Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Bị ép học, một nữ sinh nhảy cầu tự tử

Posted: 15 May 2013 08:54 AM PDT

Ngày 14/5, trong lúc một nạn nhân bị chết đuối trên sông Đắk Bla (đoạn chảy qua thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum) vừa được đưa đi chôn cất, thì cũng chính trên dòng sông này, một nữ sinh vì buồn rầu đã nhảy xuống dòng nước dữ quyên sinh.

n sinh, t t, hc, nhy cu

Thi thể của nữ sinh Phú Thị Duyên được lực lượng dân quân tìm thấy

Khoảng 20 giờ tối nay (14/5), tại cầu Đắk Bla thuộc địa phận phường Lê Lợi, thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum), một nữ sinh do chuyện buồn gia đình đã nhảy xuống sông Đắk Bla tự tử. Đó là nữ sinh Phú Thị Duyên (16 tuổi), học sinh lớp 10, cư ngụ tại thôn 10, xã Đắk La, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum.

Lực lượng dân quân của phường Lê Lợi đã tổ chức tìm kiếm và vớt được xác nữ sinh này ngay gần khu vực di tích Ngục Kon Tum; tổ chức sơ cấp cứu nhưng nạn nhân khi đó đã tắt thở.

Kiểm tra tư trang của nạn nhân, lực lượng cứu hộ phát hiện có một bức thư tuyệt mệnh để lại cho cha mẹ, với lời trách cha mẹ ép em học quá sức của mình.

n sinh, t t, hc, nhy cu

Bức thư tuyệt mệnh do nạn nhân để lại

(Theo Phụ nữ TP.HCM)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121251/bi-ep-hoc--mot-nu-sinh-nhay-cau-tu-tu.html

Thêm một trường Trung học được công nhận đạt chuẩn quốc gia

Posted: 15 May 2013 08:54 AM PDT

(GDTĐ) – Sáng nay (15/5), Trường THCS Nam Trung Yên (quận Cầu Giấy, TP Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu trường Trung học đạt chuẩn Quốc gia và kỉ niệm 5 năm thành lập trường (2008 – 2013).

Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đã gửi lẵng hoa chúc mừng nhà trường. Dự buổi lễ có Đại diện Văn phòng Chủ tịch nước, Vụ Giáo dục Trung học Bộ GDĐT, Sở GDĐT TP Hà Nội, lãnh đạo cấp ủy Đảng, chính quyền quận Cầu Giấy, các trường Trung học trên địa bàn quận cùng đông đủ cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.


 Phó Giám đốc Sở GDĐT TP Hà Nội Lê Ngọc Quang trao bằng chứng nhận trường TH đạt chuẩn Quốc gia cho BGH trường THCS Nam Trung Yên. Ảnh: gdtd.vn

Thành lập năm 2008, trường THCS Nam Trung Yên đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô học sinh, xây dựng cơ sở vật chất và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Năm học 2008 – 2009 trường chỉ có 139 học sinh, sau 5 năm quy mô học sinh đã đạt 678 học sinh trong năm học 2012 – 2013. 

Đặc biệt, nhà trường đã chú trọng đổi mới phương pháp để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đây là một trong những trường của TP Hà Nội luôn tiên phong trong ứng dụng những phương pháp dạy học mới, như: "dạy học bằng bản đồ tư duy", phương pháp dạy học "bàn tay nặn bột", "khăn phủ bàn"…

Năm 2010, trường được Bộ GDĐT chọn tham gia dự án "Đổi mới phương pháp quản lí lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỷ luật tích cực". Dự án được các thầy cô linh hoạt áp dụng vào các tiết học, học sinh đã biết dành cho nhau nhiều lời khen tặng thay cho những lời chê bai, biết thân thiện với bạn bè trong giao tiếp, ứng xử và luôn biết nói lời "Xin lỗi –  cảm ơn".

Đây cũng là ngôi trường được UBND Thành phố Hà Nội tặng bằng khen về "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" vì đã có nhiều sáng kiến trong phong trào này và triển khai tích cực 5 nội dung của trong những hoạt động giáo dục để phát triển toàn diện kĩ năng của học sinh. 

5 năm, thời gian tuy ngắn nhưng từ chỗ chất lượng giáo dục chưa có gì nổi trội, cho đến nay chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn của nhà trường đã được khẳng định. Năm học 2009 – 2010, trường được xếp thứ 7/608 trường toàn thành phố Hà Nội về kết quả thi vào lớp 10. Năm học 2011-2012 điểm thi vào lớp 10 trên trung bình các môn Văn, Toán trường được xếp thứ 5/638 trường toàn thành phố Hà Nội. 

Giáo dục mũi nhọn cũng ngày càng được nâng lên, năm học 2012 – 2013, nhà trường đã có 49 học sinh đoạt các giải học sinh giỏi cấp quốc gia, thành phố và cấp quận. Trường có học sinh thi đỗ vào các trường THPT chuyên danh tiếng như: THPT chuyên Đại học Sư phạm, THPT chuyên Khoa học tự nhiên (ĐHKHTN, ĐHQGHN)… 

Sau đây là những hình ảnh đẹp tại buổi lễ:


 Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Bộ GDĐT Nguyễn Sĩ Đức tặng hoa chúc mừng nhà trường. Ảnh: gdtd.vn


 … Khen tặng những học sinh, cựu học sinh ưu tú của trường có thành tích vượt trội trong học tập. Ảnh: gdtd.vn


 Văn nghệ chào mừng buổi lễ. Ảnh: gdtd.vn


Ảnh: gdtd.vn


 Ảnh: gdtd.vn


 Các học sinh ưu tú của nhà trường chụp ảnh lưu niệm với BGH và các đại biểu dự buổi lễ. Ảnh: gdtd.vn


Học sinh trường THCS Nam Trung Yên dự buổi lễ. Ảnh: gdtd.vn


 Ảnh: gdtd.vn

Bá Hải

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Them-mot-truong-Trung-hoc-duoc-cong-nhan-dat-chuan-quoc-gia-1969113/

Man City: Cuộc cách mạng bắt đầu từ lò đào tạo trẻ

Posted: 15 May 2013 08:54 AM PDT

Những bản HĐ thành công và thất bại của Mancini

Mancini “chỉ” đút túi 7,5 triệu bảng tiền đền bù
Pellegrini sẽ mang lại gì cho Man City?

Sau khi đóng vai trò chính trong việc sa thải Mancini, bộ đôi Soriano và Begiristain tiếp tục kế hoạch cải tổ Man City. Trong đó, việc làm đầu tiên của họ là cải thiện sự hiệu quả của lò đào tạo trẻ ở Etihad.

Người đầu tiên là Paul Power. Trong quá khứ, Paul Power từng có 11 năm chơi bóng cho Man City với tổng cộng hơn 400 trận đấu. Hiện tại, Paul Power cũng đang giữ vai trò quan trọng trong hệ thống đào tạo trẻ của Man City. Tuy nhiên, ông đã 59 tuổi và Soriano muốn một người trẻ hơn, hợp thời hơn làm việc với các cầu thủ nhí tại Man City.

Tiếp theo là Jim Cassell. Hiện ông này đang là Giám đốc của học viện đào tạo trẻ Man City. Jim Cassell từng giới thiệu được 27 cầu thủ cho đội 1 Man City, trong đó có nhiều cầu thủ thành danh sau này như Shaun Wright Phillips, Joey Barton, Stephen Ireland, Nedum Onuoha, Daniel Sturridge và Micah Richards… Thành công lớn nhất của Cassell là giúp đội trẻ Man City đoạt chức vô địch FA Cup dành cho các cầu thủ trẻ năm 2008. Năm 2009, Cassell được cử sang Abu Dhabi để xây dựng Học viện đào tạo trẻ của Man City tại đây.

Tuy nhiên trong mắt Soriano, Cassell không được đánh giá cao và ông đang tìm người khác ngồi vào chỗ Cassell.


Lopes, ngọc sáng của lò Man City

Chưa hết, Adam Sadler, HLV đội U18 Man City cũng nhiều khả năng phải ra đi. Hè năm 2011, Adam Sadler mới được bổ nhiệm vào cương vị này. Attilio Lombardo, HLV đội U21 Man City có thể phải chịu chung số phận với người đồng hương Mancini. Cuối cùng, cả Pete Lowe, người đứng đầu bộ phận giáo dục cho các cầu thủ trẻ Man City cũng đang nằm trong danh sách có thể sẽ bị thay thế. Nói vậy để thấy, gần 1 năm sau ngày Soriano và Begiristain đến Etihad, bộ đôi quyền lực này đang "cách mạng" Man City trên từng vị trí.

Việc Begiristain chú ý đến đào tạo trẻ là điều dễ hiểu bởi tại Barca, ông từng rất thành công trong việc xây dựng lên mô hình đào tạo trẻ cũng như hệ thống phát hiện tài năng trẻ trên toàn thế giới. Ai cũng biết lò đào tạo La Masia của Barca hoạt động hiệu quả như nào. Thậm chí, chuyện Barca có thể tung nguyên cả đội hình chính thức là những cầu thủ trưởng thành từ La Masia là việc quá bình thường. Dĩ nhiên, để đạt được đến tầm như La Masia thì Man City cần rất nhiều thời gian. Nhưng về cơ bản, Soriano và Begiristain sẽ là bộ não, xây dựng lò đào tạo trẻ ở Man City theo cách làm và mô hình của La Masia.

Ngọc sáng Marcos Lopes
Lò đào tạo trẻ của  Man City đang có viên ngọc sáng nhất là Marcos Lopes. Tiền vệ mới 17 tuổi này được Mancini cho vào sân ở phút 88 trong trận đấu ở vòng 3 FA Cup 2012/13 với Watford. Và chỉ mất có 2 phút trên sân, Lopes đã ghi 1 bàn, góp công vào thắng lợi 3-0 của Man City. Hiện Lopes cũng giữ kỷ lục là cầu thủ trẻ nhất ghi bàn cho Man City ở một trận đấu chính thức.

Nguồn: http://bongdaplus.vn/Premier-League/Man-City-Cuoc-cach-mang-bat-dau-tu-lo-dao-tao-tre/92558.bbd

Đề thi sai chính tả gây tranh cãi

Posted: 15 May 2013 07:54 AM PDT

Kỳ thi học kỳ II ở tỉnh Tiền Giang vừa kết thúc, nhưng phụ huynh và học sinh vẫn không "nuốt trôi" cách ra đề và đáp án môn ngữ văn lớp 8. Lý do là đề thi do Sở GD-ĐT ra sai chính tả và đáp áp không thuyết phục.

Ngày 7-5, học sinh lớp 8 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đồng loạt làm bài môn ngữ văn với thời lượng 120 phút. Đề kiểm tra nằm gọn trong một trang giấy A4 gồm 5 câu. Khi phát đề, một số học sinh đã phát hiện đề có chữ sai chính tả. Cụ thể trong câu 1, đề thi có nêu đoạn trích tác phẩm Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh: "Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi (1). Đến lược bố thôi ngây người ra như không tin vào mắt mình (2)…".

Ngoài sai chính tả chữ "lược" (chữ đúng phải là "lượt"), đáp án chính thức của câu 5: "Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên"" cũng khiến phụ huynh thắc mắc.

Theo đáp án, trong phần mở bài các em phải "nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý". Phần giải thích, đáp án nêu rõ "chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại cũng là tự phấn đấu vươn lên, không ỷ lại vào người khác.

Theo nhiều phụ huynh, việc khẳng định câu tục ngữ "có chí thì nên" là một chân lý là chưa thỏa đáng. Việc giải thích từ "chí" theo đáp án cũng khiên cưỡng. Bên cạnh đó, một đề văn chỉ vỏn vẹn yêu cầu "nêu suy nghĩ của em" nhưng đáp án lại quá rập khuôn sẽ gâykhó khăn cho các em mở rộng tư duy suy nghĩ của mình. Giáo viên chấm bài thi cũng sẽ chùn tay khi gặp những bài sáng tạo hay nhưng không đúng khuôn mẫu đáp án.

Ông Nguyễn Hồng Oanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết quy trình ra đề thi ngữ văn lớp 8 năm nay do sở chọn và giao trách nhiệm cho thầy Thái Văn Bảy (giáo viên ngữ văn thuộc Phòng Giáo dục huyện Châu Thành) ra đề. Sau khi giáo viên ra đề, sở sẽ có trách nhiệm kiểm duyệt lại trước khi tổ chức cho học sinh thi.

Ông Oanh thừa nhận việc sai sót lỗi chính tả ở đề thi này. Còn về câu 5 trong đề thi gây tranh cãi, ông Oanh cho biết sẽ có buổi làm việc trực tiếp với bộ phận chuyên môn và người ra đề mới có thể kết luận. Cùng ngày, thầy Thái Văn Bảy cũng thừa nhận với Tuổi Trẻ sơ suất về lỗi chính tả trong đề thi. Tuy nhiên ở câu số 5, ông cho biết mình ra đề hoàn toàn dựa trên chương trình sách giáo khoa hiện nay.

"Ở sách giáo khoa Ngữ văn 8 – tập 2 hiện nay có rất nhiều đề dạng hãy nêu suy nghĩ của em…, và các học sinh không hề xa lạ với kiểu đề này nên chúng tôi dựa trên đó để ra đề. Còn trong sách Ngữ văn 7 – tập 2, trang 49 đã từng có đề nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống… và khẳng định đó là một chân lý, nên đáp án của chúng tôi đưa ra là hoàn toàn chính xác", ông Bảy khẳng định.

(TheoSơn Lâm/ Tuổi Trẻ)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121299/de-thi-sai-chinh-ta-gay-tranh-cai.html

Tuyển sinh lớp 10: Chừng nào hết -quot;nóng-quot;?

Posted: 15 May 2013 07:54 AM PDT

(GDTĐ) – Đầu tháng 5, việc tuyển sinh lớp 10 lại "nóng" lên ở các thành phố lớn và một số tỉnh- nơi áp dụng hình thức thi thay vì xét tuyển.

Theo quy chế của Bộ GDĐT, tuyển sinh vào lớp 10 có ba phương án: Xét tuyển, thi tuyển và thi tuyển kết hợp xét tuyển. Các địa phương tùy theo điều kiện của mình mà lựa chọn các phương án trên. Hiện có địa phương chọn cách xét tuyển, có địa phương chọn cách thi, thậm chí có địa phương vừa chọn cả xét lẫn thi.

Hiện trên cả nước có nhiều địa phương chọn phương án xét tuyển. Tại cuộc họp bàn về phương án tuyển sinh lớp 10 năm học 2013-2014 của tỉnh Quảng Nam mới đây, ông Nguyễn Tấn Thắng, Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam- nơi chọn phương án xét tuyển- cho rằng phương án này có nhiều ưu điểm như tránh áp lực cho học sinh, phụ huynh trong vấn đề học thêm, thi cử, giáo viên có thêm thời gian nghỉ hè; đỡ tốn kém ngân sách và tiền của người dân để mở kỳ thi. Hơn nữa, việc xét tuyển đi kèm với phân tuyến tạo ra sự đồng đều đầu vào, giúp việc nâng cao chất lượng trong trường THPT được thuận lợi (trích báo Quảng Nam).

Tuy nhiên, không phải địa phương nào cũng có thể áp dụng hình thức xét tuyển. Tại các thành phố lớn, những nơi luôn chịu áp lực quá tải học sinh, dù chọn phương án nào cũng không thể gạt bỏ thi tuyển. Chẳng hạn ở TP.HCM, hàng năm phải tổ chức thi tuyển để chọn khoảng 80% học sinh vào lớp 10 công lập. Chúng tôi còn nhớ, có lần ông Trương Song Đức, nguyên Giám đốc Sở GDĐT TP.HCM nay đã nghỉ hưu, tâm sự: "Về lâu dài TP.HCM phải tập trung xây thêm trường. Một khi trường học đủ rồi thì việc tuyển sinh lớp 10 chỉ thông qua xét tuyển theo học bạ mà không phải thi. Lúc đủ trường rồi thì quận, huyện nào tuyển theo quận, huyện đó. Số học sinh khá, giỏi, trung bình được phân bố đều cho mỗi trường, tạo thuận lợi cho ngành giáo dục làm tốt việc nâng cao chất lượng". Thực hiện chủ trương này, số quận huyện tại TP.HCM chọn phương án xét tuyển không ngừng tăng lên. Đến năm 2012, TP.HCM đã có chín quận, huyện tham gia hình thức xét tuyển lớp 10 là bốn huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ và năm quận 2, 6, 9, Thủ Đức và Bình Tân.

Hiện TP.HCM còn 15 quận nội thành phải tổ chức thi tuyển lớp 10. Và tình hình "nóng" lên là xuất phát từ các quận này. Ngoài sự căng thẳng của học sinh và phụ huynh, sự tốn kém ngân sách tổ chức kỳ thi như đã nói ở trên, theo các chuyên gia giáo dục, việc tuyển sinh lớp 10 qua một kỳ thi với ba môn thi chỉ mang tính nhất thời vì không thể đánh giá đúng năng lực học sinh (suốt chín năm học tập). Chưa kể việc đặt ra điểm chuẩn vào lớp 10 của các trường hiện có sự chênh lệch quá xa về điểm số. Chẳng hạn tại TP.HCM, có trường lấy trên 40 điểm nhưng cũng có trường chỉ lấy 13 điểm. Dẫn đến tình trạng có trường toàn học sinh giỏi, có trường toàn học sinh trung bình hoặc yếu. Gộp những học sinh yếu vào một trường là việc làm phản sư phạm vì các em không còn động cơ ganh đua học tập, khiến việc nâng cao chất lượng ở những trường này càng thêm khó khăn.

Trong khi tiếp tục chờ đợi sự tăng trưởng về trường lớp, thiết nghĩ ngành giáo dục tại những địa phương còn tổ chức thi tuyển cần đẩy mạnh "dạy thực chất, học thực chất" để có điểm số học bạ đáng tin cậy suốt những năm cấp 2. Việc làm này xua tan mối băn khoăn "không có thi thì học sinh làm biếng học". Và trên cơ sở đó, khi chuyển sang áp dụng hình thức xét tuyển có thể chọn lựa đúng các học sinh có năng lực vào lớp 10.

Ngày nay, hầu hết hệ thống giáo dục phổ thông các nước tiên tiến không còn cái gọi là thi chuyển cấp. Quá trình học từ cấp dưới lên cấp trên diễn ra một cách nhẹ nhàng, thông suốt. Thậm chí, nhiều nước từ lâu đã hình thành loại trường phổ thông học một mạch từ tiểu học đến trung học phổ thông. Không phải lo sợ chuyển cấp, chuyển trường, việc học tập của học sinh trở thành "mỗi ngày đến trường là mỗi ngày vui". Và đó cũng là để thực hiện triết lý "giáo dục là một quá trình học liên tục" đang phổ biến ngày nay.

Từ Nguyên Thạch

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Tuyen-sinh-lop-10-Chung-nao-het-nong-1969117/

Đề thi sai chính tả gây tranh cãi

Posted: 15 May 2013 07:54 AM PDT

Ngày 7-5, học sinh lớp 8 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đồng loạt làm bài môn ngữ văn với thời lượng 120 phút. Đề kiểm tra nằm gọn trong một trang giấy A4 gồm 5 câu. Khi phát đề, một số học sinh đã phát hiện đề có chữ sai chính tả. Cụ thể trong câu 1, đề thi có nêu đoạn trích tác phẩm Bức tranh của em gái tôi của nhà văn Tạ Duy Anh: "Chú trải sáu bức tranh do Mèo vẽ ra trước mặt bố tôi (1). Đến lược bố thôi ngây người ra như không tin vào mắt mình (2)…".

Ngoài sai chính tả chữ "lược" (chữ đúng phải là "lượt"), đáp án chính thức của câu 5: "Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ "Có chí thì nên"" cũng khiến phụ huynh thắc mắc.

Theo đáp án, trong phần mở bài các em phải "nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lý". Phần giải thích, đáp án nêu rõ "chí" là lòng quyết tâm, sự kiên trì nhẫn nại cũng là tự phấn đấu vươn lên, không ỷ lại vào người khác.

Theo nhiều phụ huynh, việc khẳng định câu tục ngữ "có chí thì nên" là một chân lý là chưa thỏa đáng. Việc giải thích từ "chí" theo đáp án cũng khiên cưỡng. Bên cạnh đó, một đề văn chỉ vỏn vẹn yêu cầu "nêu suy nghĩ của em" nhưng đáp án lại quá rập khuôn sẽ gâykhó khăn cho các em mở rộng tư duy suy nghĩ của mình. Giáo viên chấm bài thi cũng sẽ chùn tay khi gặp những bài sáng tạo hay nhưng không đúng khuôn mẫu đáp án.

Ông Nguyễn Hồng Oanh, phó giám đốc Sở GD-ĐT Tiền Giang, cho biết quy trình ra đề thi ngữ văn lớp 8 năm nay do sở chọn và giao trách nhiệm cho thầy Thái Văn Bảy (giáo viên ngữ văn thuộc Phòng Giáo dục huyện Châu Thành) ra đề. Sau khi giáo viên ra đề, sở sẽ có trách nhiệm kiểm duyệt lại trước khi tổ chức cho học sinh thi. 

Ông Oanh thừa nhận việc sai sót lỗi chính tả ở đề thi này. Còn về câu 5 trong đề thi gây tranh cãi, ông Oanh cho biết sẽ có buổi làm việc trực tiếp với bộ phận chuyên môn và người ra đề mới có thể kết luận. Cùng ngày, thầy Thái Văn Bảy cũng thừa nhận với Tuổi Trẻ sơ suất về lỗi chính tả trong đề thi. Tuy nhiên ở câu số 5, ông cho biết mình ra đề hoàn toàn dựa trên chương trình sách giáo khoa hiện nay.

"Ở sách giáo khoa Ngữ văn 8 - tập 2 hiện nay có rất nhiều đề dạng hãy nêu suy nghĩ của em…, và các học sinh không hề xa lạ với kiểu đề này nên chúng tôi dựa trên đó để ra đề. Còn trong sách Ngữ văn 7 - tập 2, trang 49 đã từng có đề nêu vai trò quan trọng của lý tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống… và khẳng định đó là một chân lý, nên đáp án của chúng tôi đưa ra là hoàn toàn chính xác", ông Bảy khẳng định.

SƠN LÂM

Nguồn: http://tuoitre.vn/Giao-duc/548447/de-thi-sai-chinh-ta-gay-tranh-cai.html

Bà Kim Ngân xúc động trước các ‘dũng sĩ nhí’

Posted: 15 May 2013 06:54 AM PDT

Sáng 15/5, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị,
phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngânđã có buổi trò chuyện với 72 “dũng sĩ nhí” trên cả nước.

Bí thư Trung ương Đoàn TNCS HCM Nguyễn Thị Hà
cho biết, các học sinh có mặt tại Hà Nội hôm nay là điển hình thi đua nghìn
việc tốt với những hành động, nghĩa cử cao đẹp như giúp đỡ bố mẹ, ông bà,
cứu bạn đuối nước, nhặt được của rơi trả người đánh rơi,…

y vin B Chnh tr, ph Ch tch Quc hi, xc ng, dng s, hc tr

Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh cùng các dũng sĩ "Nghìn việc tốt". (Ảnh: Văn Chung)

Thang Thị Cử, học sinh lớp 6 Trường THCS
Mường Lai (huyện Lục Yên, Yên Bái) một trong các “dũng sĩ nhí”
kể lại, trên đường đi học em nhặt được chiếc ví có 40 triệu đồng và giấy tờ
quan trọng.

Lần theo địa chỉ trên giấy tờ, em biết được
số tài sản này là của ông Hứa Văn Lưu, nhà ở thôn 8, xã Mường Lai. Ngay
trong ngày, em và gia đình đã đến tận nhà trả người đánh rơi.

Điển hình khác là học sinh Nguyễn Hoàng Lan
Vy (lớp 7A1, Trường THCS TT Bình Dương, Bình Định). Suốt 5 năm từ lớp 3 lên
lớp 7, Vy đã cõng bạn Nguyễn Lương Phương Thủy bị tật ở chân đến trường.

"Đôi lúc cháu cũng hơi nản nhưng thấy bạn bị
tật học giỏi và rất tốt bụng nên quyết tâm giúp đỡ bạn" – Hoàng Vy tâm sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân xúc
động: "Cháu nặng bao nhiêu kg? Bạn cháu cõng nặng bao nhiêu kg? Cõng như
thế có thấy mệt không?"
Hoàng Vy đáp: “em nặng 40kg, bạn nặng hơn
25kg và cõng cũng hơi mệt". "Vậy ở làng xã, thị trấn có ai biểu dương, động
viên cháu không?"
– phó Chủ tịch Quốc hội bày tỏ. "Thưa cô là không,
chỉ có gia đình thôi"
– lời cô trò nhỏ.

Tới đây, phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân cho rằng: "Đây là vấn đề các cấp ủy chính quyền. Hành động của bé gái
cõng bạn suốt 5 năm là hành động rất đáng khen…” Rồi bà nói: “Mong cháu
có sức khỏe để tiếp tục cõng bạn và vận động cho các bạn nhiều bạn chia sẻ
với việc làm của cháu".

Quay sang học sinh Quốc Anh (lớp 9B, Trường
THCS Yên Mỹ, Bắc Giang), phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hỏi:
"Động lực nào để một học trò sức mảnh mai như cháu cứu được hai bạn khỏi bị
đuối nước? Lúc đó cháu có sợ nguy hiểm không?" Quốc Anh thật thà: "Lúc đó
cháu cũng không thấy sợ gì".

y vin B Chnh tr, ph Ch tch Quc hi, xc ng, dng s, hc tr

Ủy viên Bộ Chính trị, phó Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chụp ảnh cùng các “dũng sĩ nhí". (Ảnh: Văn Chung)

Phó Chủ tịch Quốc hội động viên: "Hành động
của cháu rất đáng khen. Nếu không có cháu thì hai bạn nhỏ đã bị chết đuối.
Mong cháu cố gắng rèn luyện học bơi cho giỏi để tiếp tục cứu bạn và tham gia
các phong trào thể thao ở nhà trường và địa phương".

Thay mặt lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội – phó Chủ tịch Quốc hội biểu dương, đánh giá cao những gương học
sinh tuổi nhỏ đã có nhiều việc tốt giúp bạn bè và mọi người xung quanh.

Tuy nhiên bà không quên nhắc nhở: "Nhiệm
vụ các cháu ở trường là nghe lời thầy cô, cố gắng học tập để sau này góp
phần xây dựng quê hương đất nước. Về nhà các cháu nghe lời ông bà cha mẹ.
Đối với bạn bè phải thân thiện, chia sẻ, thương yêu nhau…”

Bà cũng động viên: "Chỉ mình mình làm việc
tốt thôi chưa đủ các cháu phải chia sẻ động viên các bạn mình làm việc tốt.
Cháu nhặt được tiền phải làm sao cho nhiều bạn trong lớp mình, xã mình, tỉnh
mình khi nhặt được tiền cũng trả lại cho người bị mất. Bởi người có tiền
đánh rơi họ đau xót lắm.

Hay nếu như Quốc Anh không cứu hai bạn thì
tang tóc sẽ đến với hai gia đình các bạn bị đuối nước. Các cháu cố gắng làm
sao hành động của mình không là hành động riêng mình mà là thiếu nhi của
làng, xã, tỉnh mình và trên cả nước".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề
nghị các cấp, các ngành cần tuyên truyền, động viên khen thưởng kịp thời hợp
lý để đất nước có thêm nhiều gương người tốt việc tốt.

"Đặc biệt Đoàn TNCS HCM, Bộ GD-ĐT cần thực
hiện đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp chăm
sóc bảo vệ trẻ em, làm sao thế hệ măng non trưởng thành là công dân hoàn
thiện trong tương lai, làm chủ đất nước" – phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121272/ba--kim-ngan-xu-c-do-ng-truo-c-ca-c--du-ng-si--nhi--.html

Khổ như phải “đội sổ”

Posted: 15 May 2013 06:54 AM PDT

(GDTĐ) – “Đội sổ” ở đây không phải là “bét lớp” mà là nỗi lòng nhà giáo phải “đội” trên đầu cả đống sổ sách vô bổ do quý Ban giám hiệu tùy hứng bày đặt.

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Mới đây, ngang qua cổng trường Trung học phổ thông T. tôi tình cờ gặp một đồng nghiệp cũ từ cách đây hơn 10 năm. Như hiểu cái nhìn dò hỏi của tôi về cái cặp trên tay vừa to, vừa có vẻ nặng, anh giải thích: Vừa mới đem cặp đi cho Ban giám hiệu kiểm tra, chấm điểm thi đua cuối năm! Từng là một giáo viên, tôi chẳng lạ gì chuyện sổ sách nhưng cứ nghĩ đó là câu chuyện từ mươi, mười lăm năm trước, ai hay ngay thời buổi CNTT hiện đại, sổ vẫn ở hàng vị trí "thống lĩnh" như vậy! Tò mò, tôi liền mời anh vào một quán nước ven đường để coi cái cặp "cơ man là sổ" trên tay anh là những sổ gì. Sau đây, xin mạn phép anh bạn GV – Tổ trưởng chuyên môn, tôi thống kê được tên 13 cuốn sổ trong cái cặp quá khổ, quá tải của anh: (1) Các văn bản chuyên môn. (2) Phiếu kiểm tra đánh giá giáo viên. (3) Đăng ký các chuyên đề, sáng kiến kinh nghiệm của tổ chuyên môn. (4) Lưu đề, đáp án các đề kiểm tra. (5) Hồ sơ dạy thay. (6) Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tuần, tháng, học kỳ, năm học. (7) Thống kê điểm học kỳ, sổ điểm cá nhân. (8 ) Kế hoạch cá nhân; (9) Kế hoạch, nghị quyết của tổ, nhóm chuyên môn. (9) Tài liệu chuyên môn. (10) Lưu các văn bản pháp quy. (11) Văn bằng, chứng chỉ, thành tích của cá nhân, của tổ. (12) Sổ dự giờ (13) Giáo án bộ môn.  

Khi tôi bày tỏ niềm bái phục tốc lực làm việc của bạn tôi trước một đống sổ sách như vậy thì anh cười: "Giỏi giang gì đâu em! Đó chỉ là hình thức để đối phó. Nhưng mà nó cũng làm mình mệt óc, tốn thời gian không ít!". Anh giải thích: "Là Ban giám hiệu đề ra thì mình phải làm theo, làm chỉ để cho có mà chấm điểm thi đua, chứ không phải làm thật. Em thử nghĩ coi, đi dạy riêng cái khoản soạn bài, chuẩn bị đồ dùng dạy học, chấm bài kiểm tra…thì còn thời gian đâu mà ghi sổ, ghi sách nhiều như thế. Nên chi, cứ mỗi đợt gần tới thanh, kiểm tra, là bọn anh lại phải "è cổ" ra để mà điền vào các cuốn sổ cho đủ mục, đủ chữ.". Tò mò, tôi liền lật một vài cuốn ra xem thì thấy nhiều dấu hiệu "khả nghi" thật. Chẳng hạn, cuốn "Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn"  nhiều trang nét chữ còn mới toanh và trùng lặp với nội dung của cuốn "Kế hoạch, nghị quyết tổ chuyên môn". Lật xem một lúc đã thấy chóng cả mặt huống gì là ghi chép để mà đối phó! Thấy tôi lắc đầu vẻ ngán ngẩm, anh bạn tôi lại cười bảo: "Nhờ đống sổ này mà anh "thi đua" hơn người ta đấy anh ạ. Em xem có ai chữ viết đẹp và đều như anh không?". Quả thật, riêng cái khoản chữ viết của anh bạn tôi không ai có thể chê được. Thành thật xin lỗi ai đó khi tôi cho rằng, mấy anh CBQL giáo điều, giỏi nói, ít làm là rất "khoái" tạng giáo viên chịu khó trang bày sổ sách, chữ nghĩa cho ngăn nắp, trật tự. 

Để làng giáo khỏi chê trách Châm tôi "vơ đũa cả nắm", tôi liền gọi thêm một giáo viên ở bậc tiểu học để làm một "trắc nghiệm" khác. Hỏi rằng: Em ơi, trong cuộc đời làm GV của mình, em ngại nhất là việc nào trong các việc sau đây: Soạn bài, chấm bài, làm sổ sách, lên lớp… Không ngờ, em cho lời giải rất nhanh: "Làm sổ sách chị ạ!". Lại phỏng vấn tiếp: "Sổ sách là nhiệm vụ của người giáo viên, có gì đâu mà ngại". Thì em than vãn một thôi, một hồi không ngừng nghỉ: Em không biết ở nơi khác thì sao chứ nơi em, đã có giáo án rồi lại phải có 2 cuốn sổ theo dõi sách giáo khoa trong quá trình giảng dạy; rồi lại cả sổ chuyên môn ghi chép điểm mới của chương trình SGK; Sổ tự học, tự rèn nữa. Đấy là về chuyên môn, còn về giáo viên chủ nhiệm, đã có sổ chủ nhiệm rồi lại phải có thêm cuốn nhật ký theo dõi học sinh từng ngày nữa. Cứ chồng chéo lên nhau, chán lắm chị ạ! Em nghĩ vất vả như thế liệu có ích lợi gì. Cứ mỗi khi ở trên về kiểm tra là lại thi nhau ghi chép cho đủ để đối phó. Ngay cả cuốn sổ hội họp, em nghĩ có nhất thiết phải nộp để mà kiểm tra hay không? Nếu đúng nghĩa là hội họp thì chi tiết nào chúng em cũng phải ghi, kể cả những chuyện hiệu trưởng quán triệt chỉ nói riêng trong nội bộ. Vậy nên khi cấp trên về kiểm tra, có khi phải xé trang "có vấn đề" đi để ghi trang khác. Thế có phải là căn bệnh hình thức, đối phó hay không? 

Đến đây, tôi chẳng biết phải trả lời như thế nào. Bỗng nghe tiếng bật thốt tự đáy lòng: Thật là khổ như phải đội sổ.

Hồng Châm

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Kho-nhu-phai-doi-so-1969119/

Thành lập Đại học Mạng

Posted: 15 May 2013 06:54 AM PDT

Đơn vị quảng cáo:  

0944 525 625 (Ms.Trang)

Email: quangcao@admicro.vn

Tel: 844 39748899 Ext:2222 Website: www.admicro.vn

Hỗ trợ và CSKH: 01268 269 779 (Ms. Thơm)


vccorp.vn

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/thanh-lap-dai-hoc-mang-731048.htm

Sáp nhập các TTGDTX, TTGD KTTH-HN và TT dạy nghề trên địa bàn huyện

Posted: 15 May 2013 02:54 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT, Bộ LĐ-TBXH vừa công bố xin ý kiến rộng rãi dự thảo hướng dẫn thực hiện việc thành lập, sáp nhập, tổ chức lại các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTHDTX), trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp (TTGDKTTH-HN) và và trung tâm dạy nghề trên địa bàn cấp huyện.

HS TTGDTX thành phố Hải Phòng
HS TTGDTX thành phố Hải Phòng

Theo đó, đối với những đơn vị cấp huyện tồn tại đồng thời nhiều trung tâm (TTGDTX, TTGDKTTH-HN, TT dạy nghề), UBND tỉnh xem xét để sáp nhập và tổ chức lại thành một trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề. 

Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có 2 trong số 3 trung tâm thì sáp nhập lại thành một trung tâm và bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Đối với những đơn vị cấp huyện chỉ có 1 trong số 3 trung tâm thì chỉ cần tổ chức lại với việc bổ sung thêm các chức năng, nhiệm vụ còn thiếu để đảm bảo trung tâm có các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

Đối với những đơn vị cấp huyện chưa có trung tâm nào trong các trung tâm nói trên thì thành lập một trung tâm thực hiện đồng thời các chức năng giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề.

UBND tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thẩm định và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy chế làm việc và các quy định tại thông tư này để quyết định việc thành lập trung tâm. 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3222/201305/Sap-nhap-cac-TTGDTX-TTGD-KTTHHN-va-TT-day-nghe-tren-dia-ban-huyen-1969106/

Comments