Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bị gây khó dễ vì… xinh

Posted: 16 May 2013 09:03 AM PDT

Cháu không dám kể với người yêu những gì đã xảy ra với ông trưởng phòng kia.

xinh, xin vic, cng s, lm dng, sinh vin, mi ra trng
Ảnh minh họa

Thưa bác sĩ Liêm,

Hai đứa chúng cháu học cùng lớp và cùng xin vào thử việc tại một doanh nghiệp Nhà nước theo thông báo tuyển dụng trên báo. Hai chúng cháu đều là "tay không bắt giặc", tức là không quen biết ai trong công ty đang tuyển người. Khả năng chuyên môn của cháu tốt hơn của bạn cháu (ai cũng công nhận). Thế mà chỉ tại cháu… xinh hơn bạn cháu nên cháu bị "củ hành củ tỏi" lên bờ xuống ruộng. Trong khi bạn cháu thì đầu xuôi, đuôi lọt (nghe nói sắp được ký hợp đồng chính thức). Lúc tâm sự riêng với nhau, bạn cháu bảo trong công ty mấy ông có quyền quyết định (sắp về hưu) đều muốn ngủ với cháu, chưa làm được việc ấy thì họ còn gây khó dễ. Họ bắn tín hiệu qua bạn cháu như thế. Cháu nghe mà phát hãi bác sĩ ạ.

Khi cháu nói chuyện này với người yêu để lấy cớ xin nghỉ làm thì anh ấy bảo phải cho mấy lão dê già ấy một trận. Hơn nữa, đang lúc kinh tế khó khăn, tìm được một việc làm chắc chắn không phải dễ. Anh ấy khuyên cháu cứ ăn mặc khêu gợi, gọi điện à ơi, ghi âm lại rồi sau này lấy đó làm bằng chứng tố cáo. Lúc ấy thì một là các ông ấy bị mất việc, hai là phải nhận cháu vào làm. Mà doanh nghiệp Nhà nước đã vào được rồi thì yên tâm đến lúc về hưu. Cháu chẳng mất gì cả.

Tuy nhiên, cháu chưa kịp lấy đủ dữ liệu để tố cáo thì đã gặp sự cố. Hôm ấy cả phòng đã đi ăn cưới của một anh trong công ty, bác trưởng phòng tranh thủ mời cháu vào phòng nói chuyện về "tương lai nghề nghiệp". Mọi thứ có vẻ như rất bình thường khi bác ấy mời cháu uống nước, hỏi cháu về kết quả học tập ở trường, kinh nghiệm nghề nghiệp, về môi trường làm việc… Thế rồi cháu thấy người cứ rạo rực, không kiểm soát được. Cháu thiếp đi lúc nào không biết, khi tỉnh dậy cháu thấy mình vẫn ngồi trong phòng bác trưởng phòng, quần áo xộc xệch, thấy đau ở ngực vào vùng kín… Cháu hỏi: "Bác làm gì cháu?" Ông ấy tỉnh bơ: "Đừng có làm ầm lên thế, có muốn được ký hợp đồng vào công ty không?". Lúc ấy đầu óc cháu như mụ mị, cháu nghĩ mình chẳng có bằng chứng gì để kết tội ông ta cả.

Cháu không dám kể với người yêu những gì đã xảy ra với ông trưởng phòng kia. Cháu sợ anh ấy không hiểu vấn đề lại nghi ngờ cháu. Nhưng bây giờ cháu cũng không muốn thu thập bằng chứng nữa. Cháu nghĩ nếu làm việc trong môi trường như thế thì chắc chắn các ông ấy không để cháu yên. Nhưng nếu bây giờ cháu bỏ tất cả thì cũng phí. Hay là cơ sự đã như thế này rồi thì cháu cứ vào công ty rồi sẽ tính tiếp?

Cháu hay đọc sách và vẫn cứ nghĩ người ở hiền sẽ gặp lành, ác giả ác báo. Tại sao một người như ông trưởng phòng kia vẫn tồn tại nhơn nhơn sau khi làm điều xấu xa? Nhiều lúc cháu nghĩ hay là đứng ra tố cáo ông ta, nhưng rồi cháu lại không đủ dũng cảm (cháu sẽ chẳng còn mặt mũi nào nhìn mọi người nếu mọi người biết chuyện ông trưởng phòng lạm dụng cháu) và bằng chứng rõ ràng.

Chuyện đã xảy ra được hơn một tuần nay rồi. Hiện cháu vẫn đến công ty bình thường, nhưng trong lòng cháu cứ như có giông bão bác sĩ ạ. Cháu không biết mình có thể chịu đựng được bao lâu nữa?

Theo bác sĩ cháu phải làm gì bây giờ?

(T.M)

T.M thân,

Tôi đọc thư của cháu vừa thấy đáng thương vừa đáng giận. Tôi thấy buồn vì không biết bao giờ sẽ hết những việc như thế này khi mà còn rất nhiều bạn đọc – giới trẻ cũng như không còn trẻ – vẫn xem chuyện này là quá bình thường. Nhà triết học Hannah Arendt (1906-1975) nói: Chúng ta phải luôn luôn cảnh giác chống lại sự bình thường hóa cái xấu xa, bình thường hóa cái tệ hại, bình thường hóa cái dâm dục, không để những cái đó thành chuẩn mực trong cuộc sống hằng ngày.

Trước hết phải giải quyết ở góc độ tâm lý. Cháu phải có ý chí như thế này: Sắp tới, cháu sẽ có gia đình rồi sẽ có con (con trai và con gái). Hôm nay cháu "ra trận" đấu tranh là cho tương lai của các con mình, tức là nếu rủi ro chuyện ấy xảy ra với các con mình thì mình đã có kinh nghiệm chiến trường. Tuy nhiên, cháu phải có đồng minh (bạn trai mình có can đảm không?), có chiến thuật riêng và có chiến lược tập thể. Mình phải xác định mình là nạn nhân bị đánh thuốc ngủ, bị hiếp dâm chứ không phải mình là một phụ nữ yếu đuối bị lừa.

Mình phải dùng vũ khí của địch. Ông làm tôi mất danh dự thì ông phải biết là tôi cũng có thể dùng một đòn đánh tương tự, thậm chí ác hơn. Cháu nên mạnh dạn đến gặp thẳng ông ta với một tuyên bố duy nhất: "Ông làm tôi mất danh dự thì tôi cũng có thể làm như thế với ông. Tất cả tùy vào ông, không tùy vào tôi". Có thể ông ta hứa hẹn cho cháu vào công ty, nhưng sẽ tìm cách khất lần rồi không có kết quả. Cháu tiếp tục đến gặp ông ta và bồi thêm một câu: "Ông sợ tôi chứ tôi không sợ ông. Tôi có những chứng cớ mà ông không ngờ". Nói chung là phải gây áp lực tâm lý trên tinh thần trách nhiệm và cảm tính cái tội lỗi của ông ta. Kẻ gian, dù cáo già đến mấy, cũng luôn sợ người ngay.

Dưới góc độ đạo đức xã hội thì những chuyện như thế này chri có phụ nữ mới giúp được phụ nữ. Chỉ qua những áp lực như thế này thì pháp luật mới có ý nghĩa, những trừng phạt mới tác động đến kẻ xấu. Họ phải biết sợ, biết hành vi hiếp dâm là tội lỗi chứ chẳng vinh quang gì. Chuyện giờ chót ở Ấn Độ tháng Giêng 2013 phải làm bài học. Một cô sinh viên bị 6 người hiếp dâm trên xe buýt, rồi qua đời. Cả xã hội phản đối, Tổng thống nước này phải lên tiếng.

Bác sĩ Liêm

(Theo Sinh viên Việt Nam)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121196/bi-gay-kho-de-vi--xinh.html

Hồi chuông cảnh báo an toàn học đường

Posted: 16 May 2013 09:03 AM PDT

(GDTĐ) – Mới đây vụ việc học sinh (HS) một trường THCS ở TP. Bạc Liêu sử dụng thuốc ho có chất gây nghiện nhằm mục đích gây phê và ảo giác làm dấy lên dư luận ở ĐBSCL. Sự việc như hồi chuông cảnh báo, đã đến lúc nhà trường, chính quyền địa phương và phụ huynh cần quan tâm hơn đến vấn đề an ninh trường học cũng như tình trạng chất kích thích, chất gây nghiện có dấu hiệu len lỏi vào môi trường học đường…

Khi học trò thích tìm cảm giác lạ             

Vụ việc được phát giác tại Trường THCS Trần Huỳnh, phường 3, TP Bạc Liêu vào cuối tháng 3/2013. Nhà trường cho biết, thầy cô đã phát hiện HS sử dụng thuốc ho hiệu Recotus có hoạt chất gây nghiện. Sau khi phát giác, nhà trường mời HS này và phụ huynh cùng ngành chức năng vào cuộc để làm rõ vụ việc. Qua điều tra đã làm rõ, các HS sử dụng thuốc ho để tạo ảo giác hưng phấn… HS sử dụng loại thuốc ho này khi nghe bạn bè rủ dùng thử, và cái tên được truyền tai trong HS là thuốc ho cẩm thạch (vì thuốc Recotus có màu xanh như cẩm thạch).     

Từ vụ việc này nhà trường, phụ huynh mới giật mình vì trước đây đã có nhiều trường hợp HS ở TPHCM, Bình Thuận cũng sử dụng thuốc ho nhãn hiệu Recotus để gây phê, ảo giác… Hậu quả là đã có hàng chục em HS phải nhập viện vì lạm dụng loại thuốc này để tìm cảm giác lạ.


Trường THCS Trần Huỳnh, phường 3, TP. Bạc Liêu, nơi xảy ra vụ việc HS sử dụng thuốc ho gây nghiện

Đặc biệt theo thông tin đi kèm từ loại thuốc ho Recotus, thuốc có chứa 30 gr Dextromethorphan – một hoạt chất gây nghiện, ảnh hưởng lớn tới hệ thần kinh và sức khỏe con người nếu sử dụng quá liều. Thuốc này chỉ được bán khi có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt chất Dextromethorphan HBr 30mg, dẫn xuất của Morphin, có tác dụng chống ho bằng cách ức chế trung tâm ho ở hành tủy. Theo đó Dextromethorphan tuy ít gây nghiện hơn heroin, morphin, ma túy tổng hợp (thuốc lắc) nhưng lạm dụng có thể gây hậu quả lâu dài dẫn đến lệ thuộc vào thuốc. Kế tiếp Diprophyllin HCl có tác dụng trực tiếp lên tim, huyết áp nên dùng quá liều sẽ gây loạn nhịp tim, tăng huyết áp rất nguy hiểm… Do đó, dùng quá liều Recotus có thể gây ảo giác và đây chính là một trong các lý do các đối tượng sử dụng để gây "phê"…  

Nhà sản xuất cũng cảnh báo thuốc có thể gây buồn ngủ, không được dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi, người bị bệnh gan, suy hô hấp, người có tiền sử mắc bệnh suyễn hay nhạy cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc. Dùng Recotus quá liều có thể bị ngộ độc với các triệu chứng buồn nôn, ngủ gật, rung giật nhãn cầu và giảm thị lực, lơ mơ, ảo giác, có thể dẫn đến suy hô hấp, co giật và thậm chí tử vong… 

Cũng ở Bạc Liêu, trước đây vào năm học 2011-2012, tại Trường THPT Hiệp Thành, phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu cũng đã phát hiện một nhóm HS lén hút cần sa và nguyên nhân được xác định do phần tử xấu bên ngoài rủ rê, lôi kéo và dụ dỗ HS hút thử. Theo các cơ quan chức năng, vụ việc HS sử dụng chất gây nghiện, chất kích thích trong thời gian qua không loại trừ khả năng các phần tử xấu bên ngoài dụ dỗ các em HS sử dụng chất kích thích và gây nghiện. 

Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"   

Tuy loại thuốc ho Recotus quy định bán theo chỉ định của bác sĩ nhưng trước đây ngoài thị trường có thể dễ dàng mua với bất kỳ số lượng nào. Đến khi sự việc xảy ra, ngành Y tế Bạc Liêu đã vào cuộc và tình hình đã được chấn chỉnh, song song đó các biện pháp nghiệp vụ được ngành công an triển khai. Theo ghi nhận của chúng tôi, hiện nay để mua loại thuốc ho nhãn hiệu Recotus ở Bạc Liêu không phải dễ và các nhà thuốc cũng thận trọng hơn khi bán loại thuốc này và cần phải có chỉ định của bác sĩ.   

Ông Vũ Thanh Tùng – Hiệu trưởng Trường THCS Trần Huỳnh cho biết, ngay sau khi sự việc HS sử dụng thuốc ho gây nghiện được phát giác, trường đã yêu cầu các em HS viết cam kết không sử dụng loại thuốc ho này. Song song đó trường quyết liệt thực hiện biện pháp tuyên truyền để toàn thể HS hiểu biết tác hại của các loại thuốc có chứa chất gây nghiện hoặc thuốc kích thích… 

Để kịp thời chấn chỉnh tình trạng HS sử dụng thuốc ho gây nghiện và các loại chất gây nghiện, ngày 2/5/2013, Sở GDĐT Bạc Liêu đã ra công văn tuyên truyền, nhắc nhở HS cảnh giác với thuốc ho gây nghiện và gây ảo giác. Công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị thường xuyên liên hệ với công an địa phương nhằm làm tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy và các tệ nạn khác xâm nhập học đường. Ngoài ra các phòng GDĐT huyện, thành phố đã chỉ đạo các trường trực thuộc thực hiện… Ông Trác Văn Đây, Phó GĐ Sở GDĐT Bạc Liêu cho biết, Sở GDĐT đã có công văn chỉ đạo các Phòng GD và các trường cũng như thầy cô giáo, đặc biệt trong giờ sinh hoạt dưới cờ và các hoạt động khác cần hướng dẫn HS hiểu biết tác hại của loại thuốc ho gây ảo giác và gây phê để phòng tránh kịp thời…

"Đừng để mất bò mới lo làm chuồng", đã đến lúc cần chấn chỉnh ngay tình hình an ninh trường học và làm sao để HS các cấp hiểu biết và phòng tránh trong khi chất gây nghiện, chất kích thích đang có dấu hiệu tiêm nhiễm vào môi trường học đường.           

 Nguyễn Quốc Ngữ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2778/201305/Hoi-chuong-canh-bao-an-toan-hoc-duong-1969143/

Giáo viên thể dục giết người, buộc gạch thả cống

Posted: 16 May 2013 09:03 AM PDT

Nạn nhân sau đó được xác định là bà Nguyễn Thị Mai (SN 1952), trú phố 2, phường Vân Giang, TP Ninh Bình. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bà Mai chết trong tư thế bị trói hai tay, chân, tay buộc bốn viên gạch, đầu có hai vết tụ máu, hộp sọ vỡ dài 7 cm.

Trước đó, ngày 26-1, bà Mai rời khỏi nhà và từ đó không thấy trở về. Gia đình đã tổ chức đi tìm nhưng không thấy nên đã báo cáo vụ việc đến cơ quan công an. Đến ngày 8-5 thì gia đình nhận được sự việc đau lòng trên.

Được biết, Hiệp hiện đang là giáo viên dạy thể dục tại Trường THPT ở huyện Hoa Lư, vợ là nhân viên kế toán ở một công ty tư nhân. Lư đang được cơ quan công an cho tại ngoài vì có con nhỏ mới 36 tháng tuổi.

Nguồn: http://nld.com.vn/2013051605524818p0c1002/giao-vien-the-duc-giet-nguoi-buoc-gach-tha-cong.htm

1001 cách chống nóng của sinh viên

Posted: 16 May 2013 08:03 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121466/1001-cach-chong-nong-cua-sinh-vien.html

Bên cô, em bình yên hơn

Posted: 16 May 2013 08:03 AM PDT

(GDTĐ) – Đầu năm học lớp 6 mẹ tôi mất vì một căn bệnh hiểm nghèo. Sự mất mát quá lớn cộng với tâm lí tuổi dậy thì khiến tôi trở nên nghịch ngợm, học hành sa sút. Năm đó tôi trượt danh hiệu học sinh giỏi, nhận hạnh kiểm khá khiến bố rất thất vọng.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Lên lớp 7, tôi càng quậy phá hơn, khi ấy tên tôi luôn ngự trị trong sổ đầu bài, giờ sinh hoạt nào cũng bị cô chủ nhiệm lôi ra nói cả tiết. Tôi ghét cô lắm, và có những hành vi vô lễ, thiếu tôn trọng cô.

Cũng trong khoảng thời gian đó cô đã phải nỗ lực rất nhiều để giúp tôi hiểu ra lỗi lầm của mình. Ngày thứ 7 nào cũng vậy tôi đều đến trường buổi sáng gặp cô. Thời gian đầu cô nói còn tôi miễn cưỡng nghe, cô nói về mẹ của tôi, chuyện bố đã buồn ra sao khi tôi như thế này, về sự vất vả của bà nội, nhiều khi nghe cô nói mà nước mắt thi nhau lăn xuống má. Thời gian sau đó, tôi kể còn cô lắng nghe, tôi tâm sự tất cả với cô về chuyện của mình, bạn bè ra sao, khi về nhà chỉ có hai bố con buồn chán như thế nào tôi kể cho cô hết, rồi cô cho tôi những lời khuyên. Tôi khi ấy như một tờ giấy bị vẽ nguệch ngoạc sau đó được tẩy trắng và đặt bút viết lại từ đầu.

Công việc của giáo viên nhiều bộn bề mà vì tôi cô càng thêm vất vả. Đổi lại tôi như lột xác, ngoan ngoãn và học hành chăm chỉ. Hai năm còn lại của cấp trung học cơ sở tôi là người được cô tin tưởng nhất trong lớp. Các cuộc thi, hoạt động của trường tôi đều gương mẫu hoàn thành và đạt kết quả như mong đợi. Cô vui thấy rõ. Bắt đầu từ năm ấy tôi tự mình tìm lại ước mơ đã thất lạc, cái ước mơ mà tôi nung nấu khi còn là học sinh tiểu học. Tôi lao đầu vào học như điên để thực hiện ước mơ, có cô bên cạnh ủng hộ và động viên tôi càng thêm quyết tâm. Hai cô trò ngày càng thân nhau, đi dưới sân trường còn khoác tay nhau, cười nói cùng nhau, các cô giáo trường còn gọi đùa là hai mẹ con. Nếu trên lớp tôi có phút nào lơ đãng thì thế nào cô cũng biết và tối hôm đó tôi sẽ nhận được điện thoại nhắc nhở của cô ngay.

Rồi bố tôi tái hôn, cuộc sống mới ba người không như mơ, nó thật phức tạp cùng lắm rắc rối. Tôi chán nản, trong phút nông nổi đã tự lấy dao lam khắc lên tay mình. Những vết cắt dài và sâu, đủ để thành sẹo. Chuyện đó tôi đã không để cô biết.

Trong một buổi lao động của lớp, ai cũng xắn quần xắn áo làm việc, tôi cũng vậy. Khi đó những vết sẹo lộ ra, không may bị cô nhìn thấy. Cô gọi tôi vào phòng hội đồng, hỏi lí do vì sao tôi làm vậy, rồi cô lấy thước vụt vào tay tôi. Cô khóc, thế rồi tôi cũng khóc, tôi khóc vì đau còn cô khóc vì thương. Đêm ngày hôm ấy tôi không ngủ được vì lời cô nói “cơ thể này là bố mẹ ban cho em, đừng có làm tổn thương nó”. Tôi hối hận lắm, thầm nhủ phải nghe lời cô, từ nay về sau sẽ không bao giờ điên dại nữa, dù có chuyện gì xảy ra. 

Cô đã yêu thương tôi bằng tất cả sự dịu dàng, bao dung, bằng tất cả những gì tôi cần ở một người mẹ. Như một ngày mùa đông rét mướt, cô lo lắng bảo “trời lạnh lắm, sáng dậy mặc thêm cái áo cổ cao vào bên trong. Lúc nào cũng phanh cái cổ ra”. Hoặc khi cô có giờ tiết một mà thấy tóc tôi còn ướt nguyên cô sẽ nói “đừng gội đầu buổi sáng nữa, sau này đau đầu đấy”. Hay những lúc tôi ho khụ khụ mà không uống thuốc, cô sẽ dúi vài viên thuốc vào tay, bắt uống. Cô thương tôi như thế tôi biết làm gì để cảm ơn.

Ngành nghề nào cũng đáng được tôn trọng nhưng nghề sư phạm càng phải được tôn trọng hơn. Tri thức từ người nhà giáo mà ra, nhân cách cũng từ đó mà ra. Tôi thật may mắn vì năm tháng bồng bột đó được cô thức tỉnh, dạy dỗ thành người, công ơn của cô suốt đời này tôi sẽ chẳng bao giờ quên được. Dù đi đâu, làm gì cô luôn chiếm một vị trí trong trái tim tôi. 

Tháng 1. Trời vẫn còn lạnh buốt. Cầm trên tay kết quả học tập tôi vui lắm, định bụng chiều sẽ về trường khoe với cô, kể với cô rằng bố đã cười tươi như thế nào trong buổi họp phụ huynh. Hẳn cô sẽ hãnh diện lắm. Tôi nhớ lời cô nói khi tôi nhập trường "phải giữ kết quả học tập thật tốt, khi làm hồ sơ thi đại học mới dễ, còn ba năm nữa thôi, cố gắng lên".

Thực sự tôi đã cố gắng trong suốt thời gian qua, vẫn đang nỗ lực hơn nữa để chuẩn bị cho mình tấm vé vào đại học. Và khi gặp cô tôi sẽ nói với cô rằng cô vẫn luôn là chỗ dựa tinh thần tốt nhất cho tôi. Để tôi, dẫu có vấp ngã, cũng sẽ đứng dậy thật nhanh và bước tiếp.

Mã số: 1031

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Ben-co-em-binh-yen-hon-1969141/

Tìm thấy thi thể học sinh chết đuối ở cửa sông Nhật Lệ

Posted: 16 May 2013 08:03 AM PDT

Tắm sông Nhật Lệ, hai học sinh mất tích

Chiều 15-5, nhóm gồm bảy em cùng học lớp 7 Trường THCS Đồng Phú rủ nhau ra chơi trên bãi cát ngay sát cửa sông Nhật Lệ, sau đó ba em Hà Công Minh, Lê Ngọc Hoàn và Phạm Ngọc Hiếu xuống tắm thì bị trượt chân xuống vùng nước sâu, chảy xiết.

Rất may em Phạm Ngọc Hiếu được một tàu đánh cá của ngư dân xã Quang Phú trên đường ra biển thấy và kịp thời cứu sống. Hai em Hà Công Minh và Lê Ngọc Hoàn bị nước cuốn trôi. Hiện lực lượng cứu hộ địa phương đang tiếp tục tìm kiếm thi thể em Hà Công Minh.

        L.GIANG

Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/548646/tim-thay-thi-the%CC%89%C2%A0ho%CC%A3c-sinh-chet-duo%CC%81i-o-cua-song-nhat-le.html

Phụ huynh hoa mắt với giá cả, chất lượng bể bơi

Posted: 16 May 2013 07:03 AM PDT

- Không khó để tìm một lớp học bơi cho trẻ vào những ngày hè oi ả như thế này, tuy
nhiên  việc chọn bể bơi nào để con học và thường xuyên ghé thăm giải nhiệt lại
khiến các bậc phụ huynh khá băn khoăn.

hc bi, cho con hc bi, b bi, h

Học bơi không hề rẻ

Nắm bắt được nhu cầu nhiều phụ huynh muốn cho con học bơi vừa để rèn luyện sức
khỏe  vừa tránh được nguy cơ rủi ro sau này, rất nhiều trung tâm thể thao và các
thầy cô giáo dạy bơi mở các lớp học kỹ năng này cho trẻ em. Hầu hết độ tuổi nhỏ nhất
tìm đến các lớp học bơi là từ 5 tới 7 tuổi.

Vào thời điểm nắng nóng cao độ như hiện tại, các lớp dạy bơi được quảng cáo nhộn
nhịp trên các website và diễn đàn. Hầu hết đều khẳng định thầy cô giáo là các vận
động viên có thành tích, các thầy cô dạy thể dục ở các trường đại học, phổ thông hay
những cử nhân bơi lội đã tốt nghiệp ĐH Thể dục thể thao.

Học phí cho các khóa học bơi cũng có nhiều mức, phụ thuộc vào chất lượng bể bơi,
số lượng học viên… Theo lời giới thiệu của một thầy dạy bơi đăng tải trên diễn đàn
webtretho, một khóa học gồm 10 buổi nếu học một thầy một trò có giá là 2 triệu, 2
người là 1 triệu và 3 người là 700 nghìn đồng. Tuy nhiên, thầy giáo này cũng như
nhiều khóa học bơi khác đều khẳng định, sau khóa học nếu học viên chưa biết bơi thầy
có thể dạy tiếp đến khi nào biết bơi thì thôi và hoàn toàn miễn phí.

Các lớp học ở một số bể bơi như: HV Kĩ thuật Quân sự, bể bơi Cổ Nhuế, HV Chính trị Quốc gia HCM, bể bơi Thanh Thiếu Nhi, số 3 Nguyễn Quý Đức, bể bơi Linh Đàm, bể bơi Trường Múa, bể bơi Công viên Tuổi trẻ … mức giá dao động từ 1,5 triệu đồng đến 2 triệu đồng/kiểu bơi/trẻ/10-12 buổi học.

Lựa chọn 1 thầy kèm 1 hoặc 2 trò cũng là lựa chọn của nhiều phụ huynh khá giả ở Thủ đô khi cho con học bơi mùa hè. Địa điểm thường ở các khách sạn lớn, có mái che, nước sạch, nồng độ clo thấp và đặc biệt là ít người như khách sạn Bảo Sơn, khách sạn Kim Liên, khách sạn Horizon…

Mức học phí ở những địa điểm này cũng đắt hơn, từ 2,5 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/kiểu bơi/trẻ/10-12 buổi học. Phụ huynh phải tự túc vé vào bể bơi với giá người lớn là 95.000 đồng, trẻ em 65.000 đồng. Một số thầy giáo cũng yêu cầu phụ huynh mua vé cho thầy.

Ngoài những lớp học giá bình dân như vậy còn có những khóa học "cao cấp" hơn, chỉ
dạy từ 5-7 buổi với chi phí từ 2-2,5 triệu/ người, lớp từ 1-2 trò, thời gian học từ
1-1,5 tiếng. Tuy nhiên, "tiền nào của nấy", những lớp này được dạy ở các bể bơi "VIP"
hơn, nằm trong những khách sạn hạng sang như KS Bảo Sơn, KS Kim Liên, Horizon, Asean…

Nhiều lớp không giới hạn số buổi học, cam kết dạy đến khi nào trẻ biết bơi. Tùy
vào thầy và trung tâm, các lớp cơ bản và lớp nâng cao sẽ có mức giá bằng hoặc khác
nhau. Một khóa học nâng cao ở KS Bảo Sơn có giá từ 3-3,5 triệu trong khi lớp cơ bản
chỉ 2,5 triệu đồng. 

Tại tất cả các lớp, giáo viên đều cam kết sẽ dạy cho trẻ đến khi biết bơi.

hc bi, cho con hc bi, b bi, h

Trẻ được vận động kĩ càng trước khi xuống nước. (Ảnh chụp tại một bể bơi trên địa bàn Hà Nội).

hc bi, cho con hc bi, b bi, h
hc bi, cho con hc bi, b bi, h

Gian nan tìm lớp

Lúc đầu, anh Nam nhà ở đường Hoàng Quốc Việt tính dành thời gian đưa con 7 tuổi đến bể rồi bố dạy con bơi nhưng cháu yếu, nhát nước và bố ít kinh nghiệm nên buộc phải tìm thầy dạy.

Qua nhiều lần tìm hiểu cuối cùng anh lựa chọn cho con học ở bể bơi HV Chính trị quốc gia HCM vì thầy giáo chủ động thời gian học cho con từ 7h30 đến 10h là khi trời còn mát. Thời điểm này bể bơi cũng ít người nên thầy cô có thể chăm sóc tới từng động tác cho con.

Chị Liên, nhà ở phố Nguyễn Khánh Toàn cho biết: "Mong mỏi của phụ huynh là trường học có lớp dạy bơi nhưng mấy nơi có điều kiện này. Năm ngoái cháu cũng đi học bơi ở lớp của thầy Bắc nhưng đang học thì bị đau mắt. Tới khi khỏi, các lớp đã kín người. Do đó, chuẩn bị vào hè tôi phải đăng ký học trước cho con trai 8 tuổi để thầy xếp lớp.".

Không chọn bể đông người, bể nước sâu và tìm thầy có uy tín là cách của chị Hà có con trai 7 tuổi chuẩn bị đi học bơi hè này.

Tương tự, chị Nguyễn Thị Hồng Thanh (ở phố Chùa Láng, Hà Nội) có con 6 tuổi, đang có nhu cầu cho con học bơi cho biết: "Nếu đưa con khoảng 6 tuổi đến học lớp đông người sẽ khó đạt hiệu quả. Phụ huynh có thể lựa chọn hình thức cho trẻ học kèm".

Tiêu chí đầu tiên của các bậc phụ huynh khi chọn bể cho con là nước phải đảm bảo sạch
sẽ vì lo ngại các con dễ mắc các bệnh như mẩn ngứa, đau mắt, viêm tai… Chính vì thế,
nhiều phụ huynh cũng không ngần ngại chấp nhận những mức giá nhỉnh hơn một chút để
con được học ở những bể chất lượng cao. 

hc bi, cho con hc bi, b bi, h

Trẻ làm quen với kĩ thuật chân ở dưới nước. (Ảnh chụp tại một bể bơi trên địa bàn Hà Nội).

hc bi, cho con hc bi, b bi, h

Phụ huynh chia sẻ kinh nghiệm

Chị Thanh cho biết: "Tôi sẽ chọn thời gian học bơi cho con vào buổi sáng hai ngày cuối tuần. Đầu tiên cho con tập bơi với thầy khoảng 30 phút. Sau khi con đã quen với nước tôi cho cháu tập bơi hàng ngày, sau khi kết thúc học chính khóa ở trường.

Trên diễn đàn lamchame, nhiều phụ huynh chia sẻ bí quyết cho con học bơi. Chị có nickname Thao quyen cho rằng: "Trước khi cho con tập bơi, phụ huynh cần chú ý tới chế ăn uống, trước khi bơi có thể cho bé ăn nhẹ, tránh ăn quá no và uống sữa. Sau khi bơi, bố mẹ nên cho bé ăn đủ chất dinh dưỡng, tăng lượng protit trong bữa ăn. Trước khi bơi phải khởi động kỹ để tránh bị chuột rút".

Phụ huynh có nick name quynh phạm chia sẻ: "Khi tập bơi cho con, phụ huynh nên nhờ thầy dạy chú ý khởi động các khớp như khớp gối, khớp hông, khớp khuỷu tay… hoặc chạy nhẹ nhàng".

Chị cũng lưu ý: “Phụ huynh nên lưu ý, trước khi xuống bể bơi cần có công đoạn tắm tráng, điều này không chỉ giúp giữ vệ sinh mà còn giúp cơ thể quen với nước. Khi xuống nước nên đi lại để làm quen với môi trường. Tuyệt đối không nhảy xuống nước và bơi ngay. Sau khi bơi nên nghỉ ngơi từ 10-15 phút rồi mới về nhà".

"Trẻ chỉ cần 4 đến 5 buổi làm quen với kĩ thuật chân, sau đó là xen kẽ kĩ thuật tay chân. Từ buổi thứ 8 đến thứ 10 các cháu có thể bơi được 3-5 mét. Sang buổi 12 khoảng cách bơi sẽ tốt hơn nhiều. Việc quan trọng nhất là phụ huynh cần chuẩn bị cho con tâm lý thích bơi để thầy có thể phối hợp tốt với trò trong từng động tác" – thầy Bắc GV dạy thể dục một trường tiểu học ở Từ Liêm, Hà Nội chia sẻ.

Phong Đăng – Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121411/phu-huynh-hoa-mat-voi-gia-ca--chat-luong-be-boi.html

-quot;Tôn trí đại thịnh-quot;

Posted: 16 May 2013 07:03 AM PDT

(GDTĐ) – Những ngày này, các trường học trong cả nước hối hả không khí bế giảng năm học 2012 – 2013 và chuẩn bị cho năm học mới 2013 – 2014. Đồng thời cũng trong dịp này ngành Giáo dục và những cơ quan nhà nước có liên quan tới giáo dục nước nhà đang chuẩn bị xây dựng chương trình giáo dục và viết các bộ sách giáo khoa mới bậc học phổ thông nhằm đổi mới toàn diện nền giáo dục ở Việt Nam cho phù hợp với thực tế đất nước hiện nay và tiến kịp với giáo dục thế giới.


“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" được khắc trên một trong những văn bia tiến sĩ tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám

Bàn về giáo dục và đào tạo là bàn về chữ Trí. Trí là tri thức, là khoa học, là trí tuệ, là sự hiểu biết, là trình độ học vấn, là văn hoá. Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đặc biệt coi trọng chữ Trí – tức là coi trọng giáo dục và đào tạo.

Tagor nhà thơ lớn của Ấn Độ và thế giới đầu thế kỷ XX đã viết: “Kiến thức là kết tinh của loài đá quý nhất, văn hóa là ánh sáng rực rỡ do đá quý phát ra”. Qua câu nói trên của Tagor ta có thể hiểu để có được kiến thức như là “sự kết tinh của loài đá quý” để rồi từ hòn đá quý “phát ra ánh sáng rực rỡ”. Để phát ra được ánh sáng rực rỡ  là nhờ có học vấn, có giáo dục và đào tạo.

Nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã tổng kết: “Phi trí bất hưng” – nghĩa là không có trí thức, không có học vấn, không có văn hoá thì đất nước tất sẽ yếu hèn, suy vong.

Văn bia tiến sĩ đầu tiên khoa Nhâm Tuất 1442 ở Văn Miếu Quốc Tử Giám có ghi: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương, thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết”. Vậy hiền tài nhờ đâu mà có? chỉ “nhờ có học mới nên” “nhờ học rộng” mới có “tài cao”.

Ông vua có tinh thần yêu nước Thành Thái trong chỉ dụ thành lập Trường Quốc học Huế ngày 23/10/1896 có đoạn viết: “Phát triển giáo dục là phương tiện duy nhất để mở mang trí thức, để đào tạo tài năng, hầu giải quyết các vấn đề chính trị và hành chính và điều hoà giáo dục đúng phương pháp là phương tiện để khai thông dân trí, để đào tạo nhân tài.

Và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, nhà hoạt động chính trị xuất sắc, nhà văn hoá lớn của Việt Nam trong một lần tiếp xúc với trí thức đã nói: “Có nó (tri thức) thì sẽ có tất cả, thiếu nó thì cái còn lại còn gì là đáng giá”.

Lời người xưa khiến chúng ta phải suy nghĩ về vai trò của đội ngũ trí thức ngày nay. Chúng ta đã thực sự coi trọng giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu chưa? Chúng ta đã thực sự tôn vinh những người học rộng, tài cao chưa? Chúng ta đã thực sự động viên và có chế độ ưu đãi đặc biệt đối với những học sinh, sinh viên đỗ cao trong các kỳ thi ở trong nước và quốc tế chưa? Chúng ta đều có làm, nhưng chưa bài bản, chưa thành một chế độ chính sách rõ ràng, chưa in dấu ấn đậm nét về những người đỗ cao, học giỏi, về những nhà khoa học trí thức tiêu biểu, thông qua công tác truyền thông. Tại sao chúng ta không học người xưa mà khắc bảng vàng, bia đá tôn vinh những người xuất chúng về sự học để thế hệ trẻ hiện tại học tập noi theo và lưu danh hậu thế. 

Tiếc thay, trên các phương tiện thông tin đại chúng, hình ảnh các ca sĩ, nghệ sĩ, hoa hậu, người mẫu còn choán chỗ quá nhiều mà vắng bóng những gương sáng về học hành, thi cử, những nhà khoa học miệt mài với sự nghiệp nghiên cứu, ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống, giúp đất nước trở nên hiện đại, văn minh. Đã đến lúc phải có cách nhìn lại, mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên nói giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhưng biện pháp thực hiện quốc sách hàng dầu thì còn chưa có nhiều.

 Xin một lần nữa nhắc lại lời người xưa:

- Phi trí bất hưng

- Hiền tài là nguyên khí quốc gia.

Vũ Xuân Vinh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3006/201305/Ton-tri-dai-thinh-1969145/

Tranh quý bị lãng quên trong trường học suốt 80 năm

Posted: 16 May 2013 07:03 AM PDT

Bức tranh đặc biệt này được vẽ từ thập niên 1930 bởi bậc thầy về mỹ thuật thời kỳ Hậu Ấn tượng – họa sĩ người Pháp Henri Le Sidaner. Bức họa đã được treo trong các văn phòng của trường Pittsburgh trong suốt 80 năm qua mà không hề được để ý tới.

Giám thị của trường Pittsburgh – bà Angela Abadilla đã quyết định truy tìm lại nguồn gốc, lai lịch của bức tranh và phát hiện ra rằng bức họa trang trí "cũ kỹ, tầm thường" hóa ra là một tác phẩm đã bị thất lạc từ lâu của vị danh họa Sidaner với giá trị có thể lên tới cả nửa triệu đô la.

Tranh quý bị lãng quên trong trường học suốt 80 năm
Bức "Nội thất – Ánh sáng từ cửa sổ" được tìm thấy tại trường trung học Pittsburgh do họa sĩ người Pháp Henri Le Sidaner vẽ tại thành phố Versailles năm 1931. Ban đầu bức tranh được ước tính có giá khoảng 450.000 đô la nhưng khi bán ra đã đạt mức 750.000 đô la.

Bức tranh từng được tặng cho trường Pittsburgh bởi một nhóm nghiên cứu mỹ thuật. Ban đầu, bức tranh xuất hiện tại một triển lãm mỹ thuật quốc tế được tổ chức tại thành phố Pittsburgh, sau đó, nó đã được mua lại để tặng cho nhà trường vào khoảng năm 1933. Kể từ đó đến nay, bức tranh được luân chuyển trong hệ thống trường học Pittsburgh mà không ai hay biết đó là một tác phẩm của Sidaner.

Cô Abadilla, người phụ trách chương trình giáo dục mỹ thuật của nhà trường cho biết: "Chúng tôi đã không nhận ra rằng một tặng vật quý báu đã ở ngay cạnh mình trong suốt 80 năm qua. Bản thân bức tranh từ lâu đã bị cho là thất lạc nhưng người ta biết có sự tồn tại của một bức tranh như thế trong bộ sưu tập những bức họa của Sidaner".

Nhà trường Pittsburgh sau đó đã quyết định đem bán đấu giá bức tranh quý để gây quỹ nhằm phục vụ cho các chương trình giáo dục mỹ thuật tại trường. Ban đầu, nhà đấu giá Sotheby ước tính giá bức tranh sẽ dao động trong khoảng từ 350.000-450.000 đô la bởi đó cũng là mức giá chung cho những bức họa khác của Sidaner. Tuy vậy, đối với những bức tranh có lai lịch kỳ bí, mức giá được trả thường gây bất ngờ.

Quả thực, mức giá được trả cho tác phẩm này của Sidaner đã vượt ra ngoài sự mong đợi của nhà trường và nhà đấu giá. Được biết về kế hoạch giáo dục mỹ thuật của nhà trường, nhà đấu giá cũng không yêu cầu nhà trường Pittsburgh phải trích tiền bán tranh để chi trả cho việc vận chuyển, bảo đảm an ninh và tổ chức buổi đấu giá.

Một bức tranh khác của Sidaner được bán tại một buổi bán đấu giá gần đây cũng chỉ được trả 233.000 đô la, vì vậy, mức giá mà trường Pittsburgh nhận được là một điều may mắn bất ngờ. Đại diện nhà trường chia sẻ: "Chúng tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc bởi bức tranh đã được trả giá rất cao".

Nguồn: http://dantri.com.vn/van-hoa/tranh-quy-bi-lang-quen-trong-truong-hoc-suot-80-nam-731388.htm

Trường Cao đẳng ASEAN vu khống phóng viên “cầm tiền” viết sai sự thật?

Posted: 16 May 2013 02:59 AM PDT

(GDTĐ) – Sau khi Báo Giáo dục và Thời đại ngày 14/5 có bài Lập lờ, tuyển sinh hàng loạt bất chấp quy định, hôm qua (15/5) tòa soạn nhận được Đơn kiến nghị số 16/CV-KNB do Chủ tịch HĐQT  Trường CĐ ASEAN Trần Kim Phương ký.

Trong đơn kiến nghị này đại diện Trường CĐ ASEAN, khẳng định: Bài báo của tác giả Tú Anh đã phản ánh sai sự thật, làm ảnh hưởng đến uy tín của trường CĐ ASEAN và danh dự của bà Trần Kim Phương nghiêm trọng. Cũng trong Đơn kiến nghị, bà Phương còn khẳng định: "Chúng tôi còn nghe phóng viên viết bài được nhận 25 triệu đồng. Trước sự thật như vậy, Trường CĐ ASEAN xin kính đề nghị quý ông (Tổng biên tập) với quyền hạn và trách nhiệm của mình can thiệp giải quyết các vấn đề sau:

1. Trong khi chờ xác minh làm rõ sự thật của sự việc đề nghị báo tạm rút bài.

2. Đề nghị quý ông và phóng viên trực tiếp viết bài đó có buổi làm việc trực tiếp với trường làm rõ sự việc và mời ông thăm trường để thấy rõ sự cố gắng việc xây dựng trường thực hiện mục tiêu xã hội hóa giáo dục của Nhà nước.

3. Điều tra làm rõ sự việc viết sai nội dung một cách nghiêm trọng và nhận tiền của phóng viên và có biện pháp xử lý nghiêm khắc với nhà báo bút danh Tú Anh.

Về Đơn kiến nghị của Trường CĐ ASEAN, Báo Giáo dục và Thời đại trả lời như sau: 

Ai viết sai sự thật?

Ban Biên tập Báo luôn sẵn sàng tiếp nhận những kiến nghị, góp ý về tác nghiệp của phóng viên cũng như nội dung tin bài, đặc biệt là những góp ý liên quan đến sai phạm của phóng viên hay việc đưa thông tin sai. Tuy nhiên, trong bản kiến nghị của lãnh đạo Trường CĐ ASEAN, chúng tôi không thấy nhà trường chỉ ra cụ thể những nội dung nào trong bài báo là sai sự thật. Vì vậy đề nghị trường cung cấp những thông tin cụ thể mà nhà trường cho rằng phóng viên viết sai để tiện đối chiếu, rút kinh nghiệm và có thể đính chính (nếu sai thực sự đảm quyền lợi cho nhà trường).

Trong khi đó, thông tin trong bài báo có căn cứ từ các văn bản có giá trị pháp lí cao cũng như bằng chứng trong tác nghiệp (ghi âm):

- Tại văn bản số 2733/BGDĐT-TTr ngày 25/4/2013 về việc xử lý vi phạm về liên thông, liên kết đào tạo gửi 2 trường CĐ ASEAN và Trung cấp Vạn Tường, Thanh tra Bộ GDĐT đã yêu cầu: Hai trường dừng ngay thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013 và hoạt động liên kết đào tạo liên thông trái phép, sau khi đoàn kiểm tra của Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TP HCM phát hiện hai lớp CĐ dược liên kết đào tạo liên thông giữa Trường CĐ ASEAN và Trung cấp Vạn Tường lúc 19h20 ngày 8/4/2013 ở số 110, Trường Chinh, Q.12 với 93 SV đang theo học. Trước đó, đại diện Trường Trung cấp Vạn Tường đã ký vào biên bản làm việc ngày 10/4/2013, thừa nhận sai phạm.

- Tại Biên bản làm việc của Đoàn kiểm tra Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM với đại diện Trường CĐ ASEAN (lúc 15h30, ngày 10/5/2013) về sai phạm trong đào tạo liên thông trái phép, khi đoàn kiểm tra cơ sở đào tạo tại số 168 Bis đường Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp (lúc 18h30, ngày 9/5) phát hiện 103 sinh viên đang theo học. Ông Ngô Mạnh Trí, Trưởng Khoa Dược Trường CĐ ASEAN cho biết: Việc chuyển sinh viên liên kết đào tạo liên thông CĐ dược của Trường CĐ ASEAN (Hưng Yên) với Trường trung cấp Vạn Tường TP HCM sang Trường trung cấp Đại Việt TP HCM là do hai Trường CĐ ASEAN và Trường trung cấp Đại Việt TPHCM thống nhất và xúc tiến các thủ tục với nhau. Ông Trí cũng cam kết sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin trên.

Tuy nhiên, tại Biên bản làm việc với cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM (sáng 10/5/2013), ThS Lê Lâm – Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đại Việt khẳng định: Cho đến thời điểm này, trường không nhận một SV nào của Trường CĐ ASEAN liên kết với Trường Trung cấp Vạn Tường về học tại Trường Trung cấp Đại Việt. Số SV đang theo học tại 168 Bis Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp không phải là SV của Trường Đại Việt.

Bản tường trình của SV Nguyễn Văn A viết vào tối 10/5/2013 cũng khẳng định mình là SV trường CĐ ASEAN khóa 01 lớp liên kết đào tạo giữa Trường trung cấp Vạn Tường với Trường CĐ ASEAN và học tại số 168 Bis, Phan Văn Trị, Q. Gò Vấp từ ngày khai giảng (10/9/2013) đến nay, cũng như những thông tin đầy đủ về việc trường đã tuyển sinh thêm hai khóa CĐ dược 3 và 4 trái phép (tổng số sinh viên được tuyển sinh và đào tạo trái phép tới 505 em – PV)

Báo chí đăng tải sai phạm liên kết đào tạo trong đó có Trường CĐ ASEAN
Báo chí đăng tải sai phạm liên kết đào tạo trong đó có Trường CĐ ASEAN

Nếu không có bằng chứng thì đây là sự vu khống

Về  cáo buộc của Trường CĐ ASEAN cho rằng phóng viên Tú Anh đã nhận 25 triệu đồng để viết bài sai sự thật: Thông tin này, nếu có, không chỉ nằm trong phạm vi đạo đức nghề nghiệp nhà báo, uy tín tờ báo mà là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, BBT Báo Giáo dục Thời đại đề nghị Trường CĐ ASEAN phải cung cấp đầy đủ chứng cứ liên quan đến việc phóng viên Tú Anh nhận tiền để viết bài sai sự thật trong thời gian sớm nhất.

Nếu Trường CĐ ASEAN không cung cấp được chứng cứ liên quan đến việc phóng viên Tú Anh nhận 25 triệu đồng để viết bài hạ thấp uy tín nhà trường và danh dự của bà Trần Kim Phương – Chủ tịch HĐQT, chúng tôi sẽ gửi thông tin cáo buộc này (trong công văn số 16/CV-KNB ngày 15/5/2013 của Trường CĐ ASEAN) đến các cơ quan pháp luật để có hướng xử lý phù hợp với hành vi vu khống.

GDTĐ

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2774/201305/Truong-Cao-dang-ASEAN-vu-khong-phong-vien-cam-tien-viet-sai-su-that-1969134/

Comments