà văn hóa thôn còn gặp khó khăn, mỗi khi thôn có hội họp các cháu buộc phải nghỉ học. Vì vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc dạy và học của cô trò nơi đây. 

Học sinh thiệt thòi trong quá trình học, cán bộ giáo viên cũng nhiều khó khăn. Cô Lê Thị Hiếu tâm sự: "Văn phòng cho cán bộ giáo viên không có, mỗi khi họp trao đổi nghiệp vụ, 27 cán bộ giáo viên phải ngồi tập trung trong một căn phòng chỉ rộng khoảng 12 m2, vừa là nơi chứa đồ dùng học tập, vừa là phòng làm việc của Hiệu trưởng. Chúng tôi mong các cấp chính quyền quan tâm để giáo viên và học sinh nơi đây được làm việc và học tập trong môi trường tốt hơn, đỡ vất vả hơn".

Nguyễn Quỳnh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Truong-bo-khong-nha-van-hoa-thanh-truong-hoc-1969298/

Đổi mới giáo dục tại FPT Polytechnic

Posted: 21 May 2013 03:25 AM PDT

Tuyền cũng có thể tự điều chỉnh bài học để phù hợp nhất với khả năng của mình. Với cách này em biết rằng em luôn đang được học những giảng viên giỏi nhất của FPT Polytechnic. Khi đến trường, các bạn của Tuyền cũng đã học bài và bắt đầu vào tranh luận và làm bài tập dự án, những dự án thật trong công việc được nhà trường biên soạn cẩn thận để sinh viên thực hành. Lớp học được chia thành 4-5 nhóm và thực sự sôi nổi tranh luận về nội dung học tập và mở rộng cho các vấn đề hiện tại. Từ ngày học tại đây, Tuyền như thấy thời gian trôi nhanh hơn và mình trưởng thành nhanh chóng. 


Một giờ học theo phương pháp mới tại FPT Polytechnic

Thạc sĩ Phan Thị Thanh Lương, Trưởng ban Phát triển chương trình của FPT Polytechnic cho biết: "Tại trường, mỗi sinh viên được yêu cầu thuyết trình hàng trăm lần. Bảo vệ kết quả làm việc qua dự án hàng chục lần. Từ đó sinh viên của trường đều rất tự tin trong việc trình bày các vấn đề". Tự học bài ở nhà và thể hiện kết quả của việc chuẩn bị đó trên lớp trở thành việc làm hàng ngày và sinh viên thực sự được làm việc như những người đi làm. Dường như chúng ta có thể cảm nhận sinh viên tại đây rất khác với các trường khác, tự tin và hiểu biết sâu sắc. "Giờ trên lớp đối với chúng tôi là những giờ hướng dẫn để giúp sinh viên vượt qua những khó khăn. Bên cạnh đó sinh viên còn học được cách hợp tác và cùng giải quyết vấn đề" – Th.S Lương cho biết thêm. 


Giảng viên chuẩn bị bài tại phòng thu hình

Từ năm 2012, FPT Polytechnic đưa ra chiến lược triển khai tập trung vào chất lượng đào tạo với dự án Học tập tích hợp – Blended Learning. Đây đang là "từ khóa" cho các trung tâm giáo dục lớn trên thế giới. Đây là giải pháp giáo dục dựa trên sức mạnh của CNTT và đang là xu thế của giáo dục thế giới. Th.S. Hans Mikkel Anderson đến từ Mỹ đang là Giám đốc dự án Blended Learning cho biết: "Chúng tôi đang học hỏi từ các mô hình như Coursera của ĐH Standford hay EdX của ĐH MIT và ĐH Harvard để đưa vào cho sinh viên FPT Polytechnic. Đây là một sự đầu tư lớn về nhiều mặt và chúng tôi đã có những thành công bước đầu".

Bộ sách giáo trình của FPT Polytechnic đầy đủ, chi tiết và đều được viết bởi các tác giả lớn trên thế giới. Các sách về công nghệ thì trình bày chi tiết và cập nhật những công nghệ mới. Ngoài ra sách còn có DVD tài liệu thực tế để sinh viên luyện tập và học thêm. Để có được kết quả này, FPT Polytechnic đã ký hợp đồng bản quyền hàng chục đầu sách công nghệ và kinh doanh từ các nhà xuất bản danh tiếng như Pearson, Cengage, McGraw-Hills…


Sinh viên FPT Polytechnic được học những tài liệu cập nhật

"Chúng em thực sự thích học tập tại môi trường này, tất cả như cuốn vào một vòng quay mạnh mẽ và đam mê.Chúng em gọi vui đây là trường đào tạo siêu nhân vì khối lượng khổng lồ kiến thức được cung cấp. Mỗi môn học là một cuốn sách 400-500 trang và nhiều tài liệu khác. Đó quả thật là một giáo trình công phu và bổ ích. Từ ngày học ở FPT Polytechnic, em cảm thấy gần như không còn thời gian trống, trường cũng không nghỉ hè nên thực sự chúng em học được rất nhiều và cảm thấy tự tin với những kiến thức mình có. Rất nhiều anh chị khóa trước chưa nhận bằng đã được nhận việc làm tốt từ FPT và các doanh nghiệp khác, có bạn còn mở công ty riêng. Em cũng muốn được như vậy trong thời gian tới " – Trần Thị Thanh Tuyền tâm sự.

Th.S Hans Mikkel Anderson cùng các cán bộ làm thiết kế bài giảng

Với hệ thống CNTT được đầu tư mạnh mẽ, phòng phát triển học liệu bao gồm một phòng thu âm, ghi hình và hậu kỳ để xây dựng học liệu mới. Sinh viên tại đây thực sự đang được hưởng một môi trường giáo dục khác xa với cách đào tạo hiện tại của hầu hết các trường và thực sự theo kịp các xu thế mới của thế giới. TS. Đàm Quang Minh – Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam cho biết: "Cách mạng công nghệ đang thay đổi thế giới và cũng đang thay đổi nền giáo dục toàn cầu. Một cuộc cách mạng giáo dục đang bắt đầu và mang tới nhiều cơ hội cho những người biết nắm thời cơ. Chúng tôi mong muốn được sánh vai với tri thức của thế giới. Thực tế với những nỗ lực đến ngày hôm nay chúng tôi đã bắt đầu công cuộc Xuất khẩu giáo dục. Chúng tôi mong muốn Việt Nam có tên trên bản đồ tri thức thế giới, muốn vậy chúng ta phải bắt đầu từ giáo dục. Tôi hy vọng có nhiều người cùng chúng tôi nâng cao nền giáo dục Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành điểm đến của nhiều sinh viên quốc tế".

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/doi-moi-giao-duc-tai-fpt-polytechnic-733266.htm

Comments