Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Lập lờ, tuyển sinh hàng loạt bất chấp quy định

Posted: 14 May 2013 08:53 AM PDT

(GDTĐ) – Lén lút tuyển sinh và đào tạo trái phép hơn 500 SV, sau khi Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM kiểm tra, phát hiện sai phạm và Thanh tra Bộ đã có quyết định xử phạt, Trường CĐ ASEAN vẫn ngang nhiên đào tạo, đổi lịch học, dời địa điểm hàng loạt khóa học (trái phép) nhằm qua mặt cơ quan chức năng.

Lịch học của trường CĐ ASEAN thể hiện rõ trường đang có 4 lớp đào tạo liên thông trái phép, cũng như việc rút khóa 2 và 3 từ cơ sở thuê ở trường THPT Nguyễn Công Trứ về cơ sở 168 Bis, Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp
Lịch học của trường CĐ ASEAN thể hiện rõ trường đang có 4 lớp đào tạo liên thông trái phép, cũng như việc rút khóa 2 và 3 từ cơ sở thuê ở trường THPT Nguyễn Công Trứ về cơ sở 168 Bis, Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp

Tự ý tuyển sinh

Trường CĐ ASEAN (Hưng Yên) mới thành lập đầu năm 2011, uy tín và thương hiệu đào tạo chưa cao. Tuy nhiên, nhận thấy việc liên kết đào tạo ngành Dược tại TPHCM quá béo bở, nên bất chấp quy định về liên kết đào tạo trình độ TCCN, CĐ-ĐH của Bộ GDĐT, Trường CĐ ASEAN (Hưng Yên) đã liên kết đào tạo với Trường Trung cấp Vạn Tường, 

Những hành vi sai phạm trong liên kết đào tạo của Trường CĐ ASEAN không chỉ thể hiện rõ kiểu làm giáo dục chụp giật, mà còn bất chấp hậu quả việc đào tạo trái phép đối với SV. Ngày 12/5/2012, Trường CĐ ASEAN (đại diện là bà Nguyễn Vân Khánh Hà – Hiệu phó) đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo để tuyển sinh, đào tạo liên thông trình độ CĐ dược (cấp bằng chính quy) với Trường Trung cấp Vạn Tường TPHCM (đại diện là bà Lâm Thị Bích Ngọc – Hiệu trưởng). 

Sau đó, ngày 28/6/2012, Vạn Tường đã gửi công văn số 128/VT-ĐT lên Sở GDĐT TPHCM xin liên kết với Trường CĐ ASEAN đào tạo liên thông hệ CĐ dược tại Trường. Ngày 25/9/2012, Văn phòng UBND TPHCM có công văn số 7558/VP-VX gửi Sở GDĐT TPHCM và Trường Trung cấp Vạn Tường truyền đạt ý kiến của ông Hứa Ngọc Thuận – Phó chủ tịch UBND TPHCM, không chấp nhận cho trường này liên kết đào tạo liên thông hệ CĐ dược với trường ASEAN. Tuy nhiên, hai trường vẫn tuyển sinh lớp CĐ dược 1 vào tháng 8/2012 và khai giảng vào ngày 10/9/2012 với số SV lên tới 223 SV. Đồng thời, tháng 12/2012, hai trường tiếp tục tuyển sinh lớp CĐ dược 2 và tuyển sinh được 130 SV. Hai khóa này được trường CĐ ASEAN thuê cơ sở và tổ chức đào tạo tại số 110 đường Trường Chinh, Q.12 (93 SV) và số 168 Bis Phan Văn Trị, P.5, Q. Gò Vấp (130 SV). 

Sau khi nắm thông tin và kiểm tra tình hình, 19 giờ 20 ngày 8/4, Đoàn kiểm tra của cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM do ông Hà Hữu Phúc – Phó vụ trưởng, Phó giám đốc cơ quan đại diện – đã kiểm tra hoạt động liên kết đào tạo CĐ dược của Trường Trung cấp Vạn Tường tại số 110 đường Trường Chinh. Tại đây, có 2 lớp CĐ dược ASEAN 12 đang học môn Hóa. Đoàn kiểm tra đã lập biên bản vi phạm hoạt động liên kết đào tạo trái phép với sự chứng kiến của SV, GV đứng lớp (lãnh đạo trường đi vắng) và yêu cầu dừng việc đào tạo trái phép. Ngày 25/4 Thanh tra Bộ GDĐT có công văn số 2733/BGDĐT-TTr gửi 2 trường, yêu cầu: Dừng ngay thông báo tuyển sinh đào tạo liên thông năm 2013 và hoạt động liên kết đào tạo liên thông trái phép. Bất chấp, hai trường vẫn không thực hiện việc dừng đào tạo. 

Ngày 9/5, Thanh tra Bộ GDĐT đã có quyết định số 54/QĐ-XPHC xử phạt về sai phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục đối với Trường CĐ ASEAN. Tuy nhiên, ngay tối cùng ngày, Đoàn kiểm tra của Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM bất ngờ kiểm tra và phát hiện thêm 130 SV của Trường Trung cấp Vạn Tường liên kết với CĐ ASEAN đang theo học tại số 168 Bis Phan Văn Trị. 

 "Gắp lửa bỏ tay người" và tung chiêu đối phó

Để điều tra và phát hiện được số SV mà 2 trường đang thuê cơ sở (Trung tâm Y tế dự phòng phía Nam của Cục Quân y, Bộ Quốc phòng), đào tạo trái phép, Đoàn kiểm tra rất khó khăn mới có thể tiếp cận cơ sở này. Sau nhiều khó khăn, Đoàn kiểm tra đã phối hợp được với bộ phận thường trực của Trung tâm kiểm tra lớp học và lập biên bản vi phạm. 

Tại buổi làm việc với đại diện Trường CĐ ASEAN, ông Bùi Ngọc Hiên –  Người đại diện của Trường ASEAN, quản lí sinh viên ở cơ sở 168 Bis Phan Văn Trị – khẳng định đây không phải là SV của Trường Trung cấp Vạn Tường mà là SV của Trường Trung cấp Đại Việt (đơn vị Trường CĐ AESAN có liên kết – theo lời ông Hiên). Trong buổi làm việc với Đoàn kiểm tra ngày 10/5, ông Ngô Minh Trí – Trưởng Khoa Dược Trường CĐ ASEAN – khẳng định: Số SV tại cơ sở trên là của AESAN liên kết với Vạn Tường, nhưng đã được chuyển sang cho Trường Trung cấp Đại Việt là do hai trường đã thống nhất và xúc tiến thực hiện các thủ tục với nhau. 

Tuy nhiên, ThS Lê Lâm – Hiệu trưởng – khẳng định:  Trường Trung cấp Đại Việt không có cở sở đào tạo tại quận Gò Vấp và cho đến thời điểm này, Trường chưa hề tiếp nhận một SV nào hệ liên kết đào tạo giữa Trường CĐ ASEAN và Trung cấp Vạn Tường. Số SV đang theo học tại số 168 Bis đường Phan Văn Trị không phải là SV của Trường Trung cấp Đại Việt. Riêng công văn số 28/LKĐT-ASEAN ngày 6/5/2013 “mà Trường CĐ ASEAN gửi cho chúng tôi chỉ là công văn một chiều, tôi chưa nhìn thấy”, ông Lâm nói. Ngoài ra, số SV đang theo học tại số 168 Bis Phan Văn Trị không phải số SV được chuyển qua từ cơ sở số 110 đường Trường Chinh mà là một lớp độc lập (có xác nhận của SV) mới bị phát hiện. 

"Chạy thuốc", ép người khác vào cuộc chơi 

Sự ma mãnh trong cách đối phó của Trường CĐ ASEAN với các cơ quan quản lý chức năng còn được thể hiện rõ ở cái cách nhà trường lập lờ báo cáo Cơ quan đại diện Bộ GDĐT tại TPHCM rằng: Cơ sở 168 Bis Phan Văn Trị là cơ sở thực hành của Trường Trung cấp Đại Việt và số này đã là SV của Trường Trung cấp Đại Việt, cũng như việc bà Trần Kim Phương – Chủ tịch HĐQT "gài" Trường trung cấp Đại Việt (đơn vị chẳng liên quan) vào cuộc chơi. 

Mặt khác, bà Trần Kim Phương còn nhiều lần khẳng định với ThS Lê Lâm rằng: Mọi chuyện đã được giải quyết ổn thỏa, SV cũng rất chia sẻ qua buổi đối thoại tối 11/5 nhằm tìm được sự chấp thuận hợp tác từ trường (chuyển SV qua). Trong khi đó, các nhà báo dự buổi đối thoại cho biết, SV rất bất bình với 3 phương án bà Phương đưa ra: Một là, SV ra cơ sở chính ở Hưng Yên học tiếp. Hai là, chuyển qua hệ vừa làm vừa học ở Trường Trung cấp Đại Việt. Ba là, trả lại học phí và bảo lưu kết quả.

Dù  ThS Lê Lâm khẳng định không liên quan đến đối tác thứ ba (Trường Trung cấp Vạn Tường) của Trường CĐ ASEAN và không muốn gặp mặt nhưng bà Phương vẫn năm lần bảy lượt gọi điện thoại đề nghị được gặp để giúp đỡ cho Trường CĐ ASEAN. Trong cuộc trao đổi qua điện thoại giữa bà Phương và ông Lê Lâm vào sáng 12/5, bà Phương 3 lần khẳng định Trường Trung cấp Đại Việt không liên quan ("Bạn có cái gì mà giải trình, tớ đã bàn giao cho bạn cái gì đâu, tớ đã làm việc với bạn đâu mà bạn giải trình" – nguyên văn lời bà Phương). Bà này nhất quyết đòi gặp ThS Lê Lâm để: "Trao đổi nội bộ" và “Người ta đi kiếm tiền mà mình thua người ta thì đấy là điều hèn nhát của mình, tớ có cách của mình… Họ (phóng viên) cần cái gì thì mình đối ứng cái đó, có gì đâu mà sợ". 

Sự ngang ngược và coi thường các quy định của Bộ GDĐT, coi thường các quyết định xử lý của Thanh tra Bộ còn được bà Phương thể hiện thông qua hai yêu cầu đối với ThS Lê Lâm (đơn vị có ký thỏa thuận liên kết đào tạo CĐ dược hệ vừa làm vừa học với Trường CĐ ASEAN) nhằm "chạy thuốc" cho những rắc rối đang phải đối mặt. 

Điều đầu tiên, bà Phương muốn nhờ ThS Lâm giúp xác nhận có thỏa thuận trong liên kết đào tạo với Trường CĐ ASEAN. Điều thứ hai là Trường Trung cấp Đại Việt bố trí giúp cho ASEAN một số phòng học, còn lại tất cả do Trường CĐ ASEAN lo và dựa vào tình hình cụ thể để có giải pháp đối ứng cho phù hợp.

Tuy nhiên, những đề nghị của bà Phương đã không được ThS Lê Lâm chấp nhận. Bởi theo ông, mọi rắc rối hiện nay mà Trường Trung cấp Đại Việt đang gặp phải đều xuất phát từ lời nói chủ quan, không có căn cứ của Trường CĐ ASEAN. Riêng về vấn đề liên kết đào tạo giữa Trường Trung cấp Đại Việt với Trường CĐ ASEAN, ThS Lê Lâm cho biết: Trường có ký thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo CĐ dược với trường CĐ ASEAN hệ vừa làm vừa học. Tuy nhiên, những rắc rối nảy sinh giữa trường CĐ ASEAN với đối tác thứ ba (Trường Trung cấp Vạn Tường) trong sai phạm tuyển sinh và đào tạo trái phép không liên quan đến trường này. “Việc bà Phương lập lờ, gán ghép số SV mà CĐ ASEAN tuyển liên thông trái phép với Trường Trung cấp Vạn Tường cho chúng tôi là không thể chấp nhận” – Ông Lâm bức xúc. Theo ông, Trường chưa từng có văn bản đồng ý tiếp nhận số SV của trường CĐ ASEAN. Do đó, những thông tin mà Trường CĐ ASEAN báo cáo Bộ GDĐT là sự bịa đặt trắng trợn.

Tú Anh

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3005/201305/Lap-lo-tuyen-sinh-hang-loat-bat-chap-quy-dinh-1969080/

5 học sinh tắm sông, 4 em chết đuối thương tâm

Posted: 14 May 2013 08:53 AM PDT

Các cơ quan chức năng đã tiến hành tìm xác các nạn nhân. Đến khoảng 10h30 đã tìm thấy 5 em, trong đó 4 em đã tử vong, 1 em đang được cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Buôn Đôn – Đăk Lăk trong tình trạng nguy kịch.

 

Cả 5 em đều là học sinh lớp 6A trường THCS Hồ Tùng Mậu, huyện Buôn Đôn. Các em vừa thi xong học kỳ II nên sáng nay được nghỉ sớm. Khoảng hơn 8 giờ sáng, cả nhóm rủ nhau đi tắm và xảy ra sự việc thương tâm.

 

Trường THCS Hồ Tùng Mậu và các cơ quan chức năng huyện Buôn Đôn đang làm rõ sự việc, đồng thời bàn giao các thi thể cho gia đình về mai táng.

 

Thảo Anh

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/5-hoc-sinh-tam-song-4-em-chet-duoi-thuong-tam-730435.htm

Chuyên gia Thụy Điển sốc vì tư duy “nhân bản vô tính”

Posted: 14 May 2013 07:53 AM PDT

Chuyên gia trong lĩnh vực công Thụy Điển rất ngạc nhiên khi học viên VN đưa ra vấn đề y hệt nhau và đề xuất giải pháp cũng giống nhau. Theo ông, vấn đề then chốt của VN là thay đổi tư duy dùng người của lãnh đạo.

Lĩnh vực công: người Việt thiếu tư duy phản biện

"Lĩnh vực công của Việt Nam hiện nay có rất nhiều những người trẻ, có năng lực, có nhiệt huyết và có nhiều động lực mạnh mẽ để làm việc, tuy nhiên họ sẽ thất vọng và chán nản nếu lãnh đạo của họ không biết dùng người".

Đó là chia sẻ của TS. Hans Norgren – Giám đốc tổ chức và quản lý, Viện quản trị công Thụy Điển (SIPU International), Giáo sư Đại học Uppsala.

50 năm trước, Chính phủ Thụy Điển bị lạm chi ngân sách và đã phải cắt giảm 15-20% nhân sự để tiết kiệm và làm cho chất lượng thực thi công việc trở nên hiệu quả hơn. Mới đây, chính phủ Anh cũng đã tuyên bố cắt giảm 500.000 việc làm trong các cơ quan nhà nước. Nhiều nước châu Âu khác như Hi Lạp, Tây Ban Nha, Ailen cũng đang gặp vấn đề tương tự.

Việc cải cách hệ thống nhân sự trong khu vực công ở các nước phát triển và đang phát triển là xu hướng tất yếu. Với nền kinh tế phát triển mạnh trong những năm gần đây, Việt Nam tuy chưa ở trong tình trạng khủng hoảng nhưng cũng đang phải đối mặt với những khó khăn lớn về việc phải nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực trong lĩnh vực công.

chuyn gia trong lnh vc cng Thy in, hc vin VN,  xut gii php

TS. Hans Norgren trao đổi với học viên Chương trình Thạc sĩ Quản lý Công
– ĐH Uppsala (Thuỵ Điển)

Tiến sỹ Hans Norgren, chuyên gia quản trị nhân sự trong lĩnh vực công đến từ Thụy Điển chia sẻ: Lần đầu tôi đến Việt Nam là vào năm 1997 để đào tạo cán bộ cho Ban tổ chức trung ương. Khi được yêu cầu nêu ra những vấn đề bất cập của địa phương mình, tôi rất ngạc nhiên khi thấy học viên đến từ các tỉnh khác nhau đều đưa ra một vấn đề y hệt nhau, và đề xuất giải pháp cũng giống nhau, rất chung chung. Nguyên nhân là họ chưa có tư duy phản biện, tư duy phê phán để tìm ra các giải pháp thực tiễn. Vì thế, theo tôi, vấn đề then chốt ở lĩnh vực công của Việt Nam là thay đổi tư duy dùng người của lãnh đạo.

chuyn gia trong lnh vc cng Thy in, hc vin VN,  xut gii php

Toàn cảnh ĐH Uppsala danh tiếng

Sàng lọc người lãnh đạo đào tạo cán bộ đặc thù

Biện pháp nào để thay đổi được tư duy này của người lãnh đạo? TheoTiến sỹ Hans Norgren,có 2 cách quan trọng để thay đổi tư duy của cán bộ lãnh đạo: Thứ nhất người lãnh đạo phải được sàng lọc thường xuyên. Tư tưởng "sống lâu lên lão làng" hay "cứ giỏi chuyên môn nhất thì làm lãnh đạo" rất phổ biến ở Việt Nam.

Nhưng không phải ai giỏi chuyên môn cũng có tố chất làm lãnh đạo. Phải kiên quyết cho nghỉ việc hoặc chuyển vị trí những người không có năng lực lãnh đạo sang những vị trí phù hợp với chuyên môn của họ. Triết lý quản trị nhân sự hiện đại coi "làm việc đúng" không quan trọng bằng "làm đúng việc", tức là đặt con người vào đúng vị trí phù hợp với năng lực và sở trường chuyên môn của họ.

Cách thứ hai là phải đào tạo cán bộ trong các chương trình đặc thù, dài hạn và có tính thực tiễn cao mới có thể thay đổi tư duy của đối tượng học viên là công chức. Chương trình đào tạo cần áp dụng phương pháp hiện đại, lấy học viên làm trung tâm giúp học viên tự giải quyết các vấn đề trong chính tổ chức của họ, và kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng giảng dạy của giảng viên phải tạo ra những ấn tượng rất mạnh mới bẻ lái được nếp nghĩ cũ đã thành đường mòn trong tâm trí học viên.

chuyn gia trong lnh vc cng Thy in, hc vin VN,  xut gii php

TS. Yeow Poon – Giám đốc điều hành People Organisation LTD, Vương
quốc Anh sẽ có buổi diễn thuyết tại Trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà
Nội.

Hệ thống quản lý theo kết quả (Performance Management System, gọi tắt là PMS) là một phương thức quản lý mới đang được nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ công và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức công. Vào ngày 19 tháng 5 tới đây, tại trường ĐH Kinh tế – ĐHQGHN, Tiến sĩ Yeow Poon đến từ Anh quốc sẽ chia sẻ với các học viên mới của Chương trình Thạc sĩ Quản lý công về một số bài học rút ra trong quá trình áp dụng thí điểm PMS tại Việt Nam.

Để được hỗ trợ thêm thông tin về Chương trình Thạc sĩ quản lý Công liên kết giữa ĐH Uppsala (Thuỵ Điển) liên hệ:

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế – Trường ĐH Kinh tế (ĐHQGHN)

Phòng 106 – nhà E4, Trường Đại học Kinh tế (ĐHQGHN)

144 Xuân Thủy, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

Tel: 04 3 754 9901 / Hotline: 0947 004 809

Website: cite.edu.vn

   Thúy Ngà

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121028/chuyen-gia-thuy-dien-soc-vi-tu-duy--nhan-ban-vo-tinh-.html

Các địa phương tiếp tục công bố môn thi thứ ba vào lớp 10

Posted: 14 May 2013 07:53 AM PDT

(GDTĐ) – Các địa phương tiếp tục công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học 2013 – 2014. Theo những công bố này, ngoại ngữ vẫn tiếp tục là môn học được lựa chọn nhiều nhất.

Thừa Thiên – Huế năm nay chọn Vật lý là môn thi thứ ba vào lớp 10. Môn Vật lý sẽ thi theo hình thức tự luận, thời gian 60 phút. Lịch thi cụ thể như sau: Ngày 24/6, thí sinh dự thi hai môn Ngữ văn và Toán; ngày 25/6, thi môn Vật lý, Ngoại ngữ và môn chuyên (môn ngoại ngữ và môn chuyên dành cho thí sinh dự tuyển vào THPT chuyên Quốc học).

Thời gian làm bài thi chuyên: Môn Hóa học và môn Ngoại ngữ là 120 phút, các môn chuyên khác là 150 phút. Sở GDĐT lưu ý, giờ quy định mở đề thi môn thứ ba (6 giờ 45) nêu tại công văn số 819/ SGSĐT-KTKĐ là giờ quy định nếu môn thi thứ ba thi theo hình thức trắc nghiệm. Nay môn thứ ba (Vật lý) thi theo hình thức tự luận, Sở quy định giờ mở đề thi tại phòng Hội đồng là 7 giờ15.

Theo công bố của Sở GDĐT Quảng Ngãi, năm học 2013 – 2014, trường THPT không chuyên tổ chức thi tuyển sẽ thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn: 120 phút/môn thi; môn tiếng Anh 60 phút.

Trường THPT Chuyên Lê Khiết thi các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh và các môn chuyên. Thời gian làm bài môn toán, ngữ văn: 120 phút/ môn thi, môn tiếng Anh 60 phút; môn chuyên: Hóa học, tiếng Anh: 120 phút/ môn thi, mỗi môn chuyên khác 150 phút.

Sở GDĐT Vĩnh Phúc công bố môn thi thứ 3 trong kỳ tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2013-2014 của tỉnh là Sinh học. Cấu trúc đề thi gồm 30% trắc nghiệm và 70% tự luận.

Theo thông báo về kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2013 – 2014 (sau kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên Lương Văn Tụy) của Sở GDĐT Ninh Bình, năm nay các trường trên địa bàn tỉnh sẽ thực hiện thi tuyển; hình thức thi viết (tự luận hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm) với 3 môn thi là Ngữ  văn, Toán và Tiếng Anh. Nội dung thi trong phạm vi chương trình THCS do Bộ GDĐT ban hành, chủ yếu ở lớp 9. Thời gian làm bài môn Toán, Ngữ văn: 120 phút/môn thi; môn Tiếng Anh: 60 phút.

Sở GDĐT Bình Dương công bố môn thi thứ ba vào lớp 10 năm học này là Tiếng Anh. Như vậy, học sinh thi vào lớp 10 không chuyên trên địa bàn tỉnh sẽ thi 3 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh; học sinh thi vào trường THPT chuyên Hùng Vương sẽ thi 4 môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh và môn chuyên, nếu học sinh thi 2 môn chuyên thì sẽ thi tất cả 5 môn.

Sở GDĐT Nam Định thông báo môn thi thứ ba tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2013 – 2014 là môn Ngoại ngữ.

Với tỉnh Cà Mau, môn thi thứ ba vào 10 được chọn năm nay là Tiếng Anh.
 

Lập Phương

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2801/201305/Cac-dia-phuong-tiep-tuc-cong-bo-mon-thi-thu-ba-vao-lop-10-1969087/

Xác định danh tính 4 học sinh chết đuối

Posted: 14 May 2013 07:53 AM PDT

Đến chiều nay, danh tính của 4 em học sinh xấu số đã được xác định, gồm: Nguyễn Thị Ngọc Anh; Lê Thị Ngọc Huyền; Nguyễn Thị Minh Hiền và Ngô Thế Hiệp.

Theo thông tin ban đầu từ người dân địa phương và bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn, số học sinh gặp nạn là 5 em, trong số đó chỉ duy nhất em Nguyễn Thị Tường Vy may mắn qua khỏi.

Em Nguyễn Thị Tường Vy đang được cấp cứu. 

Điều dưỡng Nguyễn Thị Thương (Bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn) cho biết: "Khoảng 10h, bệnh viện tiếp nhận 3 em học sinh nhưng 2 em đã tử vong. Ngay sau đó các bác sĩ đã tập trung cứu em Vy. Hiện em Vy đã tạm vượt qua cơn nguy kịch nhưng vẫn chưa dám tiên lượng gì nhiều bởi em đang bị nước ngập phổi".

Viết Hảo

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/xac-dinh-danh-tinh-4-hoc-sinh-chet-duoi-730526.htm

Xôn xao bản kiểm điểm của học sinh chuyên văn

Posted: 14 May 2013 06:53 AM PDT

Một bản điểm kiểm đã có từ năm 2008 của học sinh Trường THPT Chu Văn An nhưng gần đây mới xuất hiện trên mạng xã hội, đã làm cho dân mạng cười nghiêng ngả.

bn kim im, THPT Chu Vn An, chuyn vn, b o

Bản kiểm điểm được đăng tải trên mạng.

Bản kiểm điểm có nội dung khá dài, lời lẽ thống thiết, vô cùng “văn vẻ” đủ để kiến bạn “bái phục” chủ nhân của bản kiểm điểm này.

Theo nội dung của bài viết thì học sinh này tên là Nguyễn Tô Vinh, học sinh lớp 12A4, Trường THPT Chu Văn An. An là một học sinh giỏi nhưng do đi học muộn 6 buổi trong 1 học kỳ nên đã bị hạnh kiểm khá. Tô Vinh đã rất hối hận và viết bản kiểm điểm này gửi đến cô giáo chủ nhiệm của mình.

Sau khi bản kiểm điểm được đăng tải trên mạng đã thu hút đông đảo sự quan tâm, bình luận của cộng đồng mạng.

Một bạn cho biết: “Bài này của 1 bạn lớp mình. D4 là chuyên văn nên nó lậm vô rồi. Viết để đùa chút thôi vì chú bé bị mất học sinh giỏi do đi muộn nhiều quá. Bài này để lưu hành nội bộ và cho các cô đọc giải trí cho vui, không biết ai lấy được đem lên mạng”.

Bạn có nickname Lowrence MT chia sẻ: “Qua kinh nghiệm viết hơn 200 bản kiểm điểm… Mình cảm thấy đây là 1 bản kiểm điểm chất nhất, mang đầy tính truyền cảm và cho thấy rõ tinh thần của em ý… Chấm 10 điểm cho em ý phát huy”.

Còn bạn Ngọc Nhi thì lại thấy giống một bản thư tình…

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Bản kiểm điểm

Kính gửi cô giáo chủ nhiệm lớp 12A4, trường THPT Chu Văn An

Con là Nguyễn Tô Vinh, học sinh lớp 12A4. Trong thời gian qua con là một trong những học sinh đi học muộn nhiều nhất lớp, tuy đã được thầy cô và bạn bè nhắc nhở nhưng con vẫn chưa sửa chữa được. Đó là điều luôn làm con cảm thấy xấu hổ và day dứt trong lòng. Hôm nay khi nghe được những lời cô nhắc nhở, con và cảm thấy bản thân mình như những người đang leo núi nhưng bị trượt dốc, chỉ có tình yêu thương vô bờ bến của bố mẹ, sự quan tâm lo lắng của thầy cô, sự đồng cảm, chia sẻ của bạn bè mới có thể giúp con vững bước đi tiếp lên đỉnh núi đầy gian nan phía trước.

Con nhận thấy việc đi học muộn của con xuất phát từ đợt được nghỉ học để đi thi học sinh giỏi. Thế rồi khi thời gian trôi qua, mùa đông ập đến với những cơn gió lạnh buốt giá, nhiều buổi sáng con đã dậy rất sớm nhưng không nhìn thấy những tia nắng ấm áp quen thuộc, lại thêm cái mệt mỏi của những đêm thức khuya học bài, con đã không thể nào cưỡng lại sự ấm áp, dịu dàng của giấc ngủ. Sự ấm áp không phải là một hình tượng cám dỗ, nhưng nó lại có sức lôi cuốn thật mãnh liệt. Và các giây phút yếu ớt, không chiến thắng nổi bản thân đã đến với con. Trong học kỳ I qua con đã đi học muộn 6 lần.

Là một học sinh luôn cố gắng hết mình để học hành chăm ngoan nhưng con vẫn không thoát nổi những mâu thuẫn của ý thức và ý muốn. Dù có biện hộ theo cách nào thì con vẫn nhận thấy mình mắc khuyết điểm và xứng đáng nhận hạnh kiểm khá như một sự trừng phạt đích đáng. Có lẽ con là học sinh giỏi duy nhất của khối chuyên bị hạnh kiểm khá, và điều đó thực sự khiến con cảm thấy xấu hổ. Như một qui luật tất yếu, người mắc lỗi phải chịu tội, con đã thực sự hối hận và chấp nhận mọi hình phạt. Giờ đây ngồi giữa sự trống trải và lạnh lẽo của đêm đông, con cảm thấy vô cùng cô độc và sợ hãi. Lẽ ra con phải hết sức cố gắng để làm vừa lòng cha mẹ – những người đang ngày đêm đổ mồ hôi, nước mắt để nuôi con ăn học từng ngày và thầy cô – những kĩ sư tâm hồn đã bất chấp thời tiết, bệnh tật để xây dựng cho chúng con những lâu đài kiến thức và tâm hồn. Vậy mà chỉ vì những phút giây yếu lòng, con đã đem lại nỗi buồn cho những người yêu thương nhất.

Con xin gửi gắm tất cả tâm sự của mình trong lá đơn này, mong muốn nhận được sự rộng lượng tha thứ từ gia đình và nhà trường. Con sẽ cố gắng hết sức để bù đắp lại những vết nứt do mình đã tạo ra.

Ý kiến của phụ huynh: Gia đình đã xem và rất xúc động trước sự quan tâm của cô giáo. Gia đình hứa sẽ quản lý chặt chẽ để cháu không đi học muộn và đưa cháu trở lại hình ảnh ngoan ngoãn trước đây trong mắt thầy cô.

(Theo Đất việt)

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/121020/xon-xao-ban-kiem-diem-cua-hoc-sinh-chuyen-van.html

Cuộc chia tay xúc động

Posted: 14 May 2013 06:53 AM PDT

 

(GDTĐ) – Người đồng nghiệp mà tôi luôn nhớ đến trong buổi chia tay hôm nay đó là cô giáo Phạm Thị Mỹ. Sau khi tốt nghiệp khoa Toán Trường đại học sư phạm Thái Nguyên năm 1978, cô được phân công về giảng dạy tại Trường cấp III Việt Bắc, nay là Trường THPT Việt Bắc. Trên 30 năm gắn bó với sự nghiệp giáo dục, so với lịch sử không nhiều, nhưng với một đời người quả là sự hy sinh, cống hiến vô bờ. Thời gian công tác tại trường, với tinh thần "Tất cả vì học sinh thân yêu" và tấm lòng tâm huyết với trường, yêu nghề thiết tha cô đã đem hết khả năng, trí tuệ của mình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển vững mạnh của nhà trường nói riêng và của tỉnh nhà nói chung. 

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Những năm tháng được công tác cùng cô đó là những năm tháng không thể nào quên. Trước hết cô đã để lại cho chúng tôi hình ảnh tận tụy, những người suốt đời hy sinh thầm lặng cho sự nghiệp trồng người cao cả, đó là những tấm gương để chúng tôi noi theo, về sự nghiêm túc, đầy cẩn trọng, chu đáo và tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc, hết lòng vì học sinh, cô luôn coi chúng tôi như những người bạn, những người đồng chí, như đứa em trong gia đình, ân cần, dìu dắt, chỉ bảo, giúp đỡ, nhường nhịn, chia sẻ chúng tôi trong công tác cũng như trong cuộc sống thường ngày.

Cô luôn chủ động tìm các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng và đặc trưng của từng bài học, tạo ra bầu không khí học tập thân thiện, hứng khởi. Đầu tư thời gian, tìm tòi kiến thức, ứng dụng CNTT trong quá trình soạn giảng, tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị sẵn có, thiết kế bài giảng gồm nhiều hình ảnh sống động, súc tích, thiết thực, giúp các em nhớ lâu, hiểu sâu, vận dụng tốt. Mỗi tiết học của cô, học sinh luôn cảm nhận như một cuộc dạo chơi đầy lý thú, giúp các em tìm tòi, khám phá ra nhiều điều kỳ diệu trong thế giới Toán học. Thành công lớn nhất của cô là đã hun đúc được lòng đam mê môn học mà mình dạy cho học sinh, để từ đấy các em tự giác tìm tòi, khám phá điều mới mẻ qua mỗi giờ học. Một tiết học vắng cô trong lòng mỗi học trò thấy trống trải, nhớ cô biết nhường nào!

Với lớp chủ nhiệm, cô không chỉ đến với các em bằng việc lên lớp giảng bài mà còn bằng cả tình yêu thương trách nhiệm, sự tôn trọng và thái độ thân thiện. Các lớp cô trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học trên 70%, có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và cấp tỉnh. Các thế hệ học trò xưa và nay do cô chủ nhiệm đều đã thành công trong nhiều lĩnh vực, các em luôn tự hào về cô và dành cho cô niềm tin yêu và sự kính phục vô hạn.

Không những giỏi về chuyên môn, cô luôn nhận thức rõ, gia đình là nền tảng bền vững và là điểm tựa để thực hiện nhiệm vụ "Giỏi việc trường". Không chỉ nỗ lực trong công tác, cô còn thể hiện năng lực của mình ở vị trí "Người xây tổ ấm", cô thực sự là người dâu thảo, người vợ, người mẹ đảm đang, mẫu mực. Với đức tính cần cù, chịu khó và sự khéo léo, cô đã chủ động tổ chức cuộc sống gia đình có nề nếp,  thể hiện nét riêng của gia đình nữ viên chức trong ngành Giáo dục, hai con của cô đều chăm, ngoan học giỏi ở các trường đại học.

Cô đã có công lớn trong việc dìu dắt, giúp đỡ các thế hệ trẻ của nhà trường. Tổ Toán do cô làm tổ trưởng là một tổ có truyền thống đoàn kết nhất trí cao, luôn tương trợ giúp đỡ nhau hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, vì vậy mà liên tục các năm học tổ đều đạt tổ lao động tiên tiến, tiên tiến xuất sắc.

Bản thân cô, từ năm 1997 đến nay luôn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và cấp tỉnh, được tặng nhiều bằng khen, giấy khen các cấp như: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GDĐT năm 2006, Bằng khen của Liên đoàn LĐ tỉnh năm 2007, Bằng khen của BCH Công đoàn GDVN năm 2008… Ngành GDĐT Lạng Sơn ghi nhận những đóng góp to lớn của cô đã vinh danh cô là cô giáo được học sinh yêu quý nhất năm học 2009 – 2010.

Khó khăn lắm, tôi cũng không thể nói được lời chia tay với cô nhưng cái quy luật khắc nghiệt của thời gian nó không dừng lại. Tinh thần, ý chí, tâm huyết của cô với ngành, với nghề đã để lại cho tôi và thế hệ trẻ của nhà trường nhiều bài học quý báu, là hành trang để lớp lớp học trò bước vào cuộc sống. Chúng tôi học được ở cô cái tâm, cái tài, cái đức của một nhà giáo.

Mã số: 2029

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3062/201305/Cuoc-chia-tay-xuc-dong-1969085/

Giải thưởng Giáo dục vì sự phát triển bền vững SEAMEO

Posted: 14 May 2013 06:53 AM PDT

(GDTĐ)-Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) và Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản (MEXT) phối hợp cùng UNESCO khu vực Châu Á phát động giải thưởng Giáo dục vì sự phát triển bền vững Seameo – Nhật Bản 2013.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Mục đích của giải thưởng Giáo dục vì sự phát triển bền vững SEAMEO – Nhật Bản 2013 nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục giá trị giữa các cơ sở giáo dục và trong cộng đồng tại Đông Nam Á; thúc đẩy, chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến giáo dục giá trị trong phạm vi các cơ sở giáo dục tại cộng đồng tại Đông Nam Á. Đồng thời, hỗ trợ các cơ sở giáo dục phát triển và cải thiện các hoạt động về giáo dục giá trị.

Với chủ đề “Giáo dục giá trị”, chương trình sẽ lựa chọn những cơ sở giáo dục có những hoạt động thiết thực nhất trong việc tăng cường hiểu biết và kiến thức của học sinh về giá trị nhằm phát triển thái độ và hành vi tích cực của học sinh thông qua chính sách, kế hoạch, các hoạt động, chương trình dạy học và chiến lược giảng dạy, hiệu quả của nhà trường. 

Các trường công lập và tư thục tại Đông Nam Á bao gồm Việt Nam được mời tham gia nộp hồ sơ đăng ký dự thưởng.

Thông tin chi tiết xem tại website: www.seameo.org và http://www.seameo.org/.indexphp?option=com_contentview=categorylayout=blogid=103Itemid=558.

Hạn nộp hồ sơ ngày 16/9/2013.

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2762/201305/Giai-thuong-Giao-duc-vi-su-phat-trien-ben-vung-SEAMEO-Nhat-Ban-2013-1969091/

Nhóm học sinh lớp 6 gặp nạn khi đang chụp ảnh

Posted: 14 May 2013 06:53 AM PDT

Thứ ba, 14/5/2013, 20:20 GMT+7

“Các bạn ấy đang khoác vai nhau lùi dần ra phía nước sâu hơn để chụp ảnh thì bất ngờ một bạn nữ bị lọt xuống hố, kéo theo những người còn lại chìm xuống sông “, học sinh Nguyễn Đình Duy Vũ kể.
Nhiều học sinh lớp 6 bị cuốn chìm ở Sêrêpok

Học sinh được cứu sống đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: An NhơnHọc sinh được cứu sống đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh: An Nhơn

Tại bệnh viện Đa khoa huyện Buôn Đôn, Đăk Lăk, học sinh duy nhất được cứu sống Nguyễn Thị Tường Vy đã tỉnh táo. Tuy nhiên, do tâm lý em đang bị sốc nặng nên các bác sĩ chưa cho người lạ tiếp xúc. Hiện cô nữ sinh vẫn chưa biết nhóm bạn của mình đã bị nước cuốn chết.

Cũng trong nhóm ra bờ sông với Vy, học sinh Phan Thị Thanh Nhàn (lớp 6A) cho biết, sáng nay, em cùng các bạn đến trường để nghe cô giáo chủ nhiệm đọc điểm thi cuối năm và vệ sinh phòng học, chuẩn bị bước vào kỳ nghỉ hè. Đến 8h30, cả lớp được cô cho về. Tranh thủ thời gian còn sớm, hơn chục học sinh, trong đó có nhiều bạn nữ rủ nhau chạy thẳng đường xuống hồ chứa nước thủy điện Sêrêpok 4, cách trường Hồ Tùng Mậu hơn 2 km để vui chơi. Trên đường ra bến sông, Nhàn ghé qua nhà và lấy xe đạp ra sau.

“Khi em có mặt, vài bạn đang tiến ra ngoài chụp ảnh. Phía trong lòng hồ, một nhóm lớp khác đang đùa giỡn. Bất ngờ em nghe tiếng ‘cứu Huyền với Nhàn ơi’. Nhìn ra em thấy nhóm bạn chìm hết. Quá hoảng sợ, em ngồi thụp xuống thì uống vài ngụm nước nên vùng chạy lên bờ đi tìm mọi người cầu cứu”, Nhàn kể, khuôn mặt chưa hết sợ hãi.

Học sinh Nhàn đã uống vài ngụm nước dưới sông. Ảnh: An Nhơn

Theo Nhàn, khi nhóm bạn bị chìm, các học sinh trên bờ đều bỏ chạy tán loạn. Có một thanh niên chở hoa tại bến đã lao xuống cứu Vy lên bờ và hô hấp. “Em thấy anh ấy vác Vy chạy vòng vòng, xốc cho ra nước. Sau đó mọi người tới hô hấp cho bạn ấy”, Nhàn lí nhí kể.

Trong khi đó, khi thấy nhóm bạn cùng trường bị chìm xuống sông, nam sinh lớp 6E Nguyễn Đình Duy Vũ với bộ quần áo bị ướt sũng chạy thẳng một mạch về nhà báo với bố. Vài giờ sau khi xảy ra sự việc, Vũ vẫn tỏ ra căng thẳng, dù nhóm học sinh gặp nạn không phải bạn lớp em. Nam sinh này được gia đình cho về nhà ngoại để lấy lại bình tĩnh.

“Khi lớp em ra tới hồ thì thấy mấy bạn lớp 6A đang đi chơi trên thuyền. Nhóm lớp em đứng trên bờ tạt nước nghịch với nhau”, nam sinh thỏ thẻ.

Theo Vũ, người dùng thuyền chở nhóm bạn lớp 6A tên Phú, là người đang chài cá tại đây. Sau khi chở được vài nhóm học sinh đi tham quan trên sông Sêrêpok thì máy hết xăng nên anh ta dùng tay chèo thuyền vào bờ rồi bỏ đi.

Sau đó, các học sinh lớp 6A dùng điện thoại chụp ảnh lưu niệm thì tai nạn xảy ra. “Các bạn ấy khoác vai nhau lùi dần ra phía nước sâu hơn. Bất ngờ một bạn nữ bị lọt xuống mương, kéo theo những bạn còn lại”, Vũ nhớ lại.

Người dân cho hay, nơi các em học sinh gặp nạn trước đây là con đường thẳng ra phía sông Sêrêpok, hai bên là mương sâu. Từ khi thủy điện Sêrêpok xây dựng ngăn đập thì nước dâng lên, ngập cả con đường. “Nhóm học sinh bị chìm khi trượt chân xuống mương phía bên trái của con đường”, ông Trần Văn Tám, một trong nhóm người tham gia vớt các học sinh bị nạn cho biết.

Ông Trần Văn Tám kể lại lúc lao xuống cứu các học sinh. Ảnh: An NhơnÔng Trần Văn Tám kể lại lúc lao xuống cứu các học sinh. Ảnh: An Nhơn.

Theo ông Tám, khi ông chạy ra, một thanh niên đã cứu được em nữ sinh lên bờ. Thấy 5 đôi dép nổi lềnh bềnh trên mặt nước, ông và mọi người xung quanh lao xuống và 5 phút sau thì vớt được một học sinh nam.

“Lúc đó nước cạn. Vị trí các em chìm cách bờ hơn 10 m và sâu hơn 3 m. Khi vớt được học sinh nam, mắt em ấy nhấp nháy, nhịp tim còn đập. Chúng tôi hô hấp và chở đi một đoạn thì cháu tắt thở”, ông Tám cho hay.

Sau đó, ông Tám và mọi người tiếp tục lặn xuống vớt thêm em học sinh nữ. Hai học sinh còn lại gần nửa tiếng sau mới được đưa lên bờ.

“Lúc vớt học sinh thứ ba, chúng tôi hỏi những em trên bờ có còn bạn không thì các em nói hết rồi. Sau đó, khi nghe phụ huynh báo còn nữa thì chúng tôi mới lao xuống”, người đàn ông 61 tuổi ở cách hiện trường khoảng 100 m kể. Ông cũng cho hay đoạn sông này mỗi năm đều có người chết đuối.

An Nhơn

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2013/05/nhom-hoc-sinh-lop-6-gap-nan-khi-dang-chup-anh/

HC Vàng Olympic Vật lí châu Á học theo cảm hứng

Posted: 14 May 2013 02:51 AM PDT

– Chiều tối 13/5, đoàn học sinh VN tham dự kỳ 
thi Olympic Vật lí châu Á 2013 đã trở về 
sân bay Nội Bài với thành tích cả 8 em đều đoạt giải
với 2 HC Vàng, 2 HC Bạc, 1 HC Đồng và 3 Bằng khen.

Olympic vt l, Huy chng vng, hc sinh giiHC Vàng Bùi Quang Tú (thứ hai từ trái sang) đứng cạnh
HC Bạc Trần Minh Vũ chụp chung với cô giáo và bạn bè
Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam. (Ảnh: Văn Chung)

Cô Vũ Thị Ngọc Bích, mẹ em Bùi Quang Tú (HC Vàng,
HS lớp 12 Trường THPT Chuyên Hà Nội – Amsterdam, Hà Nội)
cho biết: "Trong gia đình, Tú là anh cả, dưới còn em trai
chuẩn bị thi vào lớp 10. Ở nhà Tú học không quá nhiều
nhưng không ít. Lúc nào cháu thấy thích thú thì học nhiều,
thức khuya, nhắc cũng chưa muốn đi ngủ. Song nhiều khi
Tú đi ngủ sớm, nhắc cũng không học".

Bố em, chú Bùi Quang Tuấn chia sẻ: "Tú 
rất chủ động trong học hành. Bố mẹ chỉ nhắc nhở
đôi chút hồi học tiểu học nhưng lên THCS, THPT cháu đều
tự tìm sách đọc, tìm thầy để học. Lớp 10 Tú học
chuyên Toán, sau thấy mình có đam mê Vật lí nên đã xin
bố mẹ chuyển sang học môn chuyên này".

Dẫu tin tưởng con nhưng chú Tuấn hơi bất ngờ 
khi con giành được HC Vàng vì "Tú đôi khi làm bài
còn hơi hấp tấp".

Từng học chuyên Toán nên chú Tuấn thường hướng
dẫn con về tư duy logic và phương pháp học tập. Vợ chồng
cô chú luôn dành quyền quyết định cuối cùng cho con. Cũng
bởi từng là dân chuyên Toán nên chú Tuấn không muốn con
học chuyên vì sợ con học lệch, áp lực thi cử nhiều
rồi sợ con "thiếu tuổi thơ". Nhưng khi Tú xin bố mẹ
thi vào khối THCS của Trường Hà Nội – Amsterdam và thi
đỗ cô chú không ngăn cản bởi "quan trọng là các con
được học cái mình thích, đam mê".

Điều khiến chú Tuấn bất ngờ là Tú không chỉ học
giỏi, tự chủ mà còn rất năng động "khác chú ngày
xưa quá". Cô Bích cười vui cho biết: "Tú vẫn còn trẻ
con lắm. Ngoài học cháu cũng thích nhảy, thổi kèn harmonica.
Có lần Tú còn xin gia đình cho đi học đàn nhưng được
một thời gian thì thôi khi nhận ra "con không trở thành
nhạc sĩ được".

Không khí trong gia đình như chú Tuấn tâm
sự "luôn được hâm nóng bởi những cuộc tranh
luận của bố mẹ và con. Nhiều khi bố mẹ
muốn Tú làm cái này nhưng cháu dẫn chứng, lý giải hợp
lí nguyên nhân mình không muốn làm điều đó chúng tôi
đều vui vẻ chấp nhận và tôn trọng con".

Biết kết quả, Tú ở điểm thi tại Indonesia
gọi điện báo về cho mẹ, cô Bích từ đầu dây bên
này dù chưa biết con đạt giải gì vẫn cười tươi chúc
mừng con đã hoàn thành xong kỳ thi. "Là mẹ, với tôi
như vậy đã là vui rồi. Gia đình cũng không muốn gây áp
lực gì cho cháu" – cô Bích chia sẻ.

Trái lại, mẹ của Ngô Phi Long (HS lớp 12 Trường
THPT Chuyên Sơn La, Sơn La) cô Trần La Giang nhận tin con
đạt HC Vàng vừa ngập tràn niềm vui vừa như có 
cảm giác nhẹ nhõm. Cô Giang cho hay: "Năm 2012, Long
từ đoạt HC Vàng Olympic Vật lí quốc tế nên trước khi
thi cháu và gia đình ít nhiều thấy áp lực"

Nói về dự định sắp tới, gia đình của Bùi
Quang Tú và Ngô Phi Long cho biết hai em đã nộp
hồ sợ tuyển thẳng vào ngành Vật lí hai trường
đại học là Bách khoa Hà Nội và Trường ĐH
Khoa học Tự nhiên, ĐHQG HN.

Quang Tú cho biết: "Em vẫn đang suy nghĩ chuyện
học ngành gì và trường nào".

Mẹ em tâm
sự: "Tú lúc muốn học ở nước ngoài 
theo lựa chọn của nhiều bạn trong trường lớp, lúc lại
muốn học ở nhà để được ăn cơm mẹ nấu". Cô Trần
La Giang mẹ của Ngô Phi Long cho biết em cũng có dự định
muốn sang học kĩ thuật tại Mỹ.

  • Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120996/hc-vang-olympic-vat-li-chau-a-hoc-theo-cam-hung.html

Comments