Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Thừa Thiên- Huế: Khen thưởng học sinh giỏi nhân Lễ báo công dâng Bác

Posted: 20 May 2013 08:21 AM PDT

(GDTĐ) – Chiều 19/5, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức Lễ trao giải thưởng học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia và cấp tỉnh năm học 2012 – 2013.

Với 83 giải bao gồm: 54 giải cấp quốc gia; 22 giải giải toán trên máy tinh cấp khu vực; 2 giải nhất, 1 giải nhì, 1 giải ba Khoa học kỹ thuật và 1 giải nhì  Viết thư Quốc tế UPU 42. 917 giải HSG cấp tỉnh và nhiều giải  tại các cuộc thi IOE, MTCT…

Năm nay số học sinh được trao thưởng HSG cấp tỉnh và cấp quốc gia của Thừa Thiên – Huế là 900 em. Số giải tăng hơn năm học trước 112; đặc biệt, có 35 phần thưởng học sinh giỏi dành cho những học viên xuất sắc đã đạt giải cao trong kỳ thi HSG cấp tỉnh bậc giáo dục thường xuyên.

Cũng trong dịp này, UBND tỉnh đã tặng thưởng cho các giáo viên đã có thành tích bồi dưỡng các đội tuyển HSG cấp quốc gia.

Tại buổi lễ, các đồng chí lãnh đạo tỉnh, huyện, thị, thành phố Huế cùng toàn thể các thầy cô giáo, các em học sinh đã thực hiện nghi thức báo công lên Bác Hồ kính yêu một cách trang trọng.

Em Đoàn Quốc Hoài Nam – Học sinh lớp 11 chuyên Hóa Trường THPT Quốc Học Huế – là một trong sáu học sinh đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi chọn HSG quốc gia đã thay mặt 900 HSG cùng toàn thể học sinh Thừa Thiên – Huế phát biểu cảm nghĩ chân thành, sâu sắc của mình, hứa trước di ảnh Bác kính yêu. Thay mặt cho các  bạn, em hứa sẽ tiếp tục học tập, rèn luyện theo 5 điều Bác dạy  để mai này chung tay xây dựng quê hương đất nước ngày một tốt đẹp hơn.

                                                                                        Thanh Huế

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Thua-Thien-Hue-Khen-thuong-hoc-sinh-gioi-nhan-Le-bao-cong-dang-Bac-1969272/

Nhóm học sinh 9X giết người lãnh án

Posted: 20 May 2013 08:21 AM PDT

Các bị cáo này gồm: H.C.C (16 tuổi, nguyên là học sinh lớp 9 của một trường THCS trên địa bàn quận Thốt Nốt), Đ.N.M.L (16 tuổi, đang là học sinh lớp 10 của một trường THPT trên địa bàn quận Thốt Nốt), N.Đ.C (16 tuổi, nguyên là học sinh lớp 9 của một trường THCS trên địa bàn quận Thốt Nốt) và T.V.S (17 tuổi, phường Trung Kiên, quận Thốt Nốt).

Theo hồ sơ vụ án, giữa H.C.C và L.V.L có mâu thuẫn với nhau từ trước nên ngày 31-10-2011, H.C.C gọi điện rủ N.Đ.C và T.V.S ra khu tái định cư phường Thốt Nốt để bàn đánh L. trả thù. Cả nhóm đồng ý.

14 giờ cùng ngày, nhóm có mặt tại điểm hẹn. H.C.C điện thoại cho Đ.N.M.L để mượn dao đồng thời rủ Đ.N.M.L tham gia đánh L.. Đ.N.M.L đồng ý nên vào nhà lấy 3 con dao. H.C.C lấy 1 con dao giấu vào trong người, Đ.N.M.L cũng lấy 1 con dao giấu vào balô đựng tập. Sau đó H.C.C kêu N.Đ.C gọi L. ra nói chuyện. Khi gặp nhau, giữa L. và H.C.C xảy ra cự cãi. Bị L. thách thức, H.C.C đã rút dao đâm 2 nhát vào lưng và hông trái của L.

L bỏ chạy, H.C.C đuổi theo đâm thêm 3 nhát vào tay, khuỷu tay trái của L, hậu quả khiến L bị thương tật, tổn hại sức khỏe 12%.

Sau khi sự việc xảy ra, gia đình H.C.C đã bồi thường trên 12 triệu đồng tiền thuốc, chi phí điều trị cho nạn nhân.

Tòa tuyên phạt H.C.C 4 năm tù, Đ.N.M.L 3 năm tù, N.Đ.C 2 năm tù và T.V.S 1 năm tù về hành vi giết người.

MINH TÂM

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-xa-hoi/Phap-luat/549347/nhom-hoc-sinh-9x-giet-nguoi-lanh-an.html

Thêm một mùa…’nói không với khối C’

Posted: 20 May 2013 07:21 AM PDT

- Theo thống kê của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ GD-ĐT, tỷ lệ hồ sơ khối C trong mùa tuyển sinh năm nay chỉ chiếm 6% so với 39,1% hồ sơ khối A.

i hc, h s, khi thi, tuyn sinh, ngnh ngh
Các sở bàn giao hồ sơ thi cho các trường ĐH, CĐ phía Bắc (Ảnh: Kiều Oanh)

Khối A vẫn ưu thế, khối C lác đác

Đầu tháng 5, các Sở GD-ĐT trên cả nước đã hoàn thành công tác bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi đại học, cao đẳng cho các trường. Theo ghi nhận, thí sinh dự thi khối A vẫn chiếm ưu thế trong khi số lượng thí sinh dự thi khối C ngày càng lèo tèo.

Tại TP.HCM, số hồ sơ khối C chỉ có 2.639 bộ trong tổng số 148.293 bộ. Sở GD-ĐT Tây Ninh cũng cho biết, Sở chỉ thu được 967 bộ hồ sơ khối C trong tổng số 14.788 bộ. Tình hình cũng tương tự ở các tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre, Long An, Tiền Giang – theo thông tin từ báo Dân Việt.

Ở tỉnh Đồng Tháp, tổng số hồ sơ là 21.902 bộ nhưng khối C chỉ có 778 bộ, khối A cao nhất với 11.192 bộ, khối B: 6.560 bộ. Tỉnh Bến Tre có 949 hồ sơ khối C trên tổng số 20.412 bộ. Tỉnh Long An: 1.079 bộ khối C trên tổng số 27.850 bộ. Tỉnh Tiền Giang: 830 hồ sơ khối C trên tổng số 27.408 bộ.

Tương tự các năm trước, tỷ lệ thí sinh đăng ký khối C ở tỉnh Đồng Nai chỉ chiếm 3%, ở Thanh Hóa là 8%.

Báo Tiền Phong đưa tin, trong số 43.309 HS của tỉnh Thái Bình, khối A và A1 chiếm 53,4%; khối B: 28,7%; khối D: 12,2%; khối C: 3,1%.

Ở nhiều trường, con số này cũng sụt giảm tương đối. Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm nay nhận 3.306 hồ sơ khối C – giảm so với con số 4.042 hồ sơ của năm 2012. Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội chỉ nhận được 49 hồ sơ khối C trong tổng số 12.007 hồ sơ nộp vào trường.

Giám đốc ĐH Thái Nguyên cũng thừa nhận tỷ lệ chọi của khối C những năm gần đây thấp hẳn so với các năm trước, cụ thể nay chỉ còn 1 chọi 4, 5 so với trước đây 1 chọi 20, 30.

Trường ĐH Khoa học xã hội Nhân văn Hà Nội – một trong những trường tập trung nhiều ngành học tuyển đầu vào khối C cũng cho biết lượng hồ sơ khối C năm nay giảm.

Cơ hội việc làm của khối C thấp

Trả lời báo Tiền Phong về hiện tượng này, ông Phạm Hữu Bản – chuyên viên tuyển sinh Sở GD-ĐT Thái Bình cho rằng các ngành khối C sau khi ra trường hầu như chỉ các cơ quan nhà nước tuyển dụng, cơ hội việc làm ít hơn các khối học khác, dẫn đến việc người học ngày càng "xa lánh".

Ông Nguyễn Văn Kim – phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn thì cho rằng cơ cấu đào tạo và khối thi có vấn đề. Ví dụ như, có những ngành mới mở của trường đòi hỏi sinh viên phải có khả năng phân tích tốt, nhưng học sinh thi khối C vào trường nếu chỉ chuyên tâm vào Văn, Sử, Địa thì sẽ khó học các ngành này.

Ông Kim nhận định thực trạng dạy và học các môn khoa học xã hội như Văn, Sử, Địa đang là vấn đề đáng lo ngại. "Với môn Sử và Địa, học sinh không chú ý học. Năm nào thi tốt nghiệp thì học sinh học, nếu không thi thì học sinh sẽ bỏ luôn!"

Đặc biệt, năm nay tổng hồ sơ đăng ký dự thi ở nhiều địa phương có giảm, một phần là do lượng thí sinh của năm nay ít hơn theo năm sinh. Đây cũng được cho là một dấu hiệu đáng mừng khi lượng hồ sơ ảo có vẻ ít hơn.

Xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh năm nay cũng có những chuyển biến rõ rệt. Khối ngành kinh tế, ngân hàng đã bớt "nóng" trong khi các ngành sư phạm, y khoa, kỹ thuật có xu hướng tăng.

Năm nay, ở phía Nam, các trường được đông đảo thí sinh đăng ký dự thi là: ĐH Nông lâm, Sư phạm, Công nghiệp, Quốc gia và một số ĐH vùng như Thủ Dầu Một (Bình Dương), ĐH Đồng Nai (Đồng Nai)… Trong khi ở phía Bắc, những trường "hút" thí sinh gồm có: ĐH Công Đoàn, ĐH Công nghiệp, ĐH Bách khoa, ĐH Quốc gia, ĐH Ngoại ngữ, ĐH Thương mại…

Nguyễn Thảo (tổng hợp)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121892/them-mot-mu-a----no-i-khong-vo-i-kho-i-c-.html

TPHCM: Hạn điều chỉnh nguyện vọng vào lớp 10 đến ngày 25/5

Posted: 20 May 2013 07:21 AM PDT

(GDTĐ) – Học sinh thi vào lớp 10 tại TPHCM có 5 ngày để điều chỉnh lại nguyện vọng. Thời gian điều chỉnh cụ thể từ ngày 20 – 25/5. Học sinh làm lại đơn mới, hủy đơn cũ và nộp tại trường phổ thông nơi học lớp 9.

Cùng với thông báo thời gian điều chỉnh nguyện vọng, Sở GDĐT TPHCM đồng thời thông báo số liệu tổng hợp ban đầu về số học sinh đăng ký dự thi vào từng trường để phụ huynh học sinh và học sinh tham khảo.

Theo số liệu này, trường THPT có số thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 cao nhất là Nguyễn Công Trứ (1.621/900 chỉ tiêu), Gia Định (1.550/855 chỉ tiêu), Nguyễn Thượng Hiền (1.277/540 chỉ tiêu), THPT Bùi Thị Xuân (1.208/630 chỉ tiêu)…

Tuy nhiên, không ít trường đến thời điểm công bố lượng thí sinh đăng ký vẫn chưa đủ số chỉ tiêu đề ra. Ví dụ, Trường  THPT Lê Thị Hồng Gấm (174/360 chỉ tiêu), THPT Nguyễn Thị Diệu (355/630 chỉ tiêu); THPT Nguyễn Văn Linh (189/450 chỉ tiêu)…

Xem chi tiết thống kê nguyện vọng đăng ký vào lớp 10 ban đầu tại TPHCM:

 

STT

Trường

Chỉ tiêu

NV1

NV2

NV3

1

THPT Trưng Vương

675

1009

787

128

2

THPT Bùi Thị Xuân

630

1208

61

7

3

THPT Ten Lơ Man

630

438

541

741

4

THPT Năng khiếu TDTT

180

47

149

435

5

THPT Lương Thế Vinh

360

500

530

277

6

THPT Lê Quý Đôn

450

641

438

39

7

THPT Nguyễn Thị Minh Khai

585

1186

98

17

8

THPT Lê Thị Hồng Gấm

360

174

520

954

9

THPT Marie Curie

1035

879

1379

1271

10

THPT Nguyễn Thị Diệu

630

353

701

795

11

THPT Nguyễn Trãi

540

684

444

124

12

THPT Nguyễn Hữu Thọ

540

256

741

675

13

Trung học thực hành Sài Gòn

140

303

258

29

14

THPT Hùng Vương

1125

1177

695

224

15

Trung học thực hành ĐHSP

175

362

18

5

16

THPT Trần Khai Nguyên

720

1347

1330

443

17

THPT Trần Hữu Trang

270

183

362

490

18

THPT Lê Thánh Tôn

540

454

818

291

19

THPT Tân Phong

450

109

975

1153

20

THPT Ngô Quyền

720

1009

272

190

21

THPT Nam Sài Gòn

70

37

47

57

22

THPT Lương Văn Can

720

593

411

336

23

THPT Ngô Gia Tự

495

348

879

1215

24

THPT Tạ Quang Bửu

495

678

791

483

25

THPT Nguyễn Văn Linh

450

189

669

2367

26

THPT năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định

360

153

391

807

27

THPT Nguyễn Khuyến

810

1056

609

40

28

THPT Nguyễn Du

480

570

366

24

29

THPT Nguyễn An Ninh

675

399

952

1417

30

THPT Diên Hồng

270

172

411

591

31

THPT Sương Nguyệt Anh

180

188

459

686

32

THPT Nguyễn Hiền

420

440

295

84

33

THPT Trần Quang Khải

765

764

693

299

34

THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa

675

817

1233

864

35

THPT Võ Trường Toản

546

922

361

52

36

THPT Trường Chinh

720

1019

1483

769

37

THPT Thạnh Lộc

630

503

776

1646

38

THPT Thanh Đa

495

249

627

827

39

THPT Võ Thị Sáu

855

875

1067

169

40

THPT Gia Định

855

1550

194

12

41

THPT Phan Đăng Lưu

675

591

1214

970

42

THPT Trần Văn Giàu

675

418

1069

2583

43

THPT Hoàng Hoa Thám

720

988

1265

529

44

THPT Gò Vấp

720

936

1251

512

45

THPT Nguyễn Công Trứ

900

1621

102

9

46

THPT Trần Hưng Đạo

900

1051

1130

85

47

THPT Nguyễn Trung Trực

900

275

903

2239

48

THPT Phú Nhuận

780

986

229

16

49

THPT Hàn Thuyên

810

482

903

2798

50

THPT Tân Bình

765

551

662

246

51

THPT Nguyễn Chí Thanh

450

615

763

298

52

THPT Trần Phú

900

1571

377

12

53

THPT Nguyễn Thượng Hiền

540

1277

10

10

54

THPT Lý Tự Trọng

540

545

1638

1250

55

THPT Nguyễn Thái Bình

630

694

778

760

56

THPT Long Thới

450

230

210

530

57

THPT Phước Kiển

450

57

185

1974

58

THPT Tây Thạnh

675

1120

890

543

  Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/TPHCM-Han-dieu-chinh-nguyen-vong-vao-lop-10-den-ngay-25/5-1969274/

Rủ nhau lên rừng ăn lá lạ, 13 học sinh ngộ độc

Posted: 20 May 2013 07:21 AM PDT

Dư luận tại xã Sơn Vĩ đang rất xôn xao về việc 13 em học sinh tại trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn bị ngộ độc do ăn phải lá có độc trên rừng. Nhiều người đồn đoán rằng các em học sinh này đã ăn nhầm lá ngón, một loại lá cực độc có thể gây chết người.

Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Thạch Hồng – Chủ tịch UBND xã Sơn Vĩ – cho biết, sự việc xảy ra vào ngày 16/5, vào giữa giờ ra chơi, một nhóm học sinh rủ nhau lên cánh rừng gần trường chơi. Tại đây, các em đã ăn một loại lá lạ. Sau đó có 13 em học sinh có những biểu hiện bất thường như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Ngay lập tức các em được đưa tới trạm xá xã để theo dõi sức khỏe.

Sau quá trình điều trị, sức khỏe các em đã dần bình phục trở lại. Hiện cả 13 em đều đã đi học bình thường.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, UBND xã Sơn Vĩ đã họp với các nhà trường đóng trên địa bàn quán triệt việc phối hợp với hội phụ huynh học sinh nhắc nhở và quản lý các em học sinh, tránh tình trạng trên tái diễn gây hậu quả đáng tiếc.

Anh Thế

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/ru-nhau-len-rung-an-la-la-13-hoc-sinh-ngo-doc-732901.htm

‘Phao’ thi bán tràn lan… như rau

Posted: 20 May 2013 03:21 AM PDT

Còn gần nửa tháng nữa mới đến kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, tại các quán pho to trên địa bàn TP.Thanh Hóa đã bày bán tràn lan phao thi các môn công khai.

Ghi nhận của VietNamNet tại một số quán phô tô quanh khu vực cổng trường như: THPT Lý Thường Kiệt, THPT Tô Hiến Thành, Chuyên Lam Sơn… hầu hết các quán đã bày bán tràn lan phao thi tốt nghiệp.

Trưa ngày 15/5, sau giờ tan học, tại các quán phô tô ở số nhà 06, 08… 38 Tản Đà, phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa học sinh ùn ùn "tấp" vào các quán phô tô nhốn nháo mua phao thi.

Trung bình một quyển nhỏ như bàn tay có giá từ 3.000-5.000 đồng, kèm theo đó là đủ loại tiêu đề như: 100 bài văn hay, những bài làm văn lớp 12, hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp môn Sinh học…

Theo quan sát, hầu hết học sinh dù học lực khá, giỏi hay trung bình thì cũng thủ cho mình một bộ phao đầy đủ 6 môn thi. Bạn Nguyễn Thị L, Trường THPT Tô Hiến Thành cho biết: "Trong lớp em học khá đều các môn, nhưng thấy các bạn đua nhau mua tài liệu. Sốt ruột quá em cũng phải mua một bộ đem vào trong phòng thi…"

Nhiều bạn học sinh còn "thủ" cho mình cả 2-3 bộ đề phòng bị bắt cuốn này còn có cuốn khác.

Không chỉ bán cho học sinh gần trường, hầu hết các quán pho to đều có “mối” để nhập về các trường huyện bán kiếm lời.

Trong vai một người từ huyện lên thành phố mua tài liệu về bán. Chúng tôi vào một quán pho to có địa chỉ số 5, đường Lê Lai, phường Đông Vệ, TP.Thanh Hóa hỏi mua, ngay lập tức chị chủ quán phô tô này bảo "lấy nhiều không? – mỗi thùng 100 cuốn đủ 6 môn".

Tôi hỏi mua 6 thùng và có ý định lấy luôn. Chị chủ quán liền bảo không được, vì mấy thùng đóng sẵn đó đã được người khác đặt cọc rồi. Nếu tôi muốn lấy thì phải đặt cọc tiền và hẹn ngày hôm sau quay lại.

Một số hình ảnh bán phao thi như… bán rau:

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

Phao thi bán tràn lan

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

Sau giờ học, nhiều học sinh vào các quán phô tô để mua tài liệu

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

Phao thi bán… như rau

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

phao thi, tt nghip, th sinh, hc sinh, lp 12

Lê Anh

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121815/-phao--thi-ban-tran-lan--nhu-rau.html

Chống “khô cứng” môn Giáo dục công dân

Posted: 20 May 2013 03:21 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ môn Giáo dục công dân (GDCD) là nền tảng để hình thành và xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh. Môn GDCD không chỉ quan trọng vì nó "vun đắp" những kỹ năng sống cần thiết cho học sinh về ứng xử, mà còn giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị nhân văn từ những câu chuyện cuộc sống quanh mình. Tuy nhiên, HS chán môn GDCD, còn GV thì phần lớn đang dạy theo kiểu hết tiết rồi về. 

Chương trình nặng

Hiện tượng bộ môn GDCD bị học sinh, thậm chí là nhà trường coi là môn phụ không còn là chuyện lạ. Nguyên nhân có nhiều, bởi ngoài hiện tượng học lệch,  chán học môn GDCD từ HS, thì giáo trình  khô cứng, không nhiều đổi mới và thiếu tính thực tiễn xã hội… cũng được nhiều GV xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự "ghẻ lạnh" của học sinh. 

Hiện nay, ngoài thời lượng 1 tiết/tuần theo quy định, thì nhiều trường cũng đã yêu cầu GV phải sáng tạo, linh hoạt tổ chức các lớp kỹ năng (chủ yếu là giờ ngoại khóa) để tăng tính hấp dẫn từ môn học đối với học sinh. Tuy nhiên,  theo nhìn nhận của nhiều GV bộ môn GDCD… hiệu quả mang lại không nhiều khi HS vẫn chán môn học này. Nhưng áp lực với GV thì ngày càng lớn. 

Thầy N.K, tổ trưởng bộ môn GDCD một trường chuyên Bà Rịa – Vũng Tàu thẳng thẳn nhìn nhận: Với thời lượng quy định dạy trên tuần quá ít (1 tiết/tuần), trong khi yêu cầu và đòi hỏi của nhà trường thì quá nhiều… Ngoài việc đảm bảo nội dung chương trình  GV bộ môn GDCD phải sắp xếp, phân bổ bài giảng làm sao để tích hợp, lồng ghép hàng loạt các yêu cầu mà xã hội, nhà trường đòi hỏi khiến nhiều GV phải chạy đua với thời gian. Tiết dạy dù được GV chuẩn bị rất công phu, nhưng vẫn không tránh khỏi việc nặng tính hình thức.


Trò chơi, câu chuyện và những tình huống ứng xử sẽ giúp giờ học  GDCD sinh động, hiệu quả hơn.         Ảnh: Phan Hải

Cô Phạm Thị Huệ, hiệu trưởng Trường THCS Bạch Đằng, Q.3 TPHCM chia sẻ: Với nội dung nền của bộ môn GDCD khối THCS hiện nay thật ra không đến nỗi quá nặng. Phần lớn bài giảng đều gần gũi và mang tính biện chứng cụ thể nên học sinh không quá khó để tiếp thu. Tuy  nhiên, nội dung yêu cầu lồng ghép nhìn chung vẫn khá chung chung nên đôi khi gây lúng túng cho GV… Có lẽ vì thế mà khoảng cách giữa mục tiêu đào tạo và hiệu quả mà bộ môn GDCD mang lại vẫn chưa thật sự rõ nét. Nhận thức được điều đó nên nhà trường tạo mọi điều kiện để GV chủ động xây dựng bài giảng, tích hợp và lồng ghép các phương pháp dạy học sinh động. Vì vậy, giờ học môn GDCD cũng tạo được sự hứng thú và lôi cuốn học sinh. 

Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Tổ trưởng Tổ GDCD Trường THPT Võ Trường Toản, Q.12 cho rằng: Để tiết HS động, đạt được mục tiêu đề ra không cách nào khác người GV cần phải sinh động hóa các bài giảng bằng hình ảnh, giáo cụ trực quan. 

Tuy nhiên, với thời lượng tiết dạy quá ít như hiện nay, chưa kể yêu cầu phải lồng ghép hàng loạt các kỹ năng, vấn đề thuộc giá trị sống… việc giảm tải, thay đổi chương trình và tạo sự chủ động cho GV trong việc xây dựng bài giảng là điều hết sức quan trọng. 

Đổi mới bằng cách nào?

Sau hàng loạt các động thái giảm chương trình từ Bộ GDĐT, sự khuyến khích và tạo sự chủ động cho GV mạnh mẽ từ các cơ sở giáo dục, việc dạy và học bộ môn GDCD cũng phần nào được chú trọng, tạo hứng thú dạy học và học tập. Tuy nhiên, điều mà xã hội, phụ huynh và nhiều người quan tâm là làm sao để việc dạy môn GDCD, các bài giảng về đạo đức, lối sống, hiệu quả của các tiết học dưới hình thức lồng ghép về kỹ năng sống phải "thấm" đến từng HS. Thực tế đầy bất cập về các hiện tượng vô cảm nơi học sinh (ngồi lên đầu rùa ở Văn Miếu, ngồi lên mộ người chết, đánh ghen, lột quần áo, lên các diễn đàn chửi bới….) dấy lên trong thời gian qua cho thấy rõ một điều: Hiệu quả giáo dục đạo đức trong nhà trường chưa cao. 

Cô Nguyễn Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường THCS -THPT Đinh Thiện Lý (TPHCM) cho rằng: Nguyên nhân chính của việc lồng ghép, giáo dục đạo đức cho HS trong nhà trường thời gian qua không hiệu quả đến từ chính ý thức của HS, sự thay đổi của xã hội và quan điểm sống của một bộ phận giới trẻ đô thị ngày nay. Không cách nào khác là ngành Giáo dục phải tạo thêm thời gian cho GV, cũng như gấp rút đổi mới SGK để làm sao các bài học đạo đức, bài học làm người… thực tế hơn, gắn với các tình huống cụ thể nảy sinh từng ngày trong cuộc sống.

Thầy Trần Tuấn Anh, GV bộ môn GDCD Trường THCS Bạch Đằng, Q.3 TPHCM -người nổi tiếng với những tiết dạy học xúc động, lôi cuốn học sinh cho rằng: Tùy từng bộ môn, từng bài học mà GV có phương pháp dạy khác nhau.  Tuy nhiên, có quá nhiều rào cản để GV để đổi mới: Chương trình nặng, quá nhiều kiến thức, công việc nhiều (hồ sơ sổ sách) đã tạo lên áp lực cho GV. Vì vậy, để việc lồng ghép, đổi mới tiết dạy môn GDCD thành công không cách nào khác ngành GD cần phải "mở" hơn về thời gian cho GV đứng lớp, có như thế việc dạy học mang tính tích hợp mới hiệu quả.

Em Đỗ Hoàng Khánh My, học sinh lớp 11B3 Trường THPT Võ Trường Toản cho biết: Học GDCD nhiều khi chỉ đơn thuần là học thuộc lòng rồi "gạo" lại sao cho đúng để đạt điểm kiểm tra… em nghĩ cũng chính là một trong những lý do khiến tụi em "ngán" môn học này. Vì thế, em nghĩ trong mỗi tiết dạy, GV nên sử dụng một trong những phương pháp trò chơi, câu chuyện kể lại… để kích thích sự hứng thú tham gia học tập qua các tình huống giả định để các em thể hiện quan điểm, tư duy và cả lối ứng xử trước các tình huống thực tế của cuộc sống…

Anh Tú

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Chong-kho-cung-mon-Giao-duc-cong-dan-1969255/

Đề nghị công an điều tra vụ nữ giáo viên bị hành hung

Posted: 20 May 2013 03:21 AM PDT

Liên tục bị hành hung

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Ngô Hồng Yến, chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên, cho hay ông đã chỉ đạo ban giám hiệu Trường Tiểu học A báo cáo toàn bộ vụ việc với công an, đồng thời ông cũng yêu cầu công an tiến hành điều tra làm rõ để xử lý người có hành vi hăm dọa, hành hung cô Cúc.

Theo đơn trình bày của cô Cúc, trước đây cô có quen người bạn trai tên T. K. H. ở thị trấn Nhà Bàn (huyện Tịnh Biên, cùng nơi ở với cô), do không hợp nên hai người chia tay. Sau đó H. lấy vợ và cuối năm 2012 cô cũng lập gia đình, kể từ đó H. thỉnh thoảng gây sự.

H. từng lái ôtô chặn đầu xe khi chồng đưa cô đi làm khiến vợ chồng cô bị té ngã, vụ việc này được đội cảnh sát giao thông huyện xử lý, hòa giải.

Ngoài ra vợ của H. thường chặn đường, còn xông vô trường lớn tiếng nhục mạ, hăm dọa cho người đánh đập cô. Cô Cúc và một số đồng nghiệp khẳng định lâu nay vợ chồng cô Cúc chưa hề mâu thuẫn và gây thù với ai.

Đ. VỊNH

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/549310/de-nghi-cong-an-dieu-tra-vu-nu-giao-vien-bi-hanh-hung.html

Học lên thạc sĩ vì thất nghiệp

Posted: 20 May 2013 02:21 AM PDT

Không xin được việc làm sau khi ra trường, các cử nhân rộ lên phong trào học tiếp lên cao học với hy vọng bằng cấp cao hơn sẽ dễ tìm được việc.

tht nghip, thc s, cao hc

Người lao động đến đăng ký thất nghiệp tại Trung tâm Giới thiệu Việc làm (Sở LĐTBXH TP.HCM).

Đổ xô đi học thạc sĩ

Bạn Võ Anh Thư hiện đang theo học một lớp cao học ngành Quản lý giáo dục tại Trường ĐH Sài Gòn thống kê: "Lớp ĐH của em tại Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM có 96 sinh viên. Sau gần 2 năm tốt nghiệp, hiện có khoảng hơn 40 bạn đang ôn thi vào cao học hoặc đang học cao học ở nhiều trường khác nhau. Đa số quyết định đi học cao học vì chưa xin được việc".

Khó khăn hơn, bạn V.H.N hiện đang theo học thạc sĩ quản trị kinh doanh tại Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết: "Mình học xong ngành này tại ĐH Quốc tế Hồng Bàng nhưng ra trường gần 1 năm không xin được việc làm. Sau đó mình dự thi vào bậc cao học ngành này ở ĐH Tài chính – Marketing nhưng không trúng tuyển. Mới đây, mình thi vào ĐH Kỹ thuật Công nghệ TP.HCM và trúng tuyển nhưng cũng chưa biết học xong có xin được việc không nữa".

Hiện nay, tình trạng như Anh Thư hoặc H.N không phải là hiếm tại TP.HCM khi phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm. Bên cạnh đó, với lối suy nghĩ "học cao thì thu nhập sẽ thuộc hàng sao", nhiều cử nhân chọn con đường học lên cao học mà không dám thử sức với bất kỳ công việc nào tìm được.

Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp "thất nghiệp" vì thấy khó thích ứng với môi trường làm việc, vì lương thấp và cố đi học để có lương cao hơn. Hoàng Thị Thu Tâm đang học ôn thi vào cao học ngành Kế toán Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho biết, cô ra trường từ giữa tháng 9.2011 nhưng đến nay vẫn chưa có việc làm ổn định. Thu Tâm kể: "Đi xin việc ở đâu cũng đòi hỏi có kinh nghiệm, mà em mới ra trường thì lấy đâu ra kinh nghiệm. Cuối cùng em chọn phương án nhận hồ sơ quyết toán thuế cho các doanh nghiệp nhỏ, khoảng 1,5 triệu đồng/hồ sơ để đi học tiếp".

Bằng cao có tăng cơ hội việc làm?

Huỳnh Minh Nhật – chuyên viên kỹ thuật điện tử – tin học hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp thuộc KCN Tân Bình, chia sẻ: "Sau khi tốt nghiệp ĐH Bách khoa TP.HCM, em nghĩ học lên cao học ngành này sẽ tìm được việc tốt hơn với mức lương cao hơn. Tuy nhiên, sau khi học cao học, em lại "xất bất xang bang" tìm việc. Nếu chỉ tìm việc với mức lương dưới chục triệu thì có nhiều chỗ nhưng chẳng lẽ vác cái bằng thạc sĩ mà làm mức lương này thì ngại, thà… thất nghiệp còn hơn".

Trong khi đó, với vai trò là nhà tuyển dụng, ông Trần Hưng Đạo – phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tơ tằm Á Châu cho biết: "Trong thời điểm khó khăn hiện nay, nhà tuyển dụng chúng tôi chỉ muốn người có kinh nghiệm chứ không phải chỉ với lý thuyết suông. Trả lương thấp cho người có bằng thạc sĩ thì khó, còn trả cao chắc chắn càng không thể, do người được tuyển dụng chưa chứng minh gì ngoài bằng cấp, mà bằng cấp hiện nay thì… đâu thiếu. Chính vì vậy, tôi khuyên các bạn trẻ thay vì đầu tư vào học hãy dành thời gian tập trung vào xin việc, trau dồi kỹ năng làm việc".

Về vấn đề này, ông Trần Anh Tuấn – phó Giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (Sở LĐTBXH thành phố) cho biết: "Theo số liệu thống kê mới đây của Trung tâm, khảo sát trên 100.000 doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng trong năm 2012 và quý I/2013 cho thấy nhu cầu tuyển dụng nhân lực có trình độ ĐH, CĐ chỉ chiếm gần 25%, còn lại là tuyển dụng lao động kỹ thuật có trình độ, tay nghề trong các lĩnh vực vận hành máy móc, sản xuất, kinh doanh – dịch vụ…

(Theo Quốc Hải/ Dân việt)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121850/hoc-len-thac-si-vi-that-nghiep.html

Đổi mới phương pháp giảng dạy: Làm sao để trò hứng thú

Posted: 20 May 2013 02:21 AM PDT

(GDTĐ) – Trong thời gian gần đây, các trường học trên cả nước sôi nổi thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giảng dạy giờ đây không còn là bài toán khó mà đã gắn liền với mọi hoạt động của người thầy giáo ở trên lớp học. Từ những chuyến đi cơ sở, chúng tôi đã gặp gỡ cao thủ về chuyên môn. Với họ, việc đổi mới phương pháp dạy học đã trở thành niềm đam mê tìm tòi, khám phá.

Cô Nguyễn Thị Bích Trâm – Giáo viên Ngữ Văn – Trường THCS Nguyễn Hiền (Phú Ninh, Quảng Nam): HS thích Văn hay không là do giáo viên

Nhiều ý kiến nhận định, học sinh hiện nay không thích học môn Văn, cô có thấy như vậy? 


Cô Nguyễn Thị Bích Trâm

- Nói một cách chính xác là học sinh không chọn Văn do nhiều yếu tố chi phối. Còn việc học sinh có thích môn học hay không là do giáo viên dạy chứ không phải do các em. Ở những lớp tôi dạy, phần đông các em rất hứng thú học tập, tất nhiên cũng có tiết dạy không hoàn toàn thành công, và tôi nhận ra rằng, điều này phụ thuộc vào chương trình, nội dung bài dạy, nhất là phụ thuộc ở việc GV có tìm được cách tốt nhất để học sinh tiếp cận với bài dạy hay không?

Là giáo viên giỏi nhiều năm, có nhiều SKKN đạt giải cấp tỉnh, cô giáo có thể cho ví dụ cụ thể về vai trò quyết định của người thầy trong việc biến một bài dạy có nội dung khô khan trở thành hứng thú, hấp dẫn?

- Chương trình, SGK Ngữ Văn THCS, đa số giáo viên và các em học sinh đều cho rằng, phần "Văn bản nhật dụng" là "khó, khô, khổ". Để học sinh có thể hứng thú khi học kiểu văn bản này, tôi đã nghiên cứu để vận dụng đổi mới cách dạy như nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, băng video, tổ chức trò chơi, sử  dụng sơ đồ tư duy. 

Cô có thể chia sẻ kinh nghiệm đó của mình qua ví dụ minh họa cụ thể?

- Ở mỗi bài tôi luôn nghĩ ra cách giới thiệu bài  sao cho kết hợp  với việc đưa ra vấn đề (tình huống chứa mâu thuẫn cần giải quyết). Vấn đề có thể tiềm ẩn trong một mẩu chuyện vui, hay trong những  tranh ảnh có thông tin trái ngược. Khi dạy bài Thông tin về ngày trái đất năm 2000 (Ngữ văn 8) tôi dùng hai bức tranh: Một bức mang ý nghĩa tuyên truyền hạn chế dùng  bao ni lon" một ngày không dùng bao ni lon, một bức gồm nhiều ảnh nhỏ tạo nên câu chuyện về một gia đình dùng bao ni lông sáng, trưa, chiều, tối. Sau đó hỏi: Ý kiến của em về hai hình ảnh trên? Học sinh sẽ nhận thấy hai hình ảnh tương phản nhau: Trong khi thế giới hô hào việc bảo vệ môi trường "Một ngày không dùng bao ni lon" thì hằng  ngày  con người  làm ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng bao ni lon. Từ cái học sinh đã biết nhận thấy, tôi đưa ra vấn đề của bài học ẩn chứa trong câu hỏi "Vì sao phải  "một ngày  không dùng bao ni lông"? Em cần có thái độ hành động đúng ra sao? Và tôi cho học  sinh phát  biểu theo cách nghĩ của mình. Sau đó tôi giới thiệu bài: Những câu trả lời của các em đã giải quyết thỏa đáng các câu hởi chưa. Điều đó sẽ rõ  khi chúng ta tìm hiểu văn bản "Thông tin về ngày trái đất năm 2000" .


Tìm tòi đổi mới phương pháp giảng dạy đang tạo ra luồng gió mới trong GD .                    Ảnh: Việt Thành

Cô Vương Thị Vân -Hiệu trưởng Trường Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ (Đà Nẵng): Tránh rập khuôn máy móc

Trong báo cáo về thành tích "cán bộ quản lý giỏi cấp toàn quốc" cô có nhấn mạnh vai trò của cán bộ quản lý về chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học? Cô đánh giá như thế nào về khả năng đổi mới phương pháp của các GV ở bậc tiểu học hiện nay? 


Cô Vương Thị Vân

- Từ hàng chục năm rồi, chữ "Đổi mới" đã không còn là mới, nhưng cho đến nay vẫn còn không ít GV còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học. Ngay như một trường thuộc hàng "tốp" như Tiểu học Huỳnh Ngọc Huệ, mới đây, trong quá trình kiểm tra, tôi phát hiện có trường hợp, một GV ghi trong giáo án của mình "Hoạt động 3: Đổi mới phương pháp dạy học"; chứng tỏ GV này còn rất mù mờ, chỉ ghi vào cho gọi là có đổi mới. Vì đổi mới phải xuyên xuốt trong mọi hoạt động của quá trình dạy học chứ đâu phải là ở một hoạt động riêng lẻ nào.

Khi phát hiện như vậy, có biện pháp nào để chấn chỉnh đối với giáo viên của mình?

- Tất nhiên là có, vì việc rút kinh nghiệm kịp thời không chỉ có tác dụng đối với riêng một cá nhân. Tôi đã chỉ cho GV thấy và rút kinh nghiệm chung: Thay vì ghi như vậy, lẽ ra GV có thể ghi một hoạt động cụ thể nào đó, chẳng hạn "Hoạt động theo nhóm"; tiếp đó ghi cụ thể hệ thống câu hỏi cho từng đối tượng; các cách giải để đi đến kết quả, cách nào ngắn nhất, hay nhất; vận dụng hình thức hay phương tiện gì (chẳng hạn CNTT)… Bất cứ hoạt động nào cũng phải rõ ràng, cụ thể, thể hiện trên sơ đồ, tránh máy móc rập khuôn theo SGK." . 

Thực tế, còn khá nhiều CBQL thiên về hành chính sự vụ, ít sâu sát chuyên môn, dẫn tới đầu voi, đuôi chuột; hoặc đổ đồng đen trắng? 

- GV mỗi tuần phải đăng ký cụ thể 2 tiết dạy đổi mới PP bằng dấu hiệu in đậm trong lịch báo giảng treo ở phòng hội đồng, để tổ trưởng hay BGH có thể theo dõi hay trực tiếp đi dự giờ các tiết dạy đó, đánh giá mức độ đổi mới so với năm trước (cùng một bài soạn, giảng) hay so với các tiết học bình thường khác. Những tiết dạy bằng giáo án điện tử, ứng dụng CNTT cũng được các tổ chuyên môn tập hợp hàng tuần, hàng tháng và được tập hợp thành đĩa dữ liệu để BGH kiểm tra.

Thầy Lê Văn Tuấn – Giáo viên Địa lý; Tổ trưởng Tổ Sử – Địa Trường THPT Hướng Hóa (Quảng Trị): Nên có minh họa sinh động để thu hút người học

- Việc sinh hoạt chuyên đề đổi mới phương pháp của tổ Sử Địa trường tôi đã thành nếp. Trong kế hoạch tháng, mỗi giáo viên đều đăng ký một chuyên đề riêng, như là sáng kiến kinh nghiệm vậy. Sau đó các GV chuẩn bị để trình bày trước tổ, cả tổ cùng tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm việc làm nào được, việc làm nào chưa được hay còn hạn chế để loại bỏ. Các thành viên đều rất tích cực với các chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy.

– Ở môn Địa lý, mỗi GV đều có một bộ bản đồ, học sinh có tập Atlas; trong Atlas lại có bản đồ tự nhiên và bản đồ xã hội. Khi dạy, GV thường dùng quá nhiều bản đồ, rất rườm rà. Trước tình trạng đó, tôi nghiên cứu thực hiện "Sử dụng bản đồ trong quá trình dạy học Địa Lý", thiết kế lại bản đồ tổng hợp được các nội dung để có thể sử dụng trong nhiều tiết, nhiều bài. Hay ở trường miền núi, tuy hiện tại đã thuận lợi hơn trước là có máy tính, máy chiếu nhưng vẫn còn thiếu dụng cụ trực quan, phải dùng hệ thống hỗ trợ. Dạy về Trường Sa, nếu chỉ chỉ vào bản đồ thì học sinh không thể nào hình dung được, mà phải có hình ảnh minh họa để học sinh thấy Trường Sa hôm nay phát triển như thế nào…

Thầy Nguyễn Chế Linh – GV Lịch sử; Tổ trưởng tổ môn Toán – Trường THPT Hướng Hóa (Quảng Trị): Người thầy phải nghĩ được các tình huống đắt giá

- Trước hết người thầy phải vững vàng về kiến thức, tìm ra những cách dạy hay nhất, hiệu quả nhất. Nghĩa là phải nghĩ ra được các tình huống đắt giá để làm cho tiết dạy hấp dẫn, tạo cơ hội cho học sinh học tích cực hơn.

– Để vượt qua được những trở ngại từ khả năng lĩnh hội kiến thức của học sinh, khi sinh hoạt tổ chuyên môn, chúng tôi tập trung thảo luận cụ thể về các tiết soạn, giảng, thực hành, từ việc đặt các câu hỏi phát vấn, câu hỏi mở như thế nào để đảm bảo tính vừa sức mà lại phát huy được tính tích cực học tập; tới khâu ra đề, kiểm tra đánh giá như thế nào để động viên được sự nỗ lực của học sinh.

Nguyễn Thị Thúy Hồng (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Doi-moi-phuong-phap-giang-day-Lam-sao-de-tro-hung-thu-1969259/

Comments