Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục

Nghề Giáo - Giáo viên - Giáo dục


Ngắm SV Ngoại thương kiêm người mẫu xinh đẹp

Posted: 13 May 2013 08:49 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120911/ngam-sv-ngoai-thuong-kiem-nguoi-mau-xinh-dep.html

Bức tranh quy hoạch trường học Thủ đô

Posted: 13 May 2013 08:49 AM PDT

 

(GDTĐ) – Bức tranh giáo dục của Thủ đô Hà Nội trong tương lai được thể hiện rõ nét trong bản Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp thành phố đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt năm 2012. Với những khó khăn của giáo dục Thủ đô hiện tại, bản quy hoạch này được coi là vô cùng cấp thiết giúp Hà Nội có cơ chế, căn cứ pháp lý vững chắc để tập trung đầu tư phát triển giáo dục. 

Áp lực từ những con số

Đó là một trong những kế hoạch dài hơi đến năm 2030 ngành giáo dục Thủ đô đặt ra trong bản quy hoạch. Tổng số 1215 trường học được xây mới sẽ có 278 được xây dựng giai đoạn 2011 – 2015, trong đó có 208 trường công lập, kinh phí 5.740 tỷ đồng và 70 trường NCL, kinh phí 2.160 tỷ đồng. Giai đoạn 2016 -2020, mục tiêu số trường xây mới là 357 với 22.330 tỷ đồng, trong đó, công lập là  231 trường và NCL 126 trường. Giai đoạn 2021-2030, mục tiêu xây mới 580 trường học với 40.360 tỷ đồng, trong đó có 331 trường công lập và 249 trường NCL.

Bản quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu với giáo dục mầm non, đến năm 2015, số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ đi học đạt ít nhất 35%; trẻ mẫu giáo đạt 90%, trong đó trẻ 5 tuổi đạt 100%; đến năm 2020, trẻ nhà trẻ đạt trên 60%; trẻ mẫu giáo đạt 95%; duy trì 100% trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo. Tỷ lệ trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2015 đạt 50% – 55%, năm 2020 đạt 65 – 70%, đến năm 2030 đạt 75 – 80%.


Trường Hà Nội – Asterdam được đầu tư 469 tỷ đồng

Giáo dục tiểu học sẽ giảm sĩ số bình quân từ 35 học sinh/lớp vào năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa. Xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao.

Giáo dục THCS giảm sĩ số bình quân từ 36 học sinh/lớp năm 2010 xuống 30 học sinh/lớp vào năm 2020. Tỷ lệ trường THCS công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50% – 55%; năm 2020 đạt 65 – 70%, đến năm 2030 đạt 75 – 80%. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa. Xây dựng mô hình trường dịch vụ chất lượng cao. Thực hiện chương trình phát triển khoa học công nghệ và GD – ĐT trong toàn ngành.

Giáo dục THPT giảm sĩ số bình quân từ 45 học sinh/lớp năm 2010 xuống 40 học sinh/lớp vào năm 2020. Tỷ lệ trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia năm 2015 đạt 50% – 55%, năm 2020 đạt 65 – 70%, đến năm 2030 đạt 75 – 80%. Phấn đấu đến năm 2015 cơ bản các trường học được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học đạt kiên cố hóa, hiện đại hóa. Đầu tư xây dựng mô hình trường trung học phổ thông Thủ đô đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Thu hút 99,5% học sinh tốt nghiệp THCS chưa học THPT vào học chương trình GDTX; thu hút 25 – 30% học sinh tốt nghiệp THCS vào học TCCN; đảm bảo 100% đội ngũ giáo viên, CBQL đạt chuẩn nghề nghiệp. Đến năm 2015, có 100 – 150 giáo viên dạy các môn học khoa học tự nhiên ở bậc THPT có thể giảng dạy bằng tiếng nước ngoài…

Xác định quỹ đất để xây dựng trường học

Quỹ đất, vấn đề nan giải đối với các trường học Hà Nội đã được lãnh đạo thành phố Hà Nội xác định rõ cơ chế, giải pháp trong bản quy hoạch. Theo đó, ưu tiên dành quỹ đất 5% phục vụ công cộng của các xã và tận dụng quỹ đất còn trống chưa khai thác để xây dựng trường học. Đối với từng dự án cụ thể về cải tạo, mở rộng diện tích của các trường học hiện có trong khu vực nội thành, thực hiện xin ý kiến cấp có thẩm quyền về phương án nâng thêm tầng, bố trí học sinh học các tầng thấp, cán bộ giáo viên làm việc tại tầng cao.  Ưu tiên dành quỹ đất để xây dựng trường học khi di chuyển các cơ quan, đơn vị thuộc diện phải di dời ra khỏi nội đô. Hạn chế xây dựng các nhà chung cư cao tầng tại khu vực nội thành để giảm học sinh do tăng dân số cơ học. Bố trí quỹ đất tại các khu đô thị mới, khu tái định cư, khu vực đông dân cư để xây dựng trường học.

Nhóm giải pháp về quỹ đất sẽ được thực hiện đồng bộ cùng 6 nhóm giải pháp khác. Đó là: Xây dựng mạng lưới trường, lớp hợp lý, đảm bảo đủ trường lớp học cho tất cả học sinh các cấp học, bậc học; đầu tư xây dựng trường học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, đạt chuẩn quốc gia. Khuyến khích xây dựng các trường học theo mô hình cung ứng dịch vụ trình độ, chất lượng cao ở các quận, huyện, thị xã.

Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu. Từng bước nâng cao chế độ, chính sách đối với QLGD và giáo viên. Có chính sách thu hút, tuyển dụng giáo viên giỏi về giảng dạy tại thành phố Hà Nội.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Mở rộng và nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong trường học và các cơ quan quản lý GD – ĐT. Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất hạ tầng CNTT; đầu tư các phần mềm ứng dụng trong quản lý. Bồi dưỡng nâng cao trình độ nguồn nhân lực sử dụng CNTT.

Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về GD – ĐT. Phát hiện, khai thác triệt để các nguồn học bổng để gửi các giáo viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu, sinh viên đi đào tạo, thực tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Có chính sách thu hút nhà giáo, nhà khoa học trong nước và quốc tế đến giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường học của Thủ đô. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các trường quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, tăng cường thực hiện phân cấp quản lý, cải cách hành chính và cơ chế phối hợp, phát huy tính năng động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về kết quả giáo dục của địa phương và các cơ sở giáo dục.

Tiếp tục tăng cường nguồn lực từ ngân sách nhà nước cho GD – ĐT. Đảm bảo tỷ lệ đầu tư cho GD – ĐT trong tổng chi ngân sách địa phương ổn định và ngày càng tăng. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực để phát triển giáo dục.

Hải Bình

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Buc-tranh-quy-hoach-truong-hoc-Thu-do-1969050/

Khi bố mẹ là "đại gia" giáo dục

Posted: 13 May 2013 08:49 AM PDT

Miệt mài với gánh hàng rong trên khắp các con phố Hà Nội, những ngày này, chị Nguyễn Thị Minh (quê Thanh Hóa) có phần vội vàng, tham việc hơn. Chị bảo, con út của chị đang ôn thi lại đại học ở Hà Nội. Sắp tới đợt thi, chị biết cần chuẩn bị một khoản kha khá. Rồi cũng phải lo sẵn tiền học phí nếu con thi đỗ, chứ đợi nó đỗ rồi mới lo thì "nước đến chân, nhảy không kịp". 

"Nhà có ba đứa, tôi cho chúng nó học hành hết cỡ, miễn là nó ham học, có chí" – chị Minh nói.


Nhiều phụ huynh không quản ngại vất vả để có tiền đầu tư cho con ăn học.

Đối với người mẹ này, tri thức là chìa khóa cho các con chị "đổi đời". Chị kể, ngày còn nhỏ mình học rất giỏi, nhưng bố mẹ không cho học. Suốt những năm tháng ấu thơ rồi thời niên thiếu vất vả, chị vẫn ôm ấp giấc mơ được học hành. Có gia đình, cái nghèo vẫn đeo đuổi chị, nên chị dồn khao khát học tập ấy cho các con.

Dù chưa biết con đường phía trước ra sao, nhưng chị tin rằng có học có hơn, các con cũng hiểu biết, khôn ngoan hơn người nên chị không tiếc công sức đầu tư vào việc học cho con. Nhà làm nông, từ khi cô hai con gái lớn đi học ĐH, chị ra Hà Nội làm thuê, đi bán hàng rong để tăng thu nhập.

Gia cảnh không khó khăn, nghèo túng, nhưng vợ chồng anh Thành, chị Bình hiện cùng là công chức ở Hà Nội cũng phải chắt bóp trong cuộc sống hằng ngày. Lý do là bởi, anh chị dồn hết "tiềm lực" cho cô con gái đi du học ở Úc.

"Mình không sính ngoại, chỉ mong các cháu có nhiều điều kiện phát triển, nếu có thể thì dù một chút cơ hội mình cũng sẽ cố gắng cho con" – anh Thành tâm sự.

Cũng giống như chị Minh và vợ chồng anh Thành, chị Bình, bố mẹ của Dương Văn Hợp cũng không tiếc lòng đầu tư cho con ăn học. Đỗ Đại học Giao thông vận tải năm 2006, nhưng Dương Văn Hợp (quê Hưng Yên) đã chuyển sang ngã rẽ mới, bước trên con đường chinh phục Công nghệ thông tin cùng Đại học FPT.

  Gia đình Hợp làm nghề nông, bởi vậy để có thể học tập và theo đuổi ước mơ tại đại học FPT, Hợp đã tham gia chương trình vay "tín dụng ưu đãi" với ngân hàng dưới sự bảo lãnh của trường để trang trải học phí. Trong mỗi lựa chọn của mình, Hợp chia sẻ, chính gia đình là nguồn tình cảm lớn lao và chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp cậu cố gắng mạnh mẽ hơn. Vừa đi học, Hợp vừa tranh thủ làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Dù vậy nhưng kết quả học tập của cậu vẫn luôn nằm trong top đầu của khóa. Và thành quả xứng đáng đến với Hợp khi năm 2011, Hợp là một trong ba người Việt Nam giành được học bổng học thạc sỹ tại Nhật Bản, trị giá 2 tỉ đồng của Panasonic.   Dám nghĩ, dám làm, chàng trai xuất thân từ vùng quê nghèo trong một gia đình thuần nông này chắc chắn không "phụ" người thân, sẽ tiếp tục thành công trên con đường mà mình đã chọn.  

Cha mẹ Hợp, và nhiều bậc làm cha  làm mẹ khác chắc chắn cũng tin vào những "quả ngọt" từ sự đầu tư cho giáo dục và cho tương lai này.

Chị Dương Thị Yến – một người mẹ ở Lào Cai từng phải giấu người thân, hàng xóm mức học phí khá cao của con mình tại Hà Nội. Phải đến khi con chị tốt nghiệp, được mời vào làm tại một công ty nước ngoài với mức lương hơn chục triệu đồng, vợ chồng chị Yến mới dám nói "thật" với người thân.

"Lúc đầu nghe cháu nói chuyện học phí, gia đình tôi cũng giật nảy người. Nhưng cháu kiên trì thuyết phục, tôi cũng nghe cháu trực tiếp xuống tận trường để tham quan, tìm hiểu, hỏi han chính những sinh viên đang theo học ở đó. Hôm nay nghĩ lại thấy quyết định ngày đó của mình thật đúng đắn. Giờ kinh tế khó khăn, thất nghiệp nhiều, mới càng thấy đầu tư vào giáo dục cho con là một sự đầu tư sáng suốt nhất", chị Yến chia sẻ.

Nguồn: http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/khi-bo-me-la-dai-gia-giao-duc-730031.htm

Chủ tịch tỉnh khen sinh viên làm clip trên Youtube

Posted: 13 May 2013 07:49 AM PDT

-Nhóm sinh viên thực hiện clip "Quê tôi Thanh Hóa" đã được nhận bằng khen từ Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Thanh Hóa và được chủ tịch UBND tỉnh này biểu dương.

'Qu ti Thanh Ha', clip, sinh vin, bng khen, khen thng

Nhóm sinh viên nhận hoa, quà từ Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến

Clip này được nhóm sinh viên đến từ các tỉnh thành khác nhau thực hiện và đăng tải lên mạng vào ngày 26/10/2012. Clip nhanh chóng nhận được sự chú ý và khen ngợi không chỉ của những người con của quê hương Thanh Hóa mà còn từ nhiều người dân tới từ các tỉnh thành khác. Trưởng nhóm thực hiện là em Dương Thế Hùng, sinh viên năm thứ 3 Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.

Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến biểu dương nhóm sinh viên đã góp phần làm đẹp hơn hình ảnh về mảnh đất, con người Thanh Hóa vốn bị nhiều người kỳ thị. Ông Chiến cho rằng clip "Quê tôi Thanh Hóa" đã tạo được sức lan tỏa lớn, có hiệu ứng xã hội rõ nét.

Chủ tịch Trịnh Văn Chiến cũng mong muốn và kỳ vọng nhóm sinh viên tiếp tục phát huy những tình cảm tốt đẹp đã có với Thanh Hóa, biến ý tưởng thành những sản phẩm quảng bá tiềm năng, thế mạnh của Thanh Hóa.

Được biết clip "Quê tôi Thanh Hóa" được xây dựng dựa trên một câu chuyện có thật. Một nữ sinh viên mặc dù ban đầu có cảm tình với cậu bạn nhưng sau khi biết chàng trai quê Thanh Hóa, cô gái tỏ ra dè dặt và xa lánh. Chỉ tới khi cô gái bị cướp điện thoại lúc đang đợi xe buýt, chàng trai chạy theo lấy lại điện thoại giúp, nữ sinh này mới cảm thấy ân hận vì hành xử của mình.

Clip không chỉ có nội dung ý nghĩa mà còn ghi lại được nhiều hình ảnh đẹp về những danh lam thắng cảnh, địa danh lịch sử của mảnh đất Thanh Hóa giàu truyền thống.

Nguyễn Thảo

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120884/chu--ti-ch-ti-nh-khen-sinh-vien-la-m-clip-tren-youtube.html

Lời giải cho bài toán quỹ đất

Posted: 13 May 2013 07:49 AM PDT

(GDTĐ) – Là nơi tấc đất tấc vàng, một trong những cản trở lớn nhất để hoàn thành mục tiêu xây dựng trường chuẩn quốc gia của Hà Nội là quỹ đất. Tuy nhiên, theo Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội Phạm Thị Hồng Nga, hiện ngành đã có những phương án khả thi, cùng với sự vào cuộc và chỉ đạo quyết liệt từ các cấp, ngành nhằm giải bài toán này. 

 Năm học vừa qua, Hà Nội đã quyết tâm đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia, quyết tâm này đã đem lại kết quả như thế nào thưa bà? 


Bà Phạm Thị Hồng Nga

- Với quyết tâm rất cao và theo đúng chỉ đạo của thành phố, ngành giáo dục Hà Nội đã rất quyết liệt trong chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia. Sở GDĐT Hà Nội đã giao chỉ tiêu cho từng quận huyện, sau đó, các quận huyện ký cam kết gửi lại cho sở GDĐT; 3 tháng một lần có họp giao ban trực tuyến để kiểm điểm công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia cũng như sự đầu tư của các quận huyện. Sở GDĐT cũng tham mưu với thành phố hỗ trợ kinh phí cho các quận huyện còn khó khăn; thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng trường chuẩn quốc gia của các quận huyện.

Từ đó, số trường chuẩn quốc gia của Hà Nội chỉ trong năm qua đạt 114 trường, cao nhất từ trước đến nay, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đây quả thực là cố gắng rất lớn bởi việc xây dựng trường chuẩn quốc gia đến giai đoạn này hết sức khó khăn. Những trường đủ diện tích, đủ tiêu chí đã nhận danh hiệu trường chuẩn từ 1-2 năm trước. Còn lại hiện nay, nếu huyện xa, đủ quỹ đất thì thiếu kinh phí xây dựng; những quận nội thành lõi thì có kinh phí nhưng lại thiếu diện tích. 

Vì vậy Hà Nội xin ý kiến lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, căn cứ vào tiêu chuẩn mở của Bộ, những đơn vị ở quận nội thành lõi đã xây dựng trước năm 90, không thể mở rộng được diện tích đất, thì cho phép được nâng tầng để nâng diện tích sàn. Với điều kiện chất lượng những trường đó vượt trên chuẩn cho phép. Cụ thể, có 4 trên 5 chỉ tiêu vượt chuẩn cho phép rất cao, chỉ còn thiếu duy nhất chỉ tiêu diện tích đất thì cho phép được cải tạo, xây dựng, sửa chữa bằng cách là nâng tầng, đồng thời, nâng cấp cả trang thiết bị hiện đại. Còn với các quận huyện vùng sâu, vùng xa có cơ chế đặc thù để có kinh phí xây dựng trường chuẩn quốc gia.

 Quỹ đất có phải là khó khăn lớn nhất trong nỗ lực cán đích mục tiêu về trường chuẩn quốc gia của Hà Nội, thưa bà?

-  Đúng là đối với Thủ đô, quỹ đất là vấn đề hết sức khó khăn, nhất là trong các quận nội thành, để xây dựng trường học. Tuy nhiên, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố đã chỉ đạo rất quyết liệt. Tất cả những cơ sở kinh doanh được cho là có vấn đề liên quan đến môi trường, nếu còn đất trống mà doanh nghiệp chưa sử dụng có hiệu quả thì thành phố đều cho chủ trương chuyển địa điểm ra vùng ngoại ô để lấy đất xây trường.  

Với cách làm quyết liệt như vậy, hiện 2 quận Đống Đa và Hai Bà Trưng, những nơi rất khó khăn về đất đã có 8 trường học được xây mới. Dự kiến sẽ có 4-5 trường trong số đó sẽ khai giảng năm học mới ngay trong năm 2013. 

 Kết quả kiểm điểm tiến độ xây dựng trường chuẩn quý I năm 2013 của ngành Giáo dục Hà Nội cho thấy, cấp THPT đang ở vị trí "đội sổ" về tỷ lệ trường đạt chuẩn (22%), vì sao vậy?

- Đối với THPT, việc xây dựng trường chuẩn quốc gia khó khăn hơn các cấp dưới rất nhiều. Lý do là, để xây dựng, nâng cấp cải tạo sửa chữa một trường THPT với diện tích khoảng từ 3-5 ha đòi hỏi lượng kinh phí rất lớn, khoảng 40-50 tỷ đồng. Hàng năm, riêng các trường THPT trực thuộc sở, thành phố đã giao kinh phí khoảng 500 tỷ đồng để xây dựng. Tuy nhiên, với kinh phí lớn như thế, người ta phải chia giai đoạn đầu tư nên không thể làm nhanh như cấp học mầm non, tiểu học hay THCS. 

Một nguyên nhân nữa là trong 2 – 3 năm vừa qua, kinh tế toàn cầu trong đó có Việt Nam suy thoái. Thủ tướng đã ra Nghị quyết 11 dừng lại tất cả những việc đầu tư xây dựng công; sau đó Chỉ thị 1792 của Thủ tướng chỉ giao kinh phí cho những nơi chuyển tiếp, tức nơi công trình đang xây dựng dở dang phải xây nốt, để không bị lãng phí hiệu quả sau đầu tư, còn những nơi xây mới phải dừng lại. Do đó, khoảng hơn 13 trường THPT, những trường có mức đầu tư lớn phải dừng lại theo đúng quy định. Tuy nhiên, từ năm học này trở đi, sở GDĐT quyết tâm để mỗi năm có từ 5 – 7 trường THPT chuẩn quốc gia. Năm 2012 đã có 5 trường và năm nay sẽ có 6 trường để nâng tỷ lệ trường chuẩn quốc gia lên cao hơn đối với cấp THPT.


Hà Nội luôn cố gắng để có trường học xanh – sạch – đẹp

Ngành Giáo dục Hà Nội sẽ có giải pháp gì trong năm học tới cũng như kế hoạch dài hơi để đạt được mục tiêu trường chuẩn quốc gia đã đặt ra?

- Hiện nay, ngành GD – ĐT Hà Nội đã xây dựng Đề án xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2013-2015. Mục đích của Đề án này là làm thế nào tạo điều kiện cho tất cả các trường học, các cấp học đạt được mục tiêu đề ra là đến 2015 có từ 50  - 55% trường công lập trên địa bàn Hà Nội đạt chuẩn quốc gia. 

Một giải pháp quan trọng hàng đầu là coi việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng số 1 của ngành GD. Sở GDĐT cũng đã giao cho các hiệu trưởng, coi việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá một nhà trường.

Khi lên kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia 2013 – 2015, sở GDĐT đã gắn các chỉ tiêu vào cụ thể từng trường, trường nào đã đạt được 4 tiêu chí, còn tiêu chí khó nhất là cơ sở vật chất phải tập trung đầu tư như thế nào… 

Sở GDĐT đã đề xuất với UBND thành phố có cơ chế đặc thù cho 4 – 5 huyện hết sức khó khăn về kinh phí. Đối với huyện vùng xa như Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chủ tịch UBND thành phố đã đồng ý cho cơ chế đặc thù, cấp kinh phí để xây dựng trường chuẩn quốc gia. Ngoài ra, với những chương trình mục tiêu quốc gia, Hà Nội tập trung ưu tiên đầu tư trang thiết bị dạy học cho các trường để trường có cơ sở để đạt chuẩn. 

Hiện nay, một số quận huyện có sự quyết liệt trong chỉ đạo, số trường đạt chuẩn quốc gia trong năm vừa qua rất cao, như Hoài Đức 12 trường, Thanh Trì (7 trường), Đan Phượng (7 trường), Hà Đông (9 trường). Để có được kết quả này, trong vòng 4 năm trở lại đây, những địa phương trên đã đầu tư khoảng trên 1.000 tỷ đồng để xây mới trường học; đồng thời đầu tư mỗi năm xấp xỉ 100 tỷ đồng để mua sắm thiết bị. 

Đặc biệt, cấp học Mầm non, cách đây 4 năm mới có 6,3% số trường chuẩn thì đến nay, 22,4% trường mầm non công lập đạt chuẩn quốc gia, đó là một bước tiến dài. Năm nay, Hà Nội có thêm 47 trường mầm non công lập đăng ký đạt chuẩn quốc gia.

Hiện, Hà Nội đã đạt được 36,5% số trường chuẩn quốc gia. Năm nay, với quyết tâm cao và nhiều giải pháp lớn, Hà Nội chắc chắn sẽ đạt và vượt chỉ tiêu 122 trường chuẩn quốc gia đã đặt ra.

Hiếu Nguyễn (thực hiện)

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/2741/201305/Loi-giai-cho-bai-toan-quy-dat-1969051/

Giáo dục học sinh bảo vệ môi trường bằng múa rối

Posted: 13 May 2013 07:49 AM PDT

Thứ hai, 13/5/2013, 15:19 GMT+7

Các em nhỏ ở Hà Nội hôm qua vừa được thưởng thức vở diễn mùa rối nước, với nội dung nhằm giáo dục học sinh về bảo vệ đa dạng sinh học và nguồn nước.

Những con vật trong tác phẩm “Khúc ca ao làng” hăng say tập hát trong ao làng. Ảnh: Thanh Tùng.

“Khúc ca ao làng” là tên tiết mục mà học sinh bậc tiểu học thuộc trường quốc tế Thăng Long, Kim Liên và Nam Thành Công thưởng thức. Tác phẩm bắt đầu với hình ảnh thân thuộc với làng quê Việt Nam, cánh diều.

Với thời lượng khoảng 30 phút, tác phẩm đưa khán giả nhỏ tuổi đến với không gian là chiếc ao làng và những cụm hoa sen đua nở. Nơi đây sẽ diễn ra cuộc thi văn nghệ giữa các loài vật sống dưới nước như cá, vịt, ếch. Loài nào cũng luyện tập hăng say để khẳng định chúng là loài hát hay nhất. Mỗi bài hát cất lên đều là bản nhạc quen thuộc với thiếu nhi như Chú ếch con, Một con vịt…

Từ đó, “Khúc ca ao làng” sẽ giúp học sinh nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc con người sinh sống hòa thuận với loài vật và thiên nhiên. Tác phẩm cũng nhắn nhủ mọi người hãy bảo vệ môi trường, để thế hệ sau vẫn có thể thấy cảnh làng quê bình yên, với nguồn nước sạch vì đây là môi trường sống cho nhiều loài vật.

Chương trình trên nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Ngày quốc tế đa dạng sinh học 22/5, do Nhà hát múa rối nước Thăng Long cùng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, Tổng cục Môi trường và Mạng lưới giám sát buôn bán động, thực vật hoang dã (TRAFFIC) tổ chức.

Tiến sĩ Naomi Doak, Trưởng đại diện TRAFFIC Đông Nam Á -Chương trình Tiểu vùng Mekong mở rộng cho rằng, nhiều loài ở Việt Nam đã mất do sự suy giảm chất lượng môi trường sống, biến đổi khí hậu và nạn săn bắt trái phép.

“Thế hệ trẻ của Việt Nam đang trưởng thành và chứng kiến những di sản thiên nhiên của quốc gia dần mất đi. Chúng tôi hy vọng vở diễn sẽ giúp các em nhỏ biết trân trọng và bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học của đất nước thay vì khai thác vì lợi ích cá nhân”, ba Naomi Doak nói.

Theo tiến sĩ Phạm Anh Cường, Cục trưởng Cục bảo tồn đa dạng sinh học, các vấn đề môi trường, trong đó bao gồm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học cần sớm lồng ghép trong các chính sách và chương trình tuyên truyền, giáo dục, đào tạo cho các đối tượng là học sinh ở các cấp và thanh niên tại Việt Nam.

“Sự kiện trên là một trong các hoạt động hữu ích giúp học sinh có thêm hiểu biết về thế giới sinh vật, các loài động, thực vật quý giá cụ thể của Việt Nam và tại sao chúng ta cần phải bảo vệ chúng”, ông Cường nói.

Hương Thu – Thanh Tùng

Nguồn: http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/05/giao-duc-hoc-sinh-bao-ve-moi-truong-bang-mua-roi/

“Thủy Tinh không hoàn toàn đáng ghét!”

Posted: 13 May 2013 06:49 AM PDT

– Giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU 42, em Đào Thụy Thùy Dương, Trường
THCS Tây Sơn, TP. Đà Nẵng tâm sự: "Em hóa thân vào Thủy Tinh gửi thư cho Sơn
Tinh. Bản thân em thấy Thủy Tinh tượng trưng cho lũ lụt nhưng chàng không hoàn
toàn đáng ghét".


vit th, UPU, nc, Thy Tinh, Sn Tinh, gii nht, o Thy Thy Dng

Lá thư đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 của học sinh
Đào Thụy Thùy Dương, Trường Trung học Cơ sở Tây Sơn, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng.

Sáng 13/5, tại Hà Nội, Ban Tổ chức cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 (2013) đã tổ
chức trao giải thưởng cho các em học sinh, các nhà trường phổ thông đoạt giải.

Đề tài của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 42 là "Em hãy viết một bức thư để nói
tại sao nước lại quý (Write a letter about why water is precious) được học sinh
và các nhà trường đánh giá là đề tài "nóng", thực sự gần gũi và bổ ích.

Lá thư đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 là em học sinh
lớp 6 Đào Thụy Thùy Dương, Trường Trung học Cơ sở Tây Sơn, Quận Hải Châu, TP. Đà
Nẵng. Em đã hóa thân vào Thủy Tinh viết thư cho Sơn Tinh.

vit th, UPU, nc, Thy Tinh, Sn Tinh, gii nht, o Thy Thy Dng

Đào Thụy Thùy Dương (bên phải) trong lễ trao giải sáng 13/5.

Tâm sự tại lễ trao giải, Thùy Dương cho biết: "Ban đầu em định hoá thân thành
giọt nước chu du khắp thiên hạ, thấy người dân huỷ hoại nguồn nước và phải chịu
hậu quả nghiêm trọng. Cách này hay và dễ nói nhưng thấy các bạn trong lớp đã làm
nên em không theo nữa".
Đúng thời điểm này lớp em đang học bài về Sơn Tinh, Thủy Tinh. Em biết Thuỷ Tinh
tượng trưng cho lũ lụt nhưng em thấy chàng không hoàn toàn đáng ghét. Thủy Tinh
có tình yêu nồng cháy với Mỵ Nương nhưng Vua Hùng thích Sơn Tinh hơn nên chàng
thua".

Được tin giành giải Nhất, Thùy Dương rất vui. "Em thấy chủ đề cuộc thi thú vị vì
nước gần gũi và quan trọng trong cuộc sống của chúng ta". Để hoàn thành lá thư,
cô bạn đã viết rồi sửa lại trong vòng hơn 1 tháng. Trong quá trình viết Thùy
Dương có hỏi thầy cô và lên mạng tìm hiểu thêm thông tin".

Từng không thích Văn vì "phải học thuộc và làm theo mẫu" nhưng lên THCS Thùy
Dương được thầy cô khuyến kể chuyện sáng tạo, viết theo cái mình thấy nên tình
yêu văn học trong em cứ lớn dần.

Cô bạn cười tươi nói về ước mơ sau này muốn làm thẩm phán vì "muốn giống ông em
và em thấy đất nước vẫn có nhiều người oan ức mà em không giải được".

Toàn văn bài dự thi của em Đào Thị Thùy Dương, đạt giải Nhất cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 của Việt Nam.

Biển Đông, ngày 1.1.2013

Chào Sơn Tinh, kẻ tình địch không đợi trời chung của ta!

Chắc mi bất ngờ lắm khi nhận được lá thư này vì xưa nay ta chỉ đối đầu chứ có bao giờ chịu đối thoại với mi đâu. Nhưng hôm nay, ta muốn nói chuyện với mi vì ta có một chuyện cực kỳ quan trọng.

Chả là, ta thấy xưa nay con người bao giờ cũng yêu mến, quý trọng mi hơn ta. Ngay cả vua Hùng anh minh là thế cũng muốn chọn mi làm rể nên đã ra yêu cầu sính lễ toàn là những thứ chỉ có ở giang sơn của mi. Chuyện ấy làm ta cay cú vì thực ra, trong cuộc thi tài ngày ấy mi với ta có ai thắng ai đâu. Mi có tài xây thành chuyển núi thì ta có tài hô mưa gọi gió. Sức mạnh chúng ta đều đọ ngang trời đất. Hàng năm, ta dâng nước trả hờn mi cũng chỉ vì "ngứa ghẻ đòn ghen" mà thôi, ta đâu ngờ nó lại khiến cho loài người khốn đốn. Song, bây giờ ngồi ngẫm lại, ta thấy con người bị liên lụy cũng không oan vì họ chỉ tung hô mi, chỉ thấy mi là quý mà không biết rằng Thủy Tinh ta cũng đáng quý biết bao!

Ta hận loài người vì họ được tiếng là thông minh mà sao lại không nhận ra được giá trị to lớn của ta? Chính ta đã làm nên mọi sự sống cho hành tinh này, điều hòa nhiệt độ làm cho khí hậu mát lành. Nếu không có ta, muôn vật cùng cỏ cây sẽ chết khô chết héo và con người không sống quá năm ngày. Tất nhiên, khi ấy mi cũng trở thành nghĩa địa.

Đối với loài người, ta là sự sống của họ vì ta chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể và tham gia vào quá trình trao đổi chất giúp con người sống và tồn tại. Ta còn giúp cho họ cái ăn, cái mặc, làm chạy tuốc – bin nhà máy, tham gia vào rất nhiều ngành nghề sản xuất, tạo ra nguồn của cải vật chất dồi dào. Trong đời sống, ta luôn đồng hành thân thiết với con người mọi lúc mọi nơi: khi ăn uống, lúc rửa ráy, tắm táp, vệ sinh… Không có ta họ không chỉ chết khát mà còn chết đói nữa, thậm chí có muốn khóc họ cũng chẳng khóc được vì không có nước mắt.

Chưa hết, ta còn góp phần tạo nên những vẻ đẹp thiên nhiên, huyền diệu, nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca, nhạc họa. Hình ảnh vua Thủy Tề, nàng Tiên Cá, Lạc Long Quân… đã từ lâu đi vào huyền thoại mà người đời chẳng thể nào quên. Nhờ thế, đời sống tinh thần của con người thêm phần phong phú và vui vẻ.

Nói một cách công bằng thì cả hai chúng ta đều có công lao to lớn đối với con người. Chúng ta là Cha là Mẹ sản sinh ra họ, hết lòng nuôi dưỡng họ, nhưng sao họ lại chỉ nhớ ơn và quý trọng mi thôi, còn đối với ta họ hết sức coi thường. Ngày trước, tuy họ không về phe ta nhưng đối xử với ta cũng còn chút thân thiện, còn ngày nay thì lãng phí ta như thể là một thứ xoàng xĩnh, nhiều vô kể. Lắm kẻ còn ngang nhiên xả rác rưởi, nước thải bẩn làm cho ta bẩn thỉu, hôi hám, nhiễm bệnh mà chết dần chết mòn. Thậm chí, họ còn giở âm mưu thâm độc, chặt hết cây rừng để ta không còn nơi trú ngụ, khiến những ao hồ, sông suối cạn khô.

Ta thấy ngày nay con người thật dại dột. Chẳng lẽ họ không biết tới quy luật "Trạng chết thì Chúa cũng băng hà", hủy hoại ta thì một tương lai đen tối cũng đang chờ đón họ: tới năm 2035, gần nửa dân số trái đất sẽ phải đối mặt với các khó khăn vì thiếu nước. Trong tương lai không xa, Thủy Tinh sẽ là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến đời sống của toàn nhân loại như gây mất ổn định chính trị, xung đột vũ trang, đói nghèo, bệnh tật…

Ta nói thật nhé, thiên tai bão lụt ngày nay đâu phải do ta muốn trả thù mi là do loài người gieo gió nên phải gặt bão, chứ ngày nay ta cũng đã già rồi, hơi sức đâu mà ghen tuông nữa.

Trong lúc ta không biết làm sao để mọi người hiểu ra vấn đề thì bỗng nhiên nghe tiếng trẻ em vừa tắm biển vừa xôn xao bàn tán về đề tài cuộc thi Viết thư quốc tế UPU lần thứ 42 "Tại sao nước lại quý?". Ha ha ha! Ta rất vui vì có ngày con người tỉnh ngộ, biết quan tâm đến ta. Nhưng vẫn còn rất nhiều người quay lưng ngoảnh mặt với ta nên ta quyết định viết thư này, gởi qua đường UPU để mọi người hiểu rõ giá trị của ta và không oán thù ta nữa. Ta muốn họ hiểu rằng những hành động hủy hoại nguồn nước cũng chính là hủy hoại đi nguồn sống của chính họ và Mẹ Trái đất. Vậy, các Chính phủ phải sớm đề ra kế hoạch thường xuyên chăm sóc và bảo vệ nguồn nước ngọt, trồng thêm nhiều cây rừng để ta có chỗ trú thân, tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức cho người dân biết cách bảo vệ ta bằng những hành động giản đơn như khóa ngay công tắc vòi nước sau khi dùng, sử dụng ta thật tiết kiệm, tránh lãng phí…

Ta nghĩ, chỉ cần loài người yêu quý ta như đã từng yêu quý mi và cùng chung tay quyết liệt hành động ngay từ bây giờ thì cuộc sống của họ sẽ bình yên và ta cũng chẳng còn lý do gì mà gây ra lũ lụt nữa.

Chào mi!

Thủy Tinh

Văn Chung

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120949/-thuy-tinh-khong-hoan-toan-dang-ghet--.html

Bộ GD-amp;ĐT tuyển sinh đi học ĐH tại Lào năm 2013

Posted: 13 May 2013 06:49 AM PDT

(GDTĐ) – Bộ GDĐT thông báo tuyển sinh đi học đại học tại Lào theo diện học bổng Hiệp định năm 2013 với tổng số 38 học bổng.

Người dự tuyển được tiếp nhận theo chương trình này sẽ được Chính phủ Lào cấp học bổng, miễn phí đào tạo, bố trí ở ký túc xá; Chính phủ Việt Nam cấp bù sinh hoạt phí hàng tháng, phí đi đường, lệ phí làm hộ chiếu, visa và bảo hiểm y tế theo quy định hiện hành đối với lưu học sinh diện Hiệp định.

Đối tượng dự tuyển cụ thể như sau:

Sinh viên năm thứ nhất các trường đại học đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe để học tập ở nước ngoài, cam kết tự nguyện đi học và trở về nước sau khi tốt nghiệp, cam kết thực hiện nghĩa vụ bồi hoàn kinh phí đào tạo cho Nhà nước nếu không hoàn thành nhiệm vụ học tập hoặc không chấp hành phân công công tác của Nhà nước sau khi tốt nghiệp; Điểm trung bình các năm THPT và điểm trung bình học kỳ 1 năm thứ nhất đại học đạt từ 6,0 trở lên.

Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2012 và 2013 có đủ điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3.1, mục 3 của Thông báo này, có điểm trung bình các năm THPT đạt từ 6,5 trở lên. Ưu tiên ứng viên được các Bộ, ngành hoặc địa phương có biên giới giáp với Lào hoặc cơ quan, địa phương có chương trình, dự án hợp tác với Lào có công văn giới thiệu dự tuyển để sau khi đi học trở về công tác phục vụ địa phương, cơ quan đó.

Cán bộ đang công tác (trong biên chế hoặc hợp đồng dài hạn) tại các cơ quan trung ương, địa phương có quan hệ hợp tác với Lào, có đủ điều kiện quy định tại điểm a, khoản 3.1, mục 3 của Thông báo này, tốt nghiệp THPT hoặc tương đương trở lên, được cơ quan có công văn cử dự tuyển.

Hồ sơ bằng tiếng Việt (01 bộ) gồm các giấy tờ xếp thứ tự như sau: Công văn giới thiệu người dự tuyển (đối với cán bộ); Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu quy định); Bản cam kết nghĩa vụ đối với lưu học sinh đi học nước ngoài (theo mẫu quy định);

Sơ yếu lý lịch có dán ảnh và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền; Bản sao hợp lệ giấy khai sinh (đối với ứng viên là người dân tộc thiểu số); Bản sao hợp lệ hợp đồng làm việc, quyết định tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, sổ bảo hiểm xã hội hoặc bảng lương gần nhất thể hiện có đóng bảo hiểm xã hội (đối với cán bộ);

Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời nếu chưa được cấp bằng); Bản sao hợp lệ học bạ trung học phổ thông; Bản sao hợp lệ giấy báo nhập học, điểm thi đại học và bảng điểm học kỳ I năm thứ nhất đại học (đối với sinh viên); Bản sao hợp lệ giấy tờ xác nhận là con liệt sĩ; bản sao thẻ thương binh của bố/mẹ đẻ (nếu có); Giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh, thành phố trong đó xác nhận đủ điều kiện đi học nước ngoài.

Hồ sơ bằng tiếng Anh (2 bộ) gồm các giấy tờ xếp thứ tự như sau:  Phiếu đăng ký dự tuyển bằng tiếng Anh (theo mẫu quy định); Bản dịch hợp lệ học bạ và bằng tốt nghiệp THPT hoặc tương đương (hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT), bảng điểm học kỳ I năm thứ nhất đại học;

Bản dịch hợp lệ giấy khai sinh; Giấy khám sức khỏe tổng thể (nên tham khảo và sử dụng mẫu kèm theo do liên Bộ GDĐT và Bộ Y tế quy định) chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe để đi học nước ngoài do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp kèm theo các bản xét nghiệm không nhiễm HIV, viêm gan B và lao. Ứng viên nữ cần nộp thêm kết quả xét nghiệm không có thai; Photocopy các trang cần thiết của hộ chiếu phổ thông còn giá trị để đi học (nếu có).

Sau khi hoàn thành hồ sơ dự tuyển, ứng viên phải quét (scan) lưu lại toàn bộ hồ sơ tiếng Việt sang các files định dạng PDF (mỗi loại tài liệu quét thành 1 file riêng) để thực hiện đăng ký trực tuyến theo địa chỉ http://tuyensinh.vied.vn/ và đồng thời chuyển toàn bộ bản chính hồ sơ dự tuyển bằng thư chuyển phát nhanh bảo đảm hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng Cục Đào tạo với nước ngoài – Bộ GDĐT, 21 Lê Thánh Tông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hạn nhận hồ sơ trước ngày 10/7/2013. Lệ phí dự tuyển 200.000đồng/người.
 

Đan Thảo

Nguồn: http://gdtd.vn/channel/3009/201305/Bo-GD-DT-tuyen-sinh-di-hoc-DH-tai-Lao-nam-2013-1969057/

Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ

Posted: 13 May 2013 06:49 AM PDT

Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ

Gần 2 tuần qua, câu chuyện về em Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12T7 trường THPT Đô Lương I – dũng cảm hy sinh sau khi cứu 5 em nhỏ thoát chết khỏi dòng nước xiết sông Lam đã làm lay động hàng triệu trái tim trên khắp cả nước. Người thân và bạn bè cho biết, cậu học sinh cuối cấp ấy vốn rất giàu lòng thương người; đã nhiều lần có hành động giúp đỡ, cứu người bị thương, bị nạn…

Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ

Trong bài phát biểu của mình, thầy Vương Trần Lê – Phó hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: "Nguyễn Văn Nam là một học sinh thuộc gia đình nông thôn nghèo của xã Trung Sơn nhưng gia đình em cũng là gia đình giàu truyền thống cách mạng; thế hệ cha chú em có nhiều thành viên từng tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Bản thân bà nội em bây giờ là mẹ liệt sĩ. Khi còn sống, sinh hoạt tại quê nhà, Nam đã nhiều lần có hành động giúp đỡ, cứu chữa người bị thương, bị hại, bị tai nạn; điều đó thể hiện tính cách dũng cảm, tinh thần thương người như thể thương thân của một người con trong một gia đình có truyền thống cứu người…".

Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ

Xúc động lễ truy tặng Huân chương cho học sinh cứu 5 em nhỏ

Nguồn: http://dantri.com.vn/xa-hoi/xuc-dong-le-truy-tang-huan-chuong-cho-hoc-sinh-cuu-5-em-nho-730076.htm

‘Chiêu’ chống bạo lực học đường của giới trẻ

Posted: 13 May 2013 02:46 AM PDT

Số giấy phép: 1285/GP – BTTTT, cấp ngày 27/8/2008

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tổng Biên Tập: Bùi Sỹ Hoa

 

Tòa soạn: Tòa nhà C´Land, 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, Hà Nội.

Điện thoại: (04) 37722729 , Fax: (04) 37722734

 

Văn phòng đại diện tại TP.HCM: 51 Trương Định, P.6, Q.3

Điện thoại: (08) 39309882, Fax: (08) 39309881

 

Email: vietnamnet@vietnamnet.vn

Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/120791/-chieu--chong-bao-luc-hoc-duong-cua-gioi-tre.html

Comments